Tịnh Biên vùng núi, biên giới dân tộc nghèo nhưng có nguồn tài
nguyên tương đối phong phú, đa dạng cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn, trong đó có nhiều đối tượng du lịch được xếp
vào danh mục các đối tượng du lịch có giá trị thu hút khách du lịch. Ở
Tịnh Biên có sự kết hợp hài hòa giữa hai loại tài nguyên tạo nên sự hấp
dẫn của vùng đất này, điều mà chúng ta khó tìm thấy ở những vùng đất
khác như: khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, khu du lịch sinh thái rừng tràm
Trà Sư, hồ Ô Tức Xa, khu du lịch Núi Két (Anh Vũ Sơn) Đây sẽ là điều
kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch – dịch vụ trở thành ngành kinh
tế - xã hội của huyện cần phải tập trung đầu tư phát triển du lịch để tạo
hướng tăng nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng
tụt hậu về kinh tế trong thời gian tới.
Với nhưng đặc thù về lợi thế của một huyện biên giới có cửa khẩu
quốc tế rất thuậ lợi cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh,
thành trong cả nước để tiếp cận thị trường vương quốc Campuchia và các
nước trong khu vực. Cùng với những tiềm năng chiến lược về hoạt động
du lịch bao gồm tất cả các loại hình như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
tryuền thống lịch sử, mua sắm và tâm linh, tạo những cơ hội thuận lợi cho
đầu tư phát triển bền vững.
61 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch Huyện Tịnh Biên – An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách tham quan trong và ngoài tỉnh
ngày càng đông.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn trong tình trạng lạc hậu
kém phát triển, yếu kém nhất là hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống
cung cấp nước sạch, trạm phân phối điện, chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội hấp dẫn đầu tư và hấp dẫn khách du lịch.
Trong những năm tới, dự án nâng cấp quốc lộ 91 từ (phường
Núi Sam đến thi trấn Tịnh Biên) và xây dựng tuyến đường cao tốc Cần
Thơ đi Phnôm Pênh và nhiều dự án quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
là du lịch của huyện.
Trang 29
Chương 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN TỊNH BIÊN
2.1. Khái quát chung
2.1.1. Vị trí du lịch của Tinh Biên trong sự phát du lịch chung của
Huyện và của Tỉnh
Với đặc điểm đia hình bán sơn địa, có nhiều đồi núi thuộc dãy thất
sơn, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên. Nguồn tài nguyên du lịch của huyện
Tịnh Biên tuy không lớn nhưng rất phong phú và đa dạng.
- Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Tịnh Biên có nhiều khu du lịch
như: khu du lịch núi Cấm, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, khu du
lịch núi Két, khu du lịch núi Trà Sư, suối Thanh Long trong quần thể núi
Cấm, các hồ nước nhân tạo như hồ Ô Tức Xa, hồ Cây Đuốc,
- Về tài nguyên di lịch văn hoá lịch sử: toàn huyện cũng có tương
đối nhiều di tích văn hoá lịch sử. Trong đó, có nhiều di tích quan trọng
như: tượng đài anh hùng liệt sĩ, di tích Hoà Thạnh Cổ Tự, cụm di tích
Thới Sơn.
Ngoài ra, trong toàn huyện còn có các lễ hội truyền thống như: lễ
hội đua bò của đồng bào Kh’mer, lễ 12/8 âm lịch ngày giỗ cụ Đoàn Minh
Huyên (phật thầy Tây An), lễ hội truyền thống văn hoá vào ngày 29/11 âm
lịch, ngày hội đua xuồng mùa nước nổi vào tháng 11 dương lịch, lễ hội vía
bà ở Miễu Bào Mướp, tết Chol Thnam Thmay của đồng bào dân tộc
Kh’mer vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch.
Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nếu được khai thác
đúng mức sẽ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Nằm trong vùng du lịch sông nước miệt vườn Nam Bộ, nằm
ngay trên tuyến du lịch Châu Đốc - Tịnh Biên - Hà Tiên nên Tịnh Biên có
vai trò quan trọng trong vùng. Với những tiềm năng và lợi thế về du lịch
như vậy, Tịnh Biên có thể khai thác phát triển ngành du lịch nhằm góp
phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, hoà nhập vào
xu thế phát triển chung của tỉnh và cả khu vực.
2.1.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện
Tịnh Biên một huyện vùng núi biên giới và dân tộc còn nghèo, nền
kinh tế chậm phát triển hơn so với nhiều huyện khác trong tỉnh, mà đặc
biệt là phát triển về du lịch.
Ngành du lịch của huyện còn rất nhỏ bé, tỷ trọng du lịch trong cơ
cấu GDP của toàn huyện còn rất thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây ngành du lịch đã có những tiến triển mạnh mẽ hơn và đã góp phần
làm thay đổi cục diện bộ mặt kinh tế của huyện [13. tr. 4].
Trang 30
Ngành du lịch đang góp phần tích cực khai thác nguồn tài nguyên
hiện có, cùng với việc quy hoạch, xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật giải quyết công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho người
lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đóng góp vào ngân sách
của huyện.
Được sự chú trọng quan tâm đầu tư của tỉnh và đặc biệt là sự đầu
tư của huyện đối với ngành du lịch của huyện nhà và xác định du lịch là
ngành có vị trí chiến lược quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của huyện.
Như vậy, từ những lợi thế về tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn sẵn có của mình cùng với việc tăng cường đầu tư
phát triển, ngành du lịch ở Tịnh Biên ngày càng đóng góp xứng đáng hơn
đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần cải thiện
đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần cho nhân dân trong huyện
và giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho tỉnh cùng với việc đảm bảo được an
ninh quốc phòng [13. tr. 4].
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế GDP năm 2006
Năm 2006
Tổng số
Phân theo khu vực kinh tế
- Khu vực I
- Khu vực II
- Khu vực III
100.00
40.16
13.61
46.23
Nguồn niên giám thống kê huyện Tịnh Biên năm 2006
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế GDP năm 2006
- Khu vực I - Khu vực II - Khu vực III
Trang 31
40.16%
13.61%
46.23%
2.2. Hiện trạng phát triển du lịch theo ngành
Tịnh Biên- một huyện vùng núi, biên giới và dân tộc còn nghèo
nên việc đầu tư phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Trong những năm
gần đây, cùng với nhịp độ phát triển chung của khu vực và của tỉnh, huyện
đã đầu tư và hoàn thành nhiều cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đến
các khu, điểm du lịch trên toàn huyện, thực hiện việc bảo tồn các khu di
tích lịch sử. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
ở các khu, điểm du lịch vẫn còn nhiều hạn chế [11].
2.2.1. Nguồn khách
Du khách đến Tịnh Biên hàng năm khoảng 1.200.000 lượt người.
Ngành du lịch của huyện được phát triển mạnh ngay trong thời kỳ
đầu của quá trình hội nhập và được đầu tư tương đối tốt trong những năm
gần đây nên lượng khách du lịch đến Tịnh Biên cũng tăng dần, nhưng chủ
yếu là khách du lịch nội địa (chủ yếu là khách ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long và Đông Nam Bộ) và một lượng khách quốc tế tuy nhỏ nhưng
không kém phần quan trọng. Số lượt khách tham quan bình quân tăng
khoảng 20%/ năm, tập trung chủ yếu ở nhóm khách nội địa [8].
- Bên cạnh là khách du lịch hành hương, công tác kết hợp ghé
tham quan mua sắm ở một số điểm du lịch trong huyện.
- Khách du lịch là học sinh do nhà trường tổ chức các buổi du
khảo tại một số điểm du lịch như: núi Cấm, núi Két, Núi Trà Sư,
- Khách du lịch ở các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu
Long đến tham quan chủ yếu là ở các loại hình leo núi.
2.2.2. Thời gian lưu trú
Tịnh Biên là một đia bàn nhỏ nên nhìn chung thời gian lưu trú
của khách du lịch không đáng kể. Lượng khách du lịch của huyện phần
lớn gắn liền với các lễ hội và chủ yếu là các tour du lịch trong ngày hay
chỉ là điểm dừng chân tham quan mua sắm, Số ngày lưu trú của khách
du lịch đến Tịnh Biên thấp dẫn đến hệ số sử dụng phòng nghỉ cũng không
cao Thực trạng này chủ yếu là do địa bàn hoạt động du lịch nhỏ, vùng núi
và biên giới, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn
nhiều hạn chế, sản phẩm phục vụ du lịch thì chưa thật sự phong phú và đa
dạng, chưa có các khu, điểm vui chơi giải trí tốt và các dịch vụ kèm theo
để thu hút cũng như lưu giữ khách qua điêm. Đây là điểm quan trọng dẫn
đến nguồn doanh thu thấp của ngành du lịch trong huyện [8].
2.2.3 Doanh thu.
Do ngành du lịch còn quá nhỏ bé nên nguồn doanh thu tính
chung trong ngành dịch vụ của huyện cũng không cao.Trong tổng GDP
Trang 32
của huyện, ngành dịch vụ chiếm khoảng 46,23%, trong đó du lịch chiếm
khoảng 60% trong cơ cầu ngành dịch vụ [11].
Cơ cấu chi tiêu của khách: mức chi tiêu bình quân hằng năm của
một khách du lịch trên địa bàn khoảng 200.000đ/ngày/một lược khách và có
tăng trưởng nhỏ (do trượt giá). Chi tiêu chủ yếu vào việc ăn uống, mua sắm
hàng hoá, mức chi cho hoạt động vui chơi giải trí tăng không đáng kể [8].
2.2.4. Đội ngũ lao động
Số lượng lao dộng
Do hoạt động du lịch chưa phát triển nên số lượng lao động trong
ngành du lịch tương đối thấp khoảng 3.500 người năm 2006 [4. tr. 5].
Chất lượng lao động
Chất lượng lao động chưa đồng đều, hầu như trình độ còn thấp so
với nhu cầu. Gần đây các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch đã
quan tâm chú trọng đến lực lượng này nên đã tiến hành đào tạo và đào tạo lại
chuyên ngành phục vụ du lịch. Các hộ kinh doanh gần như chưa quan tâm
đến chất lượng và đa số lao động tại các cơ sở này đều mang tính chất thời
vụ, trình độ văn hóa còn thấp và chưa được đào tạo chuyên ngành [4. tr. 5].
2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch.
Hệ thống khách sạn: trên toàn huyện có 02 khách sạn - nhà nghỉ ở
Lâm Viên Núi Cấm:
- Một khách sạn Lâm Viên: 08 phòng.
- Một nhà nghỉ Lâm Viên: 18 phòng.
Và 11 tư nhân đăng ký kinh doanh hoạt động dịch vụ nhà trọ.
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ
Tịnh Biên là một huyện vùng núi, biên giới và dân tộc nhưng cũng
có khá nhiều danh lanh thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá cách mạng.
Đó là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển nhiều điểm tham quan hấp
dẫn khách du lịch, mỗi điểm du lịch lại mang một sắc thái riêng có giá trị
nhất định đối với các loại hình hoạt động du lịch. Về chất lượng và phân
bố không gian của các điểm du lịch thì nhìn chung, tài nguyên du lịch
Tịnh Biên có thể chia thành hai nhóm:
Nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên và sinh thái: Đặc trưng của
nhóm này là sự độc đáo về tài nguyên thiên nhiên và khả năng phát triển
du lịch sinh thái thu hút khách du lịch.
Nhóm tài nguyên du lịch văn hoá lịch sử: nguồn tài nguyên du lịch
của nhóm này còn nhiều hạn chế, không thật đặc sắc nên sức thu hút
khách du lịch chưa cao [11].
2.3.1. Những khu, điểm đang phục vụ du lịch về tự nhiên
Khu du lịch Núi Cấm
Núi Cấm nằm trong dãy Thất Sơn ở miền Tây Nam Bộ, thuộc xã An
Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Trang 33
Đặc điểm: Núi Cấm là ngọn núi đẹp nhất trong 7 ngọn núi của dãy
Thất Sơn.
Núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm
trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang. Cách Trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ
91 đến Châu Đốc rồi đi Tịnh Biên.
Núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Núi có độ cao 710m, từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn
(thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), du khách thấy như một lòng chảo lớn bao
quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như : Võ Đầu, Vồ
Bò Hong, Vồ Thiên Tuế, Nơi đây, nhiệt độ bình quân từ 18 đến 24oC
nên khí hậu mát mẽ quanh năm cùng nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc
đáo, hiếm có thu hút khách du lịch, khách hành hương với nhiều huyền
thoại, truyền thuyết đầy lý thú và tình người.
Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm có
diện tích khoảng 100ha với các dịch vụ giải trí đa dạng, có nhà hàng
Kaolin phục vụ các món ăn đặc sản vùng sơn cước.
Từ Lâm Viên có lối mòn lên núi, du khách có thể ghé tắm suối
Thanh Long, một con suối thiên nhiên, thơ mộng rồi tiếp tục cuộc hành
trình lên đến ngả ba là du khách đã bước vào khu “Cao nguyên Núi Cấm”,
du khách rẽ phải khoảng 1km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở ngược về
hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi du khách có
thể ghé thăm Động Thuỷ Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng
đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa
Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, Vồ Bò Hong đỉnh cao nhất
của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tại đây, nếu trời xanh du khách có thể nhìn thấy tận vùng biển Hà Tiên.
[www.angiang.gov.vn ].
ii) Khu du lịch sinh thái rừng Tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư nằm giữa lòng tứ giác Long Xuyên, thuộc xã
Văn Giáo - huyện Tịnh Biên, là điểm du lịch sinh thái với diện tích rộng
trên 845 ha. Nơi đây được đánh giá là khu dự trữ sinh thái với cảnh sắc
thiên nhiên đa dạng: với bạt ngàn màu xanh của tràm cùng.
- Trong rừng còn là nơi bảo tồn của nhiều loài động vật quý hiếm
như: đàn dơi quạ có đến 5.000 con, cò trắng, cò đen, siếu đầu đỏ, ...
- Thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành là nơi đây trở thành
điểm thu hút khách tham quan du lịch với loại hình du lịch như nghỉ
dưỡng, chữa bệnh
- Cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, hệ thống giao thông có thể
tham quan trong toàn bộ khu rừng (giao thông trên bộ và giao thông dưới
nước), các loại hình dịch vụ phục vụ du khách ngày càng phát triển như:
nhà hàng, các khu vui chơi giải trí,
Trang 34
iii) Khu du lịch Núi Két
Núi Két còn gọi là Anh Vũ Sơn thuộc xã Thới Sơn huyện Tịnh Biên
là một trong 7 ngọn núi của vùng Thất Sơn, nơi đây có nhiều phong cảnh
thiên nhiên độc đáo có một không hai của vùng núi Thất Sơn hùng vĩ, có
tượng đài chiến thắng ghi nhớ trận đánh hào hùng của lực lượng cách
mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hằng năm, lượng
khách du lịch tham quan rất đông chủ yếu vào các loại hình như tham
quan, leo núi, hành hương
- Tham quan các phong cảnh trên núi như: Sân Tiên, Giếng Tiên,
Điện Ngọc Hoàng, đồi Bạch Vân [11].
- Bênh cạnh đó, ở phía dưới chân núi là cụm di tích chùa Thới
Sơn, chùa Phước Điền (Trại ruộng của Phật Thầy Tây An) có kiến trúc cổ
kính trang nghiêm được xây dựng từ rất lâu đời.
- Hằng năm, có hàng chục ngàn khách thập phương đến tham
quan, thăm viếng và thường gắn liền với lễ hội Vía Bà ở núi Sam và vào
ngày dỗ cụ Đoàn Minh Huyên vào ngày 12/08 âm lịch,
Ngoài ra trong toàn huyện còn có những hồ nước có giá trị đang
được khai thác phục vụ du lịch như:
Hồ Ô Tức Xa, hồ Cây Đuốc; là hồ nhân tạo hệ sinh thái bao chung
quanh hồ cũng rất đa dạng: những tán rừng rậm rạp, mát mẽ, nước hồ
trong lành. Đây cũng là nơi thích hợp phát triển các loại hình dịch vụ thu
hut khác du lich nhưng chưa được huyện đầu tư khai thác nhiều. Hiện nay,
chỉ phục vụ chủ yếu là nước sinh hoạt, và sử dụng nước trong nông
nghiệp, những hồ nước nơi đây còn có giá trị về việc giữ nguồn nước
ngầm, cân bằng sinh thái ở những khu vực chung quanh.
iiii) Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên
Khi cửa khẩu Tịnh Biên được Chính Phủ nâng cấp thành của khẩu
quốc tế thì khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên dần trở thành trung tâm thương
mại chính của huyện. Thu hút rất nhiều doanh nghiệp cũng như các nhà
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tham gia trao đổi mua bán. Hiện nay, hệ
thống cơ sở vật chất hạ tầng trên đà phát triển, hoạt động mua bán đang
diễn ra sôi nổi thu hút rất đông du khách tham quan mua sắm.
2.3.2. Những diểm đang phục vụ du lịch văn hoá xã hội
Ở huyện Tịnh Biên hằng năm thường diễn ra các lễ hội truyền
thống và các lễ hội thường là tín ngưỡng dân gian thờ các thần thánh có
liên quan đến các hoạt động kinh tế, phong tục tập hoán của đồng bào dân
tộc, các lễ hội tiêu biểu như:
Tết Chol Chman Thmay của đồng bào dân tộc Kh”mer vào các
ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch.
Lễ 12/8 âm lịch ngày giỗ cụ Đoàn Minh Huyên (phật thầy Tây An),
Trang 35
Lễ hội truyền thống văn hoá vào ngày 29/11 âm lịch, ngày hội đua
xuồng mùa nước nổi vào tháng 11 dương lịch.
Lễ hội Dolta của đồng bào dân tộc Khmer ngày 09 tháng 10 âm lịch
kết hợp lễ hội Đua Bò vùng Thất Sơn (Bảy Núi)
Với đặc điểm bán sơn địa nên Tịnh Biên có các sản phẩm đặc sản
như, sản phẩm dệt của đồng bào dân tộc Khmer, và đặc biệt nổi tiếng là
sản phẩm từ cây thốt nốt đó là đường thốt nốt
2.3.3. Các tuyến du lịch trong huyện
Căn cứ vào nguồn tài nguyên và sự phân bố nguồn tài nguyên của
huyện, từ đó có thể xác định và thành lập các tuyến du lịch. Tuy nhiên,
cũng cần phải dựa vào một số chỉ tiêu sau: tài nguyên du lịch hấp dẫn, khả
năng đáp ứng nhu cầu về du lịch, điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật, khả năng điều hành và đảm bảo an toàn cho du khách. Xuất phát
từ thực tiễn đó, huyện Tịnh Biên có hai tuyến du lịch sau:
- Tuyến thị trấn Nhà Bàng đi thị trấn Tịnh Biên;
- Tuyến từ thị trấn Nhà Bàng đến thị trấn Chi Lăng và An Hảo.
Tuy là những tuyến du lịch tương đối ngắn nhưng có giá trị vô
cùng quan trọng, nó có thể nối với các tuyến du lịch khác tạo ra các tuyến
du lịch liên huyện và liên tỉnh.
Các tuyến du lịch liên huyện và tỉnh
Với vị trí thuận lợi nên việc giao lưu với các huyện khác trong
tỉnh và cả các tỉnh khác trong khu vực. Nên trong toàn huyện có thể hình
thành các tuyến du lịch liên huyện và liên tỉnh như:
Cần Thơ - Châu Đốc - Nhà Bàng - Tịnh Biên: Tuyến du lịch này
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vùng và nó gắn liền với hoạt động
thương mại thông qua cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, từ đó có thể phát triển
vươn ra cả các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Với những điểm hấp dẫn khách du lịch vùng đồng bằng sông
nước, khách du lịch hành hương, với nhiều di tích văn hóa lịch sử và
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Châu Đốc – Lâm Viên Núi Cấm – Thoại Sơn – Kiên Giang gắn
liền với những điểm du lịch nổi tiếng như núi Sam, khu du lịch sinh thái
rừng tràm Trà Sư, khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, Óc Eo (Thoại Sơn) và
Hà Tiên (Kiên Giang).
2.3.4. Cụm du lịch
Cụm du lịch là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch có thể phối
hợp nhiều điểm du lịch trong phạm vi gần, trong đó hạt nhân là một hay
nhiều điểm du lịch có khả năng hấp dẫn đối với khách du lịch.
Dựa vào điều kiện phân bố tài nguyên du lịch và điều kiện kinh tế
- xã hội của huyện có thể hình thành các cụm du lịch sau:
Cụm du lịch Nhà Bàng - Tịnh Biên và các điểm du lịch chung quanh.
Trang 36
Cụm du lịch Nhà Bàng - Tịnh Biên và các điểm du lịch chung
quanh. Trong cụm này tài nguyên du lịch chủ yếu là ở thị trấn Nhà Bàng
và thị trấn Tịnh Biên. Hạt nhân của cụm là thị trấn Tịnh Biên, là trung tâm
kinh tế - văn hóa phát triển mạnh nhất huyện gắn liền với cửa khẩu quốc
tế Tịnh Biên và có thể nối liền với khu du lịch núi Sam tạo thành tuyến du
lịch tương đối phát triển.
Tài nguyên du lịch chủ yếu là các khu thắng cảnh (núi Két, núi
Trà Sư), tài nguyên văn hóa lịch sử (các lễ hội truyền thống).
Điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp, hiện nay đã và đang được nâng
cấp, do vậy huyện gặp rất nhiều khó khăn cho việc đầu tư khai thác các
điểm du lịch.
Sản phẩm du lịch ở đây chủ yếu là: Du lịch mua sắm; Du lịch
tham quan thắng cảnh, giải trí du lịch tâm linh.
Cụm du lịch Nhà Bàng - Tịnh Biên thường gắn liền với lễ vía bà ở núi
Sam nên nó có thể gắn liền với các điểm du lịch thuộc thị xã Châu Đốc [11].
Cụm du lịch núi Cấm (gồm các khu, điểm du lịch ở các xã An
Hảo, Văn Giáo) bao gồm: khu du lịch núi Cấm và khu du lịch sinh thái
rừng tràm Trà Sư, hồ Ô Tức Xa, hồ Cây Đuốc. Trong đó, khu du lịch núi
Cấm là hạt nhân và đây là khu có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ
sở hạ tầng phục vụ du lịch phát triển mạnh nhất, bên cạnh đó nó còn nằm
ở vị trí thuận lợi (cạnh tỉnh lộ 948 đi Nhà Bàng và Tri Tôn), từ đây về
trung tâm huyện khoảng 20km.
Thế mạnh của cụm này là tài nguyên du lịch thiên nhiên với các
danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong huyện và cả trong tỉnh như: khu du
lịch núi Cấm và khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư.
Sản phẩm du lịch ở đây chủ yếu là: Du lịch tham quan ngắm cảnh;
du lịch thể thao; du lịch sinh thái tài nguyên môi trường [11].
Trang 37
Những hình ảnh nổi bật trong toàn huyện
Hình 4.9: Chùa Vạn Linh chụp từ trên xuống
Hình 4.10: Cánh đồng xung quanh rừng tràm Trà Sư
Trang 38
Hình 4.11: Tịnh Biên mùa nước nổi
Trang 39
Trang 40
Hình 4.12: Hình ảnh người dân lấy nước Thốt Nốt
Chương 3
CÁC PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
TOÀN DIỆN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN TỊNH BIÊN
3.1. Định hướng phát triển du lịch
3.1.1. Định hướng phát triển theo ngành
Các định hướng chung
Tịnh Biên là huyện có nhiều tiềm năng cả về tự nhiên lẫn văn hóa
lịch sử rất thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện
nay, tốc độ phát triển của ngành du lịch vẫn còn trong tình trạng yếu kém
nhiều so với những địa phương khác trong tỉnh. Trong toàn huyện có
khoảng 75% dân số làm nông nghiệp, do đó vấn đề chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ nông nghiệp sang phát triển dịch vụ và công nghiệp là nhu cầu
cấp bách trong những năm tới. Vì vậy cần xác định đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế xứng đáng với vị trí và tiềm năng du lịch của huyện [8].
Phát triển các loại hình dịch vụ theo hướng khai thác thế mạnh về
tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên rừng và lợi thế của cửa khẩu
quốc tế kết với hệ thống giao thông thuận lợi có thể đi sang Núi Sập -
Thoại Sơn, Hà Tiên - Kiên Giang và sang vương quốc Campuchia [11].
Phải phối hợp giữa nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên với nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn vì đây là thế mạnh đặc thù của địa phương.
Khai thác và có chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh
tế tham gia đầu tư về vốn, kỹ thuật, trí thức và lao động của các thành
phần kinh tế trong nước và ngoài nước để phát triển du lịch, gắn lợi ích
kinh tế với lợi ích xã hội
Phát triển mạnh ngành dịch vụ du lịch sẽ góp phần quan trọng vào
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là đối với một huyện nông
nghiệp như Tịnh Biên.
Ngành du lịch được đầu tư phát triển đúng mức sẽ tạo điều kiện
tăng nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của huyện, cải thiện đời sống
nhân dân, khắc phục tình trạng tụt hậu nền kinh tế.
Bên cạnh đó việc đầu tư nâng cấp, tôn tạo và bảo vệ tài nguyên du
lịch nhân văn nhằm tạo cơ sở để hoạt động du lịch phát triển bền vững.
Huyện có chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư, cải cách thủ
tục hành chính và rút ngắn thời gian thông qua dự án đầu tư. Đồng thời,
tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành
trong giai đoạn hội nhập. Bên cạnh là việc đầu tư nâng cấp, tôn tạo và bảo
vệ tài nguyên du lịch nhân văn nhằm tạo cơ sở để hoạt động du lịch phát
triển một cách bền vững [11].
Đầu tư phát triển du lịch nhằm vào các mục tiêu chủ yếu như sau:
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần mạnh mẽ vào sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Trang 41
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
- Tạo sự liên kết đồng bộ giữa các ngành, khai thác, phát huy
tiềm năng có hiệu quả để phát triển kinh tế.
- Phát huy, giữ gìn truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn tạo
bảo vệ các di tích lịch sử, cảnh quan môi trường sinh thái.
- Nâng cao nhận thức của nhân dân về văn hóa du lịch, truyền
thống quê hương, đất nước.
Dự báo các chỉ tiêu phát triển
Phát triển du lịch Tịnh Biên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái,
truyền thống văn hóa lịch sử. Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và
nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch, tăng cường hoạt động lữ
hành để tăng giá trị cho ngành du lịch. Đầu tư các mặt về cơ sở hạ tầng,
nhân lực để phát triển bền vững.
Dự báo tổng lượt khách đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn
trong năm 2010 ước đạt 1.815.000 lượt, trong đó khách nội địa chiếm 90%
tương đương 1.800.000, trong đó khách quốc tế ước đạt 15.000 lượt. Tổng
doanh thu ngành du lịch phục vụ ước đạt 360 tỷ đồng, trong đó doanh thu
do các doanh nghiệp phục vụ ước đạt 124 tỷ đồng [11].
3.1.2. Định hướng phát triển theo lãnh thổ
Xuất phát từ tình hình thực tế địa phương và trên cơ sở nguồn tài
nguyên cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội, lãnh thổ du lịch trong toàn
huyện phát triển theo hai hướng nằm dọc theo quốc lộ 91 và hướng dọc
theo tỉnh lộ 948 với những điểm thích hợp thu hút khách du lịch đó là:
- Hướng dọc theo quốc lộ 91: từ thị trấn Nhà Bàng đến thị trấn
Tịnh Biên phát triển các đô thị với dịch vụ kinh tế biên giới, trọng tâm
kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên, về du lịch tạo ra mối liên thông giữa thị xã
Châu Đốc với hai trung tâm lớn của huyện là thị trấn Nhà Bàng và thị trấn
Tịnh Biên và mở rộng sang thị trường Campuchia. Đây là hướng phát triển
các loại hình dịch vụ mua sắm
- Hướng dọc theo tỉnh lộ 948: từ thị trấn Nhà Bàng đến thị trấn
Chi Lăng và xã An Hảo (Núi Cấm), đây là hướng phát triển du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, truyền thống lịch sử. Những điểm nổi bật ở hướng này là
khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, sân đua bò Vĩnh Trung, đặc biệt
nhất là khu du lịch núi Cấm [11].
Các định hướng như vậy sẽ cho phép khai thác, tổ chức các điểm du
lịch, với các loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch chủ yếu.
Các điểm du lịch
Dần dần nâng cấp các điểm du lịch đang hoạt động chủ yếu từ
nguồn ngân sách của huyện hoặc nguồn vốn đầu tư của tỉnh và của tư
nhân. Một số điểm du lịch có ý nghĩa, mang lại lợi ích cao cần được huyện
Trang 42
trú trọng đầu tư nâng cấp, mở rộng hơn về quy mô, thu hút đông đảo
khách du lịch gần xa.
Các điểm du lịch ưu tiên phát triển như:
• Khu du lịch núi Cấm
- Khai thác lợi thế về cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, tôn giáo,
sự đa dạng hệ động thực vật thiên nhiên hình thành nên khu du lịch tâm
linh, nghĩ dưỡng, khám phá, mạo hiểm mang tầm cở Quốc gia.
- Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, các công trình kiến trúc có giá
trị, các di tích lịch sử, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho các hoạt
động đầu tư được phát triển đúng hướng, có sự hài hòa cân bằng giữa xây
dựng các công trình với cảnh quan môi trường thiên nhiên.
- Đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch phát triển cơ cấu kinh tế,
giải quyết việc làm ổn định lâu dài, góp phần nâng cao đời sống người
dân địa phương.
Đây là một vùng núi cao với tổng diện tích 4.235ha, đỉnh cao nhất
khoảng 710m, thiên nhiên khoáng đãng, khí hậu mát mẽ, vào mùa hè nhiệt
độ giảm khoảng 3oC so với nơi khác, có nhiều di tích và thắng cảnh nổi
tiếng thu hút rất đông khách tham quan quanh năm và được mệnh danh là
“Đà lạt của đồng bằng sông Cửu Long”. Từ những lợi thế đó, việc khai
thác bảo vệ và tái tạo tiềm năng du lịch tự nhiên là vấn đề cấp bách đòi
hỏi huyện phải có những nổ lực rất lớn. Tuy nhiên, những cơ sở vật chất
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng ở đây còn nhiều hạn chế.
• Khu du lịch núi Két:
Núi Két còn gọi là Anh Vũ Sơn, có nhiều phong cảnh độc đáo có
một không hai của vùng núi Thất Sơn hùng vĩ, là nơi có nhiều chiến tích
oai hùng, có tượng đài chiến thắng ghi nhớ trận đánh hào hùng của lực
lượng cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có nhiều
địa danh nổi tiếng.
Các dự án về phát triển và khai thác khu du lịch núi Két nhằm khai
thác tốt hơn tài nguyên du lịch ở đây. Chủ yếu khai thác các hoạt động du
lịch sinh thái leo núi, dịch vụ ăn uống, ngắm cảnh, nghỉ ngơi, tham quan
truyền thống lịch sử nhằm thu hút khách du lịch tham quan khắp nơi [8].
• Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư:
Tổng diện tích 845ha đây là khu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên thuộc
hệ thống rừng đặc dụng quốc gia do Chi cục Kiểm lâm An Giang quản lý.
Ở đây thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành là điểm nổi bậc
nhất mà du khách có thể tìm thấy ở rừng tràm Trà Sư.
Tuy nhiên, vùng đất nơi đây vẫn chưa được đầu tư khai thác một
cách thích đáng nên cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn còn nhiều
hạn chế, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Khu du lịch sinh
thái này hiện đang xây dựng các dự án và đang kêu gọi đầu tư.
Trang 43
• Dư án du lịch biên giới ( rừng tràm Nhơn Hưng - kênh Vĩnh
Tế): tính chất du lịch sinh thái trên kênh Vĩnh Tế nhằm liên kết
tour du lịch từ Châu Đốc theo kênh Vĩnh Tế qua núi Sam đến
rừng tràm Nhơn Hưng và chợ biên giới Tịnh Biên [8].
• Khu du lịch văn hóa Kỳ Lân Sơn (tháp chín tầng): tổng diện
tích là 3,3ha, với tính chất dịch vụ thương mại, văn hóa, giải trí
Các cụm du lịch
• Cụm du lịch núi Cấm và vùng phụ cận( khu du lịch sinh thái
rừng tràm Trà Sư): có điều kiện thuận lợi đầu tư xây dựng các
dự án và có khả năng thu hút khách du lịch rất lớn. Hướng khai
thác các sản phẩm du lịch là: du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du
lịch thể thao du lịch nghỉ dưỡng, du lịch vui chơi giải trí [11]
• Cụm du lịch Nhà Bàng - Tịnh Biên (Khu du lịch núi Két): phát
triển mạnh cụm này sẽ tạo tiền đề cho những nơi khác trong
huyện phát triển góp phần mở rộng và tạo mối liên hệ giữa các
điểm du lịch nhỏ lẻ trong toàn huyện, cũng như tạo ra sự phong
phú thêm cho du lịch của huyện. Hướng khai thác du lịch của
cụm này là: du lịch mua sắm, du lịch lễ hội văn hóa, du lịch
tham quan giải trí
3.1.3. Các dự án đầu tư
* Cụm du lịch núi Cấm: Gồm 2 phần:
- Phần chân núi: tổng diện tích quy hoạch là 43,5ha, bao gồm 11
hạng mục công trình: Khu tượng đài, khu Lâm Viên, khu dân cư, khu chợ,
khu phục vụ du lịch, khu bãi xe, khu sân đua bò, khu chùa Bửu Sơn, khu
dịch vụ du lịch, đang được thi công gấp rút để sớm hoàn thành và đưa vào
sử dụng. Các loại hình dịch vụ chủ yếu là tham quan, vui chơi, giải trí [11].
- Phần trên núi: tổng diện tích quy hoạch là 3.000 ha, trong đó khu
trung tâm là 300ha địa điểm trên núi Cấm thuộc địa bàn xã An Hảo, huyện
Tịnh Biên. Gồm có 13 khu chức năng với tổng số vốn đầu tư khoảng
khoảng 256 tỷ đồng. Các loại hình dịch vụ chủ yếu là nghỉ dưỡng, tham
quan, leo núi, thể thao.
* Khu du lịch nghĩ dưỡng núi Trà Sư: tổng diện tích là 9,4 ha với
các hạng mục sau: khu du lịch ăn uống, nhà hàng, khách sạn, khu nhà nghỉ
cao cấp, công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí , bãi đậu xe.
* Khu trung tâm thị trấn Nhà Bàng:
- Vị tri nằm giữa quốc lộ 91 đi khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên và
tỉnh lộ 948 đi khu du lịch núi Cấm.
- Tổng diện tích quy hoạch là 45ha, bao gồm các hạng mục công
trình như: khu biệt thự nhà vườn, khu thương mại dịch vụ, khu vui chơi
giải trí, bưu điện, nhà văn hóa,
Trang 44
* Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư: với tổng diện tích 845ha,
đây là khu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên thuộc hệ thống rừng đặc dụng quốc
gia do Chi cục Kiểm lâm An Giang quản lý, xây dựng và kêu gọi đầu tư.
* Dự án du lịch biên giới (rừng tràm Nhơn Hưng - kênh Vĩnh Tế):
tính chất du lịch sinh thái trên kênh Vĩnh Tế nhằm liên kết tour du lịch từ
Châu Đốc theo kênh Vĩnh Tế, qua núi Sam đến rừng tràm Nhơn Hưng và
chợ biên giới Tịnh Biên.
* Khu du lịch văn hóa Kỳ Lân Sơn: (tháp chín tầng): tổng diện tích
là 3,3ha, với tính chất dịch vụ thương mại, văn hóa, giải trí.
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch ở huyện Tịnh Biên
3.2.1. Về việc thực hiện quy hoạch
Trong xu thế hiện nay, các địa phương trong cả nước đều có những
phương án, dự án để đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thương mại du lịch.
Với môi trường cạnh tranh như vậy sẽ là một áp lực, thách thức nếu
chúng ta không chủ động thích nghi và nâng cao tính cạnh tranh, tạo ra
nét độc đáo riêng, có những dấu ấn an toàn và hiệu quả để đáp ứng nhu
cầu thiết thực của thị trường.
Trên cơ sở những định hướng về tổ chức không gian và lãnh thổ phát
triển du lịch, huyện Tịnh Biên cần cố gắng khai thác hiệu quả nguồn tài
nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn theo các kế hoạch cụ thể đã đề ra:
- Đối với các dự án trồng cây xanh, không trồng các cây ít có giá
trị phục vụ du lịch mà trồng các cây tạo cảnh quan môi trường tốt như:
cây keo lá tràm, các loại cây bạch đàn,
- Đồng thời chú trọng công tác khai thác đi đôi với bảo vệ, tái sinh
thảm thực vật tự nhiên và cây bản địa ở các khu vực quy hoạch du lịch.
3.2.2. Về vốn đầu tư
Việc thhu hút và sử dụng vốn đầu tư là một trong những nhân tố
quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch. Huyên Tịnh Biên là một huyện còn
nghèo, vốn đầu tư còn hạn chế. Do đó huyện cần tích cực hơn nữa trong
việc quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh nhằm kêu gọi vốn đầu của tỉnh
cũng như ngoài tỉnh.
Vốn của huyện
-Nguồn ngân sách (cả vốn cấp và cho vay): đầu tư phát triển có
cơ sở hạ tầng, lập dự án, trùng tu khôi phục di tích, trồng cây xanh bảo vệ
môi trường, kết hợp với vốn đầu tư cho khu du lịch Núi Cấm, khu du lịch
sinh thái rừng Tràm Trà Sư, khu du lịch Núi Két.
- Nguồn vay tín dụng: đầu tư xây dựng công trình kinh doanh du lịch.
- Nguồn huy động trong dân và liên doanh, liên kết: đầu tư kinh
doanh theo luật đầu tư trong nước.
Đây là nguồn vốn chủ yếu tạo đà phát triển cho du lịch huyên
Tịnh Biên. Vì vậy, huyên Tịnh Biên cần phải tận dụng một cách triệt để,
Trang 45
có hiệu quả các nguồn vốn này. Việc đầu tư cho cái gì trước, cài gì sau là
một vấn đề lớn mà Uỷ Ban Nhân Dân huyện Tịnh Biên và Ban du lịch
Huyện cần quan tâm.
Nguồn vốn của tỉnh
Kế hoạch phát triển của du lịch An Giang từ nay đến 2010 là phải
tập trung quy hoạch và xây dựng các khu du lịch trọng điểm như khu du
lịch Lâm Viên Núi Cấm - một công trình được xem là đòn bẩy để thúc đầy
kinh tế phát triển.
Từ nhiều năm qua, khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm đã được ban
quản lý các khu du lịch xúc tiến xây dựng, đến nay đã xây dựng đường lên
Núi Cấm, xây dựng hồ Thủy, xây dựng mới chùa Phật Lớn, đường giao
thông nội bộ và đường chính dẫn đến các điểm du lịch.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã chi trên 300 tỷ đồng xây dựng
cơ sở hạ tầng, phần còn lại tỉnh sẽ mời gọi các nhà đầu tư cùng góp vốn
xây dựng để đến năm 2010.
Cơ chế huy động vốn đầu tư
Cơ chế huy động vốn đầu tư là một khâu quan trọng trong quá
trình thu hút vốn đầu tư của huyện Tịnh Biên. Để việc huy động vốn có
hiệu quả, Uỷ Ban Nhân Dân huyên Tịnh Biên và Ban du lịch Huyện cần:
Huyện tạo nguồn vốn ngân sách cho công tác lập các dự án quy
hoạch chi tiết và các dự án khả thi, cũng như công tác thông tin tuyên
truyền quảng cáo.
Tăng cường liên doanh, liên kết cơ sở, huyện Tịnh Biên có cơ
chế “thân thiện, an toàn và hiệu quả”, khuyến khích đầu tư vào các dự án
lớn, các khu vui chơi, giải trí, thể thao [11].
Cần có kế hoạch đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
không những về trang thiết bị mà cả các dịch vụ khác, nhằm đảm bảo tính
đồng bộ và đặc sắc của sản phẩm du lịch.
Cơ chế chính sách là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ
đến mọi hoạt động của ngành du lịch. Nếu như chính sách hợp lý, rõ ràng
sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến du lịch. Còn ngược lại sẽ cản trở du
lịch phát triển.
Uỷ Ban Nhân Dân huyện Tịnh Biên cần soạn thảo, đề xuất
các chính sách ưu đãi phát triển du lịch trên cơ sở hệ thống pháp
luật và điều kiện kinh tế địa phương, tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế trong huyện và tỉnh tham gia đầu tư vốn, kĩ thuật dưới
các hình thức như: đầu tư trực tiếp, liên doanh liên kết, kinh doanh
phát triển du lịch theo quy hoạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính
để thu hút vốn đầu tư.
Hệ thống chính sách đầu tư cần có sự thống nhất và có chế độ
ưu đãi, đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư cho
các dự án.
Trang 46
Về chính sách thuế:Ưu tiên miễn, giảm thuế cho các công trình du
lịch mới đi vào hoạt động, giảm thuế chính đáng. Có chính sách thuế đất
lâu dài để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư.
3.2.3. Về cơ chế quản lí
Một hoạt động nào đó muốn diễn ra suông sẻ và thuận lợi thì cần có
một cơ chế quản lí đúng đắn và thông thoáng. Do đó Tịnh Biên cần có những
bước đi đúng đắn nhằm đưa ngành du lịch phát triển. Để thực hiện điều đó cần:
- Thành lập ban chỉ đạo phát triển du lịch và tăng cường hiệu lực
quản lí Nhà nước đối với các hoạt động trên địa bàn nhằm soạn thảo các
cơ chế, chính sách khuyến khích vốn đầu tư phát triển du lịch được Hội
Đồng Nhân Dân và Uỷ Ban Nhân Dân huyện phê duyệt.
- Từ đó trên địa bàn huyện có Ban quản lí Du lịch được thành lập
theo quyết định số 043/QĐ.UB-TC ngày 10/01/2000 của Uỷ Ban Nhân
Dân tỉnh An Giang; Ban quản lí Du lịch là đơn vị sự nghiệp kịnh tế, có
chức năng quản lý các điểm, khu du lịch trên địa bàn huyện.
+ Bước đầu Ban quản lí Du lịch đã kết hợp với các đơn vị kịnh doanh
du lịch trên địa bàn huyện để lập lại trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Công tác quy hoạch, lập dự án đầu tư tại một số điểm khu du lịch
đã được xúc tiến phù hợp với Quy hoạch phát triển Du lịch của An Giang
1996- 2010 như: khu lịch núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, các khu, điểm xung
quanh núi Trà Sư, núi Két, xây dựng các công trình văn hoá, phát triển
các loại hình vui chơi giải trí là tiền đề để ngành du lịch phát triển.
3.2.4. Về đào tạo nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong việc
phát triển du lịch, do đó cần tiến hành kiểm tra, khảo sát phân loại, đánh giá
lại đội ngũ cán bộ du lịch đạt tiêu chuẩn, có trình độ cao về du lịch, đáp ứng
yêu cầu phát triển du lịch nói riêng và của kinh tế của huyện nói chung.
- Khẩn trương xây dựng và củng cố đội ngũ hướng dẫn và thuyết
minh để phục vụ ở các khu, điểm du lịch trọng điểm, trên cơ sở lực lượng
sinh viên đã tốt nghiệp Cao đẳng Văn hoá Du lịch do huyện cử đi,...
- Khuyến khích đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên du lịch đã có.
- Xúc tiến các chương tình đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, cán bộ
quản lí của các cơ sở du lịch, khách sạn trong huyện phù hợp với nội dung
chương trình kế hoạch đào tạo trong phạm vi du lịch tỉnh và khu vực.
- Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ du lịch với
các địa phương trong tỉnh và khu vực. Kết hợp với sở du lịch An Giang và
trường Đại học An Giang để đào tạo lại và đào tạo mới cán bộ, nhân viên
du lịch đảm bảo tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.5. Về phát triển các loại hình du lịch
Dựa vào tiềm năng tài nguyên du lịch trên địa bàn bao gồm tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, các loại hình du
Trang 47
lịch được xác định trên cơ sở tài nguyên du lịch đó. Hiện nay, các loại
hình du lịch của huyện Tịnh Biên còn rất nghèo nàn. Các giải pháp cụ thể
đưa ra nhằm phát triển các loại hình du lịch sau:
+ Du lịch lịch sinh thái (du lịch xanh): bao gồm du lịch sông
nước, vườn, rừng, kết hợp nghỉ dưỡng.
+ Du lịch văn hóa, lễ hội: hành hương, lễ hội, di tích lịch sử.
+ Du lịch về nguồn: với các địa chỉ đỏ, các căn cứ kháng chiến
trên địa bàn huyện.
- Củng cố, đầu tư xây dựng đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành, mở
rộng các tuyến, điểm du lịch trong toàn huyện, hợp tác chặt chẽ với các địa
phương lân cận và trong khu vực để khai thác kinh doanh du lịch lữ hành.
- Xây dựng các khu vui chơi giải trí, đặc biệt ở trung tâm các thị trấn,
khu du lịch Núi Cấm, khu du lịch sinh thái rừng Tràm Tra Sư có chất lượng
cao để thu hút khách du lịch. Cần chú ý đến việc quản lí giá cả các dịch vụ ở
khách sạn và các khu du lịch để thu hút khách và tăng khả năng cạnh tranh.
- Tăng cường công tác tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, quảng cáo,
biên soạn và phát hành những ấn phẩm giới thiệu du lịch Tịnh Biên, giới
thiệu chương trình tuyến, điểm du lịch.
Để phát triển các loại hình dịch vụ trên:
+ Tăng thời hạn phát hành trên báo chí, đài phát thanh truyền hình
nhằm nâng cao nhận thức của người dân về du lịch, tuyên truyền phổ biến
cho nhân dân thấy du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang
lại doanh thu, lợi nhuận cao trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.
+ Tiếp tục đầu tư mở rộng hệ sinh thái rừng tràm, rừng tự nhiên,
rừng tràm Nhơn Hưng, rừng tràm Bông Vàng ở khu vực An Cư - Văn
Giáo, biến những điểm này thành những điểm du lịch hấp dẫn.
+ Hướng các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển các loại hình
kinh doanh mới như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, đầu tư phát triển
các loại hình du lịch vui chơi giải trí ở các khu điểm du lịch trọng điểm, hoặc
các trung tâm thị trấn đông dân cư đang có nhu cầu lớn về loại hình này.
+ Tiếp tục đầu tư, tổ chức các lễ hội trên địa bàn toàn huyện:
Ngày hội đua xuồng mùa nước nổi vào tháng 11 dương lịch, lễ hội đua bò
vào dịp tết Dolta cuối tháng 9 của đồng bào dân tộc Kh’mer. Đây là một
dịp thuận lợi để thu hút du khách gần xa đồng thời cũng là một cơ hội tốt
để quảng bá du lịch.
3.2.6. Về phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch của Tịnh Biên
Các loại hình du lịch được xác định từ đó quyết định đến các sản
phẩm đặc trưng phục vụ du lịch. Thực tế, các sản phẩm du lịch của huyện
Tịnh Biên vẫn chưa đa dạng, phong phú, chưa có nhiều cửa hàng bán đồ
lưu niệm (các sản phẩm thủ công truyền thống, các sản vật,), các dịch
vụ thể thao, vui chơi, giải trí, với quy mô lớn. Do đó, việc phát triển các
sản phẩm du lịch cần được xúc tiến nhanh và có quy hoạch như:
Trang 48
- Tập trung quan tâm phát triển, khai thác các ngành, nghề truyền
thống, sản phẩm đặc sản, vườn cây ăn trái, để tạo ra nhiều sản phẩm
phong phú, đa dạng và mới lạ đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách.
Trong đó tập trung chú ý xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đó.
- Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng các sản phẩm du lịch của
huyện Tịnh Biên, xây dựng kế hoạch khôi phục, phát triển các làng nghề thủ
công truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số, sản xuất các mặt hàng
thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm đặc sản, nhằm mục đích phục vụ du lịch.
- Khuyến khích mở rộng nhiều loại dịch vụ trong khuôn khổ pháp
luật cho phép của hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng,
- Mở các điểm trưng bài và bán sản phẩm lưu niệm, sản phẩm du
lịch, hàng hoá, hàng thủ công mỹ nghệ của địa phương để giới thiệu
những sản phẩm đặc thù của địa phương.
- Kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế nhằm khai thác và
phát triển hệ thống khách sạn, công trình dịch vụ du lịch đã được quy
hoạch tại các tuyến, điểm du lịch.
- Khuyến khích việc đầu tư, nâng cấp mở rộng các khu vui chơi
giải trí hiện tại và xây dựng các điểm mới.
- Tiến hành quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa
nhạc dân tộc, ca nhạc tài tử với những chương trình biểu diễn độc đáo
mang tính nghệ thuật cao. Loại hình này đáp ứng nhu cầu khách quốc tế
tìm hiểu đời sống văn hoá của dân tộc Việt Nam.
- Nâng cấp hiện đại các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng ở khu
vực các trung tâm thị trấn và các khu du lịch theo quy hoạch thống nhất là
công viên, vườn sinh thái. Khôi phục nâng cấp một số lễ hội truyền thống
tiêu biểu như: Ngày hội đua xuồng mùa nước nổi vào tháng 11 dương lịch,
lễ hội đua bò vào dịp tết Dolta cuối tháng 9 của đồng bào dân tộc Kh’mer.
- Hợp tác với các địa phương trong và ngoài tỉnh có tiềm năng du
lịch để hình thành tuyến du lịch liên vùng, liên tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ sản phẩm du lịch chất lượng cao của ngành du lịch.
- Phối hợp với nước bạn Campuchia nhằm khai thác khách đến từ
Campuchia, cũng như đưa khách từ Việt Nam sang nước bạn du lịch.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng như: nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng.
+ Đầu tư xây dựng các tuyến giao thông, các loại hình phương tiện
giao thông
+ Hình thành các tuyến du lich với dịch vụ đưa khách du lịch sang
tham quan các khu du lịch ở Campuchia
Từ đó, tạo thêm sự đa dạng về các loại hình du lịch. Đây cũng là
cách thu hút khách du lịch đến với địa phương cũng nhu khách du lịch
trong cả khu vực.
2.2.7. Những tác động của dự án đối với môi trường:
Tác động tích cực:
Trang 49
- Dự án góp phần phát triển đô thị hóa trong tiềm năng du lịch
(các dịch vụ du lịch). Khai thác tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên văn hóa xã hội.
- Đẩy mạnh tiềm năng phát triển kinh tế, đồng thời tạo cơ sở hạ
tầng, nâng cao đời sống văn hóa nhân dân trong huyện,.. đời sống nhân
dân có điều kiện ổn định và phát triển, ý thức được nâng cao.
- Cải thiện môi trường ngày càng trong sạch hơn.
Tác động tiêu cực:
- Hệ sinh thái trong huyện cần có thời gian kiến tạo khá dài do
khu vực xây dựng mới hoàn thành.
- Lượng rác thải, nước thải ngày càng gia tăng do khác hành
hương, tham quan..
Biện pháp bảo vệ môi trường: bên cạnh việc khai thác nguồn tài
nguyên cần phải có các biện pháp bảo vệ môi trường như:
- Giữ gìn và phát triển rừng đầu nguồn, xóa nạn phát rừng.
- Tuyên truyền vận động giáo dục cho người dân tại chổ và du
khách tham quan không xã rác, nước thải và chất gây ô nhiễm. Thường
xuyên tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày để xử lý tập trung.
- Phải luôn giữ gìn các hồ nước trong sạch vì đây là nhân tố về
cảnh quan và môi trường xung quanh.
- Xây dựng các công trình xử lý rác thải, nước thải.
Trang 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A - KẾT LUẬN
Tịnh Biên vùng núi, biên giới dân tộc nghèo nhưng có nguồn tài
nguyên tương đối phong phú, đa dạng cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn, trong đó có nhiều đối tượng du lịch được xếp
vào danh mục các đối tượng du lịch có giá trị thu hút khách du lịch. Ở
Tịnh Biên có sự kết hợp hài hòa giữa hai loại tài nguyên tạo nên sự hấp
dẫn của vùng đất này, điều mà chúng ta khó tìm thấy ở những vùng đất
khác như: khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, khu du lịch sinh thái rừng tràm
Trà Sư, hồ Ô Tức Xa, khu du lịch Núi Két (Anh Vũ Sơn) Đây sẽ là điều
kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch – dịch vụ trở thành ngành kinh
tế - xã hội của huyện cần phải tập trung đầu tư phát triển du lịch để tạo
hướng tăng nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng
tụt hậu về kinh tế trong thời gian tới.
Với nhưng đặc thù về lợi thế của một huyện biên giới có cửa khẩu
quốc tế rất thuậ lợi cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh,
thành trong cả nước để tiếp cận thị trường vương quốc Campuchia và các
nước trong khu vực. Cùng với những tiềm năng chiến lược về hoạt động
du lịch bao gồm tất cả các loại hình như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
tryuền thống lịch sử, mua sắm và tâm linh, tạo những cơ hội thuận lợi cho
đầu tư phát triển bền vững.
Du lịch Tịnh Biên hiện nay đang trong quá trình phát triển song
trình độ còn thấp so với nhiều địa phương khác trong tỉnh và cả trong khu
vực đồng bằng sông Cửu Long ( Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu như số
lượng khách, doanh thu, cơ sở cư trú) Trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của Tịnh Biên cần phải tập trung đầu tư phát triển du lịch để
tạo hướng tăng nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, năng cao đời
sống vật chất tinh thần cho người dân.
Lượng khách du lịch đến Tịnh Biên trong những năm gần đây tuy
có tăng nhưng số lượng còn thấp so với các địa phương khác. Số khách
trong khu vực ngày càng tăng nhưng chủ yếu tập trung và gắn với dịp lễ
hội vía Bà ở thị xã Châu Đốc nên khách du lịch chủ yếu dựa vào du lịch
nhân văn. Do đó Tịnh Biên cần đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút khách du lịch
sang các loại hình khác đặc biệt là du lịch sinh thái với nhiều tiềm năng lớn.
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển
kinh tế nói chung cho du lịch nói riêng mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn
còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Mạng lưới giao thông cũng như
phương tiện vận chuyển, khả năng sản xuất và phân phối điện, cấp thoát
nước, cũng còn hạn chế. Do vậy, cần tập trung đầu tư mạnh hơn cho cơ sở
hạ tầng để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Trang 51
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch đã được chú ý nâng cấp
và phát triển trong những năm gần đây tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ, chất
lượng trang thiết bị cũng như lao động phục vụ tại các cơ sở lưu trú như
khách sạn, nhà hàng, cơ sở ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí còn thấp,
chưa tương xứng với nhu cầu phát triển. Chất lượng và số lượng các khách
sạn còn thấp, kiến trúc chưa phù hợp với sự quy chuẩn kiến trúc cho các
công trình du lịch.
Xuất phát từ thực tiễn, đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp
cho sự phát triển của ngành du lịch Tịnh Biên từ nay đến năm 2010 như:
số lượng khách, doanh thu, cơ sở lưu trú Những chỉ tiêu này được đưa
ra trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, thực trạng hoạt động
ngành du lịch trong thời gian gần đây
B - KIẾN NGHỊ
Du lịch là một ngành kinh tế mang nhiều lợi nhuận góp phần vào
việc phát triển của nền kinh tế; tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu
văn hóa trong và ngoài nước. Mục tiêu chủ yếu là thu hút du khách ngày
càng nhiều, thời gian lưu trú khách càng lâu. Cần phải xã hội hóa mạnh
hơn nữa để thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, tri thức và lao động trong và
ngoài nước để phát triển ngành du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, đem lại
nhiều lợi nhuận, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở
cửa, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, góp phần vào việc
phát triển của nền kinh tế; tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa
trong và ngoài nước. Mục tiêu chủ yếu là thu hút du khách ngày càng
nhiều, thời gian lưu trú khách càng lâu, chi tiêu nhiều hơn. Cần phải xã
hội hóa du lịch mạnh hơn nữa để thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, tri thức và
lao động trong và ngoài nước để phát triển ngành du lịch.
Để đạt được điều này, đòi hỏi ngành phải nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch, đầu tư cho hoạt động du lịch, khuyến khích và duy trì phát
triển các làng nghề truyền thống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nâng cao chất
lượng các lễ hội văn hóa truyền thống của địa phương vốn hấp dẫn khách du
lịch, doanh thu từ ngành công nghiệp không khói sẽ được tái đầu tư cho công
tác tu bổ, tôn tạo các khu du lịch, danh lam thắng cảnh, các khu di tích văn
hóa lịch sử, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho tỉnh nhà.
Kính trình các ngành chức năng xem xét và phê duyệt đề cương dự
án nêu trên để cơ quan đề xuất dự án có cơ sở pháp lý tiến hành các bước
tiếp theo.
Trang 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hoàng Anh ( những người khác). Tổ chức lãnh thổ du lịch.
2. Bùi Hoàng Anh (luận văn thạc sĩ). Phân tích đánh giá cảnh
quan đảo phục vụ mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi
trường (2007).
3. Vũ Tự Lập . Địa Lí Tự Nhiên Việt Nam. NXB Đại học sư
phạm Hà Nội – 2004.
4. Đỗ Bích Liên (khóa luận tốt nghiêp). Tiềm năng hiện trạng
và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang.
5. Th.s Lê Thị Ngọc Linh . Địa lý địa phương An Giang (Đại
học An Giang năm 2007)
6. PTS. Đặng Duy Lợi . Nghiên cứu đánh giá tự nhiên, kinh tế -
xã hội và tài nguyên du lịch quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam
năm 2010.
7. Lê Bá Thảo . Thiên nhiên Việt Nam. NXB khoa học kỹ thuật
Hà Nội – 1977.
8. Lê Thông . Địa Lí các tỉnh và thành phố Việt Nam.
9. PTS. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên). Địa Lí Du Lịch (NXB
thành phố Hồ Chí Minh).
10. Bùi Hải Yến. Tuyến điểm du lịch Việt Nam (NXB Giáo
Dục).
11. Ban quản lí Du Lịch Tịnh Biên . Báo cáo tổng kết về tình
hình phát triển du lịch của huyện.
12. Phòng nông nghiệp huyện Tịnh Biên . Niên giám thống kê
huyện Tịnh Biên (2003 – 2006).
13. Phòng nông nghiệp huyện Tịnh Biên . Tịnh Biên mời gọi
đầu tư 2007.
14. Tổng cục du lịch . Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thời kỳ 2006 – 2010 và định hướng đến
2020. Hà Nội - 2004.
15. Các trang web hỗ trợ
- www.angiang.gov.vn
- www.dulich.com.vn
- www.dulichvietnam.com.vn
- www.dulichangiang.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1241.pdf