Để phát triển các HTCT bền vững thì người dân phải biết kết hợp các loại cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương, và đáp ứng được mục tiêu kinh tế, đồng thời đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tôi mạnh dạn, đề xuất nhân rộng các HTCT NLKH, trong đó có 2 PTCT là: PTCT 4: Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu và PTCT 5: Luồng – lúa nương 2 năm đầu.
- Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương thì cần phát huy nội lực từ bên trong, phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất NLN và giao lưu hàng hoá.
70 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống canh tác điển hình ở xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng thực đạt 220 kg/người.
4.1.5.2. Sản xuất lâm nghiệp
- Tiến hành chăm sóc rừng trồng, tái sinh rừng trên 500 ha.
- Trồng rừng mới đạt 240 ha (vượt kế hoạch được giao là 100 ha), chủ yếu trồng keo lai, xoan, bồ đề.
- Tổng số lâm sản gỗ vườn tự trồng được phép khai thác, tiêu thụ 200 m3 trị giá thành tiền là 110 triệu đồng.
- Tại vườn gỗ do người dân tự trồng thu nhập là 50.000.000 đ.
Tuy không đem lại hiệu quả kinh tế nhanh và cao như trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng sản xuất lâm nghiệp là hoạt động không thể thiếu trong cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của xã Cao Sơn, nơi nằm trong vùng phòng hộ xung yếu vì tầm quan trọng của nó là bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, nó ảnh hưởng đến nguồn nước cho sản xuất và tiêu dùng. Công tác trồng rừng của xã chủ yếu là thực hiện theo các chương trình dự án như: 327, dự án 747, 661, phòng hộ sông Đà. Diện tích đất lâm nghiệp là 3307,7 ha, chiếm tới 68,31 % diện tích đất tự nhiên, tạo điều kiện cho địa phương phát triển sản xuất lâm nghiệp. Trong đó đất rừng sản xuất là 851,8 ha, chiếm 25,75 % diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng phòng hộ là 2455,9 ha, chiếm 74,25 % diện tích đất lâm nghiệp. Tuy nhiên công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, vấn đề phòng cháy chữa cháy đặt ra hết sức cấp bách, nhất là vào mùa khô.
4.1.5.3. Tình hình chăn nuôi
Cùng với việc phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng được chú trọng phát triển. Theo số liệu điều tra của xã Cao Sơn năm 2008 thì số lượng các loại vật nuôi đều tăng so với năm 2008, chúng ta thấy rõ điều này qua bảng 04:
Bảng 04: Bảng tổng hợp tình hình chăn nuôi
(Đơn vị: con)
STT
Vật nuôi
Năm 2007
Năm 2008
1
Trâu
645
713
2
Bò
337
372
3
Lợn
127
4800
4
Gia cầm - Thủy cầm
814
20000
(Nguồn UBND xã Cao Sơn, 2008)
Chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có từ lâu đời của các hộ gia đình trong xã và phát triển rất tốt.
- Giá trị thu nhập từ chăn nuôi năm 2008
+ Gia cầm - thuỷ cầm = 15 tấn = 750.000.000 đ
+ Gia súc = 50 tấn = 14.900.000 đ
Qua kết quả điều tra trên ta thấy ngành chăn nuôi của xã đã được chú trọng phát triển, riêng đối với ngành chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) đảm bảo sức kéo phục vụ sản xuất, lĩnh vực chăn nuôi bò của xã khá phát triển ở xóm như xóm Rằng, xóm Lanh. Các xóm này diện tích đất nông nghiệp ít, người dân đầu tư chăn nuôi bò cũng là một trong các hướng đầu tư tốt phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Năm 2008, đàn gia súc, gia cầm vẫn được duy trì và phát triển mạnh, không có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, xã chưa có bãi chăn thả, hình thức chăn thả là cho gia súc lên đồi, có nhân dân trông coi hoặc thả rông nên đã gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất NLN.
4.2. Đánh giá các chỉ tiêu cấu trúc trong HTCT
4.2.1. Thành phần loài
Thành phần loài bao gồm số lượng các loài có mặt trong HTCT ở điểm nghiên cứu. Nó thể hiện cho sự đa dạng và tính thích ứng của các loài trong HTCT. Ngoài ra, nó còn thể hiện khả năng cùng chung sống và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các loài trong cùng HTCT. Trong các HTCT ở xã Cao Sơn, thành phần loài cây chủ yếu gồm 2 loài và có thể chia thành 2 nhóm là cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp.
Các cây trồng lâm nghiệp (Luồng và keo) được người dân trồng như sau: Luồng được trồng vào tháng 2, tháng 3 (âm lịch) năm 2002. Sau khi trồng được một năm thì người dân tiến hành thu măng vào tháng 4 và 5 (âm lịch) và thu hoạch cây vào tháng 10, tháng 11 (âm lịch). Trong quá trình trồng người dân bón phân và hàng năm nếu muốn thu hoạch được nhiều măng người ta tiến hành bón phân cho Luồng vào đúng thời điểm trồng. Ngoài ra, luồng là cây sinh trưởng hàng năm lên mỗi năm người dân đều thu hoạch măng và cây.
Còn Keo, thời điểm trồng vào tháng 2 đến tháng 3 (âm lịch) năm 2002. Sau đó, rừng được chăm sóc và tỉa thưa hàng năm, đến năm thứ 7 người dân sẽ thu hoạch và thu hoạch vào mùa khô (khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch).
Với cây nông nghiệp:
+ Ngô (trong PTCT Keo – ngô xen 3 năm đầu và PTCT Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu): được trồng 1 vụ hoặc 2 vụ. Thời điểm trồng của ngô là vào đầu tháng 1 và tháng 6 (âm lịch). Thu hoạch ngô vụ xuân vào tháng 5 đến đầu tháng 6 âm lịch; ngô vụ mùa từ giữa tháng 10 đến tháng 11 âm lịch. Các tháng còn lại là thời gian chăm sóc cho ngô, người dân tiến hành trừ cỏ, bón phân,…Sau khi thu hoạch vụ mùa, người dân để đất nghỉ khoảng 1 tháng, thời gian để đất trống lâu tạo điều kiện cho sự xói mòn, rửa trôi làm bạc màu đất.
+ Sắn (PTCT Keo - sắn xen 2 năm đầu) được trồng vào tháng 2 âm lịch và thu hoạch vào tháng 10 âm lịch.
+ Đót (hay dong giềng): thời điểm trồng cùng với ngô, nhưng thời gian chăm sóc lâu hơn ngô, thu hoạch vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 âm lịch. Đất được nghỉ 1 tháng, đến tháng 12 âm lịch người dân tiến hành làm đất để chuẩn bị trồng.
+ Lúa nương: trồng một hoặc hai vụ. Vụ xuân trồng tháng 1 âm lịch, thu hoạch tháng 5 âm lịch. Vụ mùa trồng tháng 6 âm lịch và thu hoạch tháng 10 âm lịch. Sau khi thu hoạch đất được nghỉ 2 tháng.
4.2.2. Một số nhân tố cấu trúc hình thái
Đặc điểm cấu trúc hình thái như chiều cao, mật độ, độ tàn che của tầng cây cao, độ che phủ của cây bụi thảm tươi, đường kính tán, đường kính thân…có liên quan chặt chẽ với nhau và đặc biệt với hiệu quả kinh tế - môi trường của lớp phủ thực vật. Kết quả thống kê một số đặc trưng cấu trúc hình thái lớp phủ thực vật của các PTCT canh tác được trình bày ở bảng sau:
Bảng 05: Một số chỉ tiêu bình quân của lớp phủ thực vật ở các HTCT
PTCT
Tầng thực vật
N
(cây/ha)
D1.3
(cm)
Htb
(m)
Dt
(m)
ĐCP
(%)
TC
(%)
1
Cây cao
(Luồng)
300 bụi/ha
6,63
6,74
3,29
47,25
T.tươi, cây bụi
0,65
20,5
2
Cây cao (Keo)
1800
11,25
11,36
3,63
53,25
Ngô
16100
0,5
T.tươi, cây bụi
0,87
10,8
3
Cây cao (Keo)
1800
12,05
9,51
3,78
55,25
Sắn
6000
0,8
T.tươi, cây bụi
0,51
14,7
4
Cây cao
(Luồng)
300 bụi/ha
5,88
6,13
4,69
65
Ngô
32200
0,35
Đót
32200
0,45
T.tươi, cây bụi
0,58
22
5
Cây cao
(Luồng)
300 bụi/ha
6,55
6,80
3,84
40,25
Lúa
39600 khóm/ha
0,35
T.tươi, cây bụi
0,66
23,6
Trong bảng: Htb là chiều cao trung bình (m); D1.3 là đường kính ngang ngực trung bình (cm); Dt (m) là đường kính tán trung bình của từng cây (với keo) hoặc của cả khóm (với luồng); ĐCP (%) là tỷ lệ che phủ của lớp thảm tươi cây bụi; TC (%) là độ tàn che tầng cây cao (%)
- Chiều cao của tầng cây cao (Htb, m): biến động từ 6,13 m đến 11,36 (m). Trong đó, PTCT 2 có chiều cao của lớp phủ thực vật (Htb = 11,36 m)là cao nhất và PTCT 5 có chiều cao thấp nhất (Htb = 6,13 m). Ngoài ra, có một đặc điểm cần lưu ý là ở Luồng là loài sinh trưởng đơn trục, chiều cao của Luồng được định hình ngay từ năm đầu tiên, chiều cao của Luồng phụ thuộc vào nhân tố di truyền của loài và lượng dinh dưỡng tích luỹ từ cây mẹ cũng như lượng dinh dưỡng trong đất cung cấp cho nó ngay từ năm đầu tiên mà không phụ thuộc vào nhân tố thời gian. Đối với Keo, thì sự tăng trưởng chiều cao được phát triển dần theo độ lớn của tuổi và bắt đầu ngừng ở tuổi thành thục. Đồng thời, người dân tiến hành khai thác luồng hàng năm nên chiều cao của Luồng sẽ thấp hơn chiều cao của Keo.
- Độ tàn che tầng cây cao (TC, %): là một trong những chỉ tiêu góp phần tạo nên tiểu hoàn cảnh rừng. Độ tàn che là chỉ tiêu đánh giá khả năng phòng hộ và mức độ khép tán. Vì vậy, độ tàn che ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống của tầng dưới, ảnh hưởng đến sự sống của cây tái sinh và cây bụi thảm tươi thông qua việc hình thành nên tiểu hoàn cảnh rừng. Độ tàn che càng cao thì khả năng trả lại cho đất nguồn dinh dưỡng càng lớn. Từ đó sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng giữ nước và chống xói mòn của rừng. Ta thấy độ tàn che của PTCT 5 có trị số thấp nhất (TC = 40,25 %) và độ tàn che của PTCT 4 có trị số cao nhất (TC = 65 %).
- Độ che phủ của cây bụi thảm tươi (ĐCP, %): độ che phủ có liên quan chặt chẽ tới bề dầy lớp đất mặt bị xói mòn. Nó có khả năng trong việc làm giảm động năng hạt mưa, ngăn cản dòng chảy mặt đất và tăng khả năng phòng chống xói mòn. Sự sinh trưởng của cây bụi thảm tươi phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu qua tán rừng. Ánh sáng lọt qua tán rừng càng nhiều thì cây bụi thảm tươi phát triển càng mạnh. PTCT 4 có độ che phủ của cây bụi thảm tươi cao nhất (ĐCP = 23,6 %) và PTCT 2 là thấp nhất (ĐCP = 10,8%).
- Đường kính ngang ngực trung bình tầng cây cao (D1.3, cm): chỉ tiêu này có ý nghĩa nhiều trong việc đánh giá tình hình sinh trưởng và chất lượng sinh trưởng của cấu trúc các HTCT có bền vững hay không. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh giá trị kinh tế mà các PTCT hay HTCT đó mang lại. Qua kết quả điều tra thì PTCT 3 có D1.3 cao nhất (D1.3 = 12,05 cm) chứng tỏ chất lượng sinh trưởng của Keo khá tốt và đang trong giai đoạn kinh doanh cần khai thác; còn PTCT 4 có trị số D1.3 thấp nhất (D1.3 = 5,88 cm) có thể do luồng khai thác cây hàng năm (tuy nhiên sự sinh trưởng của Luồng về đường kính cũng được định hình ngay từ năm đầu và nó phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng được cung cấp).
- Đường kính tán trung bình (Dt, m): đường kính tán cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến sự xói mòn, rửa trôi của đất. Vì đường kính tán có khả năng làm giảm động năng của hạt mưa khi rơi xuống, giảm lượng bốc hơi bề mặt…Ngoài ra, đường kính tán cũng là một chỉ tiêu để người ta đánh giá chất lượng sinh trưởng của tầng cây cao PTCT đó, và ảnh hưởng của nó tới các cây trồng dưới tán của nó. Qua kết quả điều tra, ta thấy PTCT 4 có trị số cao nhất (Dt = 4,69 m) và PTCT 1 có trị số đường kính tán thấp nhất (Dt = 3,29 m). Mặc dù, trong 2 PTCT này đều trồng loài cây là Luồng nhưng ở PTCT 1 thì Luồng đang bị sâu bệnh nên nhiều cây bị cụt ngọn hoặc tán lá bị héo rụng xuống, cho nên tình hình sinh trưởng kém hơn PTCT 4.
4.2.3. Nhận xét chung về cấu trúc của các HTCT
Trong 3 HTCT điển hình tại điểm nghiên cứu, qua quá trình phân tích, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:
Về nguyên tắc, hệ sinh thái nào có cấu trúc nhiều tầng tán thì thường ổn định hơn các hệ sinh thái chỉ có một tầng tán. Với các số liệu thể hiện ở bảng 05, nhận thấy rằng HTCT NLKH (gồm 2 PTCT 4 và 5 là PTCT Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu và PTCT Luồng – lúa nương 2 năm đầu) tỏ ra có cấu trúc ổn định hơn 2 HTCT còn lại là rừng trồng và nương rẫy. Ở HTCT rừng trồng thì Luồng được trồng độc canh không có sự kết hợp với các loại cây trồng khác, nhất là trong một vài năm đầu khi độ tàn che của rừng Luồng chưa cao thì đất dễ bị xói mòn, rửa trôi. Còn HTCT nương rẫy, tuy Keo tỏ ra khá thích hợp với điều kiện nơi trồng và là cây cải tạo đất nhưng Keo lại được trồng xen với ngô, sắn mà ngô và sắn là hai loại cây trồng chỉ biết lấy dinh dưỡng của đất mà không trả lại cho đất sản phẩm gì, cho nên cấu trúc của nó không được chúng tôi đánh giá cao như ở HTCT NLKH.
4.3. Đánh giá hiệu quả của các HTCT
4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các HTCT
Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở các khoản thu nhập còn lại sau khi đã trang trải, bù đắp mọi khoản chi phí, hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập và chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người dân mỗi khi đưa một HTCT nào đó vào sử dụng. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả kinh tế của mỗi HTCT là việc làm cần thiết và không thể thiếu.
Để phân tích hiệu quả kinh tế của các HTCT, đề tài sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Chi phí
Thu nhập
Giá trị hiện tại và lợi nhuận ròng (NPV)
Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR)
Tỷ lệ lãi suất hồi quy (IRR)
4.3.1.1. Chi phí
Chi phí cho cây lâm nghiệp bao gồm từ khâu mua cây giống, vật tư (cuốc, xẻng, dao phát, quang gánh, xảo, phân NPK) đến khâu trồng (xử lý thực bì, đào hố, lấp hố…) tiếp đó là khâu chăm sóc, bảo vệ và khai thác. Các chỉ tiêu tính toán đều dựa vào số liệu thực tế đã thu nhập, kết hợp với đối chiếu định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng.
Chi phí cho cây nông nghiệp trong PTCT cũng tương tự như với cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế cây nông nghiệp được trồng xen cùng với cây lâm nghiệp từ 1 đến 3 năm đầu (tính cả năm trồng rừng) do đó chi phí về phân bón cũng có cả phần của cây lâm nghiệp mang lại.
Qua điều tra kết hợp với phỏng vấn, số liệu về chi phí thu được của các PTCT ở phụ biểu 12, 13, 14, 15, 16.
4.3.1.2. Thu nhập
Nguồn thu từ cây lâm nghiệp bao gồm sản phẩm khai thác chính là gỗ và thu cây. Đối với Luồng là cây sinh trưởng hàng năm nên nó được thu hoạch vào mỗi năm trong suốt chu kỳ kinh doanh; trong một đến hai năm đầu thì người ta thường thu măng, đến năm thứ ba người ta thu hoạch cả cây luồng. Còn đối với loài Keo thì sản phẩm khai thác là gỗ Keo được thu hoạch vào năm cuối của chu kỳ kinh doanh (ở đây là năm thứ 7). Ngoài ra các sản phẩm tỉa thưa và ngọn lá. Nhưng thực tế người dân ở đây rất ít khi lên rừng để tỉa thưa, nếu có thì cũng tỉa với số lượng rất ít dùng để làm củi. Cùng với sản phẩm tỉa thưa, cành lá ngọn được coi như một phần để trả lại cho đất. Chính vì thế, trong đề tài không đi sâu vào nghiên cứu các sản phẩm phụ và không tính nó vào trong thu nhập của PTCT. Như vậy, thu nhập từ cây lâm nghiệp bằng khối lượng của sản phẩm chính nhân với đơn giá của sản phẩm đó.
Đối với cây nông nghiệp thời gian canh tác là một năm. Sản lượng của cây nông nghiệp được tính dựa vào thu hoạch thực tế trong các PTCT nghiên cứu. Từ sản lượng này nhân với giá của sản phẩm thì tính được thu nhập của các PTCT.
Số liệu thu được về thu nhập của các PTCT thông qua phụ biểu 17.
4.3.1.3. Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (NPV)
NPV là chỉ tiêu xác định lợi nhuận ròng của một PTCT có tính ảnh hưởng của các nhân tố thời gian thông qua tính triết khấu. NPV là hiệu quả giữa giá trị thu nhập và chi phí của các hoạt động sản xuất trong PTCT sau khi tính triết khấu để quy về thời điểm hiện tại. NPV phản ánh kết quả kinh tế ban đầu của việc đầu tư kết quả tính toán NPV cho các PTCT được thể hiện trong bảng 06. Giá trị NPV càng lớn và phải lớn hơn 0 thì càng có lãi (vì khi NPV = 0 thì i = IRR có nghĩa là PTCT đã hoà vốn; còn với NPV > 0 thì PTCT có lãi).
Bảng 06: Chỉ tiêu hiện tại lợi nhuận ròng và xếp hạng theo NPV
STT
HTCT
PTCT
NPV
Xếp hạng
1
Rừng trồng
PTCT 1
1.172.840
4
2
Nương rẫy
PTCT 2
976.999
5
PTCT 3
2.639.588
3
3
NLKH
PTCT 4
29.164.109
1
PTCT 5
26.878.670
2
Như vậy, nếu xét theo chỉ tiêu NPV thì cao nhất là HTCT NLKH, trong đó PTCT 4 (NPV = 29.164.109 đồng) được xếp ở vị trí thứ 1, còn xếp ở vị trí thứ 5 là PTCT 2 (NPV = 976.999 đồng).
4.3.1.4. Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR)
BCR thể hiện tương quan giữa thu nhập và chi phí đầu tư cho từng PTCT có nghĩa là nó cho biết thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất trong các HTCT nghiên cứu, PTCT nào có BCR cao thì PTCT đó mang lại hiệu quả kinh tế cao, đó cũng là căn cứ để xếp loại các PTCT. Kết quả tính toán xếp hạng được cho ở bảng 07.
Bảng 07: Chỉ tiêu tỷ suất giữa thu nhập – chi phí và xếp hạng theo BCR
STT
HTCT
PTCT
BCR
Xếp hạng
1
Rừng trồng
PTCT 1
1,08457063
4
2
Nương rẫy
PTCT 2
1,06478927
5
PTCT 3
1,20077597
3
3
NLKH
PTCT 4
1,74691761
1
PTCT 5
1,71139135
2
Theo chỉ tiêu BCR thì đứng thứ nhất vẫn là PTCT 4 (hiệu quả đầu tư vốn là 1,746), và hiệu quả đầu tư vốn kém nhất vẫn là PTCT 2 chỉ có 1,06.
4.3.1.5. Tỷ lệ lãi suất hồi quy (IRR)
IRR phản ánh tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư cho từng mô hình, thể hiện ở chỗ một đồng vốn đầu tư thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ lệ càng cao thì quá trình đầu tư càng có hiệu quả. Kết quả tính toán IRR và xếp hạng theo tỷ lệ lãi suất hổi quy cho trong bảng 08.
Bảng 08: Chỉ tiêu tỷ lệ lãi suất hồi quy và xếp hạng theo IRR
STT
HTCT
PTCT
IRR (%)
Xếp hạng
1
Rừng trồng
PTCT 1
7%
4
2
Nương rẫy
PTCT 2
2%
5
PTCT 3
8%
3
3
NLKH
PTCT 4
49%
1
PTCT 5
9%
2
Qua kết quả cho thấy, PTCT 4 có chất lượng đầu tư là tốt nhất (IRR = 49%), PTCT 5 xếp thứ 2 (IRR = 9%) và PTCT 2 vẫn cho sinh lời nhưng quá thấp chỉ có IRR = 2% nên đứng ở cuối bảng xếp hạng.
Qua nghiên cứu một số chỉ tiêu kinh tế của 3 HTCT gồm 5 PTCT, cho thấy:
Trong 3 HTCT gồm HTCT rừng trồng, HTCT nương rẫy và HTCT NLKH thì HTCT NLKH (gồm 2 PTCT là PTCT 4 (Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu) và PTCT 5 (Luồng – lúa nương xen 2 năm đầu)) có hiệu quả kinh tế cao hơn 2 HTCT còn lại. Điều này có thể giải thích như sau: ở HTCT NLKH thì đa dạng sản phẩm. Trong HTCT NLKH Luồng được trồng ở cả 2 PTCT 4 và 5 mà luồng cho thu hoạch hàng năm, sản phẩm của nó gồm cả bán măng và bán cây, không phải chi phí giống (được dự án cấp). Còn ngô và đót trồng trong 2 PTCT 4 và 5 thì năng suất và sản lượng của đót cao nên thu nhập ổn định; người dân có thể dùng tiền thu được từ Luồng và đót để đầu tư cho ngô và lúa. Với HTCT rừng trồng thì Luồng được trồng độc canh và không được trồng xen thêm loại cây gì cho nên thu nhập chính của nó chỉ từ luồng và hiệu quả kinh tế xếp ở vị trí thứ 4. Còn ở HTCT nương rẫy gồm PTCT 2 và PTCT 3, tuy đây là HTCT có sự kết hợp của 2 loại cây trồng với nhau nhưng Keo là cây có chu kỳ kinh doanh dài, phải sau 7 đến 8 năm trở đi mới bắt đầu cho thu hoạch; còn ngô là cây đòi hỏi có vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên thu nhập của 2 PTCT trong những năm đầu chỉ đủ bù lỗ cho chi phí bỏ ra khi mà keo chưa bán được sản phẩm, nếu có lãi thì không đáng kể.
Ta thấy trong các PTCT trên người dân đều đã biết tận dụng đất để trồng xen với các cây nông nghiệp ngắn ngày vào rừng trồng trong giai đoạn rừng chưa khép tán. Khi chăm sóc cho rừng trồng đồng thời người dân cũng chăm sóc luôn cho rừng trồng nên tiết kiệm được công lao động.
Nói chung cả 5 PTCT ở trên đều cho hiệu quả kinh tế chưa cao và có sự chênh lệch khá rõ giữa các PTCT. Tỷ lệ thu hồi vốn của cả 5 PTCT còn thấp do chi phí bỏ ra cho các cây lâm nghiệp còn cao, trong khi đó Keo là cây có thời gian sinh trưởng dài và thời điểm khai thác thường là cuối chu kỳ kinh doanh. Mặc dù, cả 5 PTCT này có khả năng cho thu nhập ngay những năm đầu do trồng xen với cây nông nghiệp 1 – 2 năm đầu, thậm chí có những PTCT cho thu nhập khá cao như PTCT 4. Vì vậy, việc kết hợp giữa nông nghiệp và lâm nghiệp cần khắc phục được nhược điểm này để người dân từng bước “lấy ngắn nuôi dài”.
PTCT 4 (Luồng – ngô – đót trồng xen trong 2 năm đầu) đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đáp ứng được nhu cầu trước mắt. Phương thức này cho lợi nhuận cao nhất nhưng mức đầu tư cũng cao nhất trong các phương thức nên được các hộ giàu và khá áp dụng nhiều hơn, hộ nghèo cũng có một số hộ áp dụng tuy nhiên quy mô còn nhỏ.
PTCT 5 (Luồng – lúa nương xen 2 năm đầu) có hiệu quả kinh tế cao thứ 2, lúa nương được trồng xen với luồng năng suất chưa cao nhưng bán được giá và luồng hàng năm đều cho thu nhập nên đã cho hiệu quả tương đối cao. Tất cả các phương thức có trồng luồng thì luồng đều mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Một bụi luồng bình quân mỗi năm đẻ thêm 4 cây mới nên năng suất của rừng trồng luồng là rất cao. Mỗi năm 1 ha rừng trồng luồng có thể khai thác 800 đến hơn 1000 cây luồng. Hơn nữa, ngoài bán cây thì người dân có thể thu hoạch măng đem bán.
PTCT 3 (Keo - sắn xen 3 năm đầu) đứng thứ 3 về hiệu quả kinh tế. Cây keo tuy đến khi khai thác cho một nguồn thu khá lớn nhưng phải đến năm thứ 6 – 7 mới được khai thác nên không được người dân đánh giá cao bằng trồng luồng (do luồng hàng năm đều cho thu hoạch). Trong phương thức này cũng có sự xuất hiện của cây sắn, cây sắn cũng thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, dễ trồng và cho thu nhập hàng năm nên nó là cây hỗ trợ về mặt kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của PTCT này.
PTCT 1 (Luồng thuần loài) xếp ở vị trí thứ 4. Tuy luồng là cây cho thu hoạch hàng năm nhưng vốn đầu tư là khá lớn, hàng năm nếu muốn thu hoạch măng nhiều thì phải bón phân. Cho nên, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của PTCT thì cần tiến hành trồng xen cây nông nghiệp trong những năm đầu trồng luồng để có thêm nguồn thu.
PTCT 2 (Keo – ngô xen 3 năm đầu) là PTCT cho hiệu quả kinh tế kém nhất. So với đót thì thu nhập của ngô không cao bằng. Ngoài ra, việc chăm sóc ngô đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với chăm sóc đót, do vậy tốn công lao động hơn và giá cả thị trường của ngô thì bấp bênh.
Trên quan điểm kinh tế mà nói: trong 5 PTCT thì, PTCT Luồng – ngô – đót giữ vị trí thứ nhất, tiếp đến là PTCT Luồng – lúa nương; PTCT Keo - sắn; PTCT Luồng thuần loài và cuối cùng là PTCT Keo – ngô. Điều này chứng tỏ, sự hiện diện của cây Luồng, ngô và đót trong HTCT đang là một hướng đi đúng đắn, cần sự đầu tư và tập trung vốn để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các HTCT
a. Đánh giá hiệu quả xã hội của các HTCT
Đánh giá hiệu quả xã hội của các HTCT qua các tiêu chí do người dân tham gia xây dựng, bao gồm các tiêu chí sau:
- Khả năng chấp nhận của người dân cao: Đây là tiêu chí tổng hợp của 3 tiêu chí gồm:
+ Vốn đầu tư thấp: Vốn đầu tư cho sản xuất là vấn đề được quan tâm đặc biệt với người dân miền núi nơi có điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn, nên yếu tố kinh tế đã chi phối lựa chọn của người dân đối với các PTCT. Và thông thường người dân đánh giá cao các PTCT có vốn đầu tư thấp, điều kiện canh tác phụ thuộc thiên nhiên…Với kiểu canh tác như vậy nên chi phí sản xuất luôn là thấp nhất. Vốn đầu tư bao gồm tiền mặt, vật tư, trang thiết bị, sức lao động…
+ Phù hợp với phong tục tập quán: Việc canh tác của người dân miền núi hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, việc canh tác như vậy lại là tập quán lâu đời của đồng bào miền núi, nó đã đi sâu vào đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Cho nên, PTCT càng phù hợp với phong tục tập quán thì càng dễ phổ cập và áp dụng đối với địa phương đó, tỷ lệ người dân chấp nhận PTCT đó rất cao. Đây là một tiêu chí quan trọng, nó có liên quan đến tâm lý của người dân để chấp nhận các PTCT bởi những lợi ích trước mắt được quan tâm hơn. PTCT càng nhanh cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu trước mắt về vật chất hoặc đảm bảo lương thực cho người dân thì càng được nhiều hộ chấp nhận.
+ Kỹ thuật đơn giản: với người dân miền núi thì kỹ thuật nào càng đơn giản, dễ làm mà có hiệu quả cao thì rất dễ được người dân chấp nhận. Việc phải áp dụng một kỹ thuật khó vào sản xuất là điều không mong muốn.
- Dễ tiêu thụ sản phẩm: Đây là một chỉ tiêu dùng để xác định HTCT đó có thể nhân rộng và phát triển được hay không. HTCT nào có số lượng và giá trị hàng hoá lớn sẽ đem lại hiệu quả cao, được hộ gia đình tập trung đầu tư nhiều. Với người dân địa phương vốn đầu tư cho sản xuất ít, đặc biệt là tâm lý muốn thấy lợi nhuận ngay nên PTCT nào có sản phẩm thu được dễ bán trên thị trường thì khả năng người dân chấp nhận cao.
- Sản phẩm bán được giá cao: PTCT nào cho có sản phẩm mà khi đem bán ra thị trường bán được giá cao thì PTCT đó được người dân đánh giá cao.
- Giải quyết được nhiều việc làm: Đối với những cộng đồng mà chủ yếu sản xuất NLN thì tiêu chí này rất quan trọng, vì sản xuất NLN thường tuân theo mùa vụ nên sẽ có thời gian lao động nhàn rỗi. PTCT nào thường xuyên tạo việc làm cho người lao động thì có ý nghĩa xã hội cao.
- Nhanh cho thu hoạch sản phẩm: loài cây trồng nào có chu kỳ kinh doanh ngắn, nhanh cho thu hoạch sản phẩm thì được người dân chấp nhận cao.
- Khả năng phát triển sản xuất hàng hoá: là tiềm năng của loại sản phẩm đó có thể được tiêu thụ nhanh chóng trên thị trường và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
b. Kết quả đánh giá cho điểm hiệu quả xã hội của các PTCT
Bảng 09: Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các HTCT của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
HTCT
Tiêu chí
PTCT
Khả năng chấp nhận của người dân
Sản phẩm đa dạng
Sản phẩm bán được giá cao
Sản phẩm dễ tiêu thụ
Giải quyết được nhiều việc làm
Nhanh cho thu hoạch sản phẩm
Khả năng phát triển sản xuất hàng hoá
Tổng điểm
Xếp hạng
Vốn đầu tư thấp
Kỹ thuật đơn giản
Phù hợp với phong tục tập quán
Rừng trồng
1. Luồng thuần loài
8
8
6
7
8
8
5
9
8
67
5
Nương rẫy
2. Keo – ngô
6
7
8
7
8
8
8
8
9
69
3
3. Keo - sắn
7
8
8
7
7
8
8
7
8
68
4
NLKH
4. Luồng – ngô – đót
6
8
9
10
8
9
10
9
9
78
1
5. Luồng – lúa nương
7
7
8
9
8
9
9
9
9
75
2
Qua bảng cho thấy có PTCT được người dân đánh giá cao, nhưng cũng có PTCT được người dân đánh giá thấp. Điều đó xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
PTCT 4 (Luồng – ngô – đót xen trong 2 năm đầu) được đánh giá cao vì vốn đầu tư không cao, phù hợp phong tục tập quán vì từ lâu nó đã được trồng tại địa phương. Ngoài ra sản phẩm bán ra được tiêu thụ trên thị trường và cũng giải quyết được phần lớn lao động tại địa phương vì trong 2 năm đầu cần rất nhiều lao động để trồng cây, chăm sóc, thu hoạch...Do tính thời vụ cấp thiết trong mùa thu hoạch măng chỉ kéo dài khoảng 2 tháng là thu hoạch xong nên một số hộ khi thu hoạch phải thuê thêm lao động. Mặt khác, Luồng là cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh trưởng và phát triển nhanh, chi phí đầu tư thấp vì giống được cấp. Luồng ngoài sản phẩm chính là thu măng còn cho sản phẩm phụ đó là cây được sử dụng trong xây dựng, giấy….Trên thị trường măng Luồng được tiêu thụ khá dễ dàng. Cũng giống như Keo, Luồng cũng có thể thực hiện NLKH trong 2 đến 3 năm đầu khi chưa cho thu măng. Do vậy PTCT này được người dân đánh giá cao hơn hẳn PTCT 2 và 3 vì khi cho thu hoạch sản phẩm thì ổn định hàng năm, ít mất mùa, ít sâu bệnh…
PTCT 5 (Luồng – lúa nương xen 2 năm đầu): PTCT được người dân đánh giá rất cao (xếp thứ 2) xuất phát từ nguyên nhân sau: lúa là loại cây trồng được người dân trồng từ rất lâu đời, tận dụng tối đa diện tích đất dốc, đất NLKH….Mặt khác, diện tích trồng lúa của xã ít, lương thực cung cấp cho người dân không đủ nên sản phẩm này có giá bán ổn định và rất dễ tiêu thụ. Ngoài ra, luồng là cây cho thu hoạch hàng năm, nên đã giải quyết được những nhu cầu trước mắt của người dân địa phương. Nó cũng là PTCT giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động ở địa phương chỉ sau PTCT 4.
PTCT 2 (Keo – ngô xen 3 năm đầu): được xếp ở vị trí thứ 3; ở PTCT này thì ngô được trồng dưới tán của Keo trong 3 năm đầu. Ngô có thể trồng 1 đến 2 vụ / năm nên giải quyết được nhiều việc làm và sản phẩm bán được giá cao nên giá trị ngày công lao động cao; cũng được người dân chấp nhận vì đây là loại cây trồng được người dân trồng từ lâu.
PTCT 3 (Keo - sắn xen 3 năm đầu): đây là PTCT được đánh giá hiệu quả xã hội cao (xếp hạng 4) vì phương thức này có kỹ thuật không quá khó. Với sắn được người dân canh tác từ lâu và các hộ hầu hết đều có kinh nghiệm trồng. Còn Keo tuy người dân chưa có kinh nghiệm trồng nhưng đã được sự hỗ trợ về giống, vốn và kỹ thuật từ dự án. Tuy nhiên ở PTCT này không được đánh giá cao bằng PTCT 2 bởi vì tuy vốn đầu tư cho sắn không nhiều bằng ngô nhưng thu nhập từ sắn mang lại thấp hơn ngô vì giá thu mua của sắn rất thấp.
PTCT 1 (Luồng thuần loài): phương thức này được người dân đánh giá về hiệu quả xã hội là thấp nhất. Mặc dù, Luồng là cây thu hoạch hàng năm nên nhu cầu sử dụng lao động của nó chỉ mang tính chất thời vụ. Ngoài ra, sản phẩm của nó không đa dạng vì nó được trồng thuần loài.
4.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các HTCT
Hiệu quả môi trường ở các HTCT được thể hiện ở nhiều nội dung và chỉ tiêu khác nhau, nhưng trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ đánh giá hiệu quả môi trường dựa trên sự tham gia của người dân thông qua các chỉ tiêu như: tăng khả năng bảo vệ đất, tăng khả năng giữ nước, tăng độ xốp của đất, tăng độ ẩm của đất, tận dụng được đất đai, mùn giun nhiều, lượng vật rơi rụng trên mặt đất nhiều, bề dày lớp đất mặt ít bị bào mòn, năng suất ổn định theo thời gian.
Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường của các HTCT được thể hiện cụ thể dưới bảng 10.
Bảng 10: Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường của các HTCT của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc
tỉnh Hòa Bình
HTCT
Tiêu chí
PTCT
Mùn
giun nhiều
Lượng vật rơi rụng trên mặt đất nhiều
Bề dầy lớp đất mặt ít bị bào mòn
Tăng khả năng bảo vệ đất
Tăng khả năng giữ nước
Tăng độ xốp của đất
Tăng độ ẩm của đất
Năng suất ổn định theo thời gian
Tận dụng được đất đai
Tổng điểm
Xếp hạng
Rừng trồng
1. Luồng thuần loài
7
6
7
5
8
5
5
8
7
63
3
Nương rẫy
2. Keo – ngô
7
6
7
5
5
6
5
6
8
55
4
3. Keo - sắn
7
6
7
5
5
6
5
6
8
55
4
NLKH
4. Luồng – ngô – đót
9
8
7
7
8
6
7
7
9
68
2
5. Luồng – lúa nương
9
9
8
6
8
6
8
7
9
70
1
Qua kết quả phân tích ta thấy:
PTCT 5 (Luồng – lúa nương) được xếp ở vị trí thứ 1 do lúa là cây hàng năm, sản phẩm trả lại cho đất rất nhiều (gốc rạ, rơm…), nó còn có khả năng giữ nước và giữ ẩm cho đất rất tốt. Ngoài ra việc canh tác theo ruộng bậc thang sẽ làm giảm được xói mòn, giữ được đất và nước tốt. Luồng cũng là cây nhanh khép tán trong những năm đầu trồng nên có khả năng chống xói mòn tốt.
PTCT 4 (Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu): được xếp ở vị trí thứ 2 do việc trồng xen ngô và đót vào rừng luồng trong 2 năm đầu làm cho mặt đất luôn được che phủ, chống xói mòn, góp phần bảo vệ đất, điều hoà dòng chảy mặt và giữ nước. Hơn nữa Luồng là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh sớm khép tán nên có tác dụng che phủ đất, giữ đất tốt và chống xói mòn
PTCT 1 (Luồng thuần loài): có hiệu quả môi trường xếp thứ 3 là vì luồng có bộ rễ ăn rộng nên có khả năng giảm xói mòn bề mặt. Mặc dù, Luồng là cây có thời gian sinh trưởng nhanh, chóng khép tán, nhưng 1 – 2 năm đầu khi trồng luồng thì độ che phủ của Luồng chưa cao dễ dẫn đến xói mòn rửa trôi bề mặt. Ngoài ra, lượng chất hữu cơ trả lại cho đất không nhiều, bên cạnh đó lá luồng khi rụng xuống còn làm chua đất.
PTCT 2 (Keo – ngô xen 3 năm đầu) và PTCT 3 (Keo – sắn xen 3 năm đầu) đều xếp ở vị trí thứ 4 vì trong những năm đầu keo chưa khép tán, người ta tiến hành trồng ngô, sắn để có thu nhập thêm. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch ngô và sắn xong hầu như không có sản phẩm nào trả lại cho đất,chỉ biết lấy hết chất dinh dưỡng của đất. Đây lại là loại cây có độ che phủ không cao, bộ rễ của ngô ăn nông nên nó cũng không có khả năng giữ đất và giữ nước. Người dân thấy điều này thông qua việc năng suất cây trồng qua từng năm không ổn định cũng như việc phải sử dụng nhiểu phân hóa học trong quá trình canh tác. Ngoài ra, cây sắn độ che phủ cũng thấp, chỉ trồng 1 vụ trong năm, vẫn còn khoảng thời gian để đất trống nên mặt đất bị trống dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất.
4.3.4. Hiệu quả tổng hợp của hệ thống
Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các PTCT về mặt kinh tế - xã hội – môi trường là việc xem xét tổng hợp các mặt hiệu quả của nó trên cơ sở xác định mức độ giao thoa của cả ba mặt kinh tế - xã hội – môi trường trong từng PTCT, sau đó so sánh các PTCT với nhau để lựa chọn PTCT tốt nhất.
Việc đánh giá hiệu quả tổng hợp của một PTCT là công việc phức tạp, đòi hỏi tính khách quan cũng như sự tỷ mỷ. Hiện nay, cũng có nhiều phương pháp khác nhau để tính toán hiệu quả tổng hợp của các loại hình canh tác. Tuy nhiên, phương pháp chỉ số hiệu quả canh tác Ect đã và đang được sử dụng, bước đầu có giá trị về mặt thực tiễn. Theo phương pháp này, mô hình nào có Ect càng gần 1 thì càng có hiệu quả cao.
Bảng 11: Chỉ số hiệu quả tổng hợp của các PTCT
HTCT
Rừng trồng
Nương rẫy
NLKH
PTCT
Chỉ tiêu
Luồng thuần loài
Keo –
Ngô
Keo –
sắn
Luồng – ngô – đót
Luồng – lúa nương
NPV/năm
Xij/Xmax
0,0402
0,0335
0,0905
1,00
0,9216
BCR
Xij/Xmax
0,6208
0,6095
0,6874
1,00
0,9797
IRR (%)
Xij/Xmax
0,1429
0,0408
0,1633
1,00
0,1837
Xã hội
Xij/Xmax
0,8409
0,875
0,8523
1,00
0,9432
Môi trường
Xij/Xmax
0,9
0,7857
0,7857
0,9857
1,00
Ect
0,509
0,469
0,516
0,997
0,806
Xếp hạng
5
4
3
1
2
Qua kết quả phân tích cho thấy có sự khác nhau giữa hiệu quả tổng hợp của các HTCT mà cụ thể là hiệu quả tổng hợp của từng PTCT. Trong 3 HTCT thì HTCT NLKH có hiệu quả tổng hợp cao nhất, tiếp đến là HTCT nương rẫy và thấp nhất là HTCT rừng trồng. Trong các PTCT ở các HTCT thì hiệu quả tổng hợp cao nhất là PTCT 4 (Luồng – ngô – đót), tiếp theo là PTCT 5 (Luồng – Lúa nương), PTCT 3 (Keo – sắn), PTCT 2 (Keo – ngô), PTCT 1 (Luồng thuần loài). Như vậy, ta thấy 2 PTCT 4 và 5 đáp ứng được 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Nó đem lại lợi nhuận cao, giải quyết nhiều lao động, được người dân đánh giá cao, hơn nữa nó lại có khả năng bảo vệ môi trường sinh thái tốt, tính bền vững của phương thức cao. Vì vậy, địa phương nên duy trì và tiếp tục nhân rộng 2 PTCT này.
4.4. Phân tích SWOT của các HTCT tại địa phương
Qua đánh giá thực trạng và hiệu quả của các HTCT gồm HTCT rừng trồng, nương rẫy và NLKH ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đánh giá một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của từng HTCT tại địa phương từ đó làm cơ sở để đề xuất nhân rộng HTCT có hiệu quả cũng như đưa ra được các biện pháp tác động hợp lý hay cải tiến cho phù hợp
4.4.1. HTCT rừng trồng
+ Về ưu điểm: HTCT này có kỹ thuật khá khó nhưng được cán bộ của dự án hướng dẫn nên người dân có thể làm theo. Ngoài ra, luồng là cây cho thu hoạch hàng năm, cho dù không bón phân thì vẫn có thể thu hoạch được, điều này rất phù hợp với mong muốn của người dân làm sao giảm thiểu chi phí đến mức tối đa.
+ Về nhược điểm: Mặc dù với rừng luồng thì không cần phải bón phân trong quá trình canh tác, tuy nhiên muốn thu hoạch luồng với năng suất và chất lượng cao thì hàng năm cần phải bón phân. Còn muốn nâng cao thu nhập thì cần trồng xen một số loài cây phù hợp với Luồng để tạo sự đa dạng sản phẩm. Rừng Luồng được thực hiện các biện pháp thâm canh như bón phân, làm cỏ,…thì có năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn rõ rệt so với các lâm phần rừng quảng canh; tình hình đất rừng, thảm thực vật rừng cũng được cải thiện hơn. Ngoài ra, Luồng có một đặc điểm là nếu trồng thuần loài thì lá của cây Luồng sẽ làm chua đất và bộ rễ của Luồng ăn nông nên khả năng hạn chế xói mòn, rửa trôi đất kém.
Biểu 01: Phân tích SWOT của HTCT Rừng trồng tại địa phương
Điểm mạnh
- Được sự hỗ trợ của dự án 747 về giống, vốn, kỹ thuật.
- Sản phẩm thu hoạch hàng năm
- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm của luồng cao
- Giải quyết một phần lao động của địa phương
- Tận dụng được đất đai
Điểm yếu
- Kỹ thuật khá khó
- Rừng luồng đang bị sâu bệnh mà chưa được xử lý nên năng suất và khả năng phòng hộ giảm
- Khả năng hạn chế xói mòn, rửa trôi kém.
- Muốn năng suất cao thì phải bón phân.
Cơ hội
- Được tiếp cận với các chương trình, dự án
- Công tác KNKL được mở rộng
Thách thức
- Thiên tai, dịch bệnh ngày càng tăng.
- Diện tích rừng suy giảm
4.4.2. HTCT nương rẫy
+ Về ưu điểm: đây là một HTCT sử dụng kỹ thuật đơn giản, lối canh tác xưa nay gọi là “đao canh hoả chủng” (canh tác bằng dao, đốt bằng lửa rồi trồng), và là HTCT không đòi hỏi mức đầu tư cao, chỉ nhờ vào nước trời và độ phì tự nhiên của đất mà không chăm bón nhiều nên người dân chấp nhận một cách tự nhiên để sản xuất ra lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
+ Về nhược điểm: HTCT này phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất không ổn định. Nền sản xuất độc canh với một loài cây, một loại tuổi làm cho độ phì của đất giảm nhanh theo thời gian canh tác, nguy cơ thoái hoá đất lớn, hệ số sử dụng đất thấp. Xét về mặt tài nguyên rừng, canh tác nương rẫy là nguyên nhân chính của việc mất rừng, không đáp ứng được mục tiêu phòng hộ rất xung yếu của vùng hồ. HTCT này không phù hợp với xu thế gia tăng dân số ở vùng hồ và nhu cầu phát triển hoà nhập với xã hội hiện đại ở khu vực.
Biểu 02: Phân tích SWOT của các HTCT nương rẫy tại địa phương
Điểm mạnh
- Được dự án 747 hỗ trợ về giống và kỹ thuật trồng keo
- Kỹ thuật đơn giản
- Người dân có kiến thức bản địa trong canh tác
- Tận dụng được đất đai
- Chi phí đầu tư không cao
- Giải quyết một phần lao động của địa phương
Điểm yếu
- Năng suất cây trồng không ổn định.
- Đất đai ngày càng bị thoái hoá và nghèo kiệt dinh dưỡng.
- Công tác KNKL kém
- Rừng keo đang bị bệnh
- Tốn giống, phân bón.
- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm không ổn định.
Cơ hội
- Được tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
- Giao lưu hàng hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ
Thách thức
- Thiên tai, dịch bệnh gia tăng
- Thị trường không ổn định
4.4.3. HTCT NLKH
Hiệu quả tổng hợp của HTCT NLKH cao hơn hiệu quả tổng hợp của HTCT nương rẫy một cách rõ rệt, nhưng rào cản lớn nhất để người dân chấp nhận HTCT NLKH là rào cản về kinh tế. Vì vậy, nếu giải quyết được vấn đề kinh tế sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của HTCT này.
Biểu 03: Phân tích SWOT của các HTCT NLKH tại địa phương
Điểm mạnh
- Được dự án 747 hỗ trợ về giống, kỹ thuật trồng luồng
- Các HTCT NLKH tận dụng tốt đất đai.
- Sản phẩm đa dạng.
- Có khả năng phát triển sản xuất hàng hoá.
- Khả năng phòng hộ, chống xói mòn, cải tạo đất cao.
- Lao động dồi dào, các HTCT NLKH đã tạo nhiều việc làm cho người dân.
- Có nhiều kiến thức bản địa liên quan đến trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến ngô, đót, luồng, lúa.
- Trồng xen cây nông nghiệp khi rừng chưa khép tán cung cấp lương thực trước mắt, hạn chế cỏ dại, giảm công chăm sóc, hạn chế xói mòn.
Điểm yếu
- Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Chi phí đầu tư cao.
- Công tác phòng trừ sâu bệnh chưa được thực hiện tốt.
- Công tác KNKL kém
- Có một mùa đông lạnh có sương muối, sương mù và một mùa khô thiếu nước nên hạn chế sự sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Cơ hội
- Các dự án hỗ trợ giống, vật tư, kỹ thuật.
- Tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật mới
- Giao lưu hàng hoá với các vùng lân cận
- Công tác KNKL được đẩy mạnh.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
- Trồng xen các cây nông nghiệp chịu bóng khi rừng chưa khép tán.
- Việt Nam ra nhập WTO khả năng mở thị trường tiêu thụ sản phẩm NLN.
Thách thức
- Thị trường không ổn định
- Điều kiện thời tiết bất thuận.
- Dịch bệnh diễn biến phức tạp
- Luồng đang bị bệnh làm giảm năng suất cây và khả năng bảo vệ môi trường.
4.5. Đề xuất HTCT có triển vọng cho địa phương
4.5.1. Cơ sở đề xuất
* Thuận lợi
- Vị trí địa lý tương đối thuận lợi, cách khu trung tâm huyện không xa, việc đi lại trong xã và 2 xã giáp ranh là xã Tân Minh và Tu Lý là khá thuận lợi thông qua trục đường 433 như vậy ta đã thấy xã Cao Sơn có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu buôn bán trao đổi hàng hoá.
- Xã nằm trong vùng phòng hộ đầu nguồn xung yếu, nhiều dự án đã, đang và sẽ tiếp tục được thực hiện tại xã. Đây vừa là cơ sở, vừa là động lực và cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, thúc đẩy sự phát triển sản xuất của xã.
- Có nguồn lao động dồi dào, người dân có kiến thức bản địa trong việc chăm sóc, thu hoạch, chế biến một số loại cây.
- Diện tích đất chưa sử dụng là 872,5 ha chiếm tới 18,02% tổng diện tích của cả xã, đây là tiềm năng đất đai rất lớn tạo điều kiện cho địa phương phát triển sản xuất NLN đem lại thu nhập cao hơn cho người dân.
* Khó khăn và thách thức
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng đất rừng trồng, đất nương rẫy và nông lâm kết hợp, cũng như qua kế thừa tài liệu nghiên cứu hiện có ở Hoà Bình, chúng tôi rút ra một số nhận xét về những vấn đề đang nảy sinh ở điểm nghiên cứu để định hướng cho việc đề xuất HTCT phù hợp. Những vấn đề đó được trình bày tóm tắt như sau:
- Địa hình phức tạp, dân cư không tập trung thành các cụm dân cư lớn gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
- Điều kiện khí hậu của xã Cao Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có mùa đông rất lạnh, có sương muối và sương mù nhiều nên khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
- Chưa có hệ thống thuỷ lợi nên dễ bị thiếu nước vào mùa khô.
- Cơ cấu cây trồng ở một số PTCT chưa hợp lý, kỹ thuật trồng không đúng, chất lượng cây giống không đạt tiêu chuẩn, nên năng suất và chất lượng thấp.
- Mâu thuẫn giữa việc giữ rừng với việc bảo vệ rừng.
4.5.2. Đề xuất một số giải pháp
4.5.2.1. Giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện cấu trúc và nâng cao hiệu quả của từng HTCT
* Đối với HTCT rừng trồng và HTCT NLKH: việc áp dụng phương thức trồng hỗn giao nhiều tầng tán với các loại cây đa tác dụng, trồng các loài cây sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, có giá trị kinh tế cao sẽ làm tăng lợi nhuận kinh tế, cải thiện đời sống xã hội và tạo việc làm cho người dân. Mặt khác, cấu trúc rừng nhiều tầng tán cũng có lợi trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế xói mòn, rửa trôi và hạn chế thoái hoá, bạc màu đất. Có thể sử dụng các biện pháp đầu tư thâm canh tạo chu kỳ kinh doanh khép kín: trồng – chăm sóc – bảo vệ - khai thác, áp dụng HTCT NLKH.
Trồng xen các cây nông nghiệp, cây dược liệu chịu bóng dưới tán rừng vì thực tế các cây nông nghiệp ngắn ngày chỉ được trồng từ 1 đến 3 năm đầu của chu kỳ kinh doanh rừng trồng, trong khi đó việc trồng xen các cây dược liệu chịu bóng tán rừng lại kéo dài rất lâu, cho tới khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh rừng. Việc trồng xen với khoảng thời gian như thế đã đem lại một nguồn thu nhập thường xuyên và rất lớn cho và con đảm bảo cho cuộc sống của họ, làm họ yên tâm gắn bó hơn với rừng, ý thức bảo vệ rừng cũng tốt hơn. Ngoài ra, trồng xen cũng dưới tán rừng còn làm cho bề mặt đất được che phủ tốt, tăng khả năng bảo vệ đất chống xói mòn, tăng khả năng thấm và giữ nước của đất.
Cũng cần phải chú ý đến một điều là ở xã có rừng phòng hộ nên đối với các HTCT rừng trồng cũng cần phải kết hợp trồng các loại cây phòng hộ mang đầy đủ các đặc điểm (tán rộng và dày, rễ cọc, có khả năng chịu nước, lửa, thân dẻo dai…).
* Đối với HTCT nương rẫy
Có một đặc điểm là ở xã Cao Sơn thì có tiền đề tốt cho phát triển HTCT NLKH (Qua nghiên cứu ở phần trên, hiệu quả tổng hợp của các HTCT NLKH là cao nhất), chúng có tính thích ứng và bền vững cao, có tiềm năng lớn. Mặt khác, HTCT nương rẫy đang tồn tại những nhược điểm rất lớn đó là HTCT này phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất không ổn định. Nền sản xuất độc canh với một loài cây, một loại tuổi làm cho độ phì của đất giảm nhanh theo thời gian canh tác, nguy cơ thoái hoá đất lớn. Xét về mặt tài nguyên rừng, canh tác nương rẫy là nguyên nhân chính của việc mất rừng, đốt nương làm rẫy bừa bãi, khó kiểm soát, không đáp ứng được mục tiêu phòng hộ rất xung yếu của vùng hồ. Cho nên, có thể chuyển hoá nương rẫy hiện có thành HTCT NLKH ở địa bàn nghiên cứu, với một số giải pháp kỹ thuật tác động chủ yếu sau:
- Chọn đối tượng nương rẫy để chuyển hoá thành hệ NLKH.
Nơi có độ dốc dưới 150 và độ xốp tầng đất mặt từ 40 % trở lên thì cho phép canh tác nương rẫy.
Nơi có độ dốc mặt đất từ 150 - 350 và độ xốp tầng đất mặt từ 30 – 40% trở lên là đối tượng cần chuyển hoá nương rẫy thành HTCT NLKH.
Nơi có độ dốc trên 350 thì cần bảo vệ rừng tự nhiên (có thể cho phép khai thác) mà không thích hợp cho việc xây dựng HTCT NLKH, nhưng có thể xây dựng HTCT NLKH như một giai đoạn trung gian để tiến tới duy trì rừng tự nhiên.
Ngoài các giải pháp đã đề xuất ở trên cho từng HTCT, tôi xin đề xuất một số giải pháp chung cho các HTCT, gồm:
- Trồng cây phân xanh: theo Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1994) [9] cho rằng: “hoàn toàn có thể phục hồi đất bị thoái hoá bằng thay đổi cơ cấu cây trồng đa dạng thay thế độc canh. Việc đa canh cây dài ngày và cây ngắn ngày theo phương thức NLKH, đưa cây họ đậu, cây phân xanh vào hệ thống cây trồng có một ý nghĩa chiến lược trong việc nâng cao tuần hoàn chất hữu cơ đất, làm cơ sở cho việc cải tạo và sử dụng đất lâu bền”.
- Giữ ẩm chống hạn cho đất
Địa hình dốc, độ ẩm đất giảm ở đất canh tác nương rẫy, bên cạnh đó có một mùa khô kéo dài làm cho đất khô, cây sinh trưởng chậm vì thiếu nước. Vì vậy, các biện pháp giữ ẩm, chống hạn cho cây trồng là một điều cần thiết. Bằng các biện pháp canh tác hợp lý (hạn chế cuốc xới trong mùa khô, kết hợp với việc trồng băng cây phân xanh như đã trình bày ở trên, hoặc các biện pháp che phủ gốc bằng cỏ khô, thân, cành, lá cây…có thể giữ ẩm cho đất. Giải pháp này có ưu điểm trong khi vốn đầu tư ban đầu còn rất hạn chế.
- Kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên: trong từng trường hợp cụ thể, có thể lựa chọn áp dụng các biện pháp dưới đây:
+ Xử lý cây bụi, thảm tươi khi đã có sẵn lớp cây tái sinh nhưng bị chèn ép. Việc xử lý thực hiện 1 – 2 lần trong 1 – 2 năm cho đến khi cây tái sinh vượt khỏi sự ức chế của cây bụi thảm tươi. Biện pháp này được áp dụng chủ yếu trên các trảng cỏ cây bụi và nương rẫy bỏ hoá.
+ Trường hợp đặc biệt có thể phát đốt cây bụi thảm tươi trước mùa hạt rụng.
+ Xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng cây chồi được áp dụng đối với những rừng có các loài cây có khả năng tái sinh chồi, chủ yếu nhằm sản xuất gỗ nhỏ, hoặc các chủng loại gỗ khác phù hợp với phẩm chất gỗ tái sinh chồi [3].
4.5.2.2. Giải pháp về kinh tế
- Cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất.
- Thành lập quỹ tín dụng thôn bản do người dân tham gia đóng góp và quản lý.
- Vay vốn theo chu kỳ kinh doanh. Với kinh doanh cây lâm nghiệp thời gian vay vốn dài hơn và lãi suất thấp hơn.
- Tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn thuộc các chương trình trọng điểm của nhà nước như chương trình 135 về xoá đói giảm nghèo, chương trình 472 cho các xã vùng lòng hồ Sông Đà – Hoà Bình, chương trình 661/CP, lồng ghép các dự án trên địa bàn, tạo vốn lớn, đủ nguồn kinh phí tạo bước đột phá trong sản xuất lâm nghiệp, ổn định kinh tế xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng [1].
- Hiện nay, suất đầu tư cho 1 ha trồng rừng phòng hộ vẫn còn quá thấp. Suất đầu tư cho trồng rừng trước năm 2003 là 2,5 triệu đồng/ha, sau năm 2003 là 4 triệu đồng/ha. Chính vì suất đầu tư thấp làm cho giá công nhân còn quá rẻ, giá công nhân dao động trong khoảng 11.000 – 12.000 đồng/công (trước năm 2003), từ sau năm 2003 mới tăng lên 19.400 đồng – 20.000 đồng/công vẫn là qúa thấp so với giá cả thị trường, trong khi những công lao động phổ thông khác đã lên tới mức 30.000 – 40.000 đồng/công. Trong khi trồng rừng là một công việc khó khăn và vất vả, giá nhân công thấp không đủ bù đắp sức lao động bỏ ra nên vẫn chưa thu hút được nhiều người dân tham gia trồng rừng một cách tích cực, chính một phần do giá nhân công thấp đã làm cho người dân không thực hiện theo thiết kế trồng rừng, làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng. Do đó đòi hỏi nhà nước cần tăng suất đầu tư để người dân làm nghề rừng, hỗ trợ nguồn giống, hỗ trợ kỹ thuật…[13].
4.5.2.3. Giải pháp về chính sách
- Cần có những chính sách cụ thể để tạo lập vốn theo phương châm huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như vốn xoá đói giảm nghèo, vốn của dự án…Trong cơ cấu vốn đầu tư phải có tỷ lệ cho phát triển sản xuất NLN.
- Nên áp dụng thời hạn cho vay theo chu kỳ kinh doanh của từng loài cây trồng. Những cây có chu kỳ khai thác hàng năm có thể có thời hạn cho vay ngắn, những loài cây cho sản phẩm muộn, có thời hạn ưu tiên dài hơn. Ngoài ra, lãi suất cho vay phải phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân ở địa phương.
- Nên nghiên cứu để lập các quỹ bảo hiểm sản xuất để nhằm hạn chế các thiệt hại khi gặp rủi ro trong quá trình sản xuất như thiên tai, mất mùa, mất giá…
- Có chính sách ưu đãi về vốn vay để phát triển sản xuất cây có chu kỳ kinh doanh dài như cây lâm nghiệp hay một số cây đặc sản.
4.5.2.4. Giải pháp về xã hội
- Chính sách hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất phù hợp với xu thế hiện tại của địa phương.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ trong xã, thôn thông qua các lớp tập huấn, khoá học ngắn ngày, tham quan học hỏi các kỹ thuật sản xuất để áp dụng cho địa phương.
- Cần đẩy mạnh công tác KNKL để người dân nhanh chóng tiếp cận được những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Tổ chức các hình thức khuyến nông, khuyến lâm tự nguyện thành lập các nhóm có cùng sở thích nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiểu biết về mặt kỹ thuật trong sản xuất NLN.
PHẦN V
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ
Qua quá trình điều tra phân tích các HTCT có sự tham gia của người dân trong xã chúng tôi rút ra một số kết luận sơ bộ sau:
5.1. Kết luận
* Cao Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Đà Bắc, tổng diện tích đất hiện có là 4.842 ha, trong đó diện tích đất chưa sử dụng là 872,5 ha. Diện tích đất dành cho nông nghiệp chỉ có 408,6 ha (chiếm 8,44% diện tích đất tự nhiên) nên người dân phải mua một lượng lương thực lớn. Diện tích đất lâm nghiệp là lớn nhất, diện tích 3307,7 ha (chiếm 68,3 % diện tích đất tự nhiên) tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất NLN.
* Qua quá trình điều tra, đánh giá hiệu quả của các HTCT tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc có 3 HTCT và mỗi HTCT gồm một số PTCT:
- HTCT rừng trồng
+ PTCT 1: Luồng thuần loài
- HTCT nương rẫy
+ PTCT 2: Keo – ngô xen 3 năm đầu
+ PTCT 3: Keo - sắn xen 3 năm đầu
- HTCT NLKH
+ PTCT 4: Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu
+ PTCT 5: Luồng – lúa nương 2 năm đầu
* Chúng tôi căn cứ vào cấu trúc hiện có của các HTCT mà cụ thể là cấu trúc của từng PTCT kết hợp với hiệu quả tổng hợp về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường để đề xuất ra PTCT có thể sử dụng để nhân rộng vì tính thích ứng cao của nó đối với điểm nghiên cứu. Qua điều tra, nghiên cứu, đánh giá có sự tham gia của người dân cho thấy ở các HTCT NLKH cho hiệu quả tổng hợp cao nhất so với 2 HTCT còn lại. Trong đó, 2 PTCT của HTCT NLKH được đánh giá cao và đề xuất nhân rộng là:
- PTCT 4: : Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu
- PTCT 5: Luồng – lúa nương 2 năm đầu
* Trong các HTCT nghiên cứu thì chúng tôi nhận thấy PTCT Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu cho hiệu quả kinh tế cao nhất, thấp nhất là PTCT Keo – ngô xen 3 năm đầu.
* PTCT Luồng – ngô – đót là PTCT có hiệu quả xã hội cao nhất, thấp nhất là PTCT Luồng thuần loài vì sản phẩm thu được không đa dạng.
* Với hiệu quả môi trường thì PTCT Luồng – lúa nương 2 năm đầu được đánh giá cao nhất, thấp nhất là PTCT Keo – ngô xen 3 năm đầu và Keo - sắn xen 3 năm đầu.
* Hiện nay, ở điểm nghiên cứu vẫn còn tồn tại PTCT độc canh (PTCT luồng thuần loài) đem lại hiệu quả kinh tế thấp và làm ảnh hưởng đến môi trường.
5.2. Tồn tại
- Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu các HTCT nên chưa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến các HTCT theo thời gian.
5.3. Kiến nghị
- Để phát triển các HTCT bền vững thì người dân phải biết kết hợp các loại cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương, và đáp ứng được mục tiêu kinh tế, đồng thời đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tôi mạnh dạn, đề xuất nhân rộng các HTCT NLKH, trong đó có 2 PTCT là: PTCT 4: Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu và PTCT 5: Luồng – lúa nương 2 năm đầu.
- Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương thì cần phát huy nội lực từ bên trong, phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất NLN và giao lưu hàng hoá.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
CÁC KÝ HIỆU TRONG KHÓA LUẬN
P
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hiep linh ban in.doc