Trong những năm qua, thành phố Hải Phòng đang có những cố gắng đáng kể trong công tác quản lí chất thải, thành phố đã có nững cơ chế trong khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, đầu tư cho sản xuất sạch hơn, giảm các vật liệu, bao bì và đóng gói sản phẩm gây lãng phí tài nguyên, đồng thời có các biện pháp hướng dẫn người tiêu dùng vào những thói quen, nhu cầu tiết kiệm tài nguyên. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh cũng đang được chú trọng, việc phân loại chất thải cũng được khuyến khích trong toàn quốc nhằm giảm nhu cầu đối với các baĩ chôn lấp phế thải mới. Những nỗ lực trên của thành phố đã bước đầu làm chuyển biến công tác quản lí chất thải thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất rất cần sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với người dân và các ban ngành đoàn thể , các cơ quan, tổ chức có chức năng.
58 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của việc phân loại rác thải ở nguồn phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chuyển được khoảng 75%.
Biểu đồ 2.1: Mức độ tăng lượng thải trung bình mỗi ngày qua các năm( các quận nội thành)
Đơn vị: m3.
( Nguồn : Công ty môi trường Đô thị Hải Phòng )
2.Tổ chức quản lí.
Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng trực thuộc Sở GTCC Hải Phòng, là doanh nghiệp công ích có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lí toàn bộ chất thải trong nội thành. Nhưng thực tế hiện nay, khác với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng còn có công ty công cộng Thị xã Đồ Sơn và quận Kiến An quản lí thu gom. Vận chuyển chất thải. Thậm chí công ty thoát nước Hải Phòng là đơn vị tách ra từ Công ty Môi trường cũ ra để chuyên quản lí hệ thống thoát nứơc, cũng tham gia quản lí chất thải rắn trong thời gian qua.
Các huyện ngoại thành do các cơ sở môi trường trực thuộc UBND huyện quản lí một phần nhiệm vụ này.
3.Hiện trạng quản lí.
3.1.Công tác thu gom.
3.1.1.Rác sinh hoạt và đường phố.
Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng thu gom và vận chuyển và bãi rác trung bình được khoảng 650m3/ngày đạt 75%. Phần còn lại được thu gom bởi những người thu đồng nát nhằm tái chế, nhân dân tự đổ ra sông, mương, ao hồ và thu gôm qua các kỳ tổng vệ sinh.
Rác sinh hoạt và đường phố bao gồm số lượng rác trung bình sau đây đã đựơc thu thập trong năm 1997 ở ba quận nội thành.
Bảng 2.1: khối lượng trung bình các loại rác thải
Đơn vị:m3/ngày
Loại rác thải
Khối lượng trung bình
Rác nhà, cơ quan, thương mại, quét đường
462
Rác chợ
58
Rác xây dựng
111
Tổng số
631
Nguồn: báo Cáo tổng kết năm 1997- công ty Mt-đt hải phòng
Chiều dài tổng cộng của các đường phố chính ở Hải Phòng khoảng 15 km. Diện tích được quét rác hàng ngày có lòng đường khoảng hơn 380.000 m2, lề đường khoảng trên 380.000 m2 và các công viên, khu công cộng trên 10.000 m2.
Khu vực nằm giữa hai đường phố chính ở Hải Phòng bao gồm những toà nhà 2-5 tầng. Những toà nhà này chủ yếu dùng để ở, và trong nhiều trường hợp hầu hết tầng dưới được dùng làm các cửa hiệu hay xí nghiệp nhỏ.Tất cả các đường phố trong nội thành đều tráng nhựa.
Nội thành Hải Phòng có 19 chợ lớn trong đó có 5 chợ lớn là chợ Ga, chợ Sắt, chợ Tam Bạc, chợ Vạn Mỹ và chợ Hoà Bình và là nguồn gốc chính của các loại rác xanh.
Việc thu gom rác được thực hiện hàng ngày bởi công nhân thu gom của 3 đội môi trường(mỗi quận 1 đội), phục vụ trên 110.000 hộ. Việc thu gom này được thực hiện bằng xe đẩy tay. Tổng cộng là 400 xe và 656 công nhân thu gom. Như vậy là có khoảng 1,6 công nhân trên một xe. Giờ hoạt động chính thức trong khoảng 18h đến 6 giờ, ngoài ra ban ngày vẫn có các ca thu gom thêm.
Hiện nay nội thành có 62 điểm hẹn thu rác. Một số điểm hẹn nằm gần nhau trong khi đó lại có những điểm nằm cách xa nhau đáng kể, mỗi điểm hẹn chỉ được dùng ít giờ trong ngày để tránh đổ rác bừa bãi tại điểm hẹn này và cũng giới hạn sự phiền phức với nhân dân ở trong vùng.
Những người thu gom rác ( không quét đường) tự sở hữu xe tay của họ để gom rác từ các hô dân trong ngõ và đường chính, sau đó đẩy tới các điểm hẹn để đưa lên xe vận chuyển đi. Nói chung vẫn là hình thức đổ xuống các điểm hẹn công nhân dùng xẻng xúc lên xe vận chuyển. Thu nhập tổng cộng của công nhân gom rác bình quân khoảng 400.000 đồng/ tháng.
3.1.2.Rác công nghiệp.
Phần lớn rác thải công nghiệp của Hải Phòng do chính các nhà máy thu gom, xử lí vận chuyển ra bãi chôn lấp chung của thành phố. Một phần rác thải công nghiệp độc hại đã được hợp đồng với công ty môi trường đô thị để thu gom và xử lí. Hiện nay Hải Phòng có các khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Tây Bắc với các nhà máy sản xuất thép, khu công nghiệp Numora, khu công nghiệp Bắc Thuỷ Nguyên với các nhà máy ximăng ChinFong, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy sửa chữa tàu biển, phá dỡ tàu cũ Phà Rừng. Khu công nghiệp Đình Vũ, khu công nghịp đường 14 Đồ Sơn đang hình thành. Chất thải của các khu công nghiệp này hiện nay chưa được kiểm soát chặt chẽ, tương lai sau này chúng ta phải đối mặt giải quyết vấn đề chất thải rắn của khu vực này.
Hải Phòng có khoảng hơn 12 công ty, xí nghiệp dày dép các loại, lượng rác thải từ nền công nghiệp này cũng là một vấn đề chưa được giải quyết triệt để.
Rác này hiện nay không được kí hợp đồng để công ty môi trường đô thị thu gom và xử lí. Mặc dù Hải Phòng có một lò đốt chất thải này của một công ty trách nhiệm hữu hạn đặt ở Cát Bi song, loại rác này vẫn còn trôi nổi, đổ vật vạ một số nơi.
3.1.3.Rác bệnh viện
Thành phố Hải Phòng có 17 bệnh viện trong đó có 4 bệnh viện chính là Bệnh viện Tiệp, bệnh viện Phụ sản, bệnh viện Nhi Đức và bệnh viện Lao Kiến An. Ngoài ra còn có khoảng 26 trung tâm y tế.
Lượng phế thải bệnh viện hiện nay chỉ khoảng 60 % được hợp đồng với công ty MT-ĐT Hải Phòng thu gom, vận chuyển và xử lí, số còn lại hợp đồng với công ty phục vụ mai táng hoặc xử lí tai chỗ.
Rác phát sinh từ bệnh viện chia thành 3 loại chính:
*Chất thải giải phẫu bệnh lí
*Vật dụng băng bó vết thương ống tiêm.
*Rác sinh hoạt và thực phẩm(rác bếp)'
Số lượng rác độc hại mỗi ngày khoảng 8m3 là loại rác y tế bệnh phẩm và rác sinh hoạt lây nhiễm nguy hiểm độc hại.
Hiện nay khâu lưu trữ rác ở các bệnh viện thực hiện chưa tốt. Thùng rác đặt ở các phòng và các nhà chứa không thống nhất về kích thước màu sắc. Một số bệnh viện còn dùng một số kiểu thùng loại thùng khác nhau. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rác y tế và rác sinh hoạt bỏ lẫn lộn gây khó khăn cho công tác thu gom và xử lí.
Một số bệnh viện không có nhà thu gom xử lí rác , ba loại rác trên của bệnh viện được thu gom lẫn lộn và chứa để lộ thiên. Điều này không tránh khỏi gây ô nhiễm trong khuôn viên bệnh viện và dân cư xung quanh. Việc tuân thủ các quy định của Sở Y tế, của Uỷ ban môi trường, của công ty Môi trường Đô thị chưa nghiêm. Một số bệnh viện không chứa rác trong bao nilon, hoặc nilon quá mỏng, kim tiêm dùng rồi mà không được bẻ cong bẻ gẫy cho vào hộp riêng mà còn để lẫn lộn trong rác làm rách thủng bao và đễ truyền bệnh cho công nhân vệ sinh khi đi thu gom rác.
Về phương tiện vận chuyển Công ty Môi trường Đô thị chưa có xe chuyên dùng để thu gom vận chuyển rác bệnh viện.
Việc quản lí và xử rác y tế là một việc làm mới mẻ đối với Việt Nam, chưa có một công nghệ đặc trưng nào để xử lí rác y tế và bệnh phẩm .
Năm 1997, một dự án lò đốt rác của thành phố do công ty môi trường đô thị thiết lập với công suất 4,2 tấn/ngày theo công nghệ lò đốt GG24 HOVAN do hãng BESSE SAMBRE vương quốc Bỉ với tổng kinh phí 3 triêụ USD. Trong đó vốn vay ưu đãi từ chính phủ vương quốc Bỉ cho trang thiết bị lò đốt và xe ô tô chuyên dùng thu gom là 1,468 triệu USD. Nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được.
3.1.4.Phân bùn.
Hải Phòng có khoảng 50 % hộ gia đình dùng hố xí tự hoại còn 50% số hộ gia đình dùng hố xí thùng(bao gồm cả vùng ven đô). Lượng phát sinh hàng ngày khoảng 45 tấn, Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng mới thu khoảng 15 tấn/ngày. Số còn lại do dân thuê trực tiếp tư nhân dọn làm phân bón.
Hiện công ty môi trường còn có một đội bao gồm 77 công nhân thu dọn phân bùn trong các ngõ nghẽn vào ban đêm với 6 xe téc để vận chuyển phân rác.
3.2.Công tác vận chuyển.
Công ty Môi trường đô thị hiện có khoảng 42 xe chở rác và bùn có dung tích 4- 16 m3(1 xe téc rác 16m3) và 4 xe rác rửa đường.
Số lượng và chủng loại phương tiện trên mua đã dùng rồi, hầu hết hiện naygần như đã hỏng hoàn toàn vì đã qua sử dụng 10 năm. Chỉ có 7 xe thùng được đầu tư năm 1998, có một xưởng sửa chữa ở bãi xe Thượng Lý để bảo dưỡng thiết bị cơ khí.
Hiện nay các xe hầu hết hoạt động trung bình mỗi ngày 2 ca và hàng năm vận chuyển được khoảng 250.000 m3 /năm.
Phân được vận chuyển ra ngoại thành bám cho nông nghiệp, cũng có một phần đổ bãi rác ủ xử lí.
Hàng ngày xe được tổ chức đến 62 điểm hẹn để chuyển chất thải lên. Việc vận chuyển chất thải lên xe rác bằng tay cho nen thời gian xe tải ngừng quá lãng phí xúc lên loại xe thùng cao nên không hợp vệ sinh cho công nhân, chuyển chất thải lên thành phố gây mất mĩ quan đô thị.
Công tác vận chuỷên chất thải từ nội thành ra bãi rác Tràng Cát cần phải đi suốt qua trung tâm Thành Phố, dọc khu đường giao thông chính Lạch Tray.
Bến xe và bãi rác nằm ở đầu và cuối thành phố gây lãng phí thời gian trong hành trình.
3.3.Xử lí chất thải.
Bãi rác Thượng Lý sử dụng từ năm 1985 đến nay đã ngừng đổ rác, nhưng bãi chưa được đóng cửa, nghĩa là chưa được phủ lớp đất cuối cùng và tạo cảnh quan. Bãi rác Thượng Lý bị quá tải và trong tình trạng rất kém. Vẫn còn tồn tại rủi ro về chất độc hại môi trường.
Bãi rác Tràng Cát: Được bắt đầu hoạt động từ tháng 1/1998(diện tích 4 ha). Nó đã được quy hoạch, thiết kế và xây dựng đầy đủ; nhưng nó quá nhỏ cho vận hành lâu dài. Trên cơ sở thực tế, độ lên của bãi rác này khó đạt tới thông số thiết kế vì thiếu phương tiện dồng bộ để quản lí baĩ rác, do vậy chỉ sau 2 năm bãi rác sẽ đầy. Tràng Cát hiện nay có diện tích đất rất lớn nhưng công ty Môi trường đô thị chưa hoàn tất thủ tục xin cấp đất.
Thực ra, năm 1995 ở khu vực này (60 ha) đã được quy hoạch và có thiết kế sơ bộ cho cả 60 ha làm bãi rác, hồ sơ do các chuyên gia Phần Lan(thuộc chương trình cấp nước và vệ sinh Hải Phòng) phối hợp với các kỹ sư công ty môi trường đô thị lập.
4.Khả năng tài chính.
Chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và quản lí bãi rác hoàn toàn phụ thuộc vào vốn ngân sách cấp hàng năm, tuy nhiên thành phố cũng giao cho công ty môi trường đô thị cơ chế thu phí vệ sinh. Như năm 1997 về lí thuyết là thu 5 tỉ đồng nhưng thực tế chỉ thu được 2,9 tỉ đồng. Trong khi đó tổng chi phí kế hoạch cho Công ty môi trường đô thị để thu gom và vận chuyển chất thải thành phố là 10,7 tỉ đồng, như vậy năm 1997 cần phải được bao cấp là 8 tỉ đồng.Ngân sách do Sở Tài Chính Thành phố cấp hoàn toàn, nghĩa là doanh thu thu được sẽ phải nộp trực tiếp sở tài chính. Trình tự lập kế hoạch và theo dõi tài chính tuân theo những hướng dẫn chung về các Công ty công ích ở Hải Phòng.
Biểu đồ 2.2: Khả năng trang trải về tài chính của công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng
Đơn vị: tỉ đồng
III. Tổ chức thực hiện quản lí rác thải trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1.Phương tiện thu gom.
1.1.Thùng rác
Loại 120 L dặt cho các hộ và các cơ sở nhỏ. Loại 240 L đặt cho các đường phố chính, các khu công cộng hoặc công viên. Chúng được sản xuất cung cấp kiểm nghiệm tại cơ sở sản xuất và chuyển giao thùng rác.
1.2.Container.
Hiện nay ở Hải Phòng hình thức phổ biến nhất là đổ rác trên mặt đất rồi xúc thhủ công lên xe taỉ chở đi. Điều này lãnh đạo công ty môi trường đô thị cũng đã nhận thấy là hết sực kém hiệu quả cả về năng suất lao động lẫn nang suất xe. Do vậy nên xem xét loại bỏ phương tiện này vì nó trái với nguyên tắc quản lí rác, tức là không bao giờ để chất thải tiếp xúc với măt đất
Cần phải đưa ra các giải pháp dùng những loại trung chuyển đóng kín vì nó luôn luôn là hình thức hiệu quả kinh tế nhất trrong hoạt động phục vụ thu gom rác và được áp dụng trong điều kiện vật chất cho phép.
Trong "Hướng dẫn thoát nứơc và vệ sinh" được chuẩn bị vào tháng 7 năm 1997, Bộ xây dựng đã khẳng định và chỉ ra rằng"Cần thiết phải có đủ các trạm trung chuyển đặt ở những nơi thích hợp , để đóng kín có hiệu quả và vận chuyển rác thu gom bằng xe cải tiến.
Bảng2.2:Các thiết bị thu gom và vận chuyển rác
Đơn vị:USD
Danh mục
Chủng loại
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Rác hữu cơ
Cộng Xe máy chở rác
Cộng
Thùng rác loại 240 L
Vận động quần chúng
Cộng
Hội thảo
Ngày công(lắp đặt, theo dõi)
Tổng cộng
Thùng chưa rác hở(4m3)
Mẫu xe ba gác thiết kế
Xe ba gác cải tiến
Thùng rác mini(120L)
Xe ép rác(7,5 tấn)
Xe cần năng
Xe ben cần trục
Phụ tùng.
Đào tạo
Chuyển giao
Biển quảng cáo, cờ
Biểu ngữ
Báo chí
Ttruyền hình
1
50
140
728
6
1
1
Trọn gói
2.000
Trọn gói
4,566
776
475
22,8
115,068
76,256
86,301
45,6
4,566
38.800
63.980
16.598
85.144,00
690.408
76.256
86.301
91.324
77.547
43.379
1.065.215
91.200
2000
1.000
2.000
2.000
7.000
11.400
268.000
1.566.759
2.Các hình thức vận chuyển rác .
2.1.Trung chuyển
Quản lí chất thải ở Hải Phòng bao gồm năm giai đoạn chính: Chứa trong nhà, thu gom ban đầu, chuyển rác vận chuyển rác ra ô tô bãi thải. Như trên đã nêu khâu vận chuyển rác bằng ô tô được gom lại tại các điểm trung chuyển xúc bằng thủ công lên xe. Phương thức vận chuyển rác như vậy trong tương lai cần phải loại bỏ .
Để đưa ra một giải pháp hữu hiệu kiinh tế hơn và đảm bảo môi trường hơn, cần có quy hoạch sử dụng đất cho các phương án thu gom bằng cách đặt các thùng rác nhỏ, đặt thu gom bằng hệ thống container hoặc nếu có điều kiện thì xây dựng các trạm trung chuyển lên tới tầm cao của sàn xe tải và đặt sàn dốc để đẩy xe cải tiến lên.
2.2.Vận chuyển.
Vận chuyển rác ở Hải Phòng được thiết kế cho phương án thu gom rác bằng cách đặt các thùng rác nhỏ. Các phương tiện chuyên dùng ở đây là các loại xe ép rác có trọng tải lớn, các xe có cần năng để vận chuyển thùng chứa rcs hở và xe tải ben có cần trục.
Trong các phương tiện trên thì xe tải có cần năng là loại xe có hiệu quả nhất để lấy rác và vạan chuỷên rác hàng ngày từ 30 thùng chứa rác hở có công suất tối đa là 2,5 m3/ thùng. Thời gian tổng cộng để gom rác sẽ đựoc giảm đáng kể . Lấy rác (loại rác chợ ) bằng xe ép rác mất nhiều thời gian hơn so với lấy rác từ thùng rác. Đây là lí do để bắt đầu áp dụng xe có cần nâng, hơn nữa khi sử dụng loại xe này về mặt vệ sinh sẽ được cải thiện.
Loại xe ben có cần trục lại là loại xe có hiệu quả nhất để thu gom rác xây dựng nói chung tại nhiều điểm khác nhau và sau đó vận chuyển đến trạm trung chuyển hay bãi chôn rác (vừa là thu gom vừa là vận chuyển ).Lấy rác này bằng xe tải ben taị những nơi cố định , như vậy ít mất thời gian hơn là gom rác xây dựng vào xe ba gác rồi sau đó đưa vào xe. Hơn nữa điều kiên làm việc khi chuyển rác xây dựng vào xe sẽ được tốt hơnkhi đưa vào sử dụng xe tải ben có cần trục.
Tóm lại việc xác định và lựa chọn các thiết bị thu gom rác và công nghệ vận chuyển rác thích hợp nhất đối với điều kiện ở Hải Phòng là một vấn đề chiến lược quan trọng, cần phải được nghiên cứu thêm và có những dự án nhỏ thí nghiệm cho một khu nào đó, khi thành công có thể áp dụng toàn thành phố. Trong thực tế công tác thu gom rác và vận chuyển rác gồm nhiều phương pháp khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng rác trong đô thị, điều kiện vận chuyển, loại và thành phần rác, trong các điều kiện cụ thể phải tìm ra các phương án tối ưu
Bảng2. 3: các phương tiện vận chuyển rác ở Hải Phòng
Đơn vị:USD
Danh mục
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Xe tải có moocnăng
10
76.256
762.560
Xe thùng
5
50.000
250.000
Container dặt ở các điểm gom rác
100
2.000
200.000
Xe đẩy loại mới
100
1.000
100.000
Cộng(phần thiết bị phương tiện)
1.321.560
Nguồn:Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng
Bảng 2.4:các chi phí khác.
Đơn vị :USD
Loại chi phí
Thành tiền
Đào tạo chuyển giao
70.000
Vận động ý thức quần chúng
7.000
Hội thảo, quy hoạch điểm đặt container
11.000
Ngày công(lắp đặt, theo dõi)
200.000
Cộng
288.000
Nguồn:Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng
3.Quy hoạch đất sử dụng cho mục đích thu gom.
Những năm qua công tác quy hoach quản lí các điểm trung chuyển rác trong thành phố chưa được quan tâm, do vậy những điểm hẹn để chuỷen rác lên xe hiên tại chỉ là tạm thời, chưa có một tổ chức thẩm quyền nào phê duyệt. Công ty môi trường đô thị cần có những đề xuất các điểm hợp lí, để các ban ngành địa phương lựa chọn.
Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội và môi trường mĩ quan thành phố. Một kiến nghị ban đầu của Sở GTCC vời thành phố đề nghị viện quy hoạch, cơ quan tham mưu quy hoạch đô thị của UBND Thành phố sẵn sàng giúp đỡ tổnh quy hoạch các điểm sử dụng đất để thu gom rác, và bàn giao cho Công ty môi trường đô thị quản lí nhằm thu phát triển mạng lưới thu gom rác đô thị
4. Các hoạt động tuyên truyền
Vận động ý thức quần chúng là một yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường đô thị. Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng coi đây là hoạt động trọng điểm trong chương trình hành động của mình. Để phục vụ cho công tác này, công ty Môi trường đô thị Hải Phòng đã có một phòng "Thông tin tuyên truyền" có đủ khả năng gánh vác thực hiện các yêu cầu trên. Hàng năm thành phố đã đầu tư để cấp chi phí cho phòng này hoạt động.
Hoạt động này cứ sau ba tháng sơ kết một lần, sáu tháng tổng kết một lần, để đánh giá những kết quả làm được và những tồn tại cần khắc phục. Tâta nhiên để thực hiện triệt để các đề xuất trên, trước tiên cần một dự án chi tiết đảm bảo được khả thi được cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cho việc lập kế hoạch hàng năm.
Chương trình kế hoạch vận động ý thức quần chúng được cụ thể hoá bằng các hoạt động cụ thể sau:
-Truyền đơn dành cho nhân dân"Hãy quan tâm đến vấn đề rác"
-Thư ngỏ cho các thành phần tham gia ở phường, quận.
-Những bài báo riêng cho mục rác thải, hoặc các thông báo tổng quát đăng trên các báo.
-các Panô, áp phích nhằm kích thích sự chú ý ban đầu.
-Các panô, ap-phích cổ động.
-Quà tặng cho các thành phần tham gia, việc này phải thường xuyên quan tâm để biểu hiện lòng biết ơn, mong muốn sưh giúp đỡ nhiều hơn nữa.
Thư của giám đốc công ty Môi trường đô thị gửi cho công nhân viên
Thư thông báo tin tức của UBND thành phố.
Thư gửi cho tất cả các cơ quan ngành giáo dục, trường học.
Panô, ap-phích tại các trường học.
Tài liệu giảng dạy .
Loại cặp da để dự các hội nghị môi trường họp báo.
Thông báo báo chí.
Truyền đơn thông tin dành cho các cán bộ công nhân viên Công ty môi trường .
Tiết mục truyền hình(rác tổng quát).
Các biểu ngữ căng trên đường(bằng vải).
Các biểu ngữ đặt trên đường(bằng kim loại, gỗ)
III. Hiện trạng môi trường xung quanh khu vực bãi rác Tràng Cát.
Để đảm bảo vệ sinh môi trường của thành phố Hải Phòng, được sự đồng ý của UBND thành phố, Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng đã quyết định chọn xã Tràng Cát (nay là phường Tràng Cát, quận Kiến An thành phố Hải Phòng )để tập trung thu gom và xử lí chất thải của Thành phố. Thế nhưng đi đôi với sự khang trang sạch đẹp của phố phường thì người dân Tràng Cát đang phải từng ngày từng giờ đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trrọng. Đó là lí do vì sao,bãi rác Tràng Cát hiện nay đang ở trong tình trạng quá tải và diện tích đất dự kiến sử dụng cho việc xây dựng bãi rác mmặc dù đã lập dự án với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia người Bỉ phối hợp với các kỹ sư công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng nhưng chưa được thông qua.
1.Thực trạng môi trường.
1.1.Công suất và sức chứa cho phép của bãi rác .
Mỗi ngày bãi rác Tràng Cát phải tiếp nhận từ trên 1.500m3 rác thải từ các quận huyện thải ra. Có đợt cao điểm như lễ tết lượng rác thải phải lên tới 1.800 đến 2.000m3 một ngày. Do đó 23 nhân viên của đội phải làm việc gần như cả ba ca để phục vụ gần 70 xe rác trong một ngaỳ mà vẫn không xuể.
1.2. Quy trình xử lí rác thải.
Đào sâu
Cũng giống như các bãi rác khác trên toàn quốc, quy trình xử lí rác thải ở bãi rác Tràng Cát được tiến hành theo quy trình như sau:
Rải rác
Phun vi sinh
Lấp đất
Hàng tháng các nhân viên ở Tràng Cát còn tiến hành phun thuốc điệt ruồi, định kì 2 tháng một lần. Đầu năm 2004 bãi rác 1 đã trở nên quá tải, rác được chuyển xuống bãi rác thứ hai cách bãi rác thứ nhất chừng một cây số. ở bãi rác một mặc dù đã được phun vi sinh nhưng vẫn xảy ra hiện tượng chảy nước.
2.ảnh hưởng của bãi rác đến cuộc sống của người dân.
Cách đây vài năm, khi bãi rác Tràng Cát mới đi vào giai đoạn vận hành, ảnh hưởng của rác thải còn chưa nhìn thấy, nhưng ba năm trở lại đây, hậu quả của sự ô nhiễm này thể hiện ngày càng rõ rệt. Lúc đầu chỉ là sự ô nhiễm mùi, sau đó là cá chết, lúa chết vừa làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề hơn và làm giảm sản lượng lúa trong nông nghiệp.
Sự quá tải của bãi rác có thể nhìn thấy rõ ràng, từ bến Phà Đình Vũ nhìn sang, bãi rác Tràng Cát nhô lên cao ngất như một quả đồi, chứng tỏ sức chứa của nó đã vượt quá mức cho phép. Càng đến gần, mức độ ô nhiễm mùi càng nặng hơn, bãi rác cũng làm cho các con mương đen đặc toàn bùn làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước. Trong phạm vi bán kính 1000 m, có thể nhìn thấy các tác hại rõ ràng do bãi rác gây ra, từng khoảng ruộng trống do lúa bị chết hàng loạt, dưới các dòng mương cá và các loài thuỷ sinh khác cũng chết tạo càng làm tăng thêm mức độ ô nhiễm.
Hàng ngày hàng giờ, sự hoạt động của bãi rác ảnh hưởng trực tiếp đến từng bữa ăn, giấc ngủ của người dân. Những nhà dân ở trong làng, mỗi khi có gió Đông, gió Nam thổi, mùi hôi thối từ bãi rác bay vào tạo ra một bầu không khí ô nhiễm không sao chịu nổi, có nhà gần bãi rác mỗi khi dọn cơm ruồi nhặng bay vào từng đàn, có khi phải ngồi trong màn mới ăn được cơm.
3. Gải pháp khắc phục.
Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở bãi rác Tràng Cát đang ở vào tiình trạng báo động, Công ty môi trường đô thị Hải Phòng đang cùng với các chuyên gia Phần Lan tiến hành khai thác thăm dò khí mêtan xem nồng độ khí của nó ở mức nào(nồng đô khí Mêtan vượt quá mức sễ gây ra hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tâng ô zôn...)
Công ty cũng đang lập một dự án quản lí rác thải theo công nghệ của quốc tế bằng cách đặt một hệ thống thu khí, toàn bộ rác thải gây ô nhiễm sẽ được thu lại, nếu đủ sẽ cho chạy máy phát điện rồi đốt khí mêtan, chạy qua tuôcbin để tạo ra điện năng. Cách làm này đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới như: Bắc Âu, Đài Loan, Canada... đã làm và rất có hiệu quả.
Trong tương lai hệ thống thu khí sẽ được đặt dưới bãi rác, bao phủ rác bằng một lớp đất dày 80-100 cm, trên mặt bãi rác sẽ được trồng một lớp cây xanh. Như vậy môi trương vừa không bị ô nhiễm, mà chúng ta lại chế tạo được ra điện năng để sử dụng.
Hiệu quả và ý nghĩa cảu dự án trên là vô cùng to lớn. Chính phủ Phần Lan đã hỗ trợ số vốn ban đầu phục vụ công tác nghiên cứu thăm dò và thu khí bao trùm(thông qua các chương trình của pháp luật), còn số vốn đầu tư chính yếu ta phải bỏ ra. Trong khi đó hiện nay, chúng ta đang rất khó khăn về vốn. Thêm vào nữa dự án còn đang ở trong giai đoạn nghiên cứu thăm dò, vì thé người dân Tràng Cát vẫn hàng ngày phải sống trong một bầu không khí bị ô nhiễm nặng.
Chương III
Đánh giá hiệu quả của chương trình phân loại rác thải tại nguồn thành phố Hải Phòng
I.Sự cần thiết và mục tiêu của dự án.
1.Sự cần thiết.
Hiện tại, công ty môi trường Đô thị Hải Phòng có đội ngũ cán bộ, công nhân viên trên một nghìn người, Công ty đang phải quant lí và khai thác bãi rác Tràng Cát với diện tích 5 ha, nay đang phải chịu sức ép do đã hoạt động hết công suất. Ngoài ra công ty cũng đang phải quản lí 31 xe tải,xe cuốn ép rác chuyên dùng, xe ủi đầm lèn. Tuy vậy hiện nay công ty mới chỉ thu gom, vận chuyển được khoảng 367 tấn rác thải / ngày, tương đương với 76 %rác thải phát sinh.
Sở dĩ kết quả của việc quản lí chất thải rắn chưa thể cao vì: Một mặt, khối lượng rác phát sinh gia tăng ngày càng nhanh theo thời gian, trong khi bãi rá Tràng Cát đã phát huy hết công suất, hiện nay đang quá tải. Mặt khác ý thức của nhân dân đối vơí việc giữ gìn và bảo vệ môi trường còn chưa cao, đồng thời khả năng tài chính cũng như trang thiết bị của công ty còn nhiều hạn chế.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng, lượng rác phát sinh hàng ngày bao gồm 3 loại chủ yếu là rác hữu cơ có nguồn gốc từ các loại rau quả; rác có thể tái chế và một phần chất thải vô cơ bao gồm: than, xỉ, bụi, phế thải xây dựng là phần không thể tái chế, phải đem chôn lấp.
Các loại rác này có thành phần như sau:
Bảng3.1:thành phần các loại rác thải Đơn vị:%
Loại rác
Tỉ lệ
Rác hữu cơ
40
Rác có thể tái chế
10
Rác vô cơ
50
Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng
Các loại rác nói trên hiện nay vẫn được nhân dân để lẫn lộn rồi tập trung cho cho Công ty Môi trường Đô thị thu gom và vận chuyển chung. Lượng rác thải hữu cơ bị trộn lẫn trong đó liên tục bị phân huỷ tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm , đặc biệt là về mùi và nước rác, là môi trường để cho ruồi nhặng và côn trùng gây bệnh phát triển, làm ô nhiễm môi trường. Đây là yếu tố khó kiểm soát để bảo vệ môi trường đô thị ngay từ nơi phát sinh rác và suốt quá trình quản lí,xử lí chất thải.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục để rác lẫn lôn như vậy, chi phí xử lí rác sẽ lớn và có hiệu quả không cao. Lí do bản thân rác vô cơ thường là không có mùi, không phân huỷ, không phát sinh ra các tác nhân gây ô nhiễm nhưng vì giây bẩn bởi rác hữu cơ nên chũng ta vẫn phải xử lí ô nhiễm cho chất thải vô cơ. Điều này rất tốn kém và lãng phí. Đó là chưa kể các chi phí về Y tế mà xã hội phải trang trải cho cac bệnh gây ra bởi ô nhiễm môi trường.
Theo tính toán của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản( JICA) chi phí để xử lí chất thải rắn hiện nay là 102.000 đồng/tấn.Chi phí này bao gồm: vận chuyển, nhân công, xử lí tại bãi, chi phí xây dựng bãi rác và các chi phí phát sinh liên quan từ việc thu gom và xử lí tại bãi.
Như vậy , nếu chúng ta phân loại rác trước khi xử lí thì có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí quản lí, xử lí chất thải rắn. Khối lượng tiết kiệm này chủ yếu do giảm quy mô xây dựng, vận hành bãi chôn lấp rác vì không phửi chôn lấp rác hữu cơ và rác có thể tái sử dụng, giảm khối lượng và thời gian ô nhiễm bằng hoá chất.
Ngoài ra, dự án còn có thể mang lại nguồn thu từ việc cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh và tái chế phế liệu. Chi phí cho việc quản lí, xử lí chất thải hữu cơ sẽ được bù đắp từ nguồn này. Vấn đề hiện nay đang phải quan tâm là: cần có một nhà máy tái chế rác vô cơ như: nhựa, thuỷ tinh, giáy vụn, chai lọ.xong hiện nay vẫn có thể xử lí tạm thời bằng cách bán buôn cho các hộ gia đình kinh doanh phế liêụ.
Tuy nhiên, hiệu quả lớn nhất mà chúng ta có thể mang lại là chúng ta có thể kiểm soát ô nhiễm hiệu quả hơn, từ đó đem lại hiệu quả về mặt xã hội, y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Qua các báo cáo về hiện trạng trên và đánh giá về hiệu quả kinh tế, môi trường cho thấy việc phân loại rác là rất cần thiết và có lợi ích rất lớn. Mặt khác, kinh nghiệm của các nước cũng chỉ rõ: việc phân loại rác thải được thực hiện từ nơi phát sinh rác( đầu nguồn) vì một khi rác đã được để lẫn thì việc phân loại sẽ tốn kém và không hiệu quả.
Vì phân loại rác đầu nguồn là một việc làm còn rất mới mẻ nên cần phải làm thí điểm để từ đó rút kinh nghiệm, đánh giá tổng kết và nhân rộng mô hình.Địa bàn được chọn thí điểm là phường An Biên, quận Lê Chân vì đây là một địa bàn trung tâm, có kết cấu dân cư đa dạng, có quy chế dân chủ ở cơ sở phát huy tốt nên thích hợp để làm mẫu cho một chương trình manh tính xã hội cao. Để mô hình phân loại rác này thành công, dự án rất cần sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền địa phương cũng như sự phối kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị chuyên ngành và chính quyền cơ sở.
Trước tình hình đó, Công ty đã quyết định đầu tư xây dựng bãi rác 2 tại Tràng Cát và tiếp nhận quản lí dự án Hàn Quốc. Mặt khác hiện nay ý thức cộng đồng chưa cao và kế hoạch triển khai rác đầu nguồn chưa có nên cần phải có dự án thí điểm nhằm nâng cao ý thức cộng đồng và tận dụng được hiệu quả sử dụng bãi rác , đón đầu nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất phân vi sinh của Hàn Quốc.
Trong mục tiêu quy hoạch đô thị Hải Phòng là thành phố loại 1 cấp quốc gia, vì vậy phải làm tốt công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố để xứng đáng với tầm vóc của thành phố.
2.Mục tiêu của dự án
2.1.Mục tiêu trực tiếp.
Phân loại rác tại đầu nguồn là một phần mang tính tiền đề của công nghệ thu gom và xử lí chất thải rắn tiên tiến. Để thành Phố Hải Phòng ngày càng xanh, sạch, đẹp cần ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào công tác thu gom và xử lí rác thải. Dự án thí điểm về phân loại rác thải tại nguồn ở phường An Biên ngoài việc sớm cải thiện điếu kiện vệ sinh cho nhân dân phường An Biên còn nhằm mục đích thăm dò điều tra khả năng tiếp thu phương pháp mới tong công tác bảo vệ môi trường của nhân dân, thông qua đó để tự đánh giá hiệu quả của dự án để nhân rộng mô hình ra toàn thành phố.
Sản phẩm của công nghệ phân loại rác đầu nguồn sẽ là nguyên liệu đầu vào của dự án Hàn Quốc dùng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh(compost) phục vụ nông nghiệp. Qua đó, hiệu quả sử dụng bãi rác tăng lên đồng thời rác thải được tận dụng để trở thành sản phẩm hữu ích. Như vậy, phân loại rác đầu nguồn còn là dự án hỗ trợ cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ mà sắp tới, thành phố sẽ tiếp nhận vốn ODA của Hàn Quốc.
Việc phân loại rác đầu nguồn ngoài việc nâng cao diều kiên vệ sinh môi trường cho nhân dân còn góp phần hạn chế việc đổ rác bừa bãi, vương vãi ra hè phố, nâng cao vẻ đẹp của đô thị và điều kiện lao động của công nhân Môi trường, góp phần giúp người lao động thêm phấn khởi trong công tác giữ gìn vệ sinh thành phố.
Thông qua dự án thí điểm tại phường An Biên, việc phân loại rác đầu nguồn sẽ góp phần tích cực đến nhận thức của nhân dân thành phố. Bằng các phương tiện truyền thông, chúng ta sẽ tuyên truyền phương pháp thu gom rác mới để mô hình được nhân rộng sớm có hiệu quả.
2.2.Mục tiêu phát triển.
Tăng cường chất lượng vệ sinh môi trường cho thành phố, phấn đấu phá triệt để các hiện tượng rác vương vãi trên đường , làm đô thị xanh, sạch, đẹp hơn góp phần cải thiện mĩ quan đô thị.
áp dụng công nghệ thu gom và xử lí rác tiên tiến trên toàn thành phố, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh phục vụ nông nghiệp, qua đó tạo nguồn thu cho ngân sách.
Nâng cao ý thức cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường , góp phần bảo vệ sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Từ đó góp phần ổn định xã hội, cùng thành phố và các ngành các cấp giữ gìn và xây dựng thành phố theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút đầu tư.
Như vậy đây là một dự án dịch vụ công ích, có mục tiêu trước mắt và mục tiêu phát triển dài hạn, đóng góp cho công nghiệp giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II.Xác định các nội dung của dự án.
1.Hình thức đầu tư.
Dự án Phân loại chất thải tại nguồn thực hiện thí điểm tại phường An Biên được đầu tư bằng ngân sách của thành phố cấp cho hoạt động bảo vệ môi trường. Trong dự án thí điểm này, ngoài việc dùng các xe đẩy tay hiện nay của công ty đang sử dụng để thu gom, chúng ta sẽ đầu tư cho các hạng mục sau.
-Mua sắm trang thiết bị cần thiết như: Thùng kín chứa rác để cấp cho từng hộ gia đình, túi nilon cấp cho dân dùng trong tháng đầu tiên.
-Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúngnhư:Báo chí, phát thanh, truyền hình, tờ rơi để phổ biến, hướng dẫn nhân dân thực hiện việc phân loại rác
-Kết hợp với cán bộ cơ sở , Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên theo dõi và quản lí chặt chẽ mọi thông tin phản hồi từ phía nhân dân, báo cáo thường xuyên để kịp thời hướng dẫn vận động quần chúng tham gia thựchiện tốt mục tiêu cuả dự án.
-Tiến hành lập cam kết ghi nhớ, biên bản bàn giao các trang thiết bị của dự án đối với chính quyền, các cơ quan, xí nghiệp, cụm dân cư, tổ dân phố và các hộ gia đình.
2.Trách nhiệm của công ty Môi trường Đô thị.
Công ty sẽ chịu trách nhiệm cung cấp cho nhân dân các thùng đựng rác theo mẫu và chỉ tiêu đã quy định. Đây là các trang thiết bị nhà nước cấp miễn phí cho dân và chỉ cấp một lần. Ngoài ra sẽ cấp kèm theo mỗi thùng 45 túi để nhân dân sử dụng trong tháng đầu tiên của dự án. Theo đó, sau một thời gian dùng quen, hàng thàng nhân dân sẽ tự mua túi. Các loại rác hữu cơ gây ô nhiễm sẽ được thu gom hàng ngày.Các loại rác vô cơ sẽ thu gom và các ngày thứ hai, tư, sáu. Ngoài ra trong quá trình thực hiện dự án, Công ty sẽ phối hợp với chính quyền phường, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, cụm dân cư, toỏ dân phố, các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn phường để theo dõi, nhắc nhở, động viên nhân dân thực hiện tốt thao tác phân loại rác thải tại nguồn. Các đội trực tiếp thu gom ở địa bàn sẽ làm báo cáo vắn tắt về tình hình vận hành dự án vào cuối tháng ở công ty để tiếp tục rút kinh nghiệm phục vụ cho việc báo cáo củng cố và mở rộng mô hình. Điều này có thể đảm bảo cho dự án hoạt động tốt vì nhân dân được tham gia kiểm tra hướng dẫn thường xuyên liên tục và gúp cho Công ty có được các thông tin cập nhật về chất lượng dịch vụ và nhu cầu của nhân dân để chất lượng phục vụ của công ty ngày một tốt hơn.
3.Quyền lợi và trách nhiệm của chính quyền địa phương, đoàn thể và các hộ dân cư.
3.1.Quyền lợi.
Nhân dân sẽ được cấp miễn phí các thiết bị để thực hiện việc phân loại rác tại gia đình: Túi nilon được sử dụng trong tháng đầu, thùng rác để phục vụ việc phân loại rác. Nhân dân cũng dược công ty kết hợp với chính quyền, đoàn thể để hướng dẫn cách phân loại rác và dược công nhân của công ty Môi trường đến thu gom.
3.2.Trách nhiệm.
Nhân dân có trách nhiệm sử dùng thùng đúng mục đích, bảo vệ thùng tốt để thực hiện tốt và triệt để việc phân loại rác.Trường hợp các hộ gia đình làm mất thùng phải tự trang bị tiếp tục thực hiện việc phân loại rác theo quy định chung.
Chấp hành đúng lịch đổ rác đã quy định. Không vứt rác bừa bãi ra đường. Đóng phí thu dọn vệ sinh đầy đủ đúng hạn. Chủ động phối hợp với công ty Môi trường đô thị và chính quyền địa phương, các đoàn thể và mọi cá nhân trong cộng đồng để thực hiện tốt chủ trương chung về phân loại, thu gom rác.
Với các hình thức đầu tư như trên, các nhân tố để dự án thành công được đảm bảo , mặt khác chúng ta còn nắm bắt nhanh được tâm lí, nhu cầu của nhân dân để có thể điều chỉnh kịp thời, hướng dẫn sao cho hoạt động của dự án phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
III.Xác định chi phí và hiệu quả của dự án phân loại rác thải tại nguồn thực hiện thí điểm ở phường An Biên.
Phường An Biên được lựa chọn làm nơi thực hiện dự án vì nhiều lí do khách quan. Phường An Biên là một phường trung tâm của thành phố Hải Phòng, có ảnh hưởng lớn về mặt tác động cộng đồng tới đông đảo nhân dân của thành phố với diện tích là 18,2 ha. Phường có nhiều tuyến phố chính.
Bảng 3.2: các tuyến phố chính cần quản lí
Tên đường phố
Giới hạn
Các ngõ
Nguyễn Đức Cảnh
Số nhà 32 đến 94
33,34,36,43,49,55,57,62,79,83,85,88,94
Hai Bà Trưng
89-197(bên lẻ) và 122-260(bên chẵn)
103,133,143,145,149,153,126,138,140,170,184,186,218,242,260
Cát Cụt
2-102(bên chẵn) và 1 –119(bên lẻ)
9,37,41,47,85,113,26,56,58,74,86,43
Mê Linh
2-102(bên chẵn) và 1- 119(bên lẻ)
68
Nguồn:Công ty môi trường đô thị Hải Phòng
Cơ cấu dân cư
Theo số liệu thống kê của chính quyền phường, tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2001, toàn phường có 1.904 hộ gia đình với 7.247 nhân khẩu, được chia ra sinh hoạt tại 59 tổ dân phố trong 8 khu dân cư. Cụ thể dược tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 3.3:cơ cấu dân cư phường An Biên
STT
Khu dân cư
Số hộ gia đình
Số nhân khẩu
1
Khu dân cư số 1
306
1.198
2
Khu dân cư số 2
260
976
3
Khu dân cư số 3
185
729
4
Khu dân cư số 4
236
892
5
Khu dân cư số 5
255
952
6
Khu dân cư số 6
204
786
7
Khu dân cư số 7
215
802
8
Khu dân cư số 8
243
912
Tổng số
1.904
7.247
Nguồn:Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng
1.Xác định chi phí của các phương án.
Nhằm đảm bảo có thể lựa chọn phương án tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế-xã hội –môi trường, các phương án chi phí khác nhau đã được đè xuất bao gồm 4 phương án .
1.1. Chi phí đầu tư của phương án 1:
Trong phương án này mỗi gia đình sẽ dược cấp cho 1 thùng nhựa 1 ngăn, mỗi thùng 22L, giá 139.150 đồng/thùng và các gia đình phải đầu tư thêm 1 thùng nữa. Tuy giá thành thấp nhưng nhược điểm của loại thùng này là đẻ vỡ, đặc biệt là nếu nhân dân đựng xỉ than thì loại thùng này rất dễ cháy.
Bảng 3.4: chi phí đầu tư của phương án 1
Đơn vị tính:VND
STT
Hạng mục
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thùng nhựa kín 1 ngăn cấp cho dân
2.008
139.150
279.413.200
2
Túi nilon HD dùng cho nhân dân dùng tháng đầu tiên
90.360
212,5
19.201.500
3
Chi phí khảo sát. giám sát chuẩn đầu tư
20.000.000
4
Đi học tập. Rút kinh nghiệm các tỉnh bạn
18.000.000
5
Tuyên truyền trên báo Hải Phòng, Báo An ninh HP
2.000.000
6
Dựng băng Video tuyên truyền trên vô tuyến truyền hình
20.000.000
7
Chi phí giảm sát nhân dân trong quá trình dự án hoạt động
3.000.000
8
Chi phí tổ chức hội thảo
5.000.000
9
Chi phí văn phòng phẩm
3.000.000
10
Chi phí làm bảng cổ động, hướng dẫn tại các bảng tin(80 bảng tôn tráng men hoặc sơn tĩnh điện cỡ 50x80cmx 150.000 đồng/chiếc
12.000.000
11
Tổng số
381.614.700
13
Dự phòng chi 35
11.448.440
Tổng cộng
393.063.140
1.2 Xác định chi phí đầu tư của phương án 2
Bảng 3.5: chi phí đầu tư của phương án 2
Đơn vị:VND
STT
Hạng mục
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thùng nhựa kín 1 ngăn cấp cho dân
2.008
179.150
360.034.400
2
Túi nilon HD dùng cho nhân dân dùng tháng đầu tiên
90.360
212,5
19.201.500
3
Chi phí khảo sát. giám sát chuẩn đầu tư
20.000.000
4
Đi học tập. Rút kinh nghiệm các tỉnh bạn
18.000.000
5
Tuyên truyền trên báo Hải Phòng, Báo An ninh HP
2.000.000
6
Dựng băng Video tuyên truyền trên vô tuyến truyền hình
20.000.000
7
Chi phí giảm sát nhân dân trong quá trình dự án hoạt động
3.000.000
8
Chi phí tổ chức hội thảo
5.000.000
9
Chi phí văn phòng phẩm
3.000.000
10
Chi phí làm bảng cổ động, hướng dẫn tại các bảng tin(80 bảng tôn tráng men hoặc sơn tĩnh điện cỡ 50x80cmx 150.000 đồng/chiếc
12.000.000
11
Tổng số
462.235.900
13
Dự phòng chi 35
13.867.070
Tổng cộng
476.102.970
Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng
1.3Xác định chi phí đầu tư của phương án 3
Bảng 3.6: chi phí đầu tư của phương án 3
Đơn vị: VND
STT
Hạng mục
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thùng nhựa kín 1 ngăn cấp cho dân
2.008
179.300
360.034.400
2
Thùng nhựa kín 1 ngăn
2.008
139.150
279.413.200
3
Túi nilon HD dùng cho nhân dân dùng tháng đầu tiên
90.360
212,5
19.201.500
4
Chi phí khảo sát. giám sát chuẩn đầu tư
20.000.000
5
Đi học tập. Rút kinh nghiệm các tỉnh bạn
18.000.000
6
Tuyên truyền trên báo Hải Phòng, Báo An ninh HP
2.000.000
7
Dựng băng Video tuyên truyền trên vô tuyến truyền hình
20.000.000
8
Chi phí giảm sát nhân dân trong quá trình dự án hoạt động
3.000.000
9
Chi phí tổ chức hội thảo
5.000.000
10
Chi phí văn phòng phẩm
3.000.000
11
Chi phí làm bảng cổ động, hướng dẫn tại các bảng tin(80 bảng tôn tráng men hoặc sơn tĩnh điện cỡ 50x80cmx 150.000 đồng/chiếc
12.000.000
12
Tổng số
471.649.100
13
Dự phòng chi 35
22.249.473
Tổng cộng
763.898.573
Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng
1.4Xác định chi phí đầu tư của phương án 4
Bảng 3.7: chi phí đầu tư của phương án 4
Đơn vị: VND
STT
Hạng mục
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thùng nhựa composite 2 ngăn
2.008
260.150
522.381.200
2
Túi nilon HD dùng cho nhân dân dùng tháng đầu tiên
90.360
212,5
19.201.500
3
Chi phí khảo sát. giám sát chuẩn đầu tư
20.000.000
4
Đi học tập. Rút kinh nghiệm các tỉnh bạn
18.000.000
5
Tuyên truyền trên báo Hải Phòng, Báo An ninh HP
2.000.000
6
Dựng băng Video tuyên truyền trên vô tuyến truyền hình
20.000.000
7
Chi phí giảm sát nhân dân trong quá trình dự án hoạt động
3.000.000
8
Chi phí tổ chức hội thảo
5.000.000
9
Chi phí văn phòng phẩm
3.000.000
10
Chi phí làm bảng cổ động, hướng dẫn tại các bảng tin(80 bảng tôn tráng men hoặc sơn tĩnh điện cỡ 50x80cmx 150.000 đồng/chiếc
12.000.000
11
Tổng số
624.582.7000
13
Dự phòng chi 35
18.737.481
Tổng cộng
643.320.191
2.So sánh và lựa chọn các phương án.
2.1.So sánh các phương án
Bảng 3.8: so sánh các phương án
Các phương án
Phương án 1
Phương án 2
Phương án 3
Phương án 4
Thiết bị kèm theo
1 thùng nhựa một ngăn
1 thùng composite ngăn
1 thùng nhựa 1 ngăn
1 thùng composite
1 thùng composite 2 ngăn
Giá thành
139.150
179.000
139.150-179.000
260.150
Nhược điểm
Dễ vỡ, dễ hỏng, dễ cháy
-
-
Cồng kềnh. Không thuận tiện khi sử dụng
Thiết bị các hộ phải mua thêm
1 thùng
1 thùng
-
-
Tổng chi phí dự án
393.063.140
476.102.970
763.898.573
643.320.181.
Qua bảng trên ta thấy phương án 3 có chi phí đầu tư cho dự án cao nhất, phương án 1 có chi phí dầu tư cho dự án thấp nhất. Nếu chỉ xét nhân tố chi phí là nhân tố quan trọng nhất đối với một dự án thì phương án 1 là phương án chúng ta cần lựa chọn nhưng đối với một dự án phân loại chất thải tại nguồn mang tính xã hội cao thì sự ủng hộ đồng tình của dân chúng lại là điều quan trọng nhất.
*Căn cứ để quyết định lựa chọn phương án: Đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và phù hợp nhất về mặt kỹ thuật-tài chính .
2.2.Đánh giá các phương án theo phương pháp dùng trọng số.
2.2.1.Khái quát về phương pháp đánh giá dùng trọng số.
Một trong các công cụ hữu hiệu để đánh giá phương án là dùng phương pháp trọng số. Phương pháp này đưa ra các tiêu chí so ánh các thứ tự ưu tiên như thời gian thực hiện, chi phí thực hiện, tính phức tạp khi thực hiện, khả năng duy trì... Các tiêu chí này sẽ được cho điểm từ thấp đến cao. Điểm cao thể hiện mức độ ưu tiêncao(W). ta sẽ so sánh các tiêu chí này theo các phương án khác nhau. Điểm cao nhất thể hiện tính khả thi của phương án đó cao.
2.2.2.áp dụng phương pháp đánh giá dùng trọng số trong lựa chọn phương án cung cấp thiết bị phân loại rác thải phường An Biên
Bảng 3.9: Đánh giá các phương án theo phương pháp dùng trọng số
Tiêu chí đánh giá mức độ ưu tiên
Hệ số quan trọng(W)
Đánh giá phương án
Phương án 1
Phương án 2
Phương án 3
Phương án 4
Mức đánh giá(R)
R*W
Mức đánh giá(R)
R*W
Mức đánh giá(R)
R*W
Mức đánh giá(R)
R*W
Chi phí của phương án
7
9
63
8
56
5
35
6
42
Tính hiệu quả
8
6
48
7
56
9
72
8
64
Tính phức tạp
5
4
20
8
40
8
40
5
25
Sự ủng hộ của người dân
10
3
30
4
40
10
100
6
60
Tổng số điểm
161
192
247
191
2.3.Lựa chọn phương án
Sau các buổi họp với chính quyền và cán bộ cơ sở phường An Biên để nắm bắt nhu cầu của nhân dân, đại đa số nhân dân đề nghị được cung cấp 2 thùng rời nhau để phù hợp với diện tích và tập quán sinh hoạt của nhân dân. Vì thế, trong 4 phương án trên, phương án đựoc lựa chọn là phương án 3 được đánh giá là phương án phù hợp với yêu cầu kỹ thuật trong công tác bảo vệ môi trường, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Có thể nói đây là phương án phù hợp nhất về mặt kỹ thuật và tài chính. Như vậy, dự án sẽ đạt hiệu quả như mong đợi.
3.Đánh giá hiệu quả của dự án phân loại rác thải tại nguồn phường An Biên.
3.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
3.1.1. Cơ cấu dân cư và trang thiết bị cung cấp chính.
Bảng 3.10: cơ cấu dân cư và các trang thiết bị cung cấp chính
STT
Đối tượng
Số đối tượng
Hệ số nhu cầu(So với hộ gia đình)
Số suất
1
Đình chùa,đền miếu
02
2
4
2
Cơ quan, xí nghiệp
22
4
88
3
Nhà hàng, khách sạn
05
2
10
4
Nhà văn hoá
01
2
2
5
Hộ gia đình
1.904
1
1904
Tổng số
2.008
Nguồn:Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng
Cơ cấu dân cư và trang thiết bị có ảnh hưởng đến quy mô của dự án và phương hướng triển khai của dự án. Việc xác định rõ khối lượng rác của các đơn vị khác hộ gia đình có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình cung cấp thiết bị cũng như lập kế hoạch thu gom. Các đơn vị có nhiều rác hơn sẽ được cấp với các chỉ tiêu cao hơn.
Rác được nhân dân phân loại tại nơi phát sinh (gia đình, cơ quan, đơn vị) theo hướng dẫn của công ty Môi trường Đô thị và cán bộ tổ dân phố. Rác hữu cơ có thể gây ô nhiễm có thể được thu gom hàng ngày, rác vô cơ thu gom một tuần 3 lần vào các ngày 2,4,6.
3.1.2.Khối lượng rác thải phường An Biên.
Bảng 3.11: khối lượng rác thải phường an biên
Stt
Đối tượng
Số lượng
Rác thải trung bình(Kg/ngày)
Tổng số rác thải mỗi ngày(Kg)
1
Người dân
7.247
1,18
8.551
2
Đình chùa
02
20
40
3
Nhà văn hoá
01
10
10
4
Nhà hàng
05
20
100
5
Cơ quan, xí nghiệp
22
10
220
Tổng lượng rác thải mỗi ngày
8.921
Tổng lượng rác thải mỗi năm
3.256.165(Kg)
Làm tròn: 3.256 tấn/năm
Nguồn: Công ty môi trường đô thị Hải Phòng
3.2.Đánh giá hiệu quả.
3.2.1.Hiệu quả kinh tế.
Dự án phân loại chất thải tại nguồn thực hiện ở phường An Biên nếu được thực hiên tốt với các chương trình khác như: làm phân hữu cơ, tái chế nhiên liệu thì không những có thể tạo ra nguồn thu mà còn giảm được rất nhiều chi phí do không phải xử lí, chôn lấp rác hữu cơ. Mặt khác chi phí xử lí rác vô cơ cũng sẽ giảm vì khi phân loại rác ngay từ đầu nguồn , nguy cơ ô nhiễm của rác vô cơ sẽ giảm đi đáng kể, từ đó có thể giảm chi phí xử lý ô nhiễm của rác vô cơ để đầu tư cho các hạng mục khác, nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường.
Tăng nguồn thu từ bán phế liệu.
Chế biến phân hữu cơ.Hiện nay rác ở Hải Phòng có tỉ trọng là 0,45, trong đó rác bếp núc và xỉ than là hai thành phần chính, tỉ lệ các loảiác khác như sau:
Bảng 3.12: tỉ lệ các loại rác thải
Loại rác
Tỉ lệ
Rác bếp núc
40
Nhựa
6,1
Giấy
3,5
Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng
Tổng khối lượng rác ở phường An Biên là :3.256.165kg.
Đơn giá trung bình 1 kg rác là :200đ
Vậy giá trị tận thu từ rác của phường An Biên trong một năm là:
G=3.256.165 x (6,1%+3,5%) x 200=62.518.368 đ.
Ngoài lợi ích về kinh tế do việc tận thu từ rác , dự án còn đem lại hiệu quả nữa là: Tiếp cận đến việc tái sử dụng các nguyên liệu, từ đó góp phần giữ gìn các nguồn tài nguyên ngày một khan hiếm, góp phần giảm chi phí sản xuất cho xã hội, đóng góp đáng kể vào việc phấn đấu vì một nền kinh tế phát triển bền vững.
3.2.2.Hiệu quả về mặt môi trường.
Dự án thí điểm nói trên áp dụng phương pháp trên thế giới trong việc thu gom, quản lí- xử lí chất thải rắn. Vì thế, thực hiện dự án này nghĩa là góp phần rất lớn trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, làm cho môi trường đô thị ngày càng xanh, sạch, đẹp; đóng góp tích cực trong việcbảo đảm thực hiện tốt nghị định 36/CP và nghị quyết 06?NQ của HĐND thành phố.
3.2.3.Hiệu quả về mặt chính trị.
Với dự án này, chúng ta vừa mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế vừa mang lại một môi trường sống tốt đẹp cho nhân dân.
Đây là một dự án đượcHĐND,UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo triển khai để cải thiện đời sống cho nhân dân nên việc thực hiện tốt dự án này nghĩa là đã đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống một cách sinh động và thiết thực, hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng. Thông qua đó củng cố được lòng tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
3.2.4.Hiệu quả về mặt xã hội.
Với hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường như đã nói ở trên, dự án đã đem lại một chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân thông qua việc cung cấp một chất lượng cuộc sống tốt hơn, cảnh quan đô thị được cải thiện xanh, sạch, đẹp, giải toả tâm lí bức xúc của người dân.
HIệu quả về mặt Chính trị và xã hội đó sẽ góp phần xây dựng tâm lí tự tin, phấn khởi trong nhân dân, góp phần nâng cao hiẹu suất lao động trong mỗi cá nhân trong một môi trường trong lành, một xã hội ổn định. Các hiệu quả này cũng đóng góp một phần cho việc thu hút đầu tư nước ngoàicủa Thành phố, đóng góp cho sự nghiệp “vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bàng, dân chủ, van minh” mà toàn Đảng, toàn dân ta đang dày công xây dựng.
Giải pháp và kiến nghị
Trong khi các bãi rác của thành phố đã sử dụng hết công suất và đang chịu sức ép quá tải , trong khi các phương tiên phục vụ môi trường hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu và thành phố đang chuẩn bị tiếp nhận dự án xây dựng nhà máy chế bién phân vi sinh trong phạm vi khuônkhổ của dự án Hàn Quốc, việc thực hiện dự án thí điểm phân loại rác thải tại nguồn ở phường An Biên là rất cần thiết. Qua nghiên cứu tìm hiểu về chi phí của dự án cũng như hiệu quả mà dự án mang lại xin có một số kiến nghị và đề xuất sau đối với công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng và UBND thành phố Hải Phòng:
Chọn phương án 3 là phương án phù hợp nhất kết hợp hài hoà nguyện vọng của đông đảo nhân dân cũng như đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật. Mặc dù chi phí cao hơn các phương án khác nhưng đảm bảo vẫn trong khả năng đáp ứng về tài chính.
Cần khẩn trương triển khai xây dựng nhà máy tái chế rác, nhà máy chế biến phân vi sinh tận dụng rác thành sản phẩm có ích. Khi đó chu trình phân loại và chế biến rác thải sẽ trở thành một chu trình liên hoàn, khép kín.
Ban hành các quy chế chặt chẽ về phân loại rác đầu nguồn; quy chế về thu gom, quản lí sử dụng rác tái chế. Muốn vậy phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác cũng như làm tốt công tác dân vận để bảo vệ môi trường trở thành công tác của toàn dân, thực hiên “xã hội hoá môi trường”
kết kuận
Trong những năm qua, thành phố Hải Phòng đang có những cố gắng đáng kể trong công tác quản lí chất thải, thành phố đã có nững cơ chế trong khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, đầu tư cho sản xuất sạch hơn, giảm các vật liệu, bao bì và đóng gói sản phẩm gây lãng phí tài nguyên, đồng thời có các biện pháp hướng dẫn người tiêu dùng vào những thói quen, nhu cầu tiết kiệm tài nguyên. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh cũng đang được chú trọng, việc phân loại chất thải cũng được khuyến khích trong toàn quốc nhằm giảm nhu cầu đối với các baĩ chôn lấp phế thải mới. Những nỗ lực trên của thành phố đã bước đầu làm chuyển biến công tác quản lí chất thải thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất rất cần sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với người dân và các ban ngành đoàn thể , các cơ quan, tổ chức có chức năng.
Việc thực hiện dự án phân loại rác thải tại nguồn phường An Biên quận Lê Chân đã chứng minh hiệu quả của công tác phân loại cũng như những lợi ích kinh tế thu về từ các sản phẩm tận thu từ rác. Điều này mở ra một hướng mới trong việc nhân rộng mô hình ra phạm vi toàn thành phố cũng như khả năng áp dụng kinh tế chất thải nhằm tận dụng, tiết kiệm nhiên liệu.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên chuyên dề chỉ đánh giá được phần nào hiệu quả của việc thực hiện dự án phân loại rác thải tại nguồn phường An Biên, rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
danh mục tài liệu tham khảo:
PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh-Kinh tế và quản lí môi trường- nhà xuất bản thống kê- 2003
Dự án kinh tế chất thải. Kinh tế chất thải trong phát triển bền vững-Nhà xuất bản chính trị quốc gia-2001
Lê Văn Khoa- Môi trường và ô nhiễm_ Nhà xuất bản giáo dục 1997
Hội thảo cán bộ cao cấp về môi trường và phát triển bền vững.
Hội thảo bảo vệ thiên nhiên và môi trườngViệt Nam(VACNE), Hải Phòng, tháng 1/96-Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng.
Thông tin môi trường Hải Phòng năm 2002_ trung tâm kỹ thuật môi trường Đô thị và Khu công nghiệp
Thương mại Môi trường
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0078.doc