Đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy sản xuất giấy đế xuất khẩu Yên Bình

CBA( Cost-Benefit Analysis: Phân tích chi phí- lợi ích) là phương pháp nhằm so sánh mức độ chênh lệch giữa lợi ích thu được từ thực hiện của một chương trình mang lại và chi phí mất đi từ dự án, chương trình đó được biểu hiện bằng tiền. Bản chất của CBA là sử dụng công cụ tiền tệ để tính toán những chi phí và lợi ích. Về nguyên tắc: tính toán bằng tiền các tác động tích cực hay gọi là lợi ích mà dự án mang lại (B), và các tác động tiêu cực hay những chi phí mất đi khi thực hiện dự án(C). Vì vậy: B-C>0 hay B/C >1 dự án đạt được hiệu quả xã hội và được thực hiện.

doc91 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy sản xuất giấy đế xuất khẩu Yên Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc từ số lượng nhiên liệu đốt cháy do các phương tiện vận tải ra vào trong khu vực. Việc tính toán này cũng mang tính chất tương đối vì khó có thể xác định chính xác số lượng nhiên liệu bị đốt cháy hàng ngày trong khu vực nhà máy. Động cơ xe ô tô có hai loại: loại động cơ máy nổ dùng xăng và động cơ Điezen và lượng nhiên liệu bị đốt cháy phụ thuộc vào từng loại động cơ. Mặt khác, lượng nhiên liệu còn phụ thuộc vào chế độ vận hành của từng loại xe. Bảng 2.6 : Thành phần các khí độc hại trong khí thải của động cơ. Thành phần các khí độc trong khói thải Chế độ làm việc của động cơ Chạy chậm Tăng tốc Ổn định Giảm tốc Xăng Điezen Xăng Điezen Xăng Điezen Xăng Điezen CO(ppm) 7.0 Vết 2.5 0.1 1.8 vết 2 vết NO2(ppm) 30 60 1050 850 650 250 20 30 Aldehyt(ppm) 30 10 20 20 10 10 300 30 hydrocacbon 0.5 0.04 0.2 0.02 0.1 0.01 1.0 0.03 Nguồn : Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái. Bụi do các phương tiện giao thông Trong quá trình xe chạy và quá trình bốc xếp nguyên liệu, sản phẩm cũng gây nên sự ô nhiễm bụi cho khu vực. Bụi sinh ra sẽ phát tán theo gió lan toả ra khu vực xung quanh, tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết mà bụi có thể phát tán đi xa hoặc gần, tuy nhiên trong phạm vi bán kính 300m tính từ điểm phát sinh bụi sẽ chịu ảnh hưởng của bụi. Bụi và khí độc do phương tiện giao thông tuy không lớn nhưng cũng là nguyên nhân góp phần cùng các nguồn ô nhiễm khác làm tăng cường khả năng ô nhiễm khu vực. Bụi và khí trong các công đoạn cắt- kẻ rãnh, phập- xẻ rãnh thành khuôn. Bụi do bột giấy phát sinh ngay tại các vị trí làm việc của công nhân. Tuy nhiên lượng phát sinh này không lớn nên nhà máy chỉ cần bố trí các quạt. Tác động đến môi trường nước. • Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt của nhà máy là nước thải sau khi phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ công nhân như: nước vệ sinh, tắm rửa. Lưu lượng của nước thải được tính như sau: Nước dùng cho vệ sinh của công nhân trong nhà máy: Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân theo quy định 20/TCN 33-85 của bộ xây dựng là 45lit/ng/ca. Như vậy lượng nước dùng cho tắm rửa và vệ sinh của cán bộ công nhân viên tại nhà máy( khi hoạt động hết công suất) là: Q1=55 x45lit/ng/ca x 1 ca = 2,475( m3/ngày). Nước dùng cho nhu cầu chuẩn bị bữa ăn của công nhân trong nhà máy: tiêu chuẩn theo thiết kê TCVN 4474-87. Lượng nước dùng cho nhà ăn tập thể tính cho một người với một bữa ăn là 25 lít. Như vậy lượng nước sinh ra cho 55 công nhân trong nhà máy là: Q2= 55 x 25= 1,375(m3/ngày). Vậy lượng nước thải của nhà máy là: Q= Q1+Q2 =2,475 + 1,375 =3,850( m3). Nước thải này chủ yếu là ô nhiễm sinh học, hàm lượng COD, BOD, chất rắn lơ lửng, tổng nitơ, tổng phôtpho và vi khuẩn cao hơn tiêu chuẩn cho phép, không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường. • Nước thải sản xuất Chỉ phát sinh công đoạn in, tổng lượng nước thải khoảng 100m3/ngày. Hiện nay nhà máy tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nước thải sau khi xử lý sẽ được thải vào hệ thống chung khu vực. Bảng 2.7 : Kết quả phân tích nước thải năm 2007. TT Các chỉ tiêu Đv Đo Kết quả TCVN-5945-2005 M1 M2 1 pH - 9.02 7.72 5.5-9 2 TSS mg/l 352 187 100 3 COD mg/l 258 98 80 4 BOD5 mg/l 143 50 50 5 TN mg/l 8.15 4.04 30 6 TP mg/l 4.31 3.12 6 Nguồn : Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái. Ghi chú: TCVN-9545-2005: tiêu chuẩn chất lượng nước thải. M1: nước thải tại điểm thải( sau xử lý). M2: Nước thải cách điểm xả 100m( xuôi dòng chảy). Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường: Chất thải rắn là các nguyên liệu giấy dư thừa( các đầu mẩu, sản phẩm lỗi), bột mầu rơi vãi, các bao bì đựng bột màu... Chất thải rắn sinh ra từ việc nạo vét các hố ga, bể xử lý nước thải. Chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên. Với tổng số cán bộ nhân viên trong công ty là 55 người thì lượng rác thải ra hàng ngày là: 0.5kg/người/ngày x 55 người = 27,5 kg/ngày. Chất thải rắn là các loại giấy thừa, bao bì hỏng được thu gom hàng ngày để bán cho các cơ sở tái chế. Chất thải sinh hoạt được công ty thu gom xử lý theo quy định của địa phương. 2.4 Tiểu kết chương 2: Chương 2 giới thiệu khái quát chung về tình hình nhà máy: quy mô, cơ cấu lao động, phương án sản phẩm, quy trình công nghệ và những tác động của nhà máy đến môi trường. Đây là chương giúp ta có được hình dung cơ bản về nhà máy đặc biệt là những tác động đến môi trường để có những căn cứ cho phân tích chương tiếp theo. Chương 3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY GIẤY ĐẾ XUẤT KHẨU YÊN BÌNH. 3.1 Tính toán các chi phí 3.1.1 Xác đính các chi phí về vốn và chi phí hoạt động 3.1.1.1 Vốn * Cơ cấu nguồn vốn: Tổng vốn đầu tư :6.100.650.000 đồng. Trong đó: Thiết bị: 3.356.735.000 đồng. Xây lắp: 2.209.000.000 đồng. Kiến thiết cơ bản: 534.915.000 đồng. Bảng 3.1 : Bảng danh mục tổng hợp vốn đầu tư. STT Danh mục ĐVT Số lượng Đ. Giá(đ) Thành tiền(đ) I Thiết bị Đồng 3.356.735.000 II Xây lắp(đã có thuế VAT) Đồng 2.209.000.000 1 Vận chuyển và lắp đặt Bộ 75.000.000 a Vận chuyển từ Hải Phòng-Yên Bái bộ 35.000.000 b Lắp đặt hoàn chỉnh bộ 40.000.000 2 San tạo mặt bằng m2 2.500 300.000.000 3 Nhà xưởng sản xuất, các công trình phụ Đồng 822.000.000 a Nhà sản xuất chính +kho TP m2 734 650.000 477.000.000 b Nhà văn phòng, kho, ăn ca, bảo vệ m2 248 750.000 186.000.000 c Nhà ở công nhân m2 124 750.000 93.000.000 d Nhà vệ sinh khu SX và tập thể m2 32 1.000.000 32.000.000 đ Giếng nước khu tập thể+ bể chứa Đồng 7.000.000 e Trạm bơm cấp I+II m2 36 750.000 27.000.000 4 Xây lắp hệ thống phụ trợ đồng 558.000.000 a Đ DK-35KW+TBA320KVA-35/0.4KV HT 01 80.000.000 b Hệ thống điện động lực, chiếu sáng HT 01 100.000.000 c Hệ thống cấp nước SX-sinh hoạt HT 01 50.000.000 d Hệ thống cấp dầu FO, tuần hoàn xút, cấp bột HT 01 30.000.000 đ Hệ thống móng máy, bể 100m3 HT 01 100.000.000 e Hệ thống bể xử lý nước thải m2 860 230.000 198.000.000 5 Hệ thống rãnh nước-Hố ga đồng 34.000.000 a Hệ thống rãnh nước md 200 150.000 30.000.000 b Hố ga hố 08 500.000 4.000.000 6 Hàng rào xây gạch chỉ md 480 125.000 60.000.000 7 Cổng sắt bảo vệ(9m) bộ 01 22.000.000 8 Sân đường nội bộ đồng 292.000.000 a Đường nội bộ bê tông sỏi 200# m2 2.000 140.000 280.000.000 b Sân BTGV- láng xi măng 75# m2 238 50.000 12.000.000 9 Khu chế biến nguyên liệu đồng 46.000.000 a Đường chạy máy cắt m2 120 110.000 13.000.000 b Diện tích xung quanh m2 470 70.000 33.000.000 III Chi phí kiến thức cơ bản khác đồng 534.915.000 1 Chi phí chuẩn bị đầu tư 0.834% x(I+II/1.05)x 1.1 0.046% x(I+II/1.05)x 1.1 2.06% x(II/1.05) x1.1 0.134% x(II/1.05) x 1.1 (1.38% x II/1.05+0.52%x I)x1.1 0.213% x(I) x 1.1 0.32% x (II/1.05) x 1.1 1.0795 x( II/1.05) x 1.1 0.485% x(I) x1.1 55 người x 500.000 52.858.000 a lập báo cáo n/c khả thi 50.095.000 b Thẩm định dự án đầu tư 2.763.000 2 Chi phí thực hiện đầu tư 355.057.000 a Chi phí khảo sát 15.000.000 b Chi phí thiết kế 47.672.000 c Thẩm định thiết kế kỹ thuật 3.101.000 d Chi phí quản lý dự án 51.136.000 e Chi phí lập và thẩm định H.sơ mời thầu thiết bị 7.865.000 f Chi phí lập và thẩm định H.sơ mời thầu xây lắp 7.405.000 g Giám sát thi công xây dựng 24.970.000 h Giám sát lắp đặt thiết bị 17.908.000 i Đền bù 180.000.000 3 Chi phí đưa dự án vào hoạt động 27.000.000 - Chi phí cho đào tạo CN 27.000.000 4 Chi phí dự phòng 100.000.000 Tổng chi phí: (I +II+III): 6.100.650.000 (Sáu tỷ, một trăm triệu, sáu trăm năm mươi ngàn đồng chẵn). Nguồn : Nhà Máy Giấy đế Yên Bình. * Nguồn vốn: Tổng vốn: 6.100.650.000đ Vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: 5.200.000.000đ. Vốn tự huy động của đơn vị: 900.650.000đ. Chi phí hoạt động Chi phí hoạt động của nhà máy được chia ra: định phí và biến phí. Định phí:( chi phí cố định) là khoản chi phí cố định trong kinh doanh, nó không thay đổi khi sản lượng sản xuất ra thay đổi. Biến phí:( chi phí khả biến): chi phí có thể tăng hay giảm cùng với mức tăng giảm sản lượng sản xuất. Hay có thể hiểu chi phí khả biến là chi phí mà tỷ lệ của nó trong tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi phí khả biến cùng với chi phí cố định tạo thành tổng chi phí. Danh mục biến phí và định phí trong quá trình sản xuất của nhà máy được cho bởi bảng sau: Bảng 3.2 Biến phí và định phí của nhà máy. Biến phí Định phí + Nguyên liệu: tre, nứa, vầu. + Xút. + Dầu FO. + Điện. + Lưu huỳnh. + Dầu CN. + Mỡ. + Mầu. + Hóa chất. +Tiền lương công nhân SX. + ăn ca. + Sửa chữa lớn tài sản cố định. + Sửa chữa thường xuyên. + Lãi vay vốn lưu động. + Chi phí vận chuyển. + Khấu hao tài sản cố định. + Lãi vay vốn cố định. + Chi phí quản lý phân xưởng. + Chi phí quản lý doanh nghiệp. + BHXH(19%). Nguồn: Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Bảng 3.3 : Tổng chi phí hoạt động từng năm. (đ.v 1.000đồng) Năm Chi phí xây dựng Chi phí sản xuất 2001 6.100.650 2002 8.414.133 2003 8.457.062 2004 8.506.968 2005 8.556.873 2006 8.606.779 2007 8.636.685 2008 8.700.505 2009 8.700.505 2010 8.700.505 2011 8.700.505 2012 8.700.505 2013 8.700.505 Nguồn : Nhà Máy Giấy đế Yên Bình. Bảng dữ liệu trên cho thấy kết quả về chi phí hoạt động từ năm 2001 đến năm 2013. Chi phí xây dựng: Là chi phí ban đầu của nhà máy, chi phí này phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sản xuất. Đây chính là tổng vốn đầu tư. Chi phí này được tính vào năm bắt đầu xây dựng nhà máy là năm 2001( nhà máy xây dựng và hoàn thiện xong ngay trong năm 2001). Chi phí sản xuất: Bắt đầu tính từ năm đi vào sản xuất là năm 2002. Chi phí này là toàn bộ tổng chi phí hoạt động theo từng năm Tổng chi phí từng năm này được tính toán trên cơ sở cộng tất cả các khoản chi định phí và biến phí cùa từng năm theo số liệu nhà máy cung cấp. Những chi phí sản xuất này có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Điều đó phụ thuộc vào giá cả thị trường của các nguyên vật liệu theo từng năm và nhiều yếu tố khác như: lạm phát hay những biến động kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu, thị trường nguyên vật liệu. Do vậy. chi phí này từ năm 2002- 2007 là liên tục tăng. Chi phí năm 2008 là chi phí dự kiến của nhà máy( do năm sản xuất 2008 chưa kết thúc). Những năm tiếp theo cho đến 2013 được nhà máy ước tính chi phí tối thiểu bằng với chi phí dự kiến của năm 2008. Việc coi những chi phí của những năm này bằng của năm 2008 chỉ để cho công việc tính toán dễ dàng hơn. Tuy nhiên, theo nhận định thì những chi phí này luôn có xu hướng tăng. Chi phí về môi trường Chi phí đầu tư cho môi trường của nhà máy Chất thải trong nhà máy được chú ý chủ yếu là nước thải từ quá trình xeo, ngâm rửa vật liệu và vệ sinh công nghiệp có ảnh hưởng nhất định tới môi trường bởi các chất hữu cơ: PH, BOD5, COD, các chất rắn lơ lửng. Ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt trong nhà máy và nước mưa chảy tràn nhưng không đáng kể. Đòi hỏi của công nghệ sản xuất giấy không cao nên nước thải sau xeo có lưu lượng khá lớn có thể một phần được tái sử dụng lại mục đích để rửa nguyên liệu sau khi ngâm và cung cấp thêm nước cho nhà máy nghiền bột. Phần còn lại được xử lý bằng phương pháp hoá học và vi sinh. Chi phí để xử lý nước thải của nhà máy gồm các chi phí xây lắp và thiết bị hệ thống xử lý nước thải: Bảng 3.4: Chi phí đầu tư công nghệ ban đầu xử lý nước thải của nhà máy. (đ v: đồng). Nội dung Thành tiền Chi phí xây lắp Tổng chi phí xây lắp 170.000.000 Hệ thống bể chứa 160.000.000 Rãnh xây 5.000.000 Sân phơi bùn 5.000.000 Chi phí thiết bị Tổng chi phí thiết bị 40.000.000 Máy bơm 3kw x 3 chiếc 15.000.000 Máy bơm 4,5kw x 1 chiếc 6.000.000 Máy khuấy 2,2kw x 1 chiếc 7.000.000 Hệ thống ống dẫn, van phụ trợ 8.000.000 Lắp đặt 4.000.000 Nguồn: Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Lượng hoá chất sử dụng cho dây chuyền sản xuất trong một ngày đêm: Bảng3.5: Lượng hoá chất cho một ngày đêm. Nguyên liệu khối lượng( kg) Axít HCL FeCl3 Polymer N P ( P2O5) 16,46 30 1,5 32,6 3,3 Nguồn: Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Tổng chi phí là: C1 = 170.000.000 +40.000.000 = 210.000.000 (đ) Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy được mô tả theo sơ đồ sau: Nước thải dịch đen Lưới lọc: S= 40-50 cm2 Kích thước lỗ: 9-10mm Lưới lọc: S= 40-50 cm2 Kích thước lỗ: 9-10mm Bể xử lý yếm khí 250m3 2.5 x 8 x 12.5 Nước thải sau xeo Lưới lọc: S= 40-50 cm2 Kích thước lỗ: 9-10mm Bể lắng sơ bộ và trung hoà ph 120m3 2 x 6x 10 HCL Bể trộn và ngưng tụ 12m3 2 x 3 x 2 Bể lắng đợt I 180m3 2 x 4.5 x 20 Bể tiếp xúc VS 120m2 (AEROTEN) 2 x 6 x 10 Bể lắng đợt II 180m3 2 x 4.5 x 20 Sân phơi bùn 100m2 FeCl3 polymer Oxy N P(P2O5) Nước thải sau xử lý Bơm bùn 3KW Bơm bùn 3KW Bơm thu hồi 3KW Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Nguồn: Nhà máy Giấy đế Yên Bình. 3.1.2.2 Chi phí trồng cây xanh : Sau khi xây dựng xong, nhà máy bỏ ra một phần chi phí để trồng cây xanh để tạo không gian xanh cũng như cải thiện chất lượng môi trường khu vực xung quanh nhà máy. Chi phí ban đầu bỏ ra trồng cây xanh là: C2= 50.000.000(đ). Tổng chi phí đầu tư cho xử lý chất thải và trồng cây xanh là: C3 = C1 +C2 = 210.000.000 + 50.000.000 = 260.000.000(đ) Các chi phí này là chi phí đầu tiên cho môi trường của nhà máy. Vì vậy: Chi phí ban đầu của nhà máy phân bổ cho mỗi năm hoạt động là: C1 210.000.000 đ C2 50.000.000 đ r 12% t 12 năm C* =đ = 41,974 triệu đồng Chi phí hoạt động cho môi trường của nhà máy a, Chi phí thu gom, vận chuyển Do chất thải trong nhà máy là không quá lớn , rác thải được nhà máy xử lý ngay tại chỗ, nên nhà máy không cần thuê xí nghiệp môi trường Yên Bình để thu gom vận chuyển rác nên chi phí cho việc thuê thu gom vận chuyển bằng 0, chi phí này tính luôn vào chi phí trả lương cho công nhân xử lý môi trường trong nhà máy. b, Chi phí cho quá trình xử lý chất thải Số công nhân lao động cho xử lý môi trường: 3 người. Tiền lương hàng tháng của mỗi công nhân là 1.400.000đồng. Tiền lương của 3 công nhân trong một năm là: 3* 1.400.000* 12= 50.400.000đồng= 50,4 triệu đồng. Kinh phí cho vận hành hệ thống xử lý nước thải 46.500đồng/tấn SP trong đó: Hoá chất sử dụng: 38.000 đồng. Điện năng sử dụng:8.500đồng Vậy chi phí vận hành hàng năm của nhà máy là: 46.500 * 2500 = 116.250.000 (đồng) = 116,250 triệu đồng. Chi phí kiểm tra. quản lý, giám sát chất lượng môi trường: 6.000.000 đồng (6 triệu đồng/năm) Tổng hợp chi phí mục này là: Lương công nhân xử lý chất thải 50,4 triệu đồng Chi phí vận hành xử lý chất thải 116,250 triệu đồng Chi phí kiểm tra, giám sát 6 triệu đồng Vậy tổng chi phí môi trường vận hành hàng năm là: 50,4+ 116,250 + 6 = 172,650 (triệu) Chi phí môi trường hàng năm phân bổ là: 172,650 + 41,974 = 214,624(triệu). 3.1.3 Chi phí xã hội Do nhà máy vận hành được 7 năm nay nên những chi phí mà xã hội bỏ ra do hoạt động của nhà máy tính toán theo con số chính xác hết sức khó khăn. VD: ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân như thế nào? bao nhiêu người bị mắc các bệnh do hoạt động của nhà máy, ảnh hưởng đa dạng sinh học ra sao, thành phần loài cây có bị ảnh hưởng gì không? năng suất cây trồng có bị giảm sút không do khí thải, nước thải, tiếng ồn của nhà máy Tất cả những ảnh hưởng đó không thể đánh giá chính xác trong một thời gian ngắn như thế này được, vì vậy những đánh giá dưới đây chỉ mang tính chất định tính. Những chi phí xã hội ở đây được định tính là những tiêu cực nhà máy gây ra trong quá trình sản xuất cũng như vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm tác động tới người dân xung quanh khu vực. 3.1.3.1 Gia tăng mật độ giao thông phức tạp Hoạt động của nhà máy phần nào cũng làm gia tăng mật độ xe qua lại do chuyên chở các nguyên vật liệu, sản phẩm gây nên giao thông phức tạp. Do phải sử dụng xe có trọng tải lớn để vận chuyển nguyên vật liệu và nhà máy và sản phẩm đến các thị trường, lượng xe lưu thông trên đoạn đường khu vực nhà máy tăng và gây những tai nạn tiềm ẩn đối với người tham gia giao thông trên đường, đặc biệt là người dân xung quanh khu vực đó. Theo báo cáo của nhà máy, Trung bình có khoảng 40-50 chuyến xe trọng tải 10 tấn luôn qua lại trên đường để vận chuyển vật liệu đến nhà máy và sản phẩm đi. Việc lưu thông trên đường của các xe nặng làm cho mật độ xe tăng lên. Ngoài ra còn phải kể đến các tác động gây ra bụi, tiếng ồn, rơi vãi nguyên vật liệu gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và làm tăng quá trình xuống cấp của các tuyến đường. Nhà máy cũng cho biết, hàng năm nhà máy phải bỏ ra 40-50 triệu cho việc cải tạo lại đường xá, cầu cống khu vực nhà máy để thuận tiện cho việc vận chuyển cũng như đi lại của nhân dân. 3.1.3.2 Ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân Do đặc điểm nguồn thải của nhà máy là: tiếng ồn, khí thải, nước thảiTuy nhà máy cố gắng xử lý triệt để xong vẫn có ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân: Tiếng ồn : Tiếng ồn là tổng những âm thanh có cường độ, tần số khác gây ra các cảm giác khó chịu cho con người, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn làm hại đến thích giác gây nên điếc, làm rối loạn các sinh lý, gây ra các bệnh về thần kinh, tim mạch, nội tiết Hoạt động của máy nghiền, môtơ quay.. gây tiếng ồn lớn, mức ồn có thể vượt quá 85-90dBA. Bảng 3.6 Phân tích tiếng ồn khu vực nhà máy năm 2007. . TT Tên mẫu Tiếng ồn(dBA) 1 Khu vực sản xuất giấy 79.5 2 Khu vực sấy 83.3 3 khu vực xeo 90.1 4 cách xưởng sản xuất 200m 58.3 TC 3733-2002/BYT-QĐ 85 TCVN- 5949-1998 70 Nguồn : Sở Tài Nguyên Môi trường Yên Bái. Ghi chú: TC 3733-2002-BYT/QĐ: vi khí hậu, tiếng ồn tại khu vực làm việc TCVN-5949-1998: tiêu chuẩn cho phép tiếng ồn khu xen kẽ dân cư. Nhìn chung tiếng ồn trong khu vực sản xuất đều nằm trong giới hạn cho phép theo tỉêu chuẩn TC-3733-2002-BYT/QĐ. Tại khu vực xeo giấy có giá trị tiếng ồn cao hơn cho phép. Khu vực xung quanh nằm trong giới hạn cho phép. Ngoài ra tiếng ồn của các phương tiện giao thông đi lại gây ảnh hưởng đến người dân do động cơ, còi xe, nhất là xe tải lớn hoạt động trong ngày đặc biệt về đêm. Tuy mức độ tác động đến sức khoẻ của người dân cho đến thời điểm này chưa ảnh hưởng lơn, mặt khác chưa có đủ thời gian để kiểm chứng, đánh giá ảnh hưởng về sức khoẻ của người dân thông qua các bệnh về: sinh lý, thần kinh, tim mạch, thính giác do hoạt động của nhà máy. Nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng phần nào đến sức khoẻ của người dân xung quanh khu vực này. Bụi và khí thải của nhà máy Bụi và khí thải của nhà máy chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx. Bụi và khí thái sinh ra từ trong quá trình sản xuất cũng như đi lại của các xe chuyên chở trong nhà máy. Các chất này được xem như là tác nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, phổi, phù nhũng niêm mạc, loét phế, khí quản và các chấn thương cho mắt. Theo điều tra của y tế xã Phú Thịnh tỷ lệ người mắc bệnh về đường hô hấp sau khi nhà máy đi vào hoạt động có tăng. Bảng 3.7 : Số người mắc bệnh về đường hô hấp xã Phú Thịnh. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số người mắc bệnh 46 48 50 51 53 54 55 Nguồn: y tế xã Phú Thịnh. Bảng trên cho thấy số người mắc bệnh hô hấp của xã Phú Thịnh ngày càng có xu hướng gia tăng. Sự gia tăng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa nhưng trong đó có cả sự hoạt động của nhà máy tác động vào. Kết quả ở trên cho thấy bụi và khí thải cũng là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ đến sức khoẻ của người dân khu vực nhà máy. Do vậy cũng gây ra những chi phí để khám chữa bệnh của nhân dân, những chi phí này không phải lúc nào cũng điều tra và thống kê được. Nước thải Do đặc điểm nước thải của nhà máy trong quá trình sản xuất chứa các chất BOD5, COD, TN, TP,PH, TSS.. Nước thải qua xử lý triệt để trong nhà máy rồi mới ra các khu vực quanh đó, tuy vậy nồng độ của các chất BOD5, COD, TN, TP, TSS vẫn còn cao hơn mức cho phép nên ít nhiều ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của nhân dân. Các chất hoá học tiềm ảnh những nguy cơ gây bệnh nguy hiểm: ung thư, rối loạn hệ thần kinh, nội tiết. Các bệnh này sẽ ủ bệnh trong thời gian dài. Thiệt hại về sức khoẻ của người dân, chi phí khám chữa bệnh rất lớn mà không dễ dàng tính toán được. 3.1.3.3 Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học Một số ảnh hưởng đến đa dạng sinh học mà nhà máy có thể tác động như: Chất rắn lơ lửng: tác nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước, làm tăng độ đục nguồn nước, làm giảm nâng suất sinh học. Các chất hữu cơ: BOD, COD.. ô nhiễm chất này là làm suy giảm nồng độ oxy trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ chất hữu cơ. Oxy hoà tan giảm gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thuỷ sinh. N, P gây hiện tượng phù dưỡng ảnh hưởng chất lượng nước, đời sống thuỷ sinh. Dầu mỡ và nước thải đo được tại khu vực xung quanh nhà máy, khu vực sông suối đón nhận đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Người dân khu vực cho biết trước kia họ có thể nuôi trồng và đánh bắt cá xung quanh đó, nhưng từ khi có nhà máy thì ước lượng số lượng cá giảm đi rất nhiều hoặc không bắt được những con cá to nữa do ảnh hưởng của nước thải nhà máy làm đe doạ đến sự sống của chúng. Thiệt hại hàng năm là khoảng 300 kg cá, với giá trung bình giá các loại cá khoảng 25.000đồng/kg. Như vậy thiệt hại mà người dân gánh chịu là : 300kg x 25.000đồng/kg = 7.500.000 đồng/năm = 7,5 ( triệu). Theo lãnh đạo của nhà máy cho biết, việc thu mua nguyên vật liệu sản xuất: tre, nứa, vầu.. của nhân dân một cách tự do. Nhà máy chỉ chịu trách nhiệm thu mua nguyên liệu chứ chưa có những biện pháp hỗ trợ người dân trồng lại rừng để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cũng như cân bằng sinh học. Nếu rừng tre, nứa, vầu không được trồng lại thì sẽ có những tiềm ẩn ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong rừng, có thể làm cạn kiệt và mất đi những thành phần loài quý hiếm. 3.2 Lợi ích mang lại từ hoạt động của nhà máy 3.2.1 Lợi ích tài chính Bảng 3.8: Kết quả SX-KD của nhà máy. Năm Doanh thu( 1.000 đồng) 2001 0 2002 8.901.000 2003 9.200.000 2004 9.537.892 2005 9.739.057 2006 10.354.246 2007 11.634.257 2008 11.634.257 2009 11.634.257 2010 11.634.257 2011 11.634.257 2012 11.634.257 2013 11.634.257 Nguồn : Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Bảng doanh thu do phòng kế toán của nhà máy cung cấp. Đó là kết quả của việc bán sản phẩm giấy đế cuộn và giấy đế kiện của nhà máy. Năm 2001: Nhà máy bắt đầu xây dựng chưa đi vào sản xuất nên doanh thu bằng 0. Từ năm 2002 -2007: Bảng trên cho thấy kết quả doanh thu của nhà máy. Doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2008-2013: Bảng trên biểu thị kết quả doanh thu dự kiến của nhà máy. Doanh thu này được dự kiến ít nhất phải bằng doanh thu năm 2007. Doanh thu những năm này coi như bằng nhau để tiện cho phân tích. 3.2.2 . Lợi ích xã hội 3.2.2.1 Đóng góp vào ngân sách nhà nước Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động, nhà máy cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp một phần thuế của mình cho nhà nước. Các khoản thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước làm tăng nguồn thu ngân sách địa phương, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội: Các khoản thuế phải nộp của nhà máy là: Thuế giá trị gia tăng( VAT), Thuế thu nhập doanh nghiệp Chú ý: Cách tính thuế thực hiện như sau: - Thuế VAT: VAT nộp = VAT ra –VAT khấu trừ: áp dụng luật thuế GTGT- nghị định số 78/1999/NĐ-CP 20/8/1999. VAT khấu trừ: å chi phí nguyên liệu thứ i x k. trong đó : k là phần trăm được khấu trừ ( k= 5%-10%). VAT ra = Doanh thu x 10%. VAT nộp= VAT ra- VAT khấu trừ. Bảng 3.9 Bảng tính thuế VAT phải nộp của nhà máy. Nguồn: Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Năm VAT KHẤU TRỪ VAT RA VAT NỘP 2001 0 0 0 2002 358.294 890.100 531.806 2003 362.537 920.000 557.463 2004 365.293 953.798,2 588.505,2 2005 371.168 973.905,7 602.737,7 2006 382.104 1.035.424,6 653.302,6 2007 392.475 1.163.425,7 770.950,7 2008 402.495 1.163.425,7 760.930,7 2009 402.495 1.163.425,7 760.930,7 2010 402.495 1.163.425,7 760.930,7 2011 402.495 1.1633.425,7 760.930,7 2012 402.495 1.163.425,7 760.930,7 2013 402.495 1.163.425,7 760.930,7 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Nghị định số 51/1999 NĐ-CP 8/7/1999 chương III : Điều 20 khoản 3: áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp 20% năm. Điều 21 khoản 4: được miễn thuế 03 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo. Bảng 3.10 Thuế thu nhập doanh nghiệp nhà máy phải nộp. Năm Doanh thu Chi phí sản xuất Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp 2001 0 0 2002 8.901.000 8.414.133 486.867 0 2003 9.200.000 8.457.062 742.938 0 2004 9.537.892 8.506.968 1.030.924 0 2005 9.739.057 8.556.873 1.182.184 118.218,4 2006 10.354.246 8.606.779 1.747.467 174.746,7 2007 11.634.257 8.636.685 2.997.572 299.757,2 2008 11.634.257 8.700.505 2.933.752 293.375,2 2009 11.634.257 8.700.505 2.933.752 293.375,2 2010 11.634.257 8.700.505 2.933.752 293.375,2 2011 11.634.257 8.700.505 2.933.752 293.375,2 2012 11.634.257 8.700.505 2.933.752 586.750,4 2013 11.634.257 8.700.505 2.933.752 586.750,4 Nguồn: Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Theo cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp trên thì cột thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính như sau: Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – chi phí sản xuất. Thuế thu nhập những năm 2001-2004 được miễn do năm 2001 bắt đầu tiến hành xây dựng nhà máy, 3 năm tiếp theo được miễn giảm theo luật định. Thuế thu nhập doanh từ năm 2005-2011 sẽ được tính bằng : Lợi nhuận trước thuế* 20% *50% . Những năm 2012 và 2013 chịu 100% mức thuế, tức: Lợi nhuận trước thuế * 20%. Bảng 3.11 Bảng thuế phải nộp qua các năm của nhà máy. (đv: 1000đ) Năm VAT NỘP THUẾ TNDN TỔNG THUẾ NỘP 2001 0 0 0 2002 531.806 0 531.806 2003 557.463 0 557.463 2004 588.505,2 0 588.505,2 2005 602.737,7 118.218,4 720.956,1 2006 653.302,6 174.746,7 828.607,3 2007 770.950,7 299.757,2 1.070.707,9 2008 760.930,7 293.375,2 1.054.305,9 2009 760.930,7 293.375,2 1.054.305,9 2010 760.930,7 293.375,2 1.054.305,9 2011 760.930,7 293.375,2 1.054.305,9 2012 760.930,7 586.750,4 1.347.681,1 2013 760.930,7 586.750,4 1.347.681,1 Nguồn: Nhà máy Giấy đế Yên Bình. 3.2.2.2 Giải quyết việc làm cho người dân trong vùng Hoạt động của nhà máy đã giải quyết việc làm cho 55 lao động trực tiếp và những lao động gián tiếp với mức lương là 1.400.000 đồng. Thu nhập hàng năm của 55 lao động là: 55*1.400.000 *12= 924.000.000( đồng chẵn) = 924 triệu đồng Không những giải quyết việc làm cho 55 lao động trong nhà máy mà còn tạo thu nhập cho nông dân trồng nguyên liệu tre, nứa, vầu góp phần cải tạo đời sống nhân dân địa phương. Khai thác được nguồn nhân lực dư thừa, nhàn rỗi ở địa phương. Hạn chế được những tác động tiêu cực do người dân không có việc làm xa vào con đường nghịên hút, trộm cắp, cờ bạc 3.2.2.3 Một số tác động tích cực khác: Nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất của nhà máy đã tận dụng và phát huy tiềm năng đất đai hiện có rộng rãi để trồng cây nguyên liệu và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển ngành công nghiệp sản xuất nông sản, làm tăng giá trị hàng hoá nông sản. Nhờ giá trị hàng sản phẩm cao đã làm tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp, giá trị hàng hoá xuất khẩu tại địa phương. Tạo điều kiện giao lưu hàng hóa- sản phẩm giữa các vùng. Như vậy tạo nên những tích cực về giao lưu văn hoá- kinh tế- xã hội. Tác động tích cực nữa là đổi mới cây trồng, tăng hiệu quả nông nghiệp nông thôn góp phần xoá đổi giảm nghèo. Giúp các nhà quản lý của địa phương có hướng quy hoạch và phát triển rừng đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy cũng như đời sống của nhân dân mà không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học do khai thác nguyên liệu. Nâng cao từng bước quản lý việc khai thác sử dụng tài nguyên. Lợi ích kinh tế được thể hiện qua các năm như sau: LIKT = tổng thuế phải nộp + thu nhập hàng năm của 55 lao động. = tổng thuế phải nộp + 924.000.000 Sau đây, ta có bảng tổng hợp Lợi ích kinh tế từ năm 2002- 2013: Từ năm 2002-2007: Lợi ích kinh tế dựa trên tính toán thực tế. Từ 2008-2013: Lợi ích kinh tế dự kiến thu được, LIKT này ít nhất cũng phải bằng LIKT của 2008. Những lợi ích này tạm coi là bằng nhau để tiện tính toán. Bảng 3.12: Lợi ích kinh tế . ( đv: 1.000 đ). Năm LIKT 2002 1.455.806 2003 1.481.463 2004 1.512.505,2 2005 1.644.956,1 2006 1.752.067,3 2007 1.994.707,9 2008 1.978.305,9 2009 1.978.305,9 2010 1.978.305,9 2011 1.978.305,9 2012 1.978.305,9 2013 1.978.305,9 Nguồn : Nhà máy Giấy đế Yên Bình. 3.3 Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu: 3.3.1. Tổng hợp các chi phí và lợi ích qua các năm: Bảng 3.13 Chi phí- Lợi ích và các chỉ tiêu kinh tế qua các năm ( Đv: 1.000 đ) Năm Bt TB Ct TC t chiết khấu r= 12% TB-TC NPV BCR DT LIKT CPXD CPSX CPMT CPXH 2001 0 0 0 6.100.650 0 0 0 6.100.650 0 1 -6.100.650 -6.100.650 2002 8.901.000 1.455.806 10.356.806 8.414.133 214.624 7.500 8.636.257 1 0,892857 1.720.549 1.536.204,464 1,1992239 2003 9.200.000 1.481.463 10.681.463 8.457.062 214.624 7.500 8.679.186 2 0,797194 2.002.277 1.596.202,966 1,2306987 2004 9.537.892 1.512.496 11.050.388,2 8.506.968 214.624 7.500 8.729.092 3 0,71178 2.321.296,2 1.652.252,784 1,2659264 2005 9.739.057 1.644.956 11.384.013,1 8.556.873 214.624 7.500 8.778.997 4 0,635518 2.605.016,1 1.655.534,826 1,2967328 2006 10.354.246 1.752.067 12.106.313,3 8.606.779 214.624 7.500 8.828.903 5 0,567427 3.277.410,3 1.859.690,621 1,3712138 2007 11.634.257 1.994.708 13.628.964,9 8.636.685 214.624 7.500 8.858.809 6 0,506631 4.770.155,9 2.416.709,432 1,5384647 2008 11.634.257 1.978.306 13.612.562,9 8.700.505 214.624 7.500 8.922.629 7 0,452349 4.689.933,9 2.121.487,92 1,5256224 2009 11.634.257 1.978.306 13.612.562,9 8.700.505 214.624 7.500 8.922.629 8 0,403883 4.689.933,9 1.894.185,643 1,5256224 2010 11.634.257 1.978.306 13.612.562,9 8.700.505 214.624 7.500 8.922.629 9 0,36061 4.689.933,9 1.691.237,181 1,5256224 2011 11.634.257 1.978.306 13.612.562,9 8.700.505 214.624 7.500 8.922.629 10 0,321973 4.689.933,9 1.510.033,197 1,5256224 2012 11.634.257 1.978.306 13.612.562,9 8.700.505 214.624 7.500 8.922.629 11 0,287476 4.689.933,9 1.348.243,926 1,5256224 2013 11.634.257 1.978.306 13.612.562,9 8.700.505 214.624 7.500 8.922.629 12 0,256675 4.689.933,9 1.203.789,22 1,5256224 ∑=14.384.922,18 Nguồn: Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Hình 3.2 Biểu đồ giá trị NPV qua các năm của nhà máy. Nguồn: Nhà máy giấy đế Yên Bình. Nhận xét biểu đồ: Biểu đồ diễn tả giá trị NPV qua các năm tính từ năm 2001- 2013. Quan sát khách quan biểu đồ ta thấy NPV năm 2001 là cột đi xuống, nó miêu tả rằng NPV<0 vì năm đó chỉ có chi phí để đầu tư xây dựng nhà máy chứ chưa thu được lợi ích gì. Những năm tiếp theo cột biểu diễn NPV từng năm hướng lên trên chứng tỏ NPV>0, nhà máy làm ăn đang có lãi, từ năm 2002-2007 NPV liên tục tăng nhưng từ 2008-2013 thì có xu hướng giảm dần, lý do là nhà máy được dự kiến chỉ hoạt động trong vòng 12 năm nên những năm gần cuối thì có sự suy giảm về hiệu quả hoạt động là điều tất yếu. Bảng 3.14: Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân. ( đv: 1.000đ). Năm Chi phí SX Doanh thu Lợi nhuận Thuế TNDN Thu nhập sau thuế TNDN 2001 0 0 2002 8.414.133 8.901.000 486.867 0 486.867 2003 8.457.062 9.200.000 742.938 0 742.938 2004 8.506.968 9.537.892 1.030.924 0 1.030.924 2005 8.556.873 9.739.057 1.182.184 118.218,4 1.063.965,6 2006 8.606.779 10.354.246 1.747.467 174.746,7 1.572.720,3 2007 8.636.685 11.634.257 2.997.572 299.757,2 2.697.814,8 2008 8.700.505 11.634.257 2.933.752 293.375,2 2.640.376,8 2009 8.700.505 11.634.257 2.933.752 293.375,2 2.640.376,8 2010 8.700.505 11.634.257 2.933.752 293.375,2 2.640.376,8 2011 8.700.505 11.634.257 2.933.752 293.375,2 2.640.376,8 2012 8.700.505 11.634.257 2.933.752 586.750,4 2.347.001,6 2013 8.700.505 11.634.257 2.933.752 586.750,4 2.347.001,6 Bình quân 12 năm 8.615.127,5 10.764.332,83 2.149.205,33 244.976,99 1.904.228,34 Nguồn : Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Bảng kết quả sản xuất kinh doanh bình quân này đưa ra nhằm mục đích phục vụ cho công việc tính toán các chỉ tiêu ở phần sau một cách rõ ràng và thuận tiện hơn. Bảng 3.15 Bảng tổng hợp lợi nhuận của nhà máy. Năm Lợi nhuận trước thuế Tổng thuế nộp Lợi nhuận sau thuế 2001 486.867 0 486.867 2002 742.938 531.806 211.132 2003 1.030.924 557.463 473.461 2004 1.182.184 588.505.2 593.678.8 2005 1.747.467 720.956.1 1.026.510.9 2006 2.997.572 828.607.3 2.168.964.7 2007 2.933.752 1.070.707.9 1.863.044.1 2008 2.933.752 1.054.305.9 1.879.446.1 2009 2.933.752 1.054.305.9 1.879.446.1 2010 2.933.752 1.054.305.9 1.879.446.1 2011 2.933.752 1.054.305.9 1.879.446.1 2012 2.933.752 1.347.681.1 1.586.070.9 2013 2.933.752 1.347.681.1 1.586.070.9 Nguồn: Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Bảng trên cho ta kết quả lợi nhuận của nhà máy trong những năm hoạt động. Lơi nhuận trước thuế tăng dần từ năm bắt đầu hoạt động cho đến năm 2007. Từ năm 2008- 2013 lợi nhuận các năm bằng với năm 2008 để tiện tính toán. Tổng thuế phải nộp bao gồm thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Số thuế này tăng dần qua các năm do thuế thu nhập doanh nghiệp tăng qua các năm do không dược miễn giảm nữa. Từ 2008- 2013 nhà máy ước tính số thuế phải nộp ít nhất bằng số thuế của năm 2008. Lợi nhuận sau thuế bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi tổng số thuế phải nộp. Hình 3.3 Biểu đồ lợi nhuận của nhà máy qua các năm. Nguồn: Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của nhà máy. Lợi nhuận trước thuế được biểu thị bởi đường phía trên cùng, lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn nên biểu thị bởi đường phía dưới. Khoảng cách giữa 2 đường này chính là tổng thuế phải nộp, khoảng cách này càng lớn thì tổng thuế phải nộp càng lớn. Xu hướng cho thấy lợi nhuận sau thuế các năm cuối hoạt động của nhà máy giảm. Bảng 3.16: Lợi ích, chi phí được chiết khấu qua các năm. ( đv: 1.000đ). Năm TBt TCt Chiết Khấu 1/( 1+r)t, r=12% TBck TCck 2001 0 6.100.650 1 0 6.100.650 2002 10.356.806 8.636.257 0,892857143 9.247.148,214 7.710.943,75 2003 10.681.463 8.679.186 0,797193878 8.515.196,907 6.918.993,941 2004 11.050.388,2 8.729.092 0,711780248 7.865.448,051 6.213.195,267 2005 11.384.013,1 8.778.997 0,635518078 7.234.746,13 5.579.211,304 2006 12.106.313,3 8.828.903 0,567426856 6.869.447,29 5.009.756,669 2007 13.628.964,9 8.858.809 0,506631121 6.904.857,768 4.488.148,336 2008 13.612.562,9 8.922.629 0,452349215 6.157.632,147 4.036.144,227 2009 13.612.562,9 8.922.629 0,403883228 5.497.885,845 3.603.700,203 2010 13.612.562,9 8.922.629 0,360610025 4.908.826,647 3.217.589,467 2011 13.612.562,9 8.922.629 0,321973237 4.382.880,935 2.872.847,738 2012 13.612.562,9 8.922.629 0,287476104 3.913.286,549 2.565.042,623 2013 13.612.562,9 8.922.629 0,256675093 3.494.005,848 2.290.216,628 ∑=74.991.362,33 ∑=60.606.440,15 Nguồn : Nhà máy Giấy đế Yên Bình. TBt là tổng lợi ích theo từng năm, bao gồm doanh thu thuần và LIKT. TCt là chi phí theo từng năm nó gồm chi phí xây dựng, chi phí sản xuất, chi phí môi trường, chi phí xã hội. Những lợi ích và chi phí được chiết khấu theo hệ số chiết khấu r=12%. Từ đó ta tính được TBck, TCck, việc tính toán này phục vụ cho những phần tính các chỉ tiêu tài chính dưới đây. 3.3.2 Tính toán các chỉ tiêu 3.3.2.1 NPV( Giá trị hiện tại ròng): Theo kết quả tổng hợp ở bảng 3.13 ta có: NPV= ∑NPVi = 14.384.922,18( Nghìn đồng)> 0. → Nhà máy hoạt động có hiệu quả. 3.3.2.2 BCR( Tỷ suất lợi nhuận): BCR= BCR= 74.991.362.330 / 60.606.440.150= 1.237 Do BCR = 1.237 > 1. Nhà máy hoạt động có hiệu quả. 3.3.2.3 Hệ số hoàn vốn nội bộ( IRR): Tính toán hệ số này theo cách thứ 2 tức: chọn 2 lãi suất r1, r2 thỏa mãn: r1= 41%, r2 = 42%. Thay lần lượt r1, r2 để tính tỷ lệ chiết khấu, tính NPV theo từng năm tương tự như bảng 3.13 ta có: NPV1= 81.583.160> 0 ; NPV2= -97.092.700< 0. Thay số ta được 81.583.160 81.583.160+97.092.700 IRR= 41% + ( 42% –41%). = 41,46% Do IRR> r=12% nên Nhà máy hoạt động có hiệu quả. 3.3.2.4 Thời gian thu hồi vốn( T): KHCB= 1.016.775( nghìn đồng) đây chính là khấu hao TSCĐ. Số liệu được thu thập của phòng kế toán nhà máy. Tổng vốn đầu tư KHCB + Thu nhập sau thuế bq T = Thay số ta có: T = 6.100.650.000 1.016.775.000 +1.904.228.340 = 2.088 năm. Như vậy sau hơn 2 năm thì nhà máy đã thu hồi dược vốn đầu tư ban đầu. 3.3.2.5 Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu( P) : Lợi nhuận trước thuế bq Doanh thu thuần bq P = Thay số ta được: 2.149.205.330 10.764.332.830 P = P = 0,199 ≈ 0,2 ≈20%. Kết quả này cho thấy cứ 1 đồng doanh thu bình quân thu được thì ta có được gần 0,2 đồng lợi nhuận. 3.3.2.6 Khả năng trả nợ của nhà máy( KHtn): Nhà máy cam kết sẽ tiến hành trả nợ trong 3 năm, với tổng vốn đầu tư là 6.100.650( nghìn đồng) thì nợ đến hạn phải trả với gốc tiền vay là: 6.100.650/3= 2.033.550( nghìn đồng). KHCB+ TN sau thuê bq Nợ đến hạn phải trả KN tn = Thay số ta có: 1.016.775.000+1.904.228.340 2.033.550.000 KN tn = =1,43 Do KNtn = 1,43 > 1 chứng tỏ khả năng trả nợ của nhà máy là hoàn toàn thực hiện được. 3.3.2.7 Doanh thu hoà vốn( DThv): Doanh thu hoà vốn là doanh số mà doanh nghiệp thu được chỉ đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh. Biến phí = Tổng chi phí bq - định phí = 8.615.127,5-3.046.775=5.568.352,5 ( nghìn đồng). Định phí 1- biến phí/ tổng doanh thu bq DThv = 3.046.775.000 1- 5.568.352.500/10.764.332.830 DThv = DThv = 6.311.898.440(đồng)= 6.311.898,44( nghìn đồng) Trong đó: Định phí: chi phí không đổi qua các năm: 3.046.775( nghìn đồng). Bảng 3.17 Bảng chi phí cố định của nhà máy hằng năm. Đv: ( 1.000 đ). Định phí 3.046.775 Khấu HaoTSCĐ 1.638.775 Lãi vay vốn cố định 492.500 Chi phí QLPX 162.550 Chi phí QLDN 587.795 BHXH(19%) 165.155 Nguồn: Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Mức hoạt động hoà vốn( HĐhv): DThv Tổng DT bình quân HĐhv = 6.311.898.440 10.764.332.830 HĐhv = HĐhv = = 0,586 3.3.2.9 Sản lượng hoà vốn( SLhv): SLhv = 2.500 tấn x 0,586 = 1.465tấn 3.3.2.10 Suất đầu tư( Sdt): Tổng doanh thu Tổng vốn đầu tư Sdt = Thay số ta được 10.764.332.830 Sdt = 6.100.650.000 Sđt = 1,764 Vì Sđt = 1,764 > 1 nên hoạt động sản xuất của nhà máy là có hiệu quả. Bảng 3.18: Bảng tổng hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu STT Các chỉ tiêu Kết quả tính toán Ý nghĩa các chỉ số 1 NPV 14.384.922,18 đ NPV>0 Nhà máy hoạt động có hiệu quả. 2 BCR 1.237 BCR>1 Nhà máy hoạt động có hiệu quả. 3 IRR 41,46% IRR > r. Nhà máy hoạt động có hiệu quả. 4 T 2,088 năm. Sau hơn 2 năm nhà máy có thể thu hồi được vốn đầu tư. 5 P 20% Cứ 1 đồng doanh thu thì thu được 0,2 đồng lợi nhuận. 6 KHtn 1.43 KHtn> 1. Nhà máy có khả năng trả nợ các khoản vay. 7 DThv 6.311.898,44nghìn đồng Doanh số đủ bù đắp CPXS-KD. 8 HĐhv 0,586 Mức hoạt động tại DThv 9 SLhv 1.465tấn. Sản lượng tại DThv. 10 Sđt 1,764 Sđt > 1 Nhà máy hoạt động có hiệu quả. Nguồn: Nhà máy Giấy đế Yên Bình. 3.4. Nhận xét. Kiến nghị và giải pháp Nhận xét Cho đến thời điểm này, đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy đứng trên quan điểm xã hội thì hoạt động nhà máy là tương đối có hiệu quả vì có : NPV> 0 hay B/C > 1 Trong các bước xác định và tính toán chi phí và lợi ích: Các chi phí: Ngoài các chi phí sản xuất thì các chi phí cho môi trường của nhà máy đã được nội hoá. Đó là các chi phí đầu tư công nghệ xử lý chất thải, chi phí trồng cây xanh và chi phí cho vận hành công nghệ xử lý bảo vệ môi trường. Các chi phí xã hội: Nhìn chung xác định những thiệt hại của xã hội là rất khó vì những ảnh hưởng tới con người, sinh vật xung quanh không phải một sớm một chiều. Nó chịu sự tác động tổng hợp của những hoạt động sản xuất quanh khu vực đó nên xác định mức thiệt hại riêng của nhà máy đối với con người, sinh vật là không dễ dàng. Ở đây, một số chi phí được xác định như thiệt hại hằng năm của người dân về số lượng cá đánh bắt khu vực xung quanh nơi nhà máy xả thải sau khi xử lý. Các chi phí khác: sức khoẻ của người dân, số người mắc các bệnh về hô hấp thống kê được nhưng không dễ dàng lượng hoá bằng tiền được. Các lợi ích: Lợi ich về mặt tài chính là hoàn toàn có thể tính toán được. Lợi ích xã hội: + Một số lợi ích tính được thông qua khoản thuế đóng góp của nhà máy vào ngân sách nhà nước, thông qua thu nhập hàng năm của người lao động trong nhà máy. + Một số lợi ích chưa tính được: Tăng hiệu quả nông nghiệp nông thôn, tạo sự giao lưu hàng hoá giữa các vùng, giao lưu văn hoá, kinh tế- xã hội. Tuy kết quả trên chỉ cho ta một cái nhìn chưa phải là xác thực vì còn tuỳ thuộc vào các yếu tố KT-XH biến động và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nhà máy. Những yếu tố về XH chưa thể nào tính toán hết được( thiệt hại sức khoẻ của người dân, ảnh hưởng đa dạng sinh hoạt, mùa màng). Nhưng cho đến thời điểm này được coi là hoạt động có hiệu quả. Nhà máy hoạt động cũng mang lại một phần lợi ích giúp cải thiện đời sống nhân dân. Vì vậy hoạt động của nhà máy cũng nên được khuyến khích. 3.4.2. Giải pháp Giải pháp để nhà máy hoạt động ngày một có hiệu quả hơn là làm sao tính toán đầy đủ các chi phí- lợi ích để có thể tối thiểu hoá các chi phí nhằm đạt được lợi nhuận lớn nhất. Trong chi phí sản xuất: Trong sản xuất, nhà máy thực hiện tối thiểu hoá chi phí sản xuất bằng các cách sau: + Tiết kiệm tối đa lượng điện năng tiêu thụ. Các công nhân trực ca quản lý tốt việc sử dụng điện, cắt bớt các thiết bị không cần thiết mà tiêu tốn điện năng. + Lượng nguyên, nhiên liệu, hoá chất phải được sử dụng một cách triệt để, tối đa. Tránh để tình trạng thừa mà không sử dụng được gây gia tăng rác thải. Tận dụng để có thể sản xuất được các phụ phẩm. +Nước sử dụng trong sản xuất của nhà máy đang được nghiên cứu để tích cực theo sơ đồ tuần hoàn nước thải. Trong chi phí môi trường và xã hội: + Để giảm những chi phí nhà máy cho môi trường và những trách nhiệm phải chịu trước xã hội. Nhà máy có phương án tích cực đầu tư công nghệ xử lý chất thải tại nguồn sau đó mới đưa ra sông suối, ao hồ. + Trong xử lý nước thải: Để tăng cường cho công nghệ xử lý nhà máy đang xây dựng thêm hệ thống xử lý yếm khí. Xử lý dòng thải bằng phương pháp yếm khí cho phép tăng hiệu quả diệt BOD lên 5 lần. Xử lý yếm khí giúp quay vòng hoặc tái sử dụng( một phần nước thải) ngày càng nhiều. Do đó có thể cho phép tạo ra dòng thải có chất lượng ổn định với hàm lượng ô nhiễm còn lại trong dòng thải thấp. Các biện pháp kỹ thuật khác: Đã là một hoạt động sản xuất thì ít nhiều sẽ gây những tác động tiêu cực đến những người dân xung quanh nó. Bên cạnh những mặt tích cực thì hoạt động của nhà máy cũng gây những ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như đa dạng sinh học. Do vậy để hạn chế những ô nhiễm mà nhà máy gây nên, những biện pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề môi trường được đề xuất là: Xử lý bụi và khí thải Nên lắp đặt thêm các quạt thông gió và quạt hút tại các dây chuyền sản xuất để thông thoáng và hút bụi cho nhà xưởng và cũng có tác dụng giảm nhiệt. Nước thải Nước thải là phần chất thải lớn nhất của nhà máy ra ngoài môi trường ảnh hưởng đên đời sống nhân dân cũng như sinh vật. Nước thải của nhà máy theo kết quả phân tích vẫn còn những tạp chất hoá học vượt quá tiêu chuẩn (BOD5, COD). Vì vậy phải đầu tư thêm công nghệ để xử lý triệt để hơn nằm trong giới hạn cho phép. Ngoài sơ đồ công nghệ đã trình bày ở trên thì có thể sử dụng các phương pháp khác như: Yếm khí, đảm bảo chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn cho phép TCVN-6772-2000. 3.4.3 Kiến nghị Sau khi phân tích những kết quả chi phí, lợi ích thấy rõ những điểm tích cực và tiêu cực do hoạt động nhà máy mang lại và gây nên. Sau đây em xin có những kiến nghị để phần nào khắc phục mặt tiêu cực và khuyến khích mặt tích cực để nhà máy hoạt động tốt hơn. 3.4.3.1 Nhà máy hoạt động mang lại hiệu quả, vì vậy rất cần đến sự quan tâm khuyến khích ưu đãi của các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ thêm. 3.4.3.2 Giáo dục và nâng cao ý thức cho công nhân Có thể qua các buổi họp mặt với công nhân, đưa ra những biện pháp để đảm bảo an toàn trong sản xuất và đảm bảo vệ sinh khu sản xuất, vệ sinh môi trường. Sự giáo dục và nâng cao ý thức cho công nhân giúp họ có thể làm việc tốt hơn nữa, biết cách giảm thiểu tối đa những ô nhiễm và bảo vệ sức khoẻ cho chính mình. 3.4.3.3 Hướng tới đạt giấy phép xanh (ISO 14000, ISO 9000) Nhà máy sản xuất nên hướng tới sản xuất sạch, công nghệ xanh, thân thiện với môi trường. Nếu hướng tới sản xuất sạch, thân thiện với môi trường bằng cách đăng ký ISO 14000 và ISO 9000 thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của nhà máy. Những giấy phép xanh này cho thấy nhà máy không những quan tâm đến hiệu quả sản xuất về mặt tài chính của mình và đã có những quan tâm về mặt môi trường. Nó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường giúp nhà máy thu được lợi nhuận cao hơn. 3.4.3.4 Có kế hoạch kiểm tra định kỳ sức khoẻ cho toàn thể công nhân trong nhà máy. Hàng năm nhà máy nên có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ định kỳ từ 6- 12 tháng. Khám bệnh định kỳ sẽ hạn chế, giảm được những nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp, giúp công nhân phòng bệnh tốt hơn. 3.4.3.5 Góp phần tích cực bảo vệ môi trường Hàng năm nhà máy nên bỏ ra một khoản tiền để dành cho môi trường và kiểm tra giám sát môi trường, cho trồng cây xanh làm trong sạch môi trường. 3.5 Tiểu kết chương 3: Chương 3 là chương trọng tâm của đề tài. Mục đích của chương là dựa trên phương pháp CBA áp dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy. Ở chương này, ta đã đưa ra những dòng chi phí và lợi ích của nhà máy vào tính toán. Các dòng chi phí đã đề cập ngoài những dòng chi phí sản xuất cơ bản như của bât cứ doanh nghiệp nào thì một phần những chi phí môi trường và xã hội đã được xác định. Các dòng lợi ích đưa ra những lợi ích về mặt tài chính và cả lợi ích xã hội. Sau khi xử lý các số liệu này và phân tích chúng, ta tính toán các chỉ tiêu tài chính trình bày ở chương 1 và đưa ra ý nghĩa của kết quả. Kết quả đưa ra bằng các chi tiêu đó cho thấy hoạt động của doanh nghiệp này cho đến thời điểm hiện tại là có hiệu quả. Vì vậy cần có những giải pháp và kiến nghị đưa ra nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn nữa. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng những kết quả trên cũng mang tính chất tương đối, công việc đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy này cũng hết sức khó khăn bởi những dòng chi phí và lợi ích không phải lúc nào cũng tính đủ và đúng hết được, hơn nữa nó còn phụ thuộc vào trình độ của từng người và những điều kiện hỗ trợ cho quá trình đánh giá và phân tích. KẾT LUẬN Khi đánh giá một hoạt động sản xuất không chỉ xem hoạt động đó có đem lại lợi nhuận tối đa hay không? Nếu đánh giá một cách đầy đủ thì ta còn thấy ngoài những chi phí và lợi ích thực tế của doanh nghiệp còn có những chi phí xã hội mất đi và lợi ích xã hội đem lại. Tuỳ theo cách nhìn nhận và góc độ đánh giá mà có thể tính toán đến. WTO đang mở cửa đón Việt Nam hội nhập. Ngày nay những đỏi hỏi của WTO và thị trường sản phẩm đã tính đến yếu tố môi trường. Sản phẩm tính đến yếu tố môi trường( sản phẩm thân thiện với môi trường) sẽ có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp ngoài việc quan tâm đến tối đa hoá lợi nhuận thì vấn đề chi phí cho môi trường là một khía cạnh cần chú ý. Tương lai không xa thì đây là những chi phí bắt buộc doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí của mình. Đánh giá hiệu quả của một hoạt động sản xuất nào đó, chúng ta nên nhìn nhận không chỉ về mặt tài chính mà còn cả mặt xã hội và môi trường. Một hoạt động có hiệu quả thì phải đảm bảo cả về kinh tế - xã hội-môi trường. Đánh giá hiệu quả hướng cả về môi trường và xã hội là định hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đánh giá được thì không phải dễ dàng. Những chi phí và lợi ích về xã hội, môi trường không phải lúc nào ta có thể tính toán được cũng như ta không có đủ điều kiện, phương tiện để nghiên cứu, lượng hoá được chúng. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Tuỳ thuộc hoạt động sản xuất mà ta có những vận dụng khác nhau để có thể đánh giá được chính xác hơn. Qua phân tích hiệu quả hoạt động của nhà máy sản xuất giấy đế xuất khẩu Yên Bình, sự phân tích này chỉ mang tính chất tương đối vì trong đó có những chi phí và lợi ích vẫn chưa thể lượng hoá được hoặc lượng hoá chưa đầy đủ. Đó là những chi phí và lợi ích về môi trường – xã hội được đặt ra nhưng chưa nghiên cứu giải quyết ngay được. Do những ưu nhược điểm của CBA mà ảnh hưởng tới kết quả phân tích. Vì vậy để chính xác hơn, ngoài phương pháp này thì cần kết hợp các phương pháp khác( Phân tích chi phí- hiệu quả, phân tích đa mục tiêu) và hỗ trợ của nhiều phương tiện, công cụ phân tích khác. Qua đề tài, em mong muốn có thể vận dụng vào lý thuyết đã được học ở trường lớp, thực tiễn để nhìn nhận phần nào về những vấn đề nêu ra và giải quyết trên. Đề tài không tránh khỏi những sai sót do có những hạn chế về nhận thức và điều kiện thu thập số liệu trong thực tế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, Lập và thẩm định các dự án đầu tư, NXB Thống Kê, 2005. 2. Trần Võ Hùng Sơn, Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí, NXB Đại học Quốc Gia TP. HCM, 2003. 3. GS.TS Đặng Như Toàn, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh Bài giảng kinh tế môi trường, Hà Nội. 4. Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái, ĐTM nhà máy giấy đế Yên Bình. 5. Số liệu phòng tổng hợp của nhà máy giấy đế Yên Bình. 6. Số liệu phòng thống kê và y tế huyện Yên Bình. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy đế 25 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của nhà máy 29 Hình 2.3: Phụ lục 1: Khung cảnh nhà máy và bãi tập kết nguyên vật liệu . Phụ lục 2: Phân xưởng sản xuất giấy đế kiện của Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Phụ lục 3: Phân xưởng sản xuất giấy cuộn của Nhà máy Giấy đế Yên Bình. Phụ lục 4: Sản phẩm giấy cuộn của nhà máy Giấy đế Yên Bình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7532.doc
Tài liệu liên quan