Trước xu thế hội nhập và tiến tới phát triển bền vững, hiện nay xã hội luôn mong muốn doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế, thúc đẩy các tiến trình xã hội và làm giảm thiểu các tác động đến môi trường thông qua thực hiện có cải tiến các quá trình sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải duy trì sự thành công trong việc tạo ra nhiều của cải hơn nữa, vì phát triển liên tục là cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống. Và để thấy được những đóng góp của doanh nghiệp tạo ra cho xã hội thì chúng ta cần phải đánh giá hiệu quả các quá trình cải tiến của doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu thực tế về Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội tôi đã vận dụng những cơ sở lý luận chung về việc đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường trong việc thực hiện để tải: “Đánh giá hiệu quả thực hiện giải pháp tái sử dụng nươc thải tại Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội”.
Đề tài đã nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất tại Xí nghiệp năng lượng và Xí nghiệp cao su số 3, Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội, phân tích quy trình sản xuất lốp, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên nhiên liệu, tiêu hao năng lượng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Từ đó cho thấy sự cần thiết phải thực hiện giải pháp thu hồi nước làm mát từ Xí nghiệp cao su số 3 để tái sử dụng lại lò hơi ở Xí nghiệp năng lượng.
60 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả Kinh tế - Xã hội và Môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu: chọn sợi mành nylon thay thế vải bông, chọn cao su tổng hợp kết hợp với cao su thiên nhiên, chọn hóa chất mới chất lượng cao. Đổi mới công nghệ sản xuất cốt hơi butyl, công nghệ lưu hóa màng, công nghệ thành hình cắt vải gấp mép, công nghệ lưu hóa tự động nội áp hơi nóng cao. Đầu tư lò hơi đốt dầu thay đốt than.
Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển thể hiện qua một số tiêu chí sau:
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
2005
2006
Giá trị tổng sản lượng
Triệu
390.112
504.133
589.917
707.326
Doanh thu tiêu thụ
Triệu
432.874
610.900
748.732
834.761
Nộp ngân sách
Triệu
14.000
16.000
16.731
17.461
Đầu tư TSCĐ
Triệu
100.000
149.193
132.831
156.320
Lợi nhuận phát sinh
Triệu
770.000
800.000
827.457
957.000
Lao động bình quân
người
2.900
3.000
3.050
3.040
Thu nhập bình quân
Ngìn
1470
1650
1800
1895
Tổng quỹ lương
Triệu
51.000
60.000
68.989
73.477
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện các năm trong giai đoạn 2003 –2006 của Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng– Hà Nội
Nguồn chất thải chính của Công ty
Giống như hầu hết các cơ sở sản xuất khác, Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng cũng thải ra môi trường các loại chất thải khác nhau ở cả ba dạng rắn, lỏng và khí.
Chất thải rắn sinh ra chủ yếu từ các nguồn: cáu cặn của lò hơi, cao su kẽ máy, cau su vựa, cao su vụn Hàng năm Công ty thải ra môi trường khoảng 3840m3 chất thải rắn, lượng chất thải này do Sở môi trường Hà Nội chuyên chở.
Khí thải trong quá trình sản xuất của Công ty gồm: bụi vải, bụi than và khí thải từ lò hơi đốt dầu, lò hơi đốt than, ép suất mặt lốp, nhiệt luyện như CO2, SO2, NO2, xăng,, hóa chất
Nước thải của Công ty gồm: nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa.
Với chi phí cải thiện môi trường đã đầu tư năm tỷ, hàng năm bổ sung 100 triệu, môi trường làm việc của công ty tương đối ổn định với các chỉ tiêu độ PH, COD, BOD tiếng ồn không vượt quá giới hạn cho phép thải ra môi trường. Nhìn chung môi trường làm việc cũng như môi trường các vùng lân cận công ty tương đối tốt và ổn định.
Quá trình hoạt động sản xuất tại Xí nghiệp cao su số 3, Công ty cổ phẩn Cao Su Sao Vàng – Hà Nội.
1..2.1. Nhiệm vụ hoạt động của Xí nghiệp cao su số 3.
Xí nghiệp cao su số 3 là một trong các xí nghiệp tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của Công ty cố phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội. Nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là chuyên sản xuất săm lốp ôtô và lốp máy bay với nhiều kích cỡ khác nhau, có chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng và thị trường. Diện tích mặt bằng cơ sở của Xí nghiệp là 2,3 ha, Xí nghiệp có 350 lao động, có công nghệ phong phú từ các nước như Italia, Liên Xô, Đức,Việc sản xuất săm lốp ô tô và lốp máy bay của Xí nghiệp được coi là mặt hàng mang tính chiến lược của Công ty.
Quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau.
Hình 1: Sơ quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp
Cao su BTP
Nhiệt luyện
ES mặt lốp
Đinh dài cắt mặt lốp
Thành hình
Dây thép tanh
Chế tạo vòng tanh
Vòng tanh
Nhiệt luyện
Nhiệt luyện
Nhiệt luyện
Cán tráng
Vải phìn xát cáo su
Vải mành cán tráng
Cắt vải và dán ống
Lốp BTP
Làm nguội - Ổn định
Sản phẩm
KCS
Bao gói sản phẩm
Nhập kho
Dựa vào sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp cao su số 3 ta thấy nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là cao su bán thành phẩm, vải mành, vải phin và dây thép tanh. Để thành hình một chiếc lốp ô tô các nguyên liệu chủ yếu được đưa vào 3 quy trình nhỏ:
Quy trình 1: Nhập cao su bán thành phẩm từ Xí nghiệp luyện Xuân Hoà, đưa qua công đoạn nhiệt luyện, qua ép suất mặt lốp, sau đó định dài và cắt cao su thành chiều dài mặt lốp
Quy trình 2: nhập cao su bán thành phẩm từ Xí nghiệp luyện Xuân Hoà, đưa cao su bán thành phẩm vào công đoạn nhiệt luyện, sau nhiệt luyện cao su được đưa vào công đoạn cán tráng cùng với vải phin và vài mành, để tạo ra vải phin xát cao su và vải mành cán tráng. Vải phin xát cao su được đưa sang công đoạn chế tạo vòng tanh còn vải mành cán tráng được đem đi cắt và dán ống cho phù hợp với kích cỡ của lốp.
Quy trình 3: vải phin xát cao su và dây thép tanh được đưa vào công đoạn chế tạo vòng tanh.
Sau ba quy trình nhỏ đó các sản phẩm được đưa vào công đoạn thành hình để tạo thành lốp bán thành phẩm. Cùng với màng lưu hoá lốp bán thành phẩm sẽ được đưa vài công đoạn định hình lưu hoá để tạo ra sản phẩm sau khi đã được làm nguội và ổn định. Sản phẩm sẽ được kiểm tra và đem đi đóng gói nếu đạt tiêu chuẩn.
Nhu cầu về nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp cao su số 3
Sản phẩm chính của Xí nghiệp là lốp ôtô các loại. Để tạo một lượng sản phẩm lớn (412.915 chiếc lốp ôtô – Năm 2006), mỗi năm Xí nghiệp cần sử dụng rất nhiều nguyên nhiên liệu đầu vào.
Về nguyên liệu gồm: cao su bán thành phẩm, vải mành, vải phin, dây thép tanh, dung mội cao su và một số chất phụ gia khác.
Về nhiên liệu gồm: khí nén, điện, hơi nước, nước, dầu FO.
Cụ thể về nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2: Bảng tiêu thụ nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp cao su số 3
Thứ tự
Loại đầu vào
Đơn vị
Năm 2006
Tháng 1/2007
Tháng 2/2007
1
Cao su bán thành phẩm
Kg
5.394.548
464.529
559.729
2
Vải mành
Kg
710.372
58.863
65.049
3
Vải phin
Mét
17.900
1.254
1.812
4
Dây thép tanh
Kg
302.956
24.163
30.710
5
Dung môi cao su
Lít
87.995
7.332
10.000
6
Khí nén
m3/h
2.100
2.050
2.150
7
Điện
Kwh
5.802.168
485.530
496.909
8
Hơi nóng
Kg/h
19.500
190.007
20.000
9
Nước làm mát
m3/h
150
149
152
Nguồn: Báo cáo tình hình tiêu thụ nguyên nhiên liệu năm 2006
Sổ theo dõi sản xuất của xí nghiệp cao su số 3.
Tác động từ nguồn chất thải chính do hoạt đông sản xuất của Xí nghiệp cao su số 3.
Hoạt động chính của xí nghiệp là thành hình, cán tráng, ép suất mặt lốp, chế tạo vòng tanh để tạo ra lốp thành phẩm. Bởi vậy nguồn chất thải mà xí nghiệp thải ra ở cả ba dạng đó là nước thải, khí thải và chất thải rắn.
Nước thải là nguồn chất thải chính chiếm đa số trong thành phần chất thải của Xí nghiệp. Tổng lượng nước thải của Xí nghiệp khoảng 1700 m3/ngày, chiếm khoảng 54.49% tổng lượng nước thải của toàn công ty (3120 m3 /ngày). Nước thải của xí nghiệp chủ yếu là nước làm mát các máy và hơi nước ngưng tụ nên nước này có nhiệt độ rất cao khoảng từ 45-600C. Với nhiệt độ này khi thải ra môi trường nước thải sẽ làm chết các động thực vật như tôm, cá, các loại rong tảo, các đồng lúa,
Khí thải: Trong quá trình sản xuất tại Xí nghiệp khí thải được tạo ra chủ yếu từ máy ép suất mặt lốp, và trong quá trình lưu hoá như SO2, CO2, CO Mặt khác sang công đoạn ép suất mặt lốp và định hình lưu hoá được thực hiện ở nhiệt độ cao nên hoá chất bốc hơi cùng với hơi nước tạo ra mùi rất khó chịu. Hơi nước bay ra thường chứa các chất ở dạng hợp chất của lưu huỳnh như SO2, H2S, SO3 Lượng khí thải do Xí nghiệp thải ra không nhiều nhưng nó gây ảnh hưởng đến môi trường, góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí. Các loại khí thải như SO2, H2S, có mùi rất khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân cũng như người dân xung quanh. Ngoài ra ở nồng độ thấp thì các thành phần khí thải này cũng làm chậm quá trình phát triển của cây chồng, còn ở nồng độ cao thì nó cũng làm chết cây hoặc làm vàng lá, thui hoa, lép quả.
Chất thải rắn: chất thải rắn của Xí nghiệp bao gồm: vải vụn, vụn thép, cao su kẽ máy, cao su ba via, được thải ra trong quá trình sản xuất, ngoài ra còn có cặn dầu, các loại bao bì, Nhìn chung chất thải rắn của Xí nghiệp thải ra không nhiều, tuy nhiên nếu không được thu gom, xử lý thì sẽ gây tác động xấu đến môi trường làm việc của Xí nghiệp cũng như môi trường chung của toàn Công ty
Thực trạng hoạt động sản xuất của Xí nghiệp năng lượng
Xí nghiệp năng lượng cũng là một trong những Xí nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng - Hà Nội. Nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là cung cấp hơi nóng va nước cho các đơn vị sản xuất kinh doanh chính và cho toàn bộ Công ty. Xí nghiệp có tổng diện tích mặt bằng là 0,4 ha và 80 lao động. Với diện tích nhỏ hẹp, việc lắp đặt hệ thống trang thiết bị của xí nghiệp là tương đối phù hợp và tiện lợi. Xí nghiệp có 3 lò than được nhập từ Trung Quốc từ năm 1960 – 1980; 5 lò dầu với hiệu suất sử dụng cao được nhập về từ Đức trong những năm gần đây.
Quy trình hoạt động sản xuất của xí nghiệp năng lượng
Hình 2: Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp năng lượng
Giếng khai thác
Dàn mưa bể lắng lọc
Trạm bơm nguồn
Hệ thống xử lý nước
Nước sinh hoạt
Nước làm mát máy
Hơi đi sản xuất
Lò hơi đốt dầu
Lò hơi đốt than
Bãi than
Nước cấp cho lò hơi
Bồn chưa dầu
Bình khủ khí gia nhiệt nước
Dựa vào sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp năng lượng, ta thấy Xí nghiệp sử dụng cả hai loại lò đốt dầu và đốt than để cung cấp hơi nóng cho quá trình sản xuất của Công ty. Nước được bơm từ giếng khoan qua dàn mưa, bể lắng lọc để giảm bớt bùn và các loại cặn bần trong nước, sau đó nước sẽ được xử lý ở hệ thống xử lý nước để loại bỏ cáu cặn và biến nước cứng thành nước mềm. Nước sau khi đã được xử lý được sử dụng vơi ba mục đích:
Nước cấp cho sinh hoạt
Nước cấp cho lò hơi
Nước làm mát máy
Nhu cầu về nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp năng lượng
Để cung cấp đủ nước cho sinh hoạt, sản xuất và nước làm mát ở các Xí nghiệp, Xí nghiệp năng lượng cần sử dụng rất nhiều nguyên nhiên liệu khác nhau. Các nguyên nhiên liệu chính bao gồm: nước giếng, muối, dầu, than, điện.
Các thông số cụ thể về tình hình sử dụng nguyên, nhiên liệu của Xí nghiệp được thể hiện rõ trong bảng sau:
Bảng 3: Bảng tiêu thụ nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp năng lượng
TT
Loại đầu vào
Đơn vị
Năm 2006
1
Muối
Kg
293.494
2
Dầu
Kg
5.798.218
3
Than
Tấn
12.171
4
Điện
Kwh
5.105.220
Nguồn: Báo cáo tiêu thụ nguyên nhiên liệu năm 2006, sổ theo dõi sản xuất của Xí nghiệp năng lượng
Với nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu cao như vậy trong quá trình sản xuất chất thải được thải ra chủ yếu là xỉ than, dầu mỡ thải
Sự cần thiết thực hiện giải pháp tái sử dụng nước làm mát tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng
Dựa trên thực trạng sản xuất tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng, hàng năm hai Xí nghiệp trên tiêu thụ một khối lượng lớn dầu, điện than, nước và thải ra môi trường lượng chất thải lớn, chiếm đa số trong tổng lượng chất thải của Công ty. Đặc biệt Xí nghiệp cao su số 3 có nhu cầu dùng nước rất nhiều, hầu hết các công đoạn sản xuất cũng như làm mát các máy đếu sử dụng đến nước. Vì thế công ty phải mất một khoàn chi phí khá cao để có được lượng nước cần thiết cho sản xuất cũng như cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp này. Cụ thể ngoài chi phí khoan giếng khai thác nước ngầm Công ty còn phải bỏ ra chi phí mua thiết bị bơm nước từ giếng khoan lên, chi phí xây lắp bể chứa nước, đường ông dẫn nước, chi phí xử lý nước, và cả chi phí xây dựng hệ thống thoát nước. Đó là chưa kể đến việc Công ty có thể bị kiện nếu thải bỏ nước ra môi trường hoặc phải bỏ chi phí cho xử lý nước trước khi thải ra môi trường. Những khoản chi phí này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm như vậy sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh cung như lợi nhuận của Công ty. Do vậy Công ty cũng như Xí nghiệp cần thiết phải tìm ra giải pháp phù hợp nhằm tiết kiệm lượng nước sử dụng đầu vào, giảm lượng nước thải ra môi trường, để vừa tiết kiệm được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào và giảm được các chi phí nói trên.
Đặc điểm của quá trình sản xuất lốp và sản xuất hơi.
Phân tích các bước trong quy trình sản xuất lốp
Hệ thống các máy hầu hết đếu sử dụng hơi nước và được làm mát bằng nước ở nhiệt độ bình thường. Nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào ở các công đoạn sản xuất lốp ô tô được thể hiện qua sơ đồ dòng chi tiết sau:
Hình 3: Sơ đồ dòng chi tiết công đoạn sản xuất lốp
Đầu vào
Công đoạn
Đầu ra
Sản phẩm chính
Chất thải
Cao su bán thành phẩm
Nước, điện, khí nén
Ép suất mặt lốp
Mặt lốp bán thành phẩm
Dầu mỡ thải
Nước
Cao su kẽ máy
Cao su bán thành phẩm, vải mành
Điện, nước, khí nén, hơi nóng
Cán tráng
Vải mánh sau cán tráng
Dầu mỡ thải
Nước
Cao su kẽ máy
Hơi nước ngưng tụ
Vài mành cán tráng
Điện, khí nén
Cắt vải và dán ống
Bán thành phẩm ống vải
Vải vụn
Dầu mỡ thải
Cao su, dây thép
Điện, nước, khí nén
Chế tạo vòng tanh
Bán thành phẩm vòng tanh
Vụn thép
Dầu mỡ thải
Cao su kẽ máy
Mặt lốp bán thành phẩm
Bán thành phẩm ống vải
Bán thành phẩm vòng tanh
Điện, khí nén
Thành hình
Lốp ô tô bán thành phẩm
Dầu mỡ thải
Cao su vụn
Bán thành phẩm lốp ô tô
Điên, nước, khí nén, hơi nóng
Lưu hoá
- Lốp ô tô
Dầu mỡ thải
Cao su bavia
Nước ngưng
Nước
Qua phân tích quá trình sản xuất lốp ô tô ta thấy để có được sản phẩm lốp ô tô Xí nghiệp phải sử dụng rất nhiều nguồn nhiên liệu đầu vào: điện, dầu, nước sạch và hơi nước. Trong đó nước sạch được khai thác từ nguồn nước ngầm thông qua hệ thống giếng khoan và được sử lý trước khi đưa đi sử dụng. Trong các công đoạn sản xuất, nước thải tập trung ở công đoạn lưu hoá là chủ yếu, chiếm 60% tổng lượng nước thải của Xí nghiệp. Nước ở công đoạn này có nhiệt độ rất cao, với khối lượng lớn nhiệt độ cao lượng nước thải này nếu được thu hồi sẽ giúp cho Xí nghiệp giảm được khoản chi phí lớn.
Quy trình hoạt động của lò hơi
Lò hơi được đặt tại xí nghiệp năng lượng, hiện tại có 2 lò hơi đốt than và 2 lò hơi đốt dầu được sử dụng với một số dặc tính như sau:
- Lò hơi đốt than
Công suất định mức: 6.000 Kg hơi/giờ
Công suất thực tế: 3.000 Kg hơi/giờ
Hiệu suất lò: 50%
Nhiệt độ cấp nước: 280C
Tiêu hao than trung bình: 120 Kg than/tấn hơi
- Lò hơi đốt dầu
Công suất định mức: 8.000 Kg hơi/giờ
Công suất thực tế: 7.600 Kg hơi/giờ
Hiệu suất lò: 95%
Nhiệt độ nước cấp: 280C
Tiêu hao dầu FO trung bình: 63Kg dầu/ tấn hơi
Các lò hơi được vận hành hoàn toàn tự động, nhờ áp dụng hệ thống điề khiển tỷ lệ áp suất từ nhóm lò đến làm nguội lò. Mục đích điều khiển tự động lò nhằm giữ nhiệt và áp suất hơi ở mức yêu cầu, thu được hơi có chất lượng tốt dù sự sinh trong lò có thay đổi. Đồng thời, kiết kiệm chi phí vận hành bằng hiệu suất nhiệt cao. Với việc sử dụng nhiều nguồn nhiên liệu đầu vào như: nước, than, dầu, muối thì chi phí cho nguồn nhiên liệu này là tương đối lớn.
Phân tích một số nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng.
Dòng thải
Nguyên nhân gây tổn thât
1. Lượng nước tiêu hao lớn
- Do rỏ rỉ ống dẫn nước, các van vòi nước bị hỏng
- Chưa thu hồi nước làm mát từ Xí nghiệp cao su số 3
2. Tiêu hao dầu FO, than, muối cao
- Tổn thất nhiệt vì trao đổi nhiệt của lò hơi kém do ống lò và ống lửa bẩn
- Chưa thu hồi nước làm để tái sử dụng cho lò hơi
- Chất lượng nước cấp cho lò hơi có độ cứng lớn
- Công suất của thiết bị làm mềm nước thấp
Lựa chọn giải pháp
Qua phân tích, tìm hiểu quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp Cao su số 3 ta thấy: lượng nước sử dụng nhiều nhất và cũng thải bỏ nhiều nhất là do nước phải làm mát các thiết bị, các máy trong quá trình sản xuất. Theo sơ đồ dòng chi tiết các công đoạn sản xuất lốp ô tô (Hình 3) ta thấy nguyên liệu đầu vào và đầu ra chủ yếu là nước làm mát. Nước đầu vào ở nhiệt độ 280C, sau khi làm mát máy nước có nhiệt độ 45-600C. Lượng nước này bị thải ra ngoài sẽ gây lãng phí nhiệt, và tăng lượng nước thải ra môi trường đồng thời đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thất nguyên liệu và năng lượng. Chính vì vậy Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng đã lựa chọn giải pháp thu hồi nước làm mát để đưa về sử dụng lại ở lò hơi. Lượng nước được thu hồi này không chỉ giúp cho Xí nghiệp cao su số 3 tiết kiệm được khoàn chi phí khá lớn cho việc xử lý nước trước khi thải ra môi trường, giảm lượng nước thải ra môi trường mà còn giúp Xí nghiệp năng lượng tiết kiệm được chi phí sản xuất do giảm được lượng than, dầu, điện, muối được dung để xử lý và làm nóng nước. Việc thực hiện giải pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho các Xí nghiệp mà còn mang lại lợi ích nhiều mặt cho xã hội. Bên cạnh đó việc đánh giá sơ bộ giải pháp cho thấy giải pháp đòi hỏi kỹ thuật ở mức độ trung bình và chi phí vận hành, đầu tư ở mức thấp.
Hiệu quả thu được từ giải pháp tái sử dụng nước thải tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cồ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội.
Giải pháp thu hồi nước làm mát
Giải pháp thu hồi nước làm mát từ Xí nghiệp cao su số 3 về lò hơi Xí nghiệp năng lượng được coi là một trong những giải pháp sản xuất sạch hơn được để suất thực hiện tại Công ty Cao Su Sao Vàng – Hà Nội. Tháng 3-2007, phòng Kỹ thuật Cơ năng đã phối hợp với hai Xí nghiệp để khảo sát và lắp đặt hệ thống thu hồi nước làm mát từ các công đoạn sản xuất lốp để tái sử dụng cho lò hơi.
Giải pháp thu hồi nước làm mát nhằm mục đích chủ yếu là: giảm tiêu hao tài nguyên (nước, than, điện, muối, dầu) và giảm lượng nước thải ra môi trường. Do đó đây chính là dạng dự án đầu tư cho môi trường.
Mô tả giải pháp
Hệ thống thu hồi nước làm mát bao gồm hệ thống đường ống thu hồi nước, các bể chứa và khủ khí gia nhiệt nước.
Hệ thống đường ống thu hồi được lắp ngược từ bình khủ khí gia nhiệt nước về các máy được làm mát ở công đoạn định hình lưu hoá, đi men theo tường của Xí nghiệp cao su số 3 và được đấu nối vào các máy được làm mát. Đoạn giữa đường ống nối với máy làm mát có lắp một van đóng mở. Van này có tác dụng mở ra để thu hồi nước làm mát về bình khủ khí gia nhiệt và đóng vào để ngăn không cho nước sau khi được làm mát chảy vào hệ thống thu hồi nước khi các máy bị hỏng hoặc không hoạt động, dừng hoạt động không làm ảnh hưởng đến quy trình hoạt động của hệ thống.
Sơ đồ hệ thống thu hồi nước làm mát
Hình 4: Sơ đồ hệ thống thu hồi nước làm mát
Máy định hình lưu hoá
Bể chứa
Trạm bơm
Hệ thống xử lý nước
Bình khủ khí gia nhiệt
Lò hơi đốt dầu, đốt than
Bể chứa
Dựa vào sơ đồ hệ thống thu hồi nước làm mát ta thấy quy trình hoạt động của hệ thống thu hồi nước làm mát như sau:
Ban đầu, nước lấy từ giếng khoan ở Xí nghiệp năng lượng sau khi được xử lý bằng muối ở hệ thống xử lý nước biến nước cứng thành nước mềm sẽ đưa đến bể chứa ở Xí nghiệp cao su số 3. Nước ở bể chứa sẽ được đưa đến máy định hình lưu hoá để làm mát máy. Nước này sẽ được thu hồi về bình gia nhiệt khủ khí ở Xí nghiệp năng lượng qua hệ thống các đường ống. Sau đó nước sẽ được tái sử dụng ở lò hơi.
Đặc tính của nước làm mát sau khi được thu hồi về là nước mềm, chất lượng nước rất tốt. Đây là nước sạch hoàn toàn và không bị lẫn các tạp chất gây ô nhiễm (vì nước làm mát luôn nằm trong hệ thống các ống dẫn ngay cả khi làm mát), không những thế nước này có nhiệt độ khá cao khoảng 45-600C (theo số liệu ghi chép từ kết quả phân tích trong sổ theo dõi sản xuất của Xí nghiệp cao su số 3) vì vậy khi đưa vào tái sử dụng ở lò hơi sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho không chỉ Xí nghiệp cao su số 3 mà cả Xí nghiệp năng lượng.
Tính khả thi về kĩ thuật của giải pháp thu hồi nước làm mát
Về mkặt kĩ thuật tính khả thi cho thực kiện giải pháp được xem xét dưới các khía cạnh sau:
Khi thực hiện giải pháp thu hồi nước làm mát từ các máy trong công đoạn lưa hoá không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất của các xí nghiệp
Các đường ống thu hồi nước làm mát được lắp đặt hợp lý nên không tốn diện tích lắp đặt.
Hệ thống thu hồi nước tận dụng một số thiết bị có sẵn ở cả 2 xí nghiệp nên mất ít diện tích cho xây dựng lắp đặt hệ thống
Việc bảo dưỡng đường ống thu hồi nước làm mát không phức tạp và tốn ít công sức.
Việc lắp đặt hệ thống thu hồi nước làm mát không gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất của các xí nghiệp.
Hiệu quả của việc thực hiện giải pháp
Những vấn đề chung
Mục đích đánh giá
Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện giải pháp thu hồi nước làm mát các máy sau lưu hoá ở xí nghiệp cao su số 3 nhằm mục đích nhận dạng được tất cả các chi phí và lợi ích của giải pháp. Trên cơ sở đánh giá, phân tích các chi phí - lợi ích này chúng ta có thể xác định được chính xác hiệu quả mà giải pháp mang lại về các mặt kinh tế - xã hộii và môi trường thông qua tính toán một số chỉ tiêu: quy mô lợi ích dòng, thời gian có thể hoàn lại vốn đầu tư ban đầu, mức lãi suất cao nhất có thể chấp nhận để đầu tư Từ đó chứng tỏ cho hai Xí nghiệp này cũng như các cơ sở sản xuất khác thấy rằng: lợi ích thu được từ giảm thiểu ô nhiễm có giá trị lớn hơn rất nhiều so với chi phí. Do vạy việc thực hiện các dự án đầu tư cho môi trường là thực sự cần thiết để bảo vệ môi trường, tiến tới phát triển bền vững; đồng thời việc thực hiện dự án này không phải là gánh nẵng chi phí cho Xí nghiệp và các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm mà còn giúp chúng ta đề xuất được những kiến nghị cụ thể, phù hợp.
Phương pháp đánh giá
Trong tiến hành đánh giá hiệu quả việc thực hiện giải pháp thu hồi nước làm mát tài Xí nghiệp cao su số 3 tôi đã sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả và phương pháp phân tích kinh tế. Ngoài ra đễ xác định, đánh giá được các chi phí - lợi ích do việc thực hiện giải pháp mang lại tôi còn dùng các phương pháp:
Phương pháp thu thập, điều tra: thu thập các tài liệu, số liệu tại phòng kỹ thuật cơ năng, Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội; tìm hiểu xem xét tình hình sản xuất thực tế tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng.
Phương pháp phòng vấn hỏi trực tiếp các cán bộ ở phòng Kỹ thuật cơ năng, cán bộ và công nhân viên trong Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng.
Một vài yếu tố để đánh giá
Hệ thống thu hồi nước làm mát có thể sử dụng 30 năm. Giá định n = 30 năm cũng là tuổi thọ của dự án.
Tỷ lệ chiết khấu r = 10%/năm.
Năng suất định mức nước thu hồi: m = 30m3/h.
Theo thống kê từ các Xí nghiệp:
Số tháng làm việc trong năm là: N1 = 12 tháng
Số ca sản xuất hoạt động trong 1 tháng: k = 60 ca
Thời gian làm việc của một ca: t = 8h
Trong tính toán có áp dụng tính đối xứng giữa chi phí và lợi ích: khi một chi phí bỏ qua thì đó chính là lợi ích thu về và ngược lại.
Trong quá trình thực hiện giải pháp thu hồi nước thải, các khoản chi phí phát sinh tăng và các khoản lợi ích thu được tính bằng đơn vị tiền tệ đều được tính chuyển về năm 2007 (năm bắt đầu thực hiện giải pháp). Giá cả lấy theo giá thị trường.
Xác định chi phí - lợi ích của giải pháp thu hồi nước thải
Xác định chi phí
Tổng chi phí thực hiện giải pháp:
C = C0 + C1 + C2
Trong đó:
C0: là chi phí đầu tư ban đầu
C0 = C01 + C02
C01: chi phí mua sắm thiết bị
C02: chí phí lắp đặt
C1: chí phí bảo dưỡng hàng năm
C2 chi phí nhân công vận hành hệ thống hàng năm
Việc thực hiện giải pháp thu hồi nước làm mát không mất nhiều chi phí đầu tư do đã có sẵn mặt bằng, diện tích lắp đặt. Chi phí đầu tư ban đầu chỉ bao gồm: chi phí cho lắp đặt hệ thống, chi phí cho vật liệu. Ngoài ra việc bảo dưỡng hệ thống đường ống thu hồi nước làm mát được thực hiện hai lần trong một năm. Chi phí cho các khoàn này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4: Chi phí đầu tư cho thực hiện giải pháp
TT
Khoản mục chi phí
Thành tiền (VNĐ)
1
Chi phí ban đầu:
- Chi phí mua sắm thiết bị (C01)
- Chí phí lắp đặt (C02)
458.396.000
436.896.000
11.500.000
2
Chí phí bảo dưỡng hàng năm (C1)
35.500.000
3
Chi phí nhân công vận hành hệ thống hàng năm
Chi phí nhân công vận hành hệ thống (đồng/người/tháng)
22.800.000
1.900.000
Nguồn: theo số liệu ghi chép tại phòng Kỹ thuật cơ năng
Xác định lợi ích
Tổng lợi ích thu được từ giải pháp thu hồi nước làm mát
B = B1 + B2 + B3 + B4 + B5
Trong đó:
B1: Tiết kiệm chi phí sử dụng nước sạch hàng năm
B2: Tiết kiệm chi phí sử dụng nhiên liệu cho lò hơi hàng năm
B21: Tiết kiệm chi phí sử dụng dầu FO
B22: Tiết kiệm chi phí sử dụng than
B3: Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải hàng năm
B4: Tiết kiệm chi phí thời gian chạy máy hàng năm
B4 = B41 + B42 + B43
B41: Tiết kiệm điện hàng năm
B42: Tiết kiệm chi phí nhân công hàng năm
B43: Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng lò hơi hàng năm
♦ Tiết kiệm chi phí sử dụng nước sạch hàng năm (B1)
Theo tính toán, với nhu cầu dùng nước lớn như vậy thì khi lắp đặt hệ thống thu hồi nước lượng nước sạch được thu hồi về khoảng 30m3/h, vì vậy:
Lượng nước thu về mỗi tháng là:
mt = m x k x t
= 30 x 60 x 8 = 14.400 (m3)
Lượng nước thu về mỗi năm là:
mn = mt x Nt
= 14.400 x 12 = 172.800 (m3)
Lượng nước này khi đem tái sử dụng cho lò hơi sẽ tiết kiệm được một lượng nước sạch đầu vào đáng kể do đó sẽ tiết kiệm được chi phí làm sạch nước. Tức là sẽ tiết kiệm được:
Chi phí nguyên liệu muối để xử lý nước
Chi phí điện để vận hành máy bơm
Chi phí nhân công vận hành máy móc
Các chi phí này được tính tổng hợp vào trong chi phí để được nước sạch đầu vào cho lò hơi với đơn giá: 350 VNĐ/m3 (do công ty dùng nước giếng khoan nên không mất chi phí mua nước đầu vào)
Theo tính toán, lợi ích mang lại từ việc tiết kiệm chi phí sử dụng nước sạch là:
Bảng 6: Tiết kiệm chi phí sử dụng nước sạch
Danh mục
Đơn giá (VNĐ/m3)
Hàng tháng
Hàng năm
Số lượng (m3)
Thành tiền (VNĐ)
Số lượng (m3)
Thành tiền (VNĐ)
Nước sạch
350
14.400
5.040.000
172.800
60.480.000
Vậy lợi ích thu được từ việc tiết kiệm chi phí sử dụng nước sạch hàng năm là: B1= 60.480.000 VNĐ
♦Tiết kiệm chi phí sử dụng nhiên liệu cho lò hơi hàng năm (B2)
Nước làm mát sau khi được thu hồi có nhiệt độ khoảng 500C, với nhiệt độ này khi đem tái sử dụng ở lò hơi sẽ giúp cho xí nghiệp năng lượng tiết kiệm được nhiệt lượng để đun nước từ 280C lên 500C. Vì vậy tiết kiệm được nguồn nhiên liệu cho lò hơi.
Áp dụng công thức tính nhiệt lượng
Q = m x C x (T2 – T1)
Trong đó:
Q: Nhiệt lượng để tăng nhiệt độ từ T1 đến T2.
m: Khối lượng nước
C: Nhiệt dung riêng của nước
T1: Nhiệt độ ban đầu
T2: Nhiệt độ sau khi tăng
m = 30m3 = 30.000 kg nước
Ta có kết quả sau:
Bảng 5: Tiết kiệm nhiệt lượng
Danh mục
Giá trị
Khối lượng nước
30.000 kg
Nhiệt dung riêng của nước
4,19 kj/kg độ
Nhiệt độ ban đầu
280C
Nhiệt độ sau
500C
Nhiệt lượng
2.765.400 kj
Khi vận hành lò hơi đôt dầu có hiệu suất cao hơn lò hơi đốt than. Để tạo ra 10.000 Kcal lò hơi đốt dầu chi tiêu thụ mất 1 kg dầu FO còn để tạo ra 10.000 kcal lò hơi đốt than phải dùng đến 2,8 kg than. Nhiệt lượng lò hơi đốt dầu cung cấp cũng lớn gấp 1,3 lần nhiệt lượng mà lò hơi đốt than cung cấp.
Vi vậy khi nước làm mát được tái sử dụng ở các lò hơi thì trong 1 giờ lò hời đốt dầu FO sẽ tiết kiệm được nhiệt lượng.
Lò hơi đốt than sẽ tiết kiệm được nhiệt lượng:
Với 1Kj = o,29 Kcal
Trong một giờ lượng dầu FO tiết kiệm được là:
Trong 1 giờ lượng than tiết kiệm được là:
Gọi: Mtdau là lượng dầu FO tiết kiệm được hàng tháng
Mndau là lượng dầu FO tiết kiệm được hàng năm
Mtthan là lượng than tiết kiệm được hàng tháng
Mnthan là lượng than tiết kiệm được hàng năm
Vậy ta có công thức sau
Mtdau = mdau * h * t = 37,51 * 60 * 8 = 18.004,8 (kg)
Mndau = Mtdau * Nt = 18.004 * 12 = 216.057,6 (kg)
Mtthan = mthan * h * t = 80,79 *60*8 = 38.779,2(kg)
Mnthan = Mtthan * Nt = 38.779,2 * 12 = 465.350,4(kg)
Tiết kiệm chi phí sử dụng dầu FO
Dựa vào kết quả trên với giá dầu FO hiện nay là 5.418VNĐ/KG thì lợi ích thu được từ việc tiết kiệm chi phí sử dụng dầu FO được thể hiện trong bảng sau
Bảng 6: Tiết kiệ chi phí sử dụng dầu FO
Danh mục
Đơn giá
Hàng tháng
Hàng năm
Số lượng (kg)
Thành tiền (VNĐ)
Số lượng (kg)
Thành tiền (VNĐ)
Dầu FO
5.418
18.440,8
97.550.006,4
216.057,6
1.170.600.077
Vậy hàng năm Xí nghiệp tiết kiệm được chi phí sử dụng dầu FO là
B21 = 1.170.600.077 (VNĐ)
Với giá than 585đ/kg thì lợi ích thu được từ việc tiết kiệm chi phí sử dụng than là:
Bảng 7:Tiết kiệm chi phí sử dụng than
Danh mục
Đơn giá
Hàng tháng
Hàng năm
Số lượng (kg)
Thành tiền (VNĐ)
Số lượng (kg)
Thành tiền (VNĐ)
Than
585
38.779,2
22.685.832
465.350,4
272.229.984
Vậy hàng năm Xĩ nghiệp tiết kiệm được chi phí sử dụng than là:
B22 = 272.229.984 (VNĐ)
Lợi ích thu được từ tiết kiệm nguồn nhiên liệu hàng năm là:
B2 = B21 + B22 = 1.170.600.077 + 272.229.984 = 1.442.830.061 VNĐ
Tiết kiệm chi phí sử dụng nước thải (B3)
Khi chưa thực hiện dự án thu hồi nước làm mát thì 14.400 m3 nước này được thải bỏ ra môi trường mỗi tháng cùng với hệ thống nước thải tại công ty. Lượng nước này tuy không có tạp chất, hoá chất độc hại nhưng lại mang nhiệt độ cao, khi thải ra môi trường sẽ làm chết các động thực vật và quan trọng hơn nó góp phần làm tăng lượng nước ô nhiễm và làm suy thái môi trường. Với thực tế hiện nay, tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước sạch sẽ trở nên khan hiếm, nước thải ngày càng tăng thì các cơ quan quản lý môi trường chắc chắn sẽ yêu cầu các cơ sở sản xuất phải tiến hành xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Vì vậy nhờ áp dụng giải pháp thu hồi nước làm mát này mà công ty đã giảm được lượng nước thải ra môi trường dẫn đến tiết kiệm được chi phí xử lý nước thải.
Theo tính toán của Xí nghiệp cao su số 3, đơn giá cho chi phí xử lý nước thải là 750 VNĐ/m3 thì Xí nghiệp sẽ tiết kiệm được khoản chi phí xử lý nước thải là:
Bảng 8: Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải
Danh mục
Đơn giá
Hàng tháng
Hàng năm
Số lượng (kg)
Thành tiền (VNĐ)
Số lượng (kg)
Thành tiền (VNĐ)
Nước thải
750
14.400
1.800.000
172.800
129.600.000
Vậy hàng năm Xí nghiệp tiết kiệm được chi phí xử lý nước thải là:
B3 = 129.600.000 VNĐ
Tiết kiệm thời gian vận hành lò hơi hàng năm (B4)
Do thu hồi nước làm mát về có nhiệt độ là 500C nên khi đem tái sử dụng cho lò hơi chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian vận hành lò hơi. Khi đó để tạo ra lượng hơi cấp cho các máy ở Xí nghiệp, Xí nghiệp năng lượng chỉ phải đun nước làm mát từ nhiệt độ 500C lên 1000C thay vì phải đun từ nước cấp ban đầu có nhiệt độ 280C.
Để tính được thời gian tiết kiệm vận hành lò hơi chúng ta có thể dựa vào định mức tiêu hao dầu FO và than.
Thời gian tiết kiệm vận hành lò hơi đốt dầu FO
Gọi sdau là tỷ lệ % tiết kiệm thời gian vận hành lò hơi đốt dầu FO (khi tái sử dụng nước làm mát)
Sdau =
Trong đó: mdau là lượng dầu FO tiết kiệm được trong 1 giờ vận hành lò hơi đốt dầu khi dùng nước thu hồi có nhiệt độ 500C
MD: lượng dầu FO được dùng trung bình trong 1 giờ vận hành lò hơi đốt dầu khi dùng nước ban đầu có nhiệt độ là 280C.
MD = W1 * M1
Với W1 là công suất thực tế của lò dầu.
M1: là định mức tiêu hao dầu FO trung bình của lò hơi đốt dầu.
Ta có kết quả trong bảng như sau:
Bảng 9: Tỷ lệ % tiết kiệm thời gian vận hành lò dầu
Danh mục
Đơn vị
Giá trị
W1
Tấn hơi/h
7,6
M1
Kg dầu/tấn hơi
63
MD
Kg dầu/h
478,8
mdau
Kg dầu/h
37,51
S
%
7.83
Nguồn: theo số liệu ghi chép tại Xí nghiệp năng lượng và các kết quả đã tính được ở trên
Gọi N là thời gian vận hành lò hơi hoạt động trong 1 năm, ta có:
Nd = k * t * Nt = 60*8*12 = 5.760 (h)
Thời gian tiết kiệm vận hành đốt lò hời đốt dầu:
T1 = 0,0783 * 5670 = 444 (h)
Thời gian tiết kiệm vận hành lò hơi đốt than
Gọi sthan là tỷ lệ % thời gian tiết kiệm vận hành lò hơi đốt than khi sử dụng nước làm mát, ta có:
Sthan =
Trong đó: mthan là lượng than tiết kiệm được trong 1 giờ vận hành lò hơi đốt than khi dùng nước thu hồi có nhiệt độ 500C.
Mt: lượng than trung bình cho vận hành lò hơi đốt than khi dùng nước nhiệt độ 280C
Mt = W2 * M2
Với W2 là công suất thực tế của lò than.
M2: là định mức tiêu hao than trung bình của lò hơi đốt than.
Ta có kết quả trong bảng như sau:
Bảng 10: Tỷ lệ % tiết kiệm thời gian vận hành lò than
Danh mục
Đơn vị
Giá trị
W2
Tấn hơi/h
3
M2
Kg than/tấn hơi
120
Mt
Kg than/h
360
mthan
Kg than/h
80,79
S
%
22,4
Nguồn: theo số liệu ghi chép tại Xí nghiệp năng lượng và các kết quả đã tính được ở trên
Thời gian tiết kiệm vận hành đốt lò hời đốt than:
T2 = 0,224 * 5670 = 1.270 (h)
Khi tiết kiệm được thời gian vận hành lò hơi, hàng năm Xí nghiệp sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí sau:
Tiết kiệm chi phí sử dụng điện hàng năm để vận hành các lò hơi (B41)
Để vận hành các lò hơi phải sử dụng rất nhiều điện (công suất hoạt động của lò hời đốt dầu là q1 = 55 Kw/h; công suất hoạt động của lò hơi đôt than q2 = 42Kw/h). Lợi ích thu được từ việc tiết kiệm sử dụng điện vận hành các lò hời hàng năm là:
Bảng 11: Tiết kiệm chí phí sử dụng điện vận hành các lò hơi hàng năm
Danh mục
Giá trị
Công suất hoạt động của lò hơi đốt dầu (q1)
55kw/h
Công suất hoạt động của lò hơi đốt than (q2)
42kw/h
Thời gian tiết kiệm vận hành lò hơi đốt dầu hàng năm T1
444 h
Thời gian tiết kiệm vận hành lò hơi đốt than hàng năm T2
1270 h
Số Kw điện tiết kiệm được hàng năm (L)
- Số Kw điện tiết kiệm được từ lò hơi đốt dầu hàng năm (L1)
- Số Kw điện tiết kiệm được từ lò hơi đốt than hàng năm (L2)
77.760 kw
24.420 kw
53.340 kw
Chi phí 1 Kw điện sử dụng (P)
838,3 VNĐ/kw
Tiết kiệm chi phí sử dụng điện hàng năm (B41)
B41= L * P
65.186.208 VNĐ
Nguồn: Theo số liệu ghi chép tại Xí nghiệp năng lượng.
Vậy B41 = 65.186.208 VNĐ
Tiết kiệm chi phí nhân công hàng năm (B42)
Để vận hành các lò hơi cần 6 người/ 1 ca với mức lương 1.600.000 VNĐ/1 người/ 1 tháng.
Chi phí nhân công cho một ca hoạt động của các lò hơi:
6 * 1.600.000/60 = 160.000 (VNĐ)
Chi phí nhân công cho 1 giờ hoạt động của các lò hơi:
160.000/8 = 20.000 (VNĐ)
Lợi ích thu được do tiết kiệm chi phí nhân công hàng năm là:
B42 = 20.000 * (444 + 1270) = 34.280.000 (VNĐ)
Chi phí bảo dưỡng lò hơi hàng năm (B43)
Theo số liệu thu thập được từ Xí nghiệp năng lượng, mỗi tháng Xí nghiệp mật khoảng 300.000 VNĐ cho việc bảo dưỡng lò hơi (không kể đến thay mới thiết bị). Mà với thời gian vận hành lò hơi được tiết kiệm hàng năm là 1714 h tương đương hơn hai tháng chạy lò, nghĩa là mỗi năm Xĩ nghiệp sẽ tiết kiệm được 600.000 VNĐ cho việc bảo dưỡng các lò hơi. Vậy B43 = 600.000 VNĐ.
Lợi ích thu được từ việc tiết kiệm thời gian vận hành lò hơi hàng năm là:
B4 = B41 + B42 + B43 = 100.062.208 VNĐ
Tổng hợp chi phí - lợi ích
Dựa vào việc xác định các chi phí, lợi ích trên ta có kết quả tổng hợp như sau:
Bảng 12: Tổng hợp chi phí - lợi ích của giải pháp
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục Năm
0
1
2
3
29
30
Chi phí:
- Chi phí đâu tư ban đầu (C0)
458,4
0
0
0
0
0
- Chi phí bảo dưỡng (C1)
0
35,5
35,5
35,5
35,5
35,5
-Chi phí nhân công (C2)
0
22,8
22,8
22,8
22,8
22,8
Tổng chi phí (Ct)
458,4
58,3
58,3
58,3
58,3
58,3
Lợi ích:
- Tiết kiệm chi phí sử dụng nước hàng năm (B1)
0
60,48
60,48
60,48
60,48
60,48
- Tiết kiệm chi phí sử dụng nhiên liệu hàng năm (B2)
0
1442,83
1442,83
1442,83
1442,83
1442,83
- Tiết kiệm chi phí xử lý nước hàng năm (B3)
0
129,6
129,6
129,6
129,6
129,6
- Tiết kiệm chi phí vận hành máy hàng năm (B4)
0
100,062
100,062
100,062
100,062
100,062
Tổng lợi ích
1.732,972
1.732,972
1.732,972
1.732,972
1.732,972
Qua bảng tổng hợp chi phí - lợi ích trên ta nhận thấy lợi ích đem lại itừ việc thực hiện giải pháp rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra. Tuy nhiên đó mới là những chi phí lợi ích lượng hoá được bằng tiền, được xem xét dưới góc độ cá nhân doanh nghiệp. Ngoài ra việc áp dụng thực hiện giải pháp còn đem lại nhiều lợi ích khác mà do hạn chế về số liệu mà trong chuyên đề này tôi chưa lượng hoá được như: việc tiết kiệm thời gian chạy máy sẽ giúp cho nhà máy kéo dài tuổi thọ lò hơi, giảm mức khấu hao thiết bị Mặt khác nếu đứng trên quan điểm xã hội mà xem xét thì việc thực hiện giải pháp còn mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và xã hội. Cụ thể đó là giảm lượng nước thải và khí thải ra môi trường, dẫn đến giảm mức độ ô nhiễm môi trường nước và không khí xung quanh khu vực nhà máy cũng như những khu vực lân cận, góp phần cải thiện môi trường làm việc trong sạch cho công nhân trong nhà máy, giảm những tác động tiêu cực đến nguồn nước ngầm và mức độ ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của những người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng. Từ đó tiết kiệm được các chi phí khám chữa bệnh cho người lao động Và khi lượng hoá được những lợi ích này thành tiền thì chắc chắn tổng lợi ích do thực hiện giải pháp đem lại sẽ lớn hơn.
Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện giải pháp
Xét ở góc độ trong doanh nghiệp bất cứ một giải pháp nào được thực hiện cũng đều nhằm đạt mục tiêu về hiệu quả kinh tế. Nhưng đối với những giải pháp mang tính chất là dự án cho môi trường như giải pháp thu hồi nước thải từ Xí nghiệp cao su số 3 để tải sử dụng cho lò hơi thì ngoài mục tiêu về hiệu quả kinh tế còn nhằm đạt mục tiêu quan trọng là công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Dưới đây là chúng ta sẽ phân tích hiệu quả của giải pháp về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường của giải pháp.
Hiệu quả về kinh tế
Hiệu quả về kinh tế có thể nhìn thấy khi so sánh giữa chi phí bỏ ra với lợi ích thu về và thường được phân tích, đánh giá theo quan điểm cá nhân, dựa trên cơ sở phương pháp phân tích tài chính. Cụ thể ta sẽ xem xét, đánh giá thông qua chỉ tiêu sau.
Thời gian hoàn vốn (PB)
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để thu lại vôn đầu tư ban đầu từ những lợi ích thu được mỗi năm.
Thời gian hoàn vốn đơn giản
Từ bảng (em tự điền lại nhé), so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được ta nhận thấy ngay trong năm đầu tiên thực hiện giải pháp nhà máy đã có thể thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Do đó ở đây ta sẽ tính thời gian hoàn vốn đơn giản: là thời gian cần thiết để thu hồi đủ chi phí bỏ ra cho thực hiện giải pháp mà chưa tính đến chiết khấu (hay với giả thiết r = 0).
Sử dụng công thức:
Trong đó: PB: là thời gian hoàn vốn đơn giản (tháng)
C0: chi phí đầu tư ban đầu (VNĐ)
CF1: lợi ích ròng năm đầu tiên (VNĐ)
Áp dụng ta có:
C0 = 458,4 triệu VNĐ
CF1 = 1732,972 triệu VNĐ
=> PB = 3,2 (tháng)
Như vậy chỉ với thời gian hơn 3 tháng sau khi áp dụng thực hiện giải pháp thu hồi nước thải để tái sử dụng cho lò hơi nhà máy sẽ có thể thu hồi được chi phí bỏ ra (nếu không tính chiết khấu). Trong khi đó hệ thống thu hồi có thể sử dụng được 30 năm. Điều này cho thấy việc thực hiện giải pháp rất hiệu quả về mặt tài chính.
Trường hợp tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Với tỷ lệ chiết khấu là r = 10%/năm => r = 0,78%/tháng (tính dựa theo công thức rn = (1 + rt)m – 1. Trong đó: rn là lãi suất theo kỳ hạn năm; rt là lãi suất theo kỳ hạn tháng; m = 12 là số kỳ hạn tháng trong kỳ hạn năm).
Sử dụng phương pháp trừ dần.
Gọi It: vốn đầu tư phải thu hồi của tháng t (tính vào cuối tháng)
Zt: vồn đầu tư chưa được thu hồi của tháng t
LNt: lợi nhuận của tháng t
Ta có:
Zt = It - LNt
It = Zt-1 * (1 + r)
Áp dụng tính với số liệu sau
Bảng 13: Thời gian thu hồi vốn có tính chiết khấu
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Tháng
1
2
3
4
It
458,4*(1+0,0078)
= 461,97
317.57*(1+0,0078)
=320,05
175,65*(1+0,0078)
=177,02
32,62*(1+0,0078)
=32,8
LNt
144,4
144,4
144,4
144,4
Zt
317,57
175,65
32,62
-111,4
Qua bảng trên ta thây khi đầu tư thực hiện giải pháp thu hồi nước thải chỉ sau 4 tháng với mức chiết khấu là 0,78%/tháng nhà máy sẽ thu hồi được chi phí ban đầu bỏ ra. Đây là khoảng thời gian thu hồi rất nhanh và với khoảng thời gian này thì việc thực hiện giải pháp sẽ tránh được rất nhiều rủi ro có thể xảy ra do những biến động trên thị trường tài chính.
Giá trị hiện tại ròng (NPV)
NPV sẽ cho biết sau khi thực hiện giải pháp thì tổng lợi nhuận thu được là bao nhiêu tính về thời điểm hiện tại (thời điểm bặt đầu đầu tư thực hiện giải pháp) là bao nhiêu?
Theo công thức xác định NPV ta có
NPV =
Trong đó:
r: tỷ lệ chiết khấu
n: tuổi thọ dự án
t: thời gian tương ứng (t = 0, 1, 2, , n)
Bt: lợi ích năm t
Ct: chi phí năm t
Áp dụng công thức tính với số liệu thực tế ta có kết quả như sau:
Bảng 14: Kết quả tính chỉ tiêu NPV
Đơn vị: triệu VNĐ
Danh mục số liệu
Ký hiệu
Giá trị
Tỷ lệ chiết khấu năm
R
10%
Chi phí đầu tư ban đầu
C0
458,4
Chi phí hàng năm (Từ cuối năm 1 đến hết năm thứ 29
Ct (t = 1, 29)
58,3
Chi phí năm thứ 30
C30
0
Lợi ích hàng năm
Bt
1732,972
Giá trị hiện tại ròng
NPV
15.328,59
Như vậy NPV = 15.328,59 Triệu VNĐ => NPV >> 0
Điều này cho thấy việc thực hiện giải pháp sẽ mang lại cho các xí nghiệp lợi nhuật rất lớn.
Tỉ suất lợi ích/chi phí (BCR)
BCR là chỉ tiêu so sánh tổng giá trị hiện tại lợi ích thu được lớn gấp bao nhiêu lần tổng giá trị hiện tại chi phí bỏ ra thực hiện giải pháp.
BCR được tính theo công thức sau:
BCR =
Thay số vào ta được BCR = 16,2 >> 1
Vậy việc thực hiện giải pháp sẽ có lợi lớn và làm tăng giá trị của xí nghiệp, nên khả thi về mặt tài chính.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR )
Tỷ suất hoàn vốn nộ bọ là tỷ lệ lại do việc thực hiện dự án đem lại hay tỷ lệ chiết khấu mà tại đó lợi nhuận ròng của dự án bằng không (giá trị hiện tại thuần: NPV = 0). Theo phương pháp nội suyu IRR được xác định dựa vào công thức:
Với: r1 là tỷ lệ chiết khấu sao cho: > 0 và
: r2 là tỷ lệ chiết khấu sao cho < 0 và
Trong đó r2 > r1 và r2 – r1 NPV1 = 0,41 (Triệu VNĐ)
r2 = 366% => NPV2 = - 0,84 (Triệu VNĐ)
IRR = 365,5% >> r= 10%
Từ đó cho thấy công ty có thể vay vốn với mức lãi suất caob(IRR = 365,5%) để thực hiện giả pháp mà vẫn đảm bảo không sợ bị thua lỗ
Tổng hợp các kết quả
Từ các chỉ tiêu được tính toán ở trên ta có bảng tổng kết sau:
Bảng 15: Bảng tổng kết các kết quả
Chỉ tiêu
Kết quả
Nhận xét
PB giản đơn (tháng)
3,2 <<< 30 năm
Giải pháp khả thi
PB có chiết khấu (tháng)
4 <<< 30 năm
Giải pháp khả thi
NPV (Triệu VNĐ)
15.328,59
Giải pháp khả thi
BCR (lần)
16,2
Giải pháp khả thi
IRR (%)
365,5
Giải pháp khả thi
Qua bảng tổng kết trên ta thấy dù xem xét đánh giá theo bất kỳ chỉ tiêu nào thì việc thực hiện giải pháp thu hồi nước làm mát để tái sử dụng tại lò hơi cũng đạt hiệu quả rất cao về mặt tài chính.
Hiệu quả về xã hội và môi trường
Đứng trên quan điểm xã hội, khi phân tích, đánh giá hiệu quả của bất kỳ dự án nào thì ngoài xem xét hiệu quả về mặt kinh tế còn luôn quan tâm đến hiệu quả mà dự án đem lại cho xã hội và môi trường. Bởi vì mục tiêu xã hội hướng tới là các doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh bền vững. Xã hội mong muốn doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế, thúc đẩy các tiến trình xã hội và giảm thiểu các tác động đến môi trường thông qua thực hiện có cải tiến liên tục quy trình hoạt động sản xuất, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Chình vì thế mà hiệu quả về mặt môi trường trở thành mục tiêu không thể thiểu của các dự án đầu tư môi trường, dựa vào đó để biết được co nên thực hiện dự án hay không.
Dựa vào quan điểm trên, hiệu quả môi trường của giải pháp thu được là:
Tiết kiệm tải nguyên
Khi lắp đặt hệ thống thu hồi nước làm mát để tái sử dụng ở lò hơi sẽ tiết kiệm được lượng nước sạch là 172.800m3/năm, lượng than là 465.358,4 kg/năm, lượng dầu là 216.057,6 kg/năm. Từ đó góp phần tiết kiệm được nguồn tải nguyên nước, dầu, than. Đâu là các nguồn tài nguyên đang ngày càng trở nên cạn kiệt vì vậy khi tiết kiệm được khối lượng tài nguyên lớn như vậy sẽ mang lại
Giảm lượng nước thải ra môi trường
Theo đánh giá ở phần trên, khi thực hiện giải pháp thu hồi nước thải nhà máy giảm được một lượng nước thải ra môi trường là 14.400m3/ tháng từ đó tiết kiệm được chi phí 129,6 triệu VNĐ cho việc xử lý nước thải, giúp nhà máy không chỉ có lợi về mặt kinh tế mà còn nâng cao được uy tín, hình ảnh tốt cho toàn công ty. Đồng thời lượng nước thải ra môi trường giảm cũng giảm bớt được mức độ tác xấu đến nguồn nước ngầm, nước mặt xung quanh khu vực công ty, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
Giảm mức độ ô nhiễm nhiệt
Do đặc tính của nước làm mát có nhiệt độ cao (khoảng 500C) nên khi lượng nước này không thải ra môi trường mà được thu về tái sử dụng lại ở lò hơi sẽ làm giảm bớt mức độ ô nhiễm nhiệt trong nước thải của toàn công ty.
Giảm phát thải các khi gây ô nhiễm ra môi trường
Lượng nước làm mát thu về khi được đem tái sử dụng ở lò hơi sẽ làm giảmlượng tiêu thụ nguồn nhiên liệu (FO, than), do đó giảm lượng được lượng khi SO2k, CO2 thải ra môi trường. Với lượng than và dầu tiết kiệm lớn như vậy thì lượng khí SO2, CO2 cũng được giảm đáng kể. Lượng thải khi SO2, CO2 ra môi trường giảm sẽ làm giảm mức độ ô nhiễm không khí, giảm hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ tầng ozôn. Mặt khác việc giảm bớt phát thải các khí gây ô nhiễm còn giúp Công ty cải thiện được môi trường làm việc trong các Xí nghiệp tránh được một số bệnh nghề nghiệp và giảm tỳ lệ người dân xung quanh khu vực công ty bị mắc bệnh do ô nhiễm nước và không khí gây ra.
Tính ưu việt của giải pháp.
Việc thực hiện giải pháp này mang lại không chỉ lợi ích về kinh tế mà nó còn mang lại lợi ích về mặt xã hội và môi trường. Trước đây, Xí nghiệp cao su số 3 cũng đã thực hiện một giải pháp khác về thu hồi nước làm mát này. Trong giải pháp cũ đó Xí nghiệp đã cho xây dựng hệ thống thu hồi, xử lý và tái sử dụng tại chỗ. Nước sau khi được thu hồi từ các máy cần làm mát sẽ được đưa đến tháp giải nhiệt, ở đây nước sẽ được giảm nhiệt độ xuống 280C (giảm từ 500C xuống 280C) sau đó nước được đưa về bể chứa ở xí nhiệp cao su số 3 để đưa vào hệ thống làm mát máy
Hình 5: Sơ đồ hệ thống tái sử dụng nước trước đây:
Hệ thống xử lý nước
Trạm bơm
Máy định hình lưu hoá
Bể chứa
Tháp giải nhiệt
Bể chứa
Tuy nhiên chi phí cho xây dựng hệ thống thu hồi, xây dựng tháp giải nhiệt và nhân công vận hành tháp giải nhiệt tương đối cao còn hiệu suất giải nhiệt của tháp giải nhiệt lại thấp, kém hiệu quả và mất nhiều chi phí nhân công vận hành tháp. Việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước làm mát trược đây chỉ mới thu hồi được lượng nước thải của xí nhiệp mà chưa tận dụng được lượng nhiệt có trong nước thải. Chính vì vậy, giải pháp tái sử dụng nước thải hiện nay có nhiều ưu việt hơn giải pháp trước đây. Với việc thực hiện giải pháp thu hồi nước thải ở xí nghiệp cao su số 3 và được tái sử dụng về lò hơi ở xí nhiệp năng lượng thì chi phí cho xây dựng lắt đặt hệ thống không nhiều hơn chi phí cho giải pháp trước đây và còn mang lại nhiều lợi ích hơn giải pháp trước. So với giải pháp trước, giải pháp hiện nay còn tiết kiệm được thời gian vận hành các lò hơi hàng năm, giảm được khấu hao các máy móc, tiết kiệm được chi phí nhân công, tiết kiệm được lượng dầu FO và lượng than đáng kể. Do đó việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải hiện nay có tính khả khi cao, mang lại nhiều lợi ích cả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
Kiến nghị
Qua kết quả đánh giá hiệu quả việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại xí nghiệp cao su số 3 và xí nghiệp năng lượng chúng ta thấy được việc thực hiện giả pháp mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội và môi trường. Từ đó tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Đối với các xí nghiệp chưa lắp đặt hệ thống thu hồi nước làm mát nên tiến hành thực hiện ngay.
Trong quá trình sản xuất cũng như trong việc thực hiện các dự án đầu tư doanh nghiệp cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa về các chi phí - lợi ích liên quan đến môi trường (đặc biệt là các chi phí liên quan đến các dòng nguyên nhiên liệu, năng lượng lên môi trường) và xác định, phân bổ, đưa các chi phí, lợi đó vào trong hạch toán sản xuất để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất cũng như hiệu quả hoạt động của các dự án mà doanh nghiệp đã đầu tư.
Doanh nghiệp phải nhận thức một cách sâu sắc về các chi phí bảo vệ môi trường không chỉ đơn giản là chịu đựng chúng mà phải xác định, phân tích và quản lý được chi phí này. Muốn vậy doanh nghiệp phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn , nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp; tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của họ trong quá trình làm việc, đồng thời nghiên cứu đầu tư thực hiện các giải pháp nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo thế cạnh tranh và tiến tới phat triển bền vững.
Kết luận
Trước xu thế hội nhập và tiến tới phát triển bền vững, hiện nay xã hội luôn mong muốn doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế, thúc đẩy các tiến trình xã hội và làm giảm thiểu các tác động đến môi trường thông qua thực hiện có cải tiến các quá trình sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải duy trì sự thành công trong việc tạo ra nhiều của cải hơn nữa, vì phát triển liên tục là cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống. Và để thấy được những đóng góp của doanh nghiệp tạo ra cho xã hội thì chúng ta cần phải đánh giá hiệu quả các quá trình cải tiến của doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu thực tế về Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội tôi đã vận dụng những cơ sở lý luận chung về việc đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường trong việc thực hiện để tải: “Đánh giá hiệu quả thực hiện giải pháp tái sử dụng nươc thải tại Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội”.
Đề tài đã nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất tại Xí nghiệp năng lượng và Xí nghiệp cao su số 3, Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội, phân tích quy trình sản xuất lốp, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên nhiên liệu, tiêu hao năng lượng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Từ đó cho thấy sự cần thiết phải thực hiện giải pháp thu hồi nước làm mát từ Xí nghiệp cao su số 3 để tái sử dụng lại lò hơi ở Xí nghiệp năng lượng.
Từ những nghiên cứu trên, trong đề tài tôi đã tiến hành đánh giá hiệu quả của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải dựa trên quan điểm phân tích tài chính và phân tích kinh tế, theo cach tiếp cần đầy đủ hơn các lợi ích, chi phí có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, bao gồm cả những chi phí lợi ích về môi trường. Việc đánh giá đã chỉ ra hiệu quả của giải pháp về mặt kinh tế là rất lớn. Việc thực hiện giải pháp này của Công ty là một lựa chọn đúng đắn, phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty cũng như hướng tới sản xuất kinh doanh bền vững.
Tuy vậy do hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệp thực tế của việc đánh giá, thu thập số liệu, điều tra số liệu cần thiết liên quan đến đề tài nên việc lượng hoá các tác động của dự án đến môi trường còn gặp nhiều khó khăn và chưa hoàn chỉnh. Trong đánh giá tôi mới chỉ ra được hiệu quả về mặt xã hội và môi trường một cach định tính, chưa định lượng được rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra còn một số lợi ích của việc thực hiện dự án màng lại cho các Xí nghiệp , toàn Công ty cũng như lợi ích cho xã hội mà tôi chưa lượng hoá được như: môi trường làm việc đảm bảo vệ sinh hơn, uy tín và hình ảnh của công ty được nâng cao, tỷ lệ người lao động trong nhà máy và người dân sống trong khu vực quanh công ty bị mắc bệnh do ô nhiễm giảm Chính vì vậy, quá trình phân tích, đánh giá chưa phản ánh đúng hiệu quả thực sự của việc thực hiện giải pháp đem lại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0075.doc