Đề tài Đánh giá kết quả hoạt động và một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng Hàng Hải Việt Nam trong thời gian tới

- Để chuẩn bị tốt nhất cho việc đối mặt với những thách thức và cơ chế cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam gia nhập WTO, trong năm 2006, MSB từng bước triển khai cơ cấu tổ chức theo các chuẩn mực quốc tế và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Việc tái cơ cấu tổ chức được tiến hành trên cơ sở phân công trách nhiệm rõ ràng đến từng cá nhân, chuyên môn hóa và chỉ đạo theo chiều dọc, nhằm đảm bảo sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của tòan hệ tốn cho hoạt động của các chi nhánh. - Về hệ thống công nghệ thông tin, MSB tiếp tục hòan thiện và khai thác Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và Hệ thống thanh toán giai đoạn I, triển khai giai đoạn 2 của Dự án, bao gồm xây dựng hệ thống dự phòng, hệ thống an ninh mạng và hệ thống Ngân hàng điện tử. - Đổi mới cơ chế quản trị, điều hành cũng là một nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển của MSB, giảm bớt tầng nấc trung gian, tăng cường sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng quản trị, và hướng tới khách hàng. Bên cạnh đó, Ban Điều hành cũng sẽ tăng cường sự quản lý, giám sát trực tiếp đối với các Chi nhánh. - Ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển mạng lưới khách hàng, MSB theo đuổi chiến lược củng cố quan hệ khách hàng truyên thống và mở rộng các mối quan hệ với mọi đối tượng khách hàng. Trước hết là từng bước phát triển toàn diện quan hệ với các khách hàng truyền thống thuộc các Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Hàng hải, Bảo Việt, Hàng không Đồng thời phát huy thế mạnh của các khách hàng lớn là cổ đông để mở rộng giao dịch với các đối tượng khách hàng tiềm năng khác, chú trọng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Để nâng cao sức cạnh tranh, MSB sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ. Trong năm nay, dự kiến toàn hệ th ống sẽ tăng thêm 8 đến 10 điểm giao dịch tại các địa bàn trọng điểm và tiếp tụ nghiên cứu các phương án khả thi để mở thêm chi nhánh tại các tỉnh, thành phố tiềm năng. Trên cơ sở hệ thống công nghệ thông tin tiện ích của Ngân hàng sẽ phát triển các sản phẩm mới hấp dẫn, hiện đại và mở rộng các kêh phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các đối tượng khách hàng.

doc42 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả hoạt động và một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng Hàng Hải Việt Nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: quyết định về việc mở chi nhánh Long Biên của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Quyết định số 1833 /QĐ – NHNN. Điều 1: Chấp thuận việc Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam mở chi nhánh tại thành phố Hà Nội, với tên gọi và địa chỉ như sau Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Long Biên. Địa chỉ: số 217 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Điều 2: Trách nhiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam: 1. Trước khi khai trương hoạt động chi nhánh có tên tại Điều 1 Quyết định này, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam phải: 1.1. Bố trí địa điểm đặt chi nhánh thuận tiện giao dịch với khách hàng và phải đảm bảo an toàn, đặc biệt là an toàn về kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định khác của Pháp luật có liên quan; chi nhánh phải giao dịch trực tuyến (online) với trụ sở chính. 1.2. Thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định tại Quyết định số 36/2006/QĐ- NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; 1.3. Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt ( gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng các phòng nghiệp vụ) đầy đủ và đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý hoạt động chi nhánh 1.4. Thực hiện việc đăng ký kinh doanh; đăng báo theo quy định của pháp luật. 2. Việc mở, quản lý bộ máy tổ chức và hoạt động chi nhánh có tên tại Điều 1 Quyết định này phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Điều 3: Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc Ngân hàng Thương Mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam thực hiện các yêu cầu nêu tại Điều 2 Quyết định này trước khi khai trương hoạt động và giám sát hoạt động chi nhánh theo các quy định của pháp luật hiện hành. Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 5: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm Soát, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. 1.2.2. Ngày 09- 08 – 2007 : quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Long Biên: số 97/QĐ – NHNN 1.2.3. Ngày 09- 08 – 2007: quyết định bổ nhiệm ông Bùi Quyết Thắng giữ chức vụ Giám đốc Maritime Bank Long Biên : số 98 / QĐ – NHNN. 2. Cơ cấu tổ chức – Chức năng nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ trong hệ thống Ngân hàng Hàng Hải và của chi nhánh . 2.1. Hệ thống tổ chức của ngân hàng HH 2.2 Mô hình tổ chức của ngân hàng HH Theo quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Long Biên: Tại điều 2: Maritime Bank Long Biên là Chi nhánh trực thuộc Maritime Bank, hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại cổ phần bằng đồng Việt Nam (nghiệp vụ đối ngoại theo Giấy phép riêng) ; kinh doanh vàng bạc, dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Maritime Bank. Cơ cấu tổ chức ban đầu của Maritime Bank Long Biên gồm có: Giám đốc, Phòng dịch vụ khách hàng, Phòng tín dụng, Tổ kế toán – tổng hợp và Tổ hành chính. 2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Căn cứ Điều lệ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã được thống đốc NHNN Việt Nam chuẩn y theo Quyết định số 719/QĐ - NHNN ngày 07-7 -2003 và Quyết định số 1529/QĐ - NHNN ngày 01 – 8-2006. Ngân hàng HH có các phòng ban như sau: Phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân. Phòng Tài chính kế toán Maritime Bank Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank Phòng giám sát và xác nhận giao dịch Maritime Bank Trung tâm thanh toán Maritime Bank Phòng pháp chế và kiểm soát tuân thủ\ 2.3.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân 2.3.1.1. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Khách hàng Doanh nghiệp. Chức năng Tổ chức, quản lý và thực hiện kinh doanh đối với khách hàng doanh nghiệp ( KHDN) đảm bảo tăng trưởng và tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở an toàn và phát triển bền vững. Nhiệm vụ và quyền hạn 1.Khảo sát, thẩm định và đề xuất Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển đối với khách hàng doanh nghiệp phù hợp với thị trường trên địa bàn và theo chỉ đạo của Phòng Khách hàng doanh nghiệp Maritime Bank; Tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt 2. Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được giao đối với KHDN. 3. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và chăm sóc & phát triển khách hàng doanh nghiệp theo quy định, quy trình của Maritime Bank 4. Quản lý các khoản tín dụng theo uỷ thác của các Chi nhánh Maritime Bank khác 5. Giới thiệu, tư vấn cho Khách hàng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù hợp của Maritime Bank; 6. Phối hợp với các Phòng ( Tổ ) nghiệp vụ khác của chi nhánh để xây dựng và thực hiện phương án tiếp thị, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Maritime Bank cho khách hàng doanh nghiệp; phát triển khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh; 7. Thực hiện lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ theo quy định của Maritime Bank; 8. Tổ chức cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng theo quy định của Pháp luật và quy định của Maritime Bank 9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh và Phòng Khách hàng doanh nghiệp Maritime Bank 2.3.1.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Khách hàng cá nhân Chức năng Tổ chức, quản lý và phát triển kinh doanh đối với khách hàng cá nhân ( KHCN ) bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác đảm bảo tăng trưởng và tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở an toàn và phát triển bền vững Nhiệm vụ và quyền hạn 1.Khảo sát, đề suất với Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển đối với khách hàng cá nhân phù hợpvới thị trường trên địa bàn và theo chỉ đạo của Phòng Khách hàng Cá nhân Maritime Bank; Tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; 2. Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được giao đối với KHCN 3. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân theo quy định, quy trình của Maritime Bank 4. Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù hợp của Maritime Bank; 5. Phối hợp với các Phòng ( tổ ) nghiệp vụ khác của Chi nhánh để xây dựng và thực hiện phương án tiếp thị, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Maritime Bank cho khách hàng cá nhân tại chi nhánh 6. Thực hiện lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ theo quy định của Maritime Bank; 7. Tổ chức cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng theo quy định của Pháp luật và quy định của Maritime Bank; 8. Thực hiện các nhiệm vụ khách theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh và Phòng Khách hàng cá nhân 2.3.2. Phòng Tài chính Kế toán Maritime Bank Chức năng 1. Quản lý có hiệu quả các nguồn lưc tài chính của ngân hàng để tham mưu cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan tới ổn định tài chính, lợi nhuận, cơ cấu vốn, cổ tức, nhu cầu về tái đầu tư lợi nhuận 2. Tổ chức hạch toán kế toán trong toàn hệ thống Maritime Bank Nhiệm vụ 1. Nhiệm vụ chung : - Xây dựng quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế chính sách tài chính kế toán và triểm khai hướng dẫn thực hiện, trong toàn hệ thống Maritime Bank - Tổ chức giải quyết các vướng mắc nghiệp vụ đối với các đơn vị Maritime Bank; - Tham gia đào tạo nghiệp vụ tài chính, kế toán cho Nhân viên Maritime Bank - Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao; - Thực hiện các báo cáo được giao tại Trung tâm điều hành 2. Xây dựng và hướng dẫn triển khai các chính sách của nhà nước và của Maritime Bank về tài chính, kế toán và kho quỹ 3. Quản lý công tác tài chính kế toán và chế độ hạch toán kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Maritime Bank\ 4. Sử dụng các công cụ, phương pháp kỹ thuật để lập ra Hệ thống thông tin quản lý ( MIS) đáp ứng yêu cầu quản trị hiệu quả các nguồn lực tài chính của Ngân hàng 5. Tham gia lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính cho các đơn vị và toàn hệ thống Maritime Bank. Quản lý chi phí một cách hiêuị quả thông qua giám sát việc thực hiện kế hoạch tài chính đã được phê duyệt và giao tới từng chi nhánh, phòng ban Maritime Bank 6. Chịu trách nhiệm phân tích các khoản chi phí của Maritime Bank và định kỳ phân tích các hệ số tài chính của các Ngân hàng cạnh tranh làm cơ sở so sánh; Đánh giá lại các chi phí vốn nhằm đảm bảo khả năng sinh lời hợp lý trong các cơ cấu đầu tư. 7. Kiểm tra, giám sát, phân tích và báo cáo về tình hình tại chính ( tháng, quý, năm ) của Maritime Bank 8. Thực hiện theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc về phân cấp phê duyệt chi phí cho các cấp quản lý và kiểm soát việc thực hiện. 9. Quản lý vốn chủ sở hữu, cổ phiếu đã phát hành và các Quỹ chủ sở hữu của Maritime Bank và phân phối lợi nhuận 10. Quản lý giá trị toàn bộ Tài sản nợ và Tài sản có của Maritime Bank 11. Xây dựng và giám sát thực hiện các chỉ tiêu định mức chi tiêu trong toàn hệthống và định mức các khoản mục thu nhập, chi phí cho các Đơn vị MSB; 12. Tổ chức quyết toán trong hệ thống, thực hiện chế độ thuế, đề xuất phân phối lợi nhuận và thực hiện chi trả cổ tức theo nghị quyết của Đại hội Cổ đông 13. Tổ chức thực hiện công tác kế toán nghiệp vụ phát sinh tại trung tâm điều hành và kế toán tổng hợp của Maritime Bank. 14. Kiểm soát, chấm dứt và lưu trữ chứng từ nghiệp vụ của phòng ban Trung tâm điều hành 15. Tính toán dự trữ bắt buộc cho toàn hệ thống. Phân bổ lãi sử dụng vốn hệ thống cho Sở Giao dịch và các chi nhánh theo quy định 16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban Điều hành Maritime Bank. 2.3.3. Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank Chức năng Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng và thị trường mở Quản lý vốn, cân đối, điều hoà vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản, trạngthái ngoại hối của toàn Hệ thống Maritime Bank Nhiệm vụ 1. Nhiệm vụ chung: - Tham mưu và xây dựng các chính sách về nguồn vốn và ngoại tệ đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống Maritime Bank; - Tham gia xây dựng mới và đề xuất cải tiến các quy định về sản phẩm nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; - Tham gia đào tạo nghiệp vụ; - Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao; 2. Huy động vốn trên thị trường liên Ngân hàng 3. Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn đồng tài trợ và uỷ thác đầu tư. 4. Thực hiện kinh doanh vốn và ngoại tệ trên thị trường tiền tệ Ngân hàng, thị trường mở và khách hàng lớn ( không thuộc danh sách khách hàng của Sở Giao dịch và các chi nhánh ) để thu lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu về thanh khoản, dự trữ bắt buộc và cân bằng trạng thái goại hối. 5. Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá trên thị trường liên ngân hàng và thị trường mở để mở rộng kênh huy động vốn 6. Cân đối và điều hoà vốn trên toàn Hệ thống Maritime Bank. 7. Kinh doanh ngoại hối: - Thực hiện kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng; - Thiết lập và duy trì trạng thái ngoại hối của Maritime Bank 8. Khai thác tiện ích và hạn mức tài trợ của ngân hàng khác dành cho Maritime Bank; 9. Lập các báo cáo liên quan đến quản lý nguồn vốn và ngoại tệ của Maritime Bank; 10. Cập nhật, quản lý và lưu hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng; 11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu của Phụ trách Khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ. 2.3.4. Phòng giám sát và xác nhận giao dịch Maritime Bank Chức năng 1.Kiểm soát hồ sơ của các giao dịch vốn và ngoại tệ theo quy định và quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank. 2.Xác nhận giao dịch vốn và ngoại tệ giữa Maritime Bank với các đơn vị khác theo yêu cầu của Phòng Giao dịch vốn và ngoại tệ và theo quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank; Nhiệm vụ 1. Nhiệm vụ chung: - Tham mưu và xây dựng các chính sách về nguồn vốn và ngoại tệ đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống Maritime Bank; - tham gia xây dựng mới và đề xuất cải tiến các quy định về sản phẩm nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; - Tham gia đào tạo nghiệp vụ; - Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao; - Theo dõi ; kiểm tra, phát hiện và cảnh báo các dấu hiệu có thể xảy ra rủi ro; 2. thực hiện nghiệp vụ kiểm soát trực tiếp và trên bề mặt hồ sơ của các giao dịch vốn và ngoại tệ theo quy định và quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank; 3. Kiểm soát và và báo cáo tuân thủ hạn mức giao dịch của các Nhân viên Giao dịch vốn và ngoại tệ theo hạn mức được phân cấp và theo quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank; 4. Xác nhận các giao dịch vốn và ngoại tệ giữa Maritime Bank với các đơn vị khác theo yêu cầu của Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank và theo quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank 5. Soạn thảo hợp đồng giao dịch và hoàn thiện hồ sơ, chứng từ giao dịch giữa Maritime Bank với các đơn vị khác. 6. Tạo lập chứng từ và đề nghị trung tâm thanh toán thực hiện việc thanh toán theo hợp đồng giao dịch đã kí 7. Cập nhật các giao dịch vốn và ngoại tệ trên các phân hệ tin học quản lý nghiệp vụ. 8. Theo dõi, thông báo và đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện các quy định của hợp đồng giao dịch đến hạn. 9. Phối hợp với Phòng Tài chính kế toán và Trung tâm thanh toán kiểm soát việc chuyểntiền đến, tiền đi của nghiệp vụ Treasury và chấm sao kê tài khoản NOSTRO; 10. Lập các báo cáo liên quan đến công việc nguồn vốn và thanh toán của Maritime Bank 11. Quản lý và lưu trữ hồ sơ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng; 12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu của Phụ trách Khối nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ 2.3.5. Trung tâm thanh toán Maritime Bank Chức năng 1. Thực hiện tác nghiệp thanh toán trong nước, đầu mối thực hiện kết nối thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( CITAD ) đối với các chi nhánh chưa tham gia. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán liên ngân hàng trên địa bàn. 2. Thực hiện tác nghiệp thanh toán quốc tế, quản lý hệ thống SWIFT và Moneygram; 3. Quản lý, duy trì tham số phân hệ chuyển tiền của toàn hệ thống Nhiệm vụ 1. Nhiệm vụ chung: - Xây dựng quy định, quy trình nghiệp vụ thanh toán tập trung và triển khai hướng dẫn thực hiện, đào tạo áp dụng thanh toán tập trung toàn hệ thống Maritime Bank. - Tham gia xây dựng, phát triển các sản phẩm chuyển tiền và xây dựng biểu phí chuyển tiền trong nước, ngoài nước của toàn hệ thống; - Tham gia xây dựng mới và đề xuất cải tiến các chính sách, quy định, quy trình hiện hành về nghiệp vụ thanh toán của Maritime Bank. - Tham gia đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên Maritme Bank - Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao; - Thực hiện các báo cáo được giao tại Trung tâm điều hành. 2. Nhiệm vụ của Bộ phận thanh toán trong nước: - Thực hiện nghiệp vụ chuyển điện đi và nhận điện đến trên hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng ( CITAD) - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ giấy, bù trừ điện tử với ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội và thanh toán giao dịch online với Vietcombank. - Thực hiện các giao dịch trên hệ thống BDS và nghiệp vụ nhận điện đến và lậpđiện đi thanh toán trong nội bộ Maritime Bank giữa Trụ sở chính với các Chi nhánh, giữa các chi nhánh với nhau, giữa Maritime Bank với các Ngân hàng trongnước. - Thực hiện các giao dịch liên quan đến thu chi tiền mặt tại Trung tâm điều hành. - Quản lý két tiền mặt phục vụ nhu cầu chi tiêu tại Trung tâm điều hành 3. Nhiệm vụ của bộ phận thanh toán quốc tế - Thực hiện nghiệp vụ chuyển điện SWIFT đi và nhận diện SWIFT đến của các chi nhánh Maritime Bank trên hệ thống Swift Editor phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế giữa Maritime Bank và các ngân hàngnước ngoài qua hệ thống SWIFT. Phân bổ phí điện SWIFT cho các chi nhánh. - Tổ chức xử lý tập trung chứng từ thanh toán L/C ( thư tín dụng) hàng nhập và hàng xuất trên toàn hệ thống Maritime Bank. Phối hợp phát triển các sản phẩm Trade Finance phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế. - Khai thác các tiện ích và hạn mức tài trợ thương mại của các ngân hàng khác dành cho Maritime Bank 4. Nhiệm vụ của Bộ phận Thanh toán Treasury: - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán phục vụ giao dịch vốn và kinh doanh ngoại tệ của Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank và Phòng Giám sát & Xác nhận giao dịch Maritime Bank. - Phối hợp với Phòng Giám sát & xác nhận giao dịch Maritime Bank theo dõi tiền đến và tiền đi trong quá trình thanh toán của nghiệp vụ Treasury. 5. Nhiệm vụ của bộ phận Moneygram: - Trực tiếp giao dịch nhận điện trên hệ thống Moneygram; - Chuyển tiếp điện tới các chi nhánh để chi trả tiền cho người nhận cho người nhận tiền và nhận điện từ các chi nhánh chuyển tiếp đi nước ngoài để thanh toán cho người hưởng tại nước ngoài. - Tra soát, đối chiếu với Moneygram, thu phí và phân bổ chi phí cho các chi nhánh Maritime Bank. - Phối hợp với Moneygram thực hiện việc giới thiệu, quảng cáo, tuyên truyền cho dịch vụ chuyển tiền nhanh tại Việt Nam 6. Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán Maritime Bank thực hiện nghiệp vụ chấm sao kê chứng từ tài khoản NOSTRO. 7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soátvà Ban Điều hành Maritime Bank 2.3.6. Phòng pháp chế và kiểm soát tuân thủ Chức năng Quản lý rủi ro pháp lý, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hoạt động kinh doanh và sự tuân thủ quy định của Pháp luật trong toàn hệ thống Maritime Bank. Nhiệm vụ 1. Quản lý việc xây dựng và ban hành hệ thống văn bản định chế ( văn bản quy định, hướng dẫn chế độ, chính sách) của Maritime Bank, bảo đảm mọi hoạt động của Maritime Bank tuân thủ các quy định của Pháp luật. 2. Trực tiếp xây dựng, soạn thảo hoặc thẩm định đối với các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ trong hệ thống Maritime Bank 3. Cập nhật, theo dõi và cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản quy phạm Pháp luật trong phạm vi hệ thống. Tham mưu cho Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành trong việc góp ý xây dựng văn bản pháp quy và kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy địndh của pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định và phù hợp với hoạt động của Ngân hàng 4. Tư vấn pháp lý, tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định của Pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Maritime Bank. 5. Hướng dẫn và thiết kế hệ thống can thiệp để bảo đảm sự tuân thủ pháp lý, xây dựng Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp 6. Phối hợp với các đơn vị trong hệ thống và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ và giải quyết các vụ việc liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo. 7. Bảo vệ quyền lợi pháp lý của hệ thống khi tương tác với bên ngoài, tham gia đàm phán, soạn thảo các hợp đồng, văn bản ký kết với các đối tác. 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Maritime Bank Chương 2: Tình hình hoạt động của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động cho các tổ chức và cá nhân vay tiền. Đơn vị tính: VNĐ TT Chỉ tiêu Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn, chờ xử lý Cộng 1 Cho vay ngắn hạn 1.489.811.296.589 81.728.306.310 402.697.135 6.699.957.099 15.513.259.188 1.594.155.516.231 Bằng VNĐ 1.064.991.647.754 76.636.209.560 402.697.135 6.699.957.099 15.342.153.834 1.164.072.665.292 Bằng ngoại tệ 424.819.648.895 5.092.096.750 0 0 171.105.354 430.082.850.939 2 Cho vay trung hạn 495.841.027.918 14.010.152.903 3.598.060.114 2.562.665.843 2.588.677.815 518.600.584.593 Bằng VNĐ 435.840.545.938 14.010.152.903 3.598.060.114 2.562.665.843 1.076.936.490 457.088.361.288 Bằng ngoại tệ 60.000.481.980 0 0 1.511.741.325 61.512.223.305 3 Cho vay dài hạn 169.614.232.458 40.015.649 0 0 0 169.654.248.107 Bằng VNĐ 70.336.627.800 40.015.649 0 0 0 70.376.643.449 Bằng ngoại tệ 99.277.604.658 0 0 0 0 99.277.604.658 4 Chiết khấu, cầm cố chứng từ có giá 42.927.630.998 0 0 0 0 42.927.630.998 5 Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 0 0 0 0 0 0 6 Cho vay khác 0 0 0 0 0 0 7 Nợ chờ xử lý 0 0 0 0 7.400.672.973 7.400.672.973 Cộng 2.198.194.187.963 95.778.474.862 4.000.757.249 9.262.622.852 25.502.609.976 2.332.738.652.902 Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng: Năm 2006 Năm 2005 Dự phòng chưa sử dụng đầu năm 1.648.941.862 5.459.767.731 Dự phòng trích lập trong năm 56.681.058.137 42.783.497.779 Sử dụng dự phòng 42.283.906.797 46.594.323.648 Dự phòng chưa sử dụng cuối năm 16.046.093.202 1.648.941.862 2. Hoạt động đầu tư: Các khoản đầu tư 31/12/2006 (VNĐ) 31/12/2005 (VNĐ) Góp vốn mua cổ phần bằng VNĐ (*) 7.340.000.000 6.756.100.000 Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng 3.500.000.000 3.500.000.000 Công ty cổ phần VTB Hải Âu 2.100.000.000 1.500.000.000 Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng 1.740.000.000 1.756.100.000 Đầu tư khác 185.825.000.000 19.743.400.000 Trái phiếu chính phủ bằng VNĐ 16.000.000.000 10.000.000.000 Trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ 9.525.000.000 9.443.400.000 Công trái giáo dục 300.000.000 300.000.000 Kỳ phiếu NH Đầu tư Phát triển 50.000.000.000 - Trái phiếu NH PT nhà đồng bằng SCL 90.000.000.000 - Trái phiếu xây dựng thủ đô 20.000.000.000 - Cộng 193.165.000.000 26.499.500.000 3. Nghiệp vụ thẩm định Tuỳ theo quy mô đầu tư, mức độ phức tạp của các Dự án cụ thể mà CBTD phân tích Nhu cầu tín dụng trung, dài hạn, đồng tài trợ đầu tư Dự án theo nội dung và mức độ chuyên sâu khác nhau. Tuy nhiên việc Phân tích này phải được trình bày trong Tờ trình tín dụng đảm bảo các mục cơ bản sau đây (Tuy theo Dự án,CBTD có thể bỏ các khoản mục không cần thiết): Giới thiệu chung về Dự án đầu tư: Tên Dự án: Chủ đầu tư: Địa điểm đầu tư: Công suất thiết kế: Sản phẩm, cơ cấu sản phẩm: Thị trường tiêu thụ: trong nước, xuất khẩu ... Dự kiến thời gian xây dựng dự án, thời gian khai thác dự án (tuổi thọ của dự án) Loại hình Dự án đầu tư: Đầu tư mới; Đầu tư cải tạo, mở rộng; Đầu tư chiều sâu .. Hồ sơ pháp lý của Dự án: (Liệt kê các giấy tờ liên quan đến Dự án: Dự án đầu tư, Quyết định đầu tư, các Giấy phép về xây dựng, môi trường .. , Dự toán, thiết kế; Duyệt dự toán, thiết kế ... * Nhận xét về Hồ sơ của Dự án: Tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư: Đơn vị tính: trđ, USD A. Tổng giá trị đầu tư Giá trị Tỷ trọng Tiến độ I Vốn cố định 1 Xây lắp 3 Thiết bị 4 Chi phí khác 5 Dự phòng chi 6 Lãi vay trong TGXD II Vốn lưu động B. Nguồn vốn 1 Vốn tự có 2 Vốn tự huy động khác 3 Vốn vay TC tín dụng Tr/đó: vay MSB Vay TCTD khác ( Tuỳ theo dự án đầu tư CBTD phân tích chi tiết các hạng mục đầu tư, nguồn vốn đầu tư và tiến độ giải ngân cho phù hợp; CBTD có thể tách Vốn lưu động ra ngoài Tổng vốn đầu tư để phân tích riêng ) Mục đích và sự cần thiết đầu tư Dự án: Quy hoạch phát triển kinh tế ngành của dự án, sự phù hợp của Dự án trong xu thế phát triển ngành và vùng địa phương Sự cần thiết mở rộng quy mô và nhu cầu phát triển nội tại của khách hàng; Phân tích và đánh giá vị trí và ảnh hưởng của dự án trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm: Phân tích nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụ của Dự án Dự đoán nhu cầu trong tương lai Các đối thủ cạnh tranh Phương thức tiêu thụ, mạng lưới phân phối, chính sách bán hàng … Nhận xét về khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ khi Dự án đi vào hoạt động và tăng trưởng trong tương lai. Phân tích khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của Dự án: Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu Nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu Nguồn cung cấp lao động: Nguồn cung cấp đầu vào khác: Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật: Địa điểm xây dựng: + Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp nguyên liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ không, có nằm trong quy hoạch không + Cơ sở vật chất hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác. + Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên nhiên vật liệu, tiêu thụ. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: + Công suất thiết kế của Dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ sản phẩm hay không? + Sản phẩm của Dự án là mới hay đã có trên thị trường? + Quy cách, mẫu mã, phẩm chất của sản phẩm + Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không? Công nghệ, thiết bị: + Quy trình, công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới. + Công nghệ có phù hợp với trình độ công nghệ hiện tại của Việt nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này + Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý không? Có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ không + Xem xét đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất + Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không + Giá cả thiết bị, phương thức thanh toán có hợp lý không, đáng ngờ không + Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên xuất các thiết bị của dự án không Khi đánh giá về mặt công nghệ thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề suất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên nghành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể. Quy mô, giải pháp xây dựng: + Xem xét quy mô xây dựng giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không + Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không + Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị có phù hợp với thực tế hay không + Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước .. Đánh giá về môi trường, xã hội, an ninh, phòng cháy chữa cháy … Về tổ chức, quản trị, điều hành Dự án: Xem xét trình độ, kinh nghiệm của đơn vị lập dự án Xem xét các tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế, thi công về khả năng chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín, năng lực thi công và tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu của dự án. Xem xét khả năng tổ chức quản lý dự án khi đi vào vân hành (khai thác) Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả, khả năng trả nợ của Dự án: Các cơ sở và giả thiết tính toán: Về công suất, sản lượng thực hiện, đơn giá, doanh thu; chi phí nguyên, nhiên, vật liệu; khấu hao, sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ, thanh lý TS đầu tư chi phí nhân công, bảo hiểm, quản lý Lãi suất vay (ngắn, trung, dài hạn) Thuế nhập khẩu, VAT, thế thu nhập … Kết quả tính toán một số chỉ tiêu cơ bản của Dự án Doanh thu bình quân Chi phí bình quân Lợi nhuận sau thuế bình quân HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ Thời hạn hoàn vốn (năm) Tỷ lệ chiết khấu Điểm hoà vốn NPV Công xuất hoà vốn BQuân IRR Doanh thu hoà vốn BQuân ROE Khả năng trả nợ bình quân Phân tích nhu cầu, nguồn tài trợ VLĐ và chi phí VLĐ của Dự án: Khoản mục Số ngày dự trữ Số vòng quay 360/số ngày dự trữ Nhu cầu Năm 1 Năm 2 Năm … 1. Nhu cầu tiền mặt tối thiểu 2. Các khoản phải thu 3. Hàng tồn kho 4. Nhu cầu VLĐ = 1+2+3 Tr/đó: - Vốn LĐ tự có Vay ngắn hạn Vốn chiếm dụng … 6. Chi phí vốn lưu động (lãi vay … ) Nhu cầu tiền mặt tối thiểu: được xác đụnh dựa trên các yếu tố sau: + Số vòng quay + bằng tổng các khoản chi phí bằng tiền mặt trong năm (chi lương, chi phí quản lý) chia cho số vòng quay. Trong các dự án đơn giản, thông thường nhu cầu tiền mặt có thể tính theo tỷ lệ % doanh thu. Các khoản phải thu: + Số ngày dự trữ: dựa vào đặc điểm ngành hàng và chính sách bán chịu của doanh nghiệp + Cánh tính: bằng tổng doanh thu trong năm chia cho số vòng quay Hàng tồn kho: bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm; cánh tình dựa trên giá thành và vòng quay hàng tồn kho. Nguồn trả nợ gốc, lãi và dự kiến kế hoạch trả nợ: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm … Kế hoạch trả nợ gốc hàng năm Từ khấu hao cơ bản .. % Từ lợi nhuận sau thuế .. % Từ lợi nhuận dự án để lại Từ các nguồn vốn khác Kế hoạch trả lãi Phân kỳ trả gốc đầu tư Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm … Số dư đầu quý 4,400,000 3,960,000 3,080,000 2,200,000 Quý thứ nhất Số dư đầu quý Quý thứ hai Số dư đầu quý Quý thứ ba Số dư đầu quý Quý thứ tư Phân kỳ tính lãi đầu tư Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm … Quý thứ nhất Quý thứ hai Quý thứ ba Quý thứ tư (CBTD có thể chú giải thêm về nguồn trả nợ: từ khấu hao, lợi nhuận dự án, nguồn khác) Số tiền trả nợ gốc bình quân: Thời gian trả nợ gốc = Tổng vốn vay / Trả nợ gốc bq Thời gian ân hạn Thời gian vay = thời gian trả nợ + thời gian ân hạn Phân tích độ nhậy dự án 1. BIẾN ĐỘNG Khả năng tiêu thụ sản phẩm Bảng TABLE 1chiều Phuong án tĩnh Mức biến động Các chỉ tiêu hiệu quả 0% NPV IRR ROE Thời hạn hoàn vốn (năm) Khả năng trả nợ bình quân 2. Biến động đơn giá bán sản phẩm Bảng TABLE 1chiều Phuong án tĩnh Mức biến động Các chỉ tiêu hiệu quả 0% NPV IRR ROE Thời hạn hoàn vốn (năm) Khả năng trả nợ bình quân 3. Biến động chi phí nguyên vật liệu Bảng TABLE 1chiều Phuong án tĩnh Mức biến động Các chỉ tiêu hiệu quả NPV IRR ROE Thời hạn hoàn vốn (năm) Khả năng trả nợ bình quân 4. Biến động Biến động đơn giá bán sản phẩm cùng Biến động chi phí nguyên vật liệu Bảng TABLE 2chiều Phương án tĩnh Biến động đơn giá bán sản phẩm Chỉ số NPV Biến động chi phí nguyên vật liệu 5. Biến động Khả năng tiêu thụ sản phẩm cùng Biến động chi phí nguyên vật liệu Bảng TABLE 2chiều Phương án tĩnh Khả năng tiêu thụ sản phẩm Chỉ số NPV Biến động chi phí nguyên vật liệu 4. BIÊN ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ/CHI PHÍ ĐẦU VÀO/ĐẦU RA (Số lượng và giá) Tools/ SCENARIOS PA Tĩnh PA 1 PA 2 PA 3 PA4 Tham số biến động Khả năng tăng/giảm Vốn đầu tư 0% Khả năng tiêu thụ sản phẩm 0% Biến động đơn giá bán sản phẩm 0% Biến động chi phí nguyên vật liệu 0% Kết quả từ biến động NPV IRR ROE Thời hạn hoàn vốn (năm) Khả năng trả nợ bình quân (Kèm theo các bảng tính toán lấy từ File exel) Phân tích rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro: 10.1. Rủi ro về cơ chế chính sách: 10.2 Rủi ro về tiến độ thực hiện: 10.3 Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: 10.4 Rủi ro về môi trường và xã hội: 10.5 Rủi ro kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lạm phát, lãi suất … 10.6 Các loại rủi ro khác: Nhận xét chung về Dự án và khả năng vay trả 4. Các hoạt động khác: 4.1. Tiền mặt tại quỹ. 31/12/2006 ( VNĐ) 31/12/2005 (VNĐ) Tiền mặt bằng đồng Việt Nam ( VNĐ) 29.982.422.500 22.084.209.100 Tiền mặt bằng các ngoại tệ khác 15.506.718.563 14.449.911.464 Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ 5.873.750 31.792.780 Kim loại quý, đá quý - 5.471.036 Cộng 45.495.014.813 36.571.384.380 4.2. Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước: 31/12/2006 ( VNĐ) 31/12/2005 (VNĐ) Tiền gửi NHNN bằng đồng Việt Nam 147.449.283.338 84.099.084.453 Tiền gửi NHNN bằng ngoại tệ khác 5.420.353.650 1.065.415.405 Cộng 152.869.636.988 85.164.499.858 Tiền gửi Ngân hàng Nhà nước bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền dự trữ bắt buộc duy trì tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định của luật các tổ chức tín dụng. Tiền gửi dự trữ bắt buộc bình quân tháng 12 của Ngân hàng cho VNĐ và ngoại tệ tương ứng là 90.859 triệu đồng Việt Nam và 2,062,501 USD. 4.3. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài: 31/12/2006 ( VNĐ) 31/12/2005 (VNĐ) Tiền gửi tại các ngân hàng trong nước 1.323.736.851.271 754.442.954.890 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ 65.489.352.647 6.195.024.966 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ 1.155.852.835.513 366.000.000.000 Tiền gửi không kỳ hạn bằng các ngoại tệ khác 37.783.413.111 17.007.612.944 Tiền gửi có kỳ hạn bằng các ngoại tệ khác 64.611.250.000 365.240.316.980 Tiền gửi tại các ngân hàng nước ngòai 24.036.576.877 46.781.079.005 Tiền gửi không kỳ hạn bằng các ngoại tệ khác 24.036.576.877 46.781.079.005 Cộng 1.347.773.428.148 801.224.033.895 Chương 3: Đánh giá kết quả hoạt động và một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới. 1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2006 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN Ghi chú Năm 2006 Năm 2005 Tiền mặt và chứng từ có giá 3.1 45.495.014.813 36.571.384.380 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 3.2 152.869.636.988 85.164.499.858 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài 3.3 1.347.773.428.148 801.224.033.895 Cho vay các tổ chức tín dụng khác 173.708.480.00 Cho vay các tổ chức tín dụng khác 173.708.480.000 Trừ dự phòng nợ khó đòi Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước 2.316.692.559.700 1.660.019.733.279 Cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước 3.4 2.332.738.652.902 1.661.668.675.140 Trừ dự phòng nợ khó đòi 3.5 (16.046.093.202) (1.648.941.862) Các khoản đầu tư 3.6 193.165.000.000 26.499.500.000 Tài sản 74.267.851.731 37.301.026.692 Tài sản cố định hữu hình 3.7 33.362.703.501 27.220.353.828 Nguyên giá 53.943.031.416 43.972.327.255 Hao mòn lũy kế (20.580.327.915) (16.751.973.427) Tài sản cố định vô hình 3.8 40.266.637.081 9.73.442.152 Nguyên giá 45.783.675.478 10.734.947.053 Hao mòn lũy kế (5.517.038.397) (1.001.504.901) Tài sản khác 638.511.149 347.230.712 Tài sản có khác 3.9 74.559.533.264 53.855.748.503 Các khoản phải thu 12.514.397.458 46.889.290.704 Các khoản lãi cộng dồn dự thu 17.528.862.917 6.965.149.596 Tài sản có khác 44.516.27.889 1.308.203 Tổng cộng tài sản 4.378.531.504.644 2.700.635.926.607 NGUỒN VỐN ghi chú năm 2006 Năm 2005 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 3.11 576.370.345.163 353.522.830.492 Vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác 28.323.146.300 30.754.837.177 Vay Ngân hàng Nhà nước 3.10 28.323.146.300 30.754.837.177 Vay các tổ chức tín dụng khác Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư 3.13 3.333.608.424.461 2.015.102.659.034 Vốn tài trợ và ủy thác đầu tư 3.12 338.352.120 Tài sản nợ khác 3.14 194.736.564.974 87.988.285.428 Các khoản phải trả 121.532.023.490 72.031.222.145 Các khoản lãi cộng dồn dự trả 29.241.686.230 14.812.565.094 Tài sản nợ khác 43.962.855.254 1.144.498.189 Vốn và các quỹ 3.15 245.493.023.746 212.928.962.356 Vốn điều lệ của tổ chức tín dụng 200.607.108.552 200.607.108.552 Vốn điều lệ 200.000.000.000 200.000.000.000 Vốn khác 607.108.552 607.108.552 Quỹ của tổ chức tín dụng 12.321.819.134 12.321.853.804 Lãi/Lỗ kỳ trước Lãi/Lỗ năm nay 32.569.096.060 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4.378.531.504.644 2.700.635.926.607 CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2006 Đơn vị tính: VNĐ CHỈ TIÊU Ghi chú Năm 2006 Năm 2005 Bảo lãnh thanh toán 11.607.189.199 15.096.435.179 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 24.310.030.434 14.597.386.872 Bảo lãnh dự thầu 8.361.042.400 4.150.256.142 Bảo lãnh thanh toán L/C trả chậm 162.067.027.945 101.990.772.118 Bảo lãnh thanh toán L/C trả ngay 177.874.073.005 220.161.183.425 Bảo lãnh và cam kết khác 12.543.163.364 4.291.183.044 Cam kết giao dịch hối đoái 223.246.000.000 183.556.806.007 CỘNG 620.008.526.347 543.844.022.700 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2006 PHẦN I: LÃI, LỖ Đơn vị tính: VNĐ CHỈ TIÊU Ghi chú Năm 2006 năm 2005 Thu từ lãi 225.950.302.201 117.590.872.751 Thu lãi cho vay 185.322.573.864 103.597.164.051 Thu lãi tiền gửi 36.179.612.329 12.387.979.813 Thu lãi góp vốn mua cổ phần 645.000.000 764.978.323 Thu khác về hoạt động tín dụng 3.803.116.008 840.750.564 Chi trả lãi 111.748.377.726 56.799.037.643 Chi trả lãi tiền gửi 109.673.909.972 56.797.038.748 Chi trả lãi tiền đi vay 2.074.467.754 1.998.895 Thu nhập ròng 114.201.924.475 60.791.835.108 Thu ngoài lãi 52.025.584.691 23.091.683.095 Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 608.569.892 - Thu phí dịch vụ thanh toán 15.203.786.850 13.727.115.776 Thu phí dịch vụ ngân quỹ 7.304.580 538.092 Thu từ tham gia thị trường tiền tệ 5.152.000 - Lãi từ kinh doanh ngoại hối và chuyển đổi ngoại tệ 2.136.618.256 4.221.412.092 Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý 260.496.443 329.375.174 Thu từ các dịch vụ khác 1.067.414.351 331.775.239 Các khoản thu nhập bất thường 32.736.242.229 4.481.466.722 Chi phí ngoài lãi 121.252.820.194 83.883.518.203 Chi về hoạt động huy động vốn 106.872.640 847.900 Chi về phí dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 3.193.956.592 2.593.048.928 Chi về hoạt động khác 58.182.034 8.227.470 Chi nộp thuế 2.446.840.091 1.598.051.741 Chi nộp các khoản phí và lệ phí 241.932.946 195.946.677 Chi cho nhân viên 22.216.846.622 16.826.342.542 Chi hoạt động quản lý và công vụ 15.213.228.212 10.727.593.928 Chi phí khấu hao tài sản cố định 8.851.237.359 3.601.205.003 Chi khác về tài sản 10.747.472.728 4.485.735.911 Chi phí dự phòng nợ khó đòi 56.681.058.137 42.783.497.779 Chi nộp bảo hiểm tiền gửi 681.979.873 351.110.382 Chi bất thường khác 813.212.960 711.909.942 Thu nhập ngoài lãi ròng (69.227.235.503) (60.791.835.108) Thu nhập trước thuế 44.974.688.972 - Thuế thu nhập doanh nghiệp 12.405.592.912 - Thu nhập sau thuế 32.569.096.060 - PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VNĐ CHỈ TIÊU Số phải nộp Số phải nộp năm 2006 Số phải nộp đầu năm Số phải nộp Số đã nộp cuối năm I. Thuế (489.464.189) 14.882.858.322 7.479.486.608 6.913.907.525 Thuế giá trị gia tăng (VAT) 156.561.043 1.972.171.843 1.962.801.796 165.922.090 Thuế thu nhập doanh nghiệp (785.180.387) 12.405.592.912 5.000.000.000 6.620.412.525 Thuế nhà đất - 22.636.990 22.636.990 - Các loại thuế khác 139.155.155 482.456.577 494.038.822 127.572.910 II. Các khoản phải nộp khác - 11.885.609 11.885.609 - Các khoản phụ thu - - - - Các khoản phí, Lệ phí - 9.885.609 9.885.609 - - 2.000.000 2.000.000 - Tổng cộng (489.464.189) 14.894.743.931 7.491.372.217 6.913.907.525 Những kết quả đạt được trong năm 2006 vừa qua: 1.1. Đảm bảo sự phát triển bền vững * Củng cố và phát triển mạng lưới khách hàng: Kết thúc năm 2006, tổng số khách hàng của toàn hệ thống MSB đã tăng 35,7% so với năm 2005. Những đối tượng khách hàng lớn trong lĩnh vực huy động vốn, sử dụng vốn thuộc các ngành Hàng hải, Bưu điện, viễn thông, Xuất nhập khẩu thuỷ sản, Dệt may, sản xuất thép, khai thác than vẫn được MSB duy trì. Đây hầu hết là những khách hàng truyền thống của MSB từ nhiều năm nay. Mặc dù khả năng phục vụ của Ngân hàng đối với những đối tượng khách hàng này còn hạn chế, song ghi nhận những nỗ lực vươn lên của MSB, họ vẫn ưu tiên duy trì giao dịch với ngân hàng Hàng hải. * Cải thiện chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh: Năm 2006, tỷ lệ tài sản có sinh lời của MSB tăng đáng kể do tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng. Đặc biệt, chênh lệch thu chi năm 2006 trước trích lập quỹ dự phòng tăng 237 lần so với 2005. Các chỉ số hoạt động luôn đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến thời điểm cuối năm, tỷ lệ khả năng chi trả của Ngân hàng đạt 1,04 lần ( quy định tối thiểu là 1 lần); tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu đạt 9,31% (quy định tối thiêủ là 8%); tỷ lệ nợ quá hạn là 1,66% ( quy định tối đa là 5%) Về kết quả kinh doanh, chênh lệch thu chi trước trích lập dự phòng rủi ro bằng 237,9% so với năm 2005. Cổ tức đạt 11%/năm và sau 5 năm chưa có lợi nhuận, nay MSB đã có lợi nhuận để thực hiện phân phối theo quy định của Pháp luật. Đây thực sự là một nỗ lực vượt bậc của MSB sau 1 thời kỳ dài đầy khó khăn. * Tiếp tục chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và tiền lương: Tính đến cuối năm 2006, toàn hệ thống MSB đã có tổng số 483 lao động. Trong đó, trình độ đại học chiếm tỷ trọng 74% trong tổng số CBNV, trình độ trên đại học chiếm 2%; trình độ khác là 24%. Năm 2006, toàn hệ thống đã tuyển dụng được128 lao động mới, đa số có chất lượng và trình độ cao. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng tổ chức nhiều khoá đào tạo gắn ngày cho các cán bộ nhân viên MSB dưới nhiều hình thức như gửi tham gia các khoá học do các chuyên gia về Ngân hàng đào tạo và tổ chức tự đào tạo Về công tác tiền lương, trong năm qua, trên toàn hệ thống Ngân hàng Hàng hải đã có những cải thiện đáng kể. Quỹ lương năm 2006 được Hội đồng Quản trị phê duyệt bằng 133,1% so với năm 2005. Thu nhập bình quân của CBNV MSB tăng 17,3% 1.2. Cải thiện chất lượng các hoạt động nghiệp vụ * Nâng cao hiệu quả hoạt động cấp tín dụng Tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống tính đến năm 2006 đạt 97% so với kế hoạch năm 2004 và bằng 140,3% so với dư nợ cho vay cùng kỳ năm trước. Chất lượng Tín dụng đã được nâng lên một bước đáng kể. Điều này thể hiện ở tỷ lệ và số dư nợ xấu đều giảm so với năm 2005. Tại thời điểm cuối năm 2006, tổng dư nợ xấy của MSB chỉ còn bằng 63,25% (trong khi tỷ lệ này tại thời điểm cuối 2004 là 3,68% ). Trong năm qua, mặc dù lãi suất cho vay trên thị trường đã tăng cao, song với lãi suất đầu vào thấp, nên lãi suất cho vay khách hàng của MSB vẫn có khả năng cạnh tranh cao. * Đẩy mạnh hoạt động đầu tư: Tổng số các khoản đầu tư của MSB trong năm 2006 tăng 7,2 lần so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó bao gồm: + Đầu tư góp vốn mua cổ phần của 03 doanh nghiệp ( công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng, Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng và Công ty cổ phần Vận tải biển Hải Âu ) + Đầu tư vào thị trường giấy tờ có giá với tổng số dư đầu tư tăng 9,41 lần với năm 2005. Việc đầu tư vào giấy tờ có giá đã mang lợi nhuận ổn định cho MSB đồng thời là công cụ để chuyển đổi thành tiền mặt khi nhu cầu thanh khoản tăng cao. * Tạo bước phát triển mới trong nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng. Trong năm 2006, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của MSB bằng 183,2% so với năm 2005. Toàn hệ thống chấp hành đúng quy định của MSB và của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh. 1.3. Cơ bản xử lý nợ tồn đọng Đây là một thành công đáng ghi nhận của MSB, chuyển từ giai đoạn khắc phục tồn tại, ổn định năng lực tài chính để bước sang thời kỳ phát triển mới. Trong năm qua, MSB đã thực hiện trích lập đủ dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước với tổng số tiền bằng 1,32lần so với 2005. Trên thực tế, Ngân hàng đã sử dụng khoảng 74% số tiền trên để xử lý rủi ro đối với một số khoản nợ xấu. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định cố gắng của MSB vượt lên thoát khỏi tình trạng nợ tồn đọng kéo dài trong một số năm trước. 1.4. Tăng cường hoạt động nguồn vốn với khách hàng doanh nghiệp và giao dịch liên ngân hàng Năm 2006, toàn hệ thống đã thu được nhiều kết quả khả quan trong công tác huy động vốn. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng nguồn vốn huy động của MSB đạt cao hơn so với mặt bằng chung của toàn ngành Ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư của MSB bằng 119% kế hoạch năm và tăng 65,4% so với 2005. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc ngành bưu chính viễn thông và Hàng hải vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động của MSB Tăng cường hiệu quả của hoạt động giao dịch liên ngân hàng: Năm qua, hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam tăng trưởng lớn, đạt doanh số hơn 24.000 tỷ đồng và có số dư đến 1.258,2 tỷ đồng, bằng 168,2% so với cùng kỳ 2005. Trong bối cảnh đó, ngoài việc đảm bảo dự trữ thanh khoản, việc kinh doanh trong lĩnh vực này cũng mang lại thu nhập lãi ổn định cho MSB. 1.5. Tiếp tục củng cố và đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin Năm 2006 là năm thứ hai MSB hoạt động hoàn tòan trên phần mềm tin học mới. Đây là phần mềm đa tiện ích hiện đại nên đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng các tiện ích của phần mềm tin học này chưa được khai thác một cách triệt để. Năm 2006 cũng là năm đánh dấu thành công của MSB trong việc chuyển hệ thống tin học từ Hải Phòng lên Hà Nội một cách an toàn. 1.6. Mở rộng và sắp xếp lại mạng lưới giao dịch. Trong năm qua, Ngân hàng Hàng Hải đã tiến hành: ♪ Chuyển đổi 03 chi nhánh : Chi nhánh Hải Phòng, Chi nhánh Sài Gòn, Chi nhánh Hồng Bàng. ♪ Khai trương và đưa vào hoạt động thành công 05 chi nhánh là các Chi nhánh Nha Trang, Nam Sài Gòn, Bãi Cháy, Tân Bình, Ngô Quyền và Phòng giao dịch số 1 tại Nha Trang ♪ Di chuyển chi nhánh Hà Nội sang địa chỉ 71 Hai Bà Trưng *Chuyển trụ sở chính: Đã từ lâu, Ban Lãnh đạo MSB đã thấy được tầm quan trọng của việc phải chuyển Trụ sở chính về Thủ đo Hà Nội trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của cả nước. Sau một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo về cơ sở vật chất cũng như sắp xếp lại đội ngũ nhân sự, Hội sở của Ngân hàng Hàng Hải đã được di chuyển về địa chỉ 44 Nguyễn Du – Hà Nội một cách thành công. Trong những tháng cuối năm 2006, các hoạt động của Hội sở dần đi vào ổn định, bước đầu tạo đà cho một quá trình phát triển mới đầy triển vọng của MSB. 2. Phân tích môi trường hoạt động Theo những cam kết của Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA) va cam kết của Việt Nam trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngay từ năm 2006, Việt Nam fải dỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần của các định chế tài chính nước ngòai. Tiến tới năm 2008, Việt Nam phải dỡ bỏ toàn bộ ccs quy định về tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các Ngân hàng nước ngòai theo các cam kết trong khuôn khổ chung về dịch vụ ASEAN. Năm 2007, Việt Nam đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8,5%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bằng 38,6% GDP tương đương 360 – 370 nghìn tỷ đồng sẽ là sức ép lớn đối với thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng đến giá cả huy động vốn. Chính phủ cữngnh Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếip tục tăng cường chính sách quản lý đối với các ngân hàng thương mại theo các chuẩn mực quốc tế. Mặt khác, sau nhiều năm đổi mới chuẩn bị c ho quá trình hội nhập, các ngân hàng thương mại không ngừng phát triển mở rộng mạng lưới, đổi mới công nghệ, liên tục đưa ra các sản phẩm mới, đẩy mạnh công tác quảng cáo khuyếch trương thương hiệu để thu hút khách hàng. Trong bối cảnh chung đó, Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đã tạo dựng được một nền tảng hoạt động tương đối thuận lợi trên cơ sở: ♪ Các cổ đông lớn tăng cường đầu tư, tập trung hoạt động nhằm vực dậy tiềm năng cuả MSB. ♪ Hội đồng quản trị và Ban điều hành quyết tâm cao độ trong việc giải quyết nợ đọng, tái lập trạng thái ổn định, lành mạnh cho tình hình tài chính của MSB. Sau nhiều năm hoạt động không có lãi do phải trích lập dự phòng, các Cổ đông bắt đầu được chia lợi nhuận. 3. Những định hướng cơ bản - Để chuẩn bị tốt nhất cho việc đối mặt với những thách thức và cơ chế cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam gia nhập WTO, trong năm 2006, MSB từng bước triển khai cơ cấu tổ chức theo các chuẩn mực quốc tế và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Việc tái cơ cấu tổ chức được tiến hành trên cơ sở phân công trách nhiệm rõ ràng đến từng cá nhân, chuyên môn hóa và chỉ đạo theo chiều dọc, nhằm đảm bảo sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của tòan hệ tốn cho hoạt động của các chi nhánh. - Về hệ thống công nghệ thông tin, MSB tiếp tục hòan thiện và khai thác Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và Hệ thống thanh toán giai đoạn I, triển khai giai đoạn 2 của Dự án, bao gồm xây dựng hệ thống dự phòng, hệ thống an ninh mạng và hệ thống Ngân hàng điện tử. - Đổi mới cơ chế quản trị, điều hành cũng là một nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển của MSB, giảm bớt tầng nấc trung gian, tăng cường sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng quản trị, và hướng tới khách hàng. Bên cạnh đó, Ban Điều hành cũng sẽ tăng cường sự quản lý, giám sát trực tiếp đối với các Chi nhánh. - Ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển mạng lưới khách hàng, MSB theo đuổi chiến lược củng cố quan hệ khách hàng truyên thống và mở rộng các mối quan hệ với mọi đối tượng khách hàng. Trước hết là từng bước phát triển toàn diện quan hệ với các khách hàng truyền thống thuộc các Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Hàng hải, Bảo Việt, Hàng không… Đồng thời phát huy thế mạnh của các khách hàng lớn là cổ đông để mở rộng giao dịch với các đối tượng khách hàng tiềm năng khác, chú trọng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Để nâng cao sức cạnh tranh, MSB sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ. Trong năm nay, dự kiến toàn hệ th ống sẽ tăng thêm 8 đến 10 điểm giao dịch tại các địa bàn trọng điểm và tiếp tụ nghiên cứu các phương án khả thi để mở thêm chi nhánh tại các tỉnh, thành phố tiềm năng. Trên cơ sở hệ thống công nghệ thông tin tiện ích của Ngân hàng sẽ phát triển các sản phẩm mới hấp dẫn, hiện đại và mở rộng các kêh phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các đối tượng khách hàng. - Năm 2007 còn được xác định là năm chủ chốt trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của MSB. Sau một thời gian dài, hình ảnh của Ngân hàng chưa được chú trọng đúng mức, năm nay Ngân hàng sẽ tập trung đầu tư mạnh về kinh phí cũng như đội ngũ nhân lực cho công tác Marketing, Quan hệ công chũng và đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo , khuyếch trương đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng, năm 2006, MSB quyết tâm nâng cao vị thế, gíp phần lấy lại hình ảnh vốn có của mình là một Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. - Phát triển nguồn nhân lực cũng là một chiến lược quan trọng của MSB trong năm 2007. Ngân hàng sẽ thực hiện cơ chế tuyển dụng và tiền lương linh hoạt để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, nghiệp vụ tinh thông; xây dựng cơ chế khuyến khích làm việc hiệu quả; tăng cường công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho CBNV. Với những kết quả khả quan trong năm 2006 và những triển vọng của hoạt động kinh doanh năm 2007 cùng với những chiến lược phát triển rõ ràng, tòan hệ thống MSB sẽ tiếp tục nỗ lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động năm 2006 đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11073.doc
Tài liệu liên quan