Viện Nghiên Cứu Chiến lược Chính Sách Công Nghiệp là cơ quan sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Công Nghiệp , được thành lập theo quyết định số 161/2003/QĐ-BCN ngày 09/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp trên cơ sở quyết định số 782/TTg ngày 24/10/1996 của Thủ Tướng Chính Phủ cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ . Tiền thân của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Chính Sách Công Nghiệp là Viện Thông Tin Kinh Tế Công Nghiệp , được thành lập năm 1996 trên cơ sở sáp nhập Viện Thông Tin Kinh Tế Công Nghiệp nặng , Tạp chí Công nghiệp và Trung tâm Thông tin Kinh tế và Khoa học Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ.
33 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả thực hiện công tác năm 2008 của Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU .2
I: Giới thiệu tổng quan về cơ quan thực tập ...3
1.Bộ Công Thương .3
2.Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Chính Sách Công Nghiệp .....11
3.Phòng nghiên cứu phát triển Công Nghiệp ...12
II: Đánh giá kết quả thực hiện công tác năm 2008 của Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp
1/Thành tựu , kết quả đạt được 14
1.1.Công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược , quy hoạch và chính sách phát triển công nghiệp ..14
1.2. Các hoạt động phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về Công nghiệp ..15
1.3.Hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ 16
1.4.Hoạt động thông tin , hội trợ triển lãm và xúc tiến thương mại .17
1.5.Hoạt động tư vấn đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệ.17
1.6.Hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế..18
1.7. Công tác quản lý cán bộ , đào tạo nâng cao năng lực..18
1.8.Công tác hành chính quản trị và tài chính kế toán ..19
1.9.Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBNV và các hoạt động xã hội khác.
2/ Những khó khăn và tồn tại.22
III. Phương hướng , nhiệm vụ hoạt động của Viện năm 2009
1. Công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển công nghiệp.....24
2. Các hoạt động phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về công nghiệp.24
3. Hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ..24
4. Hoạt động thông tin, hội chợ triển lãm và xúc tiến thương mại.25
5. Hoạt động tư vấn đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệ25
6. Về kiện toàn.25
7. Hoạt động hợp tác quốc tế 25
8. Công tác quản lý cán bộ. đào tạo nâng cao năng lực..26
9. Công tác hành chính quản trị26
10. Hoạt động văn hoá xã hội, chăm lo đời sống cho CBNV27
IV . Đề tài và lý do chọn đề tài ..................................................................................28-33
Lời mở đầu .
Phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH đất nước là mục tiêu hàng đầu của nước ta . Bởi vậy phát triển ngành công nghiệp là mục tiêu quan trọng mà ta cần đạt được . Nhận thấy được điều đó và để áp dụng những kiến thức đã học em đã xin thực tập tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Chính Sách Công Nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương .
Viện Nghiên Cứu Chiến lược Chính Sách Công Nghiệp là cơ quan sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Công Nghiệp , được thành lập theo quyết định số 161/2003/QĐ-BCN ngày 09/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp trên cơ sở quyết định số 782/TTg ngày 24/10/1996 của Thủ Tướng Chính Phủ cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ . Tiền thân của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Chính Sách Công Nghiệp là Viện Thông Tin Kinh Tế Công Nghiệp , được thành lập năm 1996 trên cơ sở sáp nhập Viện Thông Tin Kinh Tế Công Nghiệp nặng , Tạp chí Công nghiệp và Trung tâm Thông tin Kinh tế và Khoa học Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ.
Quá trình năm tuần thực tập tại Viện ; tìm hiểu chức năng nhiệm vụ và quá trình hoạt động của vụ cùng với sự giúp đỡ rất tận tình của là cán bộ tại Viện , và đăc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn thực tập TS Nguyễn Ngọc Sơn em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này.Bản báo cáo là những hiểu biết của em về Bộ Công Thương , về Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Ngọc Sơn vµ đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
I/Giới thiệu tổng quan về cơ quan thực tập
1/Bộ Công thương
Bộ Công thương Việt Nam của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Viêt Nam là một Bộ mới được thành lập từ khoá XII của Quốc Hội trên cơ sở sát nhập của Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Mại Bộ trưởng đầu tiên của Bộ này là ông Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng lúc được bổ nhiệm Bộ trưởng đang là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn.
Bộ Công nghiệp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, bao gồm: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, khai thác khoáng sản, hóa chất (bao gồm cả hóa dược), vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Công nghiệp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy hoạch ngành, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ và các chương trình, dự án quan trọng của Bộ
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp
5. Chủ trì thẩm định, thẩm định hoặc phê duyệt các dự án đầu tư trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện về an toàn kỹ thuật công nghiệp, bao gồm: đăng ký, kiểm định an toàn các thiết bị áp lực, thiết bị nâng, an toàn điện, an toàn khai thác mỏ và dầu khí (trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò và khai thác dầu khí trên biển), an toàn hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp và môi trường công nghiệp theo quy định của pháp luật
7. Thống nhất quản lý việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép hoạt động điện lực, giấy phép sản xuất các sản phẩm thuốc lá điếu, giấy phép kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật.
8. Về cơ khí và luyện kim:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim và phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ khí - điện tử trọng điểm;
b) Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ khí - điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp của kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp;
c) Hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp tình hình phát triển và thị trường tiêu thụ sản phẩm cơ khí, luyện kim.
9. Về điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và các công trình điện lực; ban hành theo thẩm quyền tiêu chuẩn an toàn điện trong quản lý vận hành trang thiết bị điện, các quy trình, quy phạm, quản lý, vận hành và điều độ hệ thống điện;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá bán điện cho các đối tượng tiêu dùng; hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dự toán xây dựng chuyên ngành điện;
c) Công bố danh mục các công trình điện lực sẽ xây dựng trong quy hoạch phát triển điện lực để kêu gọi đầu tư và quản lý việc thực hiện;
d) Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo dõi, tổng hợp việc tổ chức thực hiện và điều chỉnh khi cần thiết;
đ) Tổ chức, chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện chính sách năng lượng quốc gia, phát triển điện nguyên tử, các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
10. Về dầu khí:
a) Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách khuyến khích tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn nhà thầu và đối tác ký kết hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, xây dựng, khai thác và các hoạt động dầu khí khác theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động dầu khí;
d) Tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu
đ) Quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo phân công của Chính phủ.
11. Về khai thác khoáng sản:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản trên cơ sở trữ lượng khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về khai thác khoáng sản theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
12. Về hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp;
b) Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp hóa chất;
c) Công bố danh mục các loại vật liệu nổ công nghiệp được sử dụng; kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các quy định về sản xuất, nhập khẩu, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
13. Về công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm và chế biến khác:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm và chế biến khác; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Quản lý các ngành: dệt - may, da - giầy, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa, rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, sữa, dầu thực vật, thuốc lá, chế biến bột và tinh bột;
c) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình phát triển và việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh, môi trường lao động trong công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm, chế biến khác trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
14. Về phát triển công nghiệp địa phương:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp địa phương;
b) Phê duyệt hoặc thông qua và tổng hợp quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm về phát triển công nghiệp của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ tình hình phát triển công nghiệp địa phương và kết quả các hoạt động khuyến công.
15. Về quản lý công nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất:
Chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp vùng và lãnh thổ đã được phê duyệt.
16. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
17. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
18. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
19. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ, kể cả Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam theo quy định của pháp luật.
20. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
21. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
22. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
23. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền; quy định chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, nghiệp vụ trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
24. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BCN
2/Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Chính Sách Công nghiệp
Viện Nghiên Cứu Chiến lược Chính Sách Công Nghiệp là cơ quan sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Công Nghiệp , được thành lập theo quyết định số 161/2003/QĐ-BCN ngày 09/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp trên cơ sở quyết định số 782/TTg ngày 24/10/1996 của Thủ Tướng Chính Phủ cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ . Tiền thân của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Chính Sách Công Nghiệp là Viện Thông Tin Kinh Tế Công Nghiệp , được thành lập năm 1996 trên cơ sở sáp nhập Viện Thông Tin Kinh Tế Công Nghiệp nặng , Tạp chí Công nghiệp và Trung tâm Thông tin Kinh tế và Khoa học Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ.
Chức năng nhiệm vụ :
1.Nghiên cứu xây dựng chiến lược , quy hoạch và chính sách phát triển các
ngành công nghiệp , vùng công nghiệp trong phạm vi cả nước.
2. Nghiên cứu các đề tài khoa học về kinh tế , kĩ thuật và các mô hình tổ chức quản lí công nghiệp
3. Hoạt động tư vấn trong các lĩnh vực đầu tư , chuyển giao công nghệ và tổ chức các hoạt động dịch vụ công nghiệp khác theo quy định của pháp luật
4. Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường , đề xuất các chính sách , các giải pháp để bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp đảm bảo phát triển bền vững .
5. Nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ phần mềm và ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học vào tổ chức quản lí , tổ chức sản xuất kinh doanh công nghiệp .
6. Tổ chức các hoạt động thông tin kinh tế , khoa học , công nghệ và môi trường bao gồm :
Xây dựng cơ sở dữ liệu , mạng lưới thông tin và hợp tác thông tin với nước ngoài theo quy định của pháp luật .
Thực hiện thông tin dưới các hình thức tổ chức xuất bản ấn phẩm , báo cáo chuyên đề , hội thảo khoa học kinh tế kĩ thuật , quảng cáo giới thiệu sản phẩm ; tổ chức hội chợ triển lãm , hoạt động trao đổi nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật .
Tổ chức phát triển , trao đổi thông tin , ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong ngành công nghiệp .
Dự báo thị trường hàng hoá công nghiệp
7. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ quản lý kinh tế và tổ chức đào tạo sau đại học cho các đối tượng có nhu cầu theo quyết định của nhà nước .
8. Thực hiện các quan hệ hợp tác trao đổi , nghiên cứu xây dựng các chính sách phát triển công nghiệp , quản lý kinh tế kỹ thuật với các cơ quan , tổ chức , cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật .
9. Quản lý tổ chức , biên chế , tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Bộ .
3/Phòng Nghiên Cứu Phát Triển Công Nghiệp
Phòng Nghiên Cứu Phát Triển Công Nghiệp trực thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Chính Sách Công Nghiệp . Phòng mang cho mình chức năng nhiệm vụ sau :
Thực hiện các đề tài nghiên cứu , triển khai trong lĩnh vực công nghiệp theo nhiệm vụ của Bộ công nghiệp và Viện giao ; thực hiện các đề tài nghiên cứu triển khai , chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp , các tổ chức , các địa phương trong và ngoài nước theo hợp đồng kinh tế (HĐKT).
Xây dựng quy hoạch , chiến lược , chính sách phát triển toàn ngành và các chuyên ngành công nghiệp theo nhiệm vụ của Bộ và Viện giao
Nghiên cứu góp ý kiến cho các văn bản pháp quy , đề tài nghiên cứu của các Bộ , Ngành , địa phương liên quan đến chiến lược chính sách phát triển.
Giúp lãnh đạo Bộ , Viện trong việc quản lý ngành công nghiệp theo chuyên ngành và vùng lãnh thổ.
Nghiên cứu dự báo thị trường , phát triển thị trường cho các ngành , các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đề xuất các vấn đề nghiên cứu ,các dự án quy hoạch , tìm kiếm đồng với các cơ sở sản xuất , các ngành , các địa phương theo chức năng nhiệm vụ của Phòng và Viện .
II/ Đánh giá kết quả thực hiện công tác năm 2008 của Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp
Năm 2008 là một năm đầy những khó khăn do nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái , khủng hoảng toàn cầu , kinh tế Việt Nam phải đối mặt với lạm phát và nhũng biến cố bất lợi khó lường trước . Trong bối cảnh đó , Viện đã chủ động khắc phục khó khăn ,phát huy tích cực vai trò là cơ quan tham mưu cho Bộ Công Thương về chính sách và chiến lược phát triển công nghiệp để hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ của năm 2008 . Và Viện đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực cua nhiệm vụ và chức năng của mình . Bên cạnh nhưng thuận lợi đó Viện cũng có những tồn tại và khó khăn nhất định . Cụ thể là :
1/Thành tựu , kết quả đạt được :
1.1.Công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược , quy hoạch và chính sách phát triển công nghiệp
Năm 2008 Viện đã thực hiện thành công rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học , trong đó có 12 đề tài ở cấp Bộ , ví dụ như “nghiên cứu phương pháp lập quy hoạch phát triển công nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” , “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển các KCN ở Việt Nam phục vụ tiến trình CNH- HĐH đến năm 2020” ; thực hiện 27 dự án lập quy hoạch phát triển công nghiệp , trong đó có 13 dự án mới , ví dụ như “ Quy hoạch phát triển công nghiệp ven biển Việt Nam đến năm 2015 , có xét đến năm 2025” , “Quy hoạch phát triển ngành Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015 , tầm nhìn đến năm 2025” , còn lại 14 dự án chuyển tiếp từ năm 2007 sang .
Viện đã thực hiện nghiên cứu và đề xuất một số chính sách , giải phap giúp cho công tác quản lý nhà nước về công nghiệp hỗ trợ , về thúc đẩy chất lượng tăng trưởng công nghiệp , về công nghiệp và môi trường công nghiệp , như các giải pháp bình ổn giá điện , than , xăng dầu ; chính sách và cơ chế thúc đẩy tái chế chất thải ; mô hình quản lý môi trường (QLMT) theo hướng phát triển bền vững , áp dụng tại khu công nghiệp Suối Dầu Khánh Hoà ; hay quy chế bảo vệ môi trường Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
1.2. Các hoạt động phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về Công nghiệp
Viện đã làm tốt công tác chuẩn bị các tài liệu (số liệu , báo cáo ,ý kiến tham mưu về quan điểm , chủ trương , định hướng mục tiêu , đề xuất giải pháp , chính sách ) để trình lãnh đạo Bộ Công Thương (BCT) , Chính Phủ (cp) , Quốc Hội (QH) và Bộ Chính Trị , đề án “Chiến Lược Công nghiệp Việt Nam 2001-2010” chuẩn bị cho văn kiện Đại hội XI của Đảng , báo cáo tỏng kết chuyên đề “Xây dựng nền kinh tế độc lập , tự chủ , tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế “ phục vụ cho cho việc tổng kế bổ sung và phát triển cương lĩnh năm 1991 của Đảng , đề án “Hiện trạng và giải pháp phát triển bất động sản phục vụ ngành công thương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế “.Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Viện . Những tài liệu ma Viện chuẩn bị để trình các cấp lãnh đạo chứa đựng những thông tin có giá trị , kịp thời và hữu ích cho sự chỉ đạo của nhà nước trong điều hành và quản lý công nghiệp trong năm qua .
Viện cũng còn tham gia soạn thảo , góp ý các văn bản luật như nghị định , thông tư ; góp ý vào các văn kiện đại hội , các nghị quyết liên quan đến phát triển kinh tế , xã hội trong đó có phat triển công nghiệp ; góp ý sửa đổi bổ sung cho các dự thảo luật và nhiều đề án phát triển khác .
1.3.Hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ
Viện đã thực hiện hoàn thành kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo nhiệm vụ được BCT giao . Kết quả cụ thể là :
Phối hợp cùng cục công nghiệp địa phương tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh cua doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế;
Phối hợp cùng cục công nghiệp địa phương tổ chức các lớp “Đào tạo kỹ năng lãnh đạo và điều hành”
Phối hợp cùng cục công nghiệp địa phương tổ chức lớp học “Đào tạo kỹ năng xây dựng và phát triển thương hiệu “
Phối hợp cùng cục công nghiệp địa phương tổ chức các lớp học “Đào tạo kỹ năng xây dựng ,quản lý và điều hành dự án “
Viện đã tổ chức được tổng số lớp học do BCT giao là 21 với 1.591 học viên –là các cán bộ của các sở công thương ,trung tâm khuyến nông , phòng kinh tế , phòng công thương các huyện , thị xã và cán bộ của các doanh nghiệp công nghiệp địa phương .
Ngoài ra Viện còn thực hiện được thêm một số hợp đồng cung cấp dịch vụ đào tạo với các đơn vị sản xuất , kinh doanh ngoài nhiệm vụ BCT giao .Tổng doanh thu từ hoạt động này trong năm 2008 là gần 1,164 tỷ đồng . Đây là một trong những hoạt động mạnh và thu được nhiều thành công của viện hiện nay .
1.4.Hoạt động thông tin , hội trợ triển lãm và xúc tiến thương mại .
Viện đã xuất bản 52 số ấn phẩm “Công Nghiệp –Thương Mại Việt Nam” với các chủ đề tập trung vào việc phản ánh kịp thời những hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ở trong và ngoài nước ; nhanh chóng chuyển tải những thông tin chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế-xã hội ; giói thiệu những thành tựu khoa học công nghệ , sản phẩm mới . Đã phát hành được 12 số “Thông tin chiến lược , chính sách công nghiệp “ phục vụ lãnh đạo , tập trung vào những vấn đề chính sách , chiến lược trong thời kỳ hội nhập .
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn , các doanh nghiệp cắt giảm chi phí hoạt động quảng cáo và hội chợ , Viện vẫn kết hợp tổ chức được 2 triển lãm Quốc tế về công nghiệp ô tô ( ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ) và đang triển khai thực hiện việc tổ chức “Triển lãm và hội thảo Quốc gia về sản phẩm và công nghệ thân thiẹn môi trường ngành công thương “ theo nhiệm vụ được BCT giao .
1.5.Hoạt động tư vấn đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệ
Viện đã triển khai các hoạt động tư vấn trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư cho1 số tỉnh , như Vĩnh Phúc , Đồng Nai , Huế , Hải Phòng ,Quảng Ninh ;xúc tiến đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật cho 1 số doanh nghiệp như : SABECO ,Tổng công ty hoá chất Việt Nam , ScodaPraha , Công ty cổ phần đầu tư phat triển và xây dựng Ba Đình .
1.6.Hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế
Viện đã tổ chức thành công 2 đoàn cán bộ đi khảo sát và trao đổi kinh nghiệm tại các nước ÚC và Nhật Bản , theo chỉ tiêu kế hoạch của BCT giao trong năm 2008 . Ngoài ra còn phối hợp với Vụ Hợp Tác Quốc Tế và Vụ Cơ Khí Luyện Kim-Hoá chất của BCT để tổ chức 1 đoàn đi công tác tại Trung Quốc theo kế hoạch của BCT . Tham gia chương trình công tác chung Việt-Nhật theo yêu cầu của BCT .
Tiếp tục duy trì sự phối hợp công tác với các cơ quan nghiên cứu , đào tạo trong nước và các tổ chuwc quốc tế .Cụ thể như các Viện Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản ; Viện quản lý kinh tế Trung ương ; Viện khoa học xã hội Việt Nam ; các tổ chức quốc tế như UNIDO . GTZ ,Jetro , jica , Sojitz và 1 số tổ chức khác .
1.7. Công tác quản lý cán bộ , đào tạo nâng cao năng lực
Đào tạo , bồi dưỡng là một trong những mặt hoạt động luôn luôn được Viện coi trọng , đặc biệt là đối với những cán bộ nghiên cứu khoa học trẻ .Cụ thể công tác đào tạo nâng cao năng lực cho các CBCCVC trong năm 2008 thu được những kết quả như sau :
Có tổng cộng 29 người theo học các chương trình khác nhau ở trong và ngoài nước , cụ thể gồm 11 người theo học sau đại học (thạc sỹ và nghiên cứu sinh ) , trong đó có 02 người học ở nước ngoài (Bỉ và Nhật ) ;18 ngươi theo học các khoá học ngắn hạn ở Việt Nam , singapore , Trung Quốc . Ngoài ra còn có 05 cán bộ của Viện được cử đi tham dự các hội nghị , tập huấn .
Viện đã hoàn thành hai đợt nâng cao lương thường xuyên , nâng cao lương trước thời hạn , nâng lương do vượt khung , nâng lương do chuyển ngạch cho CBCCVC trong năm 2008 .
1.8.Công tác hành chính quản trị và tài chính kế toán
Hoạt động hành chính , quản trị cua Viện trong năm 2008 có nhiều đổi mới , bảo đảm duy trì sự hoạt động hiệu quả của bộ máy . Duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 với 16 quy trình hoạt động . Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên như BCT ,CP , QH .
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)trong hoạt động hành chính , quản trị , kế toán tài chính của Viện . Duy trì trang thông tin điện tử ưebsite để phổ biến thông tin rộng rãi tới toàn thể CBCCVC ; đảm bảo tốt việc cập nhật và quản trị đều đặn cho 52 tuần tin ;
Duy trì mạng thông tin nội bộ (LAN) của Viện và mạng diện rộng (WAN) kết nối thông tin giữa Viên và Bộ Công Thương , đảm bảo thông suốt thông tin trên đương truyền 11 Mbps . Duy trì kênh thông tin liên lạc giữa Bộ Công Thương và Viện để tác nghiệp .
Triển khai ứng dụng phần mềm kế toán chuyên dụng và hiện đại trên hệ thống máy chủ của Viện , đảm bảo hoạt động ổn định , an toàn thông tin và tiện ích trong sử dụng . Cải thiện và tăng cường đường truyền Internet tốc độ cao (ADSL) đảm bảo cho hoạt động công nghệ thông tin của Viện được ổn định và thông suốt .
Thiết lập và quản trị hơn 100 thư viện điện tử của Viện , tạo kênh thông tin liên lạc trực tuyến trao đổi công việc . Duy trì mạng Internet và mạng LAN đảm bảo an toàn thông tin , ngăn chặn lây lan của virus ngay trên máy chủ , giúp cho toàn bộ hệ thông hoạt động tốt .
Viện đã hoàn thành thực hiện nhiệm vụ KHCN về tăng cường trang thiết bị để nâng cao năng lực nghiên cứu cũng như kế hoạch duy tu , bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên tài sản , cơ sở vật chất (nhà cửa , trang thiết bị ) . Viện đã làm tốt công tác theo dõi và quản lý các tài sản của nhà nước tại Viện , không để xảy ra thất thoát , thực hiện đúng mọi quy định về quản lý tài sản theo các quy định hiện hành của nhà nước .
Về công tác tài chính kế toán , Viện thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về thu , chi , báo cáo định kỳ và đột xuất . Viện đã ban hành văn bản “Hướng dẫn thanh toán nội bộ” . Viện luôn luôn duy trì quan điểm là minh bạch tài chính và báo cáo đầy đủ . Bảo đảm giải ngân kịp thời và đã thực hiện thu đày đủ các các khoản nộp NSNN như thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân vãng lai .
Đã thực hiện cập nhật , sửa đổi và bổ sung một số quy định nội bộ trong điều hành hoạt động Viện trong lĩnh vực mặt hành chính , kế toán , quản trị nhân sự và quản trị tài sản vật chất . Đã có nhiều quy định và hướng dẫn nội bộ mới được ban hành , như phân công nhiệm vujtrong lãnh đạo của Viện và trong nội bộ các đơn vị thuộc Viện ; Hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán hàng tháng về việc sử dụng phương tiện giao thông ; Hướng dẫn triển khai thuế thu nhập cá nhân ; Dịnh mức tiêu hao nhiên liệu và quy định về bảo dưỡng cho xe ô tô ; quy chế dân chủ cơ sở ; quy định tiếp dân ; chương trình thanh tra kiểm tra ; chương trình phòng chống tham nhũng và thực hiện tiết kiệm và một số văn bản khác
Công tác khen thưởng kỷ luật rất được quan tâm để kịp thời động viên những CBCCVC có nhiều thành tích trong công tác , đong góp vào sự nghiệp phát triển của Viện trong năm .Việc bình chọn và đề nghị các danh hiệu thi đua được làm một cách dân chủ , công khai trên cơ sở đồng thuận của mọi người .
Về công tác an ninh trật tự ( ANTT) , phòng chống cháy nổ (PCCN) được Viện thực hiện rất tốt . Cụ thể là Viện đã tự trang bị thêm các thiết bị PCCN như các bình chữa cháy cỡ lớn , hệ thống cảnh báo và bào động cháy , hệ thống thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ . Viện đã thành lập PCCN và mở lớp tập huấn về PCCN cho các thành viên của đội PCCN trong năm qua .
Về công tác giữ gìn ANTT , Viện luôn duy trì đội ngũ bảo vệ thường xuyên túc trực tại trụ sở 24/24 .Những nhân viên bảo vệ cua Viện đã được theo học các khoá học cần thiết về chuyên môn nghiệp vụ và trang bị đây đủ các vật dụng cần thiết . Thêm vào đó , Viện đã làm tốt và hưởng ứng tham gia tích cực vào các phong trào giữ gìn ANTT của chính quyền phường sở tại (phường hàng bài ) và của thành phố Hà Nội.
Viện đã triển khai thực hiện thực hiện tốt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm , về thực hành tiết kiệm chống lãng phí và phòng chống tham nhũng trong toàn Viện , đến từng cá nhân nên kết quả thu được về mặt này trong năm 2008 là rất tốt .
1.9.Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBNV và các hoạt động xã hội khác
Được sự quan tâm của lãnh đạo và Công Đoàn Viện , đời sống vật chất và tinh thần của CBCCVC đã có những cải thiện rõ rệt , nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay . Cụ thể là : trả lương và các khoản phụ cấp như ăn ca , tièn làm thêm ngoài giờ đúng hạn , khen thưởng kịp thời bằng cả vật chất và tinh thần .
Về tinh thần , các tổ chức Conng Đoàn và Đoàn Thanh Niên , kết hợp với Viện đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá , thể thao quần chúng do Đoàn Thanh Niên làm nòng cốt . Công tác thăm hỏi ốm đau , hiếu , hỉ đối với CBNV trong Viện và những cán bộ hưu trí của Viện được thực hiện khá tốt , kịp thời và đầy đủ .Đây là việc làm hheets sức nhân văn nên đã tạo được niềm tin và sự gắn bó của các thế hệ CBCCVC đối với Viện .
Viện tham gia tích cực vào các phong trào xã hội do nhà nước , TP Hà Nội và chính quyền , đoàn thể phường sở tại phát động .
2/ Những khó khăn và tồn tại .
Với những kết quả đạt được như trên Viện vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định . Cụ thể là:
Về mặt nhân lực , BCT định biên cho Viện là 92 người biên chế hành chính sự nghiệp , trong đó 68 người được NSNN hỗ trợ , còn lại 24 người Viện phải tự lo trả lương và các khoản đóng góp theo lương như BHXH , BHYT ,trong khi về tài chính NSNN mới chỉ cấp khoán có 37 triệu/biên chế cho hoạt động bộ máy nên nguồn chi cho bộ máy hoạt động thực tế trong năm 2008 là rất hạn hẹp . Đội ngũ cán bộ nghiên cứu , đặc biệt là cán bộ trẻ chưa được đào tạo nâng cao để đảm đương các nhiệm vụ theo yêu cầu trong thời kỳ mới -hội nhập kinh tế quốc tế .Số lượng đoàn ra nước ngoài được BCT duyệt còn ít nên không đáp ứng được yêu cầu học hỏi kinh nghiệm quốc tế . Kinh phí hỗ trợ đào tạo năm 2008 cấp cho Viện mới chỉ được 12 xuất trong khi nhu cầu hàng năm lại rất cao khoảng 30 người .
Về cơ sở vật chất , được sự đồng ý của Bộ Trưởng Viện đang hoàn thiện tờ trình thành lập Trung tâm phát triển Công nghiệp hỗ trợ , Viện rất mong được BCT cấp mới 2 phòng làm việc và một số trang thiết bị .
Viện vẫn chưa có một hội trường đủ chỗ ngồi cho khoảng 50 người theo đúng tiêu chuẩn của hội trường hiện đại . Việc này đã hạn chế nhiều đến công tác tổ chức các khoá đào tao, các cuộc hội nghị , hội thảo , tập huấn trong năm vừa qua .
Về công tác PCCC , mặc dù Viện đã tự trang bị 1 số trang thiết bị PCCC , nhưng do tài chính hạn hẹp , lại chưa được sự quan tâm của BCT về mặt này nên Viện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện theo các quy định hiện hành ( Nghị định số 130/2006 /NĐ-CP ngày 08/11/2006 của CP ) về PCCN . Trong khi đó trụ sở làm việc hiện nay nằm ở 30C Bà Triệu –Hà Nội rất chật hẹp nhiều tài liệu lưu trữ và phương tiện giao thông có nguy cơ cháy nổ rất cao .
III/ Phương hướng , nhiệm vụ hoạt động của Viện năm 2009
1. Công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển công nghiệp.
Trong năm 2009, một mặt Viện tiếp tục triển khai thực hiện các đề tài, dự án chuyển tiếp từ các năm trước sang kế hoạch. Mặt khác, Viện dự kiến đề xuất khoảng 15 – 17 đề tài NCKH và dự án cấp bộ; tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm các đề tài dự án các ngành, địa phương trong cả nước để duy trì và vượt số lượng đề tài, giá trị doanh thu (của năm 2008) cũng như triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ KHCN bổ sung được BTC giao (cho năm 2008).
2. Các hoạt động phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về công nghiệp.
Tiếp tục phấn đầu hoàn thành tốt nhiệm vụ tham gia soạn thảo, góp ý các văn bản luật nghị định, thông tư, góp ý vào các văn kiện đại hội, các nghị quyết liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội trong đó có phát triển công nghiệp, góp ý sửa đổi bổ sung cho các dự thảo luật và nhiều đề án phát triển, cũng như việc chuẩn bị các tài liệu (số liệu, báo cáo, ý kiến tham mưu về quan điểm, chủ chương, định hướng mục tiêu, đề xuất giải pháp, chính sách.v.v.) để trình các lãnh đạo BCT, CP.
3. Hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các khoá học đào tạo cơ bản và nâng cao theo kế hoạch của BCT giao, đồng thời tích cực mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo ở các địa phương, các ngành và doanh nghiệp để duy trì và tăng doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo trong năm 2009.
4. Hoạt động thông tin, hội chợ triển lãm và xúc tiến thương mại.
Duy trì xuất bản 52 số ấn phẩm “Công nghiệp- Thương Mại Việt nam” với chất lượng và hình thức được nâng cấp, cải tiến và 12 số ấn phẩm “Thông tin chiến lược chính sách công nghiệp” để phục vụ các lãnh đạo.
Củng cố và mở rộng hoạt động tổ chức triển lãm bằng tăng cường tìm kiếm các đối tác mới và củng cố hợp tác với các đối tác hiện có.
Triển khai các hoạt động dịch vụ thông tin và quảng cáo trên trang web của Viện để đư tin kịp thời đến các độc giả và tăng thêm cơ hội thương mại cho các khách hàng tham gia vào mạng thông tin của Viện.
5. Hoạt động tư vấn đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệ
Duy trì và mở rộng hoạt động tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ cho các đối tác, tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư và công nghệ phù hợp vào nước ta. Trợ giúp các địa phương và các doanh nghiệp trong việc lựa chọn công nghệ và quy mô dự án hiệu quả.
6. Về kiện toàn
Việc xúc tiến thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm phát triển Công nghiệp hỗ trợ và chuyển đổi một số phòng chuyên môn thành trung tâm, đây là tổ chức đầu mối quan trọng cho phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Viện đang xây dựng đề án và trình Bộ trong quý I/2009.
7. Hoạt động hợp tác quốc tế .
Ngoài việc củng cố các mối quan hệ hợp tác với các đối tác hiện có, như UNICO, Jetro, Jica, GTZ, viện sẽ tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác bằng hành động cụ thể với các đối tác là các Viện nghiên cứu, các Trung tâm ở các nước như, hàn Quốc, Thái lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Úc và một số nước khác để tăng cường học hỏi trao đổi kinh nghiệp, hợp tác đôi bên.
8. Công tác quản lý cán bộ. đào tạo nâng cao năng lực.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ về tuyển dụng, đào tạo, xếp ngạch, xếp lương, luân chuyển, điều động theo đúng các quy định hiện hành.
Gủi hoặc tổ chức cho khoảng 15 – 20 cán bộ trể đi học tập theo các khoá ngắn hạn về nâng cao năng lực nghiên cứu, lập qui hoạch, lập và quản lý dự án, đánh giá dự ánở trong và nước ngoài nếu được BCT duyệt theo kế hoạch đề xuất; tổ chức các đoàn đi học tập, tham quan ở các nước phát triển về kinh nghiệm phát triển công nghiệp.
9. Công tác hành chính quản trị.
Tiếp tục rà soát lại các văn bả, quy định nội bộ đã ban hành để sửa đổi kịp thời điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm hoạt động của Viện diễn ra hiệu quả.
Xây dựng mới một số quy trình, bổ sung vào hệ thống các quy trình trong HTQLCL ISO 9001: 2000, như quy trình bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị và hoàn thiện một số hướng dẫn nội bộ về quản lý, sử dụng trang thiết bị, tài sản, phương tiện.
Tăng cường trang bị thêm các thiết bị PCCN và tập huấn về PCCN cho CBCCVC của Viện để công tác này đạt yêu cầu đúng như các quy định hiện hành.
Tiếp tục làm tốt công tác giám sát và quản lý cơ sở vật chất của Nhà nước tại Viện, bảo đảm khai thác một cách tiết kiệm, hiệu quả những tài sản vật chất này trong năm 2009.
Duy trì thực hiện tốt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, vê thực hành tiết kiệm chống lãng phí và phòng chống tham nhũng trong Viện.
10. Hoạt động văn hoá xã hội, chăm lo đời sống cho CBNV.
Tiếp tục duy trì các hoạt động văn hoá, xã hội trong năm 2009; tích cực tham giấcc phong trào xã hội do các đoàn thể xã hội phát động; tiếp tục làm tốt công tác thăm, hỏi, chăm sóc người ốm đau là cán bộ của Viện và tổ chức tốt đợt nghỉ mát vào dịp hè năm 2009.
Về thu nhập, có gắng phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân đầu người của viện là 3,8 triệu đồng/1 tháng, tăng so với bnăm 2008.
Năm 2009 được dự báo là một năm có nhiều khó khăn hơn so với năm 2008 do vậy toàn thể CBCNVC của Viện cần đoàn kết, đồng lòng, gia sức phấn đầu, cố gắng vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm 2009 nhằm duy trì vai trò và vị thế truyền thống của Viện, xứng đáng là một đơn vị tham mưu quan trọng cho BCT về chiến lược, chính sách phát triển công nghiệp và tiếp tục đưa Viện trở thành một đơn vị tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đượcgiao của BCT./.
IV/. Đề tài nghiên cứu và lý do chọn đề tài .
Sau năm tuần thực tập tổng hợp tại cơ quan -Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Chính Sách Công Nghiệp , Tôi đã có hiểu biết sơ bộ về tình hình hoạt động của Viện .Với tình hình thực tiễn của Viện để chuẩn bị cho giai đoạn thực tập kế tiếp Tôi đã tìm hiểu được một số vấn đề nổi cộm làm đề tài nghiên cứu cho đợt thực tập này . Đó là :
1.Chuỗi giá trị của Ngành Dệt May
Dệt may là một trong số các ngành có kim ngạch xuất cao , tốc độ tăng trưởng khá cao . Và trong tình trạng kinh tế hiện nay , Chính Phủ Việt Nam đã có rất nhiều giải pháp giúp ngành Dệt May khởi sắc .
Tỷ suất lợi nhuận của ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang ở mức 5-8%, chủ yếu tập trung vào khâu gia công, trong khi khâu này là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành may mặc thấp
Năm 2007, ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu đến 90% bông, gần 100% các loại xơ sợi tổng hợp, 70% nguyên phụ liệu vải và các phụ liệu may xuất khẩu khác.
Giá trị gia tăng (VA) thấp, tỷ suất giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO) có xu hướng giảm, và tỷ suất lợi nhuận cuối cùng chỉ thu được từ 5% đến 8% ở khâu gia công
Trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu thì thiết kế kiểu dáng diễn ra ở Mỹ và châu Âu, vải được sản xuất ở Trung Quốc, các phụ liệu đầu vào khác được sản xuất tại Ấn Độ và sản phẩm cuối cùng được thực hiện ở những nước có chi phí nhân công thấp như Việt Nam, Trung Quốc.
Do vậy, trong chuỗi giá trị này, Việt Nam chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, khâu được đánh giá tạo ra lượng giá trị gia tăng thấp nhất, với sự tham gia của khoảng 90% doanh nghiệp Việt Nam, dưới hình thức sản xuất gia công.
Phân tích chuỗi giá trị một cách cụ thể như vậy để cho thấy rằng, không chỉ có khâu sản xuất mới tạo ra giá trị gia tăng. Bởi thực tế, khâu thiết kế mới tạo ra giá trị cao hơn hẳn do đòi hỏi trình độ cao và tiền công cao hơn, dù là bài toán rất khó với các nhà gia công chuyên nghiệp như Việt Nam.
Bởi đã đến lúc, trước sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu do suy giảm kinh tế toàn cầu đang diễn ra với tốc độ ngày một gay gắt hơn thì việc tự đặt mình vào vị trí đáy của chuỗi giá trị toàn cầu hẳn là một lựa chọn ẩn chứa nhiều rủi ro và thua thiệt
2.Đầu ra của ngành Dệt May .
Với sự suy thoái của kinh tế thế giới, trong đó có khủng hoảng tài chính ở Mỹ - một trong những thị trường nhập khẩu lớn của hàng dệt may Việt Nam đã khiến hàng dệt may của các nước châu Á xuất khẩu giảm mạnh, trong đó có Việt Nam. Nếu ngay từ bây giờ không thực hiện những giải pháp kịp thời thì ngành dệt may sẽ gặp rất nhiều khó khăn
Trong năm qua, nhiều nhà máy dệt may của Trung Quốc, Ấn Độđã phải đóng cửa, như vậy sản lượng tiêu thụ và quy mô sản xuất sẽ phải thu hẹp lại là điều không tránh khỏi. Ngành dệt may Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Đầu quý 3-2008, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn lạc quan khi các doanh nghiệp khẳng định vẫn có cơ sở để đạt được mục tiêu 9,5 tỷ USD đưa ra. Nhưng đến cuối quý 3-2008, các nhà nhập khẩu giảm đơn hàng đã làm cho mục tiêu xuất khẩu của dệt may Việt Nam khó đạt được mục tiêu đề ra. Theo số liệu từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) từ tháng 8, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam bắt đầu giảm dần từ 916 triệu USD hồi tháng 8/2008, tụt xuống mức 831 triệu USD vào tháng 9, đến tháng 11 còn 780 triệu USD
Theo tìm hiểu thì đến nay các doanh nghiệp ký được hợp đồng dài hạn năm 2009 không nhiều. Cá biệt, có những trường hợp phía đối tác cắt giảm ngay trên đơn hàng đang trong quá trình sản xuất. Tại thị trường trong nước, dù rằng đã bước vào đợt mua sắm nhiều nhất trong năm nhưng các đơn hàng nội địa của các doanh nghiệp giảm sút đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm này, ngành dệt may chỉ dám chắc con số xuất khẩu đạt trên 9 tỷ USD. Như vậy, cùng với sự giảm sút này, mục tiêu đạt 11,5 tỷ USD xuất khẩu dệt may trong năm 2009 mà Bộ Công thương đưa ra 3 tháng trước cũng phải điều chỉnh lại: tăng 5% so với năm 2008.
Theo các chuyên gia kinh tế, giải pháp đầu tiên có thể giúp doanh nghiệp ổn định tình hình sản xuất là thậm nhập các thị trường mới và những thị trường có yếu tố mới như Nhật Bản. Theo hiệp định thương mại mậu dịch Nhật Bản – ASEAN, từ tháng 12/2008, Nhật sẽ dành mức thuế ưu đãi cho hàng hóa Việt Nam và các nước ASEAN vì vậy hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật sẽ được hưởng mức thuế xuất 0% nếu đáp ứng được các công đoạn của bạn đề ra là: tự sản xuất được nguyên liệu vải và may thành phẩm.
Thêm một cơ hội nữa cho ngành dệt may Việt Nam đó là: trước đây, hàng Trung Quốc chiếm tới 90% thị phần tại Nhật Bản, nhưng do những điều chỉnh trong chính sách vĩ mô và chi phí sản xuất tăng cao tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu đang có xu hướng chuyển đơn hàng sang các nước khác. Hàng dệt may Trung Quốc đang mất dần thế cạnh tranh với các nước xuất khẩu dệt may khác ở châu Á. Đây cũng là cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam.
Thứ hai, các chuyên gia cũng khuyên các doanh nghiệp hãy liên kết lại với nhau, cùng phối hợp để nâng cao năng lực sản xuất chia sẻ kinh nghiệm mô hình kinh doanh hiệu quả, lớn hơn nữa là chia sẻ đơn hàng, giới thiệu khách hàng.
Thứ ba, giải pháp cấp bách mà các doanh nghiệp cần thực hiện ngay là nhanh chóng thu gọn mô hình sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, cắt giảm chi phí sản xuất không cần thiết; chủ động nguồn nguyên liệu để chủ động hơn trong sản xuất.
Từ vị trí thứ 16, hàng dệt may Việt Nam (VN) đã lọt vào nhóm 10 nước xuất khẩu hàng dệt may (DM) lớn nhất thế giới vào cuối năm 2007. Hiện VN đứng vị trí thứ 9. Theo mục tiêu đề ra, VN sẽ đứng vào nhóm 5 thế giới trong 3 năm tới.
Ở trong nước, với kim ngạch xuất khẩu 9,5 tỷ USD dự kiến đạt được trong năm 2008, DM vẫn là một trong những ngành xuất khẩu (XK) chủ lực. DM đã từng vượt qua dầu thô, đứng đầu trong bảng “thành tích” về XK. Và chắc chắn DM sẽ lên ngôi số 1 và giữ ngôi trong một thời gian dài, khi dầu thô phải hạn chế XK “để dành” cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2009. Những mặt hàng da giày, thủy sản, gỗ với kim ngạch XK dưới 5 tỷ USD sẽ khó mà bắt kịp với DM
3.Ngành Công Nghiệp Phụ Trợ
Qua thực tế cho thấy ở các ngành Công Nghiệp như Dệt May , Hoá Chất , cơ khí ôtô ở nước ta vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới , phải nhập khẩu gần như toàn bộ những sản phẩm trung gian . Ví dụ như Hoá chất nhập tới 90% , ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu đến 90% bông, gần 100% các loại xơ sợi tổng hợp, 70% nguyên phụ liệu vải và các phụ liệu khác (năm 2007 ) . Vì vậy trong chuỗi giá trị , các ngành công nghiệp chỉ tạo ra được giá trị ở khâu cuối cùng , phần giá trị nhỏ trong chuỗi giá trị . Do đó để phát triển các ngành công nghiệp , tạo ra giá trị lớn hơn , không phụ thuộc vào nguồn thế giới quá nhiều , chúng ta cần nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5720.doc