Đề tài Đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa của ngành sản phẩm sữa Việt Nam

Sau đó, chúng ta đi vào bản chất vấn đề, những biểu hiện khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ vào phân tích thị phần có thể tin cậy được hay không. Tức là chúng ta đi vào đánh giá sức cạnh tranh theo các tiêu chí về giá và chất lượng của sản phẩm. Nếu sản phẩm có khả năng cạnh tranh thật sự thì những thì việc sản phẩm có quy mô thị trường lớn là hoàn toàn hợp lý. Nếu ngược lại, tức là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, không phản ánh được thực chất vấn đề. *Từ việc đánh giá chỉ tiêu cạnh tranh trên sẽ có hai trường hợp xảy ra: TH1: Nếu ngành sản phẩm trong nước có khả năng cạnh tranh chúng ta phân tích các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh của ngành sản phẩm. Từ đó, có các định hướng giải pháp khắc phục những khó khăn từ các yếu tố tác động. TH2: Nếu trên tổng thể ngành không có khả năng cạnh tranh, ta có thể phân tích theo cơ cấu ngành có thể có khả năng phát triển ở những nhóm sản phẩm nào, nguyên nhân tại sao và có những định hướng gì để khắc phục nếu không thể khắc phục được thì có những chuyển sang hướng đến sản phẩm mới.

doc81 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa của ngành sản phẩm sữa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa kể chi phí đại lý và thuế VAT so với lấy nguyên liệu nhập là sữa bột hoàn nguyên. Có lợi nhuận chủ yếu ở Viamilk là các sản phẩm kem, sữa chua, và sữa tươi hoàn nguyên đi từ sữa bột gày nguyên liệu nhập. Điều này là một khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nếu Nhà nước can thiệp quá sâu để phục vụ cho công tác xã hội, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu sẽ đưa các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn. Công ty Vinamilk đã có những cố gắng lớn trong sản xuất kinh doanh và đóng góp cho xã hội mỗi năm một tăng (nộp ngân sách tăng bình quân 19,66% năm trong 3 năm 1997-2000). Trong khi đó các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sau hơn 5 năm sản xuất chưa có báo cáo lãi. Hàng năm, Vinamilk thu mua được phần lớn sữa tươi nguyên liệu trong nước. Năm 2001, thu mua 63.168 tấn sữa nguyên liệu, tương đương khoảng 8.000 tấn sữa bột nguyên liệu nhập, tiết kiệm trên 10 triệu USD tiền nhập nguyên liệu. Hơn nữa, việc tổ chức tốt mạng lưới thu mua sữa trong vùng nguyên liệu có tác động rất tích cực thúc đẩy việc chăn nuôi bò sữa. Điều này đặt ra vấn đề là nếu chỉ chú trọng vào mục tiêu xã hội, phát triển chăn nuôi bò sữa trong nước thì sẽ làm tổn hại đến ngành công nghiệp chế biến sữa. Nhưng nếu đề cao lợi nhuận cho ngành công nghiệp chế biến sữa thì chỉ cần nhập nguyên liệu vào sản xuất lại cho giá thành sản xuất thấp hơn. Vấn đề đặt ra ở đây là phải có chính sách kết hợp giữa nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu trong nước một cách hợp lý. iv/kết luận: Hiện nay phải nói rằng hiện tại sản phẩm sữa Việt Nam nói chung cạnh tranh được là nhờ bảo hộ của Chính phủ. Nếu bỏ qua hàng rào bảo hộ này, thì sản phẩm của chúng ta không có khả năng cạnh tranh so với hàng nhập khẩu. Nhưng trong thời gian tới, có một số nhóm sản phẩm sữa có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh với hàng ngoại nhập: đó là nhóm sản phẩm sữa tươi, bột dinh dưỡng, sữa đặc. Trong đó khả năng cạnh tranh cao và ổn định nhất là nhóm sản phẩm bột dinh dưỡng 1.Những thuận lợi: Công nghiệp chế biến sữa là một trong ít ngành công nghiệp ở Việt Nam có trình độ công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại với trình độ tự động hoá cao. Phần lớn được trang bị từ các công ty nổi tiếng trên thế giới. Thị trường trong nước còn rất rộng lớn đối với các sản phẩm sữa. Đang trong giai đoạn phát triển nên thị trường sẽ còn tiếp tực mở rộng hơn về quy mô và sự đa dạng. Nguồn lao động chúng ta còn rất nhiều có thể sử dụng vào ngành công nghiệp chế biến sữa. Nhất là lao động nhàn rỗi ở nông thôn hiện nay đang thiếu đất và công cụ canh tác, sẽ được hướng vào chăn nuôi bò sữa, phát triển nguyên liệu. Nguồn cung cấp trong nước về sữa tươi nguyên liệu còn rất hạn chế, hiện tại chỉ đáp ứng khoảng 13% nhu cầu của công nghiệp chế biến. Nhưng dự báo trong thời gian tới, khoảng năm 2010 chúng ta sẽ tự túc được khoảng 40% (theo nguồn của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) nguyên liệu do mô hình chăn nuôi bò sữa hiện nay mới bắt đầu phát huy hiệu quả và có khả năng sẽ thu hút thêm nông dân tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa. Có khả năng năm 2005 thay thế được 20%, năm 2010 thay thế đựoc 35-40% khối lượng sữa phải nhập khẩu hàng năm phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Có khả năng giảm giá sản phẩm bằng phương pháp tăng phần sản xuất nội địa hoá. Chủ yếu là nội địa hoá phần đầu vào khác cho sản phẩm khi không thể tự túc được về nguyên liệu. Nhất là phần bao bì sản phẩm. Các nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất khác như sữa đậu nành, bột gạo, bột trái cây, bột thịt hiện tương đối thuận lợi hơn so với đầu vào là sữa. Là một trong những thành phần không thể thiếu trong cơ cấu thành phần dinh dưỡng của nhóm sản phẩm bột dinh dưỡng. Với nguồn nguyên liệu như vậy khả năng cạnh tranh về lâu dài ở nhóm này là rất khả quan. Trong thời gian này Nhà nước và các ban ngành có liên quan đang tiến hành xây dựng bộ Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sữa cho cả sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Như vậy chất lượng sản phẩm trong nước và sản phẩm nước ngoài sẽ được kiểm tra chặt chẽ hơn. Tăng uy tín về chất lượng cho sản phẩm sữa trong nước. 2.Những khó khăn: Chất lượng sản phẩm sữa của Việt Nam hiện nay vẫn được thả nổi, còn tuỳ theo cách làm của từng công ty. Nên nếu công ty có chạy theo lợi nhuậnầm không quan tâm đến chất lượng sản phẩm thì vẫn không chịu bất cứ một biện pháp sử lý nào, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người mua. Lực lượng lao động trong ngành phải là lực lượng lao động lành nghề, có kĩ thuật và kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh và điều hành sản xuất. Nhìn chung, lực lượng lao động được đào tạo của toàn ngành công nghiệp chỉ khoảng 20%, (trong tổng số lao động). Trong khi đó tại Công ty Vinamilk, chỉ tính riêng công nhân kĩ thuật đã chiếm tới 50% tổng lao động toàn công ty. Tức là nguồn lao động hiện nay mặc dù rất rồi rào nhưng lực lượng kĩ thuật theo nhu cầu của các công ty sản xuất thì rất hạn chế. Phần lớn nguồn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài để chế biến, nên tính tự chủ của ngành còn chưa cao, phần giá trị gia tăng trong sản phẩm sản xuất ra ở trong nước còn thấp. Trong thời gian tới dự báo, giá sản phẩm sữa bột gày nước ngoài đang có chiều hướng gia tăng, tức là giá nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng lên dẫn đến tăng chi phí sản xuất. Phân lớn trang thiết bị tương đối hiện đại nhưng lại không đồng đều, sản phẩm sản xuất ra còn kém về chất lượng do bộ phận nghiên cứu và quản lý chất lượng được xây dựng chưa hiệu quả. Để giảm bớt ngoại tệ nhập khẩu, hạ giá thành (ngoài việc nhập khẩu sữa bột nguyên liệu) phục vụ cho công nghiệp chế biến sữa, các ngành công nghiệp liên quan khác cũng cần tích cực đáp ứng vật tư nguyên liệu và trang thiết bị phục vụ cho khâu chăn nuôi bò sữa và chế biến thành phẩm (các máy công tác phục vụ trồng và chế biến cỏ, máy vắt sữa, phụ liệu cho sản xuất và nhất là các sản phẩm bao bì, nhãn mác cho sản phẩm sữa). Thế nhưng thực tế những ngành này ở Việt Nam còn tương đối trẻ, gần đây mới bắt đầu phát triển. chương iii một số giải pháp phát triển cho ngành sản phẩm sữa việt nam i/phương hướng phát triển ngành sản phẩm sữa việt nam: 1.Căn cứ xác định phương hướng phát triển ngành sữa Việt Nam: 1.1. Dự báo về nhu cầu thị trường tiêu thụ sữa: *Thị trường quốc tế: Việc nghiên cứu thị trường quốc chủ yếu nhìn nhận dưới góc độ tác động của thị trường này tới giá, số lượng và chất lượng nguyên liệu nhập khẩu. Cơ quan kinh tế nông nghiệp Australia gọi tắt là “ABARE”, khi nghiên cứu về tình hình thị trường tiêu thụ sữa trong những năm tới đã đưa ra một số nhận định như sau: Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sữa gia tăng đáng kể tại các thị trường chủ yếu trên thị trường thế giới,“ABARE” đã đưa ra các số liệu dự báo của “Rabobank International” về mức tăng trưởng bình quân hàng năm của các sản phẩm sữa và mức tăng trưởng tại các thị trường, khu vực trên thế giới trong thời kỳ 2000-2006. Giá cả các sản phẩm sữa có xu hướng tăng: Giá sữa bột gầy trên thị trường thế giới bắt đầu tăng từ giữa năm 2000. Đến cuối tháng 7 năm 2000 giá môt tấn sữa bột đã lên đến 2000 USD, tăng 31% so với đầu năm. ABARE cũng nhận định rằng giá sữa bột gầy còn có thể tiếp tục tăng trong một vài năm tới với mức bình quân khoảng 6%/năm. Nguyên nhân là do: Do nhu cầu tiêu dùng sữa trên thị trường thế giới gia tăng, nhất là tăng nhanh tại các nước thuộc khu vực Đông á trong khi việc mở rộng sản xuất sữa của các nước EU, Newzealand, Australialại diễn ra môt cách chậm trễ, khiến cho lượng sữa bột gầy dự trữ tại các khu vực giảm mạnh. Tại các kho dự trữ của EU, lượng dự trữ đã giảm từ 276.000 tấn trong tháng 8/1999 xuống còn 40.000 tấn vào tháng 7/2000. Tại Mỹ, lượng dự trữ còn tương đối cao trong mùa hè năm 2000, nhưng đến tháng 8 năm đó chỉ còn 192.000 tấn. Một nguyên nhân khác không kém phầm quan trọng làm tăng giá sữa bột gầy là do có việc giảm sự trợ giá xuất khẩu mặt hàng này ở các nước EU. Tại các nước này, kể từ tháng 10/1999 đến tháng 6/2000, mức trợ giá xuất khẩu đã giảm 35%. ở mỹ, từ tháng 6/2000 đã xác định hạn ngạch xuất khẩu cho sản phẩm sữa hàng năm, trong đó việc trợ giá được quy định trong phạm vi của chương trình “Dairy Export Incentive Program” (DEIP), khiến cho lượng xuất khẩu của Mỹ giảm xuống. Một điểm đặc biệt nữa của thị trường các sản phẩm sữa thế giới là sự gia tăng tích tụ, trong đó diễn ra sự toàn cầu hoá các xí nghiệp sản xuất này bằng các xí nghiệp sản xuất sữa khác và sự phát triển nhanh của từng công ty. Theo nghiên cứu của các chuyên gia “Rabobank International”, tính từ tháng 1/1998 đến tháng 9/2000, trong ngành công nghiệp sữa đã diễn ra 397 trường hợp sáp nhập hoặc mua lại các công ty. Quá trình tích tụ trong ngành sữa diễn ra không chỉ trong nội bộ các nước EU mà còn lan sang các nước khác. Đồng thời, rất nhiều công ty tăng cường tiềm lực của mình tại Nam Mỹ. Hiện nay, dẫn đầu về sản lượng các sản phẩm sữa trên thị trường thế giới là tập đoàn “Nestle”. Trong 2-3 năm trở lại đây, thị trường thế giới ghi nhận sự phát triển mạnh của tập đoàn “Parmalat” của Italy (Hiện đã có mặt tại tỉnh Bình Dương-Việt Nam). Trước những dự báo về đặc điểm của thị trường thế giới trong những năm vừa qua và 5-6 năm tới, ngành công nghiệp Sữa của Việt Nam sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, cần thấy rõ những vấn đề cần giải quyết sau đây: Ngành công nghiệp sữa của Việt Nam sinh sau, đẻ muộn và vô cùng nhỏ bé so với các “đại gia” trên thế giới, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa mới phát triển và còn nhiều tiềm năng lớn bởi mức tiêu dùng sữa của người dân Việt Nam còn quá thấp so với thế giớ và còn phải mất nhiều năm phấm đấu để ngành này đáp ứng được mức tiêu dùng của người dân Việt Nam đạt bằng các nước trong khu vực chứ chưa nói gì theo kịp mức các nước công nghiệp phát triển. Mặt khác, cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp sữa là đàn bò sữa thì Việt Nam vốn từ xưa chưa có truyền thống chăn nuôi loại bò này. Trong khi đó, đàn bò sữa hiện nay mới được du nhập còn quá nhỏ bé. Lượng sữa của đàn bò mới đáp ứng khoảng 13% nhu cầu nguyên liệu, còn lại gần 90% vẫn phải nhập khẩu từ sữa bột gầy về chế biến. Tóm lại, từ phân tích trên ta thấy trong thời gian tới giá ngyuên liệu sữa trên thế giới tiếp tục tăng cao, sản lượng xuất khẩu của các nước có truyền thống trước đây sẽ giảm xuống do nhu cầu sử dụng sữa tăng trong khi sức tăng của sản lượng không theo kịp. Điều này hoàn toàn rất bất lợi cho công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam nhưng lại là điều kiện thuận lợi để ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, do các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải định hướng một phần nguyên liệu trong nước để giữ khách hàng. *Thị trường trong nước: Theo số liệu thống kê của Cục khuyến nông – Khuyến lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mức tiêu thụ bình quân trên đầu người ở Việt Nam (quy ra sữa tươi ), với hệ số co dãn tiêu dùng sữa của Việt Nam theo nhóm chuyên gia của Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc trong thời kỳ 2001-2010 sẽ đạt khoảng 0,95. Theo dự báo của Viện Chiến lược – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức tăng trưởng thu nhập quốc dân giai đoạn 2001 – 2005 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,5%/năm, giai đoạn 2006 – 2010 đạt7%/năm. Nếu hệ số co dãn về nhu cầu sữa trong thời kỳ trên là 0,95 thì mức tăng trưởng về tiêu thụ sữa tại thị trường nội địa trong 10 năm tới sẽ đạt khoảng 6,9%/năm. Trên cơ sở đó có thể xác định tổng nhu cầu tiêu thụ sữa của thị trường trong nước đến năm 2005-2010 như sau: Bảng 14: Dự báo tổng nhu cầu tiêu thụ sữa của thị trường nội địa Đơn vị 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trưởng bq/năm (%) Nhu cầu tiêu thụ sữa Tấn 460.000 644.000 901.600 6,9 (Nguồn: Theo dự báo của Viện Chiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Theo dự báo như bảng dưới đây, tốc độ tăng trưởng bình quân năm thời kỳ 2000 - 2010 là 6,9%, thấp hơn giai đoạn 1996 - 2000 là 10,6% nhưng tính theo sản lượng, măn 2010 sản lượng cao hơn gần gấp đôi so với năm 2000 (sản lượng là 460.000 tấn). Tiếp đó là dự báo của Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy mô dân số, đến năm 2005 và 2010 mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại các thời điển sau: Bảng 15: Tiêu thụ sữa bình quân đầu người Chỉ số Đơn vị 2000 2005 2010 Dân số Người 77.685.500 83.352.000 88.758.000 Nhu cầu tiêu thụ sữa Tấn 460.000 644.000 901.600 Mức tiêu thụ bình quân/người kg(lít)/ng 5,9 7,73 10,16 (Nguồn: Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Theo số liệu trên, năm 2010 mức tiêu thụ bình quân đầu người là 10,16 lít nhiều hơn gần gấp đôi so với năm 2000 với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 5,9 lít/người. Tức là mỗi ngày mỗi người bình quân sử dụng hoàn đạt tiêu chuẩn của Nhà nước về nhu cầu dinh dưỡng quy định, là mỗi người dùng 7 lít và bảo đảm an ninh dinh dưỡng quốc gia đến 2010 (tổng nhu cầu là 637.000 tấn với mức hao hụt là 63.700 tấn, như vậy tổng cầu là 701.000). 1.2. Dự báo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển công nghiệp sữa của Việt Nam: Về lý thuyết, hội nhập kinh tế quốc tế là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Thời gian qua, nhờ kết quả của các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất đã lớn mạmh với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Thị trường quốc gia trở nên nhỏ hẹp và đặt ra yêu cầu phải tổ chức lại thị trường trên phạm vi toàn cầu. Yêu cầu này xuất phát từ nhu cầu của các công ty đa quốc gia tiếp đến là sự hội nhập của các siêu cường và đẫ trở thành trào lưu của hầu hết các nước trên thế giới. Tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới đối với Việt Nam còn có nhiều thời gian, nhưng việc tham gia của Việt Nam vào tiến trình thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) mà nội dung chính là thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) được bắt đầu từ 1/1/1996 và kết thúc vào năm 2006 đến nay là rất khẩn trương. Theo tiến trình này, chúng ta phải cam kết hoàn thành việc cắt giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0-5% vào ngày 1/1/2006. ảnh hưởng của tiến trình này đến sự phát triển kinh tế của Việt Namcũng sẽ diễn ra với những mặt tích cực và tiêu cực tương tự như hội nhập kinh tế toàn cầu, tuy mới chỉ là ảnh hưởng của một khu vực trên thế giới nhưng cũng sẽ dẫn đến nhiều lo ngại cho toàn nền công nghiệp Việt Nam. Song mức độ thách thức không hoàn toàn xảy ra ngang nhau đối với tất cả mọi ngành công nghiệp. Riêng đối với ngành công nghiệp sữa, để làm rõ khả năng cạnh tranh của ngành này khi thực hiện AFTA, cụ thể là thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), cần phải xem xét nhiều mặt. Thực hiện những cam kết trong hiệp định ký kết ngày 15/12/1995 tại Băng Cốc, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành lịch cắt giảm thuế suất thực hiện từ năm 2001 đến 2006 cho hơn 6.200 dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam đã được thỏa thuận với các nước thành viên khác trong ASEAN. Theo lịch trình này các sản phẩm sữa bột nguyên liệu hiện có mức thuế nhập khẩu từ 15-30% (tuỳ theo thành phần chất béo và hàm lượng đường trong sữa ), đến năm 2003 mức thuế suất cắt giảm xuống còn từ 15-20%, năm 2004 là 15%, năm 2005 là 10% và đến năm 2006 còn 5%. Như vậy ngành công nghiệp sữa Việt Nam sẽ còn được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan trong phạm vi 4 năm nữa (với mức bảo hộ giảm dần). Sau khi dỡ bỏ hết hàng rào bảo hộ này, khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp sữa Việt Nam sẽ như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này, cần phân tích một số căn cứ sau đây: *Đối với các nước trong khu vực: Lợi thế về nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sữa: Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, không có truyền thống chăn nuôi bò sữa thuần máu cho năng suất sữa cao. Tương tự như Việt Nam, các nước trong khu vực cũng đang xây dựng đàn bò sữa lai để có thể tự túc một phần nguyên liệu cho ngành công nghiệp sữa. Trong tương lai, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực chủ yếu vẫn phải nhập sữa bột nguyên liệu về chế biến. Do đó, xét về lợi thế nguyên liệu, Việt Nam và các nước ASEAN có thể nói là ngang bằng, không có nước nào có khả năng vượt trội. Lợi thế về trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm: trong những năm qua, Công ty Sữa Việt Nam đã không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, đến nay công ty đã có trên 90 chủng loại sản phẩm. Ngoài Vinamilk, ở Việt Nam đã có một số cơ sở sản xuất của các công ty nước ngoài có danh tiếng về sữa như: Foremost (Hà Lan), Nestle (Thụy Sỹ), Parmalat (Italy)Do đó có thể khẳng định rằng: Trình độ công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm của ngành công nghiệp sữa Việt Nam hiện nay đã đạt trình độ hiện đại ngang tầm với thế giới và khu vực. Lợi thế về giá cả: Cơ sở để hình thành giá thành sản xuất là giá nguyên liệu, cụ thể là giá thu mua sữa tươi của nông dân. Hiện nay Vinamilk và một số công ty khác thu mua của nông dân về đến nhà máy 1kg sữa với giá 3.550 đồng tương đương 0,23 USD, trong khi đó giá thu mua của Thái Lan là 0,3 USD, nếu mọi chi phí sản xuất khác của Việt Nam ngang bằng thì giá thành sản xuất sữa tươi của Việt Nam sẽ thấp hơn của Thái Lan, đương nhiên về giá cả, sản phẩm sữa của Việt Nam có thể cạnh tranh được. *Đối với các nước ngoài khu vực ASEAN: Khi chưa gia nhập WTO, Việt Nam còn duy trì hàng rào bảo hộ bằng thuế quanvà phi thuế quan nên các sản phẩm sữa của các nước này nhập khẩu vào nước ta sẽ còn chịu mức thuế suất là 30%. Bởi vậy các sản phẩm sữa của Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh. 2. Quan điểm, phương hướng phát triển ngành sản phẩm sữa: Quan điểm phát triển: Từ phân tích ở Chương I và những dự báo trên, ta nhận thấy phát triển công nghiệp sữa trong thời gian tới là rất quan trọng. Cơ bản là do mức tiêu thụ sữa của người dân hiện còn quá thấp so với các nước trên thế giới, phát triển công nghiệp sữa có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chế độ dinh dưỡng của người dân, điều này sẽ có tác dụng góp phần vào việc nâng cao thể trọng nòi giống của người Việt Nam. Thứ hai, phát triển công nghiệp sữa sẽ tạo điều kiện phát triên chăn nuôi đàn bò sữa, làm chuyển đổi cơ cấu từ thuần canh sang đa canh của ngành nông nghiệp, đóng góp tích cực vào chương trình xoá đói giảm nghèo của khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp. Với ý nghĩa đó, quan điểm phát triển công nghiệp sữa là: 1.Phát triển công nghiệp sữa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước là chính. Tranh thủ bối cảnh chính trị đặc biệt của thế giới, giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu hiện tại. Dành sự quan tâm đầu tư hướng vào một số nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh nh: sản phẩm sữa tươi, bột dinh dưỡng, sữa đặc. 2.Phát triển công nghiệp sữa cần phải gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa nhằm tăng dần tỷ lệ tự túc nguyên liệu trong nước giảm dần tỷ lệ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu. 3.Để tăng nhanh sản lượng chế biến, cần đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào công nghiệp chế biến sữa. Tuy nhiên, cần tạo điều kiện dành nhiều ưu tiên cho các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, trung thực và thực sự quan tâm đến việc đầu tư phát triển đàn bò sữa trong nước. Đối với những thành phần hoặc những doanh nghiệp chỉ quan tâm vào Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, cần có biện pháp hạn chế. Phương hướng phát triển : Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng của thị trường, căn cứ vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa Việt Nam trước xu thế hội nhập và căn cứ vào các quan điểm phát triển, phương hướng phát triển công nghiệp chế biến sữa thời kỳ 2001 - 2002 như sau: 1.Tiếp tục đầu tư mới và đồng bộ các cơ sơ sản xuất sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước để đến năm 2005 và 2010 đạt mức bình quân 8 và 10 kg tương ứng trên đầu người. Chưa cần thiết mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp hiện đang hoạt động vì các doanh nghiệp này vẫn chưa sử dụng hết công xuất sản xuất. 2.Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng dần tỷ lệ, sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước và giảm dần tỷ lệ nguyên liệu sữa bột ngoại nhập. Theo hướng này, việc phát triển công nghiệp chế biến sữa cần phải gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa trong nước. Các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình đầu tư cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa, việc xây dựng các nhà máy chế biến sữa cần gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa, để đến năm 2005 Việt Nam có thể tự túc được 20% nguyên liệu và đến năm 2010 là sấp xỉ 40% nhu cầu nguyên liệu từ sữa vắt của đàn bò sữa trong nước. 3.Về thiết bị và công nghệ sản xuất: cần tiếp tục đổi mới công nghệ và thiết bị ở một số khâu trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo tính đồng bộ và trình độ hiện đại của thế giới. 4.Về công tác quản lý: cần coi trọng chất lượng sản phẩm, phấn đấu giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất, không ngừng đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh trên thị trường. 5.Có những giải pháp lâu dài trong việc giảm dần sản xuất những nhóm sản phẩm sữa không có khả năng cạnh tranh để dành nguồn phát triển cho những lĩnh vực khác thuận lợi hơn (hay có khả năng cạnh tranh hơn). ii/giải pháp phát triển ngành sản phẩm sữa việt nam: 1.Giải pháp về thị trường: Mục tiêu của ngành Sữa là đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa. do vậy, để sản phẩmViệt Nam đi vào cuộc sống của nhân dân lao động thì chất lượng sữa phải đảm bảo, giá thành phải thấp và có thể cạnh tranh với hàng nhập ngoại. Củng cố các đại lý sữa đã có, tăng cường kiểm soát, mở rộng mạng lưới phân phối, thực hiện phương thức bán lẻ đến tận phường, xã trên cả nước. Các mặt hàng sữa phải đa dạng chủng loại: sữa bột cho trẻ em phâm theo độ tuổi, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua các loại, sữa đặc có đường, các loại bột dinh dưỡng Các doanh nghiệp nên tăng cường quỹ quảng cáo sản phẩm, tiếp thị, bao bì sản phẩm đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hấp dẫn thị hiếu tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái. Điều quan trọng là các doanh nhiệp phải xây dựng cho mình được thương hiệu sản phẩm Sữa, đây là một quá trình đầu tư lâu dài, được vun đắp xây dựng một cách nhất quán theo một chiến lược. Bắt đầu từ việc như xây dựng logo, font chữ, màu sắc, khẩu hiệu, định vị, thương hiệu,đến xây dựng một hình ảnh tốt đẹp với khách hàng. thương hiệu sẽ là dấu hiệu để khách hàng nhận biết về sản phẩm, chất lượng, giá cả và hình ảnh của doanh nghiệp này so với một doanh nhiệp khác. Nhà nước nên xây dựng chính sách “ Sữa học đường”. mục tiêu của chính sách này là đưa sữa vào các trường học, khuyến khích học sinh, sinh viên uống sữa để nâng cao thể lực, trí tuệ, tạo thói quen uống sữa ngay từ bé, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ sữa. Có thể lấy ví dụ về chương trình sữa học đường của Trung quốc để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm. Tại Trung Quốc, chính sách sữa học đường được xây dựng thống nhất bởi các bộ ngành có liên quan như Bộ Nông nghiệp, Công nghiệp, Giáo dục, Tài chính, Y tế, Cục kiểm tra chất lượng sản phẩm. chính phủ đứng ra chỉ đạo, từ Trung ương đến địa phương đều thành lập “Văn phòng sữa học đường”. Trong chính sách sữa học đường Nhà nước không bao cấp mà hỗ trợ một phần với các quy định sau: +Chỉ định các nhà máy sản xuất sữa học đường (có quy định mẫu mã riêng). +Sản phẩm sữa học đường không được bán trên thị trường. +Xí nghiệp sản xuất sữa học đường chỉ thu tiền bằng giá thành sản xuất không lấy lãi. +Nhà trường phải có trách nhiệm trong tuyên truyền và bán sữa cho học sinh, sinh viên, không thu lãi. Sữa học đường được miễm giảm thuế giá trị gia tăng. gắn các chương trình của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ vào chương trình sữa học đường. 2.Giải pháp về nguồn lực sản xuất: 2.1.Giải pháp về nguồn nguyên liệu: Từ quan điểm phát triển công nghiệp sữa sẽ tạo điều kiện phát triển chăn nuôi đàn bò sữa, làm chuyển đổi cơ cấu từ thuần canh sang đa canh của ngành nông nghiệp, đóng góp tích cực vào chương trình xoá đói giảm nghèo của khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp. Do vậy, có thể coi giải pháp về nguồn nguyên liệu cũng đồng thời là những giải pháp cơ bản đề phát triển nghề chăn nuôi . 2.1.1 Tổ chức tốt công tác giống bò sữa: Cả nước ta chỉ có ba cơ sở chăn nuôi bò sữa giống thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Công ty sữa Thảo Nguyên, Nông trường bò giống Lâm Đồng, Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Ba cơ sở này có số bò giống gốc khoảng gần 1000 con nhưng chất lượng đã bắt đầu giảm sút, năng suất sữa không cao. Để đáp ứng quy mô chăn nuôi đã xác định cũng như sản lượng sữa sản xuất ra, cần có đàn giống tốt có đử tiêu chuẩn kỹ thuật vắt sữa và có năng suất sữa cao. Có rất nhiều vấn đề cần giải quyết để có được đàn giống tốt, có thể đưa ra một vài vấn đề quan trọng cần giải quyết trước tiên như sau: 2.1.1.1Cần tổ chức tuyển chọn lại giống: Hiện nay trên cả nước có rất nhiều con bò sữa thuộc các độ tuổi khác nhau nhưng khó có một ai, một nhà khoa học nào có thể xác định một cách chính xác một con bò nào đó thuộc thế hệ thứ mấy và lai với giống nào. Đây là hậu quả của việc buông lỏng của việc quản lý giống vật nuôi từ nhiều năm nay. Trong những năm trước, việc sử dụng các nguồn tinh là hoàn toàn không có định hướng và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ như sử dụng các nguồn tinh sản xuất trong nước, các nguồn tinh đưa từ nước ngoài vào dưới dạng quà biếu, nhập khẩu hay đưa vào thực nghiệm đã tạo ra một đàn bò muôn hình muôn vẻ. Cùng với những hiện tượng trên, thói quen của chăn nuôi đại gia súc theo kiểu chăn thả tự do dẫn tới sự giao phối trực tiếp trong chăn nuôi đã làm cho con giống không được chọn lọc tốt, hiện tượng đồng huyết trong chăn nuôi thường xảy ra đã làm cho năng suất sản phẩm không cao. Trước hết trên cơ sở đàn bò sữa hiện có cần chọn lọc những con có năng suất sữa cao trên 10 lít/ ngày để nuôi lấy sữa, còn lại nuôi lấy thịt. Ngoài ra cần lựa chọn từ đàn lai Sind những con có khả năng sinh sản và cho sữa để lai tạo đàn bò sữa. Theo số liệu điều tra năm 1998, không còn con bò nào phải loại thải do năng suất thấp (trừ bò lai Sind). Tuy nhiên, số liệu đầu năm 1999 cho thấy có khoảng trên 10% số bò cho sữa có năng suất dưới 10 lít/ngày cần loại thải. Đây cũng là căn cứ sử dụng trong quá trình chu chuyển đàn để xác định quy mô. Riêng bò lai Sind, mặc dù năng suất sữa thấp nhưng cũng chỉ loại thải 10% như các con giống khác vì trước mắt mục đích tạo ra con giống quan trọng hơn mục đích lấy năng suất sữa cao (kể cả những con mới chọn làm cái nền, năng suất chỉ có 4,5-5,5 lít/ngày/con). Để tiện theo dõi, cần đánh số tai với những con đã được tuyển chọn, đồng thời lập hồ sơ lý lịch cho chúng, trong đó cần thể hiện rõ tuổi bò, giống bò, trọng lượng, lứa đẻ, phương pháp phối tinh, giống tinh đã phốivới công việc này, các hộ gia đình không thể tự làm được nếu không có sự trợ giúp của cơ quan chức năng, cự thể là Công ty giống gia súc, Viện Chăn nuôi quốc gia, Dự án bò sữa cùng với các trạm TTNT của các huyện và các nhân viên thường xuyên kiểm tra số tai của bò và bổ sung những con bị mất số để có thể quản lý con giống một cách chặt chẽ. 2.1.1.2 Lai tạo con giống mới: Công việc có tính lâu dài là phải tạo được đàn giống mới có đủ năng lực sản xuất, vì vậy phải giải quyết tận gốc vấn đề con giống. Điểm xuất phát của việc tạo ra đàn bò sữa là công tác TTNT do đó cần có những biện pháp cụ thể với công việc này. Bắt đầu từ năm 1995, chương trình Sind hoá và Zêbu hoá đàn bò đã được triển khai trên toàn quốc nhằm khắc phục một phần nhược điểm của bò nội tầm vóc nhỏ. Đến nay chương trình cơ bản đã cải tạo được về mặt thể vóc cho đàn bò thông qua công tác TTNT. Do vậy cần xây dựng các trạm TTNT tại các huyện, tỉnh với đầy đủ các trang thiết bị và đội ngũ dẫn tinh viên lành nghề và rộng khắp. Trạm sẽ là nơi bảo quản mọi vật tư thiết bị và cấp phát cho các dẫn tinh viên khi thực hành nhiệm vụ . Đồng thời trạm phải thường xuyên có báo cáo để có kế hoạch mua sắm dự trữ hợp lý các liều tinh cũng như các vật tư khác nhằm chủ động cho việc phối tinh cho bò sữa, nâng cao tỷ lệ phối đạt kết quả. 2.1.2 Giải quyết vấn đề thức ăn: 2.1.2.1 Thức ăn tinh Dựa theo một số nghiên cứu về dinh dưỡng cho bò sữa ta thấy, hiện nay sử dụng cám hỗn hợp cho bò sữa là phù hợp nhất. Trước hết, nó đảm bảo sự cân đối dinh dưỡng và đầy đủ các nguyên tố vi lượng mà trong cám ngô hay cám gạo còn thiếu. Thứ hai, nó đảm bảo tính chủ động và thuận tiện trong điều kiện chăn nuôi với quy mô lớn. Chính vì vậy, chăn nuôi bò sữa trong nước cũng nên hướng vào việc sử dụng thức ăn hỗn hợp đã được chế biến làm định hướng sử dụng thức ăn cho ngành. Hiện nay trên địa bàn cả nước chưa có cơ sở thức ăn nào dành riêng cho bò sữa nhưng có nhiều cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Trong khi đó, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc ở nước ta đang có những bước phát triển rất đáng kể, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Các công ty liên doanh với nước ngoài như Proconco, CP-group, Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ (American Fêd Company Ltd) đã sản xuất và cung cấp thức ăn cho nhiều hộ gia đình và trang trại chăn nuôi có kết quả. Hơn nữa, qua điều tra về tình hình sản xuất thức ăn của các nhà máy chúng tôi thấy, hiện nay các nhà máy chế biến thức ăn gia súc mới phát huy được 10% công xuất vì không có thị trường tiêu thụ. Trong điều kiện kinh tế mở, việc giao lưu hàng hoá không còn khó khăn thì vấn đề thức ăn cho chăn nuôi bò sữa ở các vùng trên cả nước cũng không phải là khó giải quyết. Theo tài liệu hướng dẫn nuôi bò sữa, thì bình quân một bò cái vắt sữa với năng suất 10- 12 lít/ngày cần 4,3 kg cám hỗn hợp/ngày. Bò cạn sữa và bò tơ cần 1-2 kg/ngày. Như vậy nếu đạt được quy mô trên thì lượng thức ăn tinh cần cho năm 2000 khoảng 4000 tấn và năm 2010 khoảng 6500 tấn. Với lượng thức ăn này, các cơ sở chế biến có khả năng. 2.1.2.2 Thức ăn thô: Các địa phương rà soát lại quỹ đất hiện có, dành một phần đất phù hợp để hướng dẫn nông dân phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa. 2.1.3 Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn: Việc tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng có thể làm tăng nhanh đàn bò sữa trong các hộ nông dân, thể hiện ở quy mô đàn trong hộ cũng như số hộ tham gia. Nhà nước cần cho nông dân vay vốn với số lượng lớn hơn, lãi suất thấp hơn và thời gian dài hơn mới có thể phát huy hiệu quả đồng vốn một cách thiết thực.Lãi suất cho vay chăn nuôi bò sữa nên ưu đãi. Thông qua các tổ chức tín dụng như Hội phụ nữ, Hiệp hội chăn nuôi, các hộ có nhu cầu vay vốn cho chăn nuôi làm đơn và các tổ chức xem xét. Hộ nào đủ điều kiện cho vay sẽ được đề nghị, tránh hiện tượng cho vay dàn trải dẫn đến các hộ được vay không đủ kinh phí đâù tư cho chăn nuôi bò sữa. Có thể giúp các hộ mới tham gia chăn nuôi bò sữa bằng cách cho mua chịu con giống, khi nào có sản phẩm mới thanh toán. 2.1.4 Hỗ trợ về mặt kỹ thuật: Ngoài vấn đề dịch vụ về kĩ thuật giống, cần có những lớp tập huấn về chăn sóc bò sữa một cách thường xuyên cho các hộ mới tham gia chăn nuôi bò sữa, như vắt sữa đúng giờ giấc và có khoảng cách hợp lý, chú ý vắt sữa đúng kỹ thuật Vấn đề cho ăn cũng cần có sự hướng dẫn tỷ mỷ hơn trong cách phối hợp thức ăn sao cho đủ khẩu phần và đáp ứng được đặc tính của bò sữa. Các loại bò khác nhau cần có khẩu phần ăn khác nhau. Chú ý lượng cỏ tươi trong khẩu phần vì nó ảnh hưởng lớn đến lượng sữa sản xuất ra và sức khoẻ của bò, đặc biệt với bò đang cho sữa vì cỏ này có hàm lượng nước cao, nếu ăn nhiều quá bò sẽ bị chướng bụng đầy hơi, có thể tử vong. Công tác thú y cũng là vấn đề cần được phổ biến rộng rãi trong các hộ chăn nuôi. Cần hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi phát hiện và xử lý các bệnh thông thường của bò sữa. 2.1.5 Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm: Phần lớn các hộ hiện chăn nuôi bò sữa với quy mô nhỏ, lượng sữa sản xuất ra chưa nhiều. Việc tiêu thụ sữa theo phương thức trực tiếp rất khó khăn và dễ làm giảm chất lượng sữa. thực tế trong thời gian qua việc tiêu thụ sữa tươi ở hầu hết các hộ chăn nuôi phải thông qua trung gian thu gom. Từ kết quả nghiên cứu về các kênh tiêu thụ sữa ở trên cho thấy: chất lượng sữa phụ thuộc phần lớn vào quá trình vận chuyển từ lúc thu gom đến lúc giao cho cửa hàng hoặc nhà máy. Thường thì sữa được đựng vào các thùng hoặc can và chở bằng xe máy đến các điểm tiêu thụ. Do không có dụng cụ đựng sữa chuyên dùngvà khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ khá xa nên đã làm giảm phẩm cấp sữa. Vì vậy giá thu mua sữa tươi bị giảm, thậm chí sữa có khi bị trả lại. Điều này gây sự bất ổn về tâm lý cho người chăn nuôi,họ cho rằng nhà máy sữa ép cấp, ép giá. Đối lại, phía nhà máy lại thiếu tin tưởng chất lượng sữa tươi do nông dân sản xuất. Để giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa nhà máy và người sản xuất, tạo điều kiện kích thích sản xuất phát triển, cần giải quyết một số vấn đề sau: Tổ chức các điểm thu gom hợp lý tại các nơi có nhiều bò sữa. Các điểm thu gom phải được trang bị dụng cụ và phương tiện kiểm tra sữa một các khoa học. Với những nơi xa trung tâm, cần tổ chức nhóm thu gom, đồng thời kiểm tra ngay chất lượng sữa trước khi quy tụ để thu hết lượng sữa sản xuất ra. Phát huy vai trò nhóm trung gian làm công tác thu gom, cạnh tranh lành mạnh với các trung tâm thu gom. Nhìn chung, từ khi có sữa hàng hoá thì đội ngũ làm công tác thu gom hoạt động rất tích cực. Tuy vậy đôi lúc giữa người sản xuất, người thu gom và nhà máy sữa chưa thực sự tìm được tiếng nói chung nên người sản xuất luôn phải chịu thiệt thòi nhiều nhất. Tư nhân làm công tác thu gom cạnh tranh với các trung tâm thu gom bằng giá cả. Trong khi trung tâm thu gom kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng sữa để định giá và thu nhận thì các thương nhân không quan tâm đến chất lượng sữa, họ nhận tất cả các loại sữa và mặc nhiên nâng giá sữa lên cao hơn một chút giá chuẩn của trung tâm thu gom. Chính cách làm này của họ đã làm cho một số lượng lớn sữa tươi không đi qua trung tâm thu gom. Các hộ tư nhân sau khi thu gom xong họ mang những sữa không đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường tự do với giá cao, số còn lại bán cho nhà máy sữa để giải quyết hết lượng thu gom được. Để trung tâm phát huy hết công suất, hạn chế hao mòn vô hình thì phải thu hút hết lượng sữa trong dân. Việc tăng giá theo tư nhân hay nhập bừa bãi là không thể được. Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với sữa. Nếu không đạt tiêu chuẩn phải xử phạt kinh tế. Điều này chỉ có thể có hiệu lực một khi được bên kiểm nhiệm thực phẩm và bên thú y giúp đỡ. Cần tập huấn cho người sản xuất nắm vững vấn đề cơ bản về vệ sinh sữa, nhận biết các thông số của quá trình kiểm nghiệm. Hàng ngày, khi kiểm nghiệm cần có sự chứng kiến của các bên tham gia hợp đồng để tránh sự không trung thực gây ảnh hưởng đến lợi ích của người sản xuất. 2.2.Giải pháp về vốn: Nhà nước dự kiến sẽ dành 4.102,6 tỷ đồng để phát triển ngành sữa. Trong đó, vốn cho phát triển vùng nguyên liệu sữa là 2.134,2 tỷ, vốn cho công nghiệp chế biến sữa giai đoạn 2001-2005 là 706 tỷ đồng ( 47 triệu USD), giai đoạn 2006-2010 là 994 tỷ đồng (66 triệu USD). Với tổng số vốn đầu tư trong từng thời kỳ như vậy, dự kiến 50% vốn huy động bằng bán cổ phiếu , 50% vay tín dụng. Về đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu, bên cạnh đó là các cơ sở chế biến sữa.. Đầu tư có trọng điểm vào các khâu then chốt cho các sản phẩm chủ yếu, cải tiến các mặt hàng, sản phẩm mới, mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu hàng hoá, tiện sử dụng. Nâng cấp và ở rộng các xí nghiệp sữa hiện có. Xây mới, nâng cấp các nhà máy chế biến sữa ở các tỉnh và thành phố để thu mua hết sữa trong vùng nguyên liệu. Quy mô những nhà máy này phụ thuộc vào vùng nguyên liệu: Đối với các vùng trọng điểm như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Mộc Châu, Lâm Đồng, Hải Phòng, Cần Thơ, Vinh cần có những nhà máy chế biến sữa hiện đại với công suất lớn, tạo ra các sản phẩm sữa đa dạng, chất lượng cao. Đối với các vùng có quy mô từ 2.000-4.000 con bò sữa chỉ cần những nhà máy công suất nhỏ cỡ 3-5 tấn/ngày. Một việc rất quan trọng trong việc giảm giá thành sản phẩm, đó là chúng ta phải tự chủ về bao bì sản xuất. Do vậy cần xem xét đầu tư nhà máy bao bì phục vụ cho ngành Sữa, đáp ứng việc thay đổi mặt hàng nhanh, giảm nhập ngoại những phần công đoạn mà Việt Nam tự làm được, hạ giá thành của bao bì dẫn tới hạ giá thành sản phẩm. Giúp đỡ người chăn nuôi bằng cách đầu tư cho các nhà máy, xưởng dự trữ (ủ cỏ và các phụ phẩm), chế biến thức ăn tinh cho bò. Đầu tư xây dựng các điểm thu mua sữa, nhiều vùng có nhu cầu chăn nuôi bò sữa nhưng do không có địa điểm thu mua nên người nông dân không dám chăn nuôi bò sữa. Cải tiến và giảm thủ tục hành chính về xây dựng cơ bản, có như vậy mới đảm bảo việc đưa ra các công trình mới vào sản xuất đúng tiến độ, đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường, không bị lỡ cơ hội khi thời cơ hội khi thời cơ đến. 2.3.Giải pháp về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Nhà nước và các ban ngành có liên quan nên tập trung thống nhất xây dựng tiêu chuẩn giống bò sữa, tiêu chuẩn nhập khẩu (sữa bột gầy, sữa bột béo), tiêu chuẩn sữa tươi, các sản phẩm sữa sản xuất trong nước. Tổ chức rà soát, hiệu chỉnh, bổ sung các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến ngành Sữa. Nghiên cứu, xây dựng các quy định về tiêu chuẩn Sữa, tiêu chuẩn được phép hành nghề sản xuất, kinh doanh sữa nếu thấy cần thiết. Nhà nước cần tổ chức kiểm tra, soát xét lại hoạt động sản xuất phải có đầy đủ đăng ký hành nghề. Cơ sở đã đăng ký sản xuất phải có đăng ký chất lượng sản phẩm. Kiên quyết rút giấy phép hành nghề đối với các cơ sở không đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm và thua lỗ kéo dài. Hình thành và tăng cường năng lực hệ thống thống kê, quản lý, theo dõi đàn bò sữa từ cơ sở đến huyện, tỉnh, bộ. Tăng cường vai trò của Bộ Công nghiệp trong công tác quản lý chuyên ngành kinh tế kỹ thuật. Củng cố năng lực nghiên cứu của một số Viện nghiên cứu để có khả năng nghiên cứu các vấn đề khoa học công nghệ về chăn nuôi bò sữa, thức ăn, dinh dưỡng, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thành lập Hiệp hội nuôi bò sữa, chủ cơ sở chế biến và một số nhà khoa học, để giúp nhau áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi và tiêu thụ sữa, bảo vệ quyền lợi cho nhau. áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác giống như trên đã đề cập: nhập giống mới cho (gồm cả tinh phôi), nhân và cung cấp giống sữa bò lai có năng xuất cao cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi trong cả nước. Hình thành và tăng cường năng lực cho hệ thống theo dõi, quản lý giống bò sữa từ các cơ sở chăn nuôi, các trang trại, hộ lên tới các tỉnh, Bộ. Nâng tỷ lệ quản lý bò sữa từ 10% năm 2000 lên đến 50% vào năm 2005. Tiến hành cổ phần hoá Công ty Sữa Việt Nam phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển. Hình thành những nhà chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp, để các hộ chăn nuôi cũng có cổ phần trong các nhà máy chế biến sữa. Tuyển chọn và nâng nhanh các giống cỏ cho dân trồng. Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, trồng xen cỏ Hoà Thảo với họ Đậu, đảm bảo năng suất và chất lượng cỏ cao. Ban hành và hướng dẫn các quy trình chế biến, bảo quản, dự trữ thức ăn thô để nuôi bò sữa: ủ thức ăn, bảo quản cỏ khôsử các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản như ngọn mía, rỉa đường mật, bã mía, bã bia và bã rượu) làm thức ăn chô bò. Thực hiện tốt việc kiểm tra nâng suất cá thể, tiến đến kiểm tra năng suất đời sau, chọn lọc những bò đực giống F2 có 75% máu bò HF để cố định đàn bò lai. Nâng cấp chất lượng bò đực giống Hà Lan thuần đang sử dụng sản xuất tinh tại trung tâm Moncada. Nhập thêm bò đực giống cao sản cho Moncada để mỗi năm có thể đáp ứng 50% yêu cầu tinh lai tạo. Nâng cao chất lượng sản phẩm sữa, nhất là đối với sữa bột trẻ em. Xây dựng, đăng ký quản lý chất lượng ISO 9000 cho sản phẩm sữa, để có thể hoà nhập vào thị trường trong khu vực, Châu á. 2.4.Giải pháp về lao động: Lao động nông nghiệp dư thừa của chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều, ruộng đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, nông dân muốn tăng thu nhập nhờ chăn nuôi rất nhiều, do vậy phần lao động tham gia vào chăn nuôi bò sữa sẽ tăng, nhưng lao động tham gia vào chế biến lại khó tuyển dụng hơn do đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật. Giải pháp đề ra đáp ứng nhu cầu về lao động trong ngành như sau: Đối với cán bộ kỹ thuật chế biến: Lực lượng lao động kỹ thuật cho công nghiệp chế biến sữa năm 2005 khoảng 8.400 người, năm 2010 khoảng 12.000 người. Kết hợp các khoa đào tạo chuyên ngành tại các trường đại học. Trong nước, có chính sách tuyển mộ các sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành về làm việc cho ngành; Cử cán bộ đi đào tạo tại những nước có truyền thống về sản xuất sữa, bảo quản, vận chuyển và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các địa phương kết hợp với các Viện Nghiên cứu, trường dậy nghề,tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi bò sữa. 3.Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển: Ngành sản xuất sữa cả Việt Nam nói vẫn còn rất non trẻ. Do không nên phát triển một cách đại trà, mà phát triển trọng tâm vào một số nhóm sản phẩm có triển vọng và có vai trò tích cực trong phát triển kinh tế xã hội. Để có thể thực hiện được phương hướng sản xuất đề ra, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất như: 3.1.Về quản lý ngành: Tổ chức rà soát,hiệu chỉnh, bổ sung các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng sản phẩp và vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến ngành Sữa. Nghiên cứu, xây dựng các quy định về tiêu chuẩn Sữa, tiêu chuẩn được phép hành nghề sản xuất, kinh doanh sữa nếu thấy cần thiết. Tiêu chuẩn này không chỉ xây dựng cho sản phẩm trong nước mà còn cả đối với sản phẩm nhập khẩu. Tổ chức kiểm tra, soát xét lại hoạt động sản xuất kinh doanh sữa theo hướng cơ sở sản xuất phải có đầy đủ đăng ký hành nghề, cơ sở đã đăng ký sản xuất phải có đăng ký chất lượng sản phẩm. Gắn chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao cấp giấy phép đăng ký hành nghề với nhiệm vụ kiểm tra thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn, chất lượng đã đăng ký. Kiên quyết rút giấy phép hành nghề đối với các cơ sở không đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm và thua lỗ kéo dài. 3.2.Chính sách khuyến khích đầu tư: Khuyến khích đầu tư cho vùng chăn nuôi bò sữa phát triển như cho vay ưu đãi, bảo hiểm cho nông dân chăn nuôi bò sữa. Chủ trang trại được thuê đất lâu dài để trồng cỏ, cho nông dân chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ như miễn thuế đất nông nghiệp từ 5-7 năm. Khuyến khích cho phát triển một số ngành công nghiệp bổ trợ, nhất là ngành sản xuất bao bì. Ngành này hiện đang bắt đầu phát triển ở nước ta do nhu cầu phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc ở Việt Nam. Phần chi phí bao bì trong sản phẩm sữa rất cao, trong sản phẩm sữa bột là 26%, trong sản phẩm sữa tươi là 62,5% mà chi phí này lại dùng cho nhập khẩu trong khi sản phẩm sữa tươi hiện nay đang là sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Kích thích đầu tư phát triển ngành công nghiệp này sẽ tăng tính tự chủ, giảm chi phí của sản phẩm công nghiệp sữa trong nước. 3.3. Chính sách đối với đầu tư nước ngoài: Kiến nghị không cấp giấy phép cho các doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài vào ngành sữa nếu không đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, vì qua thực tế cho thấy các doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài do vốn đầu tư thiết bị quá lớn, chi phí quảng cáo, tiếp thị lớn, ít quan tâm đến đầu tư phát triển vùng nguyên liệu như đã cam kết. Biện pháp áp dụng hạn ngạch nhập khẩu nguyên liệu sữa nên dần dần gỡ bỏ, vì biện pháp này là một biện pháp bảo hộ trực tiếp cho ngành chăn nuôi bò sữa, không mang lại thuận lợi về lâu dài mà ngược lại làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước. Không nên bắt các doanh nghiệp này phải chịu thiệt thòi để thực hiện các chính sách xã hội. Tốt nhất là nên kết hợp chặt chẽ với chính sách về quản lý ngành, thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc Tiêu chuẩn thống nhất cho sản phẩm sữa. Khi thực hiện tiêu chuẩn này đòi hỏi các doanh nghiệp sẽ phải bổ xung thêm các vi lượng và khoáng chất cho sản phẩm, đội chi phí sản phẩm lên cao như đã phân tích ở phần đánh giá khả năng cạnh tranh của các nhóm sản phẩm. Và trong trường hợp này nếu thuế sản xuất sử dụng nguyên liệu trong nước giảm xuống sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước quay sang dùng nguyên liệu trong nước, vì vừa đảm bảo chất lượng mà chi phí sản xuất cũng thấp hơn. Tước mắt, đối với các xí nghiệp liên doanh có 100% vốn nước ngoài thực hiện cam kết đầu tư phát triển đàn bò sữa và có trách nhiệm thu mua sữa tươi trong nước để chế biến và san sẻ nghĩa vụ cùng các xí nghiệp trong nước cùng một môi trường cạnh tranh. 3.4. Chính sách về thuế: Để khuyến khích phát triển ngành Sữa chuẩn bị cho tiến trình hội nhập, nhất là nhóm sản phẩm sữa tươi, sữa chua, nếu sử dụng nguyên liệu trong nước sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm mà không phải tăng ngoại tệ nhập nguyên liệu cho sản xuất. Kế hợp như đã phân tích ở phần trên: Kiến nghị giảm thuế giá trị gia tăng sữa chế biến có sử dụng sữa tươi nguyên liệu thu mua của nông dân xuống 3-5% tương ứng với thuế đầu vào. Với giá thu mua như hiện nay đã đảm bảo cho người nông dân có mức lãi là 30%. Nhưng đó là trong điều kiện thuận lợi về thu mua sản phẩm từ phía các công ty chế biến. Biện pháp thuế này đưa ra sự kích thích cho các nhà sản xuất nên sử dụng nguyên liệu sữa tươi tại chỗ để sản xuất. Làm vậy không những kích thích cho phát triển nguyên liệu sữa mà còn là một biện pháp quan trọng để các công ty hướng vào sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước vừa nâng cao chất lượng sản phẩm mẩin xuất vẫn có lãi. Thế nhưng để việc này xảy ra đúng như dự kiến, thì Nhà nước phải thực hiện chặt chẽ đồng thời về kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng kết hợp với giảm thuế cho đúng loại sản phẩm. Tăng thuế nhập khẩu các sản phẩm sữa mà trong nước đã sản xuất được từ 15-20% lên 35% vì nhập sữa bột gày (các nước ASEAN không phải là các nước xuất khẩu nguyên liệu sữa) vào để chế biến sữa hoàn nguyên cho tiêu dùng không thể đạt chất lượng dinh dưỡng như sữa vắt từ bò, muốn đạt chất lượng như vắt sữa bò phải pha thêm các khoáng chất, vitamin, béonên giá thành cao hơn nguyên liệu tại chỗ. Với mức thuế nhập khẩu thấp nên lợi nhuận sau thuế cao hơn từ 30 đến 35% so với sử dụng nguyên liệu trong nước. Bên cạnh đó, miễn giảm thuế giá trị gia tăng cho sữa học đường, nếu Nhà nước muốn thực hiện chính sách xã hội mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế cơ bản của nhà sản xuất. Có chính sách ưu đãi thuế đối với các xí nghiệp mới đầu tư mở rộng, cải tạo nâng cấp. Giảm thuế lợi tức trong những năm đầu tư đi vào hoạt động. 3.5.Tổ chức thực hiện: Hiện nay, việc điều hành vĩ mô ở cấp các Bộ của Chính phủ, ngành sản xuất sữa do nhiều Bộ, nhiều ngành điều hành, chi phối nên khó thống nhất. Bộ Nông nghiệp và phát triểnnông thôn phụ trách phát triển bò sữa, Bộ Công nghiệp phụ trách chế biến sữa, Bộ Thương mại cấp Quota nhập khẩu sữa Đây là vấn đề khó trong điều hành sản xuất để cân đối giữa sản xuất sữa trong nước và nhập khẩu sữa, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, nhằm đảm bảo quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu của Quy hoạch phát triển ngành Sữa phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan. Trước hết các cơ quan quản lý như Bộ Công nghiệp, Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ khoa học công nghệ môi trường, Bộ Thương mại sớm đề ra chủ trương biện pháp cần thiết để tăng cường kiểm tra giám sát việc kinh doanh sữa. Các cơ quan kiểm nghiệm như Cục Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế, Trung tâm y tế dự phòng) của các địa phương quản lý chặt chẽ và nghiêm minh trong việc cấp giấy phép kinh doanh và kiểm tra thường xuyên vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất. Chấm dứt hoạt động của các cơ sở không đảm bảo các tiêu chuẩn đề ra. Đề nghị thành lập Hội đồng sữa quốc gia để điều hành và giải quyết những vấn đề chung của ngành như chăn nuôi, sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu sữa của cả nước. Hội đồng sẽ phối hợp Hiệp hội sữa của thế giới để tiếp thu thành tựu và kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế. Kết luận Trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sữa trong nước gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chủng loại sản phẩm. Nếu như để cạnh tranh một cách lành mạnh giữa sản phẩm sữa sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu trong thời điểm hiện tại thì chúng ta không đủ khả năng cạnh tranh. Hay nói cách khác chúng ta chưa có khả năng cạnh tranh về loại hàng này so với các “đại gia” tầm cỡ trên thế giới. Nhưng nếu xét trên thị trường nội địa thì chúng ta khá thuận lợi về phần tiết kiệm chi phí bảo quản và vận chuyển so với các sản phẩm nhập khẩu. Đó là xét về tổng thể, còn trong tương lai chúng ta có khả năng cạnh tranh trên một số nhóm sản phẩm sữa như: sữa tươi, bột dinh dưỡng, sữa đặc. Chủ yếu sứch cạnh tranh của chúng ta dựa vào cạnh trang về giá với chất lượng trung bình. Điều này cũng rất phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Cụ thể chúng ta vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu nước ngoài để chế biến nhưng tăng phần khả năng nội địa hoá trong sản phẩm. Cơ bản chúng ta có thể làm được như vậy là do phần đóng góp vào chi phí sản xuất sản phẩm của nguyên liệu là không cao lắm. Nhưng muốn thực sự phát huy được sức cạnh tranh của một số nhóm sản phẩm sữa trong ngành thì cần phải có sự đóng góp một phần không nhỏ các tác động hợp lý từ phía Nhà nước, giảm dần vòng bảo hộ đến ngành không có nghĩa là bỏ mặc hoàn toàn cho ngành tự phát triển. So với các nước có ngành công nghiệp sữa phát triển trên thế giới hiện nay, ngành sữa Việt Nam còn quá non trẻ cần có sự quan tâm, tác động tích cực từ phía Nhà nước. Tài liệu tham khảo 1. Kinh tế học quốc tế_NXB Thống kê. ( Paula. Samuelson - Williamd. Nordhaus) 2. Bàn về cạnh tranh toàn cầu_NXB Thông tấn. 3. Chiến lược cạnh tranh (cuốn dịch của M. Porter). 4. Giáo trình Chiến lược kinh doanh _NXB Thống kê. 5. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2010 của Bộ Công nghiệp. 6. Đề án nghiên cứu Chính sách phát triển và chế biến sữa tại Việt Nam 1997-2000 và những năm sau của Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 7. Phát triển chăn nuôi bò sữa trong hộ nông dân ngoại thành Hà Nội_NXB Nông nghiệp. 8. Sản phẩm bơ sữa quốc tế. 9. Biểu thuế xuất khẩu-nhập khẩu và thuế VAT hàng nhập khẩu năm 2002. 10. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 11. Các số liệu năm 2002 của FAO lấy trên mạng Internet.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5416.doc
Tài liệu liên quan