Trong bất kỳ một xã hội nào, các doanh nghiệp, các ngành vừa là đối tượng, vừa là động lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế. Nước ta nói chung, Hải Phòng nói riêng, đang ở trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập quốc tế. Ngành Bưu chính Viễn thông cũng như các ngành khác trong nền kinh tế muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng ở thị trường nội địa cũng như trên thương trường quốc tế. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ để tăng nhanh khả năng tiêu thụ sản phẩm là vấn đề then chốt đối với sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các ngành thâm nhập thị trường quốc tế, tạo môi trường cho các doanh nghiệp, các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ tiếp cận dần với các tiêu chuẩn quốc tế, trao đổi và tiếp thu các kỹ năng quản lý, tiếp thị, công nghệ của nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
80 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng phát triển dịch vụ di động nội vùng tại thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đây là một số yếu tố chủ yếu:
Yếu tố về công nghệ.
Để phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng phải căn cứ vào tình hình hiện đại hoá hiện có của công nghệ sử dụng trong Viễn Thông tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng. Hệ thống trang thiết bị Viễn thông sử dụng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng đã được trình bày như trên là một hệ thống tương đối hiện đại đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng về dịch vụ Viễn thông của các đối tượng sử dụng trong thành phố.
Yếu tố con người.
Nhân lực hay con người là nguồn tài nguyên quý giá bậc nhất đối với một doanh nghiệp hay tổ chức, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển tốt các doanh nghiệp cần phải thực hiện hiệu quả công tác quản trị nhân lực. Đó là nhận định đã được lịch sử chứng minh, đối với việc kinh doanh dịch vụ Viễn thông thì yếu tố đó lại càng quan trọng.
Với sự bùng nổ của cách mạng công nghệ thông tin, thị trường Viễn thông những năm gần đây phát triển với tốc độ nhanh chóng, nhiều loại hình dịch vụ mới chất lượng cao đã và đang xuất hiện đòi hỏi đội ngũ lao động trong lĩnh vực Viễn thông phải nâng cao trình độ về mọi mặt để kịp thời nắm bắt, truy cập, xử lý và ứng dụng công nghệ tiên tiến để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Hiện tại, hoạt động kinh doanh các dịch vụ điện thoại di động đã bắt đầu bước vào giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ. Thực tế này đòi hỏi cán bộ công nhân viên VNPT phải có tác phong mới trong phục vụ, có sự hiểu biết về xu hướng phát triển của xã hội, có trình độ và nhận thức vững vàng để dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh, đáp ứng yêu cầu sản xuất và trong tương lai ngang tầm với lực lượng lao động của các tập đoàn Viễn thông của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Vấn đề chi phí, giá thành và giá cước.
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập, ngoài việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ, giá cả cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Hiện nay nhu cầu sử dụng điện thoại di động trong dân cư còn rất lớn, nhưng giá cước di động cao đã là một cản trở lớn đối với nhu cầu sử dụng điện thoại di động. Theo lộ trình phát triển của Bộ Bưu chính Viễn thông thì giá cước các dịch vụ Viễn thông nói chung và dịch vụ điện thoại di động nói riêng sẽ ngày càng giảm xuống để ngang với mức cước trong khu vực. Điều này chắc chắn sẽ làm cho số người sử dụng tăng lên nhanh chóng.
Để giảm giá cước để có các mức cước thu hút khách hàng thì phải làm sao giảm được chi phí cho sản xuất, hạ giá thành làm căn cứ cho giảm giá cước. Bên cạnh đó thì phải phát triển các dịch vụ Viễn thông mới có chi phí thấp, giá thành hạ để phục vụ những đối tưọng khách hàng có thu nhập thấp.
Trên thị trường di động Việt Nam hiện nay, có sự tham gia cung cấp của 4 nhà cung cấp: Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Viễn thông điện lực, Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty cổ phần Viễn thông Sài Gòn (S-Phone). Sự cạnh tranh về giá cước tuy đã có nhưng chưa thực sự gay gắt vì vẫn chưa thực sự phải đối đầu với trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật và công nghệ của các công ty nước ngoài. Nhưng với sức ép của các hiệp định song phương và đa phương đã ký kết, vấn đề chi phí và giá thành các dịch vụ cần phải được xác định một cách rõ ràng để làm cơ sở xây dựng hệ thống giá cước ứng phó cạnh tranh.
Các chính sách.
Chính sách sản phẩm.
Là phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu thị trường trong từng thời kỳ khác nhau. Nhu cầu sử dụng dịch vụ di động tương đối phong phú và đa dạng tùy thuộc vào mục đích, phạm vi sử dụng khác nhau. Thị hiếu của khách hàng luôn mong muốn có những dịch vụ mới, chất lượng cao, hấp dẫn và giá rẻ. Để thoả mãn nhu cầu và thị hiếu khác nhau của khách hàng, vấn đề cơ bản là xác định đúng đắn chính sách sản phẩm. Một chính sách sản phẩm hợp lý ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút khách hàng của doanh nghiệp, đảm bảo việc đưa các sản phẩm khác nhau ra thị trường được người tiêu dùng chấp nhận, thu hút thêm được nhiều khách hàng.
Như vậy vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao chất lượng đường truyền, chất lượng phục vụ, tổ chức cung cấp các loại hình dịch vụ di động mới theo công nghệ hiện đại và các loại hình di động có giá cước rẻ để thoả mãn các nhu cầu khác nhau của các đối tượng khách hàng.
Chính sách giá cước.
Giá cước có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu dùng của khách hàng đối với các dịch vụ Bưu chính Viễn thông nói chung và dịch vụ điện thoại di động nói riêng. Nó thường xuyên là tiêu chuẩn quan trọng trong việc quyết định tiêu dùng và lựa chọn dịch vụ cũng như nhà cung cấp của khách hàng. Chính sách giá cước được sử dụng linh hoạt sẽ là vũ khí sắc bén trên thị trường và là công cụ hữu hiệu cho doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng. Cố gắng giảm giá, bao gồm chi phí cài đặt thuê bao, giá thiết bị, cước truy nhập, thông qua các hình thức thanh toán mới như thuê bao trả trước, thuê bao trả sau Một doanh nghiệp có rất nhiều chính sách giá cước khác nhau để áp dụng, tuy nhiên sử dụng chính sách nào là tùy thuộc vào yêu cầu thị trường và yêu cầu của mình.
Chính sách phân phối dịch vụ.
Chính sách phân phối dịch vụ của doanh nghiệp là một hệ thống các biện pháp tổ chức các bộ phận có quan hệ tương hỗ để đảm bảo sự thuận tiện và đưa dịch vụ đến nơi tiêu dùng đạt được mục tiêu tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp. Qua chính sách phân phối dịch vụ của khách hàng so sánh được sự thuận tiện khác nhau của việc tiêu dùng dịch vụ của các doanh nghiệp và nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua của khách hàng.
Mạng lưới phân phối cần thuận tiện và dễ dàng tìm thấy thông qua các điểm hoà mạng, các đại lý bán thẻ điện thoại đối với dịch vụ điện thoại di động trả tiền trước. Hiện tại mạng điện thoại di động của VNPT đã có mặt ở 64/64 tỉnh thành phố. Đây là điều kiện thuận lợi quan trọng để phát triển số lượng thuê bao sử dụng điện thoại di động.
Hoạt động xúc tiến bán hàng.
Là hệ thống các biện pháp để tác động vào tâm lý khách hàng, tiếp cận với khách hàng để nắm bắt và thoả mãn nhu cầu của họ. Bán hàng với phương thức phong phú, mạng lưới rộng khắp cho phép tạo ra những thị trường rộng lớn, nâng cao khả năng phục vụ của doanh nghiệp. Bán hàng và các hoạt động nghiệp vụ tác động đến khách hàng. Vì vậy nó ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và khả năng tái tạo nhu cầu của khách hàng, là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng.
Chính sách này được thực hiện thông qua hình thức tặng quà, chiết khấu Để giữ khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới có thể sử dụng biện pháp tặng tiền khi kết nối dịch vụ, hoặc tặng máy cho khách hàng hoà mạng, giảm giá cước vào những dịp đặc biệt,
Nguồn nhân lực.
Cần đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên bán hàng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Họ chính là đội ngũ tư vấn, tuyên truyền hiệu quả nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài.
Phân tích môi trường bên ngoài (nhân tố gián tiếp) là quá trình xem xét và đánh giá môi trường bên ngoài, để xác định các xu hướng tích cực và tiêu cực nào đó có thể tác động tới hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bên ngoài được phân tích thông qua:
Môi trường kinh tế.
Mức tiêu dùng dịch vụ điện thoại di động của khách hàng phụ thuộc rất lớn vào mức độ thu nhập hiện tại, giá cả, số tiền tiết kiệm. Suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao, lãi suất vay tín dụng đều ảnh hưởng đến mức dùng.
Mức sống của người dân Việt Nam chưa cao, thu nhập bình quân đầu người trung bình là 400 đôla/ người/năm. Hơn 80% dân số sống ở nông thôn, miền núi, hàng ngày còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên việc sử dụng điện thoại nhất là điện thoại di động còn xa lạ với đa số dân số. Tuy vậy thì việc sử dụng điện thoại, điện thoại di động đối với người dân sống ở thành phố, ở các trung tâm kinh tế thì không còn gì là xa lạ và thị trường này đang phát triển rất mạnh mẽ.
Sự hội nhập của nền kinh tế ảnh hưởng đến sự gia tăng của khách hàng sử dụng điện thoại di động. Với nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước như hiện nay thì các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra mạnh mẽ, có nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra càng mạnh mẽ thì nhu cầu trao đổi tin tức càng tăng, việc di chuyển thông thương diễn ra càng nhiều. Vì vậy nhu cầu sử dụng các dịch vụ Bưu chính Viễn thông, nhất là dịch vụ điện thoại di động ngày càng tăng mạnh mẽ.
Tuy nhiên giá cước của các dịch vụ điện thoại di động hiện nay chính là nhân tố cản trở việc sử dụng điện thoại di động của những người có nhu cầu. Trong số những người có nhu cầu sử dụng điện thoại di động thì có người chỉ có nhu cầu sử dụng điện thoại di động trong một vùng hẹp nhất định, và có thu nhập tương đối thấp thì mạng điện thoại di động với giá cước như hiện nay không phải là sự lựa chọn của họ. Vì thế cần phải triển khai mạng điện thoại di động giá rẻ tại các thành phố, các trung tâm kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ để tạo cơ sở hạ tầng viễn thông hoàn thiện để phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay trên thị trường cung cấp dịch vụ điện thoại di động đã bước đầu có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, với hình thức tính cước và các hoạt động Marketing, xúc tiến bán hàng khác nhau. Đặc biệt là sự ra đời của các dịch vụ điện thoại di động với giá cước cố định như mạng điện thoại Cityphone ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mạng điện thoại NGN ở Nghệ An
Môi trường pháp lý.
Hiện nay Bộ Bưu chính - Viễn thông là cơ quan quản lý Nhà nước về cung cấp các dịch vụ Viễn thông. Bộ ban hành các quyết định, quy chế kiểm soát để điều chỉnh và quản lý cung cấp dịch vụ. Việc cung cấp các dịch vụ thông tin di động đang được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ban hành năm 2002.
Môi trường cạnh tranh.
Một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh là tạo ra các đối thủ cạnh tranh cho doanh nghiệp đó trên thương trường, vì nếu duy trì môi trường độc quyền, doanh nghiệp không phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nên không có động cơ phát triển theo xu hướng cạnh tranh. Khi xuất hiện những đối thủ cạnh tranh, dù muốn hay không doanh nghiệp cũng phải tự điều chỉnh lại hoạt động của mình để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường mới.
Cho đến thời điểm này, Bộ Bưu chính Viễn thông đã cấp phép cho 6 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động và đã có 4 mạng đi vào hoạt động là Vinaphone, Mobifone, S-Fone và Viettel. Như vậy, vẫn còn 2 doanh nghiệp nữa là VP Telecom (Công ty Viễn thông Điện lực) và Hanoi Telecom vẫn chưa cung cấp dịch vụ. Theo dự kiến, trong quý I/2005, VP Telecom sẽ đưa mạng CDMA vào khai thác thương mại. Tuy nhiên, sự góp mặt VP Telecom vào thị trường thông tin di động được nhận định sẽ chưa mạnh mẽ bởi doanh nghiệp này vẫn đang thử nghiệm dịch vụ trong phạm vi hẹp.
Hiện Hanoi Telecom vẫn đang chờ đợi Chính phủ phê duyệt dự án liên doanh mạng CDMA với quy mô gấp 3 lần dự án của mạng S-Fone với khoảng trên 600 triệu USD. Nếu dự án này được phê duyệt thì đây sẽ là mạng di động có quy mô rất lớn. Vì vậy, Hanoi Telecom vẫn đang là ẩn số trên thị trường thông tin di dộng. Như vậy, năm 2005 sẽ có ít nhất 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động cạnh tranh quyết liệt.
Yếu tố về dân số.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 83 triệu dân, trong đó số đông là những người dưới 14 tuổi, được coi là dân số trẻ. Điều này tạo nên một môi trường đầy tiềm năng, vì đây chính là đối tượng phục vụ chủ yếu của dịch vụ điện thoại di động trong tương lai. Số người sử dụng dịch vụ điện thoại di động hiện tại mới chiếm 5% dân số, như vậy tiềm năng phát triển dịch vụ là rất lớn
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
Sự cần thiết phải đầu tư.
Hải Phòng là một trong ba thành phố lớn nhất Việt Nam, nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình và phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng có chiều dài bờ biển hơn 62 dặm (khoảng 38,5 km). Tổng diện tích của Hải Phòng là 1.515 km2 với dân số là khoảng 1,7 triệu dân.
Hải Phòng gồm có 5 quận nội thành, 2 thị xã, 8 huyện (trong đó có 2 huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vĩ) và 149 xã và 56 phường .
Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia; là một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của cả nước và của vùng duyên hải Bắc Bộ; là thành phố Cảng, cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và của cả nước; là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật của Thành phố Hải Phòng trực thuộc Trung ương, có vị trí quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng.
Hải Phòng đã hình thành các khu kinh tế mới bao gồm:
Khu công nghiệp phía bắc Thuỷ Nguyên.
Khu kinh tế đặc biệt.
Khu công nghiệp Đình Vũ.
Khu công nghiệp Quán Toan - Cảng Vật cách.
Khu du lịch nghỉ mát quốc tế và nội địa.
Với những tiềm năng sẵn có trong một số ngành như vận tải, sửa chữa và đóng tàu, sản xuất xi măng, may mặc, du lịch cơ sở hạ tầng tuy chưa phải là hiện đại nhưng có thể nói đã có một nền tảng vững chắc với những kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc đặc biệt hơn cả đó là Hải Phòng có khu vực cảng biển rộng lớn, một trong những cảng có quy mô lớn của Việt Nam. Sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế, với vai trò chủ đạo là doanh nghiệp nhà nước đã phần nào phát huy được những ưu điểm và hạn chế dần những tồn tại. Tận dụng tối đa các nguồn vốn trong cũng như ngoài nước (Vốn vay, vốn viện trợ, vốn đầu tư của nước ngoài) đầu tư có khoa học vào các ngành có lợi thế so sánh của Hải Phòng, xây dựng mới khu công nghiệp có công nghệ cao với trang thiết bị hiện đại như khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng. Sự ra đời nhiều nhà máy hiện có công suất và chất lượng cao: thuỷ tinh Sammiguel, xi măng Chinfon - Hải Phòng đã làm cho tình hình sản xuất nhập khẩu có những thay đổi đáng kể.
Sự đổi mới của trang thiết bị khoa học, công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý, tay nghề lao động, chú trọng phát triển nông nghiệp nâng cao năng suất lương thực, song song với phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và ngư nghiệp với sự góp mặt của các đối tác nước ngoài (89,4% trong tổng dự án liên doanh với nước ngoài, đến nay đã có 104 dự án với tổng số vốn 1,323 USD) trong nhiều ngành, nhiều nghề đã thúc đẩy nền kinh tế của thành phố phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao, do doanh nghiệp có nhiều khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước.
Tóm lại: Hải Phòng là thành phố cảng biển, có địa hình phong phú, có núi đồi, hải đảo, sông suối, có đồng bằng Hải Phòng thực sự là thành phố có tiềm năng phong phú, đa dạng. Thành phố Hải Phòng đã được Nhà nước xác định là thành phố nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tiềm năng và cơ hội phát triển ở Hải Phòng còn rất lớn và ngày càng thuận lợi. Với nhận thức rằng: thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực rất quan trọng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, Hải Phòng sẽ tiếp tục tập trung mọi khả năng của mình cùng với sự giúp đỡ của Trung Ương, từ các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế vào việc phát triển, nâng cấp và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng; tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Hiện nay theo dự án đầu tư và triển khai các khu đô thị mới Ngã 5 – Sân bay Cát Bi, Cầu Rào - Đồ Sơn, Hồ Sen - Cầu Rào 2, Sở Dầu. Các khu công nghiệp nhỏ Vĩnh Niệm, Quán Trữ
Với sự phát triển nhanh mạnh của toàn thành phố, việc phát triển dịch vụ Bưu chính Viễn thông tại Thành phố Hải Phòng là một điều tất yếu. Được đánh giá là thành phố công nghiệp nên số lượng công nhân, người lao động ở thành phố Hải Phòng chiếm số lượng lớn, chính vì vậy phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng với mức giá thấp phù hợp với thu nhập của người lao động là một điều cần thiết. Bên cạnh đó Hải Phòng còn là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đây cũng là những đối tượng có nhu cầu sử dụng điện thoại di động giá rẻ, là động lực để phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng giá rẻ tại Thành phố Hải Phòng.
Theo báo cáo điều tra thị trường của Công ty Viễn thông trực thuộc Bưu điện Thành phố Hải Phòng ngày 8/3/2003 trên 300 khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động VinaPhone thu được kết quả như sau:
Về nghề nghiệp của khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động VinaPhone:
Nghề nghiệp
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Quản lý
60
20,00
Nhà kinh doanh
46
15,33
Công chức
92
30,67
Hưu trí
5
1,67
Sinh viên
3
1,00
Giáo viên
12
4,00
Y, bác sỹ
5
1,67
Công nhân sản xuất
37
12,33
Làm xây dựng
14
4,67
Các công việc khác
26
8,67
Tổng cộng
300
100
(Nguồn: Bưu điện Thành phố Hải Phòng)
Bảng 3.1: Thống kê khách hàng sử dụng dịch vụ di động Vinaphone
Về mục đích sử dụng điện thoại di động:
Đối tượng liên lạc
Số lượng (người)
Tỷ lệ
Gia đình và bạn bè nội tỉnh
264
88,00
Gia đình và bạn bè ngoại tỉnh
209
69,67
Kinh doanh, buôn bán nội tỉnh71
82
27,33
Kinh doanh, buôn bán ngoại tỉnh
71
23,67
Gia đình, bạn bè ở nước ngoài
95
31,67
Khác
34
11,33
(Nguồn: Bưu điện Thành phố Hải Phòng)
Bảng 3.2: Mục đích sử dụng điện thoại di động
Qua bảng trên, ta thấy rằng những người có thu nhập thấp như người về hưu, sinh viên hay những người làm việc trong môi trường nhạy cảm như các y, bác sỹ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong những khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động VinaPhone. Bên cạnh đó, tỷ lệ những cuộc gọi phục vụ cho nhu cầu liên lạc trong địa bàn thành phố chiếm tỷ lệ lớn.
Như vậy, Thành phố Hải Phòng là thị trường đầy tiềm năng để cung cấp dịch vụ di động nội vùng. Phát triển dịch vụ di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng có khả năng đem lại những lợi ích to lớn cho VNPT nói chung và Bưu điện Thành phố Hải Phòng nói riêng như chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận
Để cung cấp dịch vụ điện thoại di động nội vùng ta có thể sử dụng công nghệ CDMA (như mạng Nanphone đang cung cấp ở Nghệ An) hay công nghệ PHS trên nền IP (như mạng Cityphone đang cung cấp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). Việc lập kế hoạch đầu tư phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng cần thoả mãn yêu cầu là xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý dựa trên cơ sở cấu hình phù hợp để đáp ứng phát triển dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư.
Đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng
Lựa chọn hình thức đầu tư, huy động vốn và lựa chọn công nghệ.
Lựa chọn hình thức đầu tư
Trên cơ sở mạng điện thoại di động nội vùng đang phát triển mạnh mẽ tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ tiếp tục triển khai phát triển tại Thành phố Hải Phòng. Như vậy thì VNPT sẽ là chủ đầu tư trực tiếp và uỷ quyền cho Bưu điện Thành phố Hải Phòng làm chủ đầu tư của dự án.
Huy động vốn.
Giống như dịch vụ di động nội vùng Cityphone đang cung cấp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì nguồn vốn để triển khai dịch vụ di động nội vùng tại Hải Phòng được đề xuất là nguồn vốn vay và tái đầu tư. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn này để đầu tư cho dịch vụ di động nội vùng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh rất tốt nên VNPT có thể tiếp tục triển khai mô hình này tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng.
Lựa chọn công nghệ.
Công nghệ của dịch vụ điện thoại di động nội vùng đang được VNPT triển khai là công nghệ PHS/iPAS. Đây là công nghệ cung cấp dịch vụ di động được coi là công nghệ sạch bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho người sử dụng. Trên thế giới, Nhật Bản là một trong những nước tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ PHS để cung cấp dịch vụ di động cho người dùng. Hiện nay, công nghệ này được ứng dụng rộng rãi tại Trung Quốc, Đài Loan,Thái Lan, Haiti, Ấn Độ và số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ từ công nghệ này trên thế giới đã lên đến khoảng 20 triệu người. Đây cũng là loại hình dịch vụ di động duy nhất được sử dụng trong các bệnh viện, các trung tâm công nghệ cao.
Với chi phí lắp đặt rẻ và những lợi ích của loại hình công nghệ này mang lại cho môi trường và sức khoẻ con người thì dịch vụ di động nội vùng sử dụng công nghệ PHS / iPAS được đề nghị sử dụng
Lập kế hoạch phát triển mạng lưới.
Mục đích của việc lập kế hoạch mạng lưới là cung cấp đúng loại thiết bị, đúng chỗ, đúng lúc, với chi phí hợp lý để thoả mãn các nhu cầu mong đợi và đưa ra cấp dịch vụ có thể chấp nhận được. Một mạng lưới được hợp thành bởi nhiều thiết bị khác nhau như là các tổng đài, thiết bị truyền dẫn, các thiết bị ngoại vi và các toà nhà. Vì vậy, nhiều nhân tố khác nhau phải được xem xét khi lập kế hoạch. Hơn nữa, các thành phần này có liên quan chặt chẽ với nhau.
Việc lập kế hoạch nên được thực hiện một cách liên tục. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các dự báo được thực hiện không hoàn toàn phù hợp với thực tế nên kế hoạch cần có độ linh hoạt để giảm bớt sự khác nhau giữa dự báo và thực tế.
Khi tiến hành lập kế hoạch mạng, phương hướng cơ bản được quyết định bởi các mục tiêu quản lý của chính phủ mà chúng sẽ trở thành đối tượng để xây dựng mạng lưới. Thông qua việc xác định các nhu cầu của khách hàng dựa trên các mục tiêu quản lý, các đánh giá về nhu cầu và lưu lượng, từ đó xác định được các mục tiêu lập kế hoạch và thiết lập được chiến lược chung. Tương ứng với mục tiêu đó, một khung công việc về mạng lưới cơ bản và dài hạn được thiết kế. Sau đó một kế hoạch thiết bị rõ ràng được dự tính tương ứng với các công việc này.
Quá trình lập kế hoạch mạng theo sơ đồ sau:
Xác định nhu cầu
Lập kế hoạch mạng tối ưu
Kế hoạch thực hiện
Lập kế hoạch cơ bản
Xác định mục tiêu
Đánh giá thiết bị / chi phí
Mục tiêu quản lý
Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi công việc của việc lập kế hoạch mạng
Xác định nhu cầu:
Đối với nhu cầu mạng lưới tối ưu, những yêu cầu của khách hàng cần được xác định một cách chính xác. Các yêu cầu của khách hàng là điều kiện ban đầu khi xác định mục tiêu và còn là những nhân tố quan trọng trong nhiều quá trình lập kế hoạch.
Dự báo nhu cầu.
Dự báo nhu cầu các dịch vụ viễn thông là đánh giá xu hướng phát triển trong tương lai số lượng khách hàng, mức độ sử dụng dịch vụ trung bình của khách hàng trên từng khu vực.
Những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Kinh tế phát triển, đời sống được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng những chất lượng. Trong tương lai, theo xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị trường Bưu chính Viễn thông mà đặc biệt là thị trường Viễn thông có sự phát triển rất mạnh mẽ. Nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ cho các quan hệ kinh tế, giao lưu xã hội tăng nhanh. Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, tiến hành thương mại hoá các dịch vụ Bưu chính Viễn thông tạo cho thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức. Những quy luật khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường yêu cầu mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải gắn kết với thị trường, phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Do vậy việc tìm ra và nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu dịch vụ viễn thông là rất cần thiết. Nó làm định hướng cho các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu thị trường, chiếm lĩnh thị trường trước khi bước vào cạnh tranh thực sự.
Trong bối cảnh chung của toàn ngành như vậy Bưu điện Thành phố Hải Phòng muốn phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng cũng phải tiến hành dự báo nhu cầu của khách hàng về dịch vụ sao thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tối ưu hoá lợi nhuận thu được.
Nhu cầu các dịch vụ Viễn thông bị tác động bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố đó có thể được phân chia thành các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh, được thể hiện trong hình sau:
Các yếu tố ngoại sinh Các yếu tố nội sinh
Cước:
- Giá thiết bị.
- Cước cơ bản
- cước phụ trội
Các yếu tố kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Tỷ lệ tiêu dùng dân cư.
- GDP, GNP
NHU CẦU
Chiến lược Marketing:
- Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược quảng cáo
Các yếu tố xã hội:
- Dân số
- Số hộ gia đình
- số người đang làm việc
Hình 3.4: Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông
Dự báo nhu cầu phải dựa vào và phân tích các yếu tố này để xác định nhu cầu tương lai về số lượng khách hàng và mức độ sử dụng các dịch vụ.
Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ di động nội vùng tại thành phố Hải Phòng phải tuân theo quy trình dự báo các dịch vụ viễn thông nói chung. Nó bao gồm các bước sau:
- Thu thập dữ liệu.
Dữ liệu có thể được thu thập từ các nguồn dữ liệu (dữ liệu thứ cấp) hoặc điều tra thị trường (dữ liệu sơ cấp). Những số liệu này sẽ được tổng hợp và phân loại theo dữ liệu thoại và dữ liệu kinh tế xã hội.
Các nguồn khác nhau có thể cung cấp dữ liệu cho quá trình dự báo:
Nguồn dữ liệu thoại:Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Nguồn dữ liệu khác:
Văn phòng phát triển xã hội và kinh tế.
Văn phòng kiến trúc.
Các cơ quan tài chính.
Tổng cục thống kê.
Các cơ quan hành chính Tỉnh/Thành.
Các tổ chức nghiên cứu.
Dữ liệu cũng có thể được cung cấp bằng cách điều tra về thị trường nhằm mục đích xác định mức độ tác động của các thay đổi của môi trường dự báo đối với nhu cầu viễn thông (ví dụ: thay đổi chính sách cước phí sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu như thế nào, thu nhập quốc dân thay đổi sẽ ảnh hưởng gì đến nhu cầu)
- Lựa chọn mô hình dự báo.
Việc quyết định xem mô hình dự báo nào là thích hợp liên quan đến nhiều yếu tố: dữ liệu đầu vào, các yêu cầu về thời gian, yêu cầu về kết quả đầu ra, tài nguyên sẵn có Tuy nhiên về cơ bản quy trình lựa chọn mô hình dự báo có thể được mô tả tổng quát như sau:
Các mô hình được chọn lựa
Các điều kiện đầu vào
Chiến lược dự báo
Dữ liệu sẵn có và các điều kiện về môi trường
Lớp các mô hình sơ bộ
Tập các mô hình sơ bộ được chọn
Tài nguyên
Yêu cầu về kết quả đầu ra
Yêu cầu về thời gian
Các tổ chức dự báo hiện thời
Vấn đề dự báo cụ thể
Nhận định và đánh giá chung
Hình 3.5: Quy trình lựa chọn mô hình dự báo
- Phát triển mô hình dự báo.
Sau khi đã lựa chọn được một lớp các mô hình dự báo khả dĩ, chúng ta phải tính toán các tham số cho chúng và kiểm tra xem mô hình dự báo nào là thích hợp nhất. Quá trình phát triển mô hình dự báo có thể mô tả bằng hình sau:
Xác nhận mô hình thích hợp
Kiểm tra mô hình
Tính toán các tham số cho mô hình
Chọn một mô hình thử nghiệm
Lớp các mô hình được lựa chọn
Mô hình
không
thích hợp
Hình 3.6: Quá trình phát triển mô hình dự báo
Trong quy trình dự báo này, tính toán các tham số cho mô hình là một trong những bước quan trọng nhất. Tuỳ thuộc vào mô hình dự báo khác nhau, phương pháp tính toán các tham số cho mô hình cũng khác nhau. Các tham số có thể được tính toán dựa trên các dữ liệu về quá khứ, dữ liệu dự báo của một số yếu tố liên quan khác (dân số, tốc độ tăng GDP, GNP), hoặc có thể là một số giả thiết do người dự báo đưa ra
- Áp dụng mô hình dự báo.
Sau khi đã lựa chọn được mô hình dự báo thích hợp, chúng ta sẽ sử dụng mô hình dự báo này để tính toán các nhu cầu sử dụng dịch vụ thoại.
- Dữ liệu đầu ra
Tuỳ thuộc vào các chiến lược lập kế hoạch mạng khác nhau, kết quả dự báo cũng sẽ khác nhau. Đối với dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng thì yêu cầu của dự báo là phải dự báo được số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của toàn Thành phố, và cụ thể cho mỗi quận/huyện trong thành phố.
Dự báo lưu lượng.
Dự báo lưu lượng là đánh giá tổng số lưu lượng xảy ra tại mỗi điểm của mạng lưới. Các phương pháp xác định kích thước mạng lưới và tối ưu hoá mạng lưới được dựa trên dự báo lưu lượng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo lưu lượng bao gồm kết quả của dự báo nhu cầu và các nhân tố khác như sau:
Các dao động cơ bản: các dao động trong các hoạt động kinh tế - xã hội và trong môi trường sống.
Dịch vụ: các thay đổi trong giá cả và các điều kiện dịch vụ.
Dựa trên các nhân tố này, lượng lưu lượng và trao đổi lưu lượng có thể được dự báo. Dự báo lưu lượng có thể được dùng trong nhiều phần của quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này sẽ áp dụng cho lập kế hoạch thiết bị.
Quy trình dự báo lưu lượng:
Xác định mục đích và đối tượng dự báo.
Thu thập số liệu.
Xác định ma trận lưu lượng khởi điểm.
Xác định lưu lượng đi và lưu lượng đến tại các nút trong năm dự báo.
Xem xét các thay đổi cấu hình mạng (khả năng thêm, bớt nút mạng).
Ngoại suy từ ma trận lưu lượng khởi điểm, xây dựng ma trận lưu lượng cho các năm dự báo.
Xác định mục tiêu
Khi lập kế hoạch mạng lưới, chiến lược chung như là cấp của dịch vụ sẽ được đưa ra. Khi đó các dịch vụ bắt đầu với việc đầu tư là bao nhiêu và cân bằng lợi nhuận và chi phí như thế nào, cần phải được xem xét phù hợp với chính sách của chính phủ. Những vấn đề này phải được xác định một cách rõ ràng như là mục tiêu của kế hoạch.
- Các điều kiện ban đầu
Để xác định mục tiêu, yêu cầu các nhân tố sau đây:
Mục tiêu quản lý: để thiết lập kế hoạch và dịch vụ một cách rõ ràng.
Chính sách quốc gia: do mạng lưới là một nhân tố công cộng quan trọng, nên nó có quan hệ rất chặt chẽ với chính sách quốc gia.
Dự báo nhu cầu và sự phân bố của nó.
Dự báo lưu lượng.
Đây là các nhân tố chính quyết định cấu hình cơ bản của mạng lưới và không thể thiếu được để đầu tư thiết bị một cách hiệu quả.
Xu hướng của công nghệ và điều kiện của mạng lưới hiện tại cũng ảnh hưởng đến việc xác định các mục tiêu.
- Những yếu tố cần được xem xét trong khi xác định mục tiêu
Cấu trúc mạng của dịch vụ.
Dựa trên kinh nghiệm phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, công nghệ thích hợp cho việc cung cấp dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng là công nghệ PHS/iPAS. Cấu trúc mạng lưới cũng tương tự như cấu trúc mạng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa là dựa trên nền mạng PSTN có sẵn. Cấu trúc mạng như sau:
Tổng đài Local Tandem
Mạng PSTN
PC = 4520
M3
M2
M1
IF3 (ISUP)
4541 4542 4543
GW3
GW2
GW1
Q.931
CSCS
CSCS
CSCS
Phần vô tuyến
Tới các CS và PS
Hình 3.1 : Cấu trúc mạng di động nội vùng
Xác định các mục tiêu vùng dịch vụ
Các mục tiêu được định nghĩa cho một vùng dịch vụ bao gồm toàn bộ các quỹ của chính phủ cho việc lập kế hoạch mạng lưới, các yêu cầu xã hội đối với dịch vụ, phí tổn và lợi nhuận đánh giá đối với việc đưa ra các dịch vụ, và phạm vi của vùng hành chính. Về cơ bản, một vùng dịch vụ được xác định để xem xét lợi nhuận và phí tổn được đánh giá từ nhu cầu của vùng, song song với các mục tiêu dài hạn. Thậm chí ngay cả khi lợi nhuận dự tính rất nhỏ so với phí tổn, nó vẫn có thể được xác định là một vùng dịch vụ trong trường hợp có các nhân tố quan trọng như là tính xã hội đối với dịch vụ, sự hạn chế bởi vùng hành chính, sự phù hợp với các chính sách quốc gia và kinh tế địa phương.
Xác định các mục tiêu cho chất lượng liên lạc
Khi xác định mục tiêu cho chất lượng liên lạc, phải để ý tới khuyến nghị CCITT, các luật lệ và quy định liên quan trong quốc gia, mức độ thoả mãn người sử dụng, các tác động xã hội, tính khả thi về mặt kỹ thuật, và chi phí. Cityphone được xây dựng dựa trên mạng PSTN có sẵn, vì thế phải chấp nhận sự điều chỉnh giữa mạng PSTN hiện tại và mạng Cityphone sẽ triển khai.
Kế hoạch cơ bản
Kế hoạch cơ bản là khung công việc cơ bản của mạng lưới. Kế hoạch cơ bản có thể bao trùm một giai đoạn là 20 năm hoặc 30 năm. Kế hoạch này bao gồm các phần rất khó thay đổi như là cấu hình mạng lưới, vị trí các văn phòng và kế hoạch đánh số. Các phần này được lên kế hoạch theo các mục tiêu được xác định trong phần trên.
- Cấu hình mạng lưới
Thiết kế sơ lược các trạm chuyển mạch nội hạt và các trạm chuyển mạch đường dài cho nhu cầu, lưu lượng và vùng dịch vụ của chúng; xác định khung công việc đồng bộ; sau đó đến xác định các tuyến tối ưu, lưu ý đến cấu hình mạng lưới.
- Kế hoạch đánh số
Cân đối giữa nhu cầu và cấu hình mạng lưới để xác định dung lượng vùng và cơ cấu đánh số tối ưu nhất.
- Kế hoạch báo hiệu
Xem xét sự phân loại dịch vụ và cấu trúc mạng lưới để xác định nhân tố yêu cầu cho hệ thống báo hiệu.
- Kế hoạch cước
Xem xét sự phân loại dịch vụ, hệ thống giá, cấu trúc mạng lưới, và kế hoạch đánh số để xác định hệ thống cước tối ưu.
- Kế hoạch vị trí tổng đài
Xem xét nhu cầu, lưu lượng và cấu trúc mạng lưới, và hệ thống giá cước để xác định vị trí của mỗi tổng đài và vùng dịch vụ của nó sao cho chi phí thiết bị được giảm nhiều nhất.
Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch thực hiện thường tối đa là 10 năm. Thậm chí nó còn bao hàm cả kế hoạch thiết bị cho các giai đoạn ngắn hơn. Kế hoạch thực hiện được dựa trên các kết quả của kế hoạch cơ bản. So với kế hoạch cơ bản, kế hoạch thực hiện yêu cầu độ chính xác cao hơn khi tối ưu hoá đầu tư, khi đánh giá về quy mô cũng như dung lượng của thiết bị.
Tính toán thiết bị và đánh giá chi phí
Tính toán thiết bị để đánh giá số lượng của thiết bị theo đường lối của kế hoạch cơ bản và kế hoạch thực hiện. Thiết bị bao hàm thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, OSP, dân dụng, nguồn điện, trang thiết bị xây dựng. Độ dài của giai đoạn tính toán thường khoảng 3 năm. Khi quyết định một kế hoạch, phải tính toán đến tổng số đầu tư thiết bị và xem xét đến chất lượng và hiệu quả đầu tư. Ngoài ra cũng phải xem xét đến việc kết hợp các thiết bị một cách hiệu quả nhất.
Sử dụng các chính sách Marketing để quảng bá sản phẩm và phát triển thuê bao
Chính sách giá cước
Dịch vụ điện thoại di động nội vùng với mục tiêu là cung cấp dịch vụ điện thoại di động giá rẻ cho người sử dụng, vì vậy Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần xây dựng mức giá cước hợp lý để thu hút đước sự chú ý của khách hàng. Trên cơ sở mức giá cước dịch vụ đang được triển khai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Bưu điện Thành phố Hải Phòng có thể được xây dựng mức cước phù hợp với thu nhập của người dân lao động Thành phố. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu thử nghiệm cần áp dụng mức giá cước thấp để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Bên cạnh đó, hình thức thanh toán của dịch vụ di động nội vùng cần phải linh hoạt, bao gồm cả di động nội vùng trả trước và trả sau để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Trong loại hình dịch vụ di động nội vùng trả sau cần phải có các loại thẻ với các mệnh giá khác nhau cho phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo.
Các hoạt động quảng cáo
Hoạt động quảng cáo phải được xác định mục tiêu rõ ràng trước khi tiến hành. Khi bắt đầu triển khai thì quảng cáo là một trong các hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm, tạo ra nhận biết và gây sự chú ý cho khách hàng đến sản phẩm dịch vụ. Từ đó làm cho khách hàng có mong muốn được sử dụng dịch vụ.
Đối với hình ảnh về Bưu điện Thành phố Hải Phòng.
Thông điệp quảng cáo về hình ảnh Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần nhấn mạnh vị thế hiện nay của Bưu điện Thành phố Hải Phòng là nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông lớn nhất tại Hải Phòng với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, uy tín lâu năm với khách hàng, phục vụ trên khắp cả Thành phố Hải Phòng. Kế hoạch quảng cáo về Bưu điện Thành phố Hải Phòng, trang Web về Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần được triển khai trên các phương tiện thông tin như bảng quảng cáo tấm lớn tại một số nơi tập trung dân cư, các khu công nghiệp, khu chung cư mới; áp phích, băng rôn, biển hiệu tại trụ sở công ty, tại các cơ sở của Bưu điện va tại các đại lý uỷ quyền cung cấp dịch vụ điện thoai di động nội vùng.
Thông điệp quảng cáo về Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần được truyền đi trên một số báo chí như Thương mại, Kinh doanh và tiếp thị, Thời báo kinh tế, đặc biệt là trên hệ thống phát thanh và truyền hình Hải Phòng cũng như các báo Hải Phòng
Đối với hình ảnh về dịch vụ điện thoại di động nội vùng.
Đây là một dịch vụ hoàn toàn mới nên ít người biết đến. Vì thế các hoạt động quảng cáo trong giai đoạn đầu nhằm quảng bá sản phẩm đến cho khách hàng. Hoạt động quảng cáo được triển khai dưới hình thức các bảng hiệu lớn được đặt tại các trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc trong toàn Thành phố. Ngoài ra có có thể tổ chức phát tờ rơi tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; dán các áp phích quảng cáo tại các công ty, nhà máy, xí nghiệpCần phải xây dựng một trang Web riêng về dịch vụ di động nội vùng tại Hải Phòng.
Trong nội dung quảng cáo về dịch vụ di động nội vùng, cần nhấn mạnh đây là một dịch vụ di động có khả năng cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ như đối với mạng di động diện rộng hiện nay như Vinaphone, Mobilphone đang cung cấp. Đặc biệt là dịch vụ điện thoại di động này có mức cước bằng với dịch vụ điện thoại cố định, rất phù hợp với công nhân, người có thu nhập thấp, và phù hợp trong trường hợp bố mẹ muốn quản lý con cái.
Cần tiến hành tuyên truyền cho khách hàng về dịch vụ di động nội vùng, về những lợi ích mà dịch vụ mang lại cho người sử dụng. Nhiều người cho rằng sử dụng dịch vụ điện thoại di động hiện nay là xa xỉ vì mức giá cước của các loại hình dịch vụ điện thoại di động đang cung cấp trên địa bàn Hải Phòng còn cao với đa số người dân. Khi loại hình điện thoại di động nội vùng được triển khai, với mức cước rẻ như cước điện thoại cố định thì số lượng người sử dụng điện thoại di động sẽ chắc chắn tăng lên nếu như có hình thức quảng cáo, tuyên truyền và thúc đẩy tiêu dùng hợp lý
Gia tăng các hoạt động khuyến mại
Trên cơ sở kết quả điều tra từ khách hàng, Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần quan tâm đến các hoạt động khuyến mại. Tránh tư tưởng cho rằng “khuyến mại là những chi phí mất đi của doanh nghiệp”. Điều này khiến cho các hoạt động đầu tư tiến hành một cách dè dặt.
Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần có kế hoạch khuyến mại cho từng thời kỳ cụ thể, tránh tình trạng chỉ khuyến mại khi có nhu cầu đột xuất. Để chương trình khuyến mại đạt hiệu quả Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần làm tốt công tác tổ chức và quản lý. Đầu tiên là vấn đề lựa chọn nhân lực tham gia hoạt động khuyến mại, Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần công bố công khai cho khách hàng về giá trị khuyến mại được hưởng và đặc biệt là khâu đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến mại đạt được.
Hiệu quả hoạt động khuyến mại nên được xem xét và đánh giá nghiêm túc thông qua các yếu tố như:
Tốc độ phát triển dịch vụ trước, trong và sau đợt khuyến mại.
Tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường trước, trong và sau đợt khuyến mại.
Khảo sát khách hàng để biết được tác động của chương trình khuyến mại, những hạn chế để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Bưu điện Thành phố Hải Phòng cũng nên có sự chuẩn bị và lựa chọn kỹ thuật khuyến mại phù hợp với mục tiêu của chương trình khuyến mại để kích thích mua và sử dụng dịch vụ hay để tăng cường sự chung thuỷ của khách hàng.
Các hoạt động hỗ trợ khách hàng
Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp dịch vụ di động cạnh tranh với nhau trên địa bàn Hải Phòng. Vì vậy, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn nhà cung cấp để sử dụng dịch vụ. Các công ty cung cấp dịch vụ tốt nhất thoả mãn những nhu cầu và mong đợi của khách hàng sẽ giành được lợi thế. Sự chung thuỷ của khách hàng đối với doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào mức độ thoả mãn mà trong đó việc chăm sóc khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Để đảm bảo cho sự thành công khi triển khai dịch vụ di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng thì công tác chăm sóc khách hàng là một nhân tố quan trọng. Vì vậy, Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần có kế hoạch tổ chức bộ phận này sao cho đem lại hiệu quả cao nhất, phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng nhằm giữ uy tín, tạo khả năng cạnh tranh cao cho dịch vụ trên thị trường các dịch vụ điện thoại di động.
Các hoạt động hỗ trợ khách hàng mà Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần triển khai khi đưa dịch vụ di động nội vùng vào khai thác như là:
Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật:
Hỗ trợ giải đáp thắc mắc trên điện thoại về dịch vụ, về thiết bị đầu cuối. Hướng dẫn, khắc phục những khó khăn khi sử dụng dịch vụ. Có thể tổ chức những trung tâm sữa chữa điện thoại di động để phục vụ khách hàng có nhu cầu và áp dụng mức giá hấp dẫn cho những khách hàng thường xuyên của dịch vụ. Ngoài ra, cần tổ chức bộ máy giải đáp thắc mắc cho khách hàng về cách hoà mạng, cách sử dụng dịch vụ và giải thích cho các khách hàng về sự cố xảy ra miễn phí.
Một điểm rất quan trọng trong việc tăng cường hoạt động hỗ trợ kỹ thuật là Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần thiết phải xác định cho đội ngũ cán bộ, nhân viên về vai trò của khách hàng trong kinh doanh dịch vụ trong thời kỳ mới. Khắc phục tâm lý coi thường thắc mắc của khách hàng, để nâng cao chất lượng hỗ trợ khách hàng.
Tăng cường hỗ trợ trực tuyến trên mạng.
Bưu điện Thành phố Hải Phòng nên phát triển bộ phận trả lời tự động, tăng cường các ứng dụng giao tiếp tương tác với khách hàng như: Tự động nhận câu hỏi của khách hàng, tra cứu thông minh các từ khoá trong yêu cầu và gửi lại nhanh các giải đáp sơ bộ qua tin nhắn; hoặc nhận các câu hỏi tự động gửi tới bộ phận xử lý tương ứng để trả lời nhanh chóng cho khách hàng.
Đồng thời, Bưu điện Thành phố Hải Phòng phải thường xuyên tổ chức tìm hiểu và thu thập các ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động hỗ trợ kỹ thuật. Hoạt động điều tra này có thể tiến hành theo hình thức là gửi các câu hỏi tới khách hàng qua hệ thống tin nhắn, phiếu điều tra được đặt tại các đại lý và trung tâm chăm sóc khách hàng. Và cũng đề nghị khách hàng đóng góp ý kiến để ngày càng hoàn thiện hơn hoạt động hỗ trợ khách hàng.
Tổ chức nghiên cứu thị trường
Để các hoạt động nghiên cứu thị trường của Bưu điện Thành phố Hải Phòng phục vụ tốt cho yêu cầu kinh doanh, Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên và đồng bộ với tất cả các dịch vụ của Bưu điện Thành phố Hải Phòng.
Phòng chăm sóc khách hàng của Bưu điện Thành phố Hải Phòng nên xây dựng, lập kế hoạch và hướng dẫn các trung tâm, các bưu cục thực hiện nghiên cứu thị trường của từng khu vực đối với các loại hình dịch vụ theo cách như sau:
Nghiên cứu định kỳ: nội dung nghiên cứu là về tình hình cung câp dịch vụ hiện tại, đánh giá về các dịch vụ của đơn vị, các nhu cầu mới để từ đó có chính sách phát triển dịch vụ. Trong nghiên cứu cần đi sâu tìm hiểu về nhu cầu, dự đoán phát triển thị trường trong tương lai chứ không chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhận phản ánh của khách hàng.
Thông qua nhân viên bán hàng trực tiếp, thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh, các dịch vụ cạnh tranh để có cơ sở ra quyết định chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
Mở rộng hệ thống đại lý.
Mục tiêu của biện pháp này là xây dựng hệ thống kênh phân phối gồm nhiều cấp kênh khác nhau.
Ngoài những trung tâm hoà mạng trực tiếp do Bưu điện Thành phố Hải Phòng quản lý, xây dựng hệ thống các trung tâm hoà mạng đại lý đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật và mức hoa hồng hấp dẫn và hợp lý. Bên cạnh đó, cần phát triển hệ thống đại lý bán thẻ điện thoại trả sau; hệ thống các nhân viên, các điểm thu cước dịch vụ điện thoại di động nội vùng trả sau thuận tiện cho khách hàng.
Bưu điện Thành phố Hải Phòng phải xây dựng quy chế đại lý cung cấp dịch vụ một cách chi tiết theo quy chế của VNPT và có thể đưa ra những quy chế riêng của mình kiến nghị VNPT cho được áp dụng đối với các đại lý trong địa bàn Hải Phòng nếu thấy cần thiết.
Bưu điện Thành phố Hải Phòng phải tận dụng hệ thống bán hàng rất lớn và trải đều trên toàn bộ lãnh thổ của Hải Phòng. Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần tập trung đào tạo, hướng dẫn về nghiệp vụ cho hệ thống nhân viên tại các điểm bán hàng này.
Đề xuất và kiến nghị
Hệ thống thông tin di động nội vùng là một hệ thống thông tin di động có khả năng cung cấp được nhiều loại hình dịch vụ với giá cước có thể chấp nhận được. Đây là một hệ thống được cung cấp ở nhiều nước trên thế giới. Hệ thống này rất phù hợp cho những nước có mức thu nhập bình thường. Ngoài ra, hệ thống này có thể kết hợp với các hệ thống khác để cung cấp các dịch vụ viễn thông ở các khu vực có mật độ thuê bao cao cũng như các khu vực nông thôn, miền núi.
Để có triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng, cần phải có các biện pháp mang tầm vĩ mô của Nhà nước, Bộ Bưu chính - Viễn thông và sự cho phép và đầu tư của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông.
Với Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông.
Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông trên cơ sở đã nghiên cứu đầy đủ những yếu tố cần thiết để phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng cần đề xuất, xin phép Bộ Bưu chính Viễn thông và Nhà Nước được cấp phép để cung cấp dịch vụ này tại thành phố Hải Phòng. Đông thời Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông là đơn vị chủ quản của quá trình đầu tư khai thác dịch vụ di động nội vùng tại Bưu điện Hải Phòng, hướng dẫn và giao trách nhiệm cụ thể cho Bưu điện Hải Phòng trong quá trình triển khai dịch vụ.
Với Bộ Bưu chính - Viễn thông
Bộ Bưu chính Viễn thông trên cơ sở xem xét những kiến nghị của Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông và xem xét tình hình thực tế của Thành phố Hải Phòng mà cấp giấy phép cho Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông được cung cấp dịch vụ di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng.
Đồng thời Bộ Bưu chính Viễn thông cần hoàn thiện hệ thống pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Viễn thông. Bổ sung các văn bản pháp luật, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp cung câp dịch vụ điện thoại di động.
KẾT LUẬN
Trong bất kỳ một xã hội nào, các doanh nghiệp, các ngành vừa là đối tượng, vừa là động lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế. Nước ta nói chung, Hải Phòng nói riêng, đang ở trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập quốc tế. Ngành Bưu chính Viễn thông cũng như các ngành khác trong nền kinh tế muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng ở thị trường nội địa cũng như trên thương trường quốc tế. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ để tăng nhanh khả năng tiêu thụ sản phẩm là vấn đề then chốt đối với sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các ngành thâm nhập thị trường quốc tế, tạo môi trường cho các doanh nghiệp, các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ tiếp cận dần với các tiêu chuẩn quốc tế, trao đổi và tiếp thu các kỹ năng quản lý, tiếp thị, công nghệ của nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Với mục tiêu nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng, đề tài đã có những cố gắng nghiên cứu một số điểm cơ bản sau:
Khái quát những vấn đề chung về dịch vụ di động nội vùng.
Nêu những khả năng phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng của Bưu điện Thành phố Hải Phòng.
Đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng.
Hy vọng rằng đề tài có thể đóng góp và mục tiêu phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng. Kinh doanh trên thị trường điện thoại di động đang bắt đầu bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt của các nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, để giữ được vị thế của mình thì Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông cần có những bước đi thích hợp trong việc triển khai và cung cấp dịch vụ.
Đề tài được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của CN. Ao Thu Hoài, cùng các thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông. Tuy đã có nhiều cố gắng, song điều kiện trình độ cũng như khả năng tổng hợp, phân tích kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các Thầy Cô và các Bạn tham gia để đề tài đạt kết quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Minh Huyền, Lập kế hoạch phát triển mạng Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện – 2002.
Nguyễn Hoài An, Nguyễn Thị Minh An, Quản trị sản xuất Viễn thông, Tài liệu giảng dạy – 2002.
Các trang web: http//www.cityphone.com; http//www.vnpt.com; http//www.vnexpress.net.
Đồ án tốt nghiệp: Các công nghệ ứng dụng cho điện thoại di động nội vùng tại Việt Nam, Hoàng Thanh Phúc – Đ99VT.
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phát triển dịch vụ Internet tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng, Vũ Ngọc Hưng – Đ99QTKD.
Đề tài: Xây dựng tiêu chí đánh giá và phương pháp đo kiểm chất lượng dịch vụ, chất lượng mạng cho hệ thống thông tin di động nội vùng IPAS, Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện – 2004.
THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Trong đề tài đã sử dụng các thuật ngữ và chữ viết tắt sau
BS
Base Station
Trạm cơ sở
BSS
Base Station System
Hệ thống trạm cơ sở
C7
Signalling System No.7
Hệ thống báo hiệu C7
CDMA
Code Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo mã
CS
Cell Station
Trạm tế bào
CSC
Cell Station Cotroller
Trạm điều khiển tế bào
DSS 1
Digital Subscriber Signalling No.1
Báo hiệu thuê bao số 1
ERP
Ear Reference point
Điểm giao tiếp nghe
ET
Exchange Termination
Tổng đài đầu cuối
FDMA
Frequency Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo tần số
GW
Gateway
Cổng
ICS
Indoor Cell Station
Trạm tế bào trong nhà
IN
Intelligent Network
Mạng thông minh
IPAS
IP based personal Access System
Hệ thống truy nhập cá nhân dựa trên IP
ISDN
Integrated Services Digital Network
Mạng số liên kết đa dịch vụ
ISUP
ISDN user part
Phần đối tượng dùng ISDN
LE
Local Exchange
Tổng đài nội hạt
LEX
Local Exchange
Tổng đài nội hạt
MS
Mobile Station
Thuê bao di động
MSC
Mobile Switching Center
Trung tâm chuyển mạch di động
OCS
Outdoor Cell Station
Trạm tế bào ngoài trời
OFL
Over Flow
Tràn lưu lượng
OSF
Operations System Funtion
Chức năng khai thác hệ thống
OSS
Operatings Service System
Hệ thống vận hành dịch vụ
PHS
Personal Handy – phone System
Hệ thống di động cầm tay cá nhân
SMS
Sort massage
Dịch vụ bản tin ngắn
TDMA
Time Divition Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo thời gian
TE
Transit Exchange
Tổng đài chuyển tiếp
TE
Terminal Equipment
Thiết bị đầu cuối
TEX
Transit Exchange
Tổng đài chuyển tiếp
UA
Unnumbered Acknowleggement
Xác nhận không đánh số
VNPT
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
PHS/iPAS
Personal Handyphone System/Internet Protocol Access System
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0085.doc