Đề tài Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trên bán đảo Đông dương

Lực lượng lao động trong ngành du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 1991, cả nước ta có trên 20 nghìn lao động trực tiếp trong du lịch, đến năm 2000 đã tăng lên 150 nghìn: lao động gián tiếp ước khoảng 330 nghìn. Cơ sở đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch có nhiều bước phát triển. Cả nước hiện có 46 trường và trung tâm dạy nghề du lịch. Trong đó có 24 trường đại học và cao đẳng có khoa du lịch hoặc có bộ môn chuyên ngành du lịch và 22 trường trung học chuyên nghiệp và trung tâm dạy nghề du lịch. Trường Du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Huế được Luxembourg tài trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, chương trình đào tạo và huấn luyện giáo viên dạy nghề để làm lòng cốt cho hệ thống đào tạo nghề du lịch. Tuy cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu, song công tác đào tạo, bồi dưỡng đá có những chuyển biến quan trọng, góp phần tích cực trong đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành. Trong số lao động trực tiếp, hiên có khoảng 7% đạt trình độ đại học, số lượng được đào tạo qua các trường dạy nghề chiếm tỷ lệ cao. Đây là những thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của ngành Du lịch của Việt Nam trong hiện tại và tương lai. * Đối với ngành du lịch Lào và Campuchia. Đội ngũ cán bộ của ngành du lịch Lào và Campuchia trong thời gian vừa qua chủ yếu là vừa làm vừa học. Song đứng trước một thực tế đua chen với du lịch quốc tế, thì đội ngũ cán bộ du lịch của Lào và Campuchia chẳng những cần tăng về số lượng mà yêu cầu cần phải tăng cả về chất lượng đó là điều bất cập nhất đặt ra. Vì hiện nay lực lượng lao động làm trong lĩnh vực du lịch chiếm tỷ lệ không cao, Campuchia có khoảng 18,2% lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ. Hơn nữa chất lượng lao động của Campuchia còn rất thấp, hiện nay số nam biết chữ chỉ là 47,6%, số nữ biết chữ là 22%, và chỉ có khoảng 37,1% người trưởng thành biết chữ nhưng tỉ lệ này không đồng đều giữa thành phố và nông thôn.

doc50 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trên bán đảo Đông dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch, mục tiêu ngắn hạn và lâu dài. Nhưng Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong ba nước và đã đề ra những mục tiêu và kế hoạch phát triển cụ thể hơn. Mặt khác do nền kinh tế phát triển hơn với nhiều những thành tựu đạt được và cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế bổ trợ khác nên Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. 2.4.2. Về vấn đề đầu tư phát triển du lịch. * Đảng và nhà nước đã xác định rõ: cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đẩu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường, các di tích lịch sử, văn hoá... Tập trung đầu tư du lịch vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp các khu, điểm du lịch ở các vùng du lịch. Để thực hiện được các mục tiêu trên chính phủ đã xác định rõ các nhiệm vụ cụ thể: Thứ nhất: Đánh giá thực trạng công tác đầu tư du lịch, đặc biệt đối với việc đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, đầu tư xúc tiến, quảng bá, các cơ chế và chính sách đầu tư. Thứ hai: Chú trọng ưu tiên xúc tiến đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, các khu, điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. Phấn đấu thời kỳ 2001 – 2010 hình thành và đưa vào sử dụng bốn khu du lịch tổng hợp quốc gia gắn liền với ba địa bàn trọng điểm kinh tế, 17 khu du lịch chuyên đề với những quy mô và mức độ đầu tư khác nhau ở các địa bàn có tiềm năng du lịch, phù hợp với điều kiện thực tế. Thứ ba: đầu tư hợp lý nâng cấp và phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành, nâng cao chất lượng và tạo ra các sản phẩm du lịch mới; đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch; xây dựng hệ thống các trường đào tạo nghề du lịch, trường đại học du lịch và tăng cường đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, cán bộ xúc tiến quảng bá du lịch... Thứ năm: Ưu tiên đầu tư đối với các địa bàn trọng điểm là Hà Nội và các vùng phụ cận; Hải Phòng – Quảng Ninh; Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam; Văn Phong – Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt; Long Hải – Vũng Tàu – Côn Đảo; thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận và Rạch Giá - Hà Tiên – Phú Quốc với một số dự án cụ thể sau: Các khu du lịch tổng hợp: - Khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long – Cát Bà ( Quảng Ninh – Hải Phòng) gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương – Hải Vân – Non Nước ( Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng) gắn với địa bàn kinh tế động lực miền Trung. - Khu du lịch biển tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh ( Khánh Hoà). - Khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dưỡng núi Dankia – Suối Vàng (Lâm Đồng - Đà Lạt). Các khu du lịch chuyên đề: - Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Sapa ( Lao Cai). - Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể ( Bắc Cạn). - Khu du lịch văn hoá - lịch sử Cổ Loa ( Hà Nội). - Khu du lịch văn hóa, môi trường Hương Sơn ( Hà Tây). - Khu du lịch văn hoá - lịch sử – sinh thái Tam Cốc – Bích Động ( Ninh Bình). - Khu du lịch văn hoá - lịch sử Kim Liên – Nam Đàn ( Nghệ An). - Khu du lịch sinh thái hang động Phong Nha – Kẻ Bàng ( Quảng Bình). - Khu du lịch lịch sử cách mạng đoạn đường mòn Hồ Chí Minh ( Quảng Trị) - Khu du lịch văn hoá Hội An gắn với di tích Mỹ Sơn ( Quảng Nam). - Khu du lịch biển Phan Thiết – Mũi Né ( Bình Thuận). - Khu du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm ( Lâm Đồng) - Khu du lịch sinh thái Rừng Sác Cần Giờ ( thành phố Hồ Chí Minh). - Khu du lịch biển Long Hải – Phước Hải ( Bà Rịa – Vũng Tàu). - Khu du lịch lịch sử – sinh thái Côn Đảo ( Bà Rịa – Vũng Tàu). - Khu du lịch biển đảo Phú Quốc ( Kiên Giang). - Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Đất Mũi ( Cà Mau). - Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ba Vì - Suối Hai ( Hà Tây). Căn cứ thực tế hoạt động du lịch và nhu cầu ngày càng tăng của du khách, trong đó quá trình phát triển có thể xem xét bổ sung đầu tư một số khu vực chuyên đề ở phụ cận trung tâm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long... dọc hành lang các tuyến du lịch quốc gia. . Ưu tiên đầu tư, nâng cấp các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trong toàn quốc cũng như nâng cấp các điểm du lịch dọc theo hành lang các tuyến du lịch quốc gia. . Giai đoạn trước mắt, song song với việc thu hút và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng dựa vào đầu tư trong nước. . Bên cạnh đó cũng xem xét ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch, nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch, kéo dài ngày lưu trú và tăng chi tiêu của khách. . Chỉnh trang nâng cấp các thành phố du lịch Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch ( thị xã) Sapa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên. . Có sự phối hợp với các bộ, ngành chức năng và địa phương liên quan trong việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. + Vấn đề phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu: Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất tốt, cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch khu vực và quốc tế. Phát triển khoa học công nghệ du lịch Việt Nam đạt trình độ khu vực, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu lực kinh doanh du lịch. Để đạt được mục tiêu trên các biện pháp đã được đưa ra: . Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực. . Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch phân bố hợp lý trong phạm vi cả nước ở các cấp dạy nghề, trung cấp, cao đẳng nghề, đại học và trên đại học về du lịch. .Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo đội ngũ lao động du lịch, tiến tới chuẩn hoá chương trình giảng dạy ở các cấp đào tạo. . Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo du lịch; Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành, giữa đào tạo và nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ giáo viên. . Đẩy mạnh công tác nghiên cứu điều tra cơ bản nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quản lý phát triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động du lịch, nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng của Ngành. . Nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí, công nghệ thông tin phục vụ quản lý và kinh doanh du lịch. Tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả internet phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá và khuyến khích ứng dụng thương mại điện tử trong toàn bộ ngành để thúc đẩy kinh doanh du lịch. . Tăng cường chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao hình ảnh, vị thế của Du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới. Đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác phát triển du lịch với các nước, các cá nhân và tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch Việt Nam. * Đối với chính phủ Lào. + Mục tiêu và chính sách phát triển du lịch của Chính phủ: Trước năm 1985 Nhà nước Lào không được dự liệu kế hoạch về chiến lược phát triển du lịch. Sau năm 1985 Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã có chính sách mở rộng về hợp tác kinh tế với nước ngoài và Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã chấp nhận sự hỗ trợ giúp đỡ của cơ quan dữ liệu quốc tế ( OMT) lần đầu tiên sang Lào nghiên cứu và ước tính về tiềm lực trong việc phát triển ngành du lịch ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và qua việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện đó. Nhà nước Lào mới có quyết định phát triển du lịch theo tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên hiện có trong nước, với điều kiện và tiềm lực cụ thể của đất nước. Căn cứ vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào thể hiện trong văn kiện Đại hội V, VI về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch, ngày 04 tháng 10 năm 1989. Theo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã quyết định nói chung về kế hoạch chính sách phát triển và đẩy mạnh việc du lịch đã qua kỳ họp của Nhà nước ngày 02 tháng 05 năm 1996. Cơ quan du lịch quốc gia Lào đã sửa đổi và đưa ra các chính sách để phát triển du lịch, các chính sách đó là: -Thực hành chính sách mở rộng của Nhà nước trong việc hợp tác về kinh tế văn hoá với quốc tế, trong đó rất coi trọng việc hợp tác phát triển du lịch, nhưng các chính sách đó chưa thực sự có hiệu quả trong việc thúc đẩy và tăng cường hợp tác với với các nước trên thế giới để tranh thủ tận dụng mọi nguồn lực cho việc phát triển du lịch. - Đẩy mạnh việc du lịch và công nghiệp du lịch nhằm đưa đời sống của nhân dân của các bộ tộc từng bước được cải thiện và đẩy mạnh việc sản xuất trong nước một cách toàn diện. - Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, lan truyền các truyền thống văn hoá, các phong tục tập quán tốt đẹp, truyền thống anh dũng, bảo vệ các di tích lịch sử nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với đất nước Lào. - Có các chính sách tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập và phân phối thu nhập một cách hợp lý cho các bộ tộc, nhưng các chính sách được đưa ra chưa thực sự hiệu quả và chưa làm thay đổi đời sống của nhân dân các bộ tộc. - Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp và làm ban bè với các nước trên toàn toàn thế giới, trên cơ sở chính sách đối ngoại của Nhà nước với việc đẩy mạnh du lịch và công nghiệp du lịch. Nhưng các mối quan hệ hợp tác phát triển với các nước chủ yếu chỉ trong khu vực và một số nước trên thế giới. Để đẩy mạnh phát triển du lịch, CHDCND Lào đã có tổ chức thực hành thường xuyên nhưng còn thiếu hiệu quả trong việc tổ chức triển khai đường lối chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cơ quan du lịch quốc gia Lào đã nghiên cứu và lập kế hoạch phát triển và đẩy mạnh du lịch theo chính sách của Nhà nước bao gồm: . Phát triển du lịch bền vững gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, lịch sử văn hóa và văn hoá du lịch, không gây ảnh hưởng tới môi trường văn hoá xã hội, giữ gìn và cải thiện cho du lịch có môi trường tốt. . Phát triển du lịch quốc tế là lĩnh vực kinh tế quan trọng tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho Nhà nước bằng ngoại tệ và có thể xúc tiến việc phát triển các lĩnh vực kinh tế khá của đất nước, việc phát triển du lịch quốc tế là phương tiện trong việc giới thiệu về các di sản thiên nhiên, di sản văn hoá của các bộ tộc Lào với các dân tộc trên thế giới. Nhưng công tác quảng bá tuyên truyền chưa đem lại hiệu quả cao và còn có khá nhiều hạn chế, chưa thành lập được các đại diện du lịch tại các nước để tăng cường tuyên truyền quảng bá du lịch với các nước trên thế giới. . Có chủ trương phát triển du lịch có chất lượng cao, nhưng mới chỉ dừng lại ở một số loại hình du lịch mà chưa mở rộng phát triển ra nhiều loại hình do còn thiếu nhiều tiềm lực phát triển. Chủ yếu chỉ căn cứ vào di sản về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử văn hoá của đất nước, thu hút khách du lịch chủ yếu dựa vào hấp dẫn về lịch sử văn hoá. . Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch nhưng còn thiếu hợp lý, lấy du lịch là một trong những bộ phận của chính sách phát triển chung của quốc gia, khu vực và của địa phương. Về sản phẩm du lịch, có nơi du lịch tạo điều kiện thuận lợi trong việc phục vụ về cơ sở hạ tầng, vấn đề quan trọng là cần có sự cân đối với từng loại hình du lịch và cân đối thị trường mục tiêu. . Chưa chú trọng phát triển du lịch nội địa để tạo điều kiện cho nhân dân được nghỉ ngơi và tìm hiểu về môi trường và các di sản lịch sử văn hoá của quốc gia. . Cung cấp trang thiết bị cho việc phục vụ các dịch vụ nhưng chất lượng chưa cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch còn có nhiều hạn chế, các trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo cán bộ chuyên môn về du lịch còn nhiều hạn chế và các điều kiện làm việc của đội ngũ lao động trong ngành chưa được cải thiện do kinh tế chưa phát triển. + Mức độ đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở Lào chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Các cơ sở lớn chủ yếu tập trung ở các thành phố và lẻ tẻ ở các điểm du lịch quan trọng. Trang thiết bị ở đây nhìn chung còn chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách, các cơ sở giải trí còn nhiều hạn chế. Sau quyết định của Chủ tịch Cay Sỏn Phom Vi Hản về việc phát triển công nghiệp du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đã có những chuyển biến mạnh mẽ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. - Về cơ sở lưu trú, nhà hàng: Cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống của ngành du lịch bao gồm các công trình đặc biệt nhằm đảo bảo nơi ăn và giải trí cho khách du lịch. Đây là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản của con người ( ăn và ngủ) khi họ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên. Các cơ sở này chịu sự quản lý của tổ chức xí nghiệp du lịch, hoặc có thể hoạt động độc lập. Chúng được phân hạng tuỳ theo tiêu chuẩn và mức độ đồng bộ của dịch vụ có trong đó. Các cơ sở lưu trú là các cơ sở thương mại kinh doanh buồng giường hay các căn hộ nhằm phục vụ khách vãng lai hay các khách đến nghỉ ngơi. Họ có thể thuê theo ngày, tuần hay tháng. Các cơ sở lưu trú có thể bao gồm các cơ sở ăn uống được kinh doanh quanh năm hay chỉ một tháng trong năm. Các cơ sở lưu trú được chia thành nhiều loại khác nhau. Xây dựng hệ thống khách sạn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Lào và đã nhanh chóng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế và trong nước nhưng không nhiều. ở Lào đã có xuất hiện các tập đoàn khách sạn của các nước trên thế giới như Novotel của Đài Loan, Mường Lào của Trung Quốc, Deawoo của Hàn Quốc, Phalaya của Đài Loan... Bên cạnh đó còn phải kể đến những hiệp hội khách sạn của các tỉnh ở trong nước, đại diện là khách sạn Lạn Xạng. Theo thống kê của cơ quan du lịch Lào năm 2000 có 92 khách sạn, với 3.324 buồng, 5.612 giường; tiếp đó là khách sạn GuesHouse phổ biến rộng rãi ở các địa phương, năm 2000 có 376 nhà khách, có 4.009 buồng với 7.254 giường; nhiều nhất là ở thủ đô Viêng Chăn, Luồngphabang, Xavănnakhêt, Chămpasắc. Tóm lại, các khách sạn, nhà khách, khu nghỉ ngơi, nhà hàng hầu hết tập trung ở các thành phố lớn, nhất là ở thủ đô Viêng Chăn, Luông Pha Bang, Xa Văn Khệt, Chămpasắc... Số lượng khách sạn, nhà khách, khu nghỉ ngơi ( Garden Resort) của Lào năm 1999 được thể hiện ở bảng 5. Các cơ sở lưu trú phân bố không đều và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. bảng 2.2: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở Lào năm 1999. T T Tên các tỉnh Khách sạn Nhà nghỉ Tổng số Số lượng Số buồng Số giường Số lượng Số buồng Số giường Buồng Giường 1. áttapư 1 45 55 3 49 95 94 140 2. Bo Keo 6 106 182 10 201 322 307 504 3. Bo Ly Khăm Xay 0 0 0 16 200 346 200 346 4. Chămpasắc 14 432 772 42 327 519 359 1291 5. Hùa Phăn 2 35 60 8 71 129 106 189 6. Khăm Muôn 3 80 129 10 201 269 281 398 7. Luộng Nặm Tha 2 47 75 23 216 564 263 639 8. Luồng Pha Bang 12 355 607 88 693 1119 1048 1726 9. UĐôm Xay 6 352 773 25 216 432 568 1145 10. Phông xa-ly 2 24 44 9 53 123 77 167 11. Xa La văn 0 0 0 8 66 113 66 113 12. Xa Văn Na Khệt 8 244 380 17 268 415 512 795 13. Xay Nha Bu ly 3 89 136 12 107 167 196 303 14. Xê Koong 1 15 22 0 0 0 15 22 15. Viêng Chăn 26 1348 2149 72 1003 1559 2351 3708 16. Tỉnh Viêng Chăn 2 77 146 12 107 659 184 865 17. Xiêng Khoảng 3 55 102 21 231 424 286 526 18. Khu Đặc Trị 1 20 40 0 0 0 20 40 Tổng số 92 3324 5612 376 4009 7245 7333 12857 - Cơ sở vui chơi giải trí: Lào là một nước quanh năm có hội hè từ tháng giêng cho đến tháng chạp. Trong một tháng có 2 đến 3 ngày hội, chưa kể đến các hội hè của các dân tộc khác, những cuộc vui chơi đó không thể thiếu được múa lăm vông, sự cần thiết tối thiểu phải có ba, bốn cặp trai gái trở lên. Những cuộc vui chơi của các đôi trai gái liên tục diễn ra và không biết khi nào dừng lại. Song song vấn đề ấy, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 của năm sau là hội hè chùa chiền, chùa này kết thúc là lại đến chùa khác, làng xóm tiếp theo. Ngoài việc vui chơi theo làng xóm, chùa chiền trong thành phố ở Lào còn có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng nhưng chưa được tận dụng tốt trong việc đón khách. Hầu như các tỉnh của Lào đều có hang động và thác nước có thể phục vụ khách du lịch, giải trí và tham quan phong cảnh thiên nhiên, du lịch có thể đi picnic, những ngày nghỉ, đi leo núi, đi dạo trong dừng ngắm cảnh cỏ cây hoa lá thơm ngát, tiếng chim muông, thú rừng... Nếu vào hang động chúng ta sẽ thấy dấu vết của những người nguyên thuỷ để lại với nhiều loại khác nhau. Mặc dù có nhiều tiềm năng như vậy, trong các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch vẫn còn thiếu nghiêm trọng. Điều này được cắt nghĩa bằng hai nguyên nhân có quan hệ mật thiết với nhau: số khách du lịch chưa nhiều nên chưa có cơ sở vui chơi giải trí được đầu tư thoả đáng. * Đối với chính phủ Campuchia: chính phủ Campuchia chưa có chính sách đầu tư thoả đáng cho ngành du lịch do vậy việc phục vụ nhu, đáp ứng nhu cầu của khách còn nhiều hạn chế. Sự nghèo nàn về cơ sở vật chất- kỹ thuật, sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng vẫn đang là một vấn đề đặt ra với ngành du lịch Campuchia. Cho đến nay Campuchia vẫn chưa có những cơ sở vui chơi giải trí, khu du lịch tầm cỡ gắn với danh lam thắng cảnh như ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Số lượng vốn cần huy động vào lĩnh vực này là rất lớn trong khi đó năng lực huy động vốn của Campuchia còn nhiều hạn chế, chính sách động viên các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa thích hợp. Do vậy nguồn vốn còn nhiều hạn hẹp, đưa đến việc nâng cấp, xây dựng mới, duy tu, bảo dưỡng, tôn tạo còn nhiều chắp vá, manh mún. Hiện tượng đầu tư tràn lan không tập trung trọng điểm còn diễn ra ở nhiều nơi. Cơ sở hạ tầng và giao thông còn quá nghèo làn nên việc vận chuyển du khách còn chậm chiếm nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ, tham quan… không đáp ứng được nhu cầu của khách. Vấn đề đầu tư phát triển du lịch là vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch của mỗi nước và nó hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước và tiềm lực kinh tế của nước đó. Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển hơn so với hai nước Lào và Cămpuchia, chính phủ Việt Nam khá coi trọng công tác đầu tư phát triển du lịch và đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển du lịch với phạm vi rộng trong cả nước, trong đó đặc biệt ưu tiên một số khu vực trọng điểm có nhiều tiềm năng và lợi thế. Với những chính sách đầu tư hợp lý và tích cực như vậy nên Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu với lượng khách quốc tế đến hàng năm tăng lên nhanh chóng một cách đều đặn và ổn định qua các năm, doanh thu du lịch tăng đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. 2.5. Lao động trong du lịch. * Đối với ngành du lịch Việt Nam. Lực lượng lao động trong ngành du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 1991, cả nước ta có trên 20 nghìn lao động trực tiếp trong du lịch, đến năm 2000 đã tăng lên 150 nghìn: lao động gián tiếp ước khoảng 330 nghìn. Cơ sở đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch có nhiều bước phát triển. Cả nước hiện có 46 trường và trung tâm dạy nghề du lịch. Trong đó có 24 trường đại học và cao đẳng có khoa du lịch hoặc có bộ môn chuyên ngành du lịch và 22 trường trung học chuyên nghiệp và trung tâm dạy nghề du lịch. Trường Du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Huế được Luxembourg tài trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, chương trình đào tạo và huấn luyện giáo viên dạy nghề để làm lòng cốt cho hệ thống đào tạo nghề du lịch. Tuy cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu, song công tác đào tạo, bồi dưỡng đá có những chuyển biến quan trọng, góp phần tích cực trong đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành. Trong số lao động trực tiếp, hiên có khoảng 7% đạt trình độ đại học, số lượng được đào tạo qua các trường dạy nghề chiếm tỷ lệ cao. Đây là những thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của ngành Du lịch của Việt Nam trong hiện tại và tương lai. * Đối với ngành du lịch Lào và Campuchia. Đội ngũ cán bộ của ngành du lịch Lào và Campuchia trong thời gian vừa qua chủ yếu là vừa làm vừa học. Song đứng trước một thực tế đua chen với du lịch quốc tế, thì đội ngũ cán bộ du lịch của Lào và Campuchia chẳng những cần tăng về số lượng mà yêu cầu cần phải tăng cả về chất lượng đó là điều bất cập nhất đặt ra. Vì hiện nay lực lượng lao động làm trong lĩnh vực du lịch chiếm tỷ lệ không cao, Campuchia có khoảng 18,2% lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ. Hơn nữa chất lượng lao động của Campuchia còn rất thấp, hiện nay số nam biết chữ chỉ là 47,6%, số nữ biết chữ là 22%, và chỉ có khoảng 37,1% người trưởng thành biết chữ nhưng tỉ lệ này không đồng đều giữa thành phố và nông thôn. Số lao động trong ngành du lịch Campuchia năm 2003 Cán bộ quản lý Lao động chuyên môn kỹ thuật Lao động trực tiếp theo nghề Tổng số 466 1.812 15.912 18.190 Khách sạn 349 1383 11.202 12.934 Lữ hành 21 206 1.146 1.373 Khu du lịch 96 233 3.364 3.883 Nhìn chung lực lượng lao động làm trong lĩnh vực du lịch của Lào và Campuchia có chất lượng chưa cao, những người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ rất thấp. Trình độ chuyên môn của người lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành, các cơ sở đào tạo du lịch còn ít, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo trên thực tế. Đây là những khó khăn rất lớn trong sự phát triển của du lịch của Lào và Campuchia cần phải được nhanh chóng có những biện pháp kịp thời hiệu quả. Nguồn lực trong du lịch có vai trò khá quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch, trong đó chất lượng của nguồn nhân lực được đặc biệt coi trọng. Nguồn nhân lực của Việt Nam có trình độ chuyên môn cao và số lượng phong phú hơn so với nguồn nhân lực du lịch của hai nước Lào và Cămpuchia. Đó là một lợi thế lớn của ngành du lịch Việt Nam trong khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách, cũng như tăng khả năng cạnh tranh nói chung của cả ngành du lịch ,chúng ta cần nắm bắt lợi thế này và tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực. 2.6. Về cơ chế chính sách và sự quản lý. * Đối với Việt Nam: cơ chế chính sách về du lịch được bổ sung, bộ máy quản lý Nhà nước, hệ thống kinh doanh du lịch được kiện toàn và sắp xếp lại một bước, hoạt động thích nghi dần với cơ chế mới. Pháp lệnh Du lịch và nhiều văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, liên quan đến du lịch được ban hành hoặc điều chỉnh, sửa đổi phù hợp hơn với điều kiện thực tế, nâng cao hiệu lực thực hiện. Bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch được kiện toàn dần; Tổng Cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ cùng với 13 Sở Du lịch, một sở Du lịch -Thương mại và 47 Sở Thương mại- Du lịch ở 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang từng bước vươn lên thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước và từng địa phương. Hệ thống kinh doanh du lịch với 108 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, khoảng 500 doanh nghiệp lữ hành nội địa, trên 3.000 khách sạn thuộc mọi thành phần kinh tế đang được sắp xếp lại. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được phân loại và xếp hạng với trên 460 khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao, góp phần tăng cường và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh du lịch, từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ lữ hành, hướng dẫn, lưu trú và vận chuyển khách du lịch. * Đối với Lào: Theo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước CHDND Lào đã quyết định nói chung về kế hoạch chính sách phát triển và đẩy mạnh việc du lịch Lào noid riêng, và căn cứ kế hoạch chiến lược đẩy mạnh việc du lịch đã qua kỳ họp của nhà nước ngày 02/05/1996. Cơ quan du lịch Lào đã sửa đổi và đưa ra các chính sách để thu hút khách du lịch như: + Thực hành chính sách mở rộng của Nhà nước trong việc hợp tác về kinh tế văn hoá với quốc tế. + Đẩy mạnh phát triển du lịch và công nghiệp du lịch nhằm đưa đời sống của nhân dân các bộ tộc tốt lên một bước và việc sản xuất trong nước. + Tạo ra công ăn việc làm, tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập một cách hợp lý. - Phát triển du lịch bền vững do bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, lịch sử và văn hoá du lịch không gây ảnh hưởng tới môi trường văn hoá xã hội, giữ và cải thiện cho du lịch có môi trường tốt. - Phát triển du lịch quốc tế là lĩnh vực kinh tế quan trọng tạo ra công việc và thu nhập cho Nhà nước bằng ngoại tệ và có thể xúc tiến việc phát triển trong lĩnh vực kinh tế khác, việc phát triển du lịch quốc tế là phương tiện trong việc giới thiệu về di sản thiên nhiên, lịch sử văn hoá của Lào cho thế giới. - Phát triển du lịch có chất lượng cao, căn cứ vào di sản về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử văn hoá của đất nước, thu hút khách du lịch mà có khả năng tiêu dùng và biết tôn trọng môi trường, lịch sử văn hoá của Lào, đẩy mạnh việc du lịch văn hoá, du lịch làng quê và thiên nhiên, du lịch mạo hiểm và không đẩy mạnh du lịch mà xảy ra vấn đề môi trường xã hội mà không tốt cho Lào. - Phát triển du lịch bảo hộ và khôi phục môi trường tự nhiên như bảo vệ phong cảnh, nguồn nước, động vật rừng và hệ thống sinh thái. Huy động nhân dân địa phương tham gia trong việc bảo hộ tài nguyên thiên nhiên. - Phát triển du lịch mà bảo hộ khu di tích lịch sử văn hoá, phát huy bản sắc dân tộc, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động du lịch. - Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cho hợp lý, lấy việc du lịch là một trong bộ phận của chính sách phát triển quốc gia, khu vực và của địa phương. về sản phẩm du lịch, chỗ du lịch tạo điều kiện thuận lợi trong việc phục vụ cơ sở hạ tầng, cần có sự cân đối từng loại du lịch và cân đối với từng thị trường mục tiêu. - Cung cấp các trang thiết bị có chất lượng cao cho việc phục vụ dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp cho nhu cầu của du lịch có chất lượng cao và không gây ra vấn đề môi trường, trang bị các thiết bị phục cho việc đào tạo các cán bộ có chuyên môn về du lịch, nâng cấp chỗ làm việc, sử dụng và tuyển mộ cán bộ trong địa phương. - Phát triển du lịch nội địa, cho nhân dân Lào được đi nghỉ ngơi và hiểu biết về môi trường , lịch sử văn hoá của quốc gia. Đối với Campuchia: Công tác quản lý của chính phủ hoàng gia, quản lý kinh tế còn nhiều mặt yếu kém. Một số chính sách như: quản lý liên ngành, ban hành luật du lịch, ban hành tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn… chậm được nghiên cứu. Khi đã có chính sách lại chậm triển khai như quy chế quản lý Karaoke, vũ trường, massage, sông hơi, các tệ nạn mại dâm, ăn xin, ăn trộm, bán hàng rong ở các khu du lịch, nhiều hiện tượng không phù hợp với yêu cầu văn minh du lịch vẫn tồn tại. Đó là hậu quả của sự thiếu đồng bộ trong việc phối hợp hành động giữa du lịch và các ngành nội vụ, văn hoá thông tin và chính quyền các cấp. Tình trạng lộ xộn tròn việc quản lý du lịch, kinh doanh lữ hành, khách sạn vẫn chưa được chấm dứt. Việc bảo vệ môi trường nhằm phát triển lâu dài du lịch “xanh tươi”, “trong sạch” và “bền vững” ở Campuchia đang đặt ra rất nhiều vấn đề cấp thiết với các nhà lãnh đạo từ trung ương đến địa phương có liên quan đến vấn đề này. cần phải giải quyết nhanh nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động du lịch. Mặc dù cơ chế chính sách quản lý ngành du lịch của Việt Nam đã và đang được hoàn thiện. Nhưng hiện nay điều đáng nói là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay ỏ Việt Nam xuất hiện một cách tự phát do vậy gây ra khó khăn cho công tác quản lý, chất lượng của sản phẩm dịch vụ khó được đảm bảo. Do vậy chính phủ cần có giải pháp quy hoạch tổng thể cho toàn ngành để tạo ra sự phát triển có chiều sâu và bền vững cho toàn ngành. Chương 3: Một Số Giải Pháp Để Nâng Cao năng lực cạnh Tranh Của Du Lịch Việt Nam Tuy xét về năng lực cạnh tranh Việt Nam có nhiều lợi thế so với hai nước Lào và Campuchia trong việc phát triển ngành du lịch, nhưng những lợi thế đó cần phải được khai thác một cách triệt để, cần phải có những kế hoạch và giải pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trong khu vực Đông Dương. Một số giải pháp cụ thể là: 1. Xây dựng sản phẩm mang đậm bản sắc Việt Nam 1.1. Đẩy mạnh khôi phục và phát triển các làng nghề để đưa khách du lịch về với các làng nghề truyền thống. Theo các chuyên gia du lịch, tiềm năng du lịch các làng nghề ở Việt Nam là hiện nay là rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích –văn hoá truyền thống riêng. Hiện nay Việt Nam có trên 2.000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: cói, sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian, kim khí. Đi dọc Việt Nam, du khách có thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ làng nghề truyền thống dầy đặc rải từ Bắc vào Nam. Những cái nôi làng nghề như: Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Thừa Thiên Hếu, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Nai, Bến Tre... Thực tế hiện nay du khách du khách muốn đến tận làng nghề nhắm cảnh cây đa, bến nước, sân đình, thăm các di tích làng nghề truyền thống của người Việt Nam, tìm hiểu về các vị tổ làng nghề hoặc các danh nhân văn hoá. Làng nghề truyền thống Việt Nam chứa đựng nhiều dồi dào về du lịch cũng bởi du khách muốn đến tận nơi xem các công đoan nghệ nhân làm ra sản phẩm, cũng có du khách muốn tận tay mình tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm đó. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam thì đến năm 2005 chúng ta có thể đón 3,5 đến 4 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 2,1 tỷ USD, và số du khách muốn đến thăm các làng nghề là đang tăng. Đây chính là thế mạnh của du lịch Việt Nam, chúng ta phải có kế hoạch để đầu tư, khai thác và phát triển các làng nghề. Chúng ta phải tạo ra nhiều sản phâm thủ công mỹ nghệ gắn với bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống để trở thành các điểm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du khách nước ngoài. Ngành du lịch phải biết kết hợp với các địa phương, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sơ hạ tầng, quy hoạch, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, làm cho các làng nghề vừa là nơi sản xuất vừa là điểm du lịch văn hoá. 1.2. Xây dựng các chương trình du lịch về với các vùng quê Việt Nam Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, bộ mặt nông thôn Việt Nam cũng ngày càng thay đổi mạnh, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao cả về vật chất và tinh thần.Việt Nam hiện nay có khoảng gần 75% dân số sống tại nông thôn, diện tích nông thôn chiếm khoảng 80% tổng diện tích lãnh thổ, Như đã nói ở chương II thì vùng nông thôn Việt Nam, các vùng xâu vùng xa đều có mạng lưới giao thông phát triển, đi lại dễ dàng, thuận tiện. Đó là một điều kiên thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở các vung quê. 1.3. Đẩy mạnh sự khôi phục, khai thác các lễ hội truyền thống của Việt Nam . Trên đất nước Việt Nam của chúng ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán mang những nét độc đáo, đặc sắc rất riêng. Bạn đã từng nghe đến lễ hội bỏ nhà (ở Tây Nguyên), Chợ Tình (Hà Giang), hội chọi trâu Đồ Sơn - Tất cả các vùng trên lãnh thổ Việt Nam đều có những lễ hội rất riêng và mang đậm bản sắc văn hoá của từng vùng. Do vậy nếu chúng ta biết khai thác, tích cực tuyên truyền quảng bá với du khách thì đó là là các sản phẩm du lịch rất độc đáo mà không một nước nào có được. 2. Phát triển các loại hình du lịch có gắn với yếu tố bền vững tạo ra sự phát triển lâu dài cho ngành . Như đã nói ở chương 2 Việt Nam là một nước có hệ động thưc phong phú, đa dạng,chúng ta có nhiều hang động kỳ vĩ, có nhiều vườn quốc gia, có hai đồng bằng rộng lớn, và việc đi lại các khu du lịch này là rất thuận lợi, chúng ta có một nền văn hoá phong phú,đặc sắc, có nhiều di tịch lịch sử văn hoá ,có nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo … Nhưng hiện nay tại Việt Nam, hoạt động du lịch phát triển ồ ạt đang có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên. Sự tập trung quá nhiều người và thường xuyên tại địa điểm du lịch làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị huỷ hoại. Sự có mặt của nhiều đoàn khách ở những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên …đã uy hiếp đời sống một số loài vật hoang dã, đẩy chúng ra khỏi nơi cư trú yên ổn trước đây để đi tìm nơi ỏ mới. Hiện tượng tàn phá môi trường thông qua việc mua, lấy các tiêu bản tự nhiên như phong lan,nhũ đá…để làm kỷ niệm cho chuyến đi có ở hầu khắp mọi nơi. Tình trạng xả rác bừa bãi trong mùa du lịch đã đến mức báo động. Mặt khác, do số lượng các công trình phục vụ khách tăng lên nhanh chóng,vượt qúa khả năng chịu tải của cơ sở hạ tầng, cũng góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường.Thêm vào đó là các khu di tịch lịch sử, các di sản thiên nhiên, các làng nghề đã khai thác một cách không có kế hoạch, không được bảo tồn trùng tu, nên ngày càng bị xuống cấp và phát triển theo hường cơ chế thị trường… Để tránh những tình trạng xấu trên chúng ta phải phát triển du lịch sinh thái, và du lịch văn hoá để vừa tạo ra nhiều loại hình du lịch vừa tạo ra sự phát triển bền vững. Tuy nhiên du lịch sinh thái không phải là một loại hình du lịch mà một quan điểm phát triển du lịch nhằm vừa thoả mãn tốt nhu cầu hiện tại của du khách, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch tương lai.Hơn nữa tạo ra các sản phẩm du sinh thái sẽ tạo cho du lịch Việt Nam một sự phát triển bền vững, tận dụng và khai thác triệt để nguồn tài nguyên và nguồn lao động dồi dào. Du lịch văn hoá khai thác sự phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của tài nguyên nhân văn. Phát triển du lịch văn hoá vừa bảo tồn được các tài nguyên nhân văn vừa tạo ra các sản phẩ m du lịch độc đáo, đa dạng như: các sản phẩm của các làng nghề truyền thống, các lễ hội, các vui chơi giải trí dân gian… 3. Xây dựng đường bay thẳng từ Thái Lan , Lào và Campuchia sang Việt Nam để thực hiện sự nối chương trình du lịch Như chúng ta đã biết Thái Lan cũng là một nước nằm trong khu vực Đông Nam á, nền kinh tế nói chung và ngành du lịch Thái Lan nói riêng đã có một quá trình phát triển lâu dài và vẫn đang ngày càng phát triển mạnh. Thái Lan là nước có ngành du lịch phát triển nhất trong khu vực, hàng năm Thái Lan đón một lượng khách du lịch khá lớn từ khắp trến thế giới, đặc biệt là khách Châu Âu và Châu Mỹ bởi những chính sách thu hút khách đặc sắc của họ. Và điều quan trọng là Thái Lan nằm rất gần Việt Nam, nếu chúng ta mở được nhiêu đường bay thẳng từ các thành phố lớn của Thái Lan nối với các thành phố lớn của ta, cùng với những chính sách thu hút khách hấp dẫn thì chúng ta có thể có thu hút được một lượng khách quốc tế lớn đến nước ta qua Thái Lan. Ngoài ra chúng ta cần xem xét và nên kế hoạch, để xây dựng đường bay thẳng từ các thành phố lớn của Việt Nam đến các thành phố lớn của Lào và Campuchia, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch của ba nước. Từ đó chúng ta có thể thu hút được lượng khách du lịch là người dân hai nước và khách quốc tế đến hai nước đó sang Việt Nam . 4. Đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch biển So với Lào và Campuchia thì chúng ta có một thế mạnh về biển, biển của ta rất dài, điều thú vị là cả hai điểm đầu và cuối của đường biển nước ta đều là hai bãi biển đẹp: bãi biển Trả Cổ ở Quảng Ninh và bãi biển Hà Tiên. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta còn có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ và các quần đảo ở gần và xa bờ với nhiều bãi biển và phong cảnh đẹp còn nguyên vẹn vẻ hoàng sơ, môi trường trong lành và những điều kiện tự nhiên rât thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển. Hơn nữa nước ta lại nằm trên đường hàng hải quốc tế, rõ ràng đây là lợi thế của du lịch Việt Nam so với du lịch Lào và Campuchia thì tại sao chúng ta lại không đẩy mạnh khai thác, để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo cho du lịch Việt Nam, như vậy chúng ta sẽ thu hút được rất nhiêu du khách quốc tế. Thúc đẩy xây dựng các loại hình du lịch biển như : loại hình du lịch nghỉ biển, loại hình du lịch lặn biển, loại hình du lịch mạo hiểm… 5. Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh Du lịch Việt Nam cả trong và ngoài nước nhằm thu hút khách, giáo dục du lịch toàn dân, góp phần thực hiện tuyên truyền đối ngoại va đối nội, cần được chú trọng trong thời gian tới.tập trung vào: -sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới, vì hệ thống thông tin của Việt Nam phát triển hơn so với Lào và Campuchia. - tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng với các loại hình khác nhau. Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội…cộng tác chặt chẽ với các báo cáo, tạp chí du lịch có tiếng trên thế giới để giới thiệu về du lịch Việt Nam. -tham gia thường xuyên các hội chợ, triển lãm, hội nghị,hội thảo du lịch quốc tế ở nước ngoài, đồng thời tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảơ du lịch quốc tế ở trong nước, phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị liên quan tiến hành các chiến dịch phát động thị trường. - tiến hành thiết lập Đại diện Du lịch Việt Nam ở những nước là đầu môi giao lưu quôc tế và thị trường trọng điểm. - Phối hợp với các lực lượng làm thông tin đối ngoại, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả. 6. Hoàn thiện các chính sách quản lý của nhà nước 6.1. Kiện toàn công tác quản lý nhà nước về du lịch - Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về du lịch: Thành lập cơ quan quản lý nhà nước về du lịch lên tương ứng với chức năng, nhiệm vụ ngành kinh tế mũi nhọn. Kiện toàn chức năng và các đơn vị trực thuộc. Thành lập Cục xúc tiến du lịch, lập thêm các Sở du lịch ở những địa bàn trọng điểm nhiều tiềm năng du lịch và hoạt động du lịch sôi nổi. - Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình thành các công ty hoặc tổng công ty mạnh, tăng cường vai trò chủ đạo cuả kinh tế nhà nước trong hoạt động du lịch . Đa dạng sở hữu thông qua việc đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, thành lập mới công ty cổ phần và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch để có thể huy động ngày càng tăng các nguồn lực xã hội vào phát triển du lịch. Thành lập Hiệp hội du lịch Việt Nam . -Gắn mô hình đổi mới tổ chức quản lý với yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ và bảo đảm ổn định,an ninh, an toàn trong hoạt động của ngành và với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội . -Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luận về du lịch, trên cơ sở triển khai pháp lệnh du lịch, tiến tới xây dựng luật du lịch, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý các hoạt động của ngành. -Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 6.2. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. - Chính sách tài chính: Ưu tiên thếu nhập khẩu với thếu suất bằng thếu suất nhập tư liệu sản xuất đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch,vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá cơ sở du lịch theo yêu cầu du khách; ưu tiên, miễn giảm, cho chậm nộp thếu, giảm tiền thêu đất, lãsi suất ưu tiên vốn vay đầu tư đối với các dự án ưu tiên và tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia; có chế độ hợp lý về thếu, về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn, rà soát điều chỉnh phương pháp tính thếu, các loại phí,lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch; áp dụng thống nhất chính sách về giá trong phạm vi cả nước. Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, do đó cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu. -Chính sách đầu tư:Nhà nước có chính sách đầu tư hợp lý phát triển kết cấu hạ tầng tại các vùng du lịch trọng điểm, các khu du lịch quốc gia cũng như các điểm du lịch quốc gia, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng xa xôi, hẻo lánh; đòng thời chú trọng đầu tư xúc tiến quản bá du lịch, hàng năm cho phép trích lại 5 % nguồn nộp ngân sách của ngành Du lịch cho xúc tiến quảng bá du lịch, Chính phủ hỗ trợ cho Hàng không để giảm giá 50% cước vận chuyển ấn phẩm và hàng tham gia hội chợ du lịch, thương mại –du lịch quốc tế. Trên cơ sở xem xét các thế mạnh và tốc độ phát triển của từn địa phương nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đầu tư vào việc phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đa dạng các sản phẩm du lịch. áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư trong nước đôí với các lĩnh vực, ngành nghề, dự án trọng điểm đầu tư du lịch. Từng bước có chính sách thuận lợi cho việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ra nước ngoài. áp dụng các biện pháp ưu đãi (về thếu, lệ phí, tiền sử dụng đất, cho vay vốn…) đối với các dự án; lĩnh vực ngành nghề thuộc danh mục các trọng điểm ưu tiên đầu tư. - Chính sách xuất nhập cảnh, hải quan : Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch phù hợp khả năng quản lý của nước ta và thông lệ quốc tế; cải tiến quy trình, tăng cường trang thiết bị hiện đại tại các cửa khẩu quốc tế trong việc kiểm tra người và hành lý; sửa đổi, bổ sung các đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ dân gian; mở thêm các dịch vụ thuận lợi cho khách du lịch (đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, quầy thông tin du lịch…). Nghiên cứu và xúc tiến miễn thị thực với các nước ASEAN và một số nước là các thị trường trọng điểm khác có nhiều khách du lịch vào Việt Nam du lịch. Nghiên cứu áp dụng visa điện tư trong xuất, nhập cảnh; áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong thanh toán mua dịch vụ và hàng hoá của Việt Nam. Cho phép khách du lịch được mang phương tiện giao thông riêng phục vụ cho chuyến du lịch ở Việt Nam (mô tô, ô tô, tàu thuyền du lịch, riêng xe tay lái bên phải cảnh sát giao thông dẫn đường) theo phương thức tạm nhập, tái xuất. 6.3. Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường tự nhiên, xã hội. - Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tài nguyên và môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của Du lịch Việt Nam. - Đánh giá toàn diện tiềm năng, tài nguyên và môi trường du lịch (cả tự nhiên và xã hội), đặc biệt là ở các khu trọng điểm phát triển du lịch, ở các vùng sâu, vùng xa. - Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường du lịch (cả tự nhiên và xã hội), thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp thời phối hợp cùng các ban, ngành và địa phương liên quan khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch. -Tăng cường công tác quản lý môi trường ở các điểm du lịch: tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp phòng chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch: chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường: huy động sự tham gia và đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. -Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trương du lịch trong chương trình đào tạo của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch, cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 7. chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động hiện có và kết hợp đào tạo mới cả trong nước và ngoài nước: kết hợp đào tạo mới để đáp ứng nhu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài. Xây dựng mô hình đào tạo: trường- khách sạn và Học Viện Du Lịch Quốc Gia hoặc đại học chuyên ngành du lịch. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp. Ngắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống đào tạo quốc gia và chú trọng giáo dục toàn dân. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để xây dựng nhanh công tác đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng lao động trong du lịch, từng bước xã hội hoá đào tạo du lịch; coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch. 8. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay thì hàm lượng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm ngày càng cao, nước ta đang bước vào nền kinh tế tri thức. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển ngành du lịch, hoạch định các chiến lược thị trường, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho việc đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp và cho công tác quản lý. Việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu mới của công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với công tác quản lý mà còn đối với các hoạt động kinh doanh du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch. để thực hiện yêu cầu trên cần: -đầu tư củng cố nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. Trung tâm Công nghệ Thông tin Du lịch. -Khuyến khích nghiên cứu khoa học phục vụ việc giải quyết các vấn đề bức xúc của ngành: đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành góp phần thúc đẩy công tác quản lý, kinh doanh và xúc tiến quảng bá du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiên cho doanh nghiệp kết hợp với các cơ sỏ đào tạo trong nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. - Chú trọng sử dụng và phát huy tiềm năng chất xám, tri thức của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển du lịch. -Mở rộng giao lưu và hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới , tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho Du lịch Việt Nam. 9. Tăng cường quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế. Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển nhanh du lịch Việt Nam, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trương du lịch thế giới. Thông qua hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các nước, các cá nhân và các tổ như WTO, PATA, ASEAN, ASEANTA, EU…để tranh thủ kinh nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đưa du lịch Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp trình độ và hội nhập với sự phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới. Thực hiện và khai thác có hiệu qủa 16 hiệp định đã ký; duy trì, củng cố và phát huy các quan hệ song phương, ký tiếp một số hiệp định mới. Đẩy mạnh sự tham gia hợp tác đa phương trong khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, thể chế và kinh tế để hội nhập du lịch ở mức độ cao trước mắt là thực thi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong du lịch và khi Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO). Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong quá trình hội nhập theo đúng lộ trình, bảo hộ có trọng điểm, có điều kiện và có thời hạn. hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kêt hoạch, giải pháp để thực hiện các cam kết quôc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quôc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trong thị trường truyền thống và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài. Kết luận Với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia đều đang đặt mình vào sự cạnh tranh khốc liệt, chỉ có những sản phẩm mới với những đặc tính mới ưu việt hoặc là những sản phẩm mang đặc tính riêng, độc đáo của doanh nghiệp đó thì mới có thể đứng vững trên thị trường. Ngành du lịch cũng không thể thoát ra khỏi quy luật đó, chúng ta biết rằng trong những năm gần đây Đông Nam A nói chung và Đông Dương nói riêng đã là điểm du lịch ưa thích của du khách quốc tế. Việt Nam, Lào và Campuchia đều có nền văn minh lúa nước từ lâu đời, tưởng rằng ba nước nằm kề nhau này sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch như nhau, nhưng điều đó sẽ không thể nào xảy ra, bởi lẽ qua sự nghiên cứu ở trên chúng ta đã thấy được lợi thế so sánh của Du lịch Việt Nam với Lào và Campuchia về: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng độc đáo; về sự phát triển của giao thông, bưu chính viễn thông, cơ sở vật chất hạ tầng, kinh tế, hệ thống pháp luật…Ngành du lịch nước ta tuy mới chỉ đang trong giai đoạn đầu nhưng chúng ta đã biết tận dụng và khai thác một cách hợp lý: chúng ta đã biệt tận dụng ưu thế để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, những chương trình du lịch hấp dẫn thu hút khách. Từ quá trình nghiên cứu tìm hiểu trên chúng tôi muốn ngành du lịch Việt Nam sẽ tạo ra hơn nữa sự khác biệt trong sản phẩm du lịch để có thể thu hút nhiều hơn nữa du khách quốc tế. Sự nghiên cứu này của chúng tôi chỉ mới tập chung vào một số vấn đề mà chúng tôi cho rằng đó là quan trọng nhất, có thể còn có sự hạn chế nào đó, chúng tôi mong muốn sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để đề tài của chúng tôi hoàn thiện hơn, để chúng ta có thể tạo ra ngày càng nhiều hơn lợi thế so sánh của du lịch Việt Nam so với Lào và Campuchia, qua sự tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp ưu việt nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0036.doc
Tài liệu liên quan