Đề tài Đánh giá mô hình ghép chồi cải tạo giống cà phê vối (Coffea canephora var. Robusta) tại vùng chuyên canh cà phê ở Đăk Lăk

MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu yêu cầu của đề tài 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Đặc điểm nông sinh học cây cà phê vối 4 2.2. Cơ sở khoa học của nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép 14 2.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật ghép chồi thay thế trên thế giới, Việt Nam và ở Đăk Lăk 26 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 3.1. Nội dung 31 3.2. Đối tượng nghiên cứu 31 3.3. Phương pháp nghiên cứu 32 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34 4.1. Điều tra đánh giá thực trạng canh tác cây cà phê ở Đăk Lăk 34 4.1.1. Hiện trạng các vườn cà phê vối ghép chồi thay thế ở Đăk Lăk 34 4.1.2. Hiện trạng các vườn cà phê chưa ghép chồi thay thế ở Đăk Lăk 38 4.2. Kết quả đánh giá mô hình ghép cải tạo 44 4.2.1. Sinh trưởng của các dòng vô tính sau ghép 36 tháng tại 2 điểm điều tra 44 4.2.2. Năng suất lý thuyết của 5 dòng vô tính tại 2 địa điểm điều tra 45 4.2.3. Phẩm chất quả, hạt của các dòng vô tính và đối chứng tại 2 địa điểm (kế thừa) 48 4.2.4. Đánh giá khả năng nhiễm bệnh gỉ sắt của các dòng vô tính và đối chứng (kế thừa) 51 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Đề nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3553 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá mô hình ghép chồi cải tạo giống cà phê vối (Coffea canephora var. Robusta) tại vùng chuyên canh cà phê ở Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắn chặt vào nhau, lấp đầy khoảng trống giữa chồi và gốc ghép; đây được gọi là mô sẹo. - Hình thành tượng tầng: Một số tế bào của sẹo mới hình thành nằm ngay hàng với tượng tầng cũ của chồi và gốc ghép phân hóa thành các tế bào tượng tầng mới. - Hình thành mô mạch dẫn: Các tế bào tượng tầng mới này tạo ra các mô mạch dẫn mới, về phía trong là mạch gỗ, còn phía ngoài là mạch libe, nhờ đó hình thành sự nối liền mạch dẫn thứ cấp giữa chồi và gốc ghép, một điều kiện bắt buộc phải xảy ra để cho sự tiếp hợp ghép được thành công. Quá trình lành vết ghép có thể coi như lành một vết thương. Loại thương tích đối với mô như xảy ra khi chẻ dọc cành sẽ nhanh chóng lành nếu hai mảnh chẻ được buộc chặt lại với nhau. Sẽ tạo ra các tế bào nhu mô mới nhờ các tế bào vùng tượng tầng của cả hai mảnh sinh sôi nhiều, hình thành mô sẹo. Một số tế bào nhu mô mới tạo ra phân hóa thành các tế bào tượng tầng, các tế bào tượng tầng sau đó tạo ra mạch libe và mạch gỗ. Giữa hai mảnh chẻ, nếu người ta chèn vào một mảnh thân thứ 3 đã rời khỏi cây mẹ và được cắt sao cho phần lớn các tế bào tượng tầng có thể được đặt dính khít với tế bào tượng tầng của hai mảnh chẻ kia, thì sự sinh sôi của các tế bào nhu mô ở tất cả các vùng tượng tầng sẽ nhanh chóng làm vết thương lành hoàn toàn và mảnh cây rời từ bên ngoài chèn vào được nối hoàn toàn giữa hai mảnh chẻ ban đầu. Tiếp hợp ghép chính là một vết thương được lành, với một mảnh mô lạ từ bên ngoài đưa vào gắn chặt qua vết thương đã lành. Tuy nhiên, mảnh mô được thêm vào, là phần chồi ghép, sẽ không tiếp tục sinh trưởng thành công, trừ khi sự nối mạch dẫn có xảy ra để cho chồi ghép có thể lấy được nước và dinh dưỡng khoáng. Ngoài ra, chồi ghép phải có vùng phân sinh ngọn - 1 mầm - để chồi tiếp tục sinh trưởng, và sau cùng cung cấp chất quang hợp cho hệ rễ. Trong quá trình lành vết ghép, các bộ phận ghép trước đó được chuẩn bị và lắp đặt dính chặt với nhau, bản thân chúng không tự vận động hoặc tự sinh trưởng chung. Sự tiếp hợp chỉ hoàn tất nhờ các tế bào phát triển sau khi thực hiện công đoạn ghép thực sự. Ngoài ra, xin nhấn mạnh: trong tiếp hợp ghép không xảy ra sự trộn lẫn của vật chất bên trong tế bào (nghĩa là hòa lẫn vật chất bên trong tế bào hay nguyên sinh chất). Các tế bào do gốc ghép và chồi ghép tạo ra đều duy trì đặc điểm riêng của gốc và chồi. Xem xét chi tiết hơn các bước có liên quan tới lành vết ghép chúng ta có thể nói rằng điểm đầu tiên liệt kê dưới đây là một bước sơ bộ nhưng lại là quan trọng và là bước mà người nhân giống có thể kiểm soát. - Tạo sự tiếp xúc chặt cho phần lớn vùng tượng tầng của gốc và chồi ghép trong điều kiện môi trường phù hợp. Cần có điều kiện nhiệt độ gây hoạt động tế bào. Thường thường nhiệt độ: 12.80C - 320C (55-90oF), tùy loài cây, dẫn tới sinh trưởng nhanh. Do đó nếu ghép ngoài trời thì nên ghép khi trong năm có nhiệt độ thích hợp và khi mô cây, nhất là tượng tầng, nằm trong trạng thái hoạt động tích cực tự nhiên. Nói chung các điều kiện này thường xẩy ra trong các tháng mùa xuân. Dĩ nhiên nếu ghép trong nhà kính và có bàn ghép thì có thể khống chế nhiệt độ, cho phép có kết quả tốt hơn và ghép dàn trải trong thời gian lâu hơn. Mô sẹo mới hình thành từ vùng tượng tầng gồm các tế bào có vách mỏng và mọng nước, dễ bị khô nước và chết. Quan trọng là phải giữ ẩm độ không khí quanh vùng tiếp hợp ghép ở mức cao để tạo các tế bào nhu mô được thuận lợi. Do đó cần phải buộc kín hay bôi sáp kín hoàn toàn cho vùng vết ghép hoặc là đặt phần gốc ghép trong môi trường ẩm để duy trì mức trương nước cao của tế bào. Yếu tố cũng quan trọng nữa là phần tiếp hợp ghép phải giữ không bị vi sinh vật gây bệnh. Trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ tương đối cao, thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, các tế bào nhu mô vách mỏng dễ bị bệnh và rất khó tiếp hợp tốt. Bao bọc, che nhất thời cho vùng ghép giúp ngăn chặn nhiễm bệnh. Nhất thiết phải dùng cách gì đó để giữ chặt chung cho cả hai thành phần ghép ban đầu, như quấn, buộc, chốt đinh, hoặc nêm chặt, sao cho các bộ phận không bị lay động làm bật các tế bào nhu mô đang đan vào nhau sau khi bắt đầu sinh sôi nhiều. Người ta thường nói để ghép thành công thì các tượng tầng của gốc và chồi ghép phải phù hợp nhau về kích thước. Đó là mong muốn cần đạt nhưng chưa chắc có sự phù hợp hoàn toàn của hai lớp tượng tầng. Thực vậy, điều cần thiết duy nhất là các vùng tượng tầng phải đủ gần nhau để cho các tế bào nhu mô từ cả gốc lẫn chồi ghép được tạo ra trong vùng này có thể đan vào nhau. Các lớp tượng tầng của gốc và chồi ghép hơi chồng lên bảo đảm cho sẹo đan vào nhau. Chính trong vùng tượng tầng sự tạo sẹo xảy ra mạnh nhất. Hai tượng tầng không khớp nhau có thể làm chậm tiếp hợp, nếu hoàn toàn không khớp nhau thì tiếp hợp không xảy ra. Khi nghiên cứu ghép cây 1 lá mầm, nhận thấy tượng tầng không nhất thiết cần phải có để tiếp hợp thành công, mà miễn là có bất kể mô phân sinh nào có thể tạo sẹo và dẫn tới hình thành chỗ tiếp hợp giữa gốc và chồi. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật ghép chồi thay thế trên thế giới và Việt Nam. Để khắc phục, hạn chế những tồn tại của chủng cà phê vối trong sản xuất, các nhà khoa học cũng như các nước trồng cà phê luôn không ngừng chọn tạo nhằm cải tiến giống cà phê vối thông qua việc chọn tạo giống và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tình hình nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật ghép chồi thay thế trên thế giới Chọn lọc dòng vô tính được tiến hành ở nhiền nước trên thế giới như: Indonesia (Ferwarda, 1969) và các nước cộng hòa Trung Phi (Dublin, 1967), Côte d’Ivoire (Capot, 1977), Togo (Agbodian & Berttand, 1987), Cameroom (Bouharmont & Awemo, 1980) Kết quả đã chọn được nhiều dòng vô tính năng suất cao như: Cộng hòa Trung Phi đã chọn được 10 dòng năng suất trên 2 tấn nhân/ha, Cameroom đã chọn được 9 dòng năng suất trên 2 tấn/ha, Uganda đã chọn được 10 dòng có năng suất khoảng 2,3 – 3,5 tấn/ha, Togo có 5 dòng năng suất từ 2,1 – 3 tấn/ha. Tại Indonesia, Madagasca và Ấn Độ ghép được sử dụng để phục hồi các vườn cà phê vối có năng suất thấp, chất lượng kém. Ghép đã được áp dụng từ khá lâu trên cây cà phê. Ngay từ năm 1888, nhà làm vườn ở Java là G.van Riemsdik đã áp dụng ghép chẻ hông chồi cà phê chè lên cà phê dâu da (Liberica) với ý định làm tăng tính kháng gỉ sắt của cây cà phê chè. Mặc dù kỹ thuật ghép được cải tiến dần cho tỷ lệ sống cao nhưng không làm tăng tính kháng gỉ sắt, sau đó chỉ được áp dụng rải rác trên một số vườn cà phê kinh doanh để ghép chồi có năng suất cao lên gốc ghép cho năng suất thấp [3]. Ở Ấn Độ, vào thời kỳ 1890, kỹ thuật ghép cà phê cũng đã được quan tâm tại Labagh, Bangalore bằng cách dùng chồi cà phê chè ghép lên gốc cà phê mít, chồi cà phê mít ghép lên cà phê chè và cà phê chè ghép lên gốc cà phê chè. Vào năm 1917, tại Uganda, Maitland đã ghép chồi cà phê chè, cà phê dâu da, cà phê mít trên gốc cà phê vối nhưng gốc ghép mọc không tốt nên không chú ý phát triển. Tới 1930, Snowden lại ứng dụng ghép chẻ cà phê chè và cà phê vối lên các gốc cà phê vối, dâu da và cà phê mít để trồng các vườn sản xuất hạt giống. Kết quả cho thấy tất cả các loại gốc ghép đều phù hợp cao với cà phê vối và cà phê chè hơn là trên gốc dâu da. Vào năm 1928 các nghiên cứu về ghép cà phê mới được tiến hành lại và sử dụng nhiều vật liệu gốc ghép và chồi ghép ở Bangalore. Hiện nay, phương pháp ghép chồi nối ngọn được áp dụng rộng rãi ở các trạm nghiên cứu cà phê và các đồn điền ở nhiều vùng cà phê trên thế giới. Năm 1993 Ramchadran và cộng sự đã nghiên cứu ghép ngọn thành công đối với chủng Cv.Cauvery trên gốc ghép cà phê vối, các nghiên cứu về ghép chồi Catimor lên gốc ghép Robusta, Arabusta. Năm 1999 Anvilkumar và Srinivasanddax mô tả chi tiết phương pháp nối ngọn để phục vụ cho việc ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Về tỷ lệ thành công của phương pháp ghép: trong điều kiện Kenya, các nghiên cứu của Vandervossen đã ghi nhận được tỷ lệ thành công 80 – 90%. Ngoài việc ghép để phục hồi các vườn cà phê lớn tuổi, trong nghiên cứu chọn giống ghép dùng để rút ngắn chu kỳ chọn lọc và đặc biệt hữu hiệu trong việc thu thập và lưu trữ dòng vô tính trong tập đoàn Costa Rica, Colombia và Brasil Theo kết quả của trạm nghiên cứu cà phê Chikmagalur (Karnataka, Ấn Độ), cây cà phê chè ghép trên gốc cà phê Robusta 60 tuổi sau 2 năm cho 5kg quả chín/cây. Cà phê Arabusta ghép trên gốc cà phê Robusta 20 – 25 năm tuổi, cho năng suất 10 – 15 kg quả/ cây sau 26 tháng ghép. Tại Ấn Độ, theo R.Naidu cây cà phê trồng bằng hạt cần 4 – 5 năm mới cho quả, nhưng với cây ghép trên gốc cà phê lớn chỉ cần 2 – 3 năm sau khi ghép đã cho thu hoạch. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của gốc ghép lên chồi ghép cho thấy: quan hệ giữa chồi ghép và gốc ghép rất phức tạp. Gốc ghép có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của chồi ghép và ngược lại. Những công trình nghiên cứu trên thế giới và ở trong nước đã chứng minh: gốc ghép có ảnh hưởng đến đường kính gốc, chiều dài cành, song không có ảnh hưởng rõ ràng đến chất lượng cà phê tách. Gốc ghép không ảnh hưởng đến chất lượng và phẩm vị nước uống vốn có của cây ghép. Sự không tương hợp giữa gốc ghép và chồi ghép đã được ghi nhận khi ghép cà phê và được thể hiện bằng các dấu hiệu: cây ghép sinh trưởng kém, ít cành thứ cấp, nhiều cành bị khô. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ chiếm khoảng 2% của số cây ghép. Để khắc phục hiện tượng này có thể tiến hành ghép lại với một hay nhiều dòng vô tính khác trên gốc ghép cũ. Gốc ghép cà phê có tính kháng rất được ưa chuộng ở những vùng trồng cà phê có dịch bệnh hại rễ nhất là bệnh tuyến trùng thường xảy ra nghiêm trọng ở những vùng trồng cà phê lâu đời. Những đồn điền ở Guatemala và những vùng khác ở châu Mỹ la tinh hầu như phát triển cà phê chè dựa trên gốc ghép là cà phê vối để lợi dụng tính kháng bệnh rễ ở cà phê vối và chất lượng tốt ở cà phê chè. Ở Kenya, 80% diện tích cà phê bị tuyến trùng hại rễ đã làm mất 60% năng suất. Bằng việc sử dụng gốc ghép kháng bệnh như Coffea dewvrei đã sản xuất được hàng loạt cây giống kháng bệnh để trồng thay thế và mang lại hiệu quả kinh tế cao (Serracin, 1999). Trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM – Integated Pest Management) trên cây cà phê thì ghép là một kỹ thuật có giá trị để tạo ra những cây giống kháng bệnh mà ở Kenya, Brazil, Colombia đã làm đối với cà phê chè. Trong nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật ghép được dùng trong nghề trồng cây ăn quả đều được áp dụng thử trên cây cà phê và cho các kết quả khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp ghép chồi chẻ ngối ngọn được coi là phù hợp hơn cả so với các phương pháp ghép khác. Các chỉ dẫn ghép chẻ nối ngọn trước đây thường làm trên gốc lớn 8 – 12 tháng tuổi, chồi ghép mang 2 – 3 cặp lá, tỷ lệ sống thường dưới 60% thậm chí tại Madagasca, ghép khác loài giữa cà phê vối trên cà phê mít thì tỷ lệ sống đạt 15%. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật ghép chồi thay thế ở Việt Nam. Cà phê vối ở Việt Nam có nguồn gốc ban đầu từ Java trong nhưng thập kỷ đầu của thế kỷ 20 và sau đó được du nhập thêm vào từ Cộng hòa trung Phi trong những năm 1955 – 1960. Cà phê vối đã có Việt Nam từ thời Pháp thuộc nhưng chưa có chương trình nghiên cứu chọn lọc. Để tạo được các dòng vô tính làm vật liệu để ghép là cả một quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ta liên tục trong những năm 1960 đến nay. Năm 1960 – 1964, trạm thực nghiệm Tây Hiếu đã bình tuyển cây đầu dòng cà phê vối năng suất cao và đã tiến hành nhiều thí nghiệm giâm cành, ghép nhưng sau đó chương trình khoa học không được tiếp tục. Năm 1980 – 1985, Viện nghiên cứu cà phê bắt đầu công việc bình tuyển cây đầu dòng ở các vườn trong sản xuất. Triển khai các thí nghiệm khảo sát vườn tập đoàn, so sánh đời con và so sánh dòng vô tính mở đầu cho công tác chọn tạo giống giai đoạn I. Trong giai đoạn I tiêu chuẩn chọn lọc chú trọng về năng suất, kích cở hạt trung bình, trọng lượng 100 nhân > 13gr, tỷ lệ hạt trên sàng 16 (6,3 mm) chiếm 40%. Năm 1990 – 1995 tiếp tục triển khai các thí nghiệm khu vực hóa và đã phóng thích ra sản xuất 3 dòng vô tính chọn lọc, các dòng vô tính này đã được công nhận là giống quốc gia, có năng suất từ 2,8 – 5,9 tấn nhân/ha, cở hạt trong bình lớn, trong lượng 100 nhân 14,1 – 15,7 gr và bệnh gỉ sắt ở mức độ nhẹ. Năm 1995 – 2002 viện KHKTNLN Tây Nguyên đã bắt đầu giai đoạn II chương trình cải tạo giống cà phê vối theo hướng nâng cao chất lượng cà phê thương phẩm. Tiếp tục triển khai khảo sát các thí nghiệm so sánh các đời con thụ phấn tự do. Triển khai các thí nghiệm khu vực hóa, tiếp tục theo dõi để phóng thích, sản xuất những DVT chọn lọc để làm nguyên liệu ghép, tiến tới lập vườn sản xuất hạt lai đa dòng [2]. Tại Việt Nam hàng loạt các thí nghiệm có hệ thống trên cây con và trong vườn ươm đã được thực hiện tại Viện nghiên cứu cà phê vào những năm 1994 – 1996, phương pháp ghép chẻ nối ngọn được cải tiến thành công với tỉ lệ sống trong vườn ươm đạt trên 95%. Năm 2002 – 2005 Viện KHKTNLN Tây Nguyên tiếp tục đánh giá các DVT chọn lọc tại địa phương, khảo nghiệm sản xuất thử, mở rộng diện tích nghiên cứu các mô hình khảo nghiệm thay thế giống xấu bằng biện pháp ghép cải tạo các vườn cà phê năng suất thấp, chất lượng hạt kém và từng bước hoàn thiện quy trình kỹ thuật ghép cải tạo ngoài đồng ruộng [2]. Công nghệ ghép cải tạo cải tạo cà phê bằng phương pháp nối ngọn đã được Viện KHKTNLN Tây Nguyên nghiên cứu và đã được hội đồng Khoa học Công nghệ bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật cho phép áp dụng vào sản xuất. Việc áp dụng công nghệ ghép nhằm cải tạo vườn cà phê năng suất thấp, chất lượng hạt kém đã được triển khai rộng rãi tại các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Kom Tum từ năm 2000 đến nay. Công nghệ này cũng đã được Viện KHKTNLN Tây Nguyên và Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ Nông – Lâm nghiệp Eakmat tập huấn, đào tạo và chuyển giao cho các đơn vị, nông trường và hộ nông dân trông cà phê tại các địa phương vào những năm 1999 – 2003. Phương pháp ghép non nối ngọn để cải tạo cây xấu trên vườn cà phê vối kinh doanh bằng các DVT chọn lọc cà phê kinh doanh cũng đã được Viện nghiên cứu cà phê tiến hành. Kết quả đã khẳng định cây cà phê ghép cải tạo ngoài đồng ruộng có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn so với trồng bằng hạt, mau cho quả, năng suất cao, chất lượng hạt được cải thiện và kháng cao với bệnh gỉ sắt. Kỹ thuật ghép chồi thay thế hay còn gọi là ghép chồi nối ngọn đối với cây cà phê đã được các nước trồng cà phê trên thế giới áp dụng trong sản xuất từ lâu. Đến nay kỹ thuật này đã trở thành công nghệ ghép, không chỉ ghép cải tạo trên vườn cà phê kinh doanh mà còn áp dụng ghép cây cà phê ươm bằng hạt ở giai đoạn vườn ươm. Hiện nay kỹ thuật ghép non nối ngọn đã có bước tiến đáng kể là không sử dụng bao chụp chồi sau ghép và để trần hay còn gọi là ghép trần (không chụp). Ưu điểm của phương pháp này là có thể ghép vào mùa khô và tỷ lệ sống rất cao, vì vậy đã giảm được giá thành cây ghép [2]. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung: Điều tra đánh giá hiện trạng của những vườn cà phê cưa ghép cải tạo Khảo sát sinh trưởng, năng xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của 5 dòng vô tính cà phê vối ưu tú đã được công nhận: TR4, TR5, TR6, TR7, TR8 tại 2 địa bàn khảo nghiệm Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu. Năm DVT chọn lọc đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống chính thức và cho phép ứng dụng các giống này trên các vùng trồng cà phê vối ở các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2006 Bảng 3.1: Đặc điểm của 5 dòng vô tính chọn lọc STT DVT Năng suất (Tấn nhân/ha) TL 100 nhân (g) Hạt trên sàng 16 (%) Tỉ lệ T/N Hàm lượng Caffeine (g/100g chất khô) CSB 1 2 3 4 5 TR4(Ng.13/8) TR5(Th 2/3) TR6 (A41/20) TR7 (N.17/2) TR8 (Ng.14/8) 7,3 5,3 5,6 4,5 4,2 17,1 20,6 17,5 17,5 17,6 70,9 90,5 75,0 72,8 68,4 4,1 4,7 4,3 4,4 4,6 1,69 1,58 1,95 1,85 1,57 0,1 0,0 0,0 0,1 0,3 TB 5,4 18,1 75,5 4,4 1,73 0,1 Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm: Krông Păk, Krông Buk (Đăk Lăk) Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 05/04/2010 đến ngày 28/06/2010 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân Các chỉ tiêu theo dõi * Các chỉ tiêu sinh trưởng Đo sinh trưởng sau ghép 36 tháng: - Đo đường kính thân (cm): đo cách vết ghép 2 - 3 cm, dùng thước kẹp đo đường kính hai lần vuông góc nhau, rồi tính trị số trung bình. - Chiều cao cây: dùng thước dây đo từ vết ghép đến đỉnh sinh trưởng ngọn của cây. - Số cặp cành cơ bản (cành cấp 1): được tính bằng cách đếm toàn bộ số cặp cành mọc trên thân chính. - Chiều dài cành cấp 1 (cm): bằng cách đo chiều dài của 4 cành nằm ở phần giữa thân cây và được phân bố theo 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, rồi tính chiều dài trung bình của mỗi cành cấp 1. - Số đốt trên cành được tính bằng cách đếm số đốt trên bốn cành đã đo chiều dài, rồi tính số đốt trung bình trên mỗi cành. * Các chỉ tiêu cấu thành năng suất Số cành mang quả/cây, số đốt mang quả/cành, số quả/đốt: Quan trắc trên những cây theo dõi sinh trưởng bằng cách đếm từ đó tính ra năng suất lý thuyết và tính năng suất trên ha. * Các chỉ tiêu phẩm chất quả hạt (kế thừa) Cách lấy mẫu: Lấy mẫu từng dòng vô tính, mỗi dòng lấy 1 mẫu/ lần nhắc, lấy mẫu trong 2 năm liền, rồi tính trung bình cho từng chỉ tiêu của mỗi dòng vô tính. - Tỷ lệ quả tươi/nhân: Được tính từ 1,5 kg quả tươi để có tỉ lệ nhân tương ứng ở độ ẩm 13% (ẩm độ cà phê nhân được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 5701 : 1993). - Trọng lượng 100 nhân (g) ở độ ẩm 13%. - Tỷ lệ hạt trên sàng 16 (6,3 mm): Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193 - 93 - Chất lượng hạt được đánh giá bằng thử nếm cảm quan: Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5248 - 90 và TCVN 5249 - 91. * Khả năng kháng bệnh gỉ sắt (kế thừa) Khảo sát bệnh vào tháng 12 hoặc tháng 1 hàng năm (thời điểm bệnh nặng nhất), theo phương pháp điều tra đánh giá bệnh của Phan Quốc Sủng (1987). Theo dõi ít nhất là 2 - 3 năm liên tục để có thể đánh giá tính kháng bệnh gỉ sắt của từng dòng vô tính. Tính chỉ số bệnh mỗi năm và tính chỉ số bệnh trung bình nhiều năm của từng dòng vô tính. CSB (%) = [(0.a + 0,25.b + 0,5.c + 1.d + 2.e + 3.f + 4.g) / (a + b + c + d + e + f + g) x 4] x 100 Trong đó: a, b, c, d, e, f, g là số lá bệnh tương ứng với từng cấp theo thang phân cấp từ 0 - 7. Phương pháp xử lý số liệu Các chỉ tiêu đo đếm theo phương pháp thống kê sinh học. Các số liệu được xử lý trên phần mềm Excel 2003. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Điều tra đánh giá thực trạng canh tác cây cà phê ở Đăk Lăk Để thấy rõ việc áp dụng của biện pháp ghép chồi thay thế nhằm cải tạo vườn cà phê vối và chưa áp dụng ghép chồi thay thế tôi tiến hành điều tra 10 hộ đã áp dụng và 10 hộ chưa áp dụng kỹ thuật này trong sản xuất. Hiện trạng các vườn cà phê vối ghép chồi thay thế ở Đăk Lăk Việc áp dụng biện pháp ghép cải tạo thay thế các giống xấu bằng các dòng vô tính chọn lọc từ năm 2003 đến nay tại hai huyện trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk tuỳ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, nhận thức của mỗi gia đình. Bảng 4.1: Một số đặc điểm các vườn cà phê vối ghép chồi thay thế TT Chỉ tiêu điều tra Địa Điểm Krông Păk Krông Buk TB 1 2 3 4 Diện tích trung bình (ha) Tuổi vườn cây (%) - < 20 năm - 20 – 25 năm - > 25 năm Giống trồng (%) - Trồng hạt tự chọn giống - Trồng hạt mua tại các cơ sở - Trồng bằng cây ghép Hình thức trồng - Trồng thuần + Không che bóng + Có che bóng - Trồng xen 1,13 30,70 53,30 16,00 93,00 7,00 0 78,50 71,80 6,70 21,50 0,72 35,20 50,40 14,40 94,40 5,7 0 85,10 78,80 6,30 14,90 0,925 33,25 51,85 15,2 93,7 6,35 0 81,80 75,30 6,50 18,20 Ghi chú: (%) tính theo diện tích điều tra Vườn cây áp dụng biện pháp ghép chồi thay thế có diện tích trung bình ở các điểm biến động từ 0,72 – 1,13 ha và thực hiện ghép cải tạo cục bộ, đây là nhưng hộ có diện tích ít, thu thập chủ yếu dựa vào vườn cây, do vậy họ rất quan tâm muốn đưa năng suất vườn cây lên cao. Phần lớn vườn cây ghép chồi thay thế đang ở độ tuổi khá cao: 25 năm chiếm 15,2%. Diện tích trồng bằng hạt được người dân tự chọn giống mà không qua cơ sở sản xuất giống chiếm 93,7%, trồng bằng hạt mua ở các cơ sở sản xuất giống chiếm 6,35%. Trồng cây cà phê ghép được xem là tiến bộ kỹ thuật quan trọng trong ngành cà phê, để xây dựng được các vườn năng xuất cao ổn định, chống chịu được bệnh gỉ sắt, có quả to, đồng đều. Tuy vậy chưa thấy có hộ nào trồng bằng cây ghép, điều này cho thấy đây là một nhược điểm của sự phát triển diện tích cà phê nhanh trong những năm 1990. Trên 80% diện tích cà phê được trồng thuần, không có cây che bóng chiếm tới 75,30%, chỉ có 6,50% lô cà phê có trồng thêm cây che bóng. Cây che bóng truyền thống là muồng đen (casia seanea). Kết quả điều tra cho thấy có nhiều hộ nông dân đã từng trồng cây che bóng theo quy trình hướng dẫn nhưng sau đó đốn bỏ. Lý do bỏ cây che bóng được người dân nói rằng loại cây này có ảnh hưởng xấu đến năng suất cà phê, phải mất công rong tỉa hoặc gây ra sâu bệnh. Để vừa đảm bảo độ che bóng, vừa có thêm sản phẩm kinh tế nhiều hộ nông dân đã trồng xen một số các cây lâu năm phù hợp với vườn cà phê. Đây cũng là một hình thức canh tác phối hợp có hiệu quả, nhằm đa dạng nguồn thu cho nông hộ, hạn chế những rũi ro khi giá cà phê xuống thấp. Các loại cây đang được trồng xen trong vườn cà phê kinh doanh là: sầu riêng, bơ…. Kết quả điều tra cho thấy: Lý do để ghép cải tạo vườn cây là: Năng suất thấp chiếm 63,30%, quả nhỏ chiếm: 31,70% và bị bệnh gỉ sắt 5,00%. Điều này cho thấy họ đã biết được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ghép cải tạo, thay thế các giống xấu bằng các giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh gỉ sắt. Cà phê là cây trồng đòi hỏi đầu tư cao cả về kỹ thuật và vật tư. Trong các chi phí đầu tư thì phân bón, nước tưới chiếm một tỷ lệ tương đối lớn và quyết định đến hiệu quả sản xuất. Bảng 4.2: Tình hình đầu tư vật tư nông nghiệp và nước tưới trên các vườn cà phê ghép chồi thay thế. TT Chỉ tiêu điều tra Địa Điểm Krông Păk Krông Buk TB 1 2 3 Phân hữu cơ (%) - Lượng phân bón (m3/ha) - Chu kỳ bón (năm) Phân vô cơ (kg/ha) - N - P2O5 - K2O - Số đợt bón/năm Tưới nước - Số đợt tưới/năm - Cả năm (m3/ha) 80,00 26,90 2,70 325,00 151,00 311,00 3,00 3,80 2.631,00 70,00 14,50 2,80 280,00 93,00 264,00 3,30 4,30 3.007,00 75,00 20,70 2,75 302,50 122,00 287,50 3,15 4,05 2.819,00 Ghi chú: % tính theo diện tích điều tra Số liệu điều tra về tình hình sử dụng phân hữu cơ cho thấy có 75% diện tích đã sử dụng phân có nguồn gốc hữu cơ để bón. Loại phân hữu cơ được sử dụng phổ biến là phân chuồng với lượng bón từ 14,50 – 26,90 m3/ha, chu kỳ 2 – 3 năm bón một lần. Đây là tập quán canh tác tốt đối với cây trồng nói chung và đối với cà phê nói riêng. Phân hoá học là một phần đầu tư bắt buộc trong sản xuất cà phê. Kết quả điều tra cho thấy các hộ nông dân đầu tư bón phân tương đối phù hợp so với quy trình hiện hành của Viện KHKTNLN Tây Nguyên. Tưới nước là biện pháp kỹ thuật canh tác quyết định đến năng suất cà phê và phần lớn các nông dân đều tưới nước cho cà phê dựa vào kinh nghiệm. Tùy vào điều kiện thời tiết từng năm các vườn cây được tưới từ 2 – 5 đợt với chu kỳ 25 – 30 ngày. Số liệu tra cho thấy: số đợt tưới trung bình ở các điểm 3,8 lần/năm, lượng nước tưới trung bình ở các điểm 2.728 m3/ha/vụ. So với quy trình tưới nước bằng phương pháp tưới gốc được đề xuất cho cà phê vối kinh doanh ở Tây Nguyên là 600 m3 và 1 vụ tưới cần khoảng 2.000 – 2.500 m3/ha/vụ. Tóm lại: Các vườn cà phê ghép chồi thay thế ở các điểm điều tra đều được tập huấn, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc sau ghép bởi Viện KHKTNLN Tây Nguyên và các trạm khuyến nông ở địa phương do vậy vườn cây sinh trưởng, phát triển tương đối tốt. Bảng 4.3: Năng suất và phẩm cấp hạt trên vườn cà phê ghép chồi thay thế năm 2009 TT Chỉ tiêu điều tra Địa Điểm Krông Păk Krông Buk TB 1 2 Năng suất (tấn nhân/ha) Phẩm cấp hạt - Số quả tươi/kg - Tỷ lệ tươi/nhân - Trọng lượng 100 nhân (gr) - Hạt trên sàng 16 (%) 3,95 752 4,35 16,80 71,40 4,17 748 4,43 16,60 72,80 4,06 750 4,39 16,70 72,10 Ghi chú: Phẩm chất hạt và năng suất kế thừa. Các vườn ghép chồi thay thế được thực hiện năm 2006, do vậy kết quả trong báo cáo chỉ thu thập được năng suất năng 2009. Năng suất ở các điểm biến động từ 3,20 – 4,57 tấn nhân/ha. Theo dõi phẩm chất hạt cho thấy: số quả tươi/kg trung bình ở các điểm biến động 748 – 762 quả tươi/kg, tỷ lệ tươi/nhân ở các điểm đều < 4,5, đặc biệt là trọng lượng 100 nhân ở các điểm điều lớn hơn 16,5 gam và hạt trên sàng 16 biến động 70,60 – 72,80% điều này cho thấy các cây ghép chồi thay thế có phẩm cấp hạt rất tốt. Hiện trạng các vườn cà phê chưa ghép chồi thay thế ở Đăk Lăk. Để tìm hiểu thêm các vườn chưa áp dụng kỹ thuật ghép chồi thay thế để cải tạo vườn cây. Tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 20 hộ có vườn cà phê vối kinh doanh có tuổi từ 10 – 20 tại hai điểm xây dựng mô hình. Bảng 4.4: Một số đặc điểm các vườn cà phê chưa ghép chồi thay thế. TT Chỉ tiêu điều tra Địa Điểm Krông Păk Krông Buk TB 1 2 3 4 5 6 Diện tích trung bình (ha) Tuổi vườn cây (%) - < 20 năm - 20 – 25 năm - > 25 năm Giống trồng (%) - Trồng hạt tự chọn giống - Trồng hạt mua tại các cơ sở - Trồng bằng cây ghép Cây bị bệnh gỉ sắt Cây quả nhỏ năng suất thấp Hình thức trồng - Trồng thuần + Không che bóng + Có che bóng - Trồng xen 1,34 37,50 58,90 3,60 93,13 8,80 0 10,50 8,80 78,40 72,20 6,20 21,60 0,97 40,10 57,30 2,60 94,29 4,71 0 11,70 9,90 85,30 75,60 9,70 14,7 1,55 38,80 58,10 3,10 93,71 6,45 0 11,10 9,35 81,85 73,90 7,95 18,15 Ghi chú: % tính theo diện tích điều tra. Qua bảng điều tra kết quả cho thấy: những vườn cà phê vối chưa áp dụng kỹ thuật ghép chồi thay thế có diện tích trung bình ở các điểm điều tra biến động 0,97 – 1,34 ha cao hơn các vườn đã áp dụng biện pháp ghép chồi thay thế. Vườn cây có độ tuổi 25 năm tuổi chiếm 3,10%. Hầu hết diện tích này đều được trồng bằng hạt trong đó có đến 93,71% diện tích trồng bằng hạt được người dân tự chọn giống mà không qua cơ sở sản xuất giống. Tỷ lệ cây bị bệnh gỉ sắt trung bình ở các điểm điều tra là 11,10%; cây cho năng suất thấp, quả nhỏ 9,35%. Diện tích cà phê được trồng thuần trung bình các điểm là 81,85%, diện tích cà phê trồng thuần không che bóng chiếm tới 73,90%, chỉ có 7,95% diện tích cà phê trồng thuần có trồng thêm cây che bóng truyền thống là muồng đen. Trồng xen các cây khác trong vườn cà phê chỉ chiếm 18,15% chủ yếu là cây sầu riêng và bơ. Bảng 4.5: Tình hình đẩu tư vật tư nông nghiêp và nước tưới trên các vườn cà phê chưa ghép chồi thay thế TT Chỉ tiêu điều tra Địa Điểm Krông Păk Krông Buk TB 1 2 3 Phân hữu cơ (%) - Lượng phân bón (m3/ha) - Chu kỳ bón (năm) Phân vô cơ (kg/ha) - N - P2O5 - K2O - Số đợt bón/năm Tưới nước - Số đợt tưới/năm - Cả năm (m3/ha) 45,50 15,40 2,60 385,00 153,00 346,00 3,20 3,80 2.845,00 57,10 22,10 3,00 372,00 179,00 326,00 2,90 3,70 3.147,00 51,30 18,75 2,80 378,50 166,00 336,00 3,05 3,75 2.996,00 Ghi chú: % tính theo diện tích điều tra Các vườn chưa áp dụng biện pháp ghép chồi thay thế: chỉ có 51,30% diện tích sử dụng phân hữu cơ với lượng bón 18,75 m3/ha, chu kì bòn phân 3 năm một lần. Phân hóa học được bón với lượng cao và mất cân đối ở tất cả các điểm điều tra. Tính trung bình N: 378; P2O5: 166; K2O: 336. Theo tiêu chuẩn 10 TCN 478/2002 của Viện KHKTNLN Tây Nguyên N: 230 – 260 kg/ha; P2O5: 80 – 100 kg/ha; K2O: 210 – 240 kg/ha cho vườn cây đạt năng suất 3 tấn nhân/ha. Số đợt tưới trung bình ở các điểm 3,06 lần/năm, lượng nước tưới ở các điểm điều tra tương đối nhiều trung bình ở các điểm 2.996,00 m3/ha gây sự lãng phí nước. Sự lãng phí này không những làm giảm hiệu quả sản xuất cà phê do chi phí đầu tư vượt mức cần thiết mà còn làm ảnh hưởng xấu tới nguồn tài nguyên nước ở vùng Tây Nguyên. So với quy trình tưới nước bằng phương pháp tưới gốc được đề xuất cho cà phê vối kinh doanh ở Tây Nguyên của Viện KHKTNLN Tây Nguyên. Tóm lại: các vườn cà phê chưa áp dụng kỹ thuật ghép chồi thay thế ở các điểm điều tra hầu như họ chưa được tập huấn kỹ thuật chăm sóc cà phê, chỉ có số ít được tập huấn nhưng họ chưa áp dụng do vậy việc đầu tư vật tư nông nghiệp cho vườn cây bị lãng phí, chưa hiệu quả. Bảng 4.6: Năng suất và phẩm cấp hạt trên các vườn cà phê chưa ghép chồi thay thế. TT Chỉ tiêu điều tra Địa Điểm Krông Păk Krông Buk TB 1 2 Năng suất (tấn nhân/ha) Phẩm cấp hạt - Số quả tươi/kg - Tỷ lệ tươi/nhân - Trọng lượng 100 nhân (gr) - Hạt trên sàng 16 (%) 3,25 802 4,58 13,70 45,30 2,83 826 4,72 14,60 49,70 3,05 824 4,65 14,15 47,50 Ghi chú: phẩm chất hạt và năng suất kế thừa. Các vườn chưa ghép chồi thay thế năng suất trung bình 3 năm (2006 – 2009) ở các điểm biến động từ 2,83 – 3,25 tấn nhân/ha. Nếu so sánh với các vườn đã thực hiện biện pháp ghép chồi thay thế thì năng suất các vườn chưa ghép chồi thay thế thấp hơn 1 – 1,5 tấn nhân/ha/năm. Trong những năm tiếp theo chắc chắn các vườn ghép chồi thay thế sẽ cho năng xuất cao hơn những vườn chưa ghép chồi thay thế. Để xem xét phẩm cấp quả, hạt, tiến hành lấy mỗi điểm điều tra 5 mẫu sản phẩm cà phê rồi lấy trị số trung bình ở các điểm điều tra biến động 802 – 826 quả/kg; tỷ lệ tươi/nhân biến động 4,58 – 4,72; đặc biệt là trọng lượng 100 nhân thấp biến động từ 13,70 – 15,20 gr và tỷ lệ hạt trên sàng 16 cũng rất thấp, biến động 45,30 – 49,70%. Như vậy nếu so sánh với những cây ghép chồi thay thế ở những vườn đã áp dụng biện pháp ghép chồi thay thế thì phẩm cấp hạt quá xấu, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cà phê và sự cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Bảng 4.7: Lý do chưa ghép chồi thay thế TT Chỉ tiêu điều tra Địa Điểm Krông Păk Krông Buk TB 1 2 3 Trả lời lý do chưa ghép chồi thay thế Chưa hiểu biết về ghép cải tạo (%) Lý do khác (%) Vườn cây còn mang lại hiệu quả 30 20 80 20 20 70 25 20 75 Ghi chú: % tính theo số hộ điều tra. Để tìm hiểu thêm lý do tại sao họ chưa áp dụng kỹ thuật ghép chồi thay thế để cải tạo những cây bị bệnh gỉ sắt, cây cho quả nhỏ và năng suất thấp: thì đã có 30% số hộ ở điểm Krông Păk, 20% số hộ ở điểm Krông Buk chưa hiểu về ghép chồi thay thế, 20% số hộ ở điểm Krông Păk, 20% ở điểm Krông Buk vì lý do khác mà họ chưa ghép chồi thay thế. Phần đông số hộ cho rằng vườn cây của họ vẫn còn mang lại hiệu quả kinh tế nên chưa cần thiết phải áp dụng biện pháp ghép chồi thay thế. Bảng 4.8: So sánh một số đặc điểm của vườn ghép và chưa ghép chồi thay thế TT Chỉ tiêu Vườn ghép Vườn chưa ghép Chênh lệch 1 2 3 4 5 6 Năng suất trung bình (tấn nhân/ha) Tỷ lệ cây bị bệnh gỉ sắt (%) Phẩm cấp hạt - Trọng lượng 100 nhân (rg) - Hạt trên sàng 16 (%) Lượng nước tưới (m3/ha) Tỷ lệ vườn cây có bón phân hữu cơ (%) Lượng phân hóa học (kg/ha) - N - P2O5 - K2O 4,06 1,80 16,70 72,10 2.819,00 75,00 302,50 122,00 287,50 3,05 11,10 14,15 47,50 2.996,00 51,30 378,50 166,00 336,00 1,01 -9,30 2,55 24,60 -177,00 23,70 -76,00 -44,00 -48,50 Ghi chú: tính theo diện tích điều tra So sánh giữa vườn được ghép chồi thay thế và vườn chưa được ghép chồi thay thế tại các điểm điều tra cho thấy ở các vườn chưa được ghép có mức độ đầu tư (phân bón, nước tưới) cao hơn nhưng năng suất lại thấp hơn các vườn được ghép chồi thay thế. Năng suất của các vườn được ghép chồi thay thế cao hơn so với vườn chưa được ghép chồi thay thế khoảng 1,01 tấn nhân/ha trong khi đó chi phí đầu tư về phân bón nước tưới thấp hơn khoảng 2.000.000 đồng/ha. Điều này có thể giải thích như sau: các chủ vườn đã ghép chồi thay thế là những nông dân cầu tiến, sẳn sàng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật nên việc đầu tư, chăm sóc vườn cây theo quy trình và hợp lý hơn, mặt khác việc ghép chồi thay thế đã có tác dụng làm tăng năng suất và cải thiện được phẩm chất hạt do các cây có năng suất kém đã được thay thế bằng các cây ghép có năng suất cao, phẩm chất tốt. Trong thực tế với những tiến bộ kỹ thuật đã đạt được trong ngành sản xuất cà phê, nhất là ghép cải tạo thay thế giống xấu, chúng ta có thể dễ dàng khắc phục được những nhược điểm nêu trên để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê trong giai đoạn hiện nay. Qua kết quả xây dựng mô hình và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật này trong những năm qua của Viện KHKTNLN Tây Nguyên cho thấy: nếu các vườn cà phê kinh doanh trồng bằng hạt được cải tạo thay thế khoảng 30% số cây bằng các dòng vô tính thì sau 2 – 3 năm năng suất của các vườn cây này có khả năng tăng lên từ 20 – 30 % và khẳng định đây là một trong những giải pháp hết sức hữu hiệu để nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây sẵn có. Kết quả đánh giá mô hình ghép cải tạo Sinh trưởng của các dòng vô tính sau ghép 36 tháng tại 2 điểm điều tra. Để đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng vô tính ghép cải tạo tôi tiến hành theo dõi và ghi nhận một số chỉ tiêu sinh trưởng. Bảng 4.9: Sinh trưởng của các dòng vô tính sau ghép 36 tháng tại huyện Krông Păk DVT Chỉ tiêu sinh trưởng Đường kính gốc Số cặp cành cấp 1 Độ dài cành cấp 1 Số đốt trên cành cấp 1 TR4 56 11 139 22 TR5 46 12 138 19 TR6 44 11 122 18 TR7 49 12 130 20 TR8 51 10 145 21 TB 49 11 135 20 Bảng 4.10: Sinh trưởng của các dòng vô tính sau ghép 36 tháng tại huyện Krông Buk DVT Chỉ tiêu sinh trưởng Đường kính gốc Số cặp cành cấp 1 Độ dài cành cấp 1 Số đốt trên cành cấp 1 TR4 47 13 116 20 TR5 47 14 104 17 TR6 43 13 94 17 TR7 41 12 110 20 TR8 49 13 117 18 TB 45 13 108 19 Kết quả đo đếm cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng sau của các dòng vô tính sau ghép 36 tháng cho thấy: Đường kính gốc của 5 dòng vô tính tương đối đồng đều, cho thấy gốc ghép phát triển tốt. Vì kỹ thuật hãm ngọn cà phê ở độ cao 1,2 – 1,3m nên số cặp cành cấp 1 của 5 dòng vô tính cưa ghép gần tương đương nhau. Độ dài cành cấp 1 của các dòng vô tính ở điểm Krông Păk cao hơn ở điểm Krông Buk. Số đốt/ cành cấp 1 của dòng vô tính TR8 là cao nhất và TR6 là thấp nhất. Tóm lại: Kết quả cho thấy sau 36 tháng ghép cho thấy 5 dòng vô tính đều sinh trưởng tốt ở 2 điểm. Trong đó sinh trưởng tốt nhất là dòng vô tính TR8 và ở điểm Krông Păk cho kết quả sinh trưởng tốt hơn. Năng suất lý thuyết của 5 dòng vô tính tại 2 địa điểm điều tra. Năng suất là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá về giống, một giống tốt muốn được công nhận phải có năng suất cao thích ứng với vùng sinh thái…Do vậy để đánh giá chính xác năng suất lý thuyết của các dòng vô tính tôi tiến hành theo dõi chặc chẽ các chỉ tiêu cấu thành năng suất. Kết quả đo đếm tại các điểm được ghi nhận như sau: Bảng 4.11: Các chỉ tiêu cấu thành năng suất tại điểm Krông Păk DVT Số cặp cành mang quả trên cây Số đốt trên 1 cành Số quả trên 1 đốt TR4 11 22 28 TR5 12 19 23 TR6 11 18 24 TR7 12 20 21 TR8 13 18 20 Bảng 4.12: Các chỉ tiêu cấu thành năng suất tại điểm Krông Buk. DVT Số cặp cành mang quả trên cây Số đốt trên 1 cành Số quả trên 1 đốt TR4 13 20 20 TR5 14 17 21 TR6 13 17 25 TR7 12 20 21 TR8 13 18 20 TB 13 19 22 Sau khi đo đếm các chỉ tiêu cấu thành năng suất ta tính được năng suất lý thuyết như sau: Số cành mang quả ´ số đốt trên cành ´ số quả trên đốt = số quả trên cây Tiếp theo: số quả trên cây ¸ số quả/kg = số kg quả tươi của 1 cây. Tiếp tục: số kg quả tươi ¸ tỷ lệ tươi/nhân = số kg nhân của 1 cây Sau đó: số kg nhân ´ số cây trong 1 ha = số kg nhân/ha Kết quả tính toán cho kết quả như sau: Bảng 4.13: Năng suất lý thuyết của điểm Krông Păk. DVT Năng suất lý thuyết (tấn nhân/ha) TR4 4,6 TR5 3,7 TR6 3,1 TR7 3,8 TR8 3,7 TB 3.8 Ghi chú: tính theo diện tích điều tra Bảng 4.14: Năng suất lý thuyết của điểm Krông Buk. DVT Năng suất lý thuyết (tấn nhân/ha) TR4 3,6 TR5 3,5 TR6 3,6 TR7 3,4 TR8 3,6 TB 3,5 Ghi chú: tính theo diện tích điều tra Các dòng vô tính được ghép cải tạo vào tháng 6 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007 đã cho năng suất đáng kể từ 0,8 – 1,1 tấn nhân/ha, đặc tính của cây ghép sau khi lành vết thương cây thường sinh trưởng phát triển tốt, phát sinh cành cơ bản ngay và sớm cho năng suất. Kết quả tính toán cho thấy điểm Krông Păk dòng vô tính TR4 và TR8 đạt năng suất cao nhất từ 4,0 – 4,6 tấn nhân/ha, còn dòng vô tính TR6 chỉ cho 3,1 tấn nhân/ha, sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Tại điểm Krông Buk các dòng vô tính đạt năng suất trung bình 3,5 tấn nhân/ha thấp hơn 0,9 tấn nhân/ha so với điểm Krông Păk. Sở dĩ có sự sai khác này là do năm nay có hạn hán kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sự chênh lệch năng suất giữa hai vùng. Tóm lại: các dòng vô tính ghép cải tạo đều thích ứng và đạt năng suất cao hơn so với cưa nuôi chồi tái sinh và trồng thay thế bằng cây ghép non trong bầu đáng kể. Đây cũng là đặc điểm nổi bật đáng quí của các dòng vô tính, khả năng ứng dụng trong sản xuất để cải tạo vườn cây xấu bằng cách ghép cải tạo thay giống mới là biện pháp rất hiệu quả cho người trồng cà phê. Phẩm chất quả, hạt của các dòng vô tính và đối chứng tại 2 địa điểm (kế thừa) Trong công tác chọn tạo giống và đánh giá giống không những coi trọng chỉ tiêu cấu thành năng suất cao mà còn chú ý đến phẩm cấp hạt. Phẩm cấp hạt cà phê bị ảnh hưởng bởi trọng lượng và kích thước hạt, phẩm cấp hạt tốt đều có trọng lượng 100 nhân cao, tỷ lệ % hạt trên sàng 16 cao, tỷ lệ quả tươi/nhân thấp. Trọng lượng và kích thước hạt cà phê phụ thuộc vào yếu tố giống là chủ yếu, ngoài ra còn phụ thuộc vào chế độ canh tác… Ngày nay chất lượng hạt cà phê là vấn đề hết sức được quan tâm để tăng sức cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Vì vậy để đánh giá chất lượng hạt cà phê của các dòng vô tính trong ghép cải tạo, của nuôi chồi tái sinh và trồng thay thế bằng cây ghép non trong bầu tại các điểm thí nghiệm, chúng tôi lấy mẫu 2 năm (2008,2009) lấy giá trị trung bình và theo dõi một số chỉ tiêu về quả, hạt. Bảng 4.15: Phẩm cấp quả, hạt của các dòng vô tính và đối chứng tại huyện Krông Păk Công thức Chỉ tiêu đánh giá Số quả tươi/kg Tỷ lệ tươi/nhân P 100 nhân (gr) Hạt trên sàng 16 (%) I. Ghép cải tạo 1. TR4 2. TR5 3. TR6 4. TR7 5. TR8 Trung bình II. Đối chứng 7. Cưa không ghép (nuôi chồi tái sinh) 8. Trồng cây thay thế (cây ghép) 702 688 762 709 720 716 792 735 4,25 4,36 4,30 4,31 4,36 4,32 4,51 4,38 17,50 20,10 17,60 18,80 18,83 18,57 15,3 18,33 71,50 90,30 75,58 72,99 70,45 76,16 54,7 72,2 Bảng 4.16: Phẩm cấp quả, hạt của các dòng vô tính và đối chứng tại huyện Krông Buk Công thức Chỉ tiêu đánh giá Số quả tươi/kg Tỷ lệ tươi/nhân P 100 nhân (gr) Hạt trên sàng 16 (%) I. Ghép cải tạo 1. TR4 2. TR5 3. TR6 4. TR7 5. TR8 Trung bình II. Đối chứng 7. Cưa không ghép (nuôi chồi tái sinh) 8. Trồng cây thay thế (cây ghép) 715 696 767 741 735 731 785 760 4,45 4,42 4,48 4,48 4,55 4,48 4,58 4,50 18,50 19,63 17,28 17,92 18,27 18,32 16,20 17,33 70,90 88,14 73,56 72,60 68,10 76,66 53,40 73,60 Kết quả theo dõi phẩm cấp hạt của mô hình qua bảng cho thấy: - Số quả tươi/kg: số quả tươi/kg càng nhỏ thì quả càng lớn, kết quả cho thấy quả tươi của các dòng vô tính nhỏ nhất, ở các điểm biến động 716 – 731 quả tươi/kg, tiếp đến quả tươi của trồng thay thế bằng cây ghép non trong bầu ở các điểm biến động 735 – 782 quả tươi/kg, lớn nhất là quả tươi của cưa nuôi chồi tái sinh ở các điểm biến động 785 – 792 quả tươi/kg. Trong thực tế các vườn cà phê kinh doanh trong sản xuất hiện nay là 802 – 835 quả tươi/kg, so sánh giữa các dòng vô tính ghép cải tạo thì dòng vô tính TR5 có quả ít nhất 688 – 696 quả tươi/kg và dòng vô tính TR6 có quả nhiều nhất 762 – 767 quả tươi/kg ở các điểm. - Tỷ lệ tươi nhân: ở các dòng vô tính tương đối thấp, ở các điểm biến động 4,32 – 4,48% đều thấp hơn trồng thay thế bằng cây ghép non trong bầu biến động 4,38 – 4,50 và cưa nuôi chồi tái sinh 4,51 – 4,58 %. Tỷ lệ tươi nhân càng thấp thì tiêu chuẩn chọn giống càng tốt, theo tiêu chuẩn chọn giống hiện nay của Viện KHKTNLN Tây Nguyên tỷ lệ tươi/nhân <4,50% (theo trọng lượng hạt) là đủ tiêu chuẩn chọn giống. Thực tế các vườn cà phê kinh doanh trong sản xuất hiện nay tỷ lệ tươi/nhân tương đối cao, kết quả điều tra 4,58 – 4,72%. - Trọng lượng 100 nhân ở các dòng vô tính biến động 18,32 – 18,57gr, trồng thay thế bằng cây ghép non trong bầu biến động 17,33 – 18,33gr đều rất tốt và đều đủ tiêu chuẩn chọn giống >16,5gr, trong khi đó cưa nuôi chồi tái sinh biến động biến động 15,30 – 16,20gr, thực tế các vườn kinh doanh trong sản xuất hiện nay 13,70 – 15,20gr. Trong các dòng vô tính ghép cải tạo dòng vô tính TR5 có trọng lượng 100 nhân cao nhất và TR6 là thấp nhất. - Tỷ lệ hạt trên sàng 16 của các dòng vô tính và trồng thay thế bằng cây ghép non trong bầu tương đối cao ở các điểm thí nghiệm (hạt R1) >65,00%, cưa nuôi chồi tái sinh 53,4 – 54,7%, các vườn kinh doanh trong sản xuất hiện nay 45,30 – 51,20%. Trong các dòng vô tính ghép cải tạo dòng vô tính TR5 có tỷ lệ hạt trên sàng 16 cao nhất còn thấp nhất là TR8. Tóm lại: Phẩm cấp quả, hạt của các dòng vô tính ghép cải tạo và trồng thay thế bằng cây ghép non trong bầu ở các điểm rất tốt, tốt hơn nhiều so với cưa nuôi chồi tái sinh và các vườn cà phê kinh doanh trong sản xuất hiện nay, đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự thành công của các mô hình thí nghiệm. Đánh giá khả năng nhiễm bệnh gỉ sắt của các dòng vô tính và đối chứng (kế thừa) Bảng 4.17: Tình hình nhiễm bệnh gỉ sắt của các dòng vô tính và đối chứng tại 2 điểm. Công thức CSB (%) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I. Ghép cải tạo 1. TR4 2. TR5 3. TR6 4. TR7 5. TR8 II. Đối chứng 7. Cưa không ghép (nuôi chồi tái sinh) 8. Trồng cây thay thế (cây ghép) 0 0 0 0 0 12,7 0 0 0 0 0,1 0 15,6 0,20 0 0 0 0 0 16,60 0 Trong việc chọn giống cà phê vối ngoài việc chú trọng đến năng suất cao và cở hạt lớn, các nhà chọn tạo giống còn phải quan tâm bổ sung thêm tính kháng bệnh gỉ sắt vì quần thể cà phê vối của Việt Nam đã bị nhiễm bệnh gỉ sắt khá nặng. Chính vì vậy các tinh dòng chọn lọc đã được phóng thích, đang khu vực hóa để đưa vào sản xuất đại trà đã được các nhà chọn tạo chú ý đến vấn đề này. Để xem xét khả năng kháng bệnh gỉ sắt của 5 dòng vô tính đưa vào ghép cải tạo tại 2 điểm thí nghiệm. Ta tiến hành theo dõi tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gỉ sắt vào thời điểm thuận lợi nhất mà bệnh gỉ sắt phát triển (tháng 12/2007; tháng 12/2008; tháng 12/2009). Qua quan trắc đều cho thấy: Các dòng vô tính đưa vào ghép cải tạo và đối chứng trồng mới bằng cây ghép non trong bầu đều là các tinh dòng được chọn lọc tốt, có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao, do vậy tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của các dòng vô tính vẫn bằng không qua các năm theo dõi. Riêng chỉ có dòng vô tính TR7 quan trắc trong năm 2008 thấy có xuất hiện bệnh nhưng chỉ ở mức độ rất nhẹ (CSB=0,1) và đối chứng (CSB=0,2). Theo kết quả phân cấp bệnh của bộ môn Bảo vệ thực vật của Viện nghiên cứu cà phê, đối với cà phê vối không bệnh hoặc bệnh ở mức độ nhẹ, chỉ số bệnh dưới 2,00% không gây rụng lá và không ảnh hướng đến năng suất, khi chỉ số bệnh >7,00% được xếp vào mức độ nhiễm nặng và bắt đầu ảnh hưởng đến năng suất. Trong khi đó cưa nuôi chồi tái sinh bệnh gỉ sắt có su hướng tăng dần, quan trắc cho thấy: năm 2007 CSB=12,7; năm 2008 CSB=16,7; năm 2009 CSB= 16,4. Tóm lại các dòng vô tính ghép cải tạo và đối chứng trồng mới bằng cây ghép non trong bầu ở các điểm thí nghiệm đều có khả năng kháng bệnh gỉ sắt rất cao. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận 1. Các vườn cà phê tại các điểm điều tra được thâm canh khá cao, năng suất bình quân biến động từ 2,83 – 4,17 tấn nhân/ha. Toàn bộ diện tích cà phê điều tra đều được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc. Phần lớn các diện tích điều tra đều áp dụng phương pháp trồng thuần, chiếm tỷ lệ 78,40 – 85,30%, trong đó có trên 80% diện tích không có cây che bóng. 2. Phần lớn các hộ nông dân có vườn ghép chồi thay thế đã áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên chi phí đầu tư thấp hơn (khoảng 2.000.000 đồng/ha) nhưng năng suất lại cao hơn các vườn chưa áp dụng biện pháp ghép chồi thay thế khoảng 0,4 tấn/ha. Năng suất bình quân của các vườn ghép chồi thay thế là 3,7 tấn nhân/ha với lượng phân bón 287 kg N, 114 kg P2O5, 274 kg K2O (tỷ lệ NPK: 2,5:1:2,4), lượng nước tưới bình quân là 717 m3/ha/vụ. Tỷ lệ cây bị bệnh gỉ sắt tại các vườn cà phê đã ghép chồi thay thế không đáng kể khoảng 0,10% so với vườn chưa ghép chồi thay thế là 11,00%. 3. Biện pháp ghép chồi thay thế, một tiến bộ khoa học kỹ thuật, đang được áp dụng ngày càng phổ biến trong sản xuất cà phê ở Đăk Lăk với tỷ lệ cây ghép sống đạt trên 90%. Chồi ghép sinh trưởng và cho năng suất cao hơn hẳn so với biện pháp trồng thay thế bằng cây ghép và nuôi chồi tái sinh sau khi cưa phục hồi. 4. Các giống cà phê chọn lọc TR4, TR5, TR6, TR7, TR8 (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2006) đã thể hiện được tính ưu việc trong các mô hình sản xuất thông qua biện pháp ghép chồi thay thế. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về sinh trưởng giữa các giống cà phê chọn lọc. Năng suất bình quân của các dòng vô tính là khá cao 3,7 tấn nhân/ha. 5. Ước tính hiệu quả kinh tế trong 5 năm đầu của biện pháp ghép chồi thay thế bằng các giống chọn lọc đạt gấp 4,5 đến 5,0 lần so với biện pháp trồng tái canh. Đề Nghị: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hướng dẫn và phổ biến rộng rãi tiến bộ kỹ thuật ghép chồi thay thế bằng các giống chọn lọc trong ngành cà phê để nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho nông dân trồng cà phê ở Đăk Lăk. 2. Tăng cường và khuyến khích đầu tư các vườn nhân chồi để đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng chồi ghép để thay thế các cây xấu trong vườn cà phê hiện có. Với năng lực cung cấp chồi của các vườn nhân chồi hiện nay ở Đăk Lăk chưa đáp ứng được nhu cầu và nhu cầu này sẽ tăng mạnh trong tương lai. 3. Tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng, phát triển, năng suất của cây trồng thay thế bằng cây ghép so với cây nuôi chồi tái sinh để đánh giá cây ghép và các dòng vô tính trong những năm vườn cây kinh doanh tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Chế Thị Đa (2001), Chọn lọc dòng vô tính cà phê vối có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh gỉ sắt trong điều kiện Đăk Lăk, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Chế Thị Đa (2006), “Nghiên cứu chọn tạo, công nghệ nhân giống và kỹ thuật thâm canh cà phê vối”, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài. Đoàn Triệu Nhạn, Phan Quốc Sủng, Hoàng Thanh Tiệm (1999), Cây cà phê Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trịnh Đức Minh (1998), Cải tiến giống cà phê vối, Cây cà phê ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Sỹ Nghị (1982), Trồng cà phê, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (2004), Kỹ thuật nhân giống và ghép cải tạo cà phê vối, tài liệu tập huấn. Tiếng Anh Theirel R. (1997), Breeding concept for the selection of nematode resistant/tolerant coffee plants, Coffee research support program, GTZ – Vinacafe. Top working in coffee, Central Coffee Reseach Institute, India, Plantnium Jubilee, 1925 – 2000. PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ TÍNH TRẠNG ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC DÒNG VÔ TÍNH GHÉP CẢI TẠO Dòng vô tính: TR4 Năng suất: Năng suất nhân/ha: 7,3 tấn Sinh trưởng: Sinh trưởng khỏe Cây cao trung bình Phân cành nhiều Cành ngang hơi rũ Lá: Trung bình Dạng mũi mác Quả chín: Màu sắc quả: đỏ cam Dạng quả: tròn Số quả/kg: 777 quả Hạt: Tỷ lệ tươi/nhân: 4,1 Trọng lượng 100 nhân: 17,1g Hạt loại 1: 70,9% Hàm lượng cafein: 1,69g/100g chất khô Kháng gỉ sắt: Cao Dòng vô tính: TR5 Năng suất: Năng suất nhân/ha: 6,3 tấn Sinh trưởng: Sinh trưởng khỏe Cây cao trung bình Phân cành nhiều Lá: Trung bình Dạng mũi mác Quả chín: Màu sắc quả: đỏ cam Dạng quả: tròn Số quả/kg: 756 quả Hạt: Tỷ lệ tươi/nhân: 4,1 Trọng lượng 100 nhân: 17,1g Hạt loại 1: 70,9% Hàm lượng cafein: 1,58g/100g chất khô Kháng gỉ sắt: Cao Dòng vô tính: TR6 Năng suất: Năng suất nhân/ha: 5,6 tấn Sinh trưởng: Sinh trưởng khỏe Cây cao trung bình Tán phân cành ít, cành ngang Lá: Trung bình Dạng mũi mác Quả chín: Màu sắc quả: vàng cam Dạng quả: tròn Số quả/kg: 792 quả Hạt: Tỷ lệ tươi/nhân: 4,3 Trọng lượng 100 nhân: 17,5g Hạt loại 1: 75,0% Hàm lượng cafein: 1,95g/100g chất khô Kháng gỉ sắt: Rất cao Dòng vô tính: TR7 Năng suất: Năng suất nhân/ha: 4,5 tấn Sinh trưởng: Sinh trưởng khỏe Cây cao trung bình Phân cành nhiều, cành ngang Lá: Trung bình Dạng mũi mác Quả chín: Màu sắc quả: đỏ hồng Dạng quả: trứng ngược Số quả/kg: 734 quả Hạt: Tỷ lệ tươi/nhân: 4,4 Trọng lượng 100 nhân: 17,5g Hạt loại 1: 72,8% Hàm lượng cafein: 1,85g/100g chất khô Kháng gỉ sắt: Cao Dòng vô tính: TR8 Năng suất: Năng suất nhân/ha: 4,2 tấn Sinh trưởng: Sinh trưởng khỏe Cây cao trung bình Phân cành trung bình, cành ngang Lá: Trung bình Dạng mũi mác Quả chín: Màu sắc quả: huyết dụ Dạng quả: trứng Số quả/kg: 657 quả Hạt: Tỷ lệ tươi/nhân: 4,6 Trọng lượng 100 nhân: 17,6g Hạt loại 1: 68,4% Hàm lượng cafein: 1,57g/100g chất khô Kháng gỉ sắt: Cao Mô hình Krông Păk 36 tháng sau ghép Mô hình Krông Buk 36 tháng sau ghép PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA Phiếu thu thập thông tin tình hình Ghép và chăm sóc cà phê Ghép của nông hộ trên địa bàn Đăk Lăk Ngày…../…../2010 Số phiếu:….. 1. Thông tin chung Họ tên chủ hộ: Địa chỉ: Thôn………………….Xã…………………Huyện 2. Tình trạng vườn cây trước khi cưa ghép cải tạo: — Năng suất thấp — Bệnh gỉ sắt — Quả nhỏ 3. Tuổi cây cưa ghép, diện tích, sản lượng cà phê: Tuổi cây Diện tích Năm ghép Sản lượng Ghi chú <20 20-25 >25 …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. 4. Hình thức trồng: Trồng thuần: + Không che bóng: +Có che bóng: Trồng xen: 5. Phân hữu cơ: Lượng bón (m3/lần): Chu kỳ bón (năm/lần): 6. Phân vô cơ: Phân U rê Lân Kali NPK Số lần bón/năm Số lượng 7. Tưới nước: Nguồn nước: — Thừa — Đủ — Thiếu Cách tưới: — Tưới pét — Tưới dí — Khác Số đợt tưới/năm: Lượng nước tưới cả năm: (m3/ha/năm): 8. Theo gia đình: Năng suất ở mức nào thì nên ghép: Tỷ lệ cây bị bệnh, cây quả nhỏ, cây không quả chiếm bao nhiêu % thì nên ghép: -Năng suất sau ghép có tăng không: — Có — Không -Hiệu quả của việc ghép cải tạo: — Có — Không XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo Vinh.doc
  • docmuc luc.doc
Tài liệu liên quan