Đề tài Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập

TOR cũng yêu cầu xem xét năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài. Chúng tôi thiết nghĩ, ngay các biểu đồ Radar nhằm so sánh năng lực cạnh tranh giữa một số quốc gia về lĩnh vực này phần nào đã nói lên điều đó. Sau sự kiện 11-9-2001, nước Mỹ bị bọn khủng bố tấn công, theo sự đánh giá của công ty PERC ( Politic-Economic Risks Consultants) , một công ty tư vấn độc lập có trụ sở tại Hong Kong, Việt nam được được xếp trong thứ hạng 5 quốc gia được coi là nơi an toàn nhất cho việc đầu tư và kinh doanh của người nước ngoài. Sự đánh giá này cũng trùng hợp với đánh giá của JETRO, Nhật bản, trong một nghiên cứu tương tự. Tuy nhiên, JETRO cũng đưa ra những con số so sánh cảnh báo là giá cả một số hàng hoá và dịch vụ của Việt nam còn cao hơn nhiều nước trong khu vực. (Xem Bảng 29: So sánh giá cả và dịch vụ giữa Việt nam và một số nước).

doc96 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo: Các biện pháp liên quan đến sản xuất và tiêu thụ: Vấn đề then chốt hiện nay đối với sản xuất lúa gạo là giống lúa. Giống lúa phải được đặt trong mục tiêu tăng năng suất, khả năng chống sâu bệnh cao và tạo ra sản phẩm có chất lượng đạt 4 tiêu chuẩn: là hạt gạo dài 7 mm, tỷ lệ chiều dài/rộng hạt là 3, độ trong từ 0-1% và có hàm lượng amiloza từ 18-20%. Nâng cao chất lượng xay xát và đánh bóng gạo. Bố trí lại các nhà máy xay xát phù hợp việc phân bố theo vùng nguyên liệu, để tận dụng hết năng lực hiện có của ngành này. Bên cạnh việc đầu tư thích đáng cho công tác thuỷ lợi, cần chú ý đến việc cải thiện đáng kể hạ tầng cơ sở như đường xá, cảng sông, biển để góp phần giảm hư hao và hạ chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hoá nhằm hạ giá thành xuất khẩu. Có biện pháp hỗ trợ tích cực của Nhà nước trong cấp phát tín dụng, trợ giá thu mua và tạm trữ để đảm bảo thu nhập ổn định cho người sản xuất. Các biện pháp liên quan đến công tác thị trường: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp về xuất khẩu gạo của Việt nam là Thái lan. Vì phẩm cấp gạo của Việt nam chưa đủ cao để thâm nhập vào những thị trường có kim ngạch lớn nên gạo Việt nam buộc phải xuất với giá thấp hơn rất nhiều so với gạo Thái lan trong từng nhóm gạo. Tuy nhiên đây là ưu thế cạnh tranh của gạo Việt nam, đồng thời là yếu tố trực tiếp đe doạ thu nhỏ thị trường nhập gạo Thái lan và làm giảm vị trí độc tôn của gạo Thái. Do đó, để tránh gây tổn hại không đáng có do cạnh tranh cho mỗi quốc gia, từ năm 2000 Việt nam và Thái lan đã có trao đổi hợp tác nhằm hai lợi ích: (1) chia sẻ thị trường có thiện chí nhằm hạn chế cạnh tranh không cần thiết và (2) giúp nâng giá gạo xuất khẩu của Việt nam. Theo đó, mỗi bên sẽ đóng góp 100.000 tấn gạo 25% tấm cho quĩ để bán dưới sự giám sát của Tổ chức kho hàng công cộng Thái lan và Tổng Công ty lương thực miền Nam Việt nam ( nhưng số gạo này được giữ riêng ở từng nước ). Hai bên sẽ quản lý số lương bán ra của từng nước theo tỷ lệ 50:50. Đối với những hợp đồng nhỏ, hai bên sẽ quyết định xuất xứ. Duy trì ổn định các thị trường truyền thống, đồng thời chủ động thâm nhập thị trường đòi hỏi chất lượng cao nhưng đem lại giá trị cao như Nhật bản, Hàn quốc. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để trực tiếp xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi, là nơi không đòi hỏi chất lượng gạo cao. 3.4. Ngành Hải sản: Ngành hải sản của Việt nam đã tăng trưởng khá nhanh, từ năm 1985, giá trị sản xuất của ngành tăng bình quân 5%/ năm. Tình hình xuất khẩu còn khả quan hơn nhiều, tốc độ tăng trưởng đạt gần 20%/năm. Năm 1997 giá trị xuất khẩu hải sản đạt 782 triệu USD, đến năm 2000 đã vượt qua ngưỡng 1tỷ USD đạt 1,475 tỷ USD và năm 2001 trị giá xuất khẩu đã đạt kỷ lục là 1,76 tỷ USD. Bảng 21: Sản lượng và trị giá xuất khẩu hải sản 1997-2001. Năm Tổng sản lượng (tấn) Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 1997 1.730.432 782,0 1998 1.782.002 858,0 1999 2.006.753 971,1 2000 2.148.867 1475,0 2001 1760,0 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 3.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hải sản. Hải sản được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các loại thực phẩm làm từ cá, tôm, cua, và các loại hải sản biển khác hoặc thuỷ sản nội địa (nước ngọt). Nghề cá bao gồm cả đánh bắt cá biển, nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trồng ven bờ), đánh bắt cá nước ngọt cũng như nuôi trồng ở môi trường nước ngọt. 3.4.1.1 Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản: Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đã tăng trưởng nhanh nhờ ưu thế Việt nam có nhân công rẻ và có bờ biển dài, có nhiều sông ngòi, ao hồ tự nhiên. Sự thành công của ngành này gắn liền với sự thành công của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Mối đe doạ lớn nhất của ngành này là khả năng bền vững của các nguồn lợi hải sản. Các nghiên cứu đều cho rằng Việt nam đang hoặc sẽ nhanh chóng đi đến mức khai thác tối đa nguồn lợi hải sản ven bờ. Do đó, một khi có những chính sách đầu tư, hỗ trợ hợp lý, hiệu quả từ phía Nhà nước và địa phương, việc nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh tại tất cả các miền, từ vùng ven biển đến đồng bằng và đến cả vùng cao như Lai Châu, Hoà bình, Sơn La... Bảng 22: Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng 1997-2000 Đơn vị: tấn 1997 1998 1999 2000 Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 414.593 425.031 480.767 525.555 Sản lượng thuỷ sản khai thác 1.315.839 1.356.971 1.525.986 1.623.312 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 Theo Bộ Thuỷ sản, tính đến cuối năm 2001, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước đã lên đén 751.900 hec ta, tăng 34% so với năm 2000; tổng sản lượng đạt 725.827 tấn, tăng 24,9 %. Trong đó diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các địa phương ven biển đã đạt con số 602.648 ha (bằng 80,15% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước), tăng 184.463 ha (44,1%) so với năm 2000. Theo kế hoạch, năm 2002 sẽ tiếp tục là năm có bước phát triển mạnh lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, cả về diện tích và sản lượng. Căn cứ vào điều kiện sinh thái từng vùng, sử dụng điều kiện cơ sở vật chất hiện có, đặc biệt là hệ thông thuỷ lợi để đem lại hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích canh tác; tiếp tục chuyển những vùng đất sản xuất lúa, đất làm muối kém hiệu quả, đất nhiễm mặn, hoang hoá sang nuôi tôm hoặc các loại thuỷ sản khác. Tổng diện tích sẽ tăng lên 860.000 ha (trong đó diện tích nuôi nước ngọt là 322.000 ha, nuôi tôm càng xanh 21.000 ha, tổng số lòng bè nuôi trồng thuỷ sản đạt 28.300 chiếc nuôi trên biển và 13.500 nuôi nước ngọt) với mục tiêu đạt sản lượng nuôi trồng là 935.000 tấn. Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp quản lý vào nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt phát triển nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp, duy trì năng suất bình quân của các hình thức nuôi tôm nước lợ thâm canh từ 2,5-3 tấn/ha, bán thâm canh từ 1,25-1,5 tấn/ha, các hình thức nuôi khác: 0,3 tấn/ha. Trong lĩnh vực vệ sinh và an toàn về chất lượng, Trung tâm an toàn về chất lượng và thanh tra ngư nghiệp quốc gia (NAFIQACEN) hiện đang hướng dẫn và kiểm soát các nhà sản xuất và chế biến hải sản. Trên cơ sở các yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn của các nhà Nhập khẩu đưa ra (thông thường theo tiêu chuẩn của EU và Nhật bản), Trung tâm này cũng hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ qui trình sản xuất của các cơ sở để cấp chứng chỉ. Nhìn chung các cơ sở chế biến đã có nhiều cố gắng trong việc: đầu tư vào xử lý nước thải, xử lý nguyên liệu thô trước khi chế biến, cải thiện điều kiện vệ sinh tại khu nhà xưởng, nâng cấp máy móc cấp đông và đáp ứng đòi hỏi việc sản xuất nước đá theo yêu cầu quốc tế. 3.4.1.2. Tiêu thụ hải sản: * Nhu cầu nội địa: Theo đánh giá của các chuyên gia thì độ co dãn thu nhập của của nhu cầu các sản phẩm hải sản là 1,05, tương đương với tăng thu nhập bình quân đầu người. Các hộ gia đình ở thành thị tiêu dùng các sản phẩm hải sản ít hơn một chút so với các hộ gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, ảnh hưởng này cũng không tạo sự khác biệt lớn do tốc dộ đô thị hoá ở Việt nam còn thấp. Do đó, có thể nói rằng nhu cầu về hải sản sẽ biến động song song với tốc độ gia tăng dân số. Đối với nhóm có thu nhập cao hơn, cơ cấu nhu cầu hải sản sẽ thay đổi theo hướng tiêu dùng loại đắt tiền tăng lên, như tôm, mực đông lạnh và các cá miếng. Quá trình này sẽ diễn ra dần dần làm thay đổi cơ cấu nhu cầu nội địa. * Xuất khẩu: Xuất khẩu hải sản đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Do sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng, cộng với việc đầu tư đúng mức vào khâu chế biến nguyên liệu góp phần làm cho trị giá xuất khẩu hải sản tăng cao với tốc độ hơn 10%/năm. Theo dự kiến năm 2002 sẽ đạt mức 2,1 tỷ USD tăng 16-17% so với năm 2001, đứng vị trí thứ 3 về ngành hàng xuất khẩu, sau dầu thô (2,6 tỷ USD) và dệt-may (2,4 tỷ USD). Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả của xuất khẩu hải sản Việt nam là xem xét giá trị xuất khẩu ròng (xuất- nhập) và tỷ số thương mại ròng ( tỷ lệ xuất khẩu ròng trong tổng thương mại ) cho thấy, giá trị xuất khẩu ròng ngày càng cao và tỷ lệ thương mại ròng luôn dương ở trị số cao ở ngành hải sản, điều đó có ý nghĩa và giá trị kinh tế lớn. Thị trường xuất khẩu hải sản của Việt nam chủ yếu tập trung các thị trường truyền thống tại châu á như Nhật bản, Hongkong, Đài loan, Hàn quốc, Trung quốc, thị trường thuộc Liên minh Châu Âu và gần đây là thị trường Mỹ với các mặt hàng chủ yếu là: tôm đông lạnh, cá đông lạnh, mực khô. Bảng 23: Các mặt hàng hải sản xuất khẩu chủ yếu năm 2001 Đơn vị tính: triệu USD Trị giá xuất khẩu Chiếm tỷ lệ Tôm đông lạnh 775,80 44,04% Cá đông lạnh 279,56 15,88% Mực khô 148,00 8,42% Cá ngừ 59,00 3,36% Nguồn: Bộ Thủy sản 3.4.2. Giá cả: Giá cả hải sản xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan hệ cung cầu, nhân công, nguồn lợi hải sản.. và giá giao dịch trên thị trường thế giới của những nước có sản lượng lớn (như Tôm xuất khẩu của Thái lan, ấn Độ) nên có diễn biến rất phức tạp, nhưng Việt nam với lợi thế có nhân công rẻ, nguồn lợi thuỷ sản dồi dào và phong phú là lợi thế cạnh tranh về giá hải sản xuất khẩu trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ thị trường, hệ thống giá cả của nước sở tại để đưa ra một giá chào hợp lý (reasonable), tăng lợi ích xuất khẩu của ta và không tạo ra phản ứng mạnh của các nhà nuôi trồng nước sở tại dẫn đến các biện pháp bảo hộ ngăn chặn hàng Việt nam vào thị trường đó (vụ cá basa tại Mỹ) 3.4.3. Phân bố sản xuất và xuất khẩu hải sản: Bảng 24: Sản lượng thuỷ sản phân theo địa phương Đơn vị: Tấn 1997 1998 1999 2000 Đồng bằng sông Hồng 135.117 151.812 172.507 178.338 Đông Bắc 36.963 44.399 47.294 51.114 Tây Bắc 4.964 3.585 3.906 4.201 Bắc Trung Bộ 126.050 128.874 141.937 155.580 Duyên hải Nam Trung Bộ 241.280 255.981 278.353 297.428 Tây Nguyên 6.671 6.994 8.941 9.262 Đông Nam Bộ 295.795 283.197 329.811 341.184 Đồng bằng sông Cửu Long 883.592 907.160 1.024.004 1.111.760 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 Bảng 25: Sản lượng và diện tích nuôi trồng thuỷ sản phân theo địa phương 1997 1998 1999 2000 I. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản (Ha) - Đồng bằng sông Hồng 63118,1 63013,0 66811,5 67173,6 - Đông Bắc 29120,1 30696,3 28791,9 28879,2 - Tây Bắc 3134,2 3199,8 3486,7 3554,9 - Bắc Trung Bộ 28918,7 29505,9 31728,6 28281,6 - Duyên hải nam Trung Bộ 13715,1 17807,8 19059,4 19326,2 - Tây Nguyên 4559,0 4789,9 4665,7 4674,7 - Đông Nam Bộ 34478,1 33640,6 37151,3 37172,0 - Đồng bằng sông Cửu Long 327093,7 341847,6 332923,6 345941,8 II. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (Tấn) - Đồng bằng sông Hồng 72150 85606 96989 104244 - Đông Bắc 14743 15836 17282 20418 - Tây Bắc 2728 2677 2794 2979 - Bắc Trung Bộ 22133 22597 24269 26786 - Duyên hải nam Trung Bộ 8100 10496 10226 12592 - Tây Nguyên 4304 4786 6322 6577 - Đông Nam Bộ 31088 27469 27783 35206 - Đồng bằng sông Cửu Long 259347 255564 295102 316753 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000. Đồng bằng sông Cửu long và Duyên hải Nam Trung bộ là 2 vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước. Đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu long diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã tăng lên 405.343 ha năm 2001. Theo kế hoạch của Bộ Thuỷ sản, năm 2002 tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản sẽ đạt 860.000 ha. Trong đó diện tích nuôi nước ngọt là 322.000 ha, nuôi tôm càng xanh là 21.000 ha, tổng số lồng nuôi trồng thuỷ sản là 41.800 chiếc (28.300 chiếc nuôi trên biển và 13.500 chiếc nuôi nước ngọt), nhằm mục tiêu đạt sản lượng 935.000 tấn. Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu á ( ADB ), cả nước có trên 350 cơ sở chế biến nước mắm, mắm cá và cá khô đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Hiện có khoảng 264 nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu, bao gồm các loại hình chế biến thuỷ sản đông lạnh, chế biến thuỷ sản khô, chế biến đồ hộp, chế biến nước mắm xuất khẩu, phân bố trên 33 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở vùng ven biển và các thành phố lớn. Tổng công suất của các nhà máy này hơn 1,5 triệu tấn/năm, với công nghệ tương đối hiện đại. Tuy nhiên mới chỉ có 78/264 cơ sở chế biến thuỷ sản được Bộ thuỷ sản công nhận đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ( VSATTP ) nhìn chung đã đảm bảo được yêu cầu về vệ sinh và chất lượng an toàn. Chỉ số này cho thấy, còn đến 70,5% số cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn ngành về VSATTP và còn 20% sản phẩm đang được sản xuất trong điều kiện chưa đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP ( 78/264 nhà máy chiếm 80% lượng hàng xuất khẩu). Xuất khẩu hải sản cũng tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển, chiếm tỷ lệ lớn nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu long, năm 2001 đặc biệt có một số địa phương có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao như Cà Mau đạt là 301 triệu USD (tăng 23,6% so với năm 2000), Sóc Trăng - 205 triệu USD (tăng 28,1%), Thành phố Hồ Chí Minh - 160 triệu USD (tăng 10,1%), Quảng ninh - 30,1 triệu USD (tăng 36,8%), Hải phòng - 15,5 triệu USD (tăng 41,4%). 3.4.4. Thị trường và các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu hải sản Việt nam. Bảng 26: Một số thị trường chủ yếu xuất khẩu hải sản của Việt nam năm 2001 Trị giá Xuất khẩu (triệu USD) Thị phần XK thủy sản (%) Mỹ 500 28,40 Nhật bản 471 26,75 Trung quốc và Hồng kông 299 16,98 EU 90 5,11 Nguồn: Bộ Thủy sản Trên cơ sở tiềm năng của ngành thuỷ sản Việt nam và tình hình buôn bán hải sản của thế giới, ngành Thuỷ sản Việt nam chủ trương đa dạng hoá thị trường và không lệ thuộc quá nhiều vào một số thị trường. Dự kiến, Mỹ sẽ có thị phần từ 27-30%, Nhật bản từ 25-28%, Trung quốc và Hongkong từ 23-25%, thị trường EU vững ở mức 7-8% và sẽ mở ra một số thị trường mới. 3.4.4.1. Thị trường Mỹ. Đến cuối năm 2001, thị trường Mỹ lần đầu tiên đứng đầu danh sách các nước nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt nam với kim ngạch gần 500 triệu USD (chiếm 28,4% thị phần), so với năm 1998 mới chỉ chiếm 6% thị phần. Thị trường Mỹ cần được quan tâm và tiếp tục mở rộng do nhu cầu nhập khẩu hàng năm lớn tới 10 tỷ USD. Giá bán thuỷ sản sang Mỹ lại cao hơn các thị trường khác. Mặt khác, hàng hải sản xuất khẩu vào thị trường này ngày càng mở rộng với các mặt hàng tươi sông như cá ngừ đại dương, cá thu, cua. Thị trường Mỹ vẫn có vị trí quan trọng nhất với mục tiêu đề ra là từ nay đến năm 2005, thị trường này vẫn phải chiếm khoảng 28-30% thị phần. Yêu cầu về chất lượng an toàn cao nhưng không khắt khe bằng thị trường EU. Hiện Việt nam có gần 100 đơn vị áp dụng tiêu chuẩn HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ, hầu hết những đơn vị này đã xuất hàng sang Mỹ. Do đặc điểm thị trường Mỹ có hệ thống phân phối khá bài bản và tuân thủ theo hệ thông luật pháp khá phức tạp, nên để tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn và tránh được các tranh chấp thương mại không cần thiết, các nhà xuất khẩu Việt nam phải: Đẩy mạnh việc tiếp cận thị trường nội địa của Mỹ, hiện doanh nghiệp xuất khẩu hải sản của ta mới chỉ tiếp cận được với nhà nhập khẩu, chưa vươn tới được nhà bán lẻ và hệ thống siêu thị để nắm rõ được nhu cầu, thị hiếu, sở thích và kiểu dáng sản phẩm. Xúc tiến thương hiệu, tiến hành việc đăng ký nhãn hiệu, và các công việc khác có liên quan đến bản quyền và sở hữu trí tuệ. Thực tế đã chứng minh rằng, trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp Việt nam đã không có quan tâm thích đáng đến công tác này, hậu quả là một số thương hiệu nổi tiếng của Việt nam như nước mắm Phú quốc gắn nhãn " Made in Thailand", gần đây nhất là vụ tranh chấp tai tiếng thương hiệu cá da trơn " Catfish ". Đặc biệt, cần nắm vững hệ thống luật pháp, hiểu biết về lực lượng kinh tế, chính trị tác động đến thị trường Mỹ để từ đó có những biện pháp cần thiết thích ứng với đòi hỏi của thị trường, kể cả nếu cần thiết phải bỏ chi phí “ vận động ngoài hành lang” (Lobby) để tranh thủ sự ủng hộ của các thế lực chính trị kinh tế của Mỹ nắm giữ việc quyết định chính sách thương mại. Từ những yêu cầu trên đây, đòi hỏi các nhà xuất khẩu của Việt nam phải có sự sắp xếp và phân công chặt chẽ tạo sức mạnh tổng hợp thâm nhập và đẩy mạnh hoạt động của thị trường này, với sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm lập quỹ hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu hải sản vào Mỹ nhằm quảng bá sản phẩm hải sản Việt nam ( chi phí này tại Mỹ rất cao ) và tiến tới lập Đại diện các nhà xuất khẩu hải sản Việt nam tại Mỹ ( ước tính khoảng 100.000 USD/ nhân viên/năm ) 3.4.4.2. Thị trường Nhật bản: Những năm cuối thập kỷ 90, Nhật bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng hải sản của Việt nam chiếm khoảng 40-50% thị phần xuất khẩu, tuy nhiên đến năm 2001, thị trường Nhật bản có sự sụt giảm, với kim ngạch là 471 triệu USD, chỉ còn chiếm 26% thị phần, đứng thứ hai sau Mỹ. Hàng hải sản xuất khẩu của Việt nam vào Nhật bản chủ yếu là: tôm đông lạnh, cá đông lạnh, mực và bạch tuộc. Sự sụt giảm tiêu thụ hải sản của thị trường Nhật bản là do nhiều nguyên nhân: hậu quả suy thoái kinh tế Nhật bản từ những năm trước vẫn còn mang dấu ấn; tồn kho lớn hàng hải sản, chủ yếu là tôm đông lạnh ; trong bối cảnh kinh tế của Nhật tiếp tục sa sút, giá các loại hải sản tươi sống như cá hồi, cá chình giảm đến mức thấp kỷ lục chưa từng có từ trước đến nay,các sản phẩm này cạnh tranh mạnh nhất với hải sản đông lạnh. Mặt khác, sản phẩm tôm nuôi tiếp tục tăng mạnh tại các nước ấn độ, Thái lan, Indonesia làm cho cung tăng hơn cầu dẫn đến hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí có lô hàng còn bán dưới giá thành. Thị trường Nhật bản cũng đang có sự thay đổi về hệ thống phân phối hàng hải sản đông lạnh, theo đó xu hướng giảm dần các nhà nhập khẩu, nhiều nhà bán buôn chính của Nhật đang tiến tới tự nhập khẩu để cắt giảm chi phí trung gian. Việc tiêu thụ hàng hải sản tại Nhật bản chia thành hai kênh phân phối chính: Thứ nhất là kênh dịch vụ thực phẩm cộng đồng, kênh này tiêu thụ hàng hải sản lớn nhất, bao gồm các nhà hàng, hệ thống cửa hàng bán đồ ăn nhanh như cửa hàng sushi ( hiện đã trở nên ngành công nghiệp sushi ), cửa hàng bán mỳ Nhật, khách sạn, nhà trọ. Kênh tiêu thụ này đang ổn định và với một số mặt hàng đã qua sơ chế có xu hướng tăng lên, đòi hỏi có sự hiểu biết và hợp tác giữa người nuôi, nhà chế biến và xuất khẩu của Việt nam với các nhà kinh doanh như nhà Nhập khẩu, công ty bán sỉ và nhà phân phối tại Nhật bản. Thứ hai là kênh dành cho người tiêu dùng trực tiếp bao gồm chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ thuỷ sản tươi sống, các loại cửa hàng khác. Sản lượng tiêu thụ hàng hải sản dông lạnh của kênh này đang có xu hướng giảm do người nội trợ Nhật bản dang có xu hướng tiêu thụ thuỷ sản tươi sống để chế biến tại nhà. 3.4.4.3. Thị trường Trung quốc và Hongkong: Thị trường Trung quốc và Hongkong là thị trường có nhiều tiềm năng, là nước xếp thứ ba nhập khẩu hàng haỉ sản Việt nam năm 2001, với kim ngạch gần 300 triệu USD, chiếm hơn 17% thị phần xuất khẩu. Do vị trí địa lý gần Việt nam nên có ưu thế lớn về vận tải, hai thị trường này nhu cầu thuỷ sản lớn và đang tăng nhanh, chủng loại sản phẩm thì đa dạng ( ngoại trừ tôm thẻ hiện Trung quốc đã tổ chức nuôi công nghiệp với qui mô lớn ), từ loại sản phẩm có giá trị cao như các loài cá sông cho đến sản phẩm có giá trị rất thấp như cá khô, mắm. Hơn nữa, đòi hỏi về chất lượng và vệ sinh an toàn lại không cao như hàng cá khô và mực nút nguyên con. Đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với thị trường này. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu hải sản chính ngạch còn cao ( bình quân 25% ), do đó cần đảy mạnh việc xuất khẩu đường mậu dịch biên giới qua các đường biên giới với các tỉnh của Trung quốc có khuyến khích nhập loại sản phẩm này như Quảng tây, Vân nam. Hình thức xuất khẩu này cũng có điểm hạn chế về phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp cần phải khắc phục. Vừa qua Trung quốc mới công bố chủ trương giảm bớt việc khai thác thuỷ sản trên một số vùng biển và sông lớn ( Hồng Hà, Trường Giang ) và từng bước cắt giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm cá bình quân từ 25% xuống còn khoảng 11% vào năm 2005. Cộng với xu hướng tiêu dùng thực phẩm của Trung quốc là giảm dần việc tiêu thụ thịt gia xúc, gia cầm, tăng tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc thuỷ sản ( tiêu thụ thuỷ sản của mỗi gia đình Trung quốc đã tăng gấp 3,5 lần trong thời kỳ 1989-1997 ) Đây chính là cơ hội để ngành thuỷ sản Việt nam đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng vào Trung quốc với kim ngạch xuất khẩu vào Trung quốc năm 2002 là 360-370 triệu USD, đạt tỷ lệ tăng trưởng 20% /năm, nâng thị phần của thị trường Trung quốc và Hongkong lên 23-25% kim ngạch xuất khẩu hải sản của Việt nam. Vì vậy các doanh nghiệp Việt nam cần: Tìm kiếm những bạn hàng, đối tác tốt tại Trung quốc và luôn tạo cho họ sự tín nhiêm và uy tín của công ty Việt nam Xây dựng thương hiệu thuỷ sản Việt nam với chính bao bì đóng gói từ Việt nam, cung cấp ổn định, chất lượng cao và ngày càng tăng. Nghiên cứu việc đóng gói nhỏ các sản phẩm thuỷ sản để cung cấp thẳng cho các siêu thị và các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Thực hiện các chiến dịch quảng bá, xúc tiến tiếp thị rộng rãi đến công chúng Trung quốc để họ biết đến thương hiệu thuỷ sản Việt nam. 3.4.4.4. Thị trường các nước thuộc liên minh châu âu ( EU ): Thị trường EU là thị trường lớn và có xu hướng gia tăng về nhập khẩu hải sản, một phần do nguyên nhân giảm sút nghề cá nội địa, mức độ nhập khẩu tăng. Các nước nhập khẩu lớn nhất là Tây Ban Nha, Pháp, Italia. Hiện tôm đông lạnh là mặt hàng nhập khẩu chiếm ưu thế của Việt nam. Tuy chỉ đứng thứ tư về nhập khẩu hải sản Việt nam, năm 2001 kim ngạch 90 triệu USD, chiếm gần 6% thị phần, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là thị trường rất ổn định và trở thành thị trường đối trọng mỗi khi có biến động tại thị trường Mỹ và Nhật bản. Để đạt mục tiêu phấn đấu tăng kim ngạch vào EU với tỷ lệ 10-12%/năm, chiếm 8-9% thị phần hải sản xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản Việt nam phải lưu ý: Yêu cầu lớn nhất của thị trường EU là tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ( VSATTP ), tiêu chuẩn này là bắt buộc đối với hàng hải sản vào EU. Tháng 11/1999, mới chỉ có 18 doanh nghiệp Việt nam được EU chính thức công nhận vào Danh sách I, đến năm 2001 đã có 61 doanh nghiệp nằm trong danh sách xuất khẩu thuỷ sản đi EU, chiếm 24,8% doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu hiên nay. Tuy nhiên, theo Bộ Thuỷ sản trong năm 2001 đã có 44 lô hàng hải sản ( khoảng 359,76 tấn ) của Việt nam bị EU cảnh báo về chất lượng, đó là dư thừa chất kháng sinh : nhiễm chất chloramphenicol và dư lượng oxytetracylin. Do đó EU đã quyết định, từ tháng 9/2001 kiểm tra 100% các lô hàng của Việt nam vào Châu Âu. Do vậy, công tác quản lý chất lượng và VSATTP phải đặt trọng tâm vào việc kiểm soát môi trường, kiểm soát dư thừa độc chất trong động vật thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng, xây dựng một hệ thống kiểm soát đáng tin cậy từ khâu sản xuất nguyên liệu như đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu. Xu hướng tiêu dùng thuỷ sản ở châu Âu đang có những thay đổi lớn. Phần lớn người tiêu dùng châu Âu ngày càng tiến tới sự tiện ích, muốn mua thực phẩm được chế biến tương đối, hoặc có thể ăn ngay. Họ mua thuỷ sản tại các siêu thị lớn nơi họ có thể mua đồng thời nhiều thứ khác, nên chuỗi cửa hàng nhỏ ( do các nhà bán buôn cung cấp hàng ) sẽ giảm sút. Do đó, để đáp ứng sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng trên, các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản Việt nam cần hướng các nhà sản xuất và chế biến theo xu hướng này, sản phẩm phải được cắt miếng, cắt khúc và các dạng cắt khác; đóng gói với trọng lượng phù hợp trong bao bì giữ được độ ẩm, không có mùi và thấy rõ được sản phẩm bên trong. Theo các chuyên gia tư vấn châu Âu, nếu Việt nam có chiến lược tiếp thị tốt và đáp ứng được những thay đổi tập quán tiêu dùng của châu Âu, thì chỉ hai ba năm nữa xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sẽ vượt qua Trung quốc. IV - So sánh năng lực cạnh tranh của Việt nam với một số nước Châu á Để Báo cáo khảo sát được phong phú thêm, các nhà tư vấn được huy động để làm Báo cáo này muốn phần nào giới thiệu với người đọc một số tài liệu của các tổ chức trong và ngoài nước đã từng nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt nam. Qua đó ta có thêm cơ sở so sánh và có thể thấy những kết luận rút ra từ cuộc khảo sát này và những tài liệu được giới thiệu sau đây, ở một chừng mực nào đó, đã tiếp cận được với nhau. Chúng tôi xin miễn không có ý kiến bình luận về các số liệu, phương pháp tính toán và các kết luận của các tài liệu đó. 4.1. "Báo cáo Năng lực cạnh tranh tổng thể năm 1999 " (The Global Competitiveness Report 1999) 4.1.1. Căn cứ theo "Báo cáo Năng lực cạnh tranh tổng thể năm 1999 " (The Global Competitiveness Report 1999) do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum-WEF) chọn 59 nước, trong đó có Việt nam, có kết hợp với việc thăm dò 1.500 công ty trên thế giới, để so sánh theo 155 chỉ tiêu, được chia thành 8 nhóm: Độ mở của nền kinh tế; Vai trò và hiệu lực của Chính phủ; Sự phát triển của hệ thống Tài chính-tiền tệ; Trình độ phát triển công nghệ; Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng; Trình độ quản lý doanh nghiệp; Số lượng và chất lượng lao động; và Trình độ phát triển thể chế. 4.1.2. Trong khuôn khổ có hạn, chúng tôi không thể so sánh toàn bộ 155 chỉ tiêu mà chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu đại diện cho 8 nhóm trên và dùng biểu mẫu Radar để so sánh, đó là : Tiếp cận thị trường vốn nước ngoài Access to Foreign Capital Markets 2. ảnh hưởng của Chính phủ Government Inluence 3. Tiếp cận tín dụng Access to Credit; 4. Mức độ hạ tầng so với thế giới Overall Infrastructure; 5. Mức độ công nghệ so với thế giới Technologycal Sophistication; 6. Chất lượng quản lý chung Overall Manegement Quality; 7. Lợi thế cạnh tranh Competitive Advantages; 8. Phân quyền Delagation of Authorty. 4.1.3. Trong Bảng 27: So sánh năng lực cạnh tranh của Việt nam với một số nước theo các chỉ tiêu nêu trên, trong từng cột, những con số mờ là thứ hạng của nước đó trong số 59 nước được chọn để so sánh về chỉ tiêu đó, những chữ số đậm là số điểm được tính theo hệ số 7. Dùng các biểu đồ Radar dựa trên số liệu trong Bảng 21 trên phần nào cũng phản ảnh năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế của một số nước được chọn để so sánh. Trong đó, số ghi tại các đỉnh của bát giác ứng với các chỉ tiêu nêu trên, con số bên trong là số điểm được tính cho chỉ tiêu đó. Bảng 27: So sánh năng lực cạnh tranh của Việt nam so với một số nước trên thế giới Thu hút vốn nước ngoài ảnh hưởng của Chính phủ Tiếp cận Tín dụng Mức độ hạ tầng cơ sở so với thế giới Mức độ công nghệ so với thế giới Chất lượng quản lý chung Lợi thế cạnh tranh Phân quyền 1 2 3 4 5 6 7 8 Xếp hạng (1-59) Điểm (1-7) Xếp hạng (1-59) Điểm (1-7) Xếp hạng (1-59) Điểm (1-7) Xếp hạng (1-59) Điểm (1-7) Xếp hạng (1-59) Điểm (1-7) Xếp hạng (1-59) Điểm (1-7) Xếp hạng (1-59) Điểm (1-7) Xếp hạng (1-59) Điểm (1-7) Việt Nam 49 4.41 59 2.70 28 4.37 51 2.63 51 2.77 58 2.74 59 1.92 59 2.71 Thái Lan 46 4.68 31 3.83 57 2.08 29 4.12 36 3.43 44 3.92 42 3.00 40 3.74 Malaysia 45 4.74 32 3.82 43 2.76 18 5.80 26 4.37 33 4.63 36 3.29 23 4.45 Singapore 17 6.44 39 3.66 32 3.79 1 6.73 9 5.65 13 5.32 14 5.21 20 4.73 Indonesia 33 6.09 29 3.85 56 2.18 38 3.72 47 2.97 50 3.48 58 2.19 54 3.21 Philippines 41 5.49 46 3.52 50 2.52 53 2.40 45 3.05 22 5.02 39 3.17 19 4.76 Nhật Bản 25 6.32 12 4.25 45 2.64 16 5.88 2 6.25 16 5.20 4 6.05 18 4.81 Hàn Quốc 47 4.49 52 3.27 39 3.22 26 4.39 23 4.61 38 4.34 25 4.17 32 4.02 Đài Loan 40 5.54 58 2.94 26 4.48 23 4.90 17 5.20 14 5.26 18 4.88 16 4.86 Trung Quốc 57 3.29 57 3.02 40 3.14 46 2.87 41 3.23 56 2.87 47 2.81 47 3.40 Nguồn: Tài liệu riêng của IBCI căn cứ theo "Báo cáo Năng lực cạnh tranh tổng thể năm 1999 " Hình 19: Các biểu đồ Radar về năng lực cạnh tranh của Việt nam và một số nước Châu á 4.2. Hội thảo "Xây dựng năng lực cạnh tranh"tại Hà nội 13-3-2002 4.2.1. Cũng theo tài liệu của CIEM sử dụng tại Hội thảo “ Xây dựng năng lực cạnh tranh” được tổ chức tại Hà nội ngày 13-3-2002 việc xếp hạng 59 nước diễn biến qua từng năm từ 1997 đến 2001 được thể hiện trong Bảng 28: "Xếp hạng tính cạnh tranh của các nước /nền kinh tế thế giới" cũng do WEF công bố ngày 8-10-2001. Theo TOR của đề tài khảo sát lần này có yêu cầu so sánh Việt nam với các nước ASEAN và Trung quốc. Chúng tôi xin lưu ý, trong 59 nước được chọn để so sánh, chỉ có Việt nam, Thái lan, Singapore, Malaysia và Philippines là thành viên của ASEAN, còn các nước thành viên khác của ASEAN là Laos, Campuchia, Myarma và Bruney không có tên trong 59 nước được chọn để só sánh. Để minh hoạ thêm, ngoài Trung quốc như TOR có yêu cầu, chúng tôi có chọn thêm 3 nền kinh tế khác ở Châu á, đó là Nhật bản, Hàn quốc và Đài loan để so sánh. Nếu dùng thêm sơ đồ "ma trận", chia 59 nước được WEF chọn để so sánh thành 4 khối nước: Các nước công nghiệp phát triển, các nước Công nghiệp mới (NIC), các nước đang phát triển, và các nước đang phát triển ở trình độ thấp, với những vếc tơ theo tỷ lệ dài ngắn khác nhau chỉ riêng về 8 chỉ số chúng tôi đã chọn thì ta có thể thấy được một phần những vấn đề tồn tại mà từng nước phải giải quyết để tiến tới “hoàn mỹ” trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng không quên là trong khi các nhà nghiên cứu đang tinh toán thì mọi nền kinh tế đều chuyển động và không dừng lại. Trong bối cảnh hội nhập và tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện nay, tốc độ chuyển đôỉ ngay càng lớn, nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cũng thay đổi theo... Điều đó đòi hỏi nhà quản lý ở mọi cấp phải tự hoàn thiện cho phù hợp với 3 yếu tố “ C ” chính của quản lý hiện đại là: - Khách hàng ( Customers ) - Đối thủ cạnh tranh ( Competitors ) - Sự thay đổi ( Changes ) Bảng 28: Xếp hạng tính cạnh tranh của các nước /nền kinh tế thế giới STT Nước/nền kinh tế Xếp hạng năm 2001 Xếp hạng năm 2000 Xếp hạng năm 1999 Xếp hạng năm 1998 Xếp hạng năm 1997 1 United States 2 1 2 3 3 2 Singapore 10 2 1 1 1 3 Luxembourg ... 3 7 10 11 4 Netherlands 3 4 9 7 12 5 Ireland 16 5 10 11 16 6 Finland 1 6 11 15 19 7 Canada 11 7 8 5 4 8 Hong Kong SAR 18 8 3 2 2 9 United Kingdom 7 9 8 4 7 10 Switzeland 5 10 6 8 6 11 Taiwan 21 11 4 6 8 12 Australia 9 12 12 14 17 13 Sweden 6 13 19 23 22 14 Denmark 8 14 17 16 20 15 Germany 4 15 25 21 25 16 Norway 19 16 15 9 10 17 Belgium 14 17 24 27 31 18 Austria 13 18 20 20 27 19 Israel 17 19 28 29 24 20 New Zealand 20 20 13 13 5 21 Japan 15 21 14 12 14 22 France 12 22 23 22 23 23 Portugal 31 23 27 26 30 24 Iceland 16 24 18 30 38 25 Malaysia 37 25 16 17 9 26 Hungary 26 26 38 43 46 27 Spain 23 27 26 25 26 28 Chile 29 28 21 18 13 29 Korea 28 29 22 19 21 30 Italy 24 30 35 41 39 31 Thailand 38 31 30 21 18 32 Czech Republic 35 32 39 35 32 33 South Africa 25 33 47 42 44 34 Greece 43 34 41 44 48 35 Poland 41 35 43 49 50 36 Mauritius 52 36 ... ... ... 37 Philippines 54 37 33 33 34 38 Costa Rica 50 38 34 ... ... 39 Slovak Republic 39 39 45 48 35 40 Turkey 33 40 44 40 36 41 China 47 41 32 28 29 42 Egypt 45 42 49 38 28 43 Mexico 51 43 31 32 33 44 Indonesia 55 44 37 31 15 45 Argentina 53 45 42 36 37 46 Brazil 30 46 51 46 42 47 Jordan 44 47 40 34 43 48 Peru 63 48 36 37 40 49 India 36 49 52 50 45 50 El Salvador 64 50 46 ... ... 51 Bolivia 75 51 55 ... ... 52 Colombia 56 52 54 47 41 53 Vietnam 62 53 48 39 49 54 Venezuela 66 54 50 45 47 55 Russia 58 55 59 52 53 56 Zimbabue 65 56 57 51 51 57 Ukraine 60 57 58 53 52 58 Bulgaria 68 58 56 ... ... 59 Ecuador 72 59 53 ... ... 4.3. Chỉ số thực hiện thương mại Trong TOR có yêu cầu tư vấn thông qua 529 điều tra được phản hồi mà nêu ra năng lực cạnh tranh của một số ngành xuất khẩu, chúng tôi có nghiên cứu qua một số tài liệu trong và ngoài nước từng đề cập tới vấn đề này. Trong giai đoạn phát triển với tốc độ cao như hiện nay để xây dựng một nền kinh tế tri thức (K-economy), kinh doanh dịch vụ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của từng nước, hàm lượng tri thức trong giá thành của hàng hóa ngày càng tăng và là yếu tố quyết định cho cạnh tranh, ngoài các chỉ số về lượng, người ta còn xem xét cả các chỉ số về chất trong phát triển. Chúng tôi xin giới thiệu chỉ số thực hiện thương mại (Trade Performance Index) của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) thuộc Diễn đàn Thương mại và Phát triển thuộc Liên hiệp quốc (United Nations Conference on Trade and Development) và WTO nêu trong tài liệu Hội thảo về Hội nhập của các nước Đông dương vào môi trường Thương mại toàn cầu. Dựa trên số liêu của ngân hàng dữ liệu của COMTRADE của Cục Thống kê của Liên hiệp quốc (United Nations Statistics Devision) lấy từ 14 ngành thuộc 178 nước có kim ngạch xuất khẩu mỗi ngành chiếm trên 0,5% của tổng kim ngạch xuất khẩu của mỗi nước có trên 1 triệu USD để só sánh. Tuy số liệu có lạc hậu, nhất là, theo ITC, Việt nam chưa cung cấp đầy đủ số liệu cho COMTRADE, và vì có thể chưa có một tổng kết nào mới, song, qua Hình 19: "Chỉ số thực hiện thương mại của Việt nam", ta có thể thấy thứ hạng của Việt nam trong buôn bán quốc tế tại thời điểm 1998 về trị giá và mức độ thích ứng với thay đổi của thị trường của một số nhóm hàng. Và, theo như lý thuyết quản lý hiện đại là có quản lý sự thay đổi (Management of changes) thì thứ hạng nhanh nhậy trong thay đổi để đáp ứng thị trường lại có ý nghĩa hơn. 4.3.3. Điều này cũng phản ảnh phần nào trong các phiếu điều tra được phúc đáp, đòi hỏi các doanh nghiệp của ta cần phải quan tâm hơn nữa tới khâu đầu Thiết kế/Nghiên cứu và phát triển (Designing/R&D) và khâu phân phối tiêu thụ (Distribution). Bấy lâu nay ta tập trung nhiều vào khâu sản xuất (Production)- như một nhà gia công thuần tuý- mà coi nhẹ hai khâu quan trọng này, trong nền kinh tế đương đại, từng khâu này trung bình chiếm tới 30% trong việc giúp tạo thêm giá trị gia tăng. Hình 20: Chỉ số thực hiện thương mại một số ngành của Việt nam Nguồn: Vietnam Market opportunities and a quantitative assessment of trade potential at the specific product level - ITC 4.4. Bảng so sánh giá cả và dịch vụ giữa Việt nam và một số nước của JETRO 4.4.1. TOR cũng yêu cầu xem xét năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài. Chúng tôi thiết nghĩ, ngay các biểu đồ Radar nhằm so sánh năng lực cạnh tranh giữa một số quốc gia về lĩnh vực này phần nào đã nói lên điều đó. Sau sự kiện 11-9-2001, nước Mỹ bị bọn khủng bố tấn công, theo sự đánh giá của công ty PERC ( Politic-Economic Risks Consultants) , một công ty tư vấn độc lập có trụ sở tại Hong Kong, Việt nam được được xếp trong thứ hạng 5 quốc gia được coi là nơi an toàn nhất cho việc đầu tư và kinh doanh của người nước ngoài. Sự đánh giá này cũng trùng hợp với đánh giá của JETRO, Nhật bản, trong một nghiên cứu tương tự. Tuy nhiên, JETRO cũng đưa ra những con số so sánh cảnh báo là giá cả một số hàng hoá và dịch vụ của Việt nam còn cao hơn nhiều nước trong khu vực. (Xem Bảng 29: So sánh giá cả và dịch vụ giữa Việt nam và một số nước). 4.4.2. Điều này cũng phù hợp với nhiều kiến nghị ghi trong các phiếu phúc đáp, ngay đối với các doanh nghiệp Việt nam, chưa nói tới các nhà đầu tư nước ngoài, một số giá cả hàng hoá và dịch vụ còn quá cao so với nhiều nước trong khu vực làm cho giá thành hàng hoá và dịch vụ ngay tại Việt nam cũng đã cao rồi, giá thành đầu tư sẽ cao, làm yếu sức cạnh tranh, chưa kể tới những khoản chi " Luật bất thành văn" chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong giá thành. Bảng 29: So sánh các điều kiện đầu tư của các nước ASEAN Thailand (Bangkok) Malaysia (Kuala Lumpur) Indonesia (Jakarta) The Philippines (Manila) Vietnam (Ha Noi) Giá đất Giá mua bán đất công nghiệp $/m2 51.79 20 49.8 21 74-85 22 85 2.6/năm 23 Các phương tiện thông tin Phí kết nối điện thoại $ 168.39 24 131.58 62.11 132.92 114.24 Thuê bao điện thoại hàng tháng $/tháng 2.59 9.21 4.94 28.16 8.93 Điện thoại gọi quốc tế (3 phút gọi đi Nhật) $ 3.11 2.61 2.59 3.78 8.52 Phí tiêu dùng Giá điện $/kwh 0.03 0.06 0.0161-0.0193 0.09 0.07 Giá nước $/m3 0.28-0.41 0.29 0.2291-0.5038 0.25 0.21 Các mức lương Mức lương tối thiểu $/tháng 4.2/ngày 25 Không 31.75 26 5.26 27 45 28 Công nhân (kỹ thuật bậc trung) $/tháng 176 329 29 44-83 137-319 79-108 Quản lý bậc trung (trưởng bộ phận hoặc nhóm) $/tháng 727 1,407 238-1,208 417-824 476-546 Vận chuyển Vận chuyển container (container 40: nhà máy -> cảng gần nhất -> cảng của Yokohama) $ 1,466.53 30 895.06 31 1,252.09 32 994.60 33 1,700-1,950 34 Thuế Thuế chung (mức thuế cơ bản) % 30 28 10-30 32 25 Nguồn: So sánh về chi phí thứ 10 các điều kiện đầu tư tại một số trung tâm Châu á chính, tháng 3/2000, JETRO, Nhật Bản. 20 Khu công nghiệp Amata Nakorn 21 Khu công nghiệp khoa học Selangor 22 Giá cho một số lô tại khu công nghiệp KIIC và MM2100 23 Giá thuê trên m2 hàng năm tại khu công nghiệp Sài Đồng 24 Giao kết hợp đồng 75,57 USD và phí kết nối 92,82 USD 25 Cập nhật ngày 1 tháng 1 năm 1998 26 Cập nhật ngày 1 tháng 4 năm 1999 (West Java) 27 Cập nhật ngày 1 tháng 5 năm 1999 28 Cập nhật ngày 1 tháng 7 năm 1996 29 Theo tài liệu tìm thấy của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản - Malaysia (JACTIM, tháng 10 năm 1999) 30 Từ khu Amata Nakorn -> Cảng Laem Chabang ($ 116,53) -> Cảng Yokohama ($ 1.350) 31 Shar Alam -> Cảng Kelang -> Cảng Yokohama 32 Vận chuyển từ KCN Bekasi đến Cảng Tanjungpriok: box rate, 130+B/L phí 20 + các phí khác 102,09 33 Laguna -> Cảng Manila -> Cảng Yokohama 34 Hà nội -> Cảng Hải Phòng ($ 200-250) -> Cảng Yokohama ($ 1.500 - 1.700) 35 Luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật phân ra 3 mức thuế thu nhập (I - III), với mức thuế 20%, 15%, 10%. 4.5. Kết luận 4.5.1. Đưa ra các tài liệu về cạnh tranh trên, nhà tư vấn những mong người đọc khi xem xét các khuyến nghị rút ra từ các phiếu điều tra có thể bổ sung thêm các vấn đề cần phải giải quyết ở các cấp độ khác nhau, và điều cơ bản là muốn lưu ý tới một thách thức lớn nhất của nền Kinh tế Việt nam đó là sức ép về thời gian, các mốc thời gian như việc tham gia đầy đủ AFTA (trước kia cho phép tới năm 2006, nay có thể rút ngắn lại do các nước ASEAN cũ đã rút xuống 1 năm, từ 2003 xuống 2002); lộ trình thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Việt nam-Mỹ(BTA); mong muốn gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vào năm 2004-2006...và các hoạt động hội nhập khác đang dồn dập " gõ cửa " thúc ép nền kinh tế Việt nam phải hoàn thiện và chuyển đổi mạnh mẽ hơn. 4.5.2. Các nhà tư vấn tham gia làm bản Báo cáo này cũng thấy rằng việc Việt nam được kéo dài lộ trình hiệu chỉnh mức thuế, các dịch vụ và thủ tục... để hội nhập với các tổ chức khu vực, quốc tế và với các quốc gia khác, là một vấn đề có hai mặt. Một mặt, tốt cho Việt nam là dãn được sức ép về thời gian, ở mức độ nào đó, có thể kéo dài thời hạn bảo hộ với một số hàng hoá và dich vụ..; song, mặt khác lại làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt nam trong việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, đầu tư vào Việt nam sẽ kém hấp dẫn hơn vào những nới khác. Một vấn đề cần lưu tâm là, trong khi xây dựng một nền kinh tế hướng về xuất khẩu và tiến tới hội nhập khu vực và thế giới cần cân bằng cả thời gian và sức lực trong việc xây dựng một thị trường nội địa cạnh tranh lành mạnh chẳng riêng gì vì lợi ích người tiêu dùng, đẩy lùi hàng hoá và dịch vụ nhập ngoại, mà còn giúp cho nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thương trường quốc tế một khi chọn được lợi thế đúng để phát triển. Thị trường nội địa là nơi từ đó doanh nghiệp nhận được sự phản hồi nhanh nhất của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mình cung cấp, là nơi gần nhất cho việc thực tập với chi phí thấp cho việc hội nhập quốc tế sau này...Có lẽ, còn quá ít khảo sát của Việt nam về thị trường nội địa, và trong nhiều cuộc khảo sát về năng lực sản xuất, cạnh tranh...còn có ít quan tâm về thị trường nội địa nên chưa khảng định điều này. Để một thị trường nội địa mỏng manh (Fragile), thiếu lựa chọn lợi thế cho phát triển, còn mung lung tiếp tục đầu tư vào những ngành mà giá thành sản xuất còn cao hơn bên ngoài...ngay trước thềm hội nhập phải chăng là một điều cần cảnh báo (?). Phụ lục I Phiếu thăm dò Năng Lực cạnh trạnh của Doanh nghiệp trong hội nhập Giới thiệu về doanh nghiệp; 1.1 Tên doanh nghiệp: ......................................................................................... 1.2 Địa chỉ: ................................................... Thành phố: ....................... Điện thoại: ................................................... Fax: .................................. Địa chỉ e-mail của doanh nghiệp: ................................................................. Năm thành lập: ............................ Vốn đăng ký: ............................. VND Loại hình doanh nghiệp: Nhà nước   Tư nhân   Đầu tư nước ngoài   1.7 Số lượng nhân công: Chính thức: ..................... Hợp đồng: ....................... 1.8 Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất   Kinh doanh   Dịch vụ   Sản phẩm chính: .......................................................................................... Kim ngạch năm 2000: ............................. trong đó tỷ lệ xuất khẩu: ......... (%) Thị trường xuất khẩu chính (nước nào): ........................................................ Đánh giá sơ bộ về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Hiện nay sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên các thị trường như sau: (đánh dấu ệ vào ô thích hợp) Tốt Trung bình Kém - Thị trường trong nước - Thị trường ASEAN - Thị trường quốc tế Khả năng cạnh tranh như trên chủ yếu là do: - Giá cả sản phẩm/dịch vụ:   - Tính độc đáo của sản phẩm:   - Môi trường thuận lợi:   - Hỗ trợ của Chính phủ:   - Lợi thế cạnh tranh của Việt nam (về nguồn nguyên liệu, giá nhân công..)   Yếu tố khác (Đề nghị cho biết cụ thể): ............................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Sản phẩm của doanh nghiệp phải chủ yếu cạnh tranh với sản phẩm khác: - Trung Quốc:   - ASEAN:   - Các nước khác:   Đầu vào các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Nguyên liệu sản xuất: 1.1. Nguyên liệu có sẵn ở Việt nam:   - Việc cung ứng nguyên liệu có khó khăn gì không? - Không   - Cung ứng không ổn định   - Xa nơi sản xuất, vận chuyển khó khăn, cước phí vận chuyển lớn   1.2. Phải nhập khẩu nguyên liệu:   - Việc nhập khẩu nguyên liệu có khó khăn gì không? - Không   - Phải có Quota:   - Phải có giấy phép:   - Thuế NK cao   Khó khăn khác: (Đề nghị nêu rõ): ..................................................................... .............................................................................................................................. Chi phí nguyên liệu trong giá thành: (tỷ lệ chi phí nguyên liệu trong giá thành) (đánh dấu ệ vào ô thích hợp) 0 - 10% 11 - 20% 21 - 30% 31 - 40% 41 - 50% Trên 50% Lao động: - Lao động có tay nghề tốt: - Có sẵn:   - Trung bình:   - Khó tìm:   Năng suất lao động so với các nước trong khu vực: - Cao:   - Trung bình:   - Thấp:   Doanh nghiệp có phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động không? - Có:   - Không:   Tỷ lệ chi phí lao động trong giá thành: 0 - 10% 11 - 20% 21 - 30% 31 - 40% 41 - 50% Trên 50% Theo ý kiến doanh nghiệp, cần phải cải thiện những yếu tố nào trong cơ cấu chi phí lao động để nâng cao sức cạnh tranh: ............................................. ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Công nghệ đơn vị đang sử dụng - Tiên tiến:   - Trung bình:   - Lạc hậu:   Thiết bị đơn vị đang sử dụng: Mới (vận hành khoảng 5 năm trở lại đây)   Trung bình (vận hành từ 5 - 10 năm)   Cũ (vận hành từ 10 - 20 năm )   Quá cũ (vận hành trên 20 năm)   Tỷ lệ khấu hao về thiết bị trong giá thành 0 - 10% 11 - 20% 21 - 30% 31 - 40% 41 - 50% Trên 50% - Doanh nghiệp có phải trả phí bản quyền hay không? - Có:   Không:   Nếu có thì tỷ lệ phí bản quyền trong giá thành là: 0 - 10% 11 - 20% 21 - 30% 31 - 40% 41 - 50% Trên 50% Tỷ lệ chi phí quản lý trong giá thành: 0 - 10% 11 - 20% 21 - 30% 31 - 40% 41 - 50% Trên 50% Tỷ lệ chi phí tiếp thị trong giá thành: 0 - 10% 11 - 20% 21 - 30% 31 - 40% 41 - 50% Trên 50% Tỷ lệ chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong giá thành: 0 - 10% 11 - 20% 21 - 30% 31 - 40% 41 - 50% Trên 50% Tỷ lệ chi phí tiện ích (điện, nước, .v.v..) trong giá thành: 0 - 10% 11 - 20% 21 - 30% 31 - 40% 41 - 50% Trên 50% Doanh ghiệp có phải thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh hay không? - Có:   - Không:   Nếu phải thuê thì tỷ lệ chi phí thuê mặt bằng sản xuất kinh trong giá thành là: 0 - 10% 11 - 20% 21 - 30% 31 - 40% 41 - 50% Trên 50% Chi phí vận tải trong giá thành: 0 - 10% 11 - 20% 21 - 30% 31 - 40% 41 - 50% Trên 50% Môi trường kinh doanh: Thuận lợi Trung bình Không thuận lợi - Quy chế đầu tư - Pháp luật về kinh doanh - Quản lý xuất nhập khẩu - Khả năng tiếp cận nguồn vốn - Thủ tục hải quan - Thuế - Tỷ giá ngoại tệ - Cơ sở hạ tầng - Thông tin liên lạc - Thanh tra kiểm tra - Vấn đề môi trường - Hàng rào của nước nhập khẩu Kết luận: Lợi thế cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp là gì? .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................ Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là gì: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Khuyến nghị của doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của đơn vị: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ý kiến bổ sung, làm rõ thêm những vấn đề doanh nghiệp trả lời trong mục câu hỏi: Mục bổ sung: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ý kiến bổ sung: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Phụ lục II Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời phân bổ theo địa phương STT Tỉnh, Thành phố Số Lượng Tỷ lệ 1 Hồ Chí Minh 132 24.95% 2 Hải Phòng 105 19.85% 3 Đà Nẵng 74 13.99% 4 Cần Thơ 35 6.62% 5 Bình Định 27 5.10% 6 Hà Nội 27 5.10% 7 An Giang 11 2.08% 8 Đồng Nai 10 1.89% 9 Quảng Nam 9 1.70% 10 Đắc Lắc 9 1.70% 11 Cà Mau 8 1.51% 12 Kiên Giang 7 1.32% 13 Sóc Trăng 6 1.13% 14 Bình Dương 5 0.95% 15 Vĩnh Long 5 0.95% 16 Phú Yên 5 0.95% 17 Thừa Thiên Huế 5 0.95% 18 Hưng Yên 5 0.95% 19 Quảng Ngãi 5 0.95% 20 Kon Tum 4 0.76% 21 Đồng Tháp 4 0.76% 22 Hải Dương 3 0.57% 23 Gia Lai 3 0.57% 24 Bắc Ninh 2 0.38% 25 Bạc Liêu 2 0.38% 26 Bình Thuận 2 0.38% 27 Hà Giang 2 0.38% 28 Trả Vinh 2 0.38% 29 Tiền Giang 2 0.38% 30 Long An 2 0.38% 31 Phú Thọ 2 0.38% 32 Hà Tây 2 0.38% 33 Bà rịa Vũng tầu 1 0.19% 34 Bình Phước 1 0.19% 35 Quảng Binh 1 0.19% 36 Quảng Ninh 1 0.19% 37 Quảng Trị 1 0.19% 38 Tây Ninh 1 0.19% 39 Thái Bình 1 0.19% Tài liệu tham khảo Niên giám thống kê năm 2000. Các Báo cáo chuyên đề về công tác thương mại năm 2000 và 2001 - Bộ Thương mại. Báo cáo về tình hình sản xuất và một số biện pháp tiêu thụ lúa gạo năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Báo cáo về chiến lược xuất khẩu ngành da giầy năm 2001 - 2010. Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt nam - Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc, UNIDO và Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. So sánh khả năng cạnh tranh giữa nền kinh tế Việt nam và nền kinh tế Trung quốc - Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu về Phát triển quốc tế, CERDI. Báo cáo tại Hội thảo "Xây dựng năng lực cạnh tranh" tại Hà nội ngày 13/03/2002 - Viên quản lý Kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (CIEM) The Global Competitiveness Report 1999 - World Economic Forum Vietnam Market opportunities and a quantitative assessment of trade potential at the specific product level - ITC. The 10th Cost Comparision of Investment Conditions in Key Asian Centers - JETRO Các bài báo liên quan của Báo Đầu tư và Thời báo kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0015.doc
Tài liệu liên quan