MỞĐẦU
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy trải dài từ 180 15'00'' đến 20 10'30'' vĩđộ Bắc;
103 45'20'' đến 105 15'20'' kinh độĐông. Sông Nhuệ và sông Đáy là hai con sông
rất quan trọng trong việc tưới tiêu và điều hoà nước cho một số tỉnh phía Bắc. Lưu
vực của hai con sông này đi qua các tỉnh và thành phố: Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam,
Nam Định và Ninh Bình.
Trong những năm gần đây, tài nguyên nước trên sông Nhuệ - sông Đáy thay
đổi rất rõ rệt cả về chất và lượng nước, điều này ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh
tế, xã hội và môi trường sống trong khu vực mà hai con sông này đi qua. Bên cạnh
đó, sông Nhuệ và sông Đáy lại có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với các tỉnh
phía Bắc nằm trong lưu vực, đặc biệt các tỉnh ở dưới hạ lưu.
Mặt khác, dưới tác động của biến đổi khí hậu, đã được tính toán, trong
khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 - 0,7oC, mực nước
biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu tác động làm cho các thiên tai, đặc biệt
là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến nông
nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong
tương lai.
Việc tính toán được tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước là một
vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà quản lý tài nguyên nước. Do vậy, “Đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến biến động tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ -
Đáy thuộc thành phố Hà Nội” là một đề tài có tính khoa học và thực tiễn nhằm
góp phần giải quyết bài toán trên đối với các nhà quản lý tài nguyên nước trên địa
bàn Thủđô đểđưa ra được những quyết định chiến lược phát triển đúng đắn.
Cấu trúc, nội dung của luận văn gồm 3 chương, không kể mởđầu, kết luận,
tài liệu tham khảo và phụlục.
Mởđầu (tính cấp thiết, mục tiêu, nghiên cứu, phương hướng giải quyết, .)
Chương 1. Tổng quan lưu vực nghiên cứu
Chương 2. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan
Chương 3. Mô phỏng ảnh hưởng của biến đối khí hậu tới tài nguyên nước.
Kết luận và kiến nghị
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động tài nguyên nước trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy thuộc thành phố Hà Nội
63 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động tài nguyên nước trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy thuộc thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứa trong
tầng rễ cây. Sau khi phân chia mưa giữa dòng chảy mặt và dòng thấm xuống tầng
ngầm, lượng nước mưa còn lại sẽ đóng góp vào lượng chứa ẩm (L) trong lượng trữ
tầng thấp một lượng ∆L.
∆ = − −N OFL P Q G (3.6)
Dòng chảy cơ bản Dòng chảy cơ bản BF từ lượng trữ tầng ngầm được tính
toán như dòng chảy ra từ một hồ chứa tuyến tính với hằng số thời gian CKBF.
3.2. MÔ HÌNH THỦY LỰC
MIKE 11[12] là một phần mềm kỹ thuật chuyên dụng mô phỏng lưu lượng,
chất lượng nước và vận chuyển bùn cát ở cửa sông, sông, hệ thống tưới, kênh dẫn
và các hệ thống dẫn nước khác. MIKE 11 là công cụ lập mô hình động lực một
chiều, thân thiện với người sử dụng nhằm phân tích chi tiết, thiết kế, quản lý và vận
hành cho sông và hệ thống kênh dẫn đơn giản và phức tạp. Với môi trường đặc biệt
thân thiện với người sử dụng, linh hoạt và tốc độ, MIKE 11 cung cấp một môi
trường thiết kế hữu hiệu về kỹ thuật công trình, tài nguyên nước, quản lý chất lượng
nước và các ứng dụng quy hoạch. Mô đun mô hình thuỷ động lực (HD) là một phần
trung tâm của hệ thống lập mô hình MIKE 11 và hình thành cơ sở cho hầu hết các
mô đun bao gồm: dự báo lũ, tải khuyếch tán, chất lượng nước và các mô đun vận
chuyển bùn cát. Mô đun MIKE 11 HD giải các phương trình tổng hợp theo phương
đứng để đảm bảo tính liên tục và bảo toàn động lượng (phương trình Saint Venant).
Các ứng dụng liên quan đến mô đun MIKE 11 HD bao gồm: Dự báo lũ và
vận hành hồ chứa; Các phương pháp mô phỏng kiểm soát lũ; Vận hành hệ thống
tưới và tiêu thoát nước mặt; Thiết kế các hệ thống kênh dẫn và Nghiên cứu sóng
triều và dòng chảy do mưa ở sông và cửa sông
Đặc trưng cơ bản của hệ thống lập mô hình MIKE 11 là cấu trúc mô đun
tổng hợp với nhiều loại mô đun được thêm vào mô phỏng các hiện tượng liên quan
đến hệ thống sông. MIKE bao gồm các mô đun bổ sung đối với: 1) Thuỷ văn; 2) Tải
khuyếch tán; 3)Các mô hình chất lượng nước; 4) Vận chuyển bùn cát có cấu kết; 5)
Vận chuyển bùn cát không cấu kết.
Hệ phương trình cơ bản của MIKE 11 là hệ phương trình Saint Venant viết
cho trường hợp dòng chảy một chiều trong lòng kênh dẫn hở, bao gồm:
q
t
A
x
Q =∂
∂+∂
∂
(3.7)
34
α t
Q
∂
∂
+ x∂
∂
(β A
Q 2
) + gA x
h
∂
∂
+ g RA2C
|Q|Q
= 0 (3.8)
Trong đó:
Q: Lưu lượng qua mặt cắt (m3/s) Q: Lưu lượng qua mặt cắt (m3/s)
A: Diện tích mặt cắt ướt (m2) x: Chiều dài theo dòng chảy (m)
t: Thời gian tính toán (s) q: Lưu lượng nhập lưu
α: Hệ số động năng β: Hệ số phân bố lưu tốc
g: Gia tốc trọng trường g= 9.81 m/s2 C: Hệ số Sê-zi
R: Bán kính thủy lực
Mô hình MIKE 11 sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott.
Để giải hệ phương trình Saint-Venant. Sơ đồ sai phân ẩn 6 điểm như sau (hình 3.1.
3.2):
Hình 3.1: Sơ đồ sai phân hữu hạn 6
điểm ẩn Abbott
Hình 3.2: Sơ đồ sai phân 6 điểm ẩn
Abbott trong mặt phẳng x~t
Điều kiện biên: Các điều kiện biên gồm có điều kiện mực nước theo thời gian
và lưu lượng theo thời gian tại vị trí các mặt cắt khống chế cửa ra và cửa vào của
đoạn sông tính toán.
Điều kiện ban đầu: Các điều kiện ban đầu bao gồm các điều kiện về mực
nước, lưu lượng trên khu vực nghiên cứu (thường lấy lưu lượng bằng 0, mực nước
bằng mực nước trung bình).
Để sơ đồ sai phân hữu hạn ổn định và chính xác, cần tuân thủ các điều kiện
sau:
- Địa hình phải đủ tốt để mực nước và lưu lượng được giải một cách thoả
đáng. Giá trị tối đa cho phép đối với ∆x phải được chọn trên cơ sở này.
- Bước thời gian ∆t phải đủ nhỏ để cho ta một thể hiện chính xác về sóng.
35
Chẳng hạn bước thời gian tối đa để mô phỏng thủy triều nói chung khoảng 30 phút.
- Điều kiện Courant dưới đây có thể dùng như một hướng dẫn để chọn bước
thời gian sao cho đồng thời thoả mãn được các điều kiện trên. Điển hình, giá trị của
Cr là 10 đến 15, nhưng các giá trị lớn hơn (lên đến 100) đã được sử dụng:
x
ghVt
C r ∆
+∆= )(
(3.9)
Trong đó: V : vận tốc; h : độ sâu dòng chảy.
Cr thể hiện tốc độ nhiễu động sóng tại nước nông (biên độ nhỏ). Số Courant
biểu thị số các điểm lưới trong một bước sóng, phát sinh từ một nhiễu động nhỏ, sẽ
di chuyển trong một bước thời gian. Sơ đồ sai phân hữu hạn dùng trong MIKE 11
(sơ đồ 6 điểm ẩn Abbott), cho phép số Courant từ 10 - 20, nếu dòng chảy dưới phân
giới (số Froude nhỏ hơn 1). Tính toán với số Courant bằng 250 cho kết quả có sai số
nhỏ hơn 2% trong một số trường hợp đặc biệt.
3.3. THIẾT LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU
a) Số liệu mô hình NAM
Số liệu đầu vào. Các số liệu đầu vào phục vụ cho mô hình cũng đóng vai trò
rất quan trọng đối với kết quả tính toán. Các số liệu chính xác, có độ tin cậy cao sẽ
cho ta kết quả tốt hơn nhiều so với các số liệu có độ chính xác không cao. Sai số của
số liệu đo đạc có thể do nhiều nguyên nhân, cả về phía khách quan lẫn chủ quan của
người đo, ví dụ như tay nghề không tốt, nhập dữ liệu vào sai.v.v. Do vậy, trước khi
áp dụng số liệu tính toán cho mô hình, chúng ta cần phải thực hiện công tác chỉnh
lý, đánh giá mức độ tin cậy của số liệu có được và các biện pháp khắc phục trong
những trường hợp như không có số liệu, thiếu số liệu và đủ số liệu theo các phương
pháp khoa học đã biết. Đối với mô hình mưa dòng chảy NAM, các số liệu yêu cầu
phục vụ cho mô hình: Số liệu thông số lưu vực: Số liệu về diện tích lưu vực; số liệu
khí tượng gồm số liệu bốc hơi tiềm năng và số liệu mưa ngày trên các trạm khí
tượng trên lưu vực; số liệu thủy văn: tất cả số liệu lưu lượng trung bình ngày của
các trạm thủy văn chính trên hệ thống sông được thu thập để làm cơ sở cho hiệu
chỉnh và kiểm định mô hình.
Dữ kiệu đầu ra của mô hình. Dữ liệu đầu ra của mô hình bao gồm giá trị lưu
lượng tại các trạm thủy văn và các vị trí cần quan tâm trên lưu vực nghiên cứu.
Phân chia lưu vực và số liệu sử dụng. Lưu vực nghiên cứu được tiến hành
36
phân chia thành các lưu vực nhỏ, tính toán quá trình lưu lượng tại các vị trí nhập lưu
của các nhành sông phụ lưu.
b) Số liệu mô hình thủy lực MIKE 11
Do hiện trạng lưu vực sông Nhuệ - Đáy có hiện trạng số liệu thưa thớt và
không đầy đủ, nên việc hiệu chỉnh bộ thông bằng mô hình Nam chỉ tiến hành được
trên 2 lưu vực và áp dụng cho các lưu vực khác. Đế xác định lại bộ thông số của lưu
vực áp dụng bộ thông số có tốt hay không, tiến hành kiểm tra một lần nữa bằng mô
hình thủy lực. Luận văn này, lựa chọn mô hình MIKE 11.
Yêu cầu số liệu đầu vào. 1) Tài liệu địa hình lòng dẫn; 2) Mạng lưới sông và
sơ đồ tính; 3) Điều kiện biên:biên trên là quá trình lưu lượng tại các vị trí thượng
lưu, biên dưới: Qúa trình mực nước tại trạm thủy văn hạ lưu; 4)- Tài liệu khí tượng
thủy văn
Số liệu đầu ra của mô hình. Số liêụ đầu ra của mô hình thủy lực MIKE 11 là
quá trình H,Q tại tất cả các mặt cắt trên sông và quá trình diễn biến mực nước dọc
sông cho từng thời điểm mà người sử dụng mô hình yêu cầu.
3.4. HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH
a) Số liệu dùng để hiệu chỉnh mô hình
Hiệu chỉnh mô hình là công việc rất quan trọng trong việc xây dựng và áp
dụng mô hình toán. Các phương pháp để tiến hành hiệu chỉnh mô hình bao gồm
phương pháp thử sai và phương pháp tối ưu. Phương pháp thử sai chủ yếu là
phương pháp dò tìm bằng cách thay giá trị của các thông số để tìm ra bộ thông số
thích hợp nhất. Phương pháp này thường đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng
tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức của người hiệu chỉnh nhiều hơn phương
pháp tối ưu.
Bảng 3.2: Các trạm mưa sử dụng để tính toán cho lưu vực Nhuệ - Đáy
Lưu vực Vị trí cửa ra
Diện tích
(km2)
Trạm bốc
hơi Trạm mưa
Thời gian
Bôi -
Hoàng
Long
Hưng
Thi 686.3
Nho
Quan,
Láng, Hòa
Bình
Hưng Thi, Lâm
Sơn,Ba Thá,
Láng
1972-
1973
Sông Đáy Ba Thá 1579
Nho
Quan,
Láng, Hòa
Bình
Hưng Thi, Lâm
Sơn,Ba Thá,
Láng
1972-
1973
37
Mô hình mưa – dòng chảy NAM được hiệu chỉnh dựa vào số liệu thời đoạn 1
ngày. Số liệu mưa tại các trạm đo mưa và bốc hơi được sử dụng để tính toán như
bảng 3.1. Số liệu lưu lượng thực đo từ tháng 01/1972 đến tháng 12/1973 được dùng
để hiệu chỉnh mô .Giá trị các thông số trong mô hình mưa dòng chảy (NAM) sau
khi hiệu chỉnh được ghi trong bảng 3.4.
Bảng 3.3: Các trạm mưa ể tính toán dự báo thuỷ văn cho các trạm
thượng nguồn hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long
Lưu vực Diện tích (km2) Trạm đo Q
Thời gian
Mục đích
Bôi - Hoàng Long 686.3 Hưng Thi 1972-1973 Hiệu chỉnh
Sông Đáy 1579 Ba Thá 1972-1973 Hiệu chỉnh
Bảng 3.4: Các trạm mưa được sử dụng để tính toán dự báo thuỷ văn cho
các trạm thượng nguồn hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long
Sông Trạm đo Thời gian Mục đích
Bôi - Hoàng Long Gián Khẩu 1972-1973 Hiệu chỉnh
Sông Đáy Phủ Lý 1972-1973 Hiệu chỉnh
Nhận xét: Trên toàn bộ lưu vực có 2 trạm đo lưu lượng là: Hưng Thi trên
sông Bôi và Ba Thá trên sông Đáy. Tuy nhiên, cả 2 trạm đo này đã ngừng đo từ
những năm 80 của thế kỷ trước. Luận văn, lựa chọn 2 năm 1972 và 1973 tiến hành
hiệu chỉnh bộ thông số mô hình.
b) Quá trình hiệu chỉnh bộ thông số mô hình
Việc hiệu chỉnh thông số mô hình được tiến hành bằng cách điều chỉnh các
thông số mô hình bằng phương pháp thử-sai. Sơ đồ các bước hiệu chỉnh mô hình
như hình dưới.
Hình 3.3: Sơ đồ quá trình hiệu chỉnh bộ thông số mô hình
38
Quá trình hiệu chỉnh có thể tóm tắt thành các bước sau đây:
Bước 1: Giả thiết bộ thông số, điều kiện ban đầu.
Bước 2: Sau khi đã có bộ thông số giả thiết, tiến hành chạy mô hình.
Bước 3: So sánh kết quả tính toán với số liệu thực đo tại các trạm có số liệu
đo đạc lưu lượng và mực nước.
c) Kết quả hiệu chỉnh mô hình
Sai số giữa lưu lượng tính toán và thực đo trong bước hiệu chỉnh mô hình
được đánh giá theo chỉ số Nash-Sutcliffe.
2
, ,
2 1
2
,
1
1
n
obs i sim i
i
n
obs i obs
i
Q Q
R
Q Q
=
=
⎡ ⎤−⎣ ⎦= −
⎡ ⎤−⎣ ⎦
∑
∑
Trong đó: Qobs, i: lưu lượng thực đo tại thời điểm thứ i; Qsim, i: lưu lượng
tính toán tại thời điểm thứ i; obsQ : lưu lượng thực đo trung bình các thời đoạn.
Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lưu lượng tính toán và đường quá trình
lưu lượng thực đo được trình bày trong các hình 3.4 đến 3.7. Trên các hình này,
nhận thấy sự trùng lặp khá tốt giữa số liệu đo đạc và kết quả tính toán bằng mô hình
đã được ghi nhận.Kết quả nhận thấy:
Bảng 3.5: Kết quả hiệu chỉnh mô hình mưa - dòng chảy
Sông Tên trạm Chỉ số Nash(%) Mô hình
Sông Đáy Ba Thá 85% Nam
Bôi - Hoàng Long Hưng Thi 75% Nam
Sông Đáy Phủ Lý 88% Mike 11
Sông Bôi- Hoàng Long Gián Khẩu 90% Mike 11
39
17-12-1971 5-2-1972 26-3-1972 15-5-1972 4-7-1972 23-8-1972 12-10-1972 1-12-1972 20-1-1973 11-3-1973 30-4-1973 19-6-1973 8-8-1973 27-9-1973 16-11-1973 5-1-1974
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
140.0
160.0
180.0
200.0
220.0
240.0
260.0
280.0
300.0
320.0
340.0
360.0
380.0
400.0
420.0
440.0
[m^3/s] Time Series Discharge
Hình 3.4: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh mô hình Nam , trạm Ba
Thá năm 1972-1973
17-12-1971 5-2-1972 26-3-1972 15-5-1972 4-7-1972 23-8-1972 12-10-1972 1-12-1972 20-1-1973 11-3-1973 30-4-1973 19-6-1973 8-8-1973 27-9-1973 16-11-1973
0.0
100.0
200.0
300.0
400.0
500.0
600.0
700.0
800.0
900.0
1000.0
1100.0
1200.0
1300.0
[m^3/s] Time Series Discharge
Hình 3.5: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh mô hình Nam trạm Hưng
Thi, năm 1972-1973
26-3-1972 15-5-1972 4-7-1972 23-8-1972 12-10-1972 1-12-1972 20-1-1973 11-3-1973 30-4-1973 19-6-1973 8-8-1973 27-9-1973 16-11-1973 5-1-1974 24-2-1
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
1.8
2.0
2.2
2.4
2.6
2.8
3.0
3.2
3.4
3.6
3.8
4.0
4.2
4.4
4.6
[meter] Time Series Water Level
Hình 3.6:
So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh mô hình trạm Phủ Lý, 1/1/1972 đến tháng
12/1973
40
13-10-1971 2-12-1971 21-1-1972 11-3-1972 30-4-1972 19-6-1972 8-8-1972 27-9-1972 16-11-1972 5-1-1973 24-2-1973 15-4-1973 4-6-1973 24-7-1973 12-9-1973 1-11-1973 21-12-1973 9-2-1974 31-3-19
er] Time Series Water Level
Hình 3.7: So sánh kết quả tính toán hiệu chỉnh mô hình trạm Gián Khẩu,
tháng 1/1972 đến tháng 12/1973
3.5. KIỂM NGHIỆM MÔ HÌNH
Kiểm nghiệm mô hình là công tác kiểm tra lại mức độ phù hợp của mô hình
với bộ thông số chúng ta tìm được tại lưu vực tính toán nhưng ở giai đoạn thời gian
khác có sự tương quan với thời gian chúng ta dùng để hiệu chỉnh mô hình, ví dụ
như khi chúng ta xây dựng bộ thông số sử dụng trong mùa lũ thì chúng ta phải kiểm
lại bộ thông số đó của mô hình trong mùa lũ khác chứ không thể dùng bộ thông số
này để kiểm nghiệm lại mô hình trong mùa kiệt bởi các đặc điểm của lưu vực được
biểu diễn bằng các thông số trong mô hình giữa các mùa là khác nhau nên kết quả
kiểm nghiệm trong các trường hợp như vậy sẽ không chính xác.
Kiểm nghiệm mô hình mưa – dòng chảy cũng dựa vào số liệu có thời đoạn 1
ngày. Số liệu mưa, bốc hơi tính toán, số liệu lưu lượng và mực nước kiểm định tại
các trạm tương tự như trong trường hợp hiệu chỉnh. Thời gian tính toán kiểm định
mô hình được lấy từ 1/1/1977 đến 31/12/1977.
Kết quả kiệm nghiệm mô hình. Tương tự cách đánh giá như trong trường hợp
hiệu chỉnh mô hình, tiến hành đánh giá sai số giữa lưu lượng tính toán và thực đo
trong bước hiệu chỉnh mô hình được đánh giá theo chỉ số Nash-Sutcliffe
Kết quả kiểm nghiệm các thông số của mô hình được trình bày trong bảng
3.6 và các hình từ 3.11 đến 3.14 nhận thấy có sự phù hợp khá tốt giữa kết quả thực
đo và tính toán.
41
Bảng 3.6: Kết quả kiểm nghiệm mô hình mưa - dòng chảy
Lưu vực Tên trạm Chỉ số Nash(%) Mô hình
Sông Đáy Ba Thá 82% Nam
Bôi - Hoàng Long Hưng Thi 70% Nam
Sông Đáy Phủ Lý 92% Mike 11
Sông Bôi- Hoàng Long Gián Khẩu 76% Mike 11
28-2-1977 19-4-1977 8-6-1977 28-7-1977 16-9-1977 5-11-1977 25-12-1977
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
140.0
160.0
180.0
200.0
220.0
240.0
260.0
g
Hình 3.8: So sánh kết quả tính toán kiểm nghiệm mô hình Nam trạm Ba
Thá, năm 1977
10-3-1977 30-3-1977 19-4-1977 9-5-1977 29-5-1977 18-6-1977 8-7-1977 28-7-1977 17-8-1977 6-9-1977 26-9-1977 16-10-1977 5-11-1977 25-11-1977
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
550.0
600.0
650.0
700.0
750.0
800.0
850.0
900.0
950.0
1000.0
1050.0
Hình 3.9: So sánh kết quả tính toán kiểm nghiệm mô hình trạm Hưng
Thi, năm 1977
42
4-1-1977 24-1-1977 13-2-1977 5-3-1977 25-3-1977 14-4-1977 4-5-1977 24-5-1977 13-6-1977 3-7-1977 23-7-1977 12-8-1977 1-9-1977 21-9-1977 11-10-1977 31-10-1977 20-11-1977 10-12-1977
-0.2
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
1.8
2.0
2.2
2.4
2.6
2.8
3.0
3.2
3.4
[meter] Time Series Water Level
Hình 3.10: So sánh kết quả tính toán kiểm nghiệm mô hình trạm Phủ Lý
năm 1977
13-2-1977 4-4-1977 24-5-1977 13-7-1977 1-9-1977 21-10-1977 10-12-1977 29-1-1978
-0.2
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
1.8
2.0
2.2
2.4
2.6
2.8
3.0
3.2
3.4
3.6
3.8
meter] Time Series Water Level
Hình 3.11: So sánh kết quả tính toán kiểm nghiệm mô hình trạm Gián
Khẩu năm 1977
Chỉ tiêu đánh giá NASH như trong bảng 3.5 và bảng 3.6 cho thấy kết quả
tính toán tại các trạm kiểm tra đa số đạt trên 70%. Như vậy, có thể kết luận bộ thông
số tìm được của mô hình có thể mô phỏng tốt ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng
đến dòng chảy trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
3.6. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NAM VỚI KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Theo kịch bản Biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt Nam và dựa vào các
điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, dân số và mức độ quan tâm đến môi
trường của khu vực. Trong luận văn này đã lựa chọn 2 kịch bản đánh giá mức độ
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước: kịch bản phát thải trung bình
(A1B) và kịch bản phát thải cao (A2).
Các kịch bản lựa chọn tính toán ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới tài
43
nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đối với khu vực Hà Nội được lấy từ nhóm
nghiên cứu REMOCLIC của GS.Phan Văn Tân làm lãnh đạo. Đã xây dựng chi tiết
hóa (dowscaling) cho các địa phương trong đó có Hà Nội. Luận văn này đã kế thừa
kết quả đó. Số liệu tính toán cho thời kỳ nền được lấy từ số liệu thực đo của các
trạm trên lưu vực thời gian tính toán từ năm 1970-1999. Số liệu dự báo Của
REMOCLIC đến năm 2020 và 2050 cho từng vị trí trạm được tính toán dựa trên
phần trăm thay đổi lượng mưa và bốc hơi năm 2020 và 2050 so với thời kỳ 1970-
1999 tương ứng với mỗi kịch bản.
a) Kịch bản A1B
Số liệu đầu vào cho kịch bản A1B. Các dữ liệu lưu vực bộ phận, số liệu địa
hình, mạng sông, mặt cắt và bộ thông số mô hình được lấy như trong trường hợp
hiệu chỉnh và kiểm định. Số liệu mưa và bốc hơi kịch bản A1B được tính toán từ
các mô hình toàn cầu và được tính toán dowscaling cho khu vực Hà Nội.
Kêt quả kịch bản phát thải A1B. Dòng chảy năm trên toàn hệ thống sông
Nhuệ - Đáy có xu hướng tăng. Tuy nhiên sự biến đổi dòng chảy trên các lưu vực
sông có sự khác biệt khá nhỏ.
Dòng chảy năm 2020: theo kết quả tính toán mô hình cho thấy mức độ biến
đổi lưu lượng trung bình nhiều năm kịch bản phát thải trung bình A1B so với thời
kỳ hiện trạng không khác nhau nhiều như trên bảng 3.6 - bảng 3.7 và hình 3.21. Tại
các lưu vực sông, dòng chảy trung bình năm tăng khoảng 0,9 – 1.1 % . Với dòng
chảy lũ tại các lưu vực tăng lên lớn hơn so với trung bình năm trong khoảng từ xấp
xỉ 0.9 % - 1.2%. Với mùa kiệt chưa nhận thấy sự khác biệt giữa kịch bản A1B và
hiện trạng.
Dỏng chảy đến năm 2050: Đối với mùa kiệt lưu lượng gần như không có sự
thay đổi so với hiện trạng: trên toàn bộ lưu vực thu nước mức độ biến đổi lưu
lượng trung bình nhiều năm ở kịch bản này tăng cao hơn so với thời kỳ năm 2020.
Tại các lưu vực sông lưu lượng tăng từ 0.9 đến 1.2 % so với thời kỳ hiện trạng.
Biến thiên lưu lượng dòng chảy lũ tăng hơn so với trung bình nhiều năm. Tại tất cả
các lưu vực bộ phận trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy đều có mức độ thay đổi tăng
tương ứng là 0,9%, - 1,2%. Đối với mùa kiệt lưu lượng có biến động so với thời kỳ
hiện trạng tuy nhiên là một lượng rất nhỏ. Lưu lượng tăng lên lớn nhất trên lưu vực
hạ lưu Nhuệ là 0.07m3/s. So sánh giữa 2 thời kỳ tương lai tại kịch bản này, dòng
chảy vào năm 2050 vẫn chưa nhận thấy biến thiên rõ rệt. Dòng chảy tăng lớn nhất
đạt được tại lưu vực Phủ Lý – Ninh Bình là 0.8% so với năm 2020.
44
Bảng 3.6: Thay đổi dòng chảy năm theo kịch bản biến đổi khí hậu A1B
Hiện trạng
2020 2050 Lưu vực F (km2) Q(m3/s) Mo (ls/km2) Q(m
3/s) Mo (ls/km2)
% thay
đổi Q(m
3/s) (ls/km
Mo
2)
% thay
đổi
Thượng lưu S.Đáy 430 10.4 24.1 10.5 24.4 1.1 10.5 24.4 1.1
Hà Đông 94 2.15 22.8 2.2 23.1 1.1 2.2 23.1 1.1
Thượng lưu Nhuệ 391 9.9 25.3 10.0 25.5 1.1 10.0 25.6 1.1
Hạ lưu Nhuệ 607 16.9 27.9 17.1 28.2 1.1 17.1 28.2 1.1
Phủ lý- Ninh Bình 1027 28.5 27.8 28.8 28.0 0.9 28.8 28.0 0.9
Bôi - Ninh Bình 316 9.5 30.2 9.6 30.4 0.9 9.6 30.4 0.9
Haạ lưu Bôi 658 20.2 30.7 20.4 31.0 0.9 20.4 31.0 0.9
Thượng lưu bôi 636.3 19.5 30.6 19.7 30.9 0.9 19.7 30.9 0.9
Sông Tích 1149 28.4 24.7 28.7 24.9 1.1 28.7 24.9 1.1
Tích - Ba Thá 316.6 8.8 27.8 8.9 28.1 1.1 8.9 28.1 1.1
Bảng 3.7: Thay đổi dòng chảy mùa lũ trung bình nhiều năm theo kịch
bản biến đổi khí hậu A1B
Hiện trạng
2020 2050 Lưu vực F (km2) Q(m3/s) Mo (ls/km2) Q(m
3/s) Mo (ls/km2)
% thay
đổi Q(m
3/s) (ls/km
Mo
2)
% thay
đổi
Thượng lưu S.Đáy 430 15.5 35.7 15.5 36.1 1.2 15.5 36.1 1.6
Hà Đông 94 3.2 34.1 3.2 34.4 0.9 3.2 34.5 1.1
Thượng lưu Nhuệ 391 14.8 37.3 14.8 37.8 1.2 14.8 37.8 1.2
Hạ lưu Nhuệ 607 25.1 40.8 25.1 41.3 1.2 25.1 41.3 1.2
Phủ lý- Ninh Bình 1027 41.9 40.4 41.9 40.8 1.0 41.9 40.8 1.0
Bôi - Ninh Bình 316 16.4 51.4 16.4 51.8 0.9 16.4 51.9 0.9
Haạ lưu Bôi 658 34.8 52.4 34.8 52.9 0.9 34.8 52.9 0.9
Thượng lưu bôi 636.3 33.6 52.3 33.6 52.8 0.9 33.6 52.8 1.0
Sông Tích 1149 41.6 35.8 41.6 36.2 1.2 41.6 36.2 1.2
Tích - Ba Thá 316.6 13.0 40.7 13.04 41.1 1.2 13.0 41.2 1.2
Từ hình 3.12 nhận thấy sự biến động của dòng chảy có hướng giảm dần từ
phía Đông Bắc sang Tây Nam lưu vực. Dòng chảy trên lưu vực sông Nhuệ , Đáy có
sự biến động lớn về phía Đông lưu vực phần thuộc các huyện Ứng Hòa, Thướng
Tín, Mỹ Đức, Phú Xuyên và Thanh Oai. Biến động dòng chảy lớn hơn 1.1%. Vùng
thuộc các huyện như: Lạc Thủy, Gia Viễn, Nho Quan có độ biến động dòng chảy
nhỏ nhất tương ứng 0.9%. So với năm 2020 phạm vi biến động của dòng chảy vào
năm 2050 có vùng ảnh hưởng lớn hơn, tuy nhiên chưa nhận thấy sự khác biệt lớn.
45
Hình 3.12: Biến động dòng chảy trong các thời kỳ kịch bản A1B
46
b) Kịch bản A2
Số liệu đầu vào cho kịch bản A1B. Tương tự như kịch bản A1B, tính toán
cho kịch bản phát thải cao A2.
Kêt quả kịch bản phát thải A2. Dòng chảy năm trên toàn hệ thống sông Nhuệ
- Đáy ở kịch bản phát thải này có xu hướng tăng lên so với hiện trạng. Tuy nhiên sự
biến đổi dòng chảy trên các lưu vực sông có sự khác biệt.
Dòng chảy năm 2020: Kết quả tính toán mô hình cho thấy mức độ biến đổi
lưu lượng trung bình nhiều năm kịch bản phát thải cao A2 so với thời kỳ hiện trạng
đã có sự khác biệt, tuy chưa rõ ràng (bảng 3.8, hình 3.22). Tại các lưu vực thu nước
bộ phận, dòng chảy trung bình năm tăng khoảng 0,9 – 1.3% . Với dòng chảy lũ tại
các lưu vực tăng lên lớn hơn so với trung bình năm trong khoảng từ xấp xỉ 0.9% -
1.3%. Lưu lượng mùa kiệt có biến động so với hiện trạng, tuy rất nhỏ.
Dỏng chảy đến năm 2050: Kết quả tính toán cho thấy mức độ biến đổi lưu
lượng trung bình nhiều năm tăng khá rõ rệt. Tại các lưu vực sông lưu lượng tăng 1.1
- 1. 9% so với hiện trạng. Biến thiên lưu lượng dòng chảy lũ tăng hơn so với trung
bình nhiều năm. Tại tất cả các lưu vực bộ phận trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy đều
có mức độ thay đổi tăng tương ứng là 1.3% - 2.1%. Đối với mùa kiệt, lưu lượng
biến động so với hiện trạng, tuy không lớn là 0.08m3/s.
So sánh lưu lượng giữa 2 thời kỳ tương lai tại kịch bản này nhận thấy, dòng
chảy đến năm 2020 biến thiên chưa nhận thấy rõ rệt. Đến năm 2050. dòng chảy một
số lưu vực tăng lên 2.1%, tức là tăng xấp xỉ 1.5 lần. so với năm 2020,
Bảng 3.8: Thay đổi dòng chảy năm theo kịch bản biến đổi khí hậu A2
Hiện trạng 2020 2050
Lưu vực F (km2) Q(m3/s) Mo (ls/km2) Q(m
3/s) Mo (ls/km2)
%
thay
đổi
Q(m3/s) Mo (ls/km2)
% thay
đổi
TL S.Đáy 430 10.4 24.1 10.5 24.4 1.2 10.5 24.4 1.5
Hà Đông 94 2.1 22.8 2.2 23.1 1.2 2.2 23.1 1.2
TL sôngNhuệ 391 9.9 25.3 10.0 25.6 1.1 10.0 25.7 1.6
HL sông Nhuệ 607 16.9 27.9 17.1 28.2 1.0 17.3 28.5 1.9
Phủ Lý- Ninh Bình 1027 28.5 27.8 28.8 28.0 0.9 29.0 28.3 1.7
Bôi - Ninh Bình 316 9.5 30.2 9.6 30.4 1.0 9.7 30.6 1.6
HL sông Bôi 658 20.2 30.71 20.4 31.0 0.9 20.5 31.2 1.5
TL sông Bôi 636.3 19.5 30.6 19.7 30.9 1.0 19.8 31.1 1.5
Sông Tích 1149 28.4 24.7 28.7 25.0 1.3 28.8 25.1 1.5
Tích - Ba Thá 316.6 8.8 27.8 8.9 28.1 1.0 9.0 28.4 1.9
47
Hình 3.13: Biến động dòng chảy trong các thời kỳ kịch bản A2
48
Bảng 3.9 : Thay đổi dòng chảy mùa lũ trung bình nhiều năm theo kịch
bản biến đổi khí hậu A2
Hiện trạng
2020 2050
Lưu vực F (km2) Q(m3/s) Mo (ls/km2) Q(m
3/s) Mo (ls/km2)
%
thay
đổi
Q(m3/s) Mo (ls/km2)
%
thay
đổi
TL s.Đáy 430 15.3 35.7 15.5 36.1 1.2 15.6 36.2 1.5
Hà Đông 94 3.2 34.1 3.2 34.5 1.3 3.2 34.6 1.4
TL s.Nhuệ 391 14.6 37.3 14.8 37.8 1.2 14.9 37.9 1.8
HL .s Nhuệ 607 24.8 40.8 25.0 41.2 1.0 25.3 41.6 2.1
Phủ Lý- Ninh Bình 1027 41.5 40.4 41.9 40.8 0.9 42.3 41.2 1.8
Bôi - Ninh Bình 316 16.2 51.4 16.4 51.8 1.0 16.5 52.2 1.6
HL s. Bôi 658 34.5 52.4 34.8 52.8 0.9 35.0 53.2 1.6
TL. s. Bôi 636.3 33.3 52.3 33.6 52.8 1.0 33.8 53.1 1.5
Sông Tích 1149 41.1 35.7 41.6 36.2 1.3 41.7 36.3 1.5
Tích - Ba Thá 316.6 12.9 40.7 13.0 41.1 1.0 13.1 41.5 2.1
Từ hình 3.13 nhận thấy dòng chảy trên lưu vực sông Nhuệ , Đáy giảm dần từ
phía Đông Bắc cho tới phía Tây Nam của lưu vực. Vào năm 2020 cả hai kịch bản
phát thải chưa nhận thấy sự khác biệt cả về lượng và phạm vi ảnh hưởng. Đến năm
2050 đã nhận thấy sự khác biệt rõ rệt của biến động dòng chảy trên lưu vực. Phần
thuộc các huyện Ứng Hòa, Thướng Tín, Mỹ Đức, Phú Xuyên và Thanh Oai. Biến
động dòng chảy lớn hơn 1.8%. Vùng thuộc các huyện như: Lạc Thủy, Gia Viễn,
Nho Quan có độ biến động dòng chảy nhỏ nhất tương ứng 1.5%.
c) So sánh kết quả 2 kịch bản A1B và A2
Tiến hành so sánh dòng chảy trung bình năm của các thời kỳ: năm 2020, năm
2050 của 2 kịch bản A2 và kịch bản A1B. Kết quả so sánh được thể hiện ở bảng
3.10, hình 3.14.
Nhận thấy:
Dòng chảy trung bình năm vào năm 2020 ít có biến động giữa các kịch bản,
chênh lệch nhỏ nhất tại lưu vực Hạ Lưu Nhuệ lệch 0.005 ls/km2, xuất hiện lớn nhất
0.087 ls/km2 trên lưu vực Tích – Ba Thá.
Đến năm 2050 đã có sự khác biệt rõ ràng giữa 2 kịch bản, lưu vực có sự
chênh lệch nhỏ nhất là Hà Đông cũng đạt tới 0.07 ls/km2 và lớn nhất đạt đến 0.23
ls/km2.
49
Bảng 3.10: Thay đổi dòng chảy nhiều năm theo kịch bản biến đổi khí hậu và
các thời kỳ
Kịch bản A1B Kịch bản A2
Lưu vực Thời kỳ
Diện
tích
lưu
vực
Q(m3/s) Mo(ls/km2) Q( m3/s) Mo(ls/km2)
Chênh lệch
giữa 2
kịch bản
1970-1999 10.4 24.1 10.4 24.1
Năm 2020 10.5 24.4 10.5 24.4 0.031 TL s..Đáy
Năm 2050
430
10.5 24.4 10.5 24.450 0.091
1970-1999 2.1 22.8 2.1 22.8
Năm 2020 2.2 23.1 2.2 23.1 0.057 Hà Đông
Năm 2050
94
2.2 23.1 2.2 23.1 0.070
1970-1999 9.9 25.3 9.9 25.3
Năm 2020 10.0 25.6 10.0 25.6 0.011 TL s. Nhuệ
Năm 2050
391
10.0 25.6 10.0 25.7 0.135
1970-1999 16.9 27.9 16.9 27.9
Năm 2020 17.1 28.2 17.1 28.2 0.005 HL s. Nhuệ
Năm 2050
607
17.1 28.2 17.3 28.4 0.231
1970-1999 28.5 27.8 28.5 27.8
Năm 2020 28.8 28.0 28.8 28.1 0.035 Phủ Lý- Ninh Bình
Năm 2050
1027
28.8 28.0 29.0 28.3 0.210
1970-1999 9.5 30.2 9.5 30.2
Năm 2020 9.6 30.4 9.6 30.5 0.061 Bôi - Ninh Bình
Năm 2050
316
9.6 30.4 9.7 30.6 0.206
1970-1999 20.2 30.7 20.2 30.7
Năm 2020 20.4 31.0 20.4 31.0 0.013 HL s. Bôi
Năm 2050
658
20.4 31.0 20.5 31.2 0.205
1970-1999 19.5 30.6 19.5 30.
Năm 2020 19.7 30.9 19.7 31.0 0.016 TL. s. Bôi
Năm 2050
636.3
19.7 30.9 19.8 31.1 0.175
1970-1999 28.4 24.7 28.4 24.7
Năm 2020 28.7 24.9 28.7 25.0 0.046 Sông Tích
Năm 2050
1149
28.7 24.9 28.8 25.1 0.096
1970-1999 8.8 27.8 8.810 27.8
Năm 2020 8.9 28.0 8.9 28.1 0.087 Tích - Ba Thá
Năm 2050
316.6
8.9 28.1 10.0 28.4 0.229
50
Hình 3.14: Biến động dòng chảy giữa 2 kịch bản
d) So sánh kết quả giữa hiện trạng và các năm 2020, 2050
Từ bảng 3.11, bảng 3.12 và hình 3.15 nhận thấy, vào năm 2020 dòng chảy
t ên toàn bộ các lưu vực bộ phận trên lưu vực sông Nhuê – Đáy chưa có sự khác
r51
biệt giữa hai kịch bản phát thải. Tỷ lệ thay đổi dòng chảy vào năm 2020 của 2 kịch
bản này tương tự nhau xấp xỉ bằng 1%. Nhưng đến năm 2050 đã nhận thấy sự khác
biệt về tỷ lệ thay đổi dòng chảy về kịch bản A1B thay đổi dòng chảy không biến
đổi nhiều so với năm 2020, ở kịch bản A2 mức thay đổi đã lớn hơn lưu vực thay đổi
ít nhất cũng lên đến 1,4% có lưu vực lên đến 1,95%.
Bảng 3.11: Biến đổi dòng chảy năm 2020 và 2050 so với hiện trạng
2020 2050
Lưu vực QHT m3/s QA1Bm3/s
% thay
đổi
QA2
m3/s
%
thay
đổi
QA1B
m3/s
%
thay
đổi
QA2
m3/s
%
thay
đổi
TL s. Đáy 10.36 10.474 1.10 10.487 1.23 10.474 1.10 10.513 1.48
Hà Đông 2.14 2.1672 1.27 2.173 1.54 2.171 1.45 2.17 1.40
TL s. Nhuệ 9.88 9.9899 1.11 9.994 1.15 9.9903 1.12 10.043 1.65
HL s. Nhuệ 16.94 17.13 1.12 17.133 1.14 17.131 1.13 17.271 1.95
Phủ Lý- Ninh Bình 28.53 28.796 0.93 28.832 1.06 28.803 0.96 29.013 1.69
Bôi - Ninh Bình 9.53 9.6189 0.93 9.638 1.13 9.62 0.94 9.684 1.62
HL s. Bôi 20.23 20.404 0.86 20.412 0.90 20.404 0.86 20.54 1.53
TL. Bôi 19.49 19.674 0.95 19.684 1.00 19.682 0.99 19.787 1.52
Sông Tích 28.36 28.671 1.10 28.724 1.28 28.672 1.10 28.783 1.49
Tích - Ba Thá 8.81 8.8706 0.69 8.898 1.00 8.9102 1.14 8.979 1.92
e) Nhận xét và đánh giá
Mục tiêu chính của phần này là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo
kịch bản đã được chọn đến tài nguyên nước các lưu vực bộ phận trên lưu vực sông
Nhuệ - Đáy. Trong luận văn này, tính toán sự biến đổi khí hậu tác động đến tài
nguyên nước được tính toán so với trung bình thời kỳ 1970 – 1999. Mỗi kịch bản
biến đổi khí hậu được tính cho sự thay đổi dòng chảy vào các năm 2020 và 2050.
Dòng chảy trên các lưu vực thu nước bộ phận trên sông Nhuệ - Đáy được
tính toán cho thời kỳ hiện tại và theo 2 kịch bản biến đổi khí hậu A1B và A2. Thời
kỳ hiện trạng được tính toán cho chuỗi thời gian từ 1970-1999, các kịch bản khí hậu
được tính cho 2 thời kỳ tương lai, vào năm 2020 và năm 2050. Lượng mưa và bốc
hơi tiềm năng được tính theo tỉ lệ % thay đổi lượng mưa và bốc hơi tháng theo các
kịch bản của thời kỳ tương lai cho các kịch bản.
Nhìn chung, hệ thống sông Nhuệ - Đáy có sự biến thiên dòng chảy trên các
lưu vực là khác nhau theo từng kịch bản biến đổi khí hậu. Nhưng có thể nhận thấy
rằng, xu thế của dòng chảy trung bình năm tăng lên ở tất cả các lưu vực bộ phận
theo thời gian và theo từng kịch bản phát thải.
52
Dòng chảy vào năm 2050 đã có sự khác biệt so với thời kỳ năm 2020 và thời
kỳ hiện trạng. Ở kịch bản A1B chưa nhận thấy sự khác biệt giữa hai thời kỳ. Tuy
nhiên với kịch bản A2 đã nhận ra sự thay đổi dòng chảy khá rõ trên tất cả các lưu
vực bộ phận.
Tính toán tại các kịch bản phát thải trên lưu vực Nhuệ - Đáy, nhận thấy mức
độ biến thiên dòng chảy lớn nhất thuộc khu vực trung lưu vực phần thuộc các huyện
như: Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai và Thường Tín.
Điều này cho thấy mức ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước
phụ thuộc vào mức độ ứng xử với tài nguyên khí hậu như thế nào. Và sự biến đổi
dòng chảy trên lưu vực phù hợp với sự thay đổi của lượng mưa và bốc hơi trên lưu
vực theo các kịch bản khác nhau.
53
54
Bảng 3.12: Lưu lượng trung bình tháng các thời kỳ kịch bản A1B tại các
lưu vực
Lưu vực Thời kỳ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Mùa lũMùa kiệt
1970-1999 5.96 3.262.553.22 5.90 12.3514.5318.4623.5817.2311.00 6.29 10.3615.342 5.379
2000-2020 6.01 3.292.573.26 6.03 12.5714.7118.6623.7917.3611.09 6.35 10.4715.520 5.427
TL. s.Đáy
2020-2050 6.01 3.292.573.26 6.03 12.5714.7118.6623.7917.3611.10 6.35 10.4715.520 5.428
1970-1999 1.21 0.670.520.69 1.39 2.70 3.14 3.85 4.78 3.36 2.15 1.26 2.14 3.204 1.085
Năm 2020 1.22 0.680.530.70 1.42 2.74 3.17 3.89 4.82 3.39 2.17 1.27 2.17 3.239 1.096
Hà Đông
Năm 2050 1.22 0.680.530.70 1.42 2.74 3.17 3.89 4.82 3.39 2.17 1.27 2.17 3.239 1.096
1970-1999 5.67 3.092.443.11 5.57 12.0013.7717.5522.3016.3810.65 6.05 9.88 14.595 5.167
Năm 2020 5.71 3.112.473.14 5.70 12.2313.9517.7322.5016.5010.74 6.10 9.99 14.768 5.212
TL. s. Nhuệ
Năm 2050 5.71 3.112.473.14 5.70 12.2313.9517.7322.5016.5010.74 6.10 9.99 14.768 5.213
1970-1999 9.89 5.394.295.20 8.74 19.5422.6529.4138.7629.4619.24 10.7116.9424.762 9.124
Năm 2020 9.97 5.434.335.26 8.97 19.9922.9729.7239.0829.6619.38 10.8117.1325.063 9.196
HL. s. Nhuệ
Năm 2050 9.97 5.444.335.26 8.97 19.9922.9629.7239.0829.6719.39 10.8117.1325.063 9.198
1970-199917.179.817.438.0414.1128.2137.0847.4069.0253.2032.64 18.2328.5341.504 15.553
Năm 2020 17.299.877.488.1114.3528.8137.5847.8969.4953.4832.83 18.3628.8041.934 15.605
Phủ Lý
- Ninh Bình
Năm 2050 17.299.877.488.1214.3628.8037.5747.8969.5053.5032.84 18.3628.8041.936 15.606
1970-1999 2.89 1.561.702.77 7.81 13.6315.5220.6424.6415.19 5.24 2.85 9.53 16.236 2.833
Năm 2020 2.90 1.571.712.80 7.96 13.9215.6320.8124.7415.24 5.27 2.87 9.62 16.384 2.854
Bôi
- Ninh Bình
Năm 2050 2.90 1.571.712.80 7.97 13.9115.6320.8124.7515.24 5.27 2.87 9.62 16.385 2.854
1970-1999 5.96 3.173.706.5317.6929.4332.8643.5751.5731.7610.87 5.65 20.2334.480 5.978
Năm 2020 5.99 3.183.726.6218.0130.0333.0943.9351.7931.8710.93 5.70 20.4034.785 6.022
HL. s. Bôi
Năm 2050 5.99 3.183.726.6218.0130.0133.0843.9351.8031.8810.93 5.70 20.4034.787 6.022
1970-1999 5.89 3.093.355.3515.3427.8432.0543.1850.2831.0110.94 5.61 19.4933.285 5.705
Năm 2020 5.93 3.113.385.4315.6528.3732.3143.6150.5331.1211.01 5.65 19.6733.599 5.750
TL s.Bôi
Năm 2050 5.93 3.113.385.4315.6528.3632.3043.6150.5531.1411.01 5.65 19.6833.602 5.750
1970-199917.699.667.257.8212.2426.2436.0048.1868.3955.4533.02 18.4328.3641.082 15.643
Năm 2020 17.849.747.317.9212.4826.7136.4748.8369.0655.8333.27 18.5928.6741.564 15.702
Sông Tích
Năm 2050 17.849.747.317.9212.4826.7036.4648.8369.0755.8533.28 18.6028.6741.565 15.708
1970-1999 5.15 2.822.232.67 4.51 10.0311.7415.2420.3015.4310.02 5.57 8.81 12.877 4.744
Năm 2020 5.19 2.842.252.70 4.62 10.2611.9115.4020.4615.5310.09 5.62 8.91 13.031 4.781
Tích -
Ba Thá
Năm 2050 5.19 2.842.252.70 4.63 10.2611.9115.4020.4615.5410.10 5.62 8.91 13.032 4.782
Bảng 3.13: Lưu lượng trung bình tháng các kịch bản A2 tại các lưu vực
Lưu vực
Thời kỳ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Mùa lũMùa kiệt
1970-19995.96 3.262.553.225.90 12.3514.5318.4623.5817.2311.00 6.29 10.3615.342 5.379
Năm 2020 6.03 3.302.583.266.00 12.4514.6518.7523.9417.4111.12 6.36 10.4915.531 5.443
TL. s.Đáy
Năm 2050 6.04 3.302.583.265.97 12.6414.8418.8023.8517.3811.14 6.37 10.5115.579 5.448
1970-19991.21 0.670.520.691.39 2.70 3.14 3.85 4.78 3.36 2.15 1.26 2.14 3.204 1.085
Năm 2020 1.23 0.680.530.701.42 2.73 3.17 3.91 4.85 3.40 2.17 1.28 2.17 3.246 1.099
Hà Đông
Năm 2050 1.23 0.680.530.701.41 2.74 3.19 3.91 4.82 3.39 2.17 1.27 2.17 3.242 1.098
1970-19995.67 3.092.443.115.57 12.0013.7717.5522.3016.3810.65 6.05 9.88 14.595 5.167
Năm 2020 5.73 3.122.483.155.66 12.0813.8817.8222.6116.5310.76 6.11 9.99 14.763 5.225
TL. s. Nhuệ
Năm 2050 5.75 3.132.483.155.63 12.3414.1317.8922.5716.5310.79 6.13 10.0414.850 5.236
1970-19999.89 5.394.295.208.74 19.5422.6529.4138.7629.4619.24 10.7116.9424.762 9.124
Năm 2020 10.005.454.355.268.85 19.6522.8229.8239.2329.6919.42 10.8217.1125.010 9.205
Năm 2050 10.055.484.365.268.85 20.3223.4130.0839.2829.7719.52 10.8717.2725.285 9.207
1970-199917.179.817.438.0414.1128.2137.0847.4069.0253.2032.64 18.2328.5341.504 15.553
Năm 2020 17.339.907.508.1314.2928.3637.3948.0069.7753.5732.89 18.3828.7941.896 15.603
HL. s. Nhuệ
Phủ Lý
- Ninh Bình
Năm 2050 17.429.947.538.1414.3229.1238.1548.4369.8853.7233.05 18.4629.0142.271 15.608
1970-19992.89 1.561.702.777.81 13.6315.5220.6424.6415.195.24 2.85 9.53 16.236 2.833 Bôi
- Ninh Bình Năm 2020 2.91 1.581.722.807.91 13.6515.6820.9224.8715.245.28 2.87 9.62 16.377 2.859
Lưu vực
Thời kỳ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Mùa lũMùa kiệt
Năm 2050 2.93 1.581.722.807.94 14.1515.8620.9924.8015.285.31 2.88 9.68 16.501 2.867
1970-19995.96 3.173.706.5317.6929.4332.8643.5751.5731.7610.87 5.65 20.2334.480 5.978
Năm 2020 6.00 3.193.746.6117.8929.4733.1944.1552.0631.8610.95 5.69 20.4034.771 6.033
HL. s. Bôi
Năm 2050 6.04 3.203.746.6017.9530.5033.5744.2951.9131.9511.02 5.71 20.5435.028 6.052
1970-19995.89 3.093.355.3515.3427.8432.0543.1850.2831.0110.94 5.61 19.4933.285 5.705
Năm 2020 5.95 3.123.405.4215.5327.8932.3543.7950.9731.1211.03 5.66 19.6833.608 5.761
TL s.Bôi
Năm 2050 5.97 3.123.395.4015.5928.7132.7043.9450.6631.1811.11 5.67 19.7933.796 5.778
1970-199917.699.667.257.8212.2426.2436.0048.1868.3955.4533.02 18.4328.3641.082 15.643
Năm 2020 17.939.797.357.9212.4026.4036.2548.8069.7056.0733.40 18.6828.7241.605 15.843
Sông Tích
Năm 2050 17.959.797.357.9112.4426.7736.6749.1169.3355.9433.47 18.6828.7841.709 15.857
1970-19995.15 2.822.232.674.51 10.0311.7415.2420.3015.4310.02 5.57 8.81 12.877 4.744
Năm 2020 5.21 2.852.252.704.57 10.0811.8315.4520.5415.5510.11 5.62 8.90 13.005 4.791
Tích -
Ba Thá
Năm 2050 5.23 2.862.262.704.57 10.4212.1415.5920.5715.6010.16 5.65 8.98 13.146 4.813
Thượng lưu Đáy
10.35
10.37
10.39
10.41
10.43
10.45
10.47
10.49
10.51
10.53
1970-1999 Năm 2020 Năm 2050 Thời kỳ
Q(m3/s)
Kịch bản A1B
Kịch bản A2
Hà Đông
2.14
2.15
2.15
2.16
2.16
2.17
2.17
2.18
2.18
1970-1999 Năm 2020 Năm 2050 Thời kỳ
Q(m3/s)
Kịch bản A1B
Kịch bản A2
Thương lưu Nhuệ
9.85
9.90
9.95
10.00
10.05
10.10
1970-1999 Năm 2020 Năm 2050 Thời kỳ
Q(m3/s)
Kịch bản A1B
Kịch bản A2
Hạ lưu Nhuệ
16.90
16.95
17.00
17.05
17.10
17.15
17.20
17.25
17.30
1970-1999 Năm 2020 Năm 2050 Thời kỳ
Q(m3/s)
Kịch bản A1B
Kịch bản A2
Phủ lý _ Ninh bình
28.40
28.50
28.60
28.70
28.80
28.90
29.00
29.10
1970-1999 Năm 2020 Năm 2050 Thời kỳ
Q(m3/s)
Kịch bản A1B
Kịch bản A2
Bôi _ Ninh bình
9.50
9.55
9.60
9.65
9.70
1970-1999 Năm 2020 Năm 2050 Thời kỳ
Q(m3/s)
Kịch bản A1B
Kịch bản A2
Hình 3.15: Thay đổi dòng chảy năm giữa 2 kịch bản A2 và B2
55
Hạ lưu Bôi
20.20
20.30
20.40
20.50
20.60
1970-1999 Năm 2020 Năm 2050 Thời kỳ
Q(m3/s)
Kịch bản A1B
Kịch bản A2
Thượng lưu Bôi
19.45
19.55
19.65
19.75
19.85
1970-1999 Năm 2020 Năm 2050 Thời kỳ
Q(m3/s)
Kịch bản A1B
Kịch bản A2
Sông Tích
28.30
28.40
28.50
28.60
28.70
28.80
28.90
1970-1999 Năm 2020 Năm 2050 Thời kỳ
Q(m3/s)
Kịch bản A1B
Kịch bản A2
Sông Tích
8.80
8.83
8.86
8.89
8.92
8.95
8.98
9.01
1970-1999 Năm 2020 Năm 2050 Thời kỳ
Q(m3/s)
Kịch bản A1B
Kịch bản A2
Hình 3.24: Biến đổi dòng chảy theo thời kỳ của các kịch bản A1B và A2
3.5.CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG NHUỆ ĐÁY
Để đánh giá tài nguyên nước, cần phải bàn luận đến hai vấn đề là lượng và
chất. Trong luận văn này phần đánh giá về lượng đã được trình bày ở các phần trên,
phần chất lượng nước không có tính toán gì thêm. Phần này chỉ nhằm yoongr quan
lại các nghiên cứu về chất lượng nước trên lưu vực sông Nhuệ Đấy từ các công
trình nghiên cứu trước đây.
a) Tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Biến đổi theo không gian. Ở sông Nhuệ nước sông bị ảnh hưởng rất lớn bởi
nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp của thành phố Hà Nội. Về mùa cạn
chất lượng nước phụ thuộc vào chế độ vận hành cống Liên Mạc, chế độ xả nước
đập Thanh Liệt và chế độ lấy nước tưới của hệ thống thuỷ nông. Về mùa lũ thường
cống Liên Mạc đóng, nước sông Nhuệ chủ yếu là nước thải thành phố, nước mưa,
nước tiêu nông nghiệp, nguồn nước bị ô nhiễm nhưng được bơm thoát nhanh ra
sông Đáy.
Diễn biến chất lượng nước dọc sông Nhuệ có thể sơ bộ nhận định như sau:
Tại cống Liên Mạc: khi cống mở, nước không bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ, chất
lượng nước giống như nước sông Hồng, khi cống đóng mức độ ô nhiễm cao hơn
nhưng không đáng kể do nước chảy chậm, giảm sự khuyếch tán của ôxy trong
nước. Tại Cầu Diễn, cầu Hà Đông nhận nước tiêu nông nghiệp của huyện Từ Liêm
56
57
và nước thải làng nghề, sinh hoạt ở hai bên sông, nước bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ,
cặn lơ lửng và vi khuẩn. Tại cầu Mai Lĩnh - Hà Đông nhận toàn bộ nước thải của thị
xã Hà Đông, hàm lượng chất hữu cơ cao, nồng độ COD trong nước sông vượt quá
giới hạn cho phép chất lượng nước mặt loại A từ 2-3 lần trong khi nồng độ BOD5
vượt quá giới hạn cho phép chất lượng nước mặt loại A từ 4-6 lần, hàm lượng DO
rất thấp chỉ đạt 2.89 mg/l (tháng IV/2003). Chất lượng nước tại đây đạt tiêu chuẩn
nước mặt loại B. Tại Cầu Tó huyện Thanh Trì nhận toàn bộ nước thải sinh hoạt của
thành phố Hà Nội xấp xỉ 500 000 m3/ngày đêm, ngoài ra lượng nước thải sản xuất
công nghiệp và các dịch vụ khác khoảng 250.000-300.000 m3/ngày mang theo
nhiều chất cặn bã lơ lửng, chất hữu cơ, hoá chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh làm cho
nước sông Nhuệ tại Cầu Tó bị ô nhiễm nặng, nhất là vào mùa kiệt (khi cống Liên
Mạc đóng và nước thải thành phố Hà Nội xả vào, đôi khi xảy ra sự cố môi trường
nước ở đoạn sông này. Hàm lượng các chất ô nhiễm đều vượt quá giới hạn cho phép
đối với nước mặt loại B).
Ở sông Đáy, chất lượng nước sông Đáy thay đổi thất thường và phụ thuộc
chủ yếu vào chất lượng và lưu lượng nước thải từ sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, làng nghề xuống các kênh mương, sông nội địa, sau đó đổ dồn vào sông
Đáy dọc theo sông.
Diễn biến chất lượng nước của sông Đáy từ thượng lưu xuống hạ lưu có thể
mô tả như sau:
Về mùa cạn, nước sông Đáy tại đập Đáy ít chịu ảnh hưởng của nước thải sinh
hoạt, công nghiệp nên nước bị ô nhiễm nhẹ. Vào đầu mùa mưa, nước bị ô nhiễm bởi
các chất rửa trên bề mặt lưu vực nên hàm lượng các chất hữu cơ cao hơn. Chất
lượng nước đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B. Tại Ba Thá - Chương Mỹ: nước sông
Đáy bị ảnh hưởng chủ yếu bởi nước tiêu nông nghiệp và một phần nước thải sinh
hoạt của thị trấn Thanh Oai. Về mùa cạn, nước sông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ
như COD =18-27 mg/l, vượt quá giới hạn cho phép nuớc mặt loại A từ 1.8-2.7 lần,
BOD=9-15 mg/l, vượt quá giới hạn cho phép nuớc mặt loại A từ 2.2-4.0 lần, hàm
lượng DO thấp khoảng 5.5 mg/l, không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A. Tại cầu Tế
Tiêu- Mỹ Đức: Nguồn nước sông tại đây do nước từ thượng nguồn sông Tích đổ về,
chảy qua Vân Đình đến Mỹ Đức. Qua quá trình lắng đọng và tự làm sạch nên chất
lượng nước được cải thiện thêm chút ít, tuy nhiên hàm lượng DO vẫn còn thấp < 5.0
mg/l, không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A.
Biến đổi theo thời gian. Chất lượng nước sông Nhuệ hiện nay đang bị ô
58
nhiễm trầm trọng do phải tiếp nhận nước thải của các hoạt động dân sinh kinh tế
trong vùng, đặc biệt là lượng nước thải đổ vào sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt tại
địa phận quận Thanh Trì. Chất lượng nước sông Nhuệ sau khi tiếp nhận nước thải
tại đây xấu đi nghiêm trọng, các chỉ số DO, BOD5, COD... đều vượt quá tiêu chuẩn
nước mặt loại B gấp nhiều lần, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống trong khu vực.
Trong tương lai, với việc gia tăng dân số nhanh cùng với sự phát triển về
kinh tế -xã hội dẫn tới lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp tăng, do đó hàm
lượng các chất thải trong nước như BOD, COD và SS tăng kéo theo mức độ ô
nhiễm càng lớn. Hiện nay, lượng nước thải nước sinh hoạt và công nghiệp của
thành phố Hà Nội đổ vào sông Nhuệ trung bình khoảng 5.4 m3/s, điều này đồng
nghĩa với việc để cho hàm lượng ô nhiễm BOD không vượt quá tiêu chuẩn nước
mặt loại B thì cống Liên Mạc sẽ phải mở với công suất tối đa là khoảng 60m3/s.
Dự báo trong tương lai, lượng các chất ô nhiễm thải ra từ thủ đô Hà Nội sẽ
còn tiếp tục tăng cao, ngoài ra lượng nước cung cấp sinh hoạt và công nghiệp của
Hà Nội cũng tăng lên trong những năm tới. Như vậy, hàm lượng nước thải của Hà
Nội vào sông Nhuệ sẽ tăng lên đáng kể là điều khó tránh khỏi. Vấn đề đặt ra ở đây
là làm thế nào để hạn chế và kiểm soát tình trạng ô nhiễm nước sông Nhuệ hiện nay
và trong tương lai, ít nhất cũng phải đảm bảo được tiêu chuẩn nước mặt loại B, tức
là để có khả năng cung cấp nước phục vụ cho nông nghiệp.
Chất lượng nước của cả các sông nhánh và dòng chính sông Đáy đều bị ô
nhiễm ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào từng đoạn sông và từng thời điểm,
vào lưu lượng dòng chảy và đặc biệt là lượng và thời điểm xả thải của các nguồn
thải. Chất lượng nước các sông nhánh chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại
B, còn trên sông Đáy tại một số điểm nhập lưu như hợp lưu sông Nhuệ vào sông
Đáy thường bị ô nhiễm nặng đặc biệt vào mùa cạn, hàm lượng của các chất hữu cơ
đều vượt quá giới hạn cho phép nước mặt loại B.
Vì vậy, nước sông Đáy không đảm bảo chất lượng làm nguồn cấp cho mục
đích sinh hoạt, có thể tạm chấp nhận cho mục đích tưới phục vụ sản xuất nông
nghiệp, tuy nhiên độ an toàn không cao, với yêu cầu DO ít nhất là 5 mg/l cho bảo vệ
thuỷ sinh thì mục đích nuôi trồng thuỷ sản trên sông Đáy cũng không đảm bảo.
b) Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới chất lượng nước
Theo báo cáo “Ứng dụng mô hình toán đánh giá một số tác động của biến
đổi khí hậu lên chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy’ của tác giả Nguyễn
59
Mạnh Thắng và Trần Hồng Thái- Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn Môi
trường, nhận thấy:
Tình hình xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn không xảy ra trên lưu vực sông
Nhuệ. Đối với sông Đáy tình trạng xâm nhập mặn xảy ra lớn nhất vào cuối thế kỷ
21 với độ mặn 1‰ xấp xỉ 29km không ảnh hưởng tới tài nguyên nước mặt vùng
nghiên cứu.
Tình trạng ô nhiễm hữu cơ. Trong Nghiên cứu của báo cáo khuyến nghị 2
kịch bản tính phát thải chất hữu cơ: Kb1 : Quy hoạch phát triển KT-XH năm 2015,
không xử lý; Kb1 : Quy hoạch phát triển KT-XH năm 2020, không xử lý. Kết quả
mô phỏng thấy: Tại vị trí Đập Thanh Liệt đến Cầu Tó: hàm lượng BOD đạt giá trị
cực đại, do nguồn thải từ Hà Nội vào sông Nhuệ qua Đập Thanh Liệt trong tương
lai vẫn là rất lớn . Trong năm 2015 hàm lượng BOD biến đổi trong khoảng 151,2 -
158,5 mg/l, tăng so với hiện nay khoảng 38,2% và vượt tiêu chuẩn hạng B là 5,1
lần. Đến năm 2020 mức độ ô nhiễm tiếp tục tăng , và nếu không có biện pháp khắc
phục thì đến năm 2020 hàm lượng BOD tăng lên cực đại 219,5 mg/l, trong khi đo
sông Nhuệ chỉ còn nhiệm vụ tiêu thoát nước cho toàn bộ lưu vực , không có đáp
ứng bất kỳ nhu cầu dùng nước nào phục vụ đời sống. Đoạn từ Cầu Tó – Đồng
Quan hàm lượng BOD có chiều hướng giảm dần từ 128mg/l xuống 108mg/l năm
2015 và 181 xuống 148mg/l năm 2020 có cải thiện nhưng vẫn vượt qua các tiểu
chuẩn.
60
KẾT LUẬN
Luận văn đã thực hiện được các nội dung cơ bản sau:
1. Đã phân tích các điều kiện tự nhiên và hoạt động dân sinh kinh tế trên lưu
vực sông Nhuệ - Đáy thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó nhận thấy biến đổi
khí hậu có ảnh hưởng đến biến động dòng chảy. Các hiện tượng thời tiết cực đoan
và úng ngập xảy ra thường xuyên hơn với Thủ đô.
2. Tìm hiểu các nguyên nhân, các nguồn và tình trạng gây ô nhiễm trên lưu
vực sông Nhuệ Đáy. Do kiều kiện về thời gian, nên luận văn chưa tính toán mức độ
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới chất lượng nước trên lưu vực nghiên cứu.
3. Tổng quan các mô hình khảo sát biến động tài nguyên nước và lựa chọn
mô hình NAM làm công cụ chính khảo sát các kịch bản biến đổi khí hậu ảnh hưởng
tới tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Tiến hành hiệu chỉnh và kiểm định
mô hình NAM với chỉ số Nash đạt trên 70%.
4. Sử dụng hai kịch bản biến đổi khí hậu A1B và A2 trên số liệu quy về địa
phương của nhóm REMOCLIC (do GS. TS. Phan Văn Tân lãnh đạo) để khảo sát
biến đổi dòng chảy đến năm 2020 và năm 2050 bằng mô hình NAM cho thấy:
- Dưới tác động của biến đổi khí hậu, lượng dòng chảy năm trên toàn lưu vực
ở tất cả các kịch bản đều tăng;
- Đến năm 2020 lượng dòng chảy tăng xấp xỉ 0.88 – 1.2 % đối với kịch bản
A1B và 0.9 – 1.3 % đối với kịch bản A2. Đến năm 2050 với kịch bản A1B chỉ tăng
xấp xỉ 0.9 – 1.2 % , tuy nhiên với kịch bản A2 dòng chảy đã tăng từ 1.1 – 1.9%.
- So sánh cùng một thời kỳ, với kịch bản A2 dòng chảy lớn hơn so với kịch
bản A1B, đặc biệt là sau 2020.
5. Do số liệu hiện trạng được tính và dùng làm kịch bản nền từ 1970 đến
1999, chưa qua hiệu chỉnh quan trắc nên các kết quả trên đây mới đánh giá biến
động ở mức tương đối về sự biến động còn khong có ý nghĩa dự báo ở giá trị thực
của dòng chảy.
Để hoàn chỉnh và tiếp tục nghiên cứu theo hướng này, kiến nghị:
1. Cần hoàn thiện và đưa ra giá trị thực (có đối chiếu với số liệu quan trắc khí
tượng) để dưa ra trường số liệu cho các mô hình dòng chảy chính xác hơn.
2. Vì mới chỉ sử dụng đến mô hình NAM, và vì thế chưa khảo sát đưc[j diễn
61
biến các kịch bản chất lượng nước. Đây cũng là hạn chế của luận văn này
3. Số liệu địa hình của khu vực nghiên cứu phức tạp, sự biến đổi địa hình
vùng đồng bằng tại các lưu vực nghiên cứu không nhiều, và vì thế không có mô
hình số độ cao (DEM) chi tiết nên không sử dụng được hết khả năng của các mô
hình thủy văn và thủy lực để mô phỏng về diện ngập lụt và sự biến động của các
đặc trưng dòng chảy theo không gian. Và đó cũng là hướng đầu tư nghiên cứu tiếp
theo của vấn đề này.
Hoàn thành luận văn này, không tánh khỏi các khiếm khuyết và hạn chế do
tri thức, số liệu và thời gian. Rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa
học, các thầy cố và đồng nghiệp để công trình được hoàn thiện hơn.
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khung Chương chương trình hành
động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai
đoạn 2008-2020. 2008
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam. Hà Nội tháng 6 - 2009 .
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dự án: “Việt Nam: Chuẩn bị thông báo quốc
gia lần thứ hai cho UNFCCC”. Báo cáo Đánh giá chiến lược và các biện
pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực tài nguyên nước ở Việt
Nam. Hà Nội, tháng 1 năm 2009.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương trình mục tiêu quốc gia thích ứng với
biến đổi khí hậu. Hà Nội, 2008.
5. Lê Thị Hường, Nguyễn Thanh Sơn, 2010. Ứng dụng mô hình NAM khảo sát
hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Tuyển tập báo cáo Hội
thảo khoa hoc lần thứ XIII. Tập 2. Thủy văn - Tài nguyên nước và Biển, Môi
trường và Đa dạng sinh học. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường, Thác Bà - 10/2010, tr. 87-94
6. Nguyễn Hữu Khải, Nguyễn Thanh Sơn (2003), Mô hình toán thuỷ văn, Nxb
ĐHQGHN.
7. Lê Văn Linh, Nguyễn Thanh Sơn, 2010 Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá
tác động của Biến đổi khí hậu đến dòng chảy lưu vực sông Đáy trên địa bàn
thành phố Hà Nội Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa hoc lần thứ XIII. Tập 2.
Thủy văn - Tài nguyên nước và Biển, Môi trường và Đa dạng sinh học. Viện
Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Thác Bà - 10/2010, tr. 95-101
8. Lê Vũ Việt Phong (2006), ‘’Nghiên cứu áp dụng mô hình toán MIKE 11 tính
toán chất lượng nước sông Nhuệ và sông Đáy”. Viện Khí tượng Thủy văn và
trường Đại học Thủy Lợi.
9. Tống Khánh Thượng (2005), ‘’ứng dụng mô hình đánh giá chất lượng nước
lưu vực sông Nhuệ phục vụ công tác quản lý môi trường”, luận văn tốt
nghiệp, trường ĐHKHTN.
10. Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Viện KH
KTTV&MT. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và
các biện pháp thích ứng- Lưu vực sông Hồng-Thái Bình. 2010
11. Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Viện KH
KTTV&MT. “Ứng dụng mô hình toán đánh giá một số tác động của Biến
đổi khí hậu lên chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy” 2010.
12. DHI – MIKE 11 Reference Manual – DHI software 2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LuanvanHang.pdf