- Biến đổi khí hậu, chủ yếu là sự nóng lên toàn cầu sẽ mở rộng thêm thời gian xuất hiện các thời tiết nóng, ẩm. Mặt khác, các thời tiết cực đoan cũng sẽ có xu thế tăng, dẫn đến tăng những nguy cơ, nhất là đối với người già, những người mắc bệnh tim mạch, một số bệnh thần kinh. Đặc biệt đối với những người chưa có quá trình tập quen khí hậu nóng (khách du lịch đến từ các vùng vĩ độ cao) dễ bị tác động của các thời tiết nắng nóng cực đoan này.
- Tăng phát thải các "khí nhà kính", đặc biệt, tăng các chất CFC dẫn đến những thay đổi của ôzôn trong khí quyển, tăng ở tầng đối lưu, giảm ở lớp ôzôn thuộc tầng bình lưu, thậm chí xuất hiện những lỗ thủng. Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO (1990), thay đổi này tác động tới sức khỏe con người ở ba dạng: sinh học, hóa học và thay đổi khí hậu. Giảm tầng ô zôn bình lưu sẽ làm tăng bức xạ tử ngoại ở bước sóng 290-325nm, có quan hệ đến sức khỏe, làm tăng ung thư da (cả 2 thể NMSC và MM); tăng các bệnh về mắt trước hết là đục thủy tinh thể và có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch. Cũng theo WHO (1990) với mức tăng 1% lỗ hổng ôzôn sẽ dẫn tới tăng khoảng 3% loại bệnh NMSC. Như vậy NMSC có thể tăng lên 6% -35% vào sau năm 2060, chủ yếu ở bán cầu Nam.
67 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha.
Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sảnNuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc, với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; Nuôi đặc sản được mở rộng; Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% (2003)
Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã được hoàn thành vượt mức:
Bảng 1.4: Các chỉ tiêu và mức thực hiện của ngành thuỷ sản
CHỈ TIÊU
Đơn vị
Kế hoạch
Thực hiện
Tổng sản lượng thuỷ sản
Trong đó:
- Sản lượng khai thác hải sản
- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
tấn
-
-
1.600.000
1.000.000
600.000
2.174.784
1.454.784
720.000
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
triệu USD
900 - 1.000
1.478,6
Thu hút lao động thuỷ sản
nghìn người
3.000
3.400
Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá.
Bảng 1.5: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD)
Năm
Toàn quốc
Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ
Nông - Lâm - Thuỷ sản
Tổng số
Riêng Thuỷ sản
1996
7.255,9
4.214,1
3.041,8
670,0
1997
9.185,0
5.952,0
3.233,0
776,5
1998
9.360,3
6.036,0
3.324,3
858,6
1999
11.540,0
8.627,8
2.912,2
976,1
2000
14.308,0
10.186,8
4.121,2
1.478,5
2001
15.100,0
10.090,4
5.009,6
1.816,4
Tốc độ tăng trưởng bình quân
13,0
14,9
9,5
14,6
Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản
* Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
*Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo:
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước.
Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm).
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%.
1.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.2.1 Phương pháp chuyển giao giá trị:
- Bản chất: Phương pháp chuyển đổi lợi ích áp dụng một tập hợp các dữ liệu được khai thác cho một mục đích sang một trường hợp thay thế cụ thể. Một cách tổng quát, khi không có các giá trị dữ liệu môi trường trong một nghiên cứu cụ thể, người ta thường mượn các giá trị lấy từ nơi khác để tính toán. Đề tài này nghiên cứu mối quan hệ giữa sản lượng thuỷ sản, số lượng tàu thuyền và tình hình thiên tai, nghĩa là sản lượng thuỷ sản và số lượng tàu thay đổi như thế nào khi có thiên tai xảy ra.
Địa điểm có dữ liệu gốc là địa điểm nghiên cứu, khu vực có lợi ích được chuyển đổi được gọi là địa điểm chính sách.
- Phương pháp chuyển đổi lợi ích được áp dụng thích hợp khi có các điều kiện như:
+ Khi không có đủ nguồn lực tài chính, thời gian, nhân sự để nghiên cứu mới.
+ Địa điểm nghiên cứu tương đồng với địa điểm chính sách.
+ Các vấn đề tương tự trong hai trường hợp.
+ Phương pháp đánh giá gốc hợp lý và được áp dụng một cách cẩn thận
- Các bước tiến hành
+ Bước 1: Xác định một nghiên cứu có sẵn, trong đó đã dự đoán trước mối tương quan về yêu cầu của địa điểm nghiên cứu, định giá được các giá trị cần chuyển đổi tại địa điểm chính sách.
+ Bước 2: Xác định phạm vi địa điểm chính sách, chẳng hạn như lãnh thổ địa lý
+ Bước 3: Thay thế các giá trị tại địa điểm nghiên cứu sang địa điểm chính sách
- Trong việc xác định tổn thất do bão gây ra không phải lúc nào người ta cũng có đầy đủ dữ liệu để tính toán vì vậy cần phải sử dụng phương pháp này để chuyển đổi giá trị từ nơi khác về nơi cần tính
1.2.2. Phương pháp chi phí khắc phục
- Bản chất:
Phương pháp chi phí khắc phục ước lượng giá trị của một chi phí bỏ ra để phục hồi lại những rủi ro xảy ra.
Chuyên đề này sử dụng phương pháp chi phí khắc phục để tính những chi phí khắc phục sửa chữa lại các đầm nuôi sau khi bão xảy ra và tính chi phí di dời đầm nuôi khi bị xâm mặn bởi mực nước biển dâng
- Các bước tiến hành
+ Bước 1: Nhận dạng các yếu tố bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra
+ Bước 2: Xác định mức độ bị ảnh hưởng của các yếu tố đó
+ Bước 3: Đo lường chi phí để khôi phục lại những yếu tố đó trở về trạng thái ban đầu
Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá thiệt hại do sự cố môi trường gây ra đặc biệt là trong thiên tai như bão, lũ và phương pháp này có thể sử dụng để xác định tổn thất do bão gây ra cho xã hội nói chung và các xã ven biển nói riêng. Đó là chi phí để sửa chữa đê điều, nhà cửa, tàu thuyền, ô nhiễm
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM
2.1 TIỀM NĂNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, phần đất liền kéo dài đến 15 vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang, bù lại phần trên biển mở khá rộng về phía đông, và kéo xuống thêm một ít về phía nam. Diện tích đất liền là 330.991 km2, còn phần lãnh hải và vùng đặc quyền về kinh tế khoảng gần 1.000.000 km2. Hải phận giáp với Trung Quốc, Philippin, Brunây, Inđônêxia, Malayxia, Campuchia và Thái Lan.
Do trải dài qua nhiều vĩ độ Việt Nam cắt qua nhiều đơn vị địa chất - địa hình, khí hậu - thuỷ văn, thổ nhưỡng - sinh vật, làm tiền đề cho tính đa dạng sinh thái hiếm có. Những đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên của Việt Nam có thể kể đến là:
Việt Nam nằm ở vị trí tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên.
- Về mặt khí hậu: Việt Nam gặp gỡ của nhiều hoàn lưu khí quyển, và nằm ở vị trí tiếp xúc giữa 3 loại gió mùa: đông Bắc Á, đông nam Á, tây nam Á với gió tín phong của dải cao áp cận chí tuyến. Cho nên khí hậu Việt Nam vừa đa dạng vừa thất thường. Đây là đặc điểm cần đặc biệt lưu ý khi phát triển ngành thuỷ sản.
- Về mặt thủy văn, do cá đặc điểm sơn văn mà đa số các lưu vực sông lớn ở Việt Nam đều có một bộ phận nằm ngoài lãnh thổ. Tình hình này mang đến những hậu quả về hạn, lũ cả sự ô nhiễm nước cung ứng cho các nhu cầu về nước cho nuôi trồng thuỷ sản trên toàn quốc mà chúng ta cần phải chú ý xem xét khi xây dựng các chương trình phát triển thuỷ sản nhất là khi nguồn nước ngày càng có xu thế thiếu hụt, chủ yếu là mùa khô.
Do các đặc điểm địa hình - địa chất, khí tượng - thuỷ văn như trên mà về mặt sinh vật cũng có một sự đa dạng hiếm thấy. Trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại thực vật và động vật đại diện cho tất cả các khu hệ chuyển tiếp, còn trên Biển Đông thì hải lưu mạnh phương Bắc đi từ Nhật Bản qua eo Đài Loan xuống tận vĩ tuyến 12B đã mang đến cho vùng biển nước ta những loài cá Nhật Bản, Trung Hoa bên cạnh những loài thuỷ sản của khu hệ Ấn Độ - Malayxia. Nhờ đặc điểm này Việt Nam có thể phát triển một ngành thủy sản với sự phong phú và đa dạng tuyệt vời.
Việt Nam là nước có tính biển lớn nhất trong các nước ven biển Đông Nam Á. Căn cứ vào Công ước Quốc tế về Luật biển 1982, Nhà nước ta đã công bố đường cơ sở để tính lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hỉa và vùng đặc quyền kinh tế. Theo đó, đường cơ sở nối các đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, hòn Ông Căn, mũi Đại Lãnh, hòn Đôi, hòn Hỉa, hòn Bảy Cạnh, hòn Bông Lang, hòn Tài Lớn, hòn Đá Lẻ và hòn Nhạn. Vùng bên trong đường cơ sở là vùng nước nội thủy coi như là đất liền, Bên ngoài đường cơ sở 12 hải lí là vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lí kể từ đường cơ sở.
Việt Nam là nước có sự phân hoá không gian mạnh khiến cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản trở nên vô cùng phong phú, đa dạng và cần phải tôn trọng tự nhiên, tìm sự thích nghi, không bắt chước giáo điều giữa các vùng mới mong đạt hiệu quả cao và bền vững.
2.1.2 Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản
2.1.2.1 Môi trường nước mặn xa bờ
Bao gồm vùng nước ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Mặc dù chưa được nghiên cứu kỹ về mặt nguồn lợi nhưng những năm gần đây ngư dân đã khai thác mạnh ở rất nhiều nơi thuộc cả 4 vùng biển khơi: Vịnh Bắc Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và vịnh Thái Lan.
Tuy nhiên, trên cơ sở các tài liệu đã có kết hợp với phân tích thực tiễn khai thác các vùng khơi những năm gần đây có thể thấy rằng nguồn lợi hải sản của nước ta, kể cả các vùng gần bờ và xa bờ nhìn chung mang những đặc điểm lớn sau đây: nguồn lợi hải sản không giàu, mức phong phú trung bình, càng ra xa mật độ càng giảm và nguồn lợi hải sản càng nghèo.
Nguồn lợi đa loài, tỷ lệ cá tạp cao (thực tế đánh bắt cho thấy ở miền Bắc lượng cá có thể xuất khẩu trong sản lượng khai thác ngoài khơi chỉ có thể đạt khoảng 5-15%, ở vùng miền Trung chỉ có một số loài cá nổi lớn và mực có thể xuất khẩu, Đông và Tây Nam Bộ lượng cá xuất khẩu được trong tổng sản lượng cũng chỉ có thể chiếm 20-30%. Trong khi đó, lượng cá có thể dùng trực tiếp làm thực phẩm cho nhu cầu trong nước chỉ đạt khoảng 50% đối với vùng biển Bắc và Trung Bộ và 40% đối với vùng biển Đông và Tây Nam Bộ. Lượng cá tạp trung bình chiếm khoảng 40%).
Nhìn chung, nguồn lợi mang tính phân tán, quần đàn nhỏ nên rất khó tổ chức khai thác công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó những điều kiện khí hậu thuỷ văn của vùng biển lại rất khắc nghiệt, nhiều dông bão làm cho quá trình khai thác chịu nhiều rủi ro và tăng thêm chi phí sản xuất.
2.1.2.2 Môi trường nước mặn gần bờ
Là vùng sinh thái quan trọng nhát đối với các loài thuỷ sinh vật vì nó có nguồn thức ăn cao nhất do các cửa sông lạch đem phù sa và các loại chất vô cơ cũng như hữu cơ hoà tan. Đó là nguồn thức ăn rất tốt cho các loài sinh vật bậc thấp và các loài sinh vật bậc thấp này đến lượt mình trở thành thức ăn cho tôm cá. Vì vậy, vùng này là bãi sinh sản, cư trú, phát triển của nhiều loài thuỷ sản.
Nguồn lợi hải sản Việt Nam có thể ước tính như sau: tôm có 75 loài, mực 25 loài, bạch tuộc 7 loài, rong biển 653 loài. Rong kinh tế chiếm 14% (chiếm 90 loài). San hô (loài san hô cứng) tạo rạn có 298 loài thuộc 76 giống, 16 họ và trên 10 loài san hô sừng. Cá có trên 2100 loài, trong đó có 100 loài có giá trị kinh tế. Vịnh Bắc Bộ có thành phần khu hệ cá nghèo nhưng có đến 10,7% số loài mang tính ôn đới, thích nước ấm.
Vùng nước gần bờ (vịnh Bắc Bộ và Đông, Tây Nam Bộ từ 30m nước sâu trở vào và Trung Bộ 50m nước sâu trở vào) là vùng khai thác chủ yếu của nghề cá Việt Nam
Mặc dù vùng nước có độ sâu dưới 30m chỉ chiếm diện tích gần 17% tổng diện tích thềm lục địa nhưng đã phải chịu áp lực khai thác rất cao (chiếm 70% lượng hải sản khai thác toàn vùng biển).
2.1.2.3 Môi trường nước lợ
Bao gồm vùng nước cửa sông, ven biển và vùng rừng ngập mặn, đầm, phá, nơi đây có sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ các dòng sông đổ ra. Do được hình thành từ hai nguồn nước nên diện tích vùng nước lợ phụ thuộc vào mùa (mưa hoặc khô) và thuỷ triều. Nồng độ muối luôn thay đổi. Đây là vùng giàu chất dinh dưỡng cho động thực vật thuỷ sinh có khả năng thích nghi với điều kiện nồng độ muối luôn thay đổi. Là nơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng của tôm he, tôm nương, tôm rảo, tôm vàng, cá đối, cá vược, cá tráp, cua biển
Tổng diện tích mặt nước mặn lợ có khả năng đưa vào nuôi trồng thuỷ sản khoảng 761.138 ha bao gồm: vùng triều 635.383 ha, eo vịnh 125.755 ha. Đây là vùng môi trường sống cho nhiều loài thủy đặc sản có giá trị như: tôm, rong câu, cua, cá mặn lợ. Đặc biệt là rằng ngập mặn là bộ phận quan trọng của vùng sinh thái nước lợ, ở đó hình thành nguồn thức ăn quan trọng từ thảm thực vật cho các loài động vật thuỷ sinh, là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng giống hải sản. Vùng nuôi lợ vừa có ý nghĩa sản xuất lớn, vừa có ý nghĩa không thay thế được trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. Ở Đông Nam Á, trong rừng ngập mặn đã thống kê được 230 loài giáp sát, 211 loài thân mềm, hàng trăm loài cá và động vật không xương sống khác (theo IUCN- 1983). Diện tích rừng ngập mặn ven biển Việt Nam giảm từ 400 nghìn ha(1943) xuống 250 nghìn ha (1981). Những năm gần đây việc phá rừng ngập mặn làm ao tôm và lấy củi đun làm mất đi hàng trăm ha. Hiện số rừng ngập mặn trong cả nước còn trên dưới 100 nghìn ha.
Các vùng nước lợ ở nước ta, đang được huy động vào mục đích phát triển nuôi trồng, việc nuôi trồng thuỷ hải sản, nhất là nuôi tôm và các loại cá có giá trị cao nhằm vào xuất khẩu.
2.1.2.4 Môi trường nước ngọt
Nước ta có những thuỷ vực tự nhiên rất rộng lớn thuộc hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hệ thống hồ chứa tự nhiên và hồ chứa nhân tạo, hệ thống ao đầm nhỏ và ruộng trũng. Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều luôn bổ sung nguồn nước cho các thuỷ vực. Khí hậu ấm áp làm cho các giống loài sinh vật có thể phát triển quanh năm trong cả nước. Tuy nhiên, cho tới nay chỉ có diện tích các ao hồ nhỏ đã phát triển nuôi theo VAC được trên 80%, còn các mặt nước lớn tự nhiên và nhân tạo như các dòng sông, các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, các vùng đất ngập nước, ruộng trũng mới được sử dụng rất ít. Một số nơi đã bắt đầu sử dụng mặt nước này rất hiệu quả như: hồ Trị An, vùng sông Tiền và sông Hậu của An Giang đã tiến hành nuôi cá Basa, bống tượnglà những loài cá có giá trị cao cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Điều đó cho thấy khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong các thuỷ vực nước ngọt còn rất lớn.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có nhiều loài thủy sản quý hiếm, có thể nuôi trồng được nhiều loài có giá trị kinh tế cao, hơn nữa với những lợi thế địa lý nằm gần những thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn, có khả năng giao lưu hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ, đường không đều rất thuận lợi tạo cho ngành kinh tế thuỷ sản Việt Nam có điều kiện để phát triển nhanh, bền vững.
Tuy nhiên, với đặc điểm nhiều gió bão (hàng năm có tới 4 đến 5 cơn bão), nhiều lũ lụt, gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, hạn chế số ngày đi biển cũng như gây ra thiệt hại lớn cho khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, vùng cửa sông, ven biển. Số loài hải sản tuy nhiều nhưng trữ lượng mỗi loài không nhiều, không tập trung thành những quần đàn lớn cũng là một yếu tố bất lợi cho khai thác và chế biến thuỷ sản. Vấn đề bồi, lắng, sói lở vùng cửa sông, ven biển xảy ra thất thường nên cũng gây ra những khó khăn cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá.
Để giảm bớt rủi ro, đạt hiệu quả cao đối với ngành thủy sản thì tính thích nghi với mùa vụ, với điều kiện tự nhiên và khí hậu từng vùng là hết sức quan trọng trong quy hoạch và chỉ đạo sản xuất.
2.2 HIỆN TRẠNG NGÀNH THUÝ SẢN VIỆT NAM
2.2.1 Khai thác hải sản
2.2.1.1 Năng lực khai thác
* Ngư cụ:
Ngư cụ khai thác hải sản tại Việt Nam rất đa dạng, phong phú về tên gọi cũng như về quy mô. Theo thông kê chưa đầy đủ, có khoảng 20 loại ngư cụ thuộc 6 nhóm đang được sử dụng tại Việt Nam. Thống kê tại 19 tỉnh vào cuối năm 1997 cho thấy cấu trúc của ngư cụ sử dụng cho đội tàu khai thác xa bờ như sau:
Nghề lưới kéo chiếm 34%
Lưới vây chiếm 21%
Lưới rê chiếm 20%
Nghề câu chiếm 17%
Lưới vó chiếm 5%
Nghề khác chiếm 3 %
Ngoài ra, có khoảng 10,000 tàu cá với công suất máy 33-45 cv có khả năng khai thác hải sản xa bờ trong điều kiện thờitiết tốt nhưng năng lực khai thấchạn chế.
* Cấu trúc đội tàu:
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản (MOFI, 2001), tổng số lượng tàu thuyền khai thác hải sản có công suất máy từ 90 HP trở lên khoảng 6000 tàu, đây được xem là đội tàu khai thác hải sản xa bờ. Số lượng tàu có công suất máy nhỏ hơn 45 HP chiếm đến 85% tổng số tàu thuyền có công suất máy nhỏ hơn 45 HP. Trong số các tàu thuyền có công suất máy từ 45 HP trở lên, có 33% trang bị máy định vị vệ tinh, 21% có máydò cá, 63% trạng bị máy thu phát sóng tầm ngắn và 12,5 % trang bị máy thu phát sóng tầm xa.
Hình 2.1 : Cấu trúc đội tàu của ngành thuỷ sản
Nguồn: Dữ liệu từ Bộ Thuỷ sản
* Lao động khai thác hải sản:
Tổng số lao động đánh bắt hải sản cả là 571.600 người, trong đó lực lượng lao động ngoài quốc doanh chiếm trên 99,6%.
Hiện nay, lực lượng lao động khai thác còn khá dư thừa, kể cả lực lượng lao động kỹ thuật và lực lượng lao động đến tuổi còn được bổ sung hàng năm ở vùng ven biển. Nhiều nơi phải đi xen, đi ghép trên một phương tiện đánh bắt, nhưng số thuyền trưởng và thuỷ thủ giỏi có khả năng đi tàu đánh bắt xa bờ ở nhiều nơi còn thiếu, đặc biệt là các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ
Nhìn chung, lực lượng lao động thành thạo nghề, chịu được sóng gió, nhưng trình độ văn hoá thấp nên mặc dù có hàng ngàn thuyền trưởng nhiều kinh nghiệm và hàng chục ngàn lao động thành thạo, nhưng số thuyền trưởng có kỹ thuật để có thể khai thác xa bờ thì không nhiều. Những vùng không có truyền thống khai thác xa bờ khi đóng xong tàu thường không tuyển được người lao động có đủ trình độ đi khơi xa.
Hiện nay thanh niên ven biển không muốn làm nghề khai thác có xu hướng ngày càng tăng. Do cường độ lao động cao nhưng năng suất đánh bắt giảm nên thu nhập của ngư dân nhiều tỉnh có xu hướng giảm không khuyến khích họ đi biển. Tình trạng thiếu thuyền trưởng và thuỷ thủ cho các nghề khai thác xa bờ ở nhiều nơi còn diễn ra trầm trọng, nhất là ở các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ.
2.2.1.2 Sản lượng và năng suất khai thác.
Trong thập kỷ vừa qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản đã tăng lên không ngừng và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. Năm 1990, tổng sản lượng thuỷ sản chỉ khoảng 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 200 triệu đô la. Đến năm 2003, sản lượng thuỷ sản đã tăng gấp khoảng 2,5 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 10 lần so với năm 1990 (hình 4).
Hình 2.2 Sản lượng đánh bắt toàn quốc từ 1990 đến 2003
Nguồn: Dữ liệu từ Bộ thuỷ sản
* Khai thác hải sản
Hoạt động khai thác hải sản ở Việt Nam được tiến hành tập trung trong khu vực ngư trường số 71, khu vực Trung - Tây Thái Bình Dương, theo bản đồ ngư trường thế giới của FAO.
Từ năm 1991 đến năm 2001, tổng sản lượng khai thác hải sản liên tục tăng với tốc độ bình quân là 9%/năm. Tỷ trọng sản phẩm khai thác xa bờ trong tổng sản lượng hải sản khai thác năm 2001 là 33,87% và tiếp tục tăng trong những năm sau. Nhưng nhìn chung, nghề khai thác hải sản Việt Nam vẫn là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ là chủ yếu.
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Việt Nam
Vùng biển
Loài cá
Độ sâu
Trữ lượng
Khả năng khai thác
Tỷ lệ
Tấn
Tỷ lệ %
Tấn
Tỷ lệ
%
%
Vịnh Bắc Bộ
Cá nổi nhỏ
390.000
57,3
156.000
57,3
Cá đáy
<50m
39.204
5,7
15.682
5,7
>50m
251.962
37
100.785
37
16,3
Cộng
291.166
42,7
116.467
42,7
Cộng
681.166
100
272.467
100
Miền trung
Cá nổi nhỏ
500.000
82,5
200.000
82,5
Cá đáy
<50m
18.494
3
7.398
3
>50m
87.905
14,5
35.162
14,5
14,5
Cộng
106.399
17,5
42.560
17,5
Cộng
606.399
100
242.560
100
Đông Nam Bộ
Cá nổi nhỏ
524.000
25,2
209.600
25,2
Cá đáy
<50m
349.000
16,8
139.762
16,8
>50m
1.202.735
58
481.094
58
49,7
Cộng
1.551.889
74,7
620.856
74,8
Cộng
2.075.889
100
830.456
100
Tây Nam Bộ
Cá nổi nhỏ
316.00
62
126.000
62
Cá đáy
190.670
38
76.272
38
12,1
Cộng
506.679
100
202.272
100
Gò nổi
Cá nổi nhỏ
10.000
100
2.500
100
0,2
Toàn vùng biển
Cá nổi nhỏ đại dương(*)
300.000
120.000
7,2
Tổng cộng
Cá nổi nhỏ
1.740.000
694.100
Cá đáy
2.140.133
855.885
Cá nổi đại dương (*)
(300.000)
(120.000)
Toàn bộ
4.180.133
1.669.985
100
(*) Số liệu suy đoán theo sản lượng đánh bắt của cá nước quanh Biển Đông
Nguồn: Viện Nghiên Cứu hải sản Hải Phòng
Như vậy, qua phân tích thấy rằng ngành thủy sản Việt Nam nhìn chung đã khai thác tới trần, thậm chí ở một số vùng gần bờ đã quá giới hạn cho phép. . Vì vậy ngành Thuỷ sản Việt Nam cần chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác để giảm áp lực đối với nguồn lợi trong vùng biển này, bằng cách phát triển khai thác các nguồn lợi còn chưa bị khai thác ở vùng biển xa bờ (khai thác hải sản xa bờ), đồng thời chuyển một bộ phận ngư dân sang những lĩnh vực hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, tham gia hoạt động phục vụ du lịch, giải trí, v.v...
* Khai thác thuỷ sản nội địa.
- Khai thác ở hồ: Việt Nam có trên 200 nghìn ha hồ, gồm khoảng 10% là diện tích hồ tự nhiên và 90% là diện tích hồ chứa. Tổng sản lượng khai thác cá tự nhiên ở hồ hằng năm khoảng 9.000 tấn, trong đó 4.000 tấn khai thác ở hồ tự nhiên, 5.000 tấn khai thác ở hồ chứa. Ngoài cá, ao hồ còn cung cấp giáp xác, nhuyễn thể, rong, ... làm thực phẩm cho người và làm dược liệu, thức ăn chăn nuôi.
- Khai thác ở vùng trũng ngập lũ: Miền Bắc và miền Trung không có vùng trũng ngập lũ lớn và kéo dài, nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long có những vùng trũng ngập rất lớn như Đồng Tháp Mười - 140 nghìn ha, Tứ giác Long Xuyên - 218 nghìn ha, thời gian ngập lũ hằng năm từ 2 - 4 tháng. Đây là nơi lý tưởng để khai thác các loài cá di cư từ hệ thống sông Cửu Long vào mùa mưa. Sản lượng cá khai thác tự nhiên ở riêng hai vùng trũng ngập lũ này đạt khoảng trên 20.000 tấn mỗi năm.
- Khai thác cá sông: Nguồn lợi cá sông ở miền Bắc và miền Trung do không được bảo vệ nên đã gần như cạn kiệt. Hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Nam Bộ hằng năm cung cấp một lượng thuỷ sản nước ngọt đáng kể. Ngư dân ven sông Cửu Long vẫn duy trì được nghề khai thác cá sông với sản lượng khoảng 30.000 tấn/năm.
2.2.2 Nuôi trồng thuỷ sản:
2.2.2.1 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản đến năm 2001 khoảng 1.700.000 ha. Diện tích các mặt nước đã được sử dụng đến năm 2006 là 1.150.000 ha, chiếm 67,6% so với diện tích mặt nước cso khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó mặt nước vùng triều đã sử dụng tới hạn (91%), tính riêng cho diện tích nuôi tôm lợ chiếm 75%, các loại mặt nước còn lại có thể phát triển thêm, đặc biệt là loại hình mặt nước eo, vịnh, ruộng trũng.
Bảng 2.2 Diện tích các loại mặt hình mặt nước nuôi trồng thuỷ sản năm 2003- 2005
Loại hình mặt nước
Diện tích có khả năng (ha)
Diện tích đã nuôi
Năm 2000
Năm 2006
DT(ha)
Tỷ lệ sử dụng so với tiềm năng (%)
DT(ha)
Tỷ lệ sử dụng so với tiềm năng (%)
1. Nước ngọt
911.740
310.383
34
510.537
Ao, hồ nhỏ
144.551
113.382
79
161.648
Mặt nước lớn
244.361
84.478
35
58.570
Ruộng trũng
446.151
99.697
22
259.379
Khác
76.677
12.226
16
29.103
2. Mặn, lợ
761.138
341.730
45
741.300
Vùng triều
635.383
337.624
53
581128
Eo vịnh
125.755
4.106
3
10152
3. Đất cát ven biển
20.000
-
-
22
Tổng số
1.692.878
652.113
1050000
Nguồn: Dữ liệu từ Bộ thuỷ sản
0
150
300
450
600
750
900
1050
1200
1995
1996
1997
1988
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Đồng bằng
?ông B?c
Tây B?c
B?c Trung B?
Duyên h?i Nam Trung B?
Tây Nguyên
?ông Nam B?
??ng b?ng sông C?u Long
Hình 2.3 Diện tích mặt nước NTTS phân theo các khu vực
trong cả nước từ năm 1995 – 2005
Nguồn: Dữ liệu từ Bộ thuỷ sản
2.2.2.2 Sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu
Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là ngành kinh tế có tiềm năng phát triển của Việt Nam. Những năm gần đây NTTS của nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt đựơc nhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần xoá đói giảm nghèo, cung cấp dinh dưỡng và nâng cao thu nhập cho nhân dân, và từng bước nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Đến năm 2003, NTTS và các hoạt động thuỷ sản chiếm tới 5,1% tổng số lao động trên toàn quốc; đến cuối năm 2006, sản lượng nuôi trồng đạt 1.526.000 tấn, tăng khoảng 14% so với năm 2005. Nuôi trồng thuỷ sản tập trung chủ yếu ở đồng bằng Nam bộ, và sau đó là đồng bằng sông Hồng
Hình 2.4: Sản lượng NTTS phân theo các khu vực trong cả nước từ năm 1995 – 2005
Nguồn: Dữ liệu từ Bộ thuỷ sản
2.2.2.4 Các loại hình nuôi trồng thuỷ sản
* Nuôi thuỷ sản nước ngọt: Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thuỷ sản (mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm. Ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5‰.
Một số loại hình nuôi thuỷ sản nước ngọt:
- Nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ
Các loài cá trắm, chép, trôi, mè, mè Vinh, trê lai, rô phi, tra, ba sa, v.v là những đối tượng nuôi ổn định trong nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ. Nguồn giống sinh sản nhân tạo hoàn toàn chủ động, năng suất bình quân đạt hơn 3 tấn/ha. Riêng cá tra nuôi trong ao (hầm) với những ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, có thể cho năng suất tới 300 tấn/ha mỗi năm. Gần đây, một số loài mới nhập nuôi hoặc mới tạo ra như cá trôi Ấn Độ (rohu), mrigala, cá chép lai ba máu, ... đang được phát triển nhanh.
- Nuôi cá mặt nước lớn (nuôi trong hồ tự nhiên, hồ chứa)
Hình thức nuôi lồng, bè trong sông, suối, hồ chứa rất phát triển với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá tra, basa, rô phi, trắm cỏ, chép lai, trôi Ấn Độ, v.v
- Nuôi cá ruộng trũng và vùng ngập lũ
Được tiến hành theo mô hình nuôi cá-lúa, tôm - lúa, luân canh hoặc xen canh. Đây chính là hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
Đối tượng nuôi chủ lực trong ruộng và vùng ngập lũ hiện nay là các loài cá nước ngọt và tôm càng xanh. Phát triển nuôi thuỷ sản trong ruộng trũng đã trở thành một hướng quan trọng để điều chỉnh cơ cấu canh tác, làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, cải thiện điều kiện kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao giá trị xuất khẩu. Các đối tượng khác là lươn, ếch, ba ba, cá sấu, cũng đang được nuôi ở nhiều nơi.
* Nuôi thuỷ sản nước lợ
Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thuỷ sản trong vùng nước lợ cửa sông, ven biển. Ở đây “nước lợ” được hiểu là môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa.
Đối tượng nuôi chủ yếu các loài tôm: Tôm sú (P. monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm bạc thẻ (P. indicus), tôm nương (P. orientalis), tôm rảo (Metapenaeus ensis) và một số loài cá như cá vược (chẽm), cá mú (song), cá chình...
Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình nuôi hữu cơ (nuôi tôm trong điều kiện gần như tự nhhiên, không sử dụng hoá chất, kháng sinh, chất kích thích) bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
* Nuôi, trồng động, thực vật nước mặn
- Nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi biển)
Đối tượng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá biển (cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam), nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc).
- Trồng rong câu, rong sụn
Những tỉnh trồng rong câu chủ yếu ở Việt Nam là Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Bến Tre. Rong sụn là loài mới được nhập và trồng có kết quả, đang được nhân rộng ở nhiều địa phương ở miền Trung và Nam Bộ.
Nhìn chung, với những nỗ lực trong việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản; ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống; chú trọng những đối tượng nuôi thế mạnh của từng vùng; áp dụng phương thức nuôi tiên tiến, đem lại hiệu quả cao, nhất là áp dụng công nghệ nuôi công nghiệp chu trình khép kín, ít thay nước đối với đối tượng tôm sú; phát triển các khu nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao, v.v hoạt động nuôi, trồng các loài động, thực vật thuỷ sinh đã thu được kết quả vượt bậc, tỷ lệ sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản đã tăng từ 29,16% năm 2001 đến 35,08% năm 2003.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
3.1 TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI.
3.1.1 Tình hình thiên tai ở nước ta trong những năm qua.
Trong những năm gần đây, diễn biến thời tiết, thủy văn trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng bất thường và phức tạp gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho nhân dân và cho các quốc gia.
Ở Việt Nam, từ năm 1998 đến năm 2005, có 47 cơn bão, 26 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên bờ biển Đông. Trong đó có 23 cơn bão, 10 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết nước ta.
Liên tiếp trong 3 năm qua (2000,2001,2002) lũ lớn gây ngập lụt nghiêm trọng ở đồng bằng sông cửu Long, mưa lớn trên diện rộng gây ngập lụt nghiêm trọng ở miền Trung trong các năm 1998, 1999, 2002, 2003. Về mùa khô, hạn hán gay gắt kéo dài, đặc biệt là ở Tây Bắc, Tây Nguyên và cực Nam Trung bộ. Lũ quét và lũ ống cũng xảy ra hết sức phức tạp và dữ dội, chỉ riêng năm 2005 đã xảy ra 12 trận lũ quét ở khu vực miền núi các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Kontum,Bão số 7 năm 2005 là một cơn bão mạnh nhất trong vòng 10 năm qua đã đổ bộ vào phía Nam thành phố Thanh Hóa gây nhiều thiệt hại cho nhân dân các tỉnh từ Nghệ An tới Hải Phòng.
Năm 2006, 10 cơn bão với cường độ mạnh, các đợt gió mùa Đông Bắc kéo dài và các hiện tượng thời tiết bất thường khác đã tác động đáng kể đến hoạt động thủy sản và gây thiệt hại cho người và tàu cá hoạt động trên biển, đặc biệt là cơn bão số 1 (Chanchu) gây thiệt hại rất lớn cho ngư dân khai thác vùng biển xa bờ. Ngoài ra, thiệt hại về người và vật chất đối với cộng đồng ngư dân ven biển cũng là rất đáng kể khi cơn bão số 9 (Durian) đổ bộ vào bờ.
Theo các chuyên gia, tình hình thời tiết trong năm 2007 có nhiều diễn biến khác thường so với những năm trước, khi mà miền Trung liên tục phải chịu ảnh hưởng của lũ, áp thấp nhiệt đới và bão, khiến cho hầu hết các hệ thống sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận luôn có những cơn lũ lịch sử và ở mức báo động. Ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và bão kết hợp với các đợt gió Đông Bắc hoạt động mạnh đã gây ra mưa vừa, mưa to đến rất to trên diện rộng từ các tỉnh Quảng Bình đến Ninh Thuận, khiến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam gần như chìm ngập trong nước trong những khoảng thời gian khá dài. Theo thống kê, trong thời gian từ tháng 8-11/2007, miền Trung đã chịu ảnh hưởng của 4 đợt lũ, 3 cơn áp thấp nhiệt đới và 3 cơn bão.
Hình 3.1 Các cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển Việt Nam (1991-2008)
Nguồn: Hiện tượng thời tiết nguy hiểm
3.1.2 Các tác động của thiên tai đến ngành thủy sản.
Những diễn biến thất thường và phức tạp của thiên tai trong những năm gần đây đã gây ra những tổn thất nặng nề cho tất cả các mặt của đời sống, và riêng đối với ngành thuỷ sản nó cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng sau:
* Đánh chìm và gây hư hại các tàu thuyền đánh cá.
Hình 3.2: Số lượng tàu đánh cá bị thiệt hại hàng năm do thiên tai
Nguồn: Hiện tượng thời tiết nguy hiểm
* Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu nuôi trồng thuỷ sản: tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị vỡ bờ, ngập tràn,mất trắng từ năm 1990 đến năm 2007 là 434.200 ha gây những tổn thất nặng nề do bị thất thoát một lượng lớn thuỷ sản nuôi trồng và chi phí để sửa chữa lại những đầm nuôi đã bị bão phá vỡ.
Hình 3.3 Diện tích nuôi tôm, cá bị ngập hàng năm do thiên tai
Nguồn: Hiện tượng thời tiết nguy hiểm
3.1.3 Đánh giá tác động của thiên tai đến ngành thuỷ sản Việt Nam
* Thiệt hại do đắm và hư hại các tàu đánh cá: (T1)
Bảng 3.1 Tình hình thiệt hại của ngành thủy sản do thiên tai (2001-2005)
Năm
Bão hình thành trên Biển Đông
Bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam
Thiệt hại liên quan đến cộng đồng ngư dân ven biển
Ước tính giá trị thiệt hại
2001
9
1
- 261 tàu cá chìm, 135 chiếc bị va đập hư hỏng
97 tỉ đồng
2002
5
1
- 9 tàu cá chìm, 57 chiếc bị va đập, hư hại
6,18 tỷ đồng
2003
7
2
- 34 tàu cá bị chìm, 138 chiếc bị hư hại.
19,5 tỷ đồng
2004
5
2
- 11 tàu cá bị chìm
4 tỷ đồng
2005
9
6
- 252 chiếc bị chìm và 237 chiếc tàu bị va đập và hư hỏng
105 tỷ đồng
2006
10
3
1457 tàu cá bị chìm, va đập hư hỏng
239.25 tỷ đồng
T1
470.93 tỷ
* Thiệt hại đến nuôi trồng thuỷ sản (T)
- Thiệt hại về nuôi thuỷ sản: (T21)
Từ năm 1990 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng bị thiệt hại do thiên tai là 434.200 ha. Theo các chủ đầm thì mỗi ha nuôi thuỷ sản có giá trị khoảng 80 triệu đồng. Nên ta có thể tính được thiệt hại về nuôi thuỷ sản do thiên tai gây ra trong thời gian qua là:
T21= S21 * P21
Trong đó:
S21: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị mất trắng
P21: Giá trị của 1 ha thuỷ sản
T21= 434.200 * 80 = 34736000 (triệu đồng) = 34736 (tỷ đồng)
- Thiệt hại về trồng thuỷ sản (T22)
T22= S22 * P22
Trong đó:
S22: Lượng tôm cá giống bị trôi khi diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thiên tai phá vỡ.
P22: Giá của một tấn tôm cá giống bị thiệt hại
Do không có số liệu thống kê đầy đủ về lượng tôm giống bị thiệt hại trong từng năm từ năm 1990 đến nay ( chỉ có số liệu của năm 2006 : thiệt hại 2.527.000 con và năm 2007: thiệt hại 1.950.000 con) nên không thể tính chính xác chỉ số này
- Thiệt hại về các đầm nuôi thuỷ sản bị phá vỡ: (T23)
Các đầm nuôi thuỷ sản bị phá vỡ nên cần sửa chữa, đắp lại các đầm tôm. Theo các chủ đầm thì với mỗi ha sửa chữa hết 15 triệu đồng. Vậy nên chi phí bỏ ra để sửa chữa 434.200 ha nuôi trồng thuỷ sản bị thiên tai phá vỡ từ 1990 đến nay là:
T23= 434.200* 15 = 6.513.000 (triệu đồng) = 6.513 (tỷ đồng)
Tổng thiệt hại về nuôi trồng thuỷ sản do thiên tai gây ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam từ năm 1990 đến nay được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.2 : Tổng hợp thiệt hại của nuôi trồng thủy sản do thiên tai
Loại thiệt hại
Ký hiệu
Đơn vị tính
Giá trị thiệt hại
Thiệt hại về nuôi thuỷ sản
T21
tỷ đồng
34.736
Thiệt hại về trồng thuỷ sản
T22
tỷ đồng
-
Thiệt hại về các đầm nuôi bị phá vỡ
T23
tỷ đồng
6.513
Tổng thiệt hại về nuôi trồng thuỷ sản
T2
tỷ đồng
41.249
Như vậy: tổng thiệt hại của ngành thuỷ sản Việt Nam do thiên tai gây ra là:
T = T1 + T2
= 470,93 + 41.249 = 41719.93 (tỷ đồng)
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG
3.2.1 Tình hình nước biển dâng ở Việt Nam:
Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam là một trong 2 nước đang phát triển phải chịu những tác động tồi tệ nhất thế giới do hiện tượng nước biển dâng gây ra. Theo như số liệu quan trắc được ở trạm Cửa Ông và hòn dáu thì trong 50 năm qua, trung bình cứ mỗi thập kỷ mực nước biển dâng lên khoảng 2,5 đến 3cm. Trên cơ sở đó, dự báo mực nước biển sẽ dâng 0,9 cm vào năm 2010, 33 cm vào năm 2050, 45 cm vào năm 2070 và có thể lên tới 1m vào cuối thế kỷ
Hình 3.4 : Các vùng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng
nước biển dâng
3.2.2 Các tác động của hiện tượng nước biển dâng đến ngành thuỷ sản Việt Nam
Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu qủa sau đây:
* Nước mặn lấn sâu và nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt
Hiện tượng các diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị xâm mặn hiện đang là thực trạng đáng lo ngại ở Việt Nam hiện nay. Cho đến nay đã có 153.000 ha đầm nuôi đã bị xâm mặn. Và dự tính trong tương lai, khi mực nước biển dâng lên 1m thì sẽ có thêm khoảng 250.000 ha nuôi trồng thuỷ sản bị xâm mặn
*Rừng ngập mặn bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của một số loài thủy sản
Theo dự đoán, trong thế kỷ 21, mực nước biển sẽ tăng trung bình từ 0.09-0.88m. Đây sẽ là tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu gây ra cho RNM. Các dữ liệu địa chất cho thấy những lần tăng mực nước biển trước đây có tác động cả xấu lẫn tốt đối với RNM. Nếu mực nước biển tăng đủ chậm, RNM có thể thích ứng bằng cách thay đổi cấu trúc rễ, mọc cao hơn hoặc xa hơn về hướng đất liền, hay tạo nhiều than bùn hơn thông qua quá trình trầm tích.
Có một loạt các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái RNM và do đó có thể làm thay đổi tác động của mực nước biển dâng đến RNM như dạng cơ chất, các quá trình bờ, hoạt động kiến tạo địa phương, lượng nước ngọt và trầm tích, độ mặn của đất và nước ngầm. Vùng triều và lượng trầm tích là hai chỉ thị quan trọng nhất về khả năng thích ứng của RNM đối với mực nước biển dâng. Những khu RNM ở vùng triều lớn nhiều trầm tích (ví dụ ở phía bắc Ốt-xtơ- rây-li-a) có khả năng sống sót cao hơn khi mực nước biển dâng so với những khu RNM sống ở vùng triều nhỏ ít trầm tích (ví dụ ở các đảo vùng Ca-ri-bê). Tại các vùng đá vôi hay các vòng cung đảo và san hô, lượng trầm tích thường thấp, RNM khó có khả năng dịch chuyển về phía bờ nên thường rất dễ bị đe dọa khi mực nước biển dâng. Mặc dù trầm tích là một điều kiện thiết yếu để RNM có thể thích ứng với mực nước biển dâng, nhưng quá nhiều trầm tích, chẳng hạn do canh tác nông nghiệp không đúng cách gây ra, sẽ làm bộ rễ hô hấp của cây ngập mặn bị ngạt
*Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi.
* Mực nước dâng làm cho chế độ thuỷ, lý hoá xấu đi. Kết quả là các quần xã thay đổi về cấu trúc, về thành phần và trữ lượng giảm sút.
3.2.3 Đánh giá các tác động của hiện tượng nước biển dâng đến ngành thuỷ sản Việt Nam
Theo ngân hàng Thế giới thì Việt Nam là một trong hai nước đang phát triển bị tác động tồi tệ nhất thế giới do hiện tượng nước biển dâng gây ra. Nằm trong bối cảnh chung đó, ngành thuỷ sản Việt Nam cũng đang phải chịu những tác động to lớn của hiện tượng nước biển dâng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu và số liệu đã thu thập được, chuyên đề chỉ nghiên cứu tác động xâm mặn các diện tích nuôi trồng thuỷ sản của hiện tượng nước biển dâng.
Khi các ao đầm nuôi trồng thuỷ sản bị xâm mặn thì các chủ đầm không chỉ bị thiệt hại do bị mất sản lượng thuỷ sản nuôi trong đầm mà còn mất thêm chi phí di dời đầm ra những địa điểm không bị nước biển xâm lấn.
N = N1 + N2
Trong đó:
N: Tổng thiệt hại khi các diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị xâm mặn
N1: Thiệt hại do mất sản lượng thuỷ sản nuôi trong đầm
N2: Thiệt hại do phải di dời đầm nuôi đến địa điểm khác
* Thiệt hại do mất sản lượng thuỷ sản nuôi trong đầm (N1):
Cho đến nay đã có 153.000 ha nuôi trồng thuỷ sản bị xâm mặn và dự đoán trong tương lai khi nước biển dâng lên 1m sẽ bị mất thêm 250.000ha nuôi trồng thuỷ sản bị nước biển xâm lấn. Giá trị của 1 ha nuôi trồng thuỷ sản là 80 triệu đồng
N1= (153.000+ 250.000)*80
= 32.240.000 ( triệu đồng) = 32.240 (tỷ đồng)
* Thiệt hại do phải di dời đầm nuôi:
Chi phí để di dời một ha đầm nuôi là 17 triệu đồng. Vậy thiệt hịa do phải di dời đầm nuôi là:
N2 = (153.000+250.000)*17
= 6.851.000 (triệu đồng) = 6.851 (tỷ đồng)
* Tổng thiệt hại khi các diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị xâm mặn là:
N = N1 + N2
= 32.240 + 6851 = 39.091 (tỷ đồng)
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ TĂNG ĐẾN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM.
3.3.1 Tình hình nhiệt độ tăng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình hàng năm không có gia tăng trong khoảng thời gian từ 1895 (khi bắt đầu có sở khí tượng) đến 1970, tuy nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam gia tăng đáng kể trong ba thập niên qua. Nghiên cứu dữ kiện khí tượng chi tiết của Sở Khí Tượng Việt Nam cho thấy trong vòng 30 năm qua, VN có khuynh huớng gia tăng nhiệt độ đáng kể, các tỉnh Miền Bắc gia tăng nhiều hơn Miền Nam, đặc biệt trong những tháng mùa hè với biên độ lớn hơn. Ở Miền Bắc, trong vòng 30 năm (1961-1990), nhiệt độ tối thiểu trung bình trong mùa đông gia tăng 3°C ở Điện Biên, Mộc Châu; 2°C ở Lai Châu, 1.8°C ở Lạng Sơn, 1°C ở Hà Nội và Bắc Giang. Ở Miền Nam, nhiệt độ tối thiểu trung bình gia tăng ít hơn, tăng 1.2°C ở Rạch Giá và Ban Mê Thuột, tăng 0.8°C tại Sài Gòn, tăng 0.5°C tại Nha Trang. Nhiệt độ trung bình trong mùa hè không gia tăng mấy. Riêng tại thành phố Sài Gòn, nhiệt độ trung bình ở Sài Gòn từ năm 1984 đến 2004 cho thấy càng ngày càng tăng lên. Chẳng hạn, vào năm 1984, nhiệt độ trung bình ở Sài Gòn là 27.1°C, và riêng trong 5 năm 2001-2005, nhiệt độ trung bình đã lên đến 28°C, trong 10 năm 1991-2000 tăng 0.4°C, bằng mức tăng của 40 năm trước đó. Nhiệt độ cao nhất trong khu vực miền Nam luôn luôn xuất hiện tại Phước Long, Ðồng Xoài và Xuân Lộc.
Hình 3.5 Khuynh hướng gia tăng nhiệt độ trung bình hàng năm trên toàn cầu (hình trên) và ở Việt Nam (hình dưới)
Nguồn: Tài liệu phổ biến kiến thức về BĐKH
3.3.2 Các tác động của nhiệt độ tăng đến ngành thuỷ sản Việt Nam
Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả:
- Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực nước đứng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật
- Một số loài di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu
- Quá trình quang hóa và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thủy sản
-Suy thoái và phá huỷ các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo
- Cường độ mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,...) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.
- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy hải sản bị phân tán. Các loại cá nhiệt đới kém giá trị kinh tế tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt; và Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên
3.3.3 Đánh giá tác động của nhiệt độ tăng đến ngành thuỷ sản Việt Nam:
Nhiệt độ đóng vai rất quan trọng trong nuôi trồng thuỷ sản. Nhiệt độ tăng gây ra một loạt những tác động tới ngành thuỷ sản như đã liệt kê ở trên, làm giảm sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, gây ra những thiệt hại kinh tế nặng nề cho ngành thuỷ sản nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng trong một khoảng nhất định thì lại là điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ sản. Ví dụ như: nhiệt độ ao nuôi trong khoảng từ 250C đến 320C là điều kiện để các loài tôm phát triển rất mạnh, nhưng nếu quá 320C thì các loài tôm sẽ bị chết hàng loạt.
Như vậy, để đánh giá được chính xác tác động của nhiệt độ tăng đến ngành thuỷ sản cần tổng hợp rất nhiều số liệu kỹ thuật. Đây là một công việc phức tạp mà trong phạm vi chuyên đề này không thực hiện được.
3.4 Kiến nghị:
BĐKH với các biểu hiện như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng và thiên tai thất thường (bão, lũ) đã và đang tác động rất nghiêm trọng đến ngành thuỷ sản và sẽ còn gây ra thiệt hại rất lớn nếu như không có giải pháp thích ứng kịp thời. Vấn đề giải pháp không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tuy nhiên tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
* Về mặt kỹ thuật:
+ Xây dựng hệ thống cảnh báo và dự báo bão hiện đại có khả năng dự báo chính xác về hướng bão và mức độ ảnh hưởng của nó nhằm giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất có thế được.
+ Xây dựng tuyến đê quai phía trong tạo thành vùng đệm giữa các vùng canh tác nông nghiệp và biển.
+ Xây dựng hệ thống phòng tránh bão dọc bờ biển cũng như các tuyến đảo.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, bến bãi neo đậu có tính đến mực nước biển dâng và nhiệt độ tăng.
+ Việc xác định vị trí nuôi phù hợp cũng có thể tránh được những hiện tượng hạn hán kéo dài, mưa lũ, nồng độ muối trong ao nuôi tăng hoặc giảm quá mức.
+ Cần phải phát triển công nghệ sinh học có thể tạo ra một số loài nuôi có khả năng thích ứng tốt đối với một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn); đổi mới công nghệ phát triển nuôi lồng bè, như thiết kế bè có khả năng chống chịu được sóng lớn. Xác định thời gian phù hợp cho các đối tượng mỗi vùng có thể tránh được sự thay đổi của thời tiết.
* Về mặt kinh tế:
+ Cân phải nhanh chóng có những nghiên cứu cụ thể và chính xác các tác động của BĐKH đến ngành thuỷ sản.
+ Lồng ghép các giải pháp ứng phó với BĐKH vào trong quy hoạch phát triển của ngành.
+ Xây dựng quan hệ đối tác với các bên tham gia để tạo một nguồn tài chính hỗ trợ cho việc đối phó với biến đổi khí hậu
Đối phó với biến đổi khí hậu luôn đòi hỏi sự hợp tác và những giải pháp sáng tạo. Việc cần thiết là huy động các nguồn hỗ trợ cấp địa phương, khu vực và toàn cầu. Xây dựng quan hệ đối tác giữa các ngành (nông nghiệp, du lịch, quản lý tài nguyên nước.) kết hợp với bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính để đối phó với mối đe dọa lớn này.
KẾT LUẬN
Khí hậu trái đất đang nóng lên. Theo tổ chức liên Chính Phủ về BĐKH (IPCC) thì vấn đề nóng lên toàn cầu không còn đơn thuần là vấn đề môi trường mà còn là vấn đề của sự phát triển. Sự thay đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu và dẫn đến sự thay đổi của hệ thống kinh tế xã hội trên toàn bộ hành tinh, đe doạ sự phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Không là ngoại lệ, các ngành kinh tế Việt Nam nói chung, ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng cũng đang phải chịu những tác động nghiêm trọng của BĐKH.
Trong chuyên đề này, tôi tập trung đánh giá các tác động của BĐKH đến ngành thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua và các tác động tiềm tàng của BĐKH trong thời gian tới. Qua những đánh giá trên, có thể thấy rằng, tác động của BĐKH đến ngành thuỷ sản trong thời gian qua là rõ rệt và rất nghiêm trọng, gây tổn thất nặng nề cho ngành thuỷ sản. Và những tổn thất đó sẽ còn lớn hơn nếu như ngành thuỷ sản không tìm ra những giải pháp thích ứng với BĐKH và lồng ghép những giải pháp đó vào quy hoạch phát triển tổng thể của ngành.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Hà Thanh, giáo viên hướng dẫn và Giám đốc Trần Hồng Thái, cán bộ hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảo Thạnh, “Đánh giá thiệt hại do mực nước biển dâng ở khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long”, Paper Presented at Workshop on Climate Change and Human Development, Ho Chi Minh City, Dec. 2007;
Bộ Tài nguyên và Môi trường, "Thông báo Quốc gia đầu tiên của Việt Nam cho UNFCCC về biến đổi khí hậu", Hà Nội, 2003;
Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Tăng cường năng lực của cơ quan đầu mối Việt Nam về biến đổi khí hậu”, (đang thực hiện);
CECE, “Xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam”, 2005;
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, “Phòng ngừa thảm hoạ liên quan đến biến đổi khí hậu”, 2006;
Tổng cục Khí tượng Thủy văn, “Đánh giá tính dễ bị tổn thương của dải ven bờ Việt Nam”, 1997;
Trần Thục, “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, Báo cáo trình bày tại Hội nghị Phát triển con người do UNDP tổ chức tại Hà Nội, 11/2007;
Viện KHKTTV&MT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Hợp tác giữa Viện KHKTTV&MT và Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khí hậu Hà Lan (NCAP), 2005;
Viện KHKTTV&MT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam”, Hợp tác giữa Viện KHKTTV&MT và DANIDA, 2007;
Bài giảng Kinh tế Môi trường.
www.google.com.vn
www.thoitietnguyhiem.net
www.vietbao.vn
www.monre.gov.vn
www.hatinh.gov.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7535.doc