Đề tài Đánh giá tác động của các chính sách công: thách thức, phương pháp và kết quả

Nhu cầu đánh giá chính sách ngày càng gia tăng Hai cách tiếp cận truyền thống trong đánh giá định lượng các chính sách 1. Đánh giá sau các chính sách 1.1 Các khái niệm và định nghĩa trong đánh giá tác động 1.2 Các nguyên tắc đánh giá sau các chính sách 18 1.3 Các phương pháp 1.4 Các vấn đề và hạn chế trong đánh giá sau 2. Đánh giá trước các chính sách 2.1 Nguyên tắc đánh giá trước thông qua mô hình cân bằng tổng thể 2.2 Đánh giá tác động tới phân bổ thu nhập của việc Việt Nam gia nhập WTO 2.3 Kết luận về tác động của việc gia nhập WTO Kết luận chung

pdf31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của các chính sách công: thách thức, phương pháp và kết quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử các chính sách phát triển có thể được nhìn nhận như một quá trình học hỏi, mỗi chính sách rút ra những bài học thất bại hay những thiếu sót của những chính sách trước đó một cách cấp tiến. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tấn công các nước Mỹ La- tinh cuối những năm 1970, các chính sách điều chỉnh cơ cấu được đưa ra để khắc phục những ngõ cụt của các chính sách trước đó dựa vào việc thay thế hàng nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước. Để phục hồi nền tài chính công và các tài khoản ngoại thương không chỉ phải triển khai các chính sách hiệu chỉnh về bình ổn kinh tế vĩ mô mà còn phải nghiên cứu các chính sách mang tính cơ cấu mạnh hơn nhằm giảm sự can thiệp của Nhà nước và thúc đẩy xuất khẩu. Mối lo lắng về tăng trưởng không công bằng đã xuất hiện từ đầu những 1970 vào thời điểm phục hồi tăng trưởng cuối những năm 1980 và dẫn đến việc chuyển từ điều chỉnh cơ cấu sang đấu tranh chống nghèo khổ. Các cuộc khủng hoảng tại Nga và châu Á cũng đòi hỏi phải đặt ra câu hỏi về vai trò của các thể chế nhà nước và phi nhà nước trong hoạt động của các nền kinh tế thị trường. Những cuộc khủng hoảng như vậy đã khiến các chính sách cải cách thận trọng hơn, và thúc đẩy các hoạt động đánh giá mang tính tình thế đối với những chính sách này. Do vậy, xây dựng “các chính sách mới” dựa một phần vào kết quả đánh giá chính xác sau (ex post) các chính sách triển khai trước đó1. Hoạt động đánh giá phê bình này đòi hỏi phải đề cao những tiêu chí chuẩn tắc mới (hiệu quả của khu vực tư nhân, giảm tình trạng nghèo khổ...) và đề xuất ra các chính sách được cho là sẽ cải thiện những tiêu chí này. Khi đó ta bước chân vào lĩnh vực khó khăn là đánh giá trước (ex ante). Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học luận, các thuật ngữ sau và trước vừa không đầy đủ vừa không rõ ràng2 vì biên giới giữa chúng nằm giữa đánh giá thực tế và đánh giá triển vọng, hay thực nghiệm và mô phỏng. Trong khi đó lý thuyết kinh tế lượng phân biệt tương đối rõ các phương pháp thực nghiệm trực tiếp thông qua chọn mẫu ngẫu nhiên với các phương pháp cho phép biểu diễn mang tính cơ cấu hành vi của các tác phân và thực hiện các mô phỏng triển vọng3. Theo nghĩa hẹp, đánh giá sau tìm cách kiểm định xem liệu các mục tiêu (về nguyên tắc được xác định rõ) của một chính sách (đã được triển khai) có được thực hiện không thông qua phương pháp thực chứng. Cách đánh giá này gần với câu hỏi trong ngành dược phẩm “Phương thuốc có tác dụng không?”, tức phải qua kiểm nghiệm thực tế. Tuy nhiên, rất nhiều chính sách không thể áp dụng cách đánh giá thực nghiệm hay giả thực nghiệm do không có khả năng hình thành một nhóm giám sát. Đó là các chính sách không có mục tiêu hay không phân chia cấp độ, hay các chính sách có mục tiêu nhưng có thể có tác động bên ngoài hay tác động kinh tế vĩ mô đến toàn bộ người dân. Chúng ta lấy ví dụ về chính sách quy định mức lương tối thiểu đồng thời đặt câu hỏi về tác động của chính sách lên việc làm và tình trạng nghèo khó. Đây chính là chính sách không có mục tiêu do đó không thể đánh giá chính sách này bằng cách so sách về mặt kinh tế lượng có kiểm soát giữa một số tác nhân có liên quan (đến mức lương tối thiểu) và các tác nhân không liên quan. Do chỉ có một mức lương tối thiểu nên ta cũng không thể phân cấp giữa các tác nhân có một mức lương nào đó với các tác nhân có mức lương khác, điều này sẽ cho phép so sánh một cách tương đồng. Ta có thể quan sát, lần này là theo thời gian, những đợt tăng lương tối thiểu có tác động thế nào đến việc làm của các nhóm lao động, nhất là những đối tượng có lương ban đầu gần với mức lương tối thiểu. Ta cũng có thể mô hình hóa những trường hợp cá nhân đã thoát 1 Tuy nhiên, các chính sách cũng còn phụ thuộc vào thực trạng mối tưong quan lực lượng quốc tế và diễn biến chính trị tại các nước phát triển. 2 Xin lưu ý trong trường hợp này, nghĩa của thuật ngữ « trước » và « sau » chỉ hơi gần với nghĩa của chúng trong lý thuyết hiện đại về tư pháp theo đó trước (hay sau) chỉ cách đánh giá trạng thái thế giới trước (hay sau) khi một rủi ro xảy ra, có phân biệt cách tiếp cận theo sự ngang bằng về cơ hội với cách tiếp cận theo ngang bằng về điều kiện (xem chương II của cuốn sách này). Ngoài ra, còn có cách hiểu đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế vĩ mô về cặp đối lập trước/sau giữa cân bằng bộ phận (các kết quả « vòng đầu ») và cân bằng tổng thể. 3 Qua các phương pháp mô phỏng sau một thực nghiệm thực tế (« matching estimators ») và các phương pháp đánh giá tác động nhân quả của một biến đã cho bằng chiến lược công cụ hóa « tự nhiên ». Tham khảo Heckman, 1999. 37Đánh giá tác động nghèo và đánh giá tác động của thu nhập từ việc làm nhận được vào thời điểm t-1 lên tình trạng nghèo khó vào thời điểm t. Do đó cần phải giám sát chặt chẽ tình hình kinh tế tại các giai đoạn khác nhau để trách nguy cơ gắn những yếu tố tình hình với những biến động về việc làm và thu nhập quan sát được mà hoàn toàn không có mối liên quan nào đến mức lương tối thiểu. Ngoài ra, nếu tăng lương tối thiểu tác động mạnh đến kinh tế vĩ mô dưới bất kỳ dấu hiệu nào, thì những đánh giá mang tính vĩ mô thuần tuý có thể sai lầm. Bây giờ chúng ta chuyển sang ví dụ về chính sách ngành công chính, là ngành có mức lương thấp, ví dụ chỉ bằng một nửa mức lương tối thiểu hiện hành, đồng thời đặt ra câu hỏi về tác động của chính sách này lên tình trạng nghèo. Lần này, một số tác nhân được chọn, một số khác thì không, và ta sẽ quan sát những khác biệt giữa hai nhóm này, hoặc bằng cách lựa chọn trước một cách ngẫu nhiên những tác nhân được thụ hưởng từ tổng thể các ứng cử viên, hoặc sau đó thông qua mô hình hóa việc tham gia vào chương trình và tác động lên thu nhập của những đối tượng tham gia1. Tuy nhiên, nếu chương trình có quy mô đủ lớn, những lựa chọn của các đối tượng thụ hưởng chương trình và tái phân phối thu nhập diễn ra sẽ tác động đến phần còn lại của thị trường lao động và đến toàn bộ thị trường hàng hóa và dịch vụ. Những ví dụ này cho thấy phương thức đánh giá trong kinh tế có thể khác biệt rõ rệt so với mô hình dược học về áp dụng một phương pháp điều trị cho một tổng thể bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, đánh giá sau cũng như đánh giá trước cần phải thể hiện hoạt động của tổng thể nền kinh tế. Tất nhiên, thêm một vấn đề đặt ra trong đánh giá trước đó là đòi hỏi phải tiến hành các mô phỏng triển vọng hơn là đánh giá nhìn lại. Khi một chính sách có hệ quả làm thay đổi sâu sắc và lâu dài cơ cấu dân số như trường hợp các chính sách giáo dục và y tế (ví dụ đấu tranh chống SIDA), yếu tố triển vọng trở nên hết sức quan trọng. Trong thực tế, cũng cần phải đánh giá sau để so sánh một số chính sách thay thế. Nếu đánh giá sau đi theo phương pháp thực chứng: “chính sách này đã đạt được mục tiêu đề ra...” thì đánh giá trước gần hơn với cách tiếp cận chuẩn tắc: “chính sách này tốt hơn chính sách kia...”2. Khi đó, những thách thức chính sách càng lớn thì tính độc lập trong đánh giá càng mang tính nhạy cảm. Có rất nhiều ví dụ chứng tỏ bản thân cơ cấu mang tính lý thuyết của các mô hình được sử dụng đã cho thấy chính sách hướng tới sẽ có tác động tích cực, việc áp dụng thực tế các mô hình này chỉ để định lượng mức độ tác động. Như vậy, cơ cấu của nhiều mô hình cân bằng tổng thể được xây dựng để đánh giá các chính sách điều chỉnh cơ cấu hay tự do hóa thương mại có xu hướng ưu tiên những lợi ích về hiệu quả tĩnh thu được nhờ giảm thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu. Nhưng những mô hình này hạn chế tối đa những tác động quan trọng theo thuyết Keynes trong ngắn hạn của việc giảm chi tiêu công, những tác động co hẹp khi giảm nhanh mức độ bảo hộ nền kinh tế, hay một số lợi ích về hiệu quả động dài hạn phụ thuộc vào việc cung cấp các tài sản công hay bảo vệ đổi mới ở địa phương. Ngược lại, những chính sách của những năm 1970 đã được đánh giá thông qua các mô hình hoạch định kế hoạch theo giá cố định không tính đến những hệ quả chưa chắc chắn của một cơ cấu giá tương đối hết sức lệch lạc. Như vậy, thất bại hay thành công của các chính sách đã được thực nghiệm đem lại những bài học không chỉ cho các chính sách mới mà cả những phương pháp đánh giá tương ứng. Bài học đầu tiên chính là sự khiêm tốn. Các chương trong cuốn sách đã giới thiệu chi tiết nội dung lý thuyết cũng như thực tiễn của các chiến lược đấu tranh chống nghèo mới. Những chương này cho thấy quá trình chuyển đổi đang diễn ra như thế nào giữa các chính sách điều chỉnh cơ cấu áp dụng từ khoảng 20 năm nay và các chính sách đang xây dựng nhằm đấu tranh một cách hiệu quả hơn hiện tượng nghèo khổ. Ngoài ra, khía cạnh “có sự tham gia” của phương thức xây dựng các chính sách này đem lại nhiều tự do hơn để, hay ít ra người ta hy vọng như vậy, những chính sách này đáp ứng tốt hơn nhu cầu dân chủ, nhưng đồng thời cũng làm tăng tính không đồng nhất của những chính sách này. Các phương thức thương lượng viện trợ quốc tế mới, dưới hình thức các lịch trình mục tiêu trung và dài hạn, phải giúp có được thời gian cần thiết để đánh giá theo từng giai đoạn kết quả đạt được. Những chính sách mới Tập trung vào giảm nghèo là hướng đầu tiên của các phương pháp đánh giá. Những phương pháp này phải cho phép đánh giá một cách thỏa đáng hệ quả của các chính sách liên quan lên phân phối thu nhập cũng như các yếu tố hàng đầu của phúc lợi như tiếp cận tài sản công, y tế hay giáo dục. Đây là tham vọng rất lớn, đòi hỏi phải lưu ý nhiều hơn đến tính không đồng nhất của các nhóm dân cư xét về nguồn lực (thu nhập, vốn, giáo dục, sức khỏe) giữa các tác nhân và về hành vi ứng xử thể hiện đặc điểm của các tác nhân đó cũng như môi trường họ sống. 1 Như để đánh giá chương trình việc làm của Ác-hen-ti-na « Trabajar » mà Jalan và Ravallion đề xuất (2002), bằng cách áp dụng kỹ thuật matching estimators. 2 Như vậy có thể phân biệt hai giai đoạn. Giai đoạn đầu xem xét và làm sáng tỏ sự gắn kết mang tính lô-gíc của các tiêu chí và của các chính sách đưa ra ; ở đây có thể tham khảo lý thuyết về sự công bằng. Giai đoạn hai dự báo tác động của những chính sách này, tức mô phỏng áp dụng chính sách trong tương lai ; phương thức sử dụng ở đây là kinh tế lượng. 38 Khóa học Tam Đảo 2008 Một số yếu tố tiếp tục được áp dụng của các chính sách bình ổn hay điều chỉnh cơ cấu phải được xem xét không chỉ về khía cạnh kinh tế vĩ mô và tài chính hay hiệu quả mà còn tác động phân bổ. Như vậy, các chính sách tài chính công hay tiền tệ chứa đựng nguy cơ làm tăng đáng kể tình trạng nghèo khổ từ nay về sau thương không được các định chế quốc tế ủng hộ. Tuy nhiên trong trường hợp không thể không áp dụng những chính sách như vậy thì cần phải bổ sung thêm các chính sách giảm sốc như các lưới an toàn hay bảo hộ bằng thuế quan và/hoặc trợ cấp cho một số nhóm dễ bị tổn thương. Do vậy, các phương pháp đánh giá phù hợp với vấn đề này phải có khả năng mô phỏng tác động phân bổ của các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như của các chính sách giảm sốc. Dù có đổi mới đến mức nào, những chính sách về thị trường lao động đều cho thấy những khó khăn giống nhau. Do đó, các chính sách về hoạt động công chính có sử dụng nhiều lao động (workfare) phải được đánh giá và có tính đến tính không đồng nhất của các ứng xử về cung lao động của các tác nhân và tính không đồng nhất của các cơ hội việc làm dành cho các tác nhân này cũng như những tác động kinh tế vĩ mô tiềm năng của những hành vi can thiệp này. Cũng tương tự như vậy đối với các chính sách truyền thống hơn như chính sách giá nông sản hay chính sách lương. Các chính sách liên quan đến thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu càng phải lưu tâm đến tính không đồng nhất của các hành vi tiêu dùng và sự tồn tại của một khu vực phi chính thức phải tuân theo các quy định về thuế (Gautier, 2002). Các chính sách giáo dục, y tế hay cung cấp tài sản công (cung cấp nước chẳng hạn) áp dụng các phương pháp hơi khác. Trước tiên những phương pháp này phải vượt ra ngoài mô hình xác định thu nhập và giá đồng thời đưa vào những hành vi ứng xử khá đặc thù. Các chính sách xác định giá các dịch vụ công hay hỗ trợ cầu phải được đánh giá thông qua mô hình kinh tế vi mô về cầu đối với những dịch vụ này. Đánh giá những chính sách như vậy thường gặp hai khó khăn sau đây: thứ nhất là ước lượng mức độ co giãn cầu của các tác nhân theo giá của những dịch vụ này, thứ hai là đánh giá ước tính số lượng và chất lượng cung hiện tại của những dịch vụ này. Trên thực tế, mức độ phương sai giá của những dịch này thường nhỏ trong các dữ liệu kinh tế vi mô liên ngành mà những dữ liệu về tiêu dùng các dịch vụ này thường cũ (tỷ lệ tới trường hay tới các trung tâm y tế trong giai đoạn dài, sử dụng nước tính theo khối,...). Ngoài ra, hiệu quả của các chính sách xác định giá phụ thuộc vào sự tồn tại và chất lượng của các dịch vụ được cung cấp gần mà điều này thường khó đánh giá chính xác. Thêm vào đó, đánh giá chúng đòi hỏi phải cân nhắc giữa số lượng và chất lượng dịch vụ cung cấp, do đó, liên quan đến cung phải tính được mức chi phí cải thiện chất lượng và liên quan đến cầu phải đánh giá được tác động của việc cải thiện chất lượng lên mức độ sử dụng dịch vụ. Nhưng với tư cách là các chiến lược giảm nghèo, các chính sách cung cấp dịch công, nhất là chính sách y tế và giáo dục thường có mục tiêu dài hạn. Các chính sách giáo dục nhằm mục tiêu tạo đảm bảo sự ngang bằng về cơ hội và nâng cao thu nhập của thế hệ tiếp sau. Hiệu quả của các chính sách trong những lĩnh vực này được đặt ra và phụ thuộc vào biến động dân số và thị trường lao động. Một chính sách đào tạo nhân lực có chất lượng phù thuộc rất nhiều vào các chính sách hỗ trợ phát triển cầu lao động và chuyên môn hóa thương mại. Các chính sách y tế thường hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong trong dài hạn, đảm bảo ngang bằng về cơ hội đối với bệnh tật và sống sót, và tăng cơ hội về thu nhập. Ta đều biết rất rõ vai trò bổ sung của các chính sách y tế đối với các chính sách giáo dục và trong dài hạn tác động tổng hợp của hai loại hình chính sách này lên khả năng sinh sản. Đối với dịch bệnh như SIDA có thời gian ủ bệnh rất dài, để có thể đánh giá tác động tích cực của các chính sách hiện nay phải chờ ít nhất khoảng 15 năm (Cogneau và Grimm, 2002). Câu hỏi về phân bổ khả năng tiếp cận các dịch vụ công được đặt ra dưới khía cạnh địa lý. Trên thực tế, một mặt có sự khác biệt tương đối rõ nét về không gian tại đa phần các nước đang phát triển. Mặt khác, các chính sách cung và giá cả ngày càng có xu hướng được xây dựng trong bối cảnh có sự phân quyền về mặt hành chính. Chính những lưu tâm như vậy đã thúc đẩy sự ra đời mới đây của các “bản đồ về tình trạng nghèo khó”1. Không đồng nhất về cơ cấu, đa dạng trong hành vi ứng xử và thay đổi về dân số-kinh tế Trong tất cả các lĩnh vực, tiến bộ về phương pháp phân tích các phân bổ và mô phỏng vi mô (xem phần tiếp theo) cho phép vừa xem xét tính không đồng nhất của các tổng thể vừa tiếp tục tiến hành thẩm định mang tính đại diện về mặt thống kê. Ngoài ra, tiến bộ về kinh tế vi mô của các hộ gia đình cho phép đánh giá tốt hơn tác động do khác biệt về nguồn lực và bối cảnh vốn làm hạn chế hành vi của các tác nhân. Xét về khía cạnh kinh tế vĩ mô, có thể từ bỏ các mô hình gồm số lượng nhỏ các tác nhân đại diện. Về kinh tế vi mô, có thể từ bỏ việc áp dụng một cách đơn giản mô hình chuẩn về người tiêu dùng. Hai khả năng này trên thực tế cũng là những sự cần thiết. Tuy nhiên việc áp dụng chúng đòi hỏi phải tách biệt khỏi sự thuận tiện về mặt tri thức của mô hình cân bằng mang tính cạnh tranh. 1 Tham khảo Elbers, Lanjouw và Lanjouw (2001) và chương II về những rủi ro của các tiếp cận tĩnh về nghèo khó. 39Đánh giá tác động Khung XIV.1. Những vấn đề lý thuyết đặt ra bởi giả thuyết về tác nhân đại diện trong mô hình cân bằng chung Việc phân tách các Ma trận Kế toán Xã hội không cho phép các mô hình cân bằng tổng thể được áp dụng vượt ra khỏi giả thuyết về tác nhân đại diện mà chỉ khiến tác nhân tăng lên. Về mặt lý thuyết, sự tồn tại và tính duy nhất của cân bằng trong mô hình của Arrow-Debreu chỉ được đảm bảo khi cầu thực tế của nền kinh tế có một số đặc tính (Hildenbrand, 1998). Giả thuyết về một tác nhân đại diện có hàm lợi ích gần như lõm cho phép đảm bảo rằng những đặc tính này được tôn trọng ở cấp độ cá thể, điều này giúp đem lại những nền tảng kinh tế cho mô hình đồng thời giải quyết các vấn đề phân bổ của nền kinh tế. Theo Kirma (1992), giả thuyết này đặt ra nhiều vấn đề. Trước hết, không thể chứng minh một cách đáng tin cậy giả thuyết theo đó tập hợp của nhiều cá thể, và tất cả đều cực đại, phản ứng như một cá thể cực đại. Cực đại cá thể không nhất thiết tạo ra tính duy lý tập thể và việc tập thể thể hiện một khả năng duy lý nào đó thì không nhất thiết các cá thể trong tập thể đó phản ứng một cách duy lý. Ngoài ra, nếu ta chấp nhận rằng các lựa chọn của tập hợp có thể được coi như các lựa chọn của cá thể cực đại thì phản ứng của tác nhân đại diện khi điều chỉnh các tham số của mô hình ban đầu có thể không giống với phản ứng cộng gộp của các cá thể mà tác nhân này đại diện. Do vậy, có thể tồn tại các trường hợp theo đó có hai tình huống mà tác nhân đại diện thích tình huống thứ hai hơn tình huống thứ nhất, mỗi cá thể thích tình huống thứ nhất hơn tình huống thứ hai. Cuối cùng, giải thích hành vi của một nhóm thông qua hành vi của một cá thể sẽ bị hạn chế. Tổng các hành vi kinh tế đơn giản và chấp nhận được của một tập hợp các cá thể có thể tạo ra những năng động phức tạp, trong khi đó xây dựng một mô hình cá thể có hành vi tương ứng với những năng động phức tạp này có thể khiến phải dự kiến một tác nhân có những đặc điểm rất đặc biệt. Nói cách khác, sự phức tạp động trong hành vi của một tập hợp có thể bắt nguồn từ việc tập hợp các cá thể bất đồng nhất có hành vi đơn giản. Trước hết, phân tích mang tính mô tả phân bổ các biến về thu nhập, giáo dục hay y tế cho thấy nếu chỉ xem xét một vài trường hợp tiêu biểu hay một vài tác nhân đại diện không đủ để phân tích chênh lệch giữa các tác nhân cũng như tiến triển của những chênh lệch này. Về mặt lịch sử, các mô hình cân bằng tổng thể là những công cụ đầu tiên được áp dụng để giải đáp cho loại câu hỏi này. Do vậy, các mô hình cân bằng tổng thể ngày càng trở nên phong phú với việc xây dựng các Ma trận Kế toán xã hội trong đó tài khoản các hộ gia đình ngày càng chi tiết và được chia nhỏ1. Sự phát triển này đã cho phép tiến hành các phân tích dựa vào việc phân loại các hộ gia đình theo đặc điểm và thu nhập. Hai mô hình cân bằng tổng thể đầu tiên áp dụng cho các nền kinh tế đang phát triển và cho vấn đề tác động phân bổ của các chính sách kinh tế vĩ mô là mô hình của Adelman và Robinson dành cho Hàn Quốc (1978) và mô hình của Lysy và Taylor dành cho Brazil (1980). Hai mô hình này tạo ra các kết quả khác nhau về tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô đối với phân bổ thu nhập. Những khác biệt này được gắn với những đặc điểm cơ cấu của hai nền kinh tế và những lựa chọn các đặc điểm kỹ thuật của các mô hình. Sau đó, Adelman và Robinson (1988) đã sử dụng lại hai mô hình này và bảo vệ lập luận theo đó những khác biệt này không phải do những lựa chọn khác nhau về cân đối kinh tế vĩ mô mà do định nghĩa khác nhau về phân bổ thu nhập2. (xem Khung XIV.1) Cách tiếp cận tân cổ điển tập trung vào phân phối thu nhập theo cá nhân, chủ yếu mang tính cá nhân chủ nghĩa, còn trường phái theo thuyết cấu trúc của Mỹ La- tinh được xây dựng theo quan điểm mác-xít về xã hội coi xã hội được hình thành từ các giai cấp có đặc điểm nổi bật là sở hữu các yếu tố sản xuất và có lợi ích xung đột. Nói cách khác, trong khi những người theo thuyết cấu trúc bảo vệ cách tiếp cận “mang tính chức năng” của phấn phối thu nhập phân biệt hộ gia đình qua việc sở hữu các yếu tố sản xuất thì những người theo trường phái tân cổ điển thường áp dụng cách tiếp cận “mang tính cá nhân” dựa vào phân loại các hộ gia đình theo mức thu nhập. Sau cuộc tranh luận này, cách tiếp cận được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là phân loại theo chức năng mở rộng kết hợp cả hai loại tiêu chí này (Bourguignon, Branson, de Melo, 1989). Để chuyển từ phân phối thu nhập giữa một vài nhóm hộ gia đình sang một chỉ số tổng hợp về bất cân bằng hay để tính toán mức độ nghèo khó, cần phải nêu rõ đặc điểm phân phối thu nhập ở trong các nhóm có liên quan. Giải pháp đơn giản nhất là giả định thu nhập trong từng nhóm tuân thủ theo phân phối có tính chất tham số phụ thuộc vào mức thu nhập trung bình và các tham số khác xác định đặc điểm của phân tán thu 1 Các mô hình cân bằng tổng thể dựa vào cơ sở dữ liệu mang tên Ma trận Kế toán xã hội trong đó các luồng kinh tế được phản ánh trong năm giữa các tác nhân và/hoặc các tài khoản. Trong mô hình này, thu nhập của các hộ gia đình được mô hình hóa như là tổng thu nhập từ các yếu tố khác nhau của các hộ gia đình. 2 Việc điều chỉnh các yếu tố kinh tế vĩ mô xác định cách thức theo đó đạt được cân bằng giữa công và cầu tài sản, yếu tố và tài sản tài chính, hoặc nhờ điều chỉnh giá, hoặc nhờ điều chỉnh số lượng. Những hệ quả do giới hạn về ngân sách bên trong và bên ngoài và thời hạn điều chỉnh giữa thu nhập và đầu tư cũng được nêu rõ. 40 Khóa học Tam Đảo 2008 nhập xung quanh mức trung bình này1 . Như vậy, mức thu nhập trung bình có thể được điều chỉnh để tuân thủ kết quả của mô hình cân bằng tổng thể. Ngược lại, không thể bỏ qua giả thuyết về tính cố định của phân bổ thu nhập trong nhóm. Mà dù hệ thống phân loại các hộ gia đình được áp dụng có tinh tế đến đâu chăng nữa thì kết quả phân tích mang tính mô tả của các phân phối thu nhập trong thực tế cho thấy bất cân bằng trong nhóm luôn chiếm ít nhất một nửa tổng mất cân bằng quan sát được (xem Bảng XIV.1). Ngay cả khi một phần của mất cân bằng trong nhóm này có thể do những sai sót trong đánh giá và các yếu tố đặc thù (tức riêng cho từng cá thể hay hộ gia đình) nhưng chỉ tạm thời của thu nhập, một phần khác là do tính bất đồng nhất về mặt cơ cấu. (xem Bảng XIV.1) Bất đồng nhất về mặt cơ cấu giữa các hộ gia đình cho thấy trước hết mức độ đa dạng của các yếu tố sản xuất dù đó là các tài sản như đất đai hay vốn hữu hình hay đó là phân chia cung lao động theo độ tuổi và trình độ. Sự đa dạng có mở rộng sang các yếu tố bất đồng nhất có thể quan sát được (vị trí không giản chẳng hạn) hay không quan sát được (do hoàn toàn mang tính đặc thù), các yếu tố tác động đến năng suất của người lao động và việc làm của các cá thể. Khi phân tích sự phân bổ sức mua, thì đó là tính bất đồng nhất của các chỉ tiêu về sinh hoạt phí, xuất phát từ những khác biệt về nhu cầu và sở thích giữa các hộ gia đình. Các công cụ bỏ qua tính bất đồng nhất cơ cấu này của các hộ gia đình và cá thể sẽ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong các kết luận rút ra liên quan đến phân bổ thu nhập hay nghèo khó, giáo dục và y tế. Ngoài ra, nghiên cứu thông qua mô phỏng các chính sách mục tiêu (lưới an toàn, các chương trình việc làm sử dụng nhiều nhân công, trợ cấp cho giáo dục và y tế) dựa vào các đặc điểm có thể quan sát được của các hộ gia đình hay các cá thể như số con chỉ có thể thực hiện được nếu như các biến điều chỉnh việc chọn lựa mục tiêu được bảo toàn trong mô hình sử dụng. Trong ngắn hạn, tính bất đồng nhất cơ cấu này có thể chịu tác động của việc sắp xếp lại cung lao động thông qua các hành vi lựa chọn việc làm hay di cư hay rời xa hệ thống trường học hoặc rời xa các hoạt động vào cuối đời (kể cả tỷ vong) và do sắp xếp lại các giỏ tiêu dùng là kết quả của các hình vi cầu sản phẩm. Do vậy, cần phải mô hình hóa chính xác những kết quả sắp xếp lại này đồng thời tôn trọng các bối cảnh thị trường của các tác nhân. Trên thực tế, ta biết rằng xem xét sự khiếm khuyết hay không hoàn hảo của các thị trường lao động, sản phẩm hay tín dụng làm thay đổi sâu sắc hành vi của các tác nhân. Đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, việc thiếu vắng thị trường lao động địa phương sẽ dẫn đến những hành vi sản xuất và tiêu dùng không đệ quy2. Đối với các hộ gia đình thành thị, việc phân phối việc làm có trả lương chính thức tạo ra sự phân đoạn thị trường lao động làm hạn chế những lựa chọn hoạt động và việc làm; lựa chọn phi ngẫu nhiên các cá thể trong tuyển dụng hay sa thải của khu vực phi chính thức là nguồn gốc gây ra sự bất đồng nhất giữa các nhóm có liên quan. Mức độ không hoàn hảo của các thị trường tín dụng quyết định mạnh mẽ đến các hành vi đến trường và rời xa hoạt động. Trong dài hạn, tính bất đồng nhất cơ cấu chủ yếu được xác định qua biến động về dân số và tích luỹ tư bản. Biến động dân số có thể là hệ quả của thay đổi chính sách và kinh tế (nội sinh) hay hệ quả của các xu hướng dài hạn của các hành vi dân số (ví dụ sự chuyển tiếp về khả năng sinh sản), độc lập với thay đổi về chính sách và kinh tế (ngoại sinh). Trong bối cảnh điều chỉnh cơ cấu, các điều kiện sống xuống cấp ví dụ do giảm thu nhập thực tế, có thể làm giảm khả năng mua thực phẩm (thập chí gây ra nạn đói) và do đó làm tăng tỷ lệ người mắc bệnh và tỷ lệ tử vong, nhất là đối với trẻ em gia đình nghèo. Tương tự, các điều kiện y tế xuống cấp do giảm các dịch vụ y tế có thể làm tăng tỷ lệ người mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Hoạt động kinh tế đi xuống cũng có thể khiến người dân trì hoãn việc sinh con hay 1 Ví dụ phân bổ loga-chuẩn trong De Janvry et alii, 1991 ; phân bổ bêta trong Decaluwé et alii, 1999. 2 Ta nói về hành vi không đệ quy khi các quyết định sản xuất và tiêu dùng của một hộ gia đình không thể được phân tích theo từng loạt do sự không hoàn hảo, thậm chí là thiếu vắng một số thị trường. BẢNG XIV.1. Phân tích mất cân bằng tổng thể tại Madagascar và Indonesia Madagascar Indonésie Phân tách Ma trận Kế toán Xã hội MCS 1995 Phân tách Ma trận Kế toán Xã hội 1995 (14 nhóm) (10 nhóm) Theil inter 0,127 24,3 % 0,126 25,6 % Theil intra 0,395 75,7 % 0,367 74,4 % Theil total 0,522 100 % 0,493 100 % Nguồn : Các cuộc điều tra EPM 93 và SUSENAS 96, tính toán của các tác giả. 41Đánh giá tác động cưới hỏi và kéo dài thời gian cho con bú và do vậy kéo dài thời gian nghỉ sinh. Ngược lại, giảm các chương trình kế hoạch hóa gia đình và tăng giá các biện pháp trách thai, đa phần là các sản phẩm nhập khẩu có thể làm tăng tỷ lệ sinh sản. Phát triển lĩnh vực xuất khẩu sẽ thu hút người di cư hay ngược lại phát triển nông nghiệp có thể làm chậm lại hay đảo ngược quá trình đô thị hoá1. Các cú sốc dân số như giai đoạn chuyển giao về tỷ lệ sinh, có thể liên quan đến phát triển giáo dục hay tăng tỷ lệ tử vọng ở châu Phi cận Sahara dù đại dịch Sida, cũng có thể làm thay đổi phân phối thu nhập. Những biến động về dân số có thể được coi như độc lập với những biến động về kinh tế trong ngắn hạn. Tác động đến phân phối thu nhập của những biến động dân số này có thể một phần là do những thay đổi trong cơ cấu dân số - cơ cấu theo độ tuổi, phân bổ theo quy mô hộ gia đình và tình trạng hôn nhân... – và một phần là do thay đổi trong cung lao động và thu nhập do biến động dân số (về điểm này, tham khảo Lam, 1997). Tóm lại, có thể tồn tại các mối quan hệ tương tác chặt chẽ giữa biến động về kinh tế và biến động về dân số dù chỉ trong ngắn hạn. Những tương tác này phải được lưu ý đến khi phân tích tác động tới phân phối thu nhập của các cuộc cải cách chính sách hay hệ quả của các cú sốc kinh tế vĩ mô hay dân số. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, người ta ít tập trung phát triển các công cụ phân tích có khả năng đánh giá và định lượng những tương tác này2. Các cách tiếp cận dựa vào việc sử dụng mẫu đại diện các đơn vị kinh tế vi mô gần đây đã được phát triển nhằm phân tích một cách thoả đáng những khía cạnh khác nhau của sự bất đồng nhất của các hộ gia đình và các cá thể với mục đích phân tích trước tác động lên phân phối thu nhập của các chính sách chống nghèo khó. Các kỹ thuật tiểu mô phỏng ứng dụng trong đánh giá các chính sách đấu tranh chống nghèo khó Thuật ngữ mô phỏng vi mô chỉ một số cách tiếp cận được sử dụng trong khoa học xã hội. Mẫu thức chung của chúng là quan tâm chủ yếu tới hành vi kinh tế của các tác nhân và phân tích tác động của các chính sách công và tác động tới các đơn vị kinh tế vi mô. Những mô hình này chuyên sử dụng bộ mẫu đại diện các tác nhân kinh tế vi mô (hộ gia đình hay doanh nghiệp) và tìm cách đánh giá tác động của các chính sách lên những mẫu này. Xuất phát điểm của phạm vi nghiên cứu này là bài báo của Orcutt (1957) thể hiện sự lo ngại trước thực tế là các mô hình kinh tế vĩ mô không đem lại được nhiều điều về tác động của các chính sách lên phân phối thu nhập của các tác nhân. Tại các nước phát triển, các kỹ thuật mô phỏng được sử dụng phổ biến để đánh giá tác động của các chính sách như cải cách hệ thống hưu trí, y tế hay hệ thống thuế. Tuy nhiên áp dụng các mô hình này vào các nền kinh tế đang phát triển đặt ra một số vấn đề riêng biệt. Trong trường hợp các mô hình mô phỏng vi mô áp dụng vào đánh giá các chính sách đấu tranh chống nghèo khó, chủ đề mà chúng tôi đặc biệt quan tâm, các đơn vị kinh tế vi mô là các cá thể và hộ gia đình. Các mô hình này thường tập trung nghiên cứu tình trạng nghèo khó về tiền tệ và phân phối thu nhập. Do đó, tất cả các cơ chế liên quan đến hình thành thu nhập – như hình thành lương, lựa chọn nghề nghiệp, cung lao động - đều có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, những mô hình này cho phép nghiên cứu những hành vi khác như các quyết định liên quan đến cầu giáo dục và y tế. Thay vì tổng hợp những quan sát rút ra được từ điều tra hộ gia đình theo các nhóm đại diện – theo tập quán phổ biến trong xây dựng các mô hình tổng thể dạng mô hình cân bẳng tổng thể (xem phần trước) – thì ở đây trực tiếp nghiên cứu tất cả các kết quả quan sát của cuộc điều tra. Điều này thực hiện được là do năng lực xử lý của máy tính ngày càng tăng và ngày càng có nhiều cuộc điều tra về thu nhập và tiêu dùng. 1 Tapinos, Mason và Bravo (1997) phân tích những hiện tượng như vậy tại Mỹ La-tinh trong những năm 1980, giai đoạn khủng hoảng và điều chỉnh kinh tế. Ví dụ các tác giả chứng minh rằng đối với một quốc gia Mỹ La-tin « trung bình », việc giảm GDP trong khoảng 10% đến 15% - giá trị khá phổ biến tại khu vực này vào giai đoạn đó – làm giảm gần một năm tuổi thọ. Tác động này chủ yếu do tỷ lệ tử vong trẻ em và ảnh hưởng trước hết tới người dân nghèo. Các kết quả cho thấy khủng hoảng đã làm chậm việc cưới xin. Tại một số quốc gia, chỉ số tổng hợp về sinh sản đã giảm nhanh gấp ba lần trong giai đoạn khủng hoảng so với trước đó. Những tác động lên phân phối thu nhập không được các tác giả phân tích trực tiếp nhưng ta có thể đoán được mức độ phức tạp của chúng bởi những hiện tượng nêu ra có tác động không rõ ràng đến chỉ số phụ thuộc. 2 Thiếu các công cụ có thể do nhiều nguyên do. Trước hết, trong giai đoạn áp dụng các chính sách điều chỉnh cơ cấu, việc phân tích kinh tế chủ yếu tập trung vào đánh giá tác động của các chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, các chính sách tài khóa và ngoại thương. Thứ hai, mặc dù bình ổn kinh tế vĩ mô làm mục tiêu trung tâm của các chính sách điều chỉnh cơ cấu, phạm vi phân tích hiếm khi vượt quá ngắn và trung hạn. Trong khi đó các chính sách giáo dục và y tế cần rất nhiều thời gian mới chứng tỏ được tác động của nó. Thứ ba, các số liệu kinh tế vi mô cần thiết để định lượng những mối quan hệ tương tác như vậy không có, hiện nay tình trạng này dần được cải thiện. 42 Khóa học Tam Đảo 2008 Một đặc điểm quan trọng khác của các mô hình mô phỏng vi mô là khả năng tạo ra các tập hợp quốc gia được tính toán bằng cách tổng hợp các kết quả thu được ở cấp độ cá thể. Đặc điểm này thể hiện qua việc sử dụng các mẫu đại diện hộ gia đình ở cấp độ quốc gia với mục tiêu đảm bảo tính gắn kết giữa lý luận kinh tế vĩ mô và đánh giá tình trạng nghèo khó. Nguyên tắc cơ bản để chạy các mô hình mô phỏng vi mô là coi bộ mẫu hộ gia đình như tổng thể tham chiếu trên đó ta áp dụng các cú sốc về chính sách kinh tế và, trong trường hợp các mô hình động, các quá trình dân số - sinh, tử, di cư... Còn trong các mô hình tĩnh, tổng thể “nhằm đến” tương tự như tổng thể tham chiếu nhưng thu nhập và tiêu dùng của hộ gia đình đã thay đổi. Trong mô hình động, tổng thể được mô phỏng là tổng thể khác do các quy trình dân số (sinh, tử, di cư) làm thay đổi cơ cấu của tổng thể. Trong cả hai trường hợp, mục tiêu đề ra là so sánh phân phối thu nhập hay phân phối tiêu dùng trước và sau khi mô phỏng cú sốc, bằng cách sử dụng các phương pháp và biện pháp chuẩn trong trong phân tích tình trạng nghèo khó. Để đánh giá tác động của các chính sách đấu tranh chống nghèo khó, các mô hình mô phỏng vi mô thường gắn với một khuôn khổ kinh tế vĩ mô hoàn chỉnh. Thuật ngữ “ mô hình vi mô-vĩ mô” sẽ được sử dụng để chỉ sự kết hợp một mô hình mô phỏng vi mô với một khuôn khổ kinh tế vĩ mô (tham khảo Sơ đồ bên cạnh). Ba cấp độ phân tích có vai trò quan trọng cần phải lưu tâm để có thể phân tích một cách thỏa đáng tác động của các chính sách kinh tế lên tình trạng nghèo khó và phân phối thu nhập: - ở cấp độ kinh tế vĩ mô, các đặc điểm mang tính cơ cấu của nền kinh tế đóng có ý nghĩa quan trọng cũng như những ràng buộc về kinh tế vĩ mô có khả năng hạn chế phạm vi điều chỉnh của các nền kinh tế theo những thay đổi của hệ thống giá và các biện pháp kích thích ; - ở cấp độ kinh tế vi mô, cũng cần phải nắm bắt được các khía cạnh khác nhau trong tính không đồng nhất của các hộ gia đình ; - ở giữa hai cấp độ này, cơ cấu và vận hành của các thị trường đóng vai trò trọng tâm trong việc xác định khả năng sinh lời của các yếu tố. Một số đặc điểm chủ chốt cho phép phân loại các mô hình vi mô-vĩ mô sử dụng trong đánh giá tác động của các chính sách đấu tranh chống nghèo khó. Những đặc điểm này hoặc liên quan đến “mô-đun” mô phỏng vi mô, hoặc khuôn khổ kinh tế vĩ mô, hoặc mối liên hệ giữa hai cấp độ này. Dưới góc độ mô-đun kinh tế vi mô, có một đặc điểm liên quan đến biểu diễn các hành vi của các tác nhân. Khi các hành vi không được xét đến, mô-đun mô phỏng vi mô chứa ít nhất một phương trình kế toán hình thành thu nhập. Khi đó ta gọi mô hình này là mô hình vi mô- kế toán. Khi các hành vi kinh tế vi mô được biểu thị, loại hình hành vi chính là một đặc điểm khác có tác dụng phân biệt. Như vậy, một số mô hình chú trọng biểu diễn cung lao động và lựa chọn nghề nghiệp còn các mô hình khác lại quan tâm đến các hành vi liên quan đến phổ cập giáo dục, di dân hay tiêu dùng. Ngoài ra, các hành vi kinh tế vi mô có thể được biểu diễn dưới dạng rút gọn hay mang tính cơ cấu. Các mô hình mang tính cơ cấu là các hệ phương trình kết nối các biến ngoại sinh, biến nội sinh và các tham số. Giải một hệ phương trình sao cho các biến nội sinh được biểu hiện tuỳ theo các biến ngoại sinh thường đem lại một hoặc nhiều phương trình mà ta gọi là dạng hệ phương Structure séquentielle avec module de micro-simulation sous forme réduite - Bouclages macro-économiques - Bouclages macro-économiques - Equilibre Epargne-Investissement - Budget de l’Etat - Balance courante - Equilibre des marchés des facteurs - Equilibre des marchés des biens - Agrégats macro - Production et prix - Emploi des facteurs et salaires Equations: - Module réduit de choix d’occupation - Equations de salaire et de profit - Equation de formation du revenu Equations: - Module structurel de salaire et d’offre de travail - Système de demande de consommation - Equation de formation du revenu Variables de liens : - Emploi des facteurs et salaires - Prix à la consommation Variables de liens “Upward”: - Offre de travail agrégée - Demande de biens agrégée Variables de liens “Downward”: - Prix - Salaires - Agrégats macro - Production et prix - Demande de facteurs - Demande de biens Equation: Output: Output: Distribution des revenus itérations itérations Output: Equation: Module Macro (modèle de type EGC) Module Micro (Enquête de ménages) Structure intégrée avec module de micro-simulation sous forme structurelle SƠ ĐỒ – Cơ cấu chung của các mô hình vi mô-vĩ mô 43Đánh giá tác động trình rút gọn. Do đó, các đặc điểm rút gọn xuất phát từ các mô hình tân cổ điển mang tính cơ cầu về tối ưu hóa có điều kiện và do đó mang những đặc tính chuẩn của các mô hình này. Do tính chất rút gọn nên những đặc điểm này không cho phép phân tích các hiện tượng nội sinh về đưa ra quyết định, phân đoạn thị trường và/hoặc phân phối hạn định ở cấp độ kinh tế vi mô. Đặc điểm thứ hai cho phép phân biệt các mô hình mô phỏng vi mô liên quan đến mô hình hóa các hiện tượng ở cấp độ tổng thể, tức liên quan đến sự tồn tại và đặc điểm của việc điều chỉnh các hiện tượng kinh tế vĩ mô. Trước tiên ta phân biệt các mô hình không có điều chỉnh các hiện tượng kinh tế vĩ mô, những mô hình này tập trung vào những tác động ban đầu hay các biện pháp ít có tác động phụ, và các mô hình có điều chỉnh phân tích các tác động cân bằng tổng thể thông qua biến động giá và lượng kinh tế vĩ mô. Khi đó, nội sinh hóa việc hình thành giá có thể hoặc được “đưa vào” mô hình mô phỏng vi mô, hoặc đưa thành công thức trong khuôn khổ mô hình tổng hợp “độc lập” bổ sung cho mô phỏng vi mô, khi đó ta gọi là mô hình kết tiếp nhau. Hai đặc điểm có ý nghĩa phân biệt nêu trên (rút gọi so với cơ cấu, kết tiếp nhau so với tổng hợp” trên thực tế không hoàn toàn độc lập với nhau. Đưa điều chỉnh các hiện tượng kinh tế vĩ mô vào trong mô hình mô phỏng vi mô đòi hỏi phải nêu rõ đặc điểm về cơ cấu của các hành vi kinh tế vi mô. Tiêu chí phân loại cuối cùng các mô hình mô phỏng vi mô là khía cạnh thời gian. Các mô hình mô phỏng vi mô thường được xây dựng để nghiên cứu các hệ quả của việc điều chỉnh hành vi kinh tế-dân số và tập trung vào khía cạnh động và mô hình quá các quá trình dân số. Trái lại, các mô hình tĩnh tập trung vào các tác động ngắn và trung hạn do thay đổi môi trường kinh tế và dựa vào việc mô hình hóa hoàn chỉnh hơn các hình vi ngắn và trung hạn, đặc biệt là các hành vi liên quan đến sự vận hành của các thị trường hàng hóa và các yếu tố. Trên cơ sở kết hợp một cách phù hợp các tiêu chí được giới thiệu trên đây, ta có thể phân biệt các phương pháp tiếp cận khác nhau, bây giờ ta chuyển sang mô tả những điểm mạnh cũng như những hạn chế của các phương pháp tiếp cận này. Một số ví dụ về mô hình ứng dụng được giới thiệu trong Bảng XIV-2. STT Tham khảo Quốc gia hoặc khu vực Phần kinh tế vi mô Cơ cấu dân số Phần kinh tế vĩ mô Quan hệ vi mô- vĩ mô Kế toán vi mô và các mô hình cân bằng tổng thể phân tách [1] Pereira da Silva, Essama-Nssah và Samaké (2002) (PAMS) Burkina Faso, nhưng có thể dễ dàng chuyển giao cho một nước khác Tăng thu nhập của các hộ gia đình (quan sát được khi điều tra) theo nhóm kinh tế-xã hội và theo hiệu suất của các yếu tố do phần kinh tế vĩ mô đưa ra Tĩnh Tĩnh, mô hình chênh lệch về tài chính Kết tiếp nhau [2] Devarajan và Go (2001) (123-PRSP) Zambia, nhưng có thể dễ dàng chuyển giao cho một nước khác Tăng thu nhập của các hộ gia đình (quan sát được khi điều tra) theo phần mười và theo hiệu suất các yếu tố do phần kinh tế vi mô đưa ra Tĩnh Tĩnh, mô hình cân bằng tổng thể đa lĩnh vực Kết tiếp nhau [3] Agénor, Izquierdo và Foffack (2002) (IMMPA) Cơ sở dữ liệu mang tính giả định, nhưng dễ áp dụng cho một trường hợp thực tế Tương tự như [1] Tĩnh Động, mô hình cân bằng tổng thể đa lĩnh vực Kết tiếp nhau Cách tiếp cận theo kết hợp trình tự và các mô hình dạng rút gọn [4] Bourguignon, Gurgand và Fournier (1999, 2001), Bourguignon, Ferreira và Lustig (2001), Bourguignon, Ferreira và Leite (2001), Grimm (2001) Một số nước có thu nhập trung bình tại châu Á và châu Mỹ La-tinh, Bờ Biển Ngà Mô hình dạng rút gọn về hình thành thu nhập Sử dụng hai (hoặc nhiều hơn) tổng thể quan sát được qua thực nghiệm Giả thuyết (dựa vào thực nghiệm) về thay đổi hiệu suất trên thị trường lao động và hành vi về cung việc làm Không BẢNG XIV-2 – Các mô hình mô phỏng vi mô để phân tích tình trạng nghèo khó 44 Khóa học Tam Đảo 2008 Kết luận: những thách thức trong tương lai Trong chương này, chúng tôi tập trung miêu tả các kỹ thuật đánh giá trước hiện áp dụng cho các chính sách giảm nghèo bằng cách đặt chúng vào trong lịch sử đánh giá kinh tế vĩ mô và trong bối cảnh các chính sách mới do các định chế quốc tế đề xuất. Hiện nay ưu tiên hướng vào việc điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với bối cảnh của các quốc gia và yêu cầu về dân chủ, điều này khiến nhu cầu đánh giá ngày càng lớn và ngày càng khắt khe hơn. Trong trường hợp tiến hành đánh giá sau để lựa chọn trong số các chính sách thay thế, chúng tôi hy vọng đã chứng tỏ được rằng các kỹ thuật mô phỏng vi mô là phù hợp nhất. Chúng tôi cũng lập luận rằng đánh giá sau có thể cũng cần phải mô hình hóa mang tính cơ cấu một số hành vi kinh tế vi mô hay mô hình hóa tác động ra bên ngoài hay tác động kinh tế vĩ mô, mặc dù trong nhiều trường hợp, điểm khác biệt giữa đánh giá trước và đánh giá sau chỉ thể hiện ở cấp độ thông tin thống kê có được hơn là ở cấp độ phương pháp. Trong các chính sách đề xuất bởi PRSP, có thể phân biệt các chính sách bình ổn và điều chỉnh cơ cấu tương đối truyền thống liên quan đến mức và/hoặc cơ cấu giá hoặc cầu, và các chính sách phát triển ngành và/hoặc chính sách mục tiêu về tiếp cận thì trường lao động hay tiếp cận các dịch vụ xã hội. Liên quan đến nhóm chính sách đầu tiên, đánh giá tác động lên phân phối thu nhập của những chính sách này đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa khuôn khổ kinh tế vĩ mô và cơ sở dữ liệu kinh tế vi mô. Sự gắn kết này phải được đảm bảo ở mức cao và có thể nhấn mạnh vào một trong hai cấp độ phân tích (vĩ mô hoặc vi mô). Liên quan đến nhóm chính sách thứ hai, một số tác động của chúng có thể được đánh giá thông qua mô phỏng vi mô theo mô hình cân bằng bộ phận các hành vi cung việc làm hay cầu dịch vụ phù hợp do đánh giá kinh tế lượng vi mô tỏ ra phức tạp. Đánh giá tác động kinh tế vĩ mô và tác động dài hạn của các chính sách (đặc biệt là liên thế hệ) còn đòi hỏi phải mở rộng khuôn khổ phân tích hoặc về cân bằng tổng thể hoặc theo tính động về kinh tế-dân số. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra bảng phân loại các kỹ thuật mô phỏng đã được áp dụng hiện nay để đánh giá các chiến lược giảm nghèo và giới thiệu một số kinh nghiệm đánh giá mà chúng tôi có dịp tham gia. Các phương pháp và kinh nghiệm được giới thiệu đều tương đối mới và đó là các chương trình nghiên cứu hơn là các kỹ thuật đã được kiểm nghiệm và quen thuộc. Để kết thúc, chúng tôi muốn cho các bạn thấy chúng tôi nhìn nhận những thách thức của hoạt động nghiên cứu này như thế nào. Theo chúng [5] Ferreira và Leite (2002) Ceará (Braxin) Tương tự như [4], cộng với mô hình rút gọn về phổ cập giáo dục và quy mô các hộ gia đình Tĩnh, nhưng với phân bổ về giáo dục và quy mô các hộ gia đình Giả thuyết về thay đổi hiệu suất giáo dục Không [6] Robilliard, Bourguignon và Robinson (2001), Bourguignon, Robilliard, và Robinson (2001) Indonesia Tương tự như [4] Tĩnh Tĩnh, mô hình cân bằng tổng thể đa ngành Kết tiếp nhau Cách tiếp cận tổng hợp và các mô hình cơ cấu [7] Cogneau (1999, 2001) Antananarivo (Madagascar) Mô hình cơ cấu về hình thành thu nhập của các hộ gia đình Tĩnh Tĩnh, mô hình cân bằng tổng thể 3 khu vực Tổng hợp [8] Cogneau và Robilliard (2001) Madagascar Mô hình cơ cấu về hình thành thu nhập của các hộ gia đình Tĩnh Tĩnh, mô hình cân bằng tổng thể 3 khu vực Tổng hợp Các mô hình động [9] Cogneau và Grimm (2002), Grimm (2002a) Bờ Biển Ngà Mô hình cơ cấu về hình thành thu nhập của các hộ gia đình, cộng mô hình dân số động Động Giả thuyết về thay đổi hiệu suất giáo dục và cầu lao động Không 45Đánh giá tác động tôi, những thách thức này thể hiện ở ba cấp độ: cấp độ về phương pháp, đã được phát triển khá kỹ trong chương này, cấp độ tiêu chí, và cấp độ quy trình lựa chọn và triển khai các chính sách. Liên quan đến phương pháp phân tích, chúng tôi cho rằng hiện có ba lĩnh vực rất quan trọng. Thứ nhất là sự gắn kết giữa các biến kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô cho thấy còn tồn tại một số điểm chưa được giải quyết liên quan đến cách kỹ thuật mô phỏng (xem phần trước) cũng như các số liệu thống kê1. Thứ hai, chúng tôi thấy cần phải tìm hiểu sâu hơn nữa về hành vi của các tác nhân cũng như về cách vận hành thực tế của các thị trường. Các tình huống phân đoạn không gian hay ngành, chi phí giao dịch quá cao, tồn tại các cơ chế tái phân bổ mang tính cộng đồng khiến giới hạn đáng kể các hành vi của các tác nhân và làm biến đổi đổi sâu sắc tác động của các chính sách. Thứ ba, trong nhiều trường hợp, cần phải phát triển các công cụ mô phỏng tôn trọng khía cạnh thời gian của các hiện tượng kinh tế-dân số, nhất là để phát huy các chiến lược dài hạn và chiến lược tái phân bổ liên thế hệ thay vì các biện pháp can thiệp ngắn hạn tỏ ra thu được nhiều lợi nhuận hơn nhưng thường không hiệu quả về mặt xã hội. Còn về các tiêu chí đánh giá, cần phải tăng cường áp dụng lý thuyết về công bằng cho các vấn đề của các nước nghèo và của các xã hội bị phân chia nhằm xác định rõ hơn các mục tiêu của các chính sách (giảm nghèo tiền tệ hay nghèo đa khía cạnh, ngang bằng về cơ hội,...), cách đánh giá các chính sách đó. Làm rõ các mục tiêu là một trong những điều kiện đảm bảo có được mối tương quan chặt chẽ giữa việc xuất hiện cuộc thảo luận dân chủ và công việc của các “chuyên gia” quốc gia và quốc tế. Trước khi nói về việc ta dự định giảm nghèo thế nào, cần phải tiếp tục thống nhất về loại nghèo mà ta muốn giảm. Cũng không mong muốn là các chuyên gia là những người duy nhất tham gia từ đầu cho đến cuối quá trình thiết kế và đánh giá các chính sách. Cuối cùng, mối bận tâm ngày càng lớn đối với các thể chế cho thấy còn có hai loại hình đánh giá khác có thể bổ sung cho đánh giá chính thức các chính sách. Đó là đánh giá quy trình chọn lựa và thiết kế các chính sách và đánh giá các quy trình triển khai các chính sách này. Đánh giá chính thức các chính sách sẽ không bao giờ được quyết định hay được triển khai không có hiệu quả để làm gì? Đánh giá cần phải lưu tâm đến tầm quan trọng của việc thiết kế “các chính sách có chất lượng” cũng như các điều kiện xã hội và thể chế để triển khai chính sách một cách hiệu quả2. Các quy trình có sự tham gia và mang tính chất hành chính quyết định tới khả năng hành động cũng có ý nghĩa quan trọng như việc xác định cụ thể hành động. Ngoài ra còn có đánh giá kết quả đánh giá mà chúng tôi mới chỉ đề cập sơ qua. Danh mục tài liệu tham khảo tóm tắt • Adelman I. et Robinson S. (1988), “Macroeconomic adjustment and income distribution: alternative models applied to two economies”, Journal of Development Economics, 291: 23-44. • Adelman I. et Robinson S. (1978), Income distribution policy: a computable general equilibrium model of South Korea, Stanford: Stanford University Press. • AID et FMI (2002), Réexamen du dispositif des documents de stratégie pour la réduction de la pauvreté (PRSP): principaux constats, 15 mars, Washington D.C.: Banque mondiale et FMI. • Banque mondiale (2002), A user’s guide to poverty and social impact analysis, mimeo, Washington D.C.: Banque mondiale. • Bourguignon F., Branson w.H. et de Melo J. (1989), Adjustment and Income Distribution: A counterfactual analysis, NBER working paper N°2943, Cambridge: National Bureau of Economic Research. • Cogneau D. et Grimm M. (2002), The distribution of AIDS over the population in AFrica ; Hypothesis building from individual answers to a Demographic and Health survey with an application to Côte d’Ivoire, Document de travail DT2002-02, Mars, Paris: DIAL. • Lam D. (1997), “Demographic variables and income inequality”, in M.R. Rosenzweig O. Stark (eds), Handbook of Population and Family Economics, Amsterdam: North Holland. • Lysy F. et Taylor L. (1980), “Tbe general equilibrium model of income distribution”, in L. Taylor, E. Bacha, E. Cardoso et F. Lysy (eds), Models of Growth and Distribution for Brazil, Oxford: Oxford University Press. • Orcutt G. (1957), “A new type of socio-economic system”, Review of Economics and Statistics, 58: 773-97. 1 Đặc biệt, các tập hợp và các hệ số cơ cấu rút ra từ các cuộc điều tra kinh tế vi mô nhìn chung khó tương thích với các dữ liệu của Kế toán Quốc gia nếu những dự liệu này tồn tại ở cấp độ như tiêu dùng theo sản phẩm (xem chương XI và nghiên cứu của Robilliard và Robinson, 1999). Tăng phân phối thu nhập chưa được thể hiện đầy đủ trong các cuộc điều tra, điều này có thể đòi hỏi phải nâng cao thu nhập từ vốn hay thu nhập có được nhờ chuyển giao, trong khi đó các tài khoản quốc gia thường đánh giá chưa đầy đủ tầm quan trọng của các thu nhập không chính thức và điểm hạn chế của phân phối đã được nêu ra trong một số cuộc điều tra (chương XIII). 2 Giống như trong ví dụ “Điều tra định lượng về cung cấp dịch vụ” được trích dẫn bởi Bourguignon, Pereira da Silva và Stern (2002).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTam-Dao-2008-VN-SP1-Cling-Razafindrakoto-Roubaud.pdf
Tài liệu liên quan