Đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án khu đô thị mới phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 8 1. Xuất xứ của dự án 8 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện DTM 9 2.1. Các văn bản pháp luật, kỹ thuật 9 2.2. Liệt kê các tiêu chuẩn các quy chuẩn áp dụng 9 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình DTM 10 4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 10 CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 12 1.1 Tên dự án 12 1.2. Chủ dự án 12 1.3. Vị trí địa lí của dự án 12 1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 12 1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án 12 1.4.2. Khối lượng và qui mô các hạng mục dự án 12 1.4.3. Danh mục máy móc, thiết bị 16 1.4.4. Nguyên-nhiên vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án 16 1.4.5. Tiến độ thực hiện dự án 16 1.4.6. Vốn đầu tư 16 1.4.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 17 CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI THỰC HIỆN DỰ ÁN 18 2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 18 2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất 18 2.1.2. Điều kiện về khí tượng 18 2.1.3. Điều kiện thuỷ văn, thủy triều 20 2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường các thành phần vật lý 20 2.1.5. Tài nguyên sinh học 21 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 22 2.2.1. Điều kiện kinh tế 22 2.2.2. Điều kiện xã hội 23 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 24 3.1. Các nguồn gây tác động 24 3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 24 3.1.1.1. Trong quá trình xây dựng 24 3.1.1.2. Trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án. 30 3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 33 3.1.2.1. Việc di dời, đền bù và tái định cư 33 3.1.2.2. Biến đổi hệ sinh thái 34 3.1.2.3. Tác động đến hệ thống giao thông 34 3.1.3. Dự báo rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra 34 3.1.3.1. Sự cố cháy, nổ 34 3.1.3.2. Tai nạn lao động 35 3.1.3.3. Thời tiết bất thường 35 3.2. Đánh giá các tác động 35 3.2.1 Tác động đến môi trường tự nhiên 35 3.2.1.1 Tác động của chất ô nhiễm trong môi trường không khí 35 3.2.1.2 Tác động do tiếng ồn 37 3.2.1.3 Tác động của chất ô nhiễm trong môi trường nước 37 3.2.1.4. Tác động do chất thải rắn 38 3.2.1.5. Tác động đến nguồn nước ngầm 39 3.2.1.6. Tác động đến môi trường đất 39 3.2.2. Tác động đến môi trường khinh tế xã hội 39 3.2.2.1. Tác động do giải tỏa, đền bù, di dời dân cư 39 3.2.2.2. Tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội 40 CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 42 4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường 42 4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị 42 4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng 42 4.1.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí 44 4.1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn 44 4.1.2.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất 45 4.1.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước 45 4.1.2.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn 46 4.1.2.6. Các biện pháp khác 46 4.1.3. Trong giai đoạn vận hành 48 4.1.3.1. Giảm thiểu tác động đến môi trường nước 48 4.1.3.2. Biện pháp quản lý thu gom xử lý chất thải rắn 52 4.1.3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí 54 4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố 56 4.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị 56 4.2.1.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ 56 4.2.1.2 Phòng cháy các thiết bị điện 56 4.2.2 Trong giai đoạn xây dựng 56 4.2.2.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ 56 4.2.2.2 Phòng cháy các thiết bị điện 56 4.2.3. Trong giai đoạn vận hành 57 4.2.3.1. Biện pháp phòng chống cháy nổ 57 4.2.3.2 Phòng cháy các thiết bị điện 57 4.3. Các biện pháp hỗ trợ phòng chống sự cố 58' CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 59 5.1. Chương trình quản lý môi trường 59 5.2 Chương trình giám sát môi trường 62 5.2.1. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng 62 5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động 62 CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 64 6.1. Ủy ban nhân dân và mặt trận Tổ quốc phường Hòa Khánh Nam 64 6.2 Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư 64 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 66 1. Kết luận 66 2. Cam kết 67 3. Kiến nghị 67 PHỤ LỤC 68 CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 77

doc78 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3422 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án khu đô thị mới phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên lợi ích của dự án có thể đem lại cho các hộ dân. Công tác đền bù diện tích đất đai cho người dân theo các quy định của pháp luật về thu hồi đất phục vụ các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Phương án đền bù thực hiện áp giá một lần cho người dân, UBND thành phố Đà Nẵng chủ trì thành lập hội đồng đền bù bao gồm đại diện các cơ quan chuyên môn, đại diện các hộ dân có diện tích bị thu hồi và đại diện chủ đầu tư. Là khu vực có dân ở nên cần bố trí chỗ ở tái định cư cho người dân. 4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng Quá trình thi công xây dựng dự án được thực hiện trong khu vực thi công rộng, các hoạt động thi công xây dựng sẽ gây ra các tác động môi trường, hệ sinh thái, an toàn lao động và sứ khỏe của công nhân. Theo dự kiến kế hoạch xây dựng Dự án sẽ diễn ra trong thời gian 36 tháng, những biện pháp tổng hợp cần thiết mà Nhà thầu và chủ đầu tư sẽ áp dụng bao gồm: - Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trên công trường . - Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa quá trình thi công nhằm hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho người lao động. - Có biện pháp quản lý, thu gom và kịp thời vận chuyển toàn bộ chất thải xây dựng đến nơi quy định. - Phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe ngay khi lập đồ án thiết kế thi công. Để đạt được kết quả tốt về các mặt nói trên khi chọn biện pháp thi công nên: + Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự tránh chồng chéo giữa các giai đoạn thi công. + Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công đến mức tối đa. - Phần tổ chức thi công phải có các giải pháp thích hợp để bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh môi trường, cụ thể: + Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như các biện pháp thi công đất, vấn đề bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn điện; thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm, vấn đề chống sét… + Các biện pháp an toàn lao động khi lập tiến độ thi công như: thời gian và trình tự thi công phải đảm bảo sự ổn định của các bộ phận công trình; thứ tự thi công những công trình ngầm, bố trí các tuyến thi công hợp lí để ít di chuyển; bố trí mặt bằng thi công hợp lí để không gây cản trở lẫn nhau…. + Tại mặt bằng thi công phải đảm bảo: Các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng nhà ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế vệ sinh. Bố trí hợp lý các tuyến đường vận chuyển và đi lại Phải lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ,… Lắp đặt các thiết bị chống ồn cho những khu vực có mức độ ồn cao như máy phát điện… Che chắn những khu vực phát sinh bụi Đất, cát, vật liệu xây dựng phải được đổ đống gọn và được che chắn nhất là vào mùa mưa để giảm tối đa lượng đất cát bị cuốn trôi theo nước mưa. Xây dựng các công trình xử lý nước tạm thời (bể tự hoại kiểu thấm), quy định bãi rác… tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do công nhân xây dựng thải ra. Nhà thầu xây dựng sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu dọn, vận chuyển thường xuyên chất thải ra khỏi khu vực xây dựng dự án. Những biện pháp nói trên là những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe công nhân. 4.1.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề lớn nhất trong trong giai đoạn thi công của dự án. Thành phần gây ô nhiễm là bụi, đất đá, tiếng ồn, khí thải máy chuyên dụng : CO2, SO2, NO, NO2., bụi lơ lửng, bụi chì. Chất gây ô nhiễm có đặc điểm phát tán không liên tục, gây ảnh hưởng trong phạm vi hẹp, tùy thuộc vào tiến độ xây dựng, số lượng ca máy, ca xe hoạt động. Các biện pháp sau đây được đề xuất để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong quá trình xây dựng khu đô thị: - Cần kiểm tra xe tải, thiết bị xây dựng sử dụng cho công trình này trước khi cho phép vận hành. Các thiết bị này cần đạt TCVN về khí thải và độ ồn. Đây là điều kiện đấu thầu. - Che kín thùng xe mọi phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (cát, đất sét, xi măng, đá…) để tránh phát tán bụi. Lái xe phải tuân thủ các quy luật giao thông nhằm tránh ùn tắc, an toàn di chuyển. - Không sử dụng các phương tiện vận tải quá cũ và không chở vật liệu rời quá đầy, tránh tình trạng rơi vãi nguyên vật liệu ra đường. 4.1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn Các biện pháp sau đây để tránh tác động của tiếng ồn: - Bố trí hợp lý cho các nguồn gây tiếng ồn lớn Tùy theo cường độ của các nguồn ồn, dự án sẽ bố trí tất cả các nguồn gây tiếng ồn lớn (máy đóng cọc, máy phát điện…) cách đối tượng nhạy cảm từ 200- 300m. - Tránh ồn cho các đối tương nhạy cảm: + Nếu không thể đáp ứng được khoảng cách cần thiết nói trên thì phải áp dụng một số biện pháp tránh ồn cho các đối tượng nhạy cảm. Một trong các biện pháp đó là lắp đặt rào cản chống ồn xung quanh đối tượng cần bảo vệ như sử dụng cây xanh hay các vật liệu chống ồn ( xốp, bông…). Do đặc trưng của công trình có mật độ cây xanh khá cao, nên việc tạo rào cản chống ồn bằng việc sử dụng cây xanh là hợp lý, có tính kinh tế, tăng vẻ mỹ quan cho khu vực. Bố trí cây xanh hợp lý có tác dụng giảm cường độ ồn đến khoảng 10- 40dBA. Công ty thiết kế dự án sẽ xem xét chi tiết việc bố trí cây xanh giảm ồn cho từng đối tượng. + Đối với máy phát điện, ngoài biện pháp đặt cách xa nguồn nhạy cảm, chủ dự án cần sử dụng máy phát điện có lớp cách âm giảm tối đa tiếng ồn phát sinh do hoạt động của máy phát điện. + Ngoài biện pháp kĩ thuật trên, cần quản lý tốt các phương tiện vận chuyển hạng nặng trong khi vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng dự án để giảm phát sinh tiếng ồn, đặc biệt là những vị trí gần đối tượng nhạy cảm với tiếng ồn. 4.1.2.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất Khi tiến hành các hoạt động xây dựng, môi trường đất sẽ bị tác động đáng kể. Để giảm thiểu tác động đối với môi trường đất cần áp dụng một số biện pháp như: - Giảm thiểu việc đào đắp làm xáo trộn các tầng thổ nhưỡng. - Không để các chất ô nhiễm như dầu mỡ, xăng nhớt chảy tràn hoặc thấm vào đất. - Thu gom nước thải và tập trung chất thải rắn để xử lý. - Việc xử lý nền móng phải thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. 4.1.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước Trong quá trình thi công, vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, nước mưa chảy tràn. Để giảm thiểu vấn đề này, cần tiến hành các biện pháp như: Nước thải sinh hoạt của công nhân Sử dụng tối đa lực lượng lao động địa phương để giảm lượng nước thải sinh ra. Trang bị các nhà vệ sinh di động hoặc tại công trường xây dựng các nhà vệ sinh có hầm tự hoại. Các hầm tự hoại này phải được xây dựng có kích thước phù hợp với công nhân trên công trường. Sau giai đoạn thi công bùn sẽ được hút đi và phải san lấp các hầm tự hoại này. Ngoài ra việc giáo dục ý thức cho công nhân là cần thiết. Nước thải xây dựng, nước mưa chảy tràn Đào rãnh thu gom nước thải xây dựng và nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực thi công. Lượng nước thải xây dựng và nước mưa này sẽ được dẫn theo tuyến mương thoát nước đến hồ lắng trước khi chảy xuống biển nhằm đẳm bảo hạn chế nước chảy tràn kéo theo đất cát, các chất cặn bã xuống biển gây ô nhiễm biển. 4.1.2.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn - Các loại chất thải rắn đất, cát, đá được thu gom liên tục trong quá trình thi công và tận dụng để san lấp mặt bằng. - Các loại coffa, sắt thép được tái sử dụng hoàn toàn. - Các loại bao bì chứa vật liệu xây dựng: được thu gom tập trung, một phần được tái sử dụng tại chỗ, phần còn lại sẽ thu gom đúng quy định. - Các loại chất thải nguy hại: giẻ lau, thùng sơn… sẽ được thu gom tách riêng và hợp đồng thu gom triệt để. 4.1.2.6. Các biện pháp khác An toàn giao thông trong giai đoạn thi công - Các biện pháp như lắp đặt các biện báo giao thong và hệ thống chiếu sáng dọc tuyến đường chở vậtu liệu xây dựng vào công trường sẽ được thực hiện. - Sắp xếp các khu vực chưa vật liệu xây dựng, thiết bị phù hợp không để chiếm lối đi lại. Các biện pháp giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân - Khu lán trại của công nhân cần phải được trang bị các tiện nghi cần thiết. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có nhà vệ sinh, nơi chứa rác phù hợp. - Thường xuyên kiểm tra sức khỏe công nhân nhằm phòng ngừa dịch bệnh, triệt tiêu khả năng lây nhiễm bệnh từ công nhân. - Khai thông cống rãnh, các vũng nước tù đọng, diệt trừ bọ gậy và muỗi đẻ phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết. - Phát động hoạt động của đoàn thể nhằm giải quyết các tệ nạn trong tập thể công nhân đồng thời đưa ra các quy định cụ thể đối với công nhân tại công trường. - Giáo dục ý thức công nhân trong việc bảo vệ môi trường, do khu vực sát với biển. - Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn công nhân về an toàn lao động. Trong những trường hợp sự cố, công nhân vận hành phải được hướng dẫn và thực tập xử lý theo đúng quy tắc an toàn. Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần được chi thị rõ ràng: + Vòi nước xả rửa khi sự cố, tủ thuốc và dụng cụ rửa mặt…. + Bình cung cấp oxy. + Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: cấp cứu, cứu hỏa…. Các biện pháp phòng chống cháy nổ Việc tập kết công nhân xây dựng dự án ít nhiều ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình, của chính những người lao động trực tiếp trên công trường. Do đó cần có những biện pháp cụ thể và chi tiết trong hạn chế khả năng cháy nổ như: - Khu vực để nguyên vật liệu tách biệt với khu vực thi công, cấm công nhân không hút thuốc gần khu vực này. - Bình chữa cháy, máy bơm, ống dẫn nước được trang bị và luôn trong tình trạng sẵn sàng chữa cháy khi gặp sự cố. Chống sét và các phương pháp phòng ngừa sét - Đơn vị thi công có trách nhiệm lắp đặt hệ thống thu sét tại các điểm cao của công trình theo quy phạm của nhà nước khi thi công xây dựng công trình. - Xây dựng hệ thống chống sét trực tiếp cho từng khu riêng biệt, sử dụng kim chống sét phóng điện sớm (ESE), sử dụng công nghệ Spark Gap không phóng xạ với cáp thoát sét bọc chống nhiễu chống hiện tượng sét đánh tạt ngang và kết hợp với hệ thống nối đất tổng trở thấp, dùng hóa chất giảm điện trở. - Đối với các tủ điện động lực, các tủ điện này được thiết kế bảo vệ sét lan truyền trên đường cấp nguồn và tín hiệu heo công nghiệp. Theo công nghệ này, thiết bị cắt lọc sét được thiết kế đa cấp: cấp 1 dùng khe phóng điện- GDT, cấp 2 dùng MOV và lớp thứ 3 dùng bộ lọc L-C hoặc SAD. - Các thiết bị cắt sét được thiết kế theo nhiều dòng tản sét: 150 KA cho tủ MSB, 100 KA cho một số MDB, 50 KA cho DB và LC. - Toàn bộ các thiết bị trên phải có thử nghiệm đạt tiêu chuẩn chống sét lan truyền IEC, ITU. 4.1.3. Trong giai đoạn vận hành 4.1.3.1. Giảm thiểu tác động đến môi trường nước Thu gom và thoát nước mưa - Trong toàn bộ các dự án mạng lưới thoát nước được bố trí theo từng khu vực, phụ thuộc vào địa hình cụ thể chia các lưu vực thoát nước hợp lí nhất - Dọc theo đường giao thông bố trí mương thu nước hai bên đường, tại các tuyến giao thông hai bên đường có độ dốc lớn cần có tường chắn chống sạt lở. Thu gom và thoát nước Xây dựng mạng lưới thu nước bẩn trong từng khu vực của dự án tập trung về trạm xử lý nước thải. Ở đây, nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945: 2005 cột B trước khi thải ra biển. Sơ đồ thoát nước như sau: Hình 4.1 Sơ đồ thoát nước của khu đô thị Nước mưa Cống thoát nước mưa Hồ lắng Nước thải sinh hoạt Hầm tự hoại ba ngăn Nước thải các khu đô thị Trạm xử lý nước thải Biển hoặc tưới cây - Hệ thống thoát nước thải: thoát nước tắm, rửa, giặt, các dịch vụ khác… được xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt chung của khu vực. - Hệ thống thoát nước tiểu, xí: thoát nước xí, tiểu được tập trung xả vào bể tự hoại được xử lý sơ bộ trước khi cho qua hệ thống xử lý nước thải tập trung. Biện pháp kĩ thuật xử lý nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hạng mục trong khu đô thị nhiễm bẩn chất hữu cơ cao, trong đó thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (BOD) dao động khoảng 300- 500 mg/l, tải lượng chất ô nhiễm hữu cơ (COD) trong khoảng 300-500 mg/l, thành phần chất rắn lơ lửng, thành phần chất rắn lơ lửng (SS) dao động trong khoảng 500- 1.500 mg/l. Có hai phương án xử lý nước thải của khu đô thị mới: Phương án 1: UBND thành phố Đà Nẵng đang đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải cho cả thành phố vì vậy toàn bộ nước thải của khu đô thị sẽ được thải trực tiếp vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án sau đó thải ra biển. Nếu phương án 1 không thi như đã dự định thì chủ đầu tư phải xây dựng công trình xử lý nước thải cụ thể như phương án 2 dưới đây: Phương án 2: Chủ đầu tư xây dựng một công trình xử lý nước thải cụ thể như sau: - Hệ thống thu gom và thoát nước của khu đô thị được xây dựng và thiết kế độc lập giữa nước thải và nước mưa chảy tràn. Đối với nước mưa: hệ thống thu gom, thoát nước bao gồm các rãnh thu nước quanh các công trình, mương bê tông có tấm đan thu nước mưa trên mặt bằng và mương bê tông hộp thoát nước chính. Nước mưa sau khi được thu từ các mái nhà, mặt bằng sẽ tập trung vào hệ thống cống chính và thoát ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. Trên cống có bố trí các hố ga (30-40m/ hố) vừa để thu nước mưa đồng thời lắng đất cát. Đối với nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt được xử lý theo hai cấp: + Cấp 1: Nước thải nhà vệ sinh được xử lý cục bộ tại các công trình ( nhà ở, khu thương mại, khách sạn, chợ…) thông qua bể tự hoại (ba ngăn) rồi thải ra mương thoát nước chung của khu dân cư. Bể tự hoại được thiết kế theo mẫu của Viện Tiêu chuẩn hóa - Bộ xây dựng. Dung tích bể được tính toán thiết kế phù hợp với lưu lượng nước thải. Các bể tự hoại tại mỗi công trình khi cần thiết được hút định kì bằng xe vệ sinh thông tắc cống. Nước thải chứa dầu mỡ, chất tẩy rửa được thu vào đường ống riêng rồi chảy ra mương thoát nước chung của khu dân cư. + Cấp 2: Nước thải sau khi xử lí cục bộ được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung đạt TCVN 6772: 2000 (mức B) rồi thoát ra mương thoát nước chung của thành phố. Trạm xử lý nước thải tập trung được thiết kế dựa trên các căn cứ sau: - Lưu lượng nước thải: 890m3/ngày - Yêu cầu về mức độ xử lý: TCVN 6772:2000 (mức B) - Nơi tiếp nhận: hệ thống thoát nước chung của thành phố Do nước thải sinh hoạt đã được xử lý qua bể tự hoại sau đó đưa về xử lý tập trung vì vậy chúng tôi đề xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu đô thị mới, với lưu lượng nước thải 890m3/ngày, thiết kế hệ thống xử lý với công suất 900m3/ngày theo biện pháp sinh học hiếu khí kết hợp lắng lọc bằng các modul hợp khối. Hệ thống này được ghép lại bởi 03 modul, mỗi modul có công suất 300m3/ngày. Tiến độ xây dựng khu đô thị đến năm 2014 nên sẽ xây dựng từng khu đô thị một. Nước thải sinh hoạt từ các nhà liền kề, biệt thự, khu nhà chung cư được xử lý riêng lẻ ở từng bể phốt 3 ngăn,sau đó được gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn bộ khu đô thị. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải tập trung Bể chứa điều hòa TB keo tụ lắng Bể hiếu khí cưỡng bức Sân phơi bùn Bể xử lý bùn Nước thải đã xử lý đạt TCVN 6772:2000 mức II Bể lắng lọc Hệ thống thoát nước chung của thành phố rồi ra biển Nước thải Lưới chắn rác Phèn nhôm Cấp khí Điều chỉnh pH Ban đầu nước thải được dẫn qua mương tách rác có bố trí song chắn rác nhằm tách rác, tạp chất thô là tác nhân có khả năng gây hỏng thiết bị và ảnh hưởng tới hiệu quả các công đoạn tiếp theo. Rác được vứt định kỳ, tập trung đổ ở tại nơi quy định cùng rác thải sinh hoạt. Tiếp đó nước thải được hệ thống bơm, bơm vào bể điều hòa rồi về thiết bị keo tụ và lắng, tại đây nhờ lực liên kết giữa các điện tích trái dấu, kích thước của các bong bùn được tăng lên và lắng xuống đáy thiết bị và được đưa về bể chứa bùn thông qua hệ thống ống thu gom. Nước sau khi xử lý hóa lý chảy về bể hiếu khí cưỡng bức là công trình xử lý chính có chức năng thực hiện quá trình phân hủy các chất ô nhiễm sự sự hoạt động của hệ vi sinh vật hiếu khí. Tại bể hiếu khí, một lượng oxy không khí thích hợp được đưa vào nhờ máy thổi khí giúp cho quá trình hoạt động và tăng trưởng tế bào của hệ vi sinh vật hiếu khí. Vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và bổ sung liên tục. Thời gian lưu của nước thải tại bể khoảng 2-2,5 giờ để đảm bảo quá trình phân hủy chất hữu cơ được hiệu quả. Tại đây, nhờ các vi khuẩn hiếu khí bám trên các đĩa vật liệu, nước thải gần như được xử lý triệt để các mùn hữu cơ và các nguyên tố như Nitơ có trong nước thải để tạo thành các sinh khối. Từ bể hiếu khí nước thải được đưa qua bể lắng lọc để tách các hợp chất rắn sinh ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí để tách các hợp chất rắn nhỏ hơn lơ lửng trong nước. Vật liệu lọc là cát sỏi loại nhỏ kết hợp với than hoạt tính có tác dụng lọc cặn. Bể lắng lọc định kỳ được xóc rửa và thay vật liệu. Nước thải được xử lý đạt TCVN 6772:2000 loại B rồi mới thải ra ngoài lưu vực tiếp nhận là hệ thống thoát nước thải chung của thành phố và ra biển. Sân phơi bùn được phun chế phẩm EM khử mùi 2 ngày/lần và xây dựng tường bao cao 2m để tránh mùi phát tán. Khi sân phơi bùn đầy sẽ được đưa di làm phân bón trồng cây. Hệ thống xử lý làm việc liên tục với 2 chế độ điều khiển tự động và bằng tay. Chế độ tự động sẽ tự hoạt động khi nước trong bể điều hòa đầy, chế độ bằng tay hoạt động khi chế độ tự động xảy ra hỏng hóc. Hệ thống xử lý nước thải được đề xuất ở trên khá đơn giản, hiệu quả. Chi phí xây dựng và thiết bị tính trên mỗi đơn vị xử lý nước thải theo giá hiện nay khoảng 4-5 triệu đồng/m3 nước thải, chi phí vận hành hệ thống xử lý theo giá hiện nay khoảng 2000 đồng/m3 nước thải. Với hệ thống xử lý này có thay thế, sửa chữa khi có sự cố và tăng công suất xử lý nước thải bằng cách bổ sung thêm các modul của Dự án. Quy trình xử lý nước thải được đề xuất có ưu điểm sau: - Nước thải sau xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm đạt TCVN 6772:2000 loại B phù hợp với việc xử lý nước thải sinh hoạt của khu dân cư tập trung. - Hệ thống được thiết kế có tính tự động cao, tốn ít nhân lực, vận hành đơn giản, không gây ô nhiễm phụ tới môi trường không khí. Mức đầu tư ban đầu và giá thành xử lý trên mỗi đơn vị nước thải thấp. - Hiệu quả xử lý cao, chiếm ít diện tích mặt bằng. 4.1.3.2. Biện pháp quản lý thu gom xử lý chất thải rắn Ban quản lý khu đô thị mới yêu cầu các hộ gia đình, các đối tượng khác trong khu dân cư có tham gia xả rác thải đều phải thu gom rác, đựng vào bao bì, để đúng nơi quy định. Cụ thể như sau: - Các hộ gia đình sẽ phân loai rác thải tại hộ gia đình vào bao bì riêng thành 3 loại: rác hữu cơ dễ phân hủy ( thức ăn thừa, rau quả…); Rác thải từ đồ hộp vỏ bao bì; Rác thải nguy hại ( gương kính vỡ, bóng đèn, pin, đồ điện tử…) rồi đổ vào 3 loại thùng chứa rác thải quy định như trên. - Cuối ngày công nhân vệ sinh của khu dân cư sẽ chuyển rác đến vị trí tập kết, sau đó công nhân môi trường của thành phố sẽ thu gom vận chuyển rác đi xử lý ( rác dễ phân hủy có thể làm phân bón và chế phẩm sinh học; rác đồ hộp bao bì có thể tái chế; rác nguy hại công ty môi trường đô thị sẽ liên hệ với Sở môi trường thành phố Đà Nẵng để được cấp sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại và thực hiện đúng các quy định về quản lý, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy chế quản lý chất thải nguy hại của nhà nước) hoặc đưa đi bãi chôn lấp rác của thành phố. Quy trình thu gom rác như sau: Rác sinh hoạt Thu gom, phân loại Các thùng chứa của khu dân cư Phương tiện thu gom công ty môi trường Đưa đi xử lý Bãi rác tập trung Ngoài ra, chính quyền địa phương phối hợp với ban quản lý thường xuyên phổ biến các quy định về vệ sinh môi trường. Yêu cầu các hộ dân và khu dịch vụ thực hiện nghiêm túc các quy định, đóng kinh phí vệ sinh môi trường đầy đủ, kịp thời… 4.1.3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí của dự án khu đô thị mới là biện pháp quy hoạch, kỹ thuật và biện pháp quản lý. Biện pháp quy hoạch Quy hoạch là một trong những biện pháp rất quan trọng trong công tác giảm thiểu tác hại của dự án đến môi trường. Trong quy hoạch dự án, quỹ đất dành cho cây xanh và các công trình khác phải phù hợp. Tổ chức thực hiện trồng cây xanh, cây cảnh bao quanh các đường đi nội bộ của dự án mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giảm thiểu các tác động đến môi trường không khí như: tạo bóng mát, cảm giác mát mẻ cho người dân, ngoài ra còn điều hòa vi khí hậu tại khu vực. Cây xanh còn có tác dụng che nắng, giữ bớt bức xạ Mặt Trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, che chắn tiếng ồn. Biện pháp quản lý Các hoạt động giao thông trong nội bộ đường giao thông gây ra khói và bụi có thể hạn chế bằng các biện pháp sau: - Vệ sinh bụi ở trên tuyến đường nội bộ, bãi đậu xe,… thường xuyên phun nước trong khu vực xung quanh, đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng. - Ban hành nội quy chung của khu đô thị, bãi đậu xe. Biện pháp kỹ thuật xử lý giảm ồn cho máy phát điện Thiết kế vỏ cách âm máy phát điện. Phương pháp này được các chuyên gia chống ồn xử lý như sau: -Trần nhà, 4 măt tường của phòng máy không sử dụng kết cấu giảm ồn, được thiết kế dự theo xây dựng ban đầu: trần nhà bê tông 200mm, bốc bức tường có chiều dày 200mm; - Thiết kế vỏ cách âm phù hợp với máy phát điện - Phía trước và sau phòng máyn phát điện có lắp đặt 6 cửa lá cách siêu âm, 2 cửa ở đường gió vào và 4 cửa ở đường thải gió ra; - Cửa gió cào và cửa thải gió nóng ra đặt bên trong vỏ cách âm và có thiết kế lắp đặt các tấm tiêu âm. Biện pháp giảm ồn rung trong các nhà máy hay làm là đặt máy phát ra tiếng ồn trên các gối lò xo, trên các đệm cao su cứng và xây móng cứng, chắc. Đối với máy phát điện công nghệ mới hiện nay thường lắp đặt đi kèm có các đệm lò xo giảm rung. Xử lý khí thải máy phát điện - Khí thải do máy phát điện dự phòng có nồng độ SOx, NOx không vượt quá tiêu chuẩn nên không cần xử lý. Khói thải được phát tán khi thải ra ống khói cao. - Khí thải máy phát điện dư phòng trong dự án được dẫn qua ống khói thải đưa lên mái công trình chiều cao ống khói thải cao hơn mái công trình 3m (ống khói đi qua hộp gai riêng và được bọc cách nhiệt rockwool). Hệ thống cấp hút gió thải - Gió thải các khu vệ sinh được hút bằng hệ thống quạt cục bộ riêng biệt đặt tại từng khu vực và thải ra sàn kỹ thuật. - Hệ thống thông gió cho phòng biến áp nhằm nhiệt độ gia tăng trong phòng không chênh lệch quá 12oC so với nhiệt độ bên ngoài. - Hệ thống thông gió cho phòng bơm và phòng tụ điện có tác dụng làm nhiệt độ gia tăng trong phòng không chênh lệch quá 12oC so với nhiệt độ bên ngoài. - Hệ thống xử lí nước thải các thiết bị vận hành xử lý hệ thống xử lý nước thải được đặt trong phòng kín để hạn chế tiếng ồn. Giảm thiểu tiếng ồn, chấn động Ô nhiễm tiếng ồn sau khi dự án vận hành do máy phát điện dự phòng, các thiết bị vận hành trạm xử lý nước thải và phương tiện vận chuyển ra vào khu dự án. Biện pháp khống chế tiếng ồn: - Bố trí máy phát điện cách xa khu dân cư, nghỉ ngơi của người dân … - Các hoạt động vui chơi giải trí không được hoạt động quá 22h hàng ngày. - Lắp đệm chống ồn trong quá trình lắp đặt máy. - Kiểm tra độ mòn chi tiết định kỳ, cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn do hoạt động của thiết bị vận hành trạm xử lý nước thải. Do mức độ ồn của các thiết bị vận hành trạm xử lý là không cao, nguồn ồn được giảm thiểu khi đặt các thiết bị này trong phòng kín. Biện pháp khống chế tiếng ồn do giao thông, vận chuyển: thiết kế đường giao thông, bãi đỗ xe có cự ly an toàn, không để tiếng máy hoạt động ảnh hưởng đến khu dân cư hay sử dụng các phương tiện giao thông nội bộ không gây tiếng ồn như xe. 4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố Là khu đô thị mới tập trung nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng đến môi trường và gây thiệt hại về kinh tế, con người. Trong khu đô thị mới phường Hòa Khánh Nam quận Liên Chiểu không chỉ có khoảng (….) người sinh sống mà còn có các hộ kinh doanh dịch vụ, khu thương mại dịch vụ với nhiều phương tiện tham gia giao thông nên việc phòng chữa cháy là rất cần thiết, phải đặt ra và thực hiện một cách nghiêm túc. 4.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị 4.2.1.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ Trước khi giải tỏa mặt bằng, san lấp công trình cần phải dọn sạch những thiết bị thường dùng của người dân dễ gây cháy nổ như bình ga, dây diện, xăng dầu, các chất gây nổ khác … 4.2.1.2 Phòng cháy các thiết bị điện Cần ngắt hệ thống điện và thu gom dây điện các dụng cụ liên quan khi cho di dân để phòng chống các trường hợp xấu xảy ra. 4.2.2 Trong giai đoạn xây dựng 4.2.2.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ - Bố trí đường cấp nước chữa cháy, đảm bảo áp lực và lưu lượng nước đủ cung cấp khi có cháy. - Bố trí một số họng chữa cháy xung quanh các công trình - Tạo ý thức cho mỗi công nhân làm việc an toàn 4.2.2.2 Phòng cháy các thiết bị điện - Các thiết bị điện phải tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, phải có thiết bị bảo vệ quá tải, đối với những khu vực nhiệt độ cao, dây điện phải đi ngầm hoặc bảo vệ kỹ thuật, ngắt cầu dao điện khi không có nhu cầu sử dụng, thường xuyên kiểm tra độ an toàn của công tắc, thiết bị điện. - Chủ đầu tư phải tổ chức buổi giáo dục nâng cao ý thức cho công nhân. Lập đội phòng cháy chữa cháy và trang bị đầy đủ phương tiện khi có sự cố. 4.2.3. Trong giai đoạn vận hành 4.2.3.1. Biện pháp phòng chống cháy nổ - Thiết lập các hệ thống báo cháy phải có đèn hiệu và thông tin tốt, các thiết bị và phương tiện phòng cháy hiệu quả. Tiến hành kiểm tra định kỳ các hệ thống có khả năng gây cháy nổ (hệ thống điện). - Bố trí các đường ống cấp nước đủ lưu lượng áp lực và tình trạng sẵn sàng khi có cháy xảy ra. - Hệ thống phòng cháy chữa cháy được bố trí phù hợp trong khu dân cư và trong các công trình công cộng. Quy mô và thiết bị được bố trí đáp ứng các quy định của nhà nước về an toàn phòng cháy và được cơ quan chức năng kiểm tra, chấp thuận. - Mặt bằng được bố trí bảo đảm các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy. Tổ chức hệ thống nội bộ hợp lý tuân theo các quy định, đảm bảo thoát người và tài sản ra khỏi khu vực nhanh chóng. - Các trụ và họng cứu hỏa lấy nước từ hệ thống cấp nước sinh hoạt, ví trí được bố trí đều và khoảng cách từ 150 đến 180m. Mạng lưới cấp nước có áp lực cao, đủ lưu lượng và có một số bể nước dự phòng. 4.2.3.2 Phòng cháy các thiết bị điện - Các thiết bị điện phải tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, phải có thiết bị bảo vệ quá tải, đối với những khu vực nhiệt độ cao, dây điện phải đi ngầm hoặc bảo vệ kỹ thuật, ngắt cầu dao điện khi không có nhu cầu sử dụng, thường xuyên kiểm tra độ an toàn của công tắc, thiết bị điện. - Một vấn đề quan trọng khác là chủ đầu tư phải tổ chức các buổi sinh hoạt chung nhằm nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho toàn thể cán bộ, nhân viên. Ngoài ra để tăng cường khả năng chữa cháy tại chổ cần thành lập đội phòng cháy chữa cháy và trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy khi có sự cố. - Thường xuyên kiểm tra tất cả các thiết bị điện, kịp thời thay thế các thiết bị đã hư hỏng, xuống cấp, kiểm tra sự an toàn về điện như: Khả năng rò rỉ, chập mạch, điện áp không ổn định, đặc biệt là các đường điện đi trong ống nhựa PVC, các thiết bị máy móc đều được tiếp địa thật an toàn. - Tạo được ý thức cho mỗi công nhân viên trong việc sử dụng điện, luôn luôn kiểm ngắt cầu dao sau khi sử dụng điện, thiết bị điện. 4.3. Các biện pháp hỗ trợ phòng chống sự cố Ngoài các biện pháp kỹ thuật và công nghệ là chủ yếu và có tính chất quyết định để giảm nhẹ các rủi ro, sự cố các biện pháp hỗ trợ sau đây cũng có thể làm giảm mức độ: - Giáo dục ý thức phòng chống cháy nổ cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Thực hiện thường xuyên và tổ chức các khóa học về phòng chống cháy nổ. - Phổ biến các quy định về an toàn điện, phòng chống cháy nổ kết hợp với các biện pháp thưởng phạt thích đáng với các cá nhân không tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ đã ban hành. CHƯƠNG V CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. Chương trình quản lý môi trường Trên cơ sở tổng hợp các hoạt động của dự án, các tác động xấu tới môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong quá trình xây dựng cơ bản cũng như khi dự án đi vào hoạt động được nêu tại các Chương 1, 3 và 4, chúng tôi đề ra chương trình quản lý môi trường như sau: Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường STT Nguồn gây tác động và các yếu tố ô nhiễm Biện pháp giảm thiểu Kinh phí Thời gian thực hiện Cơ quan thực hiện Cơ quan kiểm tra thực hiện Giai đoạn tiền thi công Phát quang Chất thải rắn Hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Đà Nẵng Thỏa thuận Hoàn thành trước khi triển khai thi công xây dựng Chủ đầu tư Sở TN&MT, UBND thành phố Đà Nẵng, và các cơ quan có liên quan khác Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp KT - XH Hỗ trợ một số tiền để người dân chuyển đổi nghề nghiệp 1.200.000.000 Hoàn thành trước khi triển khai thi công xây dựng Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng - Giải phóng mặt bằng: vận chuyển đất San nền, bùn đổ thải Bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung từ hoạt động của phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thi công - Lắp đặt hàng rào tôn; 50.000.000đ Trong quá trình san lấp mặt bằng và thi công xây dựng Chủ đầu tư Sở TN&MT, UBND thành phố Đà Nẵng, và các cơ quan có liên quan khác NTSH của công nhân xây dựng trong công trường - Bể tự hoại 3 ngăn 20.000.000đ Nước mưa chảy tràn Vệ sinh mặt bằng cuối ngày làm việc Thỏa thuận Chất thải rắn sinh hoạt Hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Đà Nẵng Thỏa thuận Chất thải rắn xây dựng - CTR vô cơ (bùn vét lớp bề mặt) đơn vị thi công đổ thải đúng nơi quy định; Thỏa thuận - CTR là kim loại, nhựa, bao bì,... dùng để bán phế liệu; Giai đoạn dự án đi vào hoạt động Hoạt động chính của khu Đô thị mới Phường Hòa Khánh Nam, q. Liên Chiểu, tp. Đà Nẵng Khí thải Trồng cây xanh, thảm cỏ 35.000.000đ Ngay khi công trình hoàn thành và kéo dài trong suốt quá trình hoạt động của Dự án Chủ đầu tư phối hợp với ban quản lý dự án Sở TN&MT, UBND thành phố Đà Nẵng và các cơ quan có liên quan khác Nước thải sinh hoạt Xử lý qua bể tự hoại cải tiến, HTXLTT bằng phương pháp hợp khối 2.000.000.000đ Nước mưa chảy tràn Thu gom bằng hệ thống mương 100.000.000đ Chất thải rắn sinh hoạt - Trang bị thùng đựng rác và xe gom 30.000.000đ - Hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Đà Nẵng Thỏa thuận Chất thải rắn nguy hại Thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định Thỏa thuận * chi phí vận hành ước tính 1m³ nước thải Chi phí vận hành ước tính trên 1m³ nước thải dao động trong khoảng từ 1.600-2.200 đồng tùy thuộc vào chi phí hóa chất ngoài thị trường cũng như loại hóa chất mà Chủ Đầu tư sử dụng. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động, Ban quản lý dự án sẽ lập một tổ môi trường và cử 1 đến 2 cán bộ chuyên trách vận hành hệ thống xử lý nước thải. 5.2 Chương trình giám sát môi trường Để đảm bảo các hoạt động của dự án luôn ổn định đồng thời khống chế các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường được đề xuất và thực hiện như sau: - Cần có biện pháp giám sát định kỳ chất lượng nước thải, khi thải và các chỉ tiêu ô nhiễm khác. Kiểm soát quá trình hoạt động. vận hành của hệ thống xử lý sao cho hiệu quả. - Kiểm tra định kỳ chất lượng nước đầu ra khi xử lý, hiệu quả xử lý để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. 5.2.1. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng Trong giai đoạn này, nguồn ô nhiễm chính cho môi trường không khí là tiếng ồn, độ rung và bụi phát sinh trong quá trình xây dựng công trình, vận chuyển nguyên vật liệu. Do thời gian xây dựng ngắn nên dự án không cần tiến hành giám sát trong giai đoạn này, ngoại trừ có sự khiếu nại của dân sống xung quanh khu vực dự án. Tuy nhiên dự án cũng sẽ thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm hạn chế thấp nhất các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường. 5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động Giám sát chất lượng không khí - Thông số giám sát: Vi khí hậu, bụi tổng cộng, tiếng ồn, nhiệt độ, SO2, NO2, CO, NH3, H2S, CH4. - Vị trí giám sát: 3 vị trí: + 01 điểm tại khu vực tái định cư. + 01 điểm tại khu dân cư cách khu vực dự án 500m + 01 điểm tại trạm xử lý nước thải - Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn TCVN 5937 - 2005, TCVN 5949 - 1998. - Tần suất giám sát: Tần suất tối thiểu 06 tháng một lần(2 lần/năm) và giám sát đột suất khi có sự cố môi trường hay có ý kiến khiếu nại của người dân địa phương. Giám sát chất lượng nước thải - Thông số giám sát: pH, COD,BOD, SS, tổng Nito, tổng photpho,dầu mỡ, Coliform, E.coli. - Vị trí giám sát: 04 vị trí + 01 điểm tại đầu vào của hệ thống xử lý + 01 điểm tại đầu ra của hệ thống xử lý + 01 điểm nước ngầm tại khu vực dự án(trong giai đoạn dự án sử dụng nước ngầm khi chưa có nguồn nước cấp của thành phố) - Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5945: 2005, cột B đối với nước sau khi xử lý - Tần suất giám sát: Tần suất tối thiểu 03 tháng/lần (4 lần/năm) và giám sát đột suất khi có sự cố môi trường hay ý kiến khiếu nại của nhân dân địa phương. Giám sát môi trường chất thải rắn - Cách thức lưu trữ và thu gom rác thải trong toàn khu dân cư - Cách tổ chức vệ sinh, thực hiện quy định xả bỏ rác trong toàn khu dân cư. Tần suất giám sát: tần suất tối thiểu 06 tháng/lần( 2 lần/năm) và giám sát đột suất khi có sự cố môi trường hay ý kiến khiếu nại của nhân dân địa phương CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 6.1. Ủy ban nhân dân và mặt trận Tổ quốc phường Hòa Khánh Nam Ủy ban nhân dân và mặt trận Tổ Quốc phường Hòa Khánh Nam có ý kiến như sau: -Thống nhất với chủ trương đầu tư xây dựng dự án tại khu vực lựa chọn theo quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh.Dự án được triển khai sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực về kinh tế xã hội cho phường Hòa Khánh Nam. - Trong quá trình xây dựng và khi khu đô thị mới đi vào hoạt động sẽ không tránh khỏi những tác động xấu đến môi trường do phát sinh các yếu tố ô nhiễm về nước, chất thải, chất thải rắn.Tuy nhiên, các tác động đều có thể khắc phục, giảm thiểu được bằng các biện pháp quản lý và kỹ thuật. - Đồng ý với những biện pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng ngừa sự cố đã đề xuất trong báo cáo và yêu cầu chủ đầu tư cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp quả lý, kỹ thuật để bảo vệ môi trường. + Về nước thải: Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý sơ bộ qua các bể tự hoại được thu gom, xử lý nội bộ tại mỗi công trình. Sau đó được tập trung về khu xử lý nước thải tập trung để xử lý triệt để trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. + Về rác thải: Thu gom, tập trung rác rác thải sinh hoạt tại điểm quy định của ban quản lý khu đô thị mới vào mỗi cuối ngày và được công ty môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng chuyên chở hàng ngày. 6.2 Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đã đi phỏng vấn trực tiếp người dân, sau đây là một vài ý kiến người dân: - Ông A - Đại diện phường Hòa Khánh Nam: Sau khi nghe chủ đầu tư và đơn vị tư vấn trình bày “Đánh giá tác động môi trường của dự án khu đô thị mới phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” tôi rất đồng ý với các giải pháp bảo vệ môi trường như báo cáo đã trình bày và rất hoan nghênh tinh thần của chủ đầu tư. Tuy nhiên, chủ đầu tư cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề môi trường, công trình thoát nước và hệ thống cống rãnh cho vùng dân cư phía trong đô thị. - Ông B: Tôi nhất trí với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm như đã nêu và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng như trong báo cáo đã cam kết. - Ông C: Dự án được triển khai sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực về kinh tế xã hội cho phường Hòa Khánh Nam. Đề nghị chủ đầu tư tạo điều kiện ưu tiên giải quyết lao động tại chỗ cho địa phương. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 1. Kết luận Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường cho dự án đã đựợc thực hiện đầy đủ theo nội dung đề ra. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo mẫu hướng dẫn nêu trong thông tư số 26/2011/TT- BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của bộ tài nguyên và môi trường quy định và nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011của chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết và toàn diện của dự án có thể rút ra một số kết luận chính sau: - Dự án được thưc hiện ở vị trí thuận lợi, phù hợp với quy hoạch. - Dự án khu đô thị mới phường Hòa Khánh Nam đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết một phần nhu cầu về nhà ở cho dân cư trong khu vực, góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị, đóng góp cho việc phát triển kinh tế địa phương và giải quyết việc làm cho một số lao động. - Hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án chưa bị ô nhiễm về không khí, nước ngầm và nước mặt. Đây là các chỉ thị môi trường cho phép đánh giá những diễn biến và thay đổi trong chất lượng môi trường tại khu vực dự án dưới tác động tiêu cực do hoạt động thi công xây dựng và hoạt đông lâu dài của dự án. - Quá trình thi công xây dựng và hoạt động lâu dài có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới kinh tế-xã hội và môi trường nếu không có các biện pháp phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường.. - Xuất phát từ việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ môi trường tại khu vực dự án, chủ đầu tư sẽ đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường dự án và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các phương án phòng ngừa, khống chế xử lý ô nhiễm môi trường đã đề ra trong báo cáo ĐTM. Dự án này đảm bảo đạt hoàn toàn các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. - Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có tiêu cực của dự án tới môi trường đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM này là những biện pháp khả thi, có thể đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã ban hành. 2. Cam kết Chủ đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải rắn như đã nêu trên bao gồm: + Thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt: Đạt TCVN 6772:2000 (mức B) + Thu gom, tập trung rác thải điểm tại các điểm quy định công ty môi trường trong khu đô thị mỗi ngày. Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường trong khu đô thị. + Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình giám sát môi trường hàng năm và các biện pháp bảo vệ môi trường khác. 3. Kiến nghị Qua quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án, chúng tôi nhận thấy báo cáo đã đã dự báo được những tác động đến môi trường một cách đầy đủ, chi tiết, có tính khoa học. Trên cơ sở đó đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm tương ứng, có tính khả thi và hiệu quả, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng và sở tài nguyên môi trường câp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án để dự án được triển khai đúng tiến độ. PHỤ LỤC Phụ lục 1 MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường) (1) -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số:... (Địa danh), ngày… tháng… năm… QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2) (3) Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Căn cứ (4) căn cứ (*) về việc giao trách nhiệm (ủy quyền) thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có); Theo đề nghị của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2) họp ngày… tháng… năm… tại…); Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2) đã được chỉnh sửa, bổ sung gửi kèm Văn bản số… ngày… tháng… năm… của (6); Xét đề nghị của (7), QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2) được lập bởi (6) (sau đây gọi là Chủ dự án) với các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Phạm vi, quy mô, công suất của Dự án: 1.1. … 1.2. … … 2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với Dự án: 2.1. … 2.2. … … 3. Các điều kiện kèm theo (nếu có): 3.1. … 3.2. … … Điều 2. Chủ dự án phải lập, phê duyệt và niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường của Dự án; nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng Dự án; lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án gửi cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức theo quy định tại Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Điều 3. Trong quá trình thực hiện nếu Dự án có những thay đổi so với các khoản 1 và 2 Điều 1 của Quyết định này, Chủ dự án phải có văn bản báo cáo và chỉ được thực hiện những thay đổi sau khi có văn bản chấp thuận của (1). Điều 4. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án là căn cứ để quyết định việc đầu tư Dự án; là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Dự án. Điều 5. Ủy nhiệm (8) thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định này. Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Nơi nhận: - Chủ dự án; - - Lưu … (3) (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) Ghi chú: (1) Tên cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án; (2) Tên đầy đủ của Dự án; (3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án; (4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1); (5) Văn bản của cơ quan (*) (được quy định tại khoản 2, Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) giao trách nhiệm (ủy quyền) cho (1) thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án (nếu có); (6) Tên doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án; (7) Thủ trưởng cơ quan thẩm định (cơ quan thường trực thẩm định) báo cáo ĐTM của dự án; (8) Cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án. Đối với dự án khai thác khoáng sản, trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt đồng thời với dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, nội dung quyết định phê duyệt còn phải thể hiện được đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phụ lục 2 MẪU CHỨNG THỰC BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường) (1) chứng thực: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2) được phê duyệt bởi Quyết định số… ngày… tháng… năm … của (3). (Địa danh), ngày… tháng… năm… Thủ trưởng cơ quan chứng thực (ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) Ghi chú: (1) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường giao trách nhiệm (ủy quyền) chứng thực; (2) Tên đầy đủ của Dự án; (3) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Phụ lục 3 MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường) (1) -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số:... (Địa danh), ngày… tháng… năm… QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường) của (2) (3) Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Căn cứ (4) Căn cứ (*) về việc uỷ quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có); Xét Văn bản số … ngày … tháng … năm … của (5) về việc đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường) của (2); Xét đề nghị của (6), QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường) của (2) gồm các Ông (Bà) có tên sau đây: STT Họ và tên Học hàm, Học vị Nơi công tác Chức danh trong hội đồng 1 … … … Chủ tịch 2 … … … Phó Chủ tịch 3 … … … Uỷ viên thư ký 4 … … … Uỷ viên phản biện 5 … … … Uỷ viên phản biện 6 … … … Uỷ viên … … … … … Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ xem xét, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường) của (2), chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và gửi kết quả cho (3). Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Điều 3. Các chi phí cho hoạt động của hội đồng được lấy từ nguồn … theo quy định của pháp luật. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. (7) và các thành viên hội đồng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 4 - Chủ dự án - … - Lưu … (3) (Ký, ghi họ tên, chức vụ, đóng dấu) Ghi chú: (1) Tên cơ quan tổ chức việc thẩm định hoặc cơ quan được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm (ủy quyền) tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM; (2) Tên đầy đủ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc dự án; (3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định; (4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1); (5) Tên doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án; (6) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định; (7) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu các cơ quan liên quan trực thuộc cơ quan tổ chức việc thẩm định; (*) Tên đầy đủ của văn bản của cơ quan tổ chức việc thẩm định uỷ quyền cho (3) thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án (2). Phụ lục 4 MẪU BẢN NHẬN XÉT VỀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DÀNH CHO THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG KHÔNG PHẢI ỦY VIÊN PHẢN BIỆN (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------------------- BẢN NHẬN XÉT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, (BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG) CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG 1. Họ và tên người nhận xét: … 2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: … 3. Nơi công tác (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail): … 4. Chức danh trong hội đồng: … 5. Tên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án: … 6. Nhận xét về báo cáo: 6.1. Nhận xét chung về những ưu điểm, mặt tích cực của báo cáo:.. 6.2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung (nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của báo cáo quy định tại Phụ lục 1.3, 1.5, 1.7 tương ứng với các loại hình báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Phụ lục 2.5 đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường):… 6.3. Những đề nghị và lưu ý khác (nếu có): … 7. Kết luận (nêu rõ một trong 3 mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua): … (Địa danh nơi viết nhận xét), ngày … tháng … năm … NGƯỜI VIẾT NHẬN XÉT (Ký, ghi họ tên) Phụ lục 4 (hình ảnh) CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO www.Danang.gov.vn www.yeumoitruong.com Gíao trình Đánh giá tác động môi trường của thầy T.s Võ Văn Minh, ĐHSP – ĐHĐN 2011. Sách Cơ sở đánh giá tác động môi trường do Lê Xuân Hồng chủ biên, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2006. Sách ô nhiễm không khí và xử lí khí thải do Trần Ngọc Chấn chủ biên, NXBKHKT, 1999. Sổ tay xử lý nước – tập một. Chủ biên: Trần Hữu Nhuệ, NXBKH và Kĩ thuật Hà Nội 2000, Sách xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – tính toán thiết kế công trình. Chủ biên: Lâm Minh Triết, NXB ĐHQG HCM. Sinh thái Môi trường, chủ biên: Lê Huy Bá DANH SÁCH NHÓM 3 - LỚP 08CDL 1. Nguyễn Hồ Xuân Anh 2. Hoàng Thị Bé 3. Đinh Thị Hiền 4. Phạm Thị Lành 5. Nguyễn Lê Khải 6. Đậu Thị Mỹ Thêu 7. Nguyễn Thị Thúy 8. Hoàng Thị Ngọc Trâm 9. Nguyễn Hải Yến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc272NH GI TC 2727896NG MI TR4317900NG D7920 N KHU.doc
Tài liệu liên quan