Đề tài Đánh giá tác động môi trường Xây dụng tuyến đường

Đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê là công trình hạ tầng giao thông ngoài hàng rào phục vụ cho việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Trong thời gian từ 5-10 năm tới thì tuyến đường nối từ Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê là tuyến đường chính để vận chuyển vật tư thiết bị khai thác mỏ. Đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê là tuyến đường vành đai phía Đông thành phố Hà Tĩnh đã được xác định trong quy hoạch phát triển không gian đô thị Thành phố Hà Tĩnh vào năm 2007 và là tuyến đường nối Quốc lộ 1A với đường quốc lộ ven biển đã được xác định trong quy hoạch phát triển tổng thể mạng lưới GTVT đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Ngoài mục tiêu phục vụ kịp thời cho việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê giai đoạn 2008 đến 2010 là vận chuyển trang thiết bị cung ứng cho khu mỏ thì việc xây dựng tuyến đường này rất sức cần thiết cho việc phát triển Thành phố Hà Tĩnh trong tương lai được các cấp các ngành của Hà Tĩnh đang gấp rút triển khai. Tuyến đường được đầu tư xây dựng sớm góp phần quan trong trong việc phát triển hệ thống giao thông vận tải phục vụ sản xuất công nghiệp, giao lưu hàng hoá, du lịch dịch vụ, an ninh quốc phòng cho toàn bộ vùng mỏ và vùng kinh tế biển ngang của Hà Tĩnh; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, dân sinh vùng biển ngang Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên. Tuyến đường sẽ góp phần tạo thành một hệ thống giao thông thông suốt không chỉ cho mỏ sắt mà còn kết nối được với hệ thống đường ven biển góp phần phát triển kinh tế du lịch và các ngành kinh tế, văn hoá xã hội khác trong tỉnh và giao lưu với các tỉnh thành khác. Tuy nhiên việc triển khai dự án sẽ chiếm dụng một phần đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất vườn và đất xây dựng, làm phát sinh khí thải, nước thải và chất thải rắn do đó tác động đến đời sống các hộ dân đang sinh sống dọc theo tuyến đường chạy qua cũng như đến môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước, cảnh quan, hệ sinh thái. Mặc dầu vậy có thể nhận định là tác động do dự án gây ra là không lớn và có thể thực hiện các giải pháp giảm thiểu thông qua chương trình giải phóng mặt bằng và thi công hợp lý, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân sinh sống dọc theo tuyến đường. Chủ dự án chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

doc85 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường Xây dụng tuyến đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh trật tự, tệ nạn xã hội. -Việc hình thành các khu dân cư dọc theo tuyến đường, nếu không được quy hoạch sẽ dẫn đến hiện tượng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè làm nơi buôn bán gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến giao thông. Sau khi đánh giá tác động môi trường, chúng tôi đưa ra tổng hợp đánh giá các tác động trên như trong bảng 3.8. Bảng 3.8: Ma trận đánh giá tác động của Công trình lên môi trường GĐ thực hiện Yếu tố MT GĐ GPMB GĐXD GĐVH VC NVL TC cầu TC đường 1. Môi trường vật lý - Chất lượng không khí 0 -2 -1 -1 -1 - Tiếng ồn 0 -1 -2 -1 -1 - Chất lượng nước mặt 0 0 -1 0 -1 - Chất lượng nước ngầm -1 0 -1 -1 0 - Môi trường đất -1 -1 0 -1 0 2. Hệ sinh thái - Hệ sinh thái trên cạn -2 -1 0 -1 +1 - Hệ thủy sinh 0 -1 -2 0 0 3. Hệ thống thủy văn - Dòng chảy 0 0 -1 0 -1 4. Kinh tế xã hội - Sử dụng đất -2 0 0 0 +5 - Sức khỏe cộng đồng -1 -2 -1 -1 +5 - Giao thông 0 -2 0 -1 +10 - Xã hội -2 -1 0 0 +5 - Phát triển kinh tế 0 0 0 0 +10 - Cảnh quan, di tích, công trình văn hóa 0 -1 -1 0 +5 -9 -12 -10 -7 +42 Tổng cộng -37 +37 Ghi chú: Thang điểm như sau: (-3) Tác động tiêu cực mức độ đáng kể; (-2) Mức độ vừa; (-1) Mức độ nhỏ. (0) Không tác động. (+1) Tác động tích cực mức độ nhỏ; (+5) Mức độ mạnh; (+10) Mức độ rất mạnh. Bảng ma trận cho thấy, tác động tiêu cực chủ yếu là tác động trong thời gian thi công xây dựng đây là các tác động mang tính tạm thời, phạm vi tác động nhỏ do đó tác động được giảm nhẹ. Tuy nhiên, cần phải áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật, giáo dục để hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các tác động trong giai đoạn vận hành, khi công trình đi vào hoạt động là các tác động cơ bản, lâu dài, là các tác động mang giá trị dương, đây tác động tích cực. Các tác động này góp phần phát triển kinh tế xã hội cho khu vực nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế của toàn tỉnh nói chung. 3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG Trong các phương pháp áp dụng, phương pháp thu thập và thống kê thông tin tư liệu, phương pháp khảo sát và đo đạc hiện trường dựa trên cơ sở thống kê điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội khu vực, khảo sát và đo đạc hiện trạng các thành phần tự nhiên khu vực dự án theo tiêu chuẩn Việt Nam nên có độ tin cậy cao. CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU: 4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu trong GĐ giải phóng mặt bằng của dự án Giảm thiểu tác động của quá trình GPMB Trên thực tế, công tác đền bù và giải phóng mặt bằng là một công đoạn rất phức tạp trong quá trình thực hiện Công trình. Để giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội cũng như giảm thiểu các tác động môi trường trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư cần: - Thực hiện theo đúng tinh thần Quyết định số 3037/QĐ/BGTVT ngày 14/10/2003 của Bộ Giao thông Vận tải về việc quy định và hướng dẫn trình tự thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các Công trình công trình giao thông, Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính, Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. - Tổ chức các cuộc họp phổ biến, họp tham vấn ý kiến cộng đồng về Công trình, nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân về Công trình, về sự cần thiết của Công trình, về những lợi ích từ Công trình, về tính hợp lý của việc đền bù giải phóng mặt bằng,... - Tiếp xúc và làm việc với chính quyền địa phương để triển khai thành lập bộ máy tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và thành lập cơ chế phối hợp quan hệ làm việc, thành lập ban đền bù giải phóng mặt bằng. - Chính sách cụ thể về đền bù, hỗ trợ của Công trình trên cơ sở xác định, tính toán giá trị đất, giá trị tài sản trên đất... Qua kinh nghiệm các Công trình đã được thực hiện, một phần các mâu thuẫn xã hội phát sinh do sự thiếu hiểu biết của người dân về Công trình cũng như các phương án đền bù. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến Công trình đến người dân như trên là hết sức quan trọng. Công tác đền bù: Sau khi thống nhất và công bố phương án đền bù đến người dân, các bước thực hiện cần thiết tiếp theo là: - Thực hiện đúng theo các quy định, hướng dẫn của Chính phủ và UBND tỉnh về việc đền bù cho các công trình, tài sản bị ảnh hưởng bởi Công trình; - Tiến hành đền bù đầy đủ trước khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; - Phối hợp nhịp nhàng giữa các bên, các thành viên trong ban đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện nhanh chóng công tác đền bù; - Lưu biên bản đền bù có ý kiến đồng ý và chữ ký của người được đền bù. Tổ chức và thực hiện giải phóng mặt bằng Tổ chức giải phóng mặt bằng được thực hiện sau khi công tác đền bù hoàn tất. Các hoạt động trong công tác này bao gồm: - Thông báo trước đến chính quyền địa phương cũng như người dân chịu ảnh hưởng bởi Công trình trước khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; - Xác định chính xác hướng, tuyến đường đi qua cũng như các công trình tài sản cần giải phóng theo thiết kế bằng các biện pháp như sử dụng máy đo đạc, cắm mốc,...; - Chủ đầu tư, chính quyền địa phương và người dân kết hợp thực hiện giám sát đơn vị, cá nhân được thuê giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo thực hiện công tác đúng theo thiết kế và tránh những xung đột với người dân trong quá trình thực hiện. Công tác di dân, tái định cư : Do số hộ phải di dời không lớn nên để giảm thiểu tác động của việc di dân, tái định cư chúng tôi chọn phương án sau : - Đền bù di dời bằng việc cấp đất tại chỗ để dân xây dựng nhà mới. Khu tái định cư với diện tích 27.300m2 (gồm đất ở 280m2/hộ và đất hạ tầng cơ sở) dự kiến bố trí dọc theo tuyến thuộc các xã Hộ Độ, Thạch Trị, Thạch Thắng, Cẩm Vịnh. - Đền bù phần đất trên cơ sở xây dựng nhà ở bằng cấp đất mới tương đương, phần đất thổ cư còn lại sẽ được đền bù bằng tiền. Đền bù nhà cửa, công trình bằng tiền để xây dựng nhà mới. - Hỗ trợ tiền phá dỡ, ổn định nghề nghiệp và tiền thuê nhà chờ cho đến khi có nơi ở mới. Giảm thiểu tác động đến môi trường đất Để giảm thiểu tác động đến môi trường đất trong giai đoạn này chúng tôi đưa ra các biện pháp sau: Khi tháo dỡ các công trình xây dựng, chặt cây, bóc lớp phủ thực bì chuẩn bị mặt bằng cho việc thi công chúng tôi sẽ tiến hành phân loại chất thải. Đối với những loại có thể tái chế hoặc sử dụng cho mục đích khác sẽ được thu gom để tiện sử dụng. Đối với những loại chất thải rắn cần phải xử lý thì tổ chức thu gom và hợp đồng với đơn vị vận chuyển chất thải rắn ở địa phương (Tổ đội vệ sinh môi trường, hợp tác xã môi trường hay Công ty môi trường đô thị) vận chuyển đến bãi chôn lấp, xử lý rác của huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên hoặc thành phố Hà Tĩnh (đoạn đường đi qua địa phương nào thì hợp đồng và xử lý ở địa phương đó). Riêng đối với các loại chất thải dễ phân hủy từ việc đốn hạ cây cối, phá bỏ lớp phủ thực bì được xử lý tại chỗ bằng biện pháp thu gom, đốt tại những khoảnh đất trống, xa các khu vực nhạy cảm hoặc đổ lấp vào những vùng đất thấp trũng. Giảm thiểu tác động đến môi trường nước Tác động đến môi trường nước trong giai đoạn này chủ yếu là do nước mưa rửa trôi. Biện pháp tốt nhất chúng tôi chọn nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường nước ở giai đoạn này là cần khơi thông cống rãnh thoát nước trên tuyến đường và thực hiện tốt các biện pháp thu gom rác thải nói trên nhằm tránh sự phân huỷ gây ô nhiễm môi trường nước. Giảm thiểu tác động đến không khí Các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường không khí ở giai đoạn này là: - Khi tháo dỡ các công trình xây dựng có biện pháp che chắn tránh phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Trường hợp tháo dỡ công trình gặp lúc trời hanh khô sẽ tưới ẩm nhằm giảm thiểu lượng bụi phát tán. - Trong quá trình vận chuyển chất thải đi xử lý sử dụng các phương tiện tốt, dùng bạt che chắn trên cung đường vận chuyển. Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái Một số biện pháp sẽ được áp dụng nhằm giảm thiểu tác động đối với tài nguyên sinh vật bao gồm: (1). Thực vật : - Hạn chế việc phát quang thảm thực vật quá mức, vượt ngoài phạm vi dự kiến thi công; - Trồng lại các thảm thực vật bị bóc bỏ, chú trọng việc che phủ thực vật ở những vùng đất mới đắp, đặc biệt là những nơi có nền đất yếu để hạn chế xói mòn đất; (2). Động vật : - Hạn chế việc chặt phá quá mức thảm thực vật khi thực hiện Công trình làm xáo động môi trường sống của động vật. - Hồi phục thảm thực vật ban đầu để trả lại nơi cư trú cho các loài động vật, thu hút các loài động vật nơi khác về cư trú, làm tăng thêm tính đa dạng của khu vực. Giảm thiểu tác động đến môi trường xã hội Nhìn chung việc xây dựng tuyến đường có tác động tích cực đến tâm lý của nhân dân các xã có tuyến đường đi qua vì những lợi ích thiết thực mang lại cho các hộ dân định cư trên tuyến đường nói riêng cũng như cho sự phát triển chung của khu vực. Các công trình kiến trúc trong phạm vi phải giải tỏa không lớn, chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách đền bù cho các hộ gia đình theo quy định của Nhà nước, chi tiết đến từng hạng mục. Đối với những vùng đất nông nghiệp chưa cần giải phóng mặt bằng cho việc thi công sẽ để cho người dân tiếp tục canh tác. Việc làm này vừa góp phần giảm nhẹ sức ép chuyển đổi nghề nghiệp của người dân, vừa giúp giảm tác động lên môi trường đất. 4.1.2 Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu tác động trong giai đoạn thi công dự án: Như đã đánh giá ở chương 3, giai đoạn thi công Công trình là giai đoạn gây tác động lớn nhất đối với môi trường. Do đó, việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn này rất quan trọng. Trong đó, việc lựa chọn biện pháp thi công của nhà thầu có vai trò quyết định quan trọng đến việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếp theo. Nhóm ĐTM đề xuất biện pháp thi công cuốn chiếu, thi công theo từng công đoạn để dễ kiểm soát và hạn chế ô nhiễm trên diện rộng. Ngoài ra, một số biện pháp quản lý và kỹ thuật khác được đề xuất như sau: Giảm thiểu tác động đến môi trường đất và sạt lở: Như đã nói ở Chương 3, tác động lớn nhất lên môi trường đất ở giai đoạn này là hoạt động phát quang lớp phủ thực vật, đào đất, đổ thải đất đá. Ngoài ra, môi trường đất trong khu vực còn bị tác động bởi rác thải (rác sinh hoạt và rác sản xuất), ô nhiễm bởi dầu mỡ .v.v.. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực này, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau: - Hạn chế tối đa việc phát quang lớp phủ thực vật, trồng lại cây và nhanh chóng phục hồi thảm thực vật tại những vùng đất đã bóc lớp phủ thực vật; khống chế tốc độ và lưu lượng nước bằng cách tăng cống thoát và chọn vị trí đặt cống thích hợp. - Trồng cây tại những vùng đất lộ và tại các mái dốc nhằm làm giảm nguy cơ sạt lở và giữ ổn định mái dốc. Thảm thực vật (cỏ và các loại cây bụi) có khả năng tạo ra liên kết bề mặt có tác dụng tích cực chống xói lở và bào mòn. - Những giải pháp kỹ thuật để bảo vệ mái dốc bao gồm: ổn định đường đào, tạo rãnh thu nước tại đỉnh và chân dốc, tạo bậc để giảm độ dốc, kè đá và chèn đá xen lẫn trồng cây vào mặt mái dốc, làm tường chắn, gia cố đất tạo ra tường chắn với những neo sâu vào đất, phun bê tông hoặc sử dụng vải địa kỹ thuật. - Lựa chọn thời kỳ thi công tốt nhất (tránh thời kỳ mùa mưa) để hạn chế nguy hiểm do xói lở, tạo chỗ thích hợp chứa lớp đất hữu cơ và sử dụng lại chúng sau này. Giảm thiểu tác động đến môi trường nước (1). Nước thải xây dựng - Lót đáy các vị trí trộn vữa, xi măng để hạn chế nước trộn thấm vào đất gây ô nhiễm môi trường. - Thu gom dầu mỡ bôi trơn tại các bãi đỗ xe để xử lý, không để chảy tràn hoặc thải tự do ra công trường. - Dẽ lau dầu mỡ sẽ được thu gom cẩn thận, không vứt bừa bãi ra môi trường, tránh dầu mỡ theo dòng nước mưa chảy vào khu vực nước tiếp nhận. (2). Nước thải sinh hoạt - Đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng nước để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, tắm rửa, vệ sinh...cho công nhân - Tại các khu vực lán trại sẽ bố trí các công trình vệ sinh tự hoại, các bể phốt này được đặt ở vị trí có nền cao hơn nền xung quanh để tránh ngập úng, trôi rữa khi có mưa và bố trí về cuối hướng gió đối với khu sinh hoạt và làm việc tập trung của cán bộ, công nhân để tránh ảnh hưởng của mùi hôi đến khu dân cư, công nhân trên công trường và khu lán trại. (3). Nước mưa chảy tràn - Tạo các rãnh thoát mưa trên bề mặt khu vực công trường, dẫn về các hố lắng tạm thời sau đó mới được đổ ra các lưu vực tiếp nhận. - Xây dựng các nhà tạm chứa các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công để tránh tác động của nước mưa chảy tràn. - Hạn chế các hoạt động đào đắp, thi công vào những ngày mưa để tránh hiện tượng trôi rữa chất ô nhiễm trên bề mặt, ảnh hưởng đến môi trường nước và gây mất mỹ quan khu vực. Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn Sẽ hạn chế ảnh hưởng đến môi trường không khí bằng các giải pháp sau: Đối với hoạt động vận chuyển đất, nguyên vật liệu: - Sử dụng xe vận chuyển đã qua kiểm định của cơ quan chức năng, đảm bảo khối lượng khí thải và độ ồn phát sinh khi hoạt động nằm trong giới hạn cho phép. Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ Không chở quá trọng tải quy định - Tăng cường bảo dưỡng và đánh giá chất lượng khí thải của xe, không sử dụng xe đã quá niên hạn sử dụng. - Phủ bạt che chắn kín các xe chuyên chở đất, nguyên vật liệu rời để hạn chế sự lan tỏa của bụi. - Phun nước làm ẩm bề mặt khu vực đào đắp đất và công trường thi công để giảm lượng bụi phát sinh vào giờ cao điểm (7h, 10h30 - 11h30 ; 1h30-2h; 5h-7h) đặc biệt quan tâm đến các khu vực đi qua nhà dân. - Bố trí lịch thi công hợp lý nhằm hạn chế số giờ thi công vào ban đêm nơi tuyến đường qua khu dân cư. Đất bóc đến đâu được vận chuyển đi đắp nền đến đó, không để tồn đọng. Không chở nguyên vật liệu quá đầy hay quá tải trọng. Để giảm thiểu tiếng ồn từ máy móc thiết bị và các phương tiện xe cơ giới, dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau: - Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, thay thế các bộ phận bị truyền động bị do dão, lắp đặt và bảo trì các thiết bị giảm thanh. - Không vận hành các loại máy đào, máy xúc, xe lu và các thiết bị gây tiếng ồn cao vào khoảng thời gian từ 12h – 13h và 22h – 6h hàng ngày. Đối với khí thải từ hoạt động nấu, rải nhựa đường - Các trạm nấu nhựa đường được đặt cuối hướng gió để hạn chế đối tượng chịu tác động do sức nóng và khí thải phát sinh từ hoạt động nấu và rải nhựa đường. - Sẽ trang bị ủng, găng tay, bịt mặt, áo quần bảo hộ...cho công nhân để tránh ảnh hưởng bởi nhiệt, khí và tai nạn lao động có thể xảy ra như bỏng, cháy... Mùi hôi do trầm tích hữu cơ, trầm tích sét và mùi thối của khí H2S trong quá trình làm mố và dầm cầu. Lượng đất khi hút lên được đỗ vào vị trí thích hợp, chủ đầu tư sẽ làm việc với chính quyền địa phương để chọn vị trí đổ thích hợp hoặc đem phơi trước khi tận dụng lại (như san lấp mặt bằng). Khí thải phát sinh từ các lán trại tạm và khu vệ sinh tạm - Các nhà vệ sinh tạm cần được xây dựng ở cuối hướng gió đối với khu sinh hoạt và làm việc tập trung của cán bộ, công nhân; - Dọn dẹp vệ sinh nhà ăn tránh vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi ra môi trường; - Đặt các thùng rác để thu gom rác thải, hạn chế việc xả rác trên trong lán trại, trên công trường. Đối với tác động do bức xạ nhiệt, nhiệt dư: Cần trang bị cho công nhân kính chuyên dùng để chống tác hại của bức xạ nhiệt. Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan - Trong quá trình thi công, chúng tôi tuyệt đối không xâm phạm đến phần diện tích bên ngoài ranh giới giải phóng mặt bằng. - Các hoạt động đào đắp và thi công tuyệt đối không làm ngăn chặn nguồn nước, xả các chất thải (dầu mỡ từ các phương tiện cơ giới) vào nguồn nước. - Hạn chế mức độ xáo động các tầng nước tại khu vực, có biện pháp quản lý phù hợp, không thải các tác nhân ô nhiễm xuống sông ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như đời sống thủy sinh; - Đổ lấp bê tông được thực hiện vào thời điểm cường độ dòng chảy thấp, nếu cần phải tiến hành ngăn hoặc đổi hướng dòng chảy; Đối với tác động do chất thải rắn: Bố trí các thùng chứa rác thải di động trên công trường, xây dựng bể chứa rác tạm thời để tập trung rác và vận chuyển đi xử lý chôn lấp theo hợp đồng với các hợp các đơn vị có chức năng thu gom xử lý. Cụ thể như sau: - Đối với đoạn công trình đi qua địa phận huyện Thạch Hà sẽ hợp đồng với Hợp tác xã môi trường huyện Thạch Hà. - Đoạn đi qua địa phận Thành phố Hà Tĩnh sẽ hợp đồng với Công ty Quản lý công trình đô thị thành phố Hà Tĩnh. - Đoạn đi qua địa phận huyện Cẩm Xuyên sẽ hợp đồng với Tổ vệ sinh môi trường thị trấn thu gom về bãi chôn lấp tại Cẩm Quan. Đối với chất thải nguy hại: - Dẻ lau có dính dầu mỡ, bóng đèn neon tại các lán trại của công nhân sẽ được thu gom quản lý theo đúng quy định theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ TN&MT. Quản lý ngăn chặn rò rỉ xăng dầu hay các vật liệu độc hại khác vào đất. Giảm thiểu các tác động đến dòng chảy sông (tại vi trí thi công cầu) - Dọn dẹp các vật dụng, thiết bị phục vụ thi công trên lòng sông, mố cầu để không làm cản trở dòng chảy của dòng sông sau khi thi công xong. - Nạo vét kênh mương sau khi hoàn thành công trình để trả lại hiện trạng ban đầu cho lòng kênh, không để chất thải ứ đọng gây ô nhiễm, cản trở dòng chảy. Giảm thiểu các tác động đến hoạt động giao thông (đoạn qua khu vực) (1). Đối với giao thông đường bộ: Đảm bảo an toàn giao thông khi có sự tăng đột biến về lưu lượng các phương tiện vận tải qua lại tuyến đường đến khu vực thi công, cụ thể: - Phân luồng để lần lượt từng xe đi vào khu vực, thực hiện nghiêm ngặt việc điều tiết xe ra vào khu vực; - Các khu vực đang thi công hoặc các khu vực nguy hiểm sẽ có bảng chỉ dẫn, biển báo rõ ràng theo đúng quy định về an toàn thi công công trình xây dựng; (2). Đối với giao thông đường thuỷ: Để đảm bảo an toàn tạo điều kiện cho đơn vị thi công thuận lợi, kịp tiến độ và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, chúng tôi sẽ: - Lập kế hoạch, quy chế đi lại cho các phương tiện qua khu vực, hướng dẫn, phổ biến quy chế và thông báo thời gian cấm qua lại cho mọi người tham gia giao thông đường thủy được biết; - Đối với các thiết bị phục vụ thi công sẽ được bố trí các biển báo hiệu, đèn báo hiệu vào ban đêm theo Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa VN quy định; - Khi ngừng thời gian thi công, đơn vị thi công sẽ tổ chức thu dọn hiện trường để thông tuyến nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông đường sông; - Phối hợp với đơn vị chức năng về quản lý đường sông để thực hiện công tác điều tiết giao thông thủy, đảm bảo an toàn trên đoạn sông thi công. Giảm thiểu tác động đến đời sống cộng đồng và các hoạt động kinh tế - Thực hiện tốt các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên trên tuyến thi công. - Tiến hành phân luồng thi công và bố trí các biển hiệu, người cảnh giới hướng dẫn phương tiện đi qua khu vực thi công. - Quá trình thi công tuyệt đối không xâm phạm vào các khu đất ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng khi chưa được sự đồng ý của cộng đồng và chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền. 4.1.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn sử dụng công trình: Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn: Không để công trình kiến trúc lấn chiếm đất lưu không của đường giao thông. Thực hiện các biện pháp quản lý như: + Cấm các loại xe không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn khí thải theo quy định của Nhà nước đi vào tuyến đường; + Quy định thời gian hoạt động đối với một số loại xe; + Đặt biển báo cấm kéo còi dài hơi đối với phương tiện giao thông đang lưu thông trên tuyến đường;… - Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng giám sát, kiểm tra các phương tiện lưu thông trên đường. - Tất cả các xe đảm bảo đã qua kiểm định về mức ồn và khí thải phát sinh đạt tiêu chuẩn về môi trường và không chở quá tải trọng quy định. - Bố trí đầy đủ hệ thống biển hiệu quy định tốc độ hay cấm còi khi đi qua khu vực tập trung dân cư. - Trồng các dải cây xanh 2 bên đường. - Định kỳ làm vệ sinh mặt đường, không để đất đá vương vãi trên đường. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước, môi trường đất: Như đã nói, việc đầu tư xây dựng tuyến đường đảm bảo không làm thay đổi dòng chảy nước mặt mà còn có tác dụng tích cực khơi thông dòng chảy của khu vực dọc tuyến đường và các vùng lân cận. Những đoạn rãnh dọc cắt qua đường ngang, ngõ rẽ, dự án sẽ thiết kế đậy bản bê tông cốt thép chịu lực tường xây đá hộc vữa XM100. Tại các đường rẽ vào các cơ quan, xí nghiệp và tại các giao cắt trên tuyến đường, dự án thiết kế cống ngang đặt bản BTCT chịu lực, đổ bê tông mũ mố, đảm bảo giao thông đường rẽ và thoát nước tốt. Trong quá trình sử dụng, chúng tôi sẽ thực hiện các giải pháp sau để giảm thiểu tác động đến môi trường đất và môi trường nước như sau: - Đắp bù phụ những vị trí lề đường, mái ta luy bị xói cục bộ, không để nước đọng hay xói lở. - Thường xuyên tiến hành khơi thông cống rãnh, không để xảy ra tình trạng tù đọng cục bộ. - Kiểm soát các hoạt động vận chuyển có thể xảy ra sự cố rò rỉ các chất gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước. - Khi có các sự cố về tai nạn giao thông trên đường và cầu làm chảy tràn dầu, xăng ra lòng đường và sông chúng tôi sẽ hợp đồng với các cơ quan đủ năng lực để thu gom hạn chế đến mức thấp nhất tác động đến môi trường đất, nước. Các biện pháp quản lý chất thải rắn - Ban quản lý dự án sẽ thành lập một đơn vị quản lý bảo dưỡng đường có nhiệm vụ thực hiện duy tu và làm vệ sinh trên tuyến đường (khơi thông cống rãnh thoát nước, thu gom rác thải, trồng cây xanh tạo cảnh quan,...). - Tuyên truyền, giáo dục người dân ý thức giữ vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi trên cầu, đường gây mất mỹ quan khu vực. 4.2. ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG: 4.2.1. Sự cố cháy nổ và sự cố lao động Để phòng ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình triển khai dự án tới môi trường xung quanh thì việc thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường là rất cần thiết. Chủ đầu tư cam kết thực hiện các công tác sau: Công tác an toàn lao động: - Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành đặc biệt là những công nhân làm việc tại các khu vực dễ xảy ra tai nạn lao động. - Hướng dẫn cho công nhân các quy trình kỹ thuật cũng như các qui tắc an toàn vận hành các thiết bị thi công. - Trong quá trình sản xuất, phải tuân thủ các quy trình, quy phạm bắt buộc sau: + Quy phạm và nội quy về an toàn lao động: Các thiết bị dùng điện đều được nối đất có điện trở tiêu chuẩn, các bộ phận truyền động bằng đai, phớt có lưới bảo vệ, các sàn công tác có lan can và hàng lang. Tất cả thiết bị thi công làm việc trên công trường được xây dựng quy trình vận hành và nội quy an toàn lao động treo nơi dễ nhìn thấy. + Thường xuyên kiểm tra an toàn đối với các thiết bị dùng điện, thiết bị truyền động ( cu roa, băng tải, ...), hệ thống kho dự trữ nhiên liệu (xăng dầu, nhựa đường,...). + Thực hiện quy định phòng, chống cháy theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành: Trên công trường thường xuyên dự trữ các bình chữa cháy CO2, tập huấn về an toàn phòng chống cháy nổ... + Duy trì việc trang bị đầy đủ các phương tiện an toàn cá nhân. + Đảm bảo đủ nước uống cho công nhân tránh hiện tượng say nóng nhất là những công nhân làm việc trên công trường vào mùa hè. + Định kỳ 6 tháng một lần thay đổi vị trí làm việc cho cán bộ, công nhân, những người thường xuyên làm việc tại những nơi có độ ồn cao. Công tác chăm sóc sức khỏe người lao động: - Người lao động thường xuyên được trang bị phương tiện bảo hộ lao động cá nhân như găng tay, mũ, ủng bảo hộ và các dụng cụ phòng chống ô nhiễm, khí thải độc hại, có sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của cán bộ về an toàn lao động. - Thực hiện chế độ bắt buộc trang bị phòng hộ cho công nhân phù hợp với từng vị trí, điều kiện làm việc theo chế độ quy định chung của Nhà nước. - Trang bị đầy đủ các dụng cụ thuốc men cần thiết tối thiểu cho việc sơ cứu tai nạn, rủi ro trong các bộ phận sản xuất và tổ chức tập huấn các qui tắc sơ cứu ban đầu đối với các sự cố, tai nạn rủi ro. - Duy trì chế độ khen thưởng và xử phạt trong việc thực hiện các quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn lao động trên toàn công trường. - Duy trì việc khám sức khoẻ định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên, phân loại sức khoẻ và có hướng xử lý kịp thời đối với số cán bộ, công nhân bị bệnh hoặc có sức khoẻ yếu. Đặc biệt kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người làm việc ở nơi có tiếng ồn, nhằm phát hiện sớm các rối loạn bệnh lý do tiếng ồn gây nên ở những người này, kịp thời có biện pháp điều trị và phòng bệnh tích cực. - Bồi dưỡng độc hại theo quy định của Nhà nước đối với lao động nặng nhọc và làm việc ở những nơi độc hại. 4.2.2. Sự cố ngập úng, sạt lở đất: Khu vực triển khai dự án tuy có địa hình khá bằng phẳng, nhưng là khu vực có lượng mưa tương đối lớn nên khi mưa lớn, kéo dài dễ gây úng cục bộ. Lượng nước mưa chảy tràn lớn, dẫn đến khả năng sạt lở, phá huỷ công trình. Hệ quả môi trường: Tăng nồng độ bùn cát đổ vào hệ thống thoát nước trong khu vực; Tăng mức độ ô nhiễm nước ở khu vực triển khai dự án do ngập úng . - Biện pháp xử lý: + Dự án thiết kế đảm bảo đủ khả năng thoát nước, chống chảy tràn. + Định kỳ trước mùa mưa bão, tiến hành kiểm tra sửa chữa khu lán trại, nhà làm việc, nạo vét hệ thống mương rãnh tiêu thoát nước + Xây dựng và đấu nối các đoạn kênh dẫn nước tưới tiêu nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng trước khi tiến hành thi công. + Chằng chống nhà cửa, kho tàng, ... phòng chống gió bão. + Thành lập và duy trì có hoạt động của đội cứu hộ, chống lụt bão trên công trường, đồng thời phối hợp với lực lượng phòng chống thiên tai địa phương trong những lúc cần thiết. 4.2.3. Sự cố giao thông Sự cố tai nạn giao thông: Đối với giao thông đường bộ Chủ đầu tư có tránh nhiệm phối hợp với Cảnh sát Giao thông bố trí đầy đủ các biển báo giao thông đường bộ đúng quy định và ở các vị trí thích hợp trên các cầu cũng như các tuyến đường nhằm hạn chế ách tắc giao thông, tai nạn và các sự cố giao thông khác; Hệ thống giao thông gồm: cọc tiêu, biển báo, công trình phòng hộ, sơn kẻ đường theo quy trình báo hiệu đường bộ TCN 237-01; Đảm bảo độ chiếu sáng trên cầu được thực hiện theo tiêu chuẩn (TCVN-4059-98). Hệ thống chiếu sáng sẽ thường xuyên được bảo dưỡng, thay thế kịp thời các thiết bị hỏng, tránh gây chập, cháy nổ, đặc biệt vào những ngày trời mưa; Đơn vị quản lý đường phối hợp với Cảnh sát Giao thông và chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục người dân địa phương về an toàn giao thông. Đối với giao thông đường thủy Bố trí biển hiệu theo quy định về giao thông thủy tại khu vực sông có cầu, bật các đèn báo hiệu vào ban đêm tại tất cả các vị trí mố cầu; Yêu cầu các phương tiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy, chủ đầu tư công trình sẽ ban hành các quy định chi tiết nhằm đảm bảo an toàn luồng lạch, công trình cầu đối với các phương tiện vận tải thủy lưu thông qua khu vực cầu, phối hợp với các cơ quan chức năng bố trí đầy đủ hệ thống phao tiêu hướng dẫn đường thủy; Khi sự cố tràn dầu xảy ra, Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo kịp thời và phối hợp với các cơ quan chức năng (Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ sở có các phương tiện khắc phục sự cố tràn dầu) để khắc phục một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất các sự cố tràn dầu. Sẵn sàng các phương tiện, dụng cụ ứng cứu khi sự cố xảy ra. Đối với sự cố tràn dầu là sử dụng các phao quây, sau đó hút dầu, hấp phụ bằng vật liệu hấp phụ. Sự cố cháy nổ: - Sử dụng hệ thống kim thu sét trên các kết cấu xây dựng để chống sét đánh trực tiếp vào các trạm biến áp. Tất cả các cột điện trên thuộc hệ thống chiếu sáng của tuyến đường, cầu đều được nối đất; - Thường xuyên kiểm tra, xử lý các sự cố đối với hệ thống đèn đường; - Chuẩn bị các thiết bị PCCC tại các trạm biến áp và đào tạo cho công nhân quản lý, vận hành trạm biến áp sẵn sàng ứng phó với các sự cố cháy, chập điện trạm biến áp. Sự cố do thời tiết - Thiết kế bờ bảo vệ đường, rãnh thoát nước, gia cố taluy tại những đoạn đường có nguy cơ bị xói lỡ; - Đơn vị quản lý cầu phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm thực hiện đúng các quy định của Pháp lệnh phòng chống bão lụt; - Xây dựng bờ kè chống xói mòn các mố cầu dưới tác động của dòng chảy. CHƯƠNG 5 CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chúng tôi cam kết sẽ tuân thủ các hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Trong quá trình thi công xây dựng, BQLDA sẽ định kỳ kiểm tra, xem xét cải tiến kỹ thuật thi công nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh, môi trường và thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường như sau: Giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên Phương tiện vận chuyển phải được phủ bạt kín theo đúng quy định, tốc độ xe chạy theo phương án được duyệt và thường xuyên phun nước chống bụi trên tuyến đường vận chuyển cũng như tại các khu vực thi công để hạn chế phát tán bụi ra xung quanh. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và đấu nối phù hợp với dòng chảy mặt trên tuyến đường thi công. Đất đá thải be đắp đường chỉ dùng để be đắp ở những đoạn địa hình sâu, tại những khúc cua gắt để đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế xâm phạm vào dòng chảy mặt. Ngay sau khi be đắp tiến hành gia cố mái, kè đá kết hợp trồng cây xanh, thảm cỏ trên mái taluy. Các công tác này được tiến hành dứt điểm trong mùa khô để giảm thiểu tác động do rửa trôi, xói mòn đất vào mùa mưa lũ. Các hạng mục cầu, cống cũng được tổ chức thi công vào mùa khô khi mực nước thi công thấp để giảm thiểu tác động. Xây dựng và đấu nối các đoạn mương máng tưới tiêu bị giải tỏa do nằm trong hành lang giải phóng mặt bằng trước khi thi công đường, đảm bảo cung cấp nước tưới tiêu bình thường, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Hợp đồng với cơ quan chức năng về việc thu gom, lưu trữ, xử lý, tiêu huỷ các chất thải rắn (các hợp tác xã môi trường, tổ đội vệ sinh môi trường, Công ty Quản lý công trình đô thị thành phố Hà Tĩnh). Đối với chất thải nguy hại phát sinh sẽ được quản lý theo hướng dẫn tại Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành danh mục chất thải nguy hại và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, hồ sơ cấp phép vận chuyển xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại. Trồng cây xanh tại các vùng đất trống và các bãi đất hữu cơ tạo cảnh quan và giảm thiểu các tác động do rửa trôi, xói mòn đất. Giảm thiểu tác động đến môi trường xã hội: Khi dự án được triển khai và đi vào thi công sẽ ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sản xuất nông nghiệp trong diện bị giải tỏa, di dời. Việc chuyển đổi ngành nghề sau khi bị trưng dụng một phần đất ruộng sản xuất nông nghiệp là rất đáng quan tâm. Vì vậy, ngoài việc đền bù theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, chủ dự án kết hợp với chính quyền địa phương các xã dọc tuyến đường thực hiện các chương trình cụ thể nhằm ổn định đời sống của các hộ bị ảnh hưởng như sau: Đối với vấn đề chuyển đổi ngành nghề cho người dân: Chủ dự án sẽ có kế hoạch phối hợp tốt với các tổ chức quần chúng (Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội làm vườn .v.v.) và chính quyền địa phương tổ chức các cuộc tập huấn về chuyển đổi và định hướng chuyển đổi ngành nghề một cách phù hợp cho người dân. Vấn đề về quản lý chi tiêu đối với số tiền được đền bù: Đây là một vấn đề xã hội rất đáng được quan tâm, người dân cần được tập huấn về việc làm, về sử dụng đồng vốn hợp lý .v.v.. Để giải quyết vấn đề này chủ dự án sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội trong việc tập huấn, nâng cao nhận thức cho người dân và nâng cao hiệu quả đồng vốn trong sản xuất. Chủ dự án cam kết tuân thủ theo các tiêu chuẩn môi trường có liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện dự án như sau: (a) Tiêu chuẩn chất lượng không khí: - TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. (b) Tiêu chuẩn chất lượng nước: TCVN 5942- 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải TCVN 6772- 2000: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt (c) Tiêu chuẩn tiếng ồn: TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công nghiệp và dân cư. (d) Tiêu chuẩn rung động: - TVN 6952-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp. CHƯƠNG 6 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Trong khuôn khổ dự án, để bảo vệ môi trường chúng tôi sẽ trang bị và xây dựng các công trình sau: - Trang bị thùng thu gom rác thải khu vực thi công và khu lán trại công nhân. - Xây bể tự hoại và các khu vệ sinh tạm để xử lý nước thải sinh hoạt công nhân. - Trang bị bơm nước để phun tưới ẩm khu vực thi công. - Xây dựng hệ thống mương, rãnh dọc tuyến đường - Xây dựng hệ thống cống thoát nước mặt - Trồng cây xanh, thảm cỏ dọc những khu đất trống tuyến đường. 6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG: 6.2.1 Chương trình quản lý môi trường Để quản lý tốt vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn giải phóng mặt bằng đến giai đoạn công trình đi vào vận hành, ban quản lý dự án sẽ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường địa phương lập kế hoạch quản lý và đưa ra chế tài nghiêm khắc để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện dự án. Cụ thể: Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng: - Phối hợp với ban giải phóng mặt bằng tỉnh Hà Tĩnh và chính quyền địa phương giải quyết triệt để các thủ tục đền bù cho nhân dân và các đơn vị, tổ chức trong diện giải phóng mặt bằng theo các chủ trương, chính sách của Nhà nước. - Tổ chức một đội có nhiệm vụ thu gom các chất thải rắn phát sinh khi tháo dỡ các công trình xây dựng hay đốn hạ cây cối và vận chuyển đến các bãi xử lý chôn lấp theo hợp đồng với đơn vị chủ quản. Giai đoạn thi công xây dựng: Cử 2 cán bộ giám sát đơn vị thi công với các nhiệm vụ: - Giám sát việc vận chuyển đổ đất đá thải theo đúng quy định đưa ra, nghiêm cấm thải chất thải sinh hoạt từ lán trại của công nhân vào nguồn nước. - Giám sát chất thải rắn từ sinh hoạt của công nhân, chất thải trong quá trình thi công xây dựng và các loại vật liệu như bao bì đựng vật liệu xây dựng, cành cây,.v.v., bố trí các điểm thu gom hợp lý. - Giám sát hoạt động của các thiết bị thi công. Các thiết bị có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng cần được bảo dưỡng hay thay thế kịp thời để giảm thiểu lượng khí thải độc hại phát sinh gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. - Giám sát việc lắp đặt và bảo trì các thiết bị giảm thanh đối với các phương tiện thi công. - Giám sát lịch trình thi công: Không thi công vào những giờ nghỉ (từ 11h30 đến 13h, từ 23h đến 5h30) làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân. - Giám sát việc xây dựng khu lán trại sinh hoạt của công nhân đảm bảo thông thoáng, hợp vệ sinh. - Theo dõi phản ứng và ý kiến từ phía người dân trong quá trình thi công để có phương án điều chỉnh các biện pháp thi công sao cho phù hợp, không làm nảy sinh tâm lý tiêu cực. Giai đoạn đưa công trình vào sử dụng: Phối hợp với chính quyền địa phương thành lập một tổ (khoảng 10 người) định kỳ thực hiện duy tu và làm vệ sinh đường, kiểm tra tình trạng hệ thống thoát nước, các mương máng dẫn nước tưới tiêu nông nghiệp, khơi thông dòng chảy đảm bảo tiêu thoát nước tốt, không gây ngập úng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. 6.2.1 Chương trình giám sát môi trường: Giám sát môi trường xung quanh giai đoạn thi công Giám sát môi trường không khí, tiếng ồn khu vực thi công: + Thông số giám sát: Bụi lơ lửng, bụi tổng số, SO2, CO, NO2, hàm lượng CxHy, mức ồn, độ rung. Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5937: 2005 quy định về tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; TCVN 5949: 1998 quy định về mức ồn tối đa cho phép khu vực công cộng và khu dân cư; TCVN 6962: 2001 quy định về mức rung động tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư. Tần suất thực hiện: 03 tháng /lần. Giám sát chất lượng nước mặt: Thông số giám sát: pH, BOD5, COD, DO, SS, Dầu, mỡ, Coliform. Vị trí giám sát: 4 điểm trên toàn tuyến. Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5942: 1995 quy định về tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Tần suất thực hiện: 06 tháng /lần. Giám sát môi trường xung quanh giai đoạn vận hành tuyến đường Giám sát môi trường không khí xung quanh khu dân cư trên tuyến đường giai đoạn vận hành: Thông số giám sát: Bụi lơ lửng, bụi tổng số, SO2, CO, NO2, hàm lượng CxHy, mức ồn, độ rung. Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5937: 2005 quy định về tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; TCVN 5949: 1998 quy định về mức ồn tối đa cho phép khu vực công cộng và khu dân cư; TCVN 6962: 2001 quy định về mức rung động tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư. Tần suất thực hiện: 02 lần / năm cho năm vận hành đầu tiên và 01 lần /năm cho các năm tiếp theo. Giám sát chất lượng nước mặt: Thông số giám sát: pH, BOD5, COD, Oxy hòa tan, Chất rắn lơ lửng, Dầu, mỡ, Coliform. Vị trí giám sát: 5 điểm trên dọc tuyến đường. Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5942: 1995 quy định về tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Tần suất thực hiện: 02 lần /năm cho năm vận hành đầu tiên và 01 lần /năm cho các năm tiếp theo. 6.2.2. Kinh phí cho quan trắc và giám sát môi trường: Căn cứ theo Thông tư số 83/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường - chất lượng, biểu đơn giá phân tích, lấy mẫu môi trường của liên Bộ Tài chính – Tài nguyên và Môi trường và các hướng dẫn khác, kinh phí tính cho việc giám sát môi trường cho từng giai đoạn được tính như sau - Giai đoạn thi công xây dựng công trình: 25.000.000 đồng/năm chủ đầu tư sẽ yêu cầu đơn vị thi công thực hiện đầy đủ chương trình quan trắc trong giai đoạn này. - Giai đoạn vận hành: 10.000.000 đồng/năm kinh phí quan trắc được tính vào giá thành xây dựng. Hàng năm, chủ dự án sẽ lập kế hoạch giám sát và hợp đồng với cơ quan chuyên môn để đo đạc, lấy mẫu phân tích dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. CHƯƠNG 7 DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG Kinh phí bảo vệ môi trường dự án gồm các hạng mục công trình nằm trong hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống thoát nước mặt, thu gom chất thải rắn, … Ngoài ra dự án còn dành nguồn kinh phí cho các hoạt động giảm thiểu tác động tới môi trường xung quanh như: xây dựng bể tự hoại cho khu vệ sinh của công nhân, bơm nước để tưới ẩm khu vực thi công, trang bị thùng đựng rác thải trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động, chi phí cho hoạt động quan trắc môi trường từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi dự án đi vào hoạt động, công tác vệ sinh môi trường trên tuyến đường khi đi vào vận hành. Bảng 7.1. Kinh phí BVMT của dự án GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH Nội dung công việc Kinh phí (đồng) Nội dung công việc Kinh phí (đồng) 1. Thùng đựng rác thải 5.000.000 Phí vệ sinh môi trường 2. Xây bể tự hoại khu lán trại công nhân 20.000.000 XD bể hay thiết lập bãi thu gom rác dọc tuyến đường 30.000.000 đến 50.000.000 3. Trang bị xe tưới nước 500.000.000 Trồng cây xanh 100.000.000 4. Xây dựng hệ thống mương, rãnh 600.000.000 Phá dỡ các nhà vệ sinh tạm 50.000.000 5. Hệ thống cống thoát nước mặt 700.000.000 6. Trồng cây xanh, thảm cỏ 100.000.000 Cộng 1.925.000.000 200.000.000 CHƯƠNG 8 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG Ý KIẾN CỦA UBND VÀ UBMTTQ CỦA CÁC XÃ DỌC TUYẾN ĐƯỜNG. Qua nghiên cứu xem xét những tác động về môi trường và biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường, UBND và UBMTTQ các xã dọc tuyến đường đồng ý thống nhất biện pháp giảm thiểu các tác động xấu về môi trường mà dự án cần thực hiện như sau: Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước, hệ sinh thái - Có biện pháp bảo vệ chất lượng nước và hệ sinh thái nước không để các chất thải rắn và dầu cặn của thiết bị thi công vào nguồn nước. - Các chất thải sinh hoạt từ các lán trại của công trình phải được thu gom tập trung và được vận chuyển đến bãi rác xử lý . - Có phương án khai thác, san gạt đất hợp lý, khai thác đến đâu phải tạo taluy đến đó, xây kè chắn tại các nơi suy yếu để không ảnh hưởng đến dòng chảy gây sạt lở, bồi lấp dòng suối và đập chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí, tiếng ồn - Tưới nước liên tục khu vực thi công để khống chế bụi, đặc biệt là tại các khu vực gần dân cư, trụ sở hành chính, các chùa trên tuyến đường. Che kín mui xe các phương tiện vận chuyển đất và vật liệu xây dựng để tránh phát tán bụi. - Lắp đặt và bảo trì các thiết bị giảm thanh trên các thiết bị xây dựng để giảm tiếng ồn. Biện pháp chống ngập úng - Trong khuôn khổ dự án xây dựng và mở rộng hệ thống thoát nước đảm bảo thoát nước tốt hơn, không làm thay đổi dòng chảy so với hiện trạng. - Chống xói mòn bờ sông bằng cách xây dựng bờ kè đá hộc tại các điểm có nguy cơ xói mòn cao và đảm bảo không thay đổi hướng dòng chảy. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông - Trong quá trình thi công phải có các biện pháp cần thiết như lắp đặt đèn và biển báo giao thông để đảm bảo an toàn giao thông tại những nơi dễ xảy ra tai nạn. Các phương tiện vận tải của đơn vị thi công chạy qua những khu vực dân cư phải đảm bảo tốc độ theo quy định. - Đề nghị đơn vị thi công phải có biện pháp khắc phục, nạo vét lòng sông, kênh, mương do quá trình thi công bồi lấp, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất tại khu vực. - Phải luôn luôn đảm bảo thông tuyến cho các phương tiện giao thông hoạt động trên tuyến đường. Chống xói lở đất Tại các vị trí có nguy cơ sập, xói lở đất cần phải hạ thấp taluy, xây bờ kè đá hộc, trồng cỏ. Hạn chế tác động đến cảnh quan môi trường như cây cối đề chống xói lở. CHƯƠNG 9 CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 9.1 NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo: Trong quá trình chuẩn bị Báo cáo ĐTM, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu sau: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Tĩnh các năm 2005, 2007. Các tiêu chuẩn Nhà nước VN về môi trường. Tập 1: Chất lượng nước; Tập 2: Chất lượng không khí, âm học, chất lượng đất, giấy loại. Hà Nội 1995. Đánh giá tác động môi trường phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, GS.TS Lê Thạc Cán, NXB ĐHQG Hà Nội 2000. Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng, Lê Trình, NXB KHKT Đánh giá tác động môi trường, PGS Hoàng Xuân Cơ NXB ĐHQG Hà Nội 2000. Địa chất môi trường, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án đầu tư xây dựng công trình: Đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình giao thông. Cục Môi trường 1999. Khung hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với qui hoạch phát triển hệ thống đường giao thông. Đại học Quốc gia Hà Nội 2002. Kỹ thuật môi trường. Nhà xuất bản giáo dục 2004. Môi trường và ô nhiễm, Lê Văn Khoa, NXB Giáo dục - 1995 Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh, năm 2006. Số liệu khí tượng trung bình nhiều năm, Cục thống kê Hà Tĩnh 2006. Tác động môi trường của dự án giao thông và biện pháp giảm thiểu. Đại học Quốc gia Hà Nội 2002. Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo lần thứ nhất về ĐGTĐMT. Hà Nội 1997. 9.1.2 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập Phương án bồi thường GPMB sơ bộ Dự án . 9.2 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG: 9.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng: Trong quá trình lập báo cáo ĐTM của Dự án trên, các phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng như sau: Thu thập và thống kê các thông tin tư liệu: Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các phần của báo cáo và là một phương pháp quan trọng trong quá trình lập báo cáo. Những thông tin tư liệu được thu thập bao gồm: Những thông tin về điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu thuỷ văn, đất đai, cộng đồng dân cư, kinh tế, xã hội,... những thông tin liên quan đến hiện trạng môi trường khu vực, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu vực, những thông tin tư liệu về báo cáo hiện trạng của Dự án, các quy định và quyết định của chính phủ, hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường của Nhà nước Việt Nam có liên quan, các tài liệu chuyên ngành về công nghệ, kỹ thuật và môi trường liên quan. Phương pháp khảo sát và đo đạc hiện trường: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá hiện trạng, bao gồm: quá trình khảo sát, chọn điểm đo, quá trình đo đạc các thông số về môi trường không khí, nước, tiếng ồn; quá trình phân tích xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm và quá trình khảo sát thực địa, điều tra các hệ sinh thái, các cộng đồng dân cư, tình trạng sức khoẻ cộng đồng,...; Quá trình lấy mẫu, đo đạc, phân tích trong phòng thí nghiệm tuân thủ những quy định của các TCVN áp dụng. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các phần của quá trình xây dựng báo cáo. Đây là phương pháp quan trọng nhất, nhằm sử dụng kỹ năng của các chuyên gia có chuyên môn sâu về lĩnh vực có liên quan để phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất các giải pháp xử lý. Phương pháp đánh giá nhanh: Tính toán tải lượng ô nhiễm theo các phương pháp đang được áp dụng rộng rãi của tổ chức y tế thế giới (WHO). Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được dùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường trên cơ sở tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động, ô nhiễm môi trường. Phương pháp ma trận 9.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng Trong các phương pháp áp dụng, phương pháp thu thập và thống kê thông tin tư liệu, phương pháp khảo sát và đo đạc hiện trường dựa trên cơ sở thống kê điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội khu vực, khảo sát và đo đạc hiện trạng các thành phần tự nhiên khu vực dự án theo tiêu chuẩn Việt Nam nên có độ tin cậy cao. Các phương pháp còn lại là các phương pháp dựa trên kinh nghiệm và có tính kế thừa nên các đánh giá còn mang tính chủ quan và do khuôn khổ báo cáo thực hiện chưa có sự tham gia của các chuyên gia có chuyên môn sâu về lĩnh vực có liên quan nên các tác động đến môi trường cũng như các biện pháp giảm thiểu đưa ra chưa có chiều sâu và còn mang tính định tính (đánh giá mức độ nặng, nhẹ, lâu dài, tạm thời của tác động) mà chưa đánh giá định lượng chính xác được phạm vi lan tỏa của bụi, tiếng ồn ở các điều kiện thi công khác nhau; chưa tính toán định lượng chính xác phạm vi tác động đến chất lượng dòng chảy mặt dọc tuyến thi công. 9.3 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ Như trên đã nói, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đánh giá các tác động đến môi trường còn hạn chế về chiều sâu. Tuy nhiên đánh giá đã nêu ra được đầy đủ các tác động tiêu cực đến môi trường khi dự án được triển khai cũng như đề ra các biện pháp giảm thiểu mang tính khả thi. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê là công trình hạ tầng giao thông ngoài hàng rào phục vụ cho việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Trong thời gian từ 5-10 năm tới thì tuyến đường nối từ Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê là tuyến đường chính để vận chuyển vật tư thiết bị khai thác mỏ. Đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê là tuyến đường vành đai phía Đông thành phố Hà Tĩnh đã được xác định trong quy hoạch phát triển không gian đô thị Thành phố Hà Tĩnh vào năm 2007 và là tuyến đường nối Quốc lộ 1A với đường quốc lộ ven biển đã được xác định trong quy hoạch phát triển tổng thể mạng lưới GTVT đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Ngoài mục tiêu phục vụ kịp thời cho việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê giai đoạn 2008 đến 2010 là vận chuyển trang thiết bị cung ứng cho khu mỏ thì việc xây dựng tuyến đường này rất sức cần thiết cho việc phát triển Thành phố Hà Tĩnh trong tương lai được các cấp các ngành của Hà Tĩnh đang gấp rút triển khai. Tuyến đường được đầu tư xây dựng sớm góp phần quan trong trong việc phát triển hệ thống giao thông vận tải phục vụ sản xuất công nghiệp, giao lưu hàng hoá, du lịch dịch vụ, an ninh quốc phòng cho toàn bộ vùng mỏ và vùng kinh tế biển ngang của Hà Tĩnh; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, dân sinh vùng biển ngang Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên. Tuyến đường sẽ góp phần tạo thành một hệ thống giao thông thông suốt không chỉ cho mỏ sắt mà còn kết nối được với hệ thống đường ven biển góp phần phát triển kinh tế du lịch và các ngành kinh tế, văn hoá xã hội khác trong tỉnh và giao lưu với các tỉnh thành khác. Tuy nhiên việc triển khai dự án sẽ chiếm dụng một phần đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất vườn và đất xây dựng, làm phát sinh khí thải, nước thải và chất thải rắn do đó tác động đến đời sống các hộ dân đang sinh sống dọc theo tuyến đường chạy qua cũng như đến môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước, cảnh quan, hệ sinh thái. Mặc dầu vậy có thể nhận định là tác động do dự án gây ra là không lớn và có thể thực hiện các giải pháp giảm thiểu thông qua chương trình giải phóng mặt bằng và thi công hợp lý, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân sinh sống dọc theo tuyến đường. Chủ dự án chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. 2. Kiến nghị: Sở Giao thông vận tải chúng tôi kính đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường sớm tổ chức thẩm định và ra quyết định phê duyệt để chúng tôi có thể triển khai dự án theo đúng tiến độ. Trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án mong được sự phối hợp kiểm tra, giám sát của cơ quản quản lý môi trường địa phương trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống sự cố môi trường, kế hoạch bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường của dự án. Chúng tôi kiến nghị với UBND tỉnh Hà Tĩnh, chính quyền địa phương các xã dọc tuyến đường và các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong việc nhanh chóng giải quyết các thủ tục đền bù giúp ổn định đời sống kinh tế và tâm lý của các hộ dân bị ảnh hưởng do hoạt động giải phóng mặt bằng của dự án.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM Xay dung tuyen duong.doc
Tài liệu liên quan