MỤC LỤC
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải nguy hại . .12
I. Những lý luận chung về chất thải nguy hại . .12
1 Khái niệm liên quan đến chất thải nguy hại . .12
1.1 Khái niệm chất thải nguy hại 12
1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại 12
2 Một số văn bản pháp quy và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan đến chất thải nguy14
3 Đặc tính của chất thải nguy hại . . .15
3.1 Những tác động của chất thải nguy hại có thể gây ra 16
3.2 Những lợi ích có được từ việc quản lý chất thải nguy hại .16
II. Khái quát về chất thải y tế . . 17
1. Chất thải rắn bệnh viên .17
2. Chất thải y tế .17
3. Thành phần chất thải y tế nguy hại 17
III. Tác động của chất thải rắn y tế nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng . 19
1. Công tác quản lý chất thải y tế nguy hại trên thế giới .19
2. Xử lý chất thải rắn y tế 20
3. Đặc trưng của lò đốt chất thải y tế nguy hại. . 23
IV. Khái quát về các phương pháp trong đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trường – xã hội . .24
1. Khái quát về phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) 24
1.1Giới thiệu về CBA .24
1.2 Các bước cơ bản khi thực hiện CBA 25
1.3 Một số mặt hạn chế của CBA .26
2. Nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động lò đốt chất thải y tế nguy hại của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định27
2.1 Phân tích chi phí .27
2.1.1 Chi phí đầu tư ban đầu 27
2.1.2 Chi phí vận hành .28
2.1.3 Chi phí về mặt xã hội và môi trường 28
2.2 Phân tích lợi ích .29
3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 30
3.1 Giá trị hiện tại ròng NPV .30
3.2 Tỷ suất lợi nhuận – chi phí BCR 30
Chương II: Khái quát tình hình quản lý chất thải y tế trên địa bàn Tỉnh Nam Định 31
I. Khái quát Tỉnh Nam Định . .31
II. Thực trạng của hoạt động thu gom, vân chuyển và xử lý chất thải y tế ở Việt Nam 32
1 Lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ bệnh viện và các cơ sở trên cả nước 32
2.Thành phần và tính chất của chất thải rắn y tế được thể hiện qua bảng sau đây 33
3. Công tác thu gom, phân loại lưu trữ và vận chuyển chất thải y tế nguy hại .33
III. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên địa bàn Tỉnh Nam Định .35
1. Khái quát tình hình chất thải y tế Tỉnh Nam Định . 35
2. Thức trạng quản lý chất thải bệnh viện nguy hại trên địa bàn Tỉnh Nam Định 37
2.1 Nguồn gốc phát sinh và đăc điểm chất thải bệnh viện .37
2.2 Thực trạng về thu gom vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại bệnh viện tại địa bàn Tỉnh Nam Định39
2.2.1 Thực trạng thu gom chất thải nguy hại . 39
2.2.2 Qúa trình vận chuyển chất thải y tế nguy hại . 42
IV. Khái quát về lò đốt chất thải y tế của Tỉnh Nam Định .42
1. Địa điểm xây dựng lò đốt chất thải y tế nguy hại 42
1.1 Vị trí địa lý . 42
1.2 Diện tích mắt bằng và khoảng cách tới khu dân cư xung quanh và cơ sở công nhiệp .43
1.3 Nguồn cung cấp nước cho lò đốt . .43
1.4 Hệ thống giao thông cung cấp nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm . 44
1.5 Nơi tiếp nhận nước thải 44
1.6 Nơi lưu trữ và xử lý chất thải rắn . 44
2.Qui trình hoạt động của lò đốt . . 44
2.1 Tổng vốn và nguồn đầu tư của lò đốt 44
2.2 Quy trình công nghệ 45
2.2.1Kỹ thuật đốt đa vùng .45
2.2.2 Chi tiết kỹ thuật của buồng đốt sơ cấp- lò đốt đa vùng kiểu HOVAL MZ 2 . 46
2.2.3 Chi tiết kỹ thuật của buồng đốt thứ cấp ( buồng phản ứng nhiệt ) 0.5 giây/10000C – lò đốt đa vùng HOVAL 47
Chương III. Đánh giá về hiệu quả kinh tế - môi trường - xã hội của việc quản lý chất thải y tế nguy hại cuả Tỉnh Nam Định48
I. Đánh giá chung về lò đốt chất thải y tế nguy hại .48
1. Đánh giá thực trạng quá trình hoạt động của lò đốt . 48
1.1 Tác động tới chất lượng môi trường không khí 48
1.2 Tiêu chuẩn về tiếng ồn 50
1.3 Tác động đến môi trường đất 50
2. Đánh giá hiệu quả của lò đốt chất thải nguy hại của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định 50
2.1 Phân tích chi phí 51
2.1.1 Chi phí vận chuyển, lưu trữ, đốt và duy trì bảo hành lò năm 2004 . .51
2.1.2 Chi phí môi trường 51
2.1.3 Chi phí về mặt xã hội .51
2.2 Phân tích lợi ích 53
2.2.1 Lợi ích từ việc thu phí chất thải rắn y tế nguy hại .53
2.2.2 Lợi ích về mặt xã hội – môi trường 53
II. Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý chất thải nguy hại của Tỉnh Nam Định .54
III. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường . .55
1. Hiệu quả kinh tế .55
2. Hiệu quả xã hội – môi trường .57
Chương IV: Các kiến nghị và giải pháp trong quản lý và xử lý chất thải bệnh viện nguy hại trên địa bàn Tỉnh Nam Định .58
I. Kiến nghị .58
1. Cơ sở đưa ra kiến nghị . 58
2. Kiến nghị . .58
2.1 Với Bộ Y Tế .58
2.2 Đối với Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Nam Định và Sở Y Tế Tỉnh Nam Định .59
2.3 Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định 59
II. Giải pháp .59
1. Giải pháp về công tác quản lý chất thải y tế nguy hại .59
1.1 Phân cấp quản lý chất thải y tế 59
1.2 Quản lý chất thải rắn y tế 60
2. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ61
3. Đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động cho công nhân viên tham gia phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại62
4. Thường xuyên tiến hành quan trắc và giám sát chất lượng môi trường .62
5. Phòng chống sự cố môi trường trong quá trình vận hành . .63
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền . 63
7. Tạo nguồn tài chính cho lò đốt và cho công tác quản lý chất thải rắn y tế .63
C. KẾT LUẬN 65
Tài liệu tham khảo . 67
67 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống xử lý, từ năm 2002 lò đốt chất thải rắn y tế mới được xây dựng tại Bệnh Viện Trung Tâm Tỉnh Nam Định đã phần nào giải quyết được vấn đề chất thải rắn của bệnh viện trên địa bàn tỉnh.Tuy nhiên, lò đốt này mới chỉ xử lý được từ 5 trong số các bệnh viện trong toàn tỉnh.
Cùng với sự phát triển đô thị và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng gia tăng lên tới 2.5 đến 3.0% mà lượng gia tăng chủ yếu lại thuộc các nhóm A,B,C,D,F chiếm tới 50% đến 55% lướng rác thải bệnh viện hàng ngày.Theo chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính Trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã ghi “ Ưu tiên xử lý chất thải độc hại, chất thải bệnh viện”.Do đó lượng chất thải thuộc các nhóm A,B,C,D,F sẽ được đưa vào xử lý triệt để, các chất không độc hại sau khi xử lý và rác thải nhóm E sẽ được đem đi xử lý chung với rác thải sinh hoạt của thành phố.
Hiện nay chất thải các bệnh viện trên địa bàn thành phố được phân loại và các chất thải nhóm E được ký hợp đồng vận chuyển và xử lý với công ty môi
trường, các nhóm còn lại A,B,C,D,F được thu gom sau đó được cho vào lò đốt đặc chủng của bệnh viện.
Chất thải bệnh viện phát sinh mỗi ngày, nếu tính theo khối lượng chất thải trên mỗi giường bệnh theo báo cáo nghiên cứu khả thi của Bộ Y Tế năm 1999 khối lượng chất thải y tế mỗi năm tại các bệnh viện tỉnh và huyện như sau:
+ Thành phố : 1.240 giường *0.56 kg = 694 kg/ngày, tương đương 253.310 kg / năm
+ Các huyện : 1.040 giường *0.56 kg =582 kg / ngày . tương đương 212.576 kg / năm.
Tổng lượng chất thải y tế trên địa bàn toàn tỉnh tính theo số giường bệnh là 465.886 kg /năm.
2.2 Thực trạng về thu gom vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại bệnh viện tại địa bàn Tỉnh Nam Định.
2.2.1 Thực trạng thu gom chất thải nguy hại.
Hiện nay nghành y tế ở Tỉnh Nam Định có tới 17 bệnh viện, 13 phòng khám, 1 Trạm điều dưỡng, 225 Trạm y tế xã, phường .Trong số lượng chất thải y tế nguy hại chiếm tới 12% đến 25% tổng lượng chất thải rắn của bệnh viện, lượng chất thải bệnh viện ngày càng tăng cao do sự gia tăng dân số, mức sống, chất lượng cuộc sống, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện.Lượng chất thải rắn nói chung và lượng chất thải y tế nguy hại nói riêng cần được phân loại, thu gom và xử lý triệt để.
Công tác quản lý chất thải rắn nói chung và công tác quản lý chất thải bệnh viện nói riêng tại các bệnh viện còn nhiều yếu điểm, từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý.Cơ sở vật chất, kỹ thuật để xử lý còn nhiều hạn chế và thiếu trầm trọng đặc biệt tại các bệnh viện tuyến huyện.
Việc thu gom vận chuyển chất thải bệnh viện chủ yếu nhờ bằng các phương pháp thủ công, thời gian lưu trữ chờ thu gom và xử lý tại bệnh viện thường là 24h dẫn đến chất thải bị phân hủy gây ô nhiễm cho bệnh viện và các khu vực xung quanh nhất là vào các ngày có điều kiện khí hậu nóng bức và độ ẩm cao của Việt Nam.
Chất thải nguy hại y tế tại các bệnh viện tuyến huyện được thu gom và xử lý rất khác nhau, một số bệnh viện dùng phương pháp đốt thủ công trong các
lò đốt xây bằng gạch ( có 8/17 bệnh viện chiếm 47% ), một số bệnh viện còn đốt trực tiếp ngoài không khí( có 5/17 bệnh viện chiếm 29% ) gây nên ô nhiễm
không khí tại bệnh viện cũng như các vùng xung quanh, ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của bệnh nhân cũng như nhân dân sống xung quanh đó.Một số bệnh viện còn xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp ngay trong khuôn viên bệnh viện mà không qua một quá trình xử lý nào điều này tiểm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm bệnh tật ra môi trường bên ngoài.
Nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về chất thải bệnh viện nguy hại còn thấp, một phần do công tác giáo dục, tuyên truyền chưa được chú trọng đúng mức.Hiện tượng dân vào bới rác tại các hố rác của bệnh viện để tận thu nhặt ống nhựa, kim tiêm, găng tay phẫu thuật, hay có những nhân viên tham gia vận chuyển thu gom chất thải đã đem những chất thải đó ra ngoài để bán cho các cơ sở sản xuất tái chế chất thải…điều này diễn ra ở một số nơi và đã được các cơ quan báo chí, truyền hình phản ánh.Điều này chính là do sự thiếu quản lý chặt chẽ và chưa có quy trình xử lý chất thải rắn y tế độc hại triệt để.
Việc quản lý chất thải y tế hợp vệ sinh, loại bỏ mầm bệnh và chống ô nhiễm môi trường là hết sức cần thiết và cấp bách, đặc biệt là đối với các cơ sở y tế có nguy cơ gây ô nhiễm cao như các bệnh viện điều trị lao, bệnh truyền nhiễm….
Từ tháng 2 năm 2002 khi lò đốt chất thải bệnh viện nguy hại được bàn giao đưa vào sử dụng tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định, Sở Y Tế đã giao cho Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định thành lập đội thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại y tế cho các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Nam Định và chịu trách nhiệm vận hành lò đốt chất thải y tế nguy hại. Đội thu gom vận chuyển chất thải y tế nguy hại gồm có 5 người thuộc Khoa Chống Nhiễm khuẩn, ngay sau khi thành lập đội thu gom chất thải y tế, Khoa Chống Nhiễm khuẩn đã tiến hành tập huấn cho các bệnh viện bao gồm chủ yếu về công tác phân loại và thu gom chất thải y tế.Vụ Điều trị, Ban quản lý dự án 25 lò đốt của Bộ Y Tế tổ chức các lớp tập huấn quản lý chất thải y tế cho các cán bộ chủ chốt và cán bộ có liên quan trực tiếp tới công tác quản lý chất thải y tế : Sở Y Tế- Sở Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường -7 Bệnh viện trên địa bàn Thành phố Nam Định.Trong đó lãnh đạo Khoa Chống Nhiễm Khuẩn – Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định đến các Bệnh viện tập huấn công tác quản lý chất thải nguy hại cho toàn bộ lãnh đạo các bệnh viện, toàn bộ các khu điều dưỡng, các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý chất thải y tế nguy hại.
Chất thải bệnh viện bao gồm chủ yếu bông băng, máu, chất thải cứng như kim tiêm, chai dịch chuyền….Chất thải này được phân loại tại các bệnh viện
và chứa trong các túi chất dẻo sau đó được các công nhân thu gom vận chuyển trong các thùng nhựa tập trung xử lý tại các lò đốt chất thải y tế tại các Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định.Còn các loại chất thải rắn không độc hại sẽ được bệnh viện ký hợp đồng thu gom và xử lý với công ty vệ sinh môi trường tại bãi rác của thành phố.
Hiện nay chất thải bệnh viện được phân loại và chứa trong các túi nilon màu vàng, các túi này được bỏ vào thùng nhựa chuyên để chứa chất thải cần xử lý.Chất thải được thu gom hai lần một tuần vào chiều thứ 2 và chiều thứ 5 hàng tuần.Như vậy thời gian lưu kho chờ vận chuển để xử lý tại các bệnh viện tương đối dài.
Khi thu gom, mỗi bệnh viện có nhân viên chuyên cân đo, bàn giao chất thải và ký vào sổ của nhân viên thu gom.Chất thải được vận chuyển về để tại lò đốt chất thải y tế để tránh chất thải gây ô nhiễm ra ngoài môi trường, chất thải được bỏ trực tiếp vào lò đốt, đóng cửa chờ đốt do hiện tại chưa có kho chứa chất thải chờ xử lý.
Tại mỗi bệnh viện, hàng tuần các nhân viên thu gom bàn giao các túi chứa chất thải y tế nguy hại, các túi nilon này được chuyển đến các khoa để phân loại và chứa các chất thải nguy hại sau đó bỏ vào thùng nhựa cho thu gom về lò đốt.Riêng Bệnh Viện Phụ Sản và Bệnh Viện E do gần với Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định nên hàng ngày các nhân viên thu gom của bệnh viện tự động vận chuyển đến khu vực lò đốt chất thải.
Bảng 8 : Kết quả thu gom và xử lý chất thải bệnh viện trên địa bàn Thành phố Nam Định trong năm 2003 và năm 2004 như sau :
STT
Tên bệnh viện
Năm 2003
chất thải Túi đựng
y tế (kg) ( cái )
Năm 2004
Chất thải Túi dựng
Y tế (kg) ( cái )
1
Bv Đa Khoa tỉnh
9.013 6.379
12.077 8.308
2
BV Phụ Sản
3.443 2.507
4.194 2.720
3
BV Lao & Bệnh Phổi
550 427
1.847 1.502
4
BV Agape
530.5 382
1.401 976
5
BV Tâm Thần
123 97
187 173
13.659.5 9.837
19.706 13.697
Nguồn : Đề cương dự án “Nâng cao năng lực thu gom và xử lý chất thải nguy hại Tỉnh Nam Định”
Lượng chất thải y tế được thu gom so với số lượng chất thải sản sinh ra còn thấp, chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố, nếu tính bình quân hàng năm lượng chất thải y tế sản sinh ra tại các bệnh viện là 253.310 kg nhưng chỉ thu gom được 19.706 kg bằng 7,78%.Nếu so với lượng chất thải y tế sản sinh ra trên địa bàn toàn tỉnh là 465.886 kg thì tỷ lệ thu gom còn thấp hơn nữa chỉ đạt 4.23 %.
Đối với các bệnh viện tuyến huyện, việc thu gom và phân loại chất thải cũng được tiến hành, tuy nhiên chất thải được các bệnh viện đốt thủ công hoặc chôn lấp ngay trong khuôn viên bệnh viện như đã đề cập ở vẫn đề trên.
Chi phí cho công tác thu gom và xử lý hàng năm tại các bệnh viện nói chung là : 8 triệu đồng / năm/ BV (lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên của bệnh viện ) chi phí này hiện còn quá thấp nếu tính trên lượng chất thải sản sinh trên mỗi bệnh viện.Chi phí cho việc thu gom và vận chuyển quá thấp nên dẫn đến nhiều trường hợp có sự móc nối của các nhân viên trong quá trình vận chuyển đã tìm cách lén đổ hay bán các sản phẩm cho các cơ sở tái chế.
Trong quá trình làm việc với Sở Y Tế, lãnh đạo Sở Y Tế mong muốn thu gom được cả các chất thải tại các bệnh viện tuyến huyện để tập trung về lò đốt tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định, nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và nguy cơ gây ô nhiễm cho các bệnh viện tuyến huyện.Tuy nhiên, do đội ngũ công nhân còn thiếu, phương tiện vận chuyển chất thải chưa có, nên việc thu gom chất thải bệnh viện tại các bệnh viện tuyến huyện là chưa thể thực hiện được.Do vậy, dự án đã tập trung nghiên cứu và đề xuất các phương án để hỗ trợ
Tỉnh Nam Định trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý một cách an toàn và hịệu quả.
2.2.2 Qúa trình vận chuyển chất thải y tế nguy hại.
Dự án đầu tư trang bị một ô tô chuyên dụng chuyên chở chất thải y tế tại các Bệnh viện, được UBND Tỉnh, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Công an cấp giấy phép hoạt động.Trước khi được thu gom các chất thải y tế được phân loại , theo từng khoa theo đúng quy chế quản lý chất thải nguy hại do Bộ Y Tế ban hành năm 1999.Tại các xe tiêm, xe chạy băng bàn lấy bệnh phẩm đều có đủ dụng cụ chứa chất thải y tế ( Hộp cứng đựng các vật sắc nhọn, xô có túi lót vàng đựng chất thải lâm sàng, xô lót túi xanh đựng chất thải sinh hoạt ).
Trong Khoa Phẫu Thuật gây mê hồi sức : Từng bàn mổ đều có đủ dụng cụ để phân loại và thu gom chất thải y tế theo đúng quy chế.Các Khoa Lâm sàng và cận lâm sàng trong bệnh viện đều có đủ dụng cụ để phân loại và thu gom chất thải y tế.
Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định và Bệnh Viện Phụ Sản cuối giờ chiều hàng ngày nhân viên chuyên trách về môi trường chuyển chất thải y tế phát sinh xuống lò đốt để thiêu huỷ.Trong qúa trình bàn giao có điền vào sổ sách giấy tờ.
Tại các bệnh viện Lao Phổi, AGAPE,BV Mắt, BV Tâm Thần, BV Y Học cổ truyền và các phòng khám trên địa bàn Thành phố Nam Định cuối ngày nhân viên chuyên trách môi trường của từng bệnh viện sẽ tập trung chất thải y tế về một địa điểm quy định của từng bệnh viện.Hàng tuần vào chiều thứ 2 và chiều thứ 5 Khoa chống nhiễm khuẩn Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định cho xe chuyên dụng đến thu gom chất thải tại các đơn vị đó.Tất cả các đơn vị khi giao nhân chất thải đều có sổ giao nhận.
IV. Khái quát về lò đốt chất thải y tế Tỉnh Nam Định.
1. Địa điểm xây dựng lò đốt chất thải y tế nguy hại.
Vị trí địa lý.
Lò đốt được xây dựng ngay trong khuôn viên của Bệnh Viên Đa Khoa Tỉnh Nam Định, nằm trên đường Trần Quốc Toản – thành phố Nam Định.
1.2Diện tích mắt bằng và khoảng cách tới khu dân cư xung quanh và cơ sở công nhiệp.
Diên tích mặt bằng của bệnh viện là 28000 m2, trong đó diện tích lắp đặt lò đốt là 120 m2.Khoảng cách gần nhất tới khu dân cư xung quanh :
- Theo hướng Đông Bắc là 20m
- Theo hướng Bắc là 50m
Khu dân cư gần nhất trong khu vực lò đốt là 20 hộ dân, hầu hết là dân lao động công nghiệp và buôn bán.Xung quanh lò đốt có một số cơ sở sản xuất nhỏ của tư nhân và lớn nhất là Công Ty Dệt Nam Định ( cách 50m về phía Đông Nam ).
1.3 Ngồn cung cấp nước cho lò đốt :
Nguồn cung cấp nước cho lò đốt là nước máy của Công Ty cấp nước thành phố về bệnh viện bằng ống ngầm sẵn có.Nước máy sau khi được dẫn về
được chứa trong bể ngầm có dung tích 200m3, bể nay đặt cách lò 150.Lượng nước dung cho cả sinh hoạt lẫn hoạt động của lò đốt là 2m3/ngày.
1.4 Hệ thống giao thông cung cấp nguyên liệu và vận chuyển chất thải.
Rác thải y tế được thu gom hàng ngày từ các đơn vị trong cụm bệnh viện.Rác này được thu gom theo quy định của nghành y tế, được bảo quản trong quá trình vận chuyển không gây ảnh hưởng đến môi trường và được đưa về lò đốt bằng xe đẩy tay theo phương pháp thủ công.Sản phẩm là tro đốt với với khối lượng không đáng kể được thu gom sau khi đốt và được vận chuyển bằng đường bộ ra bãi rác chung cuả thành phố.Việc này được thực hiện bởi Công ty Môi Trường Đô Thị.
Đối với dầu Dienzel sử dụng trong lò đốt với mức tiêu thụ 0,15 lít/kg rác thải được vận chuyển về lò đốt bằng đường bộ và được chứa vào bồn có dung tích 3000 lít bằng thép đặt ngay trên sàn lò và trong phần bao che.
1.5 Nơi tiếp nhận nước thải.
Nơi tiếp nhận nước thải bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải vệ sinh lò sau mỗi ca làm việc và nước thải từ hệ thống làm mát lò qua hệ thống thoát nước của bệnh viện.Nước thải trước khi ra ngoài được lưu trữ trong hệ thống hố ga có dung tích khoảng 1m3.
1.6 Nơi lưu trữ và xử lý chất thải rắn :
Chất thải rắn là rác thải y tế trước khi đem vào xử lý trong lò đốt được đựng trong túi nilon kín.Rác thải được tập kết đến đâu sẽ được đưa vào lò đốt đến đó qua lỗ sơ cấp có cửa đóng kín.Khi lò đốt đã đầy chất thải được tạm thời để ở trước cửa lò, nơi được xây dựng kín trên mặt phủ lớp EPOSI bong để dễ làm vệ sinh và không tạo thành các ổ vi trùng. Đối với tro sau khi đốt cùng với rác thải sinh hoạt trong bệnh viện hàng ngày được vận chuyển ra bãi rác thành phố để chôn lấp.
2.Qui trình hoạt động của lò đốt.
2.1 Tổng vốn và nguồn đầu tư của lò đốt.
Tổng số vốn đầu tư của dự án là 2.973.866.000 đồng Việt Nam ( sấp xỉ 3 tỷ đồng Việt Nam ), thực hiện các hạng mục :
Cải tạo hạ tầng cơ sở khu vực thực hiện dự án, xây dựng và lắp đặt.
Dây truyền thiết bị lò đốt công nghệ của Áo.
Chi phí vận chuyển, bảo hiểm.
Chi phí quản lý dự án.
Chi phí đào tạo, huấn luyện.
Chi phí bảo hành.
Nguồn vốn được lấy từ khoản vay ưu đãi của Cộng Hoà Áo thông qua dự án ODA theo công văn số 1069/CP-QHQT ngày11/10/1999 của chính phủ.
Bảng 9 : Danh mục nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu :
STT
Tên các loại nguyên liệu
Đơn vị tính
Mức tiêu hao cho 1 kg rác
Lượng sử dụng theo công suất
(500kg/ngày )
1
Dầu Diezen
Lít
0.15
75
2
Điện
KWh
0.05
25
3
Nước
Lít
0.4
200
Công suất : Lò đốt có công suất tối đa là 500 kg/ngày.
Nguồn : Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định
2.2 Quy trình công nghệ.
Loại lò đốt đa vùng Hoval được thiết kế để đốt tại chỗ chất thải hữu cơ, các chất thải có thể cháy được để làm giảm thể tích vả trọng lượng chất thải và biến đổi những chất thải này thành tro vô trùng thoả mãn hoàn toàn những tiêu chuẩn và quy định bảo vệ môi trường hiện nay.
2.2.1Kỹ thuật đốt đa vùng :
Sự khác biệt giữa đốt đa vùng và đốt truyền thống là quá trình đốt cháy xảy ra riêng biệt theo cả thời gian và không gian.Vì vậy, ta có thể kiểm soát từng quá trình một và tối ưu hoá chúng.Kết quả là quá trình đốt ổn định, thực chất độc lập với các thành phần khác của vật liệu đốt, chất độc và khói thải ra rất ít.Các quá trình riêng biệt được diễn ra như sau :
Trong buồng đốt sơ cấp, quá trình cháy tại chỗ với một phần nhiên liệu sẽ diễn ra trên gi đúc bằng thép có lỗ, bị giới hạn từng vùng và liều lượng chính xác.Nhờ vậy, một lượng lớn không khí thích hợp được thổi vào bằng quạt qua lỗ nhỏ dưới gi. Đây là khí sơ cấp thông qua van điều chỉnh.Khí nóng tạo ra từ quá trình cháy phần nhiên liệu này sẽ lan ra khắp lò và nằm phía trên.Sau đó được sấy khô, nóng dần và tách khỏi buồng.Luồng khí cháy thoát ra vào buồng phản ứng nhiệt buồng này bao gồm vùng hòa trộn, vùng đốt lửa và vùng cháy.Trong vùng trộn, hỗn hợp có thể cháy được tạo ra bằng cách trộn với luồng không khí thứ cấp.Do khí thứ cấp và sơ cấp được nối tiếp với nhau nên luồng khí thứ cấp có thể thay đổi và được tối ưu hoá qua việc cung cấp luồng khí sơ cấp.Một sự cài đặt trước sự điều khiển quá trình đốt.
Khí tạo ra trong vùng trộn bắt lửa và cháy trong buồng đốt với khí oxi được bổ sung thêm, hơn nữa được kiểm soát bởi nhiệt độ.Qúa trình cháy sẽ sinh ra lượng khí thứ ba. Để quá trình cháy hoàn toàn, vùng đốt được thiết kế đảm bảo nhiệt lượng sinh ra từ quá trình cháy đẫn đến từng thời gian lưu lại trong buồng đốt ít nhất là 0.5 giây.Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình cháy dẫn đến tăng lượng nhiệt độ lên đến 10000C là nhiệt độ cần thiết cho một quá trình cháy trong môi trường độc hại.
Chỉ khi mới khởi động hoặc kết thúc lắp đặt hoặc trong trường hợp khí kém chất lượng do nhiên liệu đốt có giá trị thấp thì nhiệt độ cần thiết được duy trì bằng các đầu đốt trong buồng.
2.2.2 Chi tiết kỹ thuật của buồng đốt sơ cấp- lò đốt đa vùng kiểu HOVAL MZ 2.
Buồng đốt sơ cấp nhận rác thải, sản sinh khí từ quá trình carbon ở nhiệt độ thấp rác thải và đốt các phần tử cacbon còn lại.Sau khi lò phản ứng nhiệt được sấy nóng, rác thải sẽ được đốt bằng một hoặc vài đầu đốt nếu rác thải có độ ẩm cao. Đầu đốt khởi động cũng đảm bảo cho nhiệt độ trong buồng sơ cấp không tút quá dưới nhiệt độ vận hành tối thiểu.Một quạt gió cho luồng khí sơ cấp, khí thứ cấp và khí thải sẽ được bật lên cùng một lúc với đầu đốt.Rác thải bị cacbon hoá trong môi trường yếm khí ở nhiệt độ cao từ 3000 C đến 8000C.Khí sơ cấp cần thiết sẽ được thổi vào qua những lỗ nhỏ trên đáy của lò sơ cấp.
Nếu nhiệt độ trong buồng sơ cấp tăng quá cao trong thời gian hoạt động, nước sẽ được tự động phun vào làm giảm nhiệt độ xuống.Sau khi quá trình carbon hoá ở nhiệt độ thấp hoàn tất, tất cả những phần tử cacbon còn lại sẽ bị đốt
cháy dẫn đến nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp sẽ tăng lên khoảng 10000C.Sau khi những phần tử cacbon bị đốt cháy hết, tro và buồng sơ cấp sẽ nguội dần.
Buồng đốt sơ cấp bao gồm vỏ thép hàn với các thanh chắc chắn và chỗ để gắn các bộ phận cung cấp khí sơ cấp, đầu đốt khởi động buồng phản ứng, vòi phun nước và chỗ cắm đo cần thiết.Toàn bộ buồng đốt bao gồm tất cả bộ phận gắn thêm đều được lót bằng một lớp chịu nhiệt.Lớp lót chịu nhiệt này tách với phần khung thép bằng một lớp cách nhiệt.Những tấm thép đúc chịu nhiệt có nhiều lỗ nhỏ nằm trên lớp cách nhiệt của lò, vỏ ngoài được sơn men silicone.
2.2.3 Chi tiết kỹ thuật của buồng đốt thứ cấp ( buồng phản ứng nhiệt ) 0.5 giây/10000C – lò đốt đa vùng HOVAL.
Lò phản ứng nhiệt được thiết kế để đốt cháy hoàn toàn tất cả những khí đã được carbon hoá ở nhiệt độ thấp từ buông sơ cấp.Khí thứ cấp được cung cấp cho khí carbon hoá ở nhiệt độ thấp qua các vòi trong buồng trộn và tạo ra hỗn hợp khí dễ cháy. Đối với lò đốt MZ4 việc cung cấp khí thứ cấp và khí ra bằng một quạt để thổi gió qua những chỗ uốn cong.
Đầu đốt buồng phản ứng này sẽ đốt hỗn hợp khí sản sinh ra trong qúa trình này. Đầu đốt này được điều khiển theo nhiệt độ của khí thải thoát ra.Sau một thời gian ngắn hoạt động, lớp lót chịu nhiệt sẽ nóng lên đến mức gây bức xạ
nhiệt để gây cháy và khi đó có thể tắt bộ đầu đốt buồng phản ứng.Lúc này, các vòi phun khí thứ cấp hoạt động như một màn ngăn duy trì ngọn lửa.Khí đốt phải đảm bảo cho hỗn hợp khí được hoàn toàn và phải được hút vào lò phản ứng nhiệt bởi áp suất thấp.
Việc cung cấp lượng khí để đốt được điều khiển qua nắp chắn khí thải được điều chỉnh bằng nhiệt độ.Tại khoang trộn có chứa các bộ khuyếch tán khí thứ cấp và bộ phận đầu lò đốt phản ứng nhiệt bao gồm các ống thép hình trụ hàn và có lót chịu nhiệt và lớp cách nhiệt.
Khoang đốt cũng được làm bằng các ống thép hình trụ hàn với lớp lót chịu nhiệt và có mặt bích bên ngoài nối với khoang trộn.Buồng phản ứng nhiệt được sơn phủ một lớp men silicone bên ngoài.
Buồng phản ứng nhiệt này để nối và lấy khí carbon hoá ở nhiệt độ thấp ở đầu vào, khí thoát ra cung cấp khí thứ cấp và khí thải, đầu đốt và các thiết bị đo cần thiết.
Bảng 10 :Chi tiết kỹ thuật của buồng phản ứng :
Kiểu
Thể tích khí bốc lên
( Nm3 )
Thời gian lưu cháy
( Giây )
Nhiệt đọ hoạt động
0C
Thể tích đốt thứ cấp
( m3 )
Bề dày lớp lót/cách nhiệt
mm
Bề dày vỏ thép
Mm
Độ chịu nhiệt
0C
MZ2
300
0.5
1000
0.18
145
5
1560
MZ4
510
0.5
1000
0.35
145
5
1560
GG4
910
0.5
1000
0.63
145
5
1650
Nguồn : Đề cương dự án “trang bị lò đốt chất thải rắn cho các bệnh viện”.
Lò đốt trang bị sử dụng nhiên liệu dienzen, vận hành theo từng mẻ và nạp rác bằng phương pháp thủ công, nghĩa là lò đốt sẽ được nạp rác đầy theo từng mẻ và sau đó tự vận động đốt cháy toàn bộ chất thải đã nạp mà không yêu cầu bất cứ sự can thiệp nào của người vận hành.
Do quá trình cháy có thể kiểm soát được trong lò, do đó có thể làm tối ưu quá trình xử lý đó.Kết quả là quá trình đốt rất ổn định, khí thải và chất độc thải ra rất ít.
Chỉ tiêu khí thải theo kỹ thuật môi trường như sau :
Bụi : 100 – 200 mg/nm3.
Chất hữu cơ : < 20 mg/nm3
CO : < 50 mg/nm3
HCL : 100 – 1000 mg/nm3
HF : 2 – 10 mg/nm3
SO2 : 100 – 250 mg/nm3
NO2 : 200 – 300 mg/nm3
Chương III. Đánh giá về hiệu quả kinh tế - môi trường – xã hội của việc quản lý chất thải y tế nguy hại của Tỉnh Nam Định.
1. Đánh giá thực trạng quá trình hoạt động của lò đốt.
Tác động tới chất lượng môi trường không khí.
Trong quá trình đốt chất thải y tế thì không khí xung quanh bệnh viện sẽ bị thay đổi, chủ yếu là các khu vực gần lò đốt.Trong quá trình đốt khí thải sẽ phát sinh chủ yếu từ hai nguồn cơ bản đó là :
- Khí thải trong quá trình đốt dầu dienzel.
- Khí thải sinh ra trong quá trình đốt chất thải độc hại của ngành y tế. Đây là nguồn phát sinh khí thải quan trọng nhất trong quá trình xử lý, các khí thải bao gồm :CO, SO2, NO2, THC, HF, HCL….
Kết quả lấy mẫu, phân tích và đo đạc các thông số môi trường của trung tâm công nghệ xử lý môi trường – Bộ Tư lệnh hoá học về tiếng ồn, bụi, khí thải (SO2, NO2,CO, HCl, HF, các chỉ tiêu kim loại nặng Hg, Cd, Pb ) cho thấy các thông số môi trường ở khu vực lò đốt và khu vực xung quanh đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép TCVN 6065 – 1999.
Bảng11 :Kết quả phân tích không khí từ lò đốt HOVAL như sau :
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Tiêu chuẩn
(TCVN)
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
1
Bụi
mg/m3
0.3
0.18
0.25
0.20
2
Cd/ Bụi
mg /m3
-
< 0.001
< 0.001
< 0.001
3
Hg/ Bụi
mg /m3
-
0
0
4
Pb/ Bụi
mg /m3
-
< 0.001
<0.001
< 0.001
5
CO
mg /m3
40
0.62
0.92
6
SO2
mg /m3
0.5
0.25
0.21
7
NO2
mg/ m3
0.4
0.064
0.089
8
THC
mg/m3
5.5
0.23
0.48
9
HCL
mg/m3
-
0.02
0.03
0.04
10
Gió
m/s
-
0.3 – 0.7
0.5 – 0.9
0.5 – 1.1
11
Nhiệt độ
0C
-
35
31
31
10
Cl2
mg/m3
-
0.05
0.04
0.05
Nguồn : Đề cương dự án “ nâng cao năng lực thu gom và xử lý chất thải y tế tại Tỉnh Nam Định”.
Trong đó :
Mẫu 1 : ở tại lò đốt Hoval.
Mẫu 2 : xa lò đốt Hoval 50m.
Mẫu 3 : xa lò đốt Hoval 100m.
1.2 Tiêu chuẩn về tiếng ồn.
Đối với tiếng ồn thì đạt tiêu chuẩn tiếng ồn loại 1 đối với khu vực cần có sự yên tĩnh cao như trong bệnh viện, viện điều dưỡng, nhà trẻ…Kết quả đo đạc tại lò đốt Hoval cách 1m là 72dbA.
1.3 Tác động đến môi trường đất.
Lượng tro là 25 kg khi đốt cháy hết 400 kg chất thải bệnh viện.Lượng tro này được URENCO Nam Định thu gom cùng với chất thải đô thị.Lượng tro đó hầu như không gây hại đến môi trường đất.Còn chất lượng đất của khu vực xung quanh bệnh viện có thể xem xét trên hai phương diện :
- Đó là do rò rỉ trong quá trình vận chuyển từ nơi thu gom về lò đốt. Điều này ảnh hưởng xấu đến thành phần của đất.Tuy nhiên trước mắt tác động này chưa có biểu hiện xảy ra.
- Do tro xỉ sau khi đem chôn lấp, nếu tro không đảm bảo được là đã xử lý triệt để thì sẽ gây ô nhiễm cho môi trường đất.
Theo báo cáo, tổng hợp phân tích thành phần tro xỉ sau sau khi đốt cho thấy kết quả là tỷ lệ thành phần các hại mịn tương đối cao, các chất hữu cơ chấy hoàn toàn.
2. Đánh giá hiệu quả của lò đốt chất thải nguy hại của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định.
2.1 Phân tích chi phí.
Theo báo cáo công tác thu gom vận chuyển và đốt chất thải y tế năm 2004 nhằm phục vụ dự án “ cải thiện và nâng cao năng lực thu gom và xử lý chất thải y tế trên địa bàn Tỉnh Nam Định “ thì :
2.1.1 Chi phí vận chuyển, lưu trữ, đốt và duy trì bảo hành lò năm 2004:
- Chi phí tiền lương : 69.723.000 đồng
- Chi phí nhiên vật liệu cho lò đốt : 92.100.000 đồng
- Chi phí mua túi nilon : 8.963.000 đồng.
- Chi phí bảo trì vận hành xe vận chuyển : 11.980.000 đồng.
Tổng cộng ; 182.766.000 đồng.
2.1.2 Chi phí môi trường.
Chi phí cho môi trường xung quanh, như đã phân tích như trên, khi lò đốt đi vào hoạt động thì có các tác động đến môi trường xung quanh đặc biệt là môi trường không khí.Tuy nhiên kết quả khảo sát và quan trắc đã cho thấy kết quả các tiêu chi, thông số kỹ thuật đo đạc về chất lượng không khí, tiếng ồn, chất lượng nước thải hầu hết đều nằm trong hay có những thành phần còn nằm dưới phạm vi tiêu chuẩn môi trường cho phép theo TCVN 1995.
Từ khi lò đốt đi vào hoạt động đến nay, chưa gây ra tác động môi trường đáng kể môi trường sinh thái và cảnh quan của thành phố.Nên lò đốt vẫn chưa phải chịu chi phí về môi trường.Tuy nhiên khu vực nằm xung quanh lò đốt cũng chịu ảnh hưởng một phần nào đó đến sức khoẻ, môi trường theo một khía cạnh định tính nào đấy.Trên thực tế thì ban quản lý lò đốt vẫn chưa nhận được bất kỳ kiến nghị nào hay một khoản chi phí nào đó về môi trường.
2.1.3 Chi phí về mặt xã hội.
Đối với nhân viên tham gia vận hành lò đốt.Họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với chất thải nguy hại, làm việc trong môi trường độ rủi ro cao về khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp.Chất lượng tiêu chuẩn về tiếng ồn, môi trường không khí, độ ẩm, nhiệt độ… trong xưởng đốt chưa vượt quá tiêu chuẩn.Tuy nhiên hoạt động của lò đốt cũng có ảnh hưởng phần nào đến sức khoẻ của nhân viên.Nhưng chúng ta có thể khắc phục được tình trạng trên bằng cách bố trí hợp lý lịch công tác và dãn dần khoảng thời gian làm việc cho nhân viên, tăng trợ cấp bồi dưỡng phụ cấp độc hại, trang bị thiết bị bảo hộ, dụng cụ bảo hộ.
Tác động đến kinh tế, văn hoá xã hội và sứ khoẻ cộng đồng của địa phương.Mặc dù lò đốt hoạt động với sự kiểm soát khí thải, tạo ra ít khí độc hại nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư địa phương xung quanh khu vực lắp đắt lò đốt.
Lò đốt rác thải y tế nằm trong khuôn viên của bệnh viện nên sự hoạt động của lò đốt cùng với các phương tiện vận chuyển rác thải đã tạo ra tiếng ồn, bụi, và mùi khó chịu nhất là khi có gió và thời tiết oi bức.Với kết quả theo dõi, đo đạc thì ban quản lý lò đốt chưa phải bồi thường cho sức khoẻ dân cư quanh khu vực lò đốt.Nhưng trên thực tế dân cư ở đây vẫn phải gánh chịu những thiệt hại do hoạt động cuả lò đốt gây ra.Có thể kể đến đó là chi phí khám chữa bệnh tăng lên, thiệt hại về thu nhập do nghỉ ốm vì chữa trị bệnh..
Chi phí khám chữa bệnh.
Để ước lượng được các khoản chi phí này một cách tương đối, em đã làm khảo sát thực tế tại khu vực xung quanh lò đốt.Theo đó cư dân xung quanh khu vực lắp đặt lò đốt thì cho rằng vấn đề môi trường nổi lên trong khu vực từ khi lò đốt đi vào hoạt động là bụi, mùi khó chịu và tiếng ồn.Cụ thể sống trong khu vực môi trường như vậy người dân có nguy cơ mắc các bệnh về mắt, đường hô hấp…Theo thống kê có dên 25% dân cư sống xung quanh khu vực bị mắc những bệnh này và có khoang 10% dân cư bị mắc bệnh khi lò đốt bắt đầu đi vào hoạt động ( sau năm 2001 ).Theo số liệu trên thì số hộ dân sống xung quanh khu vực lò đốt thì có 20 hộ, trung bình mỗi hộ tại đay có khoảng 4 người.Với chi phí khám chữa bệnh mỗi người mỗi năm khoảng 450.000 đồng/người/năm.Như vậy chi phí cho hoạt động khám chữa bệnh 1 năm tăng thêm do hoạt động của lò đốt là :
20 * 4 * 0.25 * 0.1 * 450000 = 900.000 đồng.
Thiệt hại về thu nhập do ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Thực chất vì phải nghỉ để đi khám chữa bệnh và điều trị bệnh nên thời gian nghỉ đó của một số người đã làm mất đi phần nào thu nhập.Theo số liệu điều tra thì thu nhập trung bình của người dân ở đây là 15.000 đồng/ngày/người và số ngày nghỉ là 6 ngày/ năm.Vậy số tiền có thể ước tính là :
15.000 * 6 * 20 * 4 * 0.25 * 0.1 = 180.000 đồng.
Tác động đến văn hoá xã hội và sức khoẻ của nhân dân sống gần khu vực lò đốt. Trước kia khi các bệnh viện chưa có lò đốt chất thải y tế thì lượng chất thải y tế nguy hại không được kiểm soát chặt chẽ và không hiệu quả, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường không khí và bị nhân dân quanh khu vực phản đối.
Tổng chi phí môi trường : 900.000 + 180.000 = 1.080.000 đồng.
2.2 Phân tích lợi ích.
2.2.1 Lợi ích từ việc thu phí chất thải rắn y tế nguy hại.
Với tổng khối lượng chất thải đã được xử lý trong năm 2004 là 19,703 tấn với giá xử lý mỗi tấn là 10.500.000 đồng/ tấn chất thải.Nên tổng lợi ích thu về từ hoạt động xử lý chất thải rắn y tế là :
19,703 * 10.500.000 = 206.881.500 đồng.
2.2.2 Lợi ích về mặt xã hội – môi trường.
Hiện nay vấn đề môi trường là vấn đề rất được quan tâm trong xã hội.Bất cứ hành động nào làm giảm thiểu lượng chất thải ra ngoài môi trường dù là lớn hay nhỏ đều có ảnh hưởng tích cực đến môi trường.
Các bệnh viện tiến hành phân loại thu gom tại chỗ chất thải nguy hại, vận chuyển bằng xe chuyên dụng, chất thải được đựng vào trong túi hoặc hộp cactông rồi đưa vào thùng chứa.Các hoạt động tiến hành đảm bảo an toàn cho người và nhân dân dọc tuyến đường chở rác, trong quá trình vận chuyển không gây rò rỉ chất thải ra bên ngoài.
Những lợi ích do lò đốt đem lại rất khó có thể định lượng được một cách đầy đủ.Tuy nhiên lợi ích có thể nhận thấy ngay được đó là tiền lương của lao động phục vụ lò đốt hoạt động.Hiện nay ban quản lý hoạt động của lò đốt gồm 11 thành viên với mức thu nhập bình quân là 18.000.000 đồng/người/năm.So với trước đây là 10.000.000 đồng/người/năm.Vậy mức thu nhập tăng thêm là
18.000.000 - 10.000.000 = 8.000.000 ( đồng )
Ngoài ra còn có thể ước tính một cách tương đối phần lợi ích có được nhờ tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh.Qua khảo sát của nghành y tế Việt Nam có đến 67,3% những người thu gom rác thải trong bệnh viện bị tổn thương do các vật sắc nhọn và 44,4% những người thu gom rác thải bên ngoài bệnh viện bị tổn thương khi thu gom các chất thải bệnh viện.Trong đó có khoảng 0.03% có nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan B.Trong trường hợp không có hoạt động của lò đốt , khoảng 500 công nhân viên của công ty môi trường đô thị tiếp xúc trực tiếp với chất thải có lẫn chất thải y tế nguy hại có khả năng lây nhiễm cao.Như vậy chi phí mỗi năm chi phí điều trị của mỗi người mỗi năm là 12 triệu đồng/năm.Vậy chi phí của khoản tiết kiệm này là :
500 * 0.444 * 0.03 * 12 = 79,92 triệu đồng.
Tổng lợi ích môi trường là : 8.000.000 + 79.920.000 = 87.920.000 đồng
II. Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý chất thải nguy hại của Tỉnh Nam Định.
Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Nam Định mới có một lò đốt chất thải y tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định.Lượng chất thải phát sinh ra trên địa bàn toàn tỉnh đều được thu gom và vận chuyển về đây để xử lý.Từ năm 2003 đến nay tình hình quản lý và xử chất thải y tế nguy hại của Tỉnh Nam Định đã có nhiều khởi sắc, đáng được ghi nhận.Tuy nhiên, tình hình vẫn còn có nhiều tồn tại, những vấn đề cần chú ý đối với hoạt động của lò đốt nói riêng và tình hình quản lý chất thải y tế nguy hại nói chung. Đó là vấn đề trong phân loại các chất và thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế.
Theo quy chế thì chất thải rắn y tế phải được phân loại và thu gom theo 3 túi hoặc thùng đựng với những màu sắc khác nhau :
- Túi màu xanh đựng chất thải rắn sinh hoạt.
- Túi màu vàng dựng chất thải rắn lâm sàng để đưa đi thiêu đốt.
- Túi màu đen đựng chất thải rắn bị nhiễm phóng xạ, hoặc các hoá chất độc dược…
Quy trình đóng gói phải được thống nhất và tuân thủ quy định chung.Tuy nhiên, việc quản lý tại các bệnh viện và cơ sở y tế còn chưa triệt để.Hiện tượng bỏ lẫn lộn các chất thải lâm sàng như bông băng, gạc, găng tay dính máu với chất thải thông thường vẫn còn xảy ra.Việc sử dụng túi màu đen chưa thật sự phổ biến.Việc thực hiện phân loại bao gói này phụ thuộc rất lớn vào y thức, trình độ và nhận thức của nhân viên và bệnh nhân cũng như người nhà của bệnh nhân.Khâu phân loại tại nguồn không tốt sẽ ảnh hưởng tới việc xử lý tại lò đốt.
Trên thực tế tại một số địa phương đã có hiện tượng các nhân viên thu gom chất thải của bệnh viện đem bán ra ngoài cho các cơ sở tái chế mà chưa qua xử lý. Điều nay trước hết là vi phạm luật môt trường và gây tiềm ẩn các vấn đề về sức khoẻ con người, nguy cơ truyền nhiễm đối với các nhân viên tại cơ sở tái chế là rất cao.Vì vậy ý thức, nhận thức của các nhân viên thu gom, phân loại, vận chuyển có vai trò đặc biệt quan trọng.
Trên thực tế hầu hết các số liệu đo đạc quan trắc cho thấy các chỉ tiêu về thành phần chất lượng môi trường không khí, nước…nằm dưới tiêu chuẩn cho phép của TCVN.Lò đốt không trang bị thiết bị xử lý khí thải nhưng lượng khí thải luôn được kiểm soát chặt chẽ.Tuy nhiên việc kiểm soát khí thải và tro xỉ phải được kiểm tra thường xuyên theo luật định để đảm bảo chất lượng môi trường luôn được đảm bảo vì vị trí của bệnh viện nằm ngay trong trung tâm Thành Phố Nam Định.Bệnh viện luôn sẵn sàng có biện pháp xử lý thích hợp nếu có biến cố hay phòng ngừa các tình huống, sự cố xảy ra.
Với khối lượng chất thải ngày càng gia tăng, bệnh viện cần đầu tư thêm lò đốt để tăng năng suất của lò nhằm phù hợp với lượng chất thải gia tăng.
III. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường .
1. Hiệu quả kinh tế.
Xét riêng về khía cạnh tài chính trong năm 2004 chênh lệch giữa chi phí và lợi ích là :
B – C = 206.881.500 – 182.766.000 = 24.115.500 đồng.
Ta chọn j = 3%,
r = 10%
n = 10 năm
Đánh giá giá trị tồn tại của dự án ta sử dụng giá trị NPV.
Ta có :
C2
C1 =
( 1 + j )3
182.766.000
=
( 1 + 0,03 )3
=167.256.700 đồng.
Toàn bộ dự án là :
1 – ( 1 + 0,03 )10 * ( 1 + 0,1 ) - 10
C1 = 167.256.700 *
0,1 – 0,03
= 1.151.352.200 đồng.
PVC = 1.151.352.200 đồng
Ta có lợi ích thu được là :
B2 = 206.881.500 đồng.
B4 206.811.500
B1 = =
( 1 + j )3 ( 1 + 0,03 )3
= 189.325.800 đồng.
1- ( 1+ j )n * ( 1 + r ) - n
PVB = B1 *
r- j
1 – ( 1 + 0,03 )10 * ( 1 + 0,1 ) - 10
= 189.325.800 *
0,1 – 0,03
= 1.303.270.200 đồng.
NPV = 1.303.270.200 - 1.151.325.200 = 15.191.800 đồng
Như vậy NPV > 0 nên hoạt động của lò đốt đạt hiệu quả kinh tế.Nó đem lợi ích ròng là 698.975.000 đồng.Tuy đem lại hiệu quả kinh tế không lớn nhưng hoạt động của lò đốt đã đem lại phần nào hiệu quả về mặt môi trường và xã hội.
2. Hiệu quả xã hội – môi trường.
Như phân tích ở trên, hoạt động của lò đốt chất thải rắn y tế về lâu dài là một hướng đi đúng và có hiệu quả.Nó đem lại lợi ích rõ rệt về môi trường – xã hội mà chúng ta không thể đo lường hết được.
Khi chưa có sự hoạt động của lò đốt các chất thải y tế thường được đốt tội phương pháp thủ công và không có hệ thống, không tập trung vì vậy mỗi lần đốt chất thải là một cực hình đối với những người phải hứng chịu.
Bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới đất và nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường nghiêm trọng.Vì vậy tất yếu của sự phát triển đó là chúng ta cần quản lý và xử lý các chất thải y tế một cách tập trung và hợp vệ sinh môi trường.Phương pháp thiêu đốt là một phương pháp áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước phát triển và cũng phù hợp với hoàn cảnh, bối cảnh rác thải của nước ta. Đặc biệt là phương pháp tập trung thiêu đốt bên ngoài bệnh viện và cơ sở y tế đã đem lại rất nhiều hiệu quả đáng mong đợi.
Dựa vào tính toán ước lượng chi phí và lợi ích môi trường ở phần trên ta có :
NPVe = 87.920.000 - 1.080.000 = 86.840.000 đồng > 0
Như vậy xét trên lĩnh vực tài chính hay có xét đến yếu tố môi trường xã hộithì dự án xây dựng và vận hành lò đốt đếu đem lại hiệu quả kinh tế môi trường và xã hội. Đặc biệt ngoài những lợi ích đã được lượng hoá còn có rất nhiều lợi ích chưa được lượng hóa và tính toán đầy đủ.
Chương IV:
Các kiến nghị và giải pháp trong quản lý và xử lý chất thải bệnh viện nguy hại trên địa bàn Tỉnh Nam Định.
I. Kiến nghị.
1. Cơ sở đưa ra kiến nghị.
Theo quan điểm bảo vệ môi trường của Đảng và Chính Phủ.Chiến lược bảo vệ môi trường của nhà nước.Kế hoạch hoạt động cụ thể của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường với Bộ Y Tế.
Căn cứ từ thực trạng của hoạt động quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải bệnh viện nguy hại trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn Tỉnh Nam Định nói riêng.
Xuất phát từ yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Căn cứ vào các báo cáo về tốc độ gia tăng của chất thải rắn y tế hàng năm ( hơn 3%/năm _ Số liệu nghiên cứu và điều tra của Sở Y Tế Tỉnh Nam Định ).
Căn cứ vào các quy định, điều luật về quản lý chất thải y tế nguy hại của nhà nước và của thế giới.
2. Kiến nghị.
2.1 Với Bộ Y Tế :
Ban hành các hướng dẫn cho các bênh viện trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, sức khỏe cộng đồng và vệ sinh cho nhân viên bệnh viên, bệnh nhân điều trị cũng như người nhà bệnh nhân. Để mọi người hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác giữ gìn vệ sinh chung. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường khám chữa bệnh của bệnh nhân, điều kiện làm việc của các công nhân viên, bác sỹ trong bệnh viện và góp phần vào bảo vệ môi trường trong khu vực.
Tổ chức các khoá đào tạo cho các cán bộ công nhân viên thực hiện tốt việc phân loại chất thải y tế ngay tại nguồn theo đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho quá trình xử lý được thuận lợi.Trong quá trình đào tạo và hướng dẫn cần quan tâm chặt chẽ tới chất lượng đào tạo. Để thực hiện tốt thì cần có kinh phí cho công tác quản lý, đào tạo, giáo dục chất thải ngay tại các bệnh viện.
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt tại các cơ sở y tế, các bệnh viện hay các phòng khám tư nhân.Bên cạnh đó cần phải có các chế tài, các biện pháp xử lý mạnh đối với các cơ sở, những đơn vị không thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường của TCVN.
2.2 Đối với Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Nam Định và Sở Y Tế Tỉnh Nam Định :
Có trách nhiệm cần ưu tiên đầu tư cho công tác kiểm tra, công tác kiểm soát môi trường để kịp thời chính xác cho các cơ quan quản lý môi trường có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Cần thành lập quỹ dành cho công tác quan trắc, kiểm tra môi trường thường xuyên.Nhằm đảm bảo cho môi trường xung quanh khu vực bệnh viện luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí, đất, nước, tiếng ồn phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.
2.3 Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định :
Cần phối kết hợp với các ban ngành liên quan để quản lý tốt hoạt động của lò đốt, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cộng đồng, cho môi trường khám chữa bệnh tại bệnh viện, cho môi trường xung quanh khu vực dân cư xung quanh bệnh viện.Luôn luôn đưa ra các biện pháp phòng chống khi có sự cố xảy ra.Chính quyền thành phố phải thường xuyên theo dõi quan tâm đến tình hình ô nhiễm môi trường của thành phố, đặc biệt là khu vực xung quanh lò đốt.Cần thường xuyên kiểm tra quá trình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại của bệnh viện.
II. Giải pháp.
1 Giải pháp về công tác quản lý chất thải y tế nguy hại.
1.1 Phân cấp quản lý chất thải y tế.
Qúa trình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế cần được thống nhất từ cấp tỉnh, thành phố rồi đến các cơ sở như bệnh viện và đến tận phòng ban.Có thể phân thành 3 cấp như sau :
Cấp 1 :
Cấp tỉnh, thành phố ( Sở Y Tế và Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Nam ĐỊNH ) - Cấp vĩ mô.Công tác thu gom, vận chuyển và lưu trữ tạm thời và xử lý chất thải y tế với khu xử lý chất thải y tế toàn tỉnh ( lò đốt chất thải rắn y tế tập trung đặt tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định ).Với lượng chất thải vượt quá công suất xử lý của lò đốt thì số lượng chất thải còn lại sẽ được đưa lên Công ty URENCO trên Sóc Sơn, Hà Nội.
Cấp 2 :
Cấp bệnh viện ( Bệnh Viện Đa Khoa, BV Lao…) - cấp cơ sở.Công tác thu gom, vận chuyển, là lưu trữ tạm thời chất thải rắn bệnh viện ngay tại bệnh
viện chờ đến ngày thu gom với các bệnh viện khác ngoại trừ Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định và Bệnh Viện Phụ Sản.
Cấp 3 :
Cấp khoa, phòng khám, hay tại các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.Công tác thu gom vận chuyển và lưu trữ tạm thời chất thải rắn tại các khoa.Vị trí được chọn là góc của cạnh khu vệ sinh hay góc trong các phòng khám, hay bên dưới bàn mổ - tại các phòng tiểu phẫu hay phẫu thuật.
Việc phân thành 3 cấp như trên rất tiện lợi cho công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và quản lý chặt chẽ cũng như việc phân công trách nhiệm sau này nếu xảy ra sự cố hay trong quá trình khen thưởng.
1.2 Quản lý chất thải rắn y tế.
Quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn y tế trong bệnh việnphải thực hiện theo đúng quy định trong Quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y Tế, bao gồm các quy định cơ bản sau :
Các quy định về màu sắc, kích cỡ, tiêu chuẩn túi, hộp, thùng đựng chất thải rắn y tế và nơi để túi hoặc thùng; tiêu chuẩn về màu sắc túi đựng chất thải rắn y tế được phân làm 3 loại như sau :
Túi màu xanh để đựng chất thải rắn sinh hoạt.
- Túi màu vàng để đựng các chất thải rắn lầm sàng.
- Túi màu đen dung để đựng các chất thải phóng xạ, các loại hoá chất, biệt dược có độc tính cao, hoạt tính mạnh.Tất cả các túi, hộp đựng chất thải rắn y tế phải có vạch chỉ dẫn : “ không được đựng quá vạch này “ở mức 2/3 túi.
- Các quy định về thời gian thu gom, lưu trữ và phương tiện vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại.Cụ thể là có một xê chuyên dụnh để thu gom tại các bệnh viện trong thành phố và trong toàn tỉnh và chiều thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.
- Các tiêu chuẩn, quy định về khu lưu trữ và thời gian lưu trữ chất thải rắn y tế trong bệnh viện.
- Các quy định về vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại đến lò đốt tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định.
Các bệnh viện cũng nên xây dựng cho bệnh viện mình những quy định nội bộ về công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế, đặc biệt là khâu phân loại tại chỗ, có cơ chế rõ ràng thưởng phạt phân minh, để khuyến khích và động viên các cán bộ công nhân viên trong bệnh viện thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn y tế.
2. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với các cán bộ, nhân viên y tế ở các bệnh viện, cơ sở y tế cần tổ chức đào tạo, tập huấn và hướng dẫn công tác thu gom thực hiện khâu phân loại tại nguồn và vấn đề lưu trữ chờ thu gom xử lý.
Đối với các nhân viên trực tiếp thu gom, vận chuyển và vận hành lò đốt, vệ sinh công nghiệp thì cần :
- Đối với nhân viên thu gom thì cần hướng dẫn cụ thể và có các biện pháp kỹ thuật an toàn trong quá trình thu gom, xử lý và biện pháp đề phòng rủi ro, tai nạn có thể xảy ra…
- Đối với lái xe trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại từ nguồn phát thải đến co sở xử lý được đào tạo về kỹ thuật, phương pháp tiếp nhận và các thao tác trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn. rủi ro…Như trong trường hợp chất thải y tế bị tràn ra thì cần phải khoanh vùng, treo biển khuyến cáo người dân và báo cáo với cơ quan chức năng để xử lý.
- Công nhân vận hành cần được đào tạo bài bản vì yêu cầu kỹ thuật đối với lò đốt là rất cao.Công nhân được đào tạo cơ bản về vận hành lò đốt cũng như quá trình xử lý bảo hành sửa chữa khi lò đốt xảy ra vấn đề.Nếu quá trình vận hành lò đốt đúng kỹ thuật và bảo dưỡng thường xuyên và hiệu suất của lò đốt đồng thời không gây nên ô nhiễm không khí ra môi trường xung quanh.Quan trọng nhất là kéo dài thời gian sử dụng máy vì kinh phí cho việc xây dựng cũng như vận hành lò đốt là tương đối lớn với một tỉnh có kinh phí khá hạn hẹp cho việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn bệnh viện.
3 Đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động cho công nhân viên tham gia phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại.
Kiểm tra sức khoẻ cán bộ công nhân viên trước khi tham gia vào quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển.Tiêm phòng bệnh cho các nhân viên tiến hành phân loại và thu gom tại các phòng, các bộ phận liên quan đến các bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc với bệnh nhân, hay với các phế phẩm như bong băng dính máu, găng tay…
Đảm bảo cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên tham gia vào quá trình phân loại, thu gom, và vận chuyển chất thải nguy hại. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc của nhân viên thu gom.
Thực hiện công tác an toàn lao động đặc biệt là các biện pháp xử lý khi có rủi ro, tai nạn xảy ra trong quá trình thu gom và vận chuyên.Thường xuyên kiểm tra, tiến hành vệ sinh công nghiệp trong khu vực thu gom, lưu trữ và vận hành xưởng đốt.
4 Thường xuyên tiến hành quan trắc và giám sát chất lượng môi trường.
Xung quanh khu vực lò đốt và tại các bệnh viện có khu lưu trữ chất thải y tế chò thu gom.Việc kiểm soát khí thải và tro xỉ được tiến hành thường xuyên theo luật định.Việc duy trì nhiệt độ của lò trong quá trình đốt ở chỉ số thiết kế ( >9000C ) cũng góp phần nhằm hạn chế sinh ra khói thải gây ô nhiễm môi trường, khi không có thiết bị xử lý khí thải về cơ bản vẫn duy trì thành phần khí thải đạt tiêu chuẩn khí thải của Việt Nam ( TCVN – 1995 ).
Ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường do xưởng đốt khí thải gây ra, công tác quan trắc cần được tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh lò đốt và kịp thời phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra.
5 Phòng chống sự cố môi trường trong quá trình vận hành.
Để hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành lò đốt, ban quản lý lò đốt đã áp dụng một số giải pháp kỹ thuật cơ bản cũng như nâng cao năng lực quản lý sản xuất của cán bộ công nhân viên điều hành lò đốt :
- Lắp đặt thiết bị an toàn cho đường dây tải điện và thiết bị tiêu thụ điện, nhằm hạn chế tới mức tối đa rủi ro cháy nổ do chập điện.
- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho hệ thống và hệ thống phòng cháy chữa cháy theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước.
- Có nhật ký làm việc, bàn giao chất thải, theo dõi, vận hành xử lý của thiết bị và trạng thái hoạt động của lò đốt.
6 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung và nhận thức về tác hại của chất thải y tế nguy hại nói riêng.Có thể đưa nội dung về chất thải sinh hoạt vào chương trình giảng dạy trong trường học từ bậc tiểu học và chất thải y tế nguy hại vào các trường phổ thông để học sinh có thể hiểu được và phần nào có ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ môi trường.
7 Tạo nguồn tài chính cho lò đốt và cho công tác quản lý chất thải rắn y tế.
Chủ động ký các hợp đồng xử lý với các cơ sở y tế trong toàn tỉnh, nnếu có điều kiện thì cả với các tỉnh bạn.Ngoài ra lò đốt cũng có thể xử lý các hoá chất, dược phẩm quá hạn sử dụng, sản phẩm kém chất lượng, dược phẩm giả….với các đơn vị có nhu cầu.
Tìm kiếm sự tài trợ của các tổ chức Chính phủ và Phi Chính phủ, huy động đóng góp tài chính từ các khu vực tư nhân tham gia vào công tác xử lý, tái chế chất thải trên địa bàn tỉnh.
C. KẾT LUẬN
Chất thải y tế, đặc biệt là chất thải rắn đang là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình hoạt động tại các bệnh viện và các trung tâm y tế trên địa bàn toàn tỉnh.Thời gian qua ngành y tế tỉnh đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý loại chất thải này, các biện pháp xử lý chỉ mang tính chất tạm thời và đối phó với tình huống các cơ quan Trung ương về kiểm tra.
Do đó quá trình xử lý luôn sinh ra các khí thải độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của cộng đồng.Vậy việc đầu tư một dự án có ý nghĩa về môi trường nhằm quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý các loại rác thải của nghành y tế là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với tình hình phát triển của xã hội và yêu cầu thực tế.Sau vài năm đi vào hoạt động thì lò đốt chất thải rắn y tế đã có nhiều mặt tích cực và đạt được nhiều hiệu quả về kinh tế - xã hội – môi trường.Phương pháp đã đem lại nhiều lợi ích cho môi trường khám chữa bệnh của bệnh viện, môi trường cảnh quan bệnh viện và đảm bảo an toàn sức khoẻ của nhân dân quanh khu vực lò đốt.
Qua nhận thức thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại, nó góp phần tạo nên môi trường khám chữa bệnh của bệnh viện ngày được cải thiện. Đây là bước đi đúng đắn trong hoàn cảnh của Tỉnh Nam Định nói riêng và toàn Việt Nam nói chung.Cùng với việc quản lý tốt chất thải rắn y tế nói riêng và công tác quản lý chất thải sinh hoạt nói chung ngày càng đạt được nhiều thành tựu, giải quyết được những vấn đề nổi cộm của các đô thị trong quá trình phát triển.Môi trường sống xung quanh được đảm bảo không chỉ bảo vệ sức khoẻ của dân cư mà còn tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư vào tỉnh, góp phần đưa Tỉnh Nam Định cùng với cả nước hộp nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, do nguồn ngân sách còn hạn chế nên chúng ta không thể đầu tư thêm những bộ phận lọc khí thải có giá thành ngang ngửa lò đốt sẽ là gánh nặng cho chi phí đầu tư, nhất là tiêu chuẩn của khí phát thải hoàn toàn thoả mãn với tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường của Việt Nam.So với các giải pháp trước đây thì có thể nói trước mắt đây là một biện pháp xử lý rác thải y tế hiệu quả nhất từ trước đến nay của Tỉnh Nam Định.
Việc lựa chọn đề tài và trong quá trình làm đề tài, tuy còn có nhiều hạn chế và thiếu sót nhất định nhưng em đã được tiếp thu rất nhiều kiến thức từ thực tế về công việc quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn y tế nói riêng của Tỉnh Nam Định.Thiêu đốt CTRYT tập trung là một giải pháp đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế - xã hội – môi trường và là mô hình nên được phổ biến triển khai rộng trên địa bàn toàn quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y Tế ( 1999 ), Quy chế quản lý chất thải y tế,NXB Y Học, Hà Nội, tái bản ( 2000 ).
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh ( chủ biên ) ( 2003 ), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Trường đại học KTQD, Hà Nội.
Công ty BURGEAP – Pháp ( 8/2003 ), Quy hoạch tổng thể xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam, Bộ Y Tế.
Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định.
Dự án nâng cao năng lực thu gom và xử lý chất thải y tế tại Tỉnh Nam Định.
Báo cáo kết quả điều tra đánh giá thực trạng chất thải thuộc hệ thống bệnh viện Tỉnh Nam Định năm 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10272.doc