Đề tài Đánh giá thực trạng trong công tác giao dịch và hợp đồng xuất nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kĩ thuật (Technoimport)

Trong suốt 46 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Technoimport là một trong những doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Thương Mại liên tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Với chức năng chính là XNK, các loại thiết bị toàn bộ, máy móc, thiết bị lẻ, nguyên vật liệu., trong nhiều lĩnh vực như xây dựng cơ bản, cung cấp năng lượng, giao thông vận tải, văn hoá giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng. Technoimport đã trở nên quen thuộc với các Bộ, các ngành, các địa phương và chủ đầu tư trong cả nước. Trong 46 năm qua Công ty đã thăng trầm cùng với sự biến động của nền kinh tế nhưng với khả năng, Công ty đã tìm ra cho mình một hướng đi đúng và đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, Technoimport đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1963, huân chương lao động hạng nhì năm 1964, và hai lần nhận huân chương lao động hạng nhất năm 1989 và năm 1997 và liên tục được chính phủ tặng cờ luân lưu, là đơn vị dẫn đầu ngành thương mại, năm 1996, 1997, 1998 của thời kì đổi mới. _ Phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng nước nhập khẩu. Lớn lao hơn là phục vụ cho nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế đất nước; thúc đẩy và khuyến khích phát triển nền kinh tế nước nhà góp phần xây dựng nền công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ nước nhà tạo cho cơ cấu cân đối giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

doc49 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng trong công tác giao dịch và hợp đồng xuất nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kĩ thuật (Technoimport), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi này luôn luôn tác động sấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và giao dịch trong hợp đồng XNK. Trong điều kiện nước ta hiện nay, chính phủ chưa thể đưa ra một mức thuế nhất định và hợp lí để kích thích và thúc đẩy các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh. Nếu mức thuế đưa ra có thể thấp hơn mức hợp lí có lẽ có thể không khuyến khích thúc đẩy hoạt động kinh doanh thậm chí còn kinh doanh các mặt hàng trái pháp luật... còn nếu mức thuế đưa ra cao hơn khả năng so với mức thuế hợp lí có thể kìm hãm và tạo ra sự chốn thuế và triệt tiêu khả năng kinh doanh của Công ty. Đối với Technoimport với chức năng XNK còn có các loại thuế chính là thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Kể từ ngày 1/1/1999 khi bắt đầu áp dụng biểu thuế XNK 1999 và hai sắc thuế mới là thuế giá trị gia tăng và thuế lợi tức doanh nghiệp cùng với những thay đổi các văn bản pháp qui có liên quan đến hai sắc thuế này đã dẫn đến những biến đổi trong hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn đối với hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ và thiết bị lẻ, thì biểu thuế XNK ưu đãi năm 1999 đã có giá trị từ ngày 1/1/1999 nhưng đến ngày 7/4/1999 Bộ Tài Chính mới ban hành thông tư số 37/1999/TT/BTC hướng dẫn về cách phân loại hàng hoá nên đã xuất hiện rất nhiều vướng mắc về phương thức áp dụng mã thuế nhập khẩu. Phía hải quan do không thể từ quyết định phương thức áp dụng mã thuế XNK nên đã chọn phương thức có mã thuế cao nhất, điều này gây thiệt hại cho các Công ty XNK và trong đó có cả Technoimport Thuế VAT là khoản thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh nhằm tránh tình trạng đánh thuế chồng lên nhau. tuy nhiên phương thức tính thuế VAT cùng với những qui định về áp dụng thuế VAT tỏ ra thiếu chính xác và chưa toàn diện đã gây trở ngại cho Technoimport. Nhìn vào công thức tính VAT đối với hàng nhập khẩu có thể thấy rằng thuế VAT đã đánh chồng lên thuế nhập khẩu. 4.2. Chính sách tài chính và tín dụng quốc gia Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế yếu kém, nền tài chính nhỏ bé không thể làm đồng tiền mạnh để thanh toán trong các hợp đồng kí kết mua bán XNK hàng hoá giữa nước ta với nước ngoài. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của nước ta ra nước ngoài chỉ đạt trên 20 tỉ USD. Do vậy, đồng tiền Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào tỉ giá các ngoại tệ mạnh như: đồng USD, đồng EURO, nhân dân tệ, Yên Nhật....Nếu đồng EURO mạnh hơn USD thì Technoimport xuất khẩu sang thị trường châu Âu sẽ có lợi nhuận lớn hơn xuất khẩu sang thị trường Mĩ và thị trường sử dụng đô la Mĩ là chủ yếu và ngược lại. Nếu kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng lên, tỉ lệ lạm phát giảm kéo theo kinh tế xã hội đất nước phát triển thì đồng tiền VND sẽ mạnh dần lên và điều đó sẽ có lợi cho Technoimport Nhà nước hàng năm có thể điều chỉnh và phát hành một lượng tài chính có thể làm tăng lượng cầu ở trong nước và khuyến khích xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi, bên cạnh đó chính sách tài chính của Nhà nước có thể thu gom tài chính bằng những biện pháp ở mọi nguồn từ dân cư, các doanh nghiệp, các Công ty tài chính..., để làm giảm tỉ lệ lạm phát, làm tăng giá trị đồng VND so với ngoại tệ, hàng ngày tỉ giá hối đoái của VND so với các ngoại tệ vẫn biến động, tuy nhiên hiện nay đã tương đối ổn định. 4.3. Cơ sở hạ tầng, công nghệ và thiết bị máy móc của Công ty Công ty có một hệ thống các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước. Hệ thống chi nhánh và văn phòng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên môn hoá trong hoạt động của Công ty. Các văn phòng đại diện của Công ty ở nước ngoài giúp cho việc thu thông tin của khách hàng, giám sát việc thực hiện hợp đồng cũng như đảm bảo quyền lợi của Công ty khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, hàng loạt các đơn vị trực thuộc, các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước của Công ty chủ yếu hoạt động đơn lẻ, thiếu liên kết, thiếu vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cơ sở hạ tầng của Công ty tạo nên bộ mặt không sánh sủa trong hoạt động kinh doanh ... Chẳng hạn trụ sở chính của Công ty tại 16-18 Tràng Thi rất nhỏ bé, không thuận tiện cho công tác giao dịch, giao thông đi lại không thuận tiện chỉ có một tuyến đường một chiều chạy qua và đường phố lại nhỏ hẹp, các văn phòng và các phòng làm việc trật hẹp, đơn giản, thiếu nhiều phòng làm việc, các bãi và các nơi dùng để chứa và vận chuyển XNK cũng rất thiếu. Về công nghệ và thiết bị máy móc của Công ty: tuy Công ty đã đưa vào và ứng dụng nhiều những trang thiết bị kĩ thuật, máy móc hiện đại vào hoạt động kinh doanh XNK như máy tính, máy kiểm tra kĩ thuật hàng hoá trước khi giao nhận hàng song so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế và so với yêu cầu của thị trường thì không thể cạnh tranh nổi vì hầu hết các đối thủ cạnh tranh đều có công nghệ hiện đại, trang thiết bị kĩ thuật máy móc tiên tiến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này ở Công ty là do thiếu vốn, không đủ vốn để đầu tư trang thiết bị kĩ thuật máy móc hiện đại, đa số các trang thiết bị máy móc đang phục vụ cho Công tác XNK còn cũ kĩ lạc hậu, hầu hết các loại công nghệ, máy móc kĩ thuật được mua mới còn quá ít mặt khác lại rất không đồng bộ với các loại máy móc hiện đang sử dụng dẫn đến phát sinh nhiều chi phí mà hạn chế vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Điều này chứng tỏ rằng để tiếp tục đứng vững và phát triển trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt như hiện nay thì Technoimport phải chú ý hơn nữa tới việc đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc để có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc, chỉ có trên cơ sở đó hoạt động kinh doanh của Công ty mới có thể ngày càng có hiệu quả. 4.4. Trình độ lao động, trình độ quản lý và lãnh đạo Công ty Technoimport đi vào hoạt động kinh doanh cho tới nay với tổng số lao động hiện có là 214 người. Trong đó trình độ đại học và trên đại học là 172 người chiếm 84,8%, còn lại là dưới đại học 42 người chiếm 19,6%. Công ty có đội ngũ cán bộ, lao động có trình độ cao và đủ trình độ để thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động thương mại quốc tế như: giao dịch, đàm phán, thanh toán quốc tế... ở mỗi phòng XNK các nhân viên, trưởng, phó phòng có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài từ một đến hai thứ tiếng thông dụng như tiếng Anh tiếng Pháp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc chủ động làm ăn với khách hàng nước ngoài, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong giao dịch, đàm phán. Mặt thuận lợi nữa là Công ty còn có ban lãnh đạo hết lòng vì công việc, có bản lĩnh kinh doanh, dám nghĩ , dám làm và dám chịu trách nhiệm. Toàn thể cán bộ nhân viên Công ty sống hoà thuận, có khả năng hợp tác cao. Tuy nguồn nhân lực của Công ty có nhiều kinh nghiệm nhưng hầu hết đều đã cao tuổi nên sự nhạy bén và linh hoạt trong kinh doanh còn nhiều hạn chế, tốc độ nhận biết thông tin và đưa ra quyết định còn chậm chạp thiếu sắc bén, trình độ quản lý và lãnh đạo của hệ thống cán bộ Công ty còn nhiều hạn chế... 4.5. Sự biến động của môi trường kinh doanh trong nước và ngoài nước Sự chuyển đổi cơ chế kinh tế sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được gần 20 năm, Nhà nước ta đã cải tiến, sửa đổi luật pháp, chính sách thuế, chính sách đầu tư trong và ngoài nước tạo ra cho cơ chếe làm ăn thông thoáng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự hợp tác làm ăn buôn bán với nước ngoài được mở rộng tạo thành khối liên minh liên kết môi trường kinh doanh thống nhất và thị trường chung. Technoimport là Công ty có chức năng chính là giao dịch và XNK. Công ty phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh trong nứơc và quốc tế. Mọi sự biến động của môi trường trong nước và quốc tế dù lớn hay nhỏ đều có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Technoimport Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang chuẩn bị gia nhập các tổ chức như: tổ chức thương mại thế giới, hội nhập AFTA... khi gia nhập vào các tổ chức này thì thị trường trong khối là thị trường chung và chơi cùng sân chơi, mọi hàng rào thuế quan đều ít nhiều bị xoá bỏ. Điều này tạo cho Công ty có cơ hội làm ăn mới và tiếp xúc mở rộng tìm hiểu các thị trường mới. Ngược lại, Công ty cũng sẽ gặp không ít những khó khăn mới nảy sinh với các đối thủ cạnh tranh có công nghệ hiện đại với cách thức cạnh tranh rất phong phú. Thị trường thế giới có nhiều biến động có thể tạo ra cơ hội mới cho Công ty và xoá bỏ đi phần nào yếu kém vẫn đang tồn đọng khó hoặc không thể giải quyết được chẳng hạn như sự thay đổi mặt hàng xuất khẩu, sự thay đổi thị trường sẽ kéo theo sự thay đổi hoàn toàn công nghệ cũ, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, bộ máy tổ chức Công ty... Và sự không ổn định của môi trường quốc tế cũng tạo ra không ít khó khăn và nguy cơ mới cho Công ty như: những năm đầu thập kỉ 90 môi trường kinh doanh ở thị trường các nước xã hội chủ nghĩa biến động, Công ty đã bị ảnh hưởng nặng nề và sau nhiều năm mới khôi phục được. Mới đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở Đông Nam á đã tác động tiêu cực mạnh đến thị trường xuất khẩu của Công ty . Hiện nay môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế đã và đang có xu hướng thuận lợi cho Công ty, tạo cho Technoimport nhiều cơ hội phát triển mới. Trong vài năm trở lại đây Technoimport đã mở rộng thị trường tương đối lớn, ngoài thị trường rộng lớn trong nước, Công ty còn mở rộng thị trường kinh doanh rộng lớn ra nước ngoài và đã có mặt ở thị trường 68 nước trên thế giới Chương 2: đánh giá thực trạng trong công tác giao dịch và hợp đồng XNK của Công ty Đánh giá chung kết quả đạt được trong công tác giao dịch và hợp đồng xuất nhập khẩu Technoimport là một trong những Công ty có bề dày lịch sử về buôn bán quốc tế ở Việt Nam. Technoimport có thị trừơng rộng lớn, kinh doanh đa ngành, đa nghề, trong những năm gần đây, từ năm 1990 đến nay, Công ty đã có những bước phát triển đáng mừng mặc dù thị trường thế giới có nhiều biến động mạnh mẽ. Với cơ chế mở cửa và hội nhập, Công ty đã dần từng bước hoà mình vào nhịp độ phát triển của thị trường, nhờ vậy, Technoimport đã dần tự khẳng định vị thế của mình và đạt được những thành tựu đáng kể, chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 4 năm . Qua đây chúng ta thấy rằng Công ty đã thu được những thành tựu khá khả quan. 1.1. Các kết quả hoạt động kinh doanh XNK trong những năm qua 1.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh theo cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Chúng ta có thể thấy rõ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty qua bảng số liệu về giá trị các mặt hàng nhập khẩu trong 4 năm 2001 – 2004(bảng ) Việc phân tích và đánh giá tình hình nhập khẩu hàng hoá theo kết cấu mặt hàng sẽ giúp cho Công ty thấy được cơ cấu hàng hoá của mình và có sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước. Qua bảng số liệu ta thấy rằng tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu trong 4 năm từ 2001 – 2004 liên tục tăng, đây là dấu hiệu nền kinh tế đất nước có sự phát triển ổn định. So sánh kết quả tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá 2003 với năm 2002 ta thấy: sản lượng năm 2003 tăng so với năm 2002 được tính theo giá trị tăng 29556000000VND tương ứng với tỉ lệ tăng là 9,7%. Kết quả này là đáng khả quan, Công ty đã nỗ lực tìm hiểu và khảo sát thị trường trong nước biết được nhu cầu tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước, đã nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đã nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Năm 2004 Công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường và có kế hoạch hợp lý nên tổng giá trị nhập khẩu năm 2004 tăng so với 2003 là 3532000000VND tương ứng với tỉ lệ 1,05%. Ta có thể đi sâu xem xét vào từng mặt hàng cụ thể sau: _ Thiết bị toàn bộ Đối với nước ta, cơ chế kinh tế đang chuyển mạnh sang cơ chế kinh tế thị trường nên nhu cầu phát triển kinh tế đi sâu và tăng mạnh phát triển công nghiệp, nhu cầu về vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, phát triển nông nghiệp cũng cần nhiều. Cụ thể giá trị nhập khẩu thiết bị toàn bộ năm 2003 tăng so với 2002 là 6234720000VND tương ứng với tỉ lệ 3,72 %. Nhưng năm 2004 kinh tế nước ta đã dần ổn định và phát triển, đã tự sản xuất và tự cung ứng để phục vụ làm giảm bớt phần nào sự phụ thuộc vào bên ngoài, cụ thể giá trị nhập khẩu năm 2004 đã giảm so với năm 2003 là 4914720000VND, tương ứng với tỉ lệ 2,91%m sự giảm này báo hiệu tính tự chủ của nền kinh tế nước nhà. _ Thiết bị lẻ máy móc, phụ tùng: Để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, hàng năm nước ta nhập khẩu một giá trị lớn các loại thiết bị lẻ, máy móc và phụ tùng, đây là ngành công nghiệp nặng nên nước ta khó có thể cung ứng được cho mình mà phải nhập khẩu từ nước có nền công nghiệp phát triển. Năm 2003 do thị trường xuất khẩu có nhiều biến động, nên Công ty đã thay đổi và chuyển sang nhập khẩu thị trường khác, sự chuyển đổi thị trường đã làm Công ty thay đổi nhiều qui chế mới, luật mới, ... Nên giá trị nhập khẩu năm 2003 đã giảm so với năm 2002 là 769520000VND tương ứng với tỉ lệ 1,26%. Sự ổn định dần thị trường xuất và nhập khẩu, năm 2004 giá trị nhập khẩu tăng so với năm 2003 là 7387120000VND tương ứng với tỉ lệ là 10,9% _ Nguyên vật liệu Để phục vụ cho việc sản xuất với bất kì một ngành nghề kinh doanh nào đều cần tới nguyên vật liệu. Nền kinh tế nước ta còn nhỏ bé chủ yếu là nông nghiệp nên nhu cầu về nguyên vật liệu là chưa lớn. Nhưng với sự đột biến về nhu cầu của một nền kinh tế nhỏ, năm 2003 lượng nhập khẩu nguyên vật liệu đã tăng so với năm 2002 là 25953360000 NVD tương ứng với tỉ lệ 42,6%. Dấu hiệu này thường xảy ra ở các nước có nền kinh tế nhỏ như nước ta, nó được thể hiện ngay năm 2004, năm 2004 giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu đã giảm so với năm 2003 là 5833040000 VND tương ứng với tỉ lệ 7,2%. Sự biến động này không đáng lo ngại đối với nền kinh tế nước ta, vì nước ta cũng có tiềm năng lớn. _ Hàng tiêu dùng Đi đôi với tăng trưởng dân số, phát triển kinh tế tất yếu sẽ dẫn tới tăng nhu cầu tiêu dùng của bất kì quốc gia nào. Nhu cầu tiêu dùng ở nước ta hàng năm tương đối lớn, ngoài những mặt hàng tiêu dùng được sản xuất trong nước, nước ta còn phải nhập thêm nhiều mặt hàng tiêu dùng từ nứơc ngoài. Năm 2003 Công ty đã nhập nhiều mặt hàng tiêu dùng có hạn ngạch thấp như: rượu, bia, nên giá trị đã giảm, năm 2003 giá trị nhập khẩu giảm so với năm 2002 là 1862560000VND tương ứng với tỉ lệ 12,23%. Nhưng năm 2004 Công ty đã thay đổi mặt hàng nhập khẩu khác và giá trị nhập khẩu đã tăng so với năm 2003 là 6892640000VNDtương ứng với tỉ lệ 34%. Tuy nhiên, sự tăng mạnh như thế này cũng là điều đáng lo ngại vì xu hướng người Việt Nam ưa chuộng hàng ngoại vẫn còn tăng đòi hỏi các ngành sản xuất kinh doanh... ở trong nước phải cải tiến và nâng cao chất lượng hàng hoá, mẫu mã sản phẩm, giá trị hàng hóa... Qua bảng phân tích tình hình nhập khẩu của Công ty cho ta thấy: Technoimport vẫn giữ nguyên vai trò quan trọng để điều tiết cho nền kinh tế nước ta đang hoà nhập với cơ chế thị trường, xứng đáng là Công ty được Nhà nước giao cho chức năng là XNK hàng hoá phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. 1.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Chúng ta có thể thấy rõ hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty qua bảng số liệu về giá trị các mặt hàng xuất khẩu trong 4 năm 2001 - 2004(bảng) như sau: Theo kết quả ở bảng số liệu trên, ta nhận thấy năm 2001 là năm mà Công ty có giá trị kim ngạch xuất khẩu là cao nhất trong 4 năm thống kê, sau đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty giảm từ năm 2002. Đây là mốc đánh dấu sự thất bại của Công ty vì lí do: Công ty tận dụng thị trường xuất khẩu đã khai thác hết thế mạnh của mình, thấy cái lợi trước mắt, không nắm vững xu thế phát triển,..., đã làm cho giá trị xuất khẩu giảm nghiêm trọng, giảm tới 46,8%. Sau cơn sốc này, Technoimport đã rút kinh nghiệm hơn và có những biện pháp và phương hướng làm ăn mới trong cơ chế thị trường. Kết quả là từ năm 2002 trở đi kim ngạch xuất khẩu của Công ty đi dần vào thế ổn định. Đến năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đã tăng so với năm 2002 là 5880336000VND tương ứng với tỉ lệ 6,3%. Tuy năm 2004 kim ngạch xuất khẩu có giảm nhưng giảm không nhiều và Công ty có đủ khả năng kiểm soát được sự biến động của thị trường xuất khẩu. Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu sang nước ngoài và đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, ta có thể thống kê một số mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty sau: _ Cao su: đây là mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty, hàng năm mặt hàng này chiếm tới 58% giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Cao su xuất khẩu dưới dạng chưa chế biến dạng mủ hoặc chỉ chế biến một vài công đoạn, thị trường nhập khẩu chính của Công ty là Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Mĩ, Pháp. Theo thống kê trên bảng thì lượng cao xu xuất khẩu năm 2003 tăng so với năm 2002 tính theo giá trị là 341595000 VND tương ứng với tỉ lệ 6,3%. Nhưng năm 2004 tổng giá trị xuất khẩu lại giảm so với năm 2003 là 3867183000VND tương ứng với tỉ lệ 6,7%, theo nhận xét của ban lãnh đạo Công ty thì đây không phải là dấu hiệu tồi mà do thị trường trong nước có nhu cầu ngày càng tăng. _ Mặt hàng nông sản: đây là sản phẩm chính của ngành nông nghiệp nước ta. Hàng năm nước ta sản xuất mặt hàng này với khối lượng tương đối lớn, ngoài nhu cầu tiêu dùng trong nước còn có dư nhiều để xuất khẩu. Các nước nhập khẩu chủ yếu của Công ty như: Đài Loan, Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc, Singapore. Theo số liệu tính toán hàng năm Công ty xuất khẩu mặt hàng này trên 20 tỉ VND, năm 2003 Công ty xuất khẩu tăng so với năm 2002 là 3166918000VND tương ứng với tỉ lệ tăng 17% và liên tục năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1186710000VND tương ứng với tỉ lệ 5,4%. _ Than: là tài nguyên khoáng sản dồi dào của nước ta, than được xuất khẩu chủ yếu ở dạng: than bột, than gáo dừa. Đây là mặt hàng đem lại lợi nhuận lớn cho Công ty, than được tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường như: Nhật, Hàn Quốc, Mĩ, nhưng do sự điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu nên giá trị xuất khẩu mặt hàng này năm 2003 đã giảm so với năm 2002 là 1285211000VND tương ứng với tỉ lệ 11,4%. Cơ cấu xuất khẩu đã được Công ty điều chỉnh và năm 2004 mặt hàng này đã đựơc xuất khẩu với giá trị cao hơn năm 2003 là 626860000VND tương ứng với tỉ lệ 6,3%. _ Hàng công nghiệp: đây là mặt hàng chiếm tỉ lệ xuất khẩu thấp một phần là nước ta chưa đủ khả năng đáp ứng thị trường nứơc ngoài về chất lượng, mẫu mã, giá cả mặt hàng này. Song hàng năm tỉ lệ xuất khẩu của Công ty cũng tăng dần. Đặc biệt hàng công nghiệp mà Công ty xuất khẩu năm 2004 đã tăng so với năm 2003 là 794390000VND tương ứng với tỉ lệ tăng là 16% nhưng đối với kế hoạch đề ra của Công ty thì hoàn toàn đạt kế hoạch và đối với cơ cấu ngành xuất khẩu thì đây là điều đáng lo ngại trước hầu hết bất cứ đối thủ cạnh tranh nào vì đây là mặt hàng đem lại tiềm năng, lợi nhuận lớn nhất không những cho Công ty mà cho cả đất nước. 1.1.3. Nhận xét chung về cơ cấu nhập khẩu và xuất khẩu của Công ty Trong những năm mở cửa lưu thông với bên ngoài, Công ty đã có những điều kiện kinh doanh mới và đã đạt được những thành công đáng khích lệ, song sự thành công đó chỉ là sự phát triển bình thường theo đúng quy luật tự nhiên của sự phát triển, những giá trị hay các yếu tố đã đạt được chỉ là những kết quả nhỏ bé, yếu kém nhiều về mọi mặt như: chất lượng giá trị, thương hiệu,... của một nền kinh tế nhỏ bé và yếu kém của ngành và của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của Công ty không cân đối so với cơ cấu của toàn ngành, cơ cấu XNK của cả nước. Mặc dù vậy Công ty luôn luôn có kế hoạch và phương hướng mới cho bước đi sau này, hy vọng năm 2005 và những năm tiếp theo Công ty sẽ đạt được nhiều kết quả tốt. 1.2. Các hợp đồng XNK Sau khi kết thúc giai đoạn giao dịch và đàm phán, Công ty thực hiện bước tiếp theo là kí kết các hợp đồng XNK. 1.2.1. Đối với hợp đồng xuất khẩu _ Kiểm tra thư tín dụng: đây là bước khá quan trọng đối với công tác hợp đồng XNK, bởi vì nó quyết định tới việc hợp đồng có được thực hiện và đem lại hiệu quả hay không. Quá trình thực hiện hợp đồng XNK tại Technoimport được tổng giám đốc đưa ra và áp dụng đối với các đơn vị thành viên trong từng hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu sau khi kí kết hợp đồng thì Technoimport kiểm tra việc mở thư tín dụng của bạn hàng nhập khẩu và đối chiếu so sánh với nội dung của hợp đồng đã kí. Nếu sai thì Technoimport yêu cấu người nhập khẩu chỉnh và sửa bằng văn bản. việc kiểm tra thường xuyên thông qua một số ngân hàng như ARIBANK,VIETCOMBANK,... _ Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu: Technoimport là doanh nghiệp kinh doanh XNK chủ yếu là hoạt động nhập khẩu uỷ thác, do đó để chuẩn bị được đủ lượng hàng hoá theo hợp đồng ngoại thương đã kí thì Technoimport phải tiến hành: Kí kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với các doanh nghiệp Việt Nam mà chủ yếu là các mặt hàng như: than, cao su, và một số mặt hàng công ngiệp khác. Cử cán bộ của Công ty tiến hành kí kết và thu mua các loại vật tư hàng hóa của hợp đồng ở trong nước của các cá nhân cũng như của các doanh nghiệp khác nhằm tập trung đủ lượng hàng hoá. _ Làm thủ tục Hải Quan: Do quá trình kí kết thực hiện các hợp đồng uỷ thác và hợp đồng trong nước đã có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ Công ty. Ngoài ra Technoimport thường bán theo giá FOB do đó không phải thực hiện nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm nên bước tiếp theo là làm thủ tục Hải Quan. Hàng xuất khảu của Công ty thường được tiến hành theo hai con đường chính là: đường bộ và đường biển qua cảng Hải Phòng. Quá trình làm thủ tục như sau: Technoimport tiến hành kê khai chi tiết hàng hoá xuất khẩu lên tờ khai Hải Quan Đối với hàng hoá có khối lượng không lớn quá thì Technoimport tiến hành vận chuyển hàng hoá xuất khẩu tới kho Hải Quan cửa khẩu để hải quan tiến hành kiểm lượng và làm thủ tục hải quan. Tuy nhiên đối với một số hợp đồng có giá trị tương đối lớn thì Technoimport thường mời cán bộ hải quan tới để kiểm lượng và thực hiện các chế độ niêm phong. _ Giao hàng: hàng sẽ được giao nhận theo địa điểm của hợp đồng xuất khẩu thông thường Technoimport thường giao tại cảng đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường biển và cửa biên giới nếu vận chuyển bằng đường bộ. Sau khi giao hàng cán bộ của Technoimport sẽ lấy biên lai thuyền phó và đổi lấy vận đơn mới, vận đơn này sẽ được chuyển gấp về bộ phận kế toán để lập bộ chứng từ thanh toán. _ Thanh toán: thay hợp đồng xuất khẩu thì Công ty thường thoả thuận với đối tác sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng và TTR, việc thanh toán thường được thực hiện thông qua ARIBANK, INCOMBANK, VIETCOMBANK. Công ty sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán hợp lệ với thư tín dụng và hợp đồng xuất khẩu sau đó gửi tới các ngân hàng của mình để uỷ thác việc thanh toán. Cuối cùng việc thanh toán được hoàn chỉnh khi Technoimport nhận được thông báo của các ngân hàng. 1.2.2. Đối với hợp đồng nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu là hoạt động chủ yếu của Technoimport kể cả về quy mô và giá trị của các hợp đồng. Do đó việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu là rất quan trọng. _ Mở thư tín dụng: sau khi kí kết hợp đồng nhập khẩu, việc đầu tiên Technoimport làm đó là mở thư tín dụng tại ngân hàng ở nước ngoài(nếu phương thức thanh toán là thư tín dụng). Thông thường đối với bạn hàng mới hoặc giá trị hợp đồng mới, Technoimport áp dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng không huỷ ngay; còn đối với những bạn hàng quen thuộc, đáng tin cậy, giá trị hợp đồng nhỏ thì Công ty áp dụng phương thức thanh toán TTR. Theo quy định của nhà nứơc, việc thanh toán cho nước ngoài bắt buộc phải thực hiện qua ngân hàng Việt Nam, vì thế Technoimport thường mở thư tín dụng tại VIETCOMBANK, EXINBANK, ngân hàng đầu tư và phát triển. Hồ sơ xin mở thư tín dụng bao gồm : Bản sao hoặc bản chính của hợp đồng nhập khẩu. Đơn vị mở thư tín dụng Để đề phòng việc giao hàng thiếu, bị hư hỏng, đổ vỡ hoặc không đúng quy định Technoimport thường chỉ mở thư tín dụng có giá trị khoảng 80% giá trị hợp đồng; phần còn lại sẽ được thanh toán nốt cho người bán nước ngoài bằng TTR khi hàng được nhận đủ và đúng quy định Sau khi mở, thư tín dụng sẽ được chuyển đến người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo ở nước xuất khẩu, ngân hàng sẽ thanh toán cho người xuất khẩu để đổi lấy bộ chứng từ. _ Làm thủ tục hải quan: cũng như xuất khẩu, Technoimport thường nhập khẩu theo giá CIF hoặc CFR nên bỏ qua được nghiệp vụ thuê tàu và mua bảo hiểm. Hàng nhập khẩu của Công ty thường được nhập qua hữu nghị quan và cảng Hải Phòng. Khi nhận được thông báo về, Công ty nhanh chóng cầm vận đơn gốc đến đại lý tàu để đổi lấy lệnh giao hàng, lập tờ khai hải quan cho lô hàng có chữ ký và con dấu của Tổng Giám Đốc sau đó. Cầm bộ chứng từ nộp cho cơ quan hải quan để làm thủ tục hải quan. Bộ chứng từ gồm: tờ khai hải quan, hợp đồng ngoại thương , giấy báo nhận hàng, lệnh giao hàng, hoá đơn thương mại, phiếu đóng góp, giấy chứng nhận xuất xứ, chứng từ bảo hiểm, vận đơn gốc, giấy phép kinh doanh XNK của Công ty, thư tín dụng; qua ta. Khi nhận hồ sơ này, hải quan sẽ đóng dấu, ký xác nhận vào tờ khai. Nếu quá 5 ngày kể từ ngày nhân được thông báo hàng về. Technoimport mới đến nhận thì Technoimport sẽ phải nộp tiền lưu kho bãi và các chi phí khác. Hải quan sẽ cử cán bộ kiểm toán đem bộ chứng từ cùng với người của Technoimport đến nhận hàng tại kho, mở hàng kiểm tra đối chiếu với bộ chứng từ. Trong trường hợp hàng không phù hợp với bộ chứng từ, hải quan sẽ không cho phép nhận hàng cho tới khi mội thứ đều hợp lệ. Khi đó Technoimport phải lập lại từ khai hải quan hoặc phải khiếu nại với người bán. Thủ tục hải quan sẽ hoàn thành khi tờ khai được hý và đóng dấu sác định để từ thời điểm này hàng được phép lưu hành trong nước. _ Nhận hàng: Công ty thường nhận hàng tại cảng Hải Phòng hoặc cửa khẩu hữu nghị. Nếu là hợp đồng uỷ thác thông thường Technoimport giao hàng ngay tại cảng sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan hoặc cũng có thể Technoimport sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển lô hàng đó tại địa điểm quy định uỷ thác để kiểm tra hàng, ký vào biên bản giao nhận với nhân viên của Technoimport khi kiểm tra xong _Thanh toán :+ thanh toán cho người bán hàng ở nước ngoài ,việc thanh toán được tiến hành thành nhiều đợt vừa đảm bảo cho Công ty ,vừa tránh những khó khăn về vốn. Ký kết hợp đồng nhập khẩu,thanh toán 10%_ 15%trị giá hợp đồng như một khoảng tiền đặt cọc để cam kết mua hàng. Khi nhận bộ chứng từ thanh toán 75_ 80% giá trị hợp đông. Sau khi nhận đủ hang, sẽ thanh toán nốt phần còn lại bằngTTR. Nếu hàng giao thiếu, đổ vỡ hay không đúng quy định Technoimport sẽ thoả thuận với người bán để thay thế, bổ sung, sửa chữa... hay giảm đi một số lượng tiền tương ứng. Riêng đối vời việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ hay dây chuyền công nghệ 10%, còn lại sẽ được thanh toán 2 đợt. 5% khi kí biên bản nghiệm thu với chủ đầu tư trong nước. 5% khi hết hạn bảo hành mà không có bất kỳ sự cố nào xảy ra. + Thanh toán với người uỷ thác: thông thường được áp dụng theo hai phương thức Thanh toán theo qua tài khoản của Technoimport tại ngân hang. Người uỷ thác phải thanh toán bằng sec hoặc chuyển khoản bằng tiền Việt Nam được quy ra ngoại tệ theo tỉ giá của ngân hàng ngoại thương tại thời điểm tiền được chuyển vào tài khoản của Technoimport. Thanh toán trực tiếp cho người nước ngoài trong trường hợp người uỷ thác và Technoimport cùng tham gia kí kết hợp đồng ngoại. Bảng 9: Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu trên một số thị trường chính của Công ty năm 2003, 2004 Nhóm mặt hàng Năm 2003 Năm 2004 Thị trường Số hợp đồng kí kết Thị trường Số hợp đồng kí kết Than Nhật Hàn Quốc 5 4 Nhật Hàn Quốc 5 5 Hàng công nghiệp Đài Loan Đức Nga Mĩ Thuỵ Điển 4 3 3 3 2 Đức Nhật Singapore Thuỵ Điển Tây Ban Nha 5 4 4 2 2 Cao su Nhật Hàn Quốc Đài Loan Singapore Mĩ 4 3 3 4 2 Nhật Hàn Quốc Mĩ Hà Lan Pháp 3 3 1 2 2 Nông sản Pháp Đài Loan Trung Quốc Hàn Quốc 3 3 3 2 Pháp Singapore Anh Đức 4 3 2 2 Nông sản khác Trung Quốc ấn Độ Đài Loan 5 2 3 Trung Quốc Đài Loan Hàn Quốc 5 4 3 Nguồn: phòng xuất nhập khẩu Bảng 10: kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo một số thị trường chính của Công ty năm 2003, 2004 Nhóm mặt hàng Năm 2003 Năm 2004 Thị trường Số hợp đồng kí kết Thị trường Số hợp đồng kí kết Thiết bị toàn bộ Pháp Trung Quốc Italia Đức Hàn Quốc 5 4 2 1 1 Mĩ Hàn Quốc Đan Mạch Italia Pháp 3 3 2 1 1 Máy móc thiết bị lẻ Nhật Đài Loan Đức Singapore Anh 17 10 9 9 5 Nhật Đức Pháp Trung Quốc Mĩ 20 15 8 8 3 Hàng tiêu dùng Nhật Hàn Quốc Singapore Thái Lan Hồng Công 7 6 6 5 3 Hàn Quốc Singapore Hồng Công Mĩ Trung Quốc 7 5 5 4 4 Nguyên vật liệu Đài Loan Hàn Quốc Nga Trung Quốc Tây Ban Nha 14 8 7 5 3 Nhật Singapore Hàn Quốc Đài Loan Mĩ 10 7 6 6 5 Nguồn: phòng xuất nhập khẩu 1.3. Đánh giá công tác giao dịch và hợp đồng XNK tại Công ty Công tác giao dịch và hợp đồng XNK là hoạt động đóng vai trò rất quan trọng. Nó quyết định tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp kinh doanh XNK, nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động của Công ty. Nhận thức rõ được vai trò của nó, ban lãnh đạo Công ty, cán bộ công nhân viên của Technoimport không ngừng nỗlực nâng cao hiệu quả của công tác giao dịch và đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong 46 năm qua, với kinh nghiệm của mình, Technoimport đang là doanh nghiêp có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh XNK của Việt Nam nhất là công tác giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng XNK. Tuy nhiên ben cạnh những thành tích đạt được trong hoạt động XNK nói chung về công tác giao dịch XNK nói riêng. Technoimport cũng không thể không nhận ra những tồn tại và nguyên nhâncủa chúng. 1.3.1. Một số vấn đề về công tác giao dịch Đối với công tác giao dịch thì Technoimport thực hiện khá tốt. Tuy nhiên không thể không có một số tồn tại cản trở công tác giao dịch trước tiên muốn đem lại hiệu quả thì các công việc chuẩn bị phải được thực hiện đầy đủ. Trong nhưng năm qua trước xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới cũng như tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường đòi hỏi mọi thành viên tham gia vào thị trường phải luôn luôn nghiên cứu và nắm bắt được các thông tin về thị trường, tuy nhiên công tác tìm kiếm bạn hàng của Technoimport còn rất đơn giản, chủ yếu chỉ dựa vào các mối quan hệ quen biết hoặc do khách hàng tự tìm đến với Công ty. Mặt khác hoạt động này đã được cán bộ công nhân viên chủ động nhưng mang tính tự phát, thiếu tính năng động, chưa được tổ chức quy củ và còn mang nhiều màu sắc của cơ chế cũ. Đặc điểm kinh doanh của Công ty là nhiều mặt hàng đa dạng, không cố định do đó công tác nghiên cứu trên thị trường chỉ được thực hiện trên nhu cầu của khách hàng, mặc dù có nỗ lực tuy nhiên kết quả xuất khẩu của Công ty vẫn ở mức thấp, chưa thâm nhập vào những thị trường mới, tiềm năng, những thông tin ở những thị trường không có văn phòng đại diện vẫn chưa thu thập được. Trong công tác giao dịch của Công ty thì vấn đề tồn tại đó là phương thức giao dịch và lựa chọn các phương thức giao dịch phù hợp. Phương thức giao dịch của Technoimport vẫn còn bó gọn trong một số phương thức giao dịch nhất định mà không ngừng nghiên cứu và mở rộng nhất là đối với một số phương thức giao dịch mà hiện nay các Công ty lớn trên thế giới thường áp dụng như: giao dịch tại sở giao dịch, giao dịch qua trung gian, nhất là giao dịch tại hội chợ triển lãm. Mặt khác trong phương thức giao dịch đấu thầu quốc tế mà hiện nay Công ty áp dụng nhất là đối với hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ và máy móc thiết bị lẻ. Phương thức đấu thầu quốc tế là phương thức rất phức tạp và mất nhiều thời gian, việc mua sẵn máy móc thiết bị thông qua đấu thầu thường phát sinh chi phí và những vấn đề phức tạp khi triển khai dự án. Bên cạnh đó trong quá trình gọi thầu thì Technoimport thường bị ràng buộc bởi các chủ đầu tư uỷ thác nhập khẩu, của các cơ quan chủ quản, của các tổ chức cho vay tín dụng. Do đó trong quá trình gọi thầu, những nhà dự thầu thường được chỉ định do đó giảm tính cạnh tranh của các nhà thầu, Công ty không nhận được những hợp đồng tối ưu. Ngoài ra theo quy định của pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam có những điểm không phù hợp với quy định của các tổ chức quốc tế, nhiều khi gây khó khăn cho các nhà thầu nước ngoài, khi đến Việt Nam. Cũng theo quy định của khoản 2 điều 10 buộc nhà thầu nước ngoài phải sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam buộc phải liên doanh với nhà thầu Việt Nam do đó gây rất nhiều khó khăn và cản trở cho Công ty trong quá trình đấu thầu nhiều khi đối tác không đáp ứng và thực hiện đựơc các hợp đồng đã ký kết. 1.3.2. Một số vấn đề về cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Technoimport đã cơ cấu lại tổ chức theo tự hạch toán kinh doanh ,do đó các đơn vị nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, đàm phán và kí kết hợp đồng, làm thủ tục hải quan và thanh toán tiền hàng sao cho có lãi. Cơ chế này đã tỏ ra hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, nhưng từ thực tiễn nghiên cứu hoạt động của Công ty, nhận thấy cơ cấu hiện nay có một số điểm hạn chế. Hoạt động độc lập khiến các đơn vị phải tự nghiên cứu thị trường thu nhập thông tin từ nhiều nguồn và từ các văn phòng đại diện từ nước ngoài, nhưng đồng thời nó cũng làm nảy sinh ý thức sở hữu riêng về thông tin của các đơn vị,vì thế mỗi một đơn vị khi cần nó lại phải thu thập từ đầu. Nếu các đơn vị kinh doanh hoạt đọng như hiện nay thì có sự trùng lặp rất nhiều gây ra sự cạnh tranh trong nội bộ ngành. Trung tâm tư vấn đầu tư và thương mại là bộ phận chủ yếu có nhiệm vụ cung cấp thông tin và tư vấn cho các phòng nghiệp vụ, ngoài ra còn thực hiện kinh doanh XNK. Sở hữu trung tâm này kiêm cả hai chức năng bởi giám đốc muốn trao quyền tự hạch toán kinh doanh cho đơn vị nhưng do hoạt động tư vấn là hoạt động không thường xuyên, vì thế chức năng kinh doanh XNK mới được giao thêm. Nhưng điều này có điểm hạn chế là không tạo điều kiện chuyên môn hoá cho toàn cán bộ công nhân viên. Mặt khác, cũng cần phải xem xét đó là chức năng hoạt động của phòng kế hoạch tài chính. Cũng giống như mọi bộ phận kế hoạch tài chính khác, hoạt động của bộ phận này chỉ mang tính chất hướng nội, tức là việc nghiên cứu, xử lý, đánh giá đưa ra phương hướng biện pháp đều xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội. Những ảnh hưởng biến động sấu của các cơ chế tài chính, ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua trước cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, khu vực đã cho thấy điểm hạn chế này. Kinh doanh thương mại quốc tế chịu tác động rất nhiều của cơ chế, chính sách quản lý ngoại hối và tỉ giá hối đoái, điều đó đòi hỏi phòng kế hoạch tài chính phải thực hiện nghiên cứu, thu thập thông tin để từ đó đưa ra những dự báo chính xác về xa thế vận động của chúng nhất là trong một thời gian gần đây khi thị trường chứng khoán của Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. 1.3.3. Một số vấn đề về công tác hợp đồng xuất nhập khẩu Đàm phán và kí kết hợp đồng chính là sở trường của Technoimport và đã 46 năm kinh nghiệm trong công tác này. _ Vấn đề xác định giá cả trong hợp đồng hầu hết các hợp đồng được kí kết với giá cả cố định, kể cả các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, máy móc, thiết bị lẻ... một phần do chính sách quản lí của Nhà nước đối với các dự án đầu tư và việc phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật đối với công trình thiết bị toàn bộ. Nếu không kí kết theo giá cả cố định thì bất kì một sự biến động nào bất lợi về giá cũng đòi hỏi cac chủ đầu tư phải sửa đổi luận chứng kinh tế và xin xét duyệt lại. _Đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán nhiều khi là khác nhau vì thế trong trường hợp phải quy định giá chuyển đổi. Thông thương Technoimport áp dụng tỉ giá thị trường lớn của thế giới như Lodon, Mỹ vào thời điểm kí. Technoimport có thể tránh được những bất lợi về giá..., đồng thời bỏ qua khả năng thu chênh lệch từ những thay đổi có lợi của tỉ giá. Cũng như các doanh nghiệpViệt Nam khác, Technoimport thường xuất khẩu theo giá FOB, nhập khẩu theo giá CFR, CIF, vì thế các doanh nghiệp nhiều khi không chủ động được trong kinh doanh, lại không thu được khoản hoa hồng thường được hưởng trong quá trình thuê tàu. Mặt khác Công ty có thể gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá nếu nhập khẩu theo giá CIF mặc dù nhà xuất khẩu đã mua bảo hiểm nhưng ta vẫn có thể gặp những rủi ro không thuộc phạm vi được bảo hiểm. _ Về việc thanh toán: với tư cách là nhà XNK, Technoimport luôn cố gắng đàm phán để có được điều kiện thanh toán tối ưu như đối với hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu, ngoài ra Technoimport còn áp dụng một số biện pháp để hạn chế những rủi ro có thể phát sinh. Vì thế việc thanh toán với nước ngoài khá ổn định và thuận lợi, đôi khi còn tranh thủ được vốn của người mua, người bán để tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng Công ty. Tuy nhiên hoạt động nhập khẩu uỷ thác của Công ty chiếm tỉ trọng tương đối lớn Technoimport gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thanh toán bởi hầu hết các doanh nghiệp đều muốn tận dụng vốn của người khác. Do đặc thù của mình là vốn không phải do bản thân nhà uỷ thác có mà thường là do Nhà nước cung cấp hoặc vốn vay, do đó nhiều trường hợp bạn hàng không đủ khả năng để thanh toán cho Technoimport. _ Việc thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nước lại không được thực hiện bằng thư tín dụng mà chỉ bằng Sec hoặc chuyển khoản, vì thế không có một tác nhân thứ ba là ngân hàng đứng ra bảo đảm quyền lợi cho cả người mua và người bán. việc thanh toán chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của người uỷ thác và sẽ còn rủi ro hơn nếu Technoimport không hiểu rõ đối tác của mình. Trong thanh toán XNK, Technoimport sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng không huỷ ngang hoặc TTR. Trong tạm nhập tái xuất cũng vậy, Công ty sử dụng hai thư tín dụng huỷ ngang trong giao dịch này. Cách này có ưu điểm là dễ thực hiện, tránh nhầm lẫn, độc lập giữa hai giao dịch. Nhưng có điểm hạn chế là để mở thư tín dụng thì số dư trong tài khoản tại ngân hàng của Công ty phải đủ, vì thế sẽ là khó khăn khi cùng một lúc Technoimport muốn mở nhiều thư tín dụng. Mặt khác, thư tín dụng do người nhập khẩu nước ngoài mở cho Technoimport hưởng cũng là một chứng từ có giá, nhưng nếu sử dụng được cả hai thư tín dụng độc lập thì Technoimport sẽ không sử dụng được tính chất có giá của bộ thư tín dụng này có thể Technoimport nên nghiên cứu sử dụng các loại thư tín dụng khác có lợi hơn. Các giải pháp mà Công ty đã áp dụng trong công tác giao dịch và hợp đồng XNK Các kế hoạch và chính sách mà Công ty đã và đang xây dựng Các kế hoạch của Công ty trong giai đoạn hiện nay _ Đối với thị trường trong nước Củng cố mối quan hệ sẵn có của Technoimport với các đơn vị bạn hàng thuộc các Bộ, các ngành. Nghiên cứu nắm bắt năng lực sản xuất, nhu cầu đầu tư chiều sâu, cải tạo mở rộng các công trình hiện có và nhu cầu xây dựng mới, nhu cầu đầu tư của các Bộ, các ngành, các địa phương, đề xuất những phương án tối ưu về lựa chọn nguồn hàng, giá cả, trình độ công nghệ, phụ tùng thiết bị..., để phục vụ XNK và đầu tư hiệu quả. Nghiên cứu nhu cầu thị trường, năng lực của thị trường để phát huy vai trò của Technoimport trong việc xuất và nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, hàng hoá khác đáp ứng kịp thời cung và cầu trong nước. Tìm kiếm các cơ sở sản xuất trong nước có năng lực sản xuất các mặt hàng bằng nguyên liệu trong nước hoặc nhập ngoại, liên doanh, liên kết đầu tư vốn và thiết bị kĩ thuật để tạo nguồn hàng xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động và tăng trưởng vốn cho mình. Ngoài ra, tiến hành từng bước là một bên tham gia liên doanh của phía bênViệt Nam với nước ngoài theo luật đầu tư. Nghiên cứu và vận dụng đúng văn bản pháp quy của Nhà nước trong lĩnh vực XNK, đầu tư. Tăng cường công tác quảng cáo, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút khách hàng. Đạt và vượt kế hoạch chỉ tiêu đề ra của Nhà nước trên các lĩnh vực giá trị kim ngạch XNK, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước... _ Đối với thị trường nước ngoài Nghiên cứu có hệ thống các khu vực thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường mới có trình độ công nghệ về các mặt hàng mà Technoimport kinh doanh. Thăm dò, tiếp cận những thị trường có khả năng tiêu thụ các sản phẩm do Technoimport liên doanh liên kết tạo ra hoặc trao đổi theo phương thức hàng đổi hàng. Trên cơ sở nắm chắc nhu cầu thị trường ngoài nước, tổ chức hợp tác với các cơ sở kinh tế trong nước để đầu tư ra nước ngoài (đầu tư sản xuất hoặc liên doanh liên kết với nước ngoài) Đẩy mạnh công tác thông tin liên lạc, nắm bắt kịp thời những diễn biến hoặc xu hướng diễn biến giá cả mặt hàng, thị trường..., để có chủ trương XNK kịp thời và đảm bảo chất lượng, giá cả, ..., mặt hàng. Củng cố các đại diện của Technoimport hiện có và sẽ mở thêm ở các nước khác, đưa những cán bộ có trình độ, có kiến thức, có năng lực tới để giữ và phát triển thị trường. Liên tục mở rộng và phát triển sản lượng xuất khẩu hàng hoá sang nước ngoài, củng cố và nâng cao chất lượng hàng hoá, củng cố và nâng cao uy tín, danh tiếng của thương hiệu Technoimport trên thương trường quốc tế. Đạt và vượt mức kế hoạch chỉ tiêu đề ra của Nhà nước trên các lĩnh vực giá trị kim ngạch XNK, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, thu nhập bình quân đầu người... Chính sách kinh doanh XNK của Công ty Chức năng chính của Công ty là XNK do vậy chính sách giá cả là nhiệm vụ hàng đầu của Technoimport. Technoimport luôn quan tâm và nghiên cứu thị trường để có biện pháp nhập và xuất khẩu những mặt hàng có chất lượng tốt và sử dụng các chiến lược như chiến lược giá cả, chiến lược dẫn đầu về chi phí . Về mạng lưới phân phối, Công ty thường nhập khẩu theo đơn đặt hàng của các Công ty khác, doanh nghiệp khác, theo chỉ tiêu của Nhà nước giao cho. Còn xuất khẩu thì thu mua và nhận các đơn đặt hàng khác của các doanh nghiệp hay của Nhà nước sau đó kí hợp đồng với đối tác nhập khẩu từ nước ngoài. Về xúc tiến thương mại, Technoimport có thể thu thập các thông tin Từ tài liệu, tạp chí thương mại quốc tế, tạp chí giá cả, tin tức ngoại thương do các ngân hàng, Bộ cung cấp, thăm dò các thông tin từ đối thủ cạnh tranh..., ngoài ra Công ty còn cử người sang nước ngoài để nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu... 2.2. Một số giải pháp mà Công ty đã và đang áp dụng trong hoạt động kinh doanh _ Thực sự quan tâm đến vấn đề hội nhập kết hợp với việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của bạn hàng là cơ sở giư vững và mở rộng thị trường của Technoimport và thông qua đó tự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. _ Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các công trình thiết bị toàn bộ, phục vụ cho mọi ngành kinh tế quốc dân đồng thời đa phương hoá, đa dạng hoá hơn nữa hoạt động kinh doanh, tăng cường liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất để tạo mặt hàng xuất khẩu, phấn đấu nâng cao kim ngạch xuất khẩu. _ Tham gia vào các chương trình kinh tế định hướng lớn của Nhà nước. _ Đào tạo cán bộ đủ đức đủ tài, cả trong công tác quản lý và nghiệp vụ, chuyên môn, chú ý tới cán bộ trẻ để có qui hoạch lao động của kế hoạch 2005 - 2010. Trước mắt trong qui hoạch 2005-2007; đào tạo tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng... Tiếp tục củng cố hoàn thiện bộ máy tổ chức các phòng ban, điều động cán bộ giữa các phòng ban cho hợp lý và phát huy được khả năng trách nhiệm của từng cán bộ nhân viên. Triệt để thực hành tiết kiệm trong kinh doanh và quản lý nhưng vẫn đảm bảo trong công tác hoạt động XNK. Phấn đấu bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, để mọi người toàn tâm toàn ý vì sự tồn tại và phát triển của Công ty, quan tâm thực sự đến người lao động và đơn vị có năng suất cao, áp dụng qui chế lương mới phù hợp với chỉ đạo chung của Bộ Thương Mại, Bộ Lao Động thương binh xã hội, nhằm chấm dứt sớm tình trạng bao cấp trong thu nhập hiện nay. _ Tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng, Chính Phủ, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị của Bộ và ngành. _ Triệt để thi hành các biện pháp mà Công ty ban hành trong việc thực hiện các qui trình XNK để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tránh xảy ra các thất thoát cũng như công nợ phát sinh. _ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động kinh doanh, tích cực giải quyết các tồn tại công nợ dây dưa, thanh toán các chi phí, các koản tạm ứng kịp thời. _ Duy trì và phát triển phong trào thi đua vì chất lượng công tác,... Các thành tựu đạt được, các hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế 3.1. Các thành tựu đạt được và nguyên nhân _ Trong suốt 46 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Technoimport là một trong những doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Thương Mại liên tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Với chức năng chính là XNK, các loại thiết bị toàn bộ, máy móc, thiết bị lẻ, nguyên vật liệu..., trong nhiều lĩnh vực như xây dựng cơ bản, cung cấp năng lượng, giao thông vận tải, văn hoá giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng... Technoimport đã trở nên quen thuộc với các Bộ, các ngành, các địa phương và chủ đầu tư trong cả nước. Trong 46 năm qua Công ty đã thăng trầm cùng với sự biến động của nền kinh tế nhưng với khả năng, Công ty đã tìm ra cho mình một hướng đi đúng và đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, Technoimport đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1963, huân chương lao động hạng nhì năm 1964, và hai lần nhận huân chương lao động hạng nhất năm 1989 và năm 1997 và liên tục được chính phủ tặng cờ luân lưu, là đơn vị dẫn đầu ngành thương mại, năm 1996, 1997, 1998 của thời kì đổi mới. _ Phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng nước nhập khẩu. Lớn lao hơn là phục vụ cho nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế đất nước; thúc đẩy và khuyến khích phát triển nền kinh tế nước nhà góp phần xây dựng nền công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ nước nhà tạo cho cơ cấu cân đối giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. _ Giữ ổn định và bảo đảm cân đối cán cân xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của đất nước. _ Có nhiều thành tích đóng góp cho các tổ chức, chính sách xã hội như: xây dựng nhà tình nghĩa, góp quĩ chống đói nghèo, góp quĩ ủng hộ các cháu bị nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt. _ Hàng năm Công ty đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 50 tỉ đồng để góp phần xây dựng đất nước. _ Tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập cho khoảng 214 cán bộ công nhân viên trong Công ty và rất nhiều công ăn việc làm cho cá nhân, tổ chức hợp tác làm ăn với Công ty. _ Đã xây dựng và đào tạo được đội ngũ công nhân viên có trình độ, nghiệp vụ tốt không những phục vụ trực tiếp cho Công ty mà còn phục vụ gián tiếp. _ Đã mở rộng được nhiều mặt hàng xuất khẩu nhập khẩu và mở rộng được nhiều thị trường. Hiện nay, Công ty đã làm ăn buôn bán trên thị trường quốc tế 68 nước và khu vực trên thế giới. _ Kết quả đàm phán và giao dịch hàng năm của Công ty tương đối nhiều, mỗi năm Công ty đã đàm phán và kí kết khoảng 120 hợp đồng nhập khẩu và 65 hợp đồng xuất khẩu với các tổ chức, đối tác trong và ngoài nước. 3.2. Các thành tựu đạt được và nguyên nhân _ Hiện nay Technoimport đang kinh doanh với một lượng vốn nhỏ hẹp do Nhà nước cấp xuống. Với khối lượng vốn quá ít cũng khiến cho hoạt động kinh doanh của Công ty không đạt hiệu quả gây ra nhỡ các hợp đồng đã kí hoặc không thể kí kết được hợp đồng. Do vậy, Công ty sử dụng lượng vốn từ nhà nứơc cấp xuống không đạt hiệu quả và làm thất thoát lãng phí nguồn vốn của mình _ Trình độ lao động của Công ty còn nhiều hạn chế, với nguồn nhân lực có nhiều kinh nghiệm nhưng sự nhạy bén và sự linh hoạt trong lĩnh vực kinh doanh còn nhiều hạn chế, tốc độ nhận biết thông tin và đưa ra các quyết định còn chậm chạp thiếu sắc bén, trình độ quản lý và lãnh đạo của hệ thống cán bộ chưa đủ để đáp ứng với yêu cầu của thời kì đổi mới. _ Một số hạn chế ở cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động Bước vào cơ chế thị trường, Công ty đã hoạt động theo nguyên tắc tự hạch toán kinh doanh độc lập đã làm nảy sinh ý thức sở hữu độc lập riêng biệt và tốn kém nhiều chi phí cho việc nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm thị trường, vấn đề thu thập thông tin. Không có sự liên kết chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực trong chuyên môn XNK nên xảy ra sự trùng lặp, cạnh tranh bất hợp lý trong nội bộ ngành _ Trong công tác giao dịch, Technoimport cũng có nhiều hạn chế Công tác giao dịch còn đơn giản, chủ yếu dựa vào các mối quan hệ quen biết hoặc do khách hàng tự tìm đến, cách giao dịch này thiếu tính linh hoạt mang nặng cơ chế cũ. Công việc nghiên cứu thị trường chưa được sát sao, số lượng thông tin thu thập được từ các thị trường nước ngoài không nhiều và thiếu tính trung thực. Phương thức giao dịch của Công ty còn bó hẹp, cứng nhắc, không mang tính khoa học. _ Hạn chế trong công tác hợp đồng xuất nhập khẩu Vấn đề xác định giá cả trong hợp đồng: khi kí kết các hợp đồng thì mức giá lúc kí kết là cố định nên khi thị trường biến động giá cả hàng hoá xuất khẩu tăng làm cho Công ty gặp bất lợi về những mặt hàng xuất khẩu của mình. Sự khác nhau về đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán không rõ ràng ; chẳng hạn nếu ở thị trường Mĩ Công ty thường tính theo tỉ giá đồng tiền Việt Nam với đồng đô la Mĩ, còn sang thị trường EU có thể tính theo giá đồng Việt Nam với đồng đô la Mĩ sẽ gây thiệt hại cho Công ty khi đồng EU mạnh hơn đô la Mĩ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Kim ngạch XNK (USD) Kế hoạch 21011000 25155000 26110000 26055550 27550000 Thực tế 21077000 31051660 24882653 27092772 27110211 Doanh thu (VND) Kế hoạch 325315900 750055000 500000000 400150000 410515000 Thực tế 326325976 1280318059 324665082 329157706 415743958 Tổng lợi nhuận (1000đ) 1026939 3155624 556654 610879 801422 Nộp ngân sách (1000đ) 49421363 59247879 44053394 48864664 49017421 Vốn Nhà nước (1000đ) 16902679 17305312 17675358 18466635 19211421 Vốn cố định (1000đ) 5373164 5775797 6145843 6551098 7001058 Vốn lưu động (1000đ) 11529514 11529514 11529534 11915536 12210363 Doanh lợi vốn Nhà nước (%) 6,02 18,23 3,15 3,3 4,17 Doanh lợi của doanh thu (%) 3,17 2,46 1,72 1,86 1,95 Năng suất lao động/năm 1524887 5566600 1475750 1496171 1942728 Thu nhập CBNV(1000đ) 235400 326600 244860 268400 267500 Số CBNV(người) 214 230 220 220 214 Thu nhập BQ CBNV/tháng (1000đ) 1100 1420 1113 1220 1250 Phụ lục Bảng 1: Một số chỉ tiêu kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Technoimport

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0014.doc
Tài liệu liên quan