Đề tài Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC Chương 1. Lý luận tổng quan về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại 1 1.1 Khái niệm về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại 1 1.2 Nguyên nhân của tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại 1 1.3 Các nhân tố tác động đến tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại 4 1.3.1 Các nhân tố nội sinh 4 1.3.1.1 Rủi ro thanh khoản – sự mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có 4 1.3.1.2 Rủi ro tín dụng - Sự quản lý và giám sát tín dụng 5 a. Tỷ lệ nợ xấu 7 b. Tỷ lệ nợ quá hạn 8 c. Hệ số rủi ro tín dụng 8 d. Phương pháp đánh giá rủi ro – VAR 8 1.3.1.3 Khả năng quản trị, điều hành và rủi ro đạo đức 9 1.3.1.4 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ 10 1.3.1.5 Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại 10 1.3.2 Các nhân tố ngoại sinh 11 1.3.2.1 Rủi ro của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế 11 1.3.2.2 Rủi ro môi trường pháp lý 11 1.3.2.3 Rủi ro về giá 11 a. Rủi ro lãi suất 11 b. Rủi ro tỷ giá hối đoái 12 1.3.2.4 Rủi ro hệ thống khác 14 1.4 Nội dung tính dễ tổn thương – các tiêu chuẩn trên thế giới và Việt Nam để đánh giá mức độ tổn thương của các ngân hàng thương mại15 1.4.1 Mức độ ổn định trong hoạt động của các ngân hàng thương mại15 1.4.1.1 Ổn định trong huy động vốn 15 1.4.1.2 Ổn định trong hoạt động cho vay 17 1.4.2 Mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại 18 1.4.2.1 Đánh giá theo các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel I và II 18 a. Basel I 18 b. Basel II 19 1.4.2.2 Đánh giá theo các qui định tại Việt Nam 24 a. Quyết định số 457 qui định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng 24 b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng 26 Kết luận chương 1 29 Chương 2. Các nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại30 2.1 Xem xét tính dễ tổn thương của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ30 2.1.1 Sơ lược về cuộc khủng hoảng Mỹ 30 2.1.2 Những tổn thương của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính – Đánh giá theo mô hình CAMELS30 2.1.2.1 Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy) 34 2.1.2.2 Chất lượng tài sản có (Asset Quality) 35 2.1.2.3 Quản lý (Management) 37 2.1.2.4 Lợi nhuận (Earnings) 38 2.1.2.5 Thanh khoản (Liquidity) 39 2.1.2.6 Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market Risk) 40 2.1.3 Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Mỹ cho các ngân hàng 41 2.2 Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới để hạn chế tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại 44 2.2.1 Áp dụng các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel II tại Hàn Quốc 44 2.2.2 Cách hạn chế tính dễ tổn thương của các NHTM thông qua các biện pháp quản trị rủi ro tại một số nước trên thế giới 45 Kết luận chương 2 48 Chương 3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 49 3.1 Đôi nét về thị trường ngân hàng Việt Nam hậu WTO 49 3.1.1 Đôi nét về nền kinh tế Việt Nam sau ba năm gia nhập WTO 49 3.1.2 Thị trường ngân hàng việt Nam hậu WTO 49 3.2 Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo các tiêu chuẩn định lượng 51 3.2.1 Mức độ ổn định trong hoạt động của các ngân hàng thương mại 51 3.2.1.1 Ổn định trong huy động vốn 51 3.2.1.2 Ổn định trong hoạt động cho vay 55 3.2.1.3 Ổn định trong thu nhập . 58 3.2.2 Mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại 60 3.2.2.1 Về vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn 60 3.2.2.2 Phân loại và đánh giá về nợ xấu của các ngân hàng 64 Kết luận chương 3 .67 Chương 4. Các giải pháp nhằm khắc phục tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 68 4.1 Quản lý điều hành và Chính sách của Chính phủ, ngân hàng nhà nước Việt Nam 68 4.1.1 Đối với chính phủ 68 4.1.2 Đối với NHNN Việt Nam 69 4.2 Bên trong các ngân hàng - Tái cấu trúc hoạt động của ngân hàng thương mại 71 4.2.1 Chiến lược về nguồn vốn, tỷ lệ dự trữ 71 4.2.2 Hoạt động quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng72 4.2.3 Chiến lược chính sách nguồn nhân lực 73 4.2.4 Minh bạch hoá tài chính74 4.2.5 Hệ thống công nghệ thông tin 75 4.2.6 Chế độ bảo hiểm tiền gửi 75 4.2.7 Áp dụng các mô hình quản trị rủi ro theo khung VAR 76 4.3 M&A – Hướng đi cho các ngân hàng trong tương lai gần . 77 4.4 Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế 78 Kết luận chương 4 79 Kết luận

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho ngân hàng. - Tăng tỷ lệ dự trữ của ngân hàng để đảm bảo và tăng tính thanh khoản của ngân hàng. Từ đó làm tăng lòng tin của người dân vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đặc biệt là bản thân mỗi ngân hàng cần phải đánh giá đúng về lượng vốn tự có, tỷ lệ nợ xấu, đồng thời tăng lượng dự phòng rủi ro tín dụng cho phù hợp với các thông lệ quốc tế. Có như vậy thì các NHTM nước ta sẽ ngày càng phát triển một cách an toàn hơn trong môi trường ổn định hiện có. 4.2.2 Hoạt động quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng Trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại các NHTM Việt Nam không chỉ đương đầu với áp lực tăng nguồn vốn của ngân hàng mà nó chịu sức ép về khả năng điều hành quản lý. Thực trạng hiện nay là khả năng quản lý điều hành hoạt động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam còn rất nhiều bất cập và yếu kém. Do đó các ngân hàng cần phải: - Xây dựng chính sách quản lý linh hoạt tại các NHTM để nắm bắt và ứng phó kịp thời các phản ứng của thị trường trong nước và thế giới. - Xây dựng một ban lãnh đạo có kiến thức vững chắc trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng là các chuyên gia cấp cao có năng lực tốt. 73 - Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh. - Các ngân hàng cần nâng cao hơn nữa công tác giám sát và quản trị rủi ro, dự báo và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động, rủi ro thanh khoản, tạo sự ổn định và phát triển cho hoạt động ngân hàng. Vì sắp tới đây, các loại hình hoạt động kinh doanh khác sẽ phát triển như việc mua bán công ty, mua bán nợ, các sản phẩm phái sinh, chứng khoán hóa các khoản cho vay, chứng khoán hóa bất động sản,… càng làm cho thị trường tài chính, ngân hàng phát triển mạnh. Do vậy, việc quản lý rủi ro sẽ ngày một khó khăn. - Cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ, thị trường vốn, trong đó có tính đến tình hình quốc tế khi xây dựng chiến lược hoạt động. - Để duy trì được tính ổn định trong các hoạt động của mình, các NHTM cần thực hiện chương trình tái cơ cấu tổ chức, tập trung củng cố bộ máy quản trị và chuyên nghiệp hoá nhân viên kinh doanh thông qua việc đào tạo lại để nâng cao chất lượng đồng thời nâng cao lợi nhuận. Trong điều kiện các ngân hàng mọc lên ngày càng nhiều thì yếu tố quyết định khả năng duy trì sự ổn định trong huy động tiền gửi, cho vay và tăng lợi nhuận của mỗi ngân hàng chính là chất lượng dịch vụ. Vì thế các ngân hàng cần phải không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình. Xây dựng cơ chế mới để phù hợp các loại hình dịch vụ, sáp nhập các phòng ban, bộ phận nghiệp vụ để tiết giảm lao động chi phí tại một số chi nhánh và phòng giao dịch nhưng vẫn đảm bảo tốt kế hoạch kinh doanh. - Tái cơ cấu tổ chức ngân hàng theo dòng sản phẩm hướng về khách hàng nhằm phát huy năng lực của toàn thể nhân viên. Khi tái cơ cấu tổ chức theo mô hình hiện đại tiến gần đến chuẩn mực quốc tế với định hướng phục vụ khách hàng là mục tiêu sẽ giúp cho ngân hàng tách bạch rõ giữa công tác giám sát và thực hiện nghĩa vụ để kiểm soát rủi ro trong hoạt động. - Bản thân các ngân hàng cần chủ động áp dụng các quy định quốc tế vào hoạt động của mình. Đây là giải pháp giúp cho các NHTM nâng cao uy tín, chất lượng của mình trên thị trường tài chính. - Ban quản trị các NHTM cần phải tăng cường khả năng giám sát nội bộ trong khâu thanh tra, kiểm tra các bộ phận, phòng ban; giảm thiểu tối đa các trường hợp rò rỉ thông tin làm mất tính hiệu quả trong công tác kiểm tra tại các chi nhánh, phòng giao dịch... 4.2.3 Chiến lược chính sách nguồn nhân lực Năng lực nguồn nhân lực thực tế ở các NHTM hiện nay mặc dù đã được cải thiện nhiều so với những năm trước đây. Thế nhưng năng lực về chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên, chuyên 74 viên ngân hàng xét trên bình diện chung thì vẫn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì thế các NHTM Việt Nam cần cải thiện và nâng cao trình độ nghiệp vụ nguồn nhân lực của ngân hàng: - Các nhà tuyển dụng của ngân hàng cần tránh tư tưởng vị nể khi tuyển dụng nhân viên. Để tránh tình trạng thu nhận các nhân viên hay cán bộ không xét đến năng lực chuyên môn thực sự. Đây chính là vấn đề khi tính đến yếu tố phát triển ngân hàng, các nhân viên ngân hàng thường khó thích ứng được với sự phát triển tức thời, nhất là khi trình độ ngoại ngữ và tin học chưa cao. - Cần thường xuyên mở các lớp nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên của ngân hàng. Đào tạo cán bộ mới gia nhập cũng như tái đào tạo đối với những người đã công tác và thành lập các phòng ban nghiệp vụ theo mô hình tổ chức nhằm thực hiện chiến lược trở thành ngân hàng đa năng. Đó chính là một trong những điều kiện cần để tăng mức độ cạnh tranh trong hoạt động của hệ thống NHTM hiện nay. - Việc M&A các ngân hàng cũng là một biện pháp giúp tăng cường hệ thống quản lý điều hành nếu tận dụng tốt được nguồn nhân lực của ngân hàng bị sáp nhập hay thâu tóm. Sau khi M&A thành công thì ngân hàng mới sẽ có thêm được một đội ngũ nhân viên mới, trong đó có những nhân viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngân hàng. - Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ công nhân viên, đồng thời tập trung xây dựng thương hiệu cho ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro nhân lực và rủi ro hoạt động. - Các ngân hàng cần có một chính sách tiền lương phù hợp cho đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng để giữ nguồn nhân lực có chất lượng cho ngân hàng, tránh tình trạng chảy máu chất xám đẩy chi phí tiền lương lên cao. 4.2.4 Minh bạch hoá tài chính Công khai và minh bạch thông tin là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Vì khi không có khủng hoảng, minh bạch và công khai thông tin có thể hạn chế được khả năng xảy ra khủng hoảng. Còn sau khủng hoảng, minh bạch và công khai thông tin lại góp phần xử lý khủng hoảng một cách tích cực. Do vậy: - Cần xây dựng cơ chế công khai và minh bạch thông tin về hoạt động ngân hàng, trong đó bao gồm thông tin của từng ngân hàng. - Công khai thông tin cơ bản về hoạt động ngân hàng, thu nhập và bảng cân đối tài sản cần được mở rộng từng bước và theo một tiến trình phù hợp. Trong các báo cáo thường niên của mình, các NHTM cần đưa ra đầy đủ các thông tin cần thiết như thuyết minh báo cáo tài chính. Những 75 thông tin này cho phép chủ nợ ngân hàng và người đầu tư có được bức tranh tổng thể về lợi nhuận ngân hàng, vốn, tài sản, dự phòng đối với từng loại khoản vay một cách kịp thời. - Để đảm bảo chất lượng thông tin, việc chuẩn bị báo cáo tài chính cần phù hợp với tiêu chuẩn kế toán quốc tế và theo mẫu báo cáo thống nhất. Nhờ vậy hiệu quả của công khai thông tin cũng được cải thiện vì đã tạo điều kiện cho công chúng có thể so sánh hoạt động của các ngân hàng với nhau (cả trong nước và ngoài nước). Đồng thời, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể tiếp cận thông tin rõ ràng một cách dễ dàng. 4.2.5 Hệ thống công nghệ thông tin Nội tại việc áp dụng công nghệ thông tin trong các ngân hàng hiện nay còn rất yếu kém, nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Sự yếu kém đó làm tăng rủi ro hoạt động của ngân hàng. Để đáp ứng với đòi hỏi và nhu cầu phát triển của nền kinh tế thì các NHTM phải: - Cần phải nhanh chóng cải thiện hệ thống công nghệ thông tin của nội bộ từng ngân hàng. Nâng cao năng lực của nhân viên công nghệ thông tin tại từng chi nhánh, phòng giao dịch, đáp ứng kịp thời những vấn đề phát sinh, đảm bảo tính thông suốt và an toàn trong hoạt động của các ngân hàng. - Cần áp dụng các khoa học công nghệ mới trên thế giới trong công tác quản lý cho hoạt động ngân hàng ví dụ như đặt hàng và mua các phần mềm về quản lý hoạt động Ngân hàng như của tổ chức Core Banking. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng như giảm được thời gian, chi phí thực hiện các nghiệp vụ, đảm bảo được an toàn cho hoạt động của ngân hàng. 4.2.6 Chế độ bảo hiểm tiền gửi Như chúng ta đã biết hệ thống ngân hàng hoạt động dựa trên niềm tin của người gửi tiền và đây là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến tính dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính – ngân hàng . Trong trường hợp một ngân hàng bị đổ vỡ, tâm trạng của người dân rất hoang mang. Nếu sự hoang mang này lan rộng trong cộng đồng có thể dẫn tới sự đổ vỡ hàng loạt của hệ thống ngân hàng vì người gửi tiền đua nhau đi rút tiền gửi. Để “điều trị” căn bệnh đó thì BHTG đã ra đời được ví như một “liều thuốc kháng sinh” hiệu quả đảm bảo an toàn và ổn định cho hoạt động của hệ thống NHTM. BHTG là một công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng. Mặc dù, BHTG đã được hình thành hơn 10 năm tại Việt Nam, đã đóng góp phần vào đảm bảo an toàn cho hoạt động ngành ngân hàng và quyền lợi của người gửi tiền. Tuy nhiên, hệ thống chính sách về BHTG tại nước ta vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc bảo vệ người gửi tiền. Chúng ta cần: 76 - Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Trước mắt, cần nâng cao năng lực tài chính của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để đủ khả năng thực hiện các hoạt động hỗ trợ và chi trả khi có nhiều ngân hàng gặp khó khăn. - Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét và có định hướng cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền sử dụng cơ chế chính thức xử lý sớm các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ, có quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản và giải quyết những nghĩa vụ nợ của ngân hàng bị đổ vỡ. Đồng thời qui định rõ vai trò và nhiệm vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi xảy ra khủng hoảng. - Cần nâng hạn mức chi trả tiền gửi, cần tạo một thiết chế để tổ chức BHTG độc lập với cơ quan quản lý tiền gửi và thể chế hóa bằng Luật BHTG để có hiệu lực pháp lý cao hơn, đồng bộ với Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới. 4.2.7 Áp dụng các mô hình quản trị rủi ro theo khung VAR Nền kinh tế giới vừa trải qua một cuộc đại khủng hoảng, mà tâm điểm là nước Mỹ, lần lượt các ngân hàng lớn và lâu năm ở Mỹ và các nước khác đã đua nhau phá sản. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phá sản hàng loạt của các ngân hàng đó là do bản thân các ngân hàng đã thiếu giám sát và thực thi các biện pháp quản trị rủi ro trong các hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng khoảng tài chính vừa qua và hệ thống NHTM Việt Nam đã an toàn vượt qua khủng hoảng. Thế nhưng không phải vì các NHTM Việt Nam đã thực hiện tốt việc quản trị rủi ro mà bởi vì hệ thống tài chính của Việt Nam chưa hội nhập hoàn toàn vào hệ thống tài chính quốc tế. Trong thời gian diễn ra khủng hoảng tài chính thì các NHTM Việt Nam cũng đã khá chật vật để vượt giai đoạn khủng hoảng. “Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận rằng trong thời kỳ kinh tế phát triển, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngày càng tăng và các cơ hội đầu tư, kinh doanh cho các ngân hàng ngày càng nhiều thì các NHTM đã quá mải mê chạy theo các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận, tập trung chủ yếu vào các mục tiêu trước mắt mà lơ là việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro.”9 Chính vì thế mà việc xây dựng mới hoặc áp dụng các mô hình quản trị rủi ro thống nhất cho cả 3 mảng rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường tại các NHTM là một giải pháp đảm bảo về chất cho hoạt động ngân hàng. Sau đây là những đề xuất riêng để có thể xây dựng hoặc áp dụng các mô hình quản trị rủi ro hiệu quả cũng như vai trò của các bên liên quan trong qui trình: 9 Nhận định của Phó Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Thu Hà về vấn đề quản trị rủi ro của NHTM Việt Nam trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. 77 - Cơ quan quản lý cần xây dựng mô hình quản trị rủi ro thống nhất theo 2 cấp là cấp tiêu chuẩn chung cho các NHTM và cấp nội bộ NHTM. Hoặc NHTM có thể lựa chọn áp dụng các mô hình quản trị rủi ro trên thế giới phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh của mình (ví dụ mô hình để quản trị rủi ro theo khung VAR là CreditMetrics và PortfolioManager được áp dụng dễ dàng hơn đối với ngân hàng có phần lớn là các công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán; còn đối với ngân hàng có các khách hàng chủ yếu là các khách hàng nhỏ, số lượng lớn như khách hàng cá nhân thì nên áp dụng mô hình CreditRisk+ hoặc CreditPortfolioView cùng với sự đầu tư vào hệ thống cơ sở dữ liệu của chính ngân hàng). - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, rõ ràng và đủ độ dài cho việc áp dụng mô hình. Việc này tùy thuộc vào các cơ quan quản lý nhà nước hoặc bản thân các NHTM tự xây dựng. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu có thể được lấy từ dữ liệu của thị trường chứng khoán. - Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tốt tại các NHTM để có thể sử dụng hiệu quả các mô hình quản trị rủi ro, đồng thời phân công bộ phận, nhân viên chuyên trách có đủ trình độ chuyên môn để có thể theo dõi, đánh giá rủi ro theo các mô hình được chính xác và liên tục. - Về phía các khách hàng của ngân hàng cũng cần phải chú ý thực hiện đúng theo các qui trình quản trị rủi ro mà bên ngân hàng yêu cầu, phối hợp thực hiện các qui trình quản lý, kiểm soát như giám sát sau cấp tín dụng... - Các cơ quan quản lý ngành ngân hàng cũng phải thường xuyên thanh tra, kiểm soát các hoạt động của các NHTM để đảm bảo việc chấp hành các qui định pháp luật. 4.3 M&A – Hướng đi cho các ngân hàng trong tương lai gần Sau khi NHNN ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, các chuyên gia trong lĩnh vực hợp nhất - sáp nhập cho rằng, hoạt động M&A trong lĩnh vực này sẽ gia tăng, nhất là khi cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt và sự tham gia của các ngân hàng ngoại nhiều hơn trước. Nhưng chính sự phát triển ngày càng lớn của thị trường tài chính Việt Nam khiến hoạt động M&A được xem là tất yếu và thực tế đã có không ít thương vụ mua - bán cổ phần giữa các ngân hàng với nhau (ngân hàng lớn mua lại cổ phần của ngân hàng nhỏ). Đơn cử như Maritime Bank cùng nhóm cổ đông lớn vừa mua lại gần 49% cổ phần của Mekong Bank (tên cũ là MyXuyen Bank). Tuy nhiên, xu hướng M&A đối với lĩnh vực ngân hàng được nhận định là sẽ diễn ra chậm hơn so với các ngành khác. Trước mắt, từ nay đến cuối năm, các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong việc tăng vốn, đáp ứng yêu cầu 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP có khả năng xảy ra M&A hơn. Các ngân hàng trong nước đã vượt qua khủng 78 hoảng, kết quả kinh doanh 2 năm qua tương đối khả quan. Không có ngân hàng nào phải đối mặt với nguy cơ thâu tóm như ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh khi thị trường tài chính Việt Nam đã và hứa hẹn có thêm nhiều ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tham gia thì hoạt động này có thể sớm xảy ra. Những lợi ích có thể đạt được sau khi M&A của các ngân hàng: - Điều đầu tiên mà các ngân hàng nhắm đến chính là tăng được tiềm lực tài chính, đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ của NHNN, làm tăng tính thanh khoản cho hoạt động ngân hàng, giúp cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định hơn. - Tăng cường khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng mới do việc M&A sẽ tạo nên một ngân hàng mới lớn hơn với đội ngũ quản trị tốt hơn. - Tận dụng được nguồn nhân lực cũng như mạng lưới hệ thống giao dịch của ngân hàng bị thâu tóm, sáp nhập. - Phát triển mạnh về thương hiệu và uy tín của ngân hàng, quy mô ngân hàng trong nước tăng lên cũng gia tăng mạnh sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong điều kiện hội nhập. 4.4 Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế Sự phối hợp quốc tế trong giám sát tài chính ngày càng trở nên cấp thiết khi các ranh giới chính trị, địa lý trở nên ít liên quan đến khu vực tài chính dưới tác động của toàn cầu hóa, các tổ chức ngân hàng quốc tế ngày càng tăng về quy mô và số lượng, tốc độ liên kết kinh tế quốc tế ngày một nhanh hơn, nhu cầu phối hợp quốc tế trong thanh toán cũng tăng lên trước các rủi ro về hối đoái. Tình hình hệ thống tài chính - ngân hàng của nước ta vẫn còn rất yếu kém và còn nhiều bất cập so với các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới. Do đó hệ thống tài chính trong nước cần có một sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế như Worldbank, IMF … để được hướng dẫn học hỏi những kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng của thế giới và tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức này nhằm giúp ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước và tránh được những sai lầm không đáng có trong việc thực thi chính sách và quy định ảnh hưởng đến an ninh tài chính của hệ thống ngân hàng mà các nước đã trải qua. Và được tiếp cận với những phương pháp, trình độ khoa học công nghệ mới làm tăng hiệu quả hoạt động cũng như giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Cần phải có sự trao đổi thông tin khách hàng thường xuyên giữa các ngân hàng các nước để tránh rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng Việt Nam rất cần có sự hỗ trợ của các ngân hàng quốc tế về hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 79 Kết luận chương 4 Chương này là chương kết lại vấn đề nghiên cứu của đề tài với mục tiêu là đưa ra những giải pháp cho các NHTM để hạn chế tính dễ tổn thương trong hoạt động ngân hàng. Việc hạn chế tính dễ tổn thương luôn là một vấn đề quan trọng cấp thiết mà không phải chỉ cần có sự chủ động thực hiện của bản thân các NHTM mà còn cần có sự quan tâm kiểm soát, quản lý của NHNN và Chính phủ, sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế. Đóng vai trò quan trọng bậc nhất để giảm thiểu rủi ro xảy ra tổn thương cho hệ thống ngân hàng chính là vai trò của các cơ quan quản lý vĩ mô, bởi vì đó chính là nền tảng cho các hoạt động ngân hàng được duy trì và phát triển ổn định. Rủi ro xảy ra thường xuất hiện ở những chỗ được coi là yếu kém như các NHTM nhỏ và nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ thì sự đổ vỡ sẽ xảy ra bắt đầu tại đó. Chính vì thế mà môi trường chính sách và sự quản lý, kiểm soát vĩ mô được đề tài đánh giá là quan trọng hàng đầu. Vai trò của bản thân các NHTM trong giai đoạn hiện nay là phải tích cực tái cấu trúc các hoạt động của mình trên nhiều phương diện cho phù hợp hơn với môi trường cạnh tranh mới. Chính sự đổi mới này là biện pháp hữu hiệu có thể hạn chế được tính dễ tổn thương và giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển ổn định và an toàn. Ngoài ra, chương 4 cũng cho thấy các ngân hàng nhỏ trong điều kiện mới đã và đang chú ý hơn đến vấn đề M&A để đáp ứng các yêu cầu về pháp định cũng như tăng khả năng cạnh tranh của mình. Cuối cùng, chương giải pháp của đề tài cho thấy vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ các NHTM để hạn chế tính dễ tổn thương cũng khá quan trọng. Nếu có được sự giúp đỡ tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm cũng như hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật trong quản lý và công nghệ thì các NHTM Việt Nam sẽ có được những bước đi vững chắc trên con đường phát triển của bản thân các NHTM nói riêng và của toàn hệ thống tài chính nói chung. 80 Kết luận Với các mục tiêu đặt ra, đề tài đã đạt được những kết quả sau: - Xác định được hướng đi và thực hiện một cách xuyên suốt đề tài theo khung đã xác định trước, giúp cho việc hệ thống được dễ dàng và dễ hiểu. - Đưa ra được những nội dung tổng quát để có thể hiểu được tính dễ tổn thương của các NHTM. Qua đó, đề tài đã đưa ra được những đặc điểm mang tính nền tảng và cốt yếu để có thể nghiên cứu tính dễ tổn thương của các NHTM. - Trong điều kiện hiện nay, việc xác định khả năng và mức độ an toàn của các NHTM đều dựa trên các tiêu chí do Chính phủ và NHNN đưa ra dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế. Trên cơ sở đó, đề tài đã xác định được và giới thiệu những qui định của quốc tế và trong nước qui định về việc đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. - Đề tài đánh giá cao việc học hỏi, đúc kết các bài học cũng như các kinh nghiệm trên thế giới về hạn chế tính dễ tổn thương của các NHTM nên đã đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng Mỹ trong khủng hoảng dựa trên nền tảng mô hình cụ thể. Sau đó là các đưa ra các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về việc hạn chế tính dễ tổn thương trong các NHTM tại một số nước trên thế giới. Đây đều là những bài học rất có giá trị cho việc hạn chế tính dễ tổn thương, đặc biệt là trên khía cạnh giám sát và quản lý. - Quan trọng nhất đề tài đã đánh giá được thực trạng tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay dựa theo các tiêu chí mà đề tài đã xác định ngay từ phần lý luận. Qua các đánh giá, đề tài đã cho thấy rằng các NHTM trong nước hiện nay chứa đựng nguy cơ dễ tổn thương cao do chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc hạn chế tính dễ tổn thương, nâng cao an ninh tài chính. - Cuối cùng, dựa trên những lý luận cơ bản và phân tích thực nghiệm đề tài đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhất để có thể hạn chế được tính dễ tổn thương của các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Đề tài đã xác định mức độ quan trọng của các giải pháp thông qua vai trò các bên liên quan trong việc hạn chế tính dễ tổn thương từ Chính phủ, NHNN đến nội bộ các ngân hàng và bên đi vay cũng như các đối tượng bên ngoài khác. Trong đó, phần giải pháp cũng đưa ra một số kiến nghị riêng và xác định hướng đi cho các NHTM trong tương lai gần. - Tuy nhiên, do việc nghiên cứu một cách đầy đủ về tính dễ tổn thương là rất phức tạp và việc áp dụng các qui định tại Việt Nam còn bất cập về quản lý cũng như tại chính các NHTM nên đã khiến đề tài còn tồn tại một số thiếu sót. Nhưng với những gì đã đưa ra, đề tài sẽ giúp tạo ra nền tảng nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn cho các đề tài sau này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang – Trường ĐH Kinh Tế TPHCM – Giáo trình “Quản trị rủi ro”. - Luật các tổ chức tín dụng. - NHNN Việt Nam – Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam năm 2006, 2007, 2008, 2009. - FitchRating – Outlook Vietnamese Banks 2009. - Jean Dermine, Professor of Banking and Finance – Avoiding International Financial Crises, an Incomplete Reform Agend – INSEAD, Fontainebleau. 13 May 2009. - Carmen M. Reinhart, University of Maryland, NBER and CEPR; Kenneth S. Rogoff, Harvard University and NBER – Banking Crises: An Equal Opportunity Menace. - Hiệp ước Basel I. - Hiệp ước Basel II. - Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. - Nghị định 141/2006/NĐ-CP. - Nghị định 59/2009/NĐ-CP. - Quyết định 18/2007/QĐ–NHNN sửa đổi, bổ sung QĐ 493/2005/QĐ-NHNN. - Công ty chứng khoán Bản Việt – Báo cáo phân tích ngành ngân hàng năm 2008. - Công ty CP chứng khoán Bảo Việt – Báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2007. - Đặng Tùng Lâm – Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng – Sử dụng các mô hình quản trị rủi ro danh mục đầu tư tín dụng dựa trên khung Value at risk (VAR) – Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1 (36).2010. - Đặng Hữu Mẫn – Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng – Nghiên cứu chất lượng dự báo của những mô hình quản trị rủi ro thị trường vốn, trường hợp của Value at Risk models – Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (34).2009. - Mã Thị Nam Chi – Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam, thực trạng và giải pháp. - Nguyễn Hòa Nhân, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng – M&A ở Việt Nam thực trạng và giải pháp cơ bản. - ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó Vụ Trưởng Vụ CSTT, NHNN – Một vài suy nghĩ về cơ chế giám sát rủi ro của cơ quan quản lý đối với hoạt động ngân hàng nước ta trong bối cảnh hội nhập. - Nguyễn Duy Sinh – Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM Việt Nam. - Huỳnh Thế Du – Cải cách hệ thống ngân hàng: con đường còn lắm chông gai. - Nguyễn Thị Thùy Linh – Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam. - Nhóm nghiên cứu phòng giám sát I, BHTGVN – Nâng cao hiệu quả giám sát rủi ro của BHTG Việt Nam. - Quản trị rủi ro: Vấn đề sống còn của các ngân hàng Việt Nam – Chuyên mục Nghiên cứu trao đổi, Website Bộ tài chính. Các trang thông tin điện tử: - www.news.bbc.co.uk - www.highlinefi.com - www.sbv.gov.vn - www.vneconomy.vn - www.asset.vn - www.rating.com.vn - www.tapchiketoan.com - www.saga.vn - www.dantri.com.vn - Các trang thông tin điện tử của các NHTM. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Cách tiếp cận IRB – các loại mức độ nhạy cảm Cách tiếp cận dựa trên phân cấp nội bộ (IRB) đề cập đến một hệ thống các kỹ thuật đo lường rủi ro được đưa ra bởi luật thỏa đáng vốn Basel II đối với các tổ chức ngân hàng. - Mức độ nhạy cảm của doanh nghiệp (corporate exposure): nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, theo đó nguồn để hoàn trả lại tiền chủ yếu là từ hoạt động hiện tại của bên vay, chứ không từ dòng tiền từ dự án hoặc từ bất động sản. - Mức độ nhạy cảm của ngân hàng (bank exposure): bao gồm các công bố đối với ngân hàng và các công ty chứng khoán; họ có thể bao gồm các Ngân hàng Phát triển Đa phương. - Mức độ nhạy cảm của quốc gia (sovereign exposure): bao gồm các quốc gia (và các ngân hàng Trung ương). PSE được định nghĩa như một pháp chế theo cách tiếp cận tiêu chuẩn, và các MDB thỏa mãn các tiêu chí 0% về rủi ro theo cách tiếp cận tiêu chuẩn. Bảng trọng số rủi ro Phân loại Đánh giá AAA tới AA- A+ tới A- BBB+ tới BBB- BB+ tới B- Dưới B- Không xếp loại Quốc gia 0% 20% 50% 100% 150% 100% Ngân hàng Trường hợp 1 20% 50% 100% 100% 150% 100% Trường hợp 2 20% 50% 50% 100% 150% 50% Doanh nghiệp 20% 50% 100% 100% 150% 100% Phụ lục 2: Tương quan giữa mức vốn cần có với mức thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh Hệ số (%) Tài trợ doanh nghiệp 18 Các hoạt động mua bán 18 Hoạt động ngân hàng bán lẻ 12 Hoạt động ngân hàng thương mại 15 Thanh toán 18 Dịch vụ đại lý 15 Quản lý tài sản có 12 Môi giới bán lẻ 12 Phụ lục 3: Các thành phần trong vốn tự có tính theo Quyết định 457 STT Khoản mục Nguồn số liệu từ Bảng Cân đối TK KT Ghi chú Vốn tự có cấp 1 1 Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) Dư Có TK 601 “Vốn điều lệ”. Không tính vào chỉ tiêu này số vốn đã được các chủ sở hữu cam kết nhưng chưa cấp đủ, góp đủ. 2 Thặng dư vốn cổ phần Dư Có/Dư Nợ TK 603 “thặng dư vốn cổ phần”. Dư Nợ ghi số âm. 3 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Dư Có TK 611 “Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”. 4 Quỹ dự phòng tài chính Dư Có TK 613 “Quỹ dự phòng tài chính”. 5 Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Dư Có TK 612 “Quỹ đầu tư phát triển”, Dư Có TK 602 “vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ” (chỉ lấy số liệu của chỉ tiêu "Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ" được trích chuyển từ TK 612 sang TK 602). 6 Lợi nhuận không chia Dư Có TK 692 “Lợi nhuận năm trước” (phần lợi nhuận không chia). Lợi nhuận không chia được xác định theo quy định tại khoản 11, Điều 2 Quyết định 457. 7 Giá trị lợi thế thương mại Dư Nợ 388 “Chi phí chờ phân bổ” (phần lợi thế thương mại được theo dõi trên tài khoản, sổ chi tiết). Giá trị lợi thế thương mại được xác định theo quy định tại khoản 12, Điều 2 Quyết định 457. Đây là khoản phải trừ ra khỏi Vốn cấp 1. Vốn tự có cấp 2 1 Giá trị tăng thêm của tài sản cố định Tổng giá trị tăng thêm của các TSCĐ được đánh giá lại và được Chỉ lấy 50% phần giá trị tăng thêm của TSCĐ được định giá lại hạch toán trên TK 642. theo quy định của pháp luật. 2 Giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) Tổng giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được đánh giá lại và hạch toán trên TK 641. Chỉ lấy 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật. 3 Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành: 3a Trái phiếu chuyển đổi do TCTD phát hành Dư Có TK 43 “Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá” (phần trái phiếu chuyển đổi được theo dõi trên TK, sổ chi tiết) cộng cấu phần vốn trái phiếu chuyển đổi theo dõi trên TK 609 (nếu có). Chỉ lấy giá trị trái phiếu chuyển đổi có đủ các điều kiện quy định tại tiết c, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định 457. 3b Cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành Dư Có TK 487 “cấu phần nợ của cổ phiếu ưu đãi” cộng cấu phần vốn của cổ phiếu ưu đãi theo dõi trên TK 65 (nếu có). Chỉ lấy giá trị cổ phiếu ưu đãi có đủ các điều kiện quy định tại tiết c, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định 457. 4 Các công cụ nợ khác Dư Có TK 43 “Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá” (phần công cụ nợ khác được theo dõi trên TK, sổ chi tiết) Chỉ lấy giá trị các công cụ nợ có đủ điều kiện theo quy định tại tiết d, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định 457. 5 Dự phòng chung Dư Có các TK “Dự phòng chung”: 2092, 2192, 2292, 2392, 2492, 2592,2692, 2792, 4895. Số tiền dự phòng chung được tính vào vốn cấp 2 tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro theo quy định tại tiết đ, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định 457. Các khoản loại trừ ra khỏi vốn tự có 1 Toàn bộ phần giá trị giảm đi của tài Tổng giá trị giảm đi của các TSCĐ được đánh giá lại và hạch Toàn bộ phần giá trị giảm đi của TSCĐ do định giá lại theo quy sản cố định toán trên TK 642. định của pháp luật. 2 Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) Tổng giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được đánh giá lại và hạch toán trên TK 641. Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật. 3 Tổng số vốn của TCTD đầu tư vào TCTD khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và tổng các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán: 3a Tổng số vốn của TCTD đầu tư vào TCTD khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần. Lấy số liệu trên các TK 341, 342, 343, 344, 345, 346, 347, 348 (phần góp vốn, mua cổ phần vào TCTD khác). 3b Tổng các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát vào các doanh Lấy số liệu trên các các TK 341, 342, 343, 345, 346, 347 (phần góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng Thuật ngữ “quyền kiểm soát” được hiểu theo quy định tại khoản 2, Điều 1 của Quyết định 03 nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán. khoán). 4 Phần vượt mức vốn tự có của TCTD đối với khoản góp vốn, mua cổ phần: 4a Phần vượt mức 15% vốn tự có của TCTD đối với khoản góp vốn, mua cổ phần của TCTD vào một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư. Việc tính toán chỉ tiêu này được thực hiện theo quy định tại điểm 3.4, khoản 3, Điều 3 Quyết định 03 trên cơ sở số liệu chi tiết tại các TK 341, 342, 343, 344, 345, 346, 347, 348. 4b Phần vượt mức 40% vốn tự có của TCTD đối với tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần của TCTD vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, ngoại trừ phần vượt mức 15% đã trừ khỏi vốn tự có nêu trên 5 Khoản lỗ kinh doanh (bao gồm cả những khoản lỗ luỹ kế) Dư Nợ TK 692 “Lợi nhuận năm trước” (bao gồm cả lỗ luỹ kế từ các năm trước) Được xác định qua kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập. Phụ lục 4: Kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính của Mỹ Gồm 5 phần như sau: - Phần 1: Đẩy mạnh giám sát và quản lý các công ty tài chính. Đây là phần cốt lõi nhất của kế hoạch cải tổ tài chính. Trong đó có hai điểm đặc biệt quan trọng:  Trao cho Cục dự trữ Liên bang quyền lực giám sát các tổ chức tài chính lớn. Mục đích là giúp FED và chính phủ Mỹ sớm phát hiện ra các rủi ro mang tính hệ thống trong các ngân hàng và tổ chức tài chính này nhằm ngăn chặn kịp thời. Nội dung này cũng bắt nguồn từ một thực tế là cho đến khi cuộc khủng hoảng lần này nổ ra thì FED và chính phủ Mỹ hầu như mù tịt về các hoạt động kinh doanh tài chính của các tổ chức tài chính ở Mỹ. Chính vì thế, việc đổ vỡ đã tạo ra một bất ngờ lớn và một cú sốc mạnh đối với nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.  Yêu cầu các công ty tài chính tăng tỉ lệ vốn tự có: Kế hoạch này yêu cầu các công ty tài chính phải tăng tỉ lệ vốn tự có nhằm đối phó các khoản thua lỗ (bất ngờ) và yêu cầu các công ty này phải giữ lại một phần các khoản cho vay mà họ đóng gói và bán (5%). Yêu cầu tăng dự trữ vốn trong bản kế hoạch này là một yêu cầu dễ hiểu. Khủng hoảng lần này đã cho thấy nhiều công ty lâm vào tình trạng không trả được nợ vì trong bản kê tài sản của họ, tỉ lệ vay trên vốn tự có (leverage) lên rất cao. Các doanh nghiệp này dùng nguồn vốn vay được dùng để mua các sản phẩm tài chính. Khi các sản phẩm này mất giá đột ngột, số thua lỗ nhanh chóng lớn hơn vốn tự có của doanh nghiệp và đẩy họ vào thế có trị giá tài sản ròng âm, và vì thế phải phá sản. Chính quyền Obama muốn các công ty này tăng tỉ lệ vốn trên tổng tài sản nhằm đối phó với các rủi ro kiểu này. Việc yêu cầu giữ lại một phần các khoản cho vay mà họ đóng gói và bán cũng xuất phát từ một thực tế là trong những năm gần đây thì hệ thống tài chính Mỹ đã phát triển và sáng tạo ra nhiều công cụ tài chính mới. Trong số các công cụ mới này, “tội đồ” được nhắc tới nhiều nhất là việc trộn lẫn, đóng gói, xé nhỏ, và bán các khoản vay bất động sản. Việc chính quyền Obama yêu cầu các ngân hàng khi đóng gói và bán khoản nợ như chứng khoán nợ thế chấp (MBS) phải giữ lại một số lượng nhất định là nhằm để các ngân hàng này cẩn thận hơn trong việc tạo ra các MBS. Trước đây, họ có thể bán sạch các MBS mà họ tạo ra sau đó phủi tay mà không lo gì tới các rủi ro vỡ nợ sau này. Giờ đây, nếu họ phải giữ lại một phần là 5%, thì họ chắc chắn phải cẩn thận hơn với các khoản cho vay của mình. - Phần 2: Thiết lập hệ thống quản lý toàn diện đối với thị trường tài chính: Phần này quy định thêm một số yêu cầu đối với các định chế có chức năng giám sát thị trường tài chính như Ủy ban chứng khoán SEC hay Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn CFTC. - Phần 3: Bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư: nội dung chính trong mục này là thành lập Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng “Consumer Financial Protection Agency.” Chức năng chính của tổ chức này là giám sát những đơn vị cho vay, yêu cầu họ phải cung cấp các sản phẩm tín dụng minh bạch và dễ hiểu đối với người tiêu dùng. Lý do chính quyền Obama muốn có nội dung này rất dễ hiểu: Cuộc khủng hoảng vừa rồi bắt nguồn từ tín dụng dễ dãi trong lĩnh vực cho vay bất động sản. Nhiều đối tượng mua nhà trong các giai đoạn này đã cảm thấy bị “lừa” hoặc “bịp bợm” bởi các tổ chức cho vay vì những người đi vay này đã không có được thông tin đầy đủ để có quyết định sáng suốt. - Phần 4: Trang bị cho chính phủ các công cụ cần thiết để chống khủng hoảng: Phần này gồm 2 điểm quan trọng:  Tạo ra cơ chế để chính phủ can thiệp vào các công ty tài chính lớn đang sắp phá sản. Cơ chế này sẽ tương tự như cơ chế trong đó FDIC (Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang) đứng ra kiểm soát tất cả các ngân hàng đang sắp phá sản. Đây là nội dung nhằm giải quyết tình hình lúng túng của chính quyền khi đứng trước sự kiện các công ty tài chính lớn như Lehman Brothers đang chuẩn bị sụp đổ.  Buộc Cục dự trữ Liên bang phải được sự chuẩn thuận của Bộ Tài chính trong các quyết sách có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Nội dung này là nhằm thỏa mãn một số chỉ trích cho rằng trong vòng 2 năm qua FED đã có những quyết định lên tới hàng ngàn tỉ Đô la mà không cần phải thông qua chính phủ hay Quốc hội Mỹ. Nhiều người cho rằng việc thiếu giám sát này đã khiến FED lộng quyền và làm việc không hiệu quả. - Phần 5: Nâng cao các quy chuẩn quản lý quốc tế và đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Phụ lục 5: Bảng chi tiết nợ xấu các ngân hàng. Năm Khoản mục Vietcombank Vietinbank Techcombank Sacombank 2006 Tổng nợ xấu (nhóm 3-5) 1.860.700 - 104.104 Tổng dư nợ tín dụng 70.024.632 - 14.394.313 Tỷ lệ nợ xấu 2,66% - 3,11% 0,72% 2007 Tổng nợ xấu (nhóm 3-5) 3.597.054 2.584.297 275.422 81.408 Tổng dư nợ tín dụng 92.845.054 97.825.871 19.958.100 35.378.147 Tỷ lệ nợ xấu 3,87% 2,64% 1,38% 0,23% 2008 Tổng nợ xấu (nhóm 3-5) 5.202.045 3.422.271 665.089 208.407 Tổng dư nợ tín dụng 112.792.965 118.020.529 26.343.017 35.008.871 Tỷ lệ nợ xấu 4,61% 2,90% 2,52% 0,60% 2009 Tổng nợ xấu (nhóm 3-5) 3.382.197 1.000.809 1.048.004 384.008 Tổng dư nợ tín dụng 140.546.562 163.170.485 42.092.767 59.657.004 Tỷ lệ nợ xấu 2,41% 0,61% 2,49% 0,64% Năm Khoản mục ACB Saigonbank Gia Định bank SHB 2006 Tổng nợ xấu (nhóm 3-5) 33.532 - - 7.764 Tổng dư nợ tín dụng 17.116.000 - - 492.984 Tỷ lệ nợ xấu 0,20% - - 1,57% 2007 Tổng nợ xấu (nhóm 3-5) 26.565 31.000 4.625 21.048 Tổng dư nợ tín dụng 31.810.857 7.377.000 1.051.172 4.183.503 Tỷ lệ nợ xấu 0,08% 0,42% 0,44% 0,50% 2008 Tổng nợ xấu (nhóm 3-5) 308.714 54.710 16.043 117.954 Tổng dư nợ tín dụng 34.832.700 7.919.980 1.296.136 6.252.699 Tỷ lệ nợ xấu 0,89% 0,69% 1,24% 1,89% 2009 Tổng nợ xấu (nhóm 3-5) 254.680 173.000 80.400 358.196 Tổng dư nợ tín dụng 62.357.978 9.724.000 2.355.000 12.828.748 Tỷ lệ nợ xấu 0,41% 1,78% 3,41% 2,79% Phụ lục 6: Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với các loại tài sản đảm bảo theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ khấu trừ tối đa (%) Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng Đồng Việt Nam do tổ chức tín dụng phát hành 100% Tín phiếu Kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do tổ chức tín dụng phát hành 95% Trái phiếu Chính phủ: - Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm - Có thời hạn còn lại trên 5 năm 95% 85% 80% Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán 70% Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán 65% Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán 50% Bất động sản 50% Các loại tài sản bảo đảm khác 30% Phụ lục 7: Bảng tính vốn cấp 1 của một số ngân hàng. Vietcombank Vốn điều lệ Thặng dư VCP Quỹ dự trữ bổ sung VĐL Quỹ dự phòng tài chính Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Lợi nhuận không chia Giá trị lợi thế thương mại Vốn cấp 1 2006 4.356.737 331.895 612.376 4.238.015 265.209 9.804.232 2007 4.429.337 457.434 819.324 5.929.501 404.374 12.039.970 2008 12.100.860 64.453 128.906 163.270 1.088.527 13.546.016 2009 12.100.860 236.761 427.498 469.429 2.723.920 15.958.468 Vietinbank Vốn điều lệ Thặng dư VCP Quỹ dự trữ bổ sung VĐL Quỹ dự phòng tài chính Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Lợi nhuận không chia Giá trị lợi thế thương mại Vốn cấp 1 2006 3.616.043 102.917 247.737 849.016 57.551 4.873.264 2007 7.608.643 149.575 341.051 1.324.403 192.062 9.615.734 2008 7.717.168 227.601 490.231 2.170.531 184.298 10.789.829 2009 11.252.973 88.344 41.601 113.370 836.276 17.242 12.315.322 Agribank Vốn điều lệ Thặng dư VCP Quỹ dự trữ bổ sung VĐL Quỹ dự phòng tài chính Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Lợi nhuận không chia Giá trị lợi thế thương mại Vốn cấp 1 2006 6.513.450 2.393.662 1.004.643 9.911.755 2007 10.548.160 4.699 3.936.610 645.448 15.134.917 2008 10.924.334 17.456 5.506.940 825.106 17.273.836 2009 - BIDV Vốn điều lệ Thặng dư VCP Quỹ dự trữ bổ sung VĐL Quỹ dự phòng tài chính Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Lợi nhuận không chia Giá trị lợi thế thương mại Vốn cấp 1 2006 4.077.000 1.412.000 666.523 6.155.523 2007 7.699.000 1.207.185 1.258.387 10.164.572 2008 8.756.000 2.088.791 940.292 11.785.083 2009 0 Techcombank Vốn điều lệ Thặng dư VCP Quỹ dự trữ bổ sung VĐL Quỹ dự phòng tài chính Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Lợi nhuận không chia Giá trị lợi thế thương mại Vốn cấp 1 2006 1.500.000 3.942 86.253 171.121 1.761.316 2007 2.521.308 176.779 146.322 428.636 3.273.045 2008 3.642.015 1.063.402 59.513 220.151 473 636.442 5.621.996 2009 5.400.417 86.918 382.530 473 1.450.828 7.321.166 Sacombank Vốn điều lệ Thặng dư VCP Quỹ dự trữ bổ sung VĐL Quỹ dự phòng tài chính Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Lợi nhuận không chia Giá trị lợi thế thương mại Vốn cấp 1 2006 2.089.413 158.365 72.041 91.438 21.995 436.146 2.869.398 2007 4.448.814 1.212.723 145.709 241.032 65.904 1.234.529 7.348.711 2008 5.115.831 1.212.723 307.223 344.196 145.287 984.340 8.109.600 2009 6.700.353 1.376.877 384.573 467.566 152.506 1.463.937 10.545.812 ACB Vốn điều lệ Thặng dư VCP Quỹ dự trữ bổ Quỹ dự phòng Quỹ đầu tư phát Lợi nhuận Giá trị lợi thế Vốn cấp 1 sung VĐL tài chính triển nghiệp vụ không chia thương mại 2006 1.100.047 24.767 137.140 25.820 366.213 1.653.987 2007 2.630.060 1.787.779 303.880 100.378 1.435.752 6.257.849 2008 6.355.813 108.777 520.668 84.110 697.100 7.766.468 2009 7.814.138 95.067 710.036 147.846 1.339.200 10.106.287 Saigonbank Vốn điều lệ Thặng dư VCP Quỹ dự trữ bổ sung VĐL Quỹ dự phòng tài chính Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Lợi nhuận không chia Giá trị lợi thế thương mại Vốn cấp 1 2006 689.255 123.129 119.178 931.562 2007 1.020.000 88.716 152.371 170.552 1.431.639 2008 1.020.000 88.716 199.803 161.247 1.469.766 2009 1.500.000 716 223.928 210.106 1.934.750 Nam Á Bank Vốn điều lệ Thặng dư VCP Quỹ dự trữ bổ sung VĐL Quỹ dự phòng tài chính Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Lợi nhuận không chia Giá trị lợi thế thương mại Vốn cấp 1 2006 550.000 9.837 39.140 598.977 2007 575.925 15.435 75.160 666.520 2008 1.252.837 26.485 9.826 1.289.148 2009 1.252.837 27.732 56.075 1.336.644 Oceanbank Vốn điều lệ Thặng dư VCP Quỹ dự trữ bổ sung VĐL Quỹ dự phòng tài chính Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Lợi nhuận không chia Giá trị lợi thế thương mại Vốn cấp 1 2006 170.000 129 9.393 179.522 2007 1.000.000 15.099 2.027 97.406 1.114.532 2008 1.000.000 15.099 23.705 39.318 1.078.122 2009 2.000.000 15.099 56.218 194.948 2.266.265 Phụ lục 8: Giới thiệu sơ lược Ủy Ban Basel Giám sát ngành Ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS) Basel là Ủy ban Giám sát ngân hàng do các NHTW các nước G10 thành lập năm 1975 dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế. Sau một thời gian hoạt động, Ủy ban đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu về an toàn vốn, được ban hành lần đầu vào năm 1988 và gọi là Basel I. Do những hạn chế của Basel I, một hiệp ước mới về vốn đã được thông qua vào năm 2001 và gọi là Basel II. Các thành viên BCBS đến từ Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ. Đại diện các nước là ngân hàng trung tâm hoặc cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chính thức về giám sát cẩn thận kinh doanh ngân hàng đối với các quốc gia không có ngân hàng trung tâm. Lịch sử ngắn gọn của Hiệp ước vốn Basel: - Năm 1974, BCBS được thành lập từ nhóm G10 Ngân hàng Trung ương. - Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. - Năm 1996, được sửa đổi bổ sung thêm rủi ro thị trường (có hiệu lực từ 1997). - Tháng 6/1999, đề xuất một khung mới – chương trình tư vấn lần thứ nhất (First Consultative Package – CP1). - Tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai (CP2). - Tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3). - Quý 4/2003, phiên bản hoàn thiện của Hiệp ước Basel mới. - Tháng 1/2007, Hiệp ước vốn Basel mới (Basel II) có hiệu lực. - Năm 2010, chấm dứt quá trình chuyển đổi. Phụ lục 9: Bảng vốn tự có một số ngân hàng (tổng hợp từ Báo cáo thường niên) STT Ngân hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Vietcombank - 12.981 11.460 - 2 Vietinbank - - 12.081 - 3 BIDV 6.345 10.643 - - 4 ACB - - - - 5 Sacombank - - - 9.101 6 Techcombank 1.762 3.573 - - 7 Saigonbank - - 1.306 - Phụ lục 10: Chi tiết việc phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN. - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn – Trích lập dự phòng 0%) bao gồm:  Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;  Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;  Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý – Trích lập dự phòng 5%) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;  Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);  Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn – Trích lập dự phòng 20%) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;  Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;  Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ – Trích lập dự phòng 50%) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;  Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn – Trích lập dự phòng 100%) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;  Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;  Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Ngoài ra, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây: - Đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:  Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;  Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục;  Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. - Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:  Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;  Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục;  Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại còn lại. Và, tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây: - Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó. - Đối với khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định tại Điều này và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ không cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu mối phân loại, tổ chức tín dụng tham cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do tổ chức tín dụng đầu mối phân loại hoặc do tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại tuỳ theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn. - Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào các nhóm theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:  Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng;  Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin);  Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm; Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBi Nghin c7913u khoa h7885c.pdf
Tài liệu liên quan