Nhìn chung các mặt hoạt động của Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật được quản lý tương đối chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được thông suốt, phục vụ kịp thời cho công tác của đơn vị
Mặc dù hoạt động trong nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh đang diễn ra gay gắt nhưng với sự cố gắng phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp , Xí nghiệp đã điều độ sản xuất, hoàn thành, bàn giao, quyết toán được nhiều công trình điện có giá trị lớn, góp phần thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất và nhiẹm vụ mà Xí nghiệp đặt ra
Thị trường nghành tư vấn, khảo sát thiết kế và xây lắp điện trong năm 2001 có sự cạnh tranh quyết liệt, song các đơn vị, các đội, các phân xưởng trực thuộc Xí nghiệp đã có những cố gắng lớn trong việc thu hút được một khối lượng lớn các hợp đồng kinh tế với giá trị lớn, giảm thiểu tối đa chi phí, đem lại lợi nhuận tối đa cho Xí nghiệp
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình tài chính và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đương với tỷ lệ giảm là 19,93%.
2.2.4.3 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động,chúng ta cần có đối tượng lao động. Khác với tư liệu lao động,đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm …) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Những tư liệu nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là tài sản lưu động còn xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động.
Với xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật, vốn lưu động chiếm một vị trí quan trọng trong tổng tài sản của xí nghiệp. Năm 2000 tỷ trọng của vốn lưu động trong tổng tài sản là 99,58%, Năm 2001 con số này là 94,81%. Vốn lưu động của xí nghiệp không những giảm về mặt tỷ trọng mà còn giảm về mặt giá trị là:1.405.096.242 (đ).Với sự sụt giảm của vốn lưu động đó dẫn đến sự biến động của các chỉ tiêu như: vòng quay vốn lưu động và số ngày 1 vồng quay vốn lưu động như sau:
Vốn lưu động bình quân năm 2000 =
= 28.464.498.492(đ)
Vốn lưu động bình quân năm 2001 =
= 32.351.106.480 (đ)
Vòng quay vốn lưu động năm 2000 = = 0,69 (vòng)
Vòng quay vốn lưu động năm 2001 = = 0,8 (vòng)
Số ngày một vòng quay vốn lưu động năm2000 = = 521,74 (ngày)
Số ngày một vòng quay vốn lưu động năm 2001 = = 450 (ngày)
Vòng quay vốn lưu động trong năm 2000 phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được 0,69 vòng nghĩa là cứ đầu tư bình quân một đồng vốn lưu độngtrong kỳ sẽ tạo ra 0,69 đồng doanh thu . Nhưng năm 2001 vòng quay vốn lưu động là 0,8 vòng , điều đó cho ta thấy cứ đầu tư bình quân một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra 0,8 đồng doanh thu. Tuy con số này có tăng lên 0,11 vòng nhưng ta thấy vẫn còn ở mức thấp . Để giải thích cho vấn đề này ta thấy do Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực tư vấn , thiết kế và xây lắp các công trình đIện nên tỷ trọng vốn lưu động chiếm đa số trong trong tổng tài sản là đIều hợp lý. Hơn thế nữa, doanh thu thuần của xí nghiệp tăng từ 19.560.497.633 (đ) lên 25.986.688.390 (đ), nghĩa là đã có sự gia tăng vượt bậc 6.426.190.757 (đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,85%. Do có sự cố gắng này của xí nghiệp đã làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động giảm được 71,74 ngày (=450-521,74). ĐIều này được đánh giá là thành tích của xí nghiệp. Hy vọng rằng trong những năm tiếp theo xí nghiệp sẽ không ngừng nâng cao doanh thu h và giảm bớt số ngày một vòng quay vốn lưu động hơn nữa.
2.2.4.4 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ số hoạt động của tài sản cố định được đưa ra nhằm đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định và được tính toán khi áp dụng vào tình hình thực tế của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật như sau:
Vốn cố định bình quân năm 2000 =
= 1.380.823.293(đ)
Vốn cố địnhbình quân năm 2001 =
= 1.630.976.696 (đ)
Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2000 = = 14,17 (lần)
Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2001 = = 15,93 (lần)
Kết quả trên cho thấy trong năm 2001 cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra tạo được 14,17 đồng doanh thu thuần, còn trong năm 2001 thì một đồng vốn cố định bỏ ra tạo ra được 15,93 đồng doanh thu thuần. Ta nhận thấy: vốn cố định của xí nghiệp tăng từ 1.380.823.293 (đ) lên đến 1.630.976.969 (đ) chứng tỏ xí nghiệp đã chú trọng hơn vào việc đầu tư cho tài sản cố định và tốc độ tăng của vốn cố định vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng.
2.2.4.5 Phân tích hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn.
Chỉ số hoạt động của toàn bộ vốn được biểu hiện thông qua số vòng quay của toàn bộ vốn như sau:
Vốn kinh doanh bình quân năm 2000 =
= 29.845.322.235 (đ)
Vốn kinh doanh bình quân năm 2001 =
= 33.982.083.449 (đ)
Vòng quay toàn bộ vốn năm 2000 = = 0,66 (vòng)
Vòng quay toàn bộ vốn năm 2001 = = 0,76 (vòng)
Vòng quay toàn bộ vốn năm 2001 cao hơn so với năm 2000 là 0,1 vòng.Điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong năm 2000 sẽ thu được 0,66 đồng doanh thu còn năm 2001 cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong năm 2001 thu được 0,76 đồng doanh thu. Tuy rằng vòng quay toàn bộ vốn có tăng nhưng vẫn ở mức thấp.
Nguyên nhân chủ yếu là do hệ số nợ của xí nghiệp quá cao, chiếm tỷ trọng 86,78% trong tổng nguồn vốn mà xí nghiệp đang sử dụng, hơn nữa hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn lưu động tuy có tăng nhưng ở mức độ thấp.
Vấn đề đặt ra đối với xí nghiệp trong thời gian tới là tăng doanh thu, cân đối lại nguồn vốn để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Nhận xét chung: Qua quá trình phân tích về nhóm chỉ tiêu hoạt động của xí nghiệp ta nhận thấy hoạt động của xí nghiệp trong năm 2001 là tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn nổi cộm một số vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới.
Xem bảng tổng kết dưới đây:
Biểu 8: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của XNDVKHKT
STT
Chỉ tiêu
đơn vị
Năm 2000 (n1)
Năm 2001 (n2)
n2-n1
1
Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng
1,55.
1,47
- 0,08
2
Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho
Ngày
232,26
244,89
+12,63
3
Vòng quay khoản phải thu
Vòng
1,34
1,87
+0,53
4
Kỳ thu tiền trung bình
Ngày
269,32
192,83
- 76,49
5
Vòng quay vốn lưu động
Vòng
0,69
0,8
+0,11
6
Số ngày 1 vòng quay VLĐ
Ngày
521,74
450
- 71,74
7
Hiệu suất sử dụng VCĐ
Lần
14,17
15,93
+1,76
8
Vòng quay toàn bộ vốn
Vòng
0,66
0,76
+0,1
Qua bảng tổng kết trên ta thấy sự thống nhất gia tăng của hiệu quả sử dụng vốn trong xí nghiệp chứng tỏ doanh nghiệp đã có những biện pháp tích cực thu hồi các khoản phải thu, huy động kịp thời một lượng vốn vào sản xuất kinh doanh.Vậy để làm rõ vấn đề vốn được sử dụng như thế nào trong năm 2001 ta đI phân tích tiếp diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn thông qua bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
2.2.5 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn được lập để phản ánh trọng đIểm của việc sử dụng vốn và những nguồn tài trợ cho việc sử dụng vốn đó. Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ dựng nên bức tranh hoạt động tài chính của mỗi doanh nghiệp và sẽ là cơ sở để nha quản trị tài chính doanh nghiệp có những chính sách trong thời kỳ tới:
Biểu 9: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
của xí nghiệpdịch vụ khoa học kỹ thuật năm 2001
Đơn vị tính:vnd
Khoản mục
Số ĐK (n1)
Số CK (n2)
n2-n1
DBNV
SDV
Tiền mặt
3.734.785
2.114.685
- 1.620.100
1.620.100
Tiền gửi NH
1.439.966.866
605.148.699
- 834.818.107
834.181.107
Phải thu của KH
12.888.221.699
9.738.244.389
-3.149.977.310
3.149.977.310
Trả trước cho NB
219.809.899
604.872.822
+385.062.923
385.662.923
Phải thu nội bộ
2.357.630.309
2.030.637.782
- 326.992.527
326.992.527
NVL
9.240.000
0
- 9.240.000
6.240.000
Chi phí SXKDDD
14.508.847.596
17.517.617.852
+3.458.770.256
3.458.770.256
Tạm ứng
2.006.214.557
1.137.222.300
- 868.992.257
868.992.257
Thế chấp ký cược
69.988.950
9.818.000
- 60.170.950
60.170.950
TSCĐHH
1.529.358.258
1.584.730.477
+55.372.219
55.372.219
GTHM
(- 1.168.136.217)
(- 1.430.269.984)
-262.133.767
262.133.767
TSCĐVH
6.363.636
6.363.636
0
GTHM
0
(- 2.163.636)
2.163.636
2.163.636
XDCBDD
0
143.665.203
+143.665.203
143.665.203
Vay ngắn hạn
2.039.061.934
2.035.641.341
- 3.420.593
3.420.593
Phải trả cho NB
10.490.145.683
11.577.519.243
+1.087.373.560
1.087.373.560
Người mua trả tiền trước
14.139.252.831
9.447.976.662
- 4.691.276.151
4.691.276.151
Thuế và các khoản nộp NS
84.812.560
567.555.662
+482.743.102
482.743.102
Phải trả CNV
2.179.587.446
2.470.075.938
+290.488.492
209.488.492
Phải trả nội bộ
1.173.119.678
1.821.383.482
+648.236.408
648.263.804
Phải trả, phải nộp khác
88.354.017
122.709.644
+34.355.627
34.355.627
Chi phí phải trả
763.452.000
926.457.079
+163.005.079
163.005.079
Chênh lệch tỷ giá
49.009.635
403.779.517
+354.769.882
354.769.882
Quỹ PTKD
12.483.854
17.225.080
+4.741.226
4.741.226
Quỹ dự phòng tài chính
184.475.286
264.364.791
79.889.505
79.889.505
Quỹ dự phòng trợ cấp MVL
74.031.494
105.987.296
+31.955.802
31.955.802
Lãi chưa phân phối
804.4940135
1.066.570.265
+262.076.130
262.076.130
Quỹ khen thưởng ,phúc lợi
1.096.897
54.273.014
+53.176.117
53.176.117
Nguồn KPSN
75.128.391
160.260.310
+85.131.919
85.131.919
Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho thấy trong năm 2001 các khoản mục trên BCĐKT của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật có sự thay đổi rõ rệt. Với số liệu này ta thấy:hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong năm 2001 là rất đa dạng, đồng thời hoạt động đó có tác động đến quá trình sử dụng vốn của xí nghiệp như sau:
Biểu 10:phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2001
Đơn vị:vnđ
DBNV
Số tiền
TT(%)
SDV
Số tiền
TT(%)
Giảm tiền tại quỹ
1.620.100
0,02
Tăng khoản trả trước cho NB
385.662.923
4,41
Giảm tiền gửi NH
834.818.107
9,35
Tăng chi phí SXKDDD
3.458.770.256
39,58
Giảm khoản phải thu của KH
3.149.977.310
35,26
Đầu tư TSCĐ
55.372.219
0,63
Giảm khoản phải thu nội bộ
326.992.527
3,66
Đầu tư XDCBDD
143.665.203
1,64
Tăng NVL tồn kho
9.240.000
0,01
GIảm vay NH
3.420.593
0,04
Giảm tạm ứng
868.992.257
9,71
Người mua trả tiền trước giảm
4.691.276.151
53,69
Giảm thế chấp ký cược NH
60.170.950
0,67
Tính KHTSCĐ
264.297.403
2,96
Thanh toán chậm cho NB
1.087.373.560
2,16
Tăng khoản phải nộp NS
482.743.102
5,41
Tăng khoản phải trả CNV
290.488.492
3,25
Tăng khoản phải trả nội bộ
648.263.804
7,25
Tăng khoản phải nộp khác
34.355.627
0,38
Tăng chi phí phải trả
163.005.627
1,83
Chênh lệch tỷ giá tăng
4.741.226
0,05
Tăng qũy PTKD
354.769.882
3,95
Tăng quỹ dự phòng tài chính
79.889.505
0,85
Tăng dự phòng trợ cấp MVL
31.955.802
0,36
Lãi chưa phân phối tăng
262.076.130
2,93
Tăng quỹ khen thưởng phúc lợi
53.176.117
0,59
Tăng kinh phí SN
85.131.919
0,95
Cộng
8.738.167.345
100
Cộng
8.738.167.345
100
Qua bảng trên ta thấy : trong năm 2001 Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật chủ yếu tìm nguồn vốn từ khoản trích khấu hao tài sản cố định là:264.297.403(đ) chiếm tỷ trọng 2,96%; thu hồi các khỏan phải thu của khách hàng là 3.149.977.301(đ) chiếm tỷ trọng 35,26%; thu hồi các khoản phải thu nội bộ 326.992.527 (đ)chiếm tỷ trọng 3,66%; trích từ quỹ lợi nhuận trong đó dặc biệt là quỹ phát triển kinh doanh 354.769.882 (đ) chiếm tỷ trọng 3,92% ; kinh phí sự nghiệp 85.131.919(đ) chiếm tỷ trọng 0,95% trong tổng số vốn huy động được là:8.738.167.345 (đ).
Thêm vào đó Xí nghiệp cũng đã tăng nguồn vốn kinh doanh trong kỳ bằng cách xin gia hạn thời gian thanh toán với người bán khoản nợ:1.087.373.560(đ)tương ứng với tỷ trọng là 12,16%.
Với tổng số vốn huy động được Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật đã dùng vào những mục đích sau: đầu tư xây dựng cơ bản:143.665.203(đ) chiếm tỷ trọng 1,64%; tăng dự trữ hàng tồn kho cụ thể là tăng chi phí xâydựng cơ bản dở dang:3.458.77.256(đ) tương ứng với tỷ trọng là 39,58%; đầu tư vào tài sản cố định 55.372.219 (đ) tương ứng với tỷ trọng là 0,63%.
Qua số liệu trên ta có những nhận xét sau:
*Một là: trong năm 2001 thực tế tổng giá trị tài sản giảm 1.201.585.820(đ) nhưng Xí nghiệp đã tăng quy mô sử dụng lên 8.738.167.345(đ). Điều đó chứng tỏ khả năng huy động vốn cao của đơn vị, các cán bộ tài chính kế toán không chỉ có làm nhiệm vụ “giữ vốn” mà đã có sự chủ động tạo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của quá trình sản xuất kinh doanh.
*Hai là: Tổng số vốn của Xí nghiệp được huy động chủ yếu từ khoản chiếm dụng của khách hàng; một phần từ các quỹ lợi nhuận như quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính; quỹ kinh phí sự nghiệp. Với tổng số vốn đó Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật đã tăng quy mô hàng tồn kho 39,58%; đầu tư tài sản cố định 0,63%; đầu tư xây dựng cơ bản 1,64%.Điều này là chưa hợp lý bởi vì với con số lớn huy động từ việc chậm trả các khoản nợ một mặt làm tăng hệ số nợ của đơn vị; một mặt việc đầu tư vào tài sản cố định và xây dựng cơ bản dở dang chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn huy động được sẽ làm giảm uy tín và khả năng sản xuất của đơn vị.
Do đó để tăng khả năng thanh toán, giảm bớt hệ số nợ, giảm lượng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Xí nghiệp cần có những phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại; vừa phát huy được những tồn tại bên trong sao cho chi phí sử dụng các nguồn vốn giảm và hướng tới mục tiêu cuối cùng của sản xuất kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận.
2.2.6 Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Các bước phân tích trên chỉ phân tích từng khía cạnh và chỉ phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt chứ không phản ánh tổng hợp được hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả năng lực quản lý doanh nghiệp.Để phục vụ cho mục đích trên cần phân tích hệ số khả năng sinh lời đồng thời kết hợp với báo cáo kết quả kinh doanh để có được sự dánh giá hợp lý
phân tích báo cáo kết quả hoạt ĐộnG
sản xuất kinh doanh năm 2001
Đơn vị :VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh năm 2001/2000
Số tiền
TT(%)
1.Tổng doanh thu
19.560.497.033
25.986.688.390
+6.426.191.357
+32,85
2.Các khoản giảm trừ
0
0
0
0
3.Doanh thu thuần (3=1- 2)
19.560.497.033
25.986.688.390
+6.426.191.357
+32,85
4.Giá vốn hàng bán
17.197.470.796
23.199.641.610
+6.002.170.814
+34,9
5.Lợi tức gộp(5= 3- 4)
2.363.026.237
2.787.046.780
+424.020.543
+17,94
6.Chi phí bán hàng
0
0
0
0
7.Chi phí QLDN
1.285.907.440
1.250.978.111
- 34.929.329
- 2,72
8.Lợi tức từ HDKD(8=5- 6- 7)
1.077.118797
1.536.068.669
+458.949.872
+42,61
9.Lợi tức từ HĐTC
12.283.905
15.442.928
+3.159.023
+25,72
10.Lợi tức từ HĐBT
67.697.357
1.345.460
- 66.351.897
- 98,01
11Tổng lợi nhuận trước thuế (11=8+9+10)
1.157.100.059
1.552.857.057
+395.756.998
+34,2
12.Thuế lợi tức phải nộp
355.896.292
435.507.474
+99.611.182
+29,66
13.Lợi nhuận sau thuế(13=11- 12)
821.203.767
1.117.349.583
+296.145.816
+36,01
Qua bảng phân tích trên ta thấy được các chỉ tiêu đều tăng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là rất tốt. Tổng doanh thu tăng 6.426.191.357 (đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,85% cho thấy xí nghiệp có rất nhiều cố gắng trong việc thi công xây lắp và hoàn thành quyết toán các công trình đIện mà xí nghiệp đảm nhận. Trong cả 2 năm đều không có các khoản giảm trừ nên doanh thu thuần không đổi. Giá vốn hàng bán tăng 6.002.170.814 (đ),tăng 34,9%.Đây là đIều dễ chấp nhận bởi lẽ trong năm 2001 xí nghiệp tham gia thi công nhiều công trình hơn và năm 2001 có sự biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu của nghành xây dựng và hầu hết giá của nguyên vật liệu đều tăng.Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 34.929.329 (đ), tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,72% ; lợi tức từ hoạt động bất thường giảm 66.351.897(đ) ,tương ứng với tỉ lệ giảm là 98,01%; lợi tức từ hoạt động tài chính tăng 3.159.023(đ) tương úng với tỉ lệ tăng là 25,72%. Lợi nhuận trước thuế tăng 395.756.998 (đ) tương ứnh vói tỉ lệ tăng là 34,2% kéo theo thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 99.611.182(đ) với tỉ lệ tăng tương ứng là 22,66%. Cuối cùng là chỉ tiêu tổng lợi nhuận sau thuế – chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm và thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp đã tăng 296.145.816(đ) tương ứng với tỉ lệ tăng là 36,1%. Đây là một thành tích rất lớn của xí nghiệp trong năm 2001.
Với tình hình hoạt động có hiệu quả cao như vậy doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước như thế nào? bảng dưới đây sẽ làm rõ điều này:
Biểu 11:tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước năm 2001
Đơn vị tính:vnđ
Chỉ tiêu
Số phải nộp đầu kỳ
Số phải nộp kỳ này
Số đã nộp trong kỳ
Số còn phải nộp đến cuối kỳ
I.Thuế
112.468.11.
1.285.298.385
830.211.240
567.555.260
1.Thuế GTGT hàng nội địa phải nộp
84.812.691
763.344.570
280.602.001
567.555.260
2.Thuế TNDN
435.507.474
435.507.474
3. Thu trên vốn
50.779.317
50.779.317
4.Các loại thuế khác
27.655.424
35.667.024
63.322.448
II. Các khoản phải nộp CT
1.Quỹ ĐTPT
39.944.752
39.944.752
2.Quỹ MVL phải nộp tổng công ty
7.988.950
7.988.950
3.Quỹ KTPL phải nộp tổng công ty
13.980.663
13.980.663
Tổng cộng
112.468.115
1.285.298.385
830.211.240
567.555.260
Tuy rằng năm 2001 tình hình tài chính của xí nghiệp là rất khả quan, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhưng tình hình thực nghĩa vụ với Nhà nước trong năm chưa được tốt.Cụ thể đến cuối năm xí nghiệp vẫn còn nợ thuế là 567.55.260 (đ) tăng vọt so với cuối năm 2000.Số thuế cuối kỳ phải nộp chỉ dừng ở con số 112.468.115 (đ). Do là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc công ty tư vấn khảo sát thiết kế điẹn một nên việc thanh toán các khoản phải nộp cho Nhà nước có thể trì hoãn và đây cũng là một biện pháp Nhà nước giúp doanh nghiệp có thêm vốn kinh doanh để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tiếp theo.
Vậy qua số liệu biểu hiện tình hình tài chính của xí nghiệp như trên thì khả năng sinh lời sẽ được đánh giá như thế nào?
2.2.6.1 Doanh lợi doanh thu
Đây là hệ số phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong 100 đồng doanh thu thuần trong kỳ.áp dụng vào xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta có thể xác định:
Doanh lợi doanh thu năm 2000 = x 100 = 4,2%
Doanh lợi doanh thu năm 2001 = x 100 = 4,3%
Kết quả trên cho thấy nếu như năm 2000 trong 100 đồng doanh thu thì có 4,2 đồng lợi nhuận sau thuế , còn năm 2001 thì cứ trong 100 đồng doanh thu thì có 4,3 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy doanh lợi doanh thu năm 2001 cao hơn so với năm 2001 là 0,1 đồng. đIều này rất đáng khích lệ ,hy vọng rằng trong kỳ tới xí nghiệp nâng cao hơn nữa doanh lợi doanh thu của mình.
2.2.6.2 Doanh lợi tổng vốn
Chỉ tiêu này đo lường mức sinh lợi của đồng vốn. Nó phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình quân được sử dụng vào trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật là:
Doanh lợi tổng vốn năm 2000 = x100 = 2,75 %
Doanh lợi tổng vốn năm 2001 = x 100 =3,29%
Trong năm 2000 xí nghiệp cứ sử dụng 100 vốn kinh doanh thì sẽ tạo ra được 2,75 đồng lợi nhuận, còn năm 2001 xí nghiệp sử dụng 100 vốn kinh doanh tạo ra được 3,29 đồng lợi nhuận sau thuế.Chứng tỏ xí nghiệp đã sử dụng vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao.Nguyên nhân chủ đạo là nhờ hoạt động có uy tín của mình trong những năm qua xí nghiệp đã kí hợp đồng được nhiều đơn dặt hàng, nhiều công trình làm cho doanh thu thuần tăng mạnh hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý chi phí đã làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể dẫn đến lợi nhuận sau thuế của xí nghiệp .
2.2.6.3 Doanh lợi vốn chủ sở hữu
Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu tăng lợi nhuận ròng từ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. áp dụng vào xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta có:
Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2000 =
= 3.289651.070 (đ)
Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2001 =
= 4.018.531.059 (đ)
Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2000 = x100 = 24,96%
Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2001 = x 100 =27,8%
Thông qua chỉ tiêu trên ta thấy rằng trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong năm 2000 mang lại 24,96 đồng lợi nhuận ròng, con ssố này vào năm 2001 tăng 2,84 đồng , nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu về 27,8 đồng lợi nhuận ròng. Như vậy doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2001 so với năm 2001 biểu hiện chiều hướng đi lên của doanh nghiệp.
Với những thành tích của doanh nghiệp đã nêuta thấy thành tích này rất đáng biểu dương. Có được kết quả đó là do các nhà quản lý tài chính của xí nghiệp đã vận dụng rất tốt đòn bẩy tài chính bởi vì xí nghiệp đã rút ngắn tiền vay ngân hàng, tăng cường chiếm dụng vốn trong giới hạn của mình mà không ảnh hưởng đến tình hình và hiệu quả hoạt động của xí nghiệp như tăng khoản chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp,khoản phải trả công nhân viên, khoản phải nộp ngân sách. Đây là nguồn vốn hợp pháp mà đơn vị được sử dụng không phải trả lãi tức là không mất chi phí sử dụng vốn, tác động đến đòn bẩy tài chính luôn dương.
Tóm lại khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong muốn của mỗi chủ sở hữu và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc các nhà quản lý tài chính sử dụng đòn bẩy tài chính tích cực như tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật là rất tốt.
2.2.7 Vận dụng sơ đồ DUPONT để đánh giá tình hình tài chính của xí nghiệp:
Như phần lý luận chung ở chương I đã nêu có 2 phương pháp phân tích truyền thống là phương pháp so sánh và phương pháp hệ số. Ngoài ra để đánh giá sát sao hơn nữa tình hình tài chính của doanh nghiệp các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp phân tích DUPONT .Phương pháp này sẽ đánh giá tác động tương hỗ giữa các hệ số tài chính. Đó là quan hệ hàm số giữa doanh lợi doanh thu, doanh lợi tổng vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu. Mặt khác kết hợp 2 phương pháp phân tích DUPONT và 2 phương pháp phân tích truyền thống sẽ góp phân nâng cao chất lượng phân tích tài chính .
2.2.7.1 Mối quan hệ tương tác giữa hệ số tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Mối quan hệ này được xác lập như sau:
´ ´
Như vậy: Tỷ suất lợi nhuận = Tỷ suất lợi nhuận ´ Vòng quay toàn
vốn kinh doanh doanh thu bộ vốn
Với Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta có:
Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh năm 2000 = 4,22% ´ 0,66 = 2,75%
Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh năm 2001 = 4,3% ´ 0,76% = 3,29%
Qua mối quan hệ này ta dễ dàng nhận thấy có hai cách để nâng tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh bằng hai cách:
*** Thứ nhất:Tăng lợi nhuận trên một đồng doanh số bán ra (tăng tỷ suất lợi nhuận doanh thu ) hay nói cách khác là giảm chi phí trên một đồng doanh số bán ra
***Thứ hai:Tăng số lượng hàng hoá bán ra hay nói cách khác là tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ phải lớn hơn tốc độ tăng của vốn sản xuất kinh doanh bình quân
Với Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật có thể áp dụng được cả hai cách thức trên để nâng cao hơn nữa tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh trong kỳ tới.
Mặt khác trong cơ cấu nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp vốn chủ sở hữu thường biểu hiện tính độc lập về mặt tài chính của đơn vị đó. Vì thế mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp là tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu là bao nhiêu, tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu tăng hay giảm phụ thuộc vào những yếu tố nào để từ đó có những biện pháp làm tăng lợi nhuận ròng trong mỗi giai đoạn nhất định.
2.2.7.2 Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu được thiết lập trên mối quan hệ sau:
x =
Nếu gọi VKD/Vốn chủ sở hữu bình quân là thừa số vốn chủ sở hữu thì ta có công thức xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận = Tỷ suất lợi nhuận ´ Thừa số
ròng vốn chủ sở hữu ròng vốn kinh doanh vốn chủ sở hữu
áp dụng vào Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta có:
* Tỷ suất lợi nhuận ròng = 2,75% ´
vốn chủ sở hữu năm 2000 = 2,75% ´ 9,07 = 24,96%
*Tỷ suất lợi nhuận ròng = 3,29% ´
vốn chủ sở hữu năm 2001 = 3,29% ´ 8,46 =27,8%
Ngoài ra tỷ suất lợi nhuận ròng còn được viết dưới dạng:
Tỷ suất lợi nhuận ròng = Tỷ suất lợi nhuận ´ vòng quay toàn ´ Thừa số
vốn chủ sở hữu doanh thu bộ vốn vốn chủ sở hữu
Với Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta có:
Tỷ suất lợi nhuận ròng VCSH năm 2000 = 4,2% ´ 0,66 ´ 9,07 = 25,96%
Tỷ suất lợi nhuận ròng VCSH năm 2001 = 4,3% ´ 0,76 ´ 8,46 = 27,8%
Ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu với các chỉ tiêu khác trong năm 2001 qua sơ đồ DUPONT dưới đây:
Tỷ suất LN ròng VCSH: 27,8%
Tỷ suất LN ròng VKD: 3,29%
Thừa số vốn CSH: 8,46
Tỷ suất LN doanh thu: 4,3%
Số vòng quay toàn bộ vốn: 0,76%
DT thuần:
25.986.688.390đ
LN sau thuế TNDN: 1.117.349.538đ
DT thuần: 25.986.688.390đ
VKD bình quân: 33.982.083.449 đ
Dt thuần: 25.986.688.390đ
Tổng CP và GT toàn bộ: 25.551.180.910đ
VCĐ bình quân: 1.630.976.969đ
VLĐ bình quân: 32.351.106.480đ
Thuế thu nhập DN: 345.507.474đ
Như vậy từ sơ đồ DUPONT và các công thức biểu thị mối quan hệ hàm số giữa tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh, thừa số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể đưa ra hai biện pháp tăng tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu như sau:
- Thứ nhất: tăng tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh bằng việc nâng cao số lượng hàng hoá hay giảm chi phí trên một đồng doanh số bán ra.
- Thứ hai : Tăng tổng số vốn kinh doanh bình quân, giảm vốn chủ sở hữu bình quân hay nói cách khác là tăng hệ số nợ của doanh nghiệp.
Nhưng biện pháp thứ hai thể hiện tính bất cập vì trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có phương án cân đối vốn sao cho nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có được tỷ lệ thích hợp vì các nhà đầu tư, chủ nợ, người cho vay và các đối tượng cùng có một mối quan tâm đến doanh nghiệp đều mong muốn hệ số nợ vừa phải, đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp đó.
Với tình hình tài chính của xí nghiệp như đã phân tích thì biện pháp tốt hơn để tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này là tăng tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh mà đích chủ yếu là tăng doanh số bán ra.
Kết luận chương
Chương II của bài luận văn này đã tập trung đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Qua quá trình phân tích chúng ta đã có những nhìn nhận khách quan về hoạt động tài chính tại Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật. Từ đây kinh nghiệm rút ra khi tiến hành phân tích là số liệu trên báo cáo tài chính và tình hình hoạt động thực tế của Xí nghiệp phải được kết hợp chặt chẽ. Cũng từ quá trình phân tích này ta nhận thấy được sự khó khăn phức tạp của công tác quản lý tài chính của Xí nghiệp. Công tác này đòi hỏi nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong mọi tình huống phát sinh, phải đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
Vậy quá trình phân tích đánh giá hoạt động tài chính đã thự c hiện nhiệm vụ làm sáng tỏ bức tranh tài chính của Xí nghiệp. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì ý nghĩa của công tác phân tích không phát huy tác dụng. Do đó, đề tài sẽ đi tiếp để đưa ra một số đề suất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật từ công tác phân tích tài chính tại Xí nghiệp.
Chương 3: Một số đề suất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật
Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc công ty tư vấn khảo sát thiết kế điện I, hoạt động trên lĩnh vực xây lắp, khảo sát thiết kế các công trình điện.Trong quá trình hoạt động Xí nghiệp đã đạt được một số thành tích lớn lao , biểu hiện: doanh thu , lợi nhuận tăng khá đều đặn và vững chắc, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng đáng kể. Nhưng bên cạnh đó Xí nghiệp cũng còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt hoạt động trong nền kinh tế thị trường như hiện nay với quy luật cạnh tranh, đào thải khắc nghiệt.Vì vậy nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề tài sẽ tập trung đi sâu vào một số giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu đó.
Trước khi đi vào nội dung chính, chúng ta hãy nhìn lại một lần nữa những ưu điểm đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của đơn vị thông qua công tác phân tích ở trên.
3.1 Những vấn đề rút ra từ việc phân tích taì chính của Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật
3.1.1 Những ưu điểm đạt được
Nhìn chung các mặt hoạt động của Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật được quản lý tương đối chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được thông suốt, phục vụ kịp thời cho công tác của đơn vị
Mặc dù hoạt động trong nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh đang diễn ra gay gắt nhưng với sự cố gắng phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp , Xí nghiệp đã điều độ sản xuất, hoàn thành, bàn giao, quyết toán được nhiều công trình điện có giá trị lớn, góp phần thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất và nhiẹm vụ mà Xí nghiệp đặt ra
Thị trường nghành tư vấn, khảo sát thiết kế và xây lắp điện trong năm 2001 có sự cạnh tranh quyết liệt, song các đơn vị, các đội, các phân xưởng trực thuộc Xí nghiệp đã có những cố gắng lớn trong việc thu hút được một khối lượng lớn các hợp đồng kinh tế với giá trị lớn, giảm thiểu tối đa chi phí, đem lại lợi nhuận tối đa cho Xí nghiệp
Xét riêng về mặt tài chính Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật có những đặc điểm sau:
Một là: Công tác kế toán được thực hiện trên máy vi tính đồng thời kế toán viên thường xuyên được nâng cao trình độ sử dụng. Chính việc vi tính hoá công tác kế toán này giúp cho công tác kế toán được gọn nhẹ và việc khai thác số liệu kế toán thuận tiện hơn rất nhiều. Đây là tiền đề để tién hành phân tích hoạt động tài chính trong Xí nghiệp.
Hai là: Lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp là 1.930.066(đ/người/tháng) đạt mức độ khá cao so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác trong cùng ngành.
Ba là: Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật đã huy động kịp thời được một lượng vốn lớn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà không phải sử dụng đến khoản vay ngắn hạn ngân hàng.
Bốn là: Xí nghiệp đã có những tiến bộ trong công tác thu hồi các khoản phải thu đặc biệt là khoản phải thu của khách hàng và phải thu nội bộ. Các đội xây lắp cũng như phân xưởng cơ khí đã tích cực hoàn thành việc thanh toán với Xí nghiệp , tạo điều kiện cho Xí nghiệp có một lượng vốn tiền mặt khá lớn, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả cho các hợp đồng kinh tế được thực hiện trong năm.
Năm là: Xuất phát từ mô hình của một Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ tài sản cố định và tài sản lưu động đều chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản. Hơn nữa, tài sản cố định của Xí nghiệp năm 2001 tăng so với năm 2000 là 59.572.219(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,09% chứng tỏ Xí nghiệp đã chú trọng đầu tư nâng cấp nhà xưởng, thiết bị, điều kiện làm việc , mua sắm thêm máymóc phục vụ cho công tác thi công các công trình được hoàn thành theo đúng tiến độ đặt ra.Ngoài ra, Xí nghiệp còn tăng cường các biện pháp bảo toàn vốn, với tài sản cố định công tác khấu hao được tiến hành linh hoạt đảm bảo cho giá trị thu hồi của taì sản cố định đủ để tái sản xuất. Với tài sản lưu động, Xí nghiệp đánh giá theo phương pháp kê khai thường xuyên, vật tư hàng hoá được kế toán tổng hợp lại ,đưa lên bảng nhập –xuất- tồn đồng thời phòng tài vụ kiểm tra số thực tế ở kho cả về số lượng và chất lượng.
Sáu là: Nhờ hoạt động có hiệu quả và uy tín của Xí nghiệp trong những năm qua nên trong năm 2001 Xí nghiệp đã ký kết được nhiều hợp đòng kinh tế có giá trị lớn đồng thời tạo được lòng tin đối với khách hàng.Doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh mẽ trong năm 2001.
Tuy nhiên ,bên cạnh những thành tích đó Xí nghiệp vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định đòi hỏi phải nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới.
3.1.2 Những mặt hạn chế và tồn tại
Đánh giá chung về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp ta thấy còn nổi lên những vấn đề sau:
*** Thứ nhất: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đội xây lắp trực thuộc Xí nghiệp chưa thật đồng đều do vậy thu nhập của người lao động trong các đội xây lắp này cũng có phần không cân đối.
***Thứ hai: Tiến độ thi công các công trình còn chậm do vậy việc hoàn thành bàn giao và quyết toán một số công trình không đúng tiến đọ dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ ở mức độ rất cao, chiếm 52,47% trong tổng tài sản của Xí nghiệp.Điều này cũng được giải thích một phần do đặc điểm của ngành, của các công trình có quy mô lớn, thời gian thi công dài
Xét riêng về hoạt động tài chính của Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật còn những tồn tại sau:
Thứ nhất:Tuy doanh thu và lợi nhuận của Xí nghiệp tăng khá mạnh trong năm qua nhưng Xí nghiệp vẫn chưa lập được các quỹ dự phòng khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Thứ hai: Việc tổ chức cơ cấu vốn vẫn chưa tốt. Biểu hiện :Tỷ trọng vốn cố định và vốn lưu động rất chênh lệch trong khi vốn cố định chiếm 5,2% thì vốn lưu động chiếm 94,8% trong tổng tài sản. Mặt khác, vốn lưu động trong từng khâu vẫn còn bất hợp lý. Vốn bằng tiền ở mức độ quá thấp dẫn đến hệ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện thời thấp và có chiều hướng giảm xuống trong năm 2001.Đây là điều bất lợi đối với Xí nghiệp trong công tác thanh toán các khoản nợ đến hạn. Do đó trong những năm tới Xí nghiệp cần xem xét, điều chỉnh lại cơ cấu vốn và nguồn vốn.
Thứ ba: Xem xét,nhìn nhận tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả rất không cân đối. Trong khi nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 13,22% trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng 86,78% trong tổng nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư và các chủ nợ. Hơn nữa với tình hình này trong năm tới xí nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn.
Như vậy, nhìn nhận lại những ưu điểm và hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng của Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật là bước đi quan trọng và cần thiết trước khi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ công tác phân tích tình hình tài chính của Xí nghiệp.
Nhận thức được điều này đề tài xin đưa ra một số ý kiến phục vụ cho mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua công tác quản lý tài chính của Xí nghiệp.
3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ công tác quản lý tài chính tại Xí nghiệp
3.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ công tác quản lý tài chính tại Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật.
Một là: Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi đơn vị, do đó công tác quản trị kinh doanh phải đi kèm với công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.
Hai là: Quản trị tài chính doanh nghiệp không chỉ là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính mà còn tổ chức thi hành các quyết định đó nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.Để thực hiện được các mục tiêu đó doanh nghiệp cần từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình
Ba là:Xét riêng tình hình thực tế của Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật ta thấy có một số điểm chính sau:
***Thứ nhất:Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc công ty tư vấn khảo sát thiết kế điện I hoạt động trên lĩnh vực xây lắp, tư vấn, khảo sát thiết kế các công trình điện . Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay với sự tồn tại của rát nhiều công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực, nên có sự cạnh tranh gay gắt buộc mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững, tồn tại và phát triển thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều tất yếu.
*** Thứ hai:Hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong năm 2001 đạt được rát nhiều thành tích lớn như :doanh thu tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm, lợi nhuận ròng tăng, nhưng bên cạnh đó trong quá trình hoạt đọng sản xuất kinh doanh của mình Xí nghiệp vẫn còn có những tồn tại cần khắc phục trong kỳ tới đó là khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện thời giảm do vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ công tác quản trị tài chính là tất yếu và vơí Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hơn bao giờ hết trong thời điểm này.
3.2.2 Những giải pháp cần thiết trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .
3.2.2.1Thực hiện các giải pháp cân đối cơ cấu vốn và nguồn vốn.
Xuất phát từ tình hình thực tế năm 2001 của Xí nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán :
Thứ nhất: Xét bên tài sản:
-Tỷ lệ tài sản lưu động và tài sản cố định có sự chênh lệch lớn là chưa thật phù hợp với đặc đIểm sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Đây là đơn vị có mô hình sản xuất là xây lắp và dịch vụ vì thế tài sản cố định và tài sản lưu động phải tương đối cân bằng nhau, mà trong năm 2001 tỷ trọng tài sản lưu động là 94,8% còn tài sản cố định chỉ chiếm 5,2% trong khi đó vốn bằng tiền lại ở một mức độ rất thấp và còn có xu hướng giảm về cuối năm.
-Vốn bằng tiền là một nhu cầu cần thiết trong công tác thanh toán việc mua bán hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, do vậy Xí nghiệp nên dự trữ thêm vốn bằng tiền ở một mức độ nhất định, không nhất thiết phải bằng tiền gửi ngân hàng bởi lẽ lãi suất tiền gửi hiện nay của các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay là rất thấp. Thêm vào đó việc rút tiền gửi ngân hàngđầu tư vào các loại chứng khoán có lẽ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn mà khi cần vẫn có thể chuyển đổi nhanh các loại chứng khoán này thành tiền mặt phục vụ cho nhu cầu thanh toán, nhưng đồng thời Xí nghiệp cũng cần phải lập quỹ dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn để tránh được những rủi ro tài chính bất ngờ.
-Lượng hàng hoá tồn kho của Xí nghiệp cao chính là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao cho thấy đây là đặc đIểm của sản phẩm của Xí nghiệp vì các công trình có thời gian thi công dài.Tuy nhiên chi phí sản xuất kịnh doanh dở dang tăng rất mạnh trong năm 2001 với tỷ lệ tăng là 24,52% chiếm 52,48% trong tổng số tài sản của Xí nghiệp phần nào cũng phản ánh tiến độ thi công các công trình còn chậm, nhiều công trình thi công không đúng tiến độ. Do vậy Xí nghiệp nên có những giải pháp để thúc đẩy tiến độ thi công các công trình hơn nữa, bên cạnh đó Xí nghiệp cũng nên lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho để giúp Xí nghiệp không bị đẩy vào thế bị động trong trường hợp Xí nghiệp cần vốn để thi hành các hoạt động khác.
Thứ hai :Về nguồn vốn
Hệ số nợ của Xí nghiệp lớn (86,78%) sẽ không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong tương lai.Nhưng xét về nguồn gốc thì các khoản nợ phải trả lớn là do lượng hàng hoá tồn kho cao. Do vậy vấn đề chủ chốt là Xí nghiệp phải có phương hướng thay đổi tỷ trọng hàng tồn kho.
3.2.2.2Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
a.Xây dựng kế hoạch huy động vốn
Xuất phát từ thực tế của Xí nghiệp trong năm qua ta thấy vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong năm giảm 3,48% do các khoản nợ phải trả giảm 6,42%.Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn giảm 7,13% nhưng nợ khác tăng 21,35%, các khoản vốn chiếm dụng từ khách hàng, công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước và các đơn vị nội bộ tăng.Thêm vào đó hệ số nợ của Xí nghiệp có giảm nhưng vẫn ở mức độ cao trong tổng nguồn vốn của Xí nghiệp sẽ làm cho khả năng huy động vốn từ bên ngoài bổ sung thêm cho vốn kinh doanh của xí nghiệp trong thời gian tới sẽ khó khăn hơn.
Để tránh tình trạng bị thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh Xí nghiệp nên chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và nên tập trung đi vào vấn đề sau:
Thứ nhất: Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch
Thứ hai: Trên cơ sở tính toán trên , Xí nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn bằng cách xin bổ sung thêm vốn ngân sách cấp, bổ sung từ các quỹ của Xí nghiệp.Nếu xí nghiệp thấy cần thiết phải vay ngân hàng thì nên tính toán lại các chính sách tín dụng sao cho phù hợp để đảm bảo khả năng trả nợ mà Xí nghiệp vẫn thu được lợi nhuận .
Tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Nguồn vốn có được chỉ là tiền đề phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Muốn hoạt động này được trôi chảy đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp nói chung và các nhà quản trị tài chính nói riêng phải có cách thức tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả. Riêng đối với Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật thì Xí nghiệp nên tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh với phương hướng chung là: Căn cứ vào kế hoạch huy động vốn đã lập làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị .Cụ thể các biện pháp đó là:
***Thứ nhất:Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định đóng vai trò quan trọng với việc sản xuất của Xí nghiệp.Năm 2001 xí nghiệp đã chú trọng đầu tư mua sắm mới một số tài sản cố định, góp phần vào việc thúc đẩy tiến độ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Việc trang bị thêm tàI sản cố định đó Xí nghiệp đã sử dụng rất có hiệu quả; biểu hiện hiệu suất sử dụng vốn cố định rất cao và có xu hướng tăng dần về cuối năm. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định Xí nghiệp cần có hướng thích hợp để đạt được mục đích của mình như:
-Nâng cao doanh thu sao cho phù hợp với quy mô vốn hiện có là việc làm đầu tiên để nâng cao hơn nưã hiệu quả sử dụng vốn cố định vì nguyên nhân trực tiếp làm hiệu quả sử dụng vốn cố địng tăng là doanh thu thuần tăng
-Một mặt Xí nghiệp nên huy động triệt để tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh, mặt khác Xí nghiệp nên thực hiện đúng chế độ khấu hao tài sản cố định và kịp thời xử lý tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý nhằm giải phóng một lượng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh.
-Xí nghiệp nên thường xuyên bảo dưỡng tài sản cố định và định kỳ sửa chữa lớn.Nhưng đối với tài sản đã có thời gian sử dụng lâu dài, không còn phù hợp với quy trình sản xuất thì Xí nghiệp nên xem xét cân nhắc chi phí dự kiến bỏ ra để sửa chữa là bao nhiêu hay đem thanh lý, nhượng bán thì phù hợp hơn .
-Là một doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp sản xuất, vừa là doanh nghiệp dịch vụ nên tài sản cố định chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng tài sản mà Xí nghiệp đang sử dụng. Tuy nhiên để đề phòng rủi ro bất ngờ Xí nghiệp nên mua bảo hiểm tài sản, lập các quỹ dự phòng tài chính là điều rất cần thiết.
***Thứ hai: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không chỉ có hiệu quả sử dụng vốn cố định mà còn quan trọng đặc biệt đối với Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật vì vốn lưu động của Xí nghiệp chiếm tỷ trọng 94,8% trong tổng tài sản, do vậy phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là việc làm hết sức cần thiết.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá thông qua tốc độ luân chuyển vốn lưu động và mức độ tiết kiệm vốn lưu động.
Thực tế tình hình hoạt động của Xí nghiệp năm 2001 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao, tốc độ luân chuyển vốn lưu động vẫn ở mức thấp, một mặt do đặc điểm của ngành là ngành xây dựng song vốn lưu động ở các khâu còn bất hợp lý, vốn bằng tiền vẫn còn ở mức độ thấp nên không đủ chop nhu cầu thanh toán.Vì vậy biện phấp cần thiết đối với Xí nghiệp trong thời kỳ tới là:
-Dự trữ thêm lượng vốn bằng tiền dưới nhiều hình thức khác nhau như:đầu tư ngán hạn vào tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, hoặc đầu tư vào cổ phiếu của các công ty đang có mặt trên thị trường chứng khoán hiện nay.
-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh đã làm cho vốn lưuđộng tăng mạnh nên Xí nghiệp cần có những biện pháp thúc đẩy tién độ thi công các công trình, sớm hoàn thành , bàn giao và quyết toán các công trình mà Xí nghiệp đảm nhận để giải phóng lượng vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu vốn của kỳ kinh doanh tiếp theo.
Xí nghiệp nên hạ giá thành sản phẩm ở một mức độ nhất định thích hợp để tăng doanh thu và lợi nhuận phù hợp với quy mô vốn hiện có. Nhưng đồng thời tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận phải phù hợp vơí tốc độ tăng của vốn lưu động.
3.2.2.3 Các biện pháp đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu và thanh toán các khoản nợ
Công tác thanh toán diễn ra thường xuyên trong hoạt động tài chính của Xí nghiệp .Tình hình thanh toán của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua bảng cân đối kế toán. Trong năm 2001 tình hình thanh toán của xí nghiẹp có nhiều sự thay đổi so với năm 2000.
Xét về các khoản phải thu
Xí nghiệp đã tăng cao khả năng thu hồi vốn (kỳ thu tiền trung bình năm 2001 là 192,83 ngày; giảm được 76,49 ngày so với năm 2000 ) Con số trên cho ta thấy kỳ thu tiền trung bình của Xí nghiệp đã tăng rất nhanh trong năm 2001 và quá trình phân tích ở chương II cho thấy công tác thu hồi các khoản phảI thu chủ yếu diễn ra trong nội bộ Xí nghiệp và thành công hơn cả là trong năm 2001 khoản phải thu của khách hàng giảm 24,44% Để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả việc quản lý các khoản phải thu, hạn chế phát sinh chi phí và rủi ro Xí nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau:
Xí nghiệp cần xem xét thận trọng các mối quan hệ kinh tế giữa hai bên và tình hình tài chính của đơn vị bạn ; kết hợp với nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của mình để có những chính sách hợp lý trong từng giai đoạn.
Khi ký kết hợp đồng kinh tế, đại diện của Xí nghiệp luôn phải quan tâm đến những điều khoản ràng buộc mà đối tác của mình đưa ra.Yêu cầu đặt ra đối với cán bộ làm công tác giao dịch, ký kết hợp đồng là phải tỉnh táo, sáng suốt và linh hoạt khi ký kết vào các văn bản pháp lý.Trong những điều khoản về thanh toán mà hai bên thoả thuận phải ghi rõ ràng:Thời hạn hoàn trả tiền, phương thức thanh toán, ngoài ra còn phải cam kết nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì phải chịu bồi thường theo đúng mức vi phạm.
Xét về các khoản phải trả :Do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao nên việc thanh toán các khoản nợ với khách hàng còn nhiều chậm chễ. Tuy rằng nợ phải trả của Xí nghiệp trong năm 2001 có giảm xuống 6,42% xong vẫn còn ở mức độ cao. Đặc biệt là khoản phải trả cho người bán tăng 1.087.373.560 (đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,37%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt tài chính của Xí nghiệp bởi vì các nhà đầu tư thường đánh giá tình hình tài chính thông qua hệ số nợ trước tiên. Do vậy, để thay đổi nhận thức về doanh nghiệp mình Xí nghiệp nên có những biện pháp cụ thể :
- Xí nghiệp nên phân loại mức độ của các khoản nợ từ đó làm cơ sở lập kế hoạch và phân loại đối tượng được thanh toán.
- Xí nghiệp phải tìm kiếm và cân đối các nguồn tài trợ cho các khoản nợ đó nhưng Xí nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc bất di bất dịch là: không dùng các khoản nợ dài hạn để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn vì làm như thế không có nghĩa là Xí nghiệp giảm bớt được các khoản nợ mà chỉ là giảm bớt được đối tượng vần thanh toán.
Hơn thế nữa các khoản nợ dài hạn thường lớn, có lãi suất vay cao, các chủ nợ của các khoản nợ này thường là các doanh nghiệp lớn nên nếu Xí nghiệp châm chạp trong việc thanh toán các khoản nợ dìa hạn thì sẽ đánh mất uy tín trong sản xuất kinh doanh dần dần sẽ đánh mất đối tác quan trọng.
Như vậy việc đẩy mạnh công tác thu hồi và thanh toán các khoản nợ rất phức tạp đòi hỏi các cán bộ tài chính phải năng động, sáng tạo, sáng suốt cân nhắc mọi tình huống phát sinh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách thu hồi hợp lý, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả đem lại lợi nhuận để trang trải các khoản nợ.
3.2.2.4 Nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Nói đến khả năng sinh lời là nói đến mức lợi nhuận ròng đạt được của mỗi donh nghiệp trên doanh thu tiêu thụ, tổng số vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu.Để nâng caokhả năng sinh lời của Xí nghiệp đòi hỏi Xí nghiệp phải linh hoạt sử dụng hai biện pháp sau:
Thứ nhất: Chủ động tích cực tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình, sớm đưa các công trình hoàn thành, bàn giao và quyết toán
Thứ hai:Phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng các công trình. Đây là hai biện pháp cơ bản để nâng cao lợi nhuận của Xí nghiệp và tuỳ thuộc vào tùng hoàn cảnh cụ thể mà Xí nghiệp lựa chọn.
Xét trong trường hợp của Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật, các hệ số biểu hiện khả năng sinh lời trong năm 2001 đều tăng so với năm 2000. Để nâng cao hơn nữa khả năng sinh lời của Xí nghiệp, Xí nghiệp nên thực hiện những giải pháp sau:
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và nguồn vốn tài trợ.
- Xí nghiệp phải đảm bảo vững chắc về mặt tài chính để có thể cạnh tranh, đấu thầu đem lại nhiều hợp đồng lớn nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Sau khi thực hiện các giải pháp nhằm làm tăng doanh thu nếu Xí nghiệp tìm hiểu thấy nhu cầu thị trường đã bão hoà, Xí nghiệp sẽ phải tiến hành biện pháp thứ hai.
Để hạ giá thành và nâng cáo chất lượng sản phẩm thì Xí nghiệp phải lập kế hoạch giá thành của từng hợp đồng kinh tế, từng công trình. Các công trình mà Xí nghiệp đảm nhận thường có giá trị lớn nên Xí nghiệp cần có biện pháp để hạ thấp chi phí: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chí phí sản xuất chung đồng thời phải hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp.
Xí nghiệp cũng phải chú ý đến khâu sản xuất nhằm hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu, chí phí phát sinh, tăng cường công tác quản lý, giám sát nghiệm thu các công trình. Ràng buộc trách nhiệm cho từng đội xây lắp và từng công nhân viên trong từng công đoạn thi công các công trình.
Như vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và thực hiện mục tiêu này từ công tác quản lý tài chính nói riêng, Xí nghiệp cần phải tiến hành đồng bộ hàng loạt các giải pháp trong giai đoạn này.
Trên đây là những đề xuất kiến nghị của tôi nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh cuả Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật.Hy vọng rằng những ý kiến đó sẽ có giá trị trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của Xí nghiệp.
Lời kết
Công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực còn ở giai đoạn đầu, ít kinh nghiệm và chưa thực sự phát triển ở Việt Nam .Chính vì vậy khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình tài chính và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật ” gặp phải những khó khăn nhất định.
Nhưng với mong muốn nhỏ bé góp phần vào quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp cộng với những kiến thức đã được truyền thụ trong 4 năm học tại trường, kết hợp với những tài liệu chưa thật hẹ thống qua 2 tháng thực tập tại Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật bản thân tôi đã thực sự học hỏi và tìm hiểu thực tế để thấy rõ hơn tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp Dịch vụ Khoa học kỹ thuật nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế thị trường là như thế nào.
Đây chỉ là kết quả nghiên cứu ban đầu của tôi nên chắc chắn bài viết này không tránh khỏi những khiếm khuyết trong quả trình đánh giá và có thể những giải pháp đưa ra còn chưa thật đầy đủ. Song đó là tất cả những gì bản thân tôi cố gắng nghiên cứu, nghiêm túc suy nghĩ, mạnh dạn đưa ra nhận định cùng một số ý kiến không ngoài ý thức xây dựng
Qua bài viết này tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn – Tiến sĩ Bạch Đức Hiển cùng các cán bộ trong phòng kế toán tài chính của Xí nghiệp đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho tôi để đề tài này hoàn thiện hơn.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0165.doc