MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Chương I: Tổng quan
1.1. Khái niệm về sức khoẻ
1.2. Lứa tuổi vị thành niên .
1.3. Tình trạng dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên .
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng.
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Địa điểm nghiên cứu
2.3. Thiết kế nghiên cứu
2.4. Chọn mẫu
2.5. Số liệu cần thu thập.
2.6. Xử lý , thống kê số liệu.
Chương III: Kết quả nghiên cứu
3.1. Một số đặc điểm giới thiệu về trường nghiên cứu:
3.2. Đặc điểm đối tượng điều tra.
3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
3.4. Tần xuất xuất hiện thực phẩm và tập tính ăn uống của trẻ và kiến thức,
hành vi về vệ sinh và dinh dưỡng.
Chương IV: Bàn luận
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh
4.2. Kiến thức, hành vi, tập tính ăn uống và khẩu phần của trẻ vị thành niên.
4.3. các yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Chương V: Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) lứa tuổi vị thành niên bắt đầu từ 10-19 tuổi. Là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Nó đánh dấu bằng những thay đổi xen lẫn nhau về mặt thể chất, trí tuệ và mối quan hệ xã hội chuyển từ đơn giản sang phức tạp. Khác với các thời kỳ phát triển khác của trẻ. Lứa tuổi vị thành niên là lúc trẻ phần nhiều tự quyết định việc ăn uống của mình và có khả năng tự chăm sóc cho bản thân vì vậy sự quan tâm của cha mẹ về chế độ ăn của trẻ ít đi.
Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng về tâm sinh lý và dinh dưỡng, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển đầy đủ của cơ thể, hoàn thiện các cơ quan, chức phận [17]. Khi thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tiềm lực sức khoẻ, sự phát triển não bộ và tư duy. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới khả năng học tập, lao động, sáng tạo và gây tổn thất về mặt kinh tế [10]. Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ cho lứa tuổi này và cho cả cộng đồng, hiện nay Nhà nước đã bắt đầu đưa giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ vào trong nhà trường và đã có hiệu quả.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em học đường nói chung còn rất ít, đối với lứa tuổi vị thành niên ở trung học cơ sở đã có một số nghiên cứu nhưng chỉ mới chú trọng nhiều đến vấn đề phát triển thể lực mà chưa đề cập tới tình trạng dinh dưỡng.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tình trạng dinh dưỡng, các yếu tố ảnh hưởng tới khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, những tập tính lựa chọn thức ăn, ứng xử của trẻ ở lứa tuổi này về cách ăn uống.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tập tính dinh dưỡng của lứa tuổi vị thành niên tại một trường Trung học cơ sở nội thành Hà Nội.
2. Mục tiêu cụ thể.
ã Đánh giá tình trạng dinh dưỡng vị thành niên tại một trường trung học cơ sở nội thành Hà Nội.
ã Xác định tần suất xuất hiện thực phẩm; thói quen ăn uống và kiến thức, hành vi về ăn uống của lứa tuổi vị thành niên nội thành Hà Nội.
ã Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự phát triển và tình trạng dinh dưỡng của trẻ vị thành niên.
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2995 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình trạng dinh dưỡng vị thành niên tại một trường trung học cơ sở nội thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực tế lớn lao. Một trong những nội dung quan trọng của môn hình thái người là nghiên cứu đặc điểm tăng trưởng và các kích thước nhân trắc của cơ thể. Trong quá trình phát triển bắt đầu từ sơ sinh cho đến khi trưởng thành, chứa đựng hàng loạt các biến đổi xâu sắc, đặc biệt là trong thời kì dậy thì. Vì vậy các nhà sinh học, y học, giáo dục học trên thế giới đều quan tâm đến [17] .
1.2. LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN .
Lứa tuổi vị thành niên kéo dài trong khoảng 10 năm từ 10 đến 19 tuổi [28]. Là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Nó được đánh dấu bằng những thay đổi xen lẫn nhau về thể chất, trí tuệ và mối quan hệ xã hội chuyển từ đơn giản sang phức tap .
Đây là lứa tuổi chiếm tỉ lệ cao (34%) dân số thế giới. Lứa tuổi này được quan tâm bởi nó không những chiếm một tỉ lệ khá cao trong tháp dân số, mà tỉ lệ của lứa tuổi này tăng nhanh đáng kể so với các nhóm tuổi khác. Giữa những năm của thập kỉ 60 và 80 trong khi dân số thế giới tăng 46% thì lứa tuổi vị thành niên tăng 66%. Có một tỉ lệ rất cao thanh thiếu niên sống ở các nước đang phát triển và tỉ lệ này tăng lên rất nhanh.Theo thông kê năm 1980 có 77% dân số là ở lứa tuổi vị thành niên sống ở các nước đang phát triển và sẽ tăng lên 83% vào năm 2000 [23,25]. Hơn nữa đây là lứa tuổi dậy thì đó là giai đoạn đánh dấu sự chín muồi, sự trưởng thành của trẻ.
Tình trạng dinh dưỡng của lứa tuổi nữ vị thành niên là yếu tố quan trọng góp phần làm xuất hiện sớm hay muộn một trong các dấu hiệu phát triển sinh lý của trẻ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy các thiếu nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt thường có hành kinh sớm so với các thiếu nữ có tình trạng dinh dưỡng kém. Tốc độ tăng trưởng nói chung ở thiếu nữ hành kinh sớm cao hơn so với những thiếu nữ có hành kinh muộn. Tuy nhiên cả hai nhóm đủ và thiếu dinh dưỡng cuối cùng đều đạt được chiều cao tương tự trong thời kỳ vị thành niên. Mặc dù phát triển có thể xảy ra sớm hay muộn hơn và thời gian phát triển cũng có sự khác nhau[24].
Các dịch vụ sức khoẻ hiện nay mới chỉ quan tâm tới bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi mà chưa quan tâm một cách đầy đủ đến đối tượng quan trọng này, đặc biệt các nước đang phát triển. Để lại những vấn đề quan trọng chưa được giải quyết [23,25] .
Do vậy vấn đề sức khoẻ và phát triển đối với lứa tuổi vị thành niên đòi hỏi đặt ra vấn đề cấp bách cho xã hội .
1.3. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN .
Đứng về góc độ sinh học lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển đầy đủ của cơ thể. Tầm vóc thấp (còi cọc) ở tuổi vị thành niên được coi là chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong quá khứ, nó phản ánh quá trình tích luỹ chồng chất của sự thiếu ăn và môi trường sống kém. Người ta cho rằng 25% chiều cao có được của con người đạt được ở lứa tuổi vị thành niên, kết thúc tuổi dậy thì cũng là kết thúc tăng trưởng về chiều cao[17].
1.3.1. Tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Lứa tuổi vị thành niên là thời kỳ phát triển rất nhanh (vượt trội) cân nặng cũng như chiều cao, cả về cơ bắp lẫn dự trữ mỡ ... vì vậy nếu bị thiếu ăn, thiếu chăm sóc cũng dễ bị thiếu dinh dưỡng (trọng lượng thấp) và cũng là vấn đề cần quan tâm [17].
Theo Ye Gang thì các số đó về nhân trắc (cân nặng/ chiều cao) là rất cơ bản, tiện lợi đánh giá tình trạng dinh dưỡng lứa tuổi này. Tình trạng dinh dưỡng kém được xác định bởi chỉ số khối cơ thể (BMI) (cân nặng/ chiều cao2). Tình trạng dinh dưỡng của quân thể phản ánh quá trình nuôi dưỡng, môi trường và bệnh tật trước đây, vì vậy trong giai đoạn tuổi vị thành niên nếu dinh dưỡng kém sau này khi mang thai sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai làm giảm trọng lượng sơ sinh của trẻ [17].
Ở các nước đang phát triển tỷ lệ thiếu dinh dưỡng trẻ em học đường vẫn còn khá cao đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo. Lứa tuổi học đường ít gặp tình trạng thiếu dinh dưỡng nặng trừ khi có nạn đói vì ở lứa tuổi này trẻ phát triển chậm hơn so với thời kỳ trẻ < 5 tuổi, và chúng có thể đòi ăn khi chúng đói. Các nguyên nhân gây nên thiếu dinh dưỡng ở trẻ em học đường có thể là:
- Có thể trẻ đã bị suy dinh dưỡng từ lúc bé.
- Do chế độ ăn hiện tại quá kém.
- Chúng có thể bị đói: Do bữa sáng không ăn hoặc ăn quá ít và trẻ bị đói vào giữa buổi mà thường gọi là đói ngắn kỳ.
- Nhiều đứa trẻ phải đi bộ quá xa để đến lớp hoặc trở về nhà quá muộn vì quãng đường dài làm cho đưá trẻ mệt không muốn ăn [29].
Những trẻ học đường có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng là:
- Trẻ từ các gia đình nghèo: bố, mẹ thất nghiệp.
- Có bố hoặc mẹ bị chết hoặc bị bệnh.
- Trẻ thường phải tự chăm lo cho bản thân mình do bố mẹ đi làm xa.
- Trẻ sống trong vùng bị thiếu ăn.
- Trẻ ăn nhiều quà vặt như kẹo hoặc nước ngọt, thường là những trẻ ở thành thị mà bố mẹ thường đi làm xa hoặc thường vắng nhà [29].
Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài cho thấy tình trạng dinh dưỡng kém ở trẻ em vị thành niên 12-18 tuổi theo chỉ số BMI khá phổ biến. Nepal 36%, Ấn Độ 33%.
Ở Việt Nam cũng đã có một số các nghiên cứu về lứa tuổi học đường. Mondiere năm 1875 đo chiều cao của 3774 trẻ em miền Nam Việt Nam, nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh Hà Nội 1943 của Đỗ Xuân Hợp. Đến 1985 là nghiên cứu của Hà Huy Khôi và Bùi Thị Nhu Thuận thì cho thấy: tuy trọng lượng và chiều cao của học sinh Hà Nội thấp hơn so với NCHS, nhưng cao hơn so với HSSHVN (1975) và Đỗ Xuân Hợp (1943) và các số liệu đã công bố trước đây. Nghiên cứu này đã chỉ ra khác biệt rõ ràng giữa trẻ em nông thôn và thành phố. Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ em Hà Nội cao hơn hẳn trẻ em nông thôn [24].
Nghiên cứu của Trần Văn Dần và cộng sự về sự phát triển thể lực của học sinh 6-14 tuổi sau một thập kỷ (81-90) thấy rằng không có sự khác biệt giữa nam và nữ về chiều cao và cân nặng, học sinh Hà Nội nói chung thời điểm 1990 đều cao hơn 1981, sự gia tăng về chiều cao nhanh, sự gia tăng về cân nặng chậm. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt giữa trẻ em nông thôn và trẻ em thành phố, trẻ em thành phố có xu hướng phát triển thể lực tốt hơn ở nông thôn ở mọi lứa tuổi [2]. Một nghiên cứu khác của Trần Văn Dần và cộng sự về sự phát triển thể lực của học sinh 8-14 tuổi trên một số vùng dân cư miền Bắc thập kỷ 90 cũng cho thấy có sự gia tăng về chiều cao của cả học sinh nông thôn và thành phố, cân nặng gia tăng rõ ở trẻ em thành phố [3].
Theo dõi tình hình phát triển thể lực của học sinh Hà Nội của Viện Dinh dưỡng 1995 so với số liệu 1985 của Hà Huy Khôi và Bùi Thị Nhu Thuận, sau 10 năm tốc độ tăng về chiều cao trung bình là 5-6 cm và phát triển chiều cao ở trẻ trai tốt hơn trẻ gái ở các lứa tuổi. Các tác giả Thẩm Hoàng Điệp 1992, Phan Thị Thuỷ 1996 cho thấy chiều cao trẻ em Hà Nội tăng cực đại vào khoảng 11-12 tuổi thì sự gia tăng về chiều cao của trẻ em vùng ven biển Lệ Thuỷ, Quảng Bình thấp hơn (15 tuổi) [5,17].
Nghiên cứu của nhiều tác giả về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở thành thị, và đặc biệt ở Hà Nội như Bùi Thị Nhu Thuận và một số tác giả khác ở lứa tuổi từ 6-18 tuổi cao hơn HSSHVN. Trong khi đó nghiên cứu của Trần Đình Long, Lương Bích Hồng thì các chỉ số nghiên cứu thu được kém HSSH VN năm 1975 [12,13,14,18].
Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy sự tăng trưởng giữa các vùng khác nhau đỉnh tăng trưởng cũng khác nhau. Ở Hà Nội, đỉnh tăng trưởng trẻ gái đếm sớm hơn 11-12 tuổi, đỉnh tăng trưởng của trẻ trai đến muộn hơn 13-14 tuổi. Đỉnh tăng trưởng liên quan đến tuổi dậy thì, thường diễn ra sau khi bắt đầu có dấu hiệu dậy thì và đến trước tuổi dậy thì hoàn toàn. Trong khi đó theo nghiên cứu của Phan Thị Thuỷ ở Quảng Bình thì sự tăng trưởng này muộn hơn (15 tuổi) [5,12,13,17,18].
Các công trình nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng năm 1994 ở Hà Nội của Cao Quốc Việt; nghiên cứu năm 1996 của Phan Thị Thuỷ ở Quảng Bình [17,18] cho thấy tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng cao, tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt ở các vùng kinh tế, xã hội khác nhau.
Một nghiên cứu mới đây năm 1999 của Viện Dinh dưỡng ở Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ, Tiền Giang có sự khác biệt về giới ở toàn bộ các nhóm tuổi. Cân nặng và chiều cao của học sinh Hà Nội đều cao hơn so với học sinh các khu vực khác theo thứ tự là Đồng bằng sông Cửu Long, nông thôn đồng bằng Sông Hồng và trung du Bắc Bộ [16].
1.3.2. Tình trạng thừa cân và béo phì.
Béo phì là một tình trạng sức khoẻ có nguyên nhân dinh dưỡng. Cân nặng của cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng. Người ta thấy đối với sức khoẻ, người càng béo thì các nguy cơ càng nhiều. Trước hết, người béo phì dễ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim do mạch vành, đái đường hay bị các rối loạn dạ dày, ruột, sỏi mật ... Theo Popkin ở Mỹ béo phì là 26% [26].
Ở nước ta nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển tiếp, với sự phân cực ngày càng tăng giữa giàu và nghèo đã ảnh hưởng không ít đến dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ. Bên cạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng còn khá cao, tỷ lệ thừa cân và béo phì đã có xu hướng gia tăng đặc biệt là tại các đô thị lớn [7].
Theo số liệu năm 1990 của FAO, tỷ lệ béo phì chung ở thành thị nước ta là 1,57%, tăng gấp 4 lần so với năm 1985 là 0,4% [22].
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG.
1.4.1. Yếu tố kinh tế, xã hội.
Một trong những biểu hiện của tình trạng kinh tế - xã hội đó là thu nhập. Nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (1991) về ảnh hưởng của tình trạng kinh tế - xã hội đến sự phát triển của trẻ học đường ở Banglades cho thấy trẻ từ các gia đình có thu nhập cao có cân nặng và chiều cao theo tuổi cao hơn so với trẻ từ các gia đình có thu nhập thấp [19].
Một nghiên cứu khác ở Thái Lan cũng thấy rằng tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tuổi học đường cần được lưu tâm, học sinh ở tầng lớp xã hội thấp có tỷ lệ mắc các bệnh thiếu dinh dưỡng cao [21]. Một nghiên cứu ở Anh về vấn đề liên quan giữa tình trạng thất nghiệp của bố các em, những trẻ em bố bị thất nghiệp có chiều cao thấp hơn so với những trẻ em có bố đi làm việc.
Một nghiên cứu ở Malaysia (1997) cho thấy các gia đình có thu nhập thấp thì có nguy cơ nhẹ cân và thấp còi hơn hẳn gia đình có thu nhập cao[6].
Kích cỡ gia đình cũng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các tác giả còn cho thấy tình trạng học vấn của cha mẹ có liên quan đến chất lượng bữa ăn của trẻ [6].
1.4.2. Khẩu phần:
Để đảm bảo cho cơ thể phát triển tốt, yếu tố quan trọng hàng đầu là chế độ dinh dưỡng. Ngay từ thời xa xưa, các nhà y học cổ đại đã biết được vai trò của dinh dưỡng trong phòng và điều trị bệnh.
Hyporcat khuyên rằng tuỳ theo tuổi tác, công việc, thời tiết nên ăn nhiều, ít, ăn một lúc hay giải rác ra nhiều bữa. Trong việc điều trị ông viết: “Thức ăn cho bệnh nhân là một phương tiện điều trị đó là các chất dinh dưỡng”, “hạn chế ăn một số chất nguy hiểm đối với người mắc bệnh mãn tính”.[17].
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ăn uống hợp lý là yếu tố căn bản nhất cho sự tăng trưởng và phát triển. Năng lượng prôtêin, chất béo, vitamin và các yếu tố vi lượng cần được cung cấp đầy đủ và cân đối để trẻ em, nhất là lứa tuổi vị thành niên phát triển đầy đủ và tăng cường dự trữ các chất trong cơ thể[31].
1.4.3. Kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và tập quán ăn uống của trẻ.
Sức khoẻ của học sinh là một bộ phận quan trọng của sức khoẻ cộng đồng, các dịch vụ sức khoẻ trong nhà trường mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi vì trẻ học tập và vui chơi cùng với nhau sẽ học tập nhau và trẻ em sẽ chia sẻ những gì chúng học được cho cha mẹ và những người khác.
Tuy nhiên ở lứa tuổi này trẻ cũng đã chịu phần nào chăm lo về sức khoẻ, do vậy gia đình ít quan tâm. Vì vậy trẻ có thể có những hiểu biết khác nhau về dinh dưỡng có thể có những hiểu biết đúng hoặc sai. Những hiểu biết và thói quen dinh dưỡng của trẻ ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm, cách ăn uống của trẻ và cuối cùng là ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tập tính ăn uống của trẻ có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng. Những trẻ ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn giàu chất béo hoặc hay ăn snack vào ban đêm thường có dấu hiệu thừa cân, béo phì (Trần Thị Hồng Loan)[11]. Ngược lại những trẻ sợ béo thường ăn kiêng; bỏ bữa sáng thường là những trẻ thiếu dinh dưỡng.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy các ảnh hưởng của hoạt động thể lưc, học tập ở lứa tuổi này cũng dễ gây ra những ảnh hưởng như cận thị học đường, cong vẹo cột sống[18].
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh trung học cơ sở từ 12 - 15 tuổi ở nội thành Hà Nội.
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Trường trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên Hà Nội.
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả với cuộc điêu tra cắt ngang tại thời điểm tháng 5 -2001.
2.4. CHỌN MẪU
2.4.1. Cỡ mẫu điều tra nhân trắc
Áp dụng công thức: n = Z21-a/2
Trong đó:
Z là giá trị tương ứng của hệ số giới hạn tin cậy với hệ số tin cậy 95%.
P tỉ lệ điều tra trước là: 23% tỷ lệ thiếu cân vị thành niên.
q = 1 - p
e sai số mong muốn = 5%
Vậy theo công thức tính cỡ mẫu n = 1,962 x ằ 280
Lấy tròn 300.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu.
ã Chọn trường vào nghiên cứu.
Chọn trường theo mục đích nghiên cứu là trường Trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên.
ã Chọn học sinh vào điều tra.
Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo kiểu phân bố tỷ lệ.
Coi mỗi khối là 1 tầng thì số học sinh lấy ra ở mỗi khối sẽ là: nh = Nh
Trong đó:
n: Tổng số học sinh cần lấy vào nghiên cứu.
N: Tổng số học sinh của trường.
Nh : Tổng số học sinh ở mỗi khối.
Sau đó chọn ngẫu nhiên hệ thống bằng danh sách ở mỗi khối lấy đủ số học sinh vào nghiên cứu.
2.5. SỐ LIỆU CẦN THU THẬP.
2.5.1. Các chỉ số cần thu thập.
ã Chỉ tiêu nhân trắc.(Các kỹ thuật cân đo dựa theo hướng dẫn của WHO 1979 ) [30].
Đo chiều cao đứng .
Cân trọng lượng cơ thể.
Đo vòng cánh tay duỗi.
Chỉ số khối cơ thể BMI. Dựa theo tiêu chuẩn phân loại BMI của lứa tuổi vị thàh niên của WHO 1995 phân ra các mức độ :
Gầy: giới hạn ngưỡng tạm thời là BMI theo tuổi < 5 pexen tin.
Bình thường: chỉ số BMI từ 5 –85 pexen tin .
Trên 85 pexentin chỉ số khối cơ thể (BMI) của quần thể tham chiếu chuẩn coi là có nguy cơ thừa cân.
ã Khẩu phần: Hỏi tần suất tiêu thụ thực phẩm.
ã Nữ sinh hỏi tuổi bắt đầu có kinh.
ã Hỏi các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
2.5.2. Các phương pháp thu thập số liệu.
2.5.2.1. Nhân trắc.
ã Đo chiều cao đứng:
Để thước đo theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt đất nằm ngang, thước có chia độ đến mm. Người được đo bỏ guốc dép, đi chân không, đứng thẳng quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai và đầu theo một chiều thẳng đứng, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, bỏ xuôi hai tay theo 2 bên mình. Dùng thước vuông áp sát đỉnh đầu vuông góc với thước và ghi kết quả với một số lẻ.
ã Cân nặng: Dùng cân Seca có độ chính xác đến 0,1kg. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng. Cân được kiểm tra và chỉnh trước khi cân. Kết quả được ghi theo kg với 1 số lẻ. Đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, đi chân đất, đứng ở giữa bàn cân, không được cử động, mắt nhìn thẳng.
· Vòng cánh tay: dùng thước mềm, không chun giãn với độ chính xác 0,1 cm. Đối tượng được đo vòng cánh tay trái, vòng đo đi qua điểm giữa cánh tay trái tính từ mỏm cùng vai đến mỏm trên lồi cầu xương cánh tay. Cánh tay trái của trẻ được đo trong tư thế thả lỏng tự nhiên, bỏ hết quần áo. Kết quả đo được ghi đến một số lẻ.
2.5.2.2. Khẩu phần thực tế .
Hỏi tần suất xuất hiện lương thực, thực phẩm trong ngày, tuần, tháng qua.
2.5.2.3. Dấu hiệu dậy thì.
Phỏng vấn để biết được tuổi bắt đầu có kinh của nữ sinh.
2.5.2.4. Các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, gia đình và tập tính ăn uống của trẻ thông qua bộ câu hỏi.
2.6. XỬ LÝ -THỐNG KÊ SỐ LIỆU.
Số liệu được xử lý trên máy vi tính theo chương trình EPI-INFO 6.0.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG NGHIÊN CỨU:
Trường trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên nằm trên địa bàn phường Hàm Long, Quận Hoàn Kiếm. Trường Ngô Sỹ Liên là trường điểm của Thành phố về giáo dục. Học sinh của trường là từ các phường và các quận khác đến học. Đa số các em đều là con em cán bộ Nhà nước và đều là học sinh giỏi của các trường tiểu học tuyển vào.
Trường có hơn 2200 học sinh và gồm 52 lớp học. Trong đó khối 6 vào đông nhất. Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối khang trang. Nhà trường có hệ thống camera ở các phòng và được theo dõi ở ban giám hiệu. Tuy nhiên diện tích sân trường hơi chật hẹp so với số lượng học sinh của trường.
Trường có một đội ngũ giáo viên giỏi và nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Ngoài ra còn có một đội ngũ cô nuôi phục vụ cho học sinh bán trú khối 6 một bữa trưa. Số còn lại ăn trưa tại nhà cùng gia đình.
3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 300 học sinh gồm 124 nam và 176 nữ.
Bảng 1. Tổng số đối tượng nghiên cứu.
Tuổi
n
Nam
Nữ
12
33
55
13
31
49
14
26
50
15
34
22
Tổng
124
176
Nhận xét:
Tổng số đối tượng nghiên cứu gồm cả nam và nữ từ 12-15 tuổi là 300. Trong đó nam là 124 và nữ là 176.
Bảng 2. Trình độ văn hoá và nghề nghiệp của cha mẹ
Mẹ (n=300)
Văn hoá
n
%
Cấp II
10
3.4
Cấp III
43
14.4
Trung cấp
34
11.3
ĐH/CĐ
213
70.9
Nghề nghiệp
Công nhân
11
3.7
CBCNV
174
57.8
Về hưu
0
0
Buôn bán
48
15.9
Nội trợ
38
12.8
Khác
29
9.8
Bố (n=298)
Văn hoá
Cấp II
4
1.3
Cấp III
37
12.4
Trung cấp
24
8.1
ĐH/CĐ
232
78.2
Nghề nghiệp
Công nhân
10
3.4
CBCNV
190
63.8
Về hưu
5
1.7
Buôn bán
49
16.4
Khác
44
14.7
Nhận xét:
Bố mẹ của học sinh chủ yếu là trình độ cao đẳng, đại học (70,9% và 78,2%).
- Nghề nghiệp của bố và mẹ chủ yếu là cán bộ tuy nhiên mẹ chưa có ai về hưu và nội trợ chiếm (12,8%).
Bảng 3. Số người và số con trong gia đình
n(300)
%
Số người
3-4
247
82.4
5-6
48
15.9
>= 7
5
1.7
Số con
1
49
16.2
2
235
78.4
3
16
5.4
Nhận xét:
- Số người chủ yếu là 3-4 người chiếm 82,4%.
- Tỷ lệ có từ 7 ngươì trở lên chiếm tỷ lệ ít 1,7%.
- Số con trong gia đình chủ yếu là 2 (78,4%)
- Tỷ lệ có 3 con rất ít, chiếm 5,4%.
3.3. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ.
3.3.1. Phát triển thể lực
Bảng 4. Giá trị trung bình về cân nặng, chiều cao của học sinh 12-15 tuổi.
Tuổi
Trai (n = 124)
Gái (n = 176)
n
Cân (kg)
Cao (cm)
n
Cân (kg)
Cao (cm)
12
33
39,82 ± 7,79
145,50 ± 7,58
55
36,64 ± 6,47
146,84 ± 6,89
13
31
40,08 ± 6,87
152,46±7,40
49
40,11± 5,97
149,48 ± 4,97
14
26
45,67 ± 8,54
157,62 ±10,46
50
43,15 ± 6,18
152,61 ± 6,05
15
34
49,68 ± 9,73
161,39±6,40
22
44,9 ± 5,94
154,46 ± 4,68
Nhật xét:
Chiều cao và cân nặng trung bình của học sinh trường Ngô Sỹ Liên tăng dần theo tuổi.
Ở học sinh nam cân nặng ở lứa tuổi 12 sang 13 tăng ít. Nhưng ở tuổi 13 - 15 tăng nhiều và mỗi năm tăng được 4,8 kg. Chiều cao tăng nhanh từ 12 sang 13: 7 cm, từ 13 -15 tăng trung bình 5 cm/năm.
Ở nữ, cân nặng tăng nhanh ở tuổi 12- 13, tăng được 3,5 kg. Những tuổi sau giảm dần. Chiều cao tăng trung bình 2,54cm/năm.
Biểu đồ 1: Chiều cao của học sinh nam và nữ
Biểu đồ 2: Cân nặng của học sinh nam và nữ.
Nhận xét:
Ta thấy ở các nhóm tuổi 12,14,15 chiều cao và cân nặng của học sinh nam cao hơn học sinh nữ một cách có ý nghĩa với p < 0,05.
Bảng 5: Vòng cánh tay, chỉ số BMI của học sinh nam trường NSL- Hà Nội năm 2001
Tuổi
n
Vòng cánh tay
BMI
X ± SD
X ± SD
12
33
21,32 ± 5,56
18,68 ± 2,59
13
31
20,25 ± 2,52
17,20 ± 2,45
14
26
21,77 ± 2,52
18,35 ± 2,71
15
34
21,67 ± 2,77
18,94 ± 2,67
Nhận xét:
Vòng cánh tay của học sinh nam trường Ngô Sĩ Liên Hà Nội giao động từ 20- 21 cm. ơ lứa tuổi 14 vòng cánh tay phát triển nhiều nhất (21,77 cm). Chỉ số BMI thấp nhất ở lứa tuổi 13, tăng dần ở lứa tuổi 14 đến 15.
Bảng 6: So sánh vòng cánh tay của nữ vị thành niên NSL-Hà Nội với nữ vị thành niên Quảng Bình
Tuổi
HN
QB
p
n
X ± SD
n
X ± SD
12
55
19.4 ± 2.0
78
17.1 ± 1.5
< 0.001
13
49
20.1 ± 2.1
74
18.0 ± 2.0
< 0.001
14
50
20.9 ± 1.7
58
18.9 ± 1.6
< 0.001
15
22
21.0 ± 1.8
55
20.7 ± 1.5
> 0.05
Nhận xét:
Vòng cánh tay của lứa tuổi vị thành niên ở trường NSL- Hà Nội tăng nhanh ở lứa tuổi 14 (0,8cm) còn ở Quảng Bình tăng nhanh ở tuổi 15 (1,8cm).
Sự khác biệt ở 2 vùng có khác nhau ở lứa tuổi 12 - 14 một cách có ý nghĩa thống kê với p < 0,001).
Đối với lứa tuổi 15 không thấy có sự khác biệt p > 0,05.
Bảng 7. Chỉ số BMI của nữ vị thành niên NSL-Hà Nội với nữ vị thành niên Quảng Bình
Tuổi
HN
QB
p
n
X ± SD
n
X ± SD
12
55
17.0 ± 2.3
78
15.1 ± 1.3
< 0.05
13
49
17.9 ± 2.2
74
15.7 ± 1.7
< 0.05
14
50
18.6 ± 2.7
58
16.5± 1.7
< 0.05
15
22
18.6 ± 1.8
55
17.8 ± 1.8
> 0.05
Nhận xét:
Chỉ số BMI của nữ vị thành niên ở trường NSL cao hơn so nữ vị thành niên QB ở lứa tuổi 12 -14 với p < 0,05.
Tuy nhiên ở lứa tuổi 15 không thấy có sự khác biệt với p > 0,05.
Bảng 8. Tình trạng dinh dưỡng phân theo mức độ thiếu cân, bình thường, thừa cân.
Giới
< 5 th
5% - 85th
85 - 95th
n
n
%
p
n
%
p
n
%
p
Nam
21
16.9
<0.05
91
73.4
<0.01
12
9.7
< 0.01
124
Nữ
16
9.2
157
89.1
3
1.7
176
Nhận xét:
Đều có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng ở 3 mức độ giữa nam và nữ với p lần lượt < 0,05; < 0,01 và 0,01 ở mức thiếu cân, bình thường, thừa cân. Tuy nhiên nam có tỷ lệ thiếu cân nhiều hơn nhưng đồng thời cũng có tỷ lệ thừa cân cao.
Biểu đồ 3 : Mối liên quan giữa chiều cao trung bình và hành kinh ở học sinh nữ.
Nhận xét:
Chiều cao trung bình của những học sinh đã có kinh cao hơn so với trẻ chưa có kinh ở cùng độ tuổi.
Ở tuổi 12 chênh lệch nhau 7 cm và sự khác biệt có ý nghĩa với p 0,05. Trung bình ở các độ tuổi chênh nhau 3,2 cm.
Biểu đồ 4: Mối liên quan giữa cân nặng trung bình và hành kinh ở học sinh nữ.
Nhận xét:
Cân nặng, trung bình ở học sinh đã có kinh cao hơn ở trẻ chưa có kinh ở cùng độ tuổi. Sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa ở độ tuổi 12, 13 với p < 0,001 và 0,05. ở độ tuổi 14, 15 chưa thấy có ý nghĩa. Mức độ chênh lệch này giảm dần từ 12-15 tuổi và khoảng cách lần lượt là 7,6,5,4 kg.
3.3.2. Tình trạng phát triển sinh lý của học sinh nữ .
Bảng 9. Tỷ lệ có kinh theo tuổi ở học sinh nữ từ 12 - 15tuổi
Tuổi
n
Có kinh
Chưa có kinh
n
%
n
%
12
55
18
33,3
37
66,7
13
49
30
61,0
19
39,0
14
50
46
92,8
4
7,2
15
22
19
86,4
3
13,6
Tổng
176
113
100
63
100
Nhận xét:
Qua kết quả điều tra cho thấy ở cả 4 nhóm tuổi nghiên cứu đều đã có học sinh có kinh.
Tỷ lệ có kinh nhiều nhất là 14 tuổi: 92,8% sau đó là 15 tuổi 86,4%.
Tuy nhiên bảng 8 cũng cho thấy ở tuổi 15 vẫn còn một số học sinh chưa có kinh.
Biểu đồ 5: Tuổi bắt đầu hành kinh
Nhận xét:
Trong số 113 học sinh có kinh thì ở độ tuổi 13 bắt đầu có kinh cao nhất (39,6%), tiếp đó là 12 tuổi (38,4%). Kết quả cho thấy 3 trẻ có kinh rất sớm 10 tuổi (2,6%). Tuổi bắt đầu hành kinh trung bình là 12 năm 4 tháng ± 10 tháng.
3.4. TẦN XUẤT XUẤT HIỆN THỰC PHẨM VÀ TẬP TÍNH ĂN UỐNG CỦA TRẺ VÀ KIẾN THỨC, HÀNH VI VỀ VỆ SINH VÀ DINH DƯỠNG.
3.4.1. Tần xuất xuất hiện thực phẩm trong tháng
Bảng 10. Tần suất xuất hiện.
STT
Tên thực phẩm
Hàng ngày (%)
2-6 lần/tuần(%)
Ít khi ăn (%)
1
Gạo
97.6
2.4
0
2
Thịt các loại
39.3
57
3.7
3
Cá các loại
12.5
67.5
20
4
Trứng
16.8
68.4
14.8
5
Đậu đỗ
16.8
51.3
31.9
6
Tôm, tép
4.7
52
43.3
7
Cua
2
35.6
62.4
8
Lạc, vừng
10.4
33.6
56
9
Dầu mỡ
64.3
26.8
8.9
10
Bơ
13.1
32.5
54.4
11
Sữa
37.6
37
25.4
12
Bánh kẹo
16.1
40.9
43
13
Nước ngọt
11.7
31.6
56.7
14
Rau xanh các loại
79.5
18.1
2.4
15
Quả chín các loại
79.2
20.2
0.6
Nhận xét:
Kết quả cho thấy lương thực tiêu thụ chủ yếu trong ngày là gạo (97,6%) và ngày nào cũng có. Các loại tôm, cua ít được sử dụng (43,3% và 62,4%). Thịt, cá, trứng xuất hiện trong ngày nhiều (39,3%; 12,5%; 16,8%)..
Dầu mỡ sử dụng hàng ngày cao 64,3%.
Tỷ lệ số trẻ sử dụng ra xanh và quả chín hàng ngày cao (79,5 % và 79,2%).
Trong 3 nhóm sữa, bánh kẹo và nước ngọt thì hàng ngày sử dụng sữa nhiều nhất, tiếp đến là bánh kẹo và nước ngọt (37,6%; 16,1%; 14,7%).
3.4.2. Tập tính ăn uống của trẻ
Bảng 11. Số bữa chính trong một ngày ngày, người chuẩn bị, được ăn những thức ăn trẻ thích.
n= 300
n
%
Số bữa
2
142
47,3
3
154
51,4
4
4
1,3
Người chuẩn bị
Bố mẹ
251
83,6
Tự bản thân
21
7
Ông bà
2
0,7
Khác (cửa hàng)
26
8,7
Được ăn theo sở thích
Có
281
93,6
Không
19
6,4
Nhận xét:
Đa số trẻ ăn 3 bữa chính một ngày (51,4%) tiếp đó 2 bữa một ngày (47,3%).
- Sự chuẩn bị cho học sinh trong các bữa chính chủ yếu là bố mẹ 83,6%.
Học sinh được ăn những thứ thích là 93,6% được đáp ứng mong muốn.
Bảng 12. Thói quen ăn uống của học sinh.
n= 300
n
%
Bữa phụ
Không ăn
94
31,5
1
117
39
2
77
25,5
>=3
12
4
Ăn sáng
Luôn ăn/thường xuyên
232
77,2
ít khi ăn
68
22,8
Ăn kiêng
Không
267
88,9
Có
33
11,1
Thói quen ăn
Theo bữa
245
81,5
Không theo bữa
55
18,5
Nhận xét:
Số học sinh có ăn bữa phụ là (68,5%) trong đó phần lớn ăn một bữa phụ (56,9%).
Ta thấy số học sinh luôn ăn sáng là 77,2%. Chiếm một tỷ lệ khá cao. Chỉ có 3% là ít khi ăn. Có 11,1% học sinh ăn kiêng và 81,5% ăn theo bữa.
Bảng 13. Ăn quà vặt và những thứ thích ăn khi ăn vặt.
n
%
Ăn quà vặt
Có
190
63,30
Không
99
33,00
Không biết
11
3,700
Tổng
300
100
Đồ ăn
Bánh kẹo
75
25,2
Hoa quả
152
51,0
Bơ sữa
60
20,1
Bim bim/ bỏng ngô
85
28,5
Nước ngọt
87
29,2
Nhận xét:
Ta thấy số học sinh ăn quà vặt là 66,3%. Phản ánh sự ăn quà vặt khá cao, chiếm gần 2/3 trong tổng số.
Những thứ thích ăn khi ăn quà vặt nhiều nhất là hoa quả 51%, sau đó là nước ngọt 29,2% và một số khác.
Bảng 14. Kiến thức vệ sinh và dinh dưỡng của học sinh.
Kiến thức
Đúng
%
Kể đúng 4 nhóm thức năn cần thiết
247
82.2
Thịt, cá, trứng, đậu phụ giàu chất dinh dưỡng gì nhất ?
260
86.6
Rau quả cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nào nhất ?
181
60.4
Nhận xét:
Số học sinh có kiến thức và hiểu biết đúng về 4 nhóm thức ăn cần thiết chiếm tỷ lệ cao 82,2%.
Số trả lời đúng về nhóm thức ăn cung cấp protit rất cao 86,6%.
Tuy nhiên, số hiểu biết đúng về các chất dinh dưỡng trong rau quả còn thấp 60,4%.
Bảng 15. Hành vi vệ sinh và dinh dưỡng của học sinh.
Hành vi
n(300)
%
Có rửa tay trước khi ăn không ?
Bao giờ cũng rửa
221
73.5
Khác
79
26.5
Trong bữa ăn chính có ăn rau
quả không ?
Luôn ăn
229
76.2
Khác
71
23.8
Có uống nước lã không ?
Không bao giờ
291
97
Thỉnh thoảng
9
3
Có rửa tay sau khi đi ngoài không ?
Bao giờ cũng rửa
295
98.3
Khác
5
1.7
Rửa tay bằng gì?
Xà phòng và nước sạch
258
87.6
Bằng nước sạch
37
12.4
Nhận xét:
Hành vi vệ sinh và dinh dưỡng của học sinh đều tốt. Học sinh thường ăn rau quả trong các bữa chính là 76,2%. Tỷ lệ rửa tay trước khi ăn cao 73,5%. Tỷ lệ rửa tay sau khi đi ngoài và rửa tay sạch là 98,3 và 87%.
Bảng 16. Tự nhận xét về sự gầy béo của bản thân
Thực tế
n
Tự nhận
% đúng
Bình thường
248
Bình thường
166
66,9
Gầy
57
23,0
Béo
25
10,1
Gầy
37
Bình thường
17
46
Gầy
17
46
Béo
3
8
Thừa cân
15
Bình thường
6
42,9
Gầy
1
7,1
Béo
8
50
Nhận xét:
Số học sinh nhận xét mình bình thường có tỷ lệ đúng cao nhất (66,9%), tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp. Ngược lại, học sinh gầy mà cho mình là bình thường là 46% và học sinh thừa cân vẫn cho là bình thường chiếm gần một nửa 42,9%.
CHƯƠNG IV
BÀN LUẬN
4.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH
4.1.1. Sự phát triển về thể lực
Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng và chiều cao của trẻ tăng dần ở cả hai giới. Cân nặng và chiều cao của trẻ nam cao hơn của trẻ nữ ở mọi lứa tuổi. Sự chênh lệch chiều cao có ý nghĩa thống kê với P < 0,05 ở lứa tuổi 13-15. Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự với nhận định của tác giả Từ Ngữ khi nghiên cứu 9587 trẻ từ 6-15 tuổi tại Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ và Tiền Giang [16].
Biểu đồ 6. So sánh cân nặng của học sinh nam trường Ngô Sỹ Liên 2001 và các nghiên cứu ở Hà Nội các thời kỳ.
Tuổi
Cân nặng
Biểu đồ 7. So sánh chiều cao của học sinh nam trường Ngô Sỹ Liên 2001 và các nghiên cứu ở Hà Nội các thời kỳ.
Theo biểu đồ 6 và biểu đồ 7 cho thấy ở nam cân nặng và chiều cao của lứa tuổi học đường ở tất cả các nhóm tuổi đều có bước tăng đáng kể trong thời gian vừa qua.
Cân nặng và chiều cao của học sinh nam Hà Nội năm 1999 so với năm 1994 và 1981 đều có ý nghĩa thống kê với P < 0,01. Đường biểu diễn chiều cao và cân nặng của học sinh Hà Nội năm 1999 và năm NSL-2001 tương tự nhau. Xét về gia tốc tăng cân nặng và chiều cao từ 12-15 tuổi ta thấy, từ năm 1981-1994 tăng được 5,75 kg, năm 1994-1999 tăng 6,93 kg. Chiều cao tăng tương ứng là 8,7 cm và 5,75 cm. Như vậy, hiện nay tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện rõ rệt. Ở nữ, chiều cao tăng trong thời gian 1981-1994, từ năm 1994-1999 sự gia tăng về chiều cao ít hơn. Chủ yếu là tăng về cân nặng. [16]
Ta nhận thấy ở nam độ tuổi này có xu hướng tăng nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Đối với nữ, sự gia tăng về chiều cao thấp, chủ yếu gia tăng về cân nặng. Ở nam tăng cao nhất về chiều cao ở độ tuổi 13 và cân nặng ở độ tuổi 12. Ở nữ, cân nặng tăng nhanh ở độ tuổi 12. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Viện dinh dưỡng 1995 sự phát triển về chiều cao của trẻ trai tốt hơn trẻ gái[10]
So sánh với các nghiên cứu ở các địa phương khác nhau (Từ Ngữ 1999) thì chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ Ngô Sĩ Liên cao hơn một cách có ý nghĩa với p<0,01). Với kết quả nghiên cứu ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình 1996 của Phan Thị Thuỷ thì trẻ em nữ Hà Nội đều cao hơn trẻ em nữ Quảng Bình ở tất cả các nhóm tuổi về chỉ số cân nặng và chiều cao (P < 0,01).
Theo tài liệu nghiên cứu của Thẩm Hoàng Điệp 1992 cho thấy chiều cao trẻ em tăng cực đại vào khoảng 11-12 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu trên. Chiều cao trung bình trong cùng độ tuổi ở Hà Nội cũng cao hơn nghiên cứu ở Quảng Bình ở cùng độ tuổi.
Theo Kathleen sự tăng trưởng chiều cao nhanh nhất xảy ra vài năm trước tuổi bắt đầu hành kinh với sức bùng nổ tăng trưởng xảy ra trong khoảng 10-14 tuổi (trẻ em các nước Châu Âu). Điểm cao nhất về tốc độ xảy ra 1-1,5 năm trước tuổi hành kinh. Nghiên cứu của Luis Underwood và cộng sự (1991) cho thấy rằng chỉ số chiều cao là một chỉ số tốt nhất để đánh giá toàn bộ tình trạng phát triển của trẻ[17]. Những trẻ có điều kiện kinh tế xã hội tốt thì sự dậy thì sớm hơn những trẻ có điều kiện kinh tế-xã hội kém. Sự xuất hiện những đặc tính sinh dục phụ và những thay đổi hooc mon của tuổi dậy thì có liên quan đến sự phát triển chiều cao tối đa. Những trẻ gái bình thường sự bắt đầu có kinh xảy ra ở nhánh xuống của cung phát triển tốc độ chiều cao, nhưng ở những bé gái bắt đầu có kinh sớm hơn có thể xảy ra đồng thời hay hơi trước hơn tốc độ phát triển chiều cao tối đa. Mặt khác ở những bé gái trưởng thành muộn, có kinh nguyệt muộn hơn ở nhánh xuống của đường cung tốc độ phát triển, khi sự phát triển gần như dừng lại [23].
Với kết quả bảng 5 và 7 chúng tôi thấy: chỉ số khối cơ thể BMI của nam chỉ cao hơn ở nữ ở độ tuổi 12 một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Chỉ số khối cơ thể (BMI) của nữ vị thành niên điều tra tăng dần theo tuổi, so với BMI của trẻ em Quảng Bình trong cùng độ tuổi thì BMI của đối tượng điều tra cao hơn so với Quảng Bình trong nhóm 12-14 tuổi một cách có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Ở độ tuổi 15 thì chỉ số BMI cả hai vùng là tương đương nhau. Ở đây ta thấy cân nặng và chiều cao của đối tượng nghiên cứu của nữ Hà Nội lần lượt là 44,5 kg và 154,5 cm; ở Quảng Bình tương tự là 37,7kg và 145,2cm.
Theo phân loại BMI ở lứa tuổi vị thành niên thì tình trạng dinh dưỡng của đối tượng điều tra thuộc loại tốt (83,6%) [bảng 8]. Theo nghiên cứu của Kathleen, Carruth, Luis Underwood khẳng định rằng chỉ số BMI cho ta xác định được tình trạng dinh dưỡng hiện tại, và kết quả một số điều tra cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ em vị thành niên (12-18 tuổi) theo chỉ số BMI thì trạng dinh dưỡng kém cũng khá phổ biến : Ấn Độ 33%, NêPan 36%, Béc Lin 23%.
Điều này cho thấy tỷ lệ dinh dưỡng ở vùng điều tra tốt hơn rất nhiều so với các nơi khác. Qua đây cho thấy rằng trẻ em sống trong điều kiện kinh tế-xã hội tốt hơn thì có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn. Tình trạng kinh tế-xã hội là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Vòng cánh tay của học sinh nữ NSL- Hà Nội 2001 tăng lên theo tuổi, hàng năm tăng trung bình 0,5-0,6 cm. Đỉnh tăng trưởng cao nhất là 13 sang 14 tuổi (0,8 cm). So với vòng cánh tay trung bình của trẻ nữ Quảng Bình 1996 thì trẻ nữ NSL-Hà Nội 2001 đều cao hơn ở nhóm tuổi 12-14 với P 0,05).
4.1.2. Sự phát triển sinh lý của nữ sinh.
Biểu đồ 8: Tuổi dậy thì trung bình của nữ sinh Hà Nội với tài liệu tham khảo
Với kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trẻ bắt đầu có kinh ở độ tuổi 10 (2,6%) nhưng với một tỷ lệ thấp. Ở độ tuổi 12-13 bắt đầu có kinh chiếm nhiều nhất. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước của trẻ em ở HN. Theo tài liệu của Cao Quốc Việt và cộng sự thì đỉnh tăng trưởng của trẻ em NSL Hà Nội năm 2001 sớm hơn các nghiên cứu trước và sớm hơn các vùng sinh thái khác [18].
4.2. KIẾN THỨC, HÀNH VI, TẬP TÍNH ĂN UỐNG VÀ KHẨU PHẦN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN.
4.2.1. Kiến thức hành vi tập tính ăn uống
Ở bảng 14 ta thấy số trẻ kể đúng 4 nhóm thức ăn cần thiết trong mỗi bữa ăn là 82,2%. Đó là một sự nhận thức đúng rất cao ở lứa tuổi này. Học sinh cũng nhận thức tốt về những thức ăn giàu chất đạm (86,6%). Tuy nhiên sự nhận thức về các chất dinh dưỡng trong nhóm rau quả còn thấp (60,4%). Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết ngoài những buổi học chính khoá, nhà trường còn có những buổi học ngoại khoá, những buổi tuyên truyền giáo dục sức khoẻ của y tế nhà trường.
Phần lớn các hành vi về ăn uống đều đạt mức đúng từ 73,5% đến 98,3%. Đa số các em đã ý thức được về hành vi ăn uống, ăn uống hợp lý và hợp vệ sinh. Như số em luôn rửa tay trước khi ăn là 73,5% và sau khi đi ngoài chiếm 98,3%
Về tập quán ăn uống, tuy mới điều tra với một số lượng nhỏ nhưng chúng tôi cũng đã tìm hiểu được một số tập tính ăn uống của trẻ như ăn quà vặt, ăn kiêng, hay một số món ăn mà trẻ ưa thích. Khi điều tra được biết đa số các em nói không nên bỏ bữa ăn sáng vì "qua một đêm ngủ sáng cần phải ăn để làm việc", "có lần em đã bị hạ đường huyết vì không ăn sáng"... Và ở bảng 12 có 11,1% số trẻ có ăn kiêng, nguyên nhân một phần do không ăn được một số chất lạ do bị dị ứng, một phần do cha mẹ hoặc tự bản thân sợ béo.
Ở bảng 11 cho thấy rằng số trẻ được ăn những thứ mà mình thích là 93,6%. Đây cũng là do sự quan tâm chăm sóc cuả gia đình, sự đáp ứng về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ được đầy đủ. Trong bảng 12 ta thấy những trẻ thường vặt như hoa quả, bánh kẹo, bơ sữa, bim bim… ta thấy số trẻ thích ăn hoa quả chiếm nhiều nhất 51%.
Cũng trong bảng 12 ta thấy số trẻ có thói quen ăn sáng khá cao chiếm 77,2%. Bữa ăn sáng cao này biểu thị sự hiểu biết và ý thức của các em cũng như sự quan tâm của gia đình.
Nhưng trong bảng 16 ta thấy sự đánh giá đúng về bản thân các em còn thấp. Đánh giá đúng về mình khi nhận là bình thường chiếm 66,9%. Khi bản thân gầy vẫn cho là bình thường và thực tế thừa cân vẫn cho là bình thường chiếm gần một nửa (42,9%).
Ta thấy kiến thức về dinh dưỡng cũng như hành vi dinh dưỡng của các em đều khá tốt. Nhưng đánh giá đúng về bản thân các em còn thấp. Ở đây một phần kiến thức tự đánh giá của các em chưa được nhận thức đầy đủ.
Qua đây ta thấy tập tính ăn uống của trẻ khá tốt. Trẻ đã có những kiến thức và ý thức được về món ăn. Tuy nhiên các tài liệu nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và tập tính ăn uống còn ít. Để góp phần tìm hiểu sâu hơn cần có những nghiên cứu trên nhiều đối tượng và với một số lượng lớn ở các vùng để từ đó có những nhận xét chung về đối tượng này.
4.2.2. Khẩu phần
Qua điều tra về tần suất sử dụng thực phẩm trong tháng ta thấy đa số các loại thực phẩm trong các ô vuông thức ăn đều xuất hiện khá thường xuyên. Thành phần nhóm cung cấp Protein gồm thịt, cá, trứng, đậu lần lượt là 57%, 67,5%, 68,4% xuất hiện trong tuần.
Lượng rau xanh và quả chín xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày (79,5% và 79,2%).
Dầu mỡ xuất hiện trong ngày là 64,3%. Số các thức ăn ít khi ăn gồm cua 62,4%, bơ 54,4% và nước ngọt. Ngoài ra thì sự có mặt của sữa (37,6%) là nhóm thức ăn có hàm lượng Protein có hoạt tính sinh học cao. Qua đây cho thấy lượng các thực phẩm công nghiệp ít sử dụng hơn. Bữa ăn của trẻ nhìn chung đa dạng các loại thức ăn để đảm bảo khẩu phần cân đối. Số sử dụng hoa quả rất cao. Qua điều tra cho thấy số bữa ăn chính của các em phần lớn do cha mẹ chuẩn bị (83,6%). Do vậy mà các em có một bữa ăn hợp lý một cách thường xuyên.
4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ.
4.3.1. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với điều kiện kinh tế-xã hội
Trong nghiên cứu của Trần Văn Dần cho thấy các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình có liên quan mật thiết với tình trạng dinh dưỡng của học sinh. Từ Giấy và Hà Huy Khôi cũng nhấn mạnh đến vấn đề sức khoẻ cộng đồng và khuyến cáo về các nguy cơ từ môi trường, kinh tế, văn hoá, xã hội đều có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển sức khoẻ của học sinh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của các tác giả nói trên. Là một trường nằm ở trung tâm Thủ đô, có điều kiện thuận lợi về mọi mặt, cho thấy rõ chiều cao và cân nặng của trẻ em điều tra cao hơn so với các vùng sinh thái khác ở cùng độ tuổi và cao hơn so với các nghiên cứu của các tác giả ở Hà Nội những năm trước đây như Thẩm Hoàng Điệp, Trần Văn Dần, Cao Quốc Việt. Bảng 2 cho thấy phần lớn cha mẹ các em đều có trình độ cao đẳng, đại học.
4.3.2. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và phát triển sinh lý
Ta thấy những trẻ ở cùng độ tuổi có tình trạng dinh dưỡng tốt thì có hành kinh sớm hơn và dậy thì sớm hơn những trẻ có tình trạng dinh dưỡng kém. Theo Zacharias và cộng sự cho thấy rằng những trẻ em gái mà bắt đầu có kinh nguyệt sớm hơn thường có khuynh hướng tăng cân và cao hơn những trẻ gái cùng độ tuổi chưa có hành kinh. Những trẻ nông thôn thường có tình trạng dinh dưỡng kém và dậy thì chậm hơn ở thành phố. Theo Cao Quốc Việt cũng có nhận xét tương tự.
Kết quả điều tra của chúng tôi phù hợp với nhận định của các tác giả nói trên. Bảng 9 và 10 cho thấy trẻ cùng nhóm tuổi thì những trẻ em có cân nặng và chiều cao cao hơn thì có hành kinh sớm hơn những trẻ có cân nặng và chiều cao thấp. Cụ thể ở nhóm tuổi 12 cách xa nhau nhất với cân nặng, chiều cao lần lượt là 7 kg, 7 cm. Do vậy tuổi trung bình hành kinh của vùng điều tra sớm hơn so với các nghiên cứu trước ở Hà Nội, Thái Bình, Hà Tây, Bắc Thái (biểu đồ 8) và so với nghiên cứu về tuổi dậy thì của Cao Quốc Việt và cộng sự và phù hợp với nhận định nói trên.
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 300 học sinh từ 12-15 tuổi tại trường THCS Ngô Sĩ Liên Hà Nội nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm chúng tôi rút ra các kết luận sau đây.
5.1.1. Tình trạng dinh dưỡng.
Chiều cao và cân nặng trung bình của học sinh trường Ngô Sỹ Liên ở nam cao hơn ở nữ nhóm tuổi 12,14,15 (với p đều <0,05). Tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình là 5,3 cm đối với nam và 2,54 cm đối với nữ. Đỉnh tăng trưởng về chiều cao của nam là (7 cm/năm) ở độ tuổi 12-13 và nữ là (3,13 cm/năm) ở tuổi 13 sang 14.
Nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ thiếu cân (BMI 85 pexentin) là 4,5%.
5.1.2. Tập tính ăn uống của trẻ.
Trong bữa ăn có đủ bốn nhóm thức ăn. Sự có mặt của nhóm thực phẩm cung cấp protit rất cao. Bữa ăn có nhiều rau xanh, quả chín (79,5% và 79,2%).
Về kiến thức và hành vi vệ sinh và dinh dưỡng của trẻ đều đạt mức khá tốt và có ảnh hưởng tốt tới sức khoẻ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Tuy trẻ có kiến thức tốt về ăn uống nhưng sự tự đánh giá về bản thân còn yếu. Có tới gần một nửa số trẻ nhận mình là bình thường trong khi đó trẻ thực tế lại gầy hoặc thừa cân.
5.1.3. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với phát triển sinh lý.
Tuổi bắt đầu có kinh của nữ trung bình là 12 năm 4 tháng, sớm hơn so với các nghiên cứu ở Hà Nội trước đây và ở các khu vực khác. Có liên quan giữa tuổi dậy thì với tình trạng dinh dưỡng, trong cùng độ tuổi số trẻ có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn (cân nặng, chiều cao cao hơn) thì có hành kinh sớm hơn những trẻ có tình trạng dinh dưỡng kém.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với nhà trường cần nâng cao nhận thức cho các em học sinh bằng những buổi học ngoại khoá, những cuộc thi tìm hiểu về dinh dưỡng và ăn uống hợp lý trong trường học. Y tế nhà trường cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và thông báo cho các em cùng gia đình biết về tình hình sức khoẻ.
5.2.2. Đối với gia đình cần quan tâm hơn đến chế độ ăn của các em, thói quen ăn hàng ngày và giúp các em đánh giá đúng về tình trạng thể lực của mình. Các việc làm đó không chỉ làm giảm thiếu cân mà hiện tượng thừa cân cũng đang gia tăng.
5.2.3. Điều tra trên diện rộng để xác định thêm tập tính và hành vi ăn uống của trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bài giảng vệ sinh - môi trường - dịch tễ (tập 2). Nhà xuất bản Y học. Hà nội 1997.
2. Trần Văn Dần, Đào Ngọc Phong, Nguyễn Bá Cẩn.
Một số nhận xét về sự phát triển thể lực của học sinh ở Hà Nội lứa tuổi 6-14. Sau thập kỷ (1981-1990). Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục, sức khoẻ, thể chất trong nhà trường các cấp. NXB TDTT 1993. (tr 57)
3. Trần Văn Dần và cộng sự.
Một số nhận xét về sự phát triển thể lực ở lứa tuổi học sinh 8-14 trên một số vùng dân cư miền bắc Việt Nam. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07. Đề tài KX 07-07.(tr 480)
4. Viện Dinh Dưỡng - Khoa dinh dưỡng cơ sở.
Theo dõi tình hình phát triển thể lực trẻ em tuổi học đường. Viện Dinh Dưỡng Hà Nội 1995.
5. Thẩm Thị Hoàng Điệp.
Đặc điểm hình thái thể lực học sinh trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội. Luận án PTS y dược học 1992.
6. Lê Thị Hương.
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của học sinh hai trường tiểu học nội, ngoại thành Hà Nội. Luận án ThS dinh dưỡng cộng đồng. Hà nội 1999. (tr 13)
7. Hà Huy Khôi.
Mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp. NXB Y học Hà Nội 1994.(tr 147)
8. Hà Huy Khôi.
Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. NXB Y học. Hà nội 1997 (tr32,96)
9. Đào Huy Khuê.
Đặc điểm hình thái kích thước tăng trưởng và phát triển của học sinh phổ thông 6-17 tuổi ở Hà Đông. Luận án PTS khoa học 1991.
10. Đỗ Kim Liên và cộng sự.
Theo dõi tình hình phát triển thể lực trẻ em tuổi học đường. Báo cáo khoa học Viện Dinh Dưỡng 1995.
Trần Thị Hồng Loan.
Tình trạng thừa cân và các yếu tố nguy cơ ở học sinh 6-11 tuổi tại một quận nội thành TP.HCM.Luận án Th.S. Dinh dưỡng cộng đồng. Hà nội 1998.(tr 69)
12. Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Phú Đạt và cộng sự.
Một số chỉ số phát triển của học sinh lứa tuổi 6-15 ở Hà Nội. Hội Nhi khoa Việt Nam. Tổng hội Y dược học Việt Nam xuất bản. Tập 4. Số 2 và 3- 1995.(tr12)
13. Trần Đình Long, Lương Bích Hồng, Cao Phương Nam.
Đặc điểm hình thái cơ thể của học sinh trường THCS Trần QuốcToản (82-89 ) và trường THCS Bắc Lý - Nam Hà. Hội Nhi khoa Việt Nam. Tổng hội Y dược học Việt Nam xuất bản. Tập 4. Số 2 và 3- 1995.(tr13)
14. Trần Đình Long, Nguyễn Thu Nhạn, Tô Thanh Hương và cộng sự.
Tình hình sức khoẻ học sinh lứa tuổi PTCS sau 8 năm nghiên cứu và theo dõi 1982-1989. Hội Nhi khoa Việt Nam. Tổng hội Y dược học Việt Nam xuất bản. Số 1- 1990.(tr30)
15. Trần Đình Long, Nguyễn Thu Nhạn, Tô Thanh Hương và cộng sự.
Một số bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh THCS sau 8 năm nghiên cứu 1982-1989. Hội Nhi khoa Việt Nam. Tổng hội Y dược học Việt Nam xuất bản. Số 1- 1990.(tr 47) .
16. Từ Ngữ, Huỳnh Nam Phương, Hà Huy Khôi và cộng sự.
Tìm hiểu tình hình thể lực trẻ em lứa tuổi học đường. Viện dinh dưỡng. Khoa Dinh dưỡng cơ sở. 1999.
17. Phan Thị Thuỷ.
Tình trạng dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên ở vùng ven biển Lệ Thuỷ - Quảng Bình. Luận án ThS dinh dưỡng cộng đồng. Hà nội 1996.(tr 6,28,53)
18 Cao Quốc Việt, Nguyễn Phú Đạt.
Một số nhận xét về tăng trưởng và hình thái của trẻ em lứa tuổi dậy thì ở Hà Nội.
Hội Nhi khoa Việt Nam. Tổng hội Y dược học Việt Nam xuất bản. Tập 5. Số 2- 1996.(tr 49) .
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
19. Ahmed F, Bhuyan M.A, Shaheen N.
Effect of socio - demographic condition on growth of urban school children of Bangladesh. Eur - J - clin- Nutri 1991 Jun, 45 (6): 327-330.
20. Betty ruth carruth.
Adolescent. Present knowledge in Nutrtion 1992. (tr 325-332)
21. Chamruengsri K, Kietduriyakul V, Pava RoU .
Nutritional status of low socio economic school children at srakaen, temple, Ang Thong J-Med - Assoc - Thai 1991. Jan; 74 (1): 24-29
22. FAO:
Food and nutrition situation in Viet Nam 1991: 7
23. Kathleen M. Kurz and Charlorre Johnson, welch.
The Nutrition and lives of adolescent in developing countries: finding from the Nutrition of adolescent girls research program.1991.(tr3-31)
24. Ha Huy Khoi, Bui Thị Nhu Thuan.
Assesment of some physical status of rural and Ha noi children. Appied Nutrition 1986, UNICEF/NIN,Ha noi. (tr310-321)
25. O.P Ghai .
Adolescent. Essential Pediatrics, 1983.(tr 69)
26. Popkin BM, Udry JR
Adolescent obesity increases Significantly in second and third generation U.S immigrants.
The Nationnal longitudinal Study of adolescent health. Vol 128 iss 4 (tr701- 706)
27. Tanner J.M :
Trend toward earlier menarche in London . Olso, Copenhagen the Netherlands and Hungary. Nature (1973): 243,95.
28. WHO.
Physical status: The use and inter pretation of an thropometry. Genava, 1995.(tr 263)
29. WHO.
The health aspects of food and nutrition. A.manual for developing countries in the western pacific Region of the WHO.(tr 163-164)
30. WHO.
Measurement of Nutritional imfact. World health Organasation. Genava. 1979. (tr35-47)
31. Ye Ghang Jun MD.
The Nutrient intakes of Chinese children and adlescents and their impact on growth and development. Asia pacific, Clin Nutri 1995. (tr17-20)
PHỤ LỤC
Bảng 1: Cân nặng của học sinh nam NSL Hà Nội 2001 với các vùng.
Nam
HN 200 (n=124)
Hải Dương (n = 1342)
Phú Thọ (n=1176)
Tiền Giang (n= 1036)
12
39,82 ± 7,79
28,38 ± 4,14
27,02 ± 3,5
33,14 ± 7,35
13
40,08 ± 6,87
32,21 ± 4,89
30,01 ± 3,62
37,7 ± 6,31
14
45,67 ± 8,54
36,91 ± 6,1
33,01 ± 5,75
42,96 ± 8,081
15
49,68 ± 9,73
42,3 ± 5,66
40,68 ± 6,62
47,59 ± 6,91
Bảng 2: Cân nặng của học sinh nữ NSL Hà Nội 2001 với các vùng.
Nữ
Hà Nội (n = 176)
Hải Dương (n = 1398)
Phú Thọ
(n = 1080)
Tiền Giang (n = 1098)
12
36,84 ± 6,47
29,83 ± 5,11
27,79 ± 3,1
35,61 ± 6,99
13
40,11 ± 5,97
34,61 ± 5,39
31,42 ± 5,29
40,19 ± 7,87
14
43,15 ± 6,18
37,97 ± 5,08
35,86 ± 4,94
40,93 ± 5,65
15
44,49 ± 5,94
40,99 ± 4,86
41,07 ± 4,49
43,7 ± 6,18
Bảng 3: Chiều cao của học sinh nam NSL Hà Nội 2001 với các vùng
Nam
Hà Nội 2001
(n = 124)
Hải Dương
(n = 1342)
Phú Thọ
(n = 1176)
Tiền Giang
(n = 1036)
12
145,7 ± 7,58
136,6 ± 6,25
134,17 ± 7,15
141,68 ± 7,56
13
152,46 ± 7,40
142,75 ± 6,66
139,19 ± 6,06
150,25 ± 8,23
14
157,62 ± 10,46
150,43 ± 7,64
143,8 ± 7,68
156,51 ± 8,22
15
161,39 ± 6,40
157,37 ± 6,4
153, ± 8,03
161,01 ± 7,51
Bảng 4: Chiều cao của học sinh nữ NSL Hà Nội 2001 với các vùng
Nữ
Hà Nội 2001
(n = 176)
Hải Dương
(n = 1398)
Phú Thọ
(n =1050)
Tiền Giang
(n = 1098)
12
146,84 ± 6,89
139,82 ± 6,93
135,7 ± 6,89
146,07 ± 6,8
13
149,48 ± 4,97
145,82 ± 5,8
140,67 ± 6,98
150,45 ± 6,59
14
152,61 ± 6,05
149,58 ± 5,44
146,89 ± 6,5
151,49 ± 5,29
15
154,46 ± 4,68
152,03 ± 4,69
150,37 ± 5,39
153,74 ± 6,28
Bảng 5: Cân nặng của học sinh nam NSL Hà nội 2001 với các nghiên cứu ở hà nội trước đây.
Nam
Năm 2001
Năm 1999
Năm 1994
Năm 1981
n
X ± SD
n
X ± SD
n
X ± SD
12
33
39,82 ± 7,79
465
36,14 ± 6,58
104
29,74 ± 5,01
27,54 ± 4,00
13
31
40,08 ± 6,87
467
41,91 ± 9,29
116
33,28 ± 5,58
30,00 ± 4,54
14
26
45,67 ± 8,54
405
45,77 ± 8,35
122
38,24 ± 6,57
33,44 ± 5,51
15
34
49,68 ± 9,73
431
48,2 ± 6,19
155
43,05 ± 5,55
Bảng 6: Chiều cao của học sinh nam NSL Hà nội 2001 với các nghiên cứu ở hà nội trước đây.
Nam
Năm 2001
Năm 1999
Năm 1994
Năm 1981
n
X ± SD
n
X ± SD
n
X ± SD
12
33
145,5 ± 7,58
165
146,48 ± 7,36
104
139,26 ± 7,21
135,51 ± 5,50
13
31
152,46 ± 7,40
467
152,64 ± 9,13
116
144,62 ± 7,53
140,24 ± 6,52
14
26
157,62 ± 10,46
405
158,93 ± 6,95
122
153,67 ± 7,89
145,73 ± 7,51
15
34
161,39 ± 6,40
431
161,7 ± 5,82
155
159,21 ± 5,83
Bảng 7: Cân nặng của học sinh nam NSL Hà nội 2001 với các nghiên cứu ở hà nội trước đây.
Nữ
Năm 2001
Năm 1999
Năm 1994
Năm 1981
n
X ± SD
n
X ± SD
n
X ± SD
12
55
36,84 ± 6,47
420
29,83 ± 5,11
108
32,18 ± 5,07
29,00 ± 4,52
13
49
40,11 ± 5,97
421
34,61 ± 5,39
146
34,96 ± 5,35
32,02 ± 5,0
14
50
43,15 ± 6,18
402
37,97 ± 5,08
175
38,91 ± 4,97
37,5 ± 5,0
15
22
44,49 ± 5,94
537
40,95 ± 4,86
160
39,87 ± 4,75
Bảng 8: Chiều cao của học sinh nam NSL Hà nội 2001 với các nghiên cứu ở hà nội trước đây.
Nữ
Năm 2001
Năm 1999
Năm 1994
Năm 1981
n
X ± SD
n
X ± SD
n
X ± SD
12
55
146,84 ± 6,89
420
146,44 ± 6,05
108
145,56 ± 6,53
138,04 ± 3,34
13
49
149,48 ± 4,97
421
149,83 ± 5,74
146
148,72 ± 6,25
143,62 ± 4,0
14
50
152,61 ± 6,05
402
153,11 ± 5,66
175
152,51 ± 5,52
147,11 ± 6,02
15
22
154,46 ± 4,68
537
153,33 ±5,66
160
153,68 ± 4,92
Bảng 9: Biểu diễn tuổi bắt đầu hành kinh
Tuổi
10
11
12
13
14
N
3
14
43
45
8
%
2,6
12,3
38,4
39,6
7,1
Bảng 10: Mối liên quan giữa chiều cao trung bình và hành kinh ở học sinh nữ
Hành kinh
12
13
14
15
n
X ± SD
n
X ± SD
n
X ±SD
n
X ± SD
Có
18
151.7 ± 6.7
30
150.1 ± 5.1
46
152.7 ± 6.1
19
154.8 ± 4.9
Chưa
37
144.4 ± 5.6
19
148.5 ± 4.8
4
151.4 ± 5.4
3
152.2 ± 1.4
p
55
< 0,001
49
> 0,05
50
> 0,05
22
> 0,05
Bảng 11: Mối liên quan giữa cân nặng trung bình và hành kinh ở học sinh nữ
Hành kinh
12
13
14
15
n
X ± SD
n
X ± SD
n
X ±SD
n
X ± SD
Có
18
41.5 ± 5.6
30
42.2 ± 6.1
46
43.5 ± 5.8
19
45.0 ± 6.1
Chưa
37
34.5 ± 5.6
19
36.8 ± 40
4
38.8 ± 9.5
3
41 ± 3,1
p
55
< 0.001
49
< 0.05
50
> 0.05
22
> 0.05
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH15.doc