Đề tài Đạo đức luật sư trong thời kỳ mới

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài 2.Tình hình nghiên cứu đề tài 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 5.Phương pháp nghiên cứu 6. Những kết quả nghiên cứu 7. Cơ cấu của báo cáo CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KHÁI NIÊM LIÊN QUAN VỀ NGHỀ LUẬT SƯ TRONG ĐỀ TÀI 1.Nghề luật sư 1.1. Khái niêm 1.2.Vai trò luật sư 2. Đạo đức nghề luật sư 2.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp nói chung 2.2. Đạo đức nghề luật sư 2.3.Tiêu chí đánh giá cơ bản CHƯƠNG II: ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ HIỆN NAY 1. Sự phát triển của nghề luật sư trong thời kì hội nhập và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 1.1.Đối với kinh tế 1.2.Về chính trị 1.3.Về xã hội 2. Yêu cầu về đạo đức luật sư trong thời kì đổi mới 2.1.Thanh danh 2.2.Sứ mệnh 2.3.Kĩ năng hành nghề 2.4. Chuẩn mực ứng xử 2.4.1. Quan hệ của luật sư với khách hàng 2.4.2. Quan hệ của luật sư với cơ quan nhà nước 2.4.3. Quan hệ với đồng nghiệp 2.4.4. Quan hệ với các phương tiện thông tin đại chúng 3. Kết quả việc xây dựng đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam 3.1.Bộ quy tắc chuẩn về đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam. 3.2. So sánh việc xây dựng đạo đức nghề luật sư với một nước có nghề luật phát triển_ nước Anh. CHƯƠNG III: BIỂU HIỆN ĐI XUỐNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LUẬT SƯ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC LUẬT SƯ 1. Những biểu hiện đi xuống của đạo đức luật sư 1.1. Luật sư với nạn chạy án. 1.2. Lợi dụng danh nghĩa luật sư để thực hiện hành vi chống phá nhà nước 1. 3.Luật sư vi phạm chuản mực ứng xử 2. Một số giải pháp đề cao đạo đức nghề nghiệp 2.2. Cần xây dựng tổ chức luật sư toàn quốc và cơ chế giám sát hoạt động của luật sư 2.3 Cần xây dựng một bộ qui tắc đạo đức nghề nghiệp mang tính áp dụng toàn quốc, 2.4. Cần đẩy mạnh công tác phòng và chống tiêu cực trong ngành tư pháp 2.5 Đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật đến với người dân 2. 6. Cần nâng cao chất lượng đào tạo về đội ngũ luật sư hiên nay. KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đạo đức luật sư trong thời kỳ mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam vẫn gặp những "cú sóc" bất ngờ. Những quy định chưa rõ ràng của Pháp lệnh 2001 về khái niệm dịch vụ pháp lý đã đẻ ra nạn "hai luật chơi" trong thị trường dịch vụ pháp lý. Nhiều người không phải luật sư vẫn cứ cung cấp dịch vụ pháp lý như luật sư. Bên cạnh đó, việc phận biệt vai trò giữa luật sư trong công ty luật hợp danh với luật sư trong các văn phòng luật sư đã khiến hệ thống hành nghề của chúng ta phát triển không bình thường như quy luật của nó. Luật luật sư ra đời đúng lúc. Ngày 01.01.2006 đánh dấu một mốc quan trọng trên chặng đường chuyên nghiệp hoá của nghề luật sư Việt Nam bởi những thay đổi về thể chế mà Luật luật sư tạo ra sẽ tạo đà cất cánh cho luật sư Việt Nam. Những thay đổi ấy là: Thứ nhất, Luật đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, không còn nạn hai luật chơi. Ai muốn cung cấp dịch vụ pháp lý phải là luật sư và phải được điều chỉnh bởi Luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Thứ hai, luật đã thừa nhận bản chất của tổ chức hành nghề luật sư là doanh nghiệp, nghề luật sư là một nghề kinh doanh dịch vụ. Như thế, chúng ta không còn khác thế giới trong quan niệm về nghề luật sư. Thứ ba, các luật sư không phải chịu sự phiền toái khi gia nhập đoàn luật sư vì cái hộ khẩu nữa. Từ nay, nó đã bị loại hẳn khỏi bộ hồ sơ và những phiền hà do nó gây ra cũng chấm dứt.Đáng chú ý là sự mở rộng hình thức hành nghề luật sư đang tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho luật sư khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực mà trước nay không có. Ngoài việc ra luật, thông tư, quyết định về ngành luật, nhà nước còn ra rất nhiều nghị quyết về các vấn đề: kinh tế, chính trị, xã hội...để phát triển đất nước. Về kinh tế: Nghị quyết số 51/2010/QH12 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị quyết số 48). Điểm 6 mục II của Nghị quyết số 48 đã đặt ra định hướng: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế”, trong đó nhấn mạnh “ưu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; khẩn trương rà soát, hoàn thiện pháp luật theo yêu cầu gia nhập WTO; thực hiện cam kết với ASEAN; tham gia đầy đủ vào AFTA năm 2006; tiến tới Cộng đồng kinh tế Châu Á vào năm 2020. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra các nghị quyết số 08-NQ/TW ( Nghị quyết số 16) đã đặt ra yêu cầu rà soát hệ thống pháp luật. Về xã hội: Luật trợ giúp pháp lí được Quốc hội khóa XI kì họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2007.Nghị quyết số 7/2007/NĐ/CP ra ngày 12/1/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lí.Bộ tư pháp đã ban hành thông tư số 7/2008/TT-BTP ban hành ngày 21/8/2008 hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lí trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 và chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Ngày 19/10/2010 tại Hà Nội, dự thảo chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 do bộ tư pháp soạn thảo. Thay mặt ban soạn thảo dự thảo Chiến lược phát triển nghề luật sư giai đoạn 2020, Vụ phó Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Bốn cho biết, có 4 quan điểm được ban soạn thảo đặt ra gồm: Thực trạng tổ chức, hoạt động luật sư ở nước ta; Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển nghề luật sư; Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện; Tổ chức thực hiện. Ông Bốn nêu lên 5 định hướng chiến lược phát triển hành nghề luật sư. Thứ nhất, phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ hai, phát triển hoạt động hành nghề luật sư trở thành nghề chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về dịch vụ pháp lý và chất lượng dịch vụ pháp lý. Thứ ba, phát triển tổ chức hành nghề luật sư hành nghề chuyên sâu trong một số lĩnh vực, có khả năng cạnh tranh cao, từng bước chiếm lĩnh thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và trên thế giới. Thứ tư, phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư có cơ cấu, tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, hoạt động chuyên nghiệp đảm bảo phát huy tối đa vai trò tự quản trong việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư. Thứ năm, đổi mới công tác quản lý nhà nước, từng bước giao cho tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, đảm bảo tuân thủ pháp luật tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. 1.3.Về xã hội Cùng với sự phát triển của thời đại thì các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng: ma túy, HIVS, trộm cắp, hiếp dâm...Các tệ nạn xảy ra ngày nhiều, có tổ chức và hoạt động ngày càng chuyên nhiệp hơn. Chính vì vậy mà vấn đề pháp luật ngày càng được đặc biệt chú trọng. Không chỉ có các tệ nạn xã hội mà nhu cầu dân sự ngày càng tăng: như li hôn, bạo lực gia đình, tranh chấp đất đai... Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu pháp lí ngày càng gia tăng. Người ta không còn ngại việc ra tòa hay đến văn phòng luật sư, gặp luật sư nữa. Những vụ án dân sự giờ đây xảy ra ngày càng nhiều, ngày càng nghiêm trọng và dần trở thành vấn nạn của xã hội, của đất nước đòi hỏi cần có một đội ngũ luật sư vững vàng trong chuyên môn, kiên định trong tư tưởng và lương tâm thanh sạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. 2. Yêu cầu về đạo đức luật sư trong thời kì đổi mới Để trở thành một người luật sư tốt, đúng với vai trò đặc biệt trong tình hình xã hội hiện nay thì một người luật sư cần bảo đảm các yêu cầu cũng như nguyên tắc đối với họ. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản cho người luật sư để thực hiện tốt vận mệnh của mình đối với cộng đồng, xã hội. Với thiên chức của nghề, người luật sư đòi hỏi cần phải nhận thức và ứng xử một cách có đạo đức trong xã hội, về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, tuân thủ những giá trị chuẩn mực của cuộc sống đã đem lại. Khi đề cập đến đạo đức của nghề luật sư là chúng ta đề cập đến sự mệnh mà người luật sư phải thực hiện; là nói đến phẩm chất, thanh danh của họ; là kỹ năng hành nghề và cuối cùng là những chuẩn mực ứng xử của luật sư trong khi hành nghề. 2.1.Thanh danh Trong xã hội, một con người để được mọi người tín nhiệm thì người đó phải tạo được lòng tin. Cũng như vậy, một ngành nghề muốn ngày càng phát triển thì cần phải tạo uy tín cho mọi người. Nghề luật là một trong số đó. Đặc biệt, người luật sư hơn ai hết cần phải đặt vấn đề lên hàng đầu để ngày càng phấn đấu đạt được đó là Thanh danh. Nó là tiếng danh tốt đẹp, những giá trị cao quý được xã hội công nhận và tôn trọng. Một người luật sư tốt cần phải giữ được uy tín cũng như vị thế của mình trong xã hội, phải khẳng định được giá trị, tầm quan trọng của mình ở mội lúc, mọi nơi. Họ phải luôn hướng tới những điều tốt đẹp, giá trị đích thực để luôn mang lại công lí của mọi người. Cuộc sống có muôn hình vạn trạng, con người có nhiều mối quan tâm khác hơn để bảo đảm lợi ích của mình tuy nhiên luật sư_một nghề tạo ra “ sản phẩm” phục vụ trực tiếp cho xã hội càng phải chú trọng thanh danh, uy tín. Không vì vụ lợi cá nhân, những ham muốn nhất thời phục vụ lợi ích vật chất trước mắt mà làm những điều không đúng với sự thật. Họ phải gạt tất cả những điều không tốt ấy sang một bên bởi hành động của họ không mang lại danh tiếng cho chính bản thân mình mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới công bình xã hội. Nghề luật sư có nhiều điểm tương đồng với bác sĩ. Bác sĩ là người có kiến thức về y học và nhờ đó họ có thể chăm sóc cho bệnh nhân của mình. Luật sư cũng vậy. Họ cần phải có kiến thức pháp luật, thông thạo nghề nghiệp để “ chăm sóc con bệnh” pháp luật của mình. Người luật sư phải thực hiện nhiệm vụ của mình bằng nhân phẩm, lương tâm, sự độc lập, liêm chính, nhân đạo và đôi khi có cả lòng dũng cảm. Đó lagf lí do vì sao mà luật sư phải được pháp luật điều chỉnh chặt chẽ để duy trì lòng tin trong cộng đồng xã hội cũng như bảo vệ thanh danh của mình đối với mọi người. 2.2.Sứ mệnh Bên cạnh bảo vệ thanh danh, giữ uy tín và vị thế trong xã hội thì người luật sư phải thực hiện tốt sứ mệnh của mình đối với tất cả mọi người. Sứ mệnh của người luật sư là gì? Đó chính là phục vụ suốt đời vì công lí, phục vụ cộng đồng, trợ giúp cho số đông. Họ phải giải quyết, điều hòa các mâu thuẫn do xung đột lợi ích của mỗi bên trong cuộc sống hàng ngày. Trong quá trình giải quyết do bị hạn chế bởi trình độ văn hóa, sự hiểu biết nhất định về pháp luật nên công dân khó bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách đầy đủ và toàn diện. Luật sư là người am hiểu pháp luật có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, là người giúp cho công dân về mặt pháp lí có hiệu quả nhất khi có những việc xảy ra liên quan đến pháp luật. Bởi thế, sứ mệnh của người luật sư cần phải được phát huy trong quá trình tiến tới bảo vệ lợi ích của con người. Để hoàn thành sứ mệnh cao cả đó, luật sư không những phải là người gương mẫu trong việc tôn trọng và chấp hành pháp luật mà còn bổn phận tự giác chấp hành các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt đọng hành nghề và giao tiếp xã hội. Chức năng của luật sư là góp phần bảo vệ các quyền cơ bản của con người và thực hiện chức năng công bằng xã hội. Luật sư phải thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách trung thực, cố gắng hết sức để duy trì trật tự xã hội và tăng cường hệ thống pháp luật phù hợp với chức năng của mình. Với tư cách là người đại diện của khách hàng, luật sư thực hiện nhiều chức năng. Với tư cách là một cố vấn pháp lí, luật sư mang đến cho khách hàng những hiểu biết về quyền, nghĩa vụ hợp pháp của họ và giải thích việc thực thi các quyền và nghĩa vụ đó. Với tư cách là một người biện hộ, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Là nhà đàm phán, luật sư làm cầu nối trung hòa những quyền lợi khác nhau của các bên và thực hiện chức năng của một người phát ngôn cho mỗi khách hàng. Trong khi thực hiện những công việc chuyên môn, luật sư phải thể hiện hết khả năng làm việc nhanh gọn và siêng năng. Luật sư phải thường xuyên thông báo cho khách hàng về công việc mình làm và giữ bí mật những thông tin của khách hàng, trừ khi quy tắc nghề nghiệp hoặc pháp luật yêu cầu hoặc cho phép tiết lộ những thông tin đó. Khi thực hiện công việc cho khách hàng và trong các mối quan hệ riêng tư, tư cách đạo đức của luật sư phải phù hợp với quy định của pháp luật. Luật sư chỉ được sử dụng các biện pháp mà pháp luật quy định cho mục đích hợp pháp chứ không được gây rối hoặc đe dọa người khác. Luật sư phải tôn trọng pháp luật và những người thực thi pháp luật như thẩm phán, công chức và các luật sư khác. Bằng hoạt động của mình, luật sư góp phần tích cực bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lí kinh tế và quản lí xã hội theo pháp luật; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức; góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan , đúng pháp luật; góp phần thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chỉ XHCN; giáo dục công dân tuân theo hiến pháp, pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống CNXH. Quá trình làm việc, công tác của mình luật sư được ví như một cuộc cách mạng để chứng minh, đấu tranh với quyền lợi, công lí cho con người, công cộng xã hội. Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu rộng về pháp luật cần phải tích cực thực hiện sứ mệnh cao cả của mình để khẳng định hơn nữa giá trị nghề nghiệp của bản thân trong công cuộc xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, dan chủ, văn minh. 2.3.Kĩ năng hành nghề Ngoài những yêu cầu về thanh danh, sứ mệnh thì người luật sư cần phải trau dồi cho mình kĩ năng hành nghề. Đó là một yêu cầu quan trọng để giúp cho người luật sư thể hiện đúng nghĩa vai trò của mình trong xã hội. Nghề luật là nghề nói, nên kĩ năng giao tiếp cũng như kĩ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề một cách khúc triết luôn là những kĩ năng quan trọng nhất. Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem trong một phiên tòa xét xư mà vị luật sư cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng, không rành mạch, lời nói không logic, không đúng trọng tâm việc mà cứ luẩn quẩn thì thân chủ của anh ta có bao nhêu phần trăm là thắng? Để có được những kĩ năng này phải chịu khó rèn luyện, phải thử tập nói trước, hay thỉnh thoảng tập hợp mọi người lại để cùng tranh luận về một vấn đề quan tâm. Ngoài ra, luật sư có thể tham gia các khóa học về kĩ năng giao tiếp. Một điều nữa trước khi nói nên tìm hiểu kĩ vấn đề mình sẽ nói, lên dàn bài cho nội dung mình sẽ nói để khi thực hiện sứ mệnh bảo vệ quyền lợi cho thân chủ sẽ có một cuộc “tranh cãi” tốt hơn. Sự hiểu biết tâm lí con người nói chung và tâm lí tội phạm nói riêng rẽ sẽ giúp cho luật sư dễ tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội. Đi sâu hơn vào đời sống nội tâm của họ, để nắm bắt được tâm lí cho dễ điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp đem lại những hướng đi tốt cho công cuộc bảo vệ pháp lí của người luật sư. Người luật sư phải có bản lĩnh vững vàng. Bởi vì nghề luật phải thường xuyên đối mặt với mặt trái của xã hội: những đút lót, hối lộ hay thậm chí là đe dọa không những là bản thân người luật sư mà còn đến cả những người thân, gia đình của họ để hằng đổi “ trắng thay đen”. Nếu không có bản lĩnh vững vàng và dũng cảm thì dễ chán nản và đi đến thất bại hoặc có thể sa ngã vào con đường tội lỗi tiếp tay cho những hành động xấu xa để nó có thể tung hoành ngang nhiên không sợ đến pháp luật trong xã hội. Đó là một điều kì diệu nhất của mỗi luật sư. Bởi thế, họ phải luôn luôn là chính mình, giữ đúng phẩm giá của mình mà không bị nhiều thứ khác mê hoặc làm cho biến mất đi lòng tin của mọi người đối với bản thân. Ngoài ra, người luật sư rất cần đến tư duy phân tích tổng hợp, phán đoán và tư duy phân tích tổng hợp, phán đoán và tư duy logic. Bạn cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống để thấy đâu là nguyên nhân là điều cốt lõi của sự kiện hay là một cánh cửa nhỏ để đi theo nó mà thu nhập thông tin. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo một nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ theo cảm tính của bản thân ḿnh. Tŕnh độ ngoại ngữ. Đây cũng chính là một trong những yêu cầu quan trọng của một người luật sư đặc biệt là trong thời kì hội nhập hiện nay. Đó là một “bàn đạp” thuận lợi để luật sư tiến tới phát triển khả năng, tầm mắt của mình không chỉ là những vụ kiện ở sân nhà mà còn có thể mở mang tầm mắt của mình ở tầm quốc tế. Đừng vì rào cản ngôn ngữ mà làm hạn chế đi tài năng của mình. Thế nên, bên cạnh những kĩ năng trong ứng xử thì người luật sư cần phải trau dồi cho mình trình độ ngoại ngữ tốt để trở thành một người luật sư đúng nghĩa. 2.4. Chuẩn mực ứng xử 2.4.1. Quan hệ của luật sư với khách hàng Bên cạnh những yêu cầu trên đạo đức của nghề luật sư còn được thể hiện rõ trong các mối quan hệ. Đó là mối quan hệ với khách hàng, người luật sư cần phải quán triệt thực hiện 3 vấn đề cơ bản sau: nhận và thực hiện yêu cầu của khách hàng; xử lí trong việc xung đột quyền lợi, giữ uy tín trong quá trình làm việc. Đối với người luật sư, việc nhận và thực hiện những yêu cầu của khách hàng cũng có những chuẩn mực cụ thể. Luật sư phải tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng, chỉ nhận vụ việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng. Có 2 nguyên tắc chung phải tuân theo khi luật sư nhận yêu cầu đại diện cho khách hàng. Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là khách hàng có quyền tự do lựa chọn bất cứ luật sư nào mình muốn. Nguyên tắc thứ hai là luật sư phải lựa chọn cho mình vụ việc mà trong đó luật sư đưa ra được lời khuyên vô tư cho khách hàng của mình. Điều này cũng có nghĩa là luật sư không được nhận việc nếu có xung đột với khách hàng khác. Luật sư có quyền từ chối cung cấp dịch vụ pháp lí nếu yêu cầu của khách hàng vi phạm pháp luật trái đạo đức xã hội hoặc nếu thực hiện yêu cầu đó có thể dẫn đến việc luật sư vi phạm pháp luật hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư thì luật sư phải từ chối thực hiện yêu cầu khách hàng. Khi người luật sư đã chấp nhận thực hiện dịch vụ bào chữa hay kiện tụng thì phải tuân theo những yêu cầu của khách hàng về phương pháp xử lí vụ việc. Cả khách hàng và luật sư đều có quyền và nghĩa vụ đối với mục đích và phương pháp thực hiện. Tuy nhiên luật sư không được tìm kiếm những mục đích hoặc sử dụng phương pháp nếu chỉ vì khách hàng muốn luật sư làm như vậy. Luật sư phải thực hiện nghề nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, hoàn toàn vì lợi ích của khách hàng và không bị ràng buộc bởi những thỏa hiệp ảnh hưởng đến lòng trung thành. Ngoài những trách nhiệm đã thỏa thuận có hàng loạt trách nhiệm mà luật sư phải thực hiện đối với khách hàng của mình khi đại diện cho họ. Luật sư thay mặt khách hàng có nhiệm vụ thực hiện kỹ năng 1 cách thận trọng với 1 kỹ năng phù hợp. Luật sư cũng phải hành động trong khuôn khổ thẩm quyền mà khách hàng trao. Vì vậy luật sư cần phải khẳng định chính xác yêu cầu của khách hàng khi nhận việc. Đặc biệt luật sư cần phải giữ bí mật về công việc và quan hệ với khách hàng. Một luật sư không được ngừng tiến hành vụ việc cho khách hàng trừ khi có lý do chính đáng và gửi thông báo đúng lúc cho khách hàng. Và khi việc giữa khách hàng và luật sư kết thúc luật sư phải trao cho khách hàng toàn bộ tài sản và tài liệu thuộc sở hữu của khách hàng hoặc giữ lại nếu khách hàng yêu cầu và trả lại tiền cho họ. Trong việc xung đột quyền lợi, người luật sư cũng phải thực hiện những yêu cầu sau: không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho 2 hay nhiều khách hàng trong cùng một vụ việc nếu quyền lợi của khách hàng đối lập nhau. Trước khi quan hệ với khách hàng mới luật sư cần phải xem xét xem liệu có mâu thuẫn về lợi ích nào không. Luật sư không được phép tiến hành công việc nếu có mâu thuẫn hoặc có nguy có mâu thuẫn về lợi ích khách hàng. Như một nguyên tắc chung , lòng trung thành với khách hàng không cho phép luật sư nhận làm đại diện nếu việc này có ảnh hưởng bất lợi đến khách hàng trừ khi được khách hàng đồng ý. Vì vậy thông thường luật sư không được làm người bào chữa chống lại 1 khách hàng trước đây là khách hàng cũ của mình ngay cả khi 2 vụ việc không có quan hệ gì với nhau. Bí mật trong quá trình làm việc cũng là chuẩn mực quan trọng trong hành nghề luật sư. Luật sư phải bảo vệ những vấn đề thuộc đời tư, bí mật của khách hàng. Luật sư không được sử dụng thông tin có được trong quá trình làm đại diện của khách hàng vào những việc làm bất lợi cho khách hàng, hoặc phục vụ lợi ích riêng của luật sư, trừ khi có sự đồng ý của khách hàng. Điều này được thực hiện kể cả khi luật sư thôi hành nghề, chết, mất khả năng hay nghỉ hưu Một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ luật sư khách hàng là luật sư phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đại diện cho khách hàng. Điều này khuyến khích khách hàng thông tin đầy đủ và cởi mở với luật sư ngay cả những vấn đề tế nhị nhất. Việc tuân thủ nghĩa vụ giừ bí mật thông tin của khách hàng không những tạo điều kiện cho việc xử lý tốt vụ việc mà còn khuyến khích mọi người sớm tìm đến các dịch vụ pháp lý. Hầu như không có ngoại lệ, tất cả các khách hàng tìm đến luật sư là để xác định các quyền của họ và để xác định thế nào là những việc làm hợp pháp. 2.4.2. Quan hệ của luật sư với cơ quan nhà nước Vấn đề thứ 2 trong mối quan hệ được đề cập đến là mối quan hệ luật sư với cơ quan nhà nước. Trước hết đó là mối quan hệ luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng. Theo quy định của pháp luật về tố tụng luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các đương sự khác trong vụ án. Trong mối quan hệ của luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng thì thường xuyên và quan trọng hơn cả là mối quan hệ giữa luật sư và tòa án, giữa luật sư và thẩm phán. Với tư cách là một luật sư bào chữa, đại diện trước tòa, luật sư phải cân bằng quyền lợi của khách hàng và quyền lợi của xã hội. nhiệm vụ của một luật sư bào chữa là trình bày vụ việc của khách hàng bằng những lí lẽ thuyết phục của mình. Thực hiện nghĩa vụ này và duy trì long tin của khách hàng chính là thái độ cần thể hiện trước tòa của luật sư. Nói một cách khác, tuy có nghĩa vụ cố gắng bảo vệ quyền lợi của khách hàng nhưng luật sư bào chữa không được lừa dối tòa án. Luật sư và thẩm phán cùng nhau tham gia vào sự nghiệp bảo vệ công lý. Vì vậy họ có cùng chung một thứ ngôn ngữ và cùng chung những giá trị để tháo gỡ cùng một vụ án một cách tốt nhất cho những lợi ích của đương sự và của xã hội. Luật sư phải tỏ long tôn trọng nói chung với người được xã hội giao phó sứ mệnh thực hiện công lý. Đó là bổn phận đồng thời là nghĩa vụ của người luật sư. Bên cạnh đó, người luật sư cũng cần có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của các cơ quan nhà nước khác đặc biệt là các vấn đề thủ tục hành chính. Phải có thái độ lịch sự, tôn trọng cán bộ, công chức nhà nước khi làm nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp cán bộ, công chức nhà nước có hành vi sai trái thì luật sư phải kiên quyết đấu tranh, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. 2.4.3. Quan hệ với đồng nghiệp Trong hoạt động nghề nghiệp của mình luật sư có nhiều mối quan hệ với cơ quan nhà nước, khách hàng và đồng nghiệp. Mối quan hệ với đồng nghiệp rất quan trọng trong quá trình hành nghề luật sư. Đây là mối quan hẹ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các luật sư nhằm nâng cao hoạt động nghiệp vụ và phục vụ khách hàng được tốt hơn đồng thời đây cũng là mối quan hệ cánh tranh. Việc duy trì một quan hệ tốt đẹp với những người mà luật sư có quan hệ về mặt nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân nghề luật sư cũng như đối với công ty luật. Luật sư luôn phải giữ quan hệ tốt với phía đối tác, nếu điều đó không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và có thể tạo thiện chí của đối tác trong những vụ việc sau này. Không được làm mất uy tín của luật sư khác mà cần phải thận trọng trong việc đánh giá họ. luật sư phải có thái độ góp ý khách quan, không được xúc phạm đồng nghiệp, trung thực thẳn thắng với đồng nghiệp của mình. Trong bản qui tắc mẫu có điều 13, 14 nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa luật sư và đồng nghiệp. Tuy nhiên chủ mang tính định hướng,chưa qui định cụ thể luật sư phải ững xử như thế nào cũng chưa qui định cụ thể những điều luật sư không được làm. Tham khảo bộ qui tắc ứng xử nghề nghiệp cho luật sư châu Âu, ta thấy điều này được qui định rất cụ thể: Các điểm 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.5, 5.7, 5.9 Quan hệ với đồng nghiệp là lĩnh vực được điều chỉnh bởi quy tắc đạo đức nghề nghiệp và nó thể hiện được tính tự quản trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Trong quy tắc đạo đức nghề nghiệp thể hiện nền tảng của mối quan hệ đồng nghiệp như quan hệ theo thâm niên, nghề nghiệp, vấn đề nhận yêu cầu của khách hàn…Trong quan hệ với đồng nghiệp luật sư buộc phải thực hiện những việc sau : Tôn trọng độngnghiệp Chân tình hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp Giám sát phát hiện kịp thời khi đồng nghiệp làm việc sai trái Và không được làm những việc sau đây: _ Không được xúc phạm hay hạ uy tín đồng nghiệp. _ Không được có hành vi gâp áp lực, đe dọa hoặc dùng những thủ đoạn xấu khác đối với đồng nghiệp để giành lợi thế về ḿnh. _ Không được thông đồng với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của luật sư để cùng mưu cầu lợi ích cá nhân bất chính. Ngoài ra,luật sư phải coi trọng tổ chức xã hội – nghề nghiệp của mình,cụ thể: - Phải thực hiện nghĩa vụ sinh hoạt họ tập theo qui định của tổ chức xã hội – nghề nghiệp - Phải đóng phí thành viên và các khoản khác theo qui định của Điều lệ; - Phải tham gia vào công việc chung nhằm xây dựng tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong sạch vững mạnh 2.4.4. Quan hệ với các phương tiện thông tin đại chúng Nghề luật sư là một nghề mang tính đặc thù xã hội. Từ trước đến nay khi đề cập mối quan hệ của các luật sư, chúng ta mới chỉ nói đến mối quan hệ của luật sư đối với cơ quan tố tụng, quan hệ với đồng nghiệp…Nhưng chưa có một văn bản nào đề cập đến mối quan hệ của luật sư với các cơ quan thông tin đại chúng. ,điều đó vẫn tồn tại hiển nhiên cho dù chúng ta chưa qui định và chưa đưa vào bộ qui tắc mẫu - Hiện nay, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đóng vai trò đi đầu trong việc phòng chỗng tiêu cực, trong hoạt động xây dựng và và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nếu như luật sư có thể phối hợp tốt với cơ quan truyền thông thì chính luật sư có thể tự khẳng định mình và trởi thành nhân tố tham gia tích cực và việc bảo vệ quyền công dân và lợi ích khách hàng, đồng thời đảm bảo nguyên tắc chung mà xã hội luôn đòi hỏi phải có trách nhiệm thực hiện - Xây dựng mối quan hệ tốt với cơ quan truyền thông chính là con đường ngẵn nhất mà thông qua đó ảnh hưởng của luật sư ấn tượng tốt đẹp, một thói quen cho mọi người dân khi tham gia các quan hệ pháp luật Khi xây dựng Bộ qui tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư, các nhà soạn thảo châu Âu đã đề cập đến quan hệ tương tác giữa luật sư và cơ quan truyền thông. VD: “Điểm 2.6.2, bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp cho luật sư Châu Âu: Việc công khai thông tin cá nhân của luật sư qua các phương tiện thông tin đại chúng ,như báo chí, truyền hình, các phương tiện truyền thông thương mại hoặc các loại hình khác phải phù hợp với các yêu cầu được qui định tại điểm 2.6.1”. Trên thực tế, Việt Nam chưa có 1 bản Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư thống nhất áp dụng trong cả nước. Tuy nhiên Bộ Tư pháp đã ban hành 1 bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề luật sư. Nó đã trở thành cơ sở cho các đoàn luật sư cụ thể hóa và ban hành quy tắc riêng cho từng đoàn. Trong cả bản quy tắc mẫu và các Quy tắc đạo đức do các đoàn luật sư ban hành đều không có quy định về nghĩa vụ cơ bản của luật sư mà chỉ đưa ra những yêu cầu chung về đạo đức nghề luật sư bằng 4 nguyên tắc cụ thể: _ Quy tắc 1: Giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp. _ Quy tắc 2: Độc lập, trung thực và khách quan. _ Quy tắc 3: Văn hóa ứng xử hành nghề và lối sống. _ Quy tắc 4: Nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý. 3. Kết quả việc xây dựng đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam 3.1.Bộ quy tắc chuẩn về đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam. Đối với luật sư không chỉ đòi hỏi về mặt chuyên môn mà còn cả về đạo đức. luật sư độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình và được điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ bằng những quy định của pháp luật. Để hướng các hành vi ứng xử của luật sư theo đúng chuẩn mực, bên cạnh việc tuân theo pháp luật, việc ban hành bộ quy tắc về đạo đức nghề luật sư là một yêu cầu quan trọng Đạo đức nghề luật sư trước đây vẫn chưa đi vào thành quy định cụ thể, tuy nhiên nó vẫn tồn tại trong các bộ luật liên quan đến hoạt động hành nghề của luật sư. Như luật sư có thể bào chữa cho nhiều bị can bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền lợi của họ không đối lập nhau ( Điều 16 Pháp lệnh luật sư, Điều 35 Luật tố tụng hình sư); luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật trong khi hành nghề ( Điều 16 Pháp lệnh luật sư, Điều 36 Luật tố tụng hình sự). Những quy tắc đó không những là quy tắc ứng xử của luật sư mà còn được luật hóa trở thành bắt buộc. Theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 1987, mỗi đoàn luật sư đều có nội quy của đoàn, trong đó có quy định về đạo đức nghề luật sư. Có thể kể đến bộ quy tắc của các đoàn luật sư Hà Nội, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh…Nó trở thành cơ sở cho việc xử lý hành vi vi phạm trong quá trình hành nghề và là chuẩn mực cho luật sư tự rèn luyện, phấn đấu. Tuy nhiên những quy tắc này còn mang tính cục bộ trong phạm vi hẹp mà chưa có sự thống nhất trên cả nước. Việc ban hành Bộ quy tắc mẫu về đạo đức nghề luật sư chỉ mang ý nghĩa nền tảng cho các đoàn luật sư xây dựng quy tắc riêng của đoàn mình. Thế giới, ở các nước có nghề luật sư lâu đời và pháp triển đều có quy định chặt chẽ về đạo đức nghề luật sư như: Những tiêu chuẩn về đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp luật sư ở Trung Quốc; Bộ quy tắc ứng xử của luật sư ở Thụy Điển…Nhìn chung chúng đểu đưa ra những quy định làm chuẩn mực cho việc hành nghề của luật sư, nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Hơn thế nữa, luật sư cũng giống như bác sỹ, nhà giáo đều là những người đòi hỏi có lương tâm và đạo đức trong sang vì vậy cần có quy tắc đạo đức luật sư. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và xu hướng chung của Thế giới, nhất thiết cần có bộ quy tắc đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam. Chính vì thế, Bộ tư pháp, dựa theo Nghị quyết của Đảng về việc thi hành Pháp lệnh luật sư và ban hành Bộ quy tắc mẫu về đạo đức nghề luật sư ngày 5/8/2002. Về cơ bản, Bộ quy tắc mẫu về đạo đức nghề luật sư Việt Nam xây dựng dựa trên cơ sở của những định hướng, quan điểm sau: _ Phát huy truyền thống tốt đẹp về đạo đức của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam vỗn có truyền thống văn hóa lâu đời với những phẩm chất tốt đẹp. Do đó, một luật sư Việt Nam cũng cần phải tuân thủ những chuẩn mực tốt đẹp của người Việt ta như tôn trọng chữ tín, giữ gìn phẩm giá, sống mẫu mực, lương tâm trong sáng…Điều này được hợp pháp hóa thành quy tắc đạo đức nghề luật sư. _Việc xây dựng quy tắc đạo đức còn phải dựa trên điều kiện phát triển nghề luật sư ở Việt Nam. Đến nay, nghề luật sư đang phát triển nhanh vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều mặt tồn tại tiêu cực.Vì vậy tính cấp thiết phải có bộ quy tắc đạo đức chung. Và nó phải là công cụ trợ giúp luật sư trong việc hành nghề, góp phần nâng cao đạo đức, ngăn chặn vi phạm làm tổn hại đến uy tín, danh dự luật sư. _ Sự phù hợp với thông lệ quốc tế về luật sư: nghề luật sư ở Việt Nam mới phát triển trong một thời gian không dài, trong khi đó nhiều nước trên Thế giới nghề luật sư đã có lịch sử lâu đời. Đây chính là cơ sở cho chúng ta học tập, tiếp thu, tham khảo và áp dụng vào thực tế ở Việt Nam. 3.2. So sánh việc xây dựng đạo đức nghề luật sư với một nước có nghề luật phát triển_ nước Anh. Anh là một trong những nước có nghề luật sư phát triển nhất thế giới. Việc phân chia nghề luật sư thành 2 hoạt động tách rời (tranh tụng và tư vấn) và tương ứng với chúng cũng có 2 loại luật sư (luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng) là đặc điểm nổi bật của nghề luật sư của nước này. Là một nước có hệ thống Pháp luật bất thành văn, nhưng Anh vẫn xây dựng cho mình một bộ quy tắc đạo đức nghề luật sư riêng chứng tỏ họ rất đề cao vấn đề đạo đức trong ngành luật. Vậy có những điểm giống và khác nhau nào giữa quy tắc đạo đức giữa Anh và Việt Nam? Về mặt giống nhau, quy tắc đạo đức nghề luật sư ở Anh và bản quy tắc mẫu ở Việt Nam đều không cho phép luật sư cung cấp dịch vụ trong trường hợp họ không có khả năng cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu của khách hàng là vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư. Quy định như vậy là do cả hai nước đều cho rằng mục tiêu của một luật sư là hoạt động vì quyền lợi tốt nhất của khách hàng và vì quyền lợi chung của cộng đồng. Quyền lợi tốt nhất của khách hàng sẽ không được bảo đảm đầy đủ khi mà luật sư không có kĩ năng hoặc cơ sở vật chất để thực hiện công việc của họ. Tuy có một số điểm giống nhau nhưng do hoàn cảnh xã hội dẫn đến những điểm khác nhau giữa quy tắc đạo đức nghề luật sư ở Anh và bộ Quy tắc mẫu về đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam. Điểm khác nhau cơ bản là ở Anh luật sư được tự do từ chối vụ việc đối với khách hàng ( bản quy tắc đạo đức nghề luật sư nước Anh có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 quy định luật sư tự mình quyết định liệu có thể thực hiện vụ việc được hay không, co nghĩa là luật sư có nhiệm vụ giúp đỡ pháp lý cho tất cả các khách hàng tiềm năng đến với họ). Tuy nhiên Quy tắc mẫu về đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam yêu cầu các luật sư phải cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng chỉ trừ trường hợp được từ chối theo văn bản của quy tắc mẫu này ( Quy tắc 4 quy định rõ nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý, luật sư phải xác định trách nhiệm của mình đối với hoạt động xã hội thông qua các hoạt động như tự nguyện trợ giúp pháp lý...) Khác với bản quy tắc mẫu của Việt Nam, quy tắc đạo đức ở Anh không cấm luật sư cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: _ Bất khả kháng. _ Yêu cầu của khách hàng là không căn cứ. _ Yêu cầu của khách hàng là vi phạm Pháp luật. _ Yêu cầu của khách hàng là trái với đạo đức xã hội. _ Khi luật sư có cơ sơ để tin rằng khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi trái pháp luật. _ Khi người luật sư có quan hệ kinh doanh với khách hàng. _ Người thân thích của đang thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng khác có quyền lợi đối lập với khách hàng của luật sư. Quy tắc đạo đức nghề luật sư ở Anh có một số nghĩa vụ mà bản quy tắc mẫu của Việt Nam không quy định bao gồm: _ Luật sư không thể cung cấp dịch vụ khi luật sư biết hoặc có cơ sở tin rằng yêu cầu của khách hàng là không tự nguyện hoặc chịu ảnh hưởng của người khác. _ Luật sư có thể từ chối cung cấp dịch vụ khi vụ việc đó trái ngược với lợi ích của luật sư, cộng đồng, ứng xử, niềm tin của khách hàng tương lai là không chấp nhận đối với luật sư hoặc cộng đồng. Trong quá trình soạn thảo thảo bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp có nhiều vấn đề chúng ta có thể học hỏi được từ nước Anh. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhắc đến thực tế của Việt Nam khi dự định sửa đổi bản quy tắc mẫu và dự thảo Quy tắc đạo đức nghề luật sư mới. CHƯƠNG III: BIỂU HIỆN ĐI XUỐNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LUẬT SƯ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC LUẬT SƯ 1. Những biểu hiện đi xuống của đạo đức luật sư 1.1. Luật sư với nạn chạy án. Thỉnh thoảng trên các phương tiện thông tin đại chúng lại có thông tin luật sư A tham gia vào những vụ tiêu cực nơi “công đường”, thường được gọi là chạy án. Chạy án thực chất là những hành vi nhằm che đậy sự thật , làm sai lệch bản án băng nhiều thủ đoạn ma fchur yếu thông qua việc hối lộ. Một số luật sư nhờ những lần va chạm tại tòa án đã có sự quen biết đén những thẩm phánm kiểm sát viên, đã thực hiện đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ để tác động đến bản án sau này. “Luật sư khai quan hệ với với cán bộ tòa án nhân dân tối cao Sau khi bị bắt, luật sư chạy án Lê Bảo Quốc đã khai ra những mối quan hệ của mình ở các cơ quan pháp luật. Trong số này có ông Đặng Xuân Đào - thẩm phán kiêm Trưởng ban Thư ký TAND Tối cao. Điều này khá trùng khớp với đơn tố cáo một công dân Hà Nội, ông Hoàng Minh Chính, gửi trung tướng Nguyễn Việt Thành (Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát). Theo lá đơn, ông Chính mang ơn cứu mạng của một người bạn ở TPHCM. Năm 2004, người này rơi vào vòng kiện tụng, với kết quả là bản án phúc thẩm của TAND TPHCM tuyên huỷ hợp đồng mua bán nhà đã thực hiện từ hơn 20 năm trước, và buộc ông này phải trả lại nhà. Để trả ơn bạn, ông Chính viết nhiều đơn kêu cứu tới các cơ quan trung ương. Tháng 1, khi ra Hà Nội, Lê Bảo Quốc bằng cách nào đó nắm bắt được một số vụ việc oan khuất mà TAND Tối cao đang giải quyết. Trong số này có cả việc bạn ông Chính. Quốc đến nhà ông Chính, khoe khoang quen biết nhiều người ở TAND Tối cao trực tiếp thụ lý, giải quyết các vụ kêu oan. Qua họ, Quốc đã giúp giải quyết nhiều vụ khó khăn, phức tạp ở TPHCM. Trong những người mà Quốc đề cập có ông Đặng Xuân Đào. Quốc nói thẳng: Nếu không nhờ Quốc và qua ông Đào - người gác cổng cho lãnh đạo TAND Tối cao - thì dù các cấp tòa có trình xin kháng nghị bản án vì có oan khuất, cũng không thể tới được lãnh đạo. Thậm chí, chỉ cần chậm vài ngày để việc thi hành án xong xuôi, thì lúc đó có trình cũng muộn, vì hiếm khi án đã thi hành bị lật lại. Ông Chính cho biết, để chứng minh quan hệ, Quốc đã bấm điện thoại cố định, trao đổi với ông Đào. Qua điện thoại, Quốc nói rõ là nhờ ra kháng nghị bản án mà TAND Tối cao đang xem xét. Đầu dây bên kia trả lời đồng ý và nói trong một tuần là xong. Trao đổi một lúc, đầu dây bên kia hỏi Quốc đang nói ở số máy nào đó. Quốc trả lời: “Nhà người quen”. Bên kia ngắt luôn: “Thôi chuyện đó để lúc khác hãy nói”... Toàn bộ cuộc trao đổi đã được ông Chính ghi lại.” (theo báo pháp luật tp.HCM) Lý giả cho hiện tượng này,chúng tôi cho rằng hiện nay trong những phiên tòa xét xử, khi tham gia bào chữa, đối mắt với hội đồng xét xử, kiểm sát viên luật sư luôn là người yếu thế (luật sư không được tự do đưa ra chứng cứ, việc trao đổi thông tin với thân chủ bị giám sát, khó khăn trong việc tham gia hỏi cung). Thậm chí có trường hợp đại diện viện kiểm sát còn thẩm vấn cả luật sư : “ Đại diện viện kiểm sát đòi thẩm vấn …luật sư Đào Xuân Thế bị bắt tạm giam về tội “trộm cắp” từ lời khai hết sức mơ hồ của Thắng chỉ sau một ngày ký hợp đồng lao động. Phiên tòa sơ thẩm được mở lại do lần đầu phải hoãn vì lời khai bất nhất của bị cáo đầu vụ. Trước khi bước vào phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố đã đề nghị luật sư Trịnh Thanh, người bào chữa của Thế…đứng dậy để thẩm vấn một số vấn đề liên quan đến lời khai của bị cáo Thắng (người sau này được xác định là vu oan cho Thế). Thắng khai đi cùng xe với Thế nên được thông cung “Luật sư tao bảo mày cứ nhận tội một mình”. Sau một hồi “tranh luận” khá “nảy lửa” giữa Luật sư và Kiểm sát viên bằng những quy định của BLTTHS cho phép ai có quyền thẩm vấn và được thẩm vấn ai, cuối cùng Chủ toạ phiên toà đã có lời “nhắc nhở” vị đại diện Viện Kiểm sát cần xem xét lại…” (vietbao.vn 28/02/2006,chuyện các luật sư bào chữa trắng án) Rõ ràng lúc này,sức ép của luật sư tăng lên rất nhiều, vậy để dành phần thắng liệu người luật sư có nghĩ tới các con dường khác (tiêu cực) hay không. Thứ hai, luật sư không phải là người ra quyết định bản án, và không thể chắc chắn về kết quả bản án như vậy luật sư có thể chạy án khi có sư đồng ý của cán bộ viện kiểm sát hoặc tòa án. Thậm chí có trường hợp chính bản thân thẩm phán chủ động “đưa giá”: “Ông Vũ Văn Lương (nguyên thẩm phán TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hứa sẽ giúp đương sự được thắng kiện nếu đưa 150 triệu đồng. Ngày 21-22/1, ông Lương bị TAND Hà Nội xét xử về tội nhận hối lộ. Ông Lương bị Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội bắt quả tang khi nhận 70 triệu đồng từ ông Vũ Đình Tiến (bị đơn dân sự trong vụ kiện tranh chấp 2,5 m2 công trình phụ tại nhà 90 phố Hàng Gai).Từ đây, cơ quan chức năng phát hiện, quá trình xác minh thu thập tài liệu, thẩm phán Lương đã gặp, trao đổi riêng với ông Tiến. Bốn ngày trước thời điểm dự kiến mở phiên xử (5/6/2008), tại phòng làm việc, ông Lương đã nói những bất lợi của ông Tiến, thể hiện trong hồ sơ vụ án. Ông Tiến bảo: "Anh cố gắng giúp em, chi phí hết bao nhiêu em chịu". Thẩm phán Lương nói: "15", ông Tiến hiểu là 150 triệu đồng. Ông Tiến sau đó xin sẽ đưa trước 70 triệu đồng, lần sau sẽ giao nốt vì gặp một số khó khăn về kinh tế...Tại tòa, ông Tiến cho biết, không chỉ được biết về những bất lợi của mình để chuẩn bị trước, ông còn được thẩm phán Lương cho xem dự thảo bản án, hứa sẽ sửa hồ sơ để được thắng kiện. Những lần trao đổi với thẩm phán về vụ "đi đêm" này, đương sự Tiến đều ghi âm và trình báo công an.” . Những hành vi này không chỉ làm sứt mẻ công lý mà còn cho niểm tin của nhân dân vào hệ thống cơ quan tư pháp bị giảm sút,ảnh hưởng đến sự trật tự xã hội. 1.2. Lợi dụng danh nghĩa luật sư để thực hiện hành vi chống phá nhà nước Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế. Tuy vậy Đảng và nhà nước vần luôn cảnh giác với những âm mưu chống phá của bọn phản động lưu vong có sự tiếp tay của những cá nhân trong nước. Và điều đáng buồn là một phần không nhỏ các cá nhân đó là luật sư. Đáng lẽ họ la người “dẫn đường” pháp lý quan trọng hưỡng dẫn nhân dân thực hành pháp luật thì họ lại dung chính kiến thức, khả năng hùng biện để lôi kéo,dụ dỗ những người nhẹ dạ cả tin.Qua các thông tin từ báo đài, hẳn chúng ta đã từng nghe về các luật sự bị khởi tố về tội chống phá nhà nước: luật sư Lê Công Định,  Nguyễn Văn Đài, Trưởng Văn phòng luật sư Thiên Ân và là Giám đốc Công ty TNHH Việt Luật, luật sư Lê Thị Công Nhân…. “ Ngày 6/3, Cơ quan an ninh điều tra, Công an Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi làm việc và nơi ở đối với Nguyễn Văn Đài (SN 1969) và Lê Thị Công Nhân (SN 1979) về tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Nguyễn Văn Đài đã thành lập Văn phòng luật sư Thiên Ân nhưng không tham gia bào chữa cho bất kỳ một thân chủ nào. Tuy nhiên, hàng tháng Đài vẫn có tiền để trả lương cho nhân viên, chi phí đủ các khoản (lương cứng của Đài khoảng 700 USD/tháng). Hàng ngày, Đài cử nhân viên đi các địa phương trong cả nước gặp gỡ các phần tử cực đoan để thu thập thông tin chuyển cho bọn phản động lưu vong. Về Lê Thị Công Nhân, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật, năm 2004 Nhân vào làm việc tại đoàn Luật sư Hà Nội. Năm 2005, Nhân đăng ký hành nghề tại Văn phòng luật sư Thiên Ân và công khai hoạt động chính trị từ tháng 4/2006 khi tham gia ký tên ủng hộ “Tuyên ngôn tự do, dân chủ cho Việt Nam 2006” và tham gia khối 8406 do Nguyễn Văn Lý lập ra. Đặc biệt nghiêm trọng, Nhân còn sử dụng văn phòng luật sư Thiên Ân để mở lớp tuyên truyền luận điệu, tư tưởng phản động cho một số sinh viên và các tín đồ bằng các bài giảng về “dân chủ, nhân quyền” với ý đồ tạo ra một lớp người có tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước. Cho đến ngày 3/2/2007, Công an Hà Nội đã phát hiện ra lớp học này khi Nhân đang “giảng bài” cho một số sinh viên trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình Hà Nam….(theo dantri)” “Chiều ngày 13-6-2009, Cơ quan an ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt giữ luật sư Lê Công Định vì cho rằng có hành vi chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.   Cơ quan điều tra cho biết, trong rất nhiều tài liệu thu được, có hai tài liệu đáng chú ý là bản thảo Tân Hiến pháp mà ông Định “cùng một nhóm đối tượng soạn thảo nhằm chuẩn bị cho kế hoạch lật đổ chính quyền và tài liệu trích xuất từ blog Đảng Lao động có nội dung tuyên cáo thành lập Đảng này và những luận điệu xuyên tạc và vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam”. Cũng theo báo Tiền Phong, ông Lê Công Định còn biên soạn hàng chục tài liệu đăng tải ở nước ngoài công khai xuyên tác đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, kêu gọi thay chế độ do Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo, lợi dụng các vấn đề xã hội đang quan tâm để kích động chống Đảng, Nhà nước; tham giá ý kiến với các đối tượng trong nhóm đưa tin, viết bài bôi nhọ một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tập trung vào Thủ tướng Chính phủ. Ông Định còn lợi dụng việc bào chữa cho số đối tượng chống đối (Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải) để hậu thuẫn cho số này, xuyên tạc chống lại Hiến pháp và phát luật Việt Nam...” (theo báo Tiền phong 13/06/20099) Những trường hợp kể trên đó là những người hiểu luật mà vẫn cố tình vi phạm luật họ thực sự là những con sâu làm giảu nồi canh làm mất đi hình ảnh tốt đẹp về đạo đức người luât sư. Lý giải cho hiện tượng này chúng tôi cho rằng vì những nguyên nhân sau: - Người luật sư được đào tạo kiến thức về chính trị có hệ thống, có thể nhìn ra những mặt hạn chế của chế độ chính trị hiện nay,nếu không có lòng tin và đạo đức thì rất dễ sa ngã - Người luật sư có tài hùng biện, kiến thức sâu rộng là đối tượng nhắm đến của bọn phản động lưu vong ở nước ngoài 1. 3.Luật sư vi phạm chuản mực ứng xử Người luật sư được coi là thành phần trí thức của xã hội, cà cách ững xử của họ luôn được xã hội coi trọng và đề cao. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp do áp lực công việc nhiều luật sư đã có hành vi nóng nảy với với báo chí,nhân chững . Để lại ấn tượng không tốt cho dư luận “Ngày 20/09/2005, tại tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đang xử vụ tranh chấp giữa công ti Gedeon Richter và bà Nguyễn Thị Kim Nga thì ông Hồ Mạnh Hùng đã xông vào tấn công  và bẻ gãy máy ảnh của phóng viên Đỗ Văn Khanh báo Lao Động. Điều đặc biệt là tại toà, ông Hồ Mạnh Hùng khai báo mình là phóng viên báo Hà Nội Mới, đại diện cho công ty Gedeon Richter. Ông Hùng còn có những lời nói và  hành vi thách thức những nhà báo khác đang tác nghiệp tại đây. Nhà báo Đỗ Văn Khánh, người bị tấn công, cho biết trước đó anh đã làm đủ thủ tục cần thiết như trình thẻ nhà báo với chủ toạ phiên toà là Thẩm phán Nguyễn Bích Ngân và đã được sự đồng ý của chủ toạ.” (Dantri.com.vn, 20/09/2005) - Lợi dụng danh nghĩa luật sư để thực hiện các hành vi lừa đảo,chiếm đoạt tài sản công dân - Hiện tượng “xui nguyên, giục bị”, “bắt cá hai tay” - Móc ngoặc luật sư đồng nghiệp để trục lợi cá nhân gây thiệt hại quyền lợi cho khach hàng. 2. Một số giải pháp đề cao đạo đức nghề nghiệp 2.1. Cần đề cao vai trò của luất sư trong 1 phiên tòa, Vai trò luật sư phải được đối trọng một cách thất sự với viên kiểm sát, có như vậy luật sư mới có cơ hội để thể hiện tất cả những lí lẽ thuyết phục hội đồng xét xử. Đồng thời hạn chế việc xét hỏi của hội đồng xét xử. Có như vậy người luật sư mới không phải chịu áp lực và thể hiện được tính công tâm của mình 2.2. Cần xây dựng tổ chức luật sư toàn quốc và cơ chế giám sát hoạt động của luật sư Luật luật sư 2006 đã ghi nhân địa vị pháp lý của tổ chức luật sư toàn quốc nhưng đến nay vẫn chưa được thành lập trên thực tế do nhiều nguyên nhân. Hiện nay việc quản lý luật sư do các Đoàn luật sư của tỉnh đảm nhiệm, nên trên thực tế việc quản lý luật sư còn nhiểu lỏng lẻo. Việc có tổ chức luật sư toàn quốc sẽ gawcns kết công tác quản lý luật sư trên toàn quốc, qua đó sẽ đảm bảo hiệu quả hơn trong công tác theo dõi , giám sát hoạt động để phòng tránh những tiêu cực có thể xảy ra. Ở Anh, Ban quản lý luật sư tư vấn là cơ quan có trách nhiệm đảm bảo chắc chắn rằng các luật sư của Anh tuaanthur bản qui tắc đạo đưucs nghề nghiệp. Ban này thực hiện công việc này thông qua khiếu nại của khách hàng hoặc do Ban đó thành lập. Ngoài giám sát hoạt động tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, Ban còn thực hiện giám sát việc thực hiện của các tổ chức đào tạo luật sư; đưa ra các hướng dẫn và qui tắc về đạo đức nghề nghiệp cho luật sư; cung cấp thông tin cho cộng đồng về luật sư tư vấn và thực hiện các biện pháp đã được qui định 2.3 Cần xây dựng một bộ qui tắc đạo đức nghề nghiệp mang tính áp dụng toàn quốc, Thay thế cho bộ qui tắc mẫu 2002, trong đó cần qui định một cách cụ thể về những việc luật sư không được làm và buộc phải làm,không cần thiết phải làm, qui định rõ về hình thức xử lý, cách thức tiến hành xử lý hành vi vi phạm qui tắc đạo đức của luật sư. 2.4. Cần đẩy mạnh công tác phòng và chống tiêu cực trong ngành tư pháp 2.5 Đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật đến với người dân để người dân không tìm đến luật sư với tâm lý chạy án .Nếu người dân nhận thức rõ vai trò của luật sư, chắc chắn sẽ có những yêu cầu phù hợpkhông gây sức ép với luật sư trong quá trình giải quyết 2. 6. Cần nâng cao chất lượng đào tạo về đội ngũ luật sư hiên nay. Hầu hết các trường đại học có chức năng đào tạo luật đều không có môn học về đạo đức nghề luật do đó cần xây dựng các môn học về đạo đức nghề luật. Đồng thời bắt buộc sinh viên trước khi ra trường cần có chững chỉ về kĩ năng trợ giúp pháp lý cộng đồng và kĩ năng hành ngề luật sư. KẾT LUẬN Nghề nào trong xã hội cũng cần phải có đạo đức, có những chuẩn mực ứng xử trong nghề nghiệp. Tuy nhiên đối với nghề luật sư, đạo đức nghề nghiệp phản ánh rõ và đúng nhất “ tiếng nói bênh vực quyền con người” trong bất cứ xã hội nào. Tiếng nói của luật sư là tiếng nói đanh thép của những con người nhân danh công lý, là tiếng nói sinh động thức tỉnh sự thật sống dậy, là tiếng nói khơi dậy lý trí, niềm tin và long thương con người. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là thực tế cho thấy đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam có dấu hiệu đi xuống. Điều này là một trở ngại quan trọng trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền trong tương lai của chúng ta khi mà lực lượng nhân danh bảo vệ con người đang bị suy thoái dần về mặt đạo đức. Thế hệ chúng ta hiện nay, những người luật sư tương lại đang và sẽ làm gì để nắm vững sứ mệnh bảo vệ bảo vệ con người, bảo vệ xã hội và nhân loại. Hãy tự mình quyết định con đường mà cuộc sống đã lựa chọn cho chúng ta bởi lẽ “ sứ mệnh cho chúng ta đường đi nhưng chỉ có chúng ta mới biến đường đi đó thành đường đi đúng hướng”. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A,Sách và các bài viết tham khảo PGS.TS.Lê Hông Hạnh,” Đạo đức và kĩ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa”,trang 11-53. Trần Quốc Phú, “Văn hóa pháp đình”, trang 82-94. Nxb Tư pháp Trần Vũ Hải “ Đạo đức luật sư- đôi điều suy nghĩ”,trích trong “Nghề luật ,những nghĩ suy”,Nguyễn Bá Bình chủ biên,trang 23-39, nxb Tư pháp Trần Ngọc Định, “Luật sư thời hội nhập – cơ hội và thách thức” trích trong “Nghề luật,những nghĩ suy”,Nguyễn Bá Bình chủ biên,trang 40-58, nxb Tư pháp Sổ tay luât sư. Nguyễn Trọng Tỵ, “Quan hệ của luật sư đối với đồng nghiệp”, trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang 183-189, nxb Tư Pháp Lê Thu Hiền, “Quy tắc ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước” trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang 178-182, nxb Tư Pháp Trần Văn Sơn, “ Đạo đức nghề nghiệp và việc xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư hiên nay”, trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang 204-208, nxb Tư Pháp Vilaf Hồng Đức, “Tiếp nhận và từ chối vụ việc”, trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang136-148, nxb Tư Pháp Vụ bổ trợ tư pháp- Bộ tư pháp, “Thực trạng qui tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư ở Viêt Nam” trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang 118-122, nxb Tư Pháp B. Các văn bản pháp luật 1. Pháp lệnh luật sư 1987 2. Pháp lệnh luật sư 2001 3. Bộ qui tắc mẫu đạo đức nghề luật sư, Bộ tư pháp ban hành năm 2002 4. Luật luật sư 2006 5. Bộ qui tắc ứng xử nghề nghiệp cho luật sư châu Âu 6. Bộ qui tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư tư vấn pháp luật của Vương quốc Anh C. Internet 1. Báo điện tử của TW hội khuyến học: 2. Việt báo Việt Nam: MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluatmoi001.doc
Tài liệu liên quan