MỤC LỤC
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tại sao phải nghiên cứu chuyên đề này?
1.2. Mục tiêu
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Phần II. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
2.1. Thực trạng tài nguyên đất
2.1.1. Khái quát về đất đai
2.1.1.1. Đặc điểm của đất đai trong kinh tế các ngành sản xuất
2.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất trên thế giới
2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam
2.1.3.1. Tài nguyên đất của Việt Nam
2.1.3.2. Thực trạng tài nguyên đất ở Việt Nam
2.2. Phân tích và đánh giá.
2.3. Định hướng và giải pháp phát triển và tăng trưởng
2.3.1. Định hướng
2.3.2. Giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tại sao nghiên cứu chuyên đề này?
Trong nền sản xuất xã hội, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của con người ngày càng tăng lên dựa trên cơ sở của nền tảng phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của xã hội ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu đó thì không phải là vô hạn. Do đó, phải tìm mọi cách phân chia và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của xã hội và tài nguyên thiên nhiên. Các ngành Nông nghiệp, Công nghiệp và Xây dựng là những ngành sản xuất sản phẩm vật chất cho xã hội, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của nền kinh tế đất nước. Nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh trong các ngành sản xuất vật chất là yêu cầu mang tính cấp bách trong xã hội hiện nay.
Vì vậy, bộ môn “Kinh tế các ngành sản xuất” ra đời, với mục đích trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý trong các ngành sản xuất vật chất.
Nguồn lực đất là một trong những nguồn lực cơ bản nhất dùng để sản xuất ra của cải vật chất trong các ngành sản xuất được nghiên cứu trong bộ môn này. Là nguồn tài nguyên thiên nhiên do tự nhiên sinh ra tồn tai một cách độc lập với ý muốn chủ quan của con người.
Tài nguyên đất là một thành phần thuộc thế giới tự nhiên, là loại tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được. Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành do kết quả tác động qua lại, tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.
Bề mặt Trái đất là nơi con người dùng để trú ngụ, sinh sống và diễn ra nhiều hoạt động khác nhau. Không có mặt đất thì con người cũng như các sinh vật khác không thể tồn tại được. Đất chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài người. Từ xa xưa, đất đã gắn chặt với cuộc sống của người dân, của đất nước. Đất là nơi làm nhà, là nơi con người tạo ra của cải vật chất phục vụ cho bản thân mình. Người dựa vào đất, lấy đất là điểm tựa tinh thần .
Ông cha ta đã có câu “Tấc đất tấc vàng”. Đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Đất gắn liền với lòng tự trọng của dân tộc và là niềm tự hào của đất nước. Trong cuộc sống mỗi người trong một cộng đồng đều có những nét riêng và đôi khi họ bất đồng với nhau về mặt này mặt khác. Song khi đứng trước một cộng đồng một quốc gia khác họ đều có chung một lòng tự trọng, một niềm tự hào dân tộc, vì họ có cùng quê hương, đất nước.
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người vì đất là môi trường sống trên cạn và con người. Cùng với sản xuất nông nghiệp, đất cung cấp lương thực, thực phẩm – một nhu cầu không thể thiếu được đối với cuộc sống con người. Bên cạnh đó đất là nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng chứa trong nó, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Theo luật: “Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”.
Đất là một trong những nguồn lực quan trọng trong các nghành sản xuất. Trong công nghiệp đất đai là nền móng, làm địa điểm xây dựng hạ tầng cơ sở như: nhà xưởng, đường giao thông, làm cơ sở để tiến hành thao tác. Độ phì của đất không có tác dụng gì đối với vấn đề sản xuất ra sản phẩm của các nghành công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, đối với nghành nông nghiệp độ phì của đất lại rất quan trọng có tác động đến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi. Trong nông nghiệp đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng “Bản thân đất đai phát sinh như một tư liệu sản xuất”. Đối với sinh vật, đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng vật nuôi phụ thuộc vào chất lượng đất đai. Quá trình lao động và sản xuất ra sản phẩm có quan hệ mật thiết với những đặc tính của đất, chất lượng đất quyết định.
Vì vậy, đất đai có một vị trí quan trọng trong các nghành sản xuất đặc biệt là sản xuất Nông nghiệp. Đất là nguồn lực quan trọng để con người tiến hành được các hoạt động sản xuất vật chất. Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiều về Đất đai trong ngành sản xuất Nông nghiệp ở Việt Nam, hiện trạng sử dụng đất và giải pháp quản lý về đất đai hiện nay.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đất đai trong ngành sản xuất Nông nghiệp ở Việt Nam, hiện trạng sử dụng đất và giải pháp quản lý về đất đai hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
3
3
4
5
6
6
6
6
7
7
9
9
10
12
14
14
14
16
16
16
17
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………….
Tại sao phải nghiên cứu chuyên đề này? ………………………………………….
Mục tiêu……………………………………………………………………………...
Đối tượng nghiên cứu. ……………………………………………………………..
Phần II. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ……………………………………………..
2.1. Thực trạng tài nguyên đất…………………………………………………………..
2.1.1. Khái quát về đất đai……………………………………………………………….
2.1.1.1. Đặc điểm của đất đai trong kinh tế các ngành sản xuất……………………….
2.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất…………………………………...
2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất trên thế giới……………………………………………...
2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam……………………………………………….
2.1.3.1. Tài nguyên đất của Việt Nam…………………………………………………..
2.1.3.2. Thực trạng tài nguyên đất ở Việt Nam. ………………………………………..
2.2. Phân tích và đánh giá. ……………………………………………………………...
2.3. Định hướng và giải pháp phát triển và tăng trưởng……………………………….
2.3.1. Định hướng………………………………………………………………………..
2.3.2. Giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất. ……………………...
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………….
3.1. Kết luận……………………………………………………………………………...
3.2. Kiến nghị. …………………………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tại sao nghiên cứu chuyên đề này?
Trong nền sản xuất xã hội, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của con người ngày càng tăng lên dựa trên cơ sở của nền tảng phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của xã hội ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu đó thì không phải là vô hạn. Do đó, phải tìm mọi cách phân chia và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của xã hội và tài nguyên thiên nhiên. Các ngành Nông nghiệp, Công nghiệp và Xây dựng là những ngành sản xuất sản phẩm vật chất cho xã hội, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của nền kinh tế đất nước. Nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh trong các ngành sản xuất vật chất là yêu cầu mang tính cấp bách trong xã hội hiện nay.
Vì vậy, bộ môn “Kinh tế các ngành sản xuất” ra đời, với mục đích trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý trong các ngành sản xuất vật chất.
Nguồn lực đất là một trong những nguồn lực cơ bản nhất dùng để sản xuất ra của cải vật chất trong các ngành sản xuất được nghiên cứu trong bộ môn này. Là nguồn tài nguyên thiên nhiên do tự nhiên sinh ra tồn tai một cách độc lập với ý muốn chủ quan của con người.
Tài nguyên đất là một thành phần thuộc thế giới tự nhiên, là loại tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được. Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành do kết quả tác động qua lại, tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.
Bề mặt Trái đất là nơi con người dùng để trú ngụ, sinh sống và diễn ra nhiều hoạt động khác nhau. Không có mặt đất thì con người cũng như các sinh vật khác không thể tồn tại được. Đất chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài người. Từ xa xưa, đất đã gắn chặt với cuộc sống của người dân, của đất nước. Đất là nơi làm nhà, là nơi con người tạo ra của cải vật chất phục vụ cho bản thân mình. Người dựa vào đất, lấy đất là điểm tựa tinh thần .
Ông cha ta đã có câu “Tấc đất tấc vàng”. Đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Đất gắn liền với lòng tự trọng của dân tộc và là niềm tự hào của đất nước. Trong cuộc sống mỗi người trong một cộng đồng đều có những nét riêng và đôi khi họ bất đồng với nhau về mặt này mặt khác. Song khi đứng trước một cộng đồng một quốc gia khác họ đều có chung một lòng tự trọng, một niềm tự hào dân tộc, vì họ có cùng quê hương, đất nước.
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người vì đất là môi trường sống trên cạn và con người. Cùng với sản xuất nông nghiệp, đất cung cấp lương thực, thực phẩm – một nhu cầu không thể thiếu được đối với cuộc sống con người. Bên cạnh đó đất là nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng chứa trong nó, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Theo luật: “Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”.
Đất là một trong những nguồn lực quan trọng trong các nghành sản xuất. Trong công nghiệp đất đai là nền móng, làm địa điểm xây dựng hạ tầng cơ sở như: nhà xưởng, đường giao thông, làm cơ sở để tiến hành thao tác. Độ phì của đất không có tác dụng gì đối với vấn đề sản xuất ra sản phẩm của các nghành công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, đối với nghành nông nghiệp độ phì của đất lại rất quan trọng có tác động đến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi. Trong nông nghiệp đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng “Bản thân đất đai phát sinh như một tư liệu sản xuất”. Đối với sinh vật, đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng vật nuôi phụ thuộc vào chất lượng đất đai. Quá trình lao động và sản xuất ra sản phẩm có quan hệ mật thiết với những đặc tính của đất, chất lượng đất quyết định.
Vì vậy, đất đai có một vị trí quan trọng trong các nghành sản xuất đặc biệt là sản xuất Nông nghiệp. Đất là nguồn lực quan trọng để con người tiến hành được các hoạt động sản xuất vật chất. Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiều về Đất đai trong ngành sản xuất Nông nghiệp ở Việt Nam, hiện trạng sử dụng đất và giải pháp quản lý về đất đai hiện nay.
1.2. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
- Làm rõ được các vấn đề liên quan đến đất, nêu được tầm quan trọng của nguồn lực đất trong kinh tế các nghành sản xuất.
- Thông qua bài tiểu luận, giúp người đọc hiểu rõ được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của đất trong các lĩnh vực sản xuất.
* Mục tiêu cụ thể:
- Nêu rõ được đặc điểm, vai trò, vị trí của đất trong các nghành sản xuất.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
- Nêu lên được thực trạng khai thác và sử dụng đất, hiện trạng của tài nguyên đất hiện nay và các phương án cải tạo đất.
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể phát triển và tăng trưởng nguồn lực đất hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ nghiên cứu về nguồn lực của đất. Tìm hiểu và phân tích về các mặt sau:
Đặc điểm, tính năng của đất trong ngành sản xuất nông nghiệp.
Hiệu quả sử dụng đất.
Thị trường đất đai.
Thực trạng sử dụng đất hiện nay.
Giá trị sử dụng của đất.
Các giải pháp hiện nay của nhà nước trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu các vấn đề xung quanh đất đai và nguồn lực của nó.
Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá, tổng hợp.
Đưa ra giải pháp và kiến nghị.
* * *
Phần II. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
2.1. Thực trạng tài nguyên đất:
2.1.1. Khái quát về đất đai:
2.1.1.1. Đặc điểm của đất đai trong kinh tế các ngành sản xuất:
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất vật chất. Có những đặc điểm chủ yếu sau:
* Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được
Đất đai là tư liệu sản xuất vì nó vừa là tư liệu lao động khi đất đai sản xuất ra sản phẩm, vừa là đối tượng lao động khi đất đai chịu tác động của công cụ lao động. Con người sử dụng hệ thống công cụ tác động vào đất để làm ra sản phẩm.
Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu bởi vì không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp, không có các công trình xây dựng, không có các nhà máy công nghiệp.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, với các loại tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng chúng bị hao mòn, nhưng đối với đât nếu biết sử dụng hợp lý thì đất có thể ngày càng tốt hơn.
* Đất đai có vị trí cố định
Đất gắn liền với các vị trí địa lý, địa hình, cho nên mỗi vùng đều có một diện tích đất cố định. Đất gắn chặt với các điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, thời tiết của vùng đó. Tùy vào điều kiện từng vùng mà có phương thức sản xuất phù hợp.
Tính cố định của đất đai gắn liền với điều kiện kinh tế của vùng. Trong Nông nghiệp điều đó là điều kiện để quyết định nên sản xuất sản phẩm nào thì thu được lợi nhuận cao. Đối với Công nghiệp thì đó là lực lượng lao động của vùng, điều kiện vận chuyển vât tư hang hóa , thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với xây dựng thì đó là vị trí công trình nhà xưởng, hạ tầng cơ sở,…
* Diện tích đất có hạn
Đất có giới hạn sẵn của diện tích bề mặt quả cầu, diện tích đất đai gắn với diện tích của vỏ Trái đất. Xét trên góc độ kinh tế đường cung của diện tích đất đai tuân theo quy luật cung - cầu trong thị trường.
* Đất xuất hiện tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người
Bởi lẽ, đất là một trong những yếu tố tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất. Khi con người xuất hiện thì đất đã có rồi. Đất đai thực chất là của cải của tự nhiên, không do lao động sáng tạo ra.
* Đất thuộc sở hữu chung của toàn xã hội không riêng một ai
Theo Luật Đất đai, thì đất thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức xã hội, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài dưới hình thức giao đất. Nhà nước có thể thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng đất.
* Đất là hàng hóa đặc biệt
Đất đai là hàng hóa nhưng khác với các loại hàng hóa thông thường khác. Các loại hàng hóa bình thường khác thì thống nhất giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu. Còn đất đai không thống nhất hai quyền trên. Đối với đất đai, quyền sở hữu là của toàn dân mà Nhà nước là người đại diện.
2.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất:
Sử dụng đất trong các ngành sản xuất như thế nào hợp lý và có hiệu quả. Ta có những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau:
- Năng suất đất đai ( Wd): là giá trị sản lượng sản phẩm tính trên một đơn vị diện tích trong một thời gian nhất định, thường tính cho một năm. Chỉ tiêu này thường được tính cho diện tích đất canh tác.
- Hệ số sử dụng ruộng đất ( Hd ): là tổng diện tích gieo trồng chia cho tổng diện tích canh tác trong thời gian của một chu kỳ sản xuất ( thường tính cho một năm).
Hd = ( Tổng diện tích gieo trồng) : (Tổng diện tích canh tác)
- Độ phì nhiêu của đất: là năng suất cây trồng vật nuôi thu được trên đơn vị diện tích trong một thời gian nhất định. Thường dùng chỉ tiêu này để đánh giá độ phì nhiêu của đất có được cải thiện hay bị giảm xuống trong quá trình sử dụng đất
Thông qua các chỉ tiêu trên mà người ta có những phương án sử dụng đất hợp lý và hiệu quả. Tránh tình trạng sử dụng đất thiếu hợp lý, lãng phí nguồn đất, gây tổn hại trực tiếp và gián tiếp đến tài nguyên đất.
2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất trên Thế giới:
Theo số liệu năm 1995, tổng diện tích đất, cũng như đất nông nghiệp của thế giới được ghi trong bảng dưới đây:
Bảng 1. Tài nguyên đất trên thế giới (triệu ha)
Khu vực
Tổng diện tích
Tiềm năng đất nông nghiệp
Diện tích đất canh tác
Diện tích đất được tưới
Châu Phi
2964
734
185
11
Châu Á
2679
627
451
142
Châu Đại Dương
843
153
49
2
Châu Âu
473
174
140
17
Bắc Mỹ
2138
465
274
26
Nam Mỹ
1753
681
142
9
Liên Xô cũ
2227
356
233
20
Tổng số
13077
3190
1474
227
Nguồn: Ghassemi và các cộng sự, 1995. ( Trích dẫn từ FAO, 1989)
Sự bùng nổ dân số trên thế giới trong thế kỷ XX đã làm tăng sức ép dân số lên đất nông nghiệp của thế giới, đặc biệt là ở khu vực các nước kém phát triển vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh, dẫn tới việc khai thác quá mức không hợp lý các vùng đất này, làm cho đất bị suy thoái đáng kể. Sự gia tăng dân số trên Thế giới làm tăng mạnh sức ép lên đất nông nghiệp. Sự đầu tư năng lượng hóa thạch ngày càng cao trong phát triển Nông nghiệp nhằm giải quyết vấn đề lương thực đã dẫn tới tình trạng suy thoái nhanh chóng hệ thống sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của FAO, hiện nay thế giới có khoảng 10% diện tích đất nông nghiệp, tương đương với 1,5 tỷ ha, trong khi dân số thế giới là 6,5 tỷ người. Nhưng theo dự báo của Quỹ dân số thế giới thì đến năm 2050 dân số thế giới sẽ là 10 tỷ. Trong khi đó đất nông nghiệp màu mỡ ngày một giảm đi nhanh chóng, do đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển giao thông và nhà ở (theo FAO mỗi năm mất đi 8 triệu ha) và do canh tác quá mức và không hợp lý dẫn tới chua hóa, mặn hóa, sa mạc hóa (mỗi năm mất đi 4 triệu ha). Sức ép dân số lên đất nông nghiệp tăng mạnh trong những thập kỷ tới.
Làm thế nào để hạn chế suy thoái của đất Nông nghiệp và đáp ứng đủ nhu cầu của nhân loại đang là một vấn đề lớn đặt ra. Canh tác bất hợp lý đất nông nghiệp: 552 triệu ha; khai thác quá mức thảm thực vật để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt: 133 triệu ha; các hoạt động công nghiệp dẫn tới ô nhiễm đất: 23 triệu ha. Mức độ suy thoái đất trên thế giới được chỉ ra trong bảng sau:
Bảng 2. Mức độ suy thoái đất trên thế giới do con người gây ra
Dạng suy thoái
Nhẹ
(triệu ha)
Trung bình (triệu ha)
Nặng
(triệu ha)
Rất nặng
(triệu ha)
Tổng số
(triệu ha)
Xói mòn do nước
310,2
454,5
164,2
3,8
920,3
Xói mòn do gió
230,5
213,5
9,4
0,9
454,2
Mất dinh dưỡng
52,4
63,5
19,8
-
135,3
Mặn hóa
34,8
20,4
20,3
0,8
76,3
Ô nhiễm
4,1
17,1
0,5
-
21,8
Chua hóa
1,7
2,7
1,3
-
5,7
Kết cấu viên
34,6
22,1
11,3
-
68,2
Úng
6,0
3,7
0,8
-
10,5
Giảm chất hữu cơ
3,4
1,0
0,2
-
4,6
Tổng số
Nguồn: Oldeman và các cộng sự, 1991.
Thâm canh nông nghiệp theo kiểu đầu tư năng lượng hóa thạch như phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, các chất kích thích sinh trưởng, thủy lợi hóa và cơ giới hóa là một xu hướng tất yếu trong phát triển nông nghiệp các nước ở vùng nhiệt đới. Điều này làm thay đổi các tính chất của đất dẫn đến sự suy thoái đất nông nghiệp vùng nhiệt đới ngày càng trầm trọng hơn.
Việc sử dụng các loại năng lượng hóa thạch đã khiến cho đất đai chịu những ảnh hưởng sau:
Làm thay đổi tính chất hóa học của đất: chua hóa đất, mặn hóa đất nông nghiệp,…
Làm thay đổi tính chất vật lý của đất.
Làm thay đổi tính chất sinh học của đất.
Xói mòn.
Sa mạc hóa.
2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam:
2.1.3.1. Tài nguyên đất của Việt Nam:
Theo kết quả nghiên cứu của Hội Khoa Học Đất Việt Nam ( năm 2000), tài nguyên đất của Việt Nam rất đa dạng về loại hình thổ nhưỡng, bao gồm 19 nhóm đất và 54 đơn vị đất. Trong đó có 11 nhóm chính sau:
Đất cát: 533.434 ha
Đất phù sa: 3.400.059 ha
Đất mặn thời vụ (mùa khô): 825.255 ha; Đất mặn thường xuyên: 446.911 ha
Đất phèn: 587.771 ha
Đất xám: 2.347.829 ha
Đất thung lũng: 378.914 ha
Đất đen than bùn: 250.773 ha
Đất đỏ Bazan: 2.683.931 ha
Đất đỏ vàng: 14.803.319 ha
Đất mùn đỏ vàng trên núi: 3.503.024 ha
Đất xói mòn trơ sỏi đá: 405.727 ha.
2.1.3.2. Thực trạng tài nguyên đất ở Việt Nam:
Theo Niên Giám Thống Kê ( năm 2000), diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 32.924.100 ha. Chúng đã được đưa vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau 69,6% tổng diện tích đất tự nhiên, tức 22,9 triệu ha. Trong đó:
Đất nông nghiệp là 9.345.400 ha, chiếm 28,4% đất tự nhiên
Đất lâm nghiệp (có rừng) là 11.575.400 ha, chiếm 32,5%
Đất chuyên dùng là 1.532.800 ha, chiếm 4,7%
Đất nhà ở là 443.200 ha, chiếm 1,3%.
Diện tích đất chưa được sử dụng cả nước là 10,008 triệu ha, chiếm khoảng 30,4% diện tích tự nhiên. Trong đó:
Đất đồi núi trọc: 8,55 triệu ha, chiếm 26% diện tích tự nhiên.
Còn lại là núi đá, mặt nước và đất chưa sử dụng khác.
Như vậy bình quân đầu người sử dụng đất Nông nghiệp của ta khoảng 0,12 ha, gần như thấp nhất thế giới.
Nếu như so sánh với số liệu thống kê của tổng cục quản lý ruộng đất năm 1985 thì đất Nông nghiệp đã tăng lên từ 6,9 triệu ha năm 1985 đến 8,1 triệu ha năm 1997. Diện tích đất Nông nghiệp chủ yếu tăng lên ở vùng Tây Nguyên (cao su, cà phê), Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong đất nông nghiệp có sự thay đổi lớn về cơ cấu cây trồng. Nhìn chung tỷ lệ diện tích cây trồng hằng năm giảm từ 76,7% năm 1980 xuống còn 61,1% năm 1997. Trong khi đó đất trồng cây lâu năm lại tăng lên từ 14,9%, đến năm 1990 lên 19,2% năm 1997. Trong các cây hằng năm thì diện tích đất trồng lúa chiếm phần lơn, khoảng 4,2 triệu ha, tập trung ở Đồng bằng sông Hồng (576,400 ha) và đồng bằng sông Cửu Long (2.062.700 ha), còn lại là đồng bằng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và các vùng khác.
Bảng 3. Diện tích đất lúa
( Đơn vị: ha)
Khu vực
1993
1998
Đồng bằng sông Hồng
585.300
576.400
Đông Bắc Bắc Bộ
464.600
457.400
Tây Bắc Bắc Bộ
123.700
58.700
Bắc Trung Bộ
420.500
394.400
Nam Trung Bộ
208.500
205.800
Tây Nguyên
125.500
94.600
Đông Nam Bộ
381.900
363.400
Đồng bằng sông Cửu Long
1.942.200
2.062.700
Cả nước
4.252.100
4.213.400
Về thực trạng sử dụng đất hiện nay, nhìn chung đất chuyên dùng (đô thị, công nghiệp, giao thông vận tải) đang có xu hướng tăng lên rất mạnh do Đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa. Trong khi đó dân số tăng nhanh, nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên tạo sức ép dân số. Diện tích đất Nông nghiệp đang bị giảm đi khá mạnh. Ví dụ, theo Bảng 2.2.1 từ năm 1993 đến 1998, diện tích đất trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng đã giảm đi gần 10.000 ha.
Trong những năm gần đây, công nghiệp, đô thị và giao thông phát triển mạnh, diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng giảm đi với tốc độ cao hơn. Nếu chúng ta không có quy hoạch và quản lý tốt thì diện tích đất nông nghiệp màu mỡ ở đồng bằng sẽ giảm đi nhanh chóng.
Về chất lượng đất, do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới mưa nhiều và tập trung nên xói mòn, rửa trôi diễn ra khá mạnh vào mùa mưa, dẫn tới đất dễ bị suy thoái, cạn kiệt dinh dưỡng.
Theo kết quả nghiên cứu ở bảng sau cho thấy lượng đất mặt mất đi hàng năm do xói mòn là rất lớn, phụ thuộc vào độ dốc, loại đất và hệ thống canh tác.
Bảng 4. Lượng đất mất đi do xói mòn ( tấn/ha/năm)
Địa phương
Đá mẹ
Độ dốc
( o )
Hệ thống cây trồng
Lượng đất
bị mất
Hòa Bình
Phiến sét
17
Ngô + đậu đen
(không băng chắn, 1887 – 1992 )
22,6
Hòa Bình
Phiến sét
17
Sắn 9 (không băng chắn)
Có băng chắn cốt khí
Ô trống
23,7
18,6
170
Phú Thọ
Gờnai
15
Lạc ( không băng chắn, 1996)
Có băng cỏ
60,7
33,0
Đắc Lắc
Bazan
5 – 8
Cà phê thuần (1992 – 1996)
Đất trống
6,7
7,1
Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam, 2000
Kết quả nghiên cứu xói mòn trên đất canh tác nương rẫy ở vùng Tây Bắc được chỉ ra trong bảng sau:
Bảng 5. Xói mòn trên đất nương rẫy ở Tây Bắc
Vụ
Độ dày lớp đất bị mất (cm)
Lượng đất mất (tấn/ha)
Vụ 1 (1962)
0,79
119,2
Vụ 2 (1963)
0,88
134,0
Vụ 3 (1964)
0,77
115,5
Cả 3 vụ
2,44
366,7
2.2. Phân tích và đánh giá:
Qua các số liệu được nêu ở trên cho thấy, thực trạng đất hiện nay đang có chiều hướng xấu đi. Dưới sức ép của bùng nổ dân số, quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa, các hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế khiến chất lượng của đất đai ngày càng suy giảm.
Hoạt động Nông nghiệp ngày càng phát triển kéo theo xu thế sử dụng đất đai ngày càng lớn. Các số liệu đã nêu ở phần trước đã cho ta thấy vai trò của đất trong ngành Nông nghiệp cũng như các ngành khác.
Bên cạnh đó sự khai thác quá mức cũng như chế độ canh tác không hợp lý ở những vùng khô hạn có chỉ số khô hạn từ 0,05 đến 0,65 đã dẫn tới sa mạc hóa (Ninh Thuận, Bình Thuận,…). Sa mạc hóa ở nước ta diễn ra với các nguyên nhân sau:
Do chặt phá rừng.
Do cát bay ven biển.
Do đất mặn hóa.
Do phèn hóa.
Do canh tác nông nghiệp quá mức.
Do khai thác mỏ bừa bãi.
Ở đồng bằng, do sức ép dân số, nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh cao, đầu tư nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước tưới. Trong khi đó ít chú ý đến việc trả lại chất hữu cơ cho đất đã làm đất xấu đi rõ rệt.
Ngày nay, ô nhiễm môi trường đất không còn xa lạ gì nữa. Nguồn đất bị ô nhiễm bởi một số nguyên nhân sau: các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, do hoạt động nông nghiệp,… Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó, người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:
Ô nhiễm do các tác nhân hóa học.
Ô nhiễm do tác nhân sinh học.
Ô nhiễm do tác nhân vật lý.
Ô nhiễm nguồn nước cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ô nghiễm nguồn đất. Khi nước thấm sâu vào lòng đất thì đất cũng bị ô nhiễm theo.
Việc sử dụng các chất hóa học phục vụ trong sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng tới môi trường đất.
Mặc dù, đối với con người đất đai là một phần không thể thiếu, rất quan trọng của con người. Đất đai có mặt trong tất cả các hoạt động sống. Nhưng việc chúng ta quá lạm dụng đất đai để mưu cầu lợi ích cá nhân đã gây tổn hại đến nguồn đất ở hiện tại và tương lai.
2.3. Định hướng và giải pháp phát triển và tăng trưởng:
2.3.1. Định hướng:
Định hướng sử dụng đất đai là kết hợp chặt chẽ giữa thâm canh tăng năng suất với mở rộng diện tích. Gắn việc sử dụng đất nông nghiệp với việc sử dụng các nguồn lực khác để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa.
Giải quyết tốt giữa việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, nâng cao độ phì của đất, ngăn ngừa suy thoái đất trong nông nghiệp cũng như ở các ngành khác sản xuất khác.
Giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm đến tài nguyên đất, bảo vệ đất trước các tác động xấu của con người.
2.3.2. Giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất:
- Hoàn thiện và thực hiện tốt luật đất đai. Luật đất đai được Quốc Hội Nhà nước Việt Nam thông qua vào năm 1993, qua thời gian Luật đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần để ngày càng hoàn thiện hơn. Chỉ trên cơ sở một bộ luật hoàn chỉnh và sự bình đẳng của mọi tầng lớp nhân dân trong việc thi hành luật thì chúng ta mới quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý đất của Nhà nước. Cho đến nay chúng ta đã xây dựng bộ máy quản lý đất cảu Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống này còn nhiều yếu kém chưa thực hiện hiệu quả các chức năng quản lý đất đai của mình. Vì vậy, chúng ta cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý này để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
- Bảo vệ và khai thác hợp lý rừng và đất rừng. Chặt phá rừng bừa bãi là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái vùng đất dốc, đe dọa tính bền vững của các vùng đất thấp. Bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng là khâu quan trọng trong phát triển và duy trì lâu dài nguồn tài nguyên rừng.
- Nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc để hạn chế sự xói mòn đất, bồi lắng lòng sông, các hiện tượng suy thoái đất. Ngoài ra còn góp phần cải tạo môi trường thiên nhiên, tạo bầu không khí mát mẻ trong lành, tạo nơi trú ngụ cho nhiều loài động vật.
- Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sinh thái. Sử dụng đất trong Nông nghiệp đã gây ra hiện tượng suy thoái đất do sử dụng nhiều hóa chất tác động đến môi trường đất. Do đó, muốn bảo vệ và tránh suy thoái nguồn đất, phải duy trì hàm lượng chất hữu cơ trong đất bằng việc tăng cường bón phân hữu cơ và trả lại các tàn dư thực vật cho đất và các giải pháp kỹ thuật khác.
- Khai thác và sử dụng hợp lý các vùng đất có vấn đề. Các vùng đất mặn, đất phèn, đất cát ven biển, đất lầy thụt là những vùng đất khó khăn trong phát triển Nông nghiệp. Tuy nhiên nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng nó một cách hợp lý thì cũng sẽ trở thành những vùng đất có hiệu quả kinh tế cao.
* * *
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua bài tiểu luận trên, chúng ta thấy đất đai đóng vai trò quan trọng trong mọi ngành sản xuất, trong đó có sản xuất Nông nghiệp.
Bề mặt đất là nơi chúng ta trồng trọt chăn nuôi, phì nhiêu bên trong đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống. Nhờ có đất thì chúng ta mới phát triển được Nông nghiệp cũng như tác động đến việc cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.
Đất đai là nguồn lực cơ bản cho bất kỳ quá trình sản xuất nào. Đất vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho quá trình sản xuất Nông nghiệp. Không chỉ riêng nguồn lực đất mà nó còn phải kết hợp các nguồn lực khác: nguồn lực lao động; nguồn lực vốn; nguồn lực khoa học công nghệ; nguồn lực nguyên liệu; nguồn lực nhiên liệu vật liệu. Mỗi nguồn lực đóng một vai trò nhất định trong hoạt động sản xuất vật chất, chúng có mối quan hệ với nhau rang buộc nhau. Tùy từng điều kiện sản xuất cụ thể mà có từng loại nguồn lực quan trọng nhất định.
Không những đất đai có vai trò quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp mà còn có nhiều vai trò khác nhau ở các hoạt động sản xuất vật chất khác trong công nghiệp, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên không phải là vô hạn trong khi các hoạt động của con người lại quá dựa giẫm và lạm dụng nguồn tài nguyên này. Chúng ta chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài sau này, khi thế hệ sau tiếp nối thế hệ đi trước. Việc lạm dụng quá mức vào tài nguyên không những khiến cho nguồn tài nguyên cạn kiệt mà chất lượng của nguồn tài nguyên giảm sút nhanh chóng. Điều đó không những ảnh hưởng ở hiện tại mà còn là một vấn đề kéo dài đến tương lai nếu con người không dừng lại các hành động sai trái của mình.
Mặc dù, tài nguyên đất là loại tài nguyên có thể tái tạo được. Nhưng, tốc độ sử dụng và khai thác nguồn đất diễn ra quá nhanh chóng mà tốc độ tái tạo không diễn ra kịp. Khi đất không đủ sức tái tạo thì suy thoái đất là điều tất nhiên xảy ra. Suy thoái đất gây khó khăn cho sản xuất Nông nghiệp, khó khăn cho cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, còn là ô nhiễm nguồn đất, nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Môi trường bị ô nhiễm thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến con người và các sinh vật khác là điều tất yếu không thể chối cãi được.
Làm thế nào để quản lý tốt đất đai hiện nay, khôi phục và bảo vệ tài nguyên đất là vấn đề hàng đầu của các nước trên thế giới hiện nay trong đó có Việt Nam.
Tài nguyên là món quà quý giá do thiên nhiên ban tặng. Đất mẹ ưu ái cho chúng ta nhiều sản vật quý. Đất đai đã gắn liền với mỗi tâm hồn tư tưởng của con người và của cả một dân tộc. Chúng ta nên trân trọng, giữ gìn từng tấc đất. Đất là tài sản vô giá của mỗi con người.
Mong rằng, qua bài tiểu luận này. Chúng ta sẽ hiểu hơn về vai trò tài nguyên đất và thực trạng hiện nay của nó. Có trách nhiệm đối với sự tồn tại của tài nguyên trong mỗi hành động và ý thức của chính mình.
3.2. Kiến nghị:
Thông qua đề tài được nêu trên, Nhà nước tăng cường quản lý chặt chẽ theo đúng pháp luật hơn trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất. Ban hành các chính sách hợp lý và hiệu quả trong công tác quản lý.
Khôi phục những mảnh đất bị suy thoái, tránh lãng phí, dư thừa đất một cách vô lý. Giảm các tác động dẫn tới ô nhiễm nguồn đất. Nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải ở các nhà máy công nghiệp, khu dân cư tránh ô nhiễm trong lòng đất.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tránh lạm dụng quá mức không cần thiết trong sản xuất Nông nghiệp. Phối hợp nhiều biện pháp tối ưu và hiệu quả trong sử dụng đất./.
* * *
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Kinh tế các ngành sản xuất, 2010. Chủ biên: TS. Dương Văn Hiếu.
2, Giáo trình Kinh tế tài nguyên, 2009. Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Song.
3, Giáo trình Sinh thái môi trường, 2006. Chủ biên: Phạm Văn Phê.
4, Một số tài liệu tham khảo của một số tổ chức trên thế giới và Việt Nam./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_kinh_te_cac_nghanh_san_xuat_7473.doc