Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế

PHẦN MỞ ĐẦU 1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự ngiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử là sự nghiệp chung của đại gia đình 54 dân tộc từ Bắc chí Nam. Mỗi vùng, mỗi miền cả Tổ Quốc đều đã đóng góp xứng đáng công sức của mình trong xây dựng và bảo vệ quê hương – đất nước để ngày hôm nay có được một non sông thống nhất và tươi đẹp. Thừa Thiên Huế là vùng đất kể từ năm 1306 mới thực sự trở thành một bộ phận của nước Đại Việt, đến nay chưa tròn 700 năm nhưng đã gắn bó chặt chẽ với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Trong khoảng thời gian khá dài ấy, Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống Văn Hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù – bản địa của một vùng đất không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa Việt Nam vừa dung hợp với tinh hoa của dòng văn hóa từ bên ngoài để hình thành những đặc trưng của Huế. Dòng văn hóa đó đã tạo nên những nét đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như : cách ứng xử tính cách của con người Huế, tôn giáo, kiến trúc, nghệ thuật, trang phục, lễ hội, nghành nghề thủ công nhưng thể hiện đậm nét nhất là văn hóa ẩm thực. Từng là kinh đô phồn hoa của Triều Nguyễn, là nơi sinh sống của các tầng lớp đế vương, nơi hội tụ của những tạo nhân mặc khách, công hầu khanh tướng nên miếng ăn thức uống theo lệ “Phú quý sinh lễ nghĩa” đã ảnh hưởng sâu sắc đến ẩm thực Huế. Do vậy mà người Huế không chỉ giỏi chế biến món ăn bình dân mà còn làm được những món ăn cực kỳ tinh tế chỉ dùng trong chốn vương phủ. Ngày nay tuy không còn giữ vai trò của một trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhưng Huế vẫn là nơi duy trì những bóng dáng xưa cũ của một triều đại với tất cả lối sống vàng son và dĩ nhiên trong những đặc trưng văn hóa lâu đời ở Huế vốn văn hóa về ăn uống góp phần không nhỏ trong việc hình thành nét văn hóa và phong cách con người xứ Huế. Khi tìm hiểu về nguồn gốc của nét văn hóa ẩm thực cũng như nguồn gốc của đô thị Huế chúng ta không thể không đề cập đến Kim Long với vai trò là tiền thân trực tiếp của Huế. Kim Long từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn, là hạt nhân trung tâm không chỉ về chính trị, quân sự mà còn cả về kinh tế, văn hóa của Đàng Trong. Đây là nơi đã chuẩn bị tất cả các điều kiện để rồi cách đây đúng 310 năm đô thị Phú Xuân – Huế được khai sinh. Với vị thế nằm ở bờ Bắc sông Hương – nơi cung cấp nguồn nước ngọt ngào cộng với bàn tay tài hoa của người dân nơi đây đã làm cho những đồ ăn thức uống nơi đây trở thành những tác phẩm nghệ thuật của ẩm thực. Những điều kiện trên đã hội tụ lại làm nên một làng nghề ẩm thực – Kim Long với những món ăn mang hương vị và màu sắc riêng tổng hòa trong ẩm thực chung của xứ kinh đô này. Là một sinh viên sống và học tập cũng đã được gần ba năm, mảnh đất xứ Huế đã để lại trong lòng tôi nhiều ấn tượng. Giờ đây, chỉ còn một năm nữa là tôi sắp phải xa Huế, trở về với quê hương, lòng tôi tràn ngập cảm xúc; đó là sự lưu luyến bâng khuâng, nghẹn ngào. Quãng đời sinh viên sống trên đất Huế, đó là quãng thời gian không phải là dài nhưng cũng không phải là ngắn. Nó giúp tôi trưởng thành nhiều hơn trong cuộc sống ngày ngày phải lo cho mình từ đồ ăn thức uống để phục vụ việc học tập được tốt. Cách sống tự lập dường như mang lại cho tôi nhiều kinh nghiệm sống và trở thành người đảm đang hơn trong công việc bếp núc. Được tiếp thu những kiến thức từ nhà trường và những gì được biết về làng Kim Long nói riêng và Huế nói chung, tôi muốn nghiên cứu đề tài “dấu ấn ẩm thực của làng nghề Kim Long ở Huế” để thấy được giá trị đặc sắc của văn hóa cũng như tính cách của con người nơi đây được thể hiện trong từng món ăn, và thấy được vai trò của món ăn Kim Long đối với sự phát triển của du lịch tỉnh nhà, đặc biệt hơn cả thông qua việc nghiên cứu, tiếp xúc tìm hiểu về từng loại món ăn đã giúp tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc chế biến và thưởng thức các món ăn. Đó là hành trang vững chắc nhất để tôi và các bạn nữ tự tin bước vào cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế”. 2 . LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ : Đề tài này nhằm làm nổi bật những nghệ thuật ẩm thực xứ Huế để vừa thấy được cái chung của ẩm thực Huế trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam, nhưng cũng để thấy được hương vị riêng, sắc thái riêng và dấu ấn riêng mà chỉ riêng làng Kim Long mới có được trong văn hóa ẩm thực, sản sinh ra ngay chính trên mảnh đất này. Từ trước đến nay có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu và nghiên cứu về làng nghề Kim Long. Như nhà nghiên Phan Thanh Hải đã tìm hiểu và nghiên cứu về quá trình hình thành và diện mạo của thủ phủ Kim Long trước năm 1687, Nguyễn Văn Ngọc với tác phẩm Phố vườn Kim Long – Làng du lịch văn hóa tương lai. Có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu viết về làng nghề Kim Long đã được biên soạn thành sách hoặc được đăng trên các tạp chí. Như Lê Nguyễn Lưu viết sách Tài liệu Hán Nôm về làng xã ở Huế (1996); Trương Minh Trai viết sách Tổng quan văn hóa Huế ( 2008 ). Nói chung, làng nghề Kim Long từ xưa đến nay luôn nhận được sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu lịch sử ở Huế và khắp cả nước mà còn được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử nước ngoài. Bài tiểu luận viết về ẩm thực làng nghề Kim Long chỉ là một tư liệu để góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như tham quan du lịch trong thời gian tới. 3 . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : “Làng nghề Kim Long ở Huế ” 4 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp điền dã, phương pháp thực tế. 5 . BỐ CỤC ĐỀ TÀI : Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, hình ảnh minh họa và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Những nhân tố hình thành không gian văn hóa Huế và làng nghề Kim Long Chương 2: Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế Chương 3: Ẩm thực làng nghề Kim Long với việc phát triển văn hóa, kinh tế, du lịch và một số vấn đề đặt ra. MỤC LỤC A . PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2 . LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ : 3 3 . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : 4 4 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 4 5 . BỐ CỤC ĐỀ TÀI : 4 B . PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ VÀ LÀNG NGHỀ KIM LONG 5 1.1 Những nhân tố hình thành không gian văn hóa Huế : 5 1.1.1 Khái niệm không gian văn hóa Huế: 5 1.1.2 Những nhân tố tự nhiên: 6 1.1.3 Điều kiện lịch sử : 7 1.1.4 Con người xứ Huế : 9 1.2 Khái quát về làng Kim Long ở Huế : 7 1.2.1 Vị trí địa lý : 10 1.2.2. Lịch sử hình thành làng Kim Long : 12 1.2.3. Dân cư, điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa : 13 CHƯƠNG 2 : DẤU ẤN ẨM THỰC LÀNG NGHỀ KIM LONG Ở HUẾ 14 2.1. Các đặc sản ẩm thực của làng nghề Kim Long 14 2.1.1. Bánh ướt thịt nướng Kim Long : 15 2.1.2. Mứt gừng xứ Huế : 19 2.1.3. Làng bánh in “tiến vua uống trà” vào Tết : 19 2.2. Nghệ thuật chế biến các món ẩm thực ở làng nghề Kim Long : 21 2.2.1. Chọn ẩm thực và phối hợp nguyên liệu gia vị và chế biến : 21 2.2.2. Hợp lý trong sử dụng dụng cụ và nghệ thuật trang trí : 24 CHƯƠNG 3 : ẨM THỰC LÀNG NGHỀ KIM LONG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, KINH TẾ, DU LỊCH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 26 3.1. Dấu ấn ẩm thực làng Kim Long 26 3.2. Thực trạng việc phát triển làng nghề Kim Long – Huế hiện nay và một số vấn đề đặt ra 35 C. KẾT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC ẢNH 42

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh đời sống, quan điểm và lạc thú qua ăn uống của từng vùng khác nhau. Mỗi tỉnh mỗi địa phương có thức ăn hợp khẩu vị riêng. Những thứ đặc sắc tiêu biểu nhất được tập trung ở một số tỉnh và thành phố lớn trong đó phải kể đến món ăn Huế. Ẩm thực Huế nổi tiếng cả nước, góp phần làm phong phú cho nghệ thuật ăn uống của Việt Nam. Huế vốn là đất kinh kì, có hai món ăn chính : món ăn quý tộc và món ăn bình dân. Món ăn quý tộc là những món ăn sang trọng gồm cao lương mĩ vị, loại nem công chả phượng, mâm cao cổ đầy những món ăn dành cho vua chúa trước đây. Món ăn bình dân là những món ăn thông thường giản dị do bàn tay khéo léo của người nội trợ Huế làm thức ăn, biết thay đổi món ăn cho lạ mắt, cho hợp thời lại nắm vững kỹ thuật nấu nướng nên những món ăn thông thường bình dân ấy đã trở thành những món ăn quý hóa, ngon lành có hương vị riêng biệt, đặc sắc. Đến hôm nay, trên đất Huế ngoài những gia đình có truyền thống nấu nướng khéo léo, ngoài những phụ nữ tài hoa, một lòng tâm huyết truyền thụ cho thế hệ sau… còn có những làng nghề nổi tiếng với những món ăn đặc sản địa phương. Trong đó, chúng ta có thể kể đến làng nghề Kim Long, là mảnh đất văn vật, nơi có biết bao phủ đệ của những công hầu khanh tướng. Huế xưa là đây, người phụ nữ ngoài cái đẹp mĩ miều, họ còn có những nét tài hoa tuyệt vời. Bàn tay họ làm nên những những chiếc bánh Huế truyền thống xinh xinh : “bánh in”, “bánh gác”, “bánh phu thê”, “bánh ít đên”. Mỗi loại bánh có một cách làm và mang ý nghĩa riêng thể hiện tấm lòng của con người xứ Huế. Ngoài ra, khi nhắc đến Kim Long người ta không thể không nhắc tới bánh ướt thịt nướng, mứt gừng, … 2.1.1. Bánh ướt thịt nướng Kim Long : Kim Long có gái mỹ miều, Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi. Kim Long là một làng ven sông Hương, ở phía Tây Kinh thành Huế. Tương truyền, vua Thành Thái (1889 – 1097), vì nghe đồn con gái Kim Long đẹp có tiếng, nên đã thân hành tới làng này để lựa chọn vương phi và câu chuyện ấy đã đi vào câu ca dao trên như huyền thoại về một vị vua yêu nước nhưng đa tình. Chuyện kể rằng: “Vào một ngày tết Nguyên Đán, vua Thành Thái cải trang làm một người dân bách tính đi “liều” lên Kim Long để tìm chọn một Quý Phi. Đến nơi nhìn khắp đó đây, không gặp ai vừa ý, thất vọng, ông liền thuê một chiếc đò ra về. Đò ghé vào, khi bước lên, ông trông thấy cô lái đò, khoảng chừng hai mươi đang khép nép trong chiếc áo vá vai, với đôi má ửng hồng rất có duyên. Lòng bỗng xao xuyến rộn lên một niềm cảm xúc lạ lùng… Ông gọi cô gái đang ở cuối thuyền và hỏi một cách đột ngột : - Nì, o tê ! O có muốn lấy vua không? Cô gái đò tình thiệt, nhìn ông khách lạ đời đáp : - Đừng có nói bậy mà họ lấy đầu chừ ! Giọng nói và điệu bộ thật thà của cô gái càng đáng yêu hơn nữa, vua Thành Thái đổi giọng : - Tui nói thiệt đó, o có muốn lấy vua thì tôi làm mối cho ! Nghe thế cô lái đò làng Kim Long thẹn thùng, cúi mặt nhìn lơ chỗ khác. Một quan khách qua đò lớn tuổi, khăn đen áo dài chững chạc chừng như vừa mới dự lễ về, tủm tỉm cười, vui vẻ bảo cô lái đò: - Nì, o tê ! O cứ nói “ưng” để coi thử nờ ! Cô lái đò đánh bạo nói nhanh : - Ưng ! Vua Thành Thái thích thú đứng dậy đi về phía lái, cầm tay cô kéo ra mũi thuyền. Mặc cho cô gái thẹn thùng dùng dằng, ông bảo : - Rứa thì Quý Phi ngồi nghỉ để trẫm chèo cho ! Nói rồi đi ra sau lái cầm chèo đưa đò đi trước sự ngạc nhiên vui vẻ của mọi người. Trước cử chỉ đó những người ngồi trên đò bỗng nhận ra người khách lạ đời kia chắc là vua Thành Thái, lòng vừa kính vừa sợ… Chiếc đò xuôi theo dòng êm ả… Cô lái đò không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra… Đến trước Kinh thành, vua đưa đò vào đậu bến Nghinh Lương (trước Phu Văn Lâu) và bảo mọi người : - Thôi thiên hạ đứng dậy trả tiền đò cho Trẫm và tiễn đưa Quý Phi vào cung ! Mọi người đều phải làm theo ý nhà vua. Tất cả đứng lên, rời đò và đưa cô lái đò Kim Long vô Nội làm Quý Phi của vua Thành Thái. Câu chuyện ngày xưa không biết có thật hay không, nhưng làng Kim Long vốn là thủ phủ đầu tiên của chúa Nguyễn khi vào Nam, sau khi chúa Nguyễn Phúc Trân (1687) đưa thủ phủ về Phú Xuân, Kim Long được giao lại cho các ông hoàng, các gia đình quan lại làm nhà thờ, lập vườn và vì thế Kim Long đã trở thành vùng ngoại ô xinh đẹp, trái cây bốn mùa không thiều thứ gì… Đặc biệt con gái Kim Long phần đông xuất thân từ gia đình có nề nế, có văn hóa cho nên vừa đẹp người vừa nết na, duyên dáng, dễ thương… Còn bây giờ nhiều người lại biết đến Kim Long nhờ có món ăn hấp dẫn : Bánh ướt thịt nướng. Có thể gọi con đường Kim Long là phố bánh thịt nướng, bởi lẽ ở đây là cả một con đường dài với khá nhiều hàng quán chuyên bán bánh thịt nướng và bún thịt nướng với những kẹp thịt nướng thơm lừng cả một quãng đường. Tôi cũng không còn nhớ khu phố bánh ướt thịt nướng này hình thành từ bao giờ, nhưng đầu tiên có lẽ là quán bánh thịt nướng Huyền Anh, đây là quán lâu nhất và cũng là quán ngon nhất, được nhiều người Huế rất thích. Đây cũng là điểm dừng chân của nhiều du khách sau khi đã tham quan chùa Thiên Mụ trở về. Trước đây, quán Huyền Anh còn nằm bên cạnh bờ sông Hương hết sức thuận lợi cho khách tham quan bằng thuyền rồng từ Thiên Mụ, điện Hòn Chén, Lăng Minh Mạng trở về ghé qua đây theo dọc bến sông. Sau này những ngôi nhà 2 bên bờ sông Hương đều phải di dời để bảo vệ cảnh quan của hai bờ sông Hương, quán Huyền Anh cũng lùi sâu vào trong hẻm (207 đường Kim Long, Huế), thế nhưng nơi đây vẫn là nơi đông khách nhất hiện nay. Cách làm : Bánh ướt là loại bánh tráng được làm bằng bột gạo có pha bột lọc, tráng mỏng và dùng khi đang còn ướt. Thịt để nướng thường là thứ thịt ba chỉ, nữa nạc nữa mỡ, bởi nếu thịt mỡ nhiều quá thì sẽ gây ớn, còn nhiều nạc quá thì sẽ gây cháy trong khi nướng. Thịt thái vừa phải, rồi ướp với tiêu, hành, nước mắm, ngũ vị hương, sả, mè (vừng)… chừng 3 tiếng đồng hồ. Sau đó thì kẹp vào vĩ, đem nướng trên bếp than hồng cho đến khi đủ độ chín, dậy mùi thơm. Thịt có thể được nướng theo 2 cách, có thể kẹp thịt vào vĩ thép sau đó nướng lên bếp than, cách này khi đảo thịt phải đảo từng mặt của vĩ nên thịt không đều lắm, cách thứ hai là kẹp thịt vào từng que tre nhỏ để nướng, trên bếp than có thể nướng cùng lúc 4 – 5 que và có thể nướng đều, mềm, không khô giòn. Người ta đặt vào giữa bánh ướt, thêm ít rau sống gồm rau thơm, xà lách, lá ngò… rồi cuốn thành những chiếc bánh hình trụ, dài từng một tấc tây. Cứ 5 cuốn bánh thì xếp vào một dĩa. Nếu là bún thịt nướng thì trong tô bún ngoài thịt nướng, bao giờ cũng cớ đậu phộng rang, rau thì có húng cây, dưa leo xắt nhỏ, đồ chua, một vài lát xoài non và trái vả ăn kèm với nước lèo, thứ nước lèo được chế biến từ món nem lụi. Người Huế vốn thích ăn cay nên mỗi bên mỗi dĩa bánh bao giờ cũng có thêm vài múi tỏi và dĩa tương ướt đỏ rực, mặc dù đã có những lát ớt trái mỏng ken dài trong từng chén nước chấm. Tuy nhiên, bánh ướt thịt nướng Kim Long ngon, hấp dẫn không phải từ thịt nướng mà là nhờ chấm loại nước chấm hết sức đặc biệt, không phải là nước lèo như một số hàng quán bánh ướt khác trong thành phố. Nước chấm này được các chủ quán hàng chế biến từ nước mắm nguyên chất, đường, chanh, tỏi, ớt… thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại được pha chế theo một bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ rất khó bắt chước. Chính từ nước chấm ấy đã quyết định sự ngon, dỡ của món bánh cuốn, cũng tạo nên hương vị riêng của mỗi hàng bánh. Riêng tôi thì tôi thích nhất là nước chấm ở quán Huyền Anh, thứ nước chấm pha rất vừa ăn, không nhạt, không mặn, chấm ngập cả cuốn bánh vào chén nước chấm, vậy mà khi đưa vào miệng vẫn cảm giác được vị béo béo, bùi bùi của thịt nướng, vị thơm của rau, vị tươi mát của xà lách và cả vị ngọt ngọt, thanh thanh của nước chấm. Đến Huế, trên đường đi thăm chùa Linh Mụ bằng ô tô hay du thuyền, bạn đều có thể ghé lại Kim Long để thưởng thức món ăn đậm đà hương vị quê hương này. Còn nếu bạn chưa có dịp đến Huế thì hãy trổ tài khéo léo cho mọi người biết một món ăn dân đã đúng hương vị của Huế nhé. 2.1.2. Mứt gừng xứ Huế : Như thường lệ, gần đến ngày rằm tháng chạp ở Kim Long, hầu như nhà nào cũng làm mứt gừng. Thực ra, ở đâu cũng có thể có gừng củ và làm được mứt gừng, Kim Long sở dĩ nổi tiếng về mứt gừng vì đây là làng ven sông, nguyên liệu được mua từ một ngôi làng vùng thượng nguồn sông Hương là làng Bãng Lãng (ngã ba Tuần) chuyên chở bằng thuyền xuôi dòng về bán, người dân ở đây đã chế biến mứt gừng thành một sản phẩm đặc trưng của quê mình. Một số gia đình có kinh nghiệm làm mứt cho rằng củ gừng trồng tại Tuần thường nhỏ, lép rất khó làm nhưng thơm, ít cay và bán rất đắt hàng. Trong lúc đó gừng mua từ Buôn Ma Thuật về củ to, giá thành rẻ, dễ làm nhưng không bán chạy hàng trên thị trường Huế. Ông Trương Đình Thử ( số 116 đường Phạm Thị Liên phường Kim Long) - một trong người có thâm niên làm mứt gừng lâu đời từ đời ông cố cho đến nay đã được hơn 100 năm, cho biết : “Cả khu vực đường Phạm Thị Liên nhà mô cũng có nghề làm mứt và bánh cúng. Đặc biệt là mứt gừng, nhà ít thì một vài tạ, nhà nào nhiều thì từ 2 đến 5 tấn gừng, nhờ rứa bà con có thêm tiền để sắm sửa tết”. Tết đến xuân về, nhà ông đỏ lửa, toàn bộ thành viên trong gia đình xúm lại cùng làm thiếu thì gọi thêm họ hàng, làm suốt đầu tháng Chạp cho đến 24 Tết thì nghỉ. Hằng năm, ở Kim Long mỗi hộ làm mứt gừng nhiều nhất đến năm tấn, trung bình mỗi tấn lãi được một triệu đồng, người làm ít nhất sau mỗi vụ cũng kiếm được từ một triệu đến một triệu rưỡi để chuẩn bị đón Tết cho gia đình. Cách làm : Những gia đình làm mứt gừng ở Kim Long cho biết, chẳng có bí quyết nào để làm ra sản phẩm đặc biệt ấy, duy nhất phải mua cho được gừng Kim Long hoặc gừng Tuần làm mứt mới ngon, cay. Mỗi cân gừng củ sau khi gọt vỏ, bào mỏng, rửa sạch, ngâm nước vo gạo khoảng một giờ vớt ra để ráo. Sau đó, đun nước sôi luộc gừng cho vào một ít chanh, không nên luộc quá kỹ, để ráo nước, theo tỷ lệ 1 kg đường, 1 kg gừng, sau khi trộn đều để ngấm khoảng một giờ cho vào chảo rộng rim lửa than liu riu. Thỉnh thoảng trộn đều đến khi mứt gần sánh thì đảo nhanh tay cho tới khi đường thật khô và bắt từng lát gừng duỗi thẳng và đặt chồng lên nhau từng lớp. “Quan trọng nhất là lúc rim mứt gừng, tỷ lệ đường phải bỏ vừa phải để đảm bảo mứt vừa giòn vừa dẻo. Muốn mứt gừng ngon phải chọn đường Quảng Ngãi loại I để làm. Lửa cũng rất quan trọng, nếu chỉnh lửa không đều sẽ làm xấu mứt : mứt sẽ bị sống hoặc cháy sém” – anh Trương Đình Toàn, con trai cụ Thử, chia sẽ kinh nghiệm làm mứt. Sau khi mứt gừng đã thẳng và khô, để nguội thì cho vào thẫu thủy tinh hoặc bao bóng để bảo quản lâu ngày. Ngày nay, hàng bánh, mứt Tết đa dạng nhập từ nước ngoài về nhiều kể cả hàng nội địa ngon và đẹp những mỗi con người xứ Huế vẫn không quên mứt gừng. Cứ mỗi năm chuẩn bị đón tết, nhiều người thường đến tận làng Kim Long mua cả thúng mứt gừng để biếu tặng bạn bè ở miền Nam để cùng thưởng thức, chia sẽ với món quà xứ Huế quê nhà. 2.1.3. Làng bánh in “tiến vua uống trà” vào Tết : Cứ vào cuối năm, làng bánh in với hơn 30 hộ ở phường Kim Long, thành phố Huế lại nhộn nhịp với mùi thơm phức của bánh in đậu xanh, nếp trắng. Món bánh in này có tuổi đời trên mấy trăm năm,bánh dâng vua uống trà dịp Tết. Theo những người già làng này kể lại rằng, bánh in đã có từ các vua xưa lắm, cách đây mấy trăm năm. Lúc ấy gần Tết nguyên đán, bên chén trà nhạt vua bỗng thấy thiếu thiếu thứ gì, sẵn ngay các bô lão làng Kim Long đang đứng gần, vua bèn sai : “Vùng các người vốn sẵn khéo tay, nay ta sai về làm thứ gì đó vừa rẻ lại vừa ngon để ta uống với trà”. Các bô lão về suy nghĩ qua ngày này đến ngày khác, nghĩ ra cách : làng có trồng nhiều đậu xanh, nên kết hợp với đường cát để làm một thứ bánh nhỏ nhắn cho vua ăn mà có đủ chất dinh dưỡng và quan trọng nhất là rẻ. Sau vài tuần chế biến, chiếc bánh đậu xanh xinh xắn có in hình chữ “THỌ” với ý nghĩa chúc vua trường thọ đã ra đời. Vua ăn vào hài lòng, ban thưởng cả làng và ra chỉ phải lưu giữ để truyền lại cho đến muôn đời sau. Cho đến nay, nghề làm bánh in ở đây đã trải qua mấy trăm năm. Hiện đã có thêm nhiều thứ bánh khác có tên, hình dáng khác nhau nhưng vẫn một hương vị chủ đạo là đậu xanh và đường như : bánh bột sen, bánh tháp, bánh ngũ sắc… Hiện người dân đã kết hợp thêm hương vị mới như nếp : bánh nếp; nếp – dừa – mè : bánh măng; nếp – bột tro – đậu xanh : bánh ít đen… Cách làm : Loại bánh in đậu xanh (xưa nhất), người làm phải qua các công đoạn là đãi đậu – nấu đậu – đánh đậu – giã đậu – in bánh – sấy bánh – gói bánh bằng giấy bóng. Ngày nay, bánh in thơm nức đậu xanh được thờ trên bàn thờ tổ tiên ngày cũng Tất niên hay để trong các hộp mứt mời bạn ngày Tết. Bánh nếp có khắc hình hoa sen ăn thơm, dẻo thường được đặt trên các bàn cúng tối 30, bánh măng mắc nhất nên được đặc biệt dùng để đãi khách sang, bạn hiền ngày Tết… Tựu chung, tất cả các loại bánh in ở Kim Long đều hướng đến ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách. Do giá trị rẽ nên rất được nhiều người ưa chuộng. 2.2. Nghệ thuật chế biến các món ẩm thực ở làng nghề Kim Long : Ẩm thực Huế nói chung và ẩm thực Kim Long nói riêng có một chiều sâu mang đậm nét bản sắc của một vùng đất từng là kẻ chơi thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm. Con người nơi đây ăn uống gắn liền với ba tiêu chí : ngon, rẻ và phải đẹp, và chia ăn uống thành ba bậc : khẩu thực, nhãn thực và tâm thực. Khẩu thực là cách ăn bằng miệng, để tồn tại; nhãn thực là thưởng thức bằng mắt và tâm thực nghĩa là ăn bằng cả tấm lòng mình. Để tạo ra được những món ăn với những chuẩn mực của nó người phụ nữ Huế đã phải trải qua các công đoạn sau : 2.2.1. Chọn ẩm thực và phối hợp nguyên liệu gia vị và chế biến : Để có ẩm thực tối ưu cho một bữa ăn, người nội trợ phải nắm vững tình hình chợ búa, biết rõ giá cả và lựa chọn những thực phẩm bày bán theo mùa ấy. Ý niệm “mùa nào thức nấy” rất quan trọng trong đơn thực Kim Long cũng như người Huế, bởi vì tôm, cá, rau quả mùa nào cũng có, nhưng phải đúng mùa thì có con cá ấy, miếng thịt ấy mới đạt chất lượng cao cho món ăn ngon. Vì thế, vào mùa Xuân họ thường chọn mua rau quả đậu ngự, bắp, hoa thiên lý, ngọn bí ngô, rau sam, rau ngót, bầu bí…; động vật như : khuyết biển, cá cu, cá cam, cua khớp, tôm đất,… Mùa hạ, thời tiết nắng gắt, họ thường chọn những thức ăn giải nhiệt như : vịt tháng năm, cá thệ, cá bống, cá kình, cá đối, cá thu… rau muống và trái cây như thơm, mít, mãng cầu, măng cụt… Mùa thu là mùa của củ sen, hạt sen, nhãn lồng, thanh trà, là mùa của cá nước lợ : cá đối, cá hanh, cá dầy, cá mú, cá hồng… Mùa đông là mùa của mưa lụt lê thê, là mùa của cá khô, tôm khô, khuyết khô và các loại mắm thính, mắm nêm, mắm cà…là mùa của những loại cá vượt lũ như cá diếc, rô, cấn mại, chình, lươn… Thực đơn theo mùa như vậy vừa khỏi lãng phí vừa làm được món ăn ngon. Người nơi đây vẫn giữ quan niệm xưa rằng hạnh phúc là biết hòa thuận với thiên nhiên. Sách Thực Phổ Bách Thiên viết : “có biết nấu ăn mới biết đi chợ, mà có biết đi chợ thì mới biết nấu ăn, thịt theo chợ cá theo mùa. Tính đã mới biết mua, mua vừa kho nấu.. chớ có phải mua về là đi chợ, mà kho chín là nấu ăn đâu”. Ngoài biết cách chọn thực phẩm theo mùa, người nội trợ ở Kim Long còn biết chọn thực phẩm phù hợp với túi tiền chi trả, với quan niệm đó nếu nhà giàu thì mua tôm sứ, cua gạch, thịt cá… thì nhà nghèo mua con tép, con rạm, đậu khuôn, mùng tơi, rau ngót… để phù hợp với túi tiền nhưng vẫn đảm bảo chất lượng bữa ăn. Khi phối hợp thực phẩm chính và phụ những nguyê tắc được người nội trợ Kim Long áp dụng là : Thứ nhất là sự hạp màu hoặc kích cho nguyên liệu chính thơm hơn, đậm đà hơn, ví dụ cá thệ nấu canh thơm, chè kê nấu với đậu xanh, cá trầu nấu với măng chua… Thứ hai là những thực phẩm có mùi nặng, có độc tố phải có biện pháp xử lý trước khi phối hợp, ví dụ : măng tươi phải luộc trước, đỗ nước trước khi kho với thịt vịt. Còn đối với gia vị, bếp ăn Huế chứa đựng khẩu vị của mọi miền : mặn, ngọt, béo, bùi, chua, chát, đắng, cay… Để tạo ra món ăn hấp dẫn khác lạ, người đầu bếp phải biết phối hợp gia vị, thứ nhất là phải đảm bảo phối hợp gia vị đúng loại khi dùng : gà với chanh, canh bí đao với hành, mít non với lá sân hoặc lá lốt, bí ngô với tỏi. Ngoài ra, gia vị phải đúng liều, người nấu phải gia giảm theo mùa, theo thời tiết, theo khẩu phần ăn. Người Kim Long ý thức rằng, nấu ăn là phải nấu bằng cái tâm, do đó quy trình chế biến món ăn phải thể hiện sự đồng bộ từ khâu lựa chọn thực phẩm, sơ chế, ướp tẩm gia vị, chế biến qua nhiệt độ được một món ăn. Việc sơ chế của người Kim Long trong việc nấu nướng nhằm đảm bảo những yêu cầu tối thiểu là phải loại bỏ những phần kém chất lượng, dùng phần ngon, loại bỏ những thực phẩm nhiễm bẩn, bảo lưu tối đa các chất dinh dưỡng và một phần quan trọng nữa là cắt thái đẹp bảo lưu màu sắc tăng tính thẫm mỹ. Người Kim Long còn chú trọng việc mua thực phẩm phải phù hợp với đối tượng ăn : đây là những kiến thức sơ đẳng y dược mà người nội trợ cần biết bởi thức ăn cho người cao tuổi, trung niên, em bé, sản phụ… là không hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh đó, nếu khách hoặc nhà có người theo tôn giáo thì phải chọn thức ăn cho phù hợp… Bởi vậy, giá trị của món ăn tùy thuộc rất ít vào phần nguyên liệu mà đó là do chính bàn tay vàng của người chế biến, như lời đúc kết của Thực Phổ Bách Thiên “ đồ ăn không phải hễ cá thịt là ngon, mà dưa rau thì dỡ! Chi ngon cũng được mà chi dỡ cũng được, ngon dỡ tại tay mình, chớ có tại nơi rau thịt”. 2.2.2. Hợp lý trong sử dụng dụng cụ và nghệ thuật trang trí : Một người chế biến giỏi ngoài bàn tay khéo léo, thực phẩm tươi ngon còn cần dụng cụ chế biến hợp lý. Nhà bếp luôn trang bị và sử dụng rạch ròi dụng cụ giữa những món mặn, món chay, món ngọt… Thớt làm cá thì không được dùng cắt rau hay bổ trái cây, khay đựng thực phẩm tươi sống xong thì không dùng để những món đã được nấu chín… Nhà bếp sạch sẽ, gọn gàng là một trong những câu chuyện mà những bà mẹ Kim Long quan tâm khi tìm hiểu về cô gái sắp làm dâu nhà mình, với ý sẽ nói lên tính cách của người phụ nữ trong gia đình người ấy. Người Kim Long tỏ ra sành điệu không chỉ trong khâu chọn nguyên vật liệu mà còn cầu kỳ từ việc nêm nấu chế biến cho đến cách bày biện trang trí, cứ mỗi món ăn được nâng lên hàng một tác phẩm nghệ thuật. Để làm được điều đó, người Kim Long chú trọng: Sắc màu của từng món nấu : Phải đảm bảo tối đa được màu tự nhiên của thực phẩm : quả cà chua phải đủ độ chín đỏ tươi, quả dưa leo phải xanh non mượt mà, quả vả phải non và tươi để có được “thịt trắng, tâm hồng…” Người dân nơi đây thường phối màu cho những món ăn từ vật liệu thiên nhiên như ngâm nếp vào rau ngót già cho bánh có màu xanh, dùng mật mía thắng để cá kho rim vàng, dùng lòng đỏ trứng gà để miếng chả tôm thêm đỏ… Sắc màu dụng cụ dọn ăn : người Kim Long thường dùng đồ gốm trắng hoặc gốm trắng vẽ men xanh đa dạng chủng loại và kích thước. Cùng với việc lựa chọn dụng cụ hợp lý về kích thước, đúng loại và màu hợp lý với màu thực phẩm sẽ làm cho món ăn thêm đẹp. Trang trí : Không lạm dụng việc trang trí để làm mất vệ sinh món ăn, sử dụng hoa lá củ quả thiên nhiên để trang trí và chủ đề chính của món ăn không bị vật trang trí che khuất là ba yêu cầu trang trí trong thực phẩm ở vùng đất nơi đây. Bên cạnh đó, việc cắt thái sản phẩm, tạo hình thực phẩm theo tính đồng dạng, đồng đều kích cỡ cũng làm tăng vẻ thẫm mỹ của món ăn. Một đĩa thịt heo luộc của người Kim Long thường cắt lát mỏng và xếp đều lên chiếc đĩa, còn gà quay vàng nhưng khéo sắp xếp vẫn tạo dáng như nó đang chắp cánh bay… 2.2.3. Phong cách dọn ăn, mời uống Thực đơn theo lối Kim Long có rất nhiều món. Nếu như vua mỗi bữa có 50 món thì dân dã bình thường với trên 10 món cũng là chuyện bình thường vì mỗi món chỉ nấu với số lượng ít. Cách dọn các món trong mâm cơm thường thấy trọng tâm là tô canh, các món khác xếp xung quanh. Ngồi ở vị trí chính là các vị cao tuổi, vị trí xa hơn là người có vai vế thấp dần. Người mẹ hoặc con dâu ngồi gần nồi cơm để phục vụ gia đình. Nếu là giỗ chạp thì thường có mâm thượng, mâm hạ dành cho nhiều đối tượng theo tuổi hoặc địa vị. Vào bữa ăn người nhỏ phải mời người lớn hơn trước khi ăn, một món ngon nếu người cao tuổi chưa đụng đũa thì trẻ con không được gắp. Ngồi ăn phải ngồi ngay ngắn, không chồm người để gắp, không vừa nhai vừa nói, không nhai nhồm nhoàm và phát ra âm thanh trong khi nhai… Chủ nhà không buông đũa trước khách, ăn xong trẻ rót nước mời ông bà… Tất cả đều từ khuôn phép mà lâu nay thành thói quen trong phong cách dọn ăn, mời uống của người Kim Long xưa và nay vẫn còn ở một số gia đình. CHƯƠNG 3 : ẨM THỰC LÀNG NGHỀ KIM LONG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, KINH TẾ, DU LỊCH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Dấu ấn ẩm thực làng Kim Long * Giá trị văn hóa : Văn hóa ẩm thực nước ta có rất nhiều lợi thế để trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trước hết, khi nói đến ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là ẩm thực Huế, không chỉ người dân Việt Nam mà tất cả các du khách đến từ các nước trên thế giới đều phải thừa nhận Việt Nam là một cường quốc về ẩm thực và Huế chính là địa phương đại diện, còn bảo lưu được nhiều nhất những giá trị văn hóa ẩm thực, thể hiện nét đặc trưng riêng có vừa là sự tổng hợp, kế thừa phát triển từ các nét văn hóa ẩm thực độc đáo, đặc sắc của các vùng miền khác trên đất nước. Ẩm thực Huế thể hiện tính chất đa dạng, phong phú, không chỉ trong dân gian mà cả của giới quý tộc, cung đình, và một lĩnh vực thể hiện bản sắc rất riêng là ẩm thực chay phục vụ giới tăng ni, phật tử. Hơn thế, do là Cố đô của triều đại phong kiến cuối cùng, kết thúc cách nay chưa lâu nên các giá trị văn hóa, trong đó có nghệ thuật ẩm thực vẫn còn hiện diện rõ nét trong đời sống của người dân Huế, đặc biệt là trong những người hoàng tộc. Bên cạnh đó, hiện còn có những đầu bếp – hay còn gọi là nghệ nhân ẩm thực được thừa hưởng sự truyền nghề tiếp nối từ thế hệ đi trước. Người ta thường nói văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người trong cuộc sinh tồn của mình, thì con người Huế nói chung và con người Kim Long nói riêng đã ứng xử hợp với tự nhiên, để rồi tự nhiên hữu tình vì có con người và cho con người. Con người nơi đây đã biết dựa vào và biến đổi cái tự nhiên của Huế để sáng tạo nên lịch sử - văn hóa Huế. Cái hài hòa, êm đềm của phong cảnh Huế đã ăn nhập vào con người Huế và con người Kim Long nhuần nhị và sâu lắng. Địa danh Kim Long từng biết đến với sự kiện năm 1636 khi chúa thượng Nguyễn Phúc Lan cho dời thủ phủ từ Phước Yên về Kim Long và đã cho xây dựng thành một “đô thị lớn”. Đây cũng là lần đầu tiên một đô thị lớn của người Việt được xây dựng bên bờ sông Hương. Ngày nay, tuy không còn giữ vai trò của một trung tâm kinh tế - chính trị của một thủ phủ nhưng Kim Long vẫn là nơi duy trì những bóng dáng xưa cũ của một triều đại với tất cả lối sống của một thời vàng son. Và dĩ nhiên, trong những đặc trưng văn hóa lâu đời đó, vốn văn hóa về ăn uống góp một phần không nhỏ trong việc hình thành nét văn hóa và phong cách con người xứ Huế. Người dân nơi đây đã sử dụng bàn tay tài hoa, khéo léo của mình để tạo ra những món ăn giản dị mang hương vị riêng của vùng đất nơi đây. Những món ăn này đã tạo nên những nét đặc sắc trong nền văn hóa Kim Long, không chỉ ở khâu chọn nguyên liệu mà còn cầu kỳ từ việc nêm nấu chế biến cho đến cách bày biện trang trí, cứ như mỗi món ăn được nâng lên hàng một tác phẩm nghệ thuật. Những món ngon Kim Long là những món ngon dân gian Huế và món ngon cả nước do giao lưu, hòa quyện với linh khí đất Thuận Hóa mà thành. Văn hóa ẩm thực Kim Long có một cội nguồn triết lý riêng để mãi trường tồn với thời gian. Vì thế món ăn nơi đây nỗi tiếng đến mức định hình như một chuẩn mực, một phong cách, theo thời gian nó lưu truyền và nâng cao thành nét Kim Long không thể lẫn. Ẩm thực Kim Long lấy con người làm trung tâm, con người sáng tạo ra món ăn để phục vụ cuộc sống của mình, làm cho đời sống ngày càng văn hóa hơn. Ngược lại, văn hóa ẩm thực phải phục vụ con người, làm cho con người ngày càng văn minh, mạnh khỏe về tâm hồn và thể chất. Nổi bật nhất trong một mâm cơm Kim Long, một bữa cơm sang trọng hay một bữa cơm bình dân trong một gia đình là tính tài hoa. Món ngon ở nơi đây không chỉ ăn bằng miệng mà trước hết phải thích nhìn bằng mắt, mũi ngửi thấy thơm, cảm giác thấy êm tai như nghe những âm thanh quyến mĩ, tức là ăn bằng ngũ quan. Hài hòa màu sắc, hương vị, hài hòa về âm dương, nóng lạnh, hài hòa trong bố cục chén dĩa. Một nét hài hòa còn được nhấn mạnh trong ẩm thực Kim Long là ăn uống phải hài hòa với thiên nhiên, phong cách. Người Kim Long thích dọn bữa trong vườn, giữa vườn hoa khoe sắc, chim hót thánh thót thì không có gì độc đáo bằng. Ẩm thực Kim Long hài hòa là thế, hài hòa là bản chất của cái đẹp. Món ăn Kim Long mới nhìn thì rất giản dị nhưng ăn thì ngon đến thấm thía, rồi đi xa lại nhớ lại thèm. Hình như món ăn ở Kim Long có một hương vị quyến rũ “gây nghiện” như ma lực cuốn hút đối với người ăn, bởi món ăn ở đây chứa đựng một triết lý ẩm thực lâu đời. Những món ăn Kim Long dù ở thời gian nào cũng khiến bao người thưởng thức qua một lần đều nhớ mãi. Những món ăn nơi đây không phải để ăn no mà là để thưởng thức hương vị, mỗi món có một cách làm riêng nhưng tựu chung trong đó là thể hiện tấm lòng của con người Kim Long. Vì vậy mà mỗi lần du khách đến Huế không quên ghé lại đây để thưởng thức những món ăn ở Kim Long và còn gói về để làm quà cho gia đình và người thân. “Tiếng lành đồn xa” sở dĩ vậy mà các món ngon ở Kim Long nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà ra tận nước ngoài. Chính vì vậy mà làm cho giá trị văn hóa của vùng đất Kim Long ngày càng đặc sắc hơn, góp chung vào tổng quan văn hóa Huế thêm đa dạng và phong phú. Bạn hãy đến Huế và một lần để thưởng thức các món ăn Kim Long để có những cảm nhận riêng về ẩm thực của vùng đất này. * Giá trị kinh tế : Với những lợi thế về tự nhiên cùng với bàn tay khéo léo của người dân Kim Long đã đem lại những nguồn thu khá lớn không chỉ riêng cho vùng đất này mà còn cả tỉnh nhà mình. - Hằng năm, cứ đến giáp Tết người dân ở Kim Long nhà nào cũng làm mứt gừng, mỗi hộ làm mứt gừng nhiều nhất đến năm tấn, trung bình mỗi tấn lãi được một triệu đồng, người làm ít nhất sau mỗi vụ cũng kiếm được từ một triệu đến một triệu rưỡi để chuẩn bị đón Tết cho gia đình. Trung bình mỗi kg mứt lên đến 65.000 – 75.000 đồng. Hiện nay, ở Kim Long có 20 hộ chuyên làm mứt gừng truyền thống, trong đó có nhiều cơ sở sản xuất lớn như gia đình ông Trương Đình Tú, Trương Đình Toàn, Trần Văn Tuấn, Lê Thị Bé,… và mỗi năm chỉ làm trong tháng chạp. Cứ mỗi năm chuẩn bị đón tết, nhiều người thường đến tận làng Kim Long mua cả thúng mứt gừng để biếu tặng bạn bè ở miền Nam để cùng thưởng thức, chia sẽ với món quà xứ Huế quê nhà. Vì thế, mứt gừng Kim Long nổi tiếng không chỉ ở trong vùng mà nổi tiếng khắp cả nước. - Vùng đất Kim Long vốn nổi tiếng có nhiều nhà vườn. Nhưng nhiều người lại biết đến Kim Long nhờ có món ăn hấp dẫn, đó là bánh ướt thịt nướng. Dọc đường Kim Long đi đâu các bạn cũng có thể thấy các quán bánh ướt thịt nướng tấp nập người ra vào. Trung bình mỗi ngày các quán này có khoảng trên dưới 100 khách lui tới. Mỗi dĩa bánh dao động trong khoảng 10.000 – 15.000 đồng. Bánh ướt thịt nướng ở đây nổi tiếng khắp vùng, không chỉ ngon mà cách bày biện cũng hết sức đẹp mắt hấp dẫn người ăn. - Bánh in là một loại bánh có xuất xứ từ Huế, được làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác và được ép, đức thành khuôn mặt đáy của bánh khó khắc các hình chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách. Do giá trị rẻ nên được rất nhiều người ưa chuộng. Cứ vào dịp cuối năm, làng bánh in với hơn 30 hộ ở phường Kim Long ở thành phố Huế lại nhộn nhịp với mùi thơm phức của bánh in đậu xanh, nếp trắng. Một ngày ở Kim Long, các hộ gia đình nếu làm nhiều có thể được 5 – 10 bao bánh (1 bao bánh có 30 gói bánh; 1 gói bánh có 100 cái bánh in) với giá trị 900 ngàn đồng / bao (trung bình mỗi cái bánh 300 đồng). Bánh in muốn ăn ngon hơn thì bên cạnh có thêm một ấm trà, ăn một miếng uống một ngụm trà thì hương vị bánh sẽ tan vào miệng làm cho chúng ta có cảm giác ngon hơn, đậm đà hơn. Như vậy, có thể nói ẩm thực ở Kim Long đem lại cho những nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế Kim Long, nâng cao đời sống của người dân, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh nhà lên một bậc về nền ẩm thực, thu hút khách du lịch đến đây để thưởng thức các món ăn ngày càng nhiều hơn. * Với việc phát triển du lịch hiện nay : - Làng Kim Long : Nhằm tạo dấu ấn cho một du lịch mới lạ, thu hút khách hàng trong nước và nước ngoài. Hiện nay, ủy ban nhân dân cùng các công ty ở Huế đang nảy ra ý tưởng khôi phục các làng nghề ẩm thực Kim Long như là một cách để thu hút khách du lịch. Ngày nay, du khách đến Kim Long có thể thưởng thức các món ăn nổi tiếng ở đây ngay trong không gian nhà vườn đầy cây cảnh, có thể nghe đủ tiếng chim hót… tạo cho di khách có một cảm giác thoải mái khi khi thưởng thức các món ăn. Ngoài ra, Kim Long cũng đang tiến hành trùng tu lại các hệ thống giao thông đi lại, sửa sang lại các khu nhà vườn, phát huy các thế mạnh của các làng nghề truyền thống,… để phục vụ cho nhu cầu du lịch của khách tham quan. Khôi phục và giới thiệu các món ăn truyền thống ở Kim Long chắc chắn sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch có ý nghĩa, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức của du khách khi đến Cố đô Huế, đến với Kim Long. - Nhà vườn Huế : Nhà vườn Huế đã có lịch sử hơn 200 năm kể từ khi nhà Nguyễn xây dựng kinh đô tại đây. Ban đầu, nhà vườn chủ yếu là những phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa, hoàng thân, quốc thích được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau ở trung tâm thành phố và các vùng phụ cận. Theo thời gian, việc xây dựng phủ không còn là đặc quyền của tầng lớp quý tộc nữa, mà trong những ngôi nhà vườn của nông dân, thương gia, công chức… tạo thành một loại hình kiến trúc nhà ở ổn định mang những đặc trưng riêng của nhà vườn Huế. Nhà vườn Huế phân bố đều khắp trong kinh thành, nội thành và trải dài ra tận làng quê ngoại ô, tập trun chủ yếu ở khu phố cổ Gia Hội, Kim Long, Vĩ Dạ, Bến Ngự, Nam Giao… Phần lớn du khách đến thăm Huế để chiêm ngưỡng các đền đài miếu mạo, lăng tẩm, chùa chiền… ít có ai nghĩ đến việc tham quan, chiêm ngưỡng các nhà vườn Huế. Tuy nhiên, cũng có nhiều chủ nhân các nhà vườn đã và đang nắm bắt được kinh tế thị trường và nhu cầu phát triển của ngành du lịch nên đã nhanh nhạy bỏ vốn đầu tư kinh doanh nhà vườn khá hiệu quả. Để phát triển du lịch bền vững và không để làm mất đi những cảnh quan của các nhà vườn Huế cổ kính, thành phố Huế đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn di tích cố đô thực hiện phương án trùng tu, tôn tạo các di sản Huế để làm chuẩn mực cho các chủ nhân của các nhà vườn áp dụng. Để quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế, từ năm 2006 – 2010 tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung bảo tồn 150 nhà vườn tiêu biểu (mỗi năm 30 nhà) với kinh phí 20 tỷ đồng. Nét đẹp Đông phương, nét đẹp Việt Nam, nét đẹp vùng miền và nét đẹp của riêng Huế qua những khu nhà vườn là những gì mà chủ nhân, người quản lý và nhân dân địa phương luôn phân định để làm nổi lên được tính cách. Có như thế chúng ta mới bảo lưu được mỹ từ “thành phố vườn”, một điểm hấp dẫn du khách, một phần tài sản vô giá của di sản văn hóa thế giới đang đặt trên vai người Huế niềm vinh dự lẫn trọng trách bảo tồn và phát huy nó. - Ẩm thực nhà vườn Huế : Đến Huế, ngoài thú vui tham quan, thưởng ngoạn những điểm du lịch văn hóa, lịch sử nổi tiếng, du khách còn được thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc Huế. Càng thú vị hơn khi được thưởng thức chúng trong một không gian nhà vườn mang màu sắc của vùng đất Cố đô. Điển hình như nhà hàng vườn Ý Thảo nằm phía nội thành thành phố Huế được chủ nhân xây dựng từ năm 2000 với mục đích phục vụ du khách, làm phong phú thêm hệ thống ẩm thực của Huế. Ban đầu, diện tích được đưa vào khai thác rất nhỏ, chỉ đủ phục vụ khoảng vài chục người. Nhưng trong quá trình kinh doanh có hiệu quả, gia chủ đã mở rộng diện tích nhà hàng vườn lên gần 1.500m2. Kiến trúc tại đây không theo quy mô của một nhà hàng ăn uống thông thường như nhiều nơi mà được thiết kế trong một không gian ẩm thực đặc trưng. Vị trí ngồi ăn của nhà hàng vườn được chia thành 5 khu để đáp ứng sự lựa chọn của thực khách. Ngoài chú trọng trang trí tranh, ánh sáng phía bên trong, cây xanh, non bộ... là một phần “không gian” không thể thiếu giúp du khách có một bữa ăn ngon miệng. Dù ngồi trong một không gian riêng tư, khu nhà rường cổ yên tĩnh, trong phòng kính đều hoà hay tại một không gian “mở”..., thực khách đều có thể tiếp cận được với khu vườn đủ hương, sắc của những cây bản địa, những cây có điểm hoa, có mùi hương dịu nhẹ như mộc, râm hay loại cây dùng chế biến thực phẩm như vả, măng… Vốn là “dân” làm du lịch, bà Trương Thị Cúc, chủ nhân của nhà hàng vườn Ý Thảo rất am hiểu về tâm lý, thói quen, tập quán của du khách Á, Âu. Đó là điều kiện thuận lợi để dịch vụ kinh doanh ẩm thực nhà vườn của gia đình luôn là điểm lựa chọn của nhiều du khách quốc tế, của hàng trăm hãng lữ hành. Khách đến với nhà hàng vườn Ý Thảo đa phần là khách nước ngoài. Thông thường, các tháng phục vụ cao điểm từ tháng 9 đến giữa tháng 4. Ngày cao điểm có thể từ 300 đến 400 khách. Nhân viên tại đây với đội ngũ khoảng 40 người cũng được tuyển chọn đòi hỏi biết ngoại ngữ. Theo chủ nhân của nhà hàng vườn Ý Thảo, để đáp ứng “gu” ẩm thực của du khách, những món ăn của Huế phải được chế biến hợp với khẩu vị của khách. Nhìn vào thực đơn với 10 món ăn chính như nem, súp, tôm hấp, cơm sen, bánh khoái..., không khác thực đơn của các nhà hàng khác, nhưng mỗi món ăn đòi hỏi được chế biến rất công phu, trang trí đẹp mắt và phải đảm bảo vệ sinh.  Tịnh Gia Viên cũng là một trong những địa chỉ ẩm thực chay, mặn có tiếng ở Huế. Ðến với Tịnh Gia Viên, ngoài sự cuốn hút của vườn hoa, cây kiểng, du khách còn được thưởng thức những món ăn ngon mang bản sắc Huế, tuyệt vời về hình thức và phong vị do bà Tôn Nữ Thị Hà trình bày, chế biến. Với sự sáng tạo và kinh nghiệm của chủ nhân, những món ăn ở Tịnh Gia Viên đã được nâng lên thành nghệ thuật. Có thể nói Tịnh Gia Viên là một trong những địa chỉ ẩm thực nhà vườn nổi tiếng của Huế. Đây là một trong những yếu tố thu hút được du khách gần, xa. Ngoài cơ sở 1 nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Lê Thánh Tôn, Tịnh Gia Viên 2 đã được chủ nhân đầu tư xây dựng, kiến tạo tại một không gian vườn thoáng rộng ở Phú Mộng- Kim Long - Nhà vườn Kim Long : Kim Long, tên gọi của vùng đất mà vào năm 1636 họ Nguyễn xây dựng cung thất, lập dinh phủ ở xứ Đàng Trong. Kim Long (kẻ Huế), một đô thị cổ thời bấy giờ. Tại đây, năm 1646, đoàn nữ tu Tây Ban Nha đã được tiếp kiến chúa thượng Nguyễn Phúc Lan. Trước đó, năm 1644 quan quân thuộc phủ đã đánh tan 3 tàu chiến Hà Lan xâm chiếm của Eo và cũng thời gian này, các tu sĩ Alexandre de Rhodes, Bénigne Vanchet cũng đã đến đây. Năm 1695, Hòa thượng Thạch Liêm Thích Đại Sán, người Trung Quốc, theo lời mời của Phủ chúa đã đến tận Thuận Hóa và mở giới hoằng dương giáo giáp pháp tại Kim Long. Phủ chúa cũng đã tổ chức nhiều hội vui như đánh cờ người, đá cầu, đu tiêu, vật võ trước dinh phủ hoặc đua thuyền, kéo co trên sông Hương,… Người dân Kim Long lại có nhiều nghề khéo tay như làm mứt bánh, chạm khắc gỗ, làm guốc mộc… Kim Long cũng chính là quê hương của Hoàng Quý Phi Mai Thị Vàng, vợ Hoàng Đế Duy Tân. Theo truyền thống tốt đẹp đó, từ năm 1811 xứ Phú Mộng nằm ven con sông nhỏ Kim Long đã được nhân dân sở tại chính thức khai phá, lập vườn, làm nhà và tồn tại cho đến ngày nay. Đây là món quà đón mời du khách gần xa đến thăm những nhà vườn thơ mộng, thanh thản, nhuốm màu thời gian… như một nốt trầm xao xuyến, một nét nhấn xanh trên mảng màu văn hóa Huế. Người dân Kim Long vẫn tự hào về vùng quê thanh bình của mình, với nét đẹp truyền thống, mặc dù bên kia không xa là phố xá đông đúc, bụi bặm, người dân Kim Long đã đồng lòng bảo tồn nhà vườn, nên nhiều năm qua Kim Long vẫn giữ được nét kiến trúc hòa quyện giữa cảnh vật và thiên nhiên. Khu ẩm thực văn hoá Kim Long chỉ là một mắt xích khá quan trọng trong tour du lịch nhà vườn mà Công ty du lịch Huế chuẩn bị đưa vào khai thác. Thực tế, đưa nhà vườn Huế vào khai thác du lịch là việc làm không phải mới. Năm 2000, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa tour nhà vườn đầu tiên gồm 4 nhà như vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, Ngọc Sơn Công chúa từ... vào khai thác rất thành công. Nhưng nhược điểm của tour này là các nhà vườn nằm rải rác rất xa nhau. Lợi thế lần này là các ngôi nhà vườn ở Kim Long đều nằm sát nhau trong một quần thể, có kiến trúc cổ điển hình của Huế và những vườn cây, cảnh quan rất đẹp. Đáng chú ý là ngôi nhà rường trên 150 năm tuổi của ông Nguyễn Ngọc Trình do tú tài Nguyễn Lương Chánh xây dựng - một trong rất ít nhà ở Huế còn lại hai câu đối được sơn thếp bằng vàng thật và một án thờ nội phủ có hình rồng năm móng. Có một thuận lợi bước đầu là chủ nhân những ngôi nhà vườn nói trên rất đồng tình ủng hộ, họ sẽ tham gia vào việc biểu diễn thư pháp, tổ chức các câu lạc bộ thơ, ca Huế, câu cá... Để hỗ trợ, bước đầu, phường Kim Long sẽ đứng ra tín chấp, thành phố hỗ trợ lãi vay cho các hộ vay vốn để chỉnh trang nhà cửa, vườn tược... theo yêu cầu của tour du lịch. Theo chị Lê Thị Nhân, sắp tới, tour này sẽ được hoàn chỉnh hơn bằng việc Công ty du lịch Huế cho khơi thông sông Lấp - một nhánh của sông Hương rẽ vào Kim Long - đã bị bồi lấp từ nhiều năm nay. Và như thế, du khách muốn tham quan nhà vườn Kim Long có thể đi bằng đường bộ và đường sông tuỳ theo sở thích. Điển hình cho khu văn hóa ẩm thực Kim Long : Nam Châu Hội Quán. Khu ẩm thực văn hoá Kim Long sẽ khôi phục lại ý nghĩa và hình ảnh của Nam Châu hội quán xưa, nơi gặp gỡ và vui chơi giải trí của các quan lại phía nam xưa trước lúc vào triều. Cùng với 7 ngôi nhà vườn ở Kim Long, đây sẽ là một tour du lịch trọng điểm, nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực và văn hoá nghệ thuật Huế. Với diện tích hơn 8000m2 ở số 7 Vạn Xuân, Huế, khu ẩm thực văn hoá Kim Long được Cty du lịch Huế đầu tư với tổng số vốn giai đoạn 1 hơn 2,5 tỉ đồng. Theo chị Lê Thị Nhân - Giám đốc Công ty du lịch Huế, Cty xây dựng khoảng 3 - 4 ngôi nhà rường cổ, khu văn hoá trung tâm, khu ẩm thực dân dã và nhiều cảnh quan, vườn cây ăn quả. Về ẩm thực, du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực lễ hội, ẩm thực cung đình, ẩm thực dân dã và các món ăn của Huế xưa. Sau phần ẩm thực, du khách được thưởng thức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật của cung đình, văn nghệ truyền thống và văn hoá dân gian. Ở đây còn là nơi giới thiệu và bán các mặt hàng như thêu, may, dệt, chằm nón... do các phụ nữ trực tiếp sản xuất tại chỗ. Với mục đích xã hội hoá du lịch từng bước và khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng, dịp này, Công ty du lịch Huế sẽ phối hợp với Câu lạc bộ Nữ công gia chánh, Hội Phụ nữ phường Kim Long (thuộc Thành hội Phụ nữ Huế) sẽ làm sống lại nghệ thuật ẩm thực và văn hoá truyền thống của Huế bằng những sản phẩm đạt chất lượng cao. Dự kiến mở đầu cho hoạt động của của khu ẩm thực văn hoá Kim Long sẽ là Hội chợ ẩm thực khéo tay tổ chức trong dịp khai mạc lễ hội. Như vậy, có thể khẳng định rằng với việc đầu tư của các công ty tư nhân, công ty Nhà nước cùng sự phối hợp của địa phương và tỉnh nhà Huế, việc phát triển ẩm thực Kim Long cũng như các khu nhà vườn đang dần khẳng định vị thế của mình trên cả nước. Nó còn góp phần cho nghành du lịch ở làng Kim Long và thành phố Huế ngày càng phát triển và vươn xa hơn. 3.2. Thực trạng việc phát triển làng nghề Kim Long – Huế hiện nay và một số vấn đề đặt ra * Thực trạng phát triển làng nghề Kim Long : Đến hôm nay, các làng nghề làm bánh ở Kim Long vẫn còn khá được nhiều người ưa chuộng nhưng số lượng không đáng kể là bao nhiêu. Mà điển hình là nghề làm mứt gừng. Bởi vì, gần đây giá cả càng ngày càng lên cao và có nhiều loại mứt nhập ngoại chất lượng cao, nhiều người bắt đầu quên đi hương vị mứt gừng trong ngày Tết cổ truyền. Riêng địa phương cũng đã hỗ trợ người dân vay vốn để giữ gìn nghề truyền thống nhưng nghề làm mứt gừng ở địa phương chỉ có tính chất thời vụ, lại có thu nhập không cao vì vậy số lượng gia đình làm nghề truyền thống mỗi năm một ít đi là điều không thể nào tránh khỏi. Trước đây, cứ gần Tết thì hầu như nhà nào ở Kim Long đều nhộn nhịp làm mứt gừng, thậm chí còn huy động cả họ hàng gần xa đến hỗ trợ làm cùng gia đình. Còn hiện tại, làng mứt gừng Kim Long đang mai một từng ngày. Hiện ở Kim Long có 20 hộ chuyên làm mứt gừng truyền thống. Trong đó nhiều cơ sở sản xuất lớn như gia đình ông Trương Đình Tú, Trương Đình Toàn, Trần Văn Tuấn, Lê Thị Bé... và mỗi năm chỉ làm trong tháng chạp. Nhiều hộ dân làm mứt vì muốn bảo tồn nghề truyền thống của cha ông đã mạnh dạn đầu tư vốn để sản xuất mứt bán trong dịp tết. Anh Trương Đình Toàn ở địa chỉ 116 Phạm Thị Liên cho biết: “Gia đình tôi đã có 3 đời làm mứt gừng truyền thống, trung bình mỗi năm đầu tư trên 100 triệu đồng để làm mứt. Số tiền này trừ tất cả các chi phí cũng kiếm được từ 5 đến 7 triệu đồng. Riêng năm nay xuất hiện nhiều cơ sở làm mứt bằng máy móc hiện đại nên đầu ra mứt gừng ở Kim Long rất khó khăn. Chúng tôi cố gắng sản xuất đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng lượng mứt tồn đọng còn tương đối lớn”. Không riêng gì gia đình anh Toàn, cơ sở sản xuất mứt và bánh truyền thống của bà Lê Thị Bé ở Kim Long cũng lâm vào cảnh tương tự, bà Bé than: “Mỗi mùa mứt tết, gia đình tôi sản xuất từ 1 đến 2 tấn gừng, năm nay thì chịu thua. Hiện tại mứt bán ra với giá 53 ngàn đồng/kg, mắc hơn 15 ngàn so với tết trước, nên chúng tôi cũng dè chừng, sợ không có khách mua thì dù cả nhà ăn tết bằng... mứt gừng cũng không hết”. Ông Cao Minh Sơn - Phó Chủ tịch phường Kim Long tâm sự : Mứt gừng bán chậm một phần do thị trường có nhiều loại mứt nhập ngoại chất lượng cao, nhiều người bắt đầu quên đi hương vị mứt gừng trong ngày tết cổ truyền. Riêng địa phương sẵn sàng hỗ trợ người dân vay vốn để giữ gìn nghề truyền thống. Tuy nhiên, nghề làm mứt gừng ở địa phương chỉ có tính chất thời vụ, lại có thu nhập không cao vì vậy số lượng gia đình làm mứt truyền thống mỗi năm một ít đi là điều không thể nào tránh khỏi. Vẫn những mùi hương cay nồng cũ nhưng không khí đã khác xưa. Tết đến xuân về, hương mứt gừng đã không còn bay khắp ngõ xóm Kim Long. Nụ cười tuy vẫn nở trên môi người làm mứt nhưng đằng sau là một nỗi lo âu. Còn đối với các món bánh ướt thịt nướng và bánh in tuy không như mứt gừng nhưng hiện nay số lượng bán ra cũng có giảm. Bởi vì, hiện nay số lượng quán mở ra và kinh doanh các mặt hàng này rất nhiều, hơn nữa giá cả ngày càng tăng làm cho các món ở Kim Long dần dần số lượng khách giảm dần và các quán ở đây cũng ít dần đi. Điều đó khiến cho các nghề truyền thống về ẩm thực ở Kim Long có chiều hướng phai nhạt dần đi, người dân không còn cảm hứng và đam mê với những nghề mà cha ông mình đã truyền lại. Cho nên, sự quan tâm của tỉnh nhà – Thừa Thiên Huế là một khâu quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa của chính địa phương mình. * Một số vấn đề đặt ra : - Nên lập bảo tàng ẩm thực Huế : Ngoài việc trực tiếp thưởng thức các món ăn thức uống, du khách còn có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử của món ăn, về các nguồn nguyên liệu và những tinh hoa trong nghệ thuật chế biến, bày biện và thưởng thức món ăn đó. Do vậy, một bảo tàng ẩm thực là nơi thích hợp nhất để du khách tìm đến nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá nền văn hóa ẩm thực của điểm đến. Bảo tàng ẩm thực Huế sẽ là nơi trưng bày và giới thiệu tất cả những gì liên quan đến di sản văn hóa ẩm thực Huế và đặc biệt là dấu ấn ẩm thực ở làng Kim Long : từ các món ăn đến những tinh hoa trong tuyển chọn nguyên liệu, tẩm ướp gia vị, kỹ thuật nấu nướng, nghệ thuật và triết lý khi bày biện, thưởng thức món ăn. Đặc biệt, nó sẽ có thể lưu lại những món ăn nổi tiếng ở làng Kim Long. Đó là nơi giới thiệu các đặc sản cung đình lẫn những món ăn dân gian. Bảo tàng ẩm thực Huế sẽ là một bảo tàng mở, nơi du khách không chỉ được chiêm ngưỡng các món ăn thức uống qua các hiện vật, hình ảnh, tư liệu thành văn, phim ảnh, băng từ... mà còn là nơi họ được tham gia trực tiếp vào quá trình tuyển chọn nguyên liệu, ướp tẩm gia vị, nấu nướng các món ăn dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân ẩm thực. Sau cùng, đó là nơi họ có thể thưởng thức những món ăn do chính họ làm ra theo phong cách Huế và thấm đẫm phong vị Huế. Bảo tàng ẩm thực Huế sẽ là một điểm dừng trong tour du lịch ẩm thực khép kín. Sau khi ghé thăm bảo tàng để tham quan, chiêm ngưỡng di sản ẩm thực Huế được trưng bày nơi đây, du khách sẽ tiếp tục tour du lịch ẩm thực của mình bằng việc “cắp giỏ đi chợ” với “một bà nội trợ xứ Huế” để học cách lựa chọn nguyên liệu, hay ghé qua một điền viên để lựa mua những con gà, con cá, mớ rau... được chăm sóc và nuôi trồng theo công nghệ sạch. Sau đó họ mới trở về bảo tàng để học cách nấu nướng và thưởng thức những món ăn Huế mà tự tay họ làm ra. - Tái lập và phát triển các khu nhà vườn mang phong thái ẩm thực và tạo thế lực về du lịch : Từ lâu, các nhà vườn Huế nổi tiếng là những mảnh vườn xanh tươi bao quanh những ngôi nhà cổ kính. Những ngôi nhà cổ và vườn cây là nơi tiềm ẩn, chứa đựng những tư tưởng, tính cách của con người xứ Huế và Kim Long là một trong những nơi có các khu nhà vườn nổi tiếng của Huế. Cho nên để phát triển du lịch và ẩm thực của tỉnh nhà cũng như không để làm mất đi những cảnh quan của các nhà vườn ở Huế cổ kính, thành phố Huế cần phối hợp với Trung tâm bảo tồn di tích cố đô thực hiện phương án trùng tu, tôn tạo lại các di sản Huế để làm chuẩn mực cho các chủ nhân của các nhà vườn áp dụng. Có như thế du lịch nhà vườn va ẩm thực nhà vườn mới có một hướng đi vững chắc trong tương lai và thu hút một số lượng lớn các du khách đến nghỉ ngơi, tham quan và giải trí. C. KẾT LUẬN 700 năm kể từ khi công chúa Huyền Trân, vì nghĩa nước ngàn dặm ra đi. Thuận Hóa – Huế đã trở thành núm ruột của Tổ Quốc Việt Nam. Trong 700 năm ấy với sự đùm bọc yêu thương của cả nước, với sự nổ lực cố gắng của riêng mình, Huế đã từng bước đi lên. Và Kim Long đóng vai trò là tiền thân trực tiếp của Huế, là thủ phủ của các chúa Nguyễn, là hạt nhân trung tâm không chỉ về chính trị, quân sự mà còn cả về kinh tế, văn hóa của Đàng Trong. Ngày nay tuy không còn giữ vai trò quan trọng là một thủ phủ nhủ trước nhưng Kim Long vẫn nổi tiếng không chỉ là làng “tuyệt mỹ giai nhân” mà còn có một dấu ấn ẩm thực khó có thể quên. Nhờ có truyền thống văn hóa lâu đời, nhờ nguyên liệu dồi dào của địa phương và nhờ bàn tay khéo léo của người chế biến, món ăn Kim Long chẳng những ngon miệng, đẹp mắt và giàu chất dinh dưỡng mà qua đó có thể hiểu một cách ứng xử của con người Huế nhỏ nhẹ, thanh cao… Là một địa danh nổi tiếng về văn hóa ẩm thực nên cho dù Huế có hằng trăm món ăn thì món ăn ở Kim Long vẫn có một phong vị riêng gây nhiều ấn tượng cho nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước. Đối với người dân nơi đây, món ăn Kim Long luôn là nỗi nhớ, luôn ít nhiều gắn bó với những kỷ niệm của bạn bè, làng mạc, quê hương trong cả một đời sống với quê mẹ yêu thương. Khi xa quê, trong hồn người dân Kim long tha hương luôn là nỗi khát khao hương vị của một miếng bánh in với ấm trà bên cạnh, hay dĩa bánh nóng cùng với chén nước chấm thơm ngon và hương vị của ngày Tết đó là miếng bánh mứt gừng vừa cay vừa ngọt. Món ăn Kim Long đối với khách phương xa, khi đã một lần thưởng thức thì nhớ mãi những ấn tượng khó quên, đến khi rời Huế trong hành trang không thể thiếu gói bánh mứt gừng và gói bánh in làm quà cho người thân. Là sinh viên sống ở Huế đã gần 3 năm, được tiếp xúc với những người Huế thân thiện như một kỷ niệm thân thuộc mà khi ra trường mỗi sinh viên chúng tôi không bao giờ quên đó là hương vị của những món ăn ở Kim Long. Để có những món ăn đó không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người mà còn là giá trị tinh thần được xem là một nghệ thuật và một lạc thú ở đời. Nên từ việc chọn lựa, chế biến đến trang trí và thưởng thức món ăn được người dân Kim Long thể hiện như là giữa một tác phẩm nghệ thuật và sự hài hòa của những người nội trợ giỏi. Người nội trợ Kim Long khi thực hiện các món ăn luôn dựa theo tiêu chí : rẻ, ngon, tươi và an toàn thực phẩm và nấu ăn là thể hiện cả trong đó sự đam mê của nghệ thuật. Mỗi món ăn nơi đây đều thể hiện một triết lý riêng của người dân Kim Long, là nghệ thuật làm cho các thực phẩm bình dân hàng ngày trở thành những món ăn nổi tiếng, quyến rũ khách bốn phương. Đó chính là nhờ bàn tay tài hoa của người phụ nữ cộng thêm những linh khí của đất trời Huế tạo thành. Đặc biệt hơn cả, Huế là thành phố du lịch, lượt khách đến Huế ngày càng đông, vì vậy cần giữ gìn và phát huy những giá trị ẩm thực để đáp ứng lại sự mong đợi của khách đến Huế bằng cách xây dựng khu phố nổi tiếng, thực hiện các tuần ẩm thực nhằm tôn vinh giá trị món ăn Huế. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tư liệu thành văn : 1. Phan Thanh Hải (1997), Thủ phủ Kim Long và diện mạo của Huế trước năm 1687. Nxb Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. 2.Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam - Viện sử học (1992), Đại Nam Nhất Thống Chí. Nxb Thuận Hóa – Huế. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2004), Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần tự nhiên. Nxb KHXH, Hà NỘi. 4. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2004), Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần lịch sử. Nxb KHXH, Hà Nội. 5. Hoàng Thị Như Huy (2007), Nghệ thuật ẩm thực Huế. Nxb Thuận Hóa Dương Phước Thu (2007), Không gian văn hóa Huế. Nxb Thuận Hóa. 6. Lê Nguyễn Lưu (1996), Tài liệu Hán Nôm về làng xã ở Huế. Nxb Thuận Hóa. 7. Tổng cục du lịch Việt Nam, Non nước Việt Nam. Nxb Hà nội. 8. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Phố Vườn Kim Long – Làng du lịch văn hóa tương lai. Nxb Thuận Hóa – Huế. 9. Dương Phước Thu (2007), Không gian văn hóa Huế. Nxb Thuận Hóa. 10.Trương Minh Trai (2008), Tổng quan văn hóa Huế. Nxb Đại học Huế. 11. Trang wed : 12. Trang wed : B. Tư liệu điền dã thực tế : 1. Ủy ban nhân dân phường Kim Long – thành phố Huế (2010), Di tích lịch sử ở Thừa Thiên Huế. 2. Ủy ban nhân dân phường Kim Long – thành phố Huế (2009), Truyền thống làng Kim Long xưa. 3. Trong quá trình đi tìm tư liệu, tôi đã gặp : - Ông Cao Minh Sơn, Phó Chủ Tịch phường Kim Long thành phố Huế. - Ông Trương Đình Thử, số 116 đường Phạm Thị Liên, phường Kim Long, thành phố Huế. - Quán Huyền Anh hẻm 207 đường Kim Long, thành phố Huế PHỤ LỤC ẢNH Nhà vườn Phú Mộng – Kim Long Mứt gừng Kim Long Cụ Trương Đình Thử tự tay điều chỉnh lửa cho những chảo mứt Bánh in đã gói thành sản phẩm ở làng Kim Long – Huế Bánh ướt thịt nướng ở làng Kim Long – Huế MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_am_thuc_hue_1886.doc
Tài liệu liên quan