Lời mở đầu
Hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi bằng dầu khoáng BVTV ở trên thế giới và ở Việt Nam đã được nghiên cứu đánh giá sử dụng từ thập kỷ 90 thế kỷ 20 đối với các loài sâu chính như sâu vẽ bùa, rệp vẩy sáp đỏ, rầy chổng cánh, nhện đỏ, nhện rám vàng v.v
Trong chương trình phòng trừ, quản lý dịch hại tổng hợp, dầu khoáng HMO và AMO (caltex DC Tron Plus) được sử dụng hợp lý hầu như không độc hại mà có hiệu lực phòng trừ cao bằng hoặc có khi hơn hẳn một số loại thuốc BVTV chọn lọc và phổ rộng khác. Côn trùng và nhện nhỏ mẫn cảm với dầu đều bị chết do ngạt thở và bị ảnh hưởng xấu đến tập tính ăn hại và đẻ trứng. Trong nhiều năm qua chưa phát hiện thấy xuất hiện tính kháng của sâu bệnh đối với dầu khoáng BVTV.
ĐỀ TÀI: Dầu khoáng và sâu hại cây có múi
Ở Trung Quốc nghiên cứu phun 2 lần dầu khoáng vừa HMO ở nồng độ 0,5% nC21 và nC23 có hiệu lực phòng trừ rầy chổng cánh (hại cam quýt và truyền bệnh vàng lá Greening) tương đương với phun 2 lần thuốc Diflubenzuron 0,01%. Phun phòng ngừa rầy vào lúc lộc mới hé nở và phun lặp lại lần 2 sau 6-7 ngày (khi phần lớn lá lộc đã có độ dài 10mm, (Hung M.D và CTC, 2002). Dầu không diệt trứng nhưng ngăn cản được cả sự đẻ trứng của rầy chổng cánh trên lá và diệt chết rầy non.
Malaysia chương trình sử dụng dầu khoáng phun 7-14 ngày một lần cũng nhận thấy có hiệu quả phòng trừ cao diệt chết rầy non, rầy trưởng thành và làm giảm sự đẻ trứng do tác dụng xua đuổi (Leong và CTV, 2002).
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dầu khoáng và sâu hại cây có múi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dầu khoáng và sâu hại cây có múi
Lê Lương Tề
Hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi bằng dầu khoáng BVTV ở trên thế giới và ở Việt Nam đã được nghiên cứu đánh giá sử dụng từ thập kỷ 90 thế kỷ 20 đối với các loài sâu chính như sâu vẽ bùa, rệp vẩy sáp đỏ, rầy chổng cánh, nhện đỏ, nhện rám vàng v.v..
Trong chương trình phòng trừ, quản lý dịch hại tổng hợp, dầu khoáng HMO và AMO (caltex DC Tron Plus) được sử dụng hợp lý hầu như không độc hại mà có hiệu lực phòng trừ cao bằng hoặc có khi hơn hẳn một số loại thuốc BVTV chọn lọc và phổ rộng khác. Côn trùng và nhện nhỏ mẫn cảm với dầu đều bị chết do ngạt thở và bị ảnh hưởng xấu đến tập tính ăn hại và đẻ trứng. Trong nhiều năm qua chưa phát hiện thấy xuất hiện tính kháng của sâu bệnh đối với dầu khoáng BVTV.
ở Trung Quốc nghiên cứu phun 2 lần dầu khoáng vừa HMO ở nồng độ 0,5% nC21 và nC23 có hiệu lực phòng trừ rầy chổng cánh (hại cam quýt và truyền bệnh vàng lá Greening) tương đương với phun 2 lần thuốc Diflubenzuron 0,01%. Phun phòng ngừa rầy vào lúc lộc mới hé nở và phun lặp lại lần 2 sau 6-7 ngày (khi phần lớn lá lộc đã có độ dài 10mm, (Hung M.D và CTC, 2002). Dầu không diệt trứng nhưng ngăn cản được cả sự đẻ trứng của rầy chổng cánh trên lá và diệt chết rầy non.
ở Malaysia chương trình sử dụng dầu khoáng phun 7-14 ngày một lần cũng nhận thấy có hiệu quả phòng trừ cao diệt chết rầy non, rầy trưởng thành và làm giảm sự đẻ trứng do tác dụng xua đuổi (Leong và CTV, 2002). Phối hợp với biện pháp canh tác như điều khiển việc tưới nước hạn chế việc ra lộc 2-3 kỳ, ngắt bỏ những lộc không cần thiết và phun dầu khoáng với nồng độ 0,4 - 0,5% sớm ngay khi lộc mới nhú ra trong một chu kỳ lộc xuân, lộc hạ hoặc khi phát hiện thấy rầy chổng cánh và phòng trừ được cả sâu vẽ bùa khi thí nghiệm ở úc
(Watson và CTV, 1996.), phòng trừ được cả một số sâu hại khác như rệp sáp vẩy ốc, bọ phấn gai, nhện đỏ, nhện rám vàng v.v..
ở nước ta, những nghiên cứu ở Viện BVTV trên cam ngọt ở Cao Phong Hòa Bình và trên quýt tiều ở Lai Vung Đồng Tháp đều nhận thấy phun dầu khoáng riêng lẻ ở các nồng độ 0,5%, 0,75% và 1% hoặc hỗn hợp với thuốc trừ sâu tổng hợp đều có tác dụng phòng trừ sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp sáp vẩy đỏ, rệp sáp bông, rệp sáp mềm, nhện đỏ, nhện rám vàng. Phun dầu khoáng không ảnh hưởng đến quần thể kiến vàng thiên địch được sử dụng trong phòng trừ sinh học chống sâu hại ở đồng bằng sông Cửu Long.
Các nghiên cứu ở úc và ở Mỹ sử dụng dầu khoáng phòng trừ các loại sâu hại cam như trên cũng rất hiệu quả khi phun nồng độ 0,5% với lượng 5l/cây cao 4m, đạt yêu cầu giọt dầu lắng đọng khoảng 8 mg dầu/cm2 lá trong 1 lần phun.
Dầu khoáng cũng còn có tác dụng phòng trừ một số bệnh hại cam theo tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài, từ lâu dầu khoáng đã được sử dụng riêng lẻ (hoặc hỗn hợp với thuốc chứa đồng) để phòng trừ bệnh đốm dầu (Mycsosphaerella citri) bệnh đốm tảo (Cephaleuros virescens). Tuy nhiên cần lưu ý một số thuốc BVTV không thích hợp không được hỗn hợp với dầu khoáng như thuốc trừ bệnh Captan, lưu huỳnh, Dinocap, thuốc trừ nhện Binapacryy, carbaryl, propargite, oxythioquinox, thuốc trừ sâu Dimethoate, tránh gây độc cho cây.
Tài liệu tham khảo
1. Huang MD, Tan BL, Mao RQ, Beattic GAC, Rae DJ, Watson DM, et all, 2002. Demonstration of horticultural mineral oil - based citrus IPM programs in China.
2. Leong SCT, Beattic GAC, Watson DM., 2002. Comparison of a horticultural mineral oil program and two pesticide based pregrams for control of citrus pests in sarawak, Malaysia.
3. Rae DJ, Watson DM, Liu ZM et all., 1996. Effects of Petroleum spray oil without and with copper bungicides on the control of citrus leafminer. Australia Journal of Entomology 35.
Nghiên cứu sử dụng các hợp chất hóa học tự nhiên
nhằm hạn chế quá trình xâm hại của côn trùng,
bảo quản nông sản sau thu hoạch
Nguyễn Văn Sơn
Chi cục BVTV Thanh Hóa
Hầu hết các sản phẩm sau thu hoạch của ngành trồng trọt như lúa, gạo, ngô, khoai tây, sắn lát, bột mỳ, mầm đại mạch, thức ăn gia súc... đều tiếp tục bị hư hỏng ở những mức độ khác nhau tùy theo điều kiện bảo quản chúng. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu trong số đó là do bệnh và các loại côn trùng gây nên.
Theo Bộ NN & PTNT, tỉ lệ hư hại của nông sản sau thu hoạch ở nước ta là cao nhất châu á. Số liệu điều tra của chúng tôi trong khoảng thời gian 10 năm gần đây, hao hụt bình quân của nhóm các mặt hàng lương thực tại Thanh Hóa khoảng 7- 8,5%. Cũng không hiếm thấy những lô nông sản như ngô, khoai tây, lạc nhân, sắn lát, đậu đỗ, hoa quả tươi... có tỉ lệ hư hỏng đến 50- 60% sau quá trình lưu giữ, bảo quản. Hiện vẫn có nhiều giải pháp nhằm hạn chế quá trình xâm hại của côn trùng, bảo quản các loại nông sản sau thu hoạch và việc nghiên cứu ứng dụng các hợp chất hóa học tự nhiên là một trong số đó.
Nghiên cứu tập tính tìm kiếm thức ăn của côn trùng và đặc điểm hóa- sinh của một số loại thực vật, chúng ta thấy có những loại cây rất dễ bị côn trùng tấn công, lại có những loại cây rất ít bị và ngược lại, có những loại cây gần như “tương kị” với nhiều loại côn trùng… Chi cục bảo vệ thực vật Thanh Hóa đã tiến hành nghiên cứu, tổ hợp dịch chiết của một số loại thực vật và đang thử nghiệm 02 trong số đó, bao gồm:
Sản phẩm 1
Sản phẩm 2
Thành phần
Định lượng %
Thành phần
Định lượng %
Tinh dầu Bạc hà (95%)
25
Dầu Long Não ( 75%)
15
Dịch chiết cây Xoan ta
63
Dịch chiết cây Đinh lăng
73
Phụ gia (*)
12
Phụ gia
12
Dung môi và các phụ gia: Chất hòa tan C2H5(OH); Chất bảo quản C6H5COONa; Chất kết dính CMC; Chất giữ ẩm C3H5(OH)3 với những nồng độ thích hợp.
Cùng với Phosfine (PH3), các hợp chất này hợp thành qui trình xử lý xông hơi- tồn lưu đã và đang được thử nghiệm từ 2005 đến nay tại các Tổng kho Dự trữ quốc gia khu vực Thanh Hóa, công ty Bia, Công ty thuốc lá Thanh Hóa... với qui mô hàng chục ngàn tấn (M3) hàng hóa mỗi năm thông qua các hợp đồng kinh tế- kỹ thuật. Kết quả bước đầu cho thấy:
- Trước hết các hợp chất này là hoàn toàn vô hại với người, vật nuôi, môi sinh và nguồn nước.
- Không làm nhiễm bẩn nông sản.
- Hiệu quả làm chậm lại quá trình xâm thực của côn trùng rất có ý nghĩa: Các hợp chất này tuy không trực tiếp tiêu diệt côn trùng nhưng đã có tác dụng làm chậm lại quá trình xâm hại của nhiều loại côn trùng vào khối nông sản cần bảo quản so với đối chứng không được xử lý cách biệt trung bình 1- 1,5 tháng, thậm chí tới 2,5 tháng.
Năm 2008; theo đề nghị của Sở NN& PTNT, Sở KH-CN Thanh Hóa đã tổ chức Hội đồng khoa học chuyên ngành cấp tỉnh để thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định cấp kinh phí từ ngân sách để tiếp tục nghiên cứu- phát triển và hoàn thiện đề tài này trong chương trình KH-CN của tỉnh năm 2008- 2009.
Đề tài với hy vọng sẽ thu được ý nghĩa nhiều mặt trong công tác BVTV nói chung và kỹ thuật kiểm soát côn trùng hại nông sản sau thu hoạch nói riêng ở Việt Nam. Công trình dự kiến sẽ tổng kết và nghiệm thu vào cuối tháng 12 năm 2009./.
Mốc hồng, mốc đỏ bắp ngô
Hỏi: Bắp ngô ở trên cây sắp thu hoạch có mầu hồng, đỏ nhạt trông như bị mốc. Đó là vì lý do gì và có thể thu hoạch phơi khô để sử dụng cho gia súc được không?
La Văn Ngò (Chiềng Di - Mộc Châu - Sơn La)
Trả lời: Hiện tượng mô tả nói trên khá phổ biến ở các vùng trồng ngô trước và sau thu hoạch, bảo quản.
Trên bắp ngô ở đầu bắp hoặc trên các hàng hạt ngô bị bao phủ một lớp mốc mỏng mầu hồng hoặc mầu đỏ nhạt là do bắp đó đã bị bệnh gây ra bởi một trong hai loài nấm Fusarium verticillioides (mốc hồng) và Fusarium graminearum (mốc đỏ).
Những loài nấm bệnh này gây hại ở bắp ngô (hạt) và lõi nhưng cũng gây hại ở rễ, gốc, thân cây làm cây ngô bị héo chết. Nấm bệnh là loài nấm độc, sinh ra ở trong cây và bắp hạt bị bệnh nhiều độc tố. Tùy theo trường hợp bị bệnh do nấm Fusarium verticillioides (mốc hồng) sinh ra độc tố Fumonisin như độc tố Fumonisin B1 có thể gây bệnh viêm phế quản, khối u. Nấm Fusarium graminearum (mốc đỏ) sinh ra độc tố Nivalenol, vomitoxin gây nôn mửa v.v...
Những bắp ngô mốc hồng hay mốc đỏ (kể cả các loại mốc đen, mốc xám khác) phải hủy bỏ, không thể thu hoạch phơi khô, không được sử dụng làm thức ăn cho người và chăn nuôi gia súc.
Lê Lương Tề
TóM TắT CáC HìNH THứC Xử PHạT Và MứC PHạT CáC HàNH VI
VI PHạM HàNH CHíNH TRONG LĩNH VựC BảO Vệ Và KIểM DịCH THựC VậT
(Theo qui định tại Nghị định 26/2003/NĐ-CP, ngày 19/3/2003 của Chính phủ
về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật )
(Tiếp theo số trước)
Nguyễn Thị Phương Vinh
Chi Cục BVTV Bình Thuận
Điều 14: Hình thức xử phạt và mức phạt đối với các hành vi vi phạm các qui định về buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc BVTV:
Buôn bán thuốc không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chì hành nghề đã hết hạn;
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
200.000–500.000 đ
Điểm a, Khoản 1, Điều 14
Tịch thu thuốc nếu vi phạm nhiều lần.
Điểm b, Khoản 7, Điều 14.
Buôn bán thuốc không có cửa hàng và kho chứa thuốc hoặc có cửa hàng và kho chứa thuốc không đúng qui định;
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
200.000–500.000 đ
Điểm b, Khoản 1, Điều 14
Tịch thu thuốc nếu vi phạm nhiều lần.
Điểm b, Khoản 7, Điều 14.
Buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc chung với thức ăn chăn nuôi, lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thuốc y tế, thuốc thú y và các hàng hóa vật tư tiêu dùng khác, trừ phân bón;
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
200.000–500.000 đ
Điểm c, Khoản 1, Điều 14
Tịch thu thuốc nếu vi phạm nhiều lần.
Điểm b, Khoản 7, Điều 14.
Buôn bán thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh;
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
200.000–500.000 đ
Điểm d, Khoản 1, Điều 14
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Buôn bán thuốc BVTV:
. Không có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam;
. Không có tên trong Danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam;
. Thuốc BVTV hết hạn sử dụng;
. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng;
. Thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ..
Dưới 5 kg (lít) thuốc thành phẩm;
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
200.000–500.000 đ
Điểm đ, Khoản 1, Điều 14
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Từ 5 kg (lít) đến dưới 20 kg (lít) thuốc thành phẩm;
500.000 – 1.000.000 đ
Điểm a, Khoản 2, Điều 14
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Từ 20 kg (lít) đến dưới 100 kg (lít) thuốc thành phẩm;
1.000.000 – 3.000.000 đ
Điểm a, Khoản 3, Điều 14
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Từ 100 kg (lít) đến dưới 300 kg (lít) thuốc thành phẩm;
3.000.000 – 6.000.000 đ
Điểm a, Khoản 4, Điều 14
Tước quyền sử dụng Giấy Chứng chỉ hành nghề
Điểm a, Khoản 7, Điều 14
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Buôn bán thuốc BVTV:
. Không có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam;
. Không có tên trong Danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam;
. Thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Từ 300 kg (lít) đến dưới 500 kg (lít) thuốc thành phẩm;
6.000.000 – 15.000.000 đ
Điểm a, Khoản 5, Điều 14
Tước quyền sử dụng Giấy Chứng chỉ hành nghề
Điểm a, Khoản 7, Điều 14
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Từ 500 kg (lít) đến dưới 1.000 kg (lít) thuốc thành phẩm;
15.000.000 – 30.000.000 đ
Điểm a, Khoản 6, Điều 14
Tước quyền sử dụng Giấy Chứng chỉ hành nghề
Điểm a, Khoản 7, Điều 14
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Buôn bán thuốc BVTV:
. Thuốc BVTV hết hạn sử dụng;
. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Từ 500 kg (lít) trở lên thuốc thành phẩm.
6.000.000 – 15.000.000đ
Điểm c, Khoản 5, Điều 14
Tước quyền sử dụng Giấy Chứng chỉ hành nghề
Điểm a, Khoản 7, Điều 14
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Buôn bán thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam
Dưới 1 kg (lít) thuốc thành phẩm;
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đ – 500.000 đ.
Điểm e, Khoản 1, Điều 14
Buộc tiêu hủy thuốc
Điểm d, Khoản 7, Điều 14.
Từ 1 kg (lít) đến dưới 3 kg (lít) thuốc thành phẩm.
500.000 đ – 1.000.000 đ
Điểm b, Khoản 2, Điều 14.
Buộc tiêu hủy thuốc
Điểm d, Khoản 7, Điều 14.
Từ 3 kg (lít) đến dưới 5 kg (lít) thuốc thành phẩm.
1.000.000 – 3.000.000đ
Điểm b, Khoản 3, Điều 14
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Buộc tiêu hủy thuốc
Điểm d, Khoản 7, Điều 14.
Từ 5 kg (lít) đến dưới 10 kg (lít) thuốc thành phẩm.
3.000.000 - 6.000.000đ.
Điểm b, Khoản 4, Điều 14.
Tước quyền sử dụng Giấy Chứng chỉ hành nghề.
Điểm a, Khoản 7, Điều 14.
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Buộc tiêu hủy thuốc
Điểm d, Khoản 7, Điều 14.
Từ 10 kg (lít) đến dưới 50 kg (lít) thuốc thành phẩm.
6.000.000 - 15.000.000đ.
Điểm b, Khoản 5, Điều 14.
Tước quyền sử dụng Giấy Chứng chỉ hành nghề.
Điểm a, Khoản 7, Điều 14.
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Buộc tiêu hủy thuốc
Điểm d, Khoản 7, Điều 14.
Từ 50 kg (lít) đến dưới 100 kg (lít) thuốc thành phẩm.
15.000.000 - 30.000.000đ.
Điểm b, Khoản 6, Điều 14.
Tước quyền sử dụng Giấy Chứng chỉ hành nghề.
Điểm a, Khoản 7, Điều 14.
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Buộc tiêu hủy thuốc
Điểm d, Khoản 7, Điều 14.
Buôn bán thuốc tự sang chiết lẻ từ bao thùng khối lượng lớn thành chai, gói nhỏ.
1.000.000 – 3.000.000 đ
Điểm c, Khoản 3, Điều 14
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Buôn bán thuốc không đủ định lượng như đã ghi trên bao gói.
1.000.000 – 3.000.000 đ
Điểm d, Khoản 3, Điều 14
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Buôn bánthuốc giả tương đuơng với số lượng của hàng thật có giá trị đến dưới ba mươi triệu đồng.
15.000.000 – 30.000.000 đ
Điểm c, Khoản 6, Điều 14
Tước quyền sử dụng Giấy Chứng chỉ hành nghề.
Điểm a, Khoản 7, Điều 14.
Tịch thu thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
Điểm c, Khoản 7, Điều 14.
Buộc tiêu hủy thuốc.
Điểm d, Khoản 7, Điều 14.
(Xem tiếp số sau)
Bổ sung một số loại thuốc BVTV vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam
Cục BVTV
Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa ra quyết định số 76/2008/QĐ-BNN, ngày 25 tháng 6 năm 2008 về việc bổ sung một số loại thuốc BVTV vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam. Theo đó:
a) Đăng ký chính thức: 11 hoạt chất với 11 tên thương phẩm (gồm thuốc trừ sâu 02 hoạt chất với 02 tên thương phẩm, thuốc trừ bệnh 04 hoạt chất với 04 tên thương phẩm, thuốc trừ cỏ 02 hoạt chất với 02 tên thương phẩm, thuốc điều hòa sinh trưởng 03 hoạt chất với 03 tên thương phẩm).
b) Đăng ký bổ sung: 239 loại (gồm 112 loại thuốc trừ sâu, 83 loại thuốc trừ bệnh, 29 loại thuốc trừ cỏ, 08 loại thuốc trừ ốc, 06 loại thuốc điều hòa sinh trưởng, 01 loại thuốc trừ mối).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dầu khoáng và sâu hại cây có múi.doc