Đề tài Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái ở Hà Nội hiện nay

MỤC LỤC PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Đối tượng-khách thể-phạm vi-mẫu nghiên cứu 4.1. Đối tượng ` 4.2. Khách thể 4.3. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5.2. Các phương pháp cụ thể 5.2.1. phương pháp phân tích tài liệu 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 5.2.3. Phương pháp quan sát 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6.1. Giả thuyết nghiên cứu 6.2. Khung lý thuyết PHẦN II : NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Tổng quan vấn để nghiên cứu, các khái niệm công cụ 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2. Một số khái niệm công cụ 2.1. Khái niệm gia đình 2.2. Khái niệm đầu tư Chương 2: Kết quả nghiên cứu, giải pháp và khuyến nghị Nội dung nghiên cứu 1. Vài nét về đặc điểm tình hình KT-VH-XH của Hà Nội 1.1. Đặc điểm địa lý và đặc điểm dân số Hà Nội 1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của Hà Nội 1.3. Giáo dục 1.4. Văn hoá 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Các bậc cha mẹ ngày càng đầu tư nhiều về vật chất và thời gian cho việc học tập của con cái 2.1.1. Đầu tư về vật chất 2.1.2. Đầu tư về thời gian và tinh thần 2.2. Thời gian quản lý, theo dõi quá trình học tập của con cái 2.2.1. Tần suất liên hệ của cha mẹ với nhà trường giáo viên CN 2.2.2. Hình thức thường phạt của cha mẹ . 2.3. Mối liên hệ giữa sự đầu tư của cha mẹ và hiệu quả của sự đầu tư Phần 3. Kết luận , khuyến nghị 1. Kết luận 2. Khuyến nghị Danh mục tài liệu tham khảo MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển quan trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi của gia đình trong đó có việc học tập của con cái. Việc chuyển đổi nền kinh tế đã góp phần cải thiện cuộc sống của người dân, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giáo dục trong đó giáo dục gia đình đóng vai trò chủ đạo. Chúng ta có thể thấy hiện nay các gia đình hạt nhân ở Hà Nội ngày càng có nhiều điều kiện hơn trong việc đầu tư cho con học. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết trẻ em đều được học hành ở những trường có uy tín, chất lượng cao, các em được đọc nhiều sách báo, có nhiều cơ hội học tập hơn . Sự phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi mỗi gia đình ngày càng phải đầu tư hơn nữa cho việc học tập của con cái. Song do cuộc sống khá bận rộn, các bậc cha mẹ luôn phải lo lắng cho việc đảm bảo cuộc sống gia đình, do vậy họ ít có thời gian trực tiếp theo dõi, liên hệ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm về tình hình học của con hay quản lý xem con cái mình học ra sao. Chính sự hạn hẹp về thời gian nên các bậc cha mẹ ít có điều kiện để dạy con học cũng như đốc thúc con trong quá trình học tập. Giải pháp hữu hiệu được các gia đình lựa chọn là đầu tư rồi phó mặc việc học tập của con cái cho nhà trường cho những trung tâm có uy tín, thậm chí là phó mặc cho gia sư dạy kèm. Chính vì sự phó mặc ấy mà hiệu quả đầu tư cho việc học tập của con cái là không cao. Tình trạng học của các em trở nên bị qúa tải so với lứa tuổi cũng như thời gian mà các em có, một số trường hợp sức ép của việc học quá nhiều nên đã trốn học bỏ đi chơi, hay tình trạng lười suy nghĩ, phụ thuộc qúa nhiều vào gia sư . Và như vậy đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy, thiếu giáo dục gia đình và ngoài xã hội thì kết qủa cũng không hoàn toàn”. Gia đình không phải là môi trường sư phạm duy nhất đối với việc học tập của con cái, song nó có tính chất quyết định đối với quá trình học tập của con em. Mối liên hệ giữa nhà trường và các bậc cha mẹ là mối quan hệ mật thiết để trẻ có được kết quả học tập cao, đạo đức tốt. Nền giáo dục nói chung của gia đình đầy đủ, hoàn thiện bao nhiêu thì xã hội càng được tiếp nhận thêm những cá nhân có năng lực có phẩm chất nhân cách tốt đẹp bấy nhiêu. Chính vì vậy đầu tư đến học tập của con em là một vấn đề quan trọng. Đề tài này không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn trong việc nâng cao nhận thức cũng như vai trò của cha mẹ trong việc học tập của con cái. Và đó là lý do tôi chọn đề tài : “ Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái ở Hà Nội hiện nay” 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Đã có rất nhiều đề tài thuộc các ngành khác nhau nghiên cứu về vấn đề này như tâm lý học – giáo dục học. Tuy nhiên những công trình này đều làm rõ thực trạng vấn đề học vấn lao động, việc làm của thanh niên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học, lười lao động trên khía cạnh tâm lý và giáo dục. Từ hướng tiếp cận xã hội học với tư cách là một khoa học nghiên cứu về mối quan hệ cá nhân, xã hội và quá trình xã hội hoá cá nhân, đề tài này vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu sự đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài này chỉ có ý nghĩa thực tiễn cho bản thân cá nhân tôi. Do không có điều kiện nên đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi một số quận ở Hà Nội. Những thông tin thu được mặc dù không bao quát cả Hà Nội nhưng nếu có điều kiện chúng tôi sẽ mở rộng địa bàn nghiên cứu rộng hơn. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài này nhằm tìm hiểu rõ năng lực đầu tư của cha mẹ cho việc học tập của con cái ở các hộ gia đình hạt nhân Hà Nội. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này đề tài xác định mục đích nghiên cứu cơ bản sau : ã Làm rõ mức độ đầu tư của bố mẹ vào việc học tập của con cái hiện nay như thế nào. Mức độ kỳ vọng của cha mẹ với việc học tập của con cái như thế nào. ã Chỉ ra cách thức quản lý của cha mẹ vào quá trình học của con cái, mức độ quan tâm đầu tư về tinh thần và thời gian ra sao ã Đánh giá hiệu qủa đầu tư của cha mẹ cho việc học tập của con cái ã Trên cơ sở của nghiên cứu thu được đưa ra ý kiến giải pháp và góp phần nâng cao vai trò của cha mẹ trong việc đầu tư cho quá trình học tập của con cái. 4. Đối tượng- khách thể- phạm vi- mẫu nghiên cứu 4.1. Đối tượng : “ Nghiên cứu thực trạng của việc quan tâm dầu tư về vật chất, tinh thần và thời gian của bố mẹ vào việc học hành của con cái” 4.2. Khách thể nghiên cứu: Là các bậc cha mẹ và con cái đang ở độ tuổi học phổ thông ở Hà Nội hiện nay. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu sự quan tâm đầu tư của cha mẹ vào việc học tập của con cái chứ không bàn đến vai trò của gia đình nói chung Đề tài giới hạn phạm vi địa bàn nghiên cứu ở Hà Nội tức là thu thập khảo sát các gia đình hạt nhân( Có bố mẹ và con cái) hiện đang sinh sống tại Hà Nội có con cái đang đi học phổ thông. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin và hoàn cảnh cụ thể của lịch sử Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : Muốn có chủ nghiã xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa. Giáo dục học sinh, sinh viên lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, có bản lĩnh vững vàng, có tư duy sáng tạo, có ý chí học tập, lập thân, lập nghiệp vững vàng bước vào thế kỷ mới. Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội của Nhà nước và của từng gia đình. Mỗi công dân kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng quy mô giáo dục lành mạnh, phát triển phong trào học tập. Lý thuyết hành động xã hội: Theo quan niệm của Weber : Hành động xã hội là một hành động được chủ thể gán cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác. Do vậy, được định hướng tới người khác. Weber phân làm 4 loại hành động + Hành động hợp lý về mặt công cụ : là loại hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán lựa chọn công cụ hợp lý sao cho nó có hiệu qủa nhất. + Hành động hợp lý về mặt giá trị : là loại hành động được thực hiện bởi bản thân hành động ( mục đích tự thân) thực chất hành động này được nhấn vào mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ phương pháp duy lý. + Hành động hợp lý về mặt tình cảm : Là loại hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bộc phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện. + Hành động truyền thống : Là loại hành động tuân thủ thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán truyền lại từ đời này sang đời khác. Theo Parson : Quan điểm của ông chịu ảnh hưởng của MaxWeber – Pareto cho rằng phải xây dựng lý thuyết chung về hành động xã hội của cá nhân như là cơ sở để giải quyết nhiệm vụ. Qua đó thấy rằng cần coi học tập của trẻ em là một loại hành động xã hội. Hành động này có mục đích lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm và chịu ảnh hưởng của các yếu tố tác động như gia đình. Lý thuyết tương tác xã hội : Coi qúa trình hành động là hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác. Các nhà xã hội học thường xuyên nghiên cứu sự tương tác xã hội ở hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Nghiên cứu sơ cấp độ vi mô là nghiên cứ đơn vị tương tác giữa cá nhân, ví dụ như cha mẹ và con cái. Còn nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô là nghiên cứu sự tương tác của cơ cấu xã hội hay giữa các thiết chế xã hội gia đình và nhà trường. 5.2. Các phương pháp cụ thể 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu: Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu chính : Trung tâm nghiên cứu về GĐ & PN. Đề tài KX 07-09, Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, NXB KHXH,1994; Tạp chí tâm lý học, số 3/2004. “Hành vi lệch chuẩn của học sinh PHCS HN.”; Trần Đức Châm. “Mâu thuẫn giữa kỳ vọng của bố mẹ với việc học tập của con cái.” Tạp chí tâm lý học, số 8/2004 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu : Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 8 hộ gia đình, trong đó phỏng vấn 2 học sinh ở độ tuổi học phổ thông. Các gia đình đó có mức sống và nghề nghiệp khác nhau. Nội dung phỏng vấn xoay quanh vấn đề sự quan tâm đầu tư và cách thức quản lý con cái trong quá trình học tập của các bậc cha mẹ.Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu sâu hơn về việc đầu tư của cha mẹ đối với vấn đề học tập của con cái trong các hộ gia đình ở Hà Nội. 5.2.3. Phương pháp quan sát : Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra thông tin thu được thông qua qúa trình hỏi với hành vi của người được hỏi có phù hợp không, để từ đó thấy được mối liên hệ về hành vi ứng xử của đối tượng nghiên cứu. Qua quá trình quan sát chúng tôi thấy được phần lớn các bậc cha mẹ ở Hà Nội hiện nay có xu hướng đầu tư về vật chất cho việc học tập của con cái song họ lại có rất ít thời gian dành cho việc hướng dẫn con học. Tóm lại hệ thống thông tin và kỹ thuật thu thập qua việc quan sát, phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu cá nhân được chúng tôi lựa chọn, do thời gian có hạn nên nghiên cứu chỉ sử dụng 3 cách thu thập thông tin trên. Bên cạnh đó do tính khó tiếp cận với đối tượng nghiên cứu nên số lượng đối tượng nghiên cứu không lớn, nhưng chúng tôi vẫn cố tìm hiểu sâu kỹ nhiều chiều với những đối tượng như trên. Các kết luận từ thông tin thu được mới chỉ đảm bảo thông tin về vấn đề của một địa bàn cụ thể và chưa mang tính phổ quát cho Hà Nội cụ thể. Do lượng thông tin thu được ít nhưng chúng tôi vẫn chú trọng chất lượng của thông tin thu được. 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết. 6.1.Giả thuyết nghiên cứu  Do hiểu rõ được tầm quan trọng của tri thức đối với sự phát triển của xã hội nên hiện nay các bậc cha mẹ ngày càng đầu tư về vật chất và thời gian cho con học nhiều hơn.  Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, do quá bận rộn với công việc nên các bậc cha mẹ ít có thời gian quản lý, theo dõi quá trình học tập của con cái.  Đầu tư nhiều nhưng kết quả mà con cái đạt đựơc không đúng như kỳ vọng mà bố mẹ đạt ra.

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển trong những năm qua. Nếu như năm 1998 đã có 210 cuốn được xuất bản thì 2003 đã có 640 cuốn được gấp 3 lần so với năm 1998. Chứng tỏ nhu cầu cần đọc sách của cư dân Hà Nội ngày càng cao để củng cố kiến thức và gia tăng thêm sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Do hiểu rõ được tầm quan trọng của tri thức đối với sự phát triển của xã hội nên hiện nay các bậc cha mẹ ngày càng đầu tư về vật chất và thời gian nhiều hơn cho việc học tập của con cái. Trong gia đình, sự giáo dục của cha mẹ đối với con cái là yếu tố quyết định cá nhân lĩnh hội và tiếp thu những chuẩn mực. Mỗi một gia đình đều có một nội dung, phương pháp giáo dục khác nhau. Song cùng đi đến một mục đích chung là con cái có một trí tuệ vững vàng đồng thời có nền tảng đạo đức tốt đẹp, và mỗi gia đình đều mong muốn con cái trở thành những con ngoan, trò giỏi, và đem lại cho xã hội những cá nhân có giá trị. Vai trò của gia đình trong việc học tập của con cái thể hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự quan tâm đầu tư của gia đình đối với việc học tập của con cái ở một số lĩnh vực sau: Sự đầu tư của cha mẹ về vật chất ( tiền đóng học, tiền mua sách vở đồ dùng học tập....) Sự đầu tư của cha mẹ về thời gian và tinh thần 2.1.1. Sự đầu tư vật chất cho việc học tập của con cái của cha mẹ Bên cạnh sự phát triển của kinh tế thì giáo dục cũng phát trỉên, từ chỗ có điều kiện kinh tế, cha mẹ luôn muốn cho con cái mình được học tập trong một môi trường sư phạm lành mạnh và tiến bộ nhất. Chính vì vậy ngày nay vấn đề học tập của con cái trong các hộ gia đình được đề cao. Hầu hết, các bậc cha mẹ ở thành phố Hà Nội đều sẵn sàng đầu tư cho con học hết khả năng của mình, mong muốn con học giỏi, thi đỗ vào các trường chất lượng cao, có uy tín... nên đã cố gắng đầu tư về vật chất một cách tốt nhất để con có điều kiện học hành, có được tri thức hiểu biết. Sự đầu tư cho việc học thêm của con cái của cha mẹ Ngày nay do việc nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, nên các bậc cha mẹ ngày càng đầu tư cho việc học thêm ở bên ngoài của con cái hơn. Ai cũng sẵn sàng đầu tư cho con học hết khả năng mong muốn và kỳ vọng vào việc học tập của con cái nên cha mẹ luôn cô gắng đầu tư một cách tốt nhất để con có được một môi trường học tập thuận lợi. Khi được hỏi : Cô( chú ) đã đầu tư cho con học tập theo cách nào? Chú L đã trả lời: “ Gia đình chú đã tạo điều kiện tốt nhất ở mức có thể cho việc học tập con cái. Cô chú đầu tư cho việc học tập của con ngay từ đầu mới vào cấp III, tìm lớp tìm thày giỏi để gửi con vào học, thậm chí mời thày về dạy ở nhà riêng.....Gia đình có máy tính và thường xuyên mua sách nâng cao, sách tham khảo chỉ mong nó có kết quả học tập thật tốt....(phỏng vấn sâu số 7). Xu hướng ngày nay cho thấy rằng phần đông các bậc phụ huynh ai ai cũng muốn cho con cái mình có được một môi trường học tập tốt nhất chính vì vậy mà khi được phỏng vấn, đa số các bậc phụ huynh đều cho rằng việc tạo điều kiện cho con cái mình học một cách tốt nhất là rất quan trọng. Song trên thực tế để có thể đầu tư cho con học, cha mẹ cũng phải vất vả để có thể vật lộn với cuộc sống kinh tế. Chỉ có những gia đình có kinh tế khá giả thì họ tìm mọi cách đầu tư cho con trên mọi phương diện sao cho kết quả học tập của con đạt được như mong muốn, đạt được đúng như sự kỳ vọng của bố mẹ vào kết quả học tập của con cái. Trong tổng số 8 gia đình được hỏi thì có tới 5 gia đình có mức sống giàu có, họ đã đầu tư cho con học mà không cảm thấy ngần ngại, số tiền đầu tư cho con học là không ít, theo lời cô H quận Đống Đa nói : “Bây giờ không có học thì làm sao nên người, làm sao bằng bạn bằng bè, cô cứ đầu tư cho em, đầu tư hết khả năng thì thôi, có đầu tư cũng có hơn một tháng cô tốn ngót ngét một triệu bạc đấy, nhưng được cái em nó học cũng được” ( phỏng vấn sâu số 5) Như vậy từ trích đoạn phỏng vấn trên chúng ta có thể thấy rõ phần nào thực trạng đầu tư hiện nay của các bậc cha mẹ cho việc học tập của con cái. Bên cạnh việc học ở các trường có uy tín, thì các bậc cha mẹ cũng rất quan tâm đến tình hình học thêm của các con. Nào là học ở nhà cô giáo, rồi học thêm ở các trung tâm có chất lượng, thậm chí nhiều gia đình kinh tế khá giả cũng trực tiếp thuê gia sư về nhà dạy con học. Theo như các bậc phụ huynh thì hiện nay việc học thêm cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập của con cái. Ở những gia đình có kinh tế hạn hẹp song mức đầu tư cho con cũng không phải là ít. Việc đầu tư cho học tập của con cái chiếm một phần rất lớn trong tổng chi tiêu của gia đình. Nhưng dù có khó khăn đến đâu họ vẫn chắt chiu dành dụm mong con được học đến nơi đến chốn. Theo như lời kể của chị B : “... Chi phí cho học tập của mấy đứa nhà chị chiếm gần một nửa so với tổng chi tiêu trong gia đình. Tuy vậy anh chị vẫn phải cố gắng chắt bóp, nhịn ăn, nhịn mặc một chút dể nó được học hành đến nơi đến chốn” (Phỏng vấn sâu số2) Hay như lời kể của chú T: “Bây giờ kinh tế khó khăn lắm, kiếm được đồng tiền không phải dễ, nhưng vẫn phải cố gắng dành dụm cho con ăn học tử tế cháu ạ. Tiền kiếm đựơc ngoài chi tiêu hàng ngày thì tiền dành ra đầu tư cho con học cũng chiếm khá nhiều, việc chi phí cho tiền học thêm của con hàng tháng chú phải chi khoảng 300.000đ,con chú học lớp 9….Đời mình đã không có điều kiện thì phải cố gắng mà đầu tư cho con cái.” (phỏng vấn sâu 4) Từ tâm lý ngày xưa do hoàn cảnh không cho phép, nhiều bậc cha mẹ đã không thể có điều kiện được đi học một cách đầy đủ. Chính vì vậy hiện nay các bậc cha mẹ đã không tiếc công tiếc sức mình để lo cho con ăn học đến nơi đến chốn. Dù khó khăn đến mấy họ vẫn dành một khoản nhất định cho việc học tập của con cái. Việc chắt chiu, dành dụm nhịn ăn, nhịn mặc đã thể hiện sự hy sinh lớn lao đáng được trân trọng của các bậc cha mẹ khi đã tạo điều kiện cho con em mình được học tập. Tuy nhiên có thể thấy được một thực tế hiển nhiên rằng dù không có điều kiện thuê gia sư về nhà dạy trực tiếp con mình học, nhưng những bậc cha mẹ có hoàn cảnh kinh tế không đựơc khá giả họ cũng cố gắng cho con được đi học thêm ở trường hay học ở nhà cô giáo.....Điều đó cho thấy mức độ quan tâm đầu tư về vật chất cho việc học tập của con cái là khá nhiều. Có những gia đình có điều kiện ngoài việc gửi con học trong các khu trường bán trú có uy tín, tối về họ lại thuê gia sư về nhà kèm con cái học, tiền đầu tư cho vịêc thuê gia sư cũng khá là tốn kém song theo như chị Nguyễn Thị H nói : “Ngoài việc học ở trường thì tối đến chị cũng thuê gia sư về nhà dạy cho cháu học, kèm cháu học làm bài tập....mỗi tháng tiền thuê gia sư cũng nhìêu em ạ, cũng khoảng 400.000đ/tháng đấy. Cho nó học ở nhà mình yên tâm đỡ phải đưa đi đón về tối, tốn kém lắm nhưng vẫn phải cho con học chứ biết làm thế nào bây giờ.” ( Phỏng vấn sâu số 1) Hay theo như vợ chồng cô D : “ Hai đứa nhà cô cũng phải thuê gia sư về nhà dạy đấy, cô thuê hai gia sư về dạy hai anh em nhà nó, thằng lớn thì chỉ dạy toán và anh, còn thằng nhỏ học lớp 2 nên thuê dạy kèm tất cả các môn, tiền đóng cho gia sư cũng chóng mặt cháu ạ. Đấy là trong gia đình cô cả hai vợ chồng đều kiếm được đấy, chứ những gia đình khó khăn thì lấy đâu ra tiền mà thuê gia sư chứ. Hai đứa nhà cô ngoài tiền học bán trú ở trường thì tiền thuê gia sư về dạy kèm cũng ngót nghét tháng lương của cô rồi còn gì.”( Phỏng vấn sâu số 6) Việc đầu tư tiền học thêm cho con là thế, song càng học ở những bậc học cao hơn thì sự đầu tư cho con học thêm lại nặng hơn đối với cha mẹ. Với những học sinh cấp II ngoài việc học ở trường, phần lớn cha mẹ chỉ đầu tư cho con học thêm ở trường, ở nhà cô giáo, nếu gia đình nào có điều kiện thì thuê gia sư về kèm con tại nhà....Nhưng lên đến cấp III thì mức độ đầu tư cũng nhiều hơn. Ngoài việc học thêm ở trường, học gia sư ở nhà thì một số gia đình còn cho con em đi học ở những trung tâm có uy tín chất lượng, theo cha mẹ có học như thế các em mới có được một lượng kiến thức chuẩn bị cho việc thi vào đại học, một lượng kiến thức quan trọng có tính chất quyết định cho việc lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em. Khi được hỏi với cấp học của con như bây giờ gia đình có phải đầu tư nhiều hơn cho việc học tập của con cái không? Cô N tâm sự : “Lên cấp III rồi việc đầu tư cho em học cũng tốn kém hơn nhiều. Nhu cầu của các em tăng lên đáng kể đấy, ngoài việc học ở trường, chiều đến các em còn luyện thi ở một số trung tâm, tối về cô còn thuê gia sư cho em ôn thêm ở nhà” ( Phỏng vấn sâu số 3) Như vậy, các bậc cha mẹ thường cố gắng hết sức mình lo cho con được học hành đầy đủ, chỉ đầu tư về tiền học thêm thôi mà đã chiếm một phần lớn trong tổng chi tiều của gia đình. Chứng tỏ rằng cha mẹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc học hành của con cái, mà đó có thể coi là một sự kỳ vọng vào việc học tập của những đứa con mà mình yêu thương. Mong muốn con học giỏi thành đạt là một sự khích lệ việc đầu tư về vật chất cho việc học tập của con cái ngày một nhiều hơn ở các bậc cha mẹ. Đầu tư của cha mẹ về các phương tiện học tập ( sách vở, góc học tập....) Bên cạnh việc đầu tư về tiền học thêm, hiện nay các bậc phụ huynh cũng không ngừng trang bị cho con những phương tiện học tập tốt nhất. Qua phỏng vấn một số hộ gia đình chúng tôi nhận thấy rằng phần đông các bậc phụ huynh đều cho rằng các phương tiện học tập đóng một vai trò không nhỏ trong việc học tập của con cái. Theo họ để có được một kết quả học tập tốt nhất bên cạnh những kiến thức được học thì việc có được đầy đủ những công cụ học tập sẽ khích lệ các em học tốt hơn. Theo như cô N nói : “....Hơn nữa tiền mua sách vở, tiền mua sách tham khảo cũng tăng lên nhiều. Năm nay cô còn mua thêm cho em nó máy vi tính để em nó học cho tiện.” ( phỏng vấn sâu số 3) Việc mua thêm sách tham khảo cho con cái học tập cũng là một mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Để con có được một tri thức vững vàng và phong phú, cha mẹ đã cố công sưu tầm, tham khảo sách mua về cho con học. Ngoài chi phí cho tiền mua sách giáo khoa thì chi phí dành cho việc mua thêm sách đọc tham khảo cũng chiếm một phần đáng kể trong quá trình cha mẹ đầu tư cho việc học tập của con cái. Nhiều khi tiền mua sách, mua các phương tiện học tập còn ngang bằng so với tiền đầu tư cho việc học thêm của con cái. Theo như cô N nói : “....mỗi năm cô mua cho em một bộ sách học chính thức ở trường, bên cạnh đó cô cũng mua sách tham khảo cho em nó nhiều lắm. Tiền mua sách tham khảo nếu tính ra cũng ngang bằng với tiền cho em đóng học đấy. Cô cũng hay tham khảo ý kiến của nhìêu người thậm chí cả ý kiến của thầy giáo xem sách nào hay và cần thiết thì cô mua cho em nó học. Ngoài ra em nó đến lớp thấy bạn bè có sách hay nó lại về xin tiền cô mua, mua sách vở học cho con cô không tiếc...” ( Phỏng vấn sâu số3) Hay như gia đình chú T : “...cô chú không biết nhiều về những loại sách tham khảo nào mà em nó cần. Chủ yếu sách tham khảo là do em nó mua, cô chú chỉ cho tiền mua thôi, học như thế nào, cần những sách gì em nó biết hơn cả, cô chú thỉnh thoảng có mua thì mua những sách văn học hay những tác phẩm hay mà cô chú biết cho em nó đọc thêm thôi. Nói thế chứ tiền mua sách vở, sách đọc thêm cũng là một điều đáng nói đấy, tính ra thì cũng nhiều lắm.” (phỏng vấn sâu số 4) Bên cạnh việc mua sách tham khảo cho con cái thì nhìêu bậc cha mẹ cũng rất chú trọng đến các phương tiện học tập khác cho con cái. Phần đông các hộ gia đình ở Hà Nội hiện nay do có điều kiện kinh tế hơn nên học cũng chú trọng đến việc tạo cho con một góc học tập riêng biệt với những phương tiện học tập tốt nhất. Khi được hỏi có cần thiết phải tạo cho con một góc học tập riêng biệt hay không? Thì phần đông các bậc cha mẹ đều trả lời là rất cần thiết. Theo họ góc học tập thông thoáng, tiện dụng cũng giúp cho các em có được một tinh thần học tập thoải mái nhất. Nhiều gia đình còn trang bị cho các em những phương tiện học tập tốt như máy vi tính, đài, kim từ điển...Theo như chú L thì hiện nay các phương tiện hiện đại có thể giúp ích cho việc học tập của con cái một cách có hiệu quả nhất, chú nói : “Chú mua cho con những phương tiện học tập tốt nhất, cháu xem góc học tập của em nó kia kìa, toàn những đồ dùng mà không phải bố mẹ nào cũng mua cho con đựơc. Em nó học tiếng anh, chú mua cho em nó một bộ kim từ điển, một bộ máy nghe....nhiều tiền lắm chứ không ít đâu. Cả một góc học tập riêng biệt, lúc học không ai có thể làm phiền đựơc. Đầu tư như vậy cho em nó học cho tốt đỡ vất vả, mình có điều kiện thì tội gì không đầu tư cho con học”( Phỏng vấn sâu số 7) Hay như cô Nguyễn Kim L nói : “Nhà cô cũng rộng nên cô dành riêng cho em một phòng. Cô còn đặt cho em cả một cái bàn học tiện lắm, có giá sách rộng tha hồ để. Cô nghĩ tạo cho con một góc học tập riêng sẽ rất tốt cho việc học tập của con, nó vừa yên tĩnh lại không có ai quấy rầy, mới lại có được một góc học tập mà mình thích thì mỗi khi ngồi vào bàn học mình cũng thấy thoải mái và muốn học...” ( Phỏng vấn sâu số 8) Như vậy, khi xã hội càng phát triển, mức sống vật chất càng được nâng cao thì xu hướng đầu tư về các phương tiện cho việc học tập của con cái của cha mẹ cũng ngày càng tăng lên. Việc đầu tư cho con học như vậy phần nào cũng thể hiện khát vọng của cha mẹ đối với việc thành đạt của con cái. Hơn nữa sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với khả năng làm việc của con người đã được các bậc cha mẹ ý thức rất rõ ràng và nhận thức được điều này không còn cách nào khác hơn là đầu tư cho con cái học một cách triệt để và hiệu quả nhất. 2.1.2. Đđầu tư của cha mẹ về thời gian và tinh thần Cùng với việc đầu tư về vật chất, một yếu tố nữa không kém phần quan trọng trong quá trình đầu tư cho con học đó chính là thời gian và tinh thần, hay nói cụ thể hơn đó là mức độ quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái như thế nào? + Trong giai đoạn kinh tế thị trường ngày nay, tuy các gia đình đầu tư nhiều thời gian vào việc lo làm giàu, lo đáp ứng nhu cầu vật chất nhưng số đông các bậc cha mẹ vẫn dành thời gian để quan tâm đến việc học hành của con. Mặc dù đối với học sinh phổ thông trung học thì sự quan tâm của cha mẹ đến vấn đề học tập của con cái chỉ ở mức độ nhắc nhở, đôn đốc con học hành chứ không kèm cặp, chỉ bảo cụ thể như đối với học sinh cấp dưới. Sự quan tâm ấy của cha mẹ thường chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Lý do có thể nói một cách đơn giản đó là do ở bậc PTTH, các bậc cha mẹ luôn coi con cái mình đã tới tuổi trưởng thành, muốn để con được tự chủ tự giác trong học tập. Phần đông các bậc cha mẹ khi được hỏi đều cho rằng càng lên cấp học cao hơn, cha mẹ càng muốn cho con có đựơc tinh thần tự giác bấy nhiêu. Tuy nhiên có phải sự quan tâm của các bậc làm cha làm mẹ này chỉ ở nghĩa vụ bắt buộc , phải chăng họ không lo lắng cho tương lai của con em họ? Khi tìm hiểu vấn đề này chúng tôi được biết : “ Con trai cô học đến cấp III rồi, nên giờ giấc học tập của nó để nó tự giác là chính. Cô đầu tư cho em một cách rất đầy đủ, không thiếu già cả, chỉ tiếc là cô đi làm suốt, do bận rộn với công việc nên ít có thời gian trực tiếp có thể bảo ban, đôn đốc việc học cho nó được....tự giác là chính thôi cháu ạ.” ( Cô H- phỏng vấn sâu số 5) Còn theo như cô Nguyễn Kim L: “ Bây giờ các em lớn rồi, cô không thể ngồi kèm các em làm bài tập như trước nữa, tinh thần tự giác là chính cháu ạ.”( phỏng vấn sâu số 8) Qua một số ý kiến trên chúng ta thấy các bậc cha mẹ không phải là không quan tâm tới việc học của con nhưng do hoàn cảnh gia đình nên việc quan tâm còn bị hạn chế. Nhưng nhìn chung các bậc cha mẹ luôn quan tâm, lo lắng cho tương lai của con. Điều đó được thể hiện qua mong muốn, qua sự kỳ vọng hay nói khác hơn là nó được thể hiện một cách gián tiếp qua sự đầu tư về vật chất của cha mẹ cho việc học tập của con cái. Trên thực tế nhiều bậc cha mẹ luôn muốn dành nhiều thời gian cho vịêc học tập của con cái. Trong tổng số những hộ gia đình khi đựơc hỏi về thời gian dành ra để hướng dẫn con cái học tập thì phần đông khoảng thời gian mà mỗi gia đình dành cho công việc hướng dẫn con học tập chỉ khoảng từ 45 đến 60 phút. Có thể nói đây là một khoảng thời gian thực sự hợp lý và khoa học bởi vì ngoài việc hướng dẫn, kiểm tra con em học tập chúng ta cần phải để thời gian cho các em tự học bài và ôn bài. Khi được phỏng vấn sâu chúng tôi thấy rằng quan niệm của hầu hết các gia đình là thời gian dành cho việc học tập của con cái phải lớn hơn rất nhiều so với thời gian hướng dẫn và kiểm tra con cái. Theo ý kiến của cô D : “ Có như vậy ta mới có thể tạo cho con tính tự lập và phong thái tự tin ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hơn nữa khi con cái lớn hơn một chút thì các em đã có được sự tự ý thức về việc học tập của mình, vì vậy mà cha mẹ ít trực tiếp hướng dẫn con học mà chỉ kiểm tra, nhắc nhở chúng học tập là chính.” ( Cô D- phỏng vấn sâu số6) Như vậy khoảng thời gian từ 45 đến 60 phút có lẽ là một khoảng thời gian hợp lý được nhiều gia đình thực hiện. Đúng như ai đó đã nhận định rằng kết quả không phụ thuộc vào việc có nhiều hay ít thời gian tiếp xúc với con cái mà thể hiện sự quan tâm đến việc giáo dục con cái nhiều hay ít. Còn khi đựơc hỏi : Tại sao thời gian dành cho việc hướng dẫn con cái học tập như vậy là hợp lý thì cô D cho rằng : “Công việc học tập là công việc của cả đời người, con cái lớn rồi cần tạo cho con một thời gian tự lập, nếu cứ hướng dẫn và kiểm tra con như vậy thì sẽ tạo ra một sự nhàm chán, con cảm thấy không thoải mái khi tự học ở nhà, chính vì vậy mình chỉ cần dành ra từng ấy thời gian là đủ cho việc quan tâm tới tình hình học tập của cái mỗi ngày.”(phỏng vấn sâu số 6) Song cũng có một số ý kiến cho rằng: có thể dành hơn 3 giờ thậm chí nhiều hơn nữa cho việc định hướng cho con cái học tập, bởi họ cho rằng những gia đình có trình độ học vấn thấp thì việc dành thời gian ít như vậy cho việc hướng dẫn con cái học tập là điều đương nhiên, do trình độ học vấn thấp nên một số bậc cha mẹ không có khả năng giúp đỡ và hướng dẫn con học....bởi vậy đa số cá bậc cha mẹ chỉ dùng biện pháp nhắc nhở hoặc kiểm tra việc học tập của con cái. trường hợp của cô H- phỏng vấn sâu số 5 cho biết : “ Trình độ học vấn của cô chỉ 12/12. Mà bây giờ chương trình học của các em thay đổi nhiều nên có muốn dạy con học cũng không được. Cô chỉ hay thường xuyên bảo ban em học, thỉnh thoảng kiểm tra xem tình hình học của con như thế nào. mới lại cô cũng bận rộn suốt lấy đâu ra nhiều thời gian mà hướng dẫn em cơ chứ. Toàn bộ chỉ trông cậy vào tính tự giác học tập của con thôi.” Như vậy với những gia đình mà công việc luôn bận rộn thì thời gian dành ra để hướng dẫn con học theo họ chỉ khoảng 45-60 phút là hợp lý. Khi đưa những thắc mắc tại sao lại cho rằng khoảng thời gian đó là hợp lý tới cô Nguyễn Kim L- cho biết : “ Theo cô, từ 45-60phút là một khoảng thời gian đủ và thích hợp cho công việc đó, hơn nữa cô chú chỉ có thể giảng cho con những bài tập đơn giản, còn phần lớn chỉ là nhắc nhở con tự học là chính.”( phỏng vấn sâu số 8) Với một số gia đình mà cho rằng cần phải dành ra khoảng từ 2-3giờ cho việc hướng dẫn và dạy con cái học thì phần lớn là những gia đình con cái còn nhỏ, học ở những cấp học thấp, chính vì vậy mà hướng dẫn con học không chỉ là nhu cầu của con cái mà còn là nhu cầu của cả cha mẹ nữa. Từ những phân tích sơ bộ như trên chúng ta có thể nhận thấy, trong giai đoạn kinh tế thị trường ngày nay tuy các gia đình đầu tư nhiều thời gian vào việc lo làm giàu, lo đáp ứng nhu cầu vật chất, nhưng số đông các bậc cha mẹ vẫn dành thời gian để quan tâm đến việc học hành của con cái. Mặc dù với học sinh trung học thì sự quan tâm của cha mẹ đến việc học tập của con cái chỉ ở mức độ nhắc nhở, đôn đốc con học hành chứ không trực tiếp kèm cặp, chỉ bảo cụ thể như đối với những học sinh cấp dưới. Phần lớn các bậc cha mẹ khi được hỏi về mức độ quan tâm đến việc học tập của con đều trả lời là “ thỉnh thoảng”. Theo họ thì con cái ở giai đoạn PTTH là đã bắt đầu trưởng thành, họ muốn để con được tự chủ, tự giác trong học tập. Tuy chưa phải 100% gia đình đều luôn quan tâm tới việc học tập của con, song ở một chừng mực nào đó con cái luôn là niềm tự hào của cha mẹ, do vậy việc đầu tư cho con về vật chất và thời gian còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, phụ thuộc vào hoàn cảnh mỗi gia đình. Cha mẹ luôn quan tâm, lo lắng cho tương lai của con và điều đó được thể hiện qua những mong muốn, qua sự kỳ vọng của cha mẹ đối với kết quả học tập của con. + Bên cạnh việc dành thời gian để hướng dẫn con cái học tập thì việc mong muốn tạo cho con một môi trường học tập thật thoải mái cũng là một trong những mối quan tâm của cha mẹ. Phần lớn các bậc cha mẹ khi được hỏi trong lúc nghỉ ngơi con cái thường tham gia hoạt động gì đã trả lời “ phụ giúp các công việc trong gia đình”. Dường như hoạt động đó đã trở thành thói quen và các em cũng ý thức được rằng : Ngoài việc học tập là chính thì cũng phải giúp đỡ cha mẹ một số công việc vừa với sức của mình. Khi phỏng vấn em Q- 15 tuổi chúng tôi được biết : “ Sau khi tan học em phải làm một số công việc, như quét nhà, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm…Sau đó em mới đi chơi.” Và khi được hỏi việc này có mất nhiều thời gian của em không? Thì em nói : “ không ạ, chỉ khoảng 15-30phút thôi….Và em không thấy đây là một công việc vất vả, mà đó là bổn phận của con cái, hơn nữa nó giúp em rèn luyện tính có trách nhiệm với mọi người xung quanh.” Như vậy ngoài việc phụ giúp cho gia đình trong một khoảng thời gian nào đó thì con cái luôn được bố mẹ dành thời gian cho công việc đọc báo, xem tivi hay đi chơi với bạn bè….nhiều gia đình còn tạo điều kiện cho con cái được tiếp xúc với những lĩnh vực nghệ thuật như học hát, học vẽ, học đàn…Điều này chứng tỏ rằng cha mẹ đã nhận thức được đó chính là những hoạt động có thể mang lại nhiều thông tin có ích làm phong phú vốn sống cũng như vốn kiến thức cho con cái, nên ngoài việc mong muốn con cái giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình, thì cha mẹ vẫn luôn chú ý khuyến khích và tạo điều kiện cho con tiếp xúc với những hoạt động khác nhằm bổ trợ cho công việc học tập. Và theo như lời của chú L-phỏng vấn sâu số7 : “ Tiền đóng góp cho việc học thêm không quan trọng mà điều cốt yếu là nó giúp con mình được nâng cao kiến thức một cách có hệ thống và có tính khoa học với sự hướng dẫn của thày cô, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho con cái mình. Hơn nữa nếu không đem lại kết quả thì các trung tâm gia sư, hay các dịch vụ học thêm làm sao tồn tại được.” 2.2. Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, do quá bận rộn với công việc nên các bậc cha mẹ ít có thời gian quản lý, theo dõi quá trình học tập của con cái. 2.2.1. Tần suất liên hệ của cha mẹ với các nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và gia sư dạy kèm. Ngoài việc hướng dẫn, nhắc nhở và bảo ban con học ở nhà, cha mẹ còn có trách nhiệm liên hệ với giáo viên và nhà trường để giúp các em tiếp thu kiến thức và nâng cao trình độ. Mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường đựơc đo bằng mức độ trao đổi của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm có thường xuyên hay không. Tuy nhiên xu hướng hiện nay cho thấy rằng các bậc cha mẹ ít có thời gian liên hệ với các thầy cô giáo về tình hình học tập của con cái. Mà chủ yếu cha mẹ chỉ chú tâm vào việc đầu tư về vật chất cho con học mà thôi. Việc đầu tư cho con là như vậy nhưng cha mẹ lại quên đi một vai trò quan trọng khác, đó là việc phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra xem con cái mình học ra sao, có tiến bộ không. Việc theo dõi và quản lý quá trình học tập của con cái ở phần lớn những hộ gia đình Hà Nội có phần lỏng lẻo. Một lý do được nhiều gia đình trả lời cho việc không thường xuyên theo dõi quá trình học của con là : “ không có thời gian”. Theo như cô H – phỏng vấn sâu số 5 cho biết : “Cô cũng đi suốt, không có thời gian mà theo dõi em học. Cô chỉ có thể đầu tư về tiền học rồi dành nhiều thời gian cho em học thôi, chứ bây giờ mà còn đi liên hệ với thày cô giáo thì còn đầu thời gian. Mới lại các thầy cô giáo cũng chẳng có thời gian mà tiếp mình đâu. Có gì thì đã có giấy mời họp rồi.” Như vậy từ một số ý kiến trên, chúng ta có thể thấy rằng: mối liên hệ chủ yếu và thường xuyên của cha mẹ với nhà trường và các thầy cô giáo là thông qua sổ liên lạc, hay giấy mời họp. Có thể nói đó chính là hình thức mà các bậc cha mẹ nghĩ rằng đó là phù hợp cho cả nhà trường và cho cả bố mẹ nữa. Giấy mời họp thông thường chỉ thỉnh thoảng một năm vài lần, còn sổ liên lạc thì không biết đâu mà kiểm tra. Chính vì vậy mà mức độ cha mẹ liên hệ vối các thầy cô giáo trong trường là rất ít. Theo ý kiến của một số hộ gia đình được phỏng vấn thì việc liên hệ với nhà trường một cách thường xuyên là không cần thiết, họ cho rằng con cái mình học hành chăm chỉ, không làm gì thì không cần thiết phải liên hệ thường xuyên. Nếu có chuyện gì thì nhà trường hay thầy cô giáo gửi giấy về thông báo là được. Với những suy nghĩ như vậy nên chú L – phỏng vấn sâu số 7 nói rằng : “Con cái mình học thế nào mình biết, nếu học không được hay làm sao thì cô giáo gửi giấy về cho gia đình là biết, chứ không cần thiết phải liên hệ làm gì cho mất thời gian của cả thày cô giáo và cha mẹ nữa. Hơn nữa chú nghĩ việc nên làm là đầu tư một cách tốt nhất cho con học và phải tin vào khả năng học của con. Phải theo dõi và kiểm tra con học nhưng không nhất thiết phải theo dõi một cách gắt gao như vậy, con cái cũng không được thoải mái và tự do trong học tập.” Hay theo như cô H – phỏng vấn sâu số 5 cho rằng : “ Khi nào thật cần thiết thì mới phải liên hệ với nhà trường và các thầy cô giáo. cô nghĩ là việc liên hệ đó cũng cần nhưng bây giờ làm gì có thời gian hả cháu. Mình còn bận và các thày cô cũng bận rộn. Cô cho rằng việc liên hệ qua những cuộc họp phụ huynh hay qua sổ liên lạc cũng rất tiện cho cả gia đình và thầy cô trong quá trình theo dõi và quản lý việc học hành của con cái.” Việc thường xuyên liên hệ với các thầy cô giáo trong trường hạn hẹp về thời gian là như vậy, nhưng việc thường xuyên theo dõi tình hình học, thời gian học thêm của con ở bên ngoài của các bậc cha mẹ cũng lỏng lẻo không kém. Phần lớn các gia đình ở Hà Nội chỉ chú tâm vào những vấn đề cho tiền con đi học thêm, mà quên mất việc kiểm tra xem con học ở đó ra sao. Thậm chí nhiều gia đình thuê gia sư về nhà dạy kèm con học cũng phó mặc cho gia sư về việc học của con. Nếu con có bị điểm kém hay không học được thì phần lớn bố mẹ thường đổ lỗi cho những trung tâm dạy thêm hay đổ lỗi cho gia sư. Sự phó mặc của cha mẹ như vậy thì dù có đầu tư về vật chất về tiền học cũng như những phương tiện học tập tốt nhất cũng không giúp cho con có được một tri thức thực sự vững vàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Khi được hỏi cha mẹ có biết được tình hình học của con ở trung tâm ra sao không? Thì đa số các bậc phụ huynh được hỏi đều cho rằng “ không”. Bởi theo như lời của chú L- phỏng vấn sâu số7: “…nếu không đem lại kết quả thì các trung tâm gia sư, hay các dịch vụ học thêm làm sao tồn tại được.” Như vậy phần lớn các bậc cha mẹ đều cho rằng không có thời gian để có thể liên hệ với nhà trường và các thày cô giáo. Nhưng còn với vấn đề gia sư thì sao. Liệu họ cũng không có thời gian để kiểm tra trao đổi với gia sư tại nhà?. Khi được hỏi có thường xuyên trao đổi với gia sư về tình hình học tập của con cái hay không? Thì chị B – phỏng vấn sâu số2 cho biết : “ Con chị học ở nhà nên chị cũng có thời gian mà theo dõi xem con học như thế nào. Hơn nữa thuê gia sư về nhà dạy chị còn biết là họ dạy có tốt không, rồi qua đó biết được khả năng học của con mình như thế nào. mấy buổi đầu tiên mời gia sư về nhà dạy chị cũng thường xuyên để ý xem phương pháp mà gia sư dạy có giúp cho con mình học tốt hơn không. Nếu mà họ dạy tốt thì chị yên tâm mà giao việc học tập của con cho gia sư kèm cặp.” Còn theo như lời của chị H-phỏng vấn sâu số1 lại cho rằng : “Gia sư mà dạy không tốt thì mình thuê làm gì. Mời gia sư về nhà vừa tiện cho con mình học, vừa tiện cho công việc của mình. Họ dạy tốt nên chị không phải bận tâm nhiều lắm. Có chuỵên gì thì họ nói ngay với chị, con bướng không chịu học thì đã có gia sư họ trị. Con nhà chị còn thích học với gia sư hơn là học với cha mẹ đấy.Với những gia sư như thế chị cứ yên tâm mà làm kinh tế không phải lo nhiều đến kết quả học tập của con nữa.” Nói tóm lại, do sự phát triển không ngừng của xã hội, con người bị xoáy vào vòng quay thời gian, mặc dù điều kiện kinh tế không quá khó khăn nhưng điều kiện về thời gian vô cùng hạn hẹp, nên việc sắp xếp hợp lý để có được sự quan tâm dành cho con mình thông qua nhà trường, thày cô giáo chủ nhiệm là khó, thậm chí nhiều gia đình đã phó mặc cho gia sư về tình hình học tập của con cái. Với những hộ gia đình như vậy thì ngoài thời gian học ở nhà, phần lớn các em học ở trường, ở lớp , chính vì vậy àm cha mẹ không làm sao biết được con mình học yếu môn gì, và khả năng tiếp thu kiến thức của con cái đến đâu mà kịp thời đIều chỉnh và nâng dần các môn học yếu. Do vậy mà bên cạnh việc đầu tư vật chất cho con cái học tập, cha mẹ cũng cần dành ra một chút thời gian liên hệ với thày cô giáo chủ nhiệm về tình hình học tập của con và phải thường xuyên trao đổi với gia sư. có như vậy mới tạo được điều kiện tốt nhất cho con để con có thể đạt đựơc một kết quả học tập tốt như mong muốn của cha mẹ. 2.2.2. Hình thức thưởng phạt của cha mẹ với việc học tập của con Để con cái có được kết quả cao trong học tập , việc đầu tư về thời gian tri thức là rất quan trọng đối với các em. Bởi khi được sự đầu tư đầy đủ các em mới phát triển hoàn thiện trong môi trường giáo dục tốt. Nhưng bên cạnh đó một mô hình để làm tăng tính tích cực ở mỗi cá nhân và hạn chế được nhược điểm yếu của cá nhân là hình thức thưởng phạt. Theo học thuyết quản lý của Hàn Phi Tử : “Bản chất con người là hám lợi và ham quyền lực”, dùng hình thức thưởng để thấy cái lợi mà làm theo, còn phạt để thấy được nó liên quan đến quyền lợi của mình mà không thực hiện. Từ thực tế quản lý ở cấp độ vĩ mô của các nhà quản lý chúng ta thấy hiện nay các bậc cha mẹ cũng đã dung hình thức này đối với con cái của họ. Theo họ thì việc dùng hình thức thưởng phạt đối với con cũng là một cách có thể quản lý con trong quá trình học tập. Hình thức khen ngợi truỳên thống của các bậc cha mẹ từ xưa đến nay khi con cái học tốt đều dùng lời nói để động viên. đây là lời nói có sức khích lệ các em rất lớn. Bởi hiện nay đời sống của cư dân Hà Nội đa số ở mức trung bình khá, nhu cầu về vật chất của các em cũng tăng lên và hàng ngày được đáp ứng. Do đó việc khát khao hoặc mong chờ từ phía gia đình những hình thức khen thưởng sẽ làm tăng thêm niềm vui sướng, lòng tự hào về kết quả mà mình gặt hái được trong học tập. Ngày nay dưới tác động của nền kinh tế thị trường bên cạnh hình thức khen ngợi động viên bằng lời, mua sách bút thưởng bằng những hình thức khá phổ biến ở Hà Nội là con thích gì bố mẹ cũng mua cho, mua quần áo, mua đồ chơi hay thậm chí cho tiền bỏ lợn. Như trường hợp của chú T – phỏng vấn sâu số 4 cho biết : “ chú đề ra một hình thức thưởng phạt đối với con rất rõ ràng. Nếu học tốt mỗi lần được điểm cao chú cho 10.000đ bỏ lợn. Nếu được học sinh giỏi hay xuất sắc thì thích mua gì chú cũng mua cho,quần áo, giày dép, đồ chơi. Còn nếu bị điểm kém thì chú phạt không cho đi chơi, không được xem tivi…làm như vậy con cái mới cố gắng học được. Bây giờ chúng nó cũng đòi hỏi lắm, phải thưởng phạt phân minh cháu ạ” Cũng câu hỏi tương tự như vậy nhưng chị B- phỏng vấn sâu số2 lại có một ý kiến khác, chị cho rằng : “…chị thì chỉ biết động viên con học tập thôi, mới lại chị nghĩ là không nên hứa và đưa ra những hình thức thưởng phạt như vậy, sẽ tạo cho con nó một thói quen hay đòi hỏi, hình thức thưởng đành rằng là hình thức động viên con học nhưng nó cũng sẽ tạo cho con một thói quem được nuông chiều. Gia đình chị cũng không thể thường xuyên thưởng cho con như nhìêu gia đình khá giả khác, nhưng cứ đến cuối kỳ mà kết quả học tập tốt thì chị lại tổ chức cho cháu đi chơi, hoặc mua sắm quần áo, sách vở. Với việc thưởng cho con chị không bao giờ thưởng tiền cả. Còn khi con học không tốt chị cũng chỉ nhắc nhở con mà thôi, không nên gò ép con quá mức. Làm như vậy con mình sẽ cảm thấy thoải mái, và sẽ tự hứa học tốt hơn.” Và ý kiến của chị H- phỏng vấn sâu số 1 cũng vậy, chị cho rằng : “ không nên khen thưởng cho con bằng tiền, vật chất mà chỉ nên tỏ thái độ với con là được, không phải nhất thiết khi con học tốt thì mới thưởng mà trong quá trình học,ngoài việc động viên con bằng lời thì thi thoảng lắm chị mới mua quà cho cháu, còn khi con học không tốt chị cũng thông cảm vì con học nhiều quá nên cũng không trách mắng mà chỉ nói rằng mẹ buồn vì con học không tốt. Nói như vậy con cái sẽ rất sợ mẹ buồn nên sẽ cố gắng học tốt hơn.” Có thể nói tuổi của các em đang học ở cấp độ phổ thông hầu hết là tuổi thụ động trong việc học tập. Do vậy mà vai trò của cha mẹ hết sức quan trọng. Nếu như cha mẹ không khéo léo trong việc thưởng phạt thì chắc chắn sẽ gây cho con một sức ép về mặt tâm lý, dẫn đến hành động phản kháng không tốt, các em vẫn chấp nhận ngồi vào bàn học song sự chấp nhận đó là đối phó. Nhiều bậc cha mẹ còn cho rằng đánh đòn con cái thì con mới sợ. Như trường hợp của cô H – phỏng vấn sâu số 5 cho biết : “ dùng hình thức đánh đòn theo cô là hiệu quả nhất, con cái lại sợ, chứ cứ chạy theo hình thức phạt không cho ăn cơm, hay không cho đi chơi cô nghĩ chúng nó sẽ nhờn lắm không nghe lời bố mẹ đâu.” Từ những phân tích sơ bộ như trên chúng ta có thể thấy là ngày nay hình thức khen thưởng bằng lời nói vẫn là một trong những hình thức được ch mẹ lựa chọn nhiều nhất. Còn với hình thức thưởng chủ yếu bằng vật chất thì có lẽ đạt được hiệu quả cao hơn với những gia đình có mức sống khá giả và giàu có. Bên cạnh đó hình thức đánh đòn cũng là một biện pháp được nhiều gia đình sử dụng để phạt con cái. Song việc lựa chọn biện pháp nào đi chăng nữa thì các bậc cha mẹ hiện nay cũng đã biết cách phối hợp hình phạt với khen thưởng cho hợp lý, cho phù hợp với tâm lý, tính cách và hành động của con cái. Để có thể phối hợp tốt giữa các biện pháp cộng với sự đầu tư quan tâm của bố mẹ thì việc quản lý con cái học tập của cha mẹ sẽ đạt hiệu quả cao như mong muốn. 2.3. Mối liên hệ giữa sự đầu tư của cha mẹ và hiệu quả của sự đầu tư đó. Sự kỳ vọng của bố mẹ vào kết quả học tập của con Hầu hết các bậc cha mẹ đều có khát vọng, kỳ vọng lớn vào việc học tạp của con cái. Từ lâu trong xã hội ta đã tồn tại một quan niệm “ con hơn cha là nhà có phúc”. Quan niệm này một mặt phản ánh thực tế là sự thành đạt của con cái đã trở thành niềm hạnh phúc của những người làm cha làm mẹ. Sự thành đạt của con cá được thể hiện bắt đầu từ trong quá trình học tập. Có thể thấy trong giai đoạn hiện nay thì phần lớn khát vọng thành đạt của cha mẹ đối với con cái ở lứa tuổi đi học chủ yếu là khát vọng về sự thành đạt trong học tập. Điều này dễ hiểu, bởi lẽ, học tập là hoạt động chủ yếu của các em trong giai đoạn này, là cơ sở quan trọng nhất để tạo hành trang cho các em bước vào đời. Hơn nữa nền kinh tế thị trường bao giờ cũng đòi hỏi ở cn người tri thức và năng lực làm việc thực sư. Cơ chế thị trường là sự chọn lọc khắt khe nhất đối với khả năng làm việc của con người. Do vậy, việc học tập tốt để có đủ tri thức, năng lực làm việc đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống là cần thiết. Và theo như lời của chú T- phỏng vấn sâu số 4, chú cho rằng : “Hiện nay các bậc cha mẹ ai cũng mong muốn con mình mai sau thành đạt, chú cũng vậy chú luôn muốn đầu tư hết khả năng cho con được học tập một cách tốt nhất, được lĩnh hội những tri thức tiến tiến nhất. Đòi hỏi của cuộc sống ngày càng cao nên nếu không trang bị đầy đủ kiến thức thì làm sao mà làm được.” Hơn nữa hiện nay do sự cạnh tranh vào những trường chuyên, những trường có danh tiếng, hay việc ganh đua thi vào đại học, cao đẳng rất gắt gao nên cha mẹ nào cũng hối thúc con học tập tốt hơn, đầu tư cho con nhiều hơn. Nếu như với những học sinh phổ thông cấp II thì sự kỳ vọng của cha mẹ đối với các em chỉ ở mức độ kết quả học tập. nhưng lên đến cấp III, cấp học có thể nói là cấp học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Trong giai đoạn này thì sự kỳ vọng của cha mẹ đối với các em không chỉ thuần tuý về học tập nữa mà đã bắt đầu thể hiện mong muốn của cha mẹ về sự thành đạt của các em đối với nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên sự kỳ vọng của cha mẹ cũng có những tác động tiêu cực lẫn tích cực đối với con cái. Những tác động tích cực có thể là động lực thôi thúc các con học tập và phấn đấu. Bên cạnh đó thì sự kỳ vọng của cha mẹ cũng có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động và phát triển nhân cách con cái. Sự kỳ vọng của bố mẹ đã dẫn tới việc bố mẹ bắt con cái học quá nhiều gây ra tình trạng học quá tải của các con. Đa số những các em ngoài thời gian học tập chính khoá ở trường, các em phải đi học thêm ngoài giờ ở nhiều lớp học khác để chuẩn bị cho việc học tập được tốt hơn, đồng thời cũng để phục vụ cho những kỳ thi sắp tới, như kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học. Việc học tập quá nhiều đã làm cho các em không còn thời gian để nghỉ ngơi, giải trí, đầu óc luôn căng thẳng, và điều này cũng ảnh hưởng rõ ràng tới kết quả học tập của các em. Như lời của em Nguyễn Ngọc D cho biết : “Bố mẹ em bắt em học quá nhiều, nhiều khi cảm thấy mệt mỏi, và căng thẳng lắm. học nhìêu quá nhưng nhiều khi em gặp bài tập khó, do đầu óc không được nghỉ ngơi nên nhiều lúc em cũng không biết giải quyết bài đó như thế nào”. Hay theo như lời tâm sự của em Q- 15 tuổi : “ Nhiều lúc em cũng bị căng thẳng do học nhiều qúa, cứ nhồi nhét tất cả vào đầu với tần suất lớn như vậy làm sao em nhớ được, mới lại em thấy tình hình học hiện nay của em nhiều quá, em không có nhiều thời gian đi chơi. Ở lớp thì cô giáo bắt học, về nhà thì bố mẹ giục học, mệt thật chị ạ, học nhiều như vậy nhưng nhiều lúc vẫn bị điểm kém bình thường, bị điểm kém đã buồn về nhà bố mẹ biết được lại càng buồn hơn” Từ một số ý kiến như trên chúng ta có thể nhận thấy rằng sức ép của chương trình học ở trường đã lớn, nhưng chính sự kỳ vọng của bố mẹ vào kết quả học tập của con còn lớn hơn. Và như vậy bố mẹ mặc dù đầu tư cho con là không ít nhưng vô hình chung đã tạo một sức ép lớn trong quá trình học tập của con cái. Chính vì kỳ vọng quá nhiều nên việc đầu tư của cha mẹ cho việc học tập của con cái nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn. Hiệu quả tác động từ sự kỳ vọng của cha mẹ đến việc học tập của con cái Mức độ hài lòng của cha mẹ đối với kết quả học tập của con cái là một trong những chỉ báo quan trọng cho biết cha mẹ mong đợi và đánh gía sự nỗ lực của con cái trong học tập. Mong muốn của gia đình thì nhiều, nhưng mong muốn trước tiên gia đình đặt ra là muốn con cái học chăm, học giỏi. Tuy nhiên sự mong muốn quá lớn của cha mẹ không đạt được như ý muốn nếu như sự mong đợi ấy mang sắc thái tiêu cực. Co rất nhiều cha mẹ cảm thấy tức giận và buồn rầu vì mình đầu tư cho con nhiều như vậy mà không đem lại kết quả như mong muốn. Điều đó thật dễ hiểu bởi vì như phân tích trên chúng tôi đã chỉ ra rằng, phần lớn các bậc cha mẹ hiện nay chỉ chú trọng vào việc đầu tư cho con học, học thầy giỏi, trường học có uy tín, hay thuê những gia sư dạy giỏi về nhà kèm con học. Thậm chí nhiều gia đình có điều kiện còn trang bị cho con những phương tịên học tốt nhất. Song bên cạnh việc đầu tư như vậy nhưng cha mẹ lại không thường xuyên liên hệ với các giáo viên chủ nhiệm cũng như không thường xuyên theo dõi quan tâm đến việc học tập của con với gia sư ra sao. Chính vì điều đó mà cha mẹ ít ai có thể biết rõ được xem khả năng học của con có tốt không. Và khả năng tiếp thu bài của con trên lớp cũng như việc học của con ở nhà có tốt không. Do vậy cha mẹ không thể biết được rằng con mình cần đầu tư về thế mạnh nào, yếu những lĩnh vực nào để có được những sự đầu tư tốt nhất. Theo như lời tâm sự của em Nguyễn Ngọc D cho biết : “ Em chỉ thích học khối D thôi, nhưng bố mẹ em bắt học cả khối B, học hoá lý em không thích, em học không tốt mấy môn đó, nên điểm các môn đó không được cao. Bố mẹ em còn thuê gia sư về dạy em hoá,dạy lý nữa. em học thì học cho bố mẹ vui chứ cũng không thích. Thỉnh thoảng chán học quá em tòan xin gia sư cho nghỉ sớm thôi” Thậm chí việc quá kỳ vọng vào sức học của con cũng gây ra tình trạng chán học, bỏ đi chơi mà không xin phép bố mẹ của con cái. Trường hợp của em Q-15 tuổi là một ví dụ : “ Thỉnh thoảng học mệt quá, cố học cũng không vào đầu nên bạn em nó rủ đi chơi. ở lớp học chính thì không dám bỏ đâu vì cô giáo sẽ viết giấy về nhà, em sợ lắm. chỉ khi nào đi học thêm em mới dám bỏ học. Nhưng chỉ thi thoảng thôi, khi nào thấy đầu óc không được thoải mái, thì em nghỉ học hoặc đi lang thang ngoài phố phường mua sắm, hoặc em đến nhà bạn em chơi hết giờ thì về. Thỉnh thoảng chốn học cũng thấy thoải mái chị ạ” Như vậy với những phân tích như trên chúng ta thấy rằng xuất hiện xu hướng mâu thuân giữa khả năng học của con và sự kỳ vọng của cha mẹ vào kết quả học tập của con. Niềm tự hào vì con cái học giỏi, đạt thành tích cao hơn so với bạn bè cùng lứa đã trở thành kỳ vọng của cha mẹ. Những cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào con luôn cảm thấy con học chưa hết khả năng. Họ cho rằng con họ sẽ học tốt hơn, thậm chí đạt thành tích cao hơn các bạn khác nếu chăm học hơn, nếu họ có điều kiện giám sát chặt chẽ thời gian học, vui chơi,và nghỉ ngời của con hơn…từ đó họ buộc con cái phải đi học thêm nhiều hơn để nâng cao trình độ hiểu biết, học thêm để ngoan hơn…Tuy nhiên nếu kỳ vọng và sự đầu tư quan tâm của cha mẹ không dựa trên thực tế năng lực, trí tuệ, sức khoẻ sở thích cũng như nguỵên vọng của con mình thì tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể sẽ hình thành ở con những phản ứng chống đối có khi đựơc biểu hiện ra cụ thể như tôi đã phân tích ở trên như là chốn học…hoặc cũng có thể ở trạng thái ngầm như nói dối, kiêu căng… PHẦN 3 : KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Ngày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi con người phải có trình độ học vấn cao, vốn hiểu biết rộng mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã đưa ra những quyết sách giáo dục quan trọng giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội. Và một trong những biện pháp không thể thiều được là sự kết hợp giữa hộ gia đình với cơ quan chức năng. Thông qua cuộc khảo sát : “Sự quan tâm và đầu tư của cha mẹ cho việc học tập của con cái ở Hà Nội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay” và đưa ra một số kết luận sau: Hầu hết các hộ gia đình ở Hà Nội đã rất quan tâm đến việc học tập của con em. Do nền kinh tế thị trường đòi hỏi cũng như do cuộc sống không còn vất vả như trước nữa, mức sống gia đình sung túc hơn. do vậy mà cha mẹ có điều kiện đầu tư vật chất cho con học nhiều hơn. Ngoài việc học chính khoá ở trường cha mẹ còn đầu tư cho con đi học thêm ở những trung có uy tín. Hay nhiều gia đình khá giả còn đầu tư về tiền mời gia sư về nhà dạy con học. Mặc dù bận rộn với cuộc sống kinh tế đô thị sôi động, song các hộ gia đình vẫn dành một lượng thời gian nhất định để giúp đỡ con học tập : có thời gian biểu hướng dẫn con học bài và làm bài tập, động viên khích lệ con đạt kết quả cao trong học tập.Và phần lớn những hộ gia đình ở Hà Nội hiện nay vẫn chọn cách động viên khích lệ con bằng lời nói bên cạnh việc thưởng cho con bằng những phần thưởng vật chất. Ngoài ra các bậc cha mẹ mặc dù không thường xuyên liên hệ với các thầy cô giáo song vẫn dành thời gian cho việc theo dõi qúa trình học của con. Trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN việc phát triển của từng hộ gia đình đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của con cái. hiện nay chi phí cho học tập là khá cao, ngoài tiền học văn hoá ở trường, cha mẹ còn phải cho con đI học thêm các môn khác . đây là dấu hiệu đáng mừng trong giáo dục gia đình góp phần đảm bảo tính bền vững của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên vẫn còn xu hướng cha mẹ làm việc nhìêu, thời gian hạn hẹp nên việc hướng dẫn con học tập hầu như rất ít, thay vào đó là đầu tư cho con đi học thêm tràn lan, mà quên đi trách nhiệm quản lý, kiểm tra hành vi học tập của con mình. Chính sự quan tâm không đúng này dẫn tới kết quả học tập của con không cao, không đạt được như mong muốn của cha mẹ. Hơn nữa sự kỳ vọng của cha mẹ vào kết quả học tập của con hiện nay là khá lớn. Phần lớn các cha mẹ không tìm hiểu rõ khả năng học tập của con mình như thế nào, mức độ tiếp thu bài, hiểu bài và trí nhớ đến đâu. Thậm chí bố mẹ không quan tâm tới sở thích nguyện vọng của con cái xem con mình thích gì mà chỉ có đầu tư bắt con học theo xu hướng của mọi người. Chính vì vậy mà gây ra một sức ép lên quá trình học của con, tình trạng con chán học bỏ đi chơi, hay không làm bài tập trước khi đến lớp ngày càng diễn ra phổ biến. Tóm lại : Cuộc khảo sát nhỏ về các hộ gia đình hạt nhân ở Hà Nội trong việc đầu tư và quan tâm đến việc học tập của con cái đã cho phép kiểm chứng và chấp nhận được giả thuyết ban đầu đặt ra. Đúng như đề tài nhận định trong điều kiện thị trường hiện nay đòi hỏi mỗi gia đình nhất là các bậc cha mẹ phải thường xuyên quan tâm, đầu tư chăm sóc và giúp đỡ con học tập nhiều hơn nữa. Phương châm kết hợp giữa giáo dục gia đình nhà trường của Đảng và Nhà nước đã tạo nên một nền giáo dục lành mạnh là hoàn toàn đúng với thời kỳ đổi mới của đất nước. 2. KHUYẾN NGHỊ Về phía gia đình Một là : Muốn giáo dục con cái được tốt, trong các gia đình cần phải có sự phối hợp, giúp đỡ nhất trí giữa cả cha và mẹ mới đem lại hiệu quả cao. Vì vậy cả cha mẹ cần phải giúp đỡ dạy dỗ và hướng dẫn con học nhiều hơn. đồng thời cũng cần phải có thái độ, cách nhắc nhở thường xuyên, động viên khích lệ tới hành vi học tập của con nhiều hơn nữa Hai là : Củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình nhằm duy trì sự quan tâm một cách đúng đắn, giúp đỡ con nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập trong tương lai. Ba là: Cha mẹ không nên quá lạm dụng hình thức thưởng phạt về mặt vật chất cũng không nên gò ép đánh đòn mỗi khi con học không tốt. Nên có những hình thức khen thưởng hay phạt phù hợp tạo cho con một tinh thần học thật thoải mái, không bị tâm lý quá gò ép trong quá trình học. Mặt khác bố mẹ cùng đừng bắt con học quá nhiều tránh tình trạng con quá mệt mỏi, căng thẳng qúa sẽ tự ý bỏ học đi chơi… Bốn là : Các bậc cha mẹ cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình trong gia đình, tầm quan trọng của việc chăm sóc và giáo dục con cái để từ đó có những quyết định hợp lý khi đầu tư cho con cái trong quá trình học tập để từ đó có thể tham gia vào việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con cái sau này. Về phía nhà trường và xã hội Một là : Đề nghị ngành giáo dục sớm có biện pháp về nội dung, chương trình và giải pháp giáo dục sao hứng thú học tập đựơc phát triển mạnh ở các tầng lớp học sinh để từ đó góp phần thiết thực vào việc ngăn chặn tình trạng bỏ học ngày càng nhìêu ở các em. Hai là : Ngành giáo dục cũng nên cải thiện chương trình học cho học sinh học đỡ vất vả. Hơn nữa cần kết hợp những biện pháp học lý thuyết kết hợp với thực hành tạo một môi trường vừa học vừa giải trí, như vậy sẽ khích lệ các em ham học hỏi hơn. Ba là : Nhà trường cũng cần phải tổ chức nhiều hơn các cuộc họp phụ huynh để tạo mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình chặt hơn. Phải thường xuyên yêu cầu gia đình trao đổi thường xuyên về việc học tập của học sinh. Hơn nữa cũng cần phối hợp với gia đình để hiểu rõ hơn về khả năng học của từng em. Từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp với tâm lý, lứa tuổi cũng như năng lực học của các em. Bốn là : Các nhà hoạch đinh chính sách và các chương trình có trọng tâm là sự phát triển của trẻ em cần phải có sự xem xét chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội liên quan đến việc đi học của trẻ. Mặc dù hiện nay cuộc sống của các hộ gia đình đã nâng lên song bên cạnh đó thực tế chi phí cho giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ, là yếu tố quyết định việc họ có cho con đi học tiếp tục hay không. Tài liệu tham khảo Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng. Xã hội học đại cương, NXB Quốc Gia Hà Nội, 2001. G. Endsweif và G. Trommsdoerff. Từ điển xã hội học, NXB Thế Giới,2001 Trung tâm nghiên cứu về GĐ & PN. Đề tài KX 07-09, Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, NXB KHXH,1994 Tạp chí tâm lý học, số 3/2004. Hành vi lệch chuẩn của học sinh PHCS HN. Trần Đức Châm. Mâu thuẫn giữa kỳ vọng của bố mẹ với việc học tập của con cái. Tạp chí tâm lý học, số 8/2004. Hà Anh. Nỗi lo của học sinh THPT trước mùa thi đại học. Tạp chí tâm lý học số 6/2004. Trần Thanh Hà. Khát vọng của cha mẹ đối với sự thành đạt của con cái ở lứa tuổi học sinh PTTH. Tạp chí tâm lý học số6/2000. Phạm thị Bích Việt. “Vai trò của gia đình đối với quyền được học tập của trẻ”. Khoá luận tốt nghiệp, ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN. Phan Thị Thuý Liễu. “Vai trò của gia đình đối với kết quả học tập cua con cáI trong nền kinh tế thị trường”. Khoá luận tốt nghiệp K42, ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN. Nguyễn Thị Phương Dung. “Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con cáI trong các gia đình đô thị hiện nay.” Khoá luận tốt nghiệp 2001, ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN. MỤC LỤC PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Đối tượng-khách thể-phạm vi-mẫu nghiên cứu 4.1. Đối tượng ` 4.2. Khách thể 4.3. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5.2. Các phương pháp cụ thể 5.2.1. phương pháp phân tích tài liệu 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 5.2.3. Phương pháp quan sát 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6.1. Giả thuyết nghiên cứu 6.2. Khung lý thuyết PHẦN II : NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Tổng quan vấn để nghiên cứu, các khái niệm công cụ 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2. Một số khái niệm công cụ 2.1. Khái niệm gia đình 2.2. Khái niệm đầu tư Chương 2: Kết quả nghiên cứu, giải pháp và khuyến nghị Nội dung nghiên cứu 1. Vài nét về đặc điểm tình hình KT-VH-XH của Hà Nội 1.1. Đặc điểm địa lý và đặc điểm dân số Hà Nội 1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của Hà Nội 1.3. Giáo dục 1.4. Văn hoá 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Các bậc cha mẹ ngày càng đầu tư nhiều về vật chất và thời gian cho việc học tập của con cái 2.1.1. Đầu tư về vật chất 2.1.2. Đầu tư về thời gian và tinh thần 2.2. Thời gian quản lý, theo dõi quá trình học tập của con cái 2.2.1. Tần suất liên hệ của cha mẹ với nhà trường giáo viên CN 2.2.2. Hình thức thường phạt của cha mẹ... 2.3. Mối liên hệ giữa sự đầu tư của cha mẹ và hiệu quả của sự đầu tư Phần 3. Kết luận , khuyến nghị 1. Kết luận 2. Khuyến nghị Danh mục tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH19.doc