Đề tài Đầu tư của khu vực tư nhân đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Đưa ra các chính sách và thông tin về thị trường một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời cũng là một chức năng quản lý kinh tế vĩ mô rất quan trọng của nhà nước, đặc biệt đối với khu vực tư nhân. Sự cần thiết của các chính sách thị trường đối với hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân xuất phát từ những khó khăn của khu vực này trong vấn đề thị trường. Nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn này là khả năng cạnh tranh của các đơn vị kinh tế tư nhân còn rất thấp, công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Đây không chỉ là vấn đề của khu vực tư nhân mà còn là vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác, nhân tố thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Vì vậy để tạo điều kiện cho sự phát triển của nền sản xuất trong nước nói chung và các hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực tư nhân nói riêng, nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ thích đáng về thị trường.

doc33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư của khu vực tư nhân đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỷ 70, nền kinh tế Việt Nam và các nước XHXN khác lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Nền kinh tế ở trong tình trạng tăng trưởng âm. Lạm phát kéo dài và không thể kiểm soát nổi, năm 1986 là 774,7%. Hàng hoá khan hiếm, cung không đủ cầu, đời sống của nhân dân hết sức khó khăn. Bối cảnh đó đặt Việt Nam trước hai sự lựa chọn, hoặc là tiếp tục tìm kiếm các giải pháp trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, hoặc là chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Các giải pháp trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hoá tập trung được áp dụng đã không thể cải thiện được tình hình bởi lẽ nguyên nhân của khủng hoảng do chính mô hình kinh tế này gây ra. Mô hình đó không tôn trọng sự vận động khách quan của nền kinh tế, không kích thích được tính chủ động sáng tạo của các chủ thể kinh tế, do đó trở thành lực cản của sự tăng trưởng và phát triển. Vì vậy giải pháp thứ hai, tiến hành đổi mới toàn diện theo hướng thị trường, là yêu cầu tất yếu để thoát khỏi khủng hoảng và phát triển kinh tế. Sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu cuối thập kỷ 80 càng chứng tỏ tính cấp thiết của công cuộc đổi mới đối với nước ta. Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng VI đề ra và Đại hội Đảng VII, VIII hoàn thiện bao gồm bốn nội dung cơ bản sau: Một là, chuyển nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với hai hình thức quốc doanh và tập thể là chủ yếu sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Hai là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường. Ba là, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, từng bước xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. Bốn là, mở cửa tăng cường giao lưu, hợp tác với bên ngoài theo tinh thần: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của 6 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, Kinh tế tập thể, Kinh tế cá thể và tiểu chủ, Kinh tế tư bản tư nhân, Kinh tế tư bản nhà nước và Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, các thành phần kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được gọi chung là khu vực tư nhân hay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hay kinh tế dân doanh. Trừ kinh tế tập thể, hầu hết các chủ thể của khu vực tư nhân chỉ được thừa nhận từ sau đổi mới, thậm chí bản thân kinh tế tập thể cũng có nhiều đặc điểm mới. Có thể nói rằng, kinh tế tư nhân đã hình thành và phát triển cùng với quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế Việt Nam. Đề án này sẽ phân tích hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân trong giai đoạn sau đổi mới 1990-2000. Những quy định pháp lý về khu vực tư nhân Trong nền kinh tế thị trường, một trong những công cụ quan trọng nhất để nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế là hệ thống pháp luật. Bằng luật pháp, nhà nước có thể bảo đảm các quyền và lợi ích của các chủ thể kinh tế, bảo đảm lợi ích chung của cả xã hội. Mặt khác, hệ thống luật pháp còn thể hiện quan điểm, ý chí của nhà nước. Xuất phát từ vai trò đó, nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về hoạt động của các chủ thể kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân nhằm đảm bảo sự vận hành nhịp nhàng của một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, chủ thể của khu vực tư nhân bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp (trước đây là Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân). Các chủ thể này thuộc thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Doanh nghiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã. Các chủ thể này thuộc thành phần kinh tế tập thể. Hộ kinh doanh cá thể và hộ nông dân. Các chủ thể này thuộc thành phần kinh tế cá thể và tiểu chủ ở nông thôn và thành thị. Ngoài ra, trong hoạt động đầu tư, khu vực tư nhân có thể được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Do có rất nhiều quan điểm khác nhau về chủ thể kinh tế của khu vực tư nhân, những phân tích trên đây nhằm xác định phạm vi của khu vực tư nhân trong đề tài này. ii-/ tình hình đầu tư của khu vực tư nhân Cùng với chủ trương đổi mới, các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân đã thông thoáng, cởi mở hơn. Điều đó đã tạo được động lực mới trong nền kinh tế, tiếp tục giải phóng mọi lực lượng sản xuất, khơi dậy, phát huy được các nguồn lực để phát triển kinh tế. Những biến chuyển tích cực trong hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân thời gian qua là một trong những bằng chứng thuyết phục cho tính đúng đắn của đường lối đổi mới. Mục này sẽ khái quát về tình hình đầu tư của khu vực tư nhân trên ba phương diện: số lượng các loại hình chủ thể đầu tư, quy mô vốn đầu tư và mức đóng góp của khu vực đối với nền kinh tế. Số lượng chủ thể đầu tư của khu vực tư nhân Sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân thể hiện trước hết ở sự gia tăng về số lượng chủ thể đầu tư của khu vực này. Về số lượng hộ nông dân: Đổi mới trong nông nghiệp là khâu đột phá đầu tiên của công cuộc đổi mới nền kinh tế. Việc chuyển từ chủ trương tập thể hoá toàn bộ (lao động, ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác) sang chính sách thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã có tác động khơi dậy những tiềm năng to lớn. Qua các năm, số lượng hộ nông dân liên tục gia tăng (Bảng 1), đến nay, cả nước có khoảng 10 triệu hộ nông dân. Bảng 1: Số lượng hộ nông dân (triệu hộ) Năm 1985 1990 1994 1999 Số hộ nông dân 8.32 9.36 9.58 9.6 Nguồn: Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới S1/1999 (1) Về số lượng doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp công ty và hộ kinh doanh cá thể: Năm 1990, khi Quốc hội thông qua Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty, hoạt động của các doanh nghiệp này chính thức được thừa nhận và được hưởng sự bảo đảm, ưu đãi của nhà nước. Đây chính là một tiền đề cho sự trưởng thành mạnh mẽ của khu vực này. Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập (Bảng 2), điều này góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. (1) Kinh tế hộ nông dân và mô hình kinh tế trang trại ở Việt Nam, GS Nguyễn Điền (T 50) Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp công ty Năm Số doanh nghiệp Hàng năm Luỹ kế 1991 414 1992 4784 5198 1993 1610 6808 1994 4073 10881 1995 4395 15276 1996 3623 18899 1997 6103 25002 1998 1019 26021 1999 4474 30500 2000 14443 44943 Nguồn: Tạp chí Phát triển kinh tế (1) Bảng số liệu trên cho thấy, trong năm 2000, số lượng doanh nghiệp mới được thành lập tăng đột biến so với các năm trước đó. Đây là kết quả trực tiếp của việc Luật doanh nghiệp mới ra đời và bắt đầu có hiệu lực ngày 1/1/2000, thay thế cho hai luật trước đó là Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản hơn rất nhiều và các quy định về sở hữu, hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân và công ty cũng rõ ràng hơn, thông thoáng hơn. Có lẽ vì vậy mà Luật đã có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích tư nhân đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng trong năm 2000, theo quy định của Luật doanh nghiệp, đã có khoảng 150.000 hộ kinh doanh cá thể mới đăng kí thành lập. Về số lượng hợp tác xã. Tính đến tháng 8/1997 cả nước có 10.500 hợp tác xã đã đăng kí hoạt động(2). Hoạt động của hợp tác xã hiện nay không còn mang tính bắt buộc và hình thức như trong thời bao cấp nữa mà thực sự là sự hợp tác tự nguyện của tập thể người lao động. Các hợp tác xã không chỉ tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. Một điểm đáng chú ý là 98% số doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và 100% hộ kinh doanh cá thể, hộ nông dân có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, kĩ thuật sản xuất còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh chưa cao. Do đó, để tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực này đòi hỏi nhà nước cần có các chính sách đảm bảo, hỗ trợ về mặt thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế tư nhân Việt Nam, thực trạng và giải pháp, TS Võ Phước Tấn, ThS Đỗ Hồng Điệp Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực trạng và giải pháp, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Vốn đầu tư Bảng 3 cho biết tình hình vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trong mối quan hệ so sánh với vốn đầu tư của nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bảng 3: Vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng) Năm Vốn nhà nước Vốn ngoài QD Vốn ĐTTTNN Tổng số Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % 1991 5,115 38.0 6,430 47.7 1,926 14.3 13,471 100.0 1992 8,688 35.1 10,864 43.9 5,185 21.0 24,737 100.0 1993 18,556 44.0 13,000 30.8 10,621 25.2 42,177 100.0 1994 20,796 38.3 17,000 31.3 16,500 30.4 54,296 100.0 1995 26,048 38.3 20,000 29.4 22,000 32.3 68,048 100.0 1996 35,894 45.2 20,773 26.2 22,700 28.6 79,367 100.0 1997 46,570 48.1 20,000 20.6 30,300 31.3 96,870 100.0 1998 52,536 54.0 20,500 21.1 24,300 24.9 97,336 100.0 1999 65,300 62.1 21,000 20.0 18,900 18.0 105,200 100.0 2000 74,700 61.9 23,500 19.5 21,800 18.6 120,000 100.0 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (1) Trong giai đoạn 1991-2000, tỷ lệ vốn đầu tư ngoài quốc doanh trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân là 24.7%, trong khi tỷ lệ này đối với vốn đầu tư nhà nước là 50.5% và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 24.8%. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiềm năng của khu vực này thì khối lượng vốn huy động được còn chưa lớn. Thứ nhất, tiết kiệm của dân cư, theo kết quả điều tra và ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư và Tổng cục thống kê, cơ cấu sử dụng tiền tiết kiệm của dân cư như sau: Mua vàng và ngoại tệ: 44% Mua nhà đất, cải thiện điều kiện sinh hoạt: 20% Gửi tiết kiệm (chủ yếu là ngắn hạn): 17% Đầu tư cho các dự án: 19% (Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới S3/2000)(2) Như vậy, chỉ khoảng 36% vốn hiện có trong dân được huy động cho đầu tư phát triển. Thứ hai, tiết kiệm của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp công ty và các hợp tác xã, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9-10% năm là tiền đề của sự gia tăng mức tích luỹ trong các doanh nghiệp này. Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2000-2001, Trang 52 Huy động vốn đầu tư cho CNH, HĐH đất nước, Hoàng Thị Bích Loan, Trang 42 Đó là những bằng chứng để khẳng định rằng khu vực tư nhân là khu vực còn đầy tiềm năng về vốn đầu tư. Theo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010, để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng GDP của giai đoạn này thì khu vực tư nhân sẽ phải tăng gấp đôi mức đầu tư trên GDP từ 7% hiện nay lên 11-13% trong 10 năm tới. Mục tiêu này được đánh giá là đầy kì vọng song có khả năng thực hiện được nếu có các chính sách huy động vốn đầu tư phù hợp, chẳng hạn như chính sách tiền tệ nhằm làm giảm mức lãi suất của nền kinh tế. Đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Mức đóng góp của khu vực tư nhân vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế là một chỉ tiêu tổng quát biểu hiện kết quả hoạt động đầu tư của khu vực này. Số liệu trong bảng 4 và 5 cho thấy kết quả đó. Bảng 4: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (%) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Kinh tế nhà nước 40.18 39.93 40.48 40.00 38.74 38.98 Kinh tế tập thể 10.06 10.02 8.91 8.90 8.84 8.53 Kinh tế cá thể 36.02 35.25 34.32 33.83 32.93 32.03 Kinh tế tư bản tư nhân 7.44 7.41 7.22 7.24 7.25 7.21 Kinh tế có vốn ĐTNN 6.30 7.39 9.07 10.03 12.24 13.25 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nguồn: Niên giám thống kê 2000 Bảng 5: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm quốc nội (%) Năm 1995 1997 1998 1999 2000 Kinh tế nhà nước 109.4 109.7 105.6 102.6 107.4 Kinh tế tập thể 104.5 102.6 103.5 106.0 104.6 Kinh tế cá thể 102.8 105.6 103.4 103.6 105.3 Kinh tế tư bản tư nhân 109.3 109.8 107.9 103.2 107.3 Kinh tế có vốn ĐTNN 115.0 120.8 119.1 117.6 109.9 Tổng số 109.5 108.2 105.8 104.8 106.7 Nguồn: Niên giám thống kê 2000 Trong giai đoạn 1995-2000, khu vực tư nhân đã đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội (Bảng 4). Mức đóng góp này phụ thuộc nhiều vào thành phần kinh tế cá thể (khoảng 34% GDP), đóng góp của kinh tế tập thể và kinh tế tư bản tư nhân còn hạn chế (khoảng 16% GDP). Xét về giá trị tuyệt đối, mức đóng góp này liên tục tăng qua các năm. Điều này thể hiện ở tốc độ phát triển tổng sản phẩm quốc nội của các thành phần kinh tế trong bảng 5. Trong đó, thành phần kinh tế tư bản tư nhân có tốc độ tăng trưởng khá nhất trong 3 thành phần kinh tế thuộc khu vực tư nhân. Kết quả này khẳng định vị trí của khu vực tư nhân và hoạt động đầu tư của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Tóm lại tình hình đầu tư của khu vực tư nhân trong giai đoạn 1990-2000 đã có nhiều chuyển biến tích cực song còn nhiều khó khăn và chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng của khu vực này. Để khai thác tốt hơn nữa những nguồn lực của khu vực tư nhân cần có sự tác động hỗ trợ của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách. Iii-/ vai trò đầu tư của khu vực tư nhân đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế việt nam Làm sáng tỏ vai trò đầu tư của khu vực tư nhân đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam chính là tiêu điểm của đề tài này. Quá trình phân tích vai trò đầu tư của khu vực tư nhân sẽ dựa trên lý thuyết về vai trò của đầu tư đã được trình bày trong phần I. Khu vực tư nhân mặc dù mới trải qua hơn 10 năm tồn tại và phát triển song đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế. Điều đó thể hiện trên các mặt sau: Nguồn vốn của khu vực tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 1991-2000, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội trong GDP đạt mức bình quân là 25.4%, trong đó, vốn đầu tư của khu vực tư nhân đạt mức 7.1% GDP. Đây là một thành tựu lớn nền kinh tế Việt Nam khi so sánh với những năm 80, tích luỹ nội bộ nền kinh tế là không đáng kể. Theo mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 do Đại hội Đảng IX đề ra, tổng vốn đầu tư trong thập kỷ tới phải là 30% GDP thì mới có thể tăng gấp đôi GDP trong giai đoạn này. Các chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng, việc tăng quy mô vốn đầu tư trong GDP sẽ chủ yếu phụ thuộc vào đầu tư của khu vực tư nhân. Bảng 6: Tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP (%) Giai đoạn 1991-2000 2001-2010 Đầu tư từ ngân sách nhà nước 5.9 7.0 Đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước 7.0 7.0 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5.4 3.0-5.0 Đầu tư của khu vực tư nhân 7.1 11.0-13.0 Tổng đầu tư 25.4 30.0 Nguồn: Ngân hàng thế giới Bảng 6 cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư của từng khu vực trong GDP giai đoạn 1991-2000 và những dự tính cho giai đoạn 2001-2010. Theo dự tính này, tỷ lệ vốn đầu tư của nhà nước trong GDP sẽ tăng không đáng kể, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP sẽ giảm, như vậy sự tăng lên của tỷ lệ tổng vốn đầu tư trong GDP sẽ do khu vực tư nhân quyết định. Thứ nhất, về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Trong những năm 1991-2000, ngân sách nhà nước (gồm cả vốn ODA) đóng góp một phần vốn cho tổng đầu tư với tỷ lệ bình quân hàng năm là 6% GDP. Khoản vốn này được sử dụng để đầu tư cho các lĩnh vực giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, khoa học công nghệ và môi trường. Nhưng khoản đầu tư này trong tương lai sẽ bị hạn chế bởi triển vọng thu ngân sách tăng chậm lại, bởi nhà nước cần một khoản chi đáng kể cho việc cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách ngân hàng. Do đó, đầu tư từ ngân sách nhà nước sẽ khó vượt qua mức 7% trong giai đoạn tới. Thứ hai, về đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Năm 2000, đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đạt mức 9-10% GDP. Tuy vậy cũng còn những nghi ngờ về khả năng huy động nguồn lực của các doanh nghiệp nhà nước để duy trì mức đầu tư như vậy. Một là, tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian gần đây rất yếu kém. Hai là, tín dụng ngân hàng dành cho các doanh nghiệp nhà nước có khả năng bị hạn chế vì các ngân hàng sẽ chuyển sang chế độ cho vay mang tính thương mại cao hơn và sự ưu tiên mang tính bất hợp lý đối với các doanh nghiệp nhà nước sẽ không còn. Do đó, mức đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước sẽ khó vượt mức bình quân của giai đoạn trước là 7% GDP. Thứ ba, về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo dự tính, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP sẽ giảm từ 5% trong giai đoạn 1991-2000 xuống còn 3-5% trong giai đoạn 2001-2010. Có bốn lý do giải thích cho sự suy giảm đó. Một là, tỷ lệ 3-5% GDP là một tỷ lệ rất cao so với thế giới. Hai là, việc tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, một lĩnh vực có thể thu hút được rất nhiều vốn đầu tư vẫn chưa có nhiều tiến triển ở Việt Nam. Ba là, khi Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ được thực thi, hầu hết đầu tư nước ngoài nhằm vào xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ đòi hỏi ít vốn. Bốn là, việc Trung Quốc gia nhập WTO và sự phục hồi của nền kinh tế các quốc gia Đông á sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI. Trong bối cảnh như vậy, mục tiêu tổng đầu tư có đạt được hay không phụ thuộc chủ yếu vào khu vực tư nhân. Tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực này trong GDP phải tăng gấp đôi so với giai đoạn trước, từ 7% lên 11-13%. Điều này là khó khăn song có thể thực hiện được bởi như đã phân tích trong phần “Tình hình đầu tư của khu vực tư nhân” thì khu vực này còn tiềm năng về vốn đầu tư. Có một vấn đề nhận thấy là xu hướng vốn đầu tư của khu vực tư nhân giai đoạn 1991-2000 tăng lên về số tuyệt đối song tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư lại giảm dần (Bảng3). Sự suy giảm đó là do tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, dịch vụ và xây dựng nhà cửa có xu hướng giảm, tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp chế tạo tăng dần mà khu vực tư nhân ít tham gia vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Vì vậy, để đạt mục tiêu đề ra, cần xoá bỏ mọi trở ngại và tạo ra động lực khuyến khích đối với đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này. Khu vực tư nhân có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế Trong nội dung trước, khi xem xét kết quả hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân, ta đã thấy mức đóng góp của khu vực này trong sự tăng trưởng GDP. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn trong phạm vi từng ngành. Về nông nghiệp. Sau quá trình phi tập thể hoá trong nông nghiệp hộ nông dân đã chính thức được thừa nhận là đơn vị kinh tế cơ bản trong nông nghiệp nông thôn. Điều đó đã phát huy được tính chủ động của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, và khu vực tư nhân, cụ thể là các hộ nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp là lực lượng chủ lực tạo ra những thành quả to lớn trong ngành này. Các số liệu về cơ cấu tổng giá trị sản lượng nông lâm ngư nghiệp chứng minh khu vực tư nhân là lực lượng sản xuất chủ lực trong nông nghiệp (Bảng 7). Bảng 7: Cơ cấu tổng giá trị sản lượng nông lâm ngư nghiệp Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Quốc doanh Giá trị (Tỷ đồng) 2210 2664 3424 3582 3961 4698 Tỷ trọng (%) 4.5 4.3 4.5 4.4 4.3 4.6 Khu vực tư nhân Giá trị (Tỷ đồng) 46655 59555 72090 77244 89111 97025 Tỷ trọng (%) 95.5 95.7 95.5 95.6 95.7 95.4 Tổng số Giá trị (Tỷ đồng) 48865 62219 75514 80826 93072 101723 Tỷ trọng (%) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nguồn: Niên giám thống kê 1994-1999 Bằng mức đóng góp của mình vào tổng giá trị sản lượng nông lâm ngư nghiệp là trên 95%, khu vực tư nhân đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong sản xuất nông nghiệp. Tất nhiên, thành quả mà khu vực tư nhân đạt được có vai trò hỗ trợ rất lớn của nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản... Những hỗ trợ đó đã tạo điều kiện và khuyến khích các hộ nông dân tăng gia sản xuất. Trong giai đoạn 1991-2000, nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Giá trị sản lượng toàn ngành tăng bình quân hàng năm 5.6%. Trong đó, nông nghiệp tăng 5.4%, thuỷ sản tăng 9.1%, lâm nghiệp tăng 2.1%. Nổi bật nhất là sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm 1.1 triệu tấn, đưa mức lương thực bình quân đầu người từ 294.9 kg năm 1990 lên 436 kg năm 2000. Việt Nam từ nước nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Với vai trò chủ đạo trong nông nghiệp nông thôn, khu vực tư nhân sẽ là lực lượng cơ bản trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Về công nghiệp. Nếu như nông nghiệp là thế mạnh của khu vực tư nhân thì công nghiệp lại không như vậy. Số liệu trong bảng 8 cho thấy điều đó. Bảng 8: Cơ cấu tổng giá trị sản lượng công nghiệp Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Quốc doanh Giá trị (Tỷ đồng) 51991 58166 64474 69463 72604 Tỷ trọng (%) 50.3 49.3 48.0 45.9 43.5 Khu vực tư nhân Giá trị (Tỷ đồng) 25451 28369 31068 33402 36242 Tỷ trọng (%) 24.6 24.0 23.1 22.1 21.7 Khu vực có vốn ĐTNN Giá trị (Tỷ đồng) 25933 31562 38878 48359 58119 Tỷ trọng (%) 25.1 26.7 28.9 32.0 34.8 Tổng số Giá trị (Tỷ đồng) 103375 118097 134420 151224 166965 Tỷ trọng (%) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nguồn:Niên giám thống kê 1995-1999 So với khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, mức đóng góp của khu vực tư nhân nhỏ hơn nhiều, bình quân thời kì 1995-1999 là 22.9% năm. Chính sự tham gia hạn chế của khu vực này vào lĩnh vực công nghiệp sẽ làm tỷ trọng đầu tư của khu vực tư nhân trong tổng đầu tư giảm khi tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp trong tổng đầu tư có xu hướng tăng. Điều này một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc khuyến khích, hỗ trợ khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp để tỷ lệ đầu tư của khu vực trong GDP có thể đạt 11-13% trong thập kỷ tới. Mặc dù sự tham gia của khu vực tư nhân trong công nghiệp còn hạn chế, song những đóng góp của khu vực vào sự tăng trưởng toàn ngành công nghiệp là không thể phủ nhận. Đặc biệt trong giai đoạn tới, khi các doanh nghiệp nhà nước được tổ chức, sắp xếp lại thì khu vực tư nhân sẽ phải đảm nhiệm một vai trò lớn hơn trong sản xuất công nghiệp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, then chốt trong nền kinh tế. Về dịch vụ. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Trong giai đoạn 1997-1998, tỷ lệ là 49% tổng số doanh nghiệp, giai đoạn 1999-2000 là 54%. Nếu tính đến các hộ kinh doanh cá thể thì tỷ lệ này sẽ còn lớn hơn nhiều. Sở dĩ như vậy là do các hoạt động thương mại dịch vụ thường không đòi hỏi quy mô vốn đầu tư lớn lại thu hồi vốn nhanh, điều đó phù hợp với năng lực tài chính của các nhà đầu tư tư nhân. Không chỉ dừng lại ở đó, một số lĩnh vực mà trước đây do nhà nước độc quyền như y tế, giáo dục đào tạo, thì nay cũng có sự tham gia ngày càng nhiều hơn của khu vực tư nhân. Sự tham gia này vừa có tác dụng hỗ trợ cho nhà nước nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân, vừa tạo ra sự cạnh tranh đối với các cơ sở kinh tế của nhà nước. Ngoài ra, khu vực tư nhân cũng đã nhanh chóng góp mặt trong các lĩnh vực mới mẻ như thương mại điện tử... Sự tham gia của khu vực tư nhân trong ngành thương mại đã góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế hàng hoá ở cả thành thị và nông thôn. Tóm lại, mặc dù sự tham gia của khu vực tư nhân vào các ngành khác nhau ở những mức độ không giống nhau, nhưng khu vực này có những đóng góp lớn lao đối với sự tăng trưởng chung của nền kinh tế trong thời gian vừa qua. Trong tương lai, khi được khuyến khích phát triển hơn, được đối xử bình đẳng hơn và có một định hướng phát triển đúng đắn, mức đóng góp của khu vực này sẽ còn lớn hơn nữa và tương xứng hơn với tiềm năng của nó. Khu vực tư nhân sẽ có những tác động tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân. Đầu tư của khu vực tư nhân tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Theo lý thuyết về vai trò của đầu tư, đầu tư tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Tác động của đầu tư khu vực tư nhân tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã được phân tích kĩ lưỡng trong phần trên: “Khu vực tư nhân có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế ”. Mặt khác, khu vực tư nhân là một bộ phận trong tổng thể các thành phần kinh tế cho nên rất khó để có thể nhận định về tác động của đầu tư khu vực này đối với cơ cấu lãnh thổ. Do đó, phần này sẽ trình bày tác động của đầu tư khu vực này đối với sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường mở ở nước ta, có ba khu vực kinh tế là khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực nhà nước là công cụ, là tiềm lực kinh tế của nhà nước để nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Đồng thời, kinh tế nhà nước cùng với một bộ phận của khu vực tư nhân là thành phần kinh tế tập thể là nền tảng cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự góp mặt của khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho sự vận hành thực sự của cơ chế thị trường, tăng thêm nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Câu hỏi đặt ra là cơ cấu nền kinh tế nên phân chia thế nào giữa ba khu vực này và khu vực tư nhân đóng góp như thế nào vào sự phân chia đó? Thứ nhất, xét khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện là một hoạt động cơ bản nhất trong quan hệ kinh tế quốc tế. Với chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với thế giới, chúng ta đã và đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Các hoạt động đầu tư này ngoài việc đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, nó còn kèm theo việc chuyển giao công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến. Nó được coi là “cú huých” đưa đất nước ra khỏi “vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo”. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta xác định, đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mặt khác Đảng và nhà nước ta cũng khẳng định đầu tư trong nước có vai trò quyết định. Quan trọng có nghĩa là rất cần thiết, nhưng quyết định có nghĩa là không thể thiếu được, không thể thay thế được. Chính hai khái niệm này đã phân định rõ ràng vai trò của đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư trong nước có vai trò quyết định bởi những lý do sau: Một là, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1998 đã chứng tỏ rằng, đầu tư nước ngoài rất quan trọng trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, tuy nhiên, sự phát triển sẽ không thể lâu dài và ổn định nếu như lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài. Hai là, phát triển kinh tế dựa vào nội lực là chính sẽ là sự đảm bảo cho một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Ba là, muốn tăng sức cạnh tranh trong thu hút FDI thì cơ sở hạ tầng của chúng ta phải đảm bảo, nền sản xuất trong nước phải phát triển để có thể hợp tác, cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bốn là, nguồn cung ứng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bị hạn chế hơn do chúng ta phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn trong việc thu hút FDI. Khi chúng ta tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài thì thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ càng lớn mạnh. Do đó, để đảm bảo vai trò quyết định của đầu tư trong nước thì đầu tư trong nước bao gồm khu vực nhà nước và khu vực tư nhân cũng phải lớn mạnh hơn. Thứ hai, khu vực kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta, song hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua rất thấp. Nguyên nhân là do đầu tư dàn trải, công nghệ lạc hậu và phương thức quản lý còn mang nặng tư tưởng bao cấp. Trong bối cảnh đó, công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước đang được tiến hành theo hướng giảm về số lượng, tăng hiệu quả và sức cạnh tranh. Số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm có thể làm giảm mức đóng góp của khu vực này vào GDP, song hiệu quả đầu tư sẽ tăng và các doanh nghiệp nhà nước sẽ đi đầu về ứng dụng khoa học công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế – xã hội. Thứ ba, khu vực tư nhân. Để giữ vững vai trò quyết định của đầu tư trong nước trong bối cảnh các doanh nghiệp nhà nước đang được tổ chức lại thì khu vực tư nhân sẽ phải lớn mạnh hơn rất nhiều. Một là, khu vực tư nhân sẽ từng bước thay thế khu vực kinh tế nhà nước trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, để kinh tế nhà nước có thể tập trung tốt hơn cho những ngành quan trọng, then chốt. Hai là, quá trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước sẽ làm phát sinh một số lao động dôi dư, khi đó, khu vực tư nhân sẽ là tạo việc làm và thu nhập cho số lao động dôi dư này. Ba là, các nhà đầu tư tư nhân là người tự bỏ vốn đầu tư, tự quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cho nên hiệu quả đầu tư sẽ được nâng cao. Bốn là, hoạt động của khu vực tư nhân tạo sự cạnh tranh giữa các chủ đầu tư tư nhân với nhau và với các doanh nghiệp nhà nước. Cạnh tranh sẽ buộc các chủ thể đầu tư phải nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, do đó, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam sẽ tăng lên. Điều này có ý nghĩa cực kì quan trọng khi mà lịch trình thực hiện AFTA của Việt Nam sắp đến gần. Câu hỏi đặt ra đã có lời giải đáp. Hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân sẽ làm tăng tỷ trọng của khu vực này trong nền kinh tế, điều này có vai trò quan trọng trong việc tăng cường nội lực của nền kinh tế, tạo điều kiện cho hội nhập với khu vực và quốc tế. Đầu tư của khu vực tư nhân góp phần tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Một điều kiện quan trọng để cải thiện đời sống nhân dân là phải tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Do đó, vấn đề giải quyết việc làm có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế. Khu vực tư nhân có vai trò rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Trước hết, hãy điểm qua một vài nét về tình hình nguồn lao động nước ta. Một đặc điểm nổi bật là lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn lao động, khoảng 70 % trong giai đoạn 1995-1999 (Bảng 9). So với các giai đoạn trước đây thì tỷ lệ này đã giảm nhiều. Bảng 9: Tỷ trọng lao động nông nghiệp Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Số lao động đang làm việc (nghìn người) 34590 35792 36994 37877 38546 Lao động nông nghiệp Quy mô (nghìn người) 24122 24775 25443 26070 26591 Tỷ trọng (%) 69.7 69.2 68.8 68.8 69.0 Nguồn: Niên giám thống kê 1995-1999 Đây chính là đặc điểm của một nước nông nghiệp như nước ta. Quy mô lao động nông nghiệp quá lớn là một cản trở đối với việc tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống người nông dân. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải giảm dần lao động nông nghiệp, chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Theo mục tiêu chiến lược 2001-2010, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 70% hiện nay xuống còn 50%. Do đó, nhiều chỗ làm cần được tạo ra trong các ngành công nghiệp và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu chuyển dịch này. Ngoài ra, các ngành công nghiệp và dịch vụ còn có nhiệm vụ tạo việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% và tạo thêm việc làm cho 1 triệu lao động tăng thêm mỗi năm. Vậy trong ba khu vực kinh tế, khu vực nào sẽ là lực lượng chủ chốt đảm nhiệm công việc này? Kinh tế nhà nước đang trong quá trình thu hẹp phạm vi hoạt động, do đó không những không thể tạo ra nhiều chỗ làm hơn mà còn phải giải quyết vấn đề lao động dôi dư. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có thể là một nguồn cầu về lao động song không phải chủ chốt. Chính khu vực tư nhân với phạm vi hoạt động rộng lớn của mình sẽ là lực lượng cơ bản giải quyết vấn đề này. Các hộ nông dân, các hợp tác xã và các doanh nghiệp ở nông thôn là các đơn vị trực tiếp tiến hành việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp. Các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam rất đa dạng bao gồm: chế biến nông sản, sản xuất các sản phẩm công nghiệp truyền thống, các hoạt động thương mại và dịch vụ nông nghiệp... Các hoạt động sản xuất kinh doanh này không những tăng hiệu suất sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mà còn tạo nguồn thu nhập mới cho người nông dân, giúp cho đời sống của họ ổn định và được nâng cao. Các hoạt động này kích thích sự phát triển của sản xuất hàng hoá ở nông thôn, xoá bỏ thói quen tự cấp tự túc của nền sản xuất nông nghiệp nhỏ. Theo ước tính của Bộ lao động thương binh và xã hội, sau khi Luật doanh nghiệp đi vào cuộc sống, mỗi năm sẽ có khoảng 14.000 doanh nghiệp mới được thành lập, đồng nghĩa với việc có thêm khoảng 250.000 chỗ làm mới mỗi năm. Sự hình thành của các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh mới sẽ góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Đồng thời, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp này, mức sống của người lao động cũng được cải thiện hơn. Hiện nay thu nhập bình quân của người lao động ở khu vực ngoài quốc doanh bình quân là 800.000 – 1.000.000 đ/người/tháng ở thành thị và 500.000 – 600.000 đ/người/tháng ở nông thôn. Con số này cao hơn so với khu vực quốc doanh. Trên đây là một số vai trò của đầu tư khu vực tư nhân đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bằng cách so sánh khu vực tư nhân với các khu vực khác trong nền kinh tế, đề tài đã làm nổi bật tầm quan trọng của khu vực tư nhân. Khu vực tư nhân với phạm vi hoạt động rộng khắp từ thành thị đến nông thôn có tác động sâu sắc đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và góp phần to lớn vào việc thực hiện các mục tiêu chính trị – xã hội là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Với vai trò to lớn trên, việc khuyến khích, hỗ trợ cho khu vực tư nhân phát triển đã trở thành một yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đây chính là chủ đề của phần III. Phần III những thuận lợi, khó khăn và giải pháp đề xuất Về lý thuyết, các nhà đầu tư tư nhân sẽ tăng cường đầu tư khi họ thấy được khả năng sinh lời từ hoạt động đầu tư và hoạt động đầu tư của họ có thể tiến hành một cách thuận lợi. Nhà nước với vai trò là người điều tiết vĩ mô nền kinh tế có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi, những động lực khuyến khích đối với hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân. Về thực tiễn, quá trình phân tích tình hình đầu tư của khu vực tư nhân cho thấy hệ thống pháp luật, các chính sách tiền tệ, tài khoá, chính sách thị trường là những công cụ cơ bản và hữu hiệu mà nhà nước ta đã, đang và sẽ sử dụng để kích thích nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân trong nước. Câu hỏi đặt ra là môi trường đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân Việt Nam hiện nay ra sao, có những thuận lợi, khó khăn gì? Phần này sẽ trả lời câu hỏi đó và đề xuất một số giải pháp mà nhà nước ta nên áp dụng nhằm giảm bớt khó khăn trở ngại đối với đầu tư tư nhân, khuyến khích sự đóng góp nhiều hơn nữa của khu vực này cho mục tiêu phát triển chung của nền kinh tế. I-/ môi trường pháp luật Hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân là đối tượng điều chỉnh của ba luật cơ bản là Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã và Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Đề tài này sẽ phân tích tình hình thực hiện Luật doanh nghiệp, bởi lẽ sự ra đời của luật này thay thế hai luật trước nó là Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân thể hiện rất rõ sự quan tâm, khuyến khích của nhà nước ta đối với khu vực kinh tế tư nhân. Những nét mới trong Luật doanh nghiệp Công cuộc đổi mới kinh tế đã thừa nhận khu vực tư nhân là một bộ phận cấu thành nên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm đảm bảo và khuyến khích hoạt động của khu vực này, năm 1990, Quốc hội đã thông qua luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty, hai luật này có hiệu lực đến hết năm 1999. Trong suốt 10 năm đó, luật này đã có tác dụng rất lớn đối với hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân. Điều đó thể hiện rõ trong tình hình đầu tư của khu vực này như đã phân tích trong phần II. Với mục đích huy động hơn nữa tiềm năng của khu vực tư nhân, từ ngày 1/1/2000, luật doanh nghiệp mới bắt đầu được đưa vào thực thi. So với luật cũ, Luật doanh nghiệp có những nét đổi mới cơ bản sau: Một là, thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được đơn giản hoá rất nhiều. Đây là bước đột phá về cải cách hành chính. Thủ tục xin phép thành lập nay đã được đơn giản hoá thành đăng kí kinh doanh, thời gian đăng kí kinh doanh giảm từ 3 tháng xuống còn 7 ngày, chi phí giảm từ 10 triệu xuống 500 ngàn đồng, hơn 150 loại giấy phép được bãi bỏ... Quy định này phù hợp với quan điểm của nhà nước được nêu trong Hiến pháp “công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư tư nhân được thực hiện một cách đầy đủ. Hai là, quyền sở hữu được nâng lên tầm vóc cao hơn. Nếu như hai luật cũ chỉ quy định chủ thể kinh doanh có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất (Điều 4 Luật doanh nghiệp tư nhân và Điều 5 Luật công ty) thì nay, theo Điều 7 Luật doanh nghiệp: “Doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình”. Ba là, phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng hơn. Danh mục ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không còn bị hạn chế. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trước đây không được trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thì nay có quyền kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu và được khuyến khích bằng những ưu đãi về thuế. Bốn là, quyền tự chủ của doanh nghiệp được thực sự tôn trọng. Trong hoạt động đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp có quyền chủ động lựa chọn hình thức huy động vốn đầu tư, chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư. Trong quan hệ giao dịch, doanh nghiệp có quyền chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp có quyền thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh... Những thay đổi nói trên thể hiện sự phù hợp với những điều kiện mới trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đáp ứng được những yêu cầu bức xúc của động lực phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luật doanh nghiệp trang bị cho chủ doanh nghiệp đầy đủ nội lực, tư duy và sách lược để thích ứng với tiến bộ khoa học công nghệ và tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Những hạn chế tồn tại Bên cạnh những nét đổi mới thể hiện thiện chí của nhà nước ta đối với khu vực tư nhân, trong quá trình triển khai thực hiện, Luật doanh nghiệp đã một số vấn đề nảy sinh, trong đó có 6 vấn đề quan trọng nhất là: Thứ nhất, về văn bản hướng dẫn. Một số hướng dẫn quy định chưa rõ hoặc chưa phù hợp với thực tế, nhất là các quy định về hộ kinh doanh cá thể và xử phạt các vi phạm trong đăng kí kinh doanh. Thứ hai, hiện tượng chậm triển khai hoặc làm trái quy định của Luật. Một số cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh vẫn đòi hỏi thêm các giấy tờ không cần thiết, từ chối cấp đăng ký kinh doanh những ngành nghề không thuộc danh mục cấm, tiếp tục cấp một số giấy phép đã bị bãi bỏ hoặc không có hiệu lực thi hành. Những cản trở vô lý này đã gây nản lòng các nhà đầu tư tư nhân, vi phạm tới quyền tự do kinh doanh của họ vốn đã được Luật doanh nghiệp thừa nhận. Thứ ba, các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn trùng lặp và thiếu rõ ràng. Do đó, các nhà đầu tư khi đăng kí kinh doanh gặp khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ đăng kí kinh doanh, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì lúng túng trong việc ra quyết định. Thứ tư, danh mục hiện hành về ngành nghề đăng kí kinh doanh không còn phù hợp. Danh mục ngành nghề hiện đang sử dụng được Tổng cục thống kê ban hành từ năm 1993, đến nay chưa được sửa đổi nên bộc lộ rất nhiều bất cập, nhất là không đảm bảo sự tương thích giữa danh mục dùng trong đăng kí kinh doanh với việc áp mã số thuế hay thủ tục hải quan. Thứ năm, công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng kí còn lúng túng, hiệu quả thấp. Điều này đã dẫn đến nhiều vi phạm ở các mức độ khác nhau. Một số vi phạm ở mức độ nhỏ nhưng khá phổ biến như vi phạm về tên, biển hiệu... Cũng có những vi phạm về sự biến mất của một số doanh nghiệp chỉ đăng kí kinh doanh, lấy hoá đơn thuế rồi bán hoá đơn lòng vòng. Những vấn đề này cần được sớm khắc phục và xử lý để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Thứ sáu, ý thức chấp hành pháp luật của nhà đầu tư chưa cao. Rất nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình được nêu trong Luật doanh nghiệp. Ví dụ, theo thống kê sơ bộ, đến nay ở Thành phố Hồ Chí Minh mới có 10%, Hà Nội 30%, Hải Phòng 10% số doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính hằng năm gửi đến cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan thuế. Những tồn tại trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của Luật doanh nghiệp. Do đó, những biện pháp khắc phục kịp thời là rất cần thiết để thực hiện các mục tiêu thu hút vốn đầu tư tư nhân cho sự phát triển kinh tế trong thập niên mới. Một số giải pháp Những hạn chế có lẽ là khó tránh khỏi do Luật doanh nghiệp có rất nhiều nội dung mới phức tạp. Từ việc phân tích những hạn chế trên, đề án đề xuất một số giải pháp khắc phục sau: Thứ nhất, tiếp tục hoàn tất các công việc triển khai thi hành Luật doanh nghiệp. Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp, ban hành danh mục mới rõ ràng hơn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đổi mới danh mục ngành nghề đăng kí kinh doanh. Hệ thống cơ quan đăng kí kinh doanh trên toàn quốc cần củng cố, đảm bảo thống nhất, có đủ cán bộ và phương tiện cần thiết. Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp toàn quốc Thứ hai, nâng cao kỉ cương trong thi hành Luật doanh nghiệp. Nhà nước cần ban hành Nghị định về xử phạt hành chính trong đăng kí kinh doanh. Thứ ba, khắc phục tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo gây khó khăn, tốn kém và bất ổn đối với doanh nghiệp. II-/ các chính sách kinh tế vĩ mô Các chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân, do đó nó có tác dụng khuyến khích hoặc cản trở đối với các hoạt động đầu tư đó. Phần này sẽ phân tích, đánh hai chính sách này, ngoài ra còn đề cập đến một nội dung nữa là chính sách thị trường đối với hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân. Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. Chính sách này tác động đến mức cung tiền, làm thay đổi lãi suất của nền kinh tế. Có ý kiến cho rằng, mức lãi suất hiện nay còn khá cao, chưa đủ sức khuyến khích đối với hoạt động đầu tư, do đó là một lực cản đối với việc huy động các tiềm năng của khu vực tư nhân cho hoạt động đầu tư. Thật vậy, như đã phân tích trong phần lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân, quy mô đầu tư tỷ lệ nghịch với mức lãi suất vốn vay vì lãi suất càng lớn thì lợi nhuận do hoạt động đầu tư đem laị càng nhỏ. Do đó, các nhà đầu tư không dám vay vốn để đầu tư. Hơn nữa, mức lãi suất cao như hiện nay, cao hơn rất nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, sẽ góp phần làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Mức lãi suất cho vay cao như vậy là do lãi suất tiết kiệm cao. Có một nghịch lý là lãi suất tiết kiệm cao thì sẽ huy động được nhiều vốn nhàn rỗi trong dân cư nhưng lại làm cho lãi suất cho vay cao nên không khuyến khích được người đi vay. Đây là nguyên nhân của tình trạng ứ đọng vốn trong các ngân hàng thời gian qua. Làm thế nào giải quyết được nghịch lý trên để vừa huy động được vốn tiết kiệm, vừa khuyến khích được các hoạt động đầu tư? Giải pháp là từng bước giảm lãi suất và chuyển sang huy động vốn tiết kiệm bằng các biện pháp khác. Việc giảm lãi suất không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vay vốn để đầu tư mà còn giảm dần thói quen gửi tiết kiệm, tạo thói quen đầu tư trong công chúng. Các biện pháp huy động vốn ngân hàng khác bao gồm việc khuyến khích các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trả lương bằng chuyển khoản vào các tài khoản ngân hàng, khuyến khích các giao dịch bằng séc... Lãi suất sẽ giảm khi nhà nước phát hành tiền, điều này làm tăng tỷ lệ lạm phát. Song kinh nghiệm thực tiễn thời gian qua cho thấy, một tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế hơn là mức lạm phát quá thấp như trong năm 1999. Chính sách tài khoá Chính sách tài khoá bao gồm chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ. Phần này sẽ phân tích một số nét về chính sách thuế ở nước ta. So với nhiều nước trên thế giới, mức thuế suất đối với các hoạt động kinh doanh thuộc diện thấp. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước là 32%, ngoài ra doanh nghiệp còn được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Có ý kiến cho rằng, mức thuế thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước cao hơn mức thuế thu nhập của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (25%) là không công bằng đối với nhà đầu tư trong nước và giảm khả năng cạnh tranh của các nhà đầu tư này. Nhưng ý kiến này chưa tính đến một loại thuế nữa mà các nhà đầu tư nước ngoài phải nộp là thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (thuế suất là 7%). Do đó, có thể nói rằng mức thuế hiện nay đối với doanh nghiệp trong nước bình đẳng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và là một lợi thế nếu so với nước ngoài. Bên cạnh đó, do những khó khăn khách quan, các quy định về thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa thể thực hiện triệt để, đây cũng là một lợi thế nữa đối với các nhà đầu tư tư nhân. Vấn đề khó khăn đối với các nhà đầu tư tư nhân không phải ở mức thuế mà là ở các quy định về thuế và công tác quản lý của các cơ quan thuế. Những quy định và phương thức quản lý không chặt chẽ đã làm nảy sinh quá nhiều tiêu cực trong công tác thu thuế. Điều này vừa ảnh hưởng đến nguồn thu của nhà nước, vừa ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Do đó, việc hoàn thiện các quy định về thuế cần được tiến hành một cách triệt để. 3. Chính sách thị trường Đưa ra các chính sách và thông tin về thị trường một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời cũng là một chức năng quản lý kinh tế vĩ mô rất quan trọng của nhà nước, đặc biệt đối với khu vực tư nhân. Sự cần thiết của các chính sách thị trường đối với hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân xuất phát từ những khó khăn của khu vực này trong vấn đề thị trường. Nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn này là khả năng cạnh tranh của các đơn vị kinh tế tư nhân còn rất thấp, công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Đây không chỉ là vấn đề của khu vực tư nhân mà còn là vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác, nhân tố thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Vì vậy để tạo điều kiện cho sự phát triển của nền sản xuất trong nước nói chung và các hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực tư nhân nói riêng, nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ thích đáng về thị trường. Các biện pháp đó bao gồm: Bảo đảm về thị trường trong nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhà nước có một công cụ rất hữu hiệu là chính sách bảo hộ bằng thuế quan và hạn ngạch. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không thể kéo dài trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới và khi lịch trình thực hiện AFTA sắp đến gần. Do đó cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực để tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước. Cung cấp thông tin định hướng về thị trường trong nước và quốc tế. Thực tế trong thời gian qua, nhà nước ta chưa thực hiện tốt công tác này, do đó đã gây ra xu hướng đầu tư không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sự thất bại của những người nông dân trồng cà phê là một ví dụ cho sự yếu kém đó. Hỗ trợ cho các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc đã tạo cho hàng hoáViệt Nam những cơ hội mở rộng thị trường. Khi các nước phát triển đã đạt tới nền văn minh tri thức, rất nhiều hàng hoá tiêu dùng không còn được sản xuất tại các nước này nữa mà được nhập khẩu. Đó là lý do tại sao mà thực phẩm, hàng may mặc do Trung Quốc, Thái Lan... sản xuất trở nên rất phổ biến ở các nước phát triển. Những loại sản phẩm đó Việt Nam cũng có khả năng sản xuất với chất lượng tương đương. Song để có được chỗ đứng như Thái Lan, Trung Quốc, vai trò của nhà nước là rất to lớn, kinh nghiệm của các nước này cho thấy điều đó. Những phân tích trên cho thấy nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của khu vực tư nhân. Nhà nước không chỉ là người khuyến khích, hỗ trợ và bảo đảm cho hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân, thiện chí của nhà nước đối với khu vực này còn là nhân tố quyết định trong việc xoá bỏ những sự đối xử bất bình đẳng mà khu vực tư nhân đã và đang phải gánh chịu. kết luận Khu vực tư nhân tuy mới hình thành và phát triển từ sau Đổi mới song hoạt động đầu tư của khu vực này đã tăng trưởng không ngừng và có vai trò ngày càng quan trọng hơn đối với nền kinh tế nước ta. Những đóng góp của hoạt động đầu tư của khu vực này đối với nền kinh tế không chỉ là sự gia tăng về lượng mà còn góp phần tạo nên những biến đổi về chất, tức là tạo ra sự phát triển của nền kinh tế. Nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của khu vực này đối với nền kinh tế, nhà nước ta đã có rất nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tiến hành đầu tư. Tuy các biện pháp còn có hạn chế, còn chưa đủ mạnh, song nó thể hiện rất rõ quan điểm khuyến khích của nhà nước ta đối với khu vực này. Trong tương lai, khi những hạn chế được khắc phục, những chính sách mới được đưa ra, khu vực tư nhân sẽ có nhiều điều kiện hơn nữa để thực hiện vai trò của mình trong giai đoạn quá độ, xây dựng nền tảng vật chất cho sự ra đời của xã hội xã hội chủ nghĩa. Tài liệu tham khảo PGS.PTS Nguyễn Ngọc Mai, Kinh tế đầu tư, NXB Giáo dục, 1998 David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học tập I, II, NXB Giáo dục, 1995 Khoa Kinh tế phát triển, ĐH KTQD, Kinh tế phát triển, NXB Thống kê, 1999 Tạp chí Kinh tế và phát triển Tạp chí Phát triển kinh tế Tạp chí Kinh tế và dự báo Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới Thời báo kinh tế Việt Nam MIDI, Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân World bank, Việt Nam tiến vào thế kỉ XXI Văn kiện Đại hội Đảng IX Niên giám thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0156.doc
Tài liệu liên quan