Đề tài Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Sông Đà 1 trong những năm gần đây

- Các phương án công nghệ và tổ chức xây dựng phải luôn luôn biến đồi phù hợp với thời gian và địa điểm xây dựng (phương pháp tổ chức sản xuất và biệnpháp kỹ thuật cũng luôn thay đổi cho phù hợp với mỗi công trình xây dựng). 1.1.3.1.2.Thời gian xây dựng công trình dài, chi phí sản xuất lớn. Công ty thi công các hạng mục của dự án Thủy điện Sơn La trong 4 năm với tổng giá trị hợp đồng là 133,33 tỷ đồng, Tòa nhà cao tầng hỗn hợp CT4 Văn Khê- Hà Đông trong 4 năm với giá trị hợp đồng là 328,744 tỷ đồng, Nhà máy xi măng thuộc Tổng công ty Sông Đà trong 4 năm với tổng giá trị hợp đồng là 310,66 tỷ đồng Đặc điểm này gây nên các tác động sau: - Làm cho vốn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng thường bị động lâu tại công trình. - Các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian và thời tiết, chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả. 1.1.3.1.3.Quá trình sản xuất mang tính tổng hợp, cơ cấu sản xuất phức tạp các công việc xen kẽ và ảnh hưởng lẫn nhau.

doc51 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Sông Đà 1 trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vì phải quản lý một số lượng lớn công nhân trực tiếp trong biên chế công ty cố định như thời kì trước đó. Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật, tài sản cố định. Cơ sở vật chất kĩ thuật, tài sản cố định của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng có các đặc điểm nổi bật như sau: Tài sản cố định như: Máy thi công, phương tiện vận tải cơ giới chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị tài sản của doanh nghiệp, tỷ lệ khấu hao hàng năm cao hơn so với các loại tài sản cố định khác như: văn phòng, nhà xưởng Các phương tiện máy móc thường có giá trị lớn, đắt tiền nhưng hoạt động lộ thiên ngoài công trường nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên ngoài chi phí nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng, khắc phục sự cố xảy ra thường xuyên và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị thiết bị. Vì giá trị của tài sản cố định lớn nên nguồn vốn đầu tư cho loại tài sản này thường là vay thương mại. Đặc điểm về thị trường. Sản phẩm xây dựng có tính cá biệt cao, giá trị lớn, sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng, không có thời gian lưu kho chờ bán. Quá trình mua bán sản phẩm trong xây dựng diễn ra trước quá trình sản xuất, và thông qua việc đấu thầu, ký hợp đồng. Sau đó quá trình mua bán này còn tiếp diễn thông qua các đợt thanh toán trung gian cho tới khi bàn giao và quyết toán công trình. Việc tiêu thụ sản phẩm được tiến hành trực tiếp giữa người bán và người mua không qua khâu trung gian. Người mua (chủ đầu tư) thường là các chủ đơn vị sản xuất và dịch vụ, do đó họ chưa phải là người tiêu dùng ở cấp cuối cùng, chỉ trừ người mua công trình chỉ để phục vụ cho sinh hoạt chứ không phải để sản xuất - kinh doanh (như nhà ở). Số người tham gia quá trình mua bán sản phẩm xây dựng thường nhiều. Ý định của người mua quyết định chất lượng, giá cả của sản phẩm và quyết định của người bán sản phẩm xây dựng. Người mua phải tạm ứng trước một số tiền cho người bán để tiến hành sản xuất sản phẩm. Quy luật cạnh tranh trong thị trường xây dựng xảy ra phổ biến dưới hình thức đấu thầu. Quá trình cung cầu trong xây dựng xảy ra tương đối không liên tục như các ngành khác, vì vậy việc xây dựng các công trình chỉ xảy ra một cách gián đoạn và phụ thuộc vào chu kỳ khủng hoảng kinh tế. Thị trường xây dựng phụ thuộc vào thị trường đầu tư, nhất là lãi suất vay tín dụng để đầu tư và vào mức thu lợi đạt được của đầu tư. Trong xây dựng không có giá thống nhất cho sản phẩm toàn vẹn. Chiến lược và chính sách giá cả của các nhà thầu xây dựng khó linh hoạt. Có ý kiến cho rằng vai trò của chiến lược giá cả trong xây dựng không quan trọng bằng các ngành khác. Marketing trong xây dựng được tiến hành cá biệt cho từng trường hợp tranh thầu và không tiến hành hằng loạt. Quảng cáo xây dựng được tiến hành chủ yếu thông qua các thành tích đã đạt được của các chủ thầu xây dựng trong việc xây dựng các công trình. Vai trò của Nhà nước đối với ngành xây dựng tương đối lớn hơn so với các ngành khác, vì xây dựng có liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường và nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho các công trình phục vụ công cộng tương đối lớn. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng. Năng lực thiết bị thi công, tình hình tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp. Khác với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: ngân hàng, bảo hiểm, phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụtỷ trọng tài sản cố định (mà phần lớn giá trị là các máy móc thiết bị thi công) trong tổng tài sản của các doanh nghiệp xây dựng thường chiếm tỷ phần cao dao động từ 30% tới 50%. Đối với một doanh nghiệp xây dựng hiện đại thì hồ sơ năng lực máy móc thiết bị thi công luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hồ sơ năng lực nhà thầu của đơn vị. Trong quá trình thi công xây dựng, vật liệu mà các nhà thầu sử dụng thường có giá trị và chất lượng tương đương, tuy nhiên biện pháp thi công, thời gian hoàn thành, chất lượng công trình lại phụ thuộc đặc biệt vào các máy móc mà từng nhà thầu sử dụng. Với các dự án khai thác đá nổ mìn, xây dựng cao ốc, nhà máy thủy điệnthì sức người không thể đánh đổi bằng năng suất của máy xúc, vận thăng, máy trộn bê tông hay sự chính xác của thiết bị quan trắc, đo đạc. Chính vì giá trị máy móc thiết bị thi công có giá trị lớn, thường xuyên họat động không tập trung tại một địa điểm nên thông thường tại các doanh nghiệp xây dựng có thành lập phòng quản lý thiết bị cơ giới. Đây chính là bộ phận quản lý thiết bị, sắp xếp cân đối nhu cầu máy móc phục vụ cho họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng hợp tóm tắt từ Báo cáo chi tiết kiểm kê tài sản cố định của doanh nghiệp vào ngày 31 tháng 12 năm 2008 ta có các con số như sau: TT Tên loại TSCĐ Giá trị theo sổ sách kế toán (đv: trđ) Nguyên giá Khấu hao 1 năm Giá trị còn lại 1 Nhà cửa vật kiến trúc 8.312 536 7.278 2 Máy móc thiết bị 88.192 12.148 26.319 Tổng 96.504 12.684 33.597 Bảng đánh giá giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp (tổng hợp từ Báo cáo kiểm kê định kì tài sản cố định vào ngày 31 tháng 12 năm 2008). Nguồn: Phòng quản lý thiết bị cơ giới – Công ty cổ phần Sông Đà 1. Năng lực cán bộ chuyên môn và trình độ công nhân kỹ thuật của công ty. Công ty là doanh nghiệp xây dựng đã được thành lập từ năm 1993, mặt khác đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty đều được rèn luyện và trưởng thành từ Tổng công ty xây dựng Sông Đà- một doanh nghiệp lớn của nhà nước, đơn vị đứng đầu ngành xây dựng với bề dày kinh nghiệm qua các công trình lịch sử: Thủy điện Hòa Bình,Yaly, Vĩnh Sơn – Sông Hinh, sân vận động quốc gia Mỹ Đình Do đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty đều có bề dày thành tích và kinh nghiệm. Với đặc thù sản phẩm của ngành xây dựng như: sản xuất ở ngoài trời, có tính lưu họat cao theo lãnh thổ, thời gian sản xuất kéo dài có khi lên tới nhiều nămDo vậy để thích ứng với các điều kiện đó, công ty đã sử dụng một lực lượng lao động theo thời vụ của địa phương, số lượng và loại hình lao động theo thời vụ như vậy tùy thuộc vào loại hình và khối lượng công việc. Cách thức sử dụng thêm loại hình lao động như vậy có những ưu điểm và hạn chế như sau: Ưu điểm: Tạo ra tính linh hoạt trong quá trình sản xuất: số lượng công nhân biến thiên tùy theo tình hình và chu kì sản xuất kinh doanh của đơn vị, dễ dàng điều động công nhân, đáp ứng nhu cầu công nhân tại các công trình ở xa (Sơn La, Tuyên Quang...). Nhược điểm: Phần lớn lao động thuê ngoài tới từ các vùng nông thôn do đó vào những thời kì mùa vụ nông nghiệp, các dịp lễ tết... thì trong nhiều trường hợp doanh nghiệp không thể huy động được số lượng công nhân cần thiết, do vậy dễ dàng dẫn tới tình trạng chậm tiến độ công trình. Lao động thuê ngoài bên cạnh trình độ tay nghề còn hạn chế mà ý thức lao động chấp hành kỉ luật nội quy cũng kém, dễ dàng vi phạm hợp đồng lao động, vi phạm các hình thức bảo hộ an toàn lao động. Năng lực tài chính của doanh nghiệp. Theo số liệu của 4 năm gần đây, doanh nghiệp năm nào cũng đạt lợi nhuận dương, tuy nhiên sự tăng trưởng lợi nhuận là không đều, có thể nói là chưa bền vững. TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng tài sản 189,2 256 302,2 333,1 2 Tổng nợ phải trả 182,2 247,3 285,5 309,1 3 Vốn chủ sở hữu 7 7,8 15,9 24,1 4 Vốn lưu động thường xuyên -36,7 -41,2 -20,25 -91,6 5 Doanh thu 104 184,9 204,8 249,3 6 Lợi nhuận trước thuế 5,920 5,7 2,7 5,1 7 Lợi nhuận sau thuế 5,92 4,13 2 2,63 Bảng tổng kết một vài số liệu tài chính qua các năm tại Công ty cổ phần Sông Đà 1 (đơn vị tỷ đồng Việt Nam). Nguồn: Phòng tài chính- kế toán qua các năm. Như vậy, tổng tài sản của đơn vị trong 4 năm đã tăng 143,9 tỷ đồng, tính trung bình tốc độ tăng tài sản là: 19%/năm. Tuy nhiên, đi kèm vào đó là tốc độ tăng nợ phải trả cũng tương đương xấp xỉ 18%/năm. Vốn chủ sở hữu có sự gia tăng đáng kể vào cuối năm 2007 thời điểm doanh nghiệp chuyển đổi chính thức từ công ty TNHH nhà nước chuyển sang mô hình doanh nghiệp doanh nghiệp cổ phần. (Vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2007, vốn cổ phần là 15 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần là 9 tỷ đồng). Như vậy với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã tăng lên gấp 3 lần trước đó. Việc gia tăng vốn chủ sở hữu góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì công ty là một doanh nghiệp trong ngành xây dựng nên đòi hỏi một lượng vốn lớn để đầu tư cho tài sản cố định, hơn nữa vốn chủ sở hữu tăng cũng làm tăng hạn mức tín dụng của doanh nghiệp trong quan hệ vay mượn với ngân hàng. Vốn lưu động thường xuyên được tính bằng hiệu số của nguồn vốn dài hạn và Tài sản dài hạn. Vốn lưu động thường xuyên nhận giá trị <0 phản ánh nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ. Doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ bởi một phần nguồn vốn ngắn hạn, Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân bằng nghiêm trọng (năm 2008 đã tới -91,6 tỷ đồng), doanh nghiệp phải dùng một phần Tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp như vậy giải pháp của doanh nghiệp là tăng cương huy động vốn ngắn hạn hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn. Và nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp năm 2009 được đặt ra là thu hồi vốn và công nợ, cải thiện tình hình vốn căng thẳng như hiện nay. Doanh thu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã tăng 245,3 tỷ trong 4 năm, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm trung bình là 35%/năm. Tuy nhiên, việc tăng trưởng doanh thu với tốc độ cao như vậy lại không đi kèm với lợi nhuận tăng. Quan hệ giữa tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận không gắn kết mật thiết. Con số lợi nhuận trước thuế hàng năm khoảng 5 tỷ đồng (cá biệt năm 2007, lợi nhuận chỉ là 2,7 tỷ). STT Chỉ tiêu Cách tính A Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1 Hệ số thanh toán ngắn hạn TSLĐ/Nợ ngắn hạn 0,66 2 Hệ số thanh toán nhanh (Tiền + Phải thu)/Nợ ngắn hạn 0,31 B Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính 3 Hệ số nợ tổng tài sản Nợ phải trả/Tổng tài sản 0,92 4 Hệ số nợ vốn cổ phần Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 12,9 5 Hệ số khả năng thanh tóan lãi vay (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay)/Lãi vay 1,34 6 Hệ số cơ cấu tài sản TSCĐ/Tổng tài sản 0,38 7 Hệ số cơ cấu nguồn vốn Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 0,07 C Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động 8 Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/hàng tồn kho bq 2,29 9 Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần/TSLĐ bq 1,21 10 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Doanh thu thuần/ TSCĐ bq 2,93 11 Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản Doanh thu thuần/Tổng tài sản bq 0,75 12 Kỳ thu tiền bình quân (đv: ngày) Các khoản phải thu/doanh thu bq ngày 116 D Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận 13 Hệ số sinh lợi /doanh thu LN sau thuế/doanh thu thuần 0,01 14 ROA (LN sau thuế+Lãi phải trả)/∑ TS 0,053 15 ROE LN sau thuế/Vốn chủ sở hữu 0,108 16 EBITDA (đơn vị: tỷ đồng) EBITDA = doanh thu  - các khoản chi phí (trừ tiền trả lãi, thuế, khấu hao) 33,1 Bảng tính một số chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty cổ phần Sông Đà 1 Tình hình hoạt động đầu tư của Công ty cổ phần Sông Đà 1 trong những năm gần đây Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị. Đối với quá trình đầu tư ở một doanh nghiệp xây dựng, đầu tư cho tài sản cố định đặc biết là đầu tư vào máy móc thiết bị nâng cao năng lực thi công luôn giữ vị trí trung tâm và chiếm giữ tỷ trọng rất cao so với các lĩnh vực khác (đầu tư vào nguồn nhân lực, đầu tư vào tài sản vô hình, đầu tư vào công ty liên doanh liên kết). Khoản tiền đầu tư cho máy móc thiết bị ở các đơn vị trong ngành xây dựng thường chiếm 90% tổng đầu tư hàng năm. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư nâng cao năng lực thi công của đơn vị được thống kê trong bảng sau: Năm Đơn vị Kế hoạch Thực hiện % thực hiện 2002 Triệu đ 45.517 9.449 20,8% 2003 Triệu đ 13.200 13.200 100% 2004 Triệu đ 24.655 4.016 16,3% 2005 Triệu đ 18.350 2.444 13,3% 2006 Triệu đ 14.647 11.746 80,2% 2007 Triệu đ 9.000 4.115 45,72% 2008 Triệu đ 37.600 7.967 21,2% Bảng thống kê tình hình thực hiện và kế hoạch đầu tư các năm của Công ty cổ phần Sông Đà 1 từ năm 2002 tới năm 2008. (Nguồn: Báo cáo thực hiện đầu tư. Phòng Kinh tế - Kế hoạch, Công ty cổ phần Sông Đà 1). Như vậy, trong thời kì 7 năm từ năm 2002 tới năm 2008 chỉ duy nhất có năm 2003 doanh nghiệp thực hiện được 100% kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công đã được lên kế hoạch và đây cũng là năm có giá trị thực hiện đầu tư cao nhất là 13,2 tỷ đồng, các năm còn lại đều không đạt kế hoạch. Chính vì vậy, như trên đã phân tích tình hình năng lực tài sản cố định và thiết bị thi công của đơn vị so với các doanh nghiệp cùng xây dựng cùng ngành khác các chỉ số TSCĐ/Nguyên giá ; TSCĐ/Tổng tài sản đều rất thấp. Chính việc đầu tư thấp không đạt được các mục tiêu như kế hoạch đã dẫn tới tình trạng năng lực thiết bị của đơn vị ngày một yếu hơn so với các đơn vị xây dựng khác. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới năng lực cạnh tranh và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Con số Tổng giá trị thực hiện đầu tư nâng cao năng lực thi công so với Tổng kế hoạch trong 7 năm là 32,4%. Đây là con số rất thấp, thể hiện năng lực tài chính của công ty hạn chế, thiếu vốn đầu tư trầm trọng. Năm 2008, khi doanh nghiệp chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty TNHH nhà nước một thành viên sang loại hình công ty cổ phần, khi quy mô vốn chủ sở hữu tăng gấp 3,1 lần tình hình thực hiện đầu tư so với kế hoạch cũng không được cải thiện. Giá trị đầu tư mới không đủ bù đắp cho khấu hao, do vậy quá trình tái sản xuất trong chu kì kinh doanh mới không thuận lợi. Máy móc thiết bị đầu tư mới không đủ đáp ứng cho các kế hoạch sản xuất trong năm theo kế hoạch, dẫn tới việc công trình thi công chậm tiến độ, vi phạm thời gian trong hợp đồng. Do đó, giá trị thực hiện sản xuất kinh doanh các hầu như không khả thi, chỉ duy nhất có năm 2003 là tỷ lệ thực hiện lên tới 92% (năm 2004 là 59%, năm 2005 là 62%, năm 2006 là 78%, năm 2007 là 71%, năm 2008 là 55%). Một vài loại máy móc thiết bị tiêu biểu doanh nghiệp đã đầu tư: TT Tên máy móc thiết bị Năm sử dụng Số lượng Nước sản xuất Nguyên giá (đv: trđ/chiếc) 1 Trạm nghiền đá PDSU 90 2002 1 Nga 2.264 2 Máy khoan cọc nhồi 2002 1 Nhật 2.662 3 Máy xúc Volvo 2002 1 Thụy Điển 2.122 4 Trạm trộn bê tông 2003 1 Việt Nam 1.430 5 Máy ủi CATERPILLAR 2003 2 Hoa Kì 2.039 6 Máy xúc KOBELCO 2003 2 Nhật 2.150 7 Máy khoan cọc nhồi đá 2003 1 Trung Quốc 1.279 8 Đầu búa KOBELCO 2003 2 Nhật 2.072 9 Ôtô tự đổ Huyndai 2003 15 Hàn Quốc 740 10 Máy ủi CATERPILLAR 2004 2 Hoa Kì 2.068 11 Máy đầm rung RAND 2004 1 Hoa Kì 1.500 12 Máy xúc KOMATSU 2005 1 Nhật 3.326 13 Máy khoan thủy lực 2005 3 Nhật 700 14 Máy bơm bê tông Zoomlion 2006 2 Trung Quốc 1.250 15 Trục tháp TC5616 2006 1 Trung Quốc 2.340 16 Ô tô chuyên trộn bê tông 2006 2 Trung Quốc 884 17 Giáo chống và cốp pha 2007 Việt Nam 3.800 18 Máy xúc VOLVO 2008 1 Thụy Điển 4.059 19 Cốp pha 2008 Việt Nam 3.066 Một vài máy móc, thiết bị tiêu biểu phục vụ thi công do Công ty cổ phần Sông Đà 1 đầu tư trong giai đoạn 2002-2008. Nguồn: Báo cáo Kiểm kê TSCĐ định kì 31/12/2008, Phòng Quản lý thiết bị, Công ty cổ phần Sông Đà 1. Nguồn vốn tài trợ cho đầu tư máy móc thiết bị của doanh nghiệp chủ yếu từ nguồn tín dụng ngân hàng và vốn tự có (vốn tín dụng ngân hàng thường chiếm từ 30% tới 100% tổng giá trị đầu tư, chủ yếu các khoản vay đầu tư máy móc thiết bị chiếm khoảng 90%) với thời hạn trả nợ từ 3-5 năm. Nguồn trả nợ hàng năm được trích từ chi phí khấu hao thiết bị hàng năm. Do vậy với những thời kì thị trường vốn căng thẳng như trong năm 2008, sẽ rất khó để huy động vốn đầu tư từ ngân hàng, và nếu có vay được thì chi phí trả lãi vay khi này cũng sẽ rất cao. Thậm chí ngay cả khi công ty có những dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ thi công có tính khả thi tốt nhưng ngân hàng không cho vay thì cũng không thể đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất được. Ví dụ như năm 2008 vừa rồi, công ty dự định đầu tư 2 máy xúc và 2 máy khoan tự hành có tổng trị giá là 22 tỷ đồng phục vụ thi công các công trình như: Nhà máy thủy định Nậm Công 3, kiến thiết mỏ đá vôi xi măng Nghi Sơncác chỉ tiêu IRR, NPV được tính toán đều đưa lại hiệu quả tốt nhưng do không vay được vốn nên chỉ có thể đầu tư được 1 máy xúc trị giá 4,2 tỷ đồng. Mặt khác, nếu nhìn vào các chỉ số tài chính của doanh nghiệp như trong năm 2008, ROA của đơn vị là 10,8%, trong khi đó doanh nghiệp 80% trong tổng số tiền 7,9 tỷ đồng là từ vốn vay ngân hàng với lãi suất là 19%. Đây thực sự là một quyết định đầu tư không hiệu quả, nếu như xét theo các lý thuyết tài chính doanh nghiệp. Con số thực hiện đầu tư thấp trong nhiều năm vừa qua trong có thể giải thích bởi 2 nguyên do: Thứ nhất, năng lực tài chính của doanh nghiệp hạn chế: thiếu vốn, vốn đầu tư hầu hết vay mượn từ ngân hàng với chi phí sử dụng vốn cao. Thứ hai, chất lượng lập kế hoạch trong đầu tư thấp, đặt ra các mục tiêu quá cao trong khi năng lực của đơn vị có hạn. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng tuy giành được nhiều hợp đồng thi công, nhưng không thể hoàn thành tiến độ đúng thời hạn do năng lực thiết bị yếu và thiếu. Kết quả là giá trị xây dựng dở dang ngày càng tăng. Ảnh hưởng xấu tới tên tuổi uy tín của doanh nghiệp. Tuy doanh nghiệp là một doanh nghiệp cổ phần, hoạt động hạch toán độc lập nhưng do một phần vốn lớn vẫn thuộc sở hữu nhà nước (Tổng công ty Sông Đà nắm giữ trên 60%) nên các hoạt động mua sắm trang thiết bị với giá trị lớn được điều chỉnh theo Luật Đấu thầu (các gói thầu lớn do tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị xem xét quyết định). Hình thức đấu thầu chủ yếu mà doanh nghiệp áp dụng là đấu thầu hạn chế: trước tiên khảo sát đánh giá một số nhà thầu đủ một số các điều kiện cơ bản: trình độ kĩ thuật, kinh nghiệm, uy tín trong quá trình họat độngsau đó thông báo đấu thầu hạn chế trên các phương tiện đăng tải thông tin về đấu thầu. Hình thức đấu thầu hạn chế tiến hành ở doanh nghiệp như trên có một số ưu điểm và hạn chế như sau: Ưu điểm: Tránh được việc ưu tiên của các quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức doanh nghiệp với bên ngoài để trục lợi. Vì chỉ xét chọn thông thường 5,6 nhà thầu nên tiết kiệm được nhiều thời gian và nhân lực. (Tổ xét thầu gồm nhiều thành viên ở nhiều phòng ban khác nhau: phó tổng giám đốc kĩ thuật, trưởng phòng tài chính kế toán, kinh tế kế hoạch, dự án đầu tư). Hạn chế: Vì nhiều khi lạm dụng đấu thầu hạn chế nên nhiều khi chỉ những doanh nghiệp có “quan hệ” với lãnh đạo doanh nghiệp mới được tham gia đấu thầu, bỏ lỡ nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hợp lý hơn. Điều này vi phạm nguyên tắc: công bằng và hiệu quả. Đầu tư vào nguồn nhân lực. Như chúng ta đã biết con người hoạt động để tồn tại và phát triển, làm việc để phục vụ nhu cầu vật chất còn giải trí là đáp ứng nhu cầu tinh thần, chung quy lại mọi hoạt động là đều vì mục đích cuối cùng là con người. Do đó, con người là nhân tố quan trọng nhất, trung tâm trong sự phát triển của một cộng đồng, một đất nước nói chung và một cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Về nguồn nhân lực phải chú trọng đến chất lượng đó chính là trình độ, sự hiểu biết, năng lực tay nghề. Chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có quan hệ tương đồng. Công ty cổ phần Sông Đà 1 là doanh nghiệp nhà nước lâu năm, do đó tỷ lệ cán bộ công nhân viên có trình độ và qua đào tạo so với các đơn vị cùng ngành khác luôn chiếm tỷ trọng cao (phần đặc điểm nguồn nhân lực đã có bảng so sánh). Với một đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm và trình độ như vậy quỹ lương của doanh nghiệp và chi phí quản lý doanh nghiệp hàng năm của đơn vị ngày càng cao. TT Năm 2004 2005 2006 2007 2008 1 Chi phí quản lý doanh nghiệp (đv: trđ) - 4.633 13.191 16.420 17.428 2 Lương trung bình. (đv: trđ/ng/tháng) 1,1 1,5 1,9 2,4 3,2 Bảng Chi phí quản lý doanh nghiệp và lương trung bình của người lao động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 1. Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm và Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm, Phòng Tài chính kế toán và Phòng Tổ chức hành chính. Như vậy trong 5 năm, lương của người lao động đã tăng 191%, trung bình mỗi năm tăng 38%. Các mức tăng trên tương đương với chủ trương chung của nhà nước trong những năm gần đây là nâng dần lương cho người lao động. Mặt khác, việc tăng lương cho người lao động cũng là để đảm bảo tính cạnh tranh của công ty trong việc thu hút lao động có trình độ và kinh nghiệm ở lại tiếp tục cống hiến cho công ty. Phối hợp với việc tăng lương, công ty còn tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Chi phí đào tạo của doanh nghiệp trong 3 năm từ 2006 tới 2008 lần lượt là: 70 triệu, 85 triệu, 85 triệu. (chỉ tính chi phí đào tạo, chưa tính tới các khoản như : lương tháng, phụ cấp...người lao động vẫn được hưởng như đang công tác bình thường). Công ty cũng thường xuyên gửi người lao động đi đào tạo các khóa huấn luyện về an toàn lao động do Tổng công ty Sông Đà tổ chức định kì hàng năm. Bên cạnh đó, trong 3 năm gần đây công ty cũng duy trì quỹ khen thưởng phúc lợi khá lớn: trên 700 triệu đồng. Theo báo cáo tài chính 2008, công ty đã dành 9,4 % lợi nhuận của năm trích vào quỹ khen thưởng phúc lợi, trị giá 249 triệu đồng. Năm Đơn vị 2003 2004 2006 2007 2008 Quỹ khen thưởng, phúc lợi Triệu đồng 103 81 731 710 715 Bảng Thống kê giá trị quỹ khen thưởng phúc lợi hàng năm tại Công ty Cổ phần Sông Đà 1. Nguồn: Bảng cân đối kế toán hàng năm, Phòng Tài chính kế toán. (Con số đưa ra là giá trị trung bình của đầu kì và cuối kì của Bảng cân đối kế toán). Cùng với các điều kiện về lương thưởng cho cán bộ nhân viên, công ty cũng thường xuyên duy trì một số vốn đầu tư không nhỏ hàng năm để mua sắm các thiết bị văn phòng: máy photocopy, bàn ghế, máy điều hòa, máy vi tính...để tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên văn phòng có được điều kiện làm việc tốt. Năm 2004, doanh nghiệp cũng đưa vào sử dụng tầng 13, 14 của tòa nhà Sông Đà (một công trình do chính công ty đầu tư xây dựng), điều này vừa tạo ra một hình ảnh tốt cho công ty trước các khách hàng, vừa tạo ra môi trường làm việc hiện đại, tiện nghi cho cán bộ nhân viên. Đầu tư vào các loại tài sản vô hình. Vì trước đây đơn vị là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc một tổng công ty lớn, cuối năm 2007 đầu năm 2008 mới chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp cổ phần, nên trong thời gian trước năm 2008 doanh nghiệp chưa chú trọng vào việc đầu tư vào tài sản vô hình (thực tế thì trong bảng cân đối kế toán từ năm 2003 tới nay chưa hề có giá trị tài sản trong mục tài sản vô hình do doanh nghiệp cũng không nắm giữ các tài sản như: quyền sử dụng đất, giấy nhượng quyền sử dụng phát minh sáng chế...). Doanh nghiệp cũng không chú trọng nhiều vào công tác marketing để quảng bá tên tuổi doanh nghiệp (cũng chính vì vậy nên rất nhiều khách hàng và đối tác nhầm lẫn Công ty cổ phần Sông Đà 1 với Công ty cổ phần Sông Đà 101- một doanh nghiệp xây dựng khác đã được niêm yết trên sàn chứng khoán). Theo đánh giá của cá nhân người nghiên cứu, chính thương hiệu Sông Đà 1 là tài sản vô hình hết sức có giá trị nhưng đó cũng chính là một trở lực lớn khi doanh nghiệp muốn phát triển vươn lên vị trí nổi bật trong số các công ty khác cùng hệ thống Tổng công ty Sông Đà. Chi phí marketing chủ yếu được biết trong đơn vị là: chi phí tiếp thị đấu thầu- tuy nhiên đây chủ yếu là chi phí tiếp khách...mỗi khi công ty dự định tham gia một gói thầu xây lắp nào đó. Tuy nhiên, chi phí này cũng tương đối nhỏ và thất thường nên khó nghiên cứu tìm hiểu. Năm 2009 công ty có kế hoạch niêm yết cổ phiếu tập trung trên trung tâm giao dịch chứng khóan Hà Nội nên đã thuê công ty cổ phần chứng khoán Sao Việt làm tư vấn cho quá trình niêm yết. Điều này sẽ tạo điều kiện cho công ty tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng theo kế hoạch (hiện nay vốn điều lệ là 15 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 24 tỷ đồng). Năm 2009, công ty dự tính đưa trang web: vào hoạt động, điều này tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tới cổ đông và khách hàng quan tâm. Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết. Với đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng có sự tham gia của nhiều đơn vị trong một công trình (do tính chất công trình phức tạp, chi phí lớn). Do đó, trong bối cảnh thị trường chứng khoán phát triển và hàng loạt các công ty xây dựng chuyển đổi sang hình thức cổ phần việc công ty tiến hành các họat động đầu tư tài chính sang các doanh nghiệp xây dựng liên quan là phù hợp với hoàn cảnh và góp phần tìm kiém hợp đồng và khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Công ty tiến hành đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết từ năm 2003. Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đầu tư tài chính dài hạn. (đv: trđ) 5.100 9.950 6.200 7.650 Doanh thu từ hoạt động tài chính (đv: trđ) 52 678 5.984 5.615 Bảng tổng hợp một vài số liệu liên quan tới họat động tài chính dài hạn của công ty. (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán hàng năm- Phòng kinh tế- kế hoạch Công ty cổ phần Sông Đà 1.) Do việc đầu tư tài chính sang các doanh nghiệp xây dựng khác nên trong thời gian gần đây doanh nghiệp đã giành được nhiều hợp đồng đóng vai trò là chủ đầu tư thứ phát ví dụ: công ty đầu tư sang Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long từ năm 2003, thì nay trong dự án Khu đô thị Văn Khê- Hà Đông do Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư cấp 1, đơn vị cũng là chủ đầu tư thứ phát tòa nhà CT4 với giá trị gói thầu này là 329 tỷ đồng và một số các ví dụ khác như với công trình khu kí túc xá sinh viên 9 tầng, toà nhà HH4 Mỹ Đình. Chính với vai trò là cổ đông trong những công ty xây dựng khác, đã giúp doanh nghiệp giành được những hợp đồng trị giá như vậy (mặc dù năng lực thiết bị, năng lực tài chính của đơn vị trong nhiều trường hợp không được đánh giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác). Đánh giá kết quả công tác đầu tư của Công ty cổ phần Sông Đà 1 Họat động đầu tư tác động tới tình hình năng lực máy móc thiết bị phục vụ thi công của công ty. Để đánh giá tình hình giá trị tài sản cố định của đơn vị qua các năm ta theo dõi bảng sau: Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng tài sản 147.398 158.052 162.967 222.612 262.939 333.139 Tài sản cố định 38.682 51.211 50.759 53.106 32.603 36.865 Nguyên giá 50.327 66.043 75.620 88.258 87.415 93.135 Hao mòn lũy kế 11.645 14.832 24.861 35.152 54.812 56.270 Vốn chủ sở hữu 7.558 7.376 6.973 7.789 15.930 24.428 Tỷ số Tài sản cố định/Tổng tài sản 26,26% 32,41% 31,15% 23,85% 12,4% 11,07% Tỷ số Tài sản cố định /Vốn chủ sở hữu 5,12 6,94 7,28 6,82 2,05 1,51 Bảng tổng hợp một vài con số tài chính của Công ty cổ phần Sông Đà 1 qua các năm (đơn vị: Triệu đồng Việt Nam). (Các con số được tổng hợp từ bảng cân đối kế toán qua các năm, được tính bằng trung bình cộng của số đầu năm và số cuối năm). Quan sát bảng tổng hợp ta có một số nhận xét như sau về tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp: Thứ nhất, trong thời kì 6 năm từ 2003 tới 2008, tài sản cố định của đơn vị có nhiều thay đổi bất thường. Nếu ta lấy năm 2003 là gốc (100%) thì tài sản cố định lần lượt theo các năm từ 2004 tới 2008 là: Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 % 100% 132,38% 131,22% 137,29% 84,28% 95,30% Như vậy, có những năm như 2004, 2005, 2006 giá trị tài sản cố định của đơn vị tăng so với năm 2003 lên tới trên 30%, nhưng sau đó tới các năm 2007 và 2008 lại giảm so với mốc 2003. Điều này được lý giải là do trong 3 năm 2004-2006 đơn vị là chủ đầu tư của 2 công trình lớn là Tòa nhà Sông Đà 14 tầng và Ký túc xá sinh viên 9 tầng, đây là những dự án bất động sản có giá trị lớn do vậy lượng tài sản cố định của đơn vị tăng lên đáng kể. Sau khi thi công xong 2 công trình và bán xong hầu hết các tầng, các căn hộ thì lượng tài sản cố định của đơn vị sẽ giảm đi và trở lại quanh con số khoảng 35 tỷ Việt Nam đồng (đây là giá trị văn phòng và máy móc thiết bị của công ty). Đây là một đặc tính của các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản: lượng tài sản cố định tăng giảm rất mạnh trong các thời kì và điều đó phụ thuộc rất lớn vào sức nóng của thị trường bất động sản. Thứ hai, trong giai đoạn 6 năm vừa đề cập và báo cáo kiểm kê Tài sản định kì lượng tài sản đóng vai trò là năng lực thi công của đơn vị không tăng. Và đây là một dấu hiệu chứng tỏ khả năng đầu tư vào tài sản cố định của đơn vị trong thời kì này là rất thấp. Thứ ba, căn cứ vào cơ cấu các loại tài sản cố định của đơn vị trong năm 2008, ta thấy giá trị các tài sản đóng vai trò quyết định ảnh hưởng tới năng lực thi công và khả năng cạnh tranh của đơn vị trong ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản cố định, nhưng đi kèm vào đó là chúng có giá trị khấu hao hàng năm rất cao vượt quá tổng đầu tư hàng năm của đơn vị. TT Tên loại TSCĐ Nguyên giá (đv: trđ) Giá trị còn lại (đv: trđ) Khấu hao trung bình trong1năm (đv: trđ) GTCL / Nguyên giá (đv: %) A Bất động sản 8.312 7.278 536 87,56 B Máy móc thiết bị 88.192 26.319 12.148 29,84 1 Máy móc thiết bị thi công 70.029 23.524 9.424 33,59 2 Phương tiện vận tải 17.646 2.603 2.627 14,75 3 Thiết bị dụng cụ quản lý 517 192 97 37,13 C Tổng 96.504 33.597 12.684 34,81 Bảng và biểu phản ánh tình hình cơ cấu các loại tài sản cố định của công ty cổ phần Sông Đà 1. Nguồn: Báo cáo kiểm kê định kì cuối năm 2008, Phòng quản lý thiết bị cơ giới, Công ty cổ phần Sông Đà 1. Tình hình máy móc thiết bị của công ty được thống kê vào cuối năm 2008 tóm lược như sau: TT Tên TSCĐ Số lượng (đv: chiếc) Giá trị theo sổ sách kế toán (đv: trđ) Giá trị thực tế còn lại (đv: trđ) Nguyên giá Khấu hao 1 năm Giá trị còn lại A Nhà cửa vật kiến trúc 8.312 536 7.278 7.278 B Máy móc thiết bị 88.192 12.148 26.319 36.196 ( Trong đó máy không hoạt động) 15 6.215 640 384 1.029 1 Máy móc thiết bị thi công 70.029 9.424 23.523 29.048 Máy ủi 6 9.299 1.424 2.517 3.584 Máy xúc, đào 7 14.786 2.042 6.684 7.365 Máy lu, Máy đầm, Máy san 10 4.319 641 961 1.710 Máy trộn bê tông, Máy bơm bê tông, Trạm trộn bê tông 14 4.153 622 2.673 2.412 Trạm nghiền đá, Máy nghiền đá 1 2.264 276 1.611 1.019 Máy hàn 2 51 0 0 3 Máy phát điện, Máy biến áp 3 361 17 105 150 Máy nén khí, Máy ép thủy lực 7 1.040 120 228 416 Máy khoan 9 7.025 1.029 1.882 2.429 Cần trục, vận thăng 8 10.824 900 2.311 4.005 Máy mài, cưa, cắt 9 148 37 48 45 Máy trắc đạc 8 474 57 135 206 Thiết bị đóng cọc 11 8.400 692 529 1.915 Giáo chống -- 6.883 1.530 3.838 3.789 2 Phương tiện vận tải 17.646 2.627 2.603 6.913 Ô tô tự đổ 16 11.395 1.924 1.537 4.050 Ô tô chuyển trộn bê tông 2 1.768 187 1.287 1.202 Xe con, xe ca 12 3.800 445 539 1.447 Phương tiện vận chuyển 3 683 72 19 214 3 Thiết bị dụng cụ quản lý 517 97 192 235 Máy vi tính 19 236 69 160 164 Máy photo, máy in 7 214 25 30 66 Máy điều hòa 5 67 3 2 5 Tổng 96.504 12.684 33.597 43.474 Nguyên giá thiết bị đã khấu hao hết: 18.532 Bảng đánh giá giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp (tổng hợp từ Báo cáo kiểm kê định kì ngày 31 tháng 12 năm 2008). Chú ý: Cột giá trị thực tế còn lại được đánh giá dựa trên giá trị thực tế của tài sản hiện thời trên thị trường. Kết quả căn cứ vào bảng trên, ta có thể tính được thời gian trung bình để tính khấu hao cho máy móc thiết bị bằng cách lấy nguyên giá của các thiết bị chưa khấu hao hết chia cho giá trị khấu hao trung bình 1 năm của các thiết bị ấy (doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính khấu hao tuyến tính cố định), ta được thời kì khấu hao trung bình của máy móc thiết bị trong doanh nghiệp là bằng: (88192-18532) : 12148 = 5.73 (năm). Hao mòn lũy kế tính tới thời điểm 31 tháng 12 năm 2008 của máy móc thiết bị chưa được khấu hao hết là: (88192-18532)-33597 =36063 triệu đồng. Giá trị hao mòn so với nguyên giá của các thiết bị đó khi này là bằng: 36063 : (88192-18532)= 51,77%. Các thiết bị chưa khấu hao hết trung bình đã được sử dụng 2,9 năm Do đó, trong thời gian sắp tới để duy trì năng lực thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải chuẩn bị một khối lượng vốn lớn để đầu tư duy trì năng lực thi máy móc khoảng 12,6 tỷ đồng/năm. Số lượng máy móc không họat động của đơn vị là 15 chiếc với nguyên giá là 6.215 triệu đồng, chi phí khấu hao hàng năm cho những máy móc này là: 640 triệu đồng, đây là sự lãng phí lớn đối với một doanh nghiệp mà lợi nhuận trước thuế trung bình trong 4 năm gần đây chưa được 4,5 tỷ đồng Nếu số máy móc thiết bị không họat động này đem đi thanh lý thì giá trị thu hồi sẽ khoảng 1 tỷ đồng. Từ bảng tổng hợp trên ta có thể tính ra các chỉ số tương đối như sau: STT Chỉ tiêu % 1 Giá trị còn lại của máy móc thiết bị / Tổng tài sản cố định hữu hình 78,38 2 Giá trị thực tế của máy móc thiết bị /Nguyên giá 41,04 3 Bất động sản / Tổng tài sản cố định hữu hình 21.62 4 Khấu hao của máy móc thiết bị 1 năm/ Nguyên giá 13,77 5 Khấu hao của máy móc thiết bị 1 năm / Giá trị còn lại 46,16 Bảng tính các chỉ số về tình hình tài sản cố định của Công ty cổ phần Sông Đà 1. Đầu tư vào máy móc thiết bị thi công đóng vai trò hàng đầu để cải thiện năng lực cạnh tranh của công ty, điều này được thể hiện rõ nét nhất khi tương quan các con số tỷ lệ % thực hiện vốn đầu tư vào máy móc thiết bị và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm của đơn vị như đã phân tích ở trên. Mặc dù đặt ra các kế hoạch có quy mô lớn cho việc đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị nhưng trong những năm vừa qua doanh nghiệp đều không hoàn thành các mục tiêu đã được đặt ra. Vốn đầu tư cho thiết bị luôn ở trong tình trạng thiếu và chi phí sử dụng vốn cao do phải phụ thuộc vào vay ngân hàng. Năm 2005 2006 2007 2008 Chi phí lãi vay (đv: tỷ đ) 3,124 7,304 14,229 14,916 Bảng thống kê chi phí lãi vay qua các năm (nguồn báo cáo kết quả kinh doanh. Phòng Kinh tế- kế hoạch) Chi phí lãi vay ngày càng chiếm tỷ phần cao trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm, điều này khiến tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh. Đặc biệt điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình niêm yết cổ phiếu của công ty. Chính do việc lạm dụng đòn bẩy tài chính, sử dụng cả các nguồn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định nên tình hình tài chính của đơn vị luôn ở tình trạng không tốt. Khi so sánh một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán và cơ cấu vốn của doanh nghiệp xây dựng khác thì chỉ số của doanh nghiệp không được đánh giá cao phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro. TT Tên đơn vị Các chỉ tiêu Nợ/ VCSH KNTT nợ ngắn hạn EBITDA (đv: tỷ đ) 1 Ngành: Xây dựng 3.31 1.35 3,631.04 2 SD1 12,9 0,66 33,1 3 SD2 3,45 1,22 20,03 4 SD3 1,07 1,64 17,66 5 SD4 5,49 1,11 9,07 6 SD4 6,74 0,95 50,43 7 SD6 2,25 1,08 33,56 8 SD7 1,36 1,56 38,62 9 SD8 5,44 1,04 5,56 Bảng tổng hợp một vài chỉ số tài chính của các công ty cổ phần xây dựng (Nguồn vndirect và báo cáo tài chính công ty cổ phần Sông Đà 1) Đối chiếu với tình hình đơn vị nghiên cứu so với các công ty xây dựng khác, như sau: Chỉ tiêu Công ty Sông Đà1 Sông Đà2 Sông Đà3 Sông Đà4 Sông Đà5 Sông Đà6 Sông Đà 7 Sông Đà 8 Tổng giá trị TSCĐ hữu hình (đv: tỷ đ) 36,9 97 65,9 286,3 289,4 143,2 217,2 93 Giá trị còn lại TSCĐ/Nguyên giá (đv:%) 39,58 47,36 38 - 58,75 67,3 - 54 TSCĐ / Tổng tài sản (đv:%) 11,06 28,46 16,16 55,3 37,4 24,9 25,7 41,5 TSCĐ / Vốn chủ sở hữu 1,53 1,1 0,34 3,49 2,65 0,82 0,68 0,4 Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh / Tổng giá trị TSCĐ hữu hình 6,76 2,92 4,51 1,19 3,3 4,1 3,4 1,47 Bảng đối chiếu so sánh một vài chỉ tiêu của năm 2008 liên quan tới Tài sản cố định của công ty Cổ phần Sông Đà 1 so với một số công ty khác trong hệ thống Tổng công ty Sông Đà đã được niêm yết trên thị trường chứng khóan. (Số liệu được tính bằng con số trung bình đầu năm và cuối năm của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) Theo dõi bảng so sánh trên, ta có thể rút ra một vài nhận xét như sau: Thứ nhất, so với tài sản cố định ở các công ty xây dựng khác, tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 1 đã có tỷ suất khấu hao lũy kế lớn ( tỷ suất giá trị còn lại trên nguyên giá nhỏ). Điều này chứng tỏ máy móc thiết bị đã cũ hơn một cách tương đối so với các công ty khác, ở các công ty khác con số trung bình là 53%. Thứ hai, tỷ suất TSCĐ trên Tổng tài sản chỉ là 11,06% trong khi con số trung bình của các công ty xây dựng khác là 32,7% (tức là chỉ bằng 1/3 so với các công ty xây dựng khác). Như vậy Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ phần quá nhỏ, do đó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới năng lực công nghệ thi công của doanh nghiệp. Thứ ba, tỷ lệ Tổng doanh thu họat động kinh doanh trên tổng giá trị TSCĐ hữu hình của đơn vị là 6,76 trong khi con số trung bình của các đơn vị khác là 2,98. Qua việc so sánh một số chỉ tiêu như trên, ta có thể thấy được nguyên nhân của con số giá trị Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tới cuối năm 2008 đã là 70 tỷ đồng, (trong khi các công ty có quy mô vốn và tài sản lớn hơn như bảng trên cao nhất cũng chưa tới 60 tỷ) có một phần quan trọng do năng lực thiết bị thi công của đơn vị còn yếu và thiếu. Cũng trong năm 2008, công trình chung cư CT4 Văn Khê-Hà Đông, tiến độ thi công cũng chậm hơn công trình CT1 Văn Khê cùng thiết kế do Sông Đà 101 thi công tới 6 tầng (4 tháng thi công) Một yêu cầu được đặt ra cho đơn vị là phải tập trung đầu tư cho tài sản cố định trong thời gian sắp tới. Hoạt động đầu tư tác động trình độ năng lực cán bộ công nhân viên. Công ty duy trì được tỷ lệ lao động có trình độ cao hơn so với mặt bằng chung của ngành xây dựng (cán bộ trình độ đại học cao đẳng là 18%, bậc thợ trung bình là 3,8 trong khi trung bình ngành là 3,3). Số lượng lao động trong những năm qua tương đối ổn định, tiền công tiền lương của đơn vị trong 4 năm từ 2005 tới 2008 tăng trung bình 38%/năm (từ 1,1 trđ/người/tháng tới 3,2 trđ/người/tháng) và giá trị doanh thu hàng năm cũng tăng với tốc độ 36,5% (từ 104 tỷ đồng tới 249 tỷ đồng). Như vậy tốc độ tăng lương trung bình của người lao động cao hơn mức lạm phát trung bình trong 4 năm qua, đời sống người lao động được cải thiện đáng kể. Điều kiện lao động được cải thiện, các quỹ phúc lợi từ năm 2006 đã đạt con số trên 700 triệu đồng, tăng gấp 7 lần các năm trước đó. STT Cán bộ chuyên môn kỹ thuật theo nghề Số lượng Số năm trong ngành I Trình độ đại học 182 1 Kỹ sư xây dựng 48 5-27 2 Kỹ sư thủy lợi 22 3-25 3 Kỹ sư xây dựng cầu đường 33 5-25 4 Kỹ sư cơ khí 20 5-25 5 Kỹ sư vật liệu xây dựng 5 10-20 6 Kỹ sư cấp thoát nước 2 10-25 7 Cử nhân tốt nghiệp các trường kinh tế, luật 52 3-25 II Trình độ cao đẳng 21 1 Cao đẳng GTVT 10 3-10 2 Cao đẳng xây dựng 11 3-15 IỈI Trình độ trung cấp 29 1 Trung cấp xây dựng 13 5-20 2 Trung cấp cơ khí, điện 3 10-20 3 Trung cấp kế toán 8 10-20 4 Trung cấp vật tư 5 5-15 Tổng cộng 232 Bảng kê năng lực cán bộ chuyên môn của Công ty cổ phần Sông Đà 1. Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính, Công ty cổ phần Sông Đà 1. STT Chỉ tiêu Số lượng Sắp xếp theo công việc 1 Công nhân xây dựng 268 2 Công nhân cơ giới 227 3 Công nhân cơ khí 181 4 Công nhân khảo sát 18 5 Công nhân lao động khác 47 Tổng 741 Sắp xếp theo bậc thợ SL % 1 Bậc 1 25 3,4% 2 Bậc 2 203 27,4% 3 Bậc 3 137 18,5% 4 Bậc 4 289 36,7% 5 Bậc 5 65 8,7% 6 Bậc 6 15 3,3% 7 Bậc 7 7 2% Tổng 741 100% Bảng kê công nhân kĩ thuật của công ty. Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính, Công ty cổ phần Sông Đà 1. Như vậy,số công nhân có tay nghề từ bậc 4 trở lên chiếm 30%, đây là lượng lượng lao động trực tiếp lành nghề, đảm bảo năng lực thi công các công trình có đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật phức tạp như: chung cư cao tầng, nhà máy thủy điện Như vậy, nhìn vào bảng dưới ta có thể thấy tỷ lệ lao động của doanh nghiệp có trình độ đại học và cao đẳng của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao (trên 20%) so với các doanh nghiệp xây dựng khác (trung bình là 8%). Điều này có thể bước đầu rút ra được đánh giá là: về khía cạnh chất lượng nhân lực, doanh nghiệp có được lợi thế lớn hơn so với các doanh nghiệp khác. Và đó là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành đa dạng hóa nhiều hoạt động kinh doanh hơn ngoài lĩnh vực xây lắp dân dụng như: kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình giao thông, xây dựng các công trình thủy điện, kinh doanh hạ tầng đô thị và khu công nghiệp v.v... Tên công ty Sông Đà 1 Sông Đà 101 Sông Đà 6 Sông Đà 3 Loại lao động Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trình độ đại học 182 18,71 30 10,75 90 8,34 53 4,56 Trình độ cao đẳng 21 2,16 11 3,94 31 2,87 22 1,89 Trình độ trung cấp 29 2,98 15 5,38 84 7,23 93 7,66 Công nhân kĩ thuật 694 71,33 146 52,33 821 76,01 795 68,41 Lao động khác 47 4,83 76 27,24 54 5 199 17,13 Tổng 973 100 279 100 1080 100 1162 100 Bảng về tỷ lệ các loại lao động trong một số doanh nghiệp trong Tổng công ty Sông Đà (nguồn từ: Hồ sơ năng lực doanh nghiệp của công ty cổ phần Sông Đà1 và Bản cáo bạch của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán). Kết quả của hoạt động đầu tư tới tốc độ phát triển và thị phần của Công ty cổ phần Sông Đà 1. Để đánh giá tương quan tình hình sản xuất kinh doanh mở rộng thị phần của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, ta có thể so sánh tốc độ tăng trưởng của con số giá trị sản xuất kinh doanh (tổng doanh thu) của các doanh nghiệp xây dựng cùng ngành với đơn vị nghiên cứu. Con tốc độ tăng trưởng doanh thu khi đem so sánh với toàn bộ ngành và một số công ty tiêu biểu sẽ giúp ta có được cái nhìn tổng quát nhất về chiều hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp. TT Tên doanh nghiệp Giá trị tổng doanh thu của năm (đơn vị: tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm (đơn vị %) 2006 2007 2008 1 Sông Đà 1 185 205 249 16,15 2 Sông Đà 2 279 305 306 5 3 Sông Đà 3 193 254 264 17.8 4 Sông Đà 4 125 275 337 71,25 5 Sông Đà 5 366 390 953 92 6 Sông Đà 6 297 461 583 46 7 Sông Đà 7 272 307 859 96,5 8 Sông Đà 8 125 181 137 10,25 9 Sông Đà 9 340 464 623 35,4 10 Sông Đà 1.01 58 117 173 75% 11 Ngành xây dựng & vật liệu - - - 23,32 Bảng số liệu đánh giá tốc độ tăng trưởng của một số doanh nghiệp xây dựng tiêu biểu. (Nguồn: Báo cáo tài chính, bản cáo bạch của các công ty có liên quan và số liệu thu thập trên ww.vndirect.com.vn) Như vậy, tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty cổ phần Sông Đà 1 tính trung bình trong 3 năm từ 2006 tới 2008 chỉ là 16,15%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng của toàn ngành là 23,32%, tức là tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp chỉ bằng 68,3% so với toàn ngành. Nếu xét theo 10 công ty xây dựng thuộc tổng công ty Sông Đà đang niêm yết trên HASTC trên đây thì Sông Đà 1 chỉ xếp ở vị trí thứ 8/10 tức là vị trí gần áp chót. Khi quan sát bảng trên một điều đáng lưu ý là trường hợp của công ty cổ phần Sông Đà 1.01, công ty này tiền thân chỉ là 1 trong 5 xí nghiệp được tách ra từ Công ty cổ phần Sông Đà 1. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tốc độ phát triển của đơn vị này đạt trung bình lên tới 75%, vượt trội so với công ty mẹ. Đây thực sự là một dấu hiệu đáng báo động với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Với tốc độ phát triển của đơn vị thấp hơn tốc độ phát triển của ngành, và đứng gần cuối so với các đơn vị trong cùng hệ thống Tổng công ty, điều này thể hiện sự sụt giảm thị phần của doanh nghiệp trong những năm vừa qua. Đối với một doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực xây dựng thì năng lực máy móc thiết bị thi công đóng vai trò là xương sống, là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên với sự suy giảm đầu tư cho máy móc thiết bị liên tục trong một thời gian dài (con số thực hiện đầu tư thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch như đã phân tích ở trên) chính điều này là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máy móc thiết bị, chậm tiến độ thi công...gây ảnh hưởng xấu tới tình hình sản xuất kinh doanh, và một hệ quả tất yếu là tốc độ phát triển và thị phần ngày càng suy giảm. Một hệ quả tất yếu của đầu tư thấp giống như một cái vòng luẩn quẩn được minh họa như trong sơ đồ sau: Năng lực sản xuất thấp Đầu tư thấp Năng lực cạnh tranh thấp Lợi nhuận thấp Hiệu quả kinh doanh thấp Mối liên hệ giữa đầu tư và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương II: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 1. Nhóm giải pháp liên quan tới đầu tư vào máy móc trang thiết bị, tài sản cố định. Thứ nhất, Ban lãnh đạo công ty cần xác định lại công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch đầu tư vào tài sản cố định sao cho bám sát thực tế, phù hợp với tình hình tài chính của công ty. Thứ hai, hoàn thành dứt điểm các công trình còn đang thi công dở dang, nhanh chóng nghiệm thu bàn giao và thực hiện thanh quyết toán để hoàn vốn các dự án xây dựng dang dở, thanh lý bớt các máy móc thiết bị hỏng hóc, không còn phù hợp. Từ đó tạo ra nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định máy móc thiết bị từ chính nội lực trong công ty, hạn chế bớt việc vay vốn ngân hàng trong những hoàn cảnh lãi suất căng thẳng như trong năm 2008 Thứ ba, ban lãnh đạo công ty cụ thể là phòng quản lý thiết bị vật tư, cần có sự sắp xếp tăng cao tần suất phục vụ của máy thi công. Cần xác định việc tăng cường đầu tư cho máy móc cần một lượng vốn lớn, không thể huy động được nhanh chóng trong tình hình tài chính trước mắt, do vậy để phục vụ thi công hiện thời phải tăng ca máy, hay có thể sẽ phải thuê ngoài. Thứ tư, trong năm 2009 nắm bắt chính sách hỗ trợ lãi suất từ chính phủ, tận dụng vị thế là một doanh nghiệp có phần lớn vốn của nhà nước, đơn vị nhanh chóng có kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị để không bỏ lỡ cơ hội vay vốn với giá rẻ (được hỗ trợ 4% lãi suất). Nhóm giải pháp liên quan tới đầu tư vào nguồn nhân lực. Cần có cơ chế kiểm tra, đánh giá quá trình làm việc của cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhân viên các phòng ban để nâng cao năng suất làm việc. Có chính sách khen thưởng xứng đáng với các cán bộ nhận viên mẫn cán: tăng lương, thưởng quyền mua cổ phần, cất nhắc vào các vị trí xứng đáng Đơn giản thủ tục giấy tờ, công văn báo cáo nhiêu khê giữa các phòng ban và các chi nhánh, điều này là thực sự quan trọng Đầu tư vào công tác giáo dục an toàn lao động cho công nhân, phối hợp với tổng công ty mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, bậc thợ cho công nhân. Thực hành công tác tiết kiệm, giảm bớt các chi phí gián tiếp như: chi phí quản lý, chi phí bán hàng Để thực hiện được điều này cần có sự quán triệt từ ban lãnh đạo xuống tới các phòng ban, chi nhánh. Nhóm giải pháp liên quan tới đầu tư vào tài sản vô hình Phân công phòng Tài chính kế toán tiếp tục phối hợp với công ty tư vấn Sao Việt và ủy ban chứng khoán nhà nước, hoàn thiện hồ sơ lựa chọn thời điểm thích hợp để kiến nghị với cấp trên hoàn tất đưa cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Đây chính là điều kiện quan trọng để công ty thành công trong việc nâng vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng hiện nay lên thành 40 tỷ đồngnhư kế hoạch Hoàn tất việc xây dựng trang web của công ty, phân công nhân viên chịu trách nhiệm quản lý, cung cấp các thông tin: tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính định kìphục vụ khách hàng và cổ đông góp vốn. Quản lý tốt các chi phí từ trước vẫn được gọi là “chi phí tiếp thị đấu thầu”, góp phần làm minh bạch hóa các khoản chi của doanh nghiệp . Nhóm giải pháp liên quan tới đầu tư tài chính. Cơ cấu lại các nguồn vốn đầu tư vào các tài sản tài chính theo hướng giảm dần. Chỉ tiến hành đầu tư vào các công ty xây dựng đem lại các hợp đồng cho đơn vị. Chuyển vốn từ đầu tư tài chính sang đầu tư vào các tài sản thiết bị phục vụ thi công, nâng cao năng suất và chất lượng công trình. Lời kết Với việc lựa chọn tìm hiều đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Sông Đà 1 trong những năm gần đây”, quá trình và hiệu quả của hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đã phần nào được tìm hiểu và đánh giá. Thông qua đó giúp người đọc nắm bắt được phần nào những tồn tại trong hoạt động của một doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty lớn của Nhà nước. Nhận xét của Công ty cổ phần Sông Đà 1 về quá trình thực tập của sinh viên: . Hà nội, ngày tháng năm 2009 Tài liệu tham khảo Giáo trình Kinh tế đầu tư PGS.TS Từ Quang Phương NXB Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2007 Giáo trình Lập dự án đầu tư PGS TS Nguyễn Bạch Nguyệt NXB Thống kê năm 2006. Giáo trình Quản lý dự án đầu tư PGS.TS Từ Quang Phương NXB Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2007. Giáo trình Kinh tế xây dựng Bộ môn Kinh tế kĩ thuật Đại học xây dựng NXB Lao động xã hội năm 2005. Luận án Tiến sĩ kinh tế, đề tài : “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” của NCS Phạm Văn Hồng bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2007. Luận án Tiến sĩ kinh tế, đề tài: “Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam” của NCS Trần Văn Hùng bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2005. Luận án Tiến sĩ kinh tế, đề tài: “Đổi mới cơ cấu vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của NCS Trần Thị Thanh Tú bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2006. Bảng tổng hợp một vài chỉ số tài chính của các công ty cổ phần xây dựng năm 2008 (nguồn vndirect và tự tính ) Chỉ số P/E P/B Quy Mô Tăng trưởng Lợi nhuận Các chỉ tiêu Tổng TS (đv: tỷ đ) VCSH (đv: tỷ đ) Tài sản (%) Doanh thu (%) ROA (%) ROE (%) LN biên Nợ/ VCSH KNTT nợ ngắn hạn EBITDA (đv: tỷ đ) Ngành: Xây dựng & Vật liệu 7.11 1.17 64,336.24 14,521.25 -33.2 21.62 3.72 16.5 0.13 3.31 1.35 3,631.04 Sông Đà 2 4.82 1.07 355.66 79.2 - 0.43 4.93 22.13 0.14 3.45 1.22 20.03 Sông Đà 3 7.34 0.66 408.12 196.73 - 4.38 4.33 8.98 0.13 1.07 1.64 17.66 Sông Đà 4 9.89 0.86 527.42 81.11 - 1.34 8.7 0.25 5.49 1.11 9.07 Sông Đà 5 3.55 1.7 819.55 105.66 3.73 146.47 6.15 47.73 0.15 6.74 0.95 50.43 Sông Đà 6 4.49 0.68 603.18 172.25 - 25.89 4.3 15.06 0.14 2.25 1.08 33.56 Sông Đà 7 7.53 0.85 824.24 313.68 - 29.55 4.29 11.27 0.1 1.36 1.56 38.62 Sông Đà 1 - - 333 24 - 14 0.053 0.108 - 12.9 0.66 33.1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2168.doc
Tài liệu liên quan