Vùng Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm sáu tỉnh, thành phố gồm: tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh). Diện tích tự nhiên là 2360,9 km2, chiếm 7,13% diện tích cả nước. Phía Bắc của vùng giáp tỉnh Đắc Lắc, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển trải dài, phía Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 479 km với các cửa khẩu biên giới Mộc Bài, Xa Má.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm vừa qua đã tạo cho Vùng Đông Nam Bộ có vị trí kinh tế đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước và đặc biệt quan trọng khu vực phía Nam, đó là:
97 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2002 – 2007 - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lại, ăn ở. Y tế chăm sóc sức khỏe cho người lao động Các vấn đề trên đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết và là một trong những bài học cho các đia phương đi sau trong phát triển các KCN.
Tình trạng phát triển thiếu bền vững của các KCN vùng Đông Nam Bộ
Phát triển KCN không theo quy hoạch
Nhiều địa phương trong vùng do muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư nên đã hình thành các KCN theo nhiều cách khác nhau, thiếu đồng bộ dẫn đến tình trạng phát triển tự phát của các KCN. Thêm vào đó, một số địa phương để chuẩn bị cho hình thành các KCN đã cấp đất cho các doanh nghiệp vào đầu tư mặc dù chưa có quy hoạch cụ thể cho việc xây dựng. Việc xây dựng các KCN trong vùng không theo một quy hoạch chung, thống nhất này đã làm giảm tính phát triển bền vững của KCN vùng.
Công tác quy hoạch chỉ mang tính hình thức, không mang nhiều tính định hướng vì trong nhiều thời kỳ, không cần có quy hoạch, chính quyền địa phương vẫn cấp giấy phép hoạt động cho các KCN. Ngược lại, nhiều KCN được cấp giấy phép hoạt động mà không có quy hoạch vẫn hoạt động tốt như KCX Linh Trung, KCN Sóng Thần I, KCN Biên Hòa I
Mặt khác, việc bố trí chọn địa điểm, xuất phát từ tiêu chí thuận lợi về điều kiện hạ tầng bên ngoài KCN, nhiều KCN được lựa chọn bố trí gần với các khu dân cư đô thị và đặc biệt là quá gần với các trục đường giao thông chính không bảo đảm khoảng cách cần thiết và do vậy dẫn đến tình trạng bố trí dày đặc dọc hai bên tuyến đường quốc lộ, tạo ra sự tập trung quá mức, khó khăn về đảm bảo cung cấp các điều kiện về hạ tầng.
Do mong muốn có được sự phát triển nhanh các KCN tập trung nên chưa tính đến mục tiêu phát triển dài hạn về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu công nghệ
Cơ cấu đầu tư trong KCN vùng Đông Nam Bộ giai đoạn vừa qua có một số điểm chưa thật hợp lý nếu xét trên triển vọng lâu dài.
Đối với cơ cấu đầu tư theo công nghệ
Trong những năm gần đầu phát triển KCN, nguồn vốn đầu tư vào các KCN trong vùng chủ yếu là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng trong những năm gần đây, nguồn vốn này đang có xu hướng giảm sút. Quy mô bình quân một dự án đầu tư tại KCN vùng Đông Nam Bộ khá nhỏ (3,5 triệu USD/dự án) và đang có chiều hướng giảm dần. Thực tế này cho thấy KCN vùng Đông Nam Bộ vẫn chưa đủ sức hấp dẫn các công ty lớn, xuyên quốc gia nắm giữ các công nghệ hiện đại.
Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào các KCN vùng chủ yếu tâp trung ở các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt, may, sản xuất giầy dép, lắp ráp điện tử các ngành sử dụng công nghệ cao còn rất ít.
Mặc dù hiện nay có trên 20 quốc gia đầu tư vào vùng Đông Nam Bộ nhưng phần lớn trong số đó (khoảng 80%) là các quốc gia châu Á, còn những quốc gia Bắc Mỹ, châu Âu là các quốc gia có công nghệ hiện đại lại có vị trí khá khiêm tốn trong cơ cấu đầu tư vào các KCN vùng. Trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc cũng đầu tư công nghệ mới cho sản xuất nhưng các công nghệ này chỉ được đánh giá ở mức trung bình tiên tiến. Số ít các doanh nghiệp như Canon, Genesad có đầu tư công nghệ cao vào các KCN trong vùng nhưng số lượng còn ít. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN vùng nhìn chung công nghệ sản xuất đa phần ở mức trung bình. Một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới nhập khẩu từ Mỹ, EU nhưng còn thiếu đồng bộ.
Trong vùng hiện có khu công nghệ cao ở TP.Hồ Chí Minh mặc dù được hưởng nhiều ưu đãi nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên kết quả thu hút các ngành, lĩnh vực còn hạn chế.
Hiện trạng trên là dấu hiện đáng báo động đối với chiến lược phát triển bền vững các KCN vùng.
Đối với cơ cấu đầu tư theo ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp
Các dự án FDI vào KCN hiện nay chủ yếu là dự án công nghiệp nhẹ (dệt, sợi, may mặc,) và công nghệ thực phẩm là các dự án thu hút nhiều lao động và có tỷ lệ xuất khẩu cao. Các dự án công nghiệp nặng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử. Các ngành sản xuất công nghiệp nặng khác như vật liệu xây dựng, sắt thép, hóa chất, điện, cơ khí còn khá khiêm tốn. Cơ cấu đầu tư không hợp lý này đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề lao động tại các địa phương. Ở một số địa phương các ngành có hàm lượng công nghệ cao chưa được đầu tư phát triển, các dự án chủ yếu vẫn là các ngành sử dụng nhiều lao động (thu nhập thấp), hạn chế việc sử dụng lao động có kỹ thuật tại chỗ, có một số tỉnh và thành phố trong vùng thu hút lao động vào các KCN chủ yếu từ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Hiện nay chưa có được đánh giá đầy đủ về cơ cấu ngành công nghiệp được đầu tư trong các KCN, nhưng có thể thấy rằng phần lớn các KCN có cơ cấu ngành nghề tương đối giống nhau. Các doanh nghiệp sản xuất trong các KCN mặc dù rất thành công trong giai đoạn vừa qua xét trên góc độ giải quyết việc làm, tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư, đã và đang gặp nhiều vấn đề cần giải quyết.
Vấn đề môi trường sinh thái trong và ngoài KCN tiềm ẩn nhiều tổn hại, đặc biệt là môi trường nước và chất thải rắn
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam do World Bank chủ trì biên soạn, mỗi năm có hơn 2,6 triệu tấn rác thải công nghiệp phát sinh ra từ các KCN ở Việt Nam. Khoảng 50% lượng rác thải công nghiệp đó phát sinh từ các KCN vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, phương thức thu gom rác thải rắn ở hầu hết các KCN trong vùng còn đơn giản, và tỷ lệ rác thải rắn thu gom còn rất hạn chế, chỉ đạt từ 1/5-1/2 số chất thải rắn cần thu gom, còn lại lưu giữ tại các doanh nghiệp. Một số KCN tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương đã xây dựng các nhà máy xử lý rác nhưng công suất thiết lế thấp hơn rất nhiều so với lượng rác cần xử lý.
Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, có xu hướng gia tăng ở những đô thị lớn, tại hầu hết KCN, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, dọc đường 51. Theo điều tra sơ bộ, mức ô nhiễm so với tiêu chuẩn cho phép ở nhiều nơi đó vượt 4 - 5 lần.
Các nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nặng nề. Hiện nay riêng các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mỗi ngày đổ ra hệ thống kênh, rạch hơn 137.000 m3, trong đó gần 45% đổ vào sông Đồng Nai, 34% đổ vào sông Thị Vải, gần 20% ra sông Sài Gòn, phần còn lại đổ vào hệ thống kênh rạch nội thành TP.Hồ Chí Minh. Nếu chất lượng nguồn nước ngày càng xấu đi như hiện nay, khả năng thiếu nước ngọt trong khu vực sẽ nhanh chóng thành hiện thực.
Chất lượng nước mặt ở một số hồ đang có chiều hướng ô nhiễm do lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lý và thải trực tiếp ra các dòng sông. Do thủy triều ở vùng Đông Nam Bộ có ảnh hưởng đến hầu hết các dòng chảy của sông suối trong vùng nên ảnh hưởng này càng trải rộng hơn, đến chân đập Trị An trên sông Đồng Nai (152 km tính từ biển vào) và đến đập Dầu Tiếng trên sông Vàm Cỏ Đông (250 km tính từ biển vào).
Các chính sách, biện pháp tổ chức quản lý phát triển các KCN trong thời gian qua còn bất cập
Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển các KCN, KCX trong thời gian qua còn chậm chưa được kiện toàn, chưa xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về phát triển các KCN ở tầm vĩ mô.
Ban Quản lý phát triển các KCN Việt Nam trước đây chỉ là cơ quan tư vấn cho thủ tướng Chính phủ một số vấn đề về phát triển các KCN. Hiện nay, theo Quyết định số 100/200/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, với cơ chế ủy quyền, Ban quản lý KCN cấp tỉnh đã được trao nhiều quyền quyết định trong quản lý KCN, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước đối với KCN, rút ngắn thủ tục hành chính, giải tỏa tâm lý cho các nhà đầu tư nước ngoài về chính sách của nhà nước ta đối với khu vực FDI nói chung và KCN nói riêng.
Bên cạnh đó, cũng còn một số tồn tại như việc cấp phép vượt thẩm quyền, chưa phù hợp với quy định của pháp luật (cấp giấy phép đầu tư, phê duyết kế hoạch xuất nhập khẩu); có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giuẽa các địa phương, các KCN trong việc thu hút đầu tư, ở một số địa phương, mối quan hệ giữa Ban quản lý cấp tỉnh và chính quyền các cấp đã xuất hiện một số vương mắc cần được giải quyết.
CHƯƠNG II
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TU VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ
Phấn đấu đến năm 2020, nền kinh tế vùng Đông Nam Bộ phát huy vai trò đầu tàu của vùng đối với cả nước, phát triển nhanh theo hướng chuyển dần sang các ngành công nghiệp có công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển các vùng khác. Trên cơ sở đó, phát huy lợi thế của toàn vùng và từng địa phương, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, tham gia một cách hiệu quả vào các liên kết công nghiệp và hiệp tác sản xuất giữa các ngành và với các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội này của vùng Đông Nam Bộ đã được cụ thể hóa qua phương án phát triển của vùng Đông Nam Bộ:
Biểu 14. Các chỉ tiêu chủ yếu so với cả nước
TT
Chỉ tiêu
2010
2015
2020
Vùng ĐNB
Cả nước
Vùng ĐNB
Cả nước
Vùng ĐNB
Cả nước
1
GDP (tỷ USD) (giá HH)
32,78
91,21
64,03
156,01
118,36
265,91
2
GDP/người (USD)
2483
1030
4196
1661
7096
2678
3
Dân số (triệu người)
13,2
88,58
15,26
93,93
16,68
99,31
4
Lao động xã hội (triệu người)
6,86
45,18
7,46
47,9
8,17
50,65
5
Lao động CN (triệu người)
2,04
7,73
2,72
11,01
3,35
14,63
Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Bộ Công nghiệp.
Biểu 15. Dự báo giá trị và tốc độ tăng trưởng GDP (giá 1994)
Đơn vị: tỷ đồng, %/năm
Chỉ tiêu
2010
2015
2020
Giá trị
Tốc độ tăng trưởng
Giá trị
Tốc độ tăng trưởng
Giá trị
Tốc độ tăng trưởng
Vùng ĐNB
290668
10,02
465155
9,86
734371
9,56
Nông nghiệp
22357
4,78
27385
4,14
32556
3,52
CN & XD
158018
9,99
252061
9,79
395348
9,42
Dịch vụ
110293
11,34
185709
10,98
306467
10,54
Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Bộ Công nghiệp.
Theo biểu 14 và 15, dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP của vùng cao hơn của cả nước từ 1,1 – 1,25 lần. Tỷ trọng GDP của vùng so cới cả nước tăng từ 35,9% năm 2010 lên 44,5% năm 2020. GDP bình quân đầu người của vùng tăng từ 2483 USD/người năm 2010 ( cả nước là 1030 USD/người) lên 7096 USD/người năm 2020 ( cả nước là 2678 USD/người). Tỷ lệ lao động công nghiệp so với lao động toàn xã hội tăng từ 29,7% năm 2010 lên 41% năm 2020.
Mục tiêu và phương hướng phát triển Công nghiệp vùng Đông Nam Bộ
Định hướng phát triển công nghiệp của vùng trong thời gian tới là tập trung phát triển công nghiệp phát huy tiềm lực về tài nguyên, khai thác và chế biến dầu khí, phát điện, chế biến nông lâm, thủy hải sản; đảm bảo phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ sở hạ tầng. Theo đó, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất, luyện kim, các ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp dệt may, da giầy chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Mặc khác, tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, có hàm lượng trí thức cao và giảm dần các ngành sử dụng nhiều nhiều lao động ở khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Các tỉnh khác chủ động tiếp nhận sự chuyển dịch công nghiệp từ trung tâm và phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, đất đai, có khối lượng vận tải lớn và sử dụng nguyên liệu địa phương.
Căn cứ trên mục tiêu phát triển của công nghiệp vùng và kịch bản phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ, kịch bản cơ sở phát triển công nghiệp vùng được cụ thể hóa như sau:
Biểu 16. Dự báo tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN Vùng theo nhóm công nghiệp từng giai đoạn 5 năm
Đơn vị : %/năm
TT
Nhóm ngành CN
2006-2010
2011-2015
2016-2020
Vùng ĐNB
15,23
14,53
13,16
1
Dệt may, da giầy
13,23
10,87
11,08
2
Điện tử
22,35
22,17
18,02
3
Cơ khí
21,8
19,98
17,3
4
Sản xuất kim loại
20,99
11,63
6,37
5
Hóa chất
18,34
16,24
13,86
6
Chế biến nông lâm, thủy sản
16,02
14,88
12,51
7
Sản xuất VLXD
13,23
8,7
9,31
8
Sản xuất và phân phối điện, nước
9,87
7,62
6,6
9
Công nghiệp khai thác
3,53
3,37
3,2
10
Công nghiệp khác
14,71
12,71
10,96
Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Bộ Công nghiệp.
Biểu 17. Dự báo cơ cấu sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành
TT
Nhóm ngành CN
2006-2010
2011-2015
2016-2020
1
Dệt may, da giầy
12,73
10,9
10,07
2
Điện tử
4,2
5,57
6,64
3
Cơ khí
18,89
24,01
28,41
4
Sản xuất kim loại
3,93
3,48
2,55
5
Hóa chất
14,87
16,14
16,86
6
Chế biến nông lâm, thủy sản
27,74
28,38
27,27
7
Sản xuất VLXD
2,58
2,00
1,71
8
Sản xuất và phân phối điện, nước
3,7
2,73
2,05
9
Công nghiệp khai thác
9,99
5,52
3,28
10
Công nghiệp khác
1,37
1,28
1,17
Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Bộ Công nghiệp.
Theo dự báo của các chuyên gia Bộ Công nghiệp, tốc độ tăng gía trị sản xuất công nghiệp của vùng giảm dần từ 15,32% giai đoạn 2006-2010 xuống còn 13,16% giai đoạn 2016-2020. Trong đó, nhóm ngành điện tử và cơ khí có tốc độ tăng trưởng cao nhất, sau đó đến ngành hóa chất. Ngành công nghiệp khai thác có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
Sự thay đối trong tốc độ tăng trưởng giá tị sản xuất công nghiệp vùng đã ảnh hưởng lớn đến cơ cấu sản xuất công nghiệp của vùng. Năm 2010, nhóm ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất (27,74%) đến năm 2020 nhóm ngành này xuống vị trí số 2 sau ngành cơ khí. Hiện nay, ngành cơ khí đang chiếm vị trí thứ 4 nhưng từ năm 2010 trở đi sẽ lên vị trí thứ 2 và đến năm 2020 vươn lên vị trí dẫn đầu. Ngành dệt may da giầy, là nhóm ngành mũi nhọn xuất khẩu, đang chiến vị trí số 3 hiện nay sẽ giảm xuống vị trí thứ 4 trong năm 2010 và ổn định đến năm 2020.
Biểu 18. Dự báo tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN toàn vùng phân theo địa phương đến năm 2020
Đơn vị :%/năm
STT
Địa phương
2006-2010
2011-2015
2016-2020
Toàn vùng
15,23
14,53
13,16
1
Bà Rịa – Vũng Tàu
10,98
9,45
8,49
2
Bình Dương
21,02
16,52
12,64
3
Bình Phước
22,13
23,2
19,64
4
Đồng Nai
17,64
16,87
15,64
5
Tây Ninh
20,28
20,50
17,84
6
TP.Hồ Chí Minh
12,75
12,69
11,69
Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Bộ Công nghiệp.
Nếu xét theo địa phương thì các tỉnh công nghiệp kém phát triển như Tây Ninh, Bình Phước sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp chậm nhất do phụ thuộc chủ yếu vào công nghiệp khai thác dầu khí mà trữu lượng dầu khsi tỏng vùng lại hanjc hế nên không thể tăng sản lượng khai thác. TP.Hồ Chí Minh cũng có tốc độ tăng trưởng thấp do chiếm tỷ trọng lớn nhất, đang có xu hướng phát triển có chọn lọc và dịch chuyển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường và có khối lượng vận tải lớn sang các vùng khác.
Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ
Quan điểm và phương hướng phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ đến năm 2010, tầm nhìn 2020
Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hôi vùng Đông Nam Bộ và phát triển công nghiệp vùng từ nay đến năm 2010, tầm nhìn 2020, các KCN trong vùng được quy hoạch phát triển theo hướng phát triển hài hòa giữa phát triển công nghiệp và quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội với các mục tiêu cụ thể sau:
Phát triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các KCN nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia.
Phát triển các ngành công nghệ cao như thông tin, cơ điện tử, công nghệ sinh học chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến, chế tạo nâng cao giá trị sản phẩm khi hội nhập khu vực và quốc tế.
Xây dựng bố trí các khu vực xử lý rác thải công nghiệp tập trugn quy mô lớn ở những khu vực bố trí tập trung các KCN. Chăm lo điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động.
Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về KCN theo hướng cụ thể hóa dể tạo thuận lợi cho các Ban quản lý trong quá trình thực hiện, đảm bảo được tính thống nhất quản lý trng khuôn khổ pháp luật, chính sách chung của Nhà nước.
Mục tiêu phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ đến năm 2010, tầm nhìn 2020
Theo đề án phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cả nước sẽ tăng thêm 115 KCN và mở rộng 27 KCN với tổng diện tích tăng thêm là 31.930 ha. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ sẽ có thêm khoảng 29 KCN và mở rộng 8 KCN tăng diện tích đất KCN hiện có lên khoảng 9733 ha bẳng 30,5% so với cả nước.
Biểu 19. Số lượng và diện tích KCN tăng thêm của vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020
STT
Địa phương
Diện tích KCN tăng thêm
Số KCN mở rộng
Số KCN tăng thêm
Tổng diện tích (ha)
1
TP. Hồ Chí Minh
2
1
962
2
Bình Dương
1
3
1840
3
Bà Rịa – Vũng Tàu
2
1
636
4
Tây Ninh
1
1
538
5
Đồng Nai
1
8
3052
6
Bình Phước
1
5
2705
Tổng cộng
8
19
9733
Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Bộ Công nghiệp.
Như vậy, đến năm 2020, tổng diện tích KCN của vùng Đông Nam Bộ sẽ đạt 31128 ha, chiếm 52,89% so với cả nước.
Ngoài việc tập trung thu hút đầu tư và phát triển các KCN, một số địa phương trong vùng đã định hướng thêm 1 số KCn và đất dành cho phát triển công nghiệp tại các khu vực có địa điểm thuận lợi nhằm di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm, dành quỹ đất để mở rộng phát triển trong tương lai, thu hút mọi nguồn lực, vốn đầu tư nhằm góp phần nâng cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương.
Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ
Căn cứ trên nhu cầu sử dụng đất KCN, dự báo tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng các KCN trong vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2006 – 2020 cần khoảng 54028,3 tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ năm 2006 – 2010 cần 16308,3 tỷ đồng, giai đoạn 2011- 2020 cần khoảng 37720 tỷ đồng. Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng KCN ước đạt khoảng 7,3% vốn đầu tư phát triển công nghiệp của vùng trong giai đoạn 2006 – 2020.
Biểu 20. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng KCN theo địa phương giai đoạn 2006 – 2020
Đơn vị : tỷ đồng
STT
Địa phương
Dự báo nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng KCN
2006 - 2010
2011 -2020
2006 – 2020
1
TP.Hồ Chí Minh
8030.8
17550
25580.8
2
Bình Dương
1485
5390
6875
3
Bà Rịa – Vũng Tàu
1683
3328
5011
4
Tây Ninh
1046
2080
3126
5
Đồng Nai
3090
7622
10712
6
Bình Phước
973.5
1750
2723.5
Tổng số
16308.3
37720
54028.3
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Bộ Công nghiệp.
Theo tính toán của các chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ lấp đầy các KCN được thành lập trong giai đoạn 2006-2010 có thể đạt 62%, giai đoạn 2011-2020 có thể đạt 74%. Trên cơ sở các tính toán này dự đoán đến năm 2010, các KCN vùng sẽ thu hút được thêm 24137,84 triệu USD từ các dự án đầu tư trong KCN. Đến năm 2020, vốn đầu tưu sản xuất trong KCN vùng sẽ tăng lên 28809,68 triệu USD.
Như vậy, có thể thấy trong thời gian tới, mức tăng vốn đầu tư phát triển vào KCN vùng Đông Nam Bộ là khá lớn. Tuy nhiên, hiện nay tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển các KCN trong vùng đang có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân chính là do hiệu quả đầu tư các KCN còn thấp, phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ chưa tính đến yếu tố bền vững. Thêm vào đó, tổ chức quản lý KCN còn nhiều bất cập cũng là lực cản khá lớn đối với khả năng thu hút vốn đầu tư vào các KCN trong vùng. Do đó, để đạt được mục tiêu thu hút luợng vốn đầu tư tuơng xứng với tiềm năng phát triển của vùng, cần có giải pháp phù hợp đối với những hạn chế trên.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ở các KCN vùng Đông Nam Bộ
Xây dựng và triển khai chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật đối với khu vực xây dựng KCN, đảm bảo sự đồng bộ giữa hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN.
Nguyên nhân cơ bản của sự sụt giảm vốn đầu tư và giảm tính hiệu quả của lượng vốn đầu tư vào các KCN vùng thời gian qua là do chưa đáp ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ cơ sở hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN. Do đó, để nâng cao hiệu quả đầu tư ở các KCN, trước hết phải thực thi các biện pháp phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ cho phát triển KCN.
Đối với hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN
Bên cạnh những cơ chế chính sách chung của Nhà nước, chính quyền các tỉnh trong vùng cần xây dựng các biện pháp chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN một cách đồng bộ. Hạ tầng KCN đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong thu hút đầu tư phát triển sản xuất tại các KCN. Hạ tầng đồng bộ, phù hợp với tính chất ngành nghề, với thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất công nghiệp sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào các ngành sản xuất lựa chọn.
Đầu tư phát triển hạ tầng KCN trong giai đoạn tới của vùng đòi hỏi một lượng vốn lớn, ước khoảng 54028.3 tỷ đồng. Do đó, thời gian tới cần hình thành cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển hạ tầng để xây mới các KCN đồng thởi vẫn đảm bảo duy trì, bảo dưỡng được các hạng mục công trình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu cảu các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong vùng :
Đảm bảo mặt bằng để đầu tư phát triển KCN:
Trên cơ sở danh mục các KNC dự kiến theo từng giai đoạn, căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành, UBND các tỉnh cần xây dựng các biện pháp bảo tồn, duy trì, có kế hoạch cụ thể để đảm bảo sử dụng hiệu quả mặt bằng đất trước khi giao đất cho phát triển KCN, đẩm bảo cung cấp mặt bằng với chi phí giải phóng mặt bằng thấp nhất.
Nghiên cứu xây dựng cơ chế giá đền bù, giải phóng mặt bằng phù hợp với thực tiễn của từng KCN, trong khi đảm bảo các nguyên tắc chung theo quy định của pháp luật.
Tăng cường hiệu lực của các quy định pháp luật về chính sách đất đai, đảm bảo hiệu lực của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc thực thi pháp luật liên quan đến quản lý đất đai và tài nguyên trong từng tỉnh.
Đổi mới nội dung và phương thức thu hút đầu tư phát triển hạ tầng
Kinh nghiệm thu hút đầu tư phát triển KCN ở Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp thu hút đầu tư (hay còn gọi là “tiếp thị lãnh thổ”_territorial marketing) có vị trí và tác dụng đặc biệt quan trọng đối với thu hút đầu tư phát triển hạ tầng KCN. Theo đó, cần:
Có các biện pháp công khia thông tin phát triển các KCN. Cần phải xác định rõ đầu tư phát triển các KCN có phạm vi liên quan về không gian không chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp trong tỉnh, mà còn cả các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước và nước ngoài.
Xây dựng quy trình nghiên cứu, lựa chọn quy trình nghiên cứu, lựa chọn các nhà đầu tư một cách thuận tiện và nhanh chóng hướng tới lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm năng cho phát triển các KCN.
Khai thác tối đa các phương tiện thông tin để cung cấp đầy đủ các thông tin về phát triển các KCN trên địa bàn tưng tỉnh như : xây dựng và quản lý, vận hành và cập nhật thông tin trên một website về phát triển các KCN trên địa bàn từng tỉnh.
Tạo nguồn vốn phát triển các KCN
Cần xác định việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN không phải là kinh doanh bất động sản mà trái lại là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào KCN. Nguồn thu chủ yếu cho Ngân sách Nhà nước chính là nguồn thu từ sản xuất của doanh nghiệp trong KCN. Trên cơ sở đó, vốn đầu tư phát triển hạ tầng KCN có thể xem xét trên các khía cạnh sau:
Ở những nơi có điều kiện thu hút đầu tư vào KCN, nhất là đầu tư nước ngoài thì việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN có thể cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế đầu tư, hoặc cũng có thể cho các nhà đầu tư nước ngoài cùng liên doanh với doanh nghiệp trong nước để đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng KCN.
Ở những địa phương có cơ sở hạ tầng yếu kém, xa trung tâm TP. Hồ Chí Minh cần có sự hỗ trợ đặc biệt và tập trung vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong một khoảng thời gian ngắn nhất định (3-5 năm) để đầu tư hoàn chỉnh một số hạ tầng thiết yếu cho bên trong và đầu nối với bên ngoài hàng rào KCN. Ngoài ra cần cho vay tín dụng dài hạn, ưu đãi, vay vốn nước ngoài để tạo điều kiện cho các KCN ở các vùng khó khăn như Tây Ninh, Bình Phước có cơ hội xây dựng được nhanh chóng các KCN tập trung để phát triển công nghiệp tỉnh nhà, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của vùng.
Thành lập quỹ “hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KCN” ở các tỉnh, thành phố. Vốn của quỹ được huy động từ nhiều vốn như: Ngân sách cấp 1 lần (vốn điều lệ) và bổ sung hàng năm, vận động các doanh nghiệp trong tỉnh đóng góp, vốn vay tín dụng ưu đãi, vốn thu từ kinh doanh bất động sản và các nguồn vốn khác.
Ngoài các nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách hoặc các nguồn vốn hỗ trợ cảu Nhà nước, còn cần có nguồn vốn chủ lực cho việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN dưới hinh thức xã hội hóa vốn đầu tư như: thực hiện việc cổ phần hóa các công ty phát triển hạ tầng KCN, bán cổ phiếu, trái phiếu để người dân có điều kiện tham gia góp vốn đầu tư xây dựng KCN.
Khuyến khích người dân có đất trong các khu quy hoạch bị giải tỏa để xây dựng KCN góp vốn cổ đông bằng tiền đền bù giá trị quyền sử dụng đất dưới các hình thức cổ phiếu, trái phiếu
Cho thuê lại đất trong KCN để giải quyết tình trạng đọng vốn của công ty hạ tầng và giúp cho việc kêu gọi các nhà đầu tư vào lấp kín diện tích cho thuê dễ dàng hơn.
Ngoài ra có thể xem xét xây dựng cơ chế bảo lãnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng có thể khai thác nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển hạ tầng KCN.
Đối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong KCn là yếu tố quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu thiếu những yếu tố thuận lợi cho các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, thì cho dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có thuận lợi đến đâu cũng không thể hấp dẫn nhà đầu tư. Vì vậy, hàng năm cần bố trí Ngân sách địa phương kết hợp với nguồn hỗ trợ của Trung ương tập trung bố trí nguồn vốn thích đang để đầu tư bằng các phương thức linh hoạt khác để tạo vốn như : dùng quỹ đất để xây dựng hạ tầng, khuyến khích hình thức BOT, hoặc cho chủ công ty phát triển hạ tầng KCN được hưởng một số ưu đãi về tài chính và cho trừ dần vào các khoản nộp Ngân sách hàng năm khi họ bỏ vốn ra để đầu tư cho các công trình hạ tầng ngoài hàng rào, phục vụ cho đầu nối với công trình bên trong hàng rào KCN được đồng bộ và phát huy tác dụng tốt.
Phát triển đồng bộ các thể loại tập trung công nghiệp
Hiện nay ở nhiều địa phương trong vùng có tình trạng đua nhau để thành lập KCN. Việc hình thành ồ ạt KCN mà chưa tính đến tính khả thi đã ít nhiều làm giảm hiệu quả phát triển KCN chung của toàn vùng. Do đó, từ kinh nghiệm phát triển KCN của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản , vùng Đông Nam Bộ có thể xây dựng 3 loại KCN: KCN tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề công nghiệp. Trong đó, cụm công nghiệp vừa và nhỏ là một mô hình tập trung công nghiệp được hình thành ở các huyện thị vùng nông thôn tập hợp theo ngành nghề, mô hình thích hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển công nghiệp nông thôn.
Theo chiến lược này, không nên xây dựng quá nhiều KCN trong một thời gian, cần chú trọng phát triển các làng nghề và các cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống được chuyển dịch sản xuất vào khu tập trung có điều kiện mở rộng mặt bằng sản xuất, mở rộng quy mô về sản phẩm, lao động cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý chất thải.
Việc kết hợp hài hòa giữa các hình thức tập trung công nghiệp sẽ giúp phát huy lợi thế của từng địa phương trong chiến lược phát triển công nghiệp, đặc biệt đối với các địa phương chưa đủ tiềm lực phát triển KCN có quy mô. Qua đó, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nông thôn.
Hình thành hệ thống liên kết hỗ trợ phát triển KCN
Đầu tư phát triển đồng bộ dịch vụ phục vụ KCN
Hình thành và phát triển thị trường công nghệ
Bước đầu cần duy trì tổ chức chợ công nghệ và thiết bị hàng năm trên địa bàn các tỉnh, đồng thời xây dựng “chợ ảo” về công nghệ và thiết bị gắn kết daonh nghiệp thật thông qua các chợ thật. Tăng cường khả năng tư vấn cho doanh nghiệp đánh giá chuyển giao, mau bán công nghệ cũng như vai trò trung gian giữa các doanh nghiệp trong việc mua bán công nghệ.
Đối với các dịch vụ phụ trợ khác
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các khu du lịch, các khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, trường học đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu khách vãng lai, đặc biệt là phục vụ hội nghị, hội thảo, học tập hoặc nghỉ ngơi cảu các nhà đầu tư.
Chính quyền địa phương sẽ đầu tư hoặc có sự hỗ trợ cần thiết để phát triển hệ thống xe buýt công cộng, với sự thuận tiện về giờ giấc, điểm đi đến, hoạt động thường xuyên hơn và trên nhiều tuyến đường đáp ứng nhu cầu đi lại của công nhân và nhân dân. Các doanh nghiệp cần hỗ trợ và tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đi lại của công nhân .
Phát triển mạnh mẽ thị trường tài chính, tín dụng, trong đó cần triển khai rộng các mạng lưới giao dịch ở các KCN để phục vụ các hoạt động thanh toán, thu hút nguồn vốn và mở rộng đầu tư.
Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ tạp hợp các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Các sản phẩm này có thể là các linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, bao bì, nguyên liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ có ý nghĩa rất lớn đối với vấn đề phát triển các KCN, đặc biệt có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với dòng vốn FDI vào các KCN.
Một trong các tiêu chí để xem xét đầu tư đối với mỗi doanh nghiệp là yếu tố đầu vào của sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp FDI phải mua một lượng lớn đầu vào từ vào các công ty khác. Do đó, nếu có thể mua các yếu tố này từ các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được đáng kể chi phí sản xuất. Mặt khác, các hợp đồng trực tiếp với các nhà cung ứng địa phương còn cho phép các doanh nghiệp FDI tăng tính chuyên môn hóa, tính linh hoạt, khả năng ứng dụng công nghệ và sản xuất tốt hơn, nhanh hơn vào các điều kiện địa phương. Điều đó giải thích tại các cụm cung ứng mạnh làm tăng tầm quan trọng trong các quyết định đầu tư của các công ty nước ngoài, nhất là đối với các hoạt động có giá trị cao.
Đối với các nước có hệ thống ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, có kahr năng đáp ứng tót nhu cầu của các doanh nghiệp FDI có thể thu hút được cá nhà đầu tư nước ngoài xây dựng những cơ sở sản xuất có quy mô lớn, trình độ công nghệ cao. Do đó, yêu cầu cần có các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ:
Cấn có các biện pháp hỗ trợ hình thành liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước
Nâng cao vai trò của các nhà cung cấp công cộng và tư nhân, các hỗ trợ về tài chính, công nghệ và đào tạo để củng cố sự phát triển của các nhà cung cấp tiềm năng. Thiếu dạng hỗ trợ theo định chế này, các doanh nghiệp trong nước sẽ không có được các chứng nhận chất lượng đào tạo đồi hỏi hoặc vốn cần thiết để tăng tính cạnh tranh và đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI, do đó, khó trở thành các nhà cung ứng đầu vào của họ.
Chính quyền địa phương hỗ trợ tạo ra sự cân bằng vị trí đàm phán giữa người mua và nhà cung cấp bằng việc cung cấp một số hỗ trợ như: hỗ trợ về thông tin
Hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ của các công ty địa phương
Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong nước là tố quyết định khả năng của họ đối với yêu cầu trở thành nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI hoạt động trong một thị trường cạnh tranh ngày càng tăng. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI đòi hỏi nhà cung cấp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, QS 9000, HACCP và VDA. Do vậy, việc nâng cấp công nghệ của các nhà cung cấp địa phương được coi là ưu tiên đối với nước chủ nhà.
Giải pháp về tài trợ
Trong khi khả năng giúp các nhà cung cấp thảo thuận về giá trong nền kinh tế thị trường là giới hạn cần có sự bảo hộ hợp pháp chống laijc ác thảo thuận và các thực hành kinh doanh không bình đẳng. Chính phủ, địa diện là các chính quyền địa phương sẽ đóng vai trò đảm bảo tài trợ hợp pháp trong các hợp đồng của cá nhà cung cấp với các công ty lớn và cung cấp cho các nhà cung cấp các thông tin về giá chuẩn, cá cơ hội kinh doanh thay thế.
Thông qua các biện pháp như: khuyến khích việc giảm bớt thanh toán chậm thông qua thuế, giảm thuế thu nhập để khuyến khích việc thanh toán ngay cho các nhà cung cấp, giới hạn thanh toán chậm bằng luật pháp Chính phủ có thể đảm bảo tăng cường khả năng tài chính cho các doanh nghiệp trong nước .
Nhóm giải pháp phát triển bền vững KCN vùng Đông Nam Bộ
Sau gần 20 năm phát triển, các KCN vùng Đông Nam Bộ đã gặt hái được những thành tựu to lớn, khẳng định được vai trò quan trọng của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, xem xét trên khía cạnh phát triển bền vững, phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ còn nhiều bất cập. Vì vậy, cấp thiết phải đề ra các giải pháp để khắc phục tình trạng này
Xây dựng quy hoạch phát triển KCN vùng
Do tầm quan trọng của vùng kinh tế Đông Nam Bộ, việc xây dựng KCN vùng cần phải có một chiến lược, kế hoạch dài hạn với các nội dung cơ bản như sau:
Căn cứ vào tiềm năng phát triển của các địa phuơng, cần có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng KCN nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương, từng KCN. Theo đó, cần đưa ra các chính sách thích hợp cho các loại hình công nghiệp, từ đó tạo ra lực đẩy đối với phát triển kinh tế vùng.
Quy hoạch tổng thể KCN cần mang tầm chiến lược.
Để thực hiện được điều đó cần có sự phối kết hợp giữa các ngành, các tỉnh trong vùng. Quyết định thành lập KCN ngoaif vieec trên kiến nghị của tỉnh, thành phố, có sự đóng góp của các cơ quan liên quan. Đồng thời cần xem xét đến các yếu tố: tính chuyên ngành của KCN, khả năng thu hút công nghệ cao, khả năng bổ sung cho nhau giữa các KCN trong một tỉnh, trong toàn vùng Đông Nam Bộ, sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các KCN trong tỉnh, trong vùng. Tuy nhiên điều quan trong nhất là xây dựng KCN cần gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước nhằm tránh quan điểm chủ quan duy ý chí, dẫn tới sự thành lập tự phát các KCN.
Đảm bảo chất lượng quy hoạch KCN.
Quy hoạch của các KCN cần gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong vùng và với quy hoạch phát triển chung của vùng, phương án đền bù giải tỏa, việc xử lý các vấn đề môi trường, khả năng cung cấp nguồn nhân lực Quy hoạch không chỉ nói chung về bố trí địa điểm, vị trí của KCN mà còn phải tính tới cả hướng bố trí ngành công nghiệp, sản phẩm sẽ sản xuất, phù hợp với đặc điểm dân cư, đất đai, tài nguyên, gía cả lao động và yêu cầu về môi trường của từng khu vực. Ngoài ra, việc bố trí các KCN cần quan tâm đến hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa hai hệ thống hạ tầng.
Xây dựng chuẩn mực và cơ cấu lại các KCN.
Để thực hiện được mục tiêu nâng chất lượng các KCN trong vùng ngang tầm khu vực và quốc tế, trước tiên cần thay đổi quan niệm về KCN. Xây dựng KCN không chỉ với mục tiêu thu hút vốn đầu tư bằng mọi cách mà còn phải đặt các mục tiêu khác như: tính hiệu quả, tính bền vững, khả năng lan tỏa đến các khu vực khác Từ đó, tiến hành chuyển đổi mô hình KCN trong vùng theo hướng hiện đại, cụ thể:
Cần xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào KCN về quy mô, ngành nghề và công nghệ để tạo hiệu quả đầu tư cao.
Đối với một số KCN cần định hướng phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp nặng, các ngành có hàm lượng chất xám cao và vốn lớn.
Chuyển từ KCN chỉ bao gồm chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp, chuyên môn hóa sản xuất cho xuất khẩu sang mô hình KCN tổng hợp, bao gồm: sản xuất công nghiệp và thương mại (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa), dịch vụ phục vụ cho hoạt động KCN (ngân hàng, bưu điện ).
Thực hiện sự liên kết toàn diện theo xu hướng thị trường mở, bao gồm liên kết trong nội bộ KCN và liên kết giữa các KCN trong vùng.
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Mặc dù Đông Nam Bộ là vùng có chất lượng nguồn nhân lực cao nhất trong cả nước nhưng hiện nay người lao động trong vùng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các KCN cả về chất lượng và số lượng.
Theo tính toán của các chuyên gia thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dựa trên tốc độ phát triển của các KCN vùng Đông Nam Bộ, trung bình mỗi năm nhu cầu lao động của của các KCN vùng Đông Nam Bộ tăng từ 10 – 15%, chủ yếu là nhu cầu tìm kiếm lao động có chất lượng cao. Trong khi đó, chính sách đào tạo nguồn nhân lực của vùng còn chậm thi hành, công tác đào tạo nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong các KCN. Điều này dẫn tới việc không ít các doanh nghiệp trong các KCN phải tiến hành đào tạo lại người lao động. Thống kê cho thấy gần 80% các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng người lao động phải thực hiện khóa đào tạo ngắn ngày trong vòng 1-2 tháng. Hiện nay, đã có không ít các KCN tự tổ chức các lớp đào tạo và xây dựng liên kết với các trường đại học nhằm thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao, phù hợp với yêu cầu công việc nhưng kết quả còn rất hạn chế. Tình trạng thừa lao động giản đơn nhưng thiếu lao động có tay nghề trong khi nhu cầu là rất lớn vẫn diễn ra. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã phải mở các lớp đào tạo ngay trong doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ở Đông Nam Bộ có một thực tế là các lao động sau khi nghỉ Tết thường không quay lại làm việc, gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN. Cuối năm 2007, có đến 30% số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp KCN nghỉ Tết không quay trở lại làm việc. Sở dĩ có tình trạng trên là do một mặt là do mức lương tối thiểu thấp, chậm được điều chỉnh, mặt khác do điều kiện nơi ở của người lao động không được đảm bảo. Vì phần lớn lao động trong các KCN trong vùng là lao động nhập cư nên họ thường tận dụng cơ hội về thăm nhà để tìm kiếm việc làm ở địa phương với thu nhập ròng khá hơn do tiết kiệm được chi phí ăn, ở, đi lại.
Vì vậy, trong thời gian tới cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn. Theo đó, cần:
Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ở những đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh và các vùng công nghiệp phát triển có nhu cầu lớn về đào tạo công nhân và có khả năng thanh toán cho đào tạo nghề như tỉnh Đồng Nai, Bình Dương cần phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nghề tư nhân hoạt động không vì lợi nhuận, giảm bớt sự phụ thuộc vào các cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước.
Chú trọng đào tạo nghề theo yêu cầu của thị trường, đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Có thể thành lập Ủy ban liên tỉnh về đào tạo nguồn nhân lực cho các KCN vùng Đông Nam Bộ. Ủy ban này sẽ là cấu nối giữa các KCN và các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài nước. Ngoài ra, Ủy ban còn có tác dụng hỗ trợ, mở rộng đào tạo nghề với nước ngoài theo mô hình của Trung tâm đào tạo nghề Việt Nam – Singapore tại Bình Dương.
Đảm bảo nhu cầu chỗ ở và nơi làm việc cho người lao động để họ yên tâm sản xuất. Cần phải xác định rõ việc xây dựng nhà ở công nhân phải là sự kết hợp giữa chính quyền địa phương, nhân dân và doanh nghiệp theo hướng xã hội hóa trong việc tạo quỹ nhà. Bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước, bằng các đòn bẩy kinh tế tạo thuận lợi cho nhân dân xây dựng nhà cho thuê, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân thuê hoặc bán trả góp. Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phải có các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp hoặc có hợp đồng với các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà trọ nhằm hợp tác giải quyết vấn đề chỗ ở cho công nhân theo nguyên tắc cộng đồng cùng chịu trách nhiệm và cùng có lợi.
Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ KCN theo hướng hiệu quả và phù hợp với sự phát triển khoa học công nghệ
Để đảm bảo phát triển bền vững, có hiệu quả KCN, cần chuyển dịch cơ cấu nội bộ KCN theo hướng:
Chuyển từ KCN sản xuất sản phẩm thâm dụng lao động, tài nguyên sang KCN sử dụng nhiều vốn và công nghệ kỹ thuật cao.
Chuyển từ KCN bao gồm ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang sản phẩm công nghiệp sạch.
Chuyển từ KCN sản xuất kinh doanh đơn thuần sang KCN kết hợp sản xuất kinh doanh với nghiên cứu hoạt động khoa học công nghệ và triển khai công nghệ kỹ thuật cao.
Qua phân tích về cơ cấu đầu tư sản xuất trong các ngành, lĩnh vực ở các KCN vùng Đông Nam Bộ, có thể thấy tại các KCN vùng đang diễn ra quá trình này. Tuy nhiên, với tốc độ còn chậm. Vì vậy, trong thời gian tới, cần có biện pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ này.
Đối với Ban quản lý các KCN: cần lựa chọn kỹ càng các dự án trước khi xét duyệt cấp phép đầu tư. Đối với các địa phương phát triển như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương nên lập danh mục các dự án ưu tiên phát triển. Theo đó, từ chối cấp phép các dự án không có tác dụng nhiều đến sự phát triển của quá trình chuyển dịch cơ cấu nội bộ KCN. Bên cạnh đó, đối với các dự án đã hoạt động trong các KCN cần đưa ra chuẩn mức chung quy định rõ chất lượng sản phẩm, trình độ công nghệ và mức độ ô nhiễm cho phép để từng bước nâng cao chất lượng chung các dự án đầu tư trong KCN.
Đối với cơ quan quản lý địa phương: cần có các biện pháp hỗ trợ như giảm thuế sử dụng đất, hỗ trợ ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư trong các lĩnh vực khoa học công nghệ cao, sản xuất ít gây ô nhiễm. Ngoài ra, cần xây dựng chiến lược phát triển công nghệ vùng với hệ thống các văn bản pháp quy về hoạt động chuyển giao công nghệ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp FDI.
Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường
Phát triển KCN, KCX là chiến lược phát triển dài hạn ở vùng Đông Nam Bộ. Vì vậy, khi xem xét đến vấn đề phát triển KCN vùng không chỉ đánh giá dựa trên các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội trước mắt mà cần nhìn nhận về lâu dài ảnh hưởng sự phát triển đến đời sống xã hội của người dân trong vùng, mà đặc biệt là đối với môi trường sống của người dân vùng Đông Nam Bộ.
Cùng với sự phát triển nhanh của các KCN ở các địa phương trong vùng thời gian qua là hàng loạt các vấn đề môi trường nảy sinh. Theo thời gian, các vấn đề ấy càng trở nên gay gắt hơn đòi hỏi phải có biện pháp xử lý kịp thời từ phía các cơ quan quản lý địa phương, Ban quản lý các KCN và người dân trong vùng.
Đối với các cơ quan quản lý địa phương:
Xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý chất thải công nghiệp tại các KCN, KCX trong vùng. Trước hết, cần minh bạch hóa hệ thống quản lý môi trường ở các KCN, tránh tính trạng thiếu rõ ràng, chồng chéo trong quản lý dẫn đến tình trạng chậm trễ trong giải quyết và khắc phục hậu quả các vấn đề môi trường mới phát sinh. Phân cấp trong quản lý là một ý kiến hay và cần được áp dụng triệt để. Tuy nhiên, cần xác định rõ phân cấp trong quản lý cũng gắn liền với phân cấp phạm vi chịu trách nhiệm để tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh của các cơ quan quản lý.
Xây dựng các quy chuẩn, định mức môi trường chung để làm căn cứ xác định các doang nghiệp vi phạm và xét duyệt các dự án đầu tư.
Ban hành văn bản pháp luật quy định rõ hình thức xử phạt và mức độ áp dụng đối với từng loại vi phạm. Cần có biện pháp xử phạt nặng, thậm chí đối với các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sống có thể truy tố theo pháp luật hình sự để răn đe chung.
Bên cạnh việc xử phạt các doanh nghiệp vi phạm, cần có biện pháp khuyến khích đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về môi trường thông qua các biện pháp hỗ trợ về thuế môi trường, ưu đãi đầu tư
Đối với Ban quản lý KCN
Trước tiên, cần xác định Ban quản lý KCN là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất trong trường hợp các sai phạm về môi trường phát sinh ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân trong vùng. Do đó, ban quản lý các KCN cần xây dựng chuẩn mức môi trường, tiến hành cơ cấu lại các dự án đầu tư trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, loại bỏ dần các doanh nghiệp hoạt động gây ô nhiễm cao.
Trong quá trình hoạt động, cần kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp để đảm bảo các dự án hoạt động tuân thủ nghiêm chỉnh các cam kết môi trường.
Đối với người dân
Cần phối kết hợp với các cơ quan quản lý địa phương trong việc quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp trong KCN. Nếu có trường hợp vi phạm cần báo ngay cho cơ quan chức năng giải quyết.
Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý KCN
Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ và thẩm quyền trách nhiệm của Ban quản lý các KCN
Tuy vai trò, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý KCN đã được quy định rõ trong Quy chế KCN, KCX, khu công nghiệp cao theo Nghị định số 36/CP của Chính phủ và Thông tư số 151/TT-BTCCBCP của Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nhưng đến nay đã có nhiều thay đổi không phù hợp với tình hình thực tế phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ. Do đó, để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý KCN cần làm rõ các nội dung sau:
Xác định rõ nội dung công tác quản lý Nhà nước của Ban quản lý làm những gì và đến đâu. Trong đó, phân định cụ thể các công việc nào do Ban quản lý chủ trì thực hiện một cách độc lập theo chức năng, thẩm quyền của mình, những việc nào phối hợp với các Sở, ban ngành cảu UBND cấp tỉnh để xử lý vấn đề có liên quan.
Cần xác định cụ thể những loại nội dung công việc hoạt động “hỗ trợ” cho doanh nghiệp, các dự án đầu tư vào KCN.
Về mặt thể chế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý cần quy định theo 3 mức độ rõ ràng và cụ thể: loại công việc tham mưu và chuẩn bị văn bản để UBND cấp tỉnh trình Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét quyết định; loại công việc tham mưu và chuẩn bị văn bản trình UBND cấp tỉnh xem xét quyết định theo thẩm quyền; công việc tự xem xét quyết định, tự chịu trách nhiệm theo phân cấp hoặc ủy quyền.
Kiện toàn lại các phòng chuyên môn nghiệp vụ
Tùy theo yêu cầu và đặc điểm từng địa phương trong vùng, quyết định tên gọi của các Ban quản lý và các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ để dảm bảo tính phù hợp và hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, đối với một số tổ chức có tính chất “khung cứng” cần thống nhất chung về tên gọi các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ của Ban quản lý như văn phòng, tổ chức thanh tra
Có thể lập ra tổ chức chuyên trách để giúp Ban quản lý làm công tác thanh tra kiểm tra, hoặc lồng ghép giao cho các phòng chuyên môn nghiệp vụ tươg ứng làm công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Song song với đó, cần xác định rõ biên chế làm công tác thanh tra, kiểm tra có KCN cấp tỉnh để đảm bảo ổn định kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn.
Phân tách và kiện toàn các tổ chức hoạt động hỗ trợ dịch vụ công
Cần phân định rõ giữa nội dung công việc quản lý Nhà nước với nội dung hỗ trợ dịch vụ công để bóc tách và kiện toàn các tổ chức làm dịch vụ công của Ban quản lý.
Từ đó, thiết lập một số tổ chức hỗ trợ dịch vụ công như: Trung tâm hỗ trợ - dịch KCN, Trung tâm tư vấn – xúc tiến đầu tư, Trung tâm môi trường, Trung tâm lao động việc làm, Trung tâm đào tạo nghề. Việc thành lập các trung tâm hoạt động hỗ trợ - dịch vụ các KCN tiến tới chuyển dần các loại nội dung không nhất thiết do các phòng chuyên môn nghiệp vụ quản lý Nhà nước phải làm để chuyển giao cho các Trung tâm này thực hiện sẽ thiết thực hơn, hiệu quả hơn., phù hợp với xu hướng cải cách hành chính Nhà nước.
KẾT LUẬN
Hơn 15 năm đã trôi qua kể từ khi KCX Tân Thuận – KCX đầu tiên ra đời trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, thực tế phát triển của các KCN vùng Đông Nam Bộ đã cho thấy phát triển KCN, KCX là chủ trương đúng đắn, mang tính đột phá trong tư duy và quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
Với ý nghĩa xây dựng và hình thành chiến lược kinh tế quan trọng đưa đất nước đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, thời gian qua, các KCN vùng Đông Nam Bộ đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng lên mức cao nhất trong cả nước, góp phần giữ vững vị trí đầu tàu trong nền kinh tế quốc dân của vùng Đông Nam Bộ. Sự hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với phát triển đô thị theo hướng lan tỏa đã tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các KCN trong vùng cũng đạt được những hiệu quả xã hội to lớn như: tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là cho lao động dư thừa ở nông thôn; hình thành nên một lực lượng lao động mới có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển của vùng, góp phần quan trọng nâng cao năng lực công nghệ vùng Đông Nam Bộ
Tuy nhiên thực trạng phát triển của các KCN trong vùng thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Để nâng cao hiệu quả hoạt động và vị thế của các KCN trong nền kinh tế, phát huy vai trò động lực trong phát triển kinh tế vùng, thời gian tới cần phải giải quyết triệt để các vấn đề trên đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên, trong đó, Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ môn Kinh tế đầu tư (2007), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Hà Nội.
Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh vùng Đông Nam Bộ (2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Ban quản lý các khu công nghiệp thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ (2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007), Báo cáo tình hình các khu công nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam đến năm 2010.
Bộ Công nghiệp (2006), Báo cáo tổng hợp dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6288.doc