+ Giải phóng mặt bằng từ 30 – 50% diện tích đất quy hoạch cho KCN, Cụm công nghiệp để sẵn sàng giao co dự án. Chủ đầu tư tự san lấp mặt bằng xây dựng, kinh phí giải phóng mặt bằng có thể do địa phương trả hoặc hỗ trợ một phần tuỳ theo tính chất xây dựng. Địa phương tổ chức việc giải phóng mặt và Tỉnh sẻ hỗ trợ một phần chi phí giải phóng mặt bằng theo quy định hiện hành
+ Nhanh chóng đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở cho phần diện tích đã được giải phóng mặt bằng bao gồm: đường giao thông, điện, cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải.
+ Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN, Cụm CN trong đó hạng mục quan trọng nhất là: đường giao thông, điện lực, cấp thoát nước, nhà ở và dịch vụ công cộng cho người lao động
61 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong KCN rất đa dạng, trên cơ sở của 26 doanh nghiệp đang hoạt động, có sự sắp xếp lại cho phù hợp với đặc điểm của KCN để đổi mới công nghệ, thu hút thêm các dự án mới. Các ngành chủ đạo trong KCN là cơ khí sửa chữa, máy động lực, chế tạo, lắp ráp, chế biến nông hải sản, công nghiệp may mặc, sản xuất bao bì gia dụng công nghiệp, sản xuất lắp ráp điện tử - viễn thông.
@ Đầu tư các dự án sản xuất trong các KCN
Trong số 5 KCN ở Thanh Hóa thì KCN Lễ Môn có số dự án đăng ký nhiều nhất với 21 dự án đang hoạt động sản xuất với tổng số vốn thực hiện là 421,389 tỷ đồng với 3.5 triệu USD và 11 dự án đã và đang chuẩn bị xây dựng với số vốn đăng ký là 183,5 tỷ đồng và 2,7 triệu USD. Trong số các dự án đang hoạt động, dự án do vốn đầu tư trong nước đăng ký lớn nhất là chế biến sữa do Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn làm chủ đầu tư với tổng số vốn thực hiện là 141,686 tỷ đồng. Dự án do vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất là dự án sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ luồng, tre nứa trúc với tổng số vốn thực hiện là 1,6 triệu USD của Công ty Đông Lượng Đài Loan
Bảng 2.4: Tình hình thu hút vốn đầu tư và dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh hoá tính đến cuối năm 2007
Khu công nghiệp
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
DA đang hoạt động
Tỷ đồng
Tỷ USD
Tỷ đồng
Tỷ USD
Nghi Sơn
13189
3,643
1023
0,638
2
Đình Hương –Tây Bắc Ga
320
218
26
Lễ Môn
784,1
4,5
421,4
0,0035
21
Bỉm Sơn
6729
4659
6
Lam Sơn
1031
667
2
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Mặc dù số lượng dự án đăng ký không phải nhiều nhất, xong KCN Nghi Sơn lại có số vốn đăng ký và số vốn thực hiện nhiều nhất. Tổng số vốn đăng ký đến cuối năm 2007 là 13189 tỷ đồng và 3643 triệu USD, số vốn đầu tư thực hiện 1023 tỷ đồng và 638 triệu USD. Cùng với những dự án đã được cấp phép đầu tư, hiện nay có nhiều dự án đầu tư khác đã được thoả thuận địa điểm hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị xin đầu tư. Tổng mức vốn dự kiến đăng ký đầu tư khoảng trên 2 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án lớn số vốn đăng ký đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng hoặc hàng trăm triệu USD. Một số dự án đã và đang đẩy nhanh tiến độ thi công như: Nhà máy xi măng Công Thanh giai đoạn 2 có công suất 3000000 tấn/ năm( giai đoạn 1 đã đi vào sản xuất với công suất 750000 tấn/ năm). Các dự án xây dựng nhà máy nước sạch, nhà máy sản xuất bia, đóng tàu… đã được giải phóng mặt bằng đang gấp rút thi công các hạng mục chủ yếu của dự án theo đúng tiến độ. Dự án khu Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn đã khởi công tháng 5/ 2008 là một trong những dự án trọng điểm, là hạt nhân của KCN Nghi Sơn. Khi các dự án này đi vào hoạt động sẻ là một nhân tố thúc đẩy nên kinh tế toàn tỉnh Thanh Hoá phát triển.
KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga là KCN có diện tích 66 ha. Cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, mặc dù KCN chưa hoàn thành nhưng đến thời điểm này toàn bộ diện tích 66 ha của KCN đã có trên 100 doanh nghiệp đăng ký, đã có 15 nhà máy, cơ sở sản xuất đi vào hoạt động. Số doanh nghiệp còn lại đang tiến hành làm thủ tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất, trong đó có 1 số doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Nhìn chung tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá là còn rất hạn chế. Khối lượng vốn thực hiện so với vốn đăng ký là rất ít. Tốc độ lấp đầy các KCN chưa nhanh, đến cuối năm 2007 thì chỉ có KCN Lễ Môn đã tương đối lấp đầy diện tích, còn các KCN còn lại cần phải tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN để có thể thu hút được các dự án đầu tư mới vào. Đặc biệt đối với KCN Nghi Sơn nằm trong khu đô thị mới Nghi Sơn cần nhanh chóng triển khai các dự án đã đăng ký, tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các dự án quan trọng
2.1.4. Đầu tư phát triển Khoa học – Công nghệ
Nhận thức được vai trò to lớn của Khoa học – Công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Hoạt động Khoa học – Công nghệ phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Hàng năm tỉnh Thanh Hoá đã dành một nguồn vốn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cải tạo, mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ.
Nhìn chung sự phát triển của các doanh nghiệp và hoạt động khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua có nhiều chuyển biến quan trọng cả về tổ chức, nhận thức, quy mô và chất lượng đầu tư. Theo tính toán thì tổng khối lượng vốn mà các doanh nghiệp đã đầu tư cho công nghệ giai đoạn 2005-2007 là 4.231 tỷ đồng, chiếm 37% tổng vốn đầu tư vào công nghiệp. Hơn 70% đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh có kết quả được triển khai, ứng dụng vào sản xuất và tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và được thị trường chấp nhận
Một số doanh nghiệp khác bước đầu cũng đã nhận thức đúng đắn về lợi ích của hoạt động khoa học và công nghệ và đã xác định nhiệm vụ quan trọng đối với doanh nghiệp cần phải sớm tập trung vào đổi mới công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn, sản lượng và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trong nước và quốc tế. Trong đó một số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ tiểu biểu có kết quả đang được áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao như:
+ Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ về sản xuất muối tinh sạch trên đồng muối phơi cát, thành công này đã giúp Công ty Muối Thanh Hoá chiếm lĩnh thị trường và đã xuất khẩu sang Nhật Bản hàng ngàn tấn muối góp phần làm tăng 20% thu nhập cho nhân dân. Hiện nay công ty đã được tỉnh đồng ý cho xây dựng dự án mở rộng ra 100 ha ở các vùng ven biển Hậu Lộc, Tĩnh Gia.
+ Hoàn thiện công nghệ điều chế Axít Humíc và các hợp chất humat từ than bùn để sản xuất phân bón đã góp phần sản xuất hàng vạn tấn phân NPK có bổ sung các hợp chất humát thích hợp với cây trồng, sản xuất thử nghiệm phân thuỷ canh, phân bón qua lá phục vụ thâm canh cây trồng đã tăng năng lực sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp, tạo việc làm cho gần 200 lao động và hàng trăm lao động ở vùng có nguyên liệu
+ Triển khai công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguyên liệu phế thải mùn mía đã sản xuất gần 10.000 tấn phân hữu cơ vi sinh HUDAVIL phục vụ công việc trồng mía, trồng cây công nghiệp
+ Đầu tư nghiên cứu sử dụng sỏi Silica tự nhiên trong tỉnh thay thế bi nghiền Silica nhân tạo ngoại nhập để nghiền xương gạch Ceramic, thay thế 100% bi ngoại nhập, làm giảm giá thành sản xuất, mỗi năm tiết kiệm cho nhà máy gần 3 tỷ đồng
Một số doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư công nghệ mới như: công nghệ - thiết bị cán thép, công nghệ sản xuất ván ép nhân tạo, công nghệ sản xuất giầy thể thao, công nghệ sản xuất và lắp ráp quạt điện, công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu…..Ngoài ra các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cũng đã và đang mạnh dạn đầu tư vào công nghệ mới, thành lập các doanh nghiệp mới để sản xuất các mặt hàng trong các lĩnh vực như: cán thép, sản xuất gỗ Okan( Công ty Hoàng Sơn), lĩnh vực dệt may ( Công ty Soto). Nhìn chung công nghệ mà các công ty đầu tư đều là những công nghệ tiên tiến hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng xuất khẩu và cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.
2.1.5 Đầu tư vào hoạt động khuyến công
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là công nghiệp nông thôn phát triển. Từ năm 2005, Sở Công Nghiệp Thanh Hoá đã triển khai kế hoạch hoạt động khuyến công quốc gia và các chương trình phối hợp hoạt động. Đồng thời, thành lập Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp với chức năng: Trợ giúp các doanh nghiệp về thủ tục pháp lý khởi sự doanh nghiệp; hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, đào tạo kiến thức quản lý doanh nghiệp; xúc tiến thương mại, thông tin thị trường…Lúc đầu trung tâm chỉ có 5 người, trong đó chỉ có 2 người được đào tạo về công tác khuyến công.
Sau gần 3 năm hoạt động, theo số liệu của Trung tâm Khuyến công, năm 2005 thực hiện chương trình khuyến công địa phương đã đào tạo nghề cho trên 8 ngàn lao động; năm 2006 đào tạo việc làm cho khoảng gần 15 ngàn lao động. Trong đó, đã tổ chức cho 3 đoàn với tổng số 80 người được đi tham quan, khảo sát trong nước, hỗ trợ thành lập 20 cụm công nghiệp, hỗ trợ lập 3 dự án với tổng kinh phí trên 200 triệu đồng. Ngoài ra, Sở Công nghiệp Thanh hóa còn phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh để triển khai chương trình phối hợp, hỗ trợ các mặt hoạt động khuyến công.
Tuy nhiên, bên cạnh đó khuyến công Thanh Hoá còn gặp một số khó khăn như: Địa bàn hoạt động rộng, dân số đông, nhưng số lượng cán bộ của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp còn ít. Lược lượng làm công tác khuyến công tại các địa phương chưa được hình thành, do vậy khả năng hoạt động của công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều hạn chế.
Đến nay, Thanh hoá đã bố trí 7,1 tỷ đồng cho công tác này. Nguồn kinh phí khuyến công đã góp phần thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát triển, nhất là đối với việc duy trì và mở rộng làng nghề, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề…từ đó, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương và gia tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Khuyến công Thanh Hoá đã đến được với nhiều doanh nghiệp, làm cho nhiều doanh nghiệp hiểu được hoạt động khuyến công và tìm đến trung tâm nhờ tư vấn và trợ giúp, qua đó giúp được nhiều doanh nghiệp tháo gỡ được khó khăn, vươn lên phát triển sản xuất kinh doanh.
2.1.6. Đầu tư phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN)
Thanh Hoá có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề TTCN. Ban Thường Vụ Tỉnh Uỷ Thanh Hoá đã ban hành nghị quyết 03-NQ/TW chuyên đề phát triển ngành nghề TTCN giai đoạn 2002-2010. Tuy nhiên, chuyển biến về phát triển ngành nghề TTCN chưa mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng. Đại hội Đảng Bộ lần XVI đã quyết định phát triển ngành nghề TTCN là một trong những chương trình trọng tâm của Đảng Bộ thời kỳ 2006-2010 nhằm tạo đột phá phát triển ngành nghề, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Thanh Hoá tiến hành quy hoạch phát triển ngành nghề TTCN cho 3 vùng: đồng bằng và đô thị; vùng ven biển và vùng trung vùng núi với 8 nhóm ngành TTCN có lợi thế về nguyên liệu, về kỹ năng sản xuất, có khả năng đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật và thu hút nhiều lao động. Tập trung chỉ đạo khôi phục, cũng cố và phát triển các làng nghề truyền thống bị mai một, các làng nghề hiện có đồng thời ưu tiên đầu tư nhân cấy nghề mới, phát triển và mở rộng ngành nghề, làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh. Trước mắt mỗi năm Thanh Hoá du nhập thêm từ 2 đến 3 nghề mới, khôi phục 4 đến 6 làng nghề truyền thống bị mai một, hình thành từ 15 đến 20 làng nghề để đến năm 2010 có trên dưới 300 làng nghề TTCN, chiếm 50% số xã, trong đó vùng đồng bằng, đô thị có 70% số xã trở lên có ngành nghề TTCN và tiến tới xoá xã trắng ngành nghề.
Tính đến cuối năm 2006, UBND tỉnh phê duyệt 27 cụm công nghiệp – làng nghề TTCN. Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện 208 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng 573 ha, đã lấp đầy 315 ha đạt tỷ lệ khoảng 54.97%.
Việc đầu tư phát triển ngành nghề TTCN không những góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, mà còn giải quyết được một khối lượng lao động dư thừa trong nông thôn.
2.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá
2.2.1. Các kết quả đạt được trong thời gian vừa qua
@ Tài sản cố định huy động
Tài sản cố định huy động của ngành công nghiệp phản ánh nguồn lực sản xuất gia tăng của ngành. Nhìn chung, tài sản cố định huy động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ 2001 – 2006 có tốc độ tăng trưởng cao đó là do khối lượng vốn đầu tư thực hiện từng năm tăng với tốc độ cao.
Bảng 2.5: Tài sản cố định mới tăng ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 -2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Tài sản cố định mới tăng
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Toàn tỉnh
1685,82
2383,25
3021,16
3312
3904,3
4764,65
Công nghiệp
115,219
156,342
453,391
498
530,576
629,504
- CN Khai thác
0,18
4,061
5
12,938
11,526
- CN chế biến
102,324
118,793
272,882
300
429,993
510,698
-CN điện nước
12,895
37,369
176,448
193
87,645
107,28
Nguồn: Niên giám thống kê 2000 -2004, 2006
Năm 2001, giá trị tài sản cố định huy động là 115,219 tỷ đồng, năm 2005 là 530,576 tỷ đồng và năm 2006 là 629,504 tỷ đồng. Tài sản cố định huy động tăng nhanh làm cho năng lực sản xuất của ngành công nghiệp cũng tăng cao
Ngành công nghiệp chế biến có tỷ trọng cao nhất và chiếm đa số đó là do giai đoạn này có nhiều dự án sản xuất công nghiệp với quy mô lớn được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng thấp nhất, nguyên nhân là do giai đoạn này vốn đầu tư vào ngành công nghiệp khai thác còn hạn chế, chưa khai thác được tiềm năng về khoáng sản có trữ lượng lớn như than, sắt, crom….Ngành công nghiệp điện nước cũng đã được các cấp chính quyền quan tâm đến và tăng cao qua các năm. Năm 2001 giá trị tài sản cố định là 12,895 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 87,645 tỷ đồng tăng 5,8% so với năm 2001 và đến năm 2006 là 107,28 tỷ đồng tăng 7,32% so với năm 2001.
@ Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tăng lên hàng năm. Nhiều mặt hàng công nghiệp quan trọng, có giá trị sản xuất cao đã không ngừng được cải thiện.
Ngành công nghiệp khai thác: Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của ngành đã được cải thiện qua các năm. Trong giai đoạn 2001 – 2006, có một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp khai thác tăng lên như khai thác quặng Secpentin tăng 23 nghìn tấn/năm; khai thác đá tăng 450000 m3/năm….
Ngành công nghiệp chế biến: do là ngành có quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư và tài sản cố định huy động chiếm tỷ lệ cao trong toàn ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Nên năng lực sản xuất và phục vụ tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến cũng tăng cao. Một số sản phẩm của ngành này là xi măng tăng 4 triệu tấn/năm; sản xuất giấy và bột giấy tăng 50000 tấn/năm; lắp ráp xe tải nhỏ và ô tô thông dụng tăng 33000 xe/năm; chế biến sữa tăng 2,5 triệu lít/năm…..
Ngành công nghiệp điện nước: năng lực sản xuất và phục vụ tăng thêm của ngành điện tăng 25 – 30MW/năm do đầu tư 7 thủy điện nhỏ; công nghiệp nước tăng 30000 m3/ ngày đêm là do tỉnh đầu tư vào dự án cấp nước Thanh Hoá - Sầm Sơn.
Đây là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành công nghiệp tỉnh, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh
2.2.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp
2.2.2.1. Hiệu quả kinh tế
@ Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ( ký hiệu HIv(GO))
Hệ số này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị sản xuất với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế
Công thức: HIv(GO) =
Trong đó: - là giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và của toàn bộ nền kinh tế
- IvPHTD là vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế
Bảng 2.6: Hệ số HIv(GO) ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 - 2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
GTSX ngành CN
4907
5621
6589
8196
9692
12034
Vốn đầu tư ngành CN
1137
1266
1386
1556
1981
2671
HIv(GO)
-
0,564
0,698
1,033
0,755
0,877
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá không bền vững. Năm 2002 với 1 đơn vị vốn đầu tư trong kỳ tạo ra 0,564 đơn vị mức tăng của giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong kỳ, năm 2003 là 0,698, năm 2004 là 1,033 đến năm 2005 giảm còn 0,755 và năm 2006 là 0,877. Đây là do mức tăng giữa giá trị sản xuất và vốn đầu tư thực hiện trong kỳ không đều, một phần do độ trễ về mặt thời gian của vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh là không cao
@ Mức tăng tổng sản phẩm so với vốn đầu tư thực hiện trong kỳ
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của vùng, địa phương hoặc của toàn bộ nền kinh tế
Công thức: HIv(GDP) =
Trong đó: là mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu của vùng, địa phương hoặc của nền kinh tế
Bảng 2.7: Hệ số HIv(GDP) ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
GDP ngành CN
2986
3555
4258
5306
6484
8090
Vốn đầu tư ngành CN
1137
1266
1386
1556
1981
2671
HIv(GDP)
-
0,449
0,507
0,674
0,595
0,601
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Xét theo chỉ tiêu này thì hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp tỉnh đạt hiệu quả ngày càng tăng và ổn định trong việc gia tăng tổng sản phẩm ngành công nghiệp của tỉnh. Năm 2002 với 1 đơn vị vốn đầu tư thực hiện tạo ra 0,449 đơn vị mức tăng tổng sản phẩm cho ngành công nghiệp, năm 2003 là 0,507 tăng 12,92% so với năm 2002 và đến năm 2006 là 0,601 tăng 33,85 so với năm 2002.
@ Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm 1 đơn vị tổng sản phẩm quốc nội ngành công nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đơn vị tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm hoặc 1 đơn vị giá trị tăng thêm cần thêm bao nhiêu vốn đầu tư
Công thức: ICOR =
Trong đó: Iv là vốn đầu tư thực hiện trong kỳ của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế
Bảng 2.8: Hệ số ICOR ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
GDP ngành CN
2986
3555
4528
5306
6484
8090
Vốn đầu tư ngành CN
1137
1266
1386
1556
1981
2671
ICORCN
-
2,225
1,425
2
1,682
1,663
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Hệ số ICOR phản ánh hiệu quả sử dụng vốn khi xét trên góc độ sử dụng nguồn lực đầu vào là vốn đầu tư và đầu ra là mức tăng trưởng (. Năm 2002 để tạo ra một đơn vị tổng sản phẩm ngành công nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá cần 2,225 đơn vị vốn đầu tư, năm 2003 là 1,425 đơn vị vốn đầu tư, năm 2005 là 1,682 đơn vị vốn và năm 2006 là 1,663 đơn vị vốn đầu tư. Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, để tạo ra 1 đơn vị GDP ngành công nghiệp tỉnh số đơn vị vốn đầu tư đã giảm dần hay nói cách khác hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng lên. Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả đầu tư thì có những hạn chế như chưa tính đến độ trễ của thời gian trong đầu tư, chưa xét đến ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào khác như lao động, đất đai, công nghệ…. và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại ứng. Chính vì vậy, khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển ở phạm vi ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế trong các thời kỳ hoạt động phải xem xét trong điều kiện nhất định khi các điều kiện liên quan đến việc gia tăng sản lượng không đổi.
@ Thu ngân sách nhà nước
Thu cho ngân sách nhà nước bao gồm các khoản: thu từ thuế, phí, lệ phí; thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân; thu viện trợ của nước ngoài và các khoản thu khác. Trong những năm qua thu cho ngân sách từ ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có sự gia tăng đáng kể
Bảng 2.9: Thu ngân sách từ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng thu NS
2766
2842
3763
3905
6295
7995
Thu từ ngành CN
517
620
779
816
1189
1536
Tỷ trọng (%)
18,69
21,82
20,7
20,9
18,89
19,21
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Tổng thu NS trên địa bàn tỉnh năm 2001 là 2766 tỷ đồng, năm 2002 là 2842 tỷ đồng tăng 2,75%, năm 2003 là 3763 tỷ đồng tăng 36,04% so với năm 2001, năm 2004 là 3905 tỷ đồng tăng 41,18% so với năm 2001, năm 2005 là 6295 tỷ đồng tăng 127,58% so với năm 2001 và năm 2006 là 7995 tỷ đồng tăng 189,05% so với năm 2001. Sự gia tăng nhanh này phải kể đến sự đóng góp của ngành công nghiệp tỉnh. Thu NS từ ngành công nghiệp, năm 2001 thu ngân sách từ công nghiệp là 517 tỷ đồng thì đến năm 2006 là 1536 tỷ đồng tăng 197,1% so với năm 2001 và chiếm 19,21% tổng thu NS.
2.2.2.2. Hiệu quả xã hội
@ Về lao động
Hoạt động đầu tư phát triển đã làm gia tăng thêm các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Năm 2001 toàn tỉnh có 52464 cơ sở sản xuất năm 2006 tăng lên 55765 cơ sở sản xuất. Việc gia tăng cơ sở sản xuất công nghiệp đã làm tăng thêm lao động được sử dụng trong ngành công nghiệp tỉnh
Bảng 2.10: Số lao động tăng thêm của ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2006
Các chỉ tiêu
Đ/vị
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Số LĐ tăng thêm ngành CN
Người
5529
5321
3043
365
1662
4830
Vốn đầu tư ngành CN
Tỷ đồng
1137
1266
1386
1556
1981
2671
Số LĐ tăng thêm/Vốn đầu tư CN
Người/tỷ
4,863
4,203
2,2
0,235
0,839
1,81
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Năm 2001 số lao động tăng thêm ở ngành công nghiệp tỉnh là 5529 người, năm 2002 là 5321 người giảm 3,76% so với năm 2001, năm 2003 là 3043 người giảm 44,96% so với năm 2001, năm 2004 là 365 người giảm93,4% so với năm 2001, năm 2005 là 1662 người giảm 69,94% so với năm 2001 và đến năm 2006 là 4830 người giảm 12,64% so với năm 2001. Đây là một điểm yếu kém trong đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Than Hoá. Là một tỉnh đông dân, nhu cầu làm rất cao tuy nhiên chất lượng lao động kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp.
Đối với chỉ tiêu số lao động tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư cũng thể hiện hạn chế trên. Năm 2001 là 4,863 người/tỷ đồng thì đến năm 2004 là 0,235 người/tỷ đồng, năm 2005 là 0,839 người/tỷ đồng và năm 2006 là 1,81 người/tỷ đồng. Điều này thể hiện hiệu quả của vốn đầu tư đối với số lao động có việc làm không cao. Các cấp chính quyền cần phải có biện pháp cụ thể để hạn chế mặt yếu kém này của ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá.
@ Về tác động khác như
Nhìn chung, hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư trong tỉnh; cải thiện được môi trường làm việc tốt hơn cho người lao động; phát triển giáo dục, y tế của tỉnh ngày càng được chú trọng, nâng cao về cả chất lượng và số lượng…..
2.2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua
2.2.3.1. Những thành tựu đã đạt được
Hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp đã mang lại cho tỉnh Thanh Hoá những thành tựu đáng ghi nhận đó là:
Thứ nhất: Công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế Thanh Hoá.
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 1990 – 2005, tỉ trọng của ngành công nghiệp tăng liên tục từ 13,9% năm 1990 và đạt 24% năm 2005. Công nghiệp và TTCN giữ vai trò là động lực phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hoá trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nó góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, các nguyên liệu nông – lâm - thủy sản làm thay đổi sự phân công lao động theo vùng, lãnh thổ và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh. Góp phần hình thành các khu đô thị mới, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn.
Thứ hai: Công nghiệp Thanh Hoá đang trong quá trình chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của sản xuất CN – TTCN khá cao qua các năm, phát triển CN – TTCN ở tất cả các thành phần kinh tế, ở các vùng kinh tế hình thành các KCN tập trung, mạng lưới các cụm CN – TTCN vừa và nhỏ. Công nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là công nghiệp hoá nông nghiệp – nông thôn
Thứ ba: Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực tuy còn chậm
Cũng giống như đặc điểm của ngành công nghiệp cả nước, cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá chưa hiện đại. Công nghiệp khai thác tuy phù hợp với đặc điểm sử dụng khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng có được của tỉnh; công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất; công nghiệp điện nước tăng trưởng chậm. Tốc độ tăng trưởng phân theo ngành có sự khác nhau, công nghiệp khai thác tăng trưởng chậm đạt 7,6% thời kỳ 2000 – 2004. Công nghiệp chế biến tăng cao nhất đạt 20,5% trong thời kỳ 2000 – 2005. Công nghiệp điện nước tăng trưởng chậm nhất.
Công nghiệp tỉnh Thanh Hoá hiện sản xuất trên 50 sản phẩm chủ yếu các loại, trong đó có một số loại có sản lượng cao, chất lượng tốt được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm như xi măng Bỉm Sơn; thủy sản xuất khẩu; phân bón các loại…. Có loại mới sản xuất nhưng đã được nhiều khách hàng ưu chuộng như bao bì PP, phụ gia xi măng, tinh bột sắn, các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, nứa ghép…..
Thứ tư: cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo chính sách đổi mới của nhà nước.
Thực hiện chính sách công nghiệp hoá - hiện đại hoá gắn liền với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của Thanh Hóa đã có nhiều thay đổi. Từ năm 1995 trở về trước, sản xuất CN – TTCN tập trung hoàn toàn vào khu vực kinh tế trong nước, bao gồm kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Từ năm 1996 đến nay, bên cạnh khu vực kinh tế trong nước, đã có sự tham gia của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với xu thế ngày càng tăng về tỷ trọng. Những ngành công nghiệp thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài là vật liệu xây dựng, thực phẩm và đồ uống, chế biến thuỷ hải sản…
Ở khu vực kinh tế trong nước, kinh tế công nghiệp ngoài quốc doanh đã vươn lên, đặc biệt là năm 1999-2000 sau khi thực hiện chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hoá trong đó có các doanh nghiệp lớn như: Công ty bia Thanh Hoá, Công ty đường Lam Sơn, Công ty giấy Lam Sơn…. Nhờ có sự đổi mới cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế mà tỉnh đã huy động được các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển nền công nghiệp của tỉnh
Thứ năm: cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ đang có sự điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn
Thực hiện sản xuất công nghiệp theo 3 vùng kinh tế, trong đó khu vực đồng bằng vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhưng tăng dần tỷ trọng công nghiệp ở khu vực ven biển và miền núi.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã hình thành các KCN, các cụm công nghiệp và các làng nghề TTCN. Sự hình thành các cụm công nghiệp, các làng nghề TTCN gắn liền với sự hình thành và phát triển đô thị có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế các vùng xung quanh. Tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, tạo ra thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân. Trong quá trình triển khai quy hoạch công nghiệp theo lãnh thổ, để huy động các nguồn lực và đẩy nhanh hơn nữa sản xuất CN – TTCN, một số huyện thị đã chủ động lập dự án và triển khai xây dựng các cụm công nghiệp, cụm làng nghề như: cụm công nghiệp Nga Sơn, cụm công nghiệp Hà Phong( Huyện Hà Trung), cụm công nghiệp Hoàng Long ( Huyện Hoằng Hoá), cụm làng nghề Quảng Đức ( Huyện Quảng Xương)….Việc đầu tư phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề không những góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, mà còn tạo ra được công ăn việc làm cho lượng lao động dư dôi trong nông thôn.
2.2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá chưa đạt được kết qủa và hiệu quả như mong muốn đó là do còn tồn tại rất nhiều nguyên nhân, hạn chế chính sau:
@Về thủ tục hành chính
Mặc dù đã thực hiện cơ chế “một cửa” nhưng thực tế từ hồ sơ cấp phép đến thời gian chờ đợi cấp phép đầu tư và triển khai dự án còn phải qua quá nhiều khâu làm cho thời gian đầu tư kéo dài. Sự phối hợp thông tin giữa các phòng ban chức năng trong các cơ sở chuyên ngành còn nhiều hạn chế, chưa linh hoạt dẫn đến thời gian xử lý công tác đầu tư bị gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, kiểu quan liêu, cửa quyền còn tồn tại nhiều ở các cán bộ làm việc trong các cơ quan có thẩm quyền làm cho hoạt động đầu tư của các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn.
@Việc huy động vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp
Chưa đáp ứng được cả về quy mô cũng như cơ cấu nguồn vốn. Về quy mô vốn mới chỉ đáp ứng được 63% tổng số vốn đầu tư cần thiết cho đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư từ ngân sách. Các loại nguồn vốn khác như: nguồn vốn tín dụng đầu tư, vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn của dân cư và các thành phần kinh tế khác chưa được huy động triệt để vào đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn từ dân cư và các thành phần kinh tế khác. Nguyên nhân là do môi trường đầu tư của tỉnh Thanh Hoá còn yếu, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Mức tích luỹ thấp dẫn đến khả năng huy động vốn chưa cao, chính sách thu hút đầu tư chỉ mới là chủ trương mà chưa được cụ thể hoá.
@Không cân đối trong việc đầu tư theo cơ cấu nội bộ ngành.
Đầu tư cho công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng quá lớn, trong khi đó đầu tư vào công nghiệp khai thác và công nghiệp điện nước lại thấp. Chưa tận dụng được lợi thế có được của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên để đầu tư phát huy tối đa lợi thế cho hai nhóm ngành công nghiệp trên. Đó là do ngành công nghiệp khai thác chỉ khai thác cung cấp nguyên liệu thô
@Môi trường đầu tư của tỉnh Thanh Hoá kém
Theo đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI năm 2007 thì Thanh Hóa đang ở vị trí 32/64 tỉnh thành cả nước. Trong khi đó năm 2006 ở vị trí 54/64 tỉnh thành, mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực do sự nỗ lực của các cấp chính quyền, địa phương và toàn dân tỉnh Thanh Hoá xong môi trường đầu tư của tỉnh vẫn chưa phải là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài.
@Về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp
Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém, cơ sở hạ tầng trong và ngoài các KCN đã được quy hoạch và xây dựng nhưng vẫn chưa được hoàn thiện. Do đó, nó chưa đủ sức hấp dẫn thúc đẩy các ngành công nghiệp bổ trợ phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý chất thải ở các KCN còn rất yếu dẫn đến nguy cơ làm ô nhiễm môi trường của địa phương.
@Về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực thì dồi dào, nhưng phần lớn là lao động chưa qua đào tạo và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Lợi thế của tỉnh Thanh Hoá là nguồn nhân lực dồi dào, giá thuê nhân công rẻ nhưng lại không trở thành một lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá bởi vì trình độ tay nghề của lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Phần lớn các lao động được tuyển dụng phải đào tạo lại, doanh nghiệp vừa mất thời gian và tốn kém về chi phí. Chưa có sự liên kết giữa các nhà đầu tư với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.
@ Công tác xúc tiến đầu tư
Thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư không đầy đủ, không chi tiết chỉ mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu chung chung về tiềm năng của tỉnh, chưa tổ chức được các cuộc hội thảo nhằm thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Công tác xúc tiến đầu tư chưa chuyên nghiệp, chưa tạo ra được sự hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư, nhất là đối với công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chưa xây dựng được hình ảnh “ Thanh Hoá- Điểm đến của các nhà đầu tư”. Đó là do kinh phí dành cho công tác này chưa được quan tâm đúng mức và sự nhận thức chủ quan của các cấp có thẩm quyền về hoạt động này.
@ Về hoạt động đầu tư phát triển khoa học – công nghệ
Mặc dù hoạt động KH&CN đã được các cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế:
- Mặt bằng chung về trình độ công nghệ của các ngành sản xuất vẫn còn thấp
- Trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề của đội ngũ lao động cả trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ vẫn còn thấp so với yêu cầu; tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao còn thấp
- Số loại sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong nước, nước ngoài còn quá ít.
- Hiệu quả sản xuất của nhiều công nghệ mới được đầu tư chưa phát huy được tác dụng.
- Việc nhận thức về vai trò của khoa học – công nghệ còn thấp. Hiệu quả hoạt động nghiên cứu triển khai KH&CN trong các doanh nghiệp chưa rõ nét, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học chưa cao, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế….
Nguyên nhân:
Thứ nhất: Các cơ quan quản lý về KH&CN về đầu tư phát triển và quản lý công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa có sự phối hợp trong việc định hướng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Công tác kế hoạch đối với hoạt động KH&CN của tỉnh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được quan tâm đúng mức. Cơ chế hỗ trợ chưa rõ ràng, cụ thể với loại hình doanh nghiệp đặc thù này.
Thứ hai: Xuất phát điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh thấp, trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu và năng lực quản lý không cao. Hoạt động KH&CN chủ yếu dựa vào vốn NSNN là chính, chưa huy động được nhiều nguồn lực tham gia. Các dự án đầu tư đổi mới công nghệ thiếu tính tự chủ và đột phá. Nhiều doanh nghiệp chưa giám mạnh dạn đầu tư vào công nghệ. Tư tưởng bao cấp hoạt động KH&CN còn nặng, tính năng động, sáng tạo của cán bộ công nghệ trong các doanh nghiệp còn yếu.
Thứ ba: Cán bộ KH&CN phân bổ trong khối kinh tế - kỹ thuật hiện nay không phù hợp. Lao động qua đào tạo, có chất lượng ở các doanh nghiệp thấp chỉ chiếm 17%. Vì vậy, đã hạn chế rất nhiều đến việc hợp lực để đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước trung ương và chính quyền tỉnh về việc hỗ trợ nghiên cứu, triển khai ứng dụng KH&CN vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của các cấp có thẩm quyền
3.1.1. Về công tác quy hoạch
+ Xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch phát triển từng vùng, từng ngành kinh tế để làm cơ sở thống nhất chủ trương định hướng phát triển của đất nước
+ Tạo hành lang pháp lý thông thoáng về cơ chế chính sách, nội dung, quy trình điều hành quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là thủ tục đăng ký sản xuất kinh doanh, thủ tục thuê đất….
+ Xác định vai trò, trách nhiệm chính của UBND cấp huyện, xã về phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, ngành nghề TTCN, Cụm CN, Cụm làng nghề và công nghiệp hoá nông thôn
+ Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý CN- TTCN trên địa bàn cấp huyện, xã. Có kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn làm công tác quy hoạch phát triển công nghiệp, công tác xúc tiến đầu tư vào công nghiệp
3.1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư
+ Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư thống nhất giữa các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh. Cần nghiên cứu, làm rõ mục đích và tính chất của các dự án nhằm quản lý tập trung các dự án có cùng tính chất vào một đầu mối quản lý chặt chẽ vốn đầu tư. Tập trung vốn đầu tư thực hiện dứt điểm các chương trình, dự án có ý nghĩa lớn với sự phát triển kinh tế của cả vùng
+ Cũng cố và kiện toàn các cơ quan chức năng liên quan đến việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ hoạch định chiến lược đầu tư, quản lý nhiệm vụ đầu tư, quyết toán công trình và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Để làm được điều đó cần nâng cao năng lực của đội ngũ các chuyên gia ở các cơ quan chức năng, đồng thời quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan. Tham gia xây dựng, thẩm định và xét duyệt dự án
+ Tăng cường công tác kiêm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm nguyên tắc tài chính gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư
+ Cần thường xuyên đầu tư nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra và cán bộ lãnh đạo ở các cấp cơ sở, cung cấp những trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công việc. Đội ngũ cán bộ phải là người có tâm có đức và luôn cống hiến vì sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung
3.2. Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh trong thời gian tới
3.2.1. Đối với nguồn vốn trong nước
@ Đối với nguồn vốn ngân sách:
Tuy vốn ngân sách chỉ chiếm 2,4% tổng nhu cầu vốn, nhưng là một tỉnh còn nghèo nên thu ngân sách còn thấp trong khi lại phải chi cho rất nhiều khoản mục ( chi thường xuyên, chi cho hoạt động đầu tư, chi cho các chương trình phát triển văn hoá – xã hội….). Do vậy phải cơ cấu nguồn thu ngân sách đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển công nghiệp. Để thực hiện điều này, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh phải thực hiện tận thu ngân sách, chống thất thoát các nguồn thu đặc biệt là các nguồn thu từ thuế. Ngoài ra, chính quyền tỉnh có thể phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp.
@ Đối với nguồn vốn vay:
Để sử dụng tốt nguồn vốn này thì hệ thống tài chính – tín dụng trên địa bàn tỉnh phải được mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng. Nó đòi hỏi các cấp chính quyền tỉnh phải tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng thương mại phát triển trên địa bàn. Các giải pháp như: giảm nhẹ các thủ tục hành chính khi thành lập các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Mặt khác, để có thể huy động vốn từ hệ thống các ngân hàng thương mại thì các dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh cần phải có lượng vốn đối ứng phù hợp và có tính khả thi cao. Đối với các dự án quan trọng, có tính định hướng cho các hoạt động khác phát triển thì chính quyền tỉnh có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay cho các dự án này.
@ Đối với các nguồn vốn tự có:
Chính quyền tỉnh phải có những chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư các thành phần kinh tế ở khu vực dân cư, khu vực doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh tham gia. Các giải pháp cụ thể như: miễn, giảm thuế thu nhập đối với phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sản xuất; khuyến khích thành lập các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như miễn giảm thuế thu nhập theo một lộ trình đặc biệt. Đặc biệt phải tiếp tục thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này.
3.2.2. Đối với nguồn vốn nước ngoài
Vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp chủ yếu là nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, tỉnh Thanh Hoá lại chỉ thu hút được vài trăm ngàn USD, một con số quá thấp để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp tỉnh. Để huy động được nguồn vốn này cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
+ Đẩy mạnh phương thức huy động và xúc tiến đầu tư bao gồm xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực, địa bàn hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ; Lựa chọn các dự án quan trọng mời trực tiếp các tập đoàn lớn trong ngành, lĩnh vực đó vào đầu tư như: dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn, …Sử dụng các phương tiện xúc tiến đầu tư qua các phương tiện truyền thông. Cần phải dành một nguồn tài chính thích đáng cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư của Tỉnh với bộ phận xúc tiến đầu tư của Việt Nam tại nước ngoài. Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư. Cần tăng cường đào tạo cán bộ về năng lực chuyên môn để tăng dần tính chuyên nghiệp.
+ Tăng cường các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động. Giải quyết các khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp này để các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn.
3.3. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
3.3.1. Về hạ tầng kỹ thuật xã hội
@ Hệ thống giao thông đường bộ, đường sông, đường biển
+ Đầu tư từng bước để khai thác triệt để hệ thống vận tải đường sông, xây dựng các cảng, bến sông kết hợp sửa chữa phương tiện thuỷ nhỏ tại các điểm thuận lợi ( cửa Lạch Hới, Lạch Bạng, Cẩm Thuỷ, Vạn Hà….)
+ Xây dựng cụm cảng sông Lèn gồm cảng chuyên dụng và cảng thương mại. Đầu tư xây dựng mới đội tàu xà lan để phục vụ hoạt động vận tải, sản xuất hàng hoá trong tỉnh
+ Xây dựng mạng lưới giao thông nội vùng nông sản trọng điểm như: vùng nguyên liệu sắn Như Xuân, Bá Thước; vùng nguyên liệu luồng, gỗ rừng trồng ở các huyện Tây Bắc và Tây Nam
+ Xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng các tuyến đường quan trọng như đường ngang Nghi Sơn – Bãi Trành; đường nối các huyện ở phía Tây Thanh Hoá
@ Hệ thống đường sắt
+ Xúc tiến xây dựng nhánh đường sắt vào cảng Nghi Sơn
3.3.2. Về hạ tầng KCN, Cụm CN
+ Giải phóng mặt bằng từ 30 – 50% diện tích đất quy hoạch cho KCN, Cụm công nghiệp để sẵn sàng giao co dự án. Chủ đầu tư tự san lấp mặt bằng xây dựng, kinh phí giải phóng mặt bằng có thể do địa phương trả hoặc hỗ trợ một phần tuỳ theo tính chất xây dựng. Địa phương tổ chức việc giải phóng mặt và Tỉnh sẻ hỗ trợ một phần chi phí giải phóng mặt bằng theo quy định hiện hành
+ Nhanh chóng đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở cho phần diện tích đã được giải phóng mặt bằng bao gồm: đường giao thông, điện, cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải.
+ Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN, Cụm CN trong đó hạng mục quan trọng nhất là: đường giao thông, điện lực, cấp thoát nước, nhà ở và dịch vụ công cộng cho người lao động
3.4. Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ
3.4.1. Về hoạt động nghiên cứu triển khai KH&CN
Đổi mới cơ chế thực hiện nhiệm vụ KH&CN, cơ chế thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp đảm bảo dân chủ, khách quan, công khai và bình đẳng trong việc tuyển chọn các tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN; Thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước tổ chức KH&CN và doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ KH&CN, triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn.
3.4.2. Về chính sách khuyến khích hoạt động KH&CN ở các doanh nghiệp
Triển khai các chính sách khuyến khích của Nhà nước đã ban hành trong các văn bản pháp quy như: Luật KH&CN, Nghị định 119/ NĐ-CP của chính phủ và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khác của tỉnh
Ngân sách sự nghiệp khoa học hàng năm dành riêng tối thiểu 35% cho việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường phối hợp hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các công tác hướng dẫn hoạt động đăng ký triển khai, dịch vụ KH&CN, đổi mới công nghệ và thẩm định công nghệ
3.4.3. Về đầu tư và đổi mới công nghệ
Đối với những công nghệ không đòi hỏi kỹ thuật cao, phức tạp khi các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư thì Tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp tổ chức thực hiện đề tài khoa học và phối hợp với các cơ quan khoa học nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ vào sản xuất của doanh nghiệp
Đối với những công nghệ phức tạp đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao thì tuỳ theo mức độ tỉnh sẻ hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ các khâu lựa chọn tiếp nhận và làm chủ công nghệ đầu tư
3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Ngành công nghiệp thường có nhu cầu sử dụng nhiều lao động có trình độ cao. Tuy vậy, nguồn lao động ở trên địa bàn Thanh Hoá thường là những lao động chưa thạo nghề. Vì thế để sử dụng lao động có hiệu quả cần phải có những giải pháp về đầu tư nguồn nhân lực này.
Các cấp chính quyền cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo nguồn nhân lực. Công việc này phải được diễn ra thường xuyên. Cần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp
Hiện nay các khu công nghiệp ở Thanh Hoá có rất nhiều dự án công nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động, đặc biệt là KCN Nghi Sơn và trong thời gian tới sẽ có thêm rất nhiều dự án trong các lĩnh vực khác nhau đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, công việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của các KCN, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cần phải mở thêm các trường đào tạo công nhân kỹ thuật trên các lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy, vận hành máy công nghiệp, tự động hoá để có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp lao động lành nghề cho các KCN
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn để đào tạo cho nguồn lao động hiểu rõ những công việc mà mình phải làm để tránh những sai sót trong công việc.
Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá. Đào tạo nghề phải tăng cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý cho các thời kỳ phát triển công nghiệp.
Thu hút mọi nguồn lực cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tào nghề như trường công lập, bán công, dân lập, các loại hình trường lớp như cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm.
3.6. Giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
Xây dựng được các quy tắc đánh giá tính bền vững, hệ thống tiêu chí quan điểm thống nhất trong bảo vệ môi trường gắn với phát triển sản xuất công nghiệp tạo cơ sở cho hình thành những chính sách và chiến lược phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh dựa trên cơ sở chính sách và chiến lược của đất nước
Cần có những biện pháp giám sát sự phát triển công nghiệp gắn với bền vững của môi trường. Thực hiện nhiệm vụ giám sát đòi hỏi phải tạo dựng được một hệ thống thông tin: thu nhập xử lý, phân tích, báo cáo thường xuyên. Cần thường xuyên theo dõi, đánh giá trạng thái môi trường, thu nhập các dữ liệu cần thiết cho việc tính toán các thiệt hại gây ra cho môi trường
Khuyến khích và ưu tiên các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ sạch, công nghệ ít gây ô nhiễm, vừa nâng cao công suất, hiệu quả, chất lượng sản phẩm vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch ít gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ triều….
Đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ thiết bị xử lý chất thải, biến chất thải thành nguồn tài nguyên đầu vào, tái sử dụng trong các ngành công nghiệp mới phục vụ nhu cầu của con người, tái tạo nguồn tài nguyên đã sử dụng
Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp cần tính đến yêu cầu giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái. Gắn cơ cấu vùng với cơ cấu ngành và định hướng đầu tư đổi mới công nghệ đảm bảo nâng cao năng suất, tiết kiệm nguồn tài nguyên đầu vào và giảm thiểu ô nhiễm, môi trường sinh thái với đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
Thiết lập hệ thống kiểm tra giám sát trong quản lý môi trường, nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ quản lý môi trường đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh luật môi trường. Mở rộng quyền hạn và tăng tính tự chịu trách nhiệm của các chính quyền địa phương trong khuyến khích phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường
Tăng cường đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, giới doanh nhân về trách nhiệm ý thức đối với bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp vì lợi ích của cộng đồng. Đưa vào chương trình giảng dạy những kiến thức cơ bản và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường nhằm tạo nhận thức đầy đủ hơn về những thảm hoạ môi trường và yêu cầu bảo vệ môi trường
Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường để điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp trong mối quan hệ với vấn đề ô nhiễm môi trường. Xác định chuẩn môi trường, giới hạn chuẩn tối đa cho phép không được vượt quá trong gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện nguyên tắc “ ai gây ô nhiễm, người đó phải trả tiền” thông qua các công cụ chủ yếu như: đánh thuế ô nhiễm, cấp giấy phép ô nhiễm, đánh thuế sử dụng tài nguyên, kiên quyết xử phạt nặng đối với những trường hợp cố ý vì lợi ích kinh tế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
KẾT LUẬN
Ngành công đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Thanh Hoá nói riêng và của đất nước nói chung. Ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. CN – TTCN tăng trưởng và phát triển kích cầu các ngành các ngành dịch vụ phát triển với tốc độ khá kết hợp với việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy quá trình cải thiện, nâng cấp trình độ sản xuất và cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH . Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Đề tài đã đề cập đến thực trạng tình hình đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá và trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh góp phần phát triển kinh tế -xã hội tỉnh ngày càng vững mạnh.
Hà Nội, 2008
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS Từ Quang Phương -NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội 2007
Giáo trình Kinh Tế Và Quản Lý Công Nghiệp – GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn - NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 20070
Cục Thống Kê Tỉnh Thanh Hoá: “Niêm giám thống kê 2006”
Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hoá về:
- Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 -2010, dự báo năm 2020 (2006)
- Thanh Hoá tiềm năng và cơ hội đầu tư(2006)
- Nghi Sơn điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư (2006)
5. Nghị quyết của Ban Chấp Hành Đảng Bộ Tỉnh về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2005 - 2010
Website
www.thongtinthuongmai.vn
www.thanhhoa.gov.vn
www.khucongnghiep.com.vn
www.mpi.gov.vn
www.gov.vn
www.vneconomy.com.vn
www.tienphong.vn
www.tiasang.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24979.doc