Nhanh chóng. Năm 2006 mức doanh thu từ sản phẩm cửa nhôm kính, tấm nhôm kính đã tăng gấp hơn sáu lần, đến năm 2007 tăng gần gấp đôi. Có được kết quả như vậy là nhờ sự tập trung đầu tư đúng hướng và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty. Như ta đã biết năm 2005 công ty có đầu tư mua máy móc thiết bị để đưa dự án sản xuất cửa nhôm kính đi vào hoạt động, mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhưng nhà máy cũng đã bước đầu thành công với doanh thu gần 4 tỉ đồng đủ để khấu hao toàn bộ máy móc đã mua trong năm 2005. Đến năm 2006 và năm 2007 doanh thu nhà máy đã có bước tăng trưởng thần kỳ lên hơn 24 tỉ đồng doanh thu năm 2006 và hơn 43 tỉ đồng năm 2007. Sự tăng trưởng lớn mạnh đó là do những thuận lơi trên thị trường khi có hem loạt các dự án bất động sản được triển khai, kinh tế trong nước đạt tăng trưởng cao nên người dân, các doanh nghiệp, tổ chức cũng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Đồng thời sự tăng trưởng đó cũng nhờ yếu tố kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân nhà máy đã được nâng lên một bậc so với năm 2005.
63 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ca máy là 120 bộ cửa
Chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hàng năm là 25.800.000 vnđ
Tuổi thọ của máy là ba năm
Thanh lý máy coi như bù phần hỏng hóc nhiều hơn ở năm thứ 3
Vậy theo tính toán định mức trong đầu tư 1 máy cắt CNC hoạt động 300 ca máy 1 năm, với hiệu suất tối ưu là 80%. Trong 3 năm, máy sẽ cắt được 86.400 ( 86.400 = 80%*120*300*3 ) bộ cửa. Tổng chi phí vận hành và khấu hao máy cắt trong 3 năm là
405.000.000 vnđ ( 405.000.000 = 327.600.000 + 3*25.800.000 )
Vậy chi phí máy cắt trên 1 bộ cửa là:
KH1 = 4.687 vnđ ( 4.687 = 405.000.000/86.400 )
Phương án sử dụng máy Châu âu:
Giá thành của 1 máy là : 28.000 euro ( tương đương 674.800.000 vnđ)
Năng suất của 1 ca máy là 220 bộ cửa
Chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hàng năm là 5.800.000 vnđ
Tuổi thọ của máy là 10 năm
Thanh lý máy coi như không còn giá trị
Vậy theo tính toán định mức trong đầu tư 1 máy cắt CNC hoạt động 300 ca máy 1 năm, với hiệu suất tối ưu là 90%. Trong 10 năm, máy sẽ cắt được 594.000 ( 594.000 = 90%220*300*10 ) bộ cửa. Tổng chi phí vận hành và khấu hao máy cắt trong 3 năm là
692.200.000 vnđ ( 692.200.000 = 674.800.000 + 3*5.800.000 )
Vậy chi phí máy cắt trên 1 bộ cửa là:
KH2 = 1.165 vnđ ( 1.165 = 692.200.000/594.000 )
Chi phí khấu hao máy cắt trên 1 bộ cửa sử dụng công nghệ Châu âu là rẻ hơn rất nhiều so với máy Trung Quốc. Nhưng máy Trung Quốc lại rất phù hợp với những đơn vị chưa có nhiều khách hàng và vốn đầu tư ban đầu ít.
Nhận thức được bài toán kinh tế đó công ty cổ phần Tân Quang Minh xác định ngay từ những ngày đầu là phải sử dụng công nghệ Châu âu để phát triển lâu dài. Quá trình đầu tư nhà máy sản xuất cửa nhôm kính sẽ qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: đầu tư dây chuyền công nghệ Trung Quốc để xâm nhập thị trường trong vòng 1-2 năm.
Gian đoạn 2: đầu tư dây chuyền công nghệ Châu âu để xây dựng Thương hiệu và phát triển lớn mạnh.
Đây là một chiến lược rất sáng suốt và đã có những thành công nhất định. Khi mới vào thị trường công ty phải đầu tư nhỏ để xâm nhập thị trường các hộ gia đình. Với lượng vốn đầu tư ít, công ty có thể tránh được nhiều rủi ro, đặc biệt là sự cạnh tranh của những đối thủ lớn khi công ty chủ động tránh đối đầu với họ ở những phân khúc thị trường cao cấp. Giai đoạn 1 sẽ giúp cho công ty đào tạo được 1 đội ngũ nhân viên lòng cốt đáp ứng được chuyên môn để tiếp thu công nghệ Châu âu dễ dàng, hiệu quả hơn. Mặt khác giai đoạn 1 cũng là giai đoạn công ty thực hiện quá trình mở rộng quan hệ khách hàng, tìm hiểu đối tác hợp tác, tiến hành đàm phán vay vốn, đàm phán mua sắm máy móc công nghệ Châu âu. Thực tế cho thấy trong hơn sáu tháng tìm hiểu và đàm phán ký hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị, công ty cổ phần Tân Quang Minh đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để thương thảo hợp đồng và giảm được 35% giá trị. Đây là một thành công rất lớn của ban giám đốc công ty cổ Phần Tân Quang Minh, vì từ trước đến nay các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn và chịu thua thiệt nhiều trong khâu đàm phán với đối tác nước ngoài đặc biệt là đối tác Châu âu, do không nắm được công nghệ, đặc điểm và không có nhiều thông tin về đối tác và các nhà cung cấp.
Năm 2008 khi công ty bắt đầu chuyển sang công nghệ Châu âu, công ty cũng đã thay đổi toàn bộ nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào và xác định phân khúc thị trường mới, đó là thị trường nhà cao tầng. Xét về mặt công nghệ, thì nhà cao tầng đòi hỏi cửa nhôm kính có những đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật rất cao. Nếu như trước đây, các kiến trúc sư phải rất khó để giải bài toán cửa sổ, vách ngăn thì tới giữa thế kỷ XVI, khi kính lần đầu tiên xuất hiện tại Thủ đô Viên (áo), giải pháp cho vấn đề này đã vượt ra ngoài khuôn khổ của giấy, bìa...Không những thế, sự xuất hiện của cửa kính còn là bước khởi đầu của những tòa nhà chọc trời, biểu tượng cho đô thị hiện đại. Bởi các yếu tố chịu lực của nhà chọc trời cũng khác biệt về bản chất so với những công trình khác. Các công trình thấp tầng có thể sử dụng hệ kết cấu tường chịu lực, trong khi ở nhà chọc trời, kết cấu duy nhất có thể áp dụng được là hệ kết cấu khung và sử dụng lõi cứng thang máy. Có thể nói, vật liệu kính đã góp công lớn xây nên một nền kiến trúc hiện đại, với những tòa nhà siêu cao tầng bền đẹp với thời gian. Ðó là những công trình như tòa nhà AT&T ở New York (1989) do kiến trúc sư người Mỹ Philip Johnson thiết kế theo dòng kiến trúc Hậu hiện đại, tòa nhà Ngân hàng Trung Hoa ở Hồng Kông do kiến trúc sư người Mỹ gốc Trung Quốc I.M.Pei thiết kế, tòa tháp đôi Petronas tại Malaysia. Ở Việt Nam cũng có một số công trình chọc trời như công trình tháp Bitexco khởi công năm 2005 ở Thành phố Hồ Chí Minh với 68 tầng và chiều cao tổng cộng là 300 m, tháp Hà Nội City Complex ở Hà Nội có 65 tầng với chiều cao 281 m..
Công nghệ cửa nhôm kính Châu âu sử dụng ở công ty cổ phần Tân Quang Minh đầu tư hướng tới những tiêu chuẩn khăt khe nhất của Châu âu với những đặc điểm sau:
Tính an toàn
Khi sử dụng sản phẩm cửa nhôm kính cho các toà nhà cao tầng thì vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu. Tấm kính được sử dụng phải chịu được sức gió trên cao, bức xạ nhiệt mặt trời, những trận mưa đá Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn dùng cho kính xây dựng, các sản phẩm kính đã có những sự cố gây nguy hiểm cho người sử dụng. Sự đầu tư máy móc công nghệ Châu âu nhằm tránh những rủi ro về mặt chính sách. Sau một loạt những sự cố của các công trình cao ốc sử dụng nhôm kính Trung Quốc như Trung tâm hội nghị quốc gia, Khách sạn Royal những tấm kính bị nổ. Có thể bộ xây dựng sẽ có 1 bộ tiêu chuẩn về các sản phẩm nhôm kính sử dụng trong nhà cao tầng. Khi đó các dây chuyền công nghệ Trung Quốc sẽ bị đào thỉa do không đáp ứng được tiêu chuẩn xây dựng. Việc thay đổi công nghệ là một bước đi hoàn toàn phù hợp và hiệu quả.
Tiết kiệm năng lượng
Các sản phẩm nhôm kính có tính cách âm, cách nhiệt rất tốt theo tiêu chuẩn Châu âu. Ở các nước Châu âu, khi xây dựng toà nhà thì phải trình ra các phương án xây dựng tiết kiệm tối đa năng lượng tiêu thụ và chỉ đồng ý cung cấp cho toà nhà công suất điện ở mức cho phép. Do đó chủ đầu tư phải sử dụng những vật liệu có tính thân thiện với môi trường để giảm đến mức thấp nhất năng lượng tiêu thụ trong toà nhà. Sản phẩm nhôm kính đã góp phần giảm tới 15% năng lượng tiêu thụ do tiết kiệm được điện chiếu sáng, tấm kính sử dụng có tính cách nhiệt cao nên toà nhà ấm và mùa đông và mát vào mùa hé.
Tính thẩm mỹ
Trên thị trường bất động sản Hà Nôi và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 giá thuê văn phòng trung bình hạng A một tháng là 60 USD/m2, hạng B là 40 USD/m2 và hạng C là 25 USD. Sản phẩm nhôm kính luôn gắn liền với các văn phòng hạng A. Với tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác an toàn, dễ chịu cho người sử dụng. Các cửa đi, cửa sổ có kính trong suốt đưa ánh sáng vào nhà, đưa hình ảnh thiên nhiên vào và ở trong nhà, những tủ kính, những chùm đèn pha lê càng làm cho nội thất thêm lộng lẫy. Sản phẩm nhôm kính đã làm tăng giá trị sử dụng cho mỗi công trình.
Vấn đề vách dựng của nhà cao tầng
Đối với nhà cao tầng thì sản phẩm nhôm kính đã làm cho chiều cao của công trình ngày càng phá vỡ những kỷ lục về chiều cao. Những vách kính thay dần những bức tường bê tông nặng nề đã giúp cho tiến độ thi công và chất lượng công trình đảm bảo ở những độ cao hàng trăm mét. Ở Việt Nam do giá đất ở những thành phố lớn rất đắt đỏ nên xu hướng trong những năm tiếp theo sẽ xây dựng thêm nhiều nhà cao tầng và ngày càng có nhiều khu vực cao ốc như đường Phạm Hùng, đường Hoàng Quốc Việt .. ở Hà Nội khu vực quận 1, đường Nguyễn Thị Minh Khai Thành phố Hồ Chí Minh.
Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất
Xét về mặt công nghệ thì công nghệ Châu âu hay công nghệ Trung Quốc thì thành phần của cửa đều bao gồm có:
Kính an toàn
Thanh profile nhôm
Giăng cao su
Lớp vật liệu cách nhiệt
Khi nhà máy sản xuất chuyền từ dây chuyền công nghệ Trung Quốc sang dây chuyền công nghệ Châu âu thì công ty cũng xác định thay đổi nhà cung cấp vật tư từ các hãng của Trung Quốc, Đài Loan và trong nước sản xuất sang các nhà cung cấp của Mỹ và Châu âu.
Kính an toàn
Đối với toà nhà cao tầng thì việc sử dụng loại kính nào là rất quan trọng ảnh trực tiếp tới an toàn của công trình và người sử dụng. Do Việt Nam ở khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều và những trận bão mạnh nên các sản phẩm kính ở công trình cao tầng phải chịu những tác động rất khắc nghiệt của thiên nhiên. Với những trận bão mạnh cấp 13 ( sức gió lên đến 200 Km/giờ ) thì tấm kính ở toà nhà cao 35 tầng ảnh hưởng của sự công hưởng phải chịu được sức gió lên tới cấp siêu bão ( sức gió trên 300 Km/giờ ) thì mới đảm bảo hệ số an toàn 1,5 lần. Mặt khác trong những ngày hè nóng bức nếu như nhiệt độ ngoài trời lên đến 38 độ C thì nhiệt độ của tấm kính có thể lên đến 70 độ C, đây là nhiệt độ mà rất nhiều tấm kính thường sẽ bị nổ. Để đảm bảo chất lượng và hướng tới tương lai khi bộ tiêu chuẩn kính xây dựng ra đời, nhà máy đã đàm phán và ký hợp đồng với tập đoàn kính Saint Gobain ( Pháp ) cung cấp kính TEMPERSAFE ( kính cường lực an toàn cho nhà máy ). Về mặt cơ học, kính TEMPERSAFE có tính chịu lực tác động lên bề mặt rất cao, gấp 4 đến 5 lần so với kính nổi thông thường cùng loại và cùng độ dày nhờ các ứng suất nén trên bề mặt tạo ra khi tôi kính, giúp cho kính TEMPESAFE chịu được rung chấn, sức gió lớn và va đập mạnh. Khả năng chịu sốc nhiệt kính TEMPERSAFE có tính chịu sốc nhiệt ( sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ) rất cao, có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ đến 1500C mà không bị vỡ. Trong khi kính nổi thông thường sẽ bị vỡ khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không quá 500C. Độ an toàn cao : kính TEMPERSAFE rất khó vỡ, nhưng khi vỡ thì vỡ dưới dạng những hạt nhỏ rời, cạnh không bén, vô hại và vì vậy sẽ không gây tổn thương. Trong khi kính thường khi vỡ sẽ tạo thành những mãnh nhọn, bén như dao, có tính sát thương rất lớn. Ngoài ra kính TEMPERSAFE còn tạo ra khả năng thoát hiểm cho con người trong các toà nhà khi xảy ra hoả hoạn. Vì vậy rõ ràng là quá trình tôi cường lực là thực sự cần thiết để đảm bảo độ an toàn cũng như đặc tính cơ học của kính kiến trúc và kính trang trí nội thất.
Thanh profile nhôm
Cũng như kính, thanh profile nhôm cũng cần phải chịu được những đặc tính bền, chịu được tải trọng lớn do càng lên cao thì sức gió càng lớn, thanh nhôm phải chịu tải trọng ngang của sức gió. Hiện tượng ở toà nhà Trung tâm hội nghị Quốc gia khi mới sử dụng được 2 năm đã có một số thanh nhôm chịu lực bị cong vênh ảnh hưởng tới chất lượng công trình tầm cỡ quốc gia. Để tránh những sai số kỹ thuật dù là nhỏ nhất, công ty đã ký hợp đồng với hãng Schueco International KG (CHLB Đức) là công ty hàng đầu Châu Âu với hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu profile đa dụng thiết kế cửa nhôm và vách nhôm kính lớn. Về mặt Cách âm cách nhiệt Được làm từ Profile nhôm có cầu cách nhiệt kết hợp với hộp kính, hệ gioăng EPDM và hệ phụ kiện kim khí đồng bộ, cửa nhôm và vách nhôm kính lớn có cách âm, cách nhiệt cao. Chịu lực tốt, Profile nhôm có cầu cách nhiệt là loại vật liệu cao cấp dùng trong sản xuất cửa sổ, cửa đi, vách kính lớn. Profile có cấu tạo 3 lớp gồm 2 thanh nhôm định hình và có cầu cách nhiệt bằng vật liệu polymer ở giữa. Thêm vào đó, các rãnh, vách kỹ thuật trong cấu trúc thanh nhôm được tính toán kỹ lưỡng để tạo sống gia cường, kênh thoát nước, khoang trống cách âm, cách nhiệt. Với cấu tạo này, thanh profile nhôm có tính cách âm, cách nhiệt cao và nổi bật là chịu lực khá tốt. Tải trọng nhẹ, do đặc điểm của nhôm là vật liệu nhẹ, có độ bền cao, được thiết kế các khoang rỗng cùng với các sống gia cường hợp lý nên việc sử dụng vật liệu này sẽ giảm tải trọng của toàn bộ công trình hơn hẳn so với vách tường sử dụng các loại vật liệu khác. Kinh tế trong sử dụng, với các tòa nhà cao tầng có nhiều diện tích vách tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì chi phí điện năng cho hệ thống điều hòa, thông gió nhằm ổn định điều kiện không khí trong tòa nhà rất lớn. Việc sử dụng cửa nhôm có cầu cách nhiệt và vách nhôm kính lớn giấu đố với hộp kính cách âm, cách nhiệt, kính an toàn...là giải pháp chính trong việc tiết kiệm điện năng. Profile nhôm đã được xử lý bề mặt và sơn tĩnh điện với công nghệ tiên tiến sẽ có độ bền cao, luôn giữ được màu sắc và cấu trúc của cửa ngay trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hơn nữa, cửa nhôm hoặc vách nhôm kính lớn còn thuận tiện cho gia chủ trong việc bảo quản vì chỉ cần lau chùi bình thường là sáng đẹp như mới mà không cần phải tu bổ, bảo dưỡng định kỳ. Tính thẩm mỹ , cửa nhôm kính lớn giúp nối và mở rộng được không gian, tạo tầm nhìn bao quát cho căn phòng sang trọng. Không chỉ được làm từ kính thông thường, cửa nhôm hay vách nhôm kính lớn còn sử dụng nhiều loại kính trang trí như kính màu, kính hoa văn, kính mài mờ... vừa đảm bảo yêu cầu kín đáo, vừa có tính thẩm mỹ cao.
Giăng cao su
Giăng cao su là bộ phận lót giữa tấm kính và thanh profile nhôm có tác dụng:
Đảm bảo cho tấm kính được an toàn tránh những tác động về mặt cơ học.
Giăng cao su là bộ phận giảm chấn nên có tác dụng cách âm.
Giăng cao su ngăn ngừa nước thấm vào phía trong khung cửa gây ô xi hoá các phụ kiện kim khí và làm mờ, mốc kính.
Tuổi thọ của giăng ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của cửa.
Để thiết kế được giăng thì phải gắn liền với nhà cung cấp profile nhôm do đó hệ giăng làm từ vật liệ EPDM chống lão hóa, đảm bảo độ kín khít cũng được cung cấp bởi hãng Schueco International KG (CHLB Đức).
Lớp vật liệu cáh nhiệt
Ở các nước Châu khi xây dựng các toà cao ốc họ luôn yêu cầu có lớp vật liệu chống cháy, cách nhiệt giảm đến mức thấp nhất thời gian lan truyền của ngọn lửa để có thể can thiệp và sơ tán kịp thời hạn chế thiệt hại. Các toà nhà ở Châu âu nếu sảy ra cháy thì thời gian cháy lan từ tầng dưới lên tầng trên là khoảng 30 phút , còn từ tầng trên xuống tầng dưới là 45 phút. Do đó khi sảy ra cháy ở 1 tầng thì thời gian đó đủ để những người ở tầng dưới đi xuống và những người ở tầng trên có thể lên tầng mái để trực thăng cứu hộ giải thoát. Góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đó, sản phẩm cửa của công ty được sản xuất có thêm vật liệu Polymer và phụ gia chống cháy, không bị phân huỷ thành các thành phần dễ cháy khác ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao.
Phụ kiện kim khí
Nhà máy cửa nhôm kính sử dụng phụ kiện kim khí do các hãng hàng đầu của CHLB Đức như: Roto, GU, Siegenia - AUBI sản xuất. Hệ phụ kiện đồng bộ với chốt đa điểm, bản lề 3D, khóa chuyên dụng tạo cho các loại cửa của nhà máy không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo độ an toàn và tính chính xác cao trong sử dụng, khắc phục được nhược điểm của các loại phụ kiện kim khí thông thường.
Có nhiều phụ kiện kim khí khác nhau sử dụng cho các kiểu mở như: mở quay vào trong, mở quay ra ngoài, mở hất ra ngoài, mở quay - lật vào trong, mở trượt
CHƯƠNG 2
Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư tại nhà máy
Đánh giá những kết quả đạt được
Hiện nay, sản phẩm của nhà máy phong phú về chủng loại, mẫu mã hình thức và kiểu dáng. Sản phẩm của nhà máy ban đầu chỉ xâm nhập vào phân khúc thị trường là những hộ gia đình với những công trình nhà ở, cửa hàng giá trị hợp đồng nhỏ lẻ. Từ những nhận thức kịp thời và sự đầu tư đúng đắn, nhà máy đã thu được những kết quả đáng khích lệ về chế tạo và gia công cửa nhôm kính. Cho đến hiện nay sản phẩm của nhà máy đã từng bước xâm nhập vào thị trường rất khắt khe với những tiêu chuẩn rất cao đó là các dự án nhà cao tầng, cao ốc văn phòng. Giá trị hợp đồng của các công trình lớn nhà máy ký kết đã lên tới hàng vài chục tỷ đồng. Những thành công bước đầu của quá trình đầu tư nhà máy thể hiện ở các điểm:
Các đơn đặt hàng liên tục tăng
Doanh thu hàng năm tăng từ 50 – 100%. Đây là một con số rất ấn tượng trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Có được kết quả như vậy do công ty có quan hệ rất tốt với các khách hàng trong lĩnh vực xây dựng. Đồng thời thị trường cửa nhôm kính là rất lớn, hàng năm đều có mức tăng trưởng nhiều.
Thu nhập của công nhân liên tục được tăng, lương bình quân của công nhân nhà máy năm 2005 là 1,2 triệu đồng/tháng do nhà máy mới đi vào hoạt động gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm của công nhân chưa có, tỉ lệ phế phẩm nhiều, số lượng công trình nhận được ít. Nhưng năm 2006, khắc phục được những nhược điểm về mặt sản phẩm và kỹ thuật nên số lượng các đơn hàng tăng gấp ba lần so với năm 2005, tỉ lệ phế phẩm giảm thiểu, lương bình quân của công nhân là 1,8 triệu đồng/tháng. Đến năm 2008 lương bình quân của công nhân nhà máy là 2.6 triệu đồng/tháng.
Chất lượng sản phẩm nâng cao, uy tín ngày một lớn trên thị trường. Thị trường ngày được mở rộng ra các thành phố lớn trong cả nước. Các công trình, dự án sử dụng sản phẩm của nhà máy đã được khách hàng phản hồi với những tích cực.
Từ khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đồng thời với hoạt động đầu tư trang thiết bị mới, nhà máy đã có những thay đổi đáng kể trong cách quản lý và trong ý thức của người lao động. Từng phân xưởng đã có những thay đổi đáng kể về tỷ lệ hàng chính phẩm và hàng sửa lại, tỷ lệ hàng chính phẩm ngày một tăng qua các năm, số sản phẩm phải sửa lại đã giảm đi đáng kể. Số liệu thống kê về tỷ lệ hàng chính phẩm và hàng phế phẩm trong 2 năm 2005, 2006 như sau:
Bảng 4: Tỷ lệ hàng chính phẩm và hàng phế phẩm trong 2 năm 2005, 2006
Đơn vị: %
Tháng
Hàng chính phẩm
Hàng sửa lại
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2006
01
97.7
99.64
2.3
0.36
02
97.8
99.67
2.2
0.33
03
98.0
99.4
2.0
0.6
04
98.1
99.39
1.9
0.61
05
98.2
99.42
1.8
0.58
06
98.25
99.25
1.75
0.75
07
98.3
99.9
1.7
0.1
08
98.6
99.7
1.4
0.3
09
98.8
99.24
1.2
0.76
10
98.9
99.1
1.1
0.39
11
99.0
99.4
1.0
0.6
12
99.2
99.7
0.8
0.3
Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy xu hướng hàng chính phẩm ngày một tăng và tất nhiên hàng sửa lại ngày một giảm đi. Thực tế đó là do nhà máy đã có những biện pháp và chế tài kịp thời để giảm thiểu tỷ lệ hàng lỗi để nhanh chóng ổn định sản xuất, khảng định uy tín với khách hàng. Tại thời điểm quý II năm 2005 sau khi đi vào sản xuất cửa được 4 tháng, nhiều cửa bị lỗi khi đem ra công trình lắp đặt rất vất vả và thường xuyên phải chỉnh lại khung chờ, tỉ lệ cửa phải mang về nhà máy làm lại lên tới 2% là rất đáng ngại nên ban giám đốc nhà máy đã phải họp bàn với toàn bộ nhà máy để đưa ra định mức tỉ lệ cửa lỗi đồng thời có cơ chế thưởng và phạt rõ ràng. Theo đó từ tháng 7 năm 2005, định mức tỉ lệ hàng sửa lại đưa ra là 1,8% nếu hàng sửa lại vượt quá bao nhiêu thì sẽ bồi thường toàn bộ sản phẩm đó. Ngược lại tỉ lệ mà thấp hơn định mức thì sẽ nhập vào quỹ thưởng cuối tháng. Quy chế đó đã động viên và khuyến khích công nhân làm việc có tinh thần trách nhiệm, học hỏi nâng cao tay nghề để giảm thiểu tỉ lệ hàng lỗi. Đến cuối năm 2005, công ty đã giảm định mức hàng sửa lại xuống còn 1% nhưng vẫn nhận được sự đồng tình ủng hộ của toàn thể công nhân. Nhờ những cố gắng của ban lãnh đạo công ty, ban giám đốc nhà máy và toàn thể cán bộ công nhân viênấỳnh máy đã có những bước tăng trưởng, doanh thu và lợi nhuận với mức rất cao. Dưới đây là bảng các công trình, dự án sử dụng sản phẩm của nhà máy trong 3 năm 2005, 2006 và năm 2007.
Bảng 5:Báo cáo tổng hợp các dự án thi công năm 2005,2006 và năm 2007
STT
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ VÀ NHÀ THẦU
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
KHỐI LƯỢNG (m2)
GIÁ TRỊ (1000VNĐ)
NĂM 2005
3,810,000
1
Nhà số 20 Trần Nguyên Hãn – TP Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
20
30,000
2
Trường mần non Hồng Bàng – thành phố Hải Phòng.
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
150
200,000
3
Nhà số 14 đường Lạch Tray
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
50
60,000
4
Khách sạn Hàng Hải
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi, Trần Thạch cao
1,200
1,930,000
5
Hội trường UBND huyện Kiến an – Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
300
400,000
6
Hội trường UBND huyện Cảm Giàng – Hải Dương
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
180
210,000
7
Tòa án nhân dân Huyện Cẩm Giàng – Hải Dương
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
120
100,000
8
Nhà số 05 Lê Chân – Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
40
80,000
9
Trụ sở phòng giáo dục Kiến An – Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
320
480,000
10
Nhà số 29 – Lê Chân – Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
70
90,000
11
Hội trường UBND huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
190
230,000
NĂM 2006
24,230,000
12
Thư viện trương THPT Trần Phú – Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
120
140,000
13
Nhà văn hóa huyện Kiến an
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
350
200,000
14
Văn phòng làm việc nhà máy xi măng Phúc sơn – Hải Dương
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi, Trần Thạch cao
1,200
1,305,000
15
Văn phòng làm việc nhà máy xi măng Thăng Long – Quảng Ninh
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi, Trần Thạch cao
3,000
3,750,000
16
Văn phòng làm việc nhà máy dệt Hàn Quốc – Hưng Yên
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi, Trần Thạch cao
700
870,000
17
Văn phòng làm việc nhà máy nhựa thiếu niên tiền phong – Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi, Trần Thạch cao
3,400
5,600,000
18
Văn phòng làm việc nhà máy Thép Việt Nhật – Hưng Yên
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
1,700
2,305,000
19
Văn phòng làm việc nhà máy đóng tàu Bạch Đằng – Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
500
700,000
20
Khu đô thị Văn Quán Hà Đông – Tổng công ty phát triển nhà Hà Nội
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
1,300
2,500,000
21
Tòa nhà Trung cư vườn đào – Quận Tây Hồ - Hà Nội
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
500
780,000
22
Nhà máy sữa Vinamilk – Tiên Sơn – Bắc Ninh
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
300
430,000
23
Trụ sở nhà máy nhiệt điện Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi, Trần Thạch cao, tường kính
500
1,700,000
24
Văn phòng làm việc nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi, Trần Thạch cao
2,100
3,500,000
25
Trường tiểu học Ngọc Liên – Cẩm Giàng – Hải Dương
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
300
450,000
NĂM 2007
41,438,000
26
Thư viện – Đại học dân lập Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
1000
1,630,000
27
Ngân hàng BIDV TP Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi, Trần Thạch cao
500
408,000
28
Trường THPT Ngô Quyền – TP Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
800
905,000
28
Nhà B13 Cảng Cái Lân – Công ty đầu tư Nhật Bản
Gia công lắp đặt cửa nhôm kính, lan can inox, trần thạch cao
6,000
8,000,000
30
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi, Trần Thạch cao
3,000
3,510,000
31
Bến xe Tam Bạc
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi, Trần Thạch cao
1,500
1,860,000
32
Nhà Hàng Phố Biển – Thị xã Đồ Sơn
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
1,200
2,300,000
33
Khu đô thị Văn Cao – Thành phố Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
8,000
11,300,000
34
Khu đô thị mới Tây Hải Dương
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
1,400
2,100,000
35
Siêu thị nokia – công ty TNHH Hải Long
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi, tường kính, Trần Thạch cao
400
1,200,000
36
Trụ sở công ty cổ phần xe khách Hoàng Long
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi, Trần Thạch cao, tường kính
500
1,125,000
37
Giảng đường trường Đại học dân lập Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
3,000
4,900,000
39
Trung tâm chăm sóc sức khỏe ngành bưu điện – Lê Chân – Hải Phòng
Thi công lắp dựng cửa nhôm kính, cửa sổ, cửa đi.
1,260
2,200,000
Từ bảng thống kê các công trình đã thực hiện của nhà máy chúng ta có thể thấy rõ được trong những năm qua sản lượng của nhà máy đã tăng lên rất nhanh chóng. Năm 2006 mức doanh thu từ sản phẩm cửa nhôm kính, tấm nhôm kính đã tăng gấp hơn sáu lần, đến năm 2007 tăng gần gấp đôi. Có được kết quả như vậy là nhờ sự tập trung đầu tư đúng hướng và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty. Như ta đã biết năm 2005 công ty có đầu tư mua máy móc thiết bị để đưa dự án sản xuất cửa nhôm kính đi vào hoạt động, mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhưng nhà máy cũng đã bước đầu thành công với doanh thu gần 4 tỉ đồng đủ để khấu hao toàn bộ máy móc đã mua trong năm 2005. Đến năm 2006 và năm 2007 doanh thu nhà máy đã có bước tăng trưởng thần kỳ lên hơn 24 tỉ đồng doanh thu năm 2006 và hơn 43 tỉ đồng năm 2007. Sự tăng trưởng lớn mạnh đó là do những thuận lơi trên thị trường khi có hem loạt các dự án bất động sản được triển khai, kinh tế trong nước đạt tăng trưởng cao nên người dân, các doanh nghiệp, tổ chức cũng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Đồng thời sự tăng trưởng đó cũng nhờ yếu tố kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân nhà máy đã được nâng lên một bậc so với năm 2005.
Sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2006, 2007 đã giúp cho nhà máy có sự tích lũy rất lớn để có thể tập trung tái đầu tư vào thời điểm năm 2008. Theo kế hoạch ban đầu nhà máy sẽ tái đầu tư toàn bộ công nghệ mới của Châu âu thay thế cho các máy móc cũ của Trung Quốc vào năm 2010. Nhưng nhờ những thuận lợi và tín hiệu tích cực phản hồi từ thị trường đã giúp cho nhà máy tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ sớm được 2 năm
Những hạn chế và nguyên nhân
Việc đầu tư công nghệ tiên tiến và hiện đại trong sản xuất của nhà máy là để xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững. Nhưng do trình độ tiếp thu công nghệ của cán bộ nhân viên trong nhà máy yếu dẫn tới hiệu quả của quá trình chuyển giao công nghệ thấp, không khai thác hết được thế mạnh của công nghệ. Thậm chí còn phải phụ thuộc vào phía đối tác khi có sự cố. Theo hợp đồng ký kết với phía đối tác cung cấp dây chuyền công nghệ, họ chỉ bảo hành máy móc thiết bị trong vòng 1 năm. Nhưng khi có sự cố do lỗi vận hành thì nhà máy phải mời chuyên gia của hãng và chịu chi phí đi lại, ăn ở và 1000 USD/ngày. Nếu có 1 nỗi nhỏ trong quá trình vận hành xảy ra mà kỹ thuật nhà máy không sử lý được thì chi phí để 1 chuyên gia sang sử lý lên tới 5000 USD. Nếu đội ngũ kỹ thuật của nhà máy có thể nghiên cứu và tự giải quyết được những sự cố này thì có thểgiảm được nhiều chi phí và đảm bảo cho nhà máy được hoạt động trơn chu liên tục.
Tiếp theo phải kể đến lực lượng lao động, lao động là thế mạnh nhưng cũng là điểm hạn chế của công ty. Lực lượng lao động của nhà máy có nhiều cán bộ, công nhân trẻ nên trình độ tay nghề non kém ảnh hưởng tến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Đội ngũ kỹ sư, cử nhân được đào tao cơ bản nhưng thiếu kiến thức thực tế và kinh nghiệm quản lý. Với đặc thù là một nhà máy có quan hệ với rất nhiều đối tác nước ngoài nên khi đối tác và chuyên gia đến làm việc tại nhà máy họ đánh giá công nhân nhà máy làm việc vẫn chưa có tác phong công nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý nhà máy chưa biết quản lý và phân bổ lao động hợp lý gây lãng phí nhân lực.
Có một vấn đề rất đáng tiếc cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam và cả ở nhà máy khi đầu tư dây chuyền công nghệ của Châu âu nhưng vẫn muốn tận dụng nguồn lao đông giá rẻ. Đặc điểm của dây chuyền công nghệ Châu âu là sử dụng ít lao động do giá nhân công lao động ở Châu âu là rất cao, thứ hai nữa là do họ muốn giảm vai trò của con người tác động vào chất lượng sản phẩm, họ muốn chất lượng sản phẩm đầu ra phần lớn phụ thuộc vào máy móc công nghệ. Ngược lại khi đầu tư nhà máy, công ty vẫn muốn giảm chi phí đầu tư để sử dụng nhiều lao động, tận dụng nguồn lao động giá rẻ.Về mặt nguyên liệu, nhà máy còn phụ thuộc quá nhiều vào phía đối tác bởi toàn bộ nguyên liệu từ kính cường lực, thanh profile nhôm, phụ kiện kim khí, giăng cao su . đều phải nhập khẩu Khi có những biến động về tỉ giá hối đoái làm cho nhà máy rất khó khăn để mua ngoại tệ nhập hàng. Đồng thời phụ thuộc vào đối tác ở nhiều yếu tố kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản xuất.
Xét về mặt cấu thành giá sản phẩm thì tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm rất thấp, tất cả các nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu, máy móc cũng nhập khẩu. Cơ cấu giá gốc sản phẩm tính cho năm 2009 bao gồm:
- Chi phí vận hành và khấu hao máy móc : 5%
- Chi phí nguyên vật liệu từ khoảng 50% đến 70% tuỳ thuộc từng loại sản phẩm và yêu cầu của khách hàng về loại vật tư chỉ định dùng.
- Chi phí lao động sản xuất và lắp đặt: 20%
- Chi phí thuê đất và khấu hao nhà xưởng: 3%
- Chi phí quản lý, kinh doanh: 5% đến 15%.
. Đây là một cơ cấu rất hạn chế, nhà máy chưa thực sự tìm được hướng đi riêng cho mình do vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh còn có nhiều yếu tố rủi ro.
Đặc biệt, nhà máy còn chưa chú trọng tới thị trường xuất khẩu mà chủ yếu là sản xuất tiêu thụ trong nước. Các công ty lớn về sản xuất cửa nhôm kính tại Việt nam đã có hướng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường nước ngoài như công ty cổ phần EUROWINDOW đã xây dựng được thị trường Nga, năm 2007 sản phẩm cửa eurowindow đã có mặt ở các công trình cao tầng tại thành phố Saint Peterburg với daonh thu tại thị trường Nga năm 2007 là 1,2 triệu USD. Công ty Quân Đạt cũng đã có những hợp đồng trị giá 2,4 triệu USD năm 2008 tại thị trường Căm – bu – chia. Việc định hướng xuất khẩu và thi công những công trình tại các nước trên thế giới là bước tiến quan trọng để nâng cao thương hiệu sản phẩm nhôm kính của công ty.
Vấn đề về mặt thiếu vốn, khó huy động đã làm cho nhà máy gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi tham gia làm các dự án lớn sẽ rơi vào tình trạng ứ đọng vốn ở các công trình. Nếu các ngân hàng thắt chặt hoạt động cho vay ngay lập tức ảnh hưởng gây thiệt hại cho nhà máy vì nhập hàng để sản xuất đều phải thanh toán trước.
Vấn đề con người đã được nói đến nhiều nhưng vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chế độ lương thưởng cho công nhân còn nhiều bất cập, chưa khích lệ nhiều, người lao động, đặc biệt là nhân viên văn phòng vẫn còn tư tưởng làm việc theo giờ hành chính, hết giờ nghỉ mà chưa quan tâm nhiều tới chất lượng công việc.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa tương xứng với tiềm năng của nhà máy. Năng suất lao động tăng, sản lượng tăng nhưng hiệu xuất hoạt động của nhà máy chỉ mới đạt 80% công suất. Đây chính là điều đáng quan tâm nhất vì nó trực tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của nhà máy, gây lãng phí.
Chất lượng sản phẩm còn chưa cao, sản phẩm của nhà máy mặc dù đã được những yêu cầu kỹ thuật nhất định tỉ lệ sản phẩm có lỗi đã giảm được nhiêu nhưng theo ý kiến của các chuyên gia thì tỉ lệ sản phẩm bị lỗi của các nhà máy sử dụng công nghệ tại các nước khác trên thế giới như các nước Đông âu, Thái Lan thì tỉ lệ sản phẩm lỗi chỉ là 1/1000.
Hiện nay sản phẩm của nhà máy cũng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm nhôm kính sản xuất ở Trung Quốc. Do tình hình kinh tế khó khăn, vấn đề xây dựng ở Trung Quốc bị hãm lại nên vật liệu xây dựng cũng bị rơi vào tình trạng dư thừa, các doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách đẩy hàng sang Việt Nam bán phá giá thị trường. Các sản phẩm của Trung Quốc có chất lượng rất thấp nhưng cạnh tranh về giá nên cũng đã làm sáo trộn thị trường trong nước nhưng tháng đầu năm 2009, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước.
Tất cả các hạn chế này đều do các nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài nhà máy tác động mạnh mẽ. Các nguyên nhân đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vì vậy mà công ty cần quan tâm xem xét và khắc phục.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Do thực tế nền sản xuất công nghiệp của nước ta còn yếu và lạc hậu nhiều so với các nước trên thế giới. Nếu so sánh với các nước Châu âu thì khoảng cách giữa chúng ta và họ là rất xa, còn so sánh với Thái Lan thì Việt Nam vẫn lạc hậu khoảng 50 năm. So sánh với đát nước Indonesia và Philippine Việt Nam lạc hậu khoảng 30 năm. Chính vì vậy nguồn nguyên liệu phụ trợ cho sản xuất công nghiệp nói chung và sản xuất cửa nhôm kính cũng trong tình trạng tương tự. Nhôm kính là công nghệ xuất hiện ở châu âu từ hơn 50 năm trước, xuất hiện ở Trung Quốc khoảng 20 năm, còn ở Việt Nam sản phẩm nhôm kính mới có được gần 10 năm. Do có các nguyên liệu sản xuất công ty phải nhập khẩu là hoàn toàn hợp lý phù hợp với hoàn cảnh mới xâm nhập thị trường. Ké hoạch tự sản xuất nguyên liẹu đầu vào là dự án đầu tư ở tương lai.
Những biến động về mặt thị trường gây rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh đều do những diến biến thực tế trên thế giới. Tại thời điểm đầu năm 2008 tình hình lạm phát trên thế giới tăng cao khiến giả cả các nguyên vật liệu đầu vào biến động rất lớn gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu. Mặt khác để kiềm chế lạm phát Chính phủ đã quyết định tăng lãi suất huy động vốn để giảm cung tiền tệ khiến các doanh nghiệp lao đao, nhà máy đã có lúc phải vay vốn với lãi suất 2,1% một tháng để kịp thời nhập khẩu hàng hoá.
Vấn đề cạnh tranh với hàng giá rẻ của Trung Quốc là một phần của sự cạnh tranh trên thị trường, không chỉ có sản phẩm nhôm kính mà rất nhiều các sản phẩm khác đều hịu sự cạnh tranh của hàng giá rẻ Trung Quốc như hem nông sản, hang tiêu dung Do đó doanh nghiệp cần có những biện pháp phù họp để xây dựng và khẳng định được thương hiệu trên thị trường.
Mảng thị trường nước ngoài luôn đòi hỏi phải có năng lực thi công và năng lực tài chính đảm bảo thì mới có thể tham gia đấu thầu và thi công được. Đồng thời cũng phải có đội ngũ nhân viên thông thạo ngoại ngữ để có thể nắm rõ ràng hệ thống luật pháp và những quy định khắt khe trong xây dựng của nước sở tại. Do đó để xâm nhập thị trường nước ngoài thì công ty cần có thêm thời gian để xây dựng thương hiệu và tìm hiểu thị trường.
CHƯƠNG 3
Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của nhà máy
Các giải pháp về mặt thị trường
Xác định được phân khúc thị trường và các yếu tố rủi ro. Việt Nam là một đất nước đông dân số với quy mô hơn 86 triệu dân, nhu cầu nhà ở và bất động sản rất dồi dào. Thị trường cho sản phẩm nhôm kính rất lớn. Mặt khác do tình trạng khẩn cấp về môi trường, cửa gỗ cũng dần được thay thế bằng cửa nhôm.. Với việc tiếp cận thị trường đúng hướng sẽ đảm bảo cho thương hiệu sản phẩm nhôm kính của công ty ngày càng phát triển. Để làm được điều đó công ty cần thực hiện đúng các giải pháp sau:
Thứ nhất, giải quyết các vấn đề thị trường nguyên liệu đầu vào luôn là bài toán khó khăn đối với một đơn vị sản xuất trong lĩnh vực xây lắp, nguồn nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Với tham vọng xây dựng và phát triển bền vững, công ty cần chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Trong số các nguyên liệu làm cửa nhôm, cửa đi, cửa sổ, vách kính thì nguyên liệu kính cừng lực rất đắt đỏ và chiếm chi phí lớn nhất của sản phẩm. Trong năm 2008, nhà máy phải nhập khẩu hơn 30 tỉ tiền Kính nguyên liệu, tại thời điểm tháng 04 năm 2008 nhà máy nhập 800 tấm kính 19mm khổ 2,3 x 5 m của Bỉ với giá 2,400 euro/tấm nhưng khi về đến nhà máy thì có 4 tấm bị hỏng do lỗi bốc dỡ hàng tại xưởng thiệt hại 0,5% đơn hàng nhưng lại 250,000,000 VNĐ. Mặt khác có những thời điểm nhập hàng Châu âu khó khăn, nhà máy phải sử dụng hàng Trung Quốc, chất lượng không đảm bảo sử dụng ở công trình được 3 tháng đã phải thay thế lại hoàn toàn cho khách hàng. Để đảm bảo chất lượng và nguồn cung cấp, nhà máy nên đầu tư dây chuyền làm kính cường lực. Nếu huy động được vốn, tuyển được nhân lực thì đây là bước đi dúng đắn để từng bước chinh phục thị trường nhôm kính Việt Nam.
- Xác định rõ phân khúc thị trường, đâu là thị trường trọng tâm để có cách tiếp cận đảm bảo thành công. Với quy mô hơm 86 triệu dân, đồng thời ngày càng có sự phân hóa nhiều giữa đô thị và nông thôn, giưa các vùng đô thị với nhau làm cho thị trường nhôm kính có nhiều phân khúc rõ rệt. Bao gồm thị trường nhôm chợ chủ yếu đối tượng khách hàng là các cửa hàng cửa hiệu mới mở được chủ kinh doanh thuê làm dịch vụ trong vài năm thậm chí vài tháng do đó sản phẩm cũng chỉ cần dùng được trong thời gian ngắn giá thành sản phẩm chỉ 500 đến 600 ngàn đồng / m2. Thứ hai là thị trường nhà dân với những căn biệt thự thấp tầng sử dụng sản phẩm ở những ô cửa kích thước khổ nhỏ thì sản phẩm cũng sử dụng tương đối bền thì giá thành tầm gần 2 triệu đồng / m2. Thứ ba là thị trường các sản phẩm cao cấp như tường nhôm kính dành cho các showroom trưng bày sản phẩm cao cấp, các trung tâm thương mại, các tòa cao ốc văn phòng. Sản phẩm loại này thường đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật thẩm mỹ rất khắt khe giá thành thường 8 đến 10 triệu đồng / m2 đặc biệt có những công trình lên tới 25 triệu đồng / m2. Đối mỗi phân khúc thị trường đều có những đặc điểm và khó khăn nhất định. Ở những thị trường nhỏ lẻ sử dụng nhôm chợ là một thị trường rất lớn nhưng phân tán, thu hồi vốn nhanh, tỉ xuất lợi nhuận cao, đầu tư vốn ít chính vì vậy có rất nhiều cơ sở gia công có thể thành lập để cạnh tranh lợi dụng ưu thế về mặt quy mô nhỏ nên dễ dàng thay đổi giá cả khi có biến động thị trường và làm những hợp đồng vài triệu đồng. Trong hoàn cảnh hiện nay công ty nên tập trung vào hai phân khúc thị trường là các biệt thự, nhà dân và các dự án cao cấp để có thể xây dựng thương hiệu và tránh được rủi ro. Việc nhận những hợp đồng nhà dân, biệt thự, công trình thấp tầng có đặc điểm thu hồi vốn nhanh. Đồng thời là nhận những dự án cao cấp để xây dựng thương hiệu và vươn lên khẳng định năng lực thi công những công trình hiện đại, yêu cầu kỹ thuật cao.
- Vấn đề cạnh tranh trên thị trường. Bất cứ sản phẩm nào trên thị trường cũng có vài nhà cung cấp và cũng có thị phần nhất định. Giả thiết, thị trường nhôm kính là một chiếc bánh, xung quanh chiếc bánh đó có một số lượng nhất định nhà sản xuất muốn chia nhau chiếc bánh. Để chia chiếc bánh đó có rất nhiều cách: người ta có thể chia chiếc bánh đó đều ra từng phần cho từng nhà sản xuất. Đấy là cách chia công bằng nhất nhưng cũng là cách chia mà vô lý nhất vì có rất nhiều lý do dẫn tới thực tế không bao giờ một nền kinh tế thị trường lại có thể tồn tại hình thức này vì trong sản xuất luôn tồn tại kẻ mạnh người yếu. Cách thứ hai là phân chia chiếc bánh theo hình tam giác đều, nhà sản xuất có thương hiệu, thực sự lớn mạnh thì chiếm nhiều thị phần hơn được sếp ở phía đáy của chiếc bánh. Ngược lại những nhà sản xuất có tiềm lực tài chính yếu mới tham gia vào thị trường thì nhận phần ít hơn ở phía đỉnh của tam giác. Đây là hình thức có vẻ cũng tương đối hợp lý, nhìn nhận trực quan thì thực tế có vẻ đang diễn ra như vậy khi những sản phẩm của Eurowindow, Quân Đạt đang chiếm thị phần lớn nhất với doanh thu hàng năm hàng trăm tỉ đồng còn những công ty nhỏ hơn như công ty cửa cộng hòa liên bang Đức, công ty Minh Việt, Phi Kha và cuối cùng là những cơ sỏ gia công nhôm chợ với doanh thu hàng năm khoảng vài trăn triệu đồng. Nhưng thực ra trên thị trường luôn có hiện tượng cạnh tranh, các nhà sản xuất luôn có mong muốn lớn mạnh chiếm lĩnh thị trường bằng cách thủ tiêu đối thủ sản xuất. Nói cách khác là giảm bớt số người được chia bánh, thì tất nhiên những người còn lại sẽ được nhiều hơn. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở nền kinh tế thị trường. Nhưng còn có một giải pháp rất tốt khác đó là tất cả các nhà sản xuất cung nhau làm cho chiếc bánh đó to thêm,. Đây là giải pháp rất có lợi cho cả nhà sản xuất, người lao động và người tiêu dùng. Hiện nay vấn đề này đã và đang được bàn tới như giải pháp tốt nhất cho ngành sản xuất nhôm kính Việt Nam và cũng như nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh. Nếu công ty có phương hướng quan hệ hợp tác tốt với các đơn vị đi trước trong lĩnh vực nhôm kính sẽ thu được rất nhiều lợi ích, tránh đối đầu với đối thủ lớn. Có thể nhờ sự giúp đỡ của đối tác có kinh nghiệm để hoàn thiện, khắc phục những thiếu sót của nhà máy về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm thi công các dự án lớn. Mặt khác nhà máy có thể hợp tác với các nhà máy lớn để đầu tư các dây chuyền sản xuất kính tiên tiến cần nhiều vốn đầu tư để tự sản xuất được nguyên liệu kính đầu vào và đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường.
- Vấn đề xây dựng thương hiệu, thực tế có hai con đường để phát triển thương hiệu một sản phẩm đó là quảng cáo giới thiệu sản phẩm rồi khi có khách hàng ký hợp đồng rồi mới thiết kế và bán sản phẩm. Ngược lại là có những sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường, được khách hàng chấp nhận rồi nhà sản xuất mới tiếp tục đầu tư đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên sản phẩm và quảng cáo. Đối với sản phẩm của nhà máy hiện nay nên làm theo cách thứ hai, vì sau vài năm sản phẩm của công ty đã đi được vào tương đối nhiều dự án, trình độ chuyên môn của lao động cũng như chất lượng sản phẩm rất tốt thì tiếp tục đầu tư cho quảng cáo, đăng ký bản quyền để xây dựng thương hiệu công ty. Trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam có đặc điểm nếu bạn đi vào được 1 công trình lớn có tiếng tăm trên thị trường thì những công trình thứ 2, thứ 3 như vậy sẽ tđến với bạn dễ dàng hơn, chính vì vậy trong năm 2009 công ty phải quyết tâm vào được 1 dự án tầm cỡ vào trăm tỉ để khẳng định thương hiệu công ty và rèn luyện đội ngũ cán bộ công nhân trong môi trường những dự án khốc liệt nhất.
- Mở rộng hệ thống phân phối, tăng cường tiếp xúc hỗ trợ tư vấn khách hàng. Để tăng cường hỗ trợ và quảng bá thương hiệu công ty nên xây dựng thêm các shoowroom ở các thị trường lớn và thị trường mới. Sản phẩm cửa nhôm kính đã được sử dụng nhiều ở các nước tiên, nhưng ở Việt Nam vẫn còn nhiều người chưa biết được những tính năng ưu việt của cửa nhôm. Chính vì vậy, việc mở rộng thêm nhiều showroom để khách hàng tiếp cận tìm hiểu sản phẩm là biện pháp cần phải đẩy nhanh. Đồng thời cũng phải xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, nhiệt tình nhằm phát triển thị trường, tìm kiếm được nhièu khách hàng.
Các giải pháp về mặt công nghệ
- Về mặt công nghệ có hai mảng là công nghệ quản lý và công nghệ của máy móc kỹ thuật. Hiện nay các doanh nghiệp của Việt Nam khi nhắc đến công nghệ thì thường nhắc đến công nghệ về mặt máy móc, thiết bị đầu tư mà quên mất công nghệ quản lý cũng rất quan trọng. Hiện nay công ty đã mua sắm được hệ thống đông bộ dây chuyền máy móc của Châu âu, nhưng công nghệ quản lý thì vẫn rất lạc hậu. Ở nhà máy vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập về quản lý dễn tới lãng phí về nhân lực. Tại những nhà máy như vậy ở các nước như Thái Lan và Trung Quốc họ đều lắp hệ thống camera giám sát toàn bộ quá trình sản xuất. Khi đó ý thức của người lao động sẽ rất cao. Ở nhà máy nếu áp ụng hình thức như vậy cũng hoàn toàn hợp lý vì người Việt Nam có ý thức tự giác chưa cao. Khi lắp hệ thống camera giám sát sẽ làm cho người lao động có cảm giác là giám đốc sẽ nhìn thấy mình không tập trung hoặc lười nhác và họ sẽ phải cố gắng không để bị bắt lỗi. Theo số liệu thống kê ở Thái Lan nêu 1 nhà máy sản xuất có đầu tư hệ thống camera giám với chi phí 1000 USD thì họ sẽ thu về được 5000 USD trong ngay năm đầu tiên từ sự tiết kiệm điện, nguyên liệu sản xuất 500 USD, năng suất lao động tăng lên trị giá 2500, giảm chi phí quản lý 1000 USD và chất lượng sản phẩm tăng lên 1000 USD. Việc đầu tư hệ thống giám sát là cách quản lý mới hiệu quả, chính xác và là một phần để xây dựng hệ thống sản xuất chuẩn quốc tế.
- Cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Đối với mọi doanh nghiệp sản xuất những ý kiến đóng góp của mọi thành viên trong công ty đều là những động lực rất lớn để công ty hoạt động hiệu quả. Chính vì vậy nhà máy cũng cần tổ chức những phong trào thi đua sáng tạo cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm tỉ lệ hàng phế phẩm. Phải xác định được tư tưởng rõ ràng, lợi ích của doanh nghiệp luôn gắn liền lợi ích người lao động. Đồng thời nhà máy cũng cần phải có những chế độ đãi ngỗ xứng đáng với những cá nhân có đóng góp sáng tạo tích cực, xây dựng nhà máy, tiết kiệm chi phí.
- Nhà máy nên thiết kế thêm 1 băng tải chạy dài để công nhân đứng dọc hai bên băng tải tiến hành lắp ráp phụ kiện, lắp giăng và bôi keo cho sản phẩm. Khoảng 24 công nhân đứng dọc hai bên băng tải dài 50 m, khi 1 khung nằm trên băng tải sẽ được công nhân lắp từng phần một, 1 người chuyên bắt vít 1, 1 người chuyên bắt vít số 2, 1 người chuyên bắt vít số 3, 4 người chuyên keo Với sự chuyên môn hoá cao thì chỉ 1 người làm chậm hoặc thiếu chính xác sẽ dẫn tới ùn tắc, do đó mọi người đều phải tập trung làm việc dẫn tới năng suất lao động tăng lên và chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo.
Các giải pháp xây dựng nguồn nhân lực
- Như chúng ta đã biết, nhân tố con người có một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhân tố con người bao gồm trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệmmáy móc thiết bị, công nghệ hiện đại là cần thiết cho mọi dự định, kế hoạch của các nhà sản xuất, nhưng để đưa các nguồn vật chất đó vào sản xuất và phát huy hiệu quả khi sử dụng làm ra những sản phẩm tương ứng với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phải kể đến con người, thiếu con người thì thiết bị công nghệ chỉ đơn thuần là vật chất. Kinh nghiệm của các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng: việc gia tăng nguồn vốn và đầu tư mạnh vào công nghệ hiện đại nếu không gắn liền với việc tăng cường và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực sẽ dễ dàng làm cho chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh bị giảm sút; thậm chí có thể dẫn tới sự phá vỡ cân đối chung của sản xuất, làm cho các nguồn đầu tư mất tác dụng, tổ chức quản lý bế tắc, sản xuất đình trệ.
- Với đặc thù sản xuất kinh doanh ở nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh sản phẩm cửa đòi hỏi người thợ, người công nhân phải kiên trì, kheo léo và cẩn thận. Do đó yếu tố kiên trì, khéo léo trong sản xuất và nâng cao tay nghề cho công nhân viên trong công ty, đặc biệt là lao động trẻ mà trước hết là những người điều khiển các loại máy công cụ, trực tiếp cắt, phay lên hình thù sơ khai của sản phẩm là yếu tố rất cần thiết. Để nâng cao công tác bồi dưỡng và thực hiện đúng chương trình của công ty thì bộ phận tổ chức nhân sự của công ty mà trực tiếp là ở các phòng ban, phân xưởng phải đưa kế hoạch tác nghiệp hàng năm thậm chí có thể triển khai cho từng quý hoặc nửa nămNhững nội dung cần phải giải quyết của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công nhân công ty cần làm trong năm tới là:
- Đơn giá tiền lương và phân loại lao động căn cứ vào trình độ bậc thợ và kỹ năng thành thạo công việc. Hiện nay ở nhà máy nhôm kính của công ty cổ phần Tân Quang Minh, số công nhân có bậc thợ từ IV trở chiếm 46,47% số công nhân, còn lại là số công nhân tay nghề trung bình và thấp do mới được tuyển vào. Do đó, công ty phải tính tiền lương theo biện pháp hợp lý, tránh chủ nghĩa bình quân, tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trong công ty phải phấn đấu, cống hiến sức mạnh vì mục tiêu chung.
- Tạo ra cơ chế mới gắn bó chặt chẽ hơn giữa sản xuất và trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm, người công nhân phải trực tiếp chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm mà mình làm ra. Bên cạnh đó công ty cần có chính sách đổi mới nhanh máy móc, trang thiết bị kỹ thuật cải tiến công nghệ hiện có, đào tạo đội ngũ lao động tạo tiền đề vật chất ban đầu để công ty thực hiện các chiến lược phát triển, phân tích sự phù hợp giữa yêu cầu kỹ thuật công việc, loại thíêt bị mà họ điều khiển với trình độ bậc thợ và hệ thống kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm làm việc mà họ được trang bị. Trên cơ sở đó, các phòng chức năng, phân xưởng sẽ lập ra danh sách công nhân và nhân viên kỹ thuật cần được đào tạo mới, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng kỹ năng nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn. Nói chung việc bồi dưỡng kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất phải trở thành yêu cầu thường xuyên của toàn công ty.
- Xác định hình thức và phương pháp đào tạo thích hợp. Công ty cổ phần Giầy Hà Nội có số lượng công nhân tương đối lớn, mà phần lớn trong số họ là nữ. Kinh nghiệm ở nhiều công ty cho thấy, hình thức kèm cặp tại phân xưởng, học lý thuyết kết hợp với thực hành trên máy là thích hợp nhất vì nó có ưu điểm là thời gian đào tạo ngắn và chi phí đào tạo ít, không gây xáo trộn nhân lực và duy trì được tính liên tục của sản xuất. Ngoài ra còn tổ chức các phong trào thi thợ giỏi, đảm bảo và tăng chất lượng sản phẩm, phân xưởng hoàn toàn thành tốt nhiệm vụvà công ty cần có chính sách khen thưởng khích lệ đối với những điển hình tiên tiến trong sản xuất.
- Xây dựng quy trình đào tạo hợp lý để cho công nhân dễ nắm bắt quy trình và tiếp thu một cách nhanh chóng. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo trong việc thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Kết luận
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Tân Quang Minh, từ những kiến thức được trang bị ở nhà trường cùng với thực tiến tại nhà máy sản xuất nhôm kính, tôi thấy những năm qua nhà máy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng còn không ít hạn chế cần khắc phục. Qua việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hình đầu tư phát triển và tình hình sản xuất của nhà máy, tôi đã xem xét và đưa ra được những ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư tại nhà máy . qua đó công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vì tính phức tạp của đề tài, vì trình độ và thời gian có hạn nên chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót. Em kính mong các thầy cô chỉ bảo thêm để em có thể hoàn thành tốt hơn đề tài của mình.
Báo cáo chuyên đề này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đinh Đào Ánh Thuỷ - Giảng viên khoa Kinh tế đầu tư cũng như sự giúp đỡ nhiệt thành của cán bộ, nhân viên công ty cổ phần Giầy Hà Nội. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới sự giúp đỡ nhiệt tình đó cũng như những chỉ bảo để hoàn thiện báo cáo này.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế đầu tư
Bài giảng đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - biên soạn TH.S Đinh Đào Ánh Thuỷ
Văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư
Tài liệu nội bộ công ty cổ phần Tân Quang Minh
Tạp chí nghiên cứu kinh tế Việt Nam
Các trang web:
www.vneconomy.vn
www.vntrades.com
www.vietnamnet.vn
www.lefaso.org.vn
www.cand.com.vn
www.moi.gov.vn
www.vietnamtradefair.com
7. Một số tài liệu có liên quan khác
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1: Giá trị máy móc thiết bị nhập khẩu năm 2005 12
Bảng 2: Danh mục đầu tư nhà máy sản xuất nhôm kính 14
Bảng 3: Cơ cấu lao động tháng 12 năm 2008 27
Bảng 4: Tỷ lệ hàng chính phẩm và hàng phế phẩm trong 2 năm 2005, 2006 41
Bảng 5:Báo cáo tổng hợp các dự án thi công năm 2005,2006 và năm 2007 42
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2048.doc