Ở bậc giáo dục mầm non và phổ thông, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tính chung còn thấp. Phần lớn các trường đều chưa có phòng học bộ môn, phòng bảo quản thiết bị, nhất là các vùng núi, nông thôn.
Ở bậc giáo dục nghề nghiệp và đại học, việc tăng cường cơ sở vật chất không tương ứng vởi tốc độ tăng quy mô đào tạo của các trường. Phấn kinh phí ngoài ngân sách do các trường tự tạo ra để đầu tư cho việc này cũng rất hạn hẹp. Diện tích sử dụng trong các trường mới chỉ đạt 1/3 diện tích chuẩn quy định. Một số trường trọng điểm tuy có vốn đầu tư nhưng tốc độ xây dựng còn chậm. Việc chuẩn hoá, hiện đại hoá trường sở, giảng đường, phòng thí nghiệm, trung tâm thông tin thư viên, ký túc xá sinh viên, nhà tập luyện. vẫn đang là một thách thức lớn.
48 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển vào lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g góp cho giáo dục và đào tạo từ ngân sách nhà nước và từ đóng góp của nhân dân. Người dân hiện nay ở Việt Nam chi trả 40% chi phí giáo dục, trong khi ở các nước phát triển cao trung bình dân chúng chỉ chi trả 20%, phần còn lại là từ ngân sách nhà nước. Mặc dù tổng nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo tăng từ năm này qua năm khác tuy nhiên tốc độ tăng của các nguồn qua 4 năm trong giai đoạn 2001-2005 không đều nhau cụ thể như sau: năm 2002 tốc độ tăng của tổng nguồn cho giáo dục và đào tạo là 31.7% thì đến năm 2003 giảm xuống 10.2% nhưng đến 2004 lại tăng đến 44,4%. Cơ cấu của các nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001- 2005: Trong 5 năm từ năm 2001 đến 2005 thì mức độ đóng góp của nguồn vốn NSNN khá ổn định chiếm khoảng 50% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho giáo dục và đào tạo.
1.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Như chúng ta đã biết ngân hàng sách nhà nước là một nguồn vốn quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và GD-ĐT nói riêng. Sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn này không chỉ có ý nghĩa riêng đối với sự nghiệp GD-ĐT mà còn có một ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế của đất nước.
Theo Luật Giáo dục 2005 thì Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng; thể hiện được chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí giáo dục đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Bảng 3: Ngân sách nhà nước đầu tư phát triển GD- ĐT giai đoạn
2000-2005
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1.Tổng chi NSNN cho GD-ĐT( tỷ đồng)
12.398
15.337
19.898
22.777
32.819
41.547
2.Chi thường xuyên ( tỷ đồng)
8.88
10.816
14.128
18.625
25.927
32.406
Tỷ trọng so với tổng NSNN(%)
71,6
70,5
71,0
81,7
79,0
78,0
3.Chi đầu tư (tỷ đồng)
3.518
4.521
5.77
4.152
6.892
9.141
Tỷ trọng so với tổng NSNN(%)
28,4
29,5
29
18,3
21
22
(Nguồn Vụ kế hoạch- tài chính,Bộ GD-ĐT và sách: hệ thống những văn bản về chủ trương, chính sách chiến lược phát triển GD Việt nam(đến 2020) và www.moet.gov.vn)
Qua bảng trên ta thấy rằng NSNN chi cho giáo dục đào tạo đã tăng thêm trong các năm từ 2000 là 12.398 tỷ đồng sau 5 năm là năm 2005 là 41.547 tỷ đồng. Như vậy ta có thể đánh giá rằng cùng với thời gian và sự phát triển nền kinh tế Nhà nước ngày càng quan tâm hơn về vấn đề đầu tư cho tương lai của đất nước. Trong đó bao gồm các khoản chi thường xuyên 2000 là 8.88 tỷ đồng đến 2005 là 32.406 tỷ đồng.
Cùng tốc độ tăng của chi thường xuyên thì chi đầu tư cũng tăng qua các năm từ năm 2000 là 3.518 tỷ đồng đến năm 2005 có 9.141 tỷ đồng tăng 61.5% so với năm 2000.
Theo các báo cáo của Bộ GD-ĐT, NSNN cho giáo dục năm 2006 tăng so với năm 2005 là 13.940 tỷ đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 11.400 tỷ đồng, năm 2008 dự kiến tăng so với năm 2007 là 9.430 tỷ đồng. Riêng phần ngân sách cho chi thường xuyên của năm 2006 là 42.625 tỷ đồng, của năm 2007 là 51.860 tỷ đồng. Sự gia tăng này chứng tỏ rằng trong tổng thể vốn ngân sách thì chi đầu tư cho giáo dục được ưu tiên ở một vị trí rất quan trọng, điều này đã góp phần thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục tới năm 2010 của Đảng và Nhà nước.
Tuy ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng dần hàng năm nhưng do quy mô giáo dục tiếp tục phát triển nên bình quân chi trên đầu học sinh, sinh viên tăng không đáng kể. Trên thực tế, ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục, trong đó tỷ lệ chi về tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương vẫn chiếm khoảng 85-90%. Tức là kinh phí chi cho các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vẫn hết sức hạn hẹp. Mức chi giáo dục bằng ngân sách nhà nước trên 1 học sinh, sinh viên của nước ta còn kém xa các nước tiên tiến trong khu vực.
Việc phân bổ ngân sách giáo dục hiện nay vẫn còn những bất hợp lý đối với các tỉnh, thành cũng như các trường thuộc khối đào tạo. Các tỉnh vùng sâu, vùng xa vẫn chưa thực sự được ưu tiên đúng mực. Việc cấp kinh phí còn dựa vào định mức tổng hợp thô sơ, chưa tính toán được đầy đủ các nguồn khác cũng như nhu cầu của các trường và cơ cấu giá thành đào tạo. Giáo dục từ xa vẫn chưa được chú ý đầu tư.
Mặt khác tình trạng trong thời gian qua đang làm xôn xao dư luân xã hội đã làm cho gây mất lòng tin của Đảng và Nhân dân vào chất lượng giáo dục, để giải quyết hiện tượng tiêu cực Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp như tăng cường việc kiểm tra giám sát, phát động phong trào chống tiêu cực trong ngành giáo dục. Năm học mới 2007- 2008 ngành giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục thực hiện cuộc vận động đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, với "căn bệnh" thành tích để nâng cao chất lượng dạy và học.
1.2. Các nguồn vốn khác
Bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước thì nhà nước cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ , công sức, tiên của cho giáo dục. Ngoài ra học phí, lệ phí tuyển sinh cũng là một nguồn đầu tư vô cùng quan trọng của giáo dục. Học phi, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác.
Chính phủ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loại hình nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Hiện nay, mức đóng góp cho chi phí giáo dục của gia đình và người đi học, theo ước lượng của một vài chuyên gia, là 44,5% cho tiểu học; 48,7% cho Trung học cơ sở; 51,5% cho Trung học phổ thông; 30,7% cho cao đẳng và đại học. Như vậy tổng số chi phí của tư nhân cho giáo dục là khoảng 44%, nghĩa là 2,4%GDP. Tính đến năm 2005 chi tiêu cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%. Trong chi tiêu đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo thì ở các nước phát triển cao chi trả 20% còn ở Việt Nam dân chi trả tới hơn 40%.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thu hút đầu tư từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Theo ước tính, từ năm 1990 đến nay, tổng giá trị đóng góp của các doanh nghiệp và nhà hảo tâm cho ngành giáo dục lên tới trên 1.200 tỉ đồng và khoảng 1,5 triệu m2 đất.
Bên cạnh đó, trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay nước ta ngày càng mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục đào tạo. Hầu hết nguồn vốn này đến từ các nước dưới hình thức hỗ trợ, cho vay chứ rất ít có ở dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài, điều này chứng tỏ thị trường giáo dục ở nước ta chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư. Trong khi đó thì tại rất nhiều các công ty tư vấn giới thiệu du học nước ngoài, cùng với rất nhiều các cuộc hội thảo du học do các trường, các trung tâm tổ chức.
Tóm lại, xét trên phạm vi cả nước và trong toàn bộ hệ thống GD-ĐT, các trường công lập đang đào tạo khoảng 86,27% tổng số HS, SV. Tổng chi của Nhà nước cho GD-ĐT chiếm 75% tổng chi xã hội cho GD-ĐT, 13,73% tổng số HS, SV đang học trong các trường ngoài công lập, tổng đóng góp của người dân chiếm 25% tổng chi cho GD- ĐT.
Bắt đầu từ năm học 2007-2008, HS học nghề, SV CĐ-ĐH có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học với quy mô lớn. Điều này sẽ hỗ trợ học sinh thông qua đó giảm mức đóng góp của gia đình có hoàn cảnh khó khăn cho học tập giảm như vậy sẽ đảm bảo được cuộc sống cho bộ phận dân cư này.
Để sử dụng có hiệu qủa các nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục huy động được để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tạo tiền đề cho phát triển kinh tế là một vấn đề đặt ra nhiều thách thức mà cần phải có sự nỗ lực và cố gắng bền bỉ của không chỉ nhà nước mà là của toàn dân.
2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển vào lĩnh vực GD-ĐT tại Việt Nam trong thời gian qua.
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy việc thực hiện vốn đầu tư phát triển GD-ĐT đạt hiệu qủa sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT. Sau đây là bảng tổng kết:
Bảng 4: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển GD-ĐT
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
VĐT toàn XH(tỷ đồng)
163.5
180.4
217.6
258.7
324
388.2
VĐT cho GD-ĐT( tỷ đồng)
25.882
34.088
37.552
54.223
68.968
75.2
Tỷ trọng VĐT cho GD-ĐT trên VĐT toàn XH(%)
15.83%
18.90%
17.26%
20.96%
21.29%
19.37%
(Nguồn: www.mof.gov.vn và Bộ GD-ĐT)
Qua bảng trên ta thấy rằng vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo cùng với tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên không ngừng thì nguông vốn dành cho giáo dục và đào tạo cũng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Trong năm 2001 tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ là 163.500 tỷ đồng, tỷ trọng vốn đầu tư cho GD- ĐT là 15,83% thì đến 2006 tỷ trọng này đã tăng lên là19.37% đỉnh điểm là năm 2005 là 21,29%, điều này cho thấy cùng với sự phát triển của nên kinh tế việc đầu tư cho GD-ĐT trong những năm qua tăng.
2.1. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển GD-ĐT theo cấp học, bậc học.
Hệ thống giáo dục và đào tạo ở Việt Nam có 4 cấp bậc học chính là: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục cho cao đẳng , đại học.
Bảng 6: Chi ngân sách nhà nước cho GD-ĐT giai đoạn 2001-2007
đơn vị: tỷ đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Giáo dục
415
495
725
925
1305
2328
2333
Dạy nghề
90
110
130
200
340
500
700
THCN
20
25
30
35
35
37
50
ĐH và cao đẳng
75
80
85
90
90
105
297
(Nguồn: www.moet.gov.vn)
Qua bảng trên ta thấy rằng qua 7 năm thì theo từng cấp học, bậc học có sự gia tăng đáng kể về nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Nếu như năm 2001 chi ngân sách nhà nước cho đại học cao đẳng là 75 tỷ đồng một con số khá khiêm tốn nhưng đến năm 2007 là 297 tỷ đồng . Bên cạnh đó thì nguồn vốn ngoài ngân sách dành cho các cấp học cũng gia tăng. Điều này ta sẽ thấy ở bảng số liệu sau:
Bảng 6: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển GD-ĐT theo cấp học, bậc học giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng VĐT
100
100
100
100
100
VĐT cho GD mầm non
10
11,5
11,7
11,9
12,4
VĐT cho GD phổ thông
81
80
80
79,6
79
VĐT cho THCN
1,2
1,3
1,2
1,3
1,5
VĐT cho CĐ-ĐH
7,8
7,2
7,1
7,2
7,2
(Nguồn Vụ kế hoạch- tài chính, Bộ GD- ĐT)
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng tỷ trọng vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở cấp phổ thông chiếm vị trí cao hơn cả trung bình chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Còn vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở bậc trung học chuyên nghiệp chiếm vị trí thấp nhất trung bình chỉ khoảng 1,3% trong tổng vốn đầu tư phát triển. Như vậy cơ cấu vốn đầu tư cho các cấp học, bậc học phần nào cũng tương xứng với quy mô của từng cấp học và bậc học đó trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển GD- ĐT phân theo vùng lãnh thổ.
Một thực tế rằng vốn đầu tư cho các vùng đô thị và đồng bằng bao giờ cũng cao hơn so với các vùng núi, vùng sâu vùng xa như hải đảo, tuy nhiên định mức chi phân bổ theo dân số cho các vùng lại có tính chất đảo ngược.
Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ quyết định tiêu chí phân bổ ngân sách chủ yếu theo dân số, vì dân số nhiều thì nhu cầu chi lớn và ngược lạ. Ngoài ra, việc phân bổ ngân sách còn căn cứ chi phí cho cùng một công việc giữa các vùng khác nhau do khoảng cách đi lại, địa hình, một độ, dân số, quy mô lớp học,..., kinh phí để thực hiện những chính sách ưu đãi của Nhà nước. Trong thời gian qua Chính phủ đã đầu tư hỗ trợ phát triển GD-ĐT ở các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn. Hiện nay hệ thống các trường phổ thông nội trú và bán trú được củng cố và mở rộng với 13 trường trung ương, 50 trường tỉnh, 266 trường huyện, 519 trường bán trú xã, cụm xã. Tình hình thiết bị, thư viện trong các trường cũng đang có sự chuyển biến tích cực không chỉ ở các địa phương lớn như TP.HCM, Hà Nội đã bước đầu hiện đại hoá cơ sở vật chất trường học, trang bị các thiết bị mà các trường phổ thông dân tộc nội trú đã được nâng cấp, cải thiện về phòng học, thư viện, trang thiết bị.
2.3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển GD- ĐT theo hình thức triển khai thực hiện.
2.3.1. Tình hình sử dụng VĐT phát triển cho GD- ĐT theo chương trình mục tiêu quốc gia về GD- ĐT.
a. Mục tiêu của chương trình.
- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các nước phát triển trong khu vực, tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của từng vùng , từng địa phương
- Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học- công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
b. Nội dung của các chương trình mục tiêu:
Trong 10 năm qua, Chính phủ đã phê duyệt các chương trình mục tiêu 5 năm cho ngành giáo dục nhằm hỗ trợ thực hiện các chủ trương lớn như: thực hiện phổ cập giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, hỗ trợ giáo dục vùng dân tộc thiểu số, tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống trường sư phạm và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường học, trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, các trường đại học và THCN trọng điểm, tăng cường năng lực đào tạo nghề, tăng cường đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học. Nhìn chung việc thực hiện các chương trình đã được chỉ đạo tốt, đạt được hiệu quả cao với những tác động rất tích cực. Chương trình có 7 dự án lớn.
c. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển cho các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo
Các nguồn vốn huy động được để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục bao gồm
Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước
Nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương và từ đóng góp của các tổ chức và cá nhân đã chi cho các dự án
Nguồn kinh phí từ vay nợ và viện trợ nước ngoài
Vốn và cơ cấu nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001 và 2005 thì tỷ trọng chủ yếu ở nguồn vốn ngân sách nhà nước là 73,3%, tiếp sau là ngân sách địa phương là 17,95% và cuối cùng là nguồn viện trợ và vay nợ là 8,75%. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng đặc biệt cùng với tốc độ tăng trưởng thì thu ngân sách nhà nước cũng gia tăng.
Bảng 7: Kinh phí cho các CTMT về GD- ĐT trong tổng kinh phí cho các CTMT quốc gia
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số chi các CTMT(tỷ đồng)
3015
3338
3515
4391
6205
6788
Chương trình GD-ĐT (tỷ đồng)
720
990
1299
1770
2970
3380
Tỷ trọng vốn chi cho CTMT về GD-ĐT(%)
23.88%
29.66%
36.96%
40.31%
47.86%
49.79%
(Nguồn www.mof.gov.vn)
Qua bảng trên ta thấy rằng kinh phí của ngân sách nhà nước chi cho các chương trinh mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo là năm sau cao hơn năm trước cụ thể: năm 2002 là 720 tỷ đổng chiếm 23,88% tổng kinh phí cho các chương trình mục tiêu của quốc gia, đến năm 2007 là 3380 tỷ đồng chiếm 49.79%. Tuy vậy kinh phí này mới chỉ đáp ứng được từ 60% đến 70% nhu cầu của ngành giáo dục và đào tạo. Để cụ thể hơn chúng ta xem xét bảng sau:
Bảng 8: Chi ngân sách nhà nước cho GD- ĐT trong giai đoạn 2001-2007
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số (tỷ đồng)
15609
20624
22795
32730
41630
55300
66770
Chi cho xây dựng cơ bản (tỷ đồng)
2360
3008
3200
4900
6623
9705
11530
Chi thường xuyên cho GD-ĐT (tỷ đồng)
12649
16906
18625
27830
35007
45595
55240
Kinh phí CTMT cho GD-ĐT ( tỷ đồng)
600
720
990
1299
1770
2970
3380
Tỷ trọng chi cho CTMT(%)
3.84%
3.44%
4.26%
3.82%
4.25%
5.37%
5.06%
( Nguồn : www.moet.gov.vn)
Trên bảng trên cho ta thấy rằng trong tổng vốn chi cho giáo dục và đào tạo từ ngân sách nhà nước tăng theo các năm cụ thể năm 2001 là 15609 tỷ đồng thì đến 2007 là 66770 tỷ đồng , cùng với xu hướng tăng đó thì kinh phí chi cho các CTMT về Giáo dục và đào tạo cũng có chiều hướng gia tăng năm sau lớn hơn nay trước. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng chỉ chiếm một phần tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo , để lý giải cho điều này có thể do ngân sách nhà nước chỉ có hạn và việc giải ngân cho các chương trình mục tiêu chậm vì nó đòi hỏi vốn dài và tuỳ thuộc vào tiến độ của các dự án trong chương trình và mức độ quan trọng và cấp thiết của các công trình.
Bởi vậy ngoài nguồn vốn từ Ngân sách điạ phương và huy động từ dân cư và các tổ chức đóng góp một phần quan trọng cho Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, với nguồn vốn này tăng theo các năm và thông thường ngân sách địa phương chiếm tỷ lệ khoảng 30% trong tổng số vốn ngân sách nhà nước . Điều này cho thấy sự chủ động và nỗ lực của các địa phương để giảm bớt gánh nặng ngân sách của nhà nước với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Vốn vay nợ và viện trợ nước ngoài cũng là một nguồn quan trọng để góp phần thúc đẩy việc thực hiện các dự án giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của đất nước. Các dự án tiêu biểu như sau:
Dự án phát triển giáo dục tiểu học do World Bank tài trợ
Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở do ADB tài trợ
Dự án đào tạo giáo viên do ADB tài trợ
Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông do ADB tài trợ
2.3.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển GD-DT không thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
Các chương trình về GD-ĐT ngoài chương trình mục tiêu là các chương trình và đề án để phát triển đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu vùa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Phát triển đội ngũ giáo viên.
Để đảm bảo chất lượng dạy và học luôn là coi là vấn đề cốt lõi trong các mục tiêu phát triển của các địa phương nói riêng và các chiến lược phát triển của chính phủ nói chung. Để làm được điều này cần phải có một đội ngũ giáo viên có chất lượng cao, vì lẽ đó mà vấn đề đầu tư để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu đối với sụ nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong giai đoạn 2001 đến 2005 thì vốn đầu tư phát triển để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chiếm tới gần 60% tổng chi đầu tư phát triển cho giáo dục và đào tạo ngoài chương trình mục tiêu quốc gia.
Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đồng thời cả chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được đặt ra như một thách thức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Tăng cường cơ sở vật chất,kỹ thuật cho nhà trường.
Trong những năm học vừa qua các trường lớp của Việt Nam đã và đang đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương với các nước khác trong khu vực. Vì vậy mà trong những năm qua vốn đầu tư chi cho mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật chiếm một phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư cho giáo dục.
Bảng 10: VĐT cho tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật GD-ĐT
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
VĐT phát triển không thuộc CTMTvề GD-ĐT
24.969,6
32.749
36.234,4
52.562,7
66.659,3
VĐT cho CSVCKT Giáo dục và đào tạo
10.315,6
13.386
14.833,4
21.834,7
27.575,3
(Nguồn vụ kế hoach- tài chính, Bộ GD-ĐT)
Thông qua bảng trên cho chúng ta thấy rằng cùng với sự gia tăng về vốn đầu tư phát triển chung của cả ngành giáo dục và đào tạo thì đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cũng không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước và năm 2004 thì đánh dấu sự gia tăng vượt bậc là 21.534,7 tỷ đồng chiếm đến 41,5%, tốc độ tăng là 47,2%. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho GD-ĐT ngày càng tăng cùng với nó là số lượng trường học ở các cấp học ngày càng tăng lên ta sẽ thấy qua bảng sau.
Bảng 10: Tổng số trường học phân theo cấp bậc giai đoạn
2000-2007
Đơn vị: số trường
Năm
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
GD mầm non
9641
9448
9715
10104
10453
11009
11509
GD phổ thông
24675
25264
25811
26359
26817
27231
27595
Trung học CN
253
252
268
286
285
284
269
ĐH-CĐ
178
191
202
214
230
255
322
(Nguồn : www.moet.gov.vn)
.
Mặc dù tình trạng cơ sở vật chất đã được đầu tư có những tiến bộ song nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Ở bậc giáo dục mầm non và phổ thông, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tính chung còn thấp. Phần lớn các trường đều chưa có phòng học bộ môn, phòng bảo quản thiết bị, nhất là các vùng núi, nông thôn.
Ở bậc giáo dục nghề nghiệp và đại học, việc tăng cường cơ sở vật chất không tương ứng vởi tốc độ tăng quy mô đào tạo của các trường. Phấn kinh phí ngoài ngân sách do các trường tự tạo ra để đầu tư cho việc này cũng rất hạn hẹp. Diện tích sử dụng trong các trường mới chỉ đạt 1/3 diện tích chuẩn quy định. Một số trường trọng điểm tuy có vốn đầu tư nhưng tốc độ xây dựng còn chậm. Việc chuẩn hoá, hiện đại hoá trường sở, giảng đường, phòng thí nghiệm, trung tâm thông tin thư viên, ký túc xá sinh viên, nhà tập luyện... vẫn đang là một thách thức lớn.
III. Những thành tựu đạt được từ việc đầu tư phát triển vào GD- ĐT ở Việt Nam trong thời gian qua
Bước vào thế kỷ XXI giáo dục Việt Nam đã trải qua 15 năm đổi mới và thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạnh hoá các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình độ dân trí được nâng cao. Chất lượng giáo dục có những chuyển biến bước đầu.
1. Về chất lượng.
1.1. Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt
Nhờ việc quan tâm và đầu tư thích đáng vào GD- ĐT của Đảng và Nhà nước, nhân dân nên giáo dục nước ta đã đạt những chuyển biến tích cực.Trình độ hiểu biết , năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao; giáo dục trung học phổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực và thế giới, số học sinh phổ thông đạt các giải quốc gia và quốc tế ở một số môn học ngày càng tăng. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập, năng động. Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ đã được nâng cao một bước. Giáo dục đại học đã từng bước vươn lên, đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sỹ cho đến tiến sỹ, đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Nhờ có những thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác mà chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) 10 năm gần đây có những tiến bộ đáng kể: từ 0,456- xếp thứ 121 tăng lên 0,682- xếp thứ 101/174 nước. So với chỉ số phát triển kinh tế (GDP/người), HDI vượt lên 19 bậc.
1.2. Tăng tốc phát triển Giáo dục và đào tạo không ngừng.
Tốc độ phát triển về giáo dục và đào tạo là một chỉ tiêu phản ánh một cách khá rõ nét hiệu quả giáo dục và đào tạo bởi nó không chỉ cho thấy mức độ hoàn thành các mục tiêu giáo dục và đào tạo đã được đặt ra từ kỳ kế hoạch mà còn cho thấy xu hướng của giáo dục và đào tạo để từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể dự đoán được xu thế của sự phát triển để từ đó hoạch định ra những chính sách phát triển cho thời kỳ tới sát thực hơn và nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tốc độ gia tăng các trường học ở tất cả các cấp bậc học đều có sự gia tăng không ngừng qua các năm sự gia tăng đáng kể nhất phải kể đến đó là tốc độ phát triển về số lượng trường học của bậc trung học phổ thông. Tốc độ tăng về số lượng trường học qua các năm học qua đã thể hiện kết quả của công cuộc đầu tư phát triển cho giáo dục và đào tạo. Cơ sở vật chất hạ tầng cụ thể ở đây là các trường học bước đầu đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển đội ngũ giáo viên và học sinh cũng không ngừng tăng lên.
2. Về quy mô
2.1. Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh
Mạng lưới các trường được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú và bán trú cho con em các dân tộc ít người. Các trường, lớp trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức, các lớp dạy nghề ngắn hạn phát triẻn mạnh. Các trường đại học và cao đẳng được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn của cả nước, các vùng, các địa phương. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp cải thiện. Số trường lớp được xây dựng mới theo tiêu chuẩn quốc gia ngày càng tăng.
Năm học 2005-2006 có gần 18 triệu học sinh phổ thông, 396400 học sinh học nghề, trên 1 triệu sinh viên cao đẳng, đại học. Tổng kết năm học 2005-2006, cả nước có 10,9 nghìn trường mầm non, mẫu giáo; 14,7 nghìn trường tiểu học; 10,3 nghìn trường THCS và 2,3 nghìn trường THPT. So với năm học 2004-2005, số trường ở tất cả các cấp học đều tăng. Cả nước có 238,9 nghìn phòng tiểu học, 140,1 nghìn phòng THCS và 52,8 nghìn phòng học THPT. Đã có 879,4 nghìn học sinh thi tốt nghiệp THPT, tỷ lệ thi đỗ là 93,7%, cao hơn 3 điểm phần trăm so với năm học trước. Tính đến cuối năm 2006, trong cả nước đã có 36/64 tỉnh, thành phố đạt phổ cập tiểu học đúng tuổi và 32/64 tỉnh, thành phố đạt phổ cập giáo dục THCS.
Khai giảng năm học 2006-2007, cả nước có 476,4 nghìn trẻ em đi nhà trẻ, tăng 5,4% so với năm học trước và bằng 10,2% tổng số trẻ em từ 0-2 tuổi; số học sinh mẫu giáo là 2,4 triệu em, giảm 0,7% và bằng 57,5% tổng số trẻ em từ 3-5 tuổi; số học sinh tiểu học là 7 triệu học sinh, giảm 3,6%; số học sinh THCS 6,2 triệu, giảm 2,3% và số học sinh THPT 3,1 triệu, tăng 4,5%.
Cả nước có 349,4 nghìn giáo viên tiểu học, 305,7 nghìn giáo viên THCS và 123,4 nghìn giáo viên THPT. So với định mức số giáo viên trên một lớp thì cấp tiểu học và THCS đã đảm bảo đủ yêu cầu; riêng cấp THPT còn thiếu khoảng 17,5 nghìn giáo viên.
2.2. Công tác xã hội hoá giáo dục giáo dục đã đạt nhiều kết quả bước đầu
Đây là chủ trương lớn cuả Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa chiến lược và tác động tích cực đến sự nghiệp giáo dục. Trong những năm qua đã có nhiều mô hình thể hiện bản chất, mục đích của công tác xã hội hoá giáo dục được hình thành và phát triển như: mô hình trường lớp ngoài công lập, trung tâm dạy nghề, đào tạo nghề trong các doanh nghiệp,mô hình quỹ hỗ trợ giáo dục đào tạo, mô hình đại hội giáo dục các cấp...
Các hoạt động xã hội hoá giáo dục đã huy động được tiềm năng và nguồn lực lớn của xã hội, mở rộng quy mô, đa dang hoá các loại hình trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hàng vạn người.Công tác xã hội hoá giáo dục đã huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển giáo dục như thành lập các quỹ học bổng, khuyến học, trợ giúp học sinh, sinh viên khó khăn. Nhiều doanh nghiệp cá nhân cũng tích cực hưởng ứng phong trào nay.
Về tài chính, đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục. Nguồn tài chính ngoài ngân sách tăng đáng kể, chiếm khoảng 25 – 30% tổng ngân sách cho giáo dục.
2.3. Chi phí cho giáo dục ở Việt Nam vượt xa các nước phát triển cao
Bảng 11. Tỷ lệ chi phí cho giáo dục ở Việt Nam 2000-2005
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng chi cho giáo dục (tỷ)
23,219
25,882
34,088
37,552
54,223
68,968
Tỷ lệ chi/GDP (%)
5.3
5.4
6,4
6.1
7.6
8.3
Tỷ lệ ngân sách cho giáo dục /GDP
3.2
3.2
3,8
3.7
4.6
5
(Nguồn: www.VietNamNet.vn)
Chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam trong khoảng thời gian năm 2000-2005 rất lớn so với mức thu nhập của người dân và thu nhập của cả nước. Một vài con số sau đây thể hiện điều đó: Chi tiêu cho giáo dục ở VN năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%. Trong chi tiêu trên, dân các nước phát triển cao chi trả 20%, còn ở Việt Nam dân chi trả tới 40%. Phần còn lại là nhà nước chi trả.
.
Bảng12. Số liệu so sánh chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam và các nước năm 2005
Việt Nam
Mỹ
Pháp
Nhật
Hàn Quốc
OCDE
Chi tiêu cho giáo dục/GDP (%)
8.3
7.2
6.1
4.7
7.1
6.1
Từ ngân sách
5
5,3
5.7
3.5
4.2
4.9
Từ dân và các nguồn khác
3,3
1,9
0.4
1.2
2.9
1.2
Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục (%)
Từ ngân sách
60
74
93
74
59
80
Từ dân và các nguồn khác
40
26
7
26
41
20
(Nguồn: www.VietNamNet.vn)
Qua bảng cho thấy tỷ lệ chi phí cho giáo dục trên GDP là 8,3% vượt xa các nước phát triển cao thuộc khối OECD kể cả Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc.
IV. Những hạn chế và nguyên nhân trong đầu tư phát triển GD- ĐT ở Việt Nam trong thời gian qua
A- Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu trên thì vấn đề giáo dục và đào tạo ở nước ta vẫn còn những bất cập trong chất lượng, mất cân đối về cơ cấu; hiệu quả giáo dục còn chưa cao; giáo dục chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn; đào tạo chưa gắn với sử dung; đội ngũ giáo viên còn yếu, cơ sở vật chất còn thiếu; chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục và công tác quản lý chậm đổi mới; một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương chậm được khắc phục.
1. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo chưa hợp lý
Đầu tư cho GD- ĐT của ta có tăng nhưng chưa tập trung dứt điểm và có trọng điểm. Cho nên, còn dàn trải và thiếu đồng bộ, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo; đồng thời, chưa có sự kết hợp đầu tư từ ngân sách và các nguồn thu huy động từ xã hội hoá. Tức là huy động toàn dân tham gia giáo dục và đào tạo. Trong khi đó, nguồn thu từ kinh phí còn lộn xộn, chưa có cơ chế chính sách thu quản lý thống nhất, sử dụng chưa đúng cho đào tạo. Việc sử dụng chi cho giáo dục và đào tạo chưa được cân đối giữa chi cho con người và mua sắm trang thiết bị dạy học. Thực tế, ngân sách chủ yếu mới tập trung để trả lương, còn đầu tư cho thiết bị dạy học cả phô thông và đại học chưa được chú trọng. Tỷ lệ trả lương cho giáo viên chiếm gần 80%, còn đầu tư xây dựng cơ bản mới chỉ chú trọng xây “ vỏ “ bên ngoài thôi, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm thực hành rất ít.
Ngày 08/11/2007, Bộ GD-ĐT đã công bố tại cuộc giao ban báo chí bản Báo cáo số liệu về “Giáo dục Việt Nam – Đầu tư và cơ cấu tài chính”. Bản báo cáo đã cung cấp các số liệu thống kê về dân số và thu nhập; chi phí học tập và cơ cấu quan hệ giữa chi phí giáo dục với thu nhập bình quân của người dân và hộ gia đình; cơ cấu và số liệu các nguồn lực tài chính cho giáo dục. Tuy nhiên, trong bản Báo cáo có một số nội dung chưa rõ ràng: bản số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT đã chưa tính đủ các khoản đóng góp thực tế hiện nay của người học và gia đình người học để bảo đảm chi phí học tập, không thống kê nguồn đóng góp của xã hội cho giáo dục. Ngoài ra tổng quỹ lương của cán bộ quản lý, giáo viên công lập phải khoảng 38.213,45 tỷ đồng. Vậy bình quân lương cán bộ quản lý, giáo viên công lập sẽ là 3.634.561 đồng/người/tháng. Trong thực tế lương bình quân mỗi giáo viên hiện nay là khoảng 1.500.000đ/tháng thấp hơn nhiều so với số liệu của Bộ GD- ĐT. Thêm vào đó nguồn lực tài chính rất lớn cho GD- ĐT là nguồn vốn vay ưu đãi và các khoản viện trợ không hoàn lại được Bộ GD- ĐT báo cáo trong bản công bố số liệu Đầu tư và cơ cấu tài chính giáo dục Việt Nam. Như vậy có thể thấy rằng việc quản lý hoạt động đầu tư cho GD-ĐT còn chưa hiệu quả.
Như vậy cơ cấu vốn đầu tư phát triển GD- ĐT còn chưa hợp lý và quản lý hoạt động đầu tư cho GD-ĐT kém là nguyên nhân góp phần làm chất lượng GD-ĐT ở trong vòng luẩn quẩn.
Hệ thống giáo dục và đào tạo ở Việt Nam bắt đầu đối mặt với những thách thức mà nước có thu nhập trung bình thường phải gặp. Tỷ lệ nhập học tăng nhanh ở tất cả các cấp học, và gần như là phổ cập ở cấp tiểu học. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo bị thu hẹp lại, mặc dù ngành giáo dục ngày càng phải phụ thuộc vào học phí, coi đây là nguồn kinh phí chính. Những thành công của ngành giáo dục đã chuyển trọng tâm của chương trình cải cách sang việc nâng cao chất lượng giáo dục và đến được với từng trẻ em bên ngoài trường học.
1.2. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang nằm ở mức kỳ vọng quá cao
Hiện nay hầu như các nỗ lực đều nhằm xây dựng thêm ĐH, tạo ra nhiều SV mà không để ý đầy đủ đến trường dạy nghề, trung học và CĐ chuyên nghiệp.
Hiện nay số SV trên số dân là 1.6%. Tỷ lệ này so với Thái Lan ở mức 2% không phải là nhỏ. Nhưng đề án tăng tỷ lệ này lên 2,0 trong 5 năm tới (2010) và 4,5% trong 15 năm tới (2020) .
Tỷ lệ trung bình ở các nước pháp triển cao OECD dựa vào nguồn số liệu về giáo dục của OECD (Education at a Glance 2005) là 4,3% (có nước cao như Hàn Quốc là 6,7%, Mỹ 5,7%, nhưng có nước thấp như Tây Đức 2,6%, Mexico 2,1%).
Một vấn đề khác cần được nhận thức là HS Việt Nam đi học là nhằm lên ĐH kiếm bằng cấp thay vì học nghề để đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế. Do đó mà ở cấp trung học, số HS các trường chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay chỉ chiếm 14% tổng số HS trung học. Tại các nước phát triển cao OECD, tỷ lệ HS ở các trường chuyên nghiệp lên tới 45%. Đây chính là hiện tượng người ta gọi là thừa thầy thiếu thợ. Đã đến lúc cần xét lại chính sách giáo dục thay vì chỉ nhằm chạy đua bắt kịp các nước tiên tiến một cách không tưởng về số lượng SV ĐH.
2. Hạn chế trong đầu tư ngân sách nhà nước cho GD-ĐT
2.1. Phần lớn nguồn vôn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo là từ ngân sách nhà nước nhưng chỉ được phân bổ theo năm, tỷ trọng đầu tư cao thấp đều tuỳ thuộc vào khả năng thu và cơ cấu chi của NSNN.
2.2. Tốc độ tăng chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT trong thời gian qua là chưa đáp ứng nhu cầu thực tê và các khoản tăng chi do giá cả thị trường biến động. Vì vậy đầu tư ngân sách Nhà nước cho GD-ĐT trong những năm vừa qua thực chất bị giảm xuống.
2.3. Do nguồn NSNN hạn hẹp nên việc đầu tư cho sự nghiệp GD-ĐT chưa thể hiện được vai trò của NSNN đối với hệ thống GD-ĐT, đầu tư cho sự nghiệp này còn mang nặng tính chủ quan, thiếu căn cưa khoa học
2.4 Chức năng điều phối của công cụ tài chính bị hạn chế do quy trình cấp phát, việc điều hành, kiểm soát ngân sách GD-ĐT chưa có cơ chế và chuẩn mực hợp lý.
2.5. Nhu cầu học tập của xã hội và chất lượng phục vụ đòi hỏi ngày càng cao, trong khi đó nguồn thu của NSNN tăng chậm
B- Nguyên nhân
1. Nguyên nhân chủ quan
Trình độ quản lý giáo dục chưa kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý; chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn để xử lý mối tương quan lớn giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong giáo dục. Các văn bản pháp quy về giáo dục chưa được ban hành kịp thời. Công tác thanh tra giáo dục còn yếu và chưa được quan tâm đúng mứa. Những vấn đề về lý luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức để định hướng các hoạt động thực tiễn. Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao. Một số cán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức.
Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của ngành giáo dục; chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp, các lực lượng xã hội và ngành giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục; việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức.
2. Nguyên nhân khách quan
Trong những năm qua giáo dục nước ta chịu một sức ép rất lớn về nhu cầu học tập ngày càng gia tăng trong dân số và trình độ dân trí tăng, song lao động dư thừa nhiều, khả năng sủ dụng lao động của nền kinh tế còn hạn chế, khả năng đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa đang làm thay đổi thang giá trị xã hội, phẩm chất của người lao động... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển nhân cách người học. Giáo dục nước ta chưa có những biện pháp hiệu quả để tác động tích cực đến những thay đổi đó.
Những chậm trễ trong việc cải cách hành chính nhà nước, trong việc đổi mới quản lý kinh tế, tài chình, sử dụng lao động, chính sách tiền lương... cũng là những yếu tố cản trở việc giải quyết có hiệu quả những vướng mắc của ngành giáo dục trong việc huy động sức mạnh tổng hộp của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục để tạo một sự tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng những nhu cầu rất cao của quá trình CNH-HĐH đất nước.
Nước ta có nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị và đầu tư cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, trong lúc nhu cầu của xã hội đối với giáo dục tăng nhanh.
Chương III
Giải pháp tăng cường Đầu tư phát triển GD-ĐT ở
Việt Nam
I. Định hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam
1. Định hướng phát triển đối với mục tiêu về GD-ĐT
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010 đã nêu rõ: để đáp ứng yêu cầu về con người và nguông nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục. Vì vậy, mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 là:
1.1. Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.
1.2. Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
1.3. Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp , chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy - học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
2. Định hướng phát triển GD-ĐT đối với việc tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho GD-ĐT
Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Chuẩn hoá và hiện đại hoá trường sở, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập.
Ngân sách nhà nước nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục trong tương quan với các ngành khác. Nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước từ 15% năm 2000 lên ít nhất 20% năm 2010; tranh thủ nguồn tài chính vay với lãi suất ưu đãi cho giáo dục từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức quốc tế và các nước.
NSNN tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi, cho đào tạo trình độ cao, cho những ngành khó thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước.Có chính sách đảm bảo điều kiện học tập cho con em gia đình nghèo. Trong thời gian 2001-2005, hàng năm Nhà nước dành kinh phí từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đưa 400- 500 cán bộ khoa học đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến.
Huy động nhiều nguồn tài chính khác, kết hợp tốt các nguồn vốn trong và ngoài nước và sự đóng góp của xã hội cho phát triển giáo dục.
2.2. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng song song với việc trao quyền chủ động về tài chính cần thực hiện chế độ tài chính công khai và chế độ kiểm toán nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng cho giáo dục.
2.3. Các địa phương có kế hoạch cụ thể xây dựng thêm trường sở để đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng số lượng học sinh phổ thông học và hoạt động cả ngày tạo trường lên tới 70%, nâng tỷ lệ các trường được xây dựng theo chuẩn quốc gia lên tới 50% vào năm 2010. Đặc biệt quan tâm xây dựng kiên cố, bán kiên cố cho cac vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.
Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục.
2.4. Tăng cường và hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Phấn đấu đến năm 2010 có 60% trường phổ thông và 100% trường đại học, cao đẳng được nối mạng Internet. Mở cổng kết nối Internet trực tiếp cho hệ thông đại học.
2.5. Xây dựng thư viện trường học. Đến năm 2010 tất cả các trường phổ thông đều có thư viện nhà trường. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các trường đại học trong từng vùng tiến tới kết nối với các thư viện trong phạm vị quốc gia, khu vực và quốc tế.
2.6. Xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các đại học quốc gia, các trường đại học trọng điểm, đầu ngành. Xây dựng các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở một số trường cao đẳng.
II. Giải pháp để tăng cường đầu tư phát triển cho GD-ĐT ở Việt Nam trong thời gian tới.
1. Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho GD-ĐT
1.1. Mở nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngoài công lập.
Bên cạnh việc củng cố các trường công lập giữ vai trò chủ đạo, lấy đó làm nòng cốt, cần mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngoài công lập, tạo cơ hội cho mọi người nâng cao trình độ tiếp cân được những kiến thức mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng .
1.2. Khai thác các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục.
Việc huy động dân tham gia đóng góp cho giáo dục phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, căn cứ vào mức sống và khả năng của dân ở từng vùng, địa phương trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội, có chính sách học phí phù hợp, đồng thời có chính sách trợ cấp xã hội và cho vay vốn để đi học.
Điều chỉnh mức học phí ở các trường phổ thông tại các địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn và vùng có thu nhập bình quân cao ( trên mức thu nhập bình quân cả nước) ; thu học phí thấp hơn đối với vùng có thu nhập bình quân thấp (dưới mức thu nhập bình quân cả nước); miễn học phí đối với vùng sâu, vùng xa. Nâng mức học phí ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
Việc thu học phí ở các trường công cùng với kinh phí do ngân sách cấp phải đáp ứng được nhu cầu chi, bảo đảm mức lương thoả đảng cho giáo viên; chấm dựt việc thu tiền của học sinh một cách tuỳ tiện, kể cả việc thu tiền dạy thêm trái đạo đức và nguyên tắc sư phạm.
1.3. Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo duc, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo duc.
Việc phát triển các quỹ khuyến học do nhân dân tự nguyện đóng góp cùng với việc đổi mới chế độ học phí của các trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng các dịch vụ giáo dục mà nhà trường có thể cung cấp, phù hợp với khả năng người học, đồng thời miễn giảm cho các đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo.
1.4. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hợp tác giáo dục nước ngoài để tăng thêm nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Cho phép một số trường đại học hoặc các tổ chức giáo dục nước ngoài, người Việt Nam sống ở nước ngoài được mở trường tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
Cho phép các trường đại học trong nước mời giáo viên nước ngoài, giáo viên là người Việt Nam sống ở nước ngoài vào giảng dạy.
Sử dụng một phần ngân sách và viện trợ của nước ngoài để gửi cán bộ giảng dạy của ta đi bổ túc trình độ ở nước ngoài, gửi sinh viên được tuyển chọn đi nước ngoài học những ngành và cấp học cần thiết.
2. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho GD-ĐT
2.1. Phân bổ hợp lý hơn đối với nguồn vốn cho GD-ĐT
- Ưu tiên sư dụng tập trung cho các yêu cầu : đào tạo, bồi dưỡng và cải tiến chính sách tiền lương cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; các ngành đào tạo mũi nhọn và bồi dưỡng nhân tài; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Phân bổ ngân sách dành co giáo dục và đào tạo địa phương căn cứ vào đặc điểm địa phương ( yêu cầu phát triển giáo dục, hoàn cảnh địa lý, mật độ dân cư, khả năng kinh tế địa phương và khả năng đóng góp của nhân dân). Phần ngân sách dành cho đào tạo ở Trung ương được phân bổ theo ngành nghề đào tạo và quy mô học sinh, sinh viên.
- Giảm chi tiêu hành chính, hạn chế hội họp, dành tiền cho các khoản chi trực tiếp phụ vụ giảng dạy - học tập.
- Tiếp tục cải tiến chế độ học bổng, trợ cấp xã hội và tín dụng đào tạo để bảo đảm cho người nghèo có điều kiện học. Nâng cao mức học bổng dành cho học sinh và sinh viên giỏi và học bổng cho các ngành học cần khuyến khích.
- Mở rộng hình thức ngân hàng cho học sinh, sinh viên vay tiền để học tập, tạo điều kiện cho con em gia đình nghèo, gia đình có thu nhập thấp theo học ở các bậc học cao. Cải tiến thủ tục và nâng số tiền được vay để đủ trang trải cho việc học tập; đồng thời quy định chặt chẽ để người vay hoàn trả sau khi tốt nghiệp và có việc làm.
2.2. Nâng cao chất lượng quản lý đối với hoạt động đầu tư vào GD-ĐT
- Phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân địa phương đối với giáo dục và đào tạo trên địa bàn, quyền tự chủ và trách nhiệm của các trường đào tạo do Trung ương quản lý.
- Tổ chức sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để vận động nhân dân tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục.
- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu hành chính, sửa chữa, xây dựng mới.
Phát triển nhanh và đồng bộ sự nghiệp giáo dục - đào tạo; tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên mới theo quy hoạch để đảm bảo đủ giáo viên được chuẩn hoá, đồng thời thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, đảm bảo trang thiết bị và đồ dùng dạy học tối thiểu cho việc dạy và học nhất là các lớp thay sách. Có giải pháp tích cực thu hút các cháu 5 tuổi vào trường mẩu giáo, huy động 98% trẻ em trong độ tuổi vào tiểu học. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới sác giáo khoa ở lớp 3 và lớp 8. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy trẻ khuyết tật...
Tuyển dụng và thực hiện tốt chính sách thu hút các đối tượng được đào tạo sau đại học về công tác tài tỉnh, tăng quy mô, chất lượng đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước theo tinh thần Quyết định 74/2001/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý. Tập trung thực hiện công tác phổ cập tiểu học theo độ tuổi và đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở, đào tạo nghề cho người lao động. Nâng chất lượng đào tạo tại các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Mở rộng xã hội hóa các hoạt động dạy nghề. Sử dung tốt các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, phấn đấu có thêm 10% trường đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá trường lớp, không còn trường tre lá. Ðẩy mạnh và đưa công tác khuyến học thành phong trào của các tầng lớp nhân dân; có chính sách, giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Tạo điều kiện cho các Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, hình thành nhiều gia đình hiếu học làm cơ sở cho phong trào xã hội học tập.
KẾT LUẬN
Bối cảnh quốc tế trong thời gian tới có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về GD-ĐT.
Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Để thực hiện mục tiêu đó, trong 10 năm tới cần: Củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước.
Phát triển đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm, máy tính nối mạng Internet, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thư viện, ký túc xá...). Tăng đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa GD-ĐT. Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang web:
, chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Thứ ba 09.10.2007, 08:43:Bí hiểm chuyện chi tiêu trong giáo dục
GIÁO DỤC VIỆT NAM – ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH”17-11-07
THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ SỐ LIỆU THỐNG KÊ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2006 (15:03 29/12/2006)
VnMedia) – Cần đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, , ngày 22/11/2007
Sinh động “Quốc hội trẻ”,12/06/2006
quy hoạch kinh tế- xã hội, ngày 24/11/2007
....
Báo,tạp chí:
Về vai trò của Nhà nước trong giáo dục đại học, Tia Sáng tháng 12/1998.
Vài phô trương không cần thiết, Nông Nghiệp Việt Nam, 16/5/2002
Đầu tư của Ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo, thực trạng và giải pháp,tạp chí kinh tế & dự báo số 9/2000…
Sách:
-Hệ thống những văn bản về chủ trương, chính sách chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam(đến 2020), NXB HV CTQG, 2005
-Niêm giám tổ chức GD-ĐT Việt Nam 2003-2004, NXB Thống kê, 2005
-Giáo dục và đào tạo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương, thực hiện đánh giá, NXB H: Chính trị quốc gia, 2002
-Giáo dục Việt Nam 1945-2005, NXB Chính trị quốc gia, 2005…
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0089.doc