Bên cạnh, việc cải cách luật pháp, thay đổi các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phù hợp, xây dựng chiến lược và quy hoạch thu hút vốn thì một vấn đề cũng khá quan trọng đó là công tác quản lý của nhà nước. Công tác quản lý nhà nước với đầu tư nước ngoài còn nhiều mặt yếu kém, vừa buông lỏng nhưng lại vừa can thiệp sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp. Hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực tuy đã giảm, nhưng vẫn còn. Cơ chế một cửa, một đầu mối dù đã được thống nhất, nhưng nhiều nơi vẫn chưa triển khai thực hiện tốt. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và UBND các địa phương theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm của mình đối với đầu tư nước ngoài. Tránh tình trạng chồng chéo hoặc trì trệ trong việc thực hiện các chủ trương chính sách cụ thể đối với đầu tư nước ngoài trong từng vùng
39 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
392.400
Khách sạn-Du lịch
6
46.388.448
19.569.048
4.532.340
Tài chính-Ngân hàng
1
15.000.000
15.000.000
-
Văn hóa-Ytế-Giáo dục
13
10.778.000
6.777.000
3.908.264
XD Văn phòng-Căn hộ
3
40.000.000
14.100.000
12.616.214
XD hạ tầng KCX-KCN
1
55.500.000
17.000.000
20.067.014
Dịch vụ khác
14
15.934.421
7.928.960
726.325
Tổng số
346
710.477.762
403.999.827
181.146.480
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam được thực hiện ở hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế tập trung chủ yếu vào 3 nhóm ngành:
Công nghiệp (gồm CN nặng, CN nhẹ, CN thực phẩm) và xây dựng có 247 dự án với vốn đầu tư đăng ký 423,83 triệu USD, chiếm 71,4% số dự án và 50,9% tổng vốn đầu tư.
Các ngành nông lâm nghiệp với 54 dự án và 95,68 triệu USD tổng vốn đăng ký, chiếm tương ứng 13,5% và 34,6% số dự án và tổng vốn đầu tư.
Các ngành dịch vụ có 45 dự án và 190,96 triệu USD vốn đăng ký, tức 15,1% số dự án và 14,5% tổng vốn đầu tư.
3.2. Cơ cấu FDI theo địa phương
Nhìn chung, tình hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam theo vùng lãnh thổ đã có sự chuyển hướng cân đối hơn. Trong những năm đầu, nguồn vốn đầu tư trực tiếp này chủ yếu được rót vào các tỉnh phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nainhưng về sau nó có xu hướng chảy ra các tỉnh phía Bắc. Với sự phát triển không ngừng thì rõ ràng các tỉnh phía Bắc đang ngày càng có nhiều cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc điển hình là các tỉnh: Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng SơnTuy nhiên, tính đến tháng 8 năm 2005, thì nguồn vốn Trung Quốc đầu tư trọng điểm vẫn là : đứng đầu là Hà Nội với 55 dự án và tổng vốn đầu tư đạt hơn 78 triệu USD, tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh với 33 dự án và tổng vốn thì lên đến hơn 97 triệu USD, Hải Phòng với 27 dự án và tổng vốn đầu tư là hơn 73 triệu USD, Quảng Ninh với 25 dự án và tổng vốn đầu tư là hơn 70 triệu USD. Khi xem xét trên góc độ quy mô dự án thì thấy rằng các dự án ở Hà Nội có quy mô 1,44 USD/dự án, nhỏ hơn quy mô đầu tư các dự án ở TP. Hồ Chí Minh 2, 94 USD/dự án. Và như vậy cả nước tính đến thời điểm này có 44 tỉnh, thành phố nhận được nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc (xem phụ lục 4).
3.3. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
Theo luật đầu tư nước ngoài ban hành thì Việt Nam có 4 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng BCC, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) và các hình thức phái sinh của nó (BTO, BT). Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ có 3 hình thức đầu tư đó là: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh.
Bảng 1.5: Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
theo hình thức đầu tư
(tính tới ngày 22/8/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Hình thức đầu tư
Số dự án
TVĐT
Vốn
pháp định
Đầu tư
thực hiện
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
30
45.680.589
41.637.925
17.621.491
100% vốn nước ngoài
194
308.408.273
196.408.755
74.085.731
Liên doanh
122
356.388.900
165.953.147
89.439.258
Tổng số
346
710.477.762
403.999.827
181.146.480
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các dự án đầu tư mà Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài là chính với 194 dự án (chiếm 56,4%) và tổng vốn đầu tư là 308,4 triệu USD (chiếm 43,4%). Hình thức này được các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Trung Quốc nói riêng lựa chọn vì nó là hình thức có nhiều thuận lợi nhất: nhà đầu tư được quyền quyết mọi hoạt động theo pháp luật của nước sở tại. Nhưng đối với nước tiếp nhận thì hình thức này gây bất lợi nếu không có sự quản lý phù hợp. Còn hình thức doanh nghiệp liên doanh có số lượng dự án là 122 (chiếm 35,8 %) với tổng vốn đầu tư là 356,4 triệu USD (chiếm 50,1%). Hình thức đầu tư này có ưu điểm là nhà đầu tư có thể tranh thủ được sự hỗ trợ của đối tác Việt Nam trên thị trường mà họ chưa quen. Mặt khác, họ muốn cùng đối tác Việt Nam chia sẻ rủi ro nếu có.Nhưng theo nhận định thì các nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài bởi họ muốn tự chủ trong điều hành quản lý doanh nghiệp.Bởi khi tham gia liên doanh đôi khi Nhà nước lại can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức dễ thực hiện và có ưu thế rất lớn trong việc phối hợp hoạt động sản xuất kỹ thuật cao đòi hỏi có sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty ở các quốc gia khác nhau. Hình thức này các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài ký một hợp đồng không ra đòi hỏi pháp nhân mới. Đây cũng là hình thức hợp tác sản xuất trong tương lai gần, xu hướng của phân công lao động và hợp tác quốc tế. Trung Quốc đầu tư hình thức này cũng rất ít với 30 dự án (chiếm 7,8%) và tổng vốn đầu tư là 45,7 triệu USD (chiếm 6,5%). Nguyên nhân là do Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện hành lang pháp lý nên có rất nhiều bất cập, mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp sửa đổi luật cho phù hợp. Ngoài ra, cũng có một số phương thức mới cũng được bổ sung vào Luật như: đầu tư vào Khu công nghiệp – Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. Điển hình là dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất Linh Trung tại TP. Hồ Chí Minh.
4. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua
4.1. Những ưu điểm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể nói là một nguồn vốn quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của một nước đang phát triển như Việt Nam. Trong đó Trung Quốc là một đối tác cũng tương đối lớn đã đóng góp nhiều vào sự phát triển của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư này đóng góp vào sự tăng lên của GDP, giúp vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên, tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao công nghệ để cải thiện chất lượng hàng hoá tăng khả năng xuất khẩu, tạo thêm việc làm giảm thiểu thất nghiệp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng trao đổi quốc tế, đồng thời tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Bảng 1.6: Đóng góp của khu vực FDI vào GDP
Đóng góp
của khu vực FDI
2001
2002
2003
2004
Tỷ trọng trong GDP (%)
13,1
13,9
14,3
14,8
Nộp ngân sách (triệu USD)
373
459
500
510
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - MPI
Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm quốc nội cũng tăng dần qua các năm. Năm 2001 đóng góp 373 triệu USD với tỷ trọng trong GDP là 13,1%; năm 2002 đóng góp 459 triệu USD với tỷ trọng trong GDP là 13,9%; năm 2003 đóng góp 500 triệu USD với tỷ trọng trong GDP là 14,3%; và năm 2004 đóng góp 510 triệu với tỷ trọng trong GDP là 14,8%. Như vậy giai đoạn 2001- 2004 khu vực kinh tế có vốn FDI đã đóng góp vào 18, 42 tỷ USD. Và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó có Trung Quốc vào Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, là nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai, cải thiện cán cân thanh toán. Thông qua vốn FDI nhiều nguồn lực trong nước được đưa vào sử dụng, đồng thời Nhà nước cũng chủ động hơn trong bố trí cơ cấu đầu tư, dành nhiều vốn ngân sách cho kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Có thể nói đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo “ cú huých” từ bên ngoài, ban đầu mở đường cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam cùng vốn đầu tư của các nước khác cũng tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao công nghệ, các nhà đầu tư chuyển những công nghệ tương đối hiện đại đến Việt Nam để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.Về chất lượng công nghệ đưa vào Việt Nam, nhìn chung, phần lớn các trang thiết bị là đồng bộ, có trình độ bằng hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và thuaộc loại phổ cập ở các nước công nghiệp trong khu vực. Một số thiết bị qua sử dụng đã được nâng cấp trước khi đưa vào Việt Nam. Điều này đã làm cho các sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường Việt Nam do các mặt hàng phong phú hơn chát lượng của hàng hoá được cải thiện rất nhiều so với thơì kỳ chưa mở cửa. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam.
Một vấn đề quan trọng nữa là đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam cũng hình thành các doanh nghiệp mới từ đó góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tăng thu nhập cho người dân (lương bình quân 80 – 85 USD/tháng cao hơn bình quân chung của các doanh nghiệp trong nước). Tính đến hết năm 2004, khu vực FDI nói chung đã tạo ra 800.000 lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng các dịch vụ liên quan. Nhiều lao động được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ tiên tiến, rèn luyên tác phong công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế mới. Đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực FDI ngày một trưởng thành và tích luỹ được kinh nghiệm quản lý.
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam góp phần mở rộng kinh tế thương mại của Việt Nam và Trung Quốc. Với vị trí là các nước láng giềng của nhau, có những điều kiện về địa lý tương tự nhau tạo điều kiện cho hai nước hiểu nhau hơn đồng thời thêm yếu tố đầu tư càng thúc đẩy mạnh mối quan hệ này. Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc tức là dù trực tiếp hay gián tiếp thì qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản phẩm của Việt nam có điều kiện xâm nhập vào thị trường đông dân nhất thế giới của Trung Quốc thúc đẩy tăng trưởng trong nước và ngược lại sản phẩm của Trung Quốc cũng xâm nhập vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, do đó đảm bảo nguồn nguyên vật liệu với giá cả phải chăng. Điều đó chứng tỏ rằng đầu tư trực tiếp và ngoại thương có quan hệ tác động hỗ tương.
Đầu tư tạo điều kiện thay đổi bộ mặt đất nước và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Bởi vì, khi muốn thu hút đầu tư thì Chính phủ phải có chiến lược đổi mới, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải, nhà cửa, Thêm và đó, Trung Quốc còn tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu chế suất điển hình là khu chế xuất Linh Trung ở TP Hồ Chí Minh. Nhờ các dự án mà Việt Nam mới có cơ hội sớm được tiếp nhận nhiều cái mới về cải thiện cơ sở hạ tầng, cùng với nó là sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, tạo môi trường và điều kiện tốt để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư, từ đó tạo khả năng mở rộng xuất khẩu, thông qua các khu chế xuất, khu công nghiệp.
4.2. Những tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm đạt được do nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc nói riêng vào Việt Nam thì vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng một chính sách phù hợp, có thể bỏ lỡ các dự án đầu tư, tạo môi trường đầu tư kém thu hút. Với thực trạng hiện nay, nguồn vốn của Trung Quốc vào Việt Nam còn ít so với tiềm lực của Trung Quốc và mối quan hệ của hai bên do đó xác định được những tồn tại để có biện pháp khắc phù một cách hợp lý. Trong những năm qua, các nhà đầu tư của Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư trực tiếp, tuyệt đại đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiền vốn có hạn, kỹ thuật và công nghệ sản xuất chưa thật tiên tiến và hiện đại, do đó sức cạnh tranh yếu, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Đến nay, chưa thấy xuất hiện tại Việt Nam những dự án đầu tư trực tiếp quy mô tương đối lớn của các công ty và tập đoàn kinh tế lớn của Trung Quốc.
Cơ cấu đầu tư tuy đã có nhiều cải tiến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều điều bất hợp lý, hiệu quả kinh tế – xã hội của khu vực đầu tư này chưa cao. Trung Quốc chủ yếu đầu tư khai thác các ngành công nghiệp nói chung đặc biệt là công nghiệp nặng trong khi đó ngành nông lâm nghiệp mặc dù có nhiều ưu đãi, lại có nhiều tiềm năng nhưng nguồn vốn cho khu vực này thấp. Chính vì vậy gây ra sự mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế, không tạo được hiệu quả cao trong đầu tư.
Thêm vào đó vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các địa phương có điều kiện thuận lợi như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, trong khi đó vốn đầu tư vào các địa bàn có điều kiện khó khăn thì hạn hẹp, làm cho chênh lệch kinh tế - xã hội giữa các vùng ngày càng lớn. Từ đó gây ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu hút FDI của các địa phương khiến cho các dự án đầu tư kém hiệu quả do chỉ tập trung thu hút mà thực hiện thì yếu kém.
Hệ thống pháp luật, chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ, ổn định, chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự đoán trước được gây khó khăn cho nhà đầu tư trong triển khai dự án. Công tác quản lý Nhà nước còn yếu nhiều mặt, vừa buông lỏng lại vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp (quá tâp trung vào khâu cấp giấy phép đầu tư, buông lỏng khâu quản lý sau cấp giấy phép nên không nắm chắc được tình hình, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI).
Chất lượng lao động Việt Nam còn yếu kém. Một số cán bộ được cử vào làm việc trong liên doanh thiếu kiến thức chuyên môn, không nắm vững luật pháp, không thành thạo ngoại ngữ. Đội ngũ lao động còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp về lao động có trình độ tay nghề cao, kỷ luật kém, năng suất lao động thấp, do đó thế mạnh của chúng ta về lao động bị suy yếu dần.
Bên cạnh đó, còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ: có những công nghệ chuyển giao đã cũ kỹ, lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả; công nghệ chuyển giao không đồng bộ và định giá không đúng. Từ đó dẫn đến sản phẩm làm ra có tính cạnh tranh chưa cao và còn gây ô nhiễm môi trường.
Chi phí đầu tư ở Việt Nam cao hơn một số nước khác trong khu vực, như: giá điện ở Việt Nam cao hơn gấp 2 lần tại Bangkok – Thái Lan, lương công nhân Việt Nam cao gấp 1,6 lần tại Jakata – Indonexia và thuế thu nhập cá nhân cao hơn cả Thượng Hải.
4.3. Nguyên nhân
Lượng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam còn ít do Trung Quốc vẫn đang trên đà phát triển, thiếu vốn (Trung Quốc có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài rất mạnh mẽ), lại đâng tiến hành xây dựng “Bốn hiện đại hoá” trên quy mô lớn cần thu hút nhiều đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Những lĩnh vực mà phía Việt nam muốn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nhưng ở Trung Quốc, những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đó vẫn đang cần đầu tư và có nhiều triển vọng phát triển, cho nên các doanh nghiệp Trung Quốc chưa có nhu cầu cấp bách đầu tư ra nước ngoài trong đó có Việt Nam.
Do nhận thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa thông suốt, nhất quán; một mặt do chúng ta đang thiếu vốn trầm trọng nên một mặt, muốn khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng đất nước; mặt khác, lại sợ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ngay trong lòng nước ta mà ta không khống chế được, nên lại tìm cách ngăn chặn. Việc “đóng”, “mở” thất thường sẽ làm cho các nhà đầu tư ngần ngại, không muốn đầu tư lớn và lâu dài ở nước ta.Lại thêm ở Việt Nam có một số người không thích thú lắm với đầu tư trực tiếp của Trung Quốc, cho rằng kỹ thuật và công nghệ sản xuất của Trung Quốc chưa tiên tiến hiện đại bằng các nước tư bản chủ nghĩa phát triển khác, do đó, khi các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư sản xuất kinh doanh cò gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Do môi trường đầu tư của Việt Nam chưa dủ sức hấp dẫn. Việt Nam là một nước có dân số tương đối lớn nhưng thị trường lại hạn hựp, lợi thế so sánh mất đi, chính sách về thuế,quản lý ngoài hối thường thay đổi quá nhanh, cơ sở hạ tầng yếu kém. Điển hình như xây dựng khu công nghiệp với mục đích là địa phương mình cũng có khu công nghiệp chứ không phải xuất phát từ nhu cầu của các nhà đầu tư hoặc có địa phương không thuận tiên trong việc giao thông vận tải, không gần trung tâm kinh tế nhưng vẫn đầu tư các khu công nghiệp để chờ các nhà đầu tư nước ngoài,
Thiếu một hệ thống luật pháp về đầu tư hoàn chỉnh. Hiện nay, nước ta mới đang tiến tới xây dựng một hệ thống luật đầu tư chung cho cả trong nước và nước ngoài. Còn luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987 đã qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung nhưng vẫn thiếu sự đồng bộ và nhất quán, chưa đảm bảo tính rõ ràng.
Khâu quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài còn nhiều yếu kém, dẫn đến việc cấp giấy phép đầu tư cho một số ngành hàng, lĩnh vực vượt quá nhu cầu, gây lãnh phí thiệt hại cho dất nước, làm các nhà đầu tư mất niềm tin.
Còn thiếu một đội ngũ cán bộ có đủ tài đức để tham gia quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một đội ngũ công nhân lành nghề.
Phần II
Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
Những định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc
1.1. Những lợi ích trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc
Ta thấy rằng, mặc dù, Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài với quy mô còn nhỏ bé song cũng đạt được một số lợi ích
Một là phát hiện và tìm kiếm được nguồn thị trường mới đồng thời thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu hàng hoá cũng như lao động trong nước ra nước ngoài. Bên cạnh việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, phát triển các hoạt động ngoại thương, tăng cường xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, các công ty cũng ngày càng chú trọng đến các dịch vụ hậu mãi như bảo dưỡng, bảo hành, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng giúp cho việc giữ vững các thị trường cũ và phát huy có hiệu quả cácthị trường mới. Trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, có những doanh nghiệp do tránh sự bảo hộ thuế quan, phi thuế quan, đồng thời hạn chế nhập khẩu, đã triển khai xây dựng nhà máy ở nước thứ ba để tranh thủ giấy phép và hạn ngạch quota của nước này, thực hiện mục đích xuất khẩu của mình.
Hai là tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nước mà Trung Quốc tiến hành đầu tư. Trung Quốc là một nước tuy rộng lớn nhưng nguồn tài nguên thì hạn hẹp, trữ lượng không cao do đó mà Trung Quốc phải nhập khẩu một khối lượng lớn để đảm bảo cho sản xuất trong nước.Chính vì điều đó mà Trung Quốc chú ý đến các nước có nhiều tài nguyên để tiến hành đầu tư, thành lập các doanh nghiệp từ đó khai thác nguồn tài nguyên ở các nước sở tại góp phần cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp của mình và các doanh nghiệp khác trong nước.
Ba là tạo điều kiện tiếp nhận những thông tin mới về thị trường cũng như công nghệ. Sau khi được thành lập chỉ một thời gian ngắn các doanh nghiệp đã hiểu rõ xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, xu thế phát triển của thị trường, sự biến động của giá cả, nắm bắt được những thông tin mới nhất về công nghệ, về sự thay đổi chính sách của các nước trên thế giới, từ đó tao điều kiện xây dựng, hoạch định những chiến lược lâu dài, tổng quát, đưa ra những biện pháp hữu hiệu góp phần tích cực cho chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.
Bốn là tiếp cận rồi tiến tới áp dụng nguồn công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của nền công nghiệp hiện đại. Để thực hiện được mục đích này trong quá trình đầu tư ra nước ngoài thì các doanh nghiệp đã tiến hành mua các loại trang thiết bị hiện đại tham gia cổ phần vào các doanh nghiệp tiên tiến của nước ngoài hoặc hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới với nước ngoài nhằm thu hút sử dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới, đồng thời trong khi chung vốn hợp tác sản xuấtvà kinh doanh, các doanh nghiệp đã học hỏi được nhiều phương thức và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển, đưa sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng pát triển và có hiệu quả cao. Ngoài ra, Trung Quốc còn học hỏi được các nghiệp vụ bán hàng thực tế và quản lý doanh nghiệp một cách khoa học.
Năm là tận dụng được nguồn vốn nước ngoài. Với sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh, Châu á trở thành một thị trường vốn tương đối lớn với nhiều kênh lưu thông rộng rãi, nên bất kỳ doanh nghiệp nào đầu tư vào cũng được hưởng vay vốn một cách dễ dàng từ Chính phủ để mở rộng kinh doanh, thậm chí có thể vay vốn để đầu tư cho các hạng mục mới. Doanh nghiệp tham gia góp vốn còn có thể tranh thủ vốn của đối tác chung vốn để đầu tư vào hạng mục do mình đảm nhiệm.Vì vậy mà các công ty của Trung Quốc đã tranh thủ lợi thế này tăng cường đầu tư ở nước ngoài để đạt mục đích kinh doanh xuyên quốc gia.
1.2. Những hạn chế trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc
Bên cạnh những lợi ích đạt được từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì Trung Quốc vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong quá trình đầu tư.
Một là hạn chế về thể chế. Gần đây, Trung Quốc mới quan tâm chú trọng đến vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, một thời gian dài đã không chú ý đến vấn đề chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý. Nhà nước vẫn chưa có quy hoạch tổng thể thống nhất và bố trí hợp lý đối với lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Trong quá trình thẩm định, phê chuẩn các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài không có sự điều hành nhất quán, thông qua quá nhiều cửa nên cũng tạo sự phối hợp không đồng bộ, trình tự thẩm đinhj phê chuẩn các hạng mục quá quan liêu, phức tạp đã làm cho hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Đối với chính sách đầu tư ra nươca ngoài hiện nay, Chính phủ chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiên có hiệu quả, thiếu tính liên tục và đồng bộ, luôn có hiện tượng vừa ủng hộ vừa hạn chế.
Hai là hạn chế về kỹ thuật. Hiện nay, ngành công nghiệp Trung Quốc mặc dù cũng đạt được trình độ phát triển cũng tương đối, nhưng nhìn chung thì khả năng về kỹ thuật của các doanh nghiệp Trung Quốc còn yếu và thiếu thốn. Trung Quốc vẫn cọn nhập khẩu nhiều những kỹ thuật mới của nước ngoài, đặc biệt là các công nghệ kỹ thuật cao và hiên đại. Vì thế, những năm qua, Trug Quốc chưa thể nắm bắt và tiếp thu những kiến thứ vè kỹ thuật mới được nhập vào, dẫn đến các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc khó có thể phát huy được khả năng sáng tạo và nội địa hoá kỹ thuật ở các nước sở tại.
Ba là hạn chế về vốn. Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp của Trung Quốc có tốc độ phát triển yếu kém bởi phần lớn phải trông chờ vào nguồn vốn của Nhà nước thông qua các khoản vay của ngân hàng. Hiện nay, hệ thống tiền tệ của Nhà nước chưa hoàn thiện, thị trường vốn trong nước kém phát triển, hệ thống ngân hàng Nhà nước rộng lớn vẫn chưa hoà nhập được với hệ thống ngân hàng thế giới, đồng thời trong một thời gian dài, vẫn chưa giải quyết thoả đáng một khối lượng lớn tài sản của doanh nghiệp quốc hữu.Vì thế trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, hệ thống tiền tệ khó có thể phát huy được sức mạnh.
Bốn là hạn chế về nhân tài. Các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay, đang đòi hỏi một lực lượng nhân tài có tố chất cao, trình độ quản lý giỏi. Hiện nay, lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài đòi hỏi phải có nhân tài thuộc loại kinh doanh cỡ quốc tế nghĩa là phải nắm bắt được tình hình, có kinh nghiệm phong phú về đầu tư quốc tế và nghiệp vụ kinh doanh xuyên quốc gia nhưng Trung Quốc khó có thể đáp ứng đầy đủ để thích ứng với nhu cầu đầu tư ra nước ngoài với phạm vi và quy mô lớn. Mặc dù, Trung Quốc có chú trọng đến bồi dưỡng đào tạo nhân tài, nhưng cũng xuất hiện hiện tượng những người được cử đi đào tạo ở nước ngoài sai khi tốt nghiệp đã không về nước mà ở lại nước ngoài. Tình trạng này làm cho Trung Quốc không dễ dàng giải quyết thoả đáng vấn đề đào tạo và hình thành một đội ngũ nhân tài kinh doanh xuyên quốc gia.
1.3. Định hướng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc
Cùng với việc tổng kết những kết quả và kinh nghiệm của chiến lwocj đầu tư ra nước ngoài thời gian qua, Trung Quốc tiếp tục đưa ra nhữnh chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hiệu quả hơn nhằm dẩy nhanh chiến lược này.
Một là xây dựng hệ thống bảo đảm để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Trước tiên, phải xây dựng hệ thống lập pháp về các lĩnh vực đầu tư trực tiếp, lao động nhằm khắc phục tình trạng đầu tư kinh doanh không hợp pháp ở ngoài nước, hướng dẫn các doanh nghiệp Trunh Quốc tranh thủ vận dụng những quyền lợi mà tổ chức thương mại thế giới dành cho để tiến hành các vòng đàm phán thương mại song phương, đa phương có hiệu quả, cố gắng giảm hoặc xoá bỏ hàng rào bảo hộ của nước ngoài trong đầu tư, thương mại.
Hai là mở rộng chính sách thẩm định phê chuẩn đầu tư ra nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện một số quy định có tính nguyên tắc. Đó là: phân định và điều chỉnh chức năng của các ngành hữu quan một cách hợp lý và có hiệu quả, đơn giản hoá trình tự, thu hẹp nội dung thẩm định phê chuẩn; căn cứ theo nhu cầu phát triển kinh tế thị trường tham khảo phương thức tự do hoá từng bước trình tự thẩm định của các nước trên thế giới để học hỏi, thay đổi; cùng với việc coi trọng thẩm định các hạng mục đầu tư ra nước ngoài, sẽ tăng cường giám sát và quản lý các hạng mục đầu tư sau khi đã hoàn thành; áp dụng các nguyên tắc đã xác định rõ ràng điều kiện, trình tự thẩm định, phê chuẩn, thực hiện thẩm định công khai, công bằng, dân chủ.
Ba là thực hiện cải cách ngành quản lý ngoại hối, hoàn thiện hệ thống dịch vụ tiền tệ cho đầu tư ra bên ngoài. Trung quốc thời gian này đang tiến hành đẩy mạnh cải cách chế độ quản lý ngoại hối, cải thiện chính sách cho vay ngoại hối nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư ra nước ngoài. Cho đến nay, cục quản lý ngoại hối đã bắt đầu nới lỏng hạn chế về ngoại hối, đơn giản hoá các thủ tục, thực hiện xoá bỏ chế độ thẩm tra rủi ro đối với đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ. Mặt khác, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, Trung Quốc tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống dịch vụ tiền tệ, xây dựng chế độ bảo đảm rủi ro về chính trị cho các doanh nghiệp trong khi đầu tư ở bên ngoài theo thông lệ quốc tế .
Bốn là hoàn thiện chính sách và chế độ quản lý và đầu tư ở nước ngoài. Để góp phần hoàn thiện hơn nữa chính sách đầu tư ở bên ngoài, Trung Quốc không những xoá bỏ quan niệm coi lĩnh vực đầu tư ra ngoài chỉ là bộ phận kết hợp hữu cơ trong chính sách mậu dịch đối ngoại mà còn chú trọng nâng cao tính độc lập của lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, đồng thời, cùng với việc tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài sẽ xác lập một chính sách đầu tư ra ngoài phù hợp với tình hình đất nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời tăng cường chế độ quản lý thông qua các biện pháp: từng bước chuyển biến phạm vi quản lý và phương thức đãi ngộ; Trung Quốc sẽ xây dựng cơ quan chuyên ngành dịch vụ tư vấn thông tin cho các doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài; tăng cường bồi dưỡng và đào tao nhân viên chuyên môn lành nghề để giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được một đội ngũ các nhà doanh nghiệp và nhân viên quản lý có trình độ cao có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh xuyên quốc gia.
2. Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
2.1. Nâng cao nhận thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cần thông suốt tư tưởng, nhận thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ trên xuống dưới, từ các vị lãnh đạo cho đến người dân địa phương. Phải nhận thức rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phần không thể thiếu cho quá trình phát triển kinh tế. Với những gì nó đem lại như: đóng góp lớn vào tăng trưởng, tăng nguồn vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế, giải quyết việc làmthì nó cần được đánh giá cao và chú trọng phát triển. Từ đó, phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, nhăm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài với yêu cầu phải phù hợp và gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, gắn với quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế so sánh, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phải có sự cho lọc, phải chú ý đến ván đề an ninh quốc phòng, độc lập, tự chủ, không bị phụ thuộc về bất cứ vấn đè gì.
Bên cạnh đó phải có cái nhìn đúng và chính xác hơn về Trung Quốc. Trung Quốc là một nước lớn, có sự tăng trưởng mạnh và liên tục, mức sống người dân liên tục được cải thiện, mặc dù Trung Quốc không là nước có nhiều công nghệ nguồn nhưng lại là nước có nguồn công nghệ phù hợp với Việt Nam. Chính vì vậy, tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc là hết sức cần thiết. Và khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc rất lớn và từ đó, sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2.2. Xây dựng và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư
Khi đầu tư thì bất kỳ nhà đầu tư nào cũng muốn làm sao thu được lợi nhuận là lớn nhật nhưng khi các nơi có khả năng thu được nguồn lợi nhuận lợi nhuận tương đương nhau thì nhà đầu tư sẽ chọn nơi nào có ít rủi ro nhất để đầu tư. Mặc dù, Việt Nam là một thị trường lớn nhưng sức mua còn nhỏ hẹp chưa tương xứng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải làm sống động lại cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, phải dùng các biện pháp thích hợp để kích thích tăng chi tiêu, tạo ra sức mua bền vững cho nền kinh tế. Có thể bằng cách áp dụng mặt bằng giá thống nhất cho một số loại hàng hoá, dịch vụ đối với doanh nghiệp đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Phải có biện pháp xây dựng quy chế quản lý hoạt động tài chính cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế để một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, mặt khác đảm bảo sự quản lý của Nhà nước về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hệ thống này phải có sự mạch lạc, rõ ràng thì mới tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam nói riêng chỉ chú trọng phần lớn để đầu tư cho ngành công nghiệp, trong khi đó Việt Nam lại rất cần đầu tư phát triển ngành nông – lâm nghiệp một ngành ta có nhiều lợi thế về nguồn nguyên liệu và sử dụng nhiều lao động. Bên cạnh đó, nguồn vốn lại chủ yếu đổ về các khu vực trung tâm có nhiều thuận lợi hơn. Vì vậy, các dự án đầu tư về ngành nông - lâm nghiệp và các vùng kinh tế khó khăn nên có chính sách ưu đãi cao hơn các vùng khác. Có như vậy, mới có sự cân đối về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng.
Khuyến khích doanh nghiệp hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu từ sử dụng nguyên liệu trong nước, chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu, hạn chế cấp giấy phép cho các dự án xuất khẩu nguyên liệu hoặc sản phẩm chỉ qua sơ chế.
Cần linh hoạt hơn trong việc quyết định các hình thức đầu tư xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế cho phép các liên doanh trong một số trường hợp được chuyển đổi hình thức đầu tư sang 100% vốn nước ngoài hoặc 100% vốn trong nước. Cần có chính sách và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên doanh với nước ngoài; thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện huy động nhiều nguồn vốn với mọi loại quy mô vốn cho sự phát triển nền kinh tế.
Ngoài các khu công nghiệp nhỏ và các cụm công nghiệp để di dời các nhà máy trong các thành phố lớn cần xem xét chặt chẽ việc thành lập các khu công nghiệp mới. Rà soát lại các khu công nghiệp đã được cấp giấy phép để dừng hoặc giãn tiến độ xây dựng khi không đảm bảo tính khả thi và chỉ cấp giấy phép cho khu công nghiệp mới nếu đủ điều kiện và chứng minh được tính khả thi. Cần thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp, bảo đảm các côgn trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước và thông tin liên lạc, thực hiện chính sách ưu đãi ở mức cao nhất cho các dự án phát triển hạ tầng cơ sở đồng bộ với khu công nghiệp.
Bên cạnh đó phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cả thiện quy trình xét duyệt, cấp giấy phép đầu tư ở TW và địa phương và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.3. Hoàn thiện hệ thống luật pháp
Trong lúc chờ đợi để có Luật đầu tư thống nhất cả trong và ngoài nước, thì cần hoàn thiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hướng hấp dẫn thông thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao hơn so với các nước trong khu vực.
Trước mắt cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài để đảm bảo môi trường đầu tư có sức hấp dẫn. Phù hợp với hệ thống pháp luật chung của nước ngoài để tạo mặt bằng ưu đãi bình đẳng cho các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Bảo đảm sự ổn định của pháp luật và chính sách đối với đầu tư nước ngoài nhằm tạo va giữ vững lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Sửa đổi một số điều khoản trong văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thế chấp tài sản gắn với giá trị quyền sử dụng đất tại các ngân hàng Việt Nam, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh mức phải chịu thuế, thu nhập cao hơn cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để khuyến khích người Việt Nam đảm nhận các vị trí quản lý và chuyên môn cao. Đó chính là cơ hội tốt để nâng cao trình độ cho người lao động, để có thể tự đảm trách được công việc có hiệu quả khi thuyên chuyển sang các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước dưới mọi hình thức và thành phần kinh tế. Quy định chặt chẽ hơn việc ký kết hợp đồng lao động với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam tránh những xung đột mà thiệt hại về tinh thần và vật chất thường nghiêng hẳn về phía người lao động Việt Nam.
2.4. Xây dựng định hướng chiến lược thu hút FDI một cách chính xác và chất lượng
Ta thấy rằng, hiện nay, chất lượng khâu quy hoạch của chúng ta còn quá kém, dẫn đến việc cấp giấy phép đầu tư cho một số ngành hàng, lĩnh vực vượt quá nhu cầu, gây lãng phí, thiệt hại cho đất nước, làm cho các nhà đầu tư mất niềm tin. Từ đó, đòi hỏi phải có những định hướng, chiến lược cụ thể. Những định hướng, chiến lược này cần phải đặt tronh chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút vón FDI. Trên cơ sở đó, các ngành, bộ, địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết cho ngành, bộ, địa phương mình. Quy hoạch cần phải khoa học và hợp lý, sao cho phát huy được nội lực và gắn với tiến trình hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, kết hợp giải quyết những yêu cầu của an ninh và quốc phòng. Cần sớm công bố các quy hoạch phát triển của từng ngành, từng vùng, từng địa phương. Ngoài ra, Chính phủ phải có chính sách giảm thiểu rủi ro mang tính khách quan, như có thể công bố các danh mục dự án gọi vốn FDI kèm theo các chính sách ưu đãi cho từng thời kỳ và thông báo trước lộ trình thay đổi hàng năm đối với hạn chế định lượng, thuế suất. Đối với danh mục dự án gọi vốn FDI thì cần xây dựng theo hướng tập trung thu hút vào lĩnh vực có tiềm năng, lĩnh vực dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao và giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, marketing, phân phối và dịch vụ hậu cần, các dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng,các dự án sử dụng công nghệ cao.
Xây dựng hệ thống các trung tâm xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch & Đầu tư tại các khu vực. Đề xuất với Chính phủ xây dựng một hệ thống các văn phòng của Bộ Kế hoạch & Đầu tư đảm trách vai trò như một trung tâm xúc tiến đầu tư tại các vùng kinh tế trên cả nước. Các trung tâm xúc tiến đầu tư thay mặt Bộ Kế hoạch & Đầu tư giải quyết những vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài tại các địa phương và chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm hỗ trợ cho các địa phương đẩy mạnh hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài. Các trung tâm xúc tiến tại các khu vực phải được kết nối để đảm bảo thông tin được cập nhật và luôn được chia sẻ giữa văn phòng trung tâm và các văn phòng khu vực nhằm đạt được hiệu quả nhờ tính thống nhất và liên kết giữa các địa phương.
2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài
Bên cạnh, việc cải cách luật pháp, thay đổi các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phù hợp, xây dựng chiến lược và quy hoạch thu hút vốn thì một vấn đề cũng khá quan trọng đó là công tác quản lý của nhà nước. Công tác quản lý nhà nước với đầu tư nước ngoài còn nhiều mặt yếu kém, vừa buông lỏng nhưng lại vừa can thiệp sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp. Hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực tuy đã giảm, nhưng vẫn còn. Cơ chế một cửa, một đầu mối dù đã được thống nhất, nhưng nhiều nơi vẫn chưa triển khai thực hiện tốt. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và UBND các địa phương theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm của mình đối với đầu tư nước ngoài. Tránh tình trạng chồng chéo hoặc trì trệ trong việc thực hiện các chủ trương chính sách cụ thể đối với đầu tư nước ngoài trong từng vùng, từng giai đoạn và từng ngành nghề. UBND tỉnh, thành phố và ban quản lý khu công nghiệp được phân cấp uỷ quyền quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất về quy hoạch, cơ cấu, cơ chế, chính sách đồng thời tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra của các bộ, ngành ở Trung ương, nâng cao kỷ cương và kỷ luật để phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của các địa phương và cư sở nhưng không phá vỡ quy hoạch chung và tạo ra sơ hở trong quản lý. Triệt để và kiên quyết trong việc quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp; công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục hành chính, thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với các nhà đầu tư nước ngoài.
Cần hình thành chế độ kiểm tra nghiêm túc của các cơ quan quản lý nhà nước để tránh sự tuỳ tiện hoặc hình sự hoá các quan hệ kinh tế của các doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo giám sát được hoạt động của các doanh nghiệp và xử lý được những vi phạm của pháp luật doanh nghiệp.
2.6. Cải thiện lực lượng lao động
Chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời trung thành với tổ quốc, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề để cung cấp cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Từng bước tổ chức, nghiên cứu một phương thức hoạt động thích hợp và có hiệu quả cho các tổ chức Đảng, công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Kết luận
Kể từ khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc được bình thường hoá (tháng11/1991) thì cũng là lúc quan hệ kinh tế hai chiều được hoạt động và phát triển, trong đó phải kể hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam. Qua gần 15 năm, hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng phát triển mạnh với những đóng góp tương đối cho nền kinh tế Việt Nam: trong GDP, trong giải quyết việc làm, tăng nguồn vốn toàn xã hội, chuyển giao công nghệ Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại trong hoạt động đầu tư này: đó là quy mô các dự án đầu tư của Trung Quốc còn nhỏ hẹp, chủ yếu tập trung vào các thành phố có điều kiện thuận lợi, công nghệ chuyển giao còn lạc hậu; phía Việt Nam thì hệ thống luật chung chưa được ban hành, lao động thiếu tay nghề, quản lý quy hoạch đầu tư chưa phù hợp Hạn chế này xuất phát từ cả hai phía. Trung Quốc thì đầu tư còn ít, các dự án chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp, hình thứ đầu tư thì ít. Còn về phía Việt Nam thì môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, luật pháp chưa thống nhất, đồng bộ; quản lý và đề ra chiến lược còn yếu, đội ngũ công nhân thiếu tay nghề. Với những nhận xét, đánh giá, phân tích từ đó đã xây dựng được những giải pháp cơ bản nhất để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào nước ta.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập tài liệu, được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn song đề án của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI (tập1) – chủ biên: TS. Nguyễn Thị Hường; NXB Thống kê, 2002.
Báo, tạp chí:
Thương mại
Nghiên cứu kinh tế
Kinh tế và dự báo
Phát triển kinh tế
Nghiên cứu Trung Quốc
Thời báo kinh tế Sài Gòn
Trang web của Bộ Kế hoạch & Đầu tư: www.mpi.gov.vn
Trang web của thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn
Trang web của Bộ Tài chính: www.mof.org.vn
Phụ lục 1: đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2005
(tính tới ngày 22/8/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Chuyên ngành
Số dự án
TVĐT
Vốn pháp định
Đầu tư thực hiện
I
Công nghiệp và xây dựng
3,798
28,996,154,868
12,601,111,219
17,717,309,149
CN dầu khí
28
1,913,191,815
1,406,191,815
4,587,290,313
CN nhẹ
1,569
7,996,396,563
3,580,697,658
3,015,658,859
CN nặng
1,645
12,088,157,968
4,837,450,387
6,152,749,854
CN thực phẩm
253
3,027,759,603
1,351,601,022
1,844,196,879
Xây dựng
303
3,970,648,919
1,425,170,337
2,117,413,244
II
Nông-Lâm-Ng nghiệp
747
3,610,051,804
1,569,811,509
1,758,118,839
Nông-Lâm nghiệp
638
3,308,630,624
1,436,806,128
1,606,101,464
Thủy sản
109
301,421,180
133,005,381
152,017,375
III
Dịch vụ
1,072
15,548,764,434
7,385,034,080
6,294,099,101
GTVT-Bưu điện
156
2,905,563,979
2,310,407,639
698,133,046
Khách sạn-Du lịch
159
2,806,399,035
1,164,868,545
2,114,922,862
Tài chính-Ngân hàng
54
722,550,000
699,295,000
616,930,077
Văn hóa-Ytế-Giáo dục
195
703,563,416
323,071,691
269,258,207
XD Khu đô thị mới
4
2,551,674,000
700,683,000
51,294,598
XD Văn phòng-Căn hộ
106
3,777,102,929
1,323,855,808
1,676,337,799
XD hạ tầng KCX-KCN
20
986,099,546
379,519,597
521,371,777
Dịch vụ khác
378
1,095,811,529
483,332,800
345,850,735
Tổng số
5,617
48,154,971,106
21,555,956,808
25,769,527,089
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phụ lục 2: đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước 1988-2005
(tính tới ngày 22/8/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Nớc, vùng lãnh thổ
Số dự án
TVĐT
Vốn pháp định
Đầu t thực hiện
1
Đài Loan
1,363
7,642,860,711
3,271,165,201
2,839,026,869
2
Singapore
366
7,443,198,540
2,798,682,861
3,419,168,442
3
Nhật Bản
549
5,938,310,674
2,692,825,185
4,131,110,861
4
Hàn Quốc
959
4,879,194,568
2,066,069,119
2,425,190,831
5
Hồng Kông
345
3,642,805,782
1,551,589,940
1,922,644,022
6
BritishVirginIslands
237
2,553,061,581
970,595,605
1,240,979,764
7
Pháp
151
2,146,375,994
1,331,350,204
1,166,079,323
8
Hà Lan
57
1,885,734,710
1,174,305,274
1,776,782,057
9
Malaysia
171
1,453,384,072
673,142,695
826,714,889
10
Thái Lan
123
1,435,694,566
480,867,615
707,972,109
11
Hoa Kỳ
239
1,392,244,949
715,625,901
721,235,620
12
Vương quốc Anh
66
1,242,194,238
445,414,591
631,310,515
13
Luxembourg
15
809,216,324
725,859,400
14,729,132
14
Trung Quốc
346
710,477,762
403,999,827
181,146,480
15
Thụy Sỹ
31
686,286,029
336,934,981
529,019,721
16
Australia
110
626,629,248
284,878,863
331,765,683
17
Cayman Islands
13
497,637,926
179,983,771
361,671,127
18
British West Indies
4
407,000,000
118,000,000
98,799,570
19
CHLB Đức
64
341,884,603
143,683,445
159,366,015
20
Liên bang Nga
47
271,023,841
164,883,417
195,137,436
21
Bermuda
5
260,322,867
98,936,700
172,317,885
22
Canada
49
254,264,159
112,084,428
18,805,212
23
Philippines
22
233,398,899
117,477,446
86,526,975
24
Mauritius
16
149,603,600
108,421,519
689,772,331
25
Đan Mạch
29
143,093,744
83,848,243
81,380,383
26
Indonesia
13
130,092,000
70,405,600
127,028,864
27
Channel Islands
12
84,800,788
38,755,729
49,114,603
28
Samoa
13
79,400,000
31,340,000
2,800,000
29
Bỉ
25
73,145,211
33,100,189
49,766,562
30
Thổ Nhĩ Kỳ
6
63,450,000
19,185,000
5,882,566
31
Saint Kitts & Nevis
3
56,685,000
18,625,000
23,458,904
32
Cook Islands
2
55,000,000
17,000,000
-
33
Italia
21
51,996,000
23,739,498
25,028,591
34
Na Uy
14
47,316,918
24,957,307
15,349,258
35
ấn Độ
10
45,443,710
26,551,891
580,035,845
36
New Zealand
11
44,367,000
14,938,000
12,327,065
37
Cộng hòa Séc
5
35,928,673
13,858,673
9,322,037
38
Liechtenstein
2
35,500,000
10,820,000
35,510,100
39
Thụy Điển
9
30,093,005
14,805,005
14,091,214
40
Ba Lan
6
30,000,000
15,604,000
13,903,000
41
Irắc
2
27,100,000
27,100,000
15,100,000
42
Brunei
9
25,000,000
9,610,000
1,000,000
43
Ukraina
6
23,954,667
13,085,818
14,092,291
44
Bahamas
3
18,850,000
5,850,000
5,850,000
45
Panama
6
16,882,400
7,185,000
3,528,815
46
Lào
6
16,053,528
10,323,527
5,478,527
47
Isle of Man
1
15,000,000
5,200,000
1,000,000
48
Aó
9
13,775,000
6,211,497
5,255,132
49
Srilanca
4
13,014,048
6,564,175
4,174,000
50
Ma Cao
5
11,200,000
7,100,000
2,480,000
51
Belize
3
10,000,000
6,860,000
979,000
52
Dominica
2
8,900,000
2,700,000
-
53
Saint Vincent
1
8,000,000
1,450,000
1,050,000
54
Israel
4
7,531,136
4,141,136
5,720,413
55
Cu Ba
1
6,600,000
2,200,000
7,320,278
56
Grand Cayman
1
5,000,000
3,000,000
-
57
Tây Ban Nha
4
4,489,865
4,249,865
60,000
58
Hungary
3
3,126,606
2,019,688
1,740,460
59
Guatemala
1
1,866,185
894,000
-
60
Nam Tư
1
1,580,000
1,000,000
-
61
Phần Lan
2
1,050,000
350,000
-
62
Syria
3
1,050,000
430,000
30,000
63
Campuchia
3
1,000,000
590,000
400,000
64
Cộng hòa Síp
1
1,000,000
300,000
150,000
65
St Vincent & The Grenadines
1
1,000,000
400,000
-
66
Turks&Caicos Islands
1
1,000,000
700,000
700,000
67
Guinea Bissau
1
709,979
1,009,979
-
68
Guam
1
500,000
500,000
-
69
Belarus
1
400,000
400,000
400,000
70
Achentina
1
120,000
120,000
746,312
71
CHDCND Triều Tiên
1
100,000
100,000
-
Tổng số
5,617
48,154,971,106
21,555,956,808
25,769,527,089
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phụ lục 3: đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2005
(tính tới ngày 22/8/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Địa phương
Số dự án
TVĐT
Vốn pháp định
Đầu t thực hiện
1
TP Hồ Chí Minh
1,733
11,811,186,876
5,673,631,071
5,880,986,257
2
Hà Nội
596
8,794,675,766
3,825,921,093
3,130,819,267
3
Đồng Nai
666
8,228,859,129
3,276,751,209
3,408,537,252
4
Bình Dương
1,011
4,747,298,577
1,979,504,457
1,799,029,811
5
Bà Rịa-Vũng Tàu
118
2,176,444,896
817,678,111
1,223,321,667
6
Hải Phòng
176
1,941,254,720
784,466,904
1,216,461,379
7
Dầu khí
28
1,913,191,815
1,406,191,815
4,587,290,313
8
Vĩnh Phúc
82
708,787,872
284,546,809
413,584,049
9
Thanh Hóa
17
702,692,339
218,051,061
411,093,608
10
Long An
92
674,626,165
276,473,780
289,577,031
11
Hải Dơng
72
627,498,408
257,015,816
374,935,691
12
Quảng Ninh
77
492,165,030
240,311,554
303,063,291
13
Kiên Giang
9
454,538,000
199,478,000
394,290,402
14
Đà Nẵng
67
430,674,835
195,063,635
158,916,484
15
Hà Tây
40
423,167,092
179,482,622
220,629,589
16
Khánh Hòa
58
400,736,076
147,134,802
300,502,141
17
Tây Ninh
93
353,014,785
251,910,928
181,932,650
18
Phú Thọ
40
286,722,987
157,720,569
195,568,720
19
Nghệ An
16
254,230,064
110,312,521
109,494,123
20
Phú Yên
33
245,906,313
117,418,655
68,142,280
21
Quảng Nam
36
225,796,571
100,318,733
51,452,413
22
Bắc Ninh
34
212,251,446
91,798,261
157,661,650
23
Thái Nguyên
19
209,960,472
82,323,472
23,132,565
24
Thừa Thiên-Huế
30
200,381,462
87,179,899
143,600,118
25
Hưng Yên
49
199,137,242
89,229,911
119,364,141
26
Lâm Đồng
67
187,830,862
128,064,563
134,955,148
27
Bình Thuận
39
173,571,683
68,548,064
33,340,913
28
Cần Thơ
32
111,698,676
60,942,050
52,127,357
29
Lạng Sơn
25
84,637,900
40,977,900
17,201,061
30
Tiền Giang
11
82,181,276
34,807,309
93,994,982
31
Nam Định
11
69,599,022
29,752,142
6,547,500
32
Ninh Bình
7
65,807,779
26,494,629
6,100,000
33
Lào Cai
29
41,856,733
26,546,187
23,451,201
34
Hòa Bình
12
41,651,255
16,421,574
12,861,062
35
Bình Phớc
15
40,955,000
25,213,640
13,784,220
36
Quảng Trị
8
40,127,000
17,697,100
4,288,840
37
Bình Định
15
38,712,000
20,567,000
20,805,000
38
Quảng Ngãi
9
38,463,689
17,430,000
12,816,032
39
Thái Bình
14
35,190,506
12,757,200
1,780,000
40
Quảng Bình
4
32,333,800
9,733,800
25,490,197
41
Hà Tĩnh
7
30,595,000
11,890,000
1,595,000
42
Ninh Thuận
8
30,471,000
12,908,839
6,040,442
43
Tuyên Quang
2
26,000,000
5,500,000
-
44
Vĩnh Long
8
25,495,000
11,985,000
9,141,630
45
Bạc Liêu
6
25,178,646
13,922,687
23,993,658
46
Sơn La
5
25,070,000
9,171,000
10,670,898
47
Bắc Giang
22
23,050,320
16,286,320
12,555,893
48
Gia Lai
5
20,500,000
10,660,000
19,100,500
49
Yên Bái
9
18,500,688
11,347,081
7,197,373
50
Bắc Cạn
5
15,906,667
6,538,667
3,220,331
51
Đắc Lắc
2
15,232,280
4,518,750
15,232,280
52
Kon Tum
3
15,080,000
10,015,000
1,800,000
53
An Giang
3
14,831,895
4,516,000
14,813,401
54
Bến Tre
5
10,994,048
4,954,175
3,550,397
55
Cao Bằng
5
9,570,000
6,270,000
200,000
56
Đắc Nông
5
8,350,770
3,391,770
3,074,738
57
Đồng Tháp
8
7,203,037
5,733,037
1,514,970
58
Trà Vinh
4
6,606,636
6,442,636
917,147
59
Hà Nam
3
6,200,000
2,590,000
3,807,156
60
Hà Giang
2
5,925,000
2,633,000
-
61
Sóc Trăng
3
5,286,000
2,706,000
2,055,617
62
Cà Mau
3
5,175,000
3,175,000
5,130,355
63
Lai Châu
2
3,000,000
2,000,000
180,898
64
Hậu Giang
1
804,000
804,000
804,000
65
Điện Biên
1
129,000
129,000
-
Tổng số
5,617
48,154,971,106
21,555,956,808
25,769,527,089
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8361.doc