Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001, thực trạng và giải pháp

Như đã trình bày trong chương II, hình thức liên doanh chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những dự án ĐTTTNN bị giải thể trước thời hạn, đồng thời hình thức này đang có xu hướng chuyển đổi sang hình thức DN 100% VNN. Tình trạng kém hiệu quả của DNLD yêu cầu có những giải pháp khắc phục ngay từ chính các doanh nghiệp này. Trước hết, các DNLD cần phải chú trọng đến việc đào tạo cán bộ, công nhân viên. Để thực hiện hiệu quả việc này, doanh nghiệp không chỉ cử người đi đào tạo ở nước ngoài, mà còn phải liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trong nước để tuyển lựa lao động và hỗ trợ đào tạo cho sát thực với yêu cầu cuả doanh nghiệp. Đối với các cán bộ bên Việt Nam trong DNLD cần thiết phải tự học hỏi về để nâng cao trình độ về mọi mặt đặc biệt là khả năng phân tích thị trường, ra quyết định và ngoại ngữ. Đồng thời, nên chủ động tạo mối quan hệ tốt với bên nước ngoài bằng nhiều hình thức để rút ngắn khoảng cách về văn hoá và hạn chế mâu thuẫn, bất đồng trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần tỉnh táo với những chiêu bài của nhà đầu tư nước ngoài muốn lợi dụng liên doanh để chiếm lĩnh thị trường, hay lợi dụng sự thiếu hoàn thiện về luật pháp của Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ để sản xuất hàng nhái, hàng giả.

doc64 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo địa phương thể hiện tổng quát qua 2 chỉ tiêu: số dự án và vốn đầu tư được liệt kê trong bảng 7. Theo số liệu ở bảng 4, Tp. Hồ Chí Minh là địa bàn thu hút vốn đầu tư lớn nhất (chiếm 27,12% tổng vốn đăng ký), tiếp đến là Hà Nội chiếm 20,73%, Đồng Nai chiếm 12,74%, Bình Dương chiếm 6,73%, Bà Rịa –Vũng Tàu chiếm 4,96%vốn đăng ký. Trong đó Tp Hồ Chí Minh và Bà Rịa- Vũng Tàu có số dự án lớn nhất lần lượt là 162 và 108 dự án. Bảng 7: Cơ cấu vốn ĐTTTNN phân theo địa bàn đầu tư Đơn vị tính: triệu USD Từ 1/1 đến 20/12/2001 Tổng số đến 20/12/2001 Tỉnh Số dự án Tổng vốn đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng (%) Vốn thực hiện TP. HCM 162 533 1.042 10198 29,36 4.833 Hà Nội 37 166 396 7795 22,45 2.972 Đồng Nai 46 198 327 4791 13,79 2.171 Bình Dương 108 173 478 2531 7,29 1.189 Bà Rịa-VũngTàu 4 835 70 1867 5,38 419 Quảng Ngãi 1 4 6 1332 3,83 283 Hải Phòng 11 13 98 1282 3,69 975 Lâm Đồng 4 3,7 49 843 2,43 102 Hà Tây 1 1,83 27 413 1,19 198 Hải Dương 7 24 29 505 1,45 130 Thanh Hoá 1 0,35 9 452 1,30 396 Kiên Giang 0 0 5 393 1,13 394 Đà Nẵng 4 10 41 204 0,59 152 Quảng Ninh 5 3 36 285 0,82 175 Khánh Hoà 7 15,5 36 332 0,95 269 Long An 5 13 42 310 0,89 192 Vĩnh Phúc 2 8 24 326 0,94 227 Nghệ An 1 1,3 10 248 48 Tây Ninh 9 5 40 207 114 Bắc Ninh 3 8 8 152 145 Thừa Thiên Huế 1 0,02 12 135 111 Phú Thọ 1 0,5 7 127 118 Tổng 420 2016,2 2792 34728 100 15.613 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (Số đặc san 2001-2002) Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do ở những địa bàn tập trung vốn lớn thường có cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phát triển tốt, có thị trường với sức mua cao, và là những trung tâm kinh tế- chính trị, văn hoá-xã hội lớn. 3.3.Cơ cấu đầu tư theo đối tác: Tính đến tháng 28/2/2002, đã có trên 70 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó có 5 quốc gia luôn có vốn đầu tư lớn nhất (Xem bảng 8).Trong số những quốc gia trên, Singapore là nước dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam, sau đó là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Islands, Hà Lan, Pháp... Bảng 8: Cơ cấu vốn ĐTTTNN phân theo đối tác tính đến 28/2/2002 Đơn vị tính: triệu USD STT Quốc gia Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Vốn thực hiện 1 Singapore 248 6883 2282 2474 2 Đài Loan 782 5192 2221 2738 3 Nhật Bản 338 4077 2001 3175 4 Hàn Quốc 358 3302 1301 2110 5 Hồng Kông 225 2832 1232 1930 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặc biệt trong năm 2001, đã có thêm 4 nước và vùng lãnh thổ lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam. Đó là Thổ Nhĩ Kỳ (4 dự án với 50,7 triệu USD), Bungari (1 dự án với 4,39 triệu USD), Turk& Caicos Islands (1 dự án với 1 triệu USD), Tây Ban Nha (1 dự án với 200.000 USD). Nhìn chung phần lớn các quốc gia đầu tư vào Việt Nam là các nước Châu á, do sự gần gũi về địa lý, văn hoá. Sự gần gũi về địa lý giúp cho các nhà đầu tư Châu á nắm bắt được các thông tin về Việt Nam nhanh hơn các nhà đầu tư phương tây. Hơn nữa, sự gần gũi về văn hoá đã tạo ra cảm giác an toàn hơn đối với nhà đầu tư Châu á, do đó họ không do dự trong các quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, mối quan hệ truyền thống lâu dài giữa Việt Nam và các nước Châu á cũng là một nguyên nhân thúc đẩy quan hệ đầu tư quốc tế giữa Việt Nam và các nước Châu á. Như vậy, tình hình ĐTTTNN ở Việt Nam như trên là đã có nhiều đIểm tiến bộ, nhưng cũng còn rất nhiều hạn chế. Sau đây là những đánh giá chung về những thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại đó. III. Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàI tại Việt Nam giai đoạn 1996-2001: 1.Những kết quả đạt được: 1.1.ĐTTTNN đã tạo nguồn vốn quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy tăng trưởng: Đây chính là thành tựu to lớn nhất mà ĐTTTNN dã tạo ra. Theo số liệu ở bảng 6, vốn đầu tư nước ngoài là một trong 3 nguồn vốn đầu tư xã hội và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Năm 1997, vốn ĐTTTNN chiếm tỷ lệ cao nhất - 31,3%, và thấp nhất là năm 1999 cũng chiếm tới 18,2%. Tỷ lệ đóng góp của hoạt động ĐTTTNN vào GDP cũng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 1996 tỷ lệ này là 7,39% thì đến năm 1998 đã tăng lên 10.03%, và năm 2001 đạt cao nhất – 13,5%.(Xem bảng 9) Bên cạnh đó, nguồn ĐTTTNN cũng đã đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Tính đến hết năm 2000, Khu vực có vốn ĐTTTNN đã nộp vào ngân sách khoảng 1,8 tỷ USD. Bảng 9: Đóng góp củă ĐTTTNN vào nền kinh tế Việt Nam (1996-2001) Đơn vị tính: triệu USD Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Đếnhết2001 Vốn đăng ký 8.640 4.649 3.897 1.567 1.987 2.436 41.002 Thực hiện (a+b): 2.837 3.032 2.189 1.933 2.100 2.300 21.482 a. Từ nước ngoài 2.447 2.768 2.062 1.758 1.900 2.100 19.115 b. Từ trong nước 390 264 127 175 200 200 2367 Doanh thu 2.743 3.815 3.190 4.600 6.167 7.400 32.644 Xuất khẩu 788 1.790 1.982 2.547 3.300 3.560 15.088 Tỷ trọng trong GDP (%) 7,39 9,07 10,03 12,24 13,25 13,5 13,5 Tốc độ tăng công nghiệp (%) 21,7 23,2 24,4 20,0 23,0 12,1 Tỷ trọng trong công nghiệp (%) 26,7 28,9 32,0 34,7 36,0 35,4 35,4 Nộp ngân sách 263 315 317 271 260 Lao động trực tiếp (1000 người) 220 250 270 296 327 380 380 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (Số Đặc san 2001-2002) 1.2. ĐTTTNN giúp chuyển giao các công nghệ hiện đại, tạo môi trường cạnh tranh, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất: Cùng với hoạt động ĐTTTNN, các nhà đầu tư nước ngoài đã tiến hành chuyển giao công nghệ. Nhiều công nghệ mới được nhập vào nước ta như: thiết kế, chế tạo máy biến thế, dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại tự động, kỹ thụât số, công nghệ sản xuất cáp điện, sản xuất ô tô, khai thác dầu khí. Về chất lượng công nghệ ĐTTTNN đã đưa vào Việt Nam, nhìn chung, phần lớn các trang thiết bị là đồng bộ, có trình độ bằng hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có ở trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước công nghiệp trong khu vực. Một số thiết bị qua sử dụng đã đựoc nâng cấp trước khi đưa vào Việt Nam. Để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao không chỉ có máy móc thiết bị hiện đại mà trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư còn rất quan tâm đến việc tham gia đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động Việt Nam, kể cả lao đông trực tiếp lẫn đội ngũ quản lý. Như vậy, thông qua việc chuyển giao công nghệ, ĐTTTNN không chỉ góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới với kiểu dáng đẹp, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn trong và ngoài nước mà còn đào tạo nên một đội ngũ lao động lành nghề, cán bộ quản lý có trình độ cao, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới về công nghệ, trình độ quản lý, và tổ chức sản xuất để tồn tại. Chính điều này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất Việt Nam. Bên cạnh đó, ĐTTTNN còn giúp cung cấp kinh nghiệm trong quản lý và đầu tư, tạo nền nguồn động lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Cho đến đầu năm 2001, đã có 41 dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tại 12 nước và vùng lãnh thổ với vốn đăng ký gần 40 triệu USD. 1.3. ĐTTTNN góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân: Tính đến hết năm 2001, khu vực ĐTTTNN đã thu hút khoảng 358.000 lao động Việt Nam, nếu tính cả lao động gián tiếp (cung ứng dịch vụ, xây dựng...) có thể lên đến hơn 400.000 người, góp phần tạo nên một thị trường lao động. Đồng thời, ĐTTTNN cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu và sử dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ khoa học thay thế chuyên gia nước ngoài. Với mức lương trung bình 70 USD/tháng, thu nhập của người lao động trong khu vực này đã lên tới 300 triệu USD/năm (Nguồn: Tạp chí Phát triển kinh tế, số 128/2001, trang 10). 1.4. ĐTTTNN góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: Theo như phân tích ở phần II.3.1, phẩn lớn vốn đầu tư tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. ở bảng 6, các số liệu cho thấy, chỉ tính riêng năm 2001, vốn ĐTTTNN đã góp phần đưa tốc độ tăng công nghiệp lên 12,1% và chiếm tỷ trọng 35,4% trong sản xuất công nghiệp. Như vậy, ĐTTTNN đã và đang có sự chuyển dịch cơ cấu phù hợp với công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta. 1.5. ĐTTTNN góp phần mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam : Nhờ có hoạt động ĐTTTNN, các mối quan hệ kinh tế song phương và đa phương của Việt Nam với các nước, các khu vực trên thế giới đã được thiết lập và củng cố. Từ đó đã mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam. Thật vậy, một cách trực tiếp hay gián tiếp, qua các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN, sản phẩm của Việt Nam đã có điều kiện toả khắp thị trường thế giới, thúc đẩy tăng trưởng trong nước, và ngược lại, sản phẩm của nhiều nước trên thế giới cũng được nhập vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Hầu hết các nước có nhiều dự án và nhiều vốn ĐTTTNN vào Việt Nam cũng đồng thời là bạn hàng lớn trong quan hệ thương mại như Xingapo, Nhật Bản... Điều đó chứng tỏ rằng ĐTTTNN và thương mại có quan hệ tác động tương hỗ. 1.6. ĐTTTNN góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăngthu ngoại tệ, lành mạnh hoá cán cân thương mại: Trong những năm gần đây ĐTTTNN đã có một phần quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bảng10: Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTTTNN trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (1995-2001) Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Giá trị(Tr.USD) 1350 1740 3226 3248 2550 3320 3560 Tỷ trọng(%) 24,7 24,5 35,8 34,8 22 23,2 23,6 Nguồn: Bộ thương mại Số liệu bảng 10 cho thấy trong 7 năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của khu vực vốn ĐTTTNN không ngừng gia tăng và luôn chiếm trên 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 1.7. ĐTTTNN giúp làm thay đổi bộ mặt đất nước và nâng cấp CSHT: ĐTTTNN góp phần quan trọng vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thống CSHT đặc biệt là giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng. Đồng thời đã hình thành được 67 khu công nghiệp - khu chế xuất khu công nghệ cao trên phạm vi cả nước, góp phần vào việc đô thị hoá, hình thành khu dân cư mới và hàng chục ngàn lao động dịch vụ khác. 1.8. Chính nhờ việc phải không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút ĐTTTNN nên luật pháp Việt Nam được hoàn thiện từng bước, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng kể, song ĐTTTNN vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau đây: 2. Những vấn đề còn tồn tại 2.1. Xu hướng giảm nguồn vốn ĐTTTNN trong những năm gần đây: Từ số liệu ở bảng 6 cho thấy trong 3 năm 1997, 1998, 1999, vốn đầu tư liên tục giảm sút. Năm 2000 và 2001, mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng số vốn đăng ký hai năm năm này so với số vốn đăng ký năm 1996 (là 86.410 triệu USD) thì vẫn còn rất thấp. Xu hướng này cũng nằm trong xu hướng suy giảm dòng vốn ĐTTTNN trên thế giới hiện nay. 2.2. Cơ cấu vốn đầu tư mặc dù đã có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý: Về cơ cấu ngành, vốn đầu tư chỉ tập trung vào những ngành nghề có khả năng mang lại lợi nhuận cao như các ngành công nghiệp và xây dựng, nên đầu tư vào các ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp như ngành nông - lâm - thuỷ sản vẫn còn quá nhỏ. Về cơ cấu đầu tư theo địa bàn, phần lớn vốn đầu tư tập trung vào các trung tâm kinh tế (như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội...) chưa chú ý đến các tỉnh miền núi nông thôn. Theo đối tác, gần 70% vốn ĐTTTNN là từ các nước Châu á, vốn từ Mỹ và Tây Âu còn hạn chế. Điều này cho thấy sự không đồng đều trong cơ cấu đầu tư theo ngành, theo lĩnh vực cũng như theo đối tác. 2.3. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN còn thấp, số doanh nghiệp khai lỗ ngày càng tăng, ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Một phần tình trạng này là do sự thiếu thiện chí của nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn, một số nhà đầu tư cố tình tăng chi phí đầu vào, chi phí cho quảng cáo, khiến cho một số DNLD liên tục bị lỗ vốn. Kết quả là bên Việt Nam phải tự rút lui khỏi liên doanh và nhà đầu tư nước ngoài đạt được mục đích của mình là xâm chiếm được thị trường. Tình trạng khai lỗ của doanh nghiệp ĐTTTNN còn khiến cho nhà nước mất đi một số nguồn thu như thuế thu nhập và các khoản thuế khác. 2.4. Hạn chế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ Theo đánh giá của một số chuyên gia công nghệ thì có khoảng 30-40% số dự án ĐTTTNN tiếp nhận được công nghệ thích hợp, đạt trình độ và mang lại hiệu quả tương đối cao; phần còn lại là những công nghệ trình độ kỹ thuật cao nhưng không phù hợp hoặc công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả gây ô nhiễm môi trường. Từ đó dẫn đến việc sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh không cao và gây ô nhiễm môi trường. 2.5. Những tác động tiêu cực về chính trị - văn hoá - xã hội. Chẳng hạn như việc chảy máu chất xám từ khu vực cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh sang khu vực các doanh nghiệp ĐTTTNN. Một số dự án đầu tư lợi dụng sự không rõ ràng trong quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam để sản xuất hàng nhái, hàng giả... Những hạn chế kể trên không phải là ngẫu nhiên, chúng xuất phát từ những nguyên nhân nhất định. 3. Nguyên nhân của những tồn tại trên: Ngoài những nguyên nhân là sự yếu kém về môi trường đầu tư (như đã trình bày ở phần I chương II), cũng còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến những hạn chế của ĐTTTNN ở Việt Nam. Đó là: - Thiếu một hệ thống luật pháp về đầu tư hoàn chỉnh. - Khâu quy hoạch thu hút ĐTTTNN còn nhiều yếu kém. - Công tác quản lý Nhà nước với ĐTTTNN còn kém hiệu quả, vừa buông lỏng, vừa can thiệp sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là: tập trung quá sâu vào khâu cấp phép đầu tư, buông lỏng quản lý sau khi cấp phép. - Đội ngũ cán bộ làm việc trong các DNLD còn hạn chế nhiều mặt: kiến thức chuyên môn yếu, không lắm vững luật pháp, thương trường, trình độ ngoại ngữ hạn chế. Một số cán bộ nghiêng về phía nước ngoài, gây mâu thuẫn với người lao động. - Chi phí kinh doanh cao, khả năng sinh lợi thấp. Căn cứ vào kết quả điều tra của JETRO (hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản) tại 24 thành phố lớn thuộc 14 nước Châu á (12-1999), lương công nhân tại Việt Nam cao gấp 1,6 lần tại Jakarta; giá điện gấp 2 lần Thượng Hải và Băngkok; cước phí chuyển congtainer cao gấp đôi Singapore và Kualalumpua; cước phí điện thoại quốc tế cao gấp đôi các nước khác.(Xem bảng 2) - Việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ cho các doanh nghiệp ĐTTTNN là gặp khó khăn và không ổn định, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và làm tăng giá thành sản phẩm. Theo như điều tra của JETRO, Việt Nam hầu như không có phụ tùng có thể sử dụng được; 3/4 số doanh nghiệp do JETRO điều tra chỉ tự cung tự cấp được tại chỗ dưới 20%. - Hạn chế về mặt thông tin cũng là vấn đề làm hạn chế ĐTTTNN vào Việt Nam. Đại diện của UN-ESCAP cho rằng có đến "99%" nhà đầu tư trên thế giới không biết gì về đất nước Việt Nam. Từ những đánh giá sơ lược trên đây cho thấy tình hình ĐTTTNN ở Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập. So với thời kỳ trước khủng hoảng thì vốn ĐTTTNN vào Việt Nam đã giảm xút đáng kể và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu khôi phục. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải có được những giải pháp thiết thực và hiệu quả để tăng cường hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. Đó cũng là nội dung sẽ được trình bày trong chương III. Chương III: Một số giải pháp tăng cường nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam I. Kinh nghiệm ở một số nước về chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về thu hút ĐTTTNN hiện nay, tất cả các quốc gia đều nỗ lực cải tạo môi trường để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó Việt Nam có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý giá từ các quốc gia này, đặc biệt là các nước đang phát triển Châu á trong đó có Malaixia và Trung Quốc. 1. Kinh nghiệm của Malaixia: Với việc nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của ĐTTTNN, ngay từ năm 60, Chính phủ Malaixia đã áp dụng nhiều biện pháp để khuyến khích và thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Đó là các chế độ ưu đãi như giảm thuế thu nhập, miễn thuế xuất nhập khẩu, cấp tín dụng với lãi suất thấp, kéo dài thời gian miễn thuế đến 10 năm cho những dự án vào những vùng xa xôi, hẻo lánh. Trong những năm gần đây, quan điểm và chiến lược thu hút vốn ĐTTTNN của Malaixia có nhiều thay đổi. Thứ nhất, đó là những tăng cường hoàn thiện về đạo luật đầu tư, nhằm khuyến khích hơn nữa sự đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là các Công ty xuyên quốc gia. Thứ hai là tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi như ổn định chính trị, tăng sức mạnh kinh tế, thái độ hoan nghênh của công chúng, hệ thống tiền tệ - tài chính hiện đại... Thứ ba là phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn.. Cùng nằm trong khu vực Đông Nam á, Malaixia có nhiều điểm tương đồng so với Việt Nam, tuy nhiên xét về mức độ thì nó chưa bằng sự tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc, một trong những trung tâm của dòng vốn ĐTTTNN hiện nay. Là một nền kinh tế sớm chuyển đổi hơn so với Việt Nam, Trung Quốc luôn đi tiên phong trong mọi lĩnh vực và giúp Việt Nam tiếp thu được những bài học quý, đặc biệt là trong hoạt động ĐTTTNN. 2. Kinh nghiệm củaTrung Quốc. Nằm trong chiến lược mở cửa nhiều tầng nấc, mọi hướng, chiến lược thu hút ĐTTTNN giai đoạn đầu của Trung Quốc là phát triển các đặc khu kinh tế. Theo đó, Chính phủ lựa chọn các vùng có điều kiện thuận lợi nhất để tạo điều kiện mở cửa trước tiên. Thành công của những đặc khu này là đã trở thành những điểm thu hút kỹ thuật sản xuất và cách thức quản lý của người nước ngoài. Tiếp theo các đặc khu kinh tế là việc phát triển các khu khai thác và phát triển kinh tế, kỹ thuật, kết hợp với việc phát triển cơ sở hạ tầng và khuyến khích ưu đãi với đầu tư nước ngoài, điều này đã đẩy nhanh tốc độ của nguồn vốn ĐTTTNN chảy vào Trung Quốc. Trong giai đoạn hiện nay, dựa trên việc ổn định, phát triển kinh tế liên tục, thị trường có sức mua lớn và tăng trưởng nhanh, Trung Quốc thực hiện chuyển hướng chính sách thu hút ĐTTTNN để thích nghi với xu thế mới. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, từng bước thực hiện chế độ đãi ngộ quốc dân, giảm thuế, Trung Quốc còn huỷ bỏ việc hạn chế sản lượng nhập khẩu hàng công nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp quốc hữu thu hút vốn ĐTTTNN, mở rộng thu hút ĐTTTNN trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ, mở ra nhiều phương thức đầu tư mới, thu hút ĐTTTNN vào việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, đầu tư theo vùng (đặc biệt là Miền Tây, Trung Quốc), kêu gọi Hoa Kiều về nước đầu tư.... Với những chính sách mang tính chiến lược như trên, Trung Quốc đã tạo được sức hút vô cùng lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở những kinh nghiệm trên đây, kết hợp với thực trạng ĐTTTNN ở Việt Nam đã nêu ở chương 2, Việt Nam cần có được những giải pháp và hướng đi thích hợp trong tình hình hiện nay. II. Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN tại Việt Nam: 1.Giải pháp từ phía Nhà nước: 1.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Những biện pháp cải tạo môi trường phải được thực hiện theo hướng: gắn hoạt động ĐTTTNN với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước; gắn với quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, không chạy theo sản lượng; đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ĐTTTNN, nhưng phải đảm bảo giữ vững độc lập, tự chủ, an ninh quốc gia. 1.1.1. Cải tạo môi trường kinh tế: Mọi yếu tố tác động đến hoạt động ĐTTTNN, suy cho cùng, cơ bản nhất vẫn là yếu tố kinh tế. Một nền kinh tế có trình độ phát triển cao, quy mô lớn, luôn ổn định và lạm phát có thể kìm chế được, thu nhập của người dân cao, đảm bảo thị trường có sức mua lớn, tăng trưởng nhanh luôn là nơi tập trung phần lớn vốn đầu tư. Vì vậy, cần tập trung vào cải thiện môi trường kinh tế. Để tăng sự hấp dẫn của môi trường kinh tế, trước mắt Nhà nước cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho nhà xuất khẩu. Có nghĩa là, cần phá giá nhẹ đồng VND. Khi đó, lượng nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ giảm, khuyến khích nhà đầu tư tăng tỷ lệ nội địa hoá, hướng mạnh về sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, Nhà nước cần dùng những biện pháp kích cầu để tăng sức mua của thị trường. Muốn vậy, cần phải cải thiện thu nhập của người dân. Để làm được việc này thì nền kinh tế phải đạt tăng trưởng cao liên tục. Đây là vấn đề lớn mà không phải quốc gia nào cũng đạt được. Với Việt Nam, để đạt được tăng trưởng cao thì cách lựa chọn duy nhất đã đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH- HĐH), mở cửa hơn nữa nền kinh tế và tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Một giải pháp quan trọng khác nữa để cải thiện môi trường kinh tế là đẩy mạnh việc phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán. Theo đó, Nhà nước cần nới lỏng các quy định đối với người nước ngoài mua và phát hành cổ phiếu, trái phiếu trong và ngoài nước, phát triển thị trường vốn để doanh nghiệp Việt Nam có thể góp vốn đầu tư bằng các nguồn huy động dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu), tự do hoá hoạt động ngân hàng - tài chính bảo đảm nhu cầu vay vốn của nhà đầu tư. 1.1.2. Cải tạo môi trường chính trị - luật pháp: Chính trị - luật pháp được xem là yếu tố quan trọng nhất tác động đến dòng vốn ĐTTTNN, vì vậy cần phải hoàn thiện chính sách, luật pháp theo hướng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. 1.1.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách: Hệ thống chính ở Việt Nam lâu nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế như thiếu ổn định, thiếu đồng bộ, việc đề ra chính sách và việc thay đổ chính sách xảy ra thường xuyên, khiến cho các chính sách mới ra đời ít được biết đến. Những chính sách cũ vấn chưa thực sự khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy, Nhà nước cần sửa đổi một số chính sách để tạo thuận lợi hơn cho việc thu hút ĐTTTNN: - Chính sách đất đai: soát lại giá thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất trong một vài năm đầu, giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng đang gây ách tắc trong quá trình triển khai dự án. Chính sách đền bù cần ổn định nhất quán và kiên quyết. Chuyển chế độ góp vốn bằng quyền sử dụng đất sang chế độ Nhà nước cho thuê đất. - Trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, cần tiếp tục giảm tỷ lệ kết hối ngoại tệ, tiến tới việc xoá bỏ kết hối bắt buộc khi có điều kiện, từng bước thực hiện đơn giản hoá việc chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch thương mại. Nhà nước xây dựng quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp ĐTTTNN, ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, mặt khác bảo đảm sự quản lý Nhà nước về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Chính sách thuế: thống nhất một mức thuế suất chung là 30% cho các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư ngoại quốc vì sẽ không có sự phân biệt đối xử, gây bất lợi cho họ. Đối với thuế chuyển lợi nhuận về nước hiện nay có 3 mức:7%, 5% và 3%, tuy nhiên, Nhà nước nên bỏ loại thuế này để tăng sức cạnh tranh với các nước. Việc xây dựng chính sách thuế phải khuyến khích được ĐTTTNN sản xuất phụ tùng, linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm. Nhà nước cũng cần tiếp tục đàm phán, ký kết thêm các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (đánh thuế trùng), trước hết là với các nước ASEAN để tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy đầu tư trong khu vực, đồng thời góp phần thu hút hơn nữa ĐTTTNN, đặc biệt từ thị trường Hoa Kỳ cũng cần phải đàm phán, ký kết hiệp định thuế. - Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu trong nước, chế biến thành phẩm hoàn chỉnh xuất khẩu hạn chế cấp giấy phép cho dự án xuất khẩu nguyên liệu, hoặc sản phẩm sơ chế. - Mặt khác, Nhà nước cần sửa đổi chế độ 2 giá đối với giá điện, cước viễn thông, cước vận tải,... giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTTTNN; nhanh chóng điều chỉnh giảm chi phí, như chi phí ngoài luật (chi phí tư vấn, chạy thủ tục), tình trạng nhũng nhiễu của các cán bộ, chi phí vô hình chờ đợi vì tệ quan liêu, giải phóng mặt bằng quá chậm, hạ tầng yếu kém, chất lượng lao động, trình độ quản lý yếu kém. -Thêm vào đó, Nhà nước cần hỗ trợ tín dụng cho các dự án đầu tư nước ngoài. Sự hỗ trợ tín dụng (ở nhiều nước, Chính phủ đã lập ra các Quỹ hỗ trợ đầu tư nước ngoài để hỗ trợ tín dụng cho các nhà đầu tư, nhất là các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư), cùng với các dịch vụ tài chính, bảo lãnh của Chính phủ, của các cơ quan tín dụng xuất khẩu sẽ đóng vai trò to lớn làm tăng vốn ĐTTTNN. Điều này cũng giúp hạn chế các rủi ro về tài chính và làm tăng tỷ lệ lợi nhuận. Thông thường nhà tư bản nước ngoài sẽ thận trọng hoặc từ bỏ nếu môi trường đầu tư có “độ tin cậy thấp về tín dụng” – một chỉ số tổng hợp của các yếu tố như: rủi ro chính trị cao, phát tiển kinh tế chậm, xuất khẩu kém, nợ cao và bất ổn định kinh tế vĩ mô và sự yếu kếm về hệ thống tài chính hỗ trợ tín dụng. Và cuối cùng là một giải pháp mang tính nóng hổi hiện nay là tích cực thu hút ĐTTTNN trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế. Đó là thực hiện mở cửa nền kinh tế, hoà nhập vào đời sống kinh tế thế giới, đồng thời tăng cường mở cửa bên trong, và giữa mở cửa bên trong và mở cửa bên ngoàig có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Muốn vậy phải khuyến khích nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh đồng thời với việc mở cửa nền kinh tế trong và ngoài nước, phổ biến các thông tin kinh tế, thị trường, văn hoá-xã hội, khoa học, công nghệ duới mọi hình thức, đặc biệt là phát triển liên lạc viễn thông quốc tế. 1.1.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Cũng giống như hệ thống chính sách, hệ thống pháp luật của Việt Nam thiếu đồng bộ, ổn định, việc ban hành luật chồng chéo giữa các Bộ, ngành, địa phương, việc thực hiện thiếu nghiêm minh, trong sạch… làm giảm lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, hệ thống pháp luật phải được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, ổn định, rõ ràng, phù hợp với hệ thống pháp luật chung của nước ngoài để tạo ra một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và ĐTTTNN, áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kỳ. Theo đó nhà nước cần có những biện pháp sau: - Cho phép các doanh nghiệp ĐTTTNN được thế chấp tài sản gắn với quyền sử dụng đất tại các ngân hàng Việt Nam, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. - Sớm ban hành hệ thống Luật, như Luật về kinh doanh bất động sản, Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền để bảo đảm thị trường tự do cạnh tranh, Luật bản quyền bảo vệ tài sản hữu hình và vô hình của nhà đầu tư... - Bảo đảm sự ổn định của Pháp luật và chính sách đối với ĐTTTNN, thực hiện triệt để nguyên tắc không hồi tố để giữ vững lòng tin của cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài. - Quy định chặt chẽ hơn việc ký kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ĐTTTNN, bảo đảm quyền lợi cho người lao động Việt Nam, tránh những xung đột, thiệt hại về tinh thần và vật chất thường nghiêng về phía Việt Nam, và tạo mối quan hệ tốt đẹp với nhà đầu tư nước ngoài. - Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương sớm ban hành các văn bản dưới Luật, đảm bảo sự thống nhất với Luật đầu tư, tránh tình trạng "trên thoáng dưới chặt". 1.1.3. Hoàn thiện cơ chế hành chính: Việc hoàn thiện cơ chế hành chính phải được thực hiện theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, thông thoáng, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế. Để đảm bảo định hướng này Nhà nước cần có những giải pháp sau: - Dần dần thực hiện cơ chế "một cửa, một dấu" do trung tâm hoặc Hội đồng tư vấn đầu tư nước ngoài gồm đại diện của các Bộ, các ngành chủ chốt liên quan tập trung giải quyết theo kiểu "hoàn thiện thủ tục tại một đầu mối ". - Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương, phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan, thực hiện giao ban định kỳ giữa các Bộ, ngành trung ương và địa phương, duy trì thường xuyên việc tiếp xúc và tham vấn trực tiếp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhà đâù tư nước ngoài. Chẳng hạn, Nhà nước có thể xây dựng một hệ thống nối mạng thông tin diện rộng kết nối giữa Bộ Kế hoạch - Đầu tư với các Sở Kế hoạch - Đầu tư, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN - KCX) và xây dựng một hệ thống dữ liệu quản lý dự án ĐTTTNN trao đổi thông tin hai chiều giữa Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Sở Kế hoạch - Đầu tư và các KCN – KCX, các doanh nghiệp ĐTTTNN. - Đơn giản hoá, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính như thủ tục cấp phép đầu tư, thủ tục sửa đổi giấy phép, các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy phép xây dựng, xuất nhập khẩu, tuyển dụng lao động.... - Các thủ tục hành chính phải được quy định rõ ràng, công khai, đồng thời cần kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền tiêu cực, vô trách nhiệm của cán bộ công quyền. 1.1.4. Tiếp tục nâng cấp và xây dựng CSHT vật chất –kỹ thuật: Sự phát triển CSHT vật chất của một quốc gia và một địa phương tiếp nhận ĐTTTNN luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai trên thực tế các dự án đầu tư đã cam kết.Vì vậy CSHT vật chất-kỹ thuật theo hướng HĐH, theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và đáp ứng ngày càng đầy đủ yêu cầu của nhà đầu tư. Muốn vậy, Chính phủ cần tích cực đẩy nhanh việc xây dựng một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu cảng, đường xá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ trên toàn quốc và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và kết nối toàn cầu; hệ thống điện nước dồi dào và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống và một hệ thống cung cấp cá dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, kế toán kiểm toán đạt tiêu chuẩn quốc tế; cung cấp các dịch vụ khác như y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, quảng cáo, kỹ thuật,… một cách rộng khắp, đa dạng và chất lượng cao. Tóm lại, hệ thống kết cấu hạ tầng phải tạo cho nhà đầu tư sự tiện nghi và thoải mái, giúp họ giảm được chi phí sản xuất và phát triển các quan hệ làm ăn với các đối tác ở nước sở tại cũng như nước ngoài. Bên cạnh những nhân tố kể trên, dịch vụ thông tin và tư vấn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng đối với những nước thu hút ĐTTTNN lẫn nước chủ nhà. Vì vậy, xúc tiến thực hiện các hoạt động dịch vụ này, từ việc cung cấp thông tin cập nhật, có hệ thống, đáng tin cậy về môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư cũng như về các chủ đầu tư trên toàn hế giới; hỗ trợ các đối tác đầu tư trong và ngoài nước tiếp xúc và lựa chọn các đối tác thích hợp và tin cậy, đến giúp đỡ các bên làm thủ tục ký kết hợp đồng kinh doanh, thành lập các liên doanh, cả các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và thông tin cần thiết khác liên quan đến đánh gía các quá trình và các hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, Chính phủ cần nhanh chóng xúc tiến đề án xây dựng khu kinh tế mở nhằm tăng cường sức cạnh tranh, trước hết là đôí với các nước trong khu vực ASEAN trong việc thu hút ĐTTTNN. 1.1.5. Đào tạo nguồn nhân lực: Đội ngũ nhân lực có kỹ thuật cao là điều kiện hàng đầu để một nước vượt qua những hạn chế khác về CSHT hay tài nguyên và trở nên hấp dẫn nhà đầu tư ĐTTTNN. Việc thiếu các lao động kỹ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, quản ký cao cấp, các nhà doanh nghiệp tài ba như ở Việt Nam hiện nay thì sẽ khó lòng đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Vì vậy, Nhà nước cần phải xác định định hướng cải thiện nguồn nhân lực là: đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời trung thành với Tổ quốc; đội ngũ kỹ sư, công nhân để cung cấp cho khu vực ĐTTTNN. Bồi dưỡng nâng cao năng lực và bố trí hợp lý các cán bộ Việt Nam tham gia vào hội đồng quản trị và các chức vụ chủ chốt trong doanh nghiệp ĐTTTNN. Nghiên cứu và đưa ra được những phương thức hoạt động hữu hiệu của các tổ chức Đảng, Công đoàn… cho phù hợp với điều kiện hoạt động và đặc thù của doanh nghiệp ĐTTTNN. Từ đó, Nhà nước thực hiện việc đưa kiến thức về ĐTTTNN và doanh nghiệp ĐTTTNN vào các trường đại học, cao đẳng. Mặt khác cần nâng cao chất lượng của công tác tuyển chọn lao động vào các chức danh trong bộ máy quản trị doanh nghiệp ĐTTTNN, đặc biệt là trong DNLD, đào tạo cán bộ bên Việt Nam trong liên doanh một cách toàn diện về chuyên môn, phương pháp quản lý, kinh nghiệm thương trường và ngoại ngữ,... Ngoài ra, Nhà nước còn cần phải ban hành các quy định về chức năng cung ứng lao động đối với các đơn vị cung ứng lao động và chủ những đơn vị nào có đủ điều kiện và được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp chứng chỉ hành nghề mới được hoạt động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Nhà nước phổ biến Luật lao động cho mọi tầng lớp lao động hiểu biết như vấn đề ký kết lao động cá nhân, thoả ước lao động tập thể, đình công hợp pháp, tranh chấp và giải quyết tranh chấp,… 1.1.6. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với ĐTTTNN: Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Luật cùng với những chính sách, chế độ đối với ĐTTTNN thì còn có một vấn đề khác khá quan trọng đó là công tác quản lý Nhà nước. Công tác này cần phải được cải tiến theo hướng nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐTTTNN. Theo đó cần thực hiện một số giải pháp sau: - Cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải có những biện pháp thích hợp tháo gỡ kịp thời khó khăn cho các doanh nghiệp ĐTTTNN, như vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ thuế, đền bù giải phóng mặt bằng. - Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập các KCN mới. Sửa đổi quy chế KCN- KCX, khu công nghệ cao theo hướng : thu hẹp khoảng cách và tiến tới thống nhất cơ chế chính sách đối với đầu tư trong nước và ĐTTTNN, bổ xung mô hình KCN nhỏ. - Tiếp tục thực hiện chủ trương mở rộng phạm vi phân cấp quản lý về ĐTTTNN (bao gồm cấp phép đầu tư, thẩm định, triển khai dự án) cho các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến cơ sở làm tốt công tác quy hoạch, cung cấp thông tin và kiểm tra thực hiện chủ trương này. - Nâng cao chất lượng của công tác giải quyết tranh chấp của các cán bộ quản lý, các cơ quan pháp luật. 1.2. Nhóm giải pháp về cơ cấu vốn đầu tư: Như đã trình bày trong chương II, cơ cấu đầu tư ở Việt Nam còn nhiều bất hợp lý, vì vậy việc tìm ra giải pháp điều chỉnh sự bất hợp lý này là vô cùng cần thiết. 1.2.1. Về cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư: Nhà nước cần định hướng chuyển đổi cơ cấu hình thức đầu tư theo hướng: đa dạng hoá các hình thức ĐTTTNN về khai thác thêm kênh thu hút đầu tư mới. Theo đó Chính phủ cần nghiên cứu và thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư, như Công ty hợp doanh, Công ty quản lý vốn (Holding company), sửa đổi Nghị định 103/ 1999/NĐ - CP của Chính phủ theo hướng cho phép các nhà ĐTTTNN mua, nhận khoán kinh doanh, quản lý thuê doanh nghiệp trong nước, cần có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quốc doanh cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên doanh với nước ngoài, tăng cường xúc tiến việc thí điểm cổ phần hoá các doanh nghiệp ĐTTTNN để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này tham gia thị trường chứng khoán và thị trường vốn, quy định rõ ràng thủ tục và trình tự chuyển đổi hình thức đầu tư từ DNLD sang DN 100% VNN hoặc 100% vốn trong nước. 1.2.2. Về cơ cấu đầu tư theo ngành: Để tháo gỡ những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư theo ngành, Nhà nước cần định hướng thu hút ĐTTTNN theo hướng: khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút vốn vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ - hải sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh, gắn liền với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các danh mục dự án kêu gọi ĐTTTNN hàng năm (trong đó có ưu tiên cho những ngành này).Từ đó, chính phủ xây dựng và công bố sớm danh mục các dự án đầu tư tiền khả thi cho nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Chính phủ cũng cần mở rộng các lĩnh vực thu hút ĐTTTNN phù hợp với cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như thị trường bất động sản, xây dựng kinh doanh nhà ở, phát triển đô thị mới, dịch vụ khoa học, công nghệ, thông tin, chuyển giao công nghệ, phát triển nhân lực, du lich... Bên cạnh đó, cần mạnh dạn không khuyến khích đầu tư với những sản phẩm, dịch vụ mà Việt Nam đảm nhận được. 1.2.3. Về cơ cấu đầu tư theo địa bàn: Một thực tế bất lợi cho Việt Nam là sự phát triển không đồng đều giữa các vùng và địa phương trong cả nước, do đó ĐTTTNN đã phân bổ không đồng đều trong toàn quốc. Đây là thực tế mà nhà nước chỉ có thể hạn chế phần nào. Vấn đề trước mắt là phải tập trung vào một số vùng để phát triển thành vùng động lực, trở thành những đầu tàu, kéo các vung khác cùng phát triển (kinh nghiệm rút ra từ cách làm của Trung Quốc). Trên cơ sở đó, Nhà nước cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo địa bàn theo hướng tiếp tục thu hút đầu tư vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác. Khuyến khích và dành ưu đãi tối đa cho ĐTTTNN vào các KCN tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt. Trên cơ sở đó Nhà nước cần dùng các khuyến khích về thuế - tài chính đối với nhà ĐTTTNN ở các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, như miễn thuế thu nhập trong một vài năm đàu của dự án ĐTTTNN, hỗ trợ tín dụng, miễn thuế chuyển lợi nhuận về nước, giảm thuế xuất nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm, tổ chức khen thưởng cho những dự án thành công... 1.2.4. Về cơ cấu đầu tư theo đối tác: Với định hướng khuyến khích các nhà ĐTTTNN từ tất cả các nước, và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chý ý đến các công ty quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều đầu tư về nước, Chính phủ cần định hướng cho các ngành, địa phương chủ động tiến hành vận động, xúc tiến ĐTTTNN vời từng dự án, tập đoàn nhà đầu tư có tiềm năng trên cơ sở quy hoạch, danh mục được phê duyệt. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ ngoại giao tổ chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, tập đoàn đa quốc gia, nghiên cứu pháp luật chính sách thu hút ĐTTTNN của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp. Chính phủ cần đẩy mạnh tuyên truyền hình ảnh của Việt Nam ra bên ngoài, ví dụ như Hội thảo "Hướng tới thành công" do Bộ Kế hoạch - Đầu tư Việt Nam tổ chức tại Singapore (tháng 3/2001) có thể xem là một trong những hoạt động xúc tiến đầu tư lớn nhất cần được tổ chức nhiều hơn ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Mỹ và Tây Âu. Mặt khác có thể thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, mạng Internet... Trên đây là những giải pháp cơ bản mà Nhà nước cần thực hiện để tăng cường hơn nữa khả năng thu hút vốn ĐTTTNN vào Việt Nam. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa khả năng này và sự hoạt động hiệu quả của ĐTTTNN thì cần phải có cả sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp ĐTTTNN. 2. Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp ĐTTTNN. Như đã trình bày trong chương II, hình thức liên doanh chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những dự án ĐTTTNN bị giải thể trước thời hạn, đồng thời hình thức này đang có xu hướng chuyển đổi sang hình thức DN 100% VNN. Tình trạng kém hiệu quả của DNLD yêu cầu có những giải pháp khắc phục ngay từ chính các doanh nghiệp này. Trước hết, các DNLD cần phải chú trọng đến việc đào tạo cán bộ, công nhân viên. Để thực hiện hiệu quả việc này, doanh nghiệp không chỉ cử người đi đào tạo ở nước ngoài, mà còn phải liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trong nước để tuyển lựa lao động và hỗ trợ đào tạo cho sát thực với yêu cầu cuả doanh nghiệp. Đối với các cán bộ bên Việt Nam trong DNLD cần thiết phải tự học hỏi về để nâng cao trình độ về mọi mặt đặc biệt là khả năng phân tích thị trường, ra quyết định và ngoại ngữ. Đồng thời, nên chủ động tạo mối quan hệ tốt với bên nước ngoài bằng nhiều hình thức để rút ngắn khoảng cách về văn hoá và hạn chế mâu thuẫn, bất đồng trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần tỉnh táo với những chiêu bài của nhà đầu tư nước ngoài muốn lợi dụng liên doanh để chiếm lĩnh thị trường, hay lợi dụng sự thiếu hoàn thiện về luật pháp của Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ để sản xuất hàng nhái, hàng giả... Một thực trạng phổ biến trong các doanh nghiệp ĐTTTNN ở Việt Nam trong thời gian gần đây là những tiêu cực phát sinh trong mối quan hệ về lao động, dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp này. Chẳng hạn như tình trạng nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng các quy định về lao động, tiền lương hay kéo dài thời gian thử việc của công nhân quá quy định; công nhân bị đối xử thô bạo hoậc không được trả các khoản tiền làm thêm, làm ngoài giờ…Đây là một trong những vấn đề cơ bản mà chính các doanh nghiệp cần giải quyết và khắc phục. Trước hết, các doanh nghiệp ĐTTTNN cần thực hiện đúng các quy định của Luật lao động và Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam như: ký kết các hợp đồng lao động cá nhân, hợp đồng lao động tập thể; trả lương, thưởng, thù lao ngoài giờ đúng quy định; rút ngắn thời gian thử việc theo quy định; tránh đối xử thô bạo hoặc xa thải tuỳ tiện đối với công nhân,… Thực hiện tốt những công việc này, các doanh nghiệp sẽ tránh được các tranh chấp về lao động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh năng suất và hiệu qủa. Thứ hai, các doanh nghiệp ĐTTTNN cần thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và các điều kiện an toàn lao động. Thứ ba, các cán bộ điều hành bên Việt Nam cần tránh rơi vào tình trạng bỏ mậc người lao động, vô trách nhiệm, không đấu tranh hoặc làm theo ý của chủ nước ngoài. Thứ tư, các tổ chức công đoàn cần phát huy vai trò bảo vệ quyền lợi của người lao động, đấu tranh kiên quyết trong những trường hợp vi phạm quyền lợi đối với công nhân… Lao động là đầu vào quan trọng đối với doanh nghiệp vì vậy, giải quyết tốt mối quan hệ với người lao động sẽ là động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp ĐTTTNN ở Việt Nam nói riêng phát triển thuận lợi trên thị trường. Một vấn đề nữa là phần lớn các nhà đầu tư, đầu tư vào Việt Nam nhằm mục đích hưởng thuế quan ưu đãi từ các nước Mỹ và Tây Âu, khu mậu dịch tự do. Vì vậy, việc tích cực mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, theo xu hướng tự do hoá thương mại của Việt Nam (như gia nhập AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ, tích cực đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới - WTO) sẽ tạo ra nhiều khả năng thu hút ĐTTTNN vào Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị trước để đón tiếp các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án liên doanh và Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Muốn vậy, cần phải có một hệ thống doanh nghiệp trong nước phát triển, đủ sức hấp thụ công nghệ chuyển giao, và là đối tác ngày càng bình đẳng với nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cần thiết để thu hút được nhều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn ĐTTTNN. Hệ thống các doanh nghiệp đó phải bao gồm cả những doanh nghiệp sản xuất lẫn dịch vụ ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và thành thạo các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, đủ sức giữ vững thị phần thích đáng tại thị trường trong nước và ngày càng có sức mạnh trên thị trường thế giới. Mạng lưới các doanh nghiệp dịch vụ tài chính – ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động và lưu chuyển vốn trong nước và quốc tế. Càng tự do hoá tài chính và đầu tư sẽ càng tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tích cực tìm hiểu đối tác về lĩnh vực kinh doanh, tiềm lực tài chính, khả năng công nghệ, kinh nghiệm quản lý,... Tham khảo danh mục và vốn đầu tư của Chính phủ để lựa chọn lĩnh vực và địa bàn đầu tư phù hợp. Đồng thời các doanh nghiệp cần nâng cao tiềm lực của mình để tăng tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trong liên doanh. Điều này sẽ giảm thiệt thòi của bên Việt Nam trong liên doanh và tạo ra khả năng chuyển sang hình thức DN 100% vốn của Việt Nam sau này. Có thể nói, trong một doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp không chỉ đại diện cho chính mình, mà họ còn đại diện cho quốc gia mà họ mang quốc tịch, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải giữ vững được "màu cờ, sắc áo", nâng cao uy tín và vị thế của mình chính là nâng cao vị thế và uy tín của Tổ quốc. Phần III: Kết Luận Nói tóm lại, ĐTTTNN đã, đang và sẽ tìm đến những quốc gia có nền kinh tế- – chính trị – xã hội ổn định; hệ thống pháp luật đầu tư đầy đủ, cởi mở, tin cậy và mang tính chuẩn mực quốc tế cao; chính sách ưu đãi đầu tư linh hoạt va ở mức hấp dẫn không thua kém các nước hoặc khu vực khác; cơ sở hạ tầng được chuẩn bị tốt; lao động có trình độ và rẻ; thị trường tiêu thụ lớn; nền hành chính hữu hiệu và các dự án được triển khai nhanh chóng và đạt hiệu quả. Đặc biệt, việc quốc gia đó tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế sẽ là những yếu tố đảm bảo lòng tin cho nhà đầu tư và hấp dẫn nguồn vốn ĐTTTNN. Hoạt động ĐTTTNN ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hơn nữa, ĐTTTNN đã thực sự đóng một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời, nó góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế khu vực và Thế giới. Cho nên có thể nói, nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là hai vấn đề cốt lõi hiện nay làm nền tảng vững chắc và động lực mạnh mẽ tăng cường thu hút nguồn vốn ĐTTTNN vào Việt Nam. Như vậy, Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, như sớm kết thúc lộ trình gia nhập Khu vựcc mậu dịch tự do ASEAN - AFTA vào năm 2005, xúc tiến việc hình thành và phát triển của các khu mậu dịch tự do CAFTA (Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN), JAFTA (Khu mậu dịch tự do Nhật Bản – -ASEAN), phấn đấu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO vào cuối năm 2004. Những việc làm trên đây chắc chắn sẽ đưa hoạt động ĐTTTNN ở Việt Nam ra khỏi tình trạng bất ổn định như hiện nay và hứa hẹn những sự khởi sắc mới. Tài liệu tham khảo Giáo trình sau đại học Môn: Kinh tế quốc tế (GS.TS. Tô Xuân Dân, Trường ĐH KTQD, 1999) Giáo trình Kinh tế quốc tế (GS.TS. TôXuân Dân, 1995) Giáo trình Đầu tư nước ngoài (Vũ Chí Lộc, NXB Giáo dục, 1992) Giáo trình Quản trị Dự án và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (TS. Nguyễn Thị Hường, Trường ĐH KTQD, 2000) Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (15/6/2000) Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 Thông tư Số 12/BKH – QLDA ngày 15/9/2000 Thời báo kinh tế Việt Nam Số Đặc san 1999-2000, 2000-2001, và 2001-2002 Kim Hoa, “Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thách thức, trở ngại và giải pháp tháo gỡ”, Kinh tế và Dự báo Số 3/2001 Tạp chí: Phát triển kinh tế Số 120 tháng 10/2000 Th.s Lê Công Toàn, “Hoàn thiện chính sách thuế hướng tới mục tiêu tăng cường thu hút FDI”, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam Số 14/2001 Ngô Công Thành, “ Xu hướng vận động và phát triển của các hình thức ĐTTTNN tại Việt Nam”, Phát triển kinh tế. “Nghị quyết của Chính phủ tăng cườn thu hút ĐTTTNN”, Kinh tế và Dự báo Số 9/2001 Ts. Nguyễn Thị Hường, “Một số giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tronh triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam”, Kinh tế và Dự báo Số 12/2001 Th.s. Nguyễn Thị Kim Nhã, “Các động lực và nhân tố chủ yếu thu hút FDI trên Thế giới”, Thị trường- Giá cả Số 4/2001 Mục lục Phần I: Lời mở đầu 1 Phần II: Nội dung chính 2 Chương I: Lý luận chung về ĐTTTNN I. Khái niệm, đặc điểm và sự tất yếu khách quan của hoạt động ĐTTTNN 2 1. Khái niệm đầu tư quốc tế và ĐTTTNN 2 2.Tính tất yếu khách quan của ĐTTTNN 3 3. Đặc điểm của ĐTTTNN 4 II. Tác động của hoạt động ĐTTTNN 5 Tác động đối với nước chủ nhà 5 Tác động đối với nước sở tại 6 Nước sở tại là nươc phát triển 6 Nước sở tại là nước chậm và đang phát triển 8 Những tác động tích cực 8 Những tác động tiêu cực 10 III. Các hình thức ĐTTTNN 11 Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng 11 Doanh nghiệp liên doanh 12 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 13 IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTNN 15 Yếu tố chủ quan 15 Yếu tố khách quan 18 V. Các xu hướng vận động của dong vốn ĐTTTNN trên Thế giới 19 Xu hướng tự do hoá trong ĐTTTNN 19 Vai trò ngày quan trọng của các tập đoãnuyên quốc gia 20 Có sự thay đổi đáng kể về địa bàn đầu tư 20 Có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa các chủ đầu tư 21 Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư 22 Xu hướng đề cao hiêu qủa xã hội trng ĐTTTNN 23 Chương II: Thực trạng ĐTTTNN tại Việt Nam 1996-2001 24 Một số nhận xét về môi trường đầu tư ở Việt Nam 24 Môi trường bên trong 24 Môt trường kinh tế 24 Môi trường chính trị - luật pháp 25 Thủ tục hành chính 27 CSHT vật chất - kỹ thuật 27 Nguồn nhân lực 28 Môi trường bên ngoài 29 Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á 29 Tác động của sự cạnh tranh từ các quốc gia khác 30 Tác động của việc Việt Nam gia nhập AFTA 31 II. Thực trạng hoạt động ĐTTTNN ở Việt Nam (1996-2001) 32 Quy mô vốn đầu tư 32 Các hình thức đầu tư 33 Cơ cấu vốn đầu tư 34 Cơ cấu đầu tư theo ngành 34 Cơ cấu đầu tư theo địa bàn 35 Cơ cấu đầu tư theo đối tác 37 III. Đánh giá hoạt động ĐTTTNN tai Việt Nam (1996-2001) 38 Những kết quả đạt được 38 Những vấn đề còn tồn tại 41 Nguyên nhân của những tồn tại trên 43 Chương III: Một số giải pháp tăng cường nguồn vốn ĐTTTNN vào Việt Nam 45 I. Kinh nghiệm của một số nước về chính sách thu hút vốn ĐTTTNN 45 Kinh nghiệm của Malaixia 45 kinh nghiệm của Trung Quốc 46 II. Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn ĐTTTNN tại Việt Nam 47 Giải pháp từ phía Nhà nước 47 Nhóm giải pháp nhằm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư 47 Nhóm giải pháp về cơ cấu vốn đầu tư 54 Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN 57 Phần III: Kết luận 60 Tài liệu tham khảo 61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0086.doc
Tài liệu liên quan