Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp

Phú Thọ có tọa độ địa lý 20O55’ - 21O43’ vĩ độ Bắc, 104O48’ - 105O27’ kinh độ Đông, Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Hòa Bình, Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, Tây giáp Sơn La và Yên Bái, nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc. Dân số chiếm 1,64% dân số cả nước, chiếm 14,3% dân số vùng miền núi phía Bắc. Đó là những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Với vị trí ở ngã ba sông, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, Phú Thọ là cầu nối các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc, là nơi trung chuyển hàng hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phú Thọ chỉ cách Hà Nội khoảng 80 km tính theo đường ô tô và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km. Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

doc117 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận chuyển than, tận dụng mặt nước sông Lô, điều kiện giao thông, cấp điện, nước và hệ thống dịch vụ thuận lợi. Nhà máy khi xây dựng xong và đi vào vận hành sẽ trở thành trung tâm cung cấp điện của vùng, phụ tải lớn. Có hai dự án kêu gọi đầu tư vào ngành nông nghiệp là dự án “Trồng và chế biến nông sản xuất khẩu” và dự án “Trồng và chế biến chè xuất khẩu”. Trong đó dự án trồng chè có vùng nguyên liệu 12.000ha, dự định xây dựng 4 nhà máy công xuất 12 tấn/ngày với sản lượng chè búp khô xuất khẩu 14.000 tấn/năm. Hai dự án còn lại trong danh mục 20 dự án chủ yếu là hai dự án đầu tư vào lĩnh vực môi trường, có mục đích chính là bảo tồn và cải tạo môi trường tự nhiên của tỉnh. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ TRIỂN KHAI VỐN FDI TẠI TỈNH PHÚ THỌ 1. Một số giải pháp chung A. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng Tình cần tập trung đầu tư phát triển hạ tầng theo quy hoạch, có định hướng. Quy hoạch đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thống nhất, hợp lý, tập trung dứt điểm, không dàn trải, vì như vậy hiệu quả đầu tư sẽ không cao, công trình chậm hoàn thành, khó đưa vào sử dụng. Không nên phân đều đầu tư cơ sở hạ tầng cho các huyện, thị mà phải căn cứ theo quy hoạch phát triển kinh tế của từng huyện, thị.. Nên phát triển các ngành dịch vụ như: Thông tin liên lạc, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, điện nước, các điểm vui chơi du lịch, các khách sạn nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn, cơ bản đảm bảo các yêu cầu của các nhà đầu tư để cải thiện môi trường đầu tư. Ngoài ra, cần có những ưu đãi rõ ràng, cụ thể về tài chính, tín dụng đối với các hình thức đầu tư BTO, BT, BOT vào các địa bàn trọng điểm để hình thức này nhanh chóng được các nhà đầu tư triển khai thực hiện, góp phần hỗ trợ vốn đầu tư cho ngân sách. Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc biệt trong tương lai không xa, tỉnh Phú Thọ phải nghĩ tới việc thành lập đặc khu kinh tế để cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng. Tỉnh phải tăng cường và nâng cao chất lượng việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, hoàn thiện và cụ thể hoá các quy hoạch liên quan, rà soát và quy hoạch quỹ đất giành cho đầu tư nước ngoài. Huy động nguồn lực để tạo mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho những khu đất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư ứng vốn xây dựng và kinh doanh hạ tầng để giảm vốn đầu tư của ngân sách. B. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo tỉnh Từ các cấp lãnh đạo cao nhất đến cấp chính quyền cơ sở đều cần phải thống nhất trong đánh giá vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế toàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ phải xác định rõ ràng rằng khi phát triển được thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì chưa xét đến tầm ảnh hưởng cho toàn bộ nên kinh tế mà ngay cả các doanh nghiệp trong nước, cụ thể là trong tỉnh, cũng trở nên năng động hơn, hội nhập, thích nghi hơn với bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Muốn nhận thức được sâu cần có sự phối hợp giữa tất cả các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, nhân dân cư trú trên địa bàn, các sở, ban ngành trực tiếp và gián tiếp liên quan để làm sao tạo nên một không khí hoà đồng, dễ chịu, tôn trọng lẫn nhau giữa hai phía, tạo sự yên tâm và thoải mái cho các nhà đầu tư nước ngoài. Giải pháp đầu tiên cần thiết nhất hiện nay là phải trang bị cho lãnh đạo và nhân dân trên địa bàn những nhận thức đúng đắn về khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chính thức thừa nhận khu vực này như một thành phần hữu cơ trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Do vậy, khu vực kinh tế này cũng cần phải được đối xử bình đẳng như các khu vực khác. Các hoạt động cụ thể để làm được điều này là: - Thường xuyên tổ chức gặp mặt lãnh đạo các cơ quan quản lý chính quyền để quán triệt cụ thể những quan điểm của cả tỉnh về vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, sau đó lấy những người lãnh đạo này làm hạt nhân làm đầu tầu gương mẫu trong cách nhìn nhận các doanh nghiệp FDI để cấp dưới noi theo. - Theo định kỳ, cần tổ chức các buổi hội thảo đánh giá tính hiệu quả, những đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế của cả tỉnh, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và vị trí của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế địa phương, tránh những phiền hà sách nhiễu. - Bên cạnh biện pháp tuyên truyền, cũng cần có những chế tài mạnh, xử lý nghiêm minh những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, quan liêu, hách dịch, những hành vi phá hoại phi lý của những cá nhân lãnh đạo hoặc nhóm công dân đối với hoạt động của các doanh nghiệp, tạo tâm lý không an tâm trong nhà đầu tư. 2. Giải pháp thu hút vốn FDI 2.1. Quy mô vốn FDI A. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài Xúc tiến đầu tư nước ngoài là nội dung không thể thiếu và hết sức cần thiết trong quá trình thu hút các dự án FDI ở bất cứ địa phương nào. Xúc tiến đầu tư giúp nhà đầu tư nước ngoài vốn xa lạ với môi trường kinh doanh Việt Nam hiểu và tìm thấy những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hoạt động xúc tiến đầu tư hiệu quả giúp địa phương có nhiều cơ hội thu hút nhiều dự án FDI cả về số lượng dự án lẫn số vốn đăng ký. Có thể nói, đây chính là bước khởi đầu trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, tạo nên một hình ảnh đẹp về địa phương trong con mắt nhà đầu tư. Để thu hút được nhiều dự án FDI có chất lượng đòi hỏi mỗi địa phương phải hoàn thành tốt công tác này. Trên thực tế, các địa phương có số lượng các dự án FDI lớn và công nghệ hiện đại thì công tác xúc tiến đầu tư được họ rất quan tâm và thực hiện khá tốt. Đó là các địa phương như: Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng... Các tỉnh này đều quan tâm chú trọng việc vận động xúc tiến đầu tư, coi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế. Tại Phú Thọ, mặc dù tỉnh đã quan tâm đến hoạt động xúc tiến đầu tư nhưng chưa thực sự đầu tư mạnh. Tỉnh chưa chủ động tìm hiểu thông tin về nhà đầu tư, hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít, ở bậc trung ương thì rất hãn hữu. Các cuộc hội thảo, tỉnh chủ yếu tham gia một cách thụ động, thiếu bài bản. Trang Web giới thiệu về tiềm năng của tỉnh chưa thực sự sinh động , hấp dẫn và có nhiều thông tin cập nhật như các trang web của địa phương khác... Vì vậy, hoạt động xúc tiến đầu tư chưa mang lại hiệu quả cao trong thu hút các dự án FDI. Cũng vì vậy, đối tác đầu tư ở Phú Thọ chưa đa dạng, thiếu sự có mặt của các tập đoàn kinh tế lớn và các nhà đầu tư đến từ các nước có nền công nghệ trình độ cao. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó, xin phép đưa ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư như sau: - Củng cố, kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động của Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư, Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh. Sử dụng có hiệu quả trang Website của tỉnh và Ban quản lý Khu công nghiệp. Xác định xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại là khâu đột phá quan trọng. - Đưa các thông tin sinh động và hữu ích lên các phương tiện truyền thông như báo, Internet, truyền hình...một cách kịp thời. Thiết lập trang Web giới thiệu tiềm năng thu hút đầu tư của tỉnh và tiếp xúc với nhà đầu tư nước ngoài. Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thiết lập mối quan hệ với các nhà đầu tư. - Bên cạnh việc khai thác một cách có hiệu quả hơn nữa các kênh thu hút đầu tư nước ngoài hiện có, cần tổ chức các đoàn công tác đi nước ngoài để tìm hiểu thông tin và tìm kiếm cơ hội tiếp cận và quảng bá tiềm năng đầu tư của tỉnh với các nhà đầu tư. Đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị tài liệu và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, ngành, các thông tin về cơ chế chính sách áp dụng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. B. Đẩy mạnh hoạt động Marketing địa phương Marketing địa phương là góp phần nâng cao hình ảnh của Phú Thọ trong con mắt các nhà đầu tư. Các nhà quản lý nên coi Phú Thọ như là một công ty để xây dựng thương hiệu của Phú Thọ, làm cho hình ảnh Phú Thọ in sâu trong tâm trí các nhà đầu tư. Phải làm sao để tạo cho họ niềm tin đây là địa chỉ tin cậy để đầu tư. Trước hết, tỉnh cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin, và thông tin phản ánh kịp thời hơn nữa về sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh về môi trường đầu tư thông qua cổng thông tin điện tử của tỉnh. Tiếp đó là xây dựng biểu tượng hình ảnh về Phú Thọ, tổ chức cuộc thi xây dựng hình ảnh Phú Thọ, qua đó chọn lọc và tuyên truyền hình tượng về Phú Thọ, địa điểm an toàn và thuận lợi cho các nhà đầu tư. Một trong những cách hữu hiệu nhất là quảng bá về tiềm năng của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút sự quan tâm của dư luận và của các nhà đầu tư. Phú Thọ có thể tiến hành quảng cáo trên các báo, tạp chí chuyên ngành, phối hợp với các cơ quan truyền thông trung ương để quảng bá thông tin về tỉnh, xây dựng các chương trình giới thiệu và quảng cáo về môi trường đầu tư của tỉnh. C. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch Với định hướng thúc đẩy thu hút đầu tư, tỉnh cần xác định rõ những dự án trong nước đầu tư, những dự án có thể kêu gọi đầu tư theo ngành và lãnh thổ cũng như xác định yêu cầu tương ứng về công nghệ. Riêng đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, việc quy hoạch các ngành nghề còn là căn cứ để đưa ra các chính sách ưu đãi, cũng như giá thuê đất cho từng khu. Điều này giúp các nhà đầu tư định hướng được ngay từ khi thăm dò và hình thành dự án ban đầu, đồng thời xác định được khu công nghiệp, khu chế xuất nào trong số các khu công nghiệp, khu chế xuất đã mở ra đang hoạt động có hiệu quả. Việc quy hoạch, thu hút vốn đầu tư cần phải gắn với phát huy nội lực và lợi thế so sánh của tỉnh, ưu tiên phát triển các ngành có thế mạnh ở các huyện cụ thể, đồng thời, tăng cường thu hút đầu tư của các nước có công nghệ phát triển để phát triển một số ngành công nghiệp kỹ thuật cao như sản xuất thiết bị điện tử dùng trong công nghiệp điện tử, thiết bị điện, sản xuất phần mềm,... Trên cơ sở điều tra, khảo sát và tổng hợp các dữ liệu về tiềm năng của từng vùng, xác định nhiệm vụ cụ thể cho các dự án theo hình thức đầu tư, trong đó có báo cáo chuẩn xác nhu cầu thị trường, dự kiến quy mô, công suất, đối tác, địa điểm... Trong quá trình quy hoạch đầu tư, các ban ngành cần phải có sự phối hợp với thành phố, huyện, xây dựng quy hoạch đó trên các địa bàn và lãnh thổ cụ thể, nhằm thu hút vốn đầu tư có hiệu quả hơn và bảo đảm quản lý thực hiện dự án được thuận tiện hơn. Tỉnh cũng cần có chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư vào vùng núi, vùng sâu, vùng xa như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, tại vùng nguyên liệu, đào tạo nhân lực, hỗ trợ chủ đầu tư trong việc giảm chi phí xây dựng và triển khai dự án. Chỉ nên thu tượng trưng tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư vào nông lâm nghiệp ở các vùng này; miễn thuế nhập khẩu toàn bộ vật tư, nguyên liệu sản xuất (kể cả các loại trong nước đã sản xuất được) trong 5 năm đầu; cho phép tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa đối với những sản phẩm buộc phải bảo đảm tỷ lệ xuất khẩu. D. Cải cách thủ tục hành chính Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa”, “một đầu mối”, đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước nhưng không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư và cần tạo được mối quan hệ mật thiết giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp. Thời gian cấp phép các thủ tục cần được rút ngắn hơn nữa, số lượng các giấy phép cần rút gọn lại, các thủ tục đăng ký con dấu, bưu chính viễn thông, mã số thuế... cần đưa về một đầu mối để rút ngắn thời gian triển khai dự án, tránh việc nhà đầu tư phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn. Trong đó, tỉnh cần tập trung chú ý hoàn thiện cơ chế “một cửa” ở các cơ quan cấp phép và quản lý đầu tư ( Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Khu công nghiệp) tăng cường phân cấp quyết định đầu tư và quản lý đầu tư cho các huyện, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư về thời gian, chi phí trong việc làm thủ tục xin đầu tư. Đi đôi với đó là tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra. Tỉnh nên giảm tối đa những thủ tục không cần thiết ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, quá trình sản xuất, kinh doanh, nhất là các thủ tục xin thuê đất, giao đất, cấp quyền sử dụng đất, cấp phép đầu tư, chống phiền hà, sách nhiễu trong triển khai thực hiện chính sách thuế, hải quan, tín dụng, các dịch vụ. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý hoặc bỏ trống không được quản lý. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức gắn với việc thực hiện công việc cụ thể được giao, đồng thời có các giải pháp đầy lùi bệnh quan liêu, tham nhũng trong cán bộ, công chức bộ máy nhà nước. E. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để thu hút đầu tư có vai trò quyết định không những trong việc thực hiện thành công sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh mà còn tạo cho mỗi cá nhân trong cộng đồng phát huy hết khả năng trí tuệ của mình đóng góp cho xã hội, qua đó có thu nhập cao hơn để nâng cao chất lượng sống cho bản thân. Với quan điểm trên, tỉnh cần đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Căn cứ vào quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và có những chính sách, cơ chế cụ thể để thu hút nguồn nhân lực, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững. Trước tiên, tỉnh cần coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chính quy cho các thế hệ tương lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của cả nước, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh nên đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, chuyên viên kinh tế, quản trị.. để sẵn sàng đáp ứng cho các nhà đầu tư vào tỉnh và đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng kinh tế của tỉnh trong 5-10 năm tới. Phải tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ - du lịch, nông nghiệp... phù hợp với xu thế phát triển khoa học - công nghệ chung cả nước và quốc tế, trước mắt là đáp ứng cho nhu cầu lao động của các ngành công nghiệp hiện đại của khu vực FDI. Tỉnh cần có chính sách ưu tiên đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ tham mưu theo nhiều kênh: Gửi đến các khoá học do các bộ ngành Trung Ương liên quan tổ chức, xin nhà nước hỗ trợ các nguồn vốn hợp tác quốc tế để cử ra nước ngoài đào tạo... Từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bằng cách đào tạo và tuyển dụng theo đúng chức danh; đổi mới công tác tuyển chọn và đề bạt cán bộ, viên chức - bố trí cán bộ đúng người, đúng việc. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực và thông thạo ngoại ngữ sớm phát huy kiến thức của mình trong công việc. Có các chính sách hữu hiệu thu hút nhân tài về tỉnh, đặc biệt là công chức nhà nước để nâng cao chất lượng quản lý. 2.2. Cơ cấu vốn FDI - Thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa trong hoạt động xúc tiến đầu tư, không quá phụ thuộc vào một đối tác duy nhất là Hàn Quốc như hiện nay. Ngoài Hàn Quốc, tỉnh có thể tổ chức các cuộc đi tham quan kèm theo các hoạt động nhằm xúc tiến đầu tư ở các quốc gia khác cũng gần gũi với Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore. Tại mỗi nước, tỉnh tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ, các sự kiện văn hóa để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam cũng như giới thiệu tỉnh Phú Thọ cho các nước bạn biết đến như là một vùng đất mến khách, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư. Tỉnh cũng nên chủ động tìm hiểu thông tin về các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về vốn và công nghệ qua các kênh thông tin từ Chính phủ, từ các đối tác trong và ngoài nước để vận động họ, xúc tiến hoạt động đầu tư tại tỉnh. Tích cực tham gia các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Trong các cuộc hội thảo đó, tỉnh cần chuẩn bị tốt các thông tin liên quan đến tiềm năng thu hút các dự án FDI của tỉnh, cử những nhân viên giỏi ngoại giao và am hiểu về văn hóa của đối tác để đảm nhận việc giới thiệu, quảng bá cho địa phương. - Đối với sự mất cân đối trong địa bàn đầu tư, tỉnh có thể khắc phục bằng cách tăng cường thêm các ưu đãi cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, các huyện miền núi hiện còn khó khăn. Với mỗi địa phương ấy, tỉnh tìm ra các yếu tố thuận lợi, tiềm năng, các ngành nghề và lĩnh vực có khả năng phát triển để quy hoạch một các có chi tiết và hệ thống, từ đó giới thiệu cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tỉnh cũng cần đầu tư phát triển, cải tạo nâng cấp các cơ sở hạ tầng đã có ở các huyện ngoài thành phố Việt Trì, đặc biệt là đường giao thông để đi lại cho thuận tiện. Tỉnh nên tổ chức quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở các huyện ngoài Việt Trì để tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. - Đối với cơ cấu ngành, tỉnh cũng có thể khắc phục bằng cách ưu tiên các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ trong thời gian tới. Ngành nông nghiệp có thể thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng và chế biến chè xuất khẩu, một thứ đặc sản truyền thống của Phú Thọ. Bên cạnh đó cũng nên tăng cường ưu tiên vào các lĩnh vực chế biến lâm sản xuất khẩu, chăn nuôi và chế biến thịt gia súc, gia cầm. Ngành dịch vụ thì phải được đặt lên hàng đầu trong danh mục các dự án đầu tư. Trong đó, ưu tiên nhất là các lĩnh vực về du lịch, bất động sản, bưu chính – viễn thông và tài chính – ngân hàng. Tỉnh cũng nên đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để xây dựng cơ sở hạ tầng, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng của tỉnh trong thời gian tới. Đặc biệt nên ưu tiên các dự án ngành dịch vụ có vốn lớn hướng đến đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên toàn tỉnh. 3. Giải pháp triển khai các dự án FDI 3.1. Mức độ hoàn thành công việc Tỉnh cần phải giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư một cách thuận lợi; khuyến khích họ đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế- xã hội cao hơn. Đây là cách tốt nhất chứng minh có sức thuyết phục về môi trường ĐTNN tại tỉnh đối với các nhà ĐTNN tiềm năng. Muốn vậy, tỉnh cần phân loại các dự án thành các nhóm khác nhau để có biện pháp xử lý, hỗ trợ thích hợp. - Đối với các dự án chưa thực hiện, tỉnh cần rà soát lại tính khả thi của dự án và liên hệ với nhà ĐTNN để nắm thực chất dự định của họ. Nếu dự án không thể tiếp tục triển khai được thì nên sớm xử lý rút giấy phép đầu tư để có thể quy hoạch đất dự án vào việc khác hoặc kêu gọi nhà ĐTNN khi thanh lý, giải thể các dự án ĐTNN. Nếu dự án có thể tiếp tục triển khai nhưng chủ đầu có khó khăn tạm thời về huy động vốn hoặc về thị trường tiêu thụ sản phẩm thì tỉnh có thể xem xét cho phép giãn, hoãn tiến độ trong một thời gian nhất định. Muốn vậy, tỉnh cần thường xuyên tiếp xúc với chủ đầu tư để nắm bắt hết mục đích và năng lực thực sự của họ, từ đó đánh giá khả năng, thời gian khởi động lại dự án cho phù hợp. - Đối với những dự án mới bắt đầu triển khai thủ tục hoặc xây dựng cơ bản, tỉnh cần hỗ trợ cho họ giải quyết nhanh chóng việc giải phóng mặt bằng, các thủ tục hành chính như công bố thành lập doanh nghiệp, vấn đề thuê đất, thẩm định thiết kế xây dựng,.., để nhà đầu tư có thể nhanh chóng đưa nhà máy vào hoạt động. - Đối với những dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng gặp khó khăn về thị trưòng, về tài chính,..., tỉnh cần xem xét cụ thể để có biện pháp giải quyết phù hợp. Trước hết, cần xem xét điều chỉnh để các dự án FDI nhanh chóng được hưởng các ưu đãi, khuyến khích của các quy định mới trong Luật, Nghị định vừa ban hành. Tỉnh cần có biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường đầu ra cũng như đầu vào giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp khó khăn về tài chính, tỉnh có thể xem xét việc cho họ vay tín dụng để triển khai dự án hoặc thu hút thêm nhà ĐTNN mới cùng tham gia để sớm triển khai dự án. Tạo thuận lợi cho việc nhường vốn ĐTNN. 3.2. Thực hiện vốn FDI A. Tăng cường công tác hỗ trợ doanh nghiệp Tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư triển khai dự án, chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư mà không cần thiết phải có sự đệ trình của nhà đầu tư với phương châm “coi khó khăn của nhà đầu tư là khó khăn của chính địa phương”. Các dự án trong quá trình triển tại Phú Thọ thường gặp các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, về công tác nghiên cứu thị trường, thủ tục hành chính. Vì vậy, các giải pháp nhằm hỗ trợ hoạt động triển khai tập trung vào các vấn đề sau: - Công tác giải phóng mặt bằng cần phải các giải pháp mạnh hơn nữa để triển khai nhanh, có hiệu quả. Cần có sự phối hợp giữa nhà đầu tư và chính quyền địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, làm cho dân hiểu rõ tầm quan trọng trong quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh nên quy hoạch rõ ràng những ngành, khu vực ưu đãi, thu hút đầu tư để hạn chế những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Tỉnh nên học tập kinh nghiệm của các tỉnh Hải Dương và Vĩnh Phúc: Hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng dưới hình thức hỗ trợ kinh phí hoặc giảm thuế sử dụng đất, phí sử dụng cơ sở hạ tầng. - Tỉnh cần lập ra bộ phận nghiên cứu thị trường và quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI có hiệu quả, tránh trường hợp dự án đã được cấp phép nhưng không thể triển khai vì nghiên cứu thị trường không khả thi. B. Nâng cao hiệu lực quản lý ĐTNN Để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTNN thì trên hết cần phải cải tiến phương pháp làm việc của các cơ quan quản lý địa phương có liên quan. Các cơ quan này cần nhìn nhận các doanh nghiệp FDI như khách hàng của mình trong việc cung cấp các dịch vụ công, nghĩa là các cơ quan đó phải chủ động tìm đến doanh nghiệp, tìm hiểu như cầu chính đáng của doanh nghiệp, qua đó điều chỉnh công tác của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Do vậy, tỉnh nên duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư trên địa bàn để nắm bắt được những nguyện vọng cũng như vướng mắc của họ. Bên cạnh đó, tỉnh cần tiếp tục thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung, tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của các cấp, các ngành, tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng các luật và chính sách có liên quan; kịp thời hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính, củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ĐTNN của các cấp, các ngành cho phù hợp với quy định của luật mới. Hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tiếp cận, chuyển đổi hoạt động theo luật mới v.v... cụ thể hơn và nghiêm chỉnh thực hiện tốt, triệt để các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước, ban hành chính sách ưu đãi đầu tư bổ sung của tỉnh, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản đáp ứng nhu cầu và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tỉnh cũng cần hoàn chỉnh quy trình ban hành các văn bản pháp quy (đảm bảo tuân thủ các văn bản pháp quy của Nhà Nước) để ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc việc các sở, ban, ngành ban hành các văn bản trái quy định chung hoặc thực hiện không nghiêm các quy định của Nhà Nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Tiến hành rà soát lại một cách có hệ thống các văn bản của các Sở, ngành liên quan đến hoạt động ĐTNN. Ngoài ra, tỉnh cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, UBND tỉnh trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà Nước, cụ thể: - UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, tập trung giải quyết những vấn đề phát sinh, giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết khó khăn và xử lí kịp thời những vi phạm pháp luật, chính sách, chủ trương của Nhà Nước. - Sở kế hoạch và Đầu tư phải là cơ quan tham mưu tổng hợp, là cầu nối giữa các doanh nghiệp và các ban, ngành; giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành từ khâu chuẩn bị dự án đến quá trình quản lý theo chuyên ngành sau khi các dự án đã đi vào triển khai. Sở kế hoạch và Đầu tư cũng cần là cơ quan theo dõi tình hình các Ban, ngành tham gia giải quyết các vướng mắc để báo cáo với UBND tỉnh. Bên cạnh đó cần xây dựng cơ chế kiểm tra để thúc đẩy các ban, ngành thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm của mình. - Ban Quản lý các Khu công nghiệp và thu hút đầu tư hiện đang là đầu mối quản lý với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do vậy, vai trò của Ban quản lý là hết sức quan trọng. Không chỉ là người dẫn đường cho doanh nghiệp vào tỉnh mà còn là người đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, Ban quản lý cần thường xuyên rà soát, phân loại các dự án FDI đã được cấp phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Cuối cùng, tỉnh cần điều chỉnh công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sau cấp phép, quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương để chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện, hết sức tránh hình sự hoá các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng chế tài đối với sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. 3.3. Hoạt động của doanh nghiệp FDI Tỉnh cần giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh và tạo mọi điều kiện khuyến khích doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. Tỉnh có thể đưa ra các ưu đãi về thuế, hỗ trợ về nhân lực, tạo thuận lợi về cơ sở hạ tầng... để giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình triển khai dự án cũng như khi dự án muốn mở rộng quy mô sản xuất, tỉnh cần giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư luôn theo dõi, bám sát hoạt động của nhà đầu tư để kịp thời giúp nhà đầu tư giải quyết khó khăn, vướng mắc. Đây cũng là kinh nghiệm rút ra từ việc xin tăng vốn của dự án Mani nhưng không được tỉnh kịp thời giúp đỡ khiến nhà đầu tư “có ý định di dời dự án sang tỉnh khác”. Tuy nhiên trước mắt tập trung tìm các giải pháp khắc phục các tồn tại theo đề nghị của các nhà đầu tư, những vấn đề có thể làm ngay như: Tạo kênh cho các nhà đầu tư tiếp cận lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở ngành. Tổ chức gặp gỡ, đối thoại để các nhà đầu tư được phản ánh tâm tư nguyện vọng, tạo sự đồng thuận giữa hai bên. Về lâu dài, tỉnh cần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ điện, nước, đảm bảo cung cấp tốt, đủ cho sản xuất của doanh nghiệp, tăng cường quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, hoàn thiện và cụ thể hoá các quy hoạch có liên quan, rà soát và quy hoạch quỹ đất giành cho đầu tư nước ngoài, đồng thời huy động nguồn lực để tạo mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho những khu đất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư ứng vốn xây dựng và kinh doanh hạ tầng để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đảm bảo sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.. UBND tỉnh cần giao cho giám đốc các sở ban ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành, thị nghiên cứu nghiêm túc ý kiến của các nhà đầu tư, căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp các nhà đầu tư. Coi đây là trách nhiệm đối với sự phát triển của một thành phần kinh tế quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác phổ biến pháp luật đi kèm với công tác kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật tại các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là Luật Lao động để tránh xảy ra các hiện tượng vi phạm. Tỉnh cũng cần củng cố các tổ chức Đảng, Đoàn, Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa giúp doanh nghiệp thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất của các doanh nghiệp. Tỉnh cần tăng cường công tác phân loại dự án, nhanh chóng loại bỏ những dự án không khả thi trước khi cấp phép đầu tư, kiên quyết loại bỏ những dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích các dự án sử dụng nhiều lao động và đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh. Có như vậy thì các dự án đã được cấp phép đều mới là các dự án có tiềm năng khai thác cao và dễ dàng đi vào sản xuất kinh doanh. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Với nhà nước Tỉnh Phú Thọ kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần thực hiện một số giải pháp sau để góp phần thúc đẩy quá trình thu hút và triển khai các dự án FDI ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và các địa phương khác nói chung một cách hiệu quả hơn: - Quan tâm đầu tư hơn nữa cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế xã hội như: đường xá, cầu cống, hệ thống kênh mương thuỷ lợi, quy hoạch chi tiết cho các khu công nghiệp. Đặc biệt là Chính phủ cần nhanh chóng khởi công dự án nâng cấp Quốc lộ 2, Quốc lộ 32, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai để tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế- xã hội của địa phương. - Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. - Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa”, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư hình thành và thực hiện các dự án đầu tư . - Hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư. Pháp luật Việt Nam cần có những cơ chế tạo thuận lợi và thông thoáng cho nhà đầu tư so với các nước trong khu vực trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế. Cải cách một cách đồng bộ hệ thống các chính sách nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư. - Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ các địa phương trong hoạt động xúc tiến đầu tư như cung cấp thông tin về các đối tác nước ngoài cho địa phương và giúp địa phương tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài để vận động xúc tiến họ đến với địa phương; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài. - Rà soát lại kỹ lưỡng các quy hoạch, tránh hiện tượng chồng chéo, tạo ra rào cản quy hoạch. Tiếp tục xây dựng hệ thống các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng thủ đô cho phù hợp và hiệu quả để kinh tế khu vực này phát triển mạnh, là đầu tàu, lực kéo các tỉnh và khu vực lân cận phát triển theo, trong đó có Phú Thọ. 2. Với tỉnh Phú Thọ - Quy định rõ và phân công phân cấp cụ thể trách nhiệm của các sở, ban ngành, các huyện, thị xã và UBND các xã, phường trong việc thu hút đầu tư, quản lý doanh nghiệp, nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Riêng về giải phóng mặt bằng phải giao cho UBND huyện, thị xã, nhất là UBND các xã, phường, thị trấn bị thu hồi đất làm công nghiệp, dịch vụ. - Tiếp tục tập trung một đầu mối thực hiện có hiệu quả công tác thu hút đầu tư; đồng thời thực hiện tốt cơ chế một cửa, công khai, minh bạch các nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp, các cơ chế chính sách đã ban hành, hỗ trợ giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận, đất đai, nguồn vốn, công nghệ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. - Đào tạo bồi cán bộ, nhân viên làm công tác thu hút đầu tư trực tiếp là điều kiện tiên quyết để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục vì thực tiễn hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn luôn biển đổi nên lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp cũng cần được bổ sung và hoàn thiện không ngừng. - Tiếp tục đưa ra các chính sách ưu đãi phù hợp đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào tỉnh. Khi dự án đã đi vào hoạt động, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư yên tâm tiến hành sản xuất kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, cùng nhau bàn bạc và giải quyết các vướng mắc. - Tiếp tục xây dựng các quy hoạch và định hướng đầu tư nước ngoài phù hợp, đặc biệt là quy hoạch các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế. - Hoàn các phương thức xúc tiến đầu tư nước ngoài hiện có và áp dụng thêm nhiều phương thức xúc tiến đầu tư mới, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước con người và môi trường đầu tư thuận lợi của tỉnh Phú Thọ. - Luôn luôn coi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, đòi hỏi phải được đối xử bình đẳng như mọi thành phần kinh tế khác. KẾT LUẬN Những năm vừa qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ. Các dự án FDI thực sự đã đem lại những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế của tỉnh. Các doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động có hiệu quả đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách và khai thác tốt các tiềm năng của tỉnh. Trong thời gian sắp tới, nguồn vốn FDI vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói chung và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ nói riêng. Vì vậy, thu hút và triển khai có hiệu quả các dự án FDI là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ những năm sắp tới. Luận văn đã nghiên cứu và đưa ra những đánh giá về thực trạng của quá trình thu hút và triển khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2007, từ đó thấy được các ưu nhược điểm của quá trình này. Trên cơ sở đó, luận văn tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quá trình thu hút và triển khai dự án FDI, làm cơ sở đề ra các giải pháp đối với tỉnh Phú Thọ về hoạt động thu hút và triển khai FDI trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2020. Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ khảo sát tổng quan và đưa ra những giải pháp sơ lược cho vấn đề được nghiên cứu. Những nghiên cứu trên đây tuy sơ sài song cũng rất hy vọng làm cho bức tranh về thu hút vốn FDI của Phú Thọ sáng sủa thệm phần nào, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hy vọng rằng trong thời gian tới, trên cơ sở vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với các kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thực tiễn, Đảng bộ và Nhân dân Phú Thọ sẽ đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng góp tích cực vào công cuộc CNH-HĐH của đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – TS. Từ Quang Phương – NXB Đại học kinh tế quốc dân 2007. 2. Kinh tế đối ngoại: Những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam – TS. Hà Thị Ngọc Oanh – NXB Thống kế 2006. 3. Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2006 – Cục thống kê Phú Thọ. 4. Quyết định 3452/2007/QĐ-UBND về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2008 của tỉnh Phú Thọ. 5. Danh mục dự án đầu tư nước ngoài do tỉnh quản lý đến hết tháng 12/2007 – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ. 6. Báo cáo 94/2007/BC-UBND đánh giá kết quả đầu tư xây dựng năm 2007 và dự kiến phân bổ vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước năm 2008 của tỉnh Phú Thọ. 7. Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội Tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2007 – 2020 – UBND Tỉnh Phú Thọ 2007. 8. Các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiêm vụ phát triển KT - XH của Tỉnh Phú Thọ các năm từ 2001-2007 - Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Phú Thọ. 9. Báo cáo một năm thực hiện luật đầu tư và kết quả đầu tư nước ngoài năm 2007- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ. 10. Giới thiệu Phú Thọ tiềm năng và cơ hội đầu tư - UBND tỉnh Phú Thọ 26/7/2007 11. Báo cáo tổng kết, đánh giá 20 năm hoạt động ĐTNN tại tỉnh Phú Thọ - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, tháng 2/2008. 12. Nghị quyết số 40 NQ/TƯ ngày 31/10/2005 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về mục tiêu thu hút FDI đến 2010. 13. Luận văn tốt nghiệp một số năm, Đại học Kinh tế Quốc dân. 14. Số liệu từ các trang Web: - www.phutho.gov.vn ( UBND Tỉnh Phú Thọ ) - www.gso.gov.vn ( Tổng cục Thống kê Việt Nam ) - www.vneconomy.com.vn ( Thời báo Kinh tế Việt Nam ) - www.neu.edu.vn ( Đại học Kinh tế Quốc dân, mục Thông tin Kinh tế- Xã hội) - www.fia.mpi.gov.vn ( Cục Đầu tư nước ngoài FIA ) PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI DO TỈNH PHÚ THỌ QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN 2001-2007 STT Danh mục dự án đầu tư Địa điểm ĐT Thời gian cấp phép Đối tác Tổng vốn đăng ký Triệu USD VNĐ (Tr đồng) Trong đó: Vốn đầu tư (Tr.đồng) 1 C.ty may Veston Phú Thọ- Shonai May Veston nam Việt Trì 2001 Nhật Bản 5.00 80000.00 78 650 2 C.ty TNHH may Oplus One May Veston nữ Việt Trì 2002 Hàn Quốc 2.06 32960.00 32 356 3 Công ty TNHH phát triển hạ tầng Đồng Lạng- TASCO - Kinh doanh hạ tầng cụm CN Đồng lạng 2003 Hàn Quốc 4.95 79200.00 77 864 4 Công ty LD vận tải hành khách PT Kinh doanh vận tải Việt Trì 2003 Hàn Quốc 1.89 30240.00 885 400 5 C.ty TNHH VIVID Giặt mài quần áo bò Việt Trì 2003 Hàn Quốc 1.70 27200.00 26 741 6 Cty TNHH BeeWoo Thêu ren, quần áo nữ Việt trì 2003 Hàn Quốc 1.05 16800.00 7 12. Công ty TNHH Hasvi SX máy vi tính và vô tuyến điện tử Đồng lạng 2004 Hàn Quốc 9.30 148800.00 146 289 8 Công ty TNHH Decovil SX giẩy tráng Melamine trang trí Đồng lạng 2003 Hàn Quốc 9.95 159200.00 5 674 9 Công ty TNHH thực phẩm mỳ HQ SX mỳ ăn liền Đồng lạng 2003 Hàn Quốc 12.50 200000.00 196 625 10 Công ty TNHH Nanokovi SX các loại đá hạt Đồng lạng 2003 Hàn Quốc 7.50 120000.00 117 975 11 Công ty TNHH JM - Plastic SX kinh doanh các loại vải Đồng lạng 2003 Hàn Quốc 9.80 156800.00 154 154 12 Công ty TNHH Viko Marble S X đá lát nền Đồng lạng 2005 Hàn Quốc 4.55 72800.00 3 000 13 C.ty TNHH JIEL VN SX bao bì Container KCN TV 2002 Hàn Quốc 10.622 169952 167052.6 14 C.ty TNHH Shilla VN DA thêu ren KCN TV 2002 Hàn Quốc 1.00 16000.00 15 730 15 C.ty TNHH KEE. EUN.VN DA may quần áo dệt kim KCN TV 2002 Hàn Quốc 2.50 40000.00 39 325 16 C.ty TNHH Tairyong VN DA dệt, giặt, mài KCN TV 2003 Hàn Quốc 1.85 29600.00 28785.9 17 C.ty TNHH Ace DA may áo Jacket KCN TV 2003 Hàn Quốc 0.90 14400.00 14 157 18 Công ty TNHH hoá chât dệt Woorim VN SX hoá chất dệt KCN TV 2003 Hàn Quốc 0.70 11200.00 11011.0 19 C.ty TNHH KAPS- Tex ViNa SX vải PP và PE KCN TV 2003 Hàn Quốc 21.80 348800.00 343111.8 20 Công ty TNHH TE - ViNa PRIME SX vải bạt PP, PE KCN TV 2003 Hàn Quốc 10 160000 157300 21 C.ty TNHH Kor- Vipack SX vải nhựa, bao bì PP KCN TV 2003 Hàn Quốc 13.21 211360 199519.32 22 Công ty TNHH Dong Kuk VN SX bao cao su, găng tay y tế KCN TV 2003 Hàn Quốc 4.80 76800.00 75504 23 Công ty TNHH Jungil Rubber machine SX lô cao su KCN TV 2003 Hàn Quốc 4.16 66560.00 65 414 24 Công ty TNHH Woong Jin SX túi nhựa PP KCN TV 2004 Hàn Quốc 1.65 26400.00 23 123 25 Công ty TNHH ViNa Top KCN TV 2004 Hàn Quốc 2.50 40000.00 39 325 26 Công ty TNHH ViNa Sellex KCN TV 2004 Hàn Quốc 9.15 146400.00 129 537 27 Công ty TNHH Seshin VN DA may mặc xuất khẩu KCN TV 2005 Hàn Quốc 5.38 86080.00 84 627 28 Công ty TNHH Bethel QT May mặc xuất khẩu Lâm thao 2005 Hàn Quốc 3.20 51200.00 50 336 29 Công ty TNHH World ViNa May mặc xuất khẩu Việt Trì 2005 Hàn Quốc 1.50 24000.00 23 595 30 Cty TNHH ống giấy Hàn Việt KCN TV 2006 Hàn Quốc 0.5 8000.00 7865 31 Cty TNHH Dệt PhiLip DA dệt vảy xuất khẩu KCN TV 2006 Hàn Quốc 2 32000.00 32 Cty TNHH REFINE Sx hạt nhựa tạo màu KCN TV 2005 Hàn Quốc 1.35 21600.00 33 Cty TNHH DAEYANG - VINA Sx bao túi PP KCN TV 2005 Hàn Quốc 0.607 9712.00 34 Cty TNHH LIKAN - VINA DA sản xuất hoá chất dệt KCN TV 2005 Nhật Bản 0.03 480 35 Cty TNHH giấy Đông Thái Dương DA sản xuất giấy để xuất khẩu Sóc đăng Đoan Hùng 2006 Đài Loan 4.5 72000.00 36 Cty TNHH TIEMS Đông Lạng 2006 Hàn Quốc 0.7 11200.00 37 Công ty TNHH TJB ViNa SX may mặc xuất khẩu KCN TV 2005 Hàn Quốc 0.52 8320.00 8164 38 Cty TNHH Lâm Dật Nhiên DA chế biến lá mai xuất khẩu Đoan Hùng 2006 Đài Loan 0.1 1600.00 39 Cty TNHH Rừng Sinh Thái DA sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu Việt Trì 2006 Nhật bản 2 32000.00 40 Cty TNHH Do Woon Việt Trì 2006 Hàn Quốc 0.2 3200.00 41 Cty Thương mại Vina Kyungseung Nhà máy may quần áo xuất khẩu Txã Phú Thọ 2006 Hàn Quốc 1.5 24000.00 42 Cty TNHH Hoằng Bảo DA sản xuất và chế biến khoai xuất khẩu Cẩm Khê 2006 Đài Loan 0.3 4800.00 43 Cty TNHH S&H Vina KCN TV 2006 Hàn Quốc 0.5 8000.00 44 Cty TNHH thức ăn gia súc Văn Sơn DA chế biến thức ăn gia súc KCN TV 2006 Trung Quốc 5 80000.00 45 Cty TNHH Texpia KCN TV 2006 Hàn Quốc 2 32000.00 46 Cty TNHH Texwood Việt Trì 2007 Hàn Quốc 1.5 24000 47 Cty TNHH Taxmart DA gia công và may quần áo xuất khẩu Việt Trì 2007 Hàn Quốc 1 16000.00 48 Cty TNHH Woori Vina Sản xuất và gia công mò xuất khẩu Việt Trì 2007 Hàn Quốc 0.11 1760.00 49 Cty TNHH Han Viet Chemical KCN TV 2007 Hàn Quốc 1.5 24000.00 50 Cty TNHH Korea-Flecon KCN TV 2007 Hàn Quốc 2.5 40000.00 51 Cty TNHH CN JEIL KCN TV 2007 Hàn Quốc 3.5 56000.00 52 Cty TNHH Khai thác và chế biến cát sỏi Hùng vương DA khai thác cát trên sông Đà - Thanh Thuỷ Thanh thuỷ 2007 Hàn Quốc 0.8 12800.00 53 Cty cổ phần Phú Thọ Korea DA đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm CN và khu đô thị dịch vụ Việt Trì 2007 Hàn Quốc 43.1 689600.00 54 Cty TNHH Sihni Star Vina DA sản xuất vải bạt PP, PVC Việt Trì 2007 Hàn Quốc 3.85 61600.00 55 Cty TNHH Lessco Viet Nam DA sản xuất thú nhồi bông vải sợi Lâm Thao 2007 Hàn Quốc 3 48000.00 56 Cty TNHH PangRim Neotex DA đầu tư thiết bị máy sợi OE Việt trì 2007 Hàn Quốc 1.7 27200 57 Cty Cổ phần Kovi DA chăn nuôi lơn thịt Xuất khẩu Thanh Ba 2007 Hàn Quốc 2 32000 58 Cty TNHH vuờn nấm MINAKAMI Lâm Thao 2007 Nhật Bản 0.15 2400 59 Cty TNHH Lâm Phú Hào Cẩm khê 2007 Đài Loan 1 32000 60 Cty TNHH Thế giới Xanh Cẩm Khê 2007 Đài Loan 2 32 Dự án thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư 61 1. Cty Liên doanh tơ Đắc Lợi Hải Phú Việt Trì 2002 Trung Quốc 0.28 4480.00 62 2. Cty liên doanh Khải Ninh Phù Ninh 2002 Đài Loan 1 16000.00 63 3. Cty TNHH G&P Vina Việt trì 2003 Hàn Quốc 1.15 18400.00 64 4. Cty TNHH Vina Top KCN TV 2003 Hàn Quốc 4.62 73920.00 65 5. Cty TNHH Nok War VN KCN TV 2004 Hàn quốc 3.54 56640.00 66 6. Cty TNHH QT Đồng Doanh Kinh doanh khách sạn Việt Trì 2004 Đài Loan 10 160000.00 67 7. Cty TNHH Công nghiệp Tassco Việt trì 2002 Hàn Quốc 11.95 191200.00 68 8. Công ty TNHH Kovitex Vải Textile, đai mắc sản phẩm Đồng lạng 2003 Hàn Quốc 9.80 156800.00 6 200 69 9. Công ty TNHH Tasco Materal SX nhựa PP, PE, chỉ may, dây PP Đồng lạng 2003 Hàn Quốc 9.83 157280.00 4 832 70 10. Công ty TNHH Tasco Politcon DA may bao Container Đồng lạng 2003 Hàn Quốc 11.11 177760.00 174 729 71 11.C.ty TNHH Hong Myung VN SX bao bì Container KCN TV 2002 Hàn Quốc 10.62 169920.00 167052.6 72 12. Công ty TNHH Tasco Filament SX hàng may mặc Đồng lạng 2004 Hàn Quốc 4.95 79200.00 4 000 73 13. Công ty TNHH Tasco Chemical SX bao tráng, giấy tráng PP Đồng lạng 2004 Hàn Quốc 4.95 79200.00 4 000 74 14. Công ty TNHH Jika- powder SX bột cao lanh Đồng lạng 2004 Hàn Quốc 4.95 79200.00 3 900 75 15. Công ty TNHH Thực phẩm đồ ăn nhẹ SX đồ ăn nhanh xuất khẩu Đồng lạng 2005 Hàn Quốc 4.95 79200.00 76 16. Công ty TNHH Multi Pack VN SX bao tráng PP Đồng lạng 2005 Hàn Quốc 4.95 79200 4000 Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân CP Chính phủ CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa TNHH Trách nhiệm hữu hạn QLNN Quản lý Nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách Trung Ương ĐTNN Đầu tư nước ngoài DA Dự án ĐKKD Đăng ký kinh doanh GPĐT Giấy phép đầu tư KCHT Kết cấu hạ tầng KCN Khu công nghiệp CCN Cụm công nghiệp XDCB Xây dựng cơ bản KT-XH Kinh tế - xã hội MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG Bảng I.1: Một số chỉ tiêu Kinh tế cơ bản (2005 – 2007) của Phú Thọ 9 Bảng I.2: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản (2005 – 2007) của Phú Thọ 11 Bảng I.3: Giá trị sản xuất công nghiệp (2005 – 2007) của Phú Thọ 12 Bảng I.4: Một số chỉ tiêu thương mại- dịch vụ (2006 – 2007) của Phú Thọ 13 Bảng I.5: Một số chỉ tiêu Văn hóa – Xã hội cơ bản 2007 của Phú Thọ 14 Bảng I.6: Một số chỉ tiêu nguồn nhân lực 2007 của Phú Thọ 14 Bảng I.7: Tổng hợp các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 17 Bảng I.8: Vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2007 21 Bảng I.9: Cơ cấu vốn đầu tư Việt Nam (2001-2007) theo thành phần kinh tế 23 Bảng I.10: So sánh vốn đầu tư phát triển tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1994-2000 và 2001-2007 27 Bảng I.11: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển tỉnh Phú Thọ (2001-2007) 32 Bảng I.12: Quy mô và tốc độ gia tăng FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 45 Bảng I.13: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo hình thức đầu tư giai đoạn 2001-2007 49 Bảng I.14: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo đối tác giai đoạn 2001-2007 50 Bảng I.15: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo địa bàn giai đoạn 2001-2007 51 Bảng I.16: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo ngành giai đoạn 2001-2007 52 Bảng I.17: Mức độ triển khai các dự án FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 53 Bảng I.18: FDI thực hiện tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 54 Bảng I.19: Tình hình sử dụng lao động tại doanh nghiệp FDI Phú Thọ (2001-2007) 56 Bảng I.20: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại Phú Thọ (2001-2007) 58 Bảng II.1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Phú Thọ giai đoạn 2007-2020 71 Bảng II.2: Cơ cấu kinh tế của Phú Thọ giai đoạn 2007-2020 71 Bảng II.3: Một số chỉ tiêu văn hóa – xã hội cơ bản của Phú Thọ (2007-2020) 75 Bảng II.4: Nhu cầu vốn đầu tư Phú Thọ (2007-2020) theo ngành 77 Bảng II.5: Danh mục các dự án thu hút FDI chủ yếu của Phú Thọ (2007-2020) 87 BIỂU Biểu I.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế Phú Thọ năm 2007 10 Biểu I.2: Vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2007 22 Biểu I.3: Quy mô FDI của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 24 Biểu I.4: Cơ cấu vốn FDI đăng ký của Việt Nam theo đối tác đến hết năm 2007 25 Biểu I.5: Cơ cấu số dự án FDI của Việt Nam theo ngành kinh tế đến hết năm 2007 26 Biểu I.6: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 28 Biểu I.7: Cơ cấu đầu tư Phú Thọ (2001-2007) theo nguồn vốn 29 Biểu I.8: Cơ cấu đầu tư Phú Thọ (2001-2007) theo ngành kinh tế 30 Biểu I.9: Cơ cấu đầu tư Phú Thọ (2001-2007) theo vùng 31 Biểu I.10: Khối lượng thực hiện vốn đầu tư tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 32 Biểu I.11: Tình hình thực hiện vốn đầu tư Phú Thọ (2001-2007) theo nguồn vốn 33 Biểu I.12: Cơ cấu quy mô FDI Phú Thọ theo địa điểm đầu tư tính đến 12/2007 44 Biểu I.13: Số dự án FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 46 Biểu I.14: Vốn FDI đăng ký tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 47 Biểu I.15: Quy mô bình quân 1 dự án FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 48 Biểu I.16: Cơ cấu vốn FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 theo địa bàn KCN 51 Biểu I.17: FDI thực hiện tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 55 Biểu I.18: So sánh quy mô FDI của Phú Thọ với Bắc Ninh giai đoạn 2001-2007 59 Biểu II.1: Cơ cấu vốn đầu tư huy động giai đoạn 2007-2020 77

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2725.doc
Tài liệu liên quan