Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Vài nét về thực trạng và giải pháp

Hình thức đầu tư chủ yếu là liên doanh , chiếm 61% số dự án và 71% tổng số vốn đăng kí đầu tư . Trong các liên doanh , tỷ lệ vốn pháp định do bên Việt Nam góp vốn thường không quá 30,5% , chủ yếu là quyền sử dụng đất và thiết bị nhfa xưởng sẵn có . Bên nước ngoài góp vốn bằng tiền mặt và trang thiết bị nhập khẩu . Do vậy , trong thời kì xây dựng cơ bản phụ thuộc rát nhiều vào tiến đọ góp vốn của bên nước ngoài và việc bên nước ngoài thu xếp các khoản vay để thực hiện dự án . Trên thực tế , bên nước ngoài gần như điều hành toàn bộ quá trình xây dựng các công trình dự án . Khi thực hiện dự án , trừ trường hợp mà bên Việt Nam chọn được cán bộ có đủ năng lực , có phương pháp hợp tác và đấu tranh với bên nước ngoài thì họ có tiếng nói nhất định trong khi quyết định vè kinh doanh . Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có xu hướng gia tăng ; thời kì đầu chiếm chưa đây105 dự án và vốn đầu tư đăng kí , đến nay đã chiếm hơn 30 % số dự án và 21% vốn đăng kí . Nguyên nhân chủ yếu là có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tự quản lí , tự quyết định chiến lược kinh doanh , cũng như giải quyết vấn đè phát sinh hàng ngày một cách kịp thời mà không phải bàn với cán bộ Viẹet Nam , mà họ cho là khó hợp tác . Mặt khác , xu hướng dó cũng chính do chính sách của nhà nước Việt Nam đối xử bình dẳng giữa các doanh nghiêpj liên doanh với cac doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài .Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí cà dịch vụ viễn thông .

doc42 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Vài nét về thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ngoài tại việt nam Những xu hướng vận động của FDI trên thế giới hiện nay 1. Dòng vốn FDI trên thế giới ngày một gia tăng và chịu sự chi phối chủ yếu của các nước đang phát triển Trong những năm đầu thập kỷ 90 , quy mô vốn FDI trên thế giới bình quân hàng năm khoảnh 190 tỷ USD , nhưng đến năm 1995 đã đạt khoảng 315tỷ USD , các nước công nghiẹp phát triển đống vai trò quan trọng , chủ yếu trong dòng vận động của vốn FDI . Từ đầu những năm 90 trở về trước , nguồn vốn FDI có quê hương từ những nước công nghiệp phát triển chiếm trên 93% và hiện nay là 85% tổng vốn FDI của thế giới . Đồng thời các nước công nghiệp phát triển cũng thu hút đến 3 / 4 vốn FDI của thế giới . Các dòng vốn đầu tư tập trung vào một số ít nước . Chỉ tính riêng 10 quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất đã chiếm tới 2/ 3 vốn FDI của năm 1995 trong khi 100 nước nhận đầu tư FDI ít nhất chỉ chiếm có 1% vốn FDI thế gioứi . Sở dĩ có hiện tượng tăng cường đầu tư lẫn nhau giữa các nước công nghiệp phát triển là do một số nguyên nhân chu yếu sau : + Cách mạng khoa học công nghệ đã làm xuất hiện nhiều nghành công nghiệp mới , nhiều sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao : như viễn thông , tin học ,điện tử ,công nghệ sinh học , công nghẹ vũ trụ , vật liệu mới , ... Đây là những nghành hứa hẹn nhiều lợi nhuận siêu nghạch lớn đêm lại khả năng chi phối kinh tế thế gới trong tương lai nếu làm chủ nó , vì vậy có sức hấp dẫn mạnh đối với đầu tư . . + Môi trường đầu tư (cả về pháp luật , kinh tế , cơ sở hạ tầng ) của các nước phát triển đã hoàn thiện , chế độ chính trị khá ổn định , trình độ công nghệ và lao động cao phù hợp với yêu cầu đầu tư của các tập đoàn TNCs . +Xu thế hình thành các khối hợp tác kinh tế - đầu tư khu vực đang gia tăng , do đó các nước đang tăng cường đầu tư vào các khối hợp tác kinh tế ( EU , AFTA, NAFTA...) để đuợc hưởng tự do thương mại và đầu tư, trước khi các khối này khếp lại . + Việc tăng cường đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển , các tập đoàn đa quốc gia nhằm tránh đối đầu trực diện trong cạnh tranh , trăng cường hợp tác , tin tưởng lẫn nhau thống trị chi phối nền kinh tế thế giới và khu vực 2. Đầu tư ra nước ngoài : dưới hình thúc hợp nhất hoặc mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài đã bùng nổ trong những năm gần đây , trở thành chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên quóc gia (TNCs) 3. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới Lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự thay đổi cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới nghiêng về xu thế phát triển mạnh về kinh tế dịch vụ . Từ đầu thập kỉ 80 tới nay 50 % lượng vốn FDI thu hút váo các nước công nghiệp phát triển và gần 30% lượng vốn FDI thu hút vào các nước đang phát triển ( bảng1) Tuy nhiên , đối với các nước đang phát triển , đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất vẫn là lĩnh vực chủ yếu , chiếm tới 70 % tổng vốn FDI mặc dù tỷ trọng của nó có xu hướng giảm dần . Vài ba năm trở lại đây đã xuất hiện xu huớng mới là đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng gia tăng nhanh , nhất là các nghành viễn thông , điện , giao thông vận tải , thuỷ lợi ...Nguyên nhân là vì các nước , nhất là các nước đang phát triển có nhu cầu phát triển cam kết mạnh mẽ không quốc hữu hoá , các nước đã thdành các chính sách ưu đãi để thu hút vốn FDI vào cơ sở hạ tầng nhằm khắc phục sự hạn hẹp của ngân sách . Đến nay vốn FDI dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng bình quân hàng năm là 7 tỷ USD và tăng bình quân 5% một năm . Mỹ và Nhật có tới 7- 8% vốn FDI hướng vào cơ sở hạ tầng , đây là khả năng mới cho nước tiếp nhận đầu tư Bảng 1: Cơ cấu đầu tư trực tiếp của TNCs nước ngoài vào một số nước phát triển chủ yếu ,( đơn vị tính : tr USD) Cơ cấu ngành trong nhóm nước phát triển lượng tư bản đầu tư trực tiếp nước ngoài tỷ trọng Năm 1980 1985 1990 1980 1985 1990 Ngành sản xuất thứ nhất Ngành sản xuất thứ hai Ngành sản xuất thứ ba (dịch vụ) 880 2100 1790 1150 2510 2680 1600 5740 7260 18.4 44.0 37.5 18.1 39.6 42.3 9.1 39.3. 49.7 Cộng 4770 6340 14600 100.0 100.0 100.0 các nước Mỹ,Anh Pháp Nhật chi phối dòng vận động chính của vốn FDI vào , ra trên thế giới . Trong nửa đầu thập kỷ 80 , Mỹ và Anh là hai quốc gia đứng đầu thế giới trong xuất khẩu vốn FDI . Từ năm 1986 đến 1991 Nhật Bản là nước đứng đầu trong xuất khẩu vốn với mức kỷ lục là 45 tỷ USD riêng trong năm 1991 , nhưng quy mô xuất khẩu vốn FDI giảm dần trong những năm gần đây , chỉ ở mức một nửa năm 91. Từ năm 1992 trở đi Mỹ gia tăng nhanh chóng trong việc xuất khẩu FDI ra nước ngoài và trở thành nuức đứng đầu thế giới trong xuất khẩu và nhập khẩu FDI . Các tập đoần xuyên quốc gia (TNCs ) : Đóng vai trò rất quan trọng trong đầu tư trực tiếp ra nuớc ngoài và đang đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước ngoài . Hiện nay các TNCs đang chi phối kiểm soát phần lớn sản xuất , kinh doanh trên thế giới . Khi nghiên cứu 100 TNCs lớn nhất trên thế giới mà tất cả đang thuộc các nước công nghiệp phát triẻen có thể thấy các TNCs này chiếm tới một phần ba toàn bộ nguồn vốn FDI của thế giới và tổng tài sản ở nước ngoài của chúng lên tới 1400 tỷ USD ; sử dụng tới 72 triệu lao động , trong đó lao động ở nước ngoài là 12 tr chiếm tới 16% . Dự báo thời kì 1996-2000 các TNCs sẽ gia tăng mạnh mẽ đầu tư ra nước ngoài . tỷ trọng đầu tư ra nước ngoài trong tổng vốn đầu tư của các TNCs Mĩ là 55% và các TNCs Nhật ,Tây Au sẽ là 63% ; tính bình quân là 60% vốn đầu tư của các TNcs là ở nước ngoài ( bảng5) . Dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đang gia tăng mạnh mẽ , đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu A. Nguồn FDI vào các nước đang phát triển gia tăng cả về quy mô lẫn tốc độ dẫn đến tỷ trọng thu hút vốn FDI của các nước này tăng nhanh , bảng 2 cho thấy 1990 các nước đang phát triển liên tiếp nhận được 33,7 tỷ USD thì 1995 đã tiếp nhận được 99,7 tỷ USD gấp 3 làn năm 1990 , chiếm 32% tổng số vốn FDI thế giới . tuy nhiên vốn FDI phân bố không đều giữa các nước đang lphát triển , mà chỉ chủ yếu tập trung vào một số nước , một số khu vực . chỉ tính riêng 10 nước và các nền kinh tế thuộc các nước đang phát triển đã thu hút từ 60% đến 80 % tổng nguồn vốn FDIđổ vào liên tục tư thập 80 trở lại đây . Điều đó chứng tỏ , vốn FDI chủ yếu tập trung vào những nền kinh tế năng động , có nhịp tăng trưởng cao , ổn định , có môi trường đầu tư thuận lợi , hấp dãn hứa hẹn lợi nhuận cao . đối với việt nam 1.Tình hình cấp giấy phép đầu tư Ba năm đầu từ năm 1998 đến 1990 , được coi là giai đoạn khởi động . Lúc dó , chúng ta như là những nguời mới vào nghề vừa không có kinh nghiệm vùa rất mạnh dạn trong các quyết định , còn người nước ngoài đến nước ta như là mièn đất mới vừa xa lạ vừa hấp dẫn họ rất thận trộng , làm thử để thăm dò , nên dự án thơì kỳ này không nhiều , mức tăng trưởng vốn chậm . Số dự án 1998 là 37 1989 là 70 1990là 111 , tương ứng thời gian đó số vốn đăng kí là 366 , 539 , 596. 2.Tình hình triển khai dự án đầu tư Hình thức đầu tư Hình thức đầu tư chủ yếu là liên doanh , chiếm 61% số dự án và 71% tổng số vốn đăng kí đầu tư . Trong các liên doanh , tỷ lệ vốn pháp định do bên Việt Nam góp vốn thường không quá 30,5% , chủ yếu là quyền sử dụng đất và thiết bị nhfa xưởng sẵn có . Bên nước ngoài góp vốn bằng tiền mặt và trang thiết bị nhập khẩu . Do vậy , trong thời kì xây dựng cơ bản phụ thuộc rát nhiều vào tiến đọ góp vốn của bên nước ngoài và việc bên nước ngoài thu xếp các khoản vay để thực hiện dự án . Trên thực tế , bên nước ngoài gần như điều hành toàn bộ quá trình xây dựng các công trình dự án . Khi thực hiện dự án , trừ trường hợp mà bên Việt Nam chọn được cán bộ có đủ năng lực , có phương pháp hợp tác và đấu tranh với bên nước ngoài thì họ có tiếng nói nhất định trong khi quyết định vè kinh doanh . Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có xu hướng gia tăng ; thời kì đầu chiếm chưa đây105 dự án và vốn đầu tư đăng kí , đến nay đã chiếm hơn 30 % số dự án và 21% vốn đăng kí . Nguyên nhân chủ yếu là có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tự quản lí , tự quyết định chiến lược kinh doanh , cũng như giải quyết vấn đè phát sinh hàng ngày một cách kịp thời mà không phải bàn với cán bộ Viẹet Nam , mà họ cho là khó hợp tác . Mặt khác , xu hướng dó cũng chính do chính sách của nhà nước Việt Nam đối xử bình dẳng giữa các doanh nghiêpj liên doanh với cac doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài .Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí cà dịch vụ viễn thông . b) Về cơ cấu đầu tư và đối tác đầu tư Về cơ cấu địa lý,vốn đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào các địa phương có điều kiện thuận lợi và các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng. Nguyên nhân là do các kết cấu hạ tầng ở các địa phương này có thuận lợi hơn, có môi trường kinh doanh năng động hơn, có quan hệ truyền thống với các nhà kinh doanh nước ngoài. Mặt khác, Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thoả đáng, đặc biệt về thuế, điều kiện giá thuê đất để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các vùng sâu vùng xa như miền Trung, Tây Nguyên... Cơ cấu đầu tư theo ngành đã có sự chuyển dịch lớn, ngày càng phù hợp định hướng cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nếu tính theo vốn đăng ký theo ngành thì ngành công nghiệp chiếm 13,9% tổng số vốn đầu tư năm 1992, đến năm1997 chiếm 47,4%, ngành xây dựng chiếm 0,2% năm 1992 và năm 1997 chiếm 26,7%. Sự chuyển biến cơ cấu ngành theo hướng tịch cực một phần nhờ đóng góp của đầu tư nước ngoài. Trong những năm đầu khi Luật ĐTNN ra đời, vốn đầu tư phần lớn tạp trung vào các ngành dầu khí, du lịch, khách sạn thì đến năm1995 có khoảng 64,6% vốn đầu tư vào các ngành sản xuất vật chất, hơn 60% dự án thuộc loại chiều sâu nhằm khai thác và nâng cao hiệu quả năng lực hiện có. Số vốn đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp chiếm 14,2% tổng số vốn đầu tư tuy nhiên chưa có nhiều dự án nuôi trồng và chế biến nông sản, cơ khí chế tạo. Về đối tác nước ngoài, phần lớn vốn đầu tư từ các nước Châu á chiếm tới gần 70%, trong đó ASEAN gần 25%, trong khi đó vốn ĐTNN từ các nước Tây, Bắc Âu, Bắc Mỹ còn thấp, các nước G7 (trừ Nhật Bản) mới khoảng 12%. Đại bộ phận các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ta thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này đã chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nhiều nhà đầu tư trong số đó không thu sếp được các khoản vay hoặc thậm chí lâm vào tình trạng phá sản nên đã đình hoãn, thậm chí chấm dứt hoạt động đầu tư ở Việt Nam. 3. Về tình hình xuất nhập khẩu Theo số liệu thống kê của Vụ Đầu Tư - Bộ Thương mại, kết quả xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI được chia ra các năm như sau ( không tính dầu khí ): Bảng 2: Kim ngạch XNK của các doanh nghiệp FDI Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1989 -1991 52 192 1992 112 230 1993 140 491 1994 165 750 1995 403 1.653 1996 786 2.232 1997 1.497 2.700 1998 1.982 2.900 1999 2.590 3.382 2000 (quý I) 66,174 Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại Số liệu nêu trong bảng 2, cho thấy : Về nhập khẩu : kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh qua các năm là do tiến độ triển khai xây dựng, sản xuất của các doanh nghiệp được thực hiện theo lịch trình đã được xét duyệt. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị phục vụ cho xây dựng cơ bản, hình thành doanh nghiệp và vật tư, nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên, việc nhập khẩu tăng cũng chưa phản ánh hết tốc độ đầu tư. Thực tế cho ta thấy, mặc dù kim ngạch nhập khẩu có tăng nhưng trị giá thiết bị máy móc nhập khẩu lại giảm ( nhất là cuối năm 1996 ), chứng tỏ tốc độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm. Về xuất khẩu : kết quả xuất khẩu được phản ánh bằng sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng mạnh qua các năm chứng tỏ các doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu cả nước, làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, tăng dần tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp, hàng có kỹ thuật cao trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đi sâu vào phân tích kết luận đó chúng ta thấy : Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Bảng 3 : Năm Doanh nghiệp FDI Cả nước Tỷ lệ 1996 786.000.000 6.868.000.000 11.4% 1997 1.479.653.000 8.758.900.413 17,09% 1998 1.982.638.000 9.323.648.397 21,25% 1999 2.365.000000 11.520.600.0002 22,5% 2000 (Quý I) 665.000.000 650.800.608 26% Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại Qua Bảng 3 cho thấy xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế ( trên 20% ). Cơ cấu đầu tư và cơ cấu xuất khẩu : theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kết tình hình đầu tư trong những năm qua (từ 1998 đến 3/2000) cơ cấu đầu tư và xuất khẩu trong từng lĩnh vực như sau : Bảng4 : Cơ cấu đầu tư và xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Lĩnh vực kinh tế Số Dự án Trị giá vốn đầu tư Tỷ lệ % vốn đầu tư Doanh thu (1000 USD) Trị giá XK (1000 USD) Tổng cộng 2.339 35.786.144 17.197.429 11.248.000 1. Công nghiệp 1.203 12.642.542 35,2 11.659.257 5.021.565 Công nghiệp nặng 500 6.474.370 5.715. 376 1.997.524 Công nghiệp nhẹ 577 3.774.759 3.389.864 2.656.922 Công nghiệp thực phẩm 126 2.393.383 2.554.017 367.119 2. Dầu khí 23 2.558.268 7,2 1.391.764 3. Nông lâm thuỷ sản 294 3.030.477 5,7 371.529 Nông lâm nghiệp 245 1.874.827 1.227.743 309.714 Thuỷ sản 49 155.560 164.021 61.815 4. Du lịch – Dịch vụ - KS 315 9.059.044 25,3 1.221.007 KS – DL - VP - Căn hộ 156 8.099.955 841.405 Văn hóa -Ytế - Giáo dục 76 433.107 208.450 Dịch vụ 119 525.982 121.152 5. Xây dựng 221 4.204.727 11,7 679.906 Xây dựng 208 3.401.187 601.322 XD hạ tầng KCX - KCN 13 803.450 58.284 6. GTVT - Bưu điện 97 2.804.627 7,8 1.822.965 7. Tài chính - Ngân hàng 48 542.250 1,5 261.409 Nguồn : Vụ đầu tư - Bộ Thương mại Căn cứ vào số liệu trên Bảng 4, ta thấy cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể ( 32% trong tổng số vốn đầu tư ). Doanh thu, doanh số của các doanh nghiệp thuợc lĩnh vực cũng chiếm phần lớn. Tuy nhiên cũng có những lĩnh vực chiếm giá trị lớn như : du lịch, khách sạn lại không có khả năng xuất khẩu và đạt doanh thu không cao. - Về cơ cấu hàng xuất khẩu : Cơ cấu hàng xuất khẩu trước tiên phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư. Do vậy, tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp càng cao thì tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp càng lớn ( chiếm khoảng 44,6% ) điều này càng khẳng định chủ tương thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Đảng và Nhà nước ta là một chủ trương đúng đắn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu : Trong số các nước có quan hệ hợp tác đầu tư với Việt Nam thì các nước châu á đầu tư lớn nhất, như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Và cũng chính các nước này nhập khẩu hàng hoá nhiều nhất từ các doanh nghiệp FDI Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 1988, chỉ riêng thị trường Nhật Bảm và các nước ASEAN, trị giá kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 886,9 triệu USD chiếm 44,7%. Các nước, các khu vực còn lại như EU đạt 456 triệu USD chiếm 30% Hoa Kỳ đạt 107,4 triệu USD chiếm 5,4%; Nga đạt 4 triệu USD, các nước khác đạt 28,4 triệu USD chiếm 26%. Tỷ trọng xuất khẩu chung của cả nước thời kỳ 1991-1998 cho thấy Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ giữ vai trò trong các năm 1991-1995 (chiếm bình quân trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI). Sau đó giảm dần, năm 1998 chỉ còn chiếm 15,8% kim ngạch xuất khẩu nhưng các nước ASEAN không có sự thay đổi lớn trong suốt thời kỳ 1991-1998 (chiếm tỷ trọng bình quân là 21,5% kim ngạch xuất khẩu ). Tỷ trọng xuất khẩu vào EU tăng khá đều trong các năm qua. Năm 1991, EU mới chỉ chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu của ta, nhưng tới năm 1998 đã chiếm 22,5%. Riêng trong khối FDI, tỷ lệ xuất khẩu vào EU cũng 30% kim ngạch của khối. II.Một số khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai dự án đầu tư 1.Hệ thống pháp luật điều chỉnh đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư và các luật có liên quan. Đối với những nước phát triển với hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì mặc dù có nhiều quy phạm pháp luật tham gia điều chỉnh nhưng vẫn bảo đảm tính minh bạch và thống nhất, nhưng đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì việc có nhiều quy pham pháp luật tham gia điều chỉnh cùng một quan hệ pháp luật không tránh khỏi những mâu thuẫn, chồng chéo, thậm trí trái ngược nhau. Điều nay không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp FDI trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Trong thực tế, việc xin phép không mấy thuận lợi và thậm chí không thể có vì hạn ngạch xuất khẩu (gạo, dệt may) thông thường chỉ được ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước. Cũng tương tự về nhập khẩu, các doanh nghiệp cũng bị ràng buộc vào quy định hạn chế nhập khẩu hoặc phải ưu tiên mua sắm trong nước thay vì nhập khẩu nếu hàng hoá này có cùng điều kiện thương mại như nhau. Điều này xét về hình thức là hoàn toàn hợp lý bởi vì pháp luật về XNK phải tạo ra một “ sân chơi ” bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Nhưng xét về khía cạnh pháp lý thì có nhiều vấn đề cần bàn : Thứ nhất, Luật đầu tư (một đạo luật do quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao hơn so với quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành) quy định quyền của doanh nghiệp FDI được trực tiếp XNK hàng hoá phù hợp với giấy phép đầu tư, nhưng Quyết định điều hành XNK hàng năm của Chính phủ lại hạn chế XNK như những doanh nghiệp kinh doanh trong nước. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều mặt hàng (nhất là vật tư, nguyên liệu phục vụ xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp) lẽ ra nhập khẩu để đảm bảo chất lượng công trình (như sắt, thép, gạch men hoặc hàng hoá phục vụ cho nội thất) nhưng do bị giới hạn bởi quy định: trong điều kiện thương mại như nhau phải ưu tiên mua sắm tại Việt Nam, nên các doanh nghiệp FDI phải mua sắm ở trong nước với giá cả, chất lượng chưa thật bảo đảm theo yêu cầu của dự án đầu tư. Thứ hai, do sự không rõ ràng của pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư không thể dự kiến được kế hoạch chi tiết về nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như không thể xây dựng chiến lược lâu dài về nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Thứ ba, ý kiến cho rằng chỉ ưu tiên vào các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì sẽ là không công bằng đối với các nhà đầu tư trong nước Để giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi cần trở lại mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài đề ra ngay từ khi bắt đầu hình thành Luật đầu tư và cũng cần xem lại các cam kết quy định trong Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước có quan hệ đầu tư. 2. Vấn đề xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI theo quy định của giấy phép đầu tư. Đây là vấn đề nan giải không chỉ đối với doanh nghiệp mà các nhà quản lý cũng gặp nhiều khó khăn- khi tìm kiếm biện pháp xử lý. Khi triển khai dự án, các doanh nghiệp thường không đảm bảo được tỷ lệ xuất khẩu theo quy định của giấy phép. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng có một số nguyên nhân phải kể đến là : Phần lớn các doanh nghiệp FDI đều muốn tiêu thụ sản phẩm của mình ở nước tiếp nhận đầu tư. Tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp FDI là do các công ty mẹ ở nước ngoài điều tiết, nên bản thân các doanh nghiệp này cũng không quyết định được xuất khẩu đi đâu. Khả năng cạnh tranh của mặt hàng do các doanh nghiệp FDI Việt Nam sản xuất trên thị trường khu vực cũng như trên thế giới thấp (ví dụ như đường, xi măng, ôtô sắt thép, giấy... ) do đầu tư không phải là công nghệ tiên tiến, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa thật hấp dẫn, giá cả còn quá cao do khấu hao đầu tư quá lớn. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á dãn tới một số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, tạm ngừng sản xuất bộ phận hoặc đình chỉ sản xuất cả nhà máy ( nhr doanh nghiệp sản xuất bút PILOT, bật lửa TOKAI, giầy thể thao JOAN VIET Tp.HCM ) Theo quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mọi hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục nhất định- đó là thủ tục duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu và thủ tục Hải quan. Cụ thể: 2.1 Về thủ tục duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu tại Bộ Thương mại hoặc cơ quan do Bộ Thương mại uỷ quyền ( Sở Thương mại các tỉnh, thành phố, ban quản lý các khu công nghiệp...). Vướng mắc lớn nhất là danh mục hàng hoá thực tế xin nhập khẩu thường mâu thuẫn với danh mục hàng hoá quy định trong luận chứng kinh tế -kỹ thuật đã được các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, cấp giấy phép và chất lượng máy móc thiết bị nhập khẩu khác với chất lượng máy móc thiết bị được quy định trong giấy phép đầu tư. Đối với hàng hoá thực tế xin nhập khẩu ( đặc biệt là những hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của luật ) thường mâu thuẫn ( thừa, thiếu hoặc khác chủng loại ) với danh mục hàng hoá nhập khẩu ghi trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật là do quá trình lập dự án, nhà đầu tư chưa tính toán thật chi tiết, đầy đủ kế hoạch nhập khẩu hoặc do có sự thay đổi thiết kế, thay đổi tính toán so với ban đầu. Trong khi đó, luật lại quy định một trong những cơ sở pháp lý để xem xét miễn thuế nhập khẩu là danh mục hàng hoá ghi trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật phải phù hợp với danh mục hàng hoá xin nhập khẩu. . Về thủ tục Hải quan - Mặc dù ngành Hải quan đã có nhiều cải cách nhằm đơn giản hoá thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp FDI ,tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn quá nhiều trở ngại cho doanh nghiệp như việc áp sai mã thuế; xử lý hàng giao thừa, giao khác chủng loại còn nhiều cứng nhắc gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Thêm vào đó trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của nhân viên hải quan còn hạn chế cộng với tinh thần thái độ cửa quyền, hách dịch, vòi vĩnh của họ đã tạo ra ảnh hưởng tiêu cực không đáng có cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. - Một vấn đề đáng ngại làm nản lòng không ít các nhà đầu tư nữa là các quy định rườm rà, phức tạp và trùng lặp về thủ tục nhập khẩu cũng như các thủ tục giấy tờ không cần thiết tại các cửa khaảu hải quan đã trở thành các rào cản phi thuế quan đáng quan tâm. - Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước không được thực hiện tốt cũng gây nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp FDI trong hoạt động xuất nhập khẩu ( giữa Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan hay Bộ Thương mại và Bộ tài chính...). 3. Về thuế xuất nhập khẩu Trở ngại lớn nhất trong lĩnh vực này là các quy định về thuế xuất nhập khẩu và các mức thuế không nhất quán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dự án, không khuyến khích đầu tư mới do thiếu tính ổn định của chính sách thuế. Đáng lưu ý là do có những vấn đề tưởng như rõ ràng theo quy định của luật về miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư, nguyên liệu dùng để xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp nhưng khi mỗi lần làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp phải giải trình khá vất vả với cơ quan duyệt kế hoạch nhập khẩu và cơ quan Hải quan mới được giải quyết. Đặc biệt là phương pháp áp dụng thuế giá trị gia tăng ( VAT ) trực tiếp đã tạo ra hai chế độ trả thuế VAT, trái ngược với tính hợp lý của hệ thống thuế VAT. Ví dụ, các công ty sử dụng phương pháp khấu trừ thuế và mua hàng từ các nhà cung cấp sử dụng phương pháp áp dụng thuế VAT trực tiếp không thể khấu trừ thuế VAT đã đóng và được trả bởi các nhà cung cấp. Vì vậy, làm tăng thêm gánh nặng về thuế VAT. 4. Về quan hệ giũa các doanh nghiệp khu chế xuất và các doanh nghiệp nội địa Quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong nước là quan hệ xuất nhập khẩu và áp dụng theo pháp luật về xuất nhập khẩu. ở đây cần có sự phân biệt rõ ràng về tư cách pháp lý của doanh nghiệp chế xuất cũng như của khu chế xuất.. Việc quy định quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá giữa các doanh nghiệp chế xuất với nội địa là quan hệ xuất nhập khẩu, nhằm ngăn chặn sự lạm dụng cơ chế ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu cũng như thủ tục Hải quan để trốn thuế hoặc buôn lậu. Tuy nhiên, trong thực tế thi hành luật lại bắt đầu phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Cụ thể : Về hoạt động mua bán hàng hoá : Theo quy định của pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp được mua bán hàng hoá với nước ngoài tất cả các loại hàng hoá ( trừ hàng hoá cấm xuất nhập khẩu và hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện). Tương tự như vậy, các doanh nghiệp nội địa được mua bán hàng hoá với các doanh nghiệp chế xuất theo đúng như quy định hiện hành về xuất nhập khẩu. Vẫn biết rằng hạn chế các doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào thị trường nội địa là để hướng mạnh vào xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nhưng trong điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang có nhiều khó khăn, quy định như vậy sẽ tạo ra những trở ngại đáng kể đối với các nhà đầu tư. 5. Quản lý ngoại hối. Với Việt Nam, sự không chắc chắn về khả năng chuyển đổi từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ đang là một trở ngại lớn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư nước ngoài.. Do khả năng chuyển đổi ngoại tệ ở Việt Nam có nhiều hạn chế nên nhiều doanh nghiệp FDI phải tự giải quyết bằng cách tích trữ các khoản thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu tại các ngân hàng nước ngoài để khỏi bị chuyển đổi. Điều này tất nhiên sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc quay vòng vốn cũng như khả năng mở rộng đầu tư hoặc tái đầu tư. 6. Một số bất cập về chính sách đối với các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Ngoài các trở ngại thường gặp như đối với bất kỳ dự án nào trong quá trình cấp giấy phép và việc phê duyệt sau giấy phép như thủ tục thành lập công ty, các thủ tục về đất đai, giấy phép xây dựng, giấy phép XNK..., các doanh nghiệp FDI phải đối diện với một loạt khó khăn được tạo ra bởi các chính sách không mấy hấp dẫn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như : Sự bảo hộ do các cơ chế thương mại đặt ra hàng năm còn rất cao và bao gồm một diện rộng các mặt hàng. Thương mại bị thu hẹp do các mức thuế quan cao và hay bị thay đổi do các biện pháp phi thuế ( hạn ngạch, giấy phép ) còn khá phức tạp, cộng với tệ hành chính quan liêu giấy tờ diễn ra thường xuyên ở các cơ quan quản lý. Chính sách thay thế hàng nhập khẩu và cạnh tranh xuất khẩu không đạt hiệu quả. chương 3 một số giải pháp cải thiện môi truờng đầu tư nước ngoài I. Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài Việc Việt Nam trở thành viên chính thức của ASEAN (25-7-1995); tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA (1-1-1996); tham gia ASEM (3-1996); gia nhập APEC - Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương - (11-1998); đang trong quá trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO); ký kết hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đã đánh dấu những bước nhảy vọt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh khá thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế cũng đặt ra cho Việt Nam những khó khăn và thách thức to lớn trong nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải có những cải biến sấu sắc, đồng bộ về hệ thống chính sách pháp luật về thương mại đầu tư cũng như sự cố gắng của các doanh nghiệp FDI. Mục tiêu chiến lược 2001- 2010 Mục tiêu tổng quát : Đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển ; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất , văn hoá , tinh thần của nhân dân , tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại . Cụ thể: Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000, tichluỹ nội bộ đạt 30% GDP Nâng cao đáng kể chỉ số phát triển con người HDI , tốc độ tăng dân số đến năm 2010 còn khoảng 1,1% Năng lực nội sinh về khoa học công nghệ Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nuớc được tăng cường . III. Một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Cơ sở của giải pháp Trong những năm tới, nhu cầu vốn đầu tư nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội đặt ra rất lớn. Theo tính sơ bộ, tổng vốn đầu tư phát triển toàn bộ xã hội thời kỳ 2001-2005 lên tới 65-70 tỷ USD, trong đó nguồn vốn nước ngoài cần tới 22-25 tỷ USD, chiếm 30-35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (ODA) có chiều hướng giảm kể cả về quy mô và mức độ ưu đãi, nguồn vốn vay thương mại để tự đầu tư không nhiều phải chịu lãi suất cao, điều kiện cho vay khắt khe, chịu rủi ro của biến động tỷ giá...Do vậy, cùng với việc phát huy tối đa nội lực, chúng ta phải thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ để nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với yêu cầu phải gắn đầu tư trực tiếp nước ngoài với kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội 2001-2005 và mục tiêu chiến lược đến 2010; phải gắn với quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa; phải gắn với chiến lược kinh doanh XNK giai đoạn 2001-2005 và mục tiêu chiến lược đến 2010 2. Về cơ chế chính sách 2.1 Tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệpFDI trong lĩnh vực XNK Trong những năm qua, với những quy định khá thông thoáng của Nghị định 10//1998/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ, đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp FDI. Chẳng hạn trong lĩnh vực Xuất khẩu, các doanh nghiệp không cần phải phê duyệt kế hoạch xuất khẩu như trước đây, mà trực tiếp ký hợp đồng với thương nhân nước ngoài để thực hiện các giao dịch mua bán. 2.2 Về công tác cấp giấy phép đầu tư Một số cơ quan được phân cấp cấp giấy phép đã cấp những giấy phép đầu tư không căn cứ vào quy hoạch, cơ cấu, thậm chí còn vi phạm về thẩm quyền cấp giấy phép, chưa gắn việc cấp giấy phép với quy hoạch ngành, lãnh thổ, chưa khuyến khích đầu tư vào các ngành chế biến xuất khẩu, công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử, năng lượng... Bởi vậy theo chúng tôi, để khắc phục tình trạng trên, việc cấp giấy phép phải do một cơ quan của Chính phủ thực hiện.. Về quy trình cấp giấy phép, đặc biệt các giấy phép xuất khẩu từ 80% trở lên phải được thực hiện một cách đơn gian nhanh chóng. Trên cơ sở danh mục kêu gọi đầu tư và các thông tin về doanh nghiệp (theo mẫu in sẵn), các nhà đầu tư chỉ việc điền hồ sơ, và việc cấp giấy phép được thực hiện sau 2 hoặc 3 ngày. 2.3 Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư . Trong năm 2001 cần tiếp tục điều chỉnh một bướcgiá, phí các hàng hoá dịch vụ (trên cơ sở quy định tại Quyết định 53/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) để trong 2, 3 năm tới về cơ bản áp dụng một mặt bằng thống nhất giá, phí cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.4 Sửa đổi một số chính sách để tạo thuận lợi hơn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài - Về đất đai Ngoài vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất, cần soát xét lại giá cho thuê đất, giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng đang gây ách tắc đối với việc triển khai dự án. Nghiên cứu thay thế dần các doanh nghiệp Việt Nam góp vốn bằng giá trị sử dụng đất để chuyển sang chế độ Nhà nước cho thuê đất đối với các dự án ĐTNN. - Về tài chính, tín dụng, ngoại hối + Giảm dần tỷ lệ kết hối ngoại tệ để tiến tới xoá bỏ việc kết hối bắt buộc; từng bước thực hiện mục tiêu tự do hoá chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai. + Các doanh nghiệp ĐTNN được tiếp cận thị trường vốn; được vay tín dụng, kể cả trung và dài hạn, tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ của dự án và có thể bảo đảm bằng tài sản của các công ty mẹ ở nước ngoài. Phát triển thị trường vốn để các doanh nghiệp Việt Nam có thể góp vốn đầu tư bằng các nguồn huy động dài hạn như: trái phiếu, cổ phiếu; tiến tới thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp ĐTNN. + Xây dựng Quy chế quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp ĐTNN; ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp; đồng thời đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Bổ sung các chính sách ưu đãi có sức hấp dẫn đối với những lĩnh vực, địa bàn và dự án ta cần thu hút ĐTNN. + Để thu hút được ĐTNN vào các lĩnh vực, địa bàn và các dự án ưu tiên và khuyến khích đầu tư, cần tạo dựng và công bố một hệ thống ưu đãi có sức cạnh tranh cao, để thu hút được vốn ĐTNN. +Thực hiện chính sách miễn thuế nhập khẩu thực sự khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao sản xuất cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông, cơ khí chế tạo, đặc biệt là công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện. + Bổ sung các ưu đãi cao hơn đối với các chế biến nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư vào nông thôn và các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. + Đối với một số hạn chế của những dự án đặc biệt quan trọng, cần xử lý đặc cách và có chính sách hỗ trợ hợp lý trong khuôn khổ những cam kết theo lộ trình hội nhập. + Sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích doanh nghiệp hướng mạnh hơn nữa vào xuất khẩu (khuyến khích chế biến sâu, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có trong nước, tạo giá trị gia tăng cao). - Xử lý linh hoạt các thức đầu tư. Mỗi hình thức đầu tư (liên doanh, 100% vốn nước ngoài) tuy có vị trí, dặc thù riêng, nhưng đều nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hôi, quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch các sản phẩm quan trọng; chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, sự quản lý, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, ngoài các dự án không cấp phép đầu tư, các dự án do yêu cầu an ninh, quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hoá, thuần phong, mỹ tục và những dự án quốc tế dân sinh quan trọng, cần mở rộng danh mục các dự án cho phép nhà ĐTNN được lựa chọn hình thức đầu tư xuất pháp từ hiêụ quả sản xuất kinh doanh. - Khu cộng nghiệp, khu chế xuất Nhiệm vụ trọng tâm là thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN đã được thành lập. Để tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào KCN, cần thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp KCN; bảo đảm các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường, điện, nước, thông tin liên lạc) đến tận hàng rào các KCN; ưu đãi mức cao nhất các dự án phát triển hạ tầng xã hội đồng bộ với KCN. 3. Tiếp tục bổ sung sửa đổi pháp luật - Cần quy định chi tiết danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với từng lĩnh vực đầu tư. - Nên quy định việc phân cấp thay cho uỷ quyền cho các tỉnh, thành phố và ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất trong công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI như hiện nay, nhằm nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các đơn vị được phân cấp. - Quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ thương mại về xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI - Bảo đảm sự ổn định của pháp luật và chính sách đối với ĐTNN, cần làm rõ hơn nữa giữa thực hiện các cam kết trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế với việc bảo hộ sản xuất trong nước như hiện nay.Việc bãi bỏ bảo hộ sẽ buộc các doanh nghiệp FDI phải cọ sát trước hết với sản phẩm thị trường thế giới, trực tiếp canh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới và như vậy ta mới có thể sớm giành được thế chủ động thu hút công nghệ cao và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách tụt hậu của Việt Nam với các nước khu vực. - Rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài, để điều chỉnh những nội dung không thống nhất, bãi bỏ những quy định trái với những chính sách, luật pháp những thủ tục gây phiền hà không phù hợp với cơ chế mới, những quy định không đúng thẩm quyền, hoặc trái luật của bất kỳ cơ quan Nhà nước ở cấp nào. Xử lý hiện tượng lạm quyền trong việc ban hành các quyết định cũng như trong việc thực hiện pháp luật của Nshà nước. Cải tiến quy trình xây dựng luật pháp để đáp ứng được tính nhất quán, hệ thống, thời hiệu thi hành. Xu hướng quản lý Nhà nước hiện đại đòi hỏi một hệ thống luật rất cụ thể chi tiết, có thể điều chỉnh được hành vi của toàn xã hội. Nước ta cũng cần xây dựng một hệ thống pháp luật theo hướng đó. Mỗi luật mới nên nêu chính xác luật nào được áp dụng hoặc phần nào nó thay thế và các luật hiện hành nên được xem xét, có thể với sự hỗ trợ của các nguồn trợ giúp quốc tế, để lập nên một hệ thống các luật đang còn có hiệu lực. Luật và các quy định thi hành nên được ban hành đồng thời và luật nên có hiệu lực ngay cả khi không có quy định thi hành nếu có thể. Nêu rõ các mức thuế được áp dụng trong giấy phép nhập khẩu. Xem xét và củng cố các quy định, đưa ra một "cẩm nang hải quan " đơn giản để nhân viên hải quan và các nhà nhập khẩu sử dụng. - Xoá bỏ sự phân biệt đối xử và thị trường không công bằng, đi đến ban hành một Luật đầu tư chung là một điều cần phải tiến hành từng bước 4. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư : - Công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần được đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện, theo một kế hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả. Trước hết cần xác định xúc tiến đầu tư, cũng như xúc tiến thương mại là nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, của các bộ, ngành, các tỉnh, ban quản lý KCN. Ngân sách Nhà nước cần dành một khoản thoả đáng cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Cải thiện môi trường pháp lí về đầu tư Luật đầu tư nước ngoài tại Việt N am được đánh giá là một trong những bộ luật thông thoáng và hấp dẫn các nhà đầu tư nươc ngoài . Nhưng còn nhiều vấn đề quy định trong bộ luật chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế với những điều kiện của một nền kinh tế thị trường và mở ra bên ngoài nhiều vấn đề: - Cho phép thành lập liên doanh hoạt động trong nhiều lĩnh vực thay vì chỉ hoạt động trong một lĩnh vực nhất định.Cho đến nay, theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam thì hầu như không cho các nhà đầu tư thành lập các doanh nghiệp đa mục đích hoặc đa dự án.Chính điều này,hiện đang làm cho các nhà đầu tư gặp phải khố khăn : + Thứ nhất phải thành lập một thực thể pháp luật đối với mỗi dự án + thứ hai nó làm chậm trễ các dự án đầu tư vì các dự án này chỉ có thể triển khai sau khi có giấy phép đầu tư . + Thứ ba nó không cho phép củng cố các kết quả đã đạt được ở các dự án khác nhau cùng thực thể - Mở rộng điều kiện chuyển nhượng vốn cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của pháp luật hiện hành , hình thức pháp luật của công ty liên doanh là một công ty trách nhiêm hữu hạn , chứ không phải là công ty cổ phần , do đó thiếu tự do trong việc chuyển nhượng vốn góp trong các công ty liên doanh ảnh hưởng xấu tới tâm lí của các nhà đầu tư và kìm hãm đầu tư - Xem xét lại nguyên tắc nhất trí trong hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh .Trong gần 10 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho thấy quy định đối với vấn đề then chốt này đã làm cho nhà đầu tư rất lo ngại . Bởi vì quyền phủ quyết dành cho thành viên hội đồng quản trị nhanh chóng làm cho công ty liên doanh lâm vào tình trạng khó khăn và có thể gây nên sự phá sản của công ty , thất nghiệp gia tăng , bộ máy sản xuất suy yếu . - Đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép đầu tư Để đơn giản hoá quy trình xin cấp giấy phép đầu tư , có thể tính đến việc xin xoá bỏ hợp đồng liên doanh khỏi danh sách các tài liệu mà các bên tham gia liên doanh phải cung cấp và dựa vào điều lệ công ty liên doanh các thông tin và tài liệu cần thiết nêu ở Điều 12 nghị định 12 CP . Vấn đề chuyển đổi ngoại tệ Không phải bất kì trường hợp nào NHNN cũng cho phép chuuyển đổi ngoại tệ mà chỉ những dự án sản xuất thay thế nhập khẩu , xây dựng cơ sở hạ tầng . Tình hình này gây ra khó khăn vì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải có khả năng đảm bảo việc cung ứng cho xí nghiệp từ nước ngoài và chuyển lợi nhuận về nước cho nhà đầu tư nước ngoaì Vấn đề mở tài khoản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được mở tài khoản tại một ngân hàng mà thôi . quy định như vậy đã tạo nên tình trạng độc quyền , cửa quyền của ngân hàng và không phù hợp với nền kinh tế thị trường . Cụ thể hoá chiến lược thu hút FDI + nguồn vốn FDI phải được bố trí trên bàn cờ chiến lược chung của các nguồn vốn . Cụ thể hoá chiến lược thu hút FDI - Nguồn vốn FDI phải được bố trí trên bàn cờ chiến lược chung của các nguồn vốn . +Về mặt chiến lược , nguồn vốn trong nước là quyết định và là điều kiện để tiếp thu nguồn vốn nuớc ngoài. + Bản chất của hợp tác đầu tư với nước ngoài là hành động tự nguyện dự trên cơ sơthoả thhuận giữa các bên về dự án đầu tư . + Muốn tăng cuờng thu hút vốn FDI tạo ra nguồn vốn đối ứng trong nước. - Hướng nguồn vốn FDI phục vụ thiết thực quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiẹep hoá , hiện đại hoá : + Xây dựng những công trình then chốt trong nghành công nghiệp + Ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn trong công nghệ và kĩ thuật . + Chú trọng đến các dự án thuộc nghành công nghiệp dịch vụ + Quan tâm tới các dự án sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu , tài nguyên sẵn có của Việt Nam . + Tăng cường khả năng hoà nhập của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới . Thực hiện đồng bộ chính sách khuyến khích đầu tư . phối hợp tối ưu giữa đầu tư trong nước với FDI , giữa ODA với FDI . - Hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư thông qua biện pháp thuế : + Thuế ảnh hưởng đến quyết định đầu tư + Thuế ảnh hưởng đến môi trường đầu tư + Thuế là biện pháp quan trọng trong chính sách ưu đãi đầu tư . FDI trong quy hoạch đầu tư phối hợp tối ưu với các nguồn vốn khác . Có biện pháp tích cực nhằm bảo đảm tỷ lệ hợp lí các nguồn vốn : + Đa dạng hoá các phương thưc đầu tư nước ngoài từ các nguồn vốn khác nhau . + Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư + Giá cả của nguồn vốn phải do cung cầu quyết định + Phát triển thị trường vốn đi vào đời sống xã hội + Hấp thụ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư + Thành lập thị trường chứng khoán ở Việt Nam . Tăng Cường quản lý các dự án FDI trong quá trình thẩm định và triển khai dự án . - Định rõ mục tiêu của công tác quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : + Dành được càng sớm càng tốt những cái ta thiếu và rất cần : vốn , công nghệ , kinh nghiệm quản lí , vị trí phân công lao động quốc tế ... + Góp phần khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước , thục hiện tối ưu các lợi thế bên ngoài với lợi thế bên trong . + Đièu tiết lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . + Đảm bảo hoạt động của FDI theo hướng phát triển của toàn bộ nền kinh tế - Làm rõ nội dung quản lí nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài + Trên cơ sở chiến lược , định hướng phát triển kinh tế , xã hội của toàn bộ nền kinh tế + Quản lí chặt chẽ việc nhập thiết bị , chuyển giao công nghệ , tránh nhập những công nghệ đã hoặc sẽ nhanh lạc hậu - Quản lí về tỷ lệ góp vốn của các bên tham gia liên doanh và chủ đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài . + Đối với liên doanh , nói chung là tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam là càng cao càng tốt. Hiện nay do hạn chế cuẩ tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định khoảng 25 – 30 % , chúng ta cần chú ý đến một số vấn đề liên quan : . Thứ nhất , Nhà nước cần quy định tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam tối thiểu là 50% vốn pháp định . Thứ hai , khuyến khích các công ty Việt Nam cùng góp vốn chung để có được cổ phần lớn hơn trong các liên doanh . Thứ ba , Nhà nước cần có chính sách trong việc huy động vốn trong nước . Thứ tư , cần có biện pháp tính toán , kiểm soát chặt chẽ về giá cả máy móc , thiết bị công nghệ tránh trường hợp nâng giá một cách vô lối + Đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là toàn bộ sở hữu của người hoặc tổ chức nước ngoài . - Quản lí lao động tiền lương với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu và đưa ra được những phương thức hoạt động hữu hiệu của các tổ chức Đảng , công Đoàn . - Bồi dưỡng nâng cao năng lực và bố trí hợp lí các cán bộ Việt Nam tham gia HĐQT và các chức vụ chủ chốt trong DN . - Nhà nước ban hành quy chế đảm bảo cho thị trường lao động Việt Nam tồn tại và phát triển một cách đầy đủ và đúng quy luật . - Nhà nước cần quy định và bắt buộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước chấp hành chính sách , chế đọ tuyển dụng lao động . 7. Cải cách công tác thẩm định dự án FDI Việc cải cách công tác thẩm định FDI hiện nay theo hướng các ông tác thẩm định FDI hiện nay theo hướng các cơ quan nhà nước khi thẩm định không thể và không nên can thiệp quá sâu vào những tính toán kinh doanh của các chủ đầu tư mà cần trở lại đúng chức năng của mình . - Quản lí nhà nước dự án FDI sau khi cấp giấy phép đầu tư . Việc theo dõi các chủ đầu tư hoạt động có đúng quy định của giấy phép đầu tư hay không là vấn đề cấp bách và phức tạp nhất hiện nay. Kết luận Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng xét ở một góc độ nào đó, môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam còn có những hạn chế, nhưng nhìn toàn cục và so sánh với các nước trong khu vực, chúng ta phải thừa nhận rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đóng vai trò quyết định cho việc tăng trưởng kinh tế (đạt 7%), tăng kim ngạch xuất khẩu (chiếm 24% trong tổng kim nhạch xuất khẩu của cả nước), giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần chuyuển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá và góp phần củng cố vị trí, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Để khắc phục những hạn chế , thậm chí là thiếu sót trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, cần kiên trì thực hiện các giải pháp (như những giải pháp đã đề cập trong đề tài này là một ví dụ), bám sát quá trình triển khai, hoạt động của các dự án đầu tư để kịp thời bổ sung, sửa đổi chính sách , pháp luật cho phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam . Đặc biệt, trong một vài năm tới , khi Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ cam kết với tư cách là thành viên của các tổ chức quốc tế (ASEAN, APEC, WTO...), nghĩa vụ cam kết trong các Hiệp định thương mại song phương đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ thì hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tiếp tục có những thay đổi căn bản để tạo ra sức cạnh tranh cần thiết để thu hút có hiệu qủa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. phần I : Lời nói đầu phần ii : Nội dung chương 1 Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam Khái quát nguồn vốn với phát triển kinh tế A.Vốn sản xuất và vốn đầu tư 1. Vốn sản xuất 2. Vốn đầu tư và các hình thức đầu tư B. Các nguồn hình thành vốn đầu tư 1.Tiết kiệm là nguồn cơ bản hình thành vốn đầu tư 2. Nguồn đầu tư trong nước a. Tiết kiệm chính phủ b. Tiết kiệm công ty c. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà5 (FDI) 3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài II. Những vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Khái niệm về đầu tư 2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3. Đặc đIúm đầu tư trực tiếp nước ngoài 4. Động cơ và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài a. Động cơ của đầu tư trực tiếp nước ngoài b. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài c. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài d. Tác động của nước nhập khẩu FDI chương ii. vàI nét về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tạI việt nam 10 I . Những xu hướng vận động của FDI trên thế giới hiện nay 10 1. Dòng vốn FDI trên thế giới ngày càng gia tăng và chịu sự chi phối chủ yếu của các nước đang phát triển 10 2. Đầu tư nước ngoài dưới hình thức hợp nhất hoặc mua lại các chi nhánh công ty nước ngoài 11 3. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giói 11 4. Các nước Mĩ , Anh , Pháp ,Nhật chi phối dòng vận động chính của FDI 12 5. Các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trò quan trọng 12 6. Dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đang gia tăng mạnh mẽ , đặc biệt là các nước đang phát triển Châu á 13 II . Đối với Việt Nam 13 1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư 13 2. Tình hình triển khai dự án đầu tư 13 a. Hình thức đầu tư b. Cơ cấu đầu tư và đối tác đầu tư 3 . Tình hình xuất nhập khẩu 14 III. Một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án đầu tư 20 1. Hệ thống pháp luật đIũu chỉnh đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực XNK 20 2. Vấn đề XNK của các doanh nghiệp FDI theo quy định của giấy phép đầu tư 21 3. Về thuế XNK 24 4. Về quan hệ giữa doanh nghiệp khu chế xuất và các doanh nghiệp nội địa 24 5 . Quản lí ngoạI hối 25 6. Một số bất cập về chính sách đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực XNK 25 chương iii Một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 26 I . Sự cần thiết phảI cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 26 II.Mục tiêu chiến lược2001 –2010 26 III.Một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 27 Cơ sở của giải pháp 27 Về cơ chế chính sách 28 Tiép tục mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực XNK Công tác cấp giấy phép đầu tư Tiếp tục giảm chi phí đầu tư Sửa đổi một số chính sách để tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Tiếp tục bổ sung pháp luật 31 Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư 33 Thực hiện đồng bộ chính sách khuyến khích đầu tư , phối hợp tối ưu giữa đầu tư trong nước với FDI , giữa ODA với FDI 35 tăng cường quản lí các dự án đầu tư 36 CảI cách công tác thẩm định dự án FDI , quản lí nhà nước dự án FDI sau khi cấp giấy phép đầu tư .38 Phần iii . kết luận Danh mục tàI liệu tham khảo Đầu tư nước ngoài –Vũ Chí Lộc nhà xuất bản GD 1997 Giáo trình kinh tế phát triển tập1 – Khoa KTPT- ĐH KTQD_HN Luật đầu tư nước ngoài 1996 và luật sửa đổi bổ sung một số đIũu luật của luật đầu tư nước ngoài tạI Việt Nam 2000- NXB Thống Kê-HN 2000 Nghị định 24 /2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000của Chính Phủ Văn kiện đạI hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam : Lê Văn Châu /NXB Chính trị Quốc Gia Tích tụ và tập trung vốn trong nước : Trần Xuân Kiên / NXB Thống kê 1997 Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/11/2002 Tạp chí phát triển kinh tế số 128 /2002 Tạp chí Con số và sự kiện 1/2002 Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam 5/2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0172.doc
Tài liệu liên quan