Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam những năm 1990- 2002

Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ đặc biệt quan trọng vì cán bộ vừa tham gia hoạch định chính sách vưà là người vận dụng luật pháp, chính sách để sử lý các tác nghiệp, hàng ngày liên quan đầu tư nước ngoài. Cán bộ quản lý Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam, của người lao động; đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật. Do đó, phải đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Nhà nước cao cấp, đội ngũ cán bộ Việt Nam trong các doanh nghiệp ĐTNN. Trước mắt tập trung vào một số vấn đề sau: - Xây dựng Quy chế cán bộ Việt Nam tham gia Hội đồng quản trị và quản lý doanh nghiệp liên doanh, trong đó cần quy định rõ tiêu chuẩn chuyên môn; nghiệp vụ và chính trị; trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ trong và sau thời gian làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Chế độ báo cáo, kiểm tra. Hiện nay, Ban tổ chức Trung ương đang phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu chuyên đề quan trọng này để trình Bộ Chính trị. - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đào tạo chính quy cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài, cán bộ quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thường xuyên việc tập huấn số cán bộ Việt Nam hiện nay đang làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh, trang bị kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp và kinh nghiệm cần thiết. - Bộ Lao động và Thương binh - xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý KCN tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Ban tổ chức Trung ương Đảng quy định và hướng dẫn phương thức sinh hoạt và nội dung hoạt động của các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phù hợp với đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này.

doc98 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam những năm 1990- 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới, công nghệ cao và công nghệ sạch của thế giới vào trồng rừng, chế biến gỗ, chọn giống, bảo tồn nguồn gen rừng… để tạo ra khả năng cạnh tranh của Lâm sản Việt Nam trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. - Bảo vệ tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất giao rừng ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách đảm bảo cho người làm rừng được sống với nghề rừng. - Phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện gắn với công nghiệp chế biến nông lâm sản kết hợp, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. phát triển đồng đều các vùng kinh tế, giảm sự chênh lệch giữa các vùng, phát huy thế mạnh, tiềm năng của mỗi vùng sinh thái và liên kết chặt trẽ giữa các vùng. - Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu, cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong Lâm nghiệp nhất là công nghệ sinh học lai tạo, sản xuất giống cây rừng, cơ giới hoá trồng rừng, quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất Lâm nghiệp…đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất. - Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tận dụng khả năng tăng nhanh khả năng tiếp nhận, thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến hiện đại của nước ngoài, đồng thời nâng dần tỷ trọng vốn góp của phía Việt Nam trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở phương hướng phát triển Lâm nghiệp mà Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đưa ra, hoạt động đầu tư nước ngoài thời gian tới sẽ thực hiện theo các hướng sau: + Các lĩnh vực ưu tiên là: Trồng rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu, chế biến và bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn. Các khu vực được ưu tiên là địa bàn có nhiều khó khăn và đặc biệt khó khăn về điều kiện kinh tế – xã hội. + Chọn tạo, nhập nội, sản xuất các loại cây trồng rừng, chế biến gỗ, nghiên cứu cải thiện giống, nhân giống, chọn ra các loài có năng suất chất lượng cao… để đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. + Chế biến bảo quản lâm đặc sản, các sản phẩm nông lâm kết hợp để nâng cao giá trị sản phẩm và tạo ra thị trường lâm sản ổn định đối với cà fê, chè, cao su, hồ tiêu, điều, trồng các loài cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và chế biến hạt điều… + Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các lý thyết khoa học và tiến bộ kỹ thuật của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, công nghệ kỹ thuật tiên tiến và cơ chế chính sách kinh tế- xã hội nhằm tổ chức kinh doanh và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sống góp phần xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. + sản xuất thuốc bảo quản lâm sản, thuốc diệt côn trùng rừng, các bệnh hại cây rừng và các máy móc phục vụ cho lâm nghiệp. Các khu vực được ưu tiên là: Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. - Thông qua hợp tác đầu tư với nước ngoài để tiến đến tiếp cận với kỹ thuật hiện đại, tiếp thu trình độ quản lý và kỹ thuật, tiếp cận thị trường. Một mặt cần phải tiếp thu công nghệ kỹ thuật hiện đại nhưng phải chú ý đầu tư sử dụng nhiều lao động tại chỗ. - Với mục đích là nâng cao đời sống nhân dân, do đó phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn hàng đầu. - Hoạt động đầu tư nước ngoài phải góp phần mở rộng thị trường nhất là đối với thị trường quốc tế. * Mục tiêu và định hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài cụ thể như sau: Trong bối cảnh trên, để thực hiện chiến lược phát triển của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển 5 năm tới, yêu cầu đặt ra đối với khu vực đầu tư nước ngoài là phải đạt kết quả cao hơn về số lượng và chất lượng so với thời kỳ trước. Mục tiêu cụ thể đối với hoạt động đầu tư nước ngoài 5 năm 2001 – 2005 là thu hút khoảng 1 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm khoảng 8% tổng vốn dự kiến đầu tư nước ngoài của cả nước (12 tỷ USD vốn đăng ký). Và khoảng 700 – 800 triệu USD vốn thực hiện ( bao gồm cả các dự án đã cấp phép từ những năm trước).* đầu tư cho một số ngành cơ bản. - Giống cây con: Xây dựng các cơ sở sản xuất, lai tạo các giống cây con tập trung cho năng suất cao, đáp ứng đủ nhu cầu giống tốt cho toàn ngành, nhu cầu vốn khoảng 10 triệu USD. - Dâu tằm tơ: Trồng mới 30.000 ha, chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên để có sản lượng bông đạt 150.000 tấn, cung cấp nguyên liệu dệt; xây dựng cơ sở sản xuất giống và cụm chế biến với công suất 60.000 tấn bông hạt/năm. Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 15 – 20 triệu USD. - Cà phê: Xây dựng và đổi mới thiết bị các xưởng chế biến cà phê, rang xay đóng gói phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu… - Cao su: Huy động vốn mở thêm mỗi năm 15 – 20 nghìn ha ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đầu tư mới để có thêm công suất 50 nghìn – 60 nghìn tấn chế biến sâu về cao su. Nhu cầu vốn cho trương trình này khoảng 450 – 500 triệu USD. - Điều: Mở rộng thêm diện tích khoảng 100.000 ha tại các địa phương thuộc vùng Đông Nam Bộ, đầu tư cho các cơ sở chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị xuất khẩu. Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 20 triệu USD. - Chè: Đầu tư thâm canh, tăng năng suất và chất lượng chè hiện có, mở thêm khoảng 30.000 ha, chủ yếu ở vùng trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên để có sản lượng 70.000 tấn chè búp khô, đầu tư nâng cao năng lực chế biến hiện có và tăng thêm công suất chế biến mới theo công nghệ tiên tiến. Nhu cầu vốn cho ngành này là khoảng 40 triệu USD. - Trồng rừng và chế biến gỗ: Khuyến khích đặc biệt với các dự án trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nhất là các địa phương miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, xây dựng các nhà máy hoặc xưởng chế biến với công nghệ và thiết bị hiện đại để phát triển sản xuất ván nhân tạo đạt sản lượng 1 triệu m3/năm vào năm 2003, góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình trồng 5 triệu ha rừng vào năm 2010. Nhu cầu vốn đầu tư vào ngành này khoảng 350 triệu USD. * Hướng huy động và sử dụng vốn cụ thể như sau: Đầu tư trực tiếp cho sản xuất lâm nghiệp, trong giai đoạn tới cần có chính sách cởi mở, ưu đãi hơn để thu hút vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp cho lâm nghiệp như phát triển vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Gắn chặt sản xuất với chế biến bằng các hợp đồng đầu tư cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm của nhà máy với người sản xuất nguyên liệu. Tập trung ưu tiên đầu tư cho các ngành mũi nhọn sau: a. Đầu tư cho công nghệ sinh học. Đầu tư nước ngoài vào công nghệ sinh học tạo ra các giống cây mới có năng suất cao, chất lượng cao đưa vào sản xuất để cung cấp các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trên thị trường trong nước và có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ sinh học nước ta có thể thực hiện dưới các hình thức, trang bị kỹ thuật và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao, thông qua các dự án đầu tư phát triển, các trung tâm khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp kể cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. b. Đầu tư cho công nghệ chế biến và công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến nước ta đang gặp nhiều bất cập về công nghệ chế biến. Có những cơ sở chế biến hiện nay công nghệ đã quá cũ nên sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ trên thị trường quốc tế hoặc tiêu thụ được nhưng giá thấp. Một số sản phẩm chỉ xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm nên hiệu quả kinh tế không cao. - Phát triển công nghiệp chế biến vừa nâng cao giá trị sản phẩm qua chế biến vừa tạo ra thị trường tiêu thụ lâm sản nguyên liệu cho nông dân và từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông lâm nghiệp và nông thôn nước ta. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến có thể thực hiện dưới các hình thức: Liên doanh, liên kết hoặc cho vay bằng thiết bị kỹ thuật công nghệ cao. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp chế biến là hình thức liên doanh với nước ngoài. Những sản phẩm sản xuất ra bên cạnh việc tiêu thụ tại thị trường nội địa cần huy động khả năng của đối tác nước ngoài trong việc tìm kiếm thị trường quốc tế để tiêu thụ. Hiện nay trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm sản kết hợp ở nước ta đã xuất hiện những cơ sở chế biến mía đường, chế biến chè, chế biến hạt điều… một số cơ sở liên doanh đã hoạt động khá hiệu quả, điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm sản ở nước ta đã bước đầu khởi sắc, cần tiếp tục phát huy. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bên cạnh sự ưu đãi của thiên nhiên đối với sản xuất Lâm nghiệp, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực sản xuất và bảo quản lâm sản. Do vậy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch cũng là vấn đề đáng quan tâm. Thực tế cho thấy ở nhiều vùng, nhất là vùng miền núi, giao thông khó khăn do công nghệ bảo quản nông lâm sản quá thấp nên nhiều tiến bộ giống đưa vào sản xuất không bền vững. Giảm được sự thất thoát, hư hỏng sản phẩm sau thu hoạch là vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứu và sản xuất quan tâm. Trong giai đoạn tới, hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch cần tập trung vào công tác sơ chế và bảo quản sản phẩm để kéo dài được thời gian bảo quản nguyên liệu cho các cơ sở chế biến hoặc bảo quản lâm sản cung cấp cho thị trường xa mà chất lượng sản phẩm không giảm. c. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ Lâm nghiệp. Cơ sở vật chất phục vụ cho ngành Lâm nghiệp nước ta nói chung còn rất thấp kém, chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho Lâm nghiệp nước ta cần một lượng lớn vốn đầu tư, do vậy, việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này sẽ khắc phục được khó khăn về vốn. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư nước ngoài thường ít chú ý đến lĩnh vực này vì đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đòi hỏi lượng vốn lớn và thời gian thu hồi vốn kéo dài. Biện pháp tốt nhất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này là các hoạt động liên kết, liên doanh khai thác những vùng đất mới với thời hạn liên doanh lâu dài và có chế độ ưu đãi đối với các chủ đầu tư vào lĩnh vực này. d. Đầu tư trực tiếp cho sản xuất của ngành Lâm nghiệp. Nói chung các nhà đầu tư nước ngoài thường chỉ muốn đầu tư trực tiếp cho việc sản xuất ra những lâm sản có giá trị kinh tế cao và hướng vào sản xuất các sản phẩm xuất khẩu như các loại lâm sản quý hiếm, các loại cây công nghiệp xuất khẩu… Bên cạnh đó cũng có các hoạt động đầu tư cho phát triển Lâm nghiệp dưới hình thức viện trợ hoặc bảo vệ môi sinh. Trong giai đoạn tới cần có chính sách cởi mở, ưu đãi hơn để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Lâm nghiệp. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Lâm nghiệp có thể thực hiện dưới hình thức liên doanh, liên kết hoặc vốn vay nước ngoài để phát triển vùng sản xuất hàng hoá hoặc sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. II. Một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lâm nghiệp nước ta trong thời gian tới. Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động đầu tư nước ngoài có được thực hiện hay không, điều đó phụ thuộc vào cả hai bên (bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư). Vì vậy, để thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau nhưng thực chất lại gắn bó và hỗ trợ cho nhau, đó là phải biết kết hợp hài hoà lợi ích của cả hai bên thì mới phát huy được hiệu quả. Đối với bên đầu tư (bên nước ngoài) mục tiêu duy nhất của các nhà đầu tư là quan tâm đến lợi nhuận, còn bên nhận đầu tư lại quan tâm đến mục tiêu tổng hợp là hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, sự kết hợp hài hoà lợi ích giữa hai bên là cơ sở quan trọng của sự hợp tác đầu tư, để có được sự thống nhất thì hai bên cần có sự điều chỉnh, nhân nhượng thì mới có sự thành công trong hợp tác đầu tư.. Để thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài mà trước hết phía Việt Nam với tư cách là bên tiếp nhận đầu tư phải có đầy đủ nhũng điều kiện cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện dự án ĐTNN. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải hoàn thiện một số nội dung sau: a. Tạo môi trường pháp lý hấp dẫn. Cần tạo được một hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, điều đó được thực hiện trên các mặt cụ thể sau đây: - Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ đảm bảo thi hành pháp luật nghiêm minh. Hệ thống luật lệ và các văn bản pháp quy của Nhà nước không nên hoặc không có sự điều chỉnh, thay đổi lớn trong một thời gian ngắn. - Cần có các điều khoản rõ ràng về tính chất ưu đãi, về lợi ích kinh tế và đảm bảo an toàn về tiền vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù thời gian qua Việt Nam đã có chính sách đầu tư vào Lâm nghiệp bằng các ưu đãi về thuế, song chưa cụ thể đến từng lĩnh vực, vì vậy trong thời gian tới cần có giải pháp ưu đãi đến từng lĩnh vực sản xuất Lâm nghiệp thật chi tiết, cụ thể hơn. Theo chúng tôi, các dự án đầu tư nước ngoài vào những địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có thể miễn cả thuế kinh doanh một số năm đầu bước vào sản xuất kinh doanh. - Thực hiện quy định bình đẳng đối với nhà đầu tư nước ngoài và người nước ngoài đang lao động tại Việt Nam. Thống nhất mức giá và các loại dịch vụ cung ứng cho hoạt động đầu tư nước ngoài và người nước ngoài lao động tại Việt Nam như đầu tư trong nước và người Việt Nam. - Khuyến khích phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế tư nhân-Thành phần cần được sự giúp đỡ để phát triển. Vì đây là đối tượng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm chú ý hợp tác đầu tư. Mặc dù Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã quy định mọi tổ chức kinh tế pháp nhân đều được trực tiếp tham gia hợp tác với nước ngoài, song trong những năm qua hầu như mới chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 95%) tham gia hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Một phần thực tế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhỏ bé, mà quan trọng là thủ tục để hợp tác với nước ngoài đối với các pháp nhân kinh tế còn chưa thuận lợi. Ngày nay, hoạt động đầu tư nước ngoài dưới dạng các dự án đầu tư của các tổ chức phi Chính phủ đang hoạt động rộng rãi ở các quốc gia. Do đó, Nhà nước cần sớm ban hành các quy định cụ thể để các pháp nhân kinh tế ngoài quốc doanh có thể tham gia hợp tác với các nhà đâu tư nước ngoài một cách thuận lợi hơn. Đó là việc điều chỉnh các quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh và các quy định đảm bảo an ninh phù hợp hơn. Nhà nước cần hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. - Đơn giản hoá các thủ tục đăng ký giấy phép, các thủ tục sau cấp phép và ký kết đầu tư nước ngoài. Những năm qua tuy đã được cải tiến giảm bớt các thủ tục đăng ký cấp giấy phép đầu tư, song thủ tục vẫn còn rườm rà nhất là các thủ tục trển khai sau giấyphép như nhập khẩu thiết bị, máy móc, tuyển dụng lao động và cấp đất. Việc giải phóng mặt bằng và các thủ tục cấp đất còn nhiều khâu nhiều bước, việc giải phóng mặt bằng, đền bù ở một số nơi còn khó khăn do thiếu vốn. Do vậy, trong thời gian tới cần phải nghiên cứu để đơn giản các thủ tục sau cấp phép (các thủ tục sau cấp phép cần quy về một mối quản lý), cân đối vốn trong việc đền bù giải phóng mặt bằng (đối với đối tác Việt Nam tham gia liên doanh), nghiên cứu giảm giá thuế sử dụng đất tuỳ theo lĩnh vực đầu tư. Hoàn thiện các chính sách về tài chính, tín dụng ngoại hối. Giảm dần việc kết hồi ngoại hối để kiếm lời, xoá bỏ việc kết hối bắt buộc khi có điều kiện, từng bước thực hiện tự do hoá chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai. Cần có chính sách và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên doanh với nước ngoài, đồng thời đa dạng hơn nữa hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh đầu tư mới như cho phép thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp doanh, đầu tư nước ngoài thoe hình thức mua lại và sát nhập. Tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất về quản lý quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế, trong đó chú trọng phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động sau giấy phép của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường sự hướng dẫn kiểm tra của các Bộ Ngành Trung ương. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch trong việc thực hiện chủ trương phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả việc chấm dứt hiệu lực của các giấy phép đầu tư cấp sai quy định. b. Tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao và ổn định tạo ra sức hấp dẫn với đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung vào Lâm nghiệp nói riêng. Tuy vậy vốn FDI vào lâm nghiệp còn ít với tốc độ tăng chậm. Để tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Lâm nghiệp cần giải quyết tốt một số vấn đề sau: - Trước hết là có những giải pháp hữu hiệu để giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, kiềm chế được lạm phát và ổn định tiền tệ, giá cả. Trong những năm gần đây, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng chậm dần, chất lượng tăng trưởng thấp, sản lượng làm ra khó tiêu thụ, sức mua trong nước còn thấp do thu nhập dân cư thấp, vấn đề kiềm chế lạm phát đang nảy sinh nhiều diễn biến phức tạp, lên xuống thất thường và cũng có những lúc diễn ra thiểu phát. Tỷ giá hối đoái ổn định là một thành công trong việc ổn định và nâng cao giá trị đồng tiền trong nước, nhưng việc duy trì lâu dài một tỷ giá cứng thời gian qua cũng làm hạn chế khả năng xuất khẩu và ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải có các giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Chính phủ tạo điều kiện cho thị trường đầu tư hoạt động có hiệu quả. - Xây dựng chiến lược hợp tác đầu tư với nước ngoài trên cơ sở phát triển chiến lược Lâm nghiệp, khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể và cụ thể về cơ cấu lĩnh vực và khu vực đối với đầu tư nước ngoài trong lâm nghiệp. - Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và đào tạo tay nghề cao cho người lao động theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản vừa đào tạo chuyên sâu. Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề thông qua xây dựng quỹ hỗ trợ đào tạo. - Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn, nhất là ưu tiên cho những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Thực tế cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm đến những địa bàn thuận lợi về giao thông và các dịch vụ sản xuất khác, trong khi đó những vùng còn nhiều tiềm năng phát triển Lâm nghiệp chủ yếu lại ở các vùng Trung du và miền núi đất rộng người thưa nhưng cơ sở lại hết sức nghèo nàn, thấp kém, giải quyết điều này không phải dễ dàng trong thời gian ngắn với điều kiện tiềm lực kinh tế của Việt Nam còn nhỏ bé, Ngân sách nhà nước còn hạn chế. Do vậy cần huy động tối đa tiềm lực nội địa của từng vùng và tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, Chính phủ các nước. Khi chưa có đủ điều kiện phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn thì nên đầu tư xây dựng dứt điểm một số công trình và địa bàn để tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào Lâm nghiệp. - Phát triển nhanh thị trường tài chính, lao động… và phát triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng đáp ứng với những đòi hỏi bức xúc của hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát triển thị trường chứng khoán và các hoạt động của ngân hàng nước ngoài để tiến tới thu hút đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán. - Có những biện pháp cần thiết để khắc phục rủi ro trong sản xuất nông lâm nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ cần có những quy định cụ thể để giúp các cơ sở hợp tác liên doanh với nước ngoài khắc phục và giảm thiểu thệt hại khi xảy ra rủi ro trong sản xuất. Một trong những biện pháp khắc phục rủi ro trong kinh doanh sản xuất là mở rộng hoạt động bảo hiểm sản xuất. Các doanh nghiệp hợp tác liên doanh với nước ngoài có hợp đồng bảo hiểm được bồi thường tương xứng với mức thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. - Phát huy nguồn lực nội địa để tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm gần đây, hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài sẽ an tâm hơn khi có hoạt động đầu tư đối ứng của các đối tác trong nước thông qua hoạt động liên doanh, liên kết, vì khi đó các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ được sự hỗ trợ của các đối tác trong nước và sẽ cùng các đối tác chia sẻ rủi ro gặp phải. Phát huy nguồn nội lực nội địa làm nguồn vốn đầu tư đối ứng để hình thành các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là một biện pháp hiệu quả để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Lâm nghiệp. Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ đầu tư để các pháp nhân kinh tế trong nước có thể phát huy tiềm lực tại chỗ tạo ra môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. 2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nước ngoài. * Tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án ĐTNN. Tốc độ thực hiện dự án là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của đầu tư, quá trình triển khai càng nhanh thì các dự án càng sớm đi vào sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, chắc trở như thủ tục rườm rà, phiền nhiễu, sự khônt thống nhất của một số cơ quan chức năng ở một số địa phương làm mất nhiều thời gian cho việc triển khai dự án. Để các dư án đầu tư nước ngoài triển khai thực hiện được nhanh chóng, sớm phát huy hiệu quả cần phải: - Nhanh chóng cải thiện thủ tục đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi, rõ ràng về đầu tư, củng cố cơ sở hạ tầng. - Giảm vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình giải toả đền bù. Cần cho phép người nông dân ký hợp đồng thuê đất trực tiếp với công ty. - Nhanh chóng đẩy mạnh công tác khuyến nông, tuyên truyền xoá bỏ lạc hậu đổi mới nhanh tư duy tiếp cận tiên tiến. * Khả năng tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài. Khả năng tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài của nền kinh tế và doanh nghiệp là nhân tố quyết định đến hiệu quả đầu tư, để tiếp nhận một cách có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi phải có một tỷ lệ hợp lý vốn đối ứng trong nước. Thực tế trong thời gian qua các doanh nghiệp liên doanh, phần góp vốn của các doanh nghiệp trong nước còn thấp, chỉ đạt 33% vốn trong nước đóng góp ít không những ảnh hưởng đến phần lợi nhuận được chia mà điều quan trọng là về lâu dài là quyền chi phối các hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài. Để hạn chế sự chi phối của các nhà đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả của hợp tác đầu tư, các bên trong nước phải tăng tỷ lệ góp vốn và phải tính đến khả năng mua lại cổ phần của bên nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp trong nước chưa có đủ tiềm lực về tài chính để tham gia liên doanh thì Chính phủ cần có sự hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp bằng hình thức cho vay dài hạn với lãi xuất thấp hoặc hỗ trợ thông qua quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. * Tập trung cao độ công tác quản lý điều hành tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả. Khuyến khích các doanh nghiệp triển khai các dự án thuận lợi, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn. Giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh để giúp các doanh nghiệp triển khai các dự án một cách thuận lợi- Đây là cách tốt nhất chứng minh có sức thuyết phục về môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Đối với các dự án chưa thực hiện cần rà soát lại tính khả thi của dự án. và liên hệ với nhà đầu tư nước ngoài để nắm thực chất dự định của họ. Xem xét nếu như dự án không thể thực hiện được thì nên sớm xử lý rút giấy phép đầu tư để có thể quy hoạch đất dự án vào việc khác hoặc kêu gọi nhà đầu tư khác đầu tư vào dự án. Cần tính đến lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư nước ngoài khi thanh lý, giải thể dự án đầu tư nước ngoài. Nếu các dự án có thể tiếp tục triển khai, nhưng chủ đầu tư gặp khó khăn về tạm thời về huy động vốn hoặc về thị trường tiêu thụ sản phẩm thì có thể xem xét cho phép dãn, hoãn tiến độ trong một thời gian nhất định. Đối với những dự án mới bắt đầu triển khai thủ tục hoặc xây dựng cơ bản thì cần hỗ trợ họ giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính như công bố thành lập doanhnghiệp, thuê đất, thẩm định thiết kế xây dựng… Để nhanh chóng đưa doanh nghiệp vào hoạt động. Đối với những dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng gặp các khó khăn về tài chính , thị trường thì cần xem xét cụ thể để có những biện pháp giải quyết cho thích hợp. Trước hết, cần xem xét điều chỉnh các dự án đầu tư nước ngoài để nhanh chóng được hưởng những ưu đãi, khuyến khích của các quy định mới trong Luật, Nghị định vừa ban hành. Cho phép dự án sản xuất gặp khó khăn về thị trường quốc tế tăng tỷ lệ nội tiêu nền sản phẩm đó trong nước có nhu cầu mà ta vẫn phải nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp có khó khăn về tài chính có thể xem xét việc cho họ vay vốn tín dụng để triển khai dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng vốn đầu tư nước ngoài. * Khai phá mở rộng thị trường lâm sản. Động lực để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là lợi nhuận và thị trường trong nước. Tuy vậy, lợi nhuận của các dự án đầu tư trong lâm nghiệp thường có tỷ suất lợi nhuận thấp. Tuy dân số đông nhưng quy mô tiêu thụ của thị trường tiêu thụ Việt Nam nhỏ, sức mua thấp… Vì vậy, việc mở rộng và phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh càng có điều kiện phát triển nhanh và thu được nhiều lợi nhuận. Để phát triển thị trường chúng ta có thể làm theo một số hướng sau: - Thiết lập hệ thống thị trường đồng bộ, tạo điều kiện cho thị trường đầu tư có hiệu quả, nhanh chóng hoàn thiện các thị trường tài chính, lao động… và phát triển các ngành dịch vụ, tài chính ngân hàng, đáp ứng những đòi hỏi bức bách của hoạt động sản xuất kinh doanh. - ở trong nước, cần tiếp tục khuyến khích hệ thống dịch vụ nông thôn, bãi bỏ sự kiểm soát có tính cấm chợ ngăn sông, bãi bỏ các loại thế lưu thông đối với hàng hoá lâm sản trên mọi tuyến lưu thông trong nước, khuyến khích phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến. Có chính sách và biện pháp khuyến khích ưu đãi thoả đáng. Vùng sâu vùng xa và các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn đã và đang sẽ là đối tượng luôn được đặc biệt chú ý trong công tác quy hoạch. Phải đặt yêu cầu cho tất cả các dự án cấp giấy phép nằm trong quy hoạch phát triển, tránh tình trạng cùng một thời điểm có quá nhiều dự án được cấp phép dẫn đến hiện tượng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, công suất khai thác thấp. Các cơ quan chủ quản nắm bắt nhanh chóng kịp thời và chuẩn xác nhu cầu thị trường (trong và ngoài nước) làm cơ sở cho việc xây dựng và công bố các dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong quy định phải xác định rõ những dự án trong nước tự làm và những dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dự kiến quy mô, đối tác, địa điểm và tiến độ thực hiện của các dự án để đảm bảo điều chỉnh đúng hướng, đúng cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm hiểu cơ hội đầu tư trong lâm nghiệp Việt Nam. * Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo và quản lý các khâu của hoạt động đầu tư nước ngoài như thẩm định dự án, quản lý sau cấp phép và ký kết đầu tư. Thẩm định dự án là khâu đầu tiên xác định hiệu quả trong tương lai của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, công việc này đòi hỏi phải được tiến hành một cách thận trọng, tỉ mỉ và chính xác. Song không vì thế mà làm chậm tiến độ ký kết đầu tư. Muốn công tác thẩm định dự án một cách khoa học, chính xác phải có đầy đủ thông tin kinh tế-xã hội và đủ kiến thức khoa học cần thiết. Chính phủ sau khi tạo được môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thông thoáng hấp dẫn, vấn đề then chốt có tính quyết định là việc chỉ đạo điều hành tập trung, thống nhất và kiên quyết của Chính phủ. Chính phủ phải hoàn chỉnh quy trình ban hành các văn bản pháp quy để ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc việc các bộ ngành địa phương, ban hành các văn bản trái với quy định trung hoặc thực hiện không nghiêm túc các quy định của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài giúp Chính phủ quản lý thống nhất hoạt động đầu tư nước ngoài là đầu mối phối hợp giữa các Bộ, các ngành và địa phương giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Các Bộ, ngành và địa phương thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài theo đúng chức năng, thẩm quyền đã quy định theo Luật Đầu tư nước ngoài theo Nghị định của Chính phủ. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn, tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh, giúp đỡ các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật. Giám sát, kiểm tra các cán bộ thừa hành thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp, chính sách, chủ trương của Nhà nước, kịp thời xử lý các cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực. Cần quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các Cơ quan quản lý Nhà nước để chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện, hết sức tránh việc hình sự hoá các quan hệ kinh tế của các doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng những chế tài đối với sự vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp. Các cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát phân loại các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thờ tháo gỡ cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kinh doanh thì các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi thẩm quyền của mình cần vận động khen thưởng kịp thời để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt tiếp tục phát triển. Cần triệt để và kiên quyết hơn trong việc quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp; Công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục hành chính kiên quyết giảm đầu mối, giảm các thủ tục hành chính không cần thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài; duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư. * Nâng cao chất lượng công tác định hướng quy hoạch. Việc xây dựng kế hoạch quy hoạch là khâu quan trọng nhằm đảm bảo nguồn FDI vào phát triển Nhà nước theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Nội dung quy hoạch phải thể hiện được ý đồ thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn mà trọng tâm hiện nay là thực hiện hai chương trình kinh tế lớn đó là giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy, khi xây dựng quy hoạch, chúng ta phải căn cứ vào định hướng kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của cả nước, căn cứ vào phát triển ngành lâm nghiệp, căn cứ vào quy hoạch phát triển của từng địa phương, xuất phát từ nhu cầu thị trường khả năng của mình. Hướng chủ yếu tập trung thu hút nguồn vốn FDI vào việc phát triển công nghiệp hỗ trợ lâm nghiệp, chế biến lâm sản gắn với các vùng nguyên liệu và lao động nông thôn, kết hợp nhiều loại quy mô trên cơ sở công nghệ tiên tiến để tăng năng lực chế biến lâm sản hàng hoá của các vùng, các địa phương đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong cả nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng lâm sản của nước ta trên thị trường khu vực và thị trường thế giới, nâng tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến lên 90%, trong đó chế biến tinh là 50% trở lên. Ưu đãi cao cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lâm sản; hỗ trợ, giúp đỡ mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm của mình như quảng cáo, ký hiệp định song phương, đa phương, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm. * Đẩy mạnh vận động, xúc tiến đầu tư. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động xúc tiến đầu tư. Đối với danh mục kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt, quy hoạch thì cần có chương trình, kế hoạch chủ động vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể đối với từng dự án, trực tiếp đối với từng tập đoàn, công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư có tiềm năng và cả Việt kiều tại hải ngoại. Chú trọng xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới và hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động. Giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc để doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thuận lợi. Biểu dương khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp,nhà đầu tư nước ngoài có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực vào xây dưng đất nước. Đồng thời phê phán, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam. Cần nhấn mạnh vai trò xúc tiến đầu tư của các địa phương, khuyến khích và hỗ trợ các địa phương mở các văn phòng xúc tiến thương mại đầu tư ở những nước là đối tác lớn và có tiềm năng. Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các diễn đàn quốc tế, các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuân khổ hợp tác AIA, ASEAN, APEC, các cuộc hội thảo về đầu tư trong và ngoài nước, sử dụng tổng hợp các phương tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, mạng INTERNET, tiếp xúc trực tuyến. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo dựng hình ảnh mới về Việt Nam, tạo sự đánh giá thống nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dư luận xã hội. Các cơ quan đại diện ngoại giao – thương mại Việt Nam có trách nhiệm làm tốt việc vận động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, bố trí cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí Ngân sách chi thường xuyên hàng năm cho các Bộ, Ngành và địa phương. Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, các tập đoàn, các công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp, nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng tuyên truyền đối ngoại trên cơ sở sử dụng thông tin hiện đại. Xây dựng và đưa vào hoạt động trang WEB về đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ việc cung cấp thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách pháp luật về đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biểu dương những dự án thành công. * Chú trọng công tác cán bộ và đào tạo công nhân kỹ thuật, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của công đoàn và các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ đặc biệt quan trọng vì cán bộ vừa tham gia hoạch định chính sách vưà là người vận dụng luật pháp, chính sách để sử lý các tác nghiệp, hàng ngày liên quan đầu tư nước ngoài. Cán bộ quản lý Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam, của người lao động; đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật. Do đó, phải đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Nhà nước cao cấp, đội ngũ cán bộ Việt Nam trong các doanh nghiệp ĐTNN. Trước mắt tập trung vào một số vấn đề sau: - Xây dựng Quy chế cán bộ Việt Nam tham gia Hội đồng quản trị và quản lý doanh nghiệp liên doanh, trong đó cần quy định rõ tiêu chuẩn chuyên môn; nghiệp vụ và chính trị; trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ trong và sau thời gian làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Chế độ báo cáo, kiểm tra. Hiện nay, Ban tổ chức Trung ương đang phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu chuyên đề quan trọng này để trình Bộ Chính trị. - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đào tạo chính quy cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài, cán bộ quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thường xuyên việc tập huấn số cán bộ Việt Nam hiện nay đang làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh, trang bị kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp và kinh nghiệm cần thiết. - Bộ Lao động và Thương binh - xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý KCN tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Ban tổ chức Trung ương Đảng quy định và hướng dẫn phương thức sinh hoạt và nội dung hoạt động của các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phù hợp với đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này. - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có kế hoạch vận động thành lập Công đoàn trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho các tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp, xây dựng tổ chức công đoàn thực sự trở thành người bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động; Giáo dục kỷ luật lao động, tác phong lao động công nghiệp cho công nhân, quan hệ hợp tác xây dựng với chủ đầu tư, đóng góp vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Huy động vốn trong nước để tăng cường tính hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời nguồn vốn trong nước là vốn đối ứng, là “bước đệm” để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên thực tế, thời gian qua trong các doanh nghiệp liên doanh, phần góp vốn của các doanh nghiệp trong nước còn thấp, trung bình chỉ đạt 30%. Hơn nữa, trong các doanh nghiệp này hầu như chỉ có các doanh nghiệp nhà nước (chiếm 95%) tham gia hợp tác kinh doanh với nước ngoài còn các thành phần kinh tế khác mới chỉ (chếm có 5%). Để huy động nguồn vốn trong nước cho hợp tác với nước ngoài thì bên Việt Nam cần có một số biện pháp sau: - Đối với các dự án thông thường, không đòi hỏi cao về chuyên môn nghiệp vụ cần huy động nhiều thành phần kinh tế, nhiều bên Việt Nam tham gia liên doanh. - Đối với các dự án đầu tư quan trọng, đòi hỏi tính chuyên ngành cao thì phía đối tác Việt Nam phải là những tổ chức chuyên ngành, những công ty mạnh. Trong trường hợp cần thiết có thể huy động cá tổ chức Việt Nam khác cùng tham gia nhưng tổ chức chuyên ngành phải nắm vai trò chủ đạo. - Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và xã hội, các cá nhân trong nước và Việt kiều mua cổ phần tăng vốn đóng góp cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lâm nghiệp. Thu nhập từ cổ phần có thể được Nhà nước miến thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập cá nhân. - Tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên doanh kết hợp với các đối tác mới để tạo liên doanh mới, làm tăng quy mô đầu tư. phương thức này có ưu điểm là giảm được nhiều thủ tục hành chính so với hình thành một liên doanh thực hiện dự án mới. - Thành lập quỹ đầu tư trong nước cũng như cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam để cấp góp vốn cho các bên trong và ngoài nước tham gia liên doanh. Ngoài ra, để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tích tụ, tập trung và tích luỹ vốn nhanh hơn cần có chính sách ưu đãi như giảm thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu với mức hợp lý. * Giải pháp trong phạm vi Bộ NN & PTNN Xây dựng danh mục dự án (tóm tắt dự án) kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001 – 2005 của ngành lâm nghiệp, công bố cùng với chiến lược phát triển ngành trên trang WEB của Bộ NN & PTNN. Tìm biện pháp khuyến khích các trường dạy nghề trực thuộc Bộ NN và PTNN chú trọng đào tạo lao động theo yêu cầu của cơ chế thị trường, đáp ứng tốt các đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài về chất lượng lao động. Thống nhất và thông suốt quan điểm về ĐTNN ở các cấp, đối với các dự án đầu tư nước ngoài chúng ta là nơi tiếp nhận đầu tư chỉ chú ý đến hiệu quả kinh tế của dự án, không nên có ý kiến sâu về hiệu quả tài chính của dự án, tránh gây khó khăn trong việc cấp giấy phép. Kết luận Kể từ khi thành lập (năm 1961)cho đến nay, trải qua bao nhiêu thử thách, so với yêu cầu của đất nước hiện nay thì những gì mà ngành lâm nghiệp làm được chưa nhiều, song nếu nhìn lại những ngày đầu của thập kỷ 60, không ai trong chúng ta không tự hào về một chặng đường lớn lên cùng đất nước. Với mục tiêu “Phát triển lâm nghiệp toàn diện, lấy xây dựng và phát triển vốn rừng làm nền tảng” với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm, lấy rừng phát triển rừng…rừng Việt Nam sẽ xanh tươi giàu có và nghề rừng Việt Nam cũng sẽ chuyển mình trong bước đi chung của đất nước. Trong quá trình phát triển, hội nhập Việt Nam từ một nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình đi lên, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vị trí hết sức quan trọng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ xung vốn đầu tư, là một kênh chuyển giao công nghệ, là giải pháp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nhận thức đúng vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong quá trình thực hiện, những chính sách đó không ngừng được cải tổ bổ xung và hoàn thiện với mục tiêu tạo ra thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam . Thực hiện đường lối chính sách đó thời gian qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lâm nghiệp đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Trong 13 năm qua (1988- 2000) đầu tư trực tiếp nước ngoài đã sản xuất ra được 2089,9 triệu USD giá trị xuất khẩu đạt 537,22 triệu USD, nộp ngân sách Nhà nước 88,29 triệu USD. Một điều quan trọng hơn những con số đó là động lực ban đầu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ xung nguồn vốn quan trọng cho Lâm nghiệp (Thời kỳ 1995-2000) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 32,14% tổng vốn đầu tư cho Lâm nghiệp. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã kích thích nông lâm nghiệp Việt Nam phát triển, tạo chỗ làm việc và thu nhập cho gần 4 vạn lao động và gián tiếp tạo ra hàng trục vạn việc làm trong các ngành sản xuất nông lâm nghiệp. Vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc khôi phục và xây dựng mới kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn như xây dựng các công trình thuỷ lợi thuỷ nông. Tạo ra thị trường ổn định cho việc tiêu thụ nông sản cho nông dân. cùng với nó đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mang một số kỹ thuật và công nghệ mới vào phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam như công nghệ chế biến đường tiên tiến, công nghệ áp dụng cho trồng trọt… Khi thực hiện hợp tác đầu tư với nước ngoài chúng ta không tránh khỏi những mất mát thua thiệt, trở thành “ Bãi thải” công nghệ lỗi thời của các nước tiên tiến, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ. Cái giá phải trả cho việc mượn sức người là rất lớn nếu chúng ta non kém về trình độ hay mắc những sai lầm nghiêm trọng trong quản lý điều hành vĩ mô. ngược lại chúng ta có thể hạn chế được những tác hại to lớn ấy nếu chúng ta biết khôn khéo xử lý các tình huống và phải có khả năng để thực hiện các quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài. Để đạt được chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng nông lâm nghiệp từ nay đến năm 2010 mỗi năm là 4,5% do Đảng và Nhà nước ta đưa ra việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong nông lâm nghiệp trong giai đoạn tới có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng ta phải coi nhiệm vụ thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông lâm nghiệp là công việc vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài. Để thực hiện thành công chiến lược thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông lâm nghiệp chúng ta cần phải giải quyết những vấn đề bức xúc như cải thiện môi trường pháp lý, cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông lâm nghiệp. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa như mong muốn của chúng ta. Nhưng tin chắc rằng trong những năm tới bằng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của các ngành các cấp biết khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài sẽ giúp chúng ta thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế xã hội trong nông lâm nghiệp đặt ra. Hà Nội tháng 5 năm 2002. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế đầu tư- PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai chủ biên. Giáo trình lập và quản lý đầu tư - TS Nguyễn Bạch Nguyệt chủ biên. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam- Văn phòng uỷ ban hợp tác và đầu tư. Đầu tư nước ngoài- TS Vũ Chí Lộc chủ biên. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển – Học viện quan hệ quốc tế. Kinh tế quốc tế – GS Tô Xuân Dân chủ biên. Vốn đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế ở Việt Nam – TS Lê Văn Châu. Báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư tại buổi gặp mặt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước trong lĩnh vực nông lâm nghiệp 30/3/2001. Báo cáo của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ tại buổi gặp mặt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp 30/3/2001. Báo cáo tình hình và kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thơì kỳ 1998-2000 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI.VII,VIII,IX. Giáo trình kinh tế phát triển- trường đại học kinh tế quốc dân. Niên giám thống kê các năm. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Nxb chính trị quốc gia. Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường và vận dụng vào Việt Nam – TS Đặng Nhung chủ biên. Các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí cộng sản số 2/1999. Kinh tế và dự báo các số 7/1996, 10/1999, 6+7/2000. Kinh tế thế giới 2/1997, 2/2000. Nghiên cứu kinh tế 1+4/1998, 3/1999, 2/2000. Kinh tế Châu A’ Thái Bình Dương 2/2001. Báo nhân dân, báo đầu tư nhiều số Kinh tế nông thôn số 2/1999. TBKTVN số 42 (920) tháng 4/2002, số 43 tháng 4/2002, số 55 tháng 8/2001, số 75 tháng 6/2000, số 63 tháng 5/ 2001, số 136 tháng 11/2001, số 49 năm 1999, 142 tháng 11/2001. Đầu tư số 55 (852) tháng 5/2000 Báo kinh tế và đô thị số 670 tháng 5/2002. Nông nghiệp Việt Nam số 12, năm 2002. Báo nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 15/5/2002, số 82 tháng 5/2002. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 1996-1000. Nxb lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Tạp chí lâm nghiệp các số 11 tháng 11/2000. Các số liệu, tài liệu trích dẫn từ các địa chỉ Web site: http:/www.mard.gov.vn, http//www.tctm.saigonnet.com.vn và Lâm nghiệp Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, HN 1985. Tạp chí thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp các số 2,4,9 năm 2000, các số 1,5 năm 2001, số 1,3 năm 2002. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn các số 2,3,4 năm 2002. Tài liệu đánh giá tổng kết chương trình 327 - triển khai dự án 5 triệu ha, tháng 10/1998. Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài: “nghiên cứu xây dựng suất đầu tư trồng rừng cho các dự án chương trình 327 của cả nước”, HN 1/1999. Tập san KHKT nông lâm nghiệp, số 2 năm 2000, số 3 năm 2002, Những nội dung kinh tế tài chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. PTS. Phạm Đắc Tuyên chủ biên. Nxb tài chính, HN 1999. Văn bản hướng dẫn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Lâm nghiệp Việt Nam những năm 1945 - 2000, Nguyễn Văn Đẳng Lâm nghiệp Việt Nam năm 1985, Nxb nông nghiệp. Lâm nghiệp xã hội và khuyến nông, Phan Củng chủ biên. Phụ bảng. Phụ bảng 1: đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1998-2001. (tính tới ngày 31/12/200-chỉ tính các dự án còn hiệu lực) TT Địa phương Số dự án TVĐ T Vốn pháp định Đầu tư thực hiện 1 TP Hồ Chí Minh 897 9,642,848,771 4,607,227,262 4,732,376,017 2 Hà Nội 363 7,698,975,303 3,367,257,449 2,775,898,903 3 Đồng Nai 274 4,494,014,791 1,715,816,090 1,107,302,851 4 Bình Dương 369 2,283,898,822 1,061,015,746 1,050,532,778 5 Dầu khí ngoài khơi 24 1,788,000,000 1,263.000,000 1,955,487,712 6 Quảng Ngãi 5 1,327,723,689 813,000,000 352,458,274 7 Hải Phòng 85 1,280,809,223 570,068,167 915,952,250 8 Bà Rịa-Vũng Tàu 68 1,204,087,047 503,255,263 392,778,414 9 Lâm Đồng 47 844,767,643 103,305,222 86,151,5522 10 Quảng Ninh 37 638,726,148 240,596,959 177,283,646 11 Hà Tây 27 577,980,002 203,766,745 258,266,549 12 Hải Dương 24 479,222,331 203,876,977 128,813,341 13 Thanh Hoá 9 455,250,339 140,340,339 394,665,754 14 Kiên Giang 6 394,068,000 125,718,000 389,817,872 15 Đà Nẵng 41 383,905,405 169,109,580 200,035,469 16 Khánh Hoà 33 339,986,901 124,879,818 260,110,036 17 Vĩnh Phúc 23 315,578,160 119,512,894 223,712,353 18 Long An 41 311,941,009 128,261,085 181,494,064 19 Nghệ An 9 247,031,580 100,950,551 44,711,506 20 Tây Ninh 20 191,100,550 92,100,391 171,058,543 21 Bắc Ninh 5 143,750,000 55,100,000 143,590,000 22 Thừa Thiên Huế 11 129,615,340 69,205,340 114,794,453 23 Cần Thơ 27 128,449,367 55,282,046 47,730,235 24 Phú Thọ 6 123,078,956 60,160,112 117,426,040 25 Quảng Nam 15 87,866,571 37,503,233 32,204,474 26 Hưng Yên 9 78,561,500 28,265,000 96,611,582 27 Ninh Bình 6 78,550,631 32,806,859 50,451,370 28 Tiền Giang 7 74,155,046 42,031,046 74,231,565 29 Bình Thuận 11 68,910,629 25,094,200 12,211,955 30 Thái Nguyên 14 64,169,472 29,778,472 16,094,633 31 Phú Yên 7 46,122,200 15,612,200 26,855,323 32 Ninh Thuận 5 41,233,600 16,115,539 20,333,865 33 Hà Tĩnh 7 29,874,000 12,609,000 15,383,145 34 Gia Lai 2 27,850,000 19,100,000 19,098,900 35 Bình Định 5 26,512,000 12,381,000 23,166,000 Phụ bảng 2: đầu tư trực tiếp nước ngoài bắc mỹ phân theo ngành (tính tới 31/12/2000-chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện.. Công nghiệp CN Dầu khí CN Nhẹ CN Nặng CN Thực phẩm Xây Dựng Nông lâm nghiệp Thuỷ Sản Dịch Vụ GTVT-Bưu Điện Khách sạn du lịch Tài chính ngân hàng Văn hoá-y tế-giáo dục XD văn phòng XD hạ tầng KCN-KCX Dịch vụ khác Tổng số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28621.doc
Tài liệu liên quan