Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1998 - 2003

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tính đến năm 2003 nông nghiệp chiếm 22% GDP của nền kinh tế việt nam. Thế nhưng đây là ngành khó thu hút FDI nhất, để phát triển nông nghiệp việc huy động nguồn vốn là vô cùng quan trọng. Trong khi nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế thì việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp lại càng khó khăn. Có thể nói rằng từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến năm 2002 cả nước mới có 455 dự án với số vốn đăng ký khoảng 2,3 tỷ USD đầu tư vào nông nghiệp chiếm 6% vốn FDI đang hoạt động ở nước ta, nhìn chung FDI đầu tư vào nông nghiệp vừa ít về số lượng vừa nhỏ về quy mô và điều quan trọng là hoạt động kém hiệu quả đã có 37 dự án giải thể với số vốn 146 triệu USD, những dự án còn hoạt động cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém và nguy cơ thua lỗ. Thời kỳ 1988-1990 tỷ trọng FDI vào nông nghiệp chiếm tỷ lệ 21,8% tổng FDI đến nay chỉ còn 6% quy mô một dự án trong nông nghiệp bình quân 5 triệu USD so với 10 triệu USD của công nghiệp. Trong khi số dự án phải giải thể trước thời hạn khá cao 27% số dự án ít quy mô nhỏ, độ rủi ro cao hiệu quả thấp là đặc trưng các dự án FDI trong nông nghiệp nước ta.

doc43 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1998 - 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế quốc dân như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng đóng góp trong GDP và một số mục tiêu kinh tế của nhà nước và chủ đầu tư, nếu những đóng góp này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả của dự án FDI cao. Số việc làm tạo ra cho xã hội nhờ việc thực hiện dự án này mang lại. Các dự án FDI càng có quy mô lớn thì số lao động được sử dụng càng lớn. Nó góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân, giảm bớt gánh nặng cho chính phủ. Ngoài ra dự án hoạt động hiệu quả sẽ góp phần cải thiện đời sống của người lao động. Những đóng góp của dự án FDI vào việc phát triển khoa học công nghệ và nâng cao trình độ quản lý của nước tiếp nhận vốn đầu tư. Nếu nhờ việc thực hiện các dự án FDI mà trình độ khoa học của nước tiếp nhận có những tiến bộ rõ rệt thì chứng tỏ hiệu quả của dự án lớn... Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác như vấn đề môi trường, cơ sở hạ tầng mà dự án đem lại và các tác động khác... III Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp việt nam. 1 Sự cần thiết của FDI đối với nông nghiệp việt nam Đi lên công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn nhu cầu về đầu tư rất lớn. Theo tính toán sơ bộ của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn từ nay đến năm 2010 mỗi năm cần đầu tư khoảng 30000 tỷ đồng và giai đoạn 2010-2020, mỗi năm cần 35000-40000 tỷ đồng. Đó là chỉ tính cho vùng chuyên canh nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng nông thôn chưa kể vốn đầu tư ngoài các vùng chuyên canh và các hoạt động sự nghiệp khác. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nông nghiệp và nông thôn cần có những chính sách và giải pháp hữu hiệu để huy động vốn từ nhiều nguồn: ngân sách nhà nước, các nguồn vốn tín dụng trong nước và ngoài nước, vốn tự có... Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp 4,5-5% thì tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp phải đảm bảo khoảng 25-30% tổng đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó nguồn vốn từ ngân sách có hạn và chỉ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là chủ yếu. Dó đó để tăng nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) đã có những tác động đáng kể cho phát triển nông nghiệp. Nông lâm là ngành sản xuất vật chất quan trọng năm 2003 vẫn chiếm gần 22% GDP của nền kinh tế việt nam. Hàng năm sử dụng gần 20 triệu ha đất và rừng, thu hút trên 72% lực lượng lao đông xã hội, thế nhưng đây cũng là ngành khó thu hút các nhà đầu tư trực tiếp của nước ngoài nhất, tính đến năm 2002 toàn ngành mới có 354 dự án đầu tư với số vốn đăng ký 1433,3 triệu USD, trong đó chỉ có 678,9 triệu USD vốn pháp định chiếm tỷ lệ rất bé trong tổng số vốn FDI của cả nước. Đầu tư vào nông nghiệp ở nước ta chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vì sinh lợi chậm, nhiều rủi ro... Do đó nhà nước cần có những chính sách hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào các dự án đầu tư trong nông nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. 2 Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp việt nam Trong quá trình đổi mới, chuẩn bị bước vào công nghiệp hoá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu đã có sự dịch chuyển, thể hiện ở tỷ trọng giá trị sản lượng giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch chưa đáng kể. 2.1 Cơ cấu ngành nông nghiệp Bảng1: cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị sản lượng nông nghiệp 100 100 100 100 100 100 Trồng trọt 75,2 75,7 74,4 74,95 73,3 73 Chăn nuôi 24,6 24,3 25,6 25,05 26,7 27 Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt giảm dần còn tỷ trọng sản xuất chăn nuôi thì tăng dần, đây là một tiến bộ của sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá trong đó: + Cơ cấu trồng trọt bắt đầu chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng cây trồng hàng năm ( lúa, hoa màu ) và tăng tỷ trọng cây lâu năm ( cây công nghiệp: ca fê, chè, điều, tiêu, cây ăn quả ) được thể hiện ở bảng 2 Bảng 2 cơ cấu giá trị sản lượng ngành trồng trọt ( % ) Chỉ tiêu 2000 2001 2003 Toàn ngành trồng trọt 110 110 110 Cây lương thực 66,2 65,3 65 Rau, đậu 6,2 6,2 6,2 Cây công nghiệp 16,3 17,9 18,1 Cây ăn quả 8 7,8 7,8 Cây khác 0,3 0,3 0,3 Sản phẩm phụ của trồng trọt 2,9 2,6 2,6 Như vậy tỷ trọng cây lương thực có xu hướng giảm, tỷ trọng giá trị rau, đậu không tăng, tỷ trọng cây công nghiệp tăng là phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá. + Cơ cấu chăn nuôi: chăn nuôi trâu bò chiếm tỷ trọng lớn và tiếp tục phát triển, chăn nuôi lợn tăng nhanh, chăn nuôi gia cầm cũng tăng nhưng tỷ trọng chăn nuôi nói chung còn thấp. Vấn đề đặt ra đối với ngành chăn nuôi là giá thành chăn nuôi còn cao vì chi phí chăn nuôi cao, trong khi giá bán sản phẩm thấp và sức mua của thị trường trong nước còn thấp, còn xuất khẩu thì chưa tạo ra được thế cạnh tranh. 2.2 Cơ cấu ngành lâm nghiệp Cơ cấu ngành lâm nghiệp bao gồm các nội dung sau: + Bảo tồn rừng tự nhiên khoanh nuôi khôi phục rừng tái sinh nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ dạng sinh học, bảo vệ động thực vật quý hiếm. Phát triển rừng ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng ven biển, + Khai thác tài nguyên rừng: lâm sản,gỗ tre, nứa, song, mây, cây thuốc... + Chế biến lâm sản. Thời gian qua hoạt động lâm nghiệp mới tập trung chủ yếu vào khai thác còn việc bảo vệ trồng mới rừng tuy có làm nhưng chưa nhiều. 2.3 Cơ cấu ngành ngư nghiệp Cơ cấu kinh tế ngành ngư nghiệp bao gồm các nội dung sau: + Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn ( tôm cua, cá, baba, ngọc trai, cá sấu, rau câu...) + Khai thác thuỷ hải sản ở các đầm hồ nước ngọt và chủ yếu là hải sản biển gần và biển xa. + Chế biến bảo quản thuỷ hải sản: phơi khô, bảo quản đông lạnh, đóng hộp... Thời gian qua ngành thuỷ sản đã bắt đầu chú trọng phát triển cả ba nội dung trên ở nhiều vùng trong cả nước. Nhưng chưa đi sâu để xác định sự phân bố và tỷ trọng hợp lý giữa nuôi trồng khai thác, chế biến thuỷ hải sản cả ba lĩnh vực này đều chứa đựng nhiều tiềm năng lớn. Tóm lại tồn tại lớn nhất của nền kinh tế nông nghiệp là việc chuyển sang nền nông nghiệp hiện đại hoá còn chậm vì chưa giải quyết được hai trở ngại cơ bản là thiếu vốn đầu tư trang bị hiện đại và chưa giải quyết được lao động dư thừa ở nông thôn 3 Sự tác động của FDI đối với kinh tế xã hội của Việt nam 3.1 Những đóng góp tích cực: Hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam thời gian qua đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần tạo điều kiện cho việc điều chỉnh chính sách kinh tế. FDI là nguồn vốn quan trọng, bổ sung cho vốn đầu tư phát triển là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho đến nay, bình quân mỗi năm FDI thực hiện là 1122 triệu USD chiếm khoảng 27,6% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội. FDI là nguồn vốn quan trong giúp cho Việt Nam phát triển nền kinh tế cân đối, bền vững theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá góp phần tăng trưởng kinh tế 7%/ năm, nó là động lực cho việc khai thác và phát huy có hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong nước. FDI góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, làm cho nước ta từng bước chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng sản phẩm trong nước cũng có xu hướng tăng lên ổn định qua các năm ( 1998:7,3%, 1999:7,9%, 2000:10,12%, 2001: 10,3%,2002: 11,2%, 2003:11,5% ) - Đối với ngành công nghiệp các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. - Đối với ngành nông nghiệp nguồn vốn FDI tuy còn ít nhưng cũng tăng dần qua các năm: 1998 có 512 dự án với vốn đầu tư 6,2 tỷ USD năm 2000 có 623 dự án với vốn là 7,9 tỷ USD. FDI góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển giao nhiều giống cây con với sản phẩm chất lượng cao nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều công nghệ hiện đại được chuyển giao vào Việt Nam đã tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác dầu khí, viễn thông, công nghiệp điện tử, vật liệu xây dựng... FDI ngày càng tăng vào hoạt động ngoại thương góp phần cải thiện cán can thanh toán quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động thế giới. Thông qua thực hiện các dự án đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài đã trở thành cầu nối tạo điều kiện để việt nam nhanh chóng tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng bạn hàng và thị phần ở nước ngoài. Nhờ có lợi thế trong hoạt động thị trường thế giới nên tốc độ tăng trưởng kim ngạch của các doanh nghiệp FDI cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước và cao hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần tạo ra một khối lượng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp tham gia phát triển nguồn nhân lực, đem lại phương thức quản lý kinh doanh tiên tiến, tạo động lực cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp trong nước hoàn thiện năng lực sản xuất của ngành mình để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. 3.2 Một số hạn chế: Mặc dù FDI có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế nhưng nó vẫn có những mặt hạn chế như: Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên do việc khai thác quá mức gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất như lũ lụt, hạn hán ... Mặc dù các dự án FDI đã có những biện pháp về xử lý chất thải nhưng nó vẫn không tránh khỏi tình trạng gây ô nhiễm đối với môi trường xung quanh, làm ảnh tới sức khoẻ con người động thực vật ... Công nghệ chuyển giao thường là đã cũ lạc hậu, không phù hợp với điều kiện của Việt Nam, giá cả lại đắt làm cho chi phí sản xuất tăng lên khiến cho sản phẩm làm ra không cạnh tranh được ... Ngoài các ảnh hưởng về mặt kinh tế nó còn ảnh tới an ninh kinh tế, sự lũng đoạn về cổ phần và kỹ thuật của phía đối tác nước ngoài trong các doanh nghiệp FDI còn có thể tạo nên mối đe doạ đối với an toàn và nâng cấp một số ngành non yếu ở trong nước. Đặc biệt khi phía nước ngoài kiểm soát những ngành những địa bàn trọng yếu, những kỹ thuật quan trọng có thể ảnh hưởng xấu tới chủ quyền kinh tế quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến địa vị và vai trò của kinh tế nhà nước, làm tăng thêm nguy cơ chệch hướng trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta Chương II: Thực trạng FDI ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1998-2003 I Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam thời gian qua 1. Thực trạng nên nông nghiệp việt nam Có thể thấy rằng những năm vừa qua vấn đề đầu tư cho nông nghiệp được các ngành các cấp quan tâm cả cơ chế chính sách và nguồn lực về tài chính, số vốn đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp không ngừng tăng lên về số lượng tuyệt đối. Nguồn vốn này tập trung chủ yếu vào xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, hạ tầng nông thôn nhất là hệ thống giao thông, điện, khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư, nguồn vốn hoạt động cho nông nghiệp hình thành 3 nguồn chính: vốn của ngân hàng, vốn của ngân sách nhà nước, vốn của tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài. Vốn đầu tư của các hộ nông dân tập trung chủ yếu phát triển mô hình trang trại gia đình lấy hàng hoá làm mục tiêu, ngoài ra hộ nông dân cũng tích luỹ vốn đầu tư vào các lĩnh vực trồng trọt chăn nuôi, lâm nghiệp,nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các làng nghề truyền thống xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động nông thôn từ nông nghiệp đến phi nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu ấy đầu tư trong nông nghiệp vẫn còn nhiều khuyến điểm, nhược điểm cần nhận định đánh giá đúng mức để tìm giải pháp khắc phục. - Thứ nhất: Vốn đầu tư cho nông nghiệp còn rất thấp so với yêu cầu đặt ra vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp ngày càng giảm năm 1998: 13,7%, năm 1999:13,2%, năm 2000:13%, năm 2001:12%, năm 2002:11.3%, năm 2003:9,9% chi đầu tư sản xuất nông nghiệp từ vốn ngân sách nhà nước 9658 tỷ đồng, chi cho lâm nghiệp 1056 tỷ đồng, thuỷ sản 525 tỷ đồng, diêm nghiệp 213 tỷ đồng. Do thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ bản nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp nhất là các công trình thuỷ nông xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu phát triển hàng hoá với chất lượng cao, chi phí thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém nhưng thiếu vốn đầu tư nâng cấp, nhất là điện, đường, giao thông cũng do thiếu vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho đầu tư cho khoa học công nghệ nên các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư chậm được thực hiện, nhiều tiến bộ khoa học chậm được áp dụng vào sản xuất năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới thấp. Thứ hai: Cơ cấu trong nông nghiệp chưa hợp lý, trong khi tập trung 82-84% vốn ngân sách cho đầu tư nông nghiệp thuỷ lợi và phát triển nông thôn thì chỉ 9-10% cho lâm nghiệp 4,8-6,2% cho thuỷ sản là chưa hợp lý, điều bất hợp lý nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lâm nghiệp giảm từ 10,1% thời kỳ 1996-2000 xuống còn 9,2% năm 2001 làm cho cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành này vốn đã yếu kém từ trước lại càng trở nên bất cập với yêu cầu phát triển và tái tạo vốn rừng theo hướng bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ tài nguyên. - Sự bất hợp lý trong cơ cấu đầu tư còn thể hiện rõ rệt trong các mặt khác như tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp còn rất thấp, đầu tư cho nghiến cứu lai tạo và phổ cập giống cây con có chất lượng cao chi phí thấp để tăng sức cạnh tranh của nông sản nước ta trên thị trường trong nước và thế giới, có ý nghĩa tăng trưởng bền vững nhưng chưa được quan tâm đúng mức. - Hiện nay cả nước có khoảng 1450 làng nghề trong đó có khoảng 300 làng nghề truyền thống thu hút 10 triệu lao động chiếm khoảng 30% lao động nông thôn, mỗi năm làng nghề nước ta tạo ra hơn 40 nghìn tỷ đồng giá trị sản phẩm hàng hoá trong đó xuất khẩu gần 200 triệu USD. Tuy nhiên hiện nay làng nghề còn nhiều khó khăn trong đó nổi bật là thiếu vốn, thiếu thị trường và cơ chế chính sách tính tự phát mang tính manh mún và phát triển không ổn định vẫn còn phổ biến trong các làng nghề ở nông thôn. Thứ ba: Thực hiện các chủ trương chính sách thuộc nhà nước về thu hút đầu tư cho nông nghiệp còn nhiều bất cập. 2. Một số vấn đề tăng trưởng và cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta. Từ sau năm 1990 tuy tỷ lệ tăng trưởng của nông nghiệp chậm tương đối so với các ngành khác nhưng sự tăng trưởng của nông nghiệp góp một phần đáng kể ổn định kinh tế xã hội của nước ta, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khu vực và giảm sút tăng trưởng ở việt nam trong thời kỳ 1997-2000. Từ năm 1998 mặc dù tăng trưởng kinh tế nước ta chậm lại đầu tư các ngành công nghiệp, dịch vụ bị ảnh hưởng nhưng nông nghiệp vẫn giữ được nhịp độ tăng khá ổn định 3,6% năm 1998 và 5,5% năm 1999. tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP cũng giảm từ 40% năm 1998 xuống còn 28% năm 2003 có quan điểm cho rằng đây là sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, nhưng đi sâu vào phân tích thì sự thay đổi này một phần do tốc độ tăng của nông nghiệp nhưng cơ bản vẫn là do giá thực tế của nông sản tăng chậm hơn giá cả của ngành công nghiệp, dịch vụ đó mới chính là tác nhân chính làm giảm nhanh tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP, điều này thể hiện khá rõ qua diễn biến chỉ số giá lương thực, thực phẩm từ năm 1998-2003, vì vậy nông nghiệp có tăng trưởng nhưng đời sống nhân dân chậm được cải thiện, khoảng cách giữa thu nhập nông dân và thành thị ngày một xa. Tóm lại nền nông nghiệp nhìn chung vẫn còn mang nhiều yếu tố lạc hậu, năng suất thấp giá thành cao cạnh tranh yếu, nguyên nhân của tình trạng trên là do đầu tư cho nông nghiệp chưa được nhận thức đúng mức, tỷ trọng đầu tư trong nông nghiệp thấp thể hiện trong tỷ lệ đầu tư chung của xã hội cũng như phần đầu tư của nhà nước. Trong khi các ngành các lĩnh vực khác thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư từ nước ngoài thì nông nghiệp vẫn là ngành mà thu hút được ít vốn đầu tư nhất. 3 Mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là chủ trương lớn và đúng đắn của đảng và nhà nước ta đó là con đường tất yếu đưa nông nghiệp nước ta thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, Mặc dù chúng ta đã đạt được một số kết quả tích cực ban đầu tuy nhiên nền nông nghiệp nước ta vẫn còn rất lạc hậu, sức cạnh tranh thấp đời sống và các điều kiện kinh tế xã hội của nông nhân vẫn còn nhiều khó khăn. Những nội dung cơ bản của CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn được đề cập đến trong nghị quyết: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tăng cường cơ giới hoá và đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đổi mới quy trình canh tác. Hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn. Bảo vệ môi trường sinh thái. Không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần và sinh hoạt xã hội của người dân nông thôn. II. Thực trạng FDI trong ngành nông nghiệp. 1 Tình hình thu hút FDI trong nông nghiệp thời gian qua. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tính đến năm 2003 nông nghiệp chiếm 22% GDP của nền kinh tế việt nam. Thế nhưng đây là ngành khó thu hút FDI nhất, để phát triển nông nghiệp việc huy động nguồn vốn là vô cùng quan trọng. Trong khi nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế thì việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp lại càng khó khăn. Có thể nói rằng từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến năm 2002 cả nước mới có 455 dự án với số vốn đăng ký khoảng 2,3 tỷ USD đầu tư vào nông nghiệp chiếm 6% vốn FDI đang hoạt động ở nước ta, nhìn chung FDI đầu tư vào nông nghiệp vừa ít về số lượng vừa nhỏ về quy mô và điều quan trọng là hoạt động kém hiệu quả đã có 37 dự án giải thể với số vốn 146 triệu USD, những dự án còn hoạt động cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém và nguy cơ thua lỗ. Thời kỳ 1988-1990 tỷ trọng FDI vào nông nghiệp chiếm tỷ lệ 21,8% tổng FDI đến nay chỉ còn 6% quy mô một dự án trong nông nghiệp bình quân 5 triệu USD so với 10 triệu USD của công nghiệp. Trong khi số dự án phải giải thể trước thời hạn khá cao 27% số dự án ít quy mô nhỏ, độ rủi ro cao hiệu quả thấp là đặc trưng các dự án FDI trong nông nghiệp nước ta. Ta có thể phân tích bảng số liệu sau thấy rõ xu hướng đầu tư vào các ngành trong nền kinh tế. đơn vị: đồng STT Ngành Số dự án Tổng số vốn đầu tư Vốn pháp định đầu tư thực hiện 1 Công nghiệp 2885 23213712439 40583218533 16725595516 2 Nông lâm nghiệp - nông lâm nghiệp -thuỷ sản 596 500 96 2898346748 2635042095 263304653 1282426876 1159747749 122679127 1562226134 1435113711 127112423 3 Dịch vụ 843 14682795435 6687516394 6313667168 4 Tổng số 4324 40749854622 16553161803 24601188818 Nguồn tài liệu: bộ kế hoạch và đầu tư. 2 Những thành tựu đã đạt được Tính đến năm 2003 xu hướng giảm sút khu vực FDI trong nông nghiệp, lâm nghiệp đã có dấu hiệu dừng lại, xu hướng tăng trưởng đã phục hồi khá rõ nét sự khởi sắc đó được thể hiện ở một số điểm sau: Tốc độ tăng trưởng số dự án và số vốn đều cao hơn so với năm trước cũng như so với khu vực công nghiệp và dịch vụ, tính đến năm 2003 có tới 45 dự án vốn đăng ký 66,6 triệu USD vốn pháp định 25,2 triệu USD so với năm 2002 số dự án tăng 2,5 lần số vốn đăng ký tăng 2,1 lần vốn pháp định tăng 8,6 % mặc dù số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký tuy còn khiêm tốn so với khu vực FDI trong công nghiệp và dịch vụ nhưng xét về tốc độ tăng trưởng rõ ràng khu vực nông lâm nghiệp đã có sự vượt trội, vốn của toàn bộ khu vực FDI của việt nam năm 2003 chỉ đạt 2650 triệu USD tăng 2,3% so với năm 2002. Bên cạnh việc gia tăng quy mô, số lượng dự án đầu tư, vốn đầu tư. Trong năm 2003 các dự án FDI trong nông nghiệp còn mở rộng phạm vi hoạt động, nếu như các năm trước các dự án chỉ tập trung vào ngành nông nghiệp ở một số tỉnh miền đông nam bộ thì năm 2003 phạm vi đã mở rộng ra 12 tỉnh miền bắc trung nam trong đó có 4 tỉnh miền núi là cao bằng, sơn la, quảng ninh và lâm đồng, địa phương có nhiều dự án nhất trong năm là lâm đồng với 15 dự án, địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nhất là đồng nai với 19,717 nghìn USD trong đó 9,15 nghìn USD là vốn pháp định. Nội dung các dự án cũng có sự phong phú đa dạng hơn các năm trước, tuy nhiên phổ biến vẫn là chăn nuôi gia súc, gia cầm và chế biến thức ăn chăn nuôi, trồng cây công nghiệp như trồng và chế biến cao su ở tây ninh,bình dương, trồng và chế biến chè ở lâm đồng, trồng rau sạch và hạt rau giống trồng nấm linh chi xuất khẩu ở cao bằng, trồng cây ăn quả chất lượng cao ở hà tây, tây ninh sản xuất kinh doanh giống lúa ngô giống lai,trồng hoa phong lan ở thành phố hồ chí minh... Nếu như trước đây các dự án FDI trong nông nghiệp đều hoạt động kém hiệu quả thậm trí thua lỗ thì cho đến nay hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự án này có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận. Đối với các dự án đi vào sản xuất năm 2003 doanh thu và thu nhập đều có tiến bộ tổng doanh thu cả năm đạt 657,7 tỷ đồng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 13 triệu USD thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước đạt trên 8,3 tỷ đồng và lợi nhuận dòng đạt 62 tỷ đồng bình quân một lao động trong năm đạt 15,25 triệu đồng doanh thu 3000 USD giá trị xuất khẩu, 14,4 triệu đồng lợi nhuận và nộp ngân sách gần 2 triệu đồng. Có thể nói rằng trong điều kiện sản xuất nông lâm nghiệp nói chung còn nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm nhưng các doanh nghiệp FDI đã đạt được kết quả trên là cố gắng lớn. Nếu so với khu vực nông lâm nghiệp chung của cả nước rõ ràng những kết quả trên của khu vực FDI đã vượt ở tất cả các chỉ tiêu. Ngoài việc đóng góp vào ngân sách nhà nước các dự án FDI góp phần tích cực vào giải quyết các vấn đề về mặt xã hội ở các vùng có dự án, tạo ra 4799 việc làm mới cho lao động ở nông thôn, thu nhập cao hơn thu nhập ở địa phương. Bên cạnh đó trình độ người lao động cũng được nâng lên trong quá trình thực tế sản xuất, đó chính là hình thức đào tạo nghề nghiệp và kiến thức kinh tế thị trường cho lao động nông thôn thông qua các dự án FDI, cơ sở hạ tầng ở vùng có dự án FDI triển khai cũng không ngừng được nâng cao hơn trước, đặc biệt là hệ thống điện, thuỷ lợi giao thông, y tế... Các dự án FDI còn góp phần quan trọng trong xoá bỏ các thủ tục lạc hậu xây dựng bản làng theo hướng văn minh phù hợp với nền sản xuất nông lâm nghiệp hoá. Như vậy sau một thời gian sa sút cuối cùng FDI trong nông nghiệp việt nam bắt đầu có sự khởi sắc những kết quả trên tuy còn khá khiêm tốn, tuy nhiên đó là dấu hiệu rất khả quan cho khu vực FDI trong nông nghiệp. Những kết quả đó góp phần tích cực thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào hku vực nông nghiệp tại việt nam. Một trong nguyên nhân của sự khởi sắc FDI trong lĩnh vực nông nghiệp do trong năm 2003 chính phủ đã có nhiều chủ trương và giải pháp tích cực để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm nghiệp. Việc quốc hội thông qua luật thuế sử dụng đất nông lâm nghiệp với nội dung thông thoáng hơn: mở rộng quyền cho các đối tượng sử dụng đất thuê, đất nông lâm nghiệp, miễn thuế sử dụng đất nông lâm nghiệp với tất cả các đối tượng sự dụng đất nông nghiệp trong mức hạn điền, thực hiện chủ trương của quốc hội và của chính phủ, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây dựng các danh mục dự án ưu tiên đầu tư với nhiều điều kiện ưu đãi về giá cho thuê đất, miễn giảm các loại thuế đất, miễn giảm các loại thuế và phí. Hỗ trợ giải phóng mặt bằng xây dựng kết cấu hạ tầng tại vùng có dự án, đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép đầu tư... 3 Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp ở việt nam còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Trước hết vấn đề mang tính nổi cộm nhất là: nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số vốn FDI huy động được, có thể nói rằng trong thời gian qua hầu hết các dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp vừa ít về số lượng vừa nhỏ về quy mô và điều quan trọng nhất là hoạt động không hiệu quả: - Quy mô dự án còn nhỏ thể hiện ở chỗ số vốn đăng ký bình quân một dự án chỉ đạt 1,48 tỷ USD, vốn pháp định còn ít hơn 557 nghìn USD trong đó còn một số dự án ít hơn như dự án nông nghiệp ở quảng ninh đạt 250 nghìn USD, hai dự án ở cao bằng và bình thuận đạt mức 500 nghìn/1 dự án với số vốn như vậy chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhất là ở các tỉnh miền núi cao trong khi vốn đối ứng của việt nam chủ yếu là quyền sự dụng đất không có vốn bằng tiền. - Bên cạnh những dự án tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều dự án có khả năng thu hút lao động nông thôn còn rất hạn chế. Trong 45 dự án năm 2003 có một dự án chỉ có hai lao động việt nam, một dự án có 7 lao động và một dự án có 11 lao động như vậy rõ ràng mục tiêu giải quyết việc làm cho khu vực nông nghiệp chưa đạt được. - Các dự án đầu tư có vốn lớn tập trung vào vùng đông nam bộ còn các vùng khác vừa ít về số lượng, quy mô vốn rất nhỏ những vùng trọng điểm về nông nghiệp và lâm nghiệp nhiều lao động có trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn với số lượng nông sản xuất khẩu và đa dạng về chủng loại như đồng bằng sông cửu long, đồng bằng sông hồng, bắc trung bộ thì lại không có dự án nào trong năm 2003 nhiều,loại cây trồng vật nuôi có giá trị về số lượng và xuất khẩu cao như lúa gạo, cà fê, hạt tiêu, nuôi gà thịt, lợn thịt gia cầm thì vẫn có ít dự án FDI. Một trong những hạn chế nữa của các dự án FDI trong nông nghiệp là chưa hoàn thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung có chất lượng cao,sản lượng nhiều và gắn với công nghiệp chế biến xuất khẩu, hơn nữa các loại nông sản do dự án sản xuất còn ít về số lượng đơn điệu về chủng loại nên chưa chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu. Do những hạn chế trên đây nên vai trò của các dự án FDI trong nông lâm nghiệp còn mờ nhạt chưa có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của nông nghiệp việt nam. Doanh thu của các dự án FDI trong nông nghiệp năm 2003 chiếm 0,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuộc cả nước đó là tỷ lệ quá nhỏ so với yêu cầu và tiềm năng cũng như khoảng cách quá xa so với tỷ lệ tương ứng trong ngành công nghiệp năm 2003. - Nguyên nhân của những hạn chế trên rất nhiều nhưng cơ bản vẫn do cơ sở hạ tầng thấp kém, quy hoạch không rõ ràng và không ổn định thủ tục cấp giấy phép rườm rà nhất là thủ tục thuê đất vốn quay vòng chậm,cán bộ kém năng lực, đặc biệt là cán bộ quản lý dự án, tính cục bộ của địa phương rất nặng nề, bên cạnh đó vốn góp của bên việt namlại chủ yếu là quyền sự dụng đất trong khi đó đất nông lâm nghiệp ở vùng có dự án thấp, thiếu cơ sở chế biến nông sản có trình độ kỹ thuật cao. - Hệ thống liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam tuy chưa được bổ sung cải tiến nhưng vẫn còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ và ổn định, chưa đảm bảo tính minh bạch và dự đoán trước yếu tố luật pháp được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là kém hiệu qủa và việc chấp hành luật pháp chưa nghiêm. Một số chính sách chưa tạo thuận lợi cho việc thu hút các dự án chậm được sửa đổi, như giá và chi phí các dịch vụ thế chấp quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng bảo lãnh đầu tư, các thủ tục hành chính cấp giấy phép đầu tư, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình đầu tư, thực tế thì đất nông nghiệp có độ phì cao thuận tiện cho sản xuất kinh doanh thì lại được giao hết cho hộ nông dân do vậy các nhà đầu tư rất khó khăn trong việc tìm đối tác có quỹ đất phù hợp với quy mô trang trại lớn. Bên cạnh đó là tình trạng khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án ở một số địa phương trong những năm qua đã và đang làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài và thực tế đã trở thành lực cản lớn đối với chủ trương thu hút FDI trong nông nghiệp việt nam. - Hệ thông cơ sở hạ tầng nông thôn nước ta còn kém nếu như không nói là rất kém, trước hết là vấn đề thuỷ lợi hoá vùng sản xuất tập trung mặc dù có tiến bộ nhưng nhìn chung hệ thông thuỷ lợi hiện tại chủ yếu phục vụ sản xuất luá nên chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của sản xuất. Nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp đang thiếu nước trầm trọng dẫn đến hạn chế năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, hệ thống giao thông trên đồng ruộng cũng như đường xá vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ quá xa, cung cấp điện cho nông nghiệp cũng là vấn đề còn nhiều yếu kém là nguyên nhân dẫn đến hạn chế thu hút FDI, lạo động nông nghiệp cũng là vấn đề đáng quan tâm theo đánh giá thì đa phần chất lượng lao động chưa cao, dân trí ở nông thôn còn thấp, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật trình độ hạn chế do vậy kết quả hiệu quả vốn đầu tư trong nông nghiệp chưa cao. Công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều mặt yếu kém vừa buông lỏng nhưng vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động các doanh nghiệp hiện tượng sách nhiễu tiêu cực tuy đã giảm nhưng vẫn còn. - Về khách quan nguyên nhân dẫn đến hạn chế FDI trong nông nghiệp do nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều rủi ro do phụ thuộc quá lớn vào các điều kiện thời tiết khí hậu cũng như thị trường thế giới, thêm vào đó là các chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài, nhất là cây lâu năm cây ăn quả, trồng rừng sản phẩm nông sản rất khó bảo quản và vận chuyển, rễ hư hỏng thời gian bảo quản ngắn, tỷ suất lợi nhuận trong nông nghiệp thấp. Những lý do trên giải thích tại sao những năm qua mặc dù chính phủ các nghành, các địa phương cố gắng kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài hướng mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng cho đến nay kết quả vẫn hạn chế, đòi hỏi trong những năm tới chúng ta có những giải pháp thu hút FDI vào nông nghiệp phải tích cực đồng bộ và thực sự hấp dẫn. Chương III : Một số giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển nông nghiệp và nông thôn việt nam Giai đoạn 1998-2003 1 Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ Chính sách thuế Chính sách thuế là một chính sách tài chính quan trọng được áp dụng để điều tiết từ nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tập hợp các chính sách thuế đối với nông nghiệp và kinh tế nông thôn gồm nhiều loại: thuế đất, thuế giá trị gia tăng ( VAT ) thuế thu nhập, thuế chuyển nhượng thừa kế tài sản, thuế xuất khẩu nông sản, với danh mục các loại thuế kể trên ta có thể phân biệt thành hai loại: thuế đối với các loại thuế đầu vào sản xuất và thuế đối với sản phẩm của các ngành kinh tế nông thôn. Thực tế cho thấy là tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nứơc mà chính phủ các nước đã thực hiện chính sách thuế thấp hoặc không thu một vài loại thuế đối với nông dân để giảm gánh nặng đóng góp của họ, kích thích sản xuất phát triển. Không có nước nào lại coi thuế thu từ nông dân là nguồn thu chủ yếu của ngân sách mà thu ở các khâu chế biến, xuất khẩu nông sản hoặc thu từ các hoạt động kinh tế khác có giá trị gia tăng cao. Chính sách phát triển thuỷ lợi và thuỷ lợi phí ở các nứơc ASEAN cây trồng chủ yếu là lúa nước nên thuỷ lợi là một chính sách quan trọng có liên quan đến tài chính trên hai khía cạnh : đầu tư cho công tác thuỷ lợi và thuỷ lợi phí. - Về đầu tư thuỷ lợi: ở hầu hết các nước đều thực hiện chính sách nhà nước bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn tư nhân và nông dân chỉ đầu tư ít chủ yếu là các công trình thuỷ lợi nhỏ hoặc thuỷ lợi nội đồng. - Về thuỷ lợi phí : ở thái lan người nông dân không phải trả tiền thuỷ lợi phí còn ở một số nước khác nông dân chỉ trả tiền cho việc điều hành và bảo trì các công trình thuỷ nông, không phải trả vốn đầu tư xây dựng các công trình lợi ở nhiều nước có thu thuỷ lợi phí đối với nông dân trong trường hợp thiên tai mất mùa nhà nước miễn giảm thuỷ lợi phí. - Các hộ hưởng lợi dịch vụ thuỷ nông không phải trả thuỷ lợi phí trực tiếp cho các doanh nghiệp thuỷ nông mà chỉ nộp thuế cho nhà nước với mức cao hơn. Khi chưa có hệ thống thuỷ nông, nông dân phải quảng canh năng suất thấp nên mức thuế nông nghiệp thấp. Khi có hệ thống thuỷ nông, nông dân có khả năng đầu tư thâm canh tăng vụ làm cho giá trị thu hoạch trên mỗi đơn vị diện tích canh tác tăng lên. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế nông thôn Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của nhiều nước các nhà nghiên cứu của tổ chức FAO đã tổng kết rằng, trong suốt thời kỳ quá độ chuyển từ nền kinh tế nông công nghiệp sang nền kinh tế công nông nghiệp. Chính phủ phải làm nhiều việc trong đó quan trọng nhất là đảm nhận đầu tư xây dựng cơ sở tầng cho nông thôn gánh nặng về phảt triển cơ sở hạ tầng cứng ( đường xá kho tàng bến bãi, điện thông tin liên lạc ...) chỉ có thể giảm nhẹ một phần khu vực tư nhân ở nông thôn phát triển mạnh mẽ đủ sức hỗ trợ chính phủ trong việc thoả mãn nhu cầu chung về phát triển cơ sở hạ tầng. - Thực tế chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế nông thôn ở một số nước trong khu vực cũng như một số nước ASEAN khác trong thời kỳ 1975-1980 cho phép ta có một số nhận xét sau: Việc ưu tiên dành vốn đầu tư từ ngân sách cho phép nông nghiệp nông thôn ở các nước này không phụ thuộc vào tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp vào GDP của đất nước, mặc dù đầu tư cho thuỷ lợi là hướng đầu tư quan trọng nhất của chính phủ cho nông nghiệp nông thôn song thuỷ lợi chỉ là hướng đầu tư ưu tiên được quan tâm trước hết chứ không phải là duy nhất. Sau thuỷ lợi các yếu tố cơ sở hạ tầng khác của nông nghiệp nông thôn cũng được chính phủ ưu tiên đầu tư xây dựng. Một số chỉ tiêu so sánh ở một số nước ASEAN thời kỳ 1998-2003 Tên nước Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP Tỷ trọng đầu tư vào nông nghiệp trong tổng đầu tư của chính phủ Tỷ lệ % diện tích đất được thuỷ lợi hoá năm 2000 Iđônêxia Malaixia Philippin Thai lan 38,8 27,7 26,6 30,4 18,9 20,2 25,7 10,2 25,2 7,3 14,4 14,4 Chính sách trợ giá đầu ra cho sản xuất của kinh tế nông thôn do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao nên hầu hết các nước đều có chính sách trợ giá đầu ra cho sản xuất của nông dân, tuy rằng mức độ trợ giá có khác nhau, điển hình trong việc sử dụng chính sách này là inđônêxia và thái lan, mục tiêu của chính sách trợ giá đầu ra là bảo trợ sản xuất cho nông dân qua việc mua và ổn định giá đầu ra cho các mặt hàng quan trọng nhằm giảm thua thiệt cho nông dân khi giá thị trường hạ xuống thấp dưới mức chi phí sản xuất, phương thức cơ bản thực hiện chính sách này là nhà nước bỏ ra một khoản tiền nhất định từ ngân sách để trợ cấp hay cho vay không lãi để các tổ chức thương mại mua sản phẩm của nông dân theo giá chính phủ ấn định gọi là giá sàn. 2 Hoàn thiện hệ thống luật đầu tư nước ngoài Mười ba năm qua luật đầu tư nước ngoài của việt nam đã được sửa đổi 4 lần nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng hệ thống luật việt nam vẫn thiếu tính đồng bộ nhất quán thiếu tính rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau làm cho các nhà đầu tư nước ngoài ngán ngại, vì cần phải sửa đổi. Trong lúc chờ đợi để có luật đầu tư thống nhất trong cả nước và ngoài nước thì cần hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài tại việt nam, theo hướng hấp dẫn thông thoáng rõ ràng ổn định và mang tính cạnh tranh cao hơn so với các nước trong khu vực: - Trước tiên cần tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến luật sửa đổi đầu tư nước ngoài, theo hướng ổn định bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. - Đơn giản hoá công tác hành chính thực hiện công tác " hoàn thiện thủ tục tại một đầu mối " rút ngắn thời gian làm các thủ tục. - Mở rộng thêm các lĩnh vực cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài. - Tiếp tục sửa đổi chế độ hai giá đối với người nước ngoài và chi phí hạ tầng cơ sở để tạo sự cạnh tranh, nhanh chóng điều chỉnh giá chi phí hàng hoá và dịch vụ từng bước tiến tới một mặt bằng giá phí thống nhất. - Rà soát loại bỏ các loại giấy phép quy định không cần thiết liên quan đến đầu tư nước ngoài. 3 Một số biện pháp cải thiện môi trường đầu tư + Xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn để đảm bảo cho nông nghiệp tăng trưởng và phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá cần quan tâm đến việc tăng cường cơ sở hạ tầng ở nông thôn cả về lượng và về chất: - Về hệ thống các công trình thuỷ lợi cần tiếp tục xây dựng các công trình đầu mối, hoàn thiện hệ thống kênh mương, đẩy nhanh tốc độ kiên cố hoá kênh mương ở những nơi có điều kiện để vừa tiết kiệm đất vừa tránh lãng phí nước tưới giảm chi phí thuỷ lợi. - Hệ thống giao thông nông thôn cần được xây dựng thêm và nâng cấp, đến năm 1997 ở nông thôn mới có 24642 km đường huyện, 49910 km đường xá và 60000 km đường thôn xóm tổng cộng 130000 km nhưng phần lớn chất lượng chưa đến nay còn 607 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã, phát triển đường giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết phục vụ sản xuất nông sản hàng hoá và mở mang công nghiệp dịch vụ nông thôn. - Mạng lưới điện nông thôn gần đây có phát triển nhưng đến nay trong cả nước mới có 60,4% số xã và 53,2% số hộ nông dân có điện, cần tiếp tục mở rộng mạng lưới điện nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ và sinh hoạt nông thôn. - Mạng lưới thông tin liên lạc ở nông thôn cũng cần có bước phát triển mới: mở thêm các trạm bưu điện xã, các trạm truyền thanh xã và mạng lưới điện thoại nông thôn đến năm 1998 cả nước mới có 22749 máy điện thoại ở các xã bình quân 0,42 máy/1000. Tiếp tục ổn định môi trường chính trị - Chúng ta điều biết rằng mục đích của các nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận, ở đâu có thể thu được lợi nhuận cao ở đó sẽ có các nhà đầu tư, còn khi có hai nơi có lợi nhuận ngang nhau thì nhà đầu tư sẽ chọn nơi nào có độ an toàn cao hơn, thủ tục rễ ràng hơn. - Thời gian qua môi trường đầu tư và nhất là môi trường kinh doanh của việt nam được cải thiện nhưng vẫn chưa có sức hấp dẫn đủ mạnh do còn nhiều rủi ro, một số lợi thế so sánh bị mất đi, chính sách về thuế, quản lý ngoại hối thường thay đổi quá nhanh, thị trường trong nước còn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là yếu tố thị trường tuy sản phẩm tính theo đầu người của việt nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực nhưng sức mua của ta lại rất hạn hẹp. Vì vậy mà những sản phẩm mà thị trường có sức tiêu thụ khá nhiều công ty trong và ngoài nước đầu tư và hiện năng lực sản xuất đã vượt quá sức mua như: xi măng, đường, thép, xe gắn máy... còn nhiều mặt hàng khác thị trường việt nam chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu còn khá nhỏ. Khi không có thị trường, không có người mua thì chúng ta không thể thuyết phục được các nhà đầu tư đổ thêm vốn vào việt nam. Còn đầu tư ở việt nam để xuất khẩu ra nước ngoài thì chúng ta đã và đang mất đi nhiều lợi thế cụ thể: sức lao động ở việt nam không còn được coi là giá rẻ nữa, vì vậy chúng ta phải tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép và triển khai các dự án đầu tư nứơc ngoài. Nâng cao chất lượng lao động trong nông nghiệp Theo báo của bộ lao động thương binh và xã hội ở khu vực nông thôn hiện có 28,4 triệu lao động trong đó số lao động thiếu việc làm là 7,24 triệu người chiếm 26,6% lực lượng lao động từ nay đến 2010 lao động ở nông thôn tiếp tục tăng thêm và hướng giải quyết việc làm trên địa bàn nông thôn hướng vào: - Mở rộng diện tích đất nông nghiệp 2 triệu ha giải quyết việc làm cho 2 triệu lao động trong đó di dân đến tây nguyên và nam bộ khoảng 1 triệu lao động. - Trồng 5 triệu ha rừng giải quyết 2,5 triệu lao động. - Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản giải quyết việc làm cho 1,8 triệu lao động. - Mở rộng các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ nông thôn và giải quyết việc làm cho 4 triệu lao động. - Các hoạt đông khác thu hút trên 2 triệu lao động trong đó xuất khẩu lao động được coi là hướng quan trọng giải quyết thêm việc làm cho lao động ở nông thôn. Để phục vụ nhu cầu lao động trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, nhà nước cần quan tâm đến việc phát triển nhiều hình thức tổ chức đào tạo tay nghề có trình độ kỹ thuật và kiến thức quản lý của ngành nghề trong nông lâm ngư nghiệp, chế biến nông lâm thuỷ sản tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Trong những năm tới công tác đào tạo nghề cho lao động cần tập trung vào: bồi dưỡng đào tạo về quản lý và kỹ thuật sản xuất cho gần 20 vạn hộ nông dân, đào tạo cán bộ quản lý và nghiệp vụ cho các hợp tác xã chuyển đổi theo luật HTX mới, đào tạo công nhân cho các ngành trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến nông sản, đào tạo công nhân kỹ thuật cho các ngành cơ khí động lực điện lạnh sinh học... phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư Công tác vận động xúc tiến đầu tư, cần được nghiên cứu đổi mới cả về nội dung và phương thức thực hiện, coi trọng công tác xây dựng kế hoạch và chương trình hành động một cách cụ thể hiệu quả hơn, coi việc xúc tiến đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan trung ưng và địa phương vì vậy: - Nhà nước cần thành lập các trung tâm xúc tiến đầu tư tại các bộ ngoại giao, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ tài chính, các uỷ ban nhân dân tỉnh thành, các đại sứ quán để chủ động quảng bá vận động thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Đối với danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư đã được phê duyệt quy hoạch thì cần có chương trình kế hoạch chủ động vận động xúc tiến đầu tư một cách cụ thể đối với từng dự án, các nhà đầu tư có tiềm năng và cả việt kiều tại hải ngoại. - Các chính sách vận động thu hút đầu tư nước ngoài phải hết sức linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng nước. Do vậy các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế, thị trường đầu tư luật các nước, chính sách thu hút đầu tư của các nước để kịp thời có đối sách thích hợp. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với nhà đầu tư nước ngoài Trong những năm qua công tác quản lý của nhà nước đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều mặt yếu kém, vừa buông lỏng nhưng lại vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của cơ sở sản xuất. Hiện tượng sách nhiễu tuy đã giảm nhưng vẫn còn, cơ chế một cửa một đầu mối dù đã được thông nhất nhưng nhiều nơi vẫn chưa thực hiện tốt vì vậy cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài, cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, các tỉnh thành trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo đúng thẩm quyền tránh nhiệm của mình, triệt để và kiên quyết trong quy trình rõ ràng minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, công khai các quy trình thời hạn trách nhiệm xử lý các thủ tục hành chính thường xuyên gặp gỡ đối thoái với các nhà đầu tư nước ngoài. 4 Tăng cường công tác quản lý đầu tư trong nông nghiệp 4.1 Đối với các doanh nghiệp Tổ chức lại doanh nghiệp nhằm thay đổi triệt để các mặt tổ chức sản xuất và quản lý doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước như: nâng cao trình độ kế hoạch, quản lý tài chính và hoạch toán kinh doanh. Hoàn thiện kế hoạch giao khoán trên cơ sở rà xét lại định mức khoán : quan tâm nhiều đến kế hoạch tiêu thụ trên cơ sở đẩy mạnh công tác maketing, quản lý tài chính phải chặt chẽ, tìm mọi biện pháp để tăng nguồn thu sử dụng hợp lý mọi nguồn chi ... đẩy mạnh hoạch toán kinh doanh tìm mọi biện pháp hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm nhằm thu hút nhiều lợi nhuận trên một đơn vị diện tích và chi phí. * Hoàn thiện cơ chế khoán trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Đối với các hình thức khoán có đầu tư cần tập trung vào các vấn đề sau : - Điều chỉnh một số bất hợp lý trong cơ chế khoán - Rà soát lại các khâu trong doanh nghiệp đầu tư trên cơ sở xem xét yêu cầu đầu tư của hộ nhận khoán và khả năng hoạt động của doanh nghiệp. - Tổ chức lại các hoạt động đầu tư cho hộ nhận khoán sau khi đã rà soát lại theo hướng dịch vụ tạo sức cạnh tranh của doanh nghiệp với các thành phần kinh tế khác cùng tham gia hoạt động ở các khâu dịch vụ Đối với các hình thức khoán không đầu tư - Rà soát lại định mức khoán nhất là các khoản thu cho doanh nghiệp như thu về quản lý và các khoản quỹ để điều chỉnh cho hợp lý. - Làm tốt các khâu dịch vụ về vốn tạo điều kiện cho các hộ nhận khoán có điều kiện đầu tư cho hoạt động sản xuất không gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm. - Tập trung các hoạt động quản lý về kỹ thuật hỗ trợ hộ nhận khoán trong tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. * Hoàn thiện cơ chế phân phối sản phẩm Đối với các quan hệ phân phối trước mặt ở các vấn đề sau: - Xác định lại phương thức trích lập với căn cứ chủ yếu là sự định biên về lao động quản lý và các chi phí cần thiết cho hoạt động quản lý. Về điều chỉnh lại các tỷ lệ phân phối - tỷ lệ dành cho doanh nghiệp cần tăng cường sự tác động của nó đối với hộ nhận khoán trong trường hợp cần phải thay đổi tỷ lệ phân phối thì phải thay đổi sản lượng khoán. - Cần nghiên cứu khấu hao theo sản lượng của chu kỳ sinh học cây trồng trên cơ sở đánh giá mức sản lượng của cả chu kỳ mức giá trị vườn cây và khoảng thời gian của cả chu kỳ sinh học để nó có mức khấu hao cụ thể. - Về mức thuế vốn khoảng từ 3-5 năm cần tính toán lại thực vốn của nhà nước ở từng loại cây để có mức đánh thuế vốn sát với thực tế. - Địa phương cần phải giảm bớt các khoản đóng góp của doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước. - Mức thu bảo hiểm xã hội theo quý là không thích hợp với sản xuất cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cà fê vì vậy cần chuyển phương thức nộp theo quý thành nộp theo năm. 4.2 Đối với cơ quan quản lý vĩ mô Phân vùng và quy hoạch sản xuất Đổi mới và hoàn thiện các chính sách đối với các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước - Về chính sách đầu tư và tín dụng: cần có chính sách đầu tư hợp lý cho từng vùng theo quy hoạch chính sách đầu tư nên khuyến khích đẩy mạnh thâm canh sản xuất cà fê, cao su khuyến khích xây dựng cơ sở chế biến tạo sự đa dạng hoá sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của nông sản. - Chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và người lao động: chính sách đào tạo bồi dưỡng cần phải phù hợp với yêu cầu của thực tế cuộc sống của họ - Chính sách về thị trường và tiêu thụ nông sản: cần có chính sách hợp lý và kịp thời tác động điều chỉnh hoạt động tiêu thụ cà fê cả trong xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý vĩ mô nhất là vai trò của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Các cơ quan quản lý nhà nước đều tập trung vào các vấn đề sau: Điều hành tốt việc thực hiện phân vùng và quy hoạch sản xuất tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm. Lập lại trật tự tiêu thụ: cần kiểm tra điều kiện và cấp giấy phép kinh doanh cho các đại lý kể cả đại lý của doanh nghiệp và đại lý tự do. Hạn chế tới mức tối đa việc hình thành nhiều cấp đại lý nhà nước cần sử dụng một số giải pháp mang tính chất tình thế được áp dụng trong thời gian hạn định cụ thể. C. Kết luận Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc huy động nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp là hết sức cấp thiết, mặc dù hiện nay lượng vốn đầu tư huy động cho ngành này còn rất hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng chúng ta đánh giá đúng thực trạng và đồng thời tìm ra được những giải pháp cho năm tới cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong nông nghiệp thì nhất định nền nông nghiệp nứơc ta có những bước tiến vượt bậc góp phần phát triển nền kinh tế xây dựng đất nước ngày càng giầu mạnh. mục lục A. Đặt vấn đề 1 B. Giải quyết vấn đề 3 Chương I: Những vấn đề lý luận chung 3 I Đầu tư phát triển ngành nông nghiệp 3 1 Vai trò và đầu tư phát triển ngành nông nghiệp việt nam 3 1.1 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế việt nam 3 1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 4 2 Các lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp việt nam 5 II Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành nông nghịêp 8 1 Khái niệm 8 2 Vai trò của đầu tư trực nước ngoài đối với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn 8 2.1 Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8 2.2Đầu tư tăng cường khả năng khoa học, công nghệ 9 2.3 Vốn đầu tư cho nông nghiệp 10 2.4 Cải thiện môi trường sinh thái 10 2.5 Mở rộng thị trờng nông nghiệp và nông thôn 10 2.6 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn. 11 3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 4 Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn FDI 12 5 một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của FDI trong nông nghiệp 14 III Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp việt nam. 14 1 Sự cần thiết của FDI đối với nông nghiệp việt nam 14 2 Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp việt nam 15 2.1 Cơ cấu ngành nông nghiệp 16 2.2 Cơ cấu ngành lâm nghiệp 17 2.3 Cơ cấu ngành ng nghiệp 17 3 Sự tác động của FDI đối với kinh tế xã hội của Việt nam 18 3.1 Những đóng góp tích cực 18 3.2 Một số hạn chế 19 Chương II: Thực trạng FDI ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1998-2003 21 I Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam thời gian qua 21 1 Thực trạng nên nông nghiệp việt nam 21 2 Một số vấn đề tăng trưởng và cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta 22 3 Mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. 23 II Thực trạng FDI trong ngành nông nghiệp. 24 1 Tình hình thu hút FDI trong nông nghiệp thời gian qua. 24 2 Những thành tựu đã đạt được 25 3 Những hạn chế và nguyên nhân 27 Chương III : Một số giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển nông nghiệp và nông thôn việt nam theo hướng cnh- hđh 31 1 Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ 31 2 Hoàn thiện hệ thống luật đầu tư nước ngoài 33 3 Một số biện pháp cải thiện môi trường đầu tư 34 4 Tăng cường công tác quản lý đầu tư trong nông nghiệp 37 4.1 Đối với các doanh nghiệp 37 4.2 Đối với cơ quan quản lý vĩ mô 39 C. Kết luận 40 Tài Liệu Tham Khảo 1 Giáo trình kinh tế nông nghiệp 2 Nông nghiệp việt nam bước vào thế kỷ XXI-bùi huy đáp 3 giáo trình đầu tư và chuyển giao công nghệ Ts nguyễn hồng Minh 4 Một số tạp chí: - Tạp chí ngân hàng -Tạp chí kinh tế phát triển -Tạp chí tài chính - Nghiên cứu kinh tế...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0271.doc
Tài liệu liên quan