Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3 I. Lịch sử hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 1. Nguyên nhân hình thành và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 2. Lịch sử hình thành và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 II. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 7 1. Khái niệm 7 2. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 III. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 1. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư 10 2. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THANH HÓA THỜI GIAN QUA 12 I. Khái quát về Thanh Hóa 12 1. Điều kiện tự nhiên 12 1.1. Vị trí địa lý 12 1.2. Đặc điểm địa hình 12 1.3. Khí hậu 13 2. Tài nguyên thiên nhiên 13 2.1. Tài nguyên đất: 13 2.2. Tài nguyên nước: 15 3. Kết cấu hạ tầng 15 3.1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải: 15 3.2. Hệ thống điện: 16 3.3. Hệ thống Bưu chính viễn thông: 16 3.4. Hệ thống cấp nước: 17 4. Nguồn nhân lực 17 5. Thực trạng phát triển kinh tế thời gian qua 17 5.1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai thời kì 2001-2005 17 5.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực 19 5.2.1. Nông lâm ngư nghiệp: 19 5.2.2. Công nghiệp: 20 5.2.3. Thương mại dịch vụ: 20 5.2.4. Văn hoá - xã hội: 21 II. Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước 21 III. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và Thanh Hoá 24 1. Tình hình thu hút vốn và số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và Thanh Hoá 24 2. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 25 3. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo đối tác đầu tư 28 4. Tình hình thu hút FDI phân theo ngành 30 IV. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá 31 1. Những kết quả đạt được 31 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế 31 1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm và lao động 32 1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá 33 1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá rình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập 34 2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 34 2.1. Hạn chế, tồn tại 34 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THANH HOÁ THỜI GIAN TỚI 37 I. Nhu cầu vốn đầu tư và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá trong những năm tới. 37 1. Nhu cầu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2006-2010 37 2. Định hướng các lĩnh vực, vùng trọng điểm thu hút FDI tại Thanh Hoá 38 II. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá thời gian tới. 38 1. Nâng cao chất lượng quy hoạch 39 2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 39 3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư 40 4. Đào tạo& bồi dưỡng nguồn nhân lực 40 5. Phát triển cơ sở hạ tầng 41 KẾT LUẬN 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoá ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại điện lưới quốc gia đã có 508 km đường dây điện cao thế; 3.908 km đường dây điện trung thế, 4.229 km đường dây điện hạ thế; 9 trạm biến áp 110/35/6-10 KV; 38 trạm trung gian; 2.410 trạm phân phối. Năm 2005, điện năng tiêu thụ trên 1,2 triệu Kwh. Đến nay, 27/27 huyện, thị, thành phố với 94% số xã phường và 91% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. Tiềm năng phát triển thuỷ điện tương đối phong phú và phân bố đều trên các sông với công suất gần 800 MW. Ngoài những nhà máy thuỷ điện lớn như Cửa Đặt, bản Uôn đang và sẽ đầu tư, Thanh Hóa có thể phát triển nhiều trạm thuỷ điện nhỏ có công suất từ 1-2 MW. 3.3. Hệ thống Bưu chính viễn thông:  Trong những năm qua, hệ thống bưu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet.  Hiện nay, có 598/636 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 94%; mạng di động đã phủ sóng được 26/27 huyện, thị, thành phố, đến năm 2010 toàn tỉnh sẽ được phủ sóng mạng điện thoại di động. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, năm 2005 đạt bình quân 5,9 máy điện thoại/100 người dân, tháng 6 năm 2006 đạt 8,69 máy/100 dân. 3.4. Hệ thống cấp nước:           Hệ thống cung cấp nước ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Nhà máy nước Mật Sơn và Hàm rồng với công suất 30.000m3/ngày đêm, đang chuẩn bị mở rộng lên 50.000 m3/ ngày đêm đảm bảo cấp nước sạch đủ cho Thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn và các khu công nghiệp Lễ Môn, Đình Hương. Tỉnh đang triển khai xây dựng nhà máy cấp nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các thị trấn cấp huyện. Đến nay, 80% dân số nông thôn và 90% dân số thành thị đã được dùng nước sạch. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều được cung cấp đủ nước theo yêu cầu. 4. Nguồn nhân lực Năm 2005 Thanh Hoá có 3,67 triệu người; có 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới. Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 2,16 triệu người, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hoá tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. 5. Thực trạng phát triển kinh tế thời gian qua 5.1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai thời kì 2001-2005 Hơn hai mươi năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng:kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhiều dự án quan trọng đã và đang được xây dựng. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao; tiềm lực quốc phòng an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu đạt được trong thời kỳ 2001-2005: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP ) bình quân hàng năm: 9,1% ( thời kỳ 1996 - 2000 là 7,3% ); - GDP bình quân đầu người năm 2005 là: 430 USD ( tăng 1,5 lần so với năm 2000 ); - Tốc độ tăng giá trị gia tăng nông, lâm, ngư nghiệp bình quân: 4,4% (thời kỳ 1996 - 2000 là 3,7%); - Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng bình quân: 15,1%; (thời kỳ 1996 - 2000 là 13,6%); - Tốc độ tăng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ: 8,1% (thời kỳ 1996 - 2000 là 7,2%); - Cơ cấu các ngành: Nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2005 tương ứng là 31,6% - 35,1% - 33,3%; - Sản lượng lương thực tăng liên tục qua các năm, đến năm 2004 đã đạt trên 1,57 triệu tấn, năm 2005 do ảnh hưởng bão số 7 nên chỉ đạt 1,48 triệu tấn; - Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 22,9%, năm 2005 đạt 105,3 triệu USD; - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 22.102,2 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 10,5% và tăng 51% so với thời kỳ 1996 - 2000 (5 năm 1996 - 2000 đạt 14.635 tỷ đồng ); - Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn liên tục tăng qua các năm, năm 2005 đạt 1.329 tỷ đồng, tăng trung bình hàng năm 22,8%. - Giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,75%o; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,045%. - Đến tháng 6 năm 2006 có 624 xã, phường, thị trấn (98%) được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. - Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 giảm xuống còn 10,56% theo tiêu chí cũ (34.7% theo tiêu chí mới). - Tỷ lệ lao động được đào tạo năm 2005 là 27%; - Lao động được giải quyết việc làm trong 5 năm: 190.200 người; - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm hàng năm khoảng 2%, năm 2005 còn 32,4%. - Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch (nước hợp vệ sinh) năm 2005 đạt 80%. 5.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực 5.2.1. Nông lâm ngư nghiệp: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với việc khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng kinh tế. Sản xuất lương thực đạt kết quả khá toàn diện, sản lượng bình quân đạt 1,45 triệu tấn/năm; đã hình thành được một số vùng cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu chế biến cho các nhà máy và xuất khẩu như: mía 32.000 ha, lạc 18.000 ha, cói 4.000 ha, cao su 7.400 ha. Chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại; các dự án phát triển đàn lợn nạc, cải tạo tầm vóc đàn bò, chăn nuôi bò sữa triển khai có hiệu quả; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng; năm 2005 đạt 27% (năm 2000 là 17,3%). Nghề rừng được tổ chức lại và phát triển theo hướng xã hội hoá, hình thành các trang trại nông lâm kết hợp, trồng rừng phòng hộ kết hợp với phát triển rừng kinh tế. Đã tổ chức giao đất lâm nghiệp đến hộ và các tổ chức kinh tế; độ che phủ rừng tăng từ 36,6% năm 2000 lên 43% năm 2005. Ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế biến. Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 54.000 tấn; diện tích nuôi trồng thuỷ sản 16.200 ha, sản lượng nuôi trồng trên 19.000 tấn. Một số cơ sở chế biến thuỷ sản được mở rộng, nâng cấp, đưa năng lực chế biến hải sản lên 3.700 tấn/năm, các cơ sở chế biến của tư nhân phát triển mạnh; một số cảng cá như Lạch Bạng, Lạch Hới được đầu tư, nâng cấp đã bước đầu phát huy hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng đánh bắt hải sản. Các hoạt động về bảo vệ môi trường từng bước được tăng cường và phát triển. 5.2.2. Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng cao. Thời kỳ 2001- 2005 tăng bình quân 17,5%/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 28,4%, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19%. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP toàn tỉnh tăng từ 17,3% năm 2000 lên 27,8% năm 2005. Hiện nay, Thanh Hoá là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng xi măng và đường kết tinh. Một số dự án lớn như công trình thuỷ lợi thuỷ điện Cửa Đạt, Nhà máy ô tô Bỉm Sơn, Nhà máy đóng sửa tàu biển Nghi Sơn, Nhà máy xi măng Công Thanh, Nhà máy bột giấy và giấy 6 vạn tấn/năm, đang được đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện để có thể đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhất. Các ngành nghề thủ công truyền thống như: dệt nhiễu hồng đô, đúc đồng, thêu ren và dệt, rèn, mây tre đan, chiếu cói …, và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác đang được khôi phục và phát triển, nhiều loại sản phẩm đẫ được xuất khẩu sang thị trường thế giới. 5.2.3. Thương mại dịch vụ: Các dịch vụ về vận tải được tăng cường, với việc đưa bến số 1, số 2 - cảng Nghi Sơn đi vào hoạt động đã mở ra cơ hội phát triển dịch vụ vận tải biển. Hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển hiện đại, đồng bộ và có chất lượng cao. Công tác tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại có nhiều chuyển biến, thị trường ngày càng được mở rộng, giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 23,3%, năm 2005 đạt 105 triệu USD. Hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. 5.2.4. Văn hoá - xã hội: Toàn tỉnh có 100% số huyện và 98% số xã phường hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; 100% số huyện và 98% số xã phường được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Hệ thống trường đào tạo nghề đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 27%, trong đó đào tạo nghề 17%. Mạng lưới y tế được tăng cường cả về cán bộ và cơ sở vật chất, có 60% số xã có bác sỹ, 30% số xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế. Các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo từng bước thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm dần qua các năm, đời sống nhân dân ngày một nâng lên. Công tác cải cách hành chính đã đạt được những kết quả khích lệ. Đề án “một cửa” được triển khai ở hầu hết các đơn vị, đã làm giảm bớt phiền hà và thời gian chờ đợi của nhà đầu tư và người dân. II. Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước Việt Nam- một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, với tiềm lực kinh tế- xã hội dồi dào thực sự là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trên toàn thế giới đi cùng nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là một hình thức đầu tư phổ biến. Theo kết quả khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư của Hội nghị Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy, Việt Nam vươn lên đứng vị trí thứ sáu về mức độ hấp dẫn về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng số 141 nền kinh tế được khảo sát (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil). Dòng vốn FDI đổ vào nước ta ngày càng gia tăng. Nếu như trong cả giai đoạn 2001-2005 tổng vốn FDI đăng ký đạt 20,9 tỷ USD, thì năm 2006 con số này đã đạt 10,2 tỷ USD, và đến năm 2007 thì vốn FDI vào Việt Nam đã đạt tới mức kỷ lục 20,3 tỷ USD- đây là con số kỷ lục kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động năm 1988. Công nghiệp là ngành thu hút được nhiều cả về số dự án và tổng vốn đăng ký. Tính trong cả giai đoạn 1988-2007, số dự án FDI cho ngành công nghiệp và xây dựng đạt 5854 dự án, chiếm 66,88% tổng số dự án, tổng vốn đầu tư đạt 51,6 tỷ USD, chiếm 58,9 % tổng vốn đầu tư. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2008, số dự án cấp mới FDI vào công nghiệp đã đạt 37 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 180 triệu USD. Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987). Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng FDI vào ngành dịch vụ đang dần tăng lên. Trong giai đoạn 1988-2007, số dự án FDI cho lĩnh vực dịch vụ là 1983 dự án (22,65%), tổng vốn đầu tư 31,5 tỷ USD (35,96%). Năm 2007, lĩnh vực dịch vụ thu hút được 31% số dự án và trên 47,7% tổng vốn. Phần lớn các dự án này tập trung vào mảng phát triển cảng container quốc tế, cơ sở hạ tầng, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, các khu vui chơi giản trí tại Hà Nội và TP.HCM, Huế và các địa phương khác. Mặc dù dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn. Thu hút FDI vào ngành nông nghiệp khiêm tốn với 938 dự án (10,47%), tổng vốn đầu tư đạt 4,5 tỷ USD(5,14%) trong giai đoạn 1988-2007. Về hình thức đầu tư thì hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn là hình thức thu hút FDI chủ yếu với số vốn lớn nhất và số dự án cũng nhiều nhất, tính đến hết năm 2007 có 6799 dự án ( 77,68%), với trên 54 tỷ USD tổng vốn đầu tư ( 61,64%). Tiếp đó là hình thức liên doanh với 1649 dự án(18,84%), tổng vốn đăng ký gần 25tỷ USD ( 28,54%).Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 226 dự án với tổng vốn đăng ký gần 4,6 tỷ USD chiếm 2,6% về số dự án và 5,25% tổng vốn đăng ký. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO, hình thức công ty mẹ-con và công ty cổ phần FDI theo đối tác đầu tư: Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác.. Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống luật đầu tư nước ngoài , 20 năm qua đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 87 tỷ USD.Trong đó, các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 6%, riêng Hoa Kỳ chiếm 4,6%. Theo vùng, lãnh thổ thì hiện tại FDI đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” FDI nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận. Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5.293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.398 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của Vùng Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. III. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và Thanh Hoá 1. Tình hình thu hút vốn và số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và Thanh Hoá Hiện nay, Thanh Hoá là một trong 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đạt 773,804 triệu USD. Riêng năm 2007 có 7 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới 34,426 triệu USD. Ngay trong tháng 1/ 2008, có 1 dự án được đầu tư từ nhà đầu tư Trung Quốc với vốn đăng ký 1,4 triệu USD. Tính đến đầu năm 2008, có 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép, với tổng vốn đăng ký lên tới 773,804 triệu USD. Năm 1994, Đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu “ du nhập” vào Thanh Hoá với dự án xây dựng công ty TNHH mía đường Việt Nam- Đài Loan, vốn đăng ký 75 triệu USD từ nhà đầu tư Đài Loan. Trong suốt giai đoạn từ 1994-2000, số dự án FDI được cấp phép vào Thanh Hoá chỉ khiêm tốn với 3 dự án được cấp phép, nhưng có 1 dự án rất lớn từ nhà đầu tư Nhật bản với vốn đăng ký lên tới 621,917 triệu USD (đã có điều chỉnh tăng vốn vào năm 2004). Đến giai đoạn 2001-2005, số dự án được cấp phép đã lên tới 11dự án, với số vốn đăng ký 3,2 triệu USD, và điều chỉnh cho 3 dự án hoạt động có hiệu quả hơn với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 200 triệu USD. Riêng năm 2005 có tói 7 dưn án mới với tổng vốn đăng ký 30,5 triệu USD. Trong 2 năm 2006-2007, có 13 dự án mới được cấp phép, tổng vốn đầu tư đạt 38,77 triệu USD. Đến nay, có thể nói đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày một phát triển mạnh mẽ vào Thanh Hóa thể hiện rõ qua cả số dự án được cấp phép và tổng vốn đầu tư, FDI đã thực sự có tác động tích cực đến phát triển kinh tê- xã hội tỉnh. Trong giai đoạn 2001-2005, quy mô vốn đăng ký bình quân đạt 0,3 triệu USD/ dự án, điều nay thể hiện chủ yếu các dự án đều là dự án nhỏ,chỉ có dự án Công ty xi măng Nghi Sơn và dự án Công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan là 2 dự án có quy mô lớn hơn. Bảng 1: Số dự án và vốn FDI vào Thanh Hoá 2002-2007 Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số dự án mới 1 1 2 7 5 7 Vốn đăng ký (1000$) 0,18 0,9 1,631 30,5 6,35 34,456 Vốn pháp định (1000 $) 0,18 0,3 0,42 9,97 1,3 6,464 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa 2. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư Theo qui định của Pháp luật Việt Nam, các dự án đầu tư vào Việt Nam được hình thành và hoạt động theo ba hình thức: Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngoài 3 hình thức chủ yếu trên, các nhà đầu tư nước ngoài còn có thể đầu tư vào Việ Nam theo hình thức BOT( xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), hình thức BTO ( xây dựng- chuyển giao- kinh doanh) hoặc hình thức BT( xây dựng- chuyển giao) và một vài hình thức khác. Tại Thanh Hoá, các dự án FDI chủ yếu là 1 trong 3 hình thức chính nêu trên. Trong đó doanh nghiệp Đầu tư trưc tiếp nước ngoài phần lớn thực hiện theo hình thức đầu tư Liên doanh, tính đến đầu năm 2008 có đến 14 dự án với tổng vốn đăng ký 75 triệu USD, chiếm 51,85% số dự án và chiếm gần 95% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là hình thức 100% vốn nước ngoài với 10 dự án chiếm 37,04% tổng số dự án, tổng vốn đăng ký 34,73triệu USD chiếm 4,5 % tổng vốn đăng ký. Chỉ có 1 dự án thực hiện theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng vốn đầu tư 431000 USD. Còn lại là một vài dự án thuộc hình thức khác. Như vậy có thể nhận thấy rằng số dự án được đầu tư theo hình thức Liên doanh là chiếm ưu thế cả về số dự án và tổng vốn đầu tư Biểu đồ: Cơ cấu các hình thức đầu tư FDI theo số dự án vào Thanh Hoá Biểu đồ: cơ cấu hình thức đầu tư FDI theo vốn đăng ký tại Thanh Hoá ( tính đến dầu năm 2008) Bảng 2: FDI theo hình thức đầu tư tại Thanh Hóa (Tính đến đầu 2008) Hình thức ĐT Chỉ tiêu Liên doanh 100% vốn nước ngoài Hình thức khác Số dự án 14 10 3 Tổng vốn đăng ký (1000USD) 735 34,73 4,07 Tổng vốn pháp định (1000USD) 216,6 10,4 0 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá 3. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo đối tác đầu tư Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác.. Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật Đầu tư nước ngoài. Và tỉnh Thanh Hoá cũng vậy, gần 15 năm thu hút FDI vào Thanh Hoá đã có 10 quốc gia đầu tư FDI vào tỉnh này với tổng vốn đăng ký lên đến gần 774 triệu USD. Trong đó, chủ yếu là các nhà đầu tư Châu Á với 23 dự án( chiếm 85,3% số dự án) và tổng vốn đăng ký 770,336triệu USD(chiếm 99,55% tổng vốn đăng ký). Quốc gia có số dự án vào Thanh Hoá nhiều nhất là Trung Quốc Với 9 dự án( chiếm 33,33% số dự án), tổng vốn đăng ký đạt 23,493 triệu USD( chiếm 3,036% vốn đăng ký). Nhật bản có 4 dự án đầu tư FDI vào Thanh Hoá với số vốn đăng ký lớn nhất so với các đối tác đầu tư khác với 626,217 triệu USD( chiếm tới 80,93%) và dự án lớn nhất là xây dựng công ty xi măng Nghi Sơn với tổng vốn đăng ký là 621,917 triệu USD. Đài Loan cũng là một quốc gia có số dự án FDI vào Thanh Hoá nhiều, gồm 4 dự án, tổng vốn đầu tư thực hiện là 98,8 triệu USD. Chỉ có 3 nhà đầu tư thuộc Châu Âu, Châu Úc đầu tư FDI vào tỉnh Thanh, cụ thể là Bỉ, Hungary và Úc với tổng số 4 dự án, tổng vốn đăng ký 3,468 triệu USD - một con số khá bé so với số dự án cũng như số vốn đầu tư c ủa các nhà đầu tư Châu Á. Bảng 3: FDI vào Thanh Hóa theo đối tác dầu tư (Tính đến đầu năm 2008) STT Quốc gia Số dự án Tổng vốn đăng ký (1000$) Tổng vốn pháp định (1000$) 1 Đài Loan 5 98,8 29,59 2 Nhật Bản 4 626,217 181,1 3 Trung Quốc 9 23,493 6,7 4 Hàn Quốc 2 0,83 0,21 5 Singaporo 1 2 0,8 6 Ấn Độ 1 1 1 7 Philippines, Ấn Độ 1 18 5,4 8 Bỉ 2 1,164 0,564 9 Úc 1 0,8 0,8 10 Hungary 1 1,5 0,802 Tổng 10 27 773,804 227,236 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá 4. Tình hình thu hút FDI phân theo ngành Bảng 4: FDI phân theo ngành tại Thanh Hoá (Tính đến đầu năm 2008) Ngành Chỉ tiêu Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ Tổng Số dự án 5 19 3 27 Tổng vốn đăng ký (1000$) 14,013 756,411 3,38 773,804 Tổng vốn pháp định (1000$) 28,6 198,456 0,18 227,236 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá Qua bảng số liệu trên, ta dễ dàng nhận thấy lĩnh vực chiếm đa số vốn FDI là lĩnh vực Công nghiệp- xây dựng với 19 dự án( chiếm 70,37% số dự án) với tổng vốn đầu tư đạt 756,411 triệu USD( chiếm 97,75% tổng vốn đầu tư). Các dự án đầu tư công nghiệp gồm: khai thác đá, sản xuất xi măng, khai thác quặng…Với dự án có vốn đầu tư lớn nhất đạt 621,917 triệu USD là dự án xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn đặt tại Huyện Tĩnh Gia- Thanh Hoá. Các dự án Nông- Lâm- Ngư nghiệp chiếm 18,52% tổng số dự án tính đến đầu năm 2008, và tổng đầu tư đạt 14,013 triệu USD chiếm 1,81 % tổng vốn đầu tư. Trong đó có các dự án về sản xuất đường mía, sản xuất chè, chế biến nhựa thông, sản xuất phân bón..Tiềm năng nông- lâm- ngư nghiệp của Thanh Hóa khá dồi dào nhưng số dự án đầu tư vào linh vực này còn chưa nhiều. Lĩnh vực dịch vụ đã thu hút được 3 dự án FDI với tổng vốn dầu tư đạt 3,38triệu USD( chiếm 0,44%).Đầu tư FDI vào ngành này chiếm tỷ trọng thấp hơn so với 2 lĩnh vực trên. Nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi của chính phủ, của tỉnh Thanh Hoá cho các đối tác đầu tư hi vọng sẽ làm tăng độ hấp dẫn cho lĩnh vực dịch vụ, làm tăng số dự án và vốn đầu tư Biểu đồ: Cơ cấu ngành kinh tế theo số dự án FDI tại Thanh Hoá (Tính đến trước đầu năm 2008) IV. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá 1. Những kết quả đạt được 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng khẳng định được tầm quan trọng trong nền kinh tế cả nước nước nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thanh Hoá.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hoá liên tục tăng qua các giai đoạn. Trong giai đoạn 1996- 2000, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 7,3 %/năm ( Nông nghiệp tăng 3,7%, công nghiệp tăng 13,6%, dịch vụ tăng 7,2 %. Đến giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 9,1 %/năm( nông nghiệp tăng 4,4%, công nghiệp tăng 15,1%, dịch vụ tăng 81,%). Năm 2007, mặc dù gặp nhiều khó khăn do hạn hán, bão lụt, dịch bệnh gia súc, gia cầm, giá cả thị trường tăng, nhưng Thanh Hóa đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 10,5%, là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Trong giai đoạn 2001-2005, tổng vốn FDI đóng góp vào GDP vào khoảng trên 200 triệu USD, chiếm 3,02% GDP.Năm 2007, với 7 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 34,456triệu USD đã đóng góp vào GDP với tỷ trọng là 1,79%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đáng kể bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 1,47 tỷ USD, trong đó giá trị đóng góp của FDI vào khoảng hơn 200 triệu USD, chiếm 13,57% . 1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm và lao động Một tỷ lệ thất nghiệp lớn đối với một nền kinh tế chưa thực sự phát triển là điều không một xã hội nào mong muốn. Và tỉnh Thanh Hoá cũng vậy, một tỉnh với số dân khá đông, gần 3,7 triệu người- vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động sẽ là một nhân tố góp phần làm cho xã hội phát triển công bằng và bền vững. Từ khi có hoạt động FDI ở Thanh Hoá, đã thu hút được một số lượng lớn lực lượng lao động vào khu vực này, giải quyết được vấn đề việc làm cho nhiều người lao động ở tỉnh Thanh, đặc biệt là lao động ngay tại nơi dự án đầu tư hoạt động. Không chỉ là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động mà chính FDI đã làm nâng cao chất lượng lao động của nơi tiếp nhận- tỉnh Thanh Hoá. Thông qua hoạt động FDI, người lao động địa phương được đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn…được đào tạo, nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ tiên tiến, được làm việc trong môi trường lao động an toàn, thu nhập ngày càng tăng lên. 1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá Trước thời kỳ “đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp, có tới 80% dân số là nông dân. Kể từ khi chính phủ có nhiều chính sách, pháp luật đổi mới cùng với luật đầu tư nước ngoài bắt đầu có hiệu lực, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi, đạt sự phát triển cao hơn, tốc độ tăng trưởng tăng liên tục qua các thời kỳ. Và cơ cấu kinh tế cũng thay đổi tích cực theo hướng công nghiêp hoá- hiện đại hoá. Tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá cũng vậy, kể từ khi đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu hoạt động ở Thanh Hoá, nó đã làm cho kinh tế tỉnh tăng trưởng khá mạnh mẽ, và đặc biệt là ngành công nghiệp. Số dự án FDI vào lĩnh vực công nghiếp chiếm đến 70,73% tổng số dự án và tổng vốn đầu tư thì chiếm tới 97,75% tổng vốn đầu tư. Chính sự đầu tư mạnh mẽ của FDI vào công nghiệp đã góp phần quan trọng thúc đẩy cơ cấu kinh tế Thanh Hoá chuyển dịch theo hướng công nghiêp hoá- hiện đại hoá, theo đúng mục tiêu và định hướng của tỉnh và của cả nước đã đề ra. Năm 2002, cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh ta là Nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 36,9%, công nghiệp- xây dựng chiếm 29,9% và dịch vụ chiếm 33,2 %. Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất. Đến năm 2005 thì tỷ trọng các ngành kinh tế đã thay đôi và ngành công nghiệp trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh với tỷ trọng 35,1 %, Nông nghiệp giảm xuống còn 31,6 % và dịch vụ đạt 33,3%. Năm 2007, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 20,2%. FDI đã góp phần hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn cho tỉnh Thanh Hoá, như khu kinh tế Nghi Sơn, khu công nghiệp Lễ Môn 1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá rình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập Cùng với việc làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân Việt nói chung, và người dân Thanh Hoá nói riêng, FDI vào tỉnh Thanh Hoá còn góp phần vào quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập. Tính đến đầu năm 2008, có 10 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới đầu tư FDI vào Thanh hoá, điều này cũng đồng nghĩa với việc quan hệ đối ngoại của tỉnh Thanh đã được mở rộng, cùng hợp tác kinh tế, cùng hoà nhập hội nhập vào xu hướng toàn cầu hoá của thế giới. 2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá tuy đã đạt được nhiều thành tựu, có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế của tỉnh, nhưng vẫn còn một số hạn chế tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới 2.1. Hạn chế, tồn tại · Các dự án được cấp phép còn nhỏ, vốn đầu tư chưa cao Ngoài hai dự án công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan ( vốn đầu tư 75 triệu USD) và dự án công ty xi măng Nghi Sơn ( vốn đầu tư đạt 621,917 triệu USD) thì các dự án FDI khác đều là các dự án nhỏ, vốn đầu tư thấp ( nhỏ hơn 20 triệu USD) Đóng góp của FDI vào tổng vốn đầu tư toàn tỉnh nhìn chung vẫn còn thấp, sự gia tăng không đáng kể · Chưa có đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới Đối tác đầu tư FDI vào Thanh Hoá chủ yếu là các quốc gia châu Á( chiếm đến 85,3% số dự án, chiếm 99,55% vốn đăng ký), chưa có dự án nào của các tập đoàn lớn trong khu vực cũng như châu Âu hay Hoa Kỳ. Tiến độ thực hiện, triển khai dự án FDI còn chậm so với thời gian cam kết trong hồ sơ xin cấp phép đầu tư. Chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn lớn, tốc độ tăng vốn thực hiện chưa cao. Tình trạng tranh chấp lao động. Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thỏa đánh với nhu cầu của người lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh nghiệp Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tồn tại trên của hoạt động FDI tại Thanh Hoá thời gian qua Trước tiên, phải kể đến nguyên nhân khách quan đó là: sự khó khăn về mặt địa lý. Thanh Hoá không được xác định là trung tâm, thuộc miền Trung- là khu vực thu hút FDI kém hấp dẫn hơn khu vưc miền Bắc và miền Nam, lại xa các vùng kinh tế động lực ít có lợi thế cho thu hút FDI Các nguyên nhân chủ quan như: Cơ sơ hạ tầng tuy đã được cải thiện nhiều nhưng nhìn chung vẫn còn thấp kém, nhất là khu vực miền núi và vùng ven biển, làm giảm khả năng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Mặc dù đã có những biện pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, nhưng công tác cải cách lại chưa thực sự đồng bộ và cũng chậm đổi mới Lực lượng lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề cao không nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu cảu các nhà đầu tư. Đội ngũ thực hiện công tác xúc tiến đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu cả về lượng và chất CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THANH HOÁ THỜI GIAN TỚI I. Nhu cầu vốn đầu tư và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá trong những năm tới. 1. Nhu cầu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2006-2010 · Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tê- xã hội tỉnh Thanh Hoá: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo bước chuyển biến về chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh, đưa nền kinh tế của tỉnh ra khỏi tình trạng kém phát triển, từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.  Phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ cao nhất các nguồn lực từ bên ngoài, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, từng bước hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội.  Phát triển mạnh nguồn lực con người, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, cải thiện đáng kể trình độ công nghệ của nền kinh tế; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội. Với mục tiêu về các chỉ tiêu là: - GDP bình quân đầu người hàng năm đạt 11% trở lên - GDP bình quân đầu người năm 2010: 750 USD    - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 35.000 – 37.000 tỷ đồng Để có thể thực hiện được mục tiêu như trên thì nhu cầu về vốn đầu tư là vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn 2006- 2010 phấn đấu đưa tỉ lệ đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài chiếm 12% tổng đầu tư toàn tỉnh với khoảng 6000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn FDI là 4500- 5000 tỷ đồng, nguồn ODA là 1800-2000 tỷ đồng, NGO khaỏng 200-250 tỷ đồng. Mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn tới tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 12% giá trị sản xuất toàn tỉnh, đóng góp vào ngân sách tỉnh chiếm khoảng 16% tổng thu ngân sách trên địa bàn. 2. Định hướng các lĩnh vực, vùng trọng điểm thu hút FDI tại Thanh Hoá Với quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng, lĩnh vực, địa phương nhằm tận dụng khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương, lĩnh vực đó, Thanh Hoá đã định hướng các lĩnh vực, vùng trọng điểm để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn tới: - Cần tập trung huy động các dự án FDI vào Khu công nghiệp Nghi Sơn ( huyện Tĩnh Gia) để phát triển nó thành một khu kinh tế động lực của tỉnh, có sức lan toả, thúc đây sự phát triển của tỉnh - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu vực trọng điểm như: Thanh Hoá- Sầm Sơn, Bỉm Sơn- Thạch Thành, khu vực kinh tế trọng điểm phái tây. II. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá thời gian tới. Để công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới đạt được kết quả cao hơn, khai thác được thế mạnh của tỉnh & để đạt được những mục tiêu & định hướng đã đề ra, cần có những giải pháp thích hợp: cần nâng cao chất lượng quy hoạch, tập trung tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xây dựng cơ sơ hạ tầng kinh tế- xã hội tạo thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong tỉnh…Cụ thể các giải pháp sau: 1. Nâng cao chất lượng quy hoạch Nâng cao chất lượng quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lập quy hoạch cần phải dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, cần phải đảm bảo khai thác được lợi thế so sánh của địa phương, cụ thể là các lợi thế so sánh của tỉnh Thanh Hoá. Ngoài ra, quy hoạch còn cần phải tính đến yếu tố tương lai, khả năng đáp ứng được quy hoạch. Cần chú ý đến những địa bàn có khả năng thu hút mạnh nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là các khu công nghiệp. Một yêu cầu nữa nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch là đội ngũ cán bộ lập quy hoạch phải có kiến chuyên môn sâu rộng, hiểu biết rõ lĩnh vực, ngành, điạ phương tiến hành quy hoạch… 2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính Thủ tục hành chính rắc rối phiền hà được xem như một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Do đó, việc cải cách thủ tục hành chính một cách thích hợp là thực sự cần thiết. Cần xây dựng cơ chế quản lý theo hướng một cửa, một đầu mối( nhà đầu tư chỉ cần đến một cơ quan duy nhất) từ khâu khảo sát ban đầu đến khi hình thành dự án, thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư, để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến FDI theo hướng đơn giản hoá việc cấp phép và mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư. Việc cải cách thủ tục hành chính theo cách gọn nhẹ, bớt rườm rà sẽ làm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn, và một phần sẽ thể hiện được sự tôn trọng của Nhà nước đối với quyền tự chủ của doanh nghiệp. Một chương trình cải cách thủ tục hành chính đồng bộ gồm có: Tinh giảm bộ máy hành chính, đào tạo bộ máy bồi dưỡng cán bộ viên chức, xoá bỏ những thủ tục phiền hà và cải cách chế độ tiền lương. 3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư Cần phải đổi mới, nâng cao hơn nữa công tá vận động xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI. Sở Kế hoạch-đầu tư tỉnh phải đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, chủ động đấu mối với các bộ, ngành trung ương để có thông tin về các nhà đầu tư nước ngoài. Phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch- Đầu tư tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiếp tực tăng cường các cuộc vận động kêu gọi đầu tư từ một số nhà đầu tư đã có dự án FDI vào Thanh Hoá như Nhật bản, Hàn quốc, Đài Laon.. Tiến hành nâng cấp trang web giới thiệu về tiềm năng và cơ hội đầu tư của Thanh Hoá, nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền đầu tư….. 4. Đào tạo& bồi dưỡng nguồn nhân lực Một trong những lợi thế giúp Thanh Hoá tăng mức độ hấp dẫn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi đầu tư vào đây chính là tiềm năng về nguồn nhân lực. Thanh Hoá là tỉnh có nguồn nhân lực khá dồi dào, lao động trẻ chiếm khá nhiều…, ngoài ra chi phí lao động không cao so với các quốc gia khác.. chính những điều này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho tỉnh Thanh Nhằm thu hút nhiếu hơn nữa các dự án FDI vào Thanh Hoá, cần phải nâng cao hơn về chất lượng nguồn nhân lực. Nên trích một khoản nào đó từ ngân sách của tỉnh để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động. Tỉnh cần có chính sách khuyến khích thu hút số sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường đại học, những cán bộ có trình độ cao, tay nghề giỏi ở ngoài tỉnh về địa phương công tác. 5. Phát triển cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là điều kiện vật chất quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài xem xét và lựa chọn địa điểm đầu tư. Đối với nhà đầu tư , cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo ra thuận lợi về giảm chi phí đầu vào cho sản xuất và dễ dàng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường; Tỉnh cần tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc thông suốt giữa các vùng ,địa phương trong tỉnh là liên tỉnh. Tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. KẾT LUẬN Hơn 13 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động tại Thanh Hoá ( 1994- 2008) với tổng số 27 dự án và 773,805 triệu USD vốn đầu tư, khu vực này đã đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng, phát triển nền kinh tế- xã hội tỉnh: Làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, tăng tổng vốn đầu tư cả tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, giúp chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá… Bên cạnh những thành tựu đạt được, những tác động tích cực đến kinh tế- xã hội tỉnh Thanh, thì hoạt động FDI tại đây cũng mang một số hạn chế tồn tại( do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo nên) và cần có những giải pháp hợp lý để khắc phục, đó là những giải pháp về nâng cao chất lượng quy hoạch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính rườm ra, phát triển cơ sở hạ tầng… Nhng dù sao thì vẫn có thể khẳng định rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên quan trong đối với tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội Thanh Hoá. Hi vọng, bằng chính những lợi thế của tỉnh, những chính sách, ưu đãi của Nhà nước và địa phương.. Thanh Hoá sẽ thu hút được nhiều hơn nữa các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nhiều tổ chức kinh tế lớn cùng với lượng vốn đầu tư kếch sù, sẽ góp phần làm cho Thanh Hoá có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất của Việt Nam và khu vực. .................................................HẾT………………………………… DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguồn tài liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá 2. Trang web của Bộ kế hoạch vaf đầu tư 3. Trang web của UBND tỉnh Thanh Hoá 4. Báo điện tử Thanh Hoá 5. Trang web của bộ ngoại giao 6. Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB ĐH KTQD 7. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Tuấn BẢNG PHỤ LỤC ®Çu t¦ trùc tiÕp n¦íc ngoµi theo ngµnh 1988-2007 (tÝnh tíi ngµy 22/2/2008 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) STT Chuyªn ngµnh Sè dù ¸n TV§T Vèn ph¸p ®Þnh §Çu t­ thùc hiÖn I C«ng nghiÖp vµ x©y dùng 5 854 51 594 974 371 21 199 623 226 20 045 968 689 CN dÇu khÝ 40 3 902 961 815 2 345 961 815 5 148 473 303 CN nhÑ 2587 13 619 851 510 5 963 259 944 3 639 419 314 CN nÆng 2448 24 545 665 586 9 342 495 365 7 049 865 865 CN thùc phÈm 315 3 654 785 550 1 628 723 717 2 058 406 260 X©y dùng 464 5 871 709 910 1 919 182 385 2 149 803 947 II N«ng, l©m nghiÖp 936 4 461 278 278 2 118 169 681 2 021 028 587 N«ng-L©m nghiÖp 806 4 011 190 499 1 870 189 550 1 852 506 455 Thñy s¶n 130 450 087 779 247 980 131 168 522 132 III DÞch vô 1 963 31 538 727 096 13 350 188 964 7 167 440 030 DÞch vô 982 2 218 126 145 977 072 283 383 082 159 GTVT-Bu ®iÖn 211 4 323 882 565 2 781 446 590 721 767 814 Kh¸ch s¹n-Du lÞch 235 7 756 807 207 3 062 365 362 2 401 036 832 Tµi chÝnh-Ng©n hµng 67 915 827 080 850 404 447 714 870 077 V¨n hãa-YtÕ-Gi¸o dôc 273 1 249 595 062 573 986 594 367 037 058 XD Khu ®« thÞ míi 9 3 477 764 672 944 920 500 111 294 598 XD V¨n phßng-C¨n hé 156 10 079 178 164 3 643 469 591 1 892 234 162 XD h¹ tÇng KCX-KCN 30 1 517 546 201 516 523 597 576 117 330 Tæng sè 8 753 87 594 979 745 36 667 981 871 29 234 437 306 Nguån: Côc §Çu t­ n­íc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t­ ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi theo ht®t 1988-2007 (tÝnh tíi ngµy 22/2/2008 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) H×nh thøc ®Çu t ­ Sè dù ¸n TV§T Vèn ph¸p ®Þnh §Çu t­ thùc hiÖn 100% vèn níc ngoµi 6799 54 027 332 700 22 063 212 760 11 324 296 112 Liªn doanh 1649 24 901 316 936 9 321 596 262 11 144 796 904 Hîp ®ång hîp t¸c KD 226 4 578 597 287 4 127 650 407 5 661 119 003 Hîp ®ång BOT,BT,BTO 8 1 710 925 000 456 185 000 727 030 774 C«ng ty cæ phÇn 70 2 278 799 822 616 379 442 362 746 513 C«ng ty MÑ - Con 1 98 008 000 82 958 000 14 448 000 Tæng sè 8 753 87 594 979 745 36 667 981 871 29 234 437 306 Nguån: Côc §Çu t níc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t­ ®Çu t ­ trùc tiÕp n­íc ngoµi theo n­íc 1988-2007 (tÝnh tíi ngµy 22/2/2008 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) STT N­íc, vïng l·nh thæ Sè dù ¸n TV§T Vèn ph¸p ®Þnh §Çu t­ thùc hiÖn 1 Hµn Quèc 1873 14 439 318 355 5 187 311 054 2 738 114 393 2 Singapore 551 11 385 439 813 3 914 467 177 3 858 078 376 3 §µi Loan 1810 10 813 847 783 4 625 755 632 3 079 209 610 4 NhËt B¶n 943 9 817 163 704 4 135 290 649 4 987 063 346 5 BritishVirginIslands 345 7 856 291 973 2 629 123 725 1 375 722 679 6 Hång K«ng 459 5 934 688 334 2 167 536 512 2 161 176 270 7 Hoa Kú 381 4 092 478 488 1 916 397 606 746 009 069 8 Malaysia 246 2 827 671 518 1 798 165 234 1 083 158 348 9 Hµ Lan 86 2 598 537 747 1 482 216 843 2 031 314 551 10 Ph¸p 198 2 382 566 335 1 443 030 694 1 085 203 846 11 Trung Quèc 561 1 842 034 711 907 800 586 253 214 212 12 Cayman Islands 29 1 838 565 385 759 845 518 595 021 987 13 Th¸i Lan 169 1 665 328 302 703 832 821 832 736 253 14 V¬ng quèc Anh 99 1 443 398 564 672 587 919 648 750 076 15 Samoa 56 1 276 841 668 485 765 000 28 449 882 16 Australia 171 999 263 145 475 924 973 396 948 361 17 Luxembourg 15 803 816 324 724 259 400 12 107 668 18 Thôy Sü 48 721 344 029 347 630 981 530 773 248 19 CHLB §øc 101 557 081 081 299 752 185 161 318 063 20 British West Indies 6 511 231 090 146 939 327 117 169 763 21 Canada 63 489 726 124 197 663 716 46 820 476 22 §an M¹ch 52 382 989 954 181 691 429 83 945 388 23 Liªn bang Nga 56 319 924 841 183 532 086 207 163 789 24 Bermuda 6 285 822 867 114 436 700 200 009 252 25 Philippines 34 268 878 899 134 057 336 85 911 741 26 Mauritius 28 201 703 600 129 613 424 824 141 126 27 Ên §é 26 192 516 210 120 332 391 578 808 900 28 Brunei 46 165 681 421 73 811 421 8 628 862 29 Indonesia 18 145 392 000 77 705 600 127 188 864 30 Bahamas 4 128 350 000 82 650 000 8 181 940 31 Italia 25 110 374 968 37 636 806 28 439 591 32 Channel Islands 15 106 671 907 39 161 729 49 214 603 33 Ba Lan 8 99 721 948 41 664 334 19 903 000 34 BØ 31 83 668 227 40 391 454 60 878 558 35 Cook Islands 3 73 570 000 22 571 000 13 112 898 36 New Zealand 15 70 397 000 50 167 000 4 856 167 37 Barbados 1 65 643 000 19 693 140 - 38 Thôy §iÓn 16 54 033 913 18 335 913 14 091 214 39 Céng hßa SÐc 13 49 941 173 23 441 173 9 322 037 40 Lµo 9 48 353 528 30 613 527 5 278 527 41 Saint Kitts & Nevis 2 39 685 000 12 625 000 11 540 000 42 Liechtenstein 2 35 500 000 10 820 000 35 510 100 43 Na Uy 14 35 231 918 21 157 307 9 607 806 44 Thæ NhÜ Kú 6 34 050 000 10 365 000 5 293 800 45 PhÇn Lan 5 33 435 000 10 950 000 6 656 758 46 Belize 5 31 000 000 15 360 000 979 000 47 Ma Cao 7 30 700 000 25 600 000 2 480 000 48 Ir¾c 2 27 100 000 27 100 000 15 100 000 49 Ukraina 5 22 754 667 11 885 818 13 743 081 50 Panama 7 18 000 000 7 190 000 - 51 Costa Rica 1 16 450 000 16 450 000 - 52 Isle of Man 1 15 000 000 5 200 000 1 000 000 53 Srilanca 4 13 014 048 6 564 175 4 174 000 54 Aã 10 12 425 000 4 766 497 5 245 132 55 Dominica 2 11 000 000 3 400 000 - 56 Israel 7 8 680 786 5 290 786 5 720 413 57 Saint Vincent 1 8 000 000 1 450 000 1 050 000 58 T©y Ban Nha 8 7 119 865 5 479 865 195 000 59 Cu Ba 1 6 600 000 2 200 000 7 320 278 60 Campuchia 6 6 200 000 4 390 000 810 000 61 Hungary 12 5 808 588 3 413 649 5 221 380 62 Ireland 4 4 377 000 1 717 000 - 63 Slovenia 2 4 000 000 2 000 000 - 64 St Vincent & The Grenadines 1 3 000 000 2 000 000 - 65 Brazil 1 2 600 000 1 200 000 2 265 000 66 Turks & Caicos Islands 1 2 100 000 700 000 - 67 SÝp 2 2 004 000 450 000 - 68 Guatemala 1 1 866 185 894 000 - 69 Nam T 1 1 580 000 1 000 000 - 70 Guinea Bissau 1 1 192 979 529 979 546 000 71 Syria 3 1 050 000 430 000 30 000 72 Turks&Caicos Islands 1 1 000 000 700 000 700 000 73 Bungary 2 770 000 529 000 - 74 Guam 1 500 000 500 000 - 75 Belarus 1 400 000 400 000 400 000 76 Achentina 1 120 000 120 000 1 372 624 77 CHDCND TriÒu Tiªn 1 100 000 100 000 - 78 Pakistan 1 100 000 100 000 - 79 Lib¨ng 1 75 000 30 000 - 80 Mªxico 1 50 000 50 000 - 81 Rumani 1 40 000 40 000 40 000 82 Nam Phi 1 29 780 29 780 - Tæng sè 8 753 87 594 979 745 36 667 981 871 29 234 437 306 Nguån: Côc §Çu t­ níc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t­ ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi theo ®Þa ph­¬ng 1988-2007 (tÝnh tíi ngµy 22/2/2008 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) STT §Þa ph­¬ng Sè dù ¸n TV§T Vèn ph¸p ®Þnh §Çu t­ thùc hiÖn 1 TP Hå ChÝ Minh 2400 17 623 824 750 7 260 900 289 6 347 487 062 2 Hµ Néi 1022 12 670 060 044 5 663 834 078 3 589 621 920 3 §ång Nai 917 11 665 711 568 4 655 087 285 4 152 591 894 4 B×nh D¬ng 1590 8 577 893 283 3 478 728 952 2 078 979 706 5 Bµ RÞa-Vòng Tµu 160 7 410 349 896 2 863 533 861 1 267 669 334 6 H¶i Phßng 270 2 738 564 057 1 148 295 920 1 273 511 670 7 DÇu khÝ 36 2 142 461 815 1 785 461 815 5 148 473 303 8 VÜnh Phóc 151 2 034 201 656 647 926 192 438 759 582 9 Phó Yªn 38 1 945 576 438 619 858 655 122 827 280 10 Long An 193 1 899 339 159 696 849 868 423 043 982 11 H¶i D¬ng 285 1 863 153 693 718 682 321 439 671 370 12 §µ N½ng 112 1 854 320 789 824 541 457 184 751 090 13 Hµ T©y 81 1 822 524 642 521 451 389 218 528 786 14 Qu¶ng Ng·i 16 1 140 528 689 574 883 000 12 026 572 15 Thõa Thiªn-HuÕ 42 1 090 677 310 295 996 347 145 927 618 16 Qu¶ng Ninh 96 979 053 185 395 478 172 397 950 850 17 B¾c Ninh 107 933 057 501 422 918 235 199 920 266 18 Thanh Hãa 33 756 332 144 246 026 061 451 006 380 19 Kh¸nh Hßa 76 658 702 094 223 730 412 375 536 598 20 Hng Yªn 125 650 645 190 263 061 152 133 204 141 21 HËu Giang 5 630 763 217 350 911 232 1 054 000 22 T©y Ninh 149 584 587 853 366 712 607 238 333 738 23 Qu¶ng Nam 53 518 871 371 220 756 233 64 624 841 24 Ninh B×nh 13 470 214 910 149 225 529 7 665 143 25 Kiªn Giang 10 457 358 000 202 298 000 397 410 402 26 L©m §ång 102 387 125 795 193 800 404 88 056 400 27 B×nh §Þnh 31 367 531 000 126 662 000 87 246 832 28 Phó Thä 41 313 217 987 164 580 290 205 655 466 29 Lµo Cai 34 308 639 040 110 051 877 23 536 321 30 B×nh ThuËn 60 300 504 183 126 244 387 32 826 740 31 Th¸i Nguyªn 16 293 205 472 105 295 472 42 653 325 32 NghÖ An 20 262 175 001 117 107 458 112 515 923 33 B¾c Giang 49 253 463 197 104 923 820 13 925 893 34 TiÒn Giang 15 215 366 723 118 653 112 143 894 982 35 B×nh Phíc 61 193 135 000 132 065 380 21 376 506 36 Hµ Nam 24 160 359 490 77 243 165 11 007 156 37 Ninh ThuËn 15 151 125 566 49 158 839 7 100 442 38 CÇn Th¬ 48 146 746 611 92 708 213 55 626 805 39 Th¸i B×nh 20 105 808 921 50 426 357 6 180 326 40 BÕn Tre 10 103 469 048 82 654 175 7 512 621 41 L¹ng S¬n 32 93 755 102 48 172 784 20 467 311 42 Hßa B×nh 21 76 792 891 31 326 210 18 935 192 43 Nam §Þnh 17 76 099 022 36 036 943 14 047 500 44 Gia Lai 9 74 934 616 14 160 000 25 925 540 45 Tuyªn Quang 5 71 000 000 20 500 000 - 46 VÜnh Long 13 56 995 000 25 585 000 11 876 630 47 Qu¶ng TrÞ 14 52 659 500 21 717 100 8 238 840 48 S¬n La 8 44 190 000 15 272 000 16 452 898 49 Trµ Vinh 12 43 937 701 26 773 701 10 797 147 50 Hµ TÜnh 10 41 695 000 18 460 000 1 745 000 51 §ång Th¸p 13 36 113 037 30 533 037 2 700 741 52 B¹c Liªu 8 35 942 476 22 686 517 38 675 652 53 Qu¶ng B×nh 4 32 333 800 9 733 800 25 490 197 54 Sãc Tr¨ng 6 29 283 000 16 003 000 3 055 617 55 Yªn B¸i 10 22 915 188 9 729 581 7 213 631 56 Hµ Giang 6 19 925 000 11 633 000 900 625 57 Cao B»ng 11 19 600 812 14 255 000 1 200 000 58 B¾c C¹n 6 17 572 667 8 104 667 3 220 331 59 §¾c L¾c 2 16 668 750 5 168 750 20 433 000 60 §¾c N«ng 5 15 499 000 10 891 770 6 224 738 61 An Giang 4 15 161 895 4 846 000 18 158 352 62 Kon Tum 2 10 130 000 7 540 000 7 428 043 63 Cµ Mau 5 7 000 000 7 000 000 931 784 64 Lai Ch©u 3 4 000 000 3 000 000 496 271 65 §iÖn Biªn 1 129 000 129 000 129 000 Tæng sè 8 753 87 594 979 745 36 667 981 871 29 234 437 306 Nguån: Côc §Çu t­ n­íc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t­ MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV1038.DOC
Tài liệu liên quan