Đứng trước những cơ hội và thách thức, tỉnh Nghệ An cần phải nỗ lực đâu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hơn nữa, phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2006-2010; thực hiện chiến lược phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn đưa đất nước tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá.
78 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư và phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mía cây/ngày). Như vậy, nguyên liệu đủ cho 3 Nhà máy đường của tỉnh hoạt động là: 1.192.000 tấn/năm; với năng suất 50-60 tấn mía cây/ngày thì diện tích mía đường phải có là 19.800 ha đến 23.000 ha. Nếu tính khả năng huy động 90% công suất thì phải cần 1.072.000 tấn mía- nên hàng năm phải trồng 17.800 - 21.000 ha. Trong mấy năm qua, tốc độ tăng diện tích trồng mía tăng nhanh: từ 3.092 ha (năm 1996) đến 4.264 ha (năm 1997, tăng 37,904% so với năm 1996), năm 1998 đạt 7.893 ha (tăng 85,108% so với năm 1997), năm 1999 đạt 13.073 ha (tăng 65,628% so với năm 1998), năm 2000 đạt 16.893 ha (tăng 29,221% so với năm 1999); song năng suất vẫn ở mức thấp và bấp bênh (năm 1996 đạt 581 tạ/ha; năm 1997 đạt 603,3 tạ/ha, tăng 22,3 tạ/ha so với năm 1996; năm 1998 đạt 539 tạ/ha, giảm 64,3 tạ/ha so với năm 1997; năm 1999 đạt 542,5 tạ/ha tăng 3,5 tạ/ha so với năm 1998; năm 2000 đạt 534,1 tạ/ha, giảm 8,4 tạ/ha). Nhưng do tốc độ tăng diện tích qua các năm cao nên sản lượng vẫn tăng nhanh qua các năm (từ 179.774 tấn (năm 1996) lên 425.405 tấn (năm 1998) và 901948 tấn (năm 2000 tăng 722.174 tấn so với năm 1996)). Con số này, mới chỉ đáp ứng được 43% công suất chế biến. Ngoài việc tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng mía, việc chăm lo công tác giống có năng suất cao cũng được chú ý. Việc hình thành vùng trồng mía tập trung, phục vụ cho công nghiệp chế biến đường vùng Phủ Quỳ, Tân Kỳ, Anh Sơn đã được định hình rõ nét, chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
-Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả: trong mấy năm qua, nhờ vận dụng vốn chương trình 327, vay bù lãi suất và vốn tự có của nhân dân nên đã mở rộng được diện tích chè, cà phê, cao su.
+Đối với cây chè: Diện tích chè hiện có 5.000 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 2.800 ha, sản lượng chè tươi tăng nhanh đã đáp ứng được nhu cầu chế biến của các xưởng chế biến chè của tỉnh (năm 1995 có 8.360 tấn búp chè tươi, đến năm 2000 đạt 14.450 tấn (tăng 6.090 tấn so với năm 1996)
+Cà phê: diện tích và năng suất cà phê tăng đều qua các năm dẫn đến sản lượng cà phê nhân tăng nhanh từ 870 tấn (năm 1996) đến năm 1997 đạt 1.170 tấn; năm 1998 đạt 1.500 tấn; năm 1999 đạt 2.630 tấn và năm 2000 đạt 3.420 tấn đây là một nguồn chính đóng góp cho xuất khẩu
+Cây ăn quả: diện tích tiếp tục tăng trưởng: năm 1996 đạt 9.760 ha; năm 1997 đạt10.770 ha; năm 1998 đạt 11.680 ha và năm 1999 đạt 11.800 ha trong đó Cam, Chanh, Quýt: 4.000 ha; Chuối: 3.000 ha v.v...đặc biệt là giống Cam đặc sản Xã Đoài được đầu tư để khôi phục và phát triển tạo vùng hàng hoá chuyên canh.
3.2.2.2.Chăn nuôi:
Giai đoạn 1996-2000 nhìn chung, lĩnh vực chăn nuôi có nhịp độ tăng khá cả về số lượng và chất lượng (Thể hiện ở Biểu 17: Sản lượng đàn gia súc và gia cầm giai đoạn 1996-2000). Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp (năm 1996 đạt 29,921%; năm 1997 đạt 27,487%; năm 1998 đạt 28,326%; năm 1999 đạt 28,661% năm 2000 đạt 26,699%-theo giá so sánh 1994).
-Chăn nuôi Lợn: giai đoạn 1996-2000, tổng đàn Lợn Nghệ An có nhịp độ tăng trưởng hàng năm đạt 3,6%. Chất lượng đàn Lợn có nhiều tiến bộ đáng kể nhờ thực hiện chương trình trợ giá giống gốc theo Quyết định 125/CP hàng năm nên chất lượng đàn nái nền là giống Móng Cái được nâng cao, đến nay đạt xấp xỉ 82% trên tổng đàn nái. Chương trình Lợn lai kinh tế được đẩy mạnh; hệ thống thụ tinh nhân tạo Lợn được đầu tư mới nâng cấp. Đồng thời, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật do dự án VIE/A637 của OXPAM (Bỉ) đầu tư mà tổng đàn Lợn lai kinh tế trên tổng đàn lợn thịt chiếm 77-79%, trọng lượng Lợn xuất chuồng đạt 68-71 kg/con ở độ tuổi từ 8 đến 10 tháng. Ngoài ra, đã hình thành được hệ thống giống Móng Cái, ngoại thuần nuôi trong dân có tham gia đầu tư của Nhà nước - Đây là một mô hình sản xuất giống hợp lý có hiệu quả.
-Chăn nuôi Bò: Nghệ An là tỉnh có đàn Bò khá về lượng và chất- Giai đoạn 1996-2000 đàn Bò Nghệ An có nhịp tăng trưởng 3,6%/năm, đến cuối năm 2000 đàn Bò Nghệ An đạt 268.142 con, chất lượng đàn Bò giai đoạn qua được nâng lên một bước đáng kể. Năm 1995, đàn Bò lai máu ngoại chỉ đạt13% tổng đàn. Từ năm 1995-1998 Nghệ An được tham gia dự án cải tạo đàn Bò của WB đầu tư đồng thời năm 1999 được UBND tỉnh tiếp tục chương trình cải tạo đàn Bò bằng ngân sách của tỉnh thông qua Quyêt định 486/1998-QĐ-UB-NN. Ngoài ra, lĩnh vực chăn nuôi còn có chương trình trợ giá giống gốc theo Quyết định 125/CP và chương trình 7464/CP lên miền núi hàng năm. Đến năm 2000 đàn Bò lai Sind chiếm 35% tổng đàn (93849 con), nhờ vậy mà trọng lượng Bò trưởng thành ở Nghệ An năm 1984 là 180 kg/con nay đạt xấp xỉ 200 kg/con. Điều quan trọng là tạo được cho dân ở 15 huyện trong tỉnh nuôi Bò lai Sind và sản xuất giống bò lai Sind.
-Chăn nuôi Trâu: Nhịp tăng đàn đạt mức 1,5% năm, cơ cấu đàn các loại hợp lý (Trâu cày kéo chiếm từ 65-68% tổng đàn; Trâu sinh sản chiếm 28-30% tổng đàn; còn lại là các loại khác). Đến năm 2000, tổng đàn Trâu lên tới 265.937 con. Trâu Nghệ An chủ yếu là giống Trâu Ré vùng miền núi Tây bắc (Trâu to khoẻ, cày kéo tốt, tỷ lệ thịt khá chiếm gần 42%. Trong giai đoạn 1996-2000, chăn nuôi Trâu chưa có một tiến bộ kỹ thuật nào tác động, Trâu phát triển nhờ xuất khẩu sang Lào, Campuchia, Thái Lan.
-Đàn gia cầm: Năm 2000 tổng đàn lên tới 6.714.000 con (tăng 689.000 con so với năm 1996), cung cấp hàng triệu quả trứng, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và xuất khẩu của cả tỉnh.
3.3.Kết quả khác:
Từ những kết quả và hiệu quả trực tiếp của việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã tác động đến đời sống kinh tế- xã hội của toàn tỉnh, cụ thể:
-Nâng cao đời sống của người dân thể hiện: GDP/người (theo giá so sánh) năm 1996 là 215USD đến năm 2000 là 283USD (tăng 68USD/người) tuy nhiên nếu so sánh với cả nước thì vẫn còn dưới mức trung bình cả nước: năm 1999 GDP/1 người tỉnh Nghệ An là 263 USD trong lúc đó mức bình quân cả nước là 304,69 USD (cao hơn 41USD/người).
+Sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu người: năm 1996 là 238,62 kg/người đến năm 2000 là 283,53 kg/người. Nếu so sánh với cả nước thì năm 1999 sản lượng lương thực bình quân đầu người tỉnh Nghệ An là 259 trong lúc mức bình quân cả nước là 413kg (cao hơn 154kg/người).
-Việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn về điện, đường,...
- Để tăng thu ngoại tệ, thì ngoài việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thì giá trị xuất khẩu lại đóng góp ngoại tệ cho đất nước một cách chắc chắn hơn. Xuất khẩu hàng nông sản góp phần tăng thu ngoại tệ cho tỉnh nói riêng cho cả nước nói chung. Có thể nói, xuất khẩu hàng nông sản là một nguồn chủ yếu giúp tỉnh tăng thu ngoại tệ:(Biểu: Giá trị xuất khẩu hàng nông sản). Giai đoạn 1996-2000, hàng năm xuất khẩu hàng nông sản đem về cho tỉnh bình quân 18,232 triệu USD; riêng 3 năm 1996-1998 là 59,597 triệu USD/98,987 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh (chiếm 60,21%), trong khi đó kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của cả nước là 6.965,2 triệu USD/25.801,2 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chiếm 27%) thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản của Nghệ An - điều đó nói lên rằng nền kinh tế Nghệ An còn mang nặng tính thuần nông; giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong giai đoạn này là: lúa, lạc chè, cà phê, cao su, thịt lợn đông lạnh, thịt lợn sữa, trâu, bò, lợn hơi..
Biểu 2.5: Giá trị xuất khẩu hàng nông sản
tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996-2004
Chỉ tiêu
1996
1998
2000
2002
2004
Giá trị (1000
USD
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000
USD
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000
USD
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000
USD
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000
USD
Tỷ trọng (%)
Tổng KN XK
22.434
100
29.932
100
46.621
100
36.604
100
22.965
100
Nông sản
14.164
63,14
19.842
66,29
25.591
60,04
23.136
63,34
8.429
36,70
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An)
Biểu : giá trị xuất khẩu nông sản cả nước giai đoạn 1996-1998
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
Giá trị
(Tr,USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(Tr.USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(Tr.USD)
Tỷ trọng (%)
Tổng KN XK
22.434
100
29.932
100
46.621
100
Nông sản
14.164
63,14
19.842
66,29
25.591
60,04
(Nguồn: Niên giám thống kê)
Như ta đã biết, nông nghiệp là ngành chứa đựng nhiều mối quan hệ kinh tế- xã hội phức tạp, chính vì vậy đầu tư cho nông nghiệp đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội nan giải.
+Góp phần xoá đói giảm nghèo: tỷ lệ hộ đói nghèo năm 1996 là 23,6% đến năm 2000 còn 19%.
+Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động: hàng năm tỉnh đã tạo việc làm cho 2 vạn lao động, trong đó có khoảng 5000-6000 lao động mới. Do đầu tư thâm canh, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên hàng năm nông nghiệp nông thôn đã đóng góp cho các ngành khác khoảng 1000-1500 lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp chuyển sang. Tỷ lệ lao động không có việc làm từ 3,4% (tương đương với 43,5 nghìn người) năm 1996 xuống còn 2,7% năm 2000 (tương đương với 36,0 nghìn người).
Bên cạnh đó, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp đã giúp cho đời sống của người dân ngày càng khá lên cả về vật chất lẫn tinh thần: nâng số xã được dùng điện từ 16,5% (năm 1996) lên 90% (năm 2000); số xã có điện thoại từ 320 xã (năm 1996) lên 466 xã (năm 2000). Ngoài ra, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao; trình độ tổ chức quản lý chỉ đạo của cán bộ xã, cán bộ khuyến nông được đào tạo kỹ, tiếp thu nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất.
4.Một số vấn đề đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp Nghệ An
4.1.Những kết quả đạt được
-Đã ban hành được nhiều chính sách khuyến khích sản xuất phát triển, những chính sách đó phù hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực sự có hiệu quả cao.
-An toàn lương thực được đảm bảo hơn; Nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu được chăm lo phát triển, diện tích và sản lượng cây công nghiệp ngắn và dài ngày đều tăng.
-Dịch vụ nông nghiệp bước đầu đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và chiếm tỷ trọng trong giá trị sản xuất bình quân trong 5 năm (1996-2000) là 1,52%.
-Kinh tế nông nghiệp và đời sống nông thôn đã có nhiều chuyển biến khá. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,3%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn có bước chuyển dịch đúng hướng.
-Năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi tăng lên rõ rệt, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp như giống mới, cơ cấu mùa vụ, trình độ thâm canh... được phổ cập sâu rộng. Công nghiệp chế biến bước đầu đã được phát triển, tạo lập ra các vùng chuyên canh nguyên liệu như mía đường, cao su, cà phê... đã hình thành các vùng kinh tế tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu khơi dậy tiềm năng vùng miền núi và ven biển. Năng suất một số cây trồng tăng cao hơn so với thời kỳ trước. Kinh tế trang trại bước đầu phát triển
-Kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện một bước, bộ mặt nông thôn bước đầu được khởi sắc.
4.2.Những tồn tại cần khắc phục
-Đầu tư cho nông nghiệp còn dàn trải, thiếu đồng bộ, chỉ chiếm khoảng 9,77% tổng mức đầu tư cho toàn xã hội trong đó chủ yếu tập trung đầu tư nhiều cho công tác thuỷ lợi; mặt khác còn nhiều lãng phí, chưa thực sự có trọng điểm vào những lĩnh vực có tính chất chiến lược, như vốn đầu tư vào chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng thấp so với yêu cầu phát triển (chưa khai thác được thế mạnh vùng đồi núi, đồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc...).
-Các thủ tục xây dựng cơ bản về thẩm định, phê duyệt còn chậm.
-Trong những năm qua, có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp chưa được khai thác đúng mức như: lao động, vốn, vật tư, kinh nghiệm v.v.. của nhân dân trong nông thôn, đặc biệt là việc sử dụng đất đai kém hiệu quả, chỉ mới tập trung khai thác trồng lúa vùng đồng bằng, thế mạnh đất đai vùng trung du, miền núi chưa được quan tâm đúng mức.
-Các chính sách đã ban hành chưa đủ mạnh để khai thác hết tiềm năng của nội lực và thu hút sự đầu tư của bên ngoài: Trong những năm qua UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách cụ thể để phát triển sản xuất và thực sự làm đòn bẩy cho sản xuất phát triển. Tuy vậy, hệ thống chính sách chưa đồng bộ, không đủ mạnh, chậm đổi mới như chính sách sử dụng đất đai, chính sách tín dụng, chính sách khuyến nông, chính sách thị trường, chính sách khuyến khích và thu hút tài năng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
-Chuyển dịch cơ cấu nội ngành, cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn rất chậm và lúng túng, chưa hình thành vùng cây nguyên liệu vững chắc cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến; chăn nuôi giảm sút. Năng suất các loại cây trồng vật nuôi còn thấp, sản lượng và giá trị xuất khẩu còn nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng và công sức đầu tư.-Hiệu quả khai thác trên một đơn vị diện tích canh tác còn dưới mức trung bình của cả nước.
-Sản xuất còn manh mún, đơn điệu, quy mô sản xuất hộ gia đình nhỏ bé còn mang nặng tính tự cung, tự cấp thiếu bền vững, kinh tế hàng hoá chưa phát triển
-Sản xuất nông nghiệp tăng chủ yếu theo sản lượng, chưa coi trọng việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, chưa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ còn khó khăn do chất lượng, mẫu mã kém, giá thành lại cao.
-Việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến còn chậm, số lượng ít lại phân tán nên không đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là công nghệ chế biến.
-Suất đầu tư cho 1 tấn sản phẩm nông nghiệp còn lớn, nên tuy được mùa nhưng hiệu quả sản xuất không cao, đời sống nhân dân được cải thiện nhưng chậm (so với thu nhập bình quân của nông dân các tỉnh đồng bằng Sông Hồng mới đạt 70%).
- Công tác tuyên truyền, phổ biến quy trình kỹ thuật cho nông dân ở một số vùng chưa được quan tâm đúng mức.
-Việc quản lý Nhà nước về chất lượng giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, có nơi, có lúc còn lỏng lẻo gây hậu quả xấu đến tâm lý nông dân và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất.
-Việc chấp hành quy trình, quy phạm, kỹ thuật trong sản xuất của người nông dân còn tuỳ tiện. Nhiều vùng trong tỉnh phải trả giá cho tình trạng giống mạ bị chết rét trong vụ đông xuân do gieo thẳng. Một số địa phương còn bảo thủ trì trệ trong việc áp dụng thiết bị kỹ thuật về giống trong sản xuất. Đặc biệt là việc triển khai chủ trương, chính sách về giống lúa lai vào sản xuất. Điều đó còn thể hiện vai trò chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa đủ mạnh, chưa thuyết phục được nông dân.
-Một số doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường - chưa mở rộng được sản xuất và đổi mới công nghệ, thiết bị nên sản phẩm làm ra còn bị ứ đọng, khó tiêu thụ. Hiệu quả kinh doanh thấp, người lao động thiếu việc làm, thu nhập thấp,...
-Việc chuyển đổi ruộng đất, đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp còn chậm so với yêu cầu.
-Tính bảo thủ, ỷ lại của nông dân còn năng nề: nông dân nói chung, nông dân Nghệ An nói riêng hết sức cần cù, song đặc điểm của nông dân Nghệ An là "Chịu khổ nhưng không chịu khó" lâu đời sống trong gian khổ, trong điều kiện khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên, sớm bằng lòng thoả mãn với những cái hiện có, ít tiếp xúc với cơ chế thị trường, nên tính bảo thủ còn nặng nề, thiếu năng động và sáng tạo, không dám mạnh dạn đầu tư vào sản xuất là những hạn chế không nhỏ khi thực hiện Công nghiệp hoá -hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Tóm lại, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiêp trong giai đoạn 1996 -2000 có nhiều nét nổi bật. Tuy nhiên, cần nhìn rõ những thành tựu đã đạt được và những yếu kém cần khắc phục để xây dựng kế hoạch đầu tư giai đoạn 2001 -2005 một cách sát thực và chỉ đạo thực hiện thành công kế hoạch đã đề ra.
Chương III.
Định hướng và giải pháp
đầu tư phát triển sản xuấtnông nghiệp
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 -2010
I/Những thuận lợi và khó khăn
1.Thuận lợi
-Nhà nước đã tập trung ưu tiên các nguồn thu để đầu tư trở lại cho nông nghiệp -nông thôn đó là thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuỷ lợi phí, thuế tài nguyên...
-Nhiều chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn đã được ban hành và thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua được nông dân trong tỉnh đồng tình cao tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra.
-Những thành tựu về phát triển kinh tế và nông thôn, đã tạo ra những điều kiện ban đầu rất quan trọng về cơ sở vật chất, về vốn, về nguồn nhân lực với kiến thức và kinh nghiệm phong phú.
-Vốn đầu tư cho nông nghiệp đã được ưu tiên hơn những năm trước và được giao ngay từ đầu năm kế hoạch.
-Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp nông thôn được đầu tư từ những năm trước đây đang tích cực phát huy tác dụng.
-Thời tiết, khí hậu nhìn chung tương đối thuận hoà phù hợp với từng mùa vụ và cây trồng.
-Kinh tế đối ngoại trong nông nghiệp có cơ hội để phát triển nếu những lợi thế về sinh thái, về lao động... được phát huy.
Trong giai đoạn 2006 -2010 và những năm tiếp theo nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, trước hết là ASEAN, nên có điều kiện thuận lợi để tranh thủ sự giúp đỡ và học tập kinh nghiệm của các nước trong việc lựa chọn, xác định con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trước hết là nông nghiệp - nông thôn.
2.Khó khăn thách thức
-Điểm xuất phát thấp lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt, công nghệ thiết bị lạc hậu, vốn của Nhà nước và của dân còn hạn hẹp, trình độ quản lý còn yếu.
-Lực lượng lao động trong nông thôn đang dư thừa và ngày càng tăng gây ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời sống các tầng lớp dân cư.
-Cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ trên toàn cầu đã có khả năng thay thế bằng những nguồn nguyên liệu mới, hạn chế những ưu thế về tài nguyên và lao động.
-Đất canh tác còn ít mặc dù quỹ đất có khả năng phát triển nông nghiệp còn lớn, tình trạng ruộng đất phân tán, lô thửa nhỏ hẹp hạn chế quá trình cơ giới hoá trong nông nghiệp và là lực cản trong việc hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến quy mô lớn.
-Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn mặc dù đã được cải thiện nhiều, song vẫn còn yếu kém, các công trình thuỷ lợi hiện có đang bị xuống cấp quá lớn. Sản xuất nông nghiệp còn nhiều rủi ro làm cho sức hấp dẫn đầu tư vào nông nghiệp và công nghiệp chế biến còn bị hạn chế nhiều.
-Thị trường tiêu thụ sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt, dễ bị rơi vào tình trạng thụ động bị chèn ép và hứng chịu những hậu quả xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển sản xuất.
II/Định hướng
Từ thực trạng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 1996-2004, tôi rất đồng tình với các phương hướng và giải pháp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2001-2005 mà UBND tỉnh đã đưa ra.
1.Phương hướng
Nhận thức được vai trò to lớn của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV khẳng định: "Phát huy thế và lực hiện có, khai thác có hiệu quả các công trình kinh tế- xã hội đã được xây dựng; tận dụng mọi nguồn lực cho đầu tư sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trọng tâm là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, có chất lượng và sức cạnh tranh cao". Căn cứ vào Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, thì sự phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006-2010, theo phương hướng sau:
-Tập trung ưu tiên đầu tư để đẩy nhanh CNH -HĐH nông nghiệp nông thôn, từng bước xây dựng nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn. Quy hoạch, chuyển đổi đồng ruộng theo hướng tích tụ ruộng đất thành vùng thửa lớn chủ động đảm bảo an toàn lương thực trong mọi tình huống. Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho xuất khẩu và tăng giá trị sử dụng đất. Đẩy mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi từng bước trở thành ngành sản xuất chính đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong tỉnh và tăng xuất khẩu. Phát triển nhanh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, hình thành các vùng cây công nghiệp có quy mô và diện tích đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
-Chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp. Từng bước cơ khí hoá các khâu làm đất, thu hoạch, chế biến, nhằm giảm nhẹ sức lao động đồng thời tăng hiệu quả kinh tế. Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn đáp ứng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư, thực hiện xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống nông dân.
Với mục tiêu: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 8 -9%, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 400-500 USD tăng gấp 1,4 -1,5 lần so với năm 2004 (đạt mức 80 -84% so với mức bình quân GDP của cả nước). Để có được kết quả trên thì tốc độ tăng giá trị sản xuất hàng năm của ngành sản xuất nông nghiệp là 4,5 -5,5% trong đó tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp là 33 -35%.
Sản lượng lương thực có hạt đạt 88 -90 vạn tấn; mía 120 -130 vạn tấn; lạc 50 -55 ngàn tấn...
Hướng bố trí sản xuất chủ yếu
1.1.Trồng trọt
So với năm 2004, diện tích gieo trồng năm 2005 tăng 31.067 ha, trong đó cây hàng năm tăng 10.429 ha và cây lâu năm tăng 20.638 ha. Trong cơ cấu cây hàng năm, cây lương thực giảm 11.429 ha (chủ yếu tăng diện tích lạc, vừng, mía...). Cây lâu năm tăng chủ yếu là diện tích cây cà phê chè 4.215 ha, diện tích Chè công nghiệp 5.000 ha, cây ăn quả 9000 ha, còn lại là các cây trồng khác. Cụ thể:
-Cây lương thực: Tập trung chủ yếu là Lúa và Ngô (Lúa ổn định 18 vạn ha; Ngô 4,0 vạn ha)
+Cây lúa: Thâm canh cao độ trên diện tích lúa được tưới tiêu chủ động ăn chắc với diện tích ổn định 14 vạn ha (Đông Xuân 7,2 vạn ha; Hè thu 4,3 vạn ha; Mùa 2,4 vạn ha). Phấn đấu năng suất bình quân lúa cả năm 43 -44 tạ /ha, đặc biệt tập trung thâm canh cao 2 vùng trọng điểm lúa phải đạt năng suất bình quân 55-58 tạ/ha. Sử dụng bằng giống ưu thế Lai ở những vùng trọng điểm thâm canh đạt 40 -45% diện tích. Đưa diện tích lúa lai Trung Quốc lên 5 - 6 vạn ha năm 2005. Đồng thời, từng bước tiếp cận với Khoa học công nghệ để đưa sản xuất các giống cây trồng có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đạt sản lượng lúa, ngô 89 - 90 vạn tấn trong tổng số 1 triệu tấn lương thực quy thóc.
+Cây Ngô: Đưa diện tích 3,8-4,0 vạn ha sử dụng giống ngô lai trên 80% diện tích để đạt sản lượng Ngô trên 10 vạn tấn. Đặc biệt phát triển mạnh diện tích ngô vụ Đông từ 1,8 vạn ha năm 1999 lên 2,5 vạn ha năm 2005 và chuyển một phần diện tích lúa xuân cấy cưỡng sang trồng ngô vụ xuân đưa tổng diện tích ngô vụ xuân lên xấp xỉ 1,0-1,3 vạn ha (hiện nay diện tích ngô xuân đã đạt 1 vạn ha). Phấn đấu năng suất bình quân 34-35 tạ/ha, sản lượng trên 100 ngàn tấn.
-Cây công nghiệp ngắn ngày:
+Cây lạc: bố trí từ 3,5 vạn ha (tăng thêm 0,5 vạn ha từ đất cấy lúa cưỡng vùng ven biển và đất đồi vệ rừng miền núi; thực hiện thâm canh, đưa nhanh giống mới năng suất cao, đảm bảo tưới và tiêu cho vùng tập trung ven biển. Phấn đấu năng suất đạt trên 16 tạ/ha, đạt sản lượng 55-56 ngàn tấn tăng gần 20 ngàn tấn so với năm 2000, đáp ứng một phần nguyên liệu cho chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu.
+Cây mía: Để đảm bảo nguyên liệu cho 3 nhà máy đường, đổi mới giống mía và tập trung thâm canh để có năng suất đạt 60 -70 tấn/ ha, ổn định diện tích tập trung 20-22 ngàn ha, trong đó vùng Phủ Quỳ 14-15 ngàn ha, vùng Sông Con 5,5 ngàn ha, vùng Anh Sơn-Con Cuông 1,5 ngàn ha. Sản lượng mía đạt 1,25-1,32 triệu tấn mía.
-Cây công nghiệp dài ngày:
+Cây chè: Phấn đấu đến năm 2005 có 10.000 ha chủ yếu trồng tập trung ở Thanh Chương, Anh Sơn, diện tích kinh doanh đế năm 2005 đạt 6500 ha, năng suất tươi đạt 60-70 tạ/ha, sản lượng chè búp khô 8000 tấn, tham gia xuất khẩu 6000-7000 tấn. Chú ý phát triển giống chè tuyết chất lượng cao ở Kỳ Sơn, Quế Phong.
+Cây cà phê chè: Trồng mới 4.215 ha để cuối năm 2005 có 7000 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 3.300 ha, năng suất cà phê nhân 14 tạ/ha, sản lượng cà phê nhân 5200 tấn.
+Cây Cao su: Hiện có 3.170 ha, trong đó kinh doanh 470 ha. Tập trung đầu tư chăm sóc diện tích cao su KTCB (Trồng theo chương trình 327/CP trong vài năm đầu của kỳ kế hoạch. Thanh lý xong diện tích cao su già cỗi (trên 35 năm). Năm 2005 ổn định ở mức 4.000 ha (trồng thêm khoảng 1.000 ha, chủ yếu ở Quế Phong, Quỳ Châu), sản lượng cao su mủ khô hàng năm đạt 2000-2200 tấn.
+Cây ăn quả các loại: Quy hoạch các vùng cây ăn quả tập trung gắn với cải tạo vườn tạp, phát triển vườn đồi trang trại trồng cây ăn quả: Cây cam; ưu tiên đầu tư phát triển vườn cam ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn (đảm bảo diện tích 5000 ha); phục tráng giống cam Xã Đoài (chuyển đổi đất ruộng bố trí 500 ha cam Xã Đoài, 500 ha cam Vinh, Nghi Lộc). Sản lượng cam chanh 30-35 ngàn tấn. Khuyến khích các loại cây ăn quả khác như chuối, hồng, chanh...Tổng diện tích cây ăn quả đạt 15.000 ha. Phát triển dưa chuột, dứa, chuối gắn với đầu tư các cơ sở bảo quản chế biến.
1.2.Chăn nuôi
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để từng bước trở thành ngành sản xuất chính, phấn đấu để tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi chiếm 35-36% so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp vào năm 2005. Muốn vậy, cần điều chuyển chăn nuôi từ tự cung tự cấp, chăn nuôi tận dụng, chăn nuôi kiêm dụng sang chăn nuôi chuyên dụng. Chăn nuôi vừa tạo ra hàng hoá để xuất khẩu, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường cao trong nước. Để đạt được điều đó, chăn nuôi phải được tổ chức trong môi trường "thú y" sạch, tổ chức theo mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ để qua đó áp dụng nhanh, nhiều các tiến bộ kỹ thuật và phát triển chăn nuôi một cách toàn diện.
Các mục tiêu cần đạt được là:
+Về đàn Lợn: phấn đấu đạt tỷ lệ tăng đàn ở mức 3%/năm để đạt tổng đàn là 1 triệu con. Tăng tỷ lệ lợn nái Móng Cái lên 15% tổng đàn để dư giống sản xuất lợn sữa (Trong đó: nái ngoại thuần hướng nạc chiếm 15%, nái Móng Cái thuần 85% tổng đàn để sản xuất Lợn sữa). Lợn nhỡ phục vụ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu (hàng năm có từ 200-400 nghìn con lợn sữa; 180-200 nghìn con lợn nhỡ). Lợn thịt là Lợn lai kinh tế đạt 93% tổng đàn lợn thịt.
+Về đàn bò: Phấn đấu đạt tỷ lệ tăng đàn hàng năm là 2,5-2,7%/năm để đến năm 2005 tổng đàn đạt 314 nghìn con, trong đó bò lai Sind chiếm 43-44% và đến năm 2005 có 800-1000 con Bò vắt sữa thường xuyên. Bò sinh sản giống sữa từ 1.500-1.800 con và 3.480 con Bò, Bê giống sữa, phấn đấu có sản lượng sữa 2.500 tấn/năm.
+Về đàn Trâu: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng đàn trong năm là 1,6% để đến năm 2005 có tổng đàn Trâu là 286 nghìn con (trong đó đàn Trâu kéo là 65% và Trâu sinh sản là 35% tổng đàn). Sử dụng kỹ thuật lai chéo dòng đực giống để chống suy hoá và đồng huyết đàn Trâu.
1.3.Thuỷ lợi:
+Về công tác tưới tiêu: Trên cơ sở các công trình thuỷ lợi đã được đầu tư sữa chữa, khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới, tổ chức quản lý khai thác tốt hơn nữa các công trình thuỷ nông nhằm phát huy và nâng cao hiệu qủa năng lực thiết kế đã có để phục vụ sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2005 tưới cho 145.200 ha/ 178.000 ha diện tích gieo trồng (đạt (81,5%- tăng 5.500 ha) trong đó vụ chiêm xuân tưới lúa: 74.900/77.000 ha diện tích gieo trồng (đạt 97,1%- tăng 4.900 ha). Đảm bảo tưới ổn định cho lúa từ 89% năm 2000 lên 95% năm 2005, nhằm phục vụ tốt cho các vùng trọng điểm thâm canh lúa, đồng thời tạo nguồn tưới tiêu cho cây màu và cây công nghiệp từ 17.000 ha năm 2000 lên 21.000 năm 2005 (tăng 4.000 ha).
+Tập trung chỉ đạo và thực hiện thắng lợi Nghị quyết 02 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh uỷ về đề án Thuỷ lợi cho cây công nghiệp, cây ăn quả, cây màu. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình kiên cố hoá kênh mương với số lượng và tập trung ở một số vùng trọng điểm như: 5.000 ha cà phê chè ở Nghĩa Đàn; 3.000 ha chè ở Thanh Chương và Anh Sơn; 2.500 ha cam ở Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp; 3.500 ha lạc ở Diễn Châu,Quỳnh Lưu, Nghi Lộc và cho gần 60.000 ha cây trồng các loại, kết hợp tưới cho cây mía ở những nơi có điều kiện nhằm cùng các biện pháp thâm canh khác tăng năng suất cây trồng
+Về chương trình kiên cố hoá kênh mương: Toàn tỉnh cần kiên cố hoá 4.338 km, đến hết năm 2000 đã kiên cố được 1.520 km còn lại 2.818 km. Trước mắt trong 3 năm (2001-2003) tập trung ưu tiên để hoàn thành kiên cố 2.173 km với tổng vốn đâu tư 474 tỷ đồng, chủ yếu là kênh loại I, loại II và loại III thuộc những vùng trọng điểm lúa của các huyện, bằng nhiều nguồn vốn vay ưu đãi và nhân dân góp... còn lại trên 600 km kênh loại III sẽ tiếp tục kiên cố trong những năm sau 2003.
2.Nhu cầu vốn đầu tư:
Nhu cầu vốn cho nông nghiệp là hết sức cấp bách và đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Để thực hiện được phương hướng, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2006-2010, thì đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư thoả đáng. Dựa vào những kết quả đã thực hiện trong giai đoạn 1996-2004, tỉnh Nghệ An đã tính toán, tổng hợp và đưa ra số vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005 như sau: (Thể hiện ở Biểu 18: Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nông nghiệp 2006-2010)
-Tổng số vốn đầu tư: 462.300 triệu đồng(Chưa kể thuỷ lợi)
Trong đó:
+Vốn ngân sách: 87.620 triệu đồng (chiếm 18,953%)
+Vốn vay: 287.080 triệu đồng (chiếm 62,098%)
+Vốn của dân: 87.600 triệu đồng (chiếm 18,949%).
Nhu cầu vốn đầu tư vào Thuỷ lợi giai đoạn 2006-2010:
Tổng số vốn đầu tư: 1.872.928 triệu đồng
Trong đó: +Ngân sách trung ương: 701.450 triệu đồng (chiếm 37,93%)
Ngân sách địa phương:479.053 triệu đồng (chiếm 25,5%)
+Vay nước ngoài 128.024 triệu đồng (chiếm 6,84%)
+Vay tín dụng: 200.000 triệu đồng (chiếm 10,68%)
+Dân góp: 290.321 triệu đồng (chiếm 15,5%)
III/Những giải pháp
1.Về cơ chế chính sách
Để tạo ra nhịp độ tăng trưởng kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, Tỉnh cần ban hành những cơ chế chính sách hấp dẫn thông thoáng, vừa kích thích sản xuất trong tỉnh vừa thu hút nguồn lực bên ngoài.
-Tiếp tục thực hiện các chính sách như khuyến nông, đầu tư cho công tác nghiên cứu, ứng dụng, khảo nghiệm các giống cây trồng, giữ gìn quỹ gen cho đàn nái nền Móng Cái, thực hiện một bước dự án nâng cao tỷ lệ nạc cho đàn lơn, Sind hoá đàn bò để cải tạo đàn bò vàng ở Nghệ An.
- Tăng Ngân sách cho công tác nghiên cứu và triển khai nông nghiệp, coi khoản chi này là đầu tư dài hạn dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật. Đối với Nghệ An trong điều kiện Ngân sách còn nghèo song hàng năm đã đầu tư cho công tác triển khai (khuyến nông) 3-4,5% Ngân sách. Đây là con số thấp cần phải biết tập hợp và khai thác nhiều nguồn đầu tư cho công tác này như taì trợ của các tổ chức Quốc tế, các tổ chức kinh tế xã hội , các tổ chức tư nhân trong và ngoài nước, thu một phần giá trị sản phẩm tăng thêm do áp dụng khuyến nông của nông dân, sử dụng một phần kinh phí bảo hiểm cây trồng, vật nuôi vào công tác này, kết hợp vốn vay của ngân hàng.
Hình thành hệ thống tổ chức khuyến nông từ tỉnh, huyện, xã và định hướng nội dung khuyến nông theo hướng:
+ Nghiên cứu có hệ thống đất đai canh tác để thiết lập quy trình sản xuất có hiệu quả nhất với các loại cây trồng khác nhau để nông dân lựa chọn.
+ Nghiên cứu, thuần dưỡng và phổ biến các loại giống cây trồng và gia súc cao sản.
+ Triển khai các dịch vụ bảo vệ thực vật và thú y đến từng thôn xóm với từng loại gia súc gia cầm.
+ Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến và bảo quản nông sản, đơn giản phù hợp với điều kiện gia đình ở nông thôn và có hiệu quả cao.
+ Nghiên cứu tổ chức trình diễn kinh nghiệm sản xuất giỏi ở từng vùng, từ đó chuyển giao kinh nghiệm sản xuất , kinh doanh, giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên khá.
+ Hướng dẫn tiếp thị với hộ nông dân đã và đang bắt đầu sản xuất hàng hoá qua trao đổi thông tin về thị trường, giá cả, khả năng liên kết liên doanh.
- Thành lập quỹ khuyến nông dựa trên 4 nguồn: Ngân sách Nhà nước, tài trợ nước ngoài, đóng góp của các ngành kinh tế liên quan đến nông nghiệp, đóng góp các hộ nông dân đã có sản xuất hàng hoá.
- Tổ chức các trung tâm hoặc địa điểm khuyến nông cố định đối với những vùng đông dân cư và tập trung theo địa bàn xã, hoặc liên xã, vùng sâu, vùng xa thưa dân, áp dụng hình thức tuyên truyền lưu động.
Tiếp tục thực hiện các chính sách trợ giá giống cây trồng đã được UBND tỉnh quyết định (trợ giá lúa lai, ngô lai và phát triển chăn nuôi, chính sách phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày theo quyết định số 88/QĐ-UB, 27/QĐ-UB, 153/QĐ-UB), nhằm khuyến khích nguồn lực đầu tư của nhân dân, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thâm canh.
-Khối lượng các dự án trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả còn lớn so với mục tiêu năm 2004 (đã được UBND tỉnh phê duyệt) đòi hỏi cần được ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho các dự án này. Trước hết là nguồn ngân sách cho công tác tạo giống, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi trung hạn và dài hạn; nguồn vốn ngân sách cấp chênh lệch lãi suất vay ngân hàng cho trồng mới, chăm sóc thâm canh và đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến sau thu hoạch, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là những sản phẩm xuất khẩu như Chè, Cao su, Cà phê.
-Có chính sách cụ thể để ổn định quy hoạch sử dụng đất cho cây dài ngày, giao đất lâu dài cho hộ nông dân và các doanh nghiệp nhà nước, mỗi hộ từ 1-2 ha, thời gian sử dụng đất để trồng chè, cao su, cà phê, cây ăn quả ít nhất là một chu kỳ kinh tế.
-Ban hành các chính sách mới để phát triển các vùng sản xuất mía giống phục vụ cho trồng mới, đảm bảo cân đối giữa các giống chín sớm, chín trung bình, chín muộn để kéo dài thời gian ép cho các nhà máy đường.
-Xây dựng và cũng cố quan hệ sản xuất theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh và hợp tác xã phải đáp ứng được vai trò nòng cốt. Đồng thời phải có chính sách khuyến khích kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển bằng các giải pháp về cho vay vốn nhằm thu hút được lao động còn dồi dào trong nông thôn, thúc đẩy sự phân công lao động hợp lý trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay.
- Mức độ hiệu quả sử dụng ruộng đất (thể hiện qua năng suất cây trồng, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích) phải trở thành tiêu chuẩn để khuyến khích mở rộng diện tích hoặc ưu tiên mở rộng đầu tư. Đối với những vùng đất mới, vùng còn hoang hoá cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ để nông dân đầu tư khai hoang, phục hoá đưa vào sản xuất. Những vùng này không giới hạn quy mô sử dụng đất, không phân biệt các thành phần kinh tế và được phép mở trang trại, thuê mướn nhân công
2.Nguồn lực đầu tư
Trong 5 năm 2001-2005 cần ưu tiên, tăng cường đầu tư hơn nữa cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
-Nguồn vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước luôn là nguồn lực quan trọng: trong những năm vừa qua, vốn đầu tư của ngân sách nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi. Tuy vậy, vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn rất ít so với nhu cầu sự phát triển. Vì vậy, những năm tới Nhà nước cần tăng cường đầu tư vốn ngân sách cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là trợ giá, trợ cước, đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng...)
-Nguồn vốn đầu tư của bản thân nông thôn: Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống của nông dân được cải thiện, nhiều hộ nông dân đã có tích luỹ. Do vậy, huy động tối đa mọi nguồn vốn tồn đọng trong dân vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường là hướng quan trọng. Khuyến khích nông dân tự bỏ vốn, sức lao động cùng Nhà nước tiến hành cải tạo đồng ruộng và xây dựng hệ thống kênh mương, hệ thống giao thông nông thôn để thoả mãn nhu cầu vận chuyển sản phẩm nhanh và giảm thất thoát. Tích tụ ruộng đất là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp vận động theo cơ chế thị trường, nhưng đây không phải là một vấn đề đơn giản mà rất nhạy cảm đối với nông dân. Do đó trong quá trình này không thể tiến hành nóng vội, áp đặt mệnh lệnh mà phải tiến hành từng bước, phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế, dịch vụ ở nông thôn và toàn xã hội.
-Nguồn lực của các tổ chức tín dụng: Hệ thống tín dụng phục vụ nông nghiệp đã từng bước khôi phục và phát triển. Hệ thống này đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết nhu cầu cho sản xuất ở nông thôn. Trong những năm tới nếu có chính sách đúng đắn, chắc chắn hệ thống này sẽ có những đóng góp to lớn hơn trong sự nghiệp cung ứng vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Cụ thể là cần phải cải tiến thủ tục cho vay đến hộ nông dân, sử dụng nhiều hình thức đảm bảo tiền vay đối với những nhóm tín dụng nhỏ, mở rộng khả năng, cho vay tín dụng nhỏ không cần thế chấp.
+Khuyến khích nông dân vay vốn trung và dài hạn để phát triển sản xuất kinh doanh.
+Phát triển đa dạng các hình thức tín dụng nông thôn, khai thác mọi nguồn lực, mọi hình thức tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân. Có chính sách cho các hộ nông dân nghèo vay vốn (nay đã có Ngân hàng nghèo) tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho họ.
+Sử dụng hệ thống các tổ chức quần chúng, các hợp tác xã, các hội hiện có ở nông thôn làm đại lý tín dụng để đưa vốn về tận tay người nông dân, trên cơ sở chế độ hoa hồng thoả đáng và được kiểm soát chặt chẽ. Khuyến khích và hướng dẫn các hình thức huy động vốn và cho vay trong nông thôn như : Tổ tín dụng, các hình thức tín dụng truyền thống trong nhân dân như: phường , hội, có nội dung lành mạnh hỗ trợ nhau, loại trừ tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn.
-Vốn nước ngoài: Do điều kiện kết cấu hạ tầng còn yếu kém, lĩnh vực nông nghiệp kém hấp dẫn, nên thời gian qua vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này còn ít. Trước mắt cần tiếp cận và khuyến khích nước ngoài đầu tư vào công nghiệp chế biến, xây dựng kết cấu hạ tầng... Vì vậy, cần có chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế sử dụng đất...nhằm khuyến khích các nước đầu tư vào địa bàn của tỉnh.
3.Tổ chức chỉ đạo thực hiện
-Sản xuất lương thực phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thương xuyên trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, một mặt phải chủ động an toàn lương thực trong mọi tình huống, mặt khác coi trọng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích theo hướng sản xuất hàng hoá. Tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng thưo hướng vừa đảm bảo lương thực, thực phẩm vừa đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho xuất khẩu vừa tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích.
-Tiếp tục cũng cố quan hệ sản xuất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trước hết, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại, các gia đình và các thành phần kinh tế liên kết với nhau hình thành đa dạng các hình thức hợp tác để mở rộng sản xuất, phân công lại lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt giúp đỡ hộ nghèo cùng phát triển. Đồng thời, tiếp tục chuyển đổi hợp tác xã theo luật và tăng cường vai trò của kinh tế Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp.
-Quản lý chặt chẽ công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây, con trên phạm vi toàn tỉnh. Tiến hành xử phạt nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân kinh doanh giống không đảm bảo chất lượng quy định của Nhà nước và chưa được phép mở rộng quy mô trên địa bàn.
-Tổ chức hướng dẫn quy trình quy phạm, thiết kế kỹ thuật, chỉ tiêu kế hoạch hướng dẫn và pháp lệnh, nhằm quán triệt đầy đủ những giải pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả có những mục tiêu sản xuất đã đề ra.
-Tổ chức theo dõi giám sát, quản lý điều hành các chính sách nhà nước đã ban hành, chương trình, các dự án đã được phê duyệt.
-Nhà nước phải tập trung vào những khâu chủ yếu để thúc đẩy sản xuất phát triển theo đúng kế hoạch, đặc biệt quan trọng là đổi mới công nghệ chế biến sau thu hoạch và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân (Chè, Cà phê, Cao su, Thịt đông lạnh xuất khẩu, thức ăn gia súc...)
-Tăng cường đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ (nhất là cán bộ kỹ thuật), đáp ứng được yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn mới.
4.Về khoa học công nghệ
-Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tập trung nghiên cứu ứng dụng triển khai là hướng đi chủ yếu để nhanh chóng tạo ra thành quả khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp - nông thôn. Trước mắt, tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây, giống con, công nghệ chế biến sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao công nghệ cho dân.
-ứng dụng nhanh các thành quả của Khoa học - Công nghệ vào sản xuất, trước hết là các giống lúa có năng suất, chất lượng cao (như lúa lai Trung Quốc, lúa thuần Trung Quốc...; ngô lai các loại...). Những tiến bộ về Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, các giống mía mới có năng suất cao như: F134, ROC10, MI55-14; các giống như Sen Nghệ An 75-23, V79, các giống chè có năng suất cao như PH1, chất lượng tốt như 777, LDP1 và LDP2; các giống cà phê chè như Ctimor; các giống Cao su GT1, PV235, RIM600. Đồng thời tưới tiêu khoa học cho cây lúa, cây lạc, cây mía, cà phê để đạt năng suất cao, chất lượng tốt sử dụng phân bón theo tỷ lệ N, P, K hợp lý và cân đối cũng là một giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo mục tiêu lương thực trên từng địa bàn.
-Thâm canh cao diện tích các loại cây lương thực, nhằm tăng nhanh năng suất và sản lượng lương thực trong đó ưu tiên cho sản xuất lúa và ngô. Đặc biệt quan tâm và nâng cao phẩm chất hạt giống của những giống chủ lực đang gieo cấy hiện nay, đồng thời tiếp cận nhanh những tiến bộ kỹ thuật ở trong nước và trên thế giới để đưa nhanh các giống mới có năng suất cao, thích nghi với từng vùng sinh thái, đưa ra sản xuất trên diện rộng.
-Xác định cơ cấu giống lúa, ngô thích hợp cho các mùa vụ, các vùng sinh thái khác nhau. Chủ trương tăng nhanh các giống cây ngắn ngày có năng suất cao, thích ứng rộng, giảm tối đa các giống dài ngày.
-Quản lý chặt chẽ diện tích lúa theo quy định của pháp luật, với những diện tích năng suất lúa đạt thấp, bấp bênh được chuyển sang cây trồng khác có hiệu quả hơn. Đồng thời, tiếp tục mở rộng đất trồng lúa ở những nơi có điều kiện và có hiệu quả.
5.Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ:
-Nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành các cấp là yêu cầu cấp bách, trước mắt ưu tiên cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã làm sao để nhanh chóng đào tạo cũng cố và phát huy cho đội ngũ này gắn với địa bàn cụ thể, có sức thuyết phục và tập hợp được đông đảo nhân dân, triển khai thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách đối với cộng đồng. Song song với việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp xã cần đào tạo phát triển cán bộ chuyên môn như: Cán bộ bảo vệ thực vật, cán bộ khuyến nông để có thể tiếp cận và tuyên truyền phổ cập tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp cho nông dân, với mục tiêu mỗi xã có một cán bộ thú y, một cán bộ khuyến nông.
-Cần đưa vào kế hoạch hàng năm về đào tạo bồi dưỡng, tập huấn theo từng vùng và từng địa bàn để có thể thu hút đông đảo mọi người có điều kiện tham gia học tập rộng rãi thông qua chương trình khuyến nông với mục tiêu cần đạt được là:"Đến năm 2010, 100% số lao động có độ tuổi dưới 50 đều được tập huấn khuyến nông".
-Tiếp tục dành ưu tiên đầu tư đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ đang quản lý chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, để đội ngũ cán bộ này có thêm kiến thức, năng lực về quản lý vĩ mô, quản trị kinh doanh, khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế - hành chính - pháp luật, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trước mắt cũng như lâu dài
-Cần có chính sách thu hút nhân tài và đào tạo cán bộ chuyên sâu và cán bộ đầu đàn cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn trước mắt cũng như lâu dài
Kiến nghị
Thông qua việc nghiên cứu tình hình thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996-2004và các định hướng, chiến lược phát triển gắn với các giải pháp đồng bộ; để thực hiện có hiệu quả hơn công tác đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006-2010, tôi có một số kiến nghị sau:
1> Cần ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn chuẩn bị đầu tư cho công tác điều tra cơ bản nhằm đánh giá cụ thể về tiềm năng tài nguyên, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, xác định cụ thể về cơ cấu cây trồng vật nuôi theo vùng sinh thái và gắn với địa bàn lãnh thổ của Huyện. Quy hoạch lập các dự án đầu tư về xây dựng, nâng cấp, tu sữa các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
2> Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội của Tỉnh đảng bộ lần thứ XIV và XV đã chỉ rõ: ưu tiên phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi trong tỷ trọng nông nghiệp tỉnh, trong những năm qua mặc dù đã được ưu tiên song chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Chính vì vậy, tôi cho rằng trong những năm tới cần đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực này, không chỉ chờ sự trợ giúp của ngân sách Nhà nước qua các chính sách trợ giá trợ cước mà cần phải làm cho người nông dân hiểu được quy hoạch, định hướng mà tỉnh đề ra và lợi ích của họ được gắn liền trong đó, để họ mạnh dạn hơn trong vấn đề thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi.
4> Đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu và ban hành cơ chế, chính sách cụ thể và ổn định phù hợp với lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ của người nông dân, đồng thời tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện đặc biệt là huy động mọi nguồn lực để các hộ nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để cùng nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm máy móc thiết bị, thực hiện chương trình tiến bộ kỹ thuật trong nông thôn để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tốt hơn.
4> Cần phải nhanh chóng đầu tư xây dựng các mô hình để tiếp nhận và ứng dụng, triển khai các loại giống cây trồng vật nuôi có chất lượng cao để từ đó nhân rộng ra, đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở sản xuất các loại giống cây công nghiệp trọng điểm của tỉnh như: lạc, mía, chè, cao su, Cà phê và cây ăn quả để phát huy thế mạnh vùng đồi núi của Nghệ An đặc biệt phải có chính sách và đầu tư khôi phục giống Cam xã Đoài - đây là một đặc sản quý báu không một nơi nào có được.
5> Việc ban hành các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp cần phải đi liền với công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức cho nông dân hiểu được nội dung của các chính sách đó thì mới khai thác được hết tính ưu việt của nó.
6> Công tác khuyến nông cần tổ chức linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện xã hội, tâm lý và dân trí từng vùng, song phải có địa điểm và cơ sở vật chất cụ thể, nghĩa là từng xã hoặc từng cụm xã trong nông thôn phải có trụ sở, có địa điểm hướng dẫn rộng rãi các tầng lớp dân cư ở nông thôn, giúp nông dân có kiến thức để chuyển sang kinh doanh các hoạt động phi nông nghiệp.
7>Cần phải có chính sách thị trường và bảo trợ sản xuất: Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bảo trợ trực tiếp sản xuất là yêu cầu tất yếu đối với kinh tế nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng. Xuất phát từ đặc thù vốn có của nông nghiệp, chu kỳ sản xuất của một số cây trồng, vật nuôi, những sản phẩm của nông nghiệp lại trực tiếp đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con ngươì. Bởi vậy, yêu cầu của sự ổn định sản phẩm nông nghiệp phải được đặt lên hàng đầu, nhất là đối với những sản phẩm thiết yếu.
Khó khăn của sản xuất nông nghiệp hiện nay là giá bán thấp, hàng bị ế đọng, nông dân thua thiệt, do đó vấn đề quan trọng hàng đầu là tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng có lợi cho nông dân.
Trước mắt cần tập trung ưu tiên và nỗ lực phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, khuyến khích phát triển chợ nông thôn, từng bước hình thành các trung tâm buôn bán ở các thị trấn, thị tứ.
- Xây dựng, tổ chức và đầu tư thích đáng cho công tác dự báo thị trường gồm cả trong và ngoài nước, trong tỉnh, tỉnh lân cận, cả thị trường vật tư phục vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường thông tin thị trường cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào dịch vụ nông dân để họ chủ động bố trí cơ cấu cây trồng, con nuôi theo hướng dự báo có lợi nhất, tránh tình trạng ế thừa sản phẩm hay thiếu vật tư.
- Đấu tranh chống các tệ nạn buôn lậu, làm hàng giả kém phẩm chất, lừa gạt nông dân.
- Khuyến khích mở rộng thị trường ngoài tỉnh, ngoài nước, trước mắt định hướng thị trường cho các sản phẩm có khối lượng lớn, giá trị hàng hoá cao như lạc, ớt, chè, dâu tằm, thịt lơn, trâu bò, nhung hươu, cam bưởi...
- Để ổn định và phát triển các vùng hàng hoá nông sản tập trung, cần thực hiện chính sách bảo trợ một số mặt hàng nông sản quan trọng, trước mắt là lúa, một số mặt hàng cây công nghiệp: lạc, chè, dâu tằm, mía, đường.
Hình thức bảo trợ có thể thực hiện các biện pháp như:
- Tổ chức thu mua sản phẩm của nông dân với giá bảo trợ, đảm bảo cho người sản xuất không bị thua thiệt lớn khi thị trường biến động bất lợi (giá thấp, khó tiêu thụ).
- Xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông và tổ chức tốt các khâu đối với phục vụ sản xuất nông sản nhằm giảm giá thành sản xuất.
- Đối với vật tư và tư liệu sản xuất nông nghiệp chủ yếu, hướng chính là ổn định giá cả, số lượng thông qua hỗ trợ nhập khẩu dự trữ, tạo hệ thống kho đem bán ra với giá hợp lý (Đảm bảo cho nông dân không bị thiệt) khi thị trường khan hiếm vật tư và giá tăng).
Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy rằng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là một nội dung quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giai đoạn 1996-2004, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã có nhiều biện pháp thực hiện đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và thu được một số kết quả nhất định, bước đầu chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội, giải quyết phần nào nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản cho xã hội. Tuy nhiên, nền nông nghiệp Nghệ An vẫn còn nhiều mặt yếu kém mang tính thuần nông, tự túc tự cấp, hiệu quả kinh tế- xã hội thấp đời sống nông dân còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân chínhlà do cơ chế quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế và điểm xuất phát của Nghệ An thấp so với cả nước.
Đứng trước những cơ hội và thách thức, tỉnh Nghệ An cần phải nỗ lực đâu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hơn nữa, phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2006-2010; thực hiện chiến lược phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn đưa đất nước tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng các chú, bác trong Sở Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0050.doc