Xây dựng và thực hiện một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo, dạy nghề trình độ cao cung cấp cho các KCN. Việc đào tạo và cung cấp lao động, trước hết căn cứ vào định hướng phát triển các ngành trên các vùng và trong các khu công nghiệp để có phương án bố trí hợp lí và đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian tới, cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Đối với các địa phương, ngay từ giai đoạn đầu khi thành lập dự án xây dựng KCN cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan với chủ đầu tư hạ tầng để nắm cơ cấu ngành nghề trong KCN, từ đó dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCN để chủ động tổ chức các khóa đào tạo lao động cho các doanh nghiệp.
- Hình thành quỹ đào tạo nghề chung cho công tác đào tạo lao động cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong KCN nhằm giảm bớt chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề ở địa phương. Quỹ đào tạo nghề có thể được huy động từ nhiều nguồn, trong đó chú trọng sự đóng góp của những đơn vị được hưởng lợi từ chương trình này.
- Thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại những nơi dự kiến phát triển KCN để trực tiếp đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp và con em những người dân có đất chuyển đổi sang làm KCN, đặc biệt là phải có chiến lược và chương trình đào tạo, dạy nghề thay thế cho lao động, chuyên gia là người nước ngoài trong các KCN; cần phát triển các trường nghề (trung cấp nghề, cao đẳng nghề) ở các địa phương, góp phần đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong KCN về nâng cao chất lượng lao động. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương và đào tạo tay nghề kỹ thuật cho những lao động này, ưu tiên tuyển dụng đối với những lao động nằm trong diện thu hồi đất xây dựng KCN, đảm bảo thu nhập ổn định và cao hơn so với trước đây để người dân tin tưởng hơn vào sự phát triển KCN tại địa phương.
- Thực hiện chương trình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia đối với lao động KCN. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến tổ chức quản lý hành chính khu dân cư ngoài hàng rào KCN; thực hiện xã hội hoá vấn đề cung cấp dịch vụ nhà ở cho người lao động, khuyến khích người dân xây dựng nhà cho thuê theo tiêu chuẩn tối thiểu Nhà nước quy định thống nhất; tổ chức tốt hệ thống cung cấp các dịch vụ phúc lợi công cộng ở khu dân cư, nơi lao động KCN sinh sống (nước, điện, văn hoá, thông tin, giải trí ) không vì mục tiêu lợi nhuận
Trên đây là các giải pháp được được đề xuất nhằm tăng cường công tác thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN
45 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% so với cùng kỳ 2006. Cũng trong 9 tháng đầu năm 2007, các Khu (Cụm) công nghiệp vừa và nhỏ đạt doanh thu: 1.330 tỷ đồng, nộp thuế: 76.880 triệu đồng.
- Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hà Nội 9 tháng đầu năm 2007 đạt tỷ lệ tăng trưởng cao: Tổng trị giá xuất khẩu: 940.328.956 USD, tăng 30% so với cùng kỳ 2006, bằng 62,68% kế hoạch năm; Tổng trị giá nhập khẩu: 867.925.746 USD, tăng 29% so với cùng kỳ 2006, bằng 72,3% kế hoạch năm. Thành công đạt được trong công tác xuất khẩu chủ yếu là do các công ty chế xuất đã hoạt động ổn định, một số doanh nghiệp phát triển giai đoạn II và có giá trị xuất khẩu đạt trên 421 triệu USD kéo theo nhiều doanh nghiệp vệ tinh đi vào hoạt động ổn định, có giá trị xuất khẩu hàng hoá lớn.Các doanh nghiệp KCN ở Hà Nội cũng đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tăng cường năng lực của các ngành công nghiệp như công nghiệp nhẹ (dệt, may, giầy da), công nghiệp điện tử, cơ khí,… Các KCN còn góp phần góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố và bước đầu có đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp ở các KCN tại Hà Nội đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 20% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, giá trị xuất khẩu đạt hơn 500 triệu USD, chiếm 20% giá trị xuất khẩu của thành phố và nộp ngân sách trên 300 tỷ đồng.
Tình hình cụ thể như sau:
* Tại các khu công nghiệp tập trung: Trên địa bàn thành phố đã hình thành một hệ thống các KCN tập trung, được phân bố hợp lý ở những vị trí thuận lợi và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của thành phố và quy hoạch ngành. Hà Nội hiện có 6 KCN được thành lập là KCN Nội Bài, KCN Sài Đồng B, KCN Bắc Thăng Long, KCN Đài Tư - Hà Nội, KCN Deawoo - Hanel và KCN Nam Thăng Long. Tổng diện tích đất tự nhiên của 6 KCN xấp xỉ 640 ha, trong đó tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê khoảng 450 ha, chiếm tương ứng 18% và 19% về diện tích của các KCN, KCX đã được thành lập tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
6 tháng đầu năm 2007, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2006, do nhiều doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu ổn định, vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến nên năng xuất lao động cao, doanh số bán hàng lớn, các dịch vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đầy đủ và hoàn thiện… góp phần quan trọng đẩy nhanh đốc độ tăng trưởng. Đồng thời, một số doanh nghiệp đã triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi được cấp giấy phép đầu tư nên có sản phẩm bán ra thị trường, môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng hơn. Kết quả: doanh thu đạt 973,94 triệu USD (tăng 44% so với cùng kỳ năm 2006); nộp thuế 25,31 triệu USD (tăng 38% so với cùng kỳ năm 2006).
* Tại các khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ: doanh thu đạt 348,35 tỷ đồng; nộp thuế: 22,49 tỷ đồng.
Tổng số lao động ở các doanh nghiệp KCN/Cụm CN tính đến nay là 49.147 người (tăng 28% so với cùng kỳ năm 2006), trong đó: lao động Việt Nam 48.711 người; lao động nước ngoài: 436 người.
Về xuất nhập khẩu: Tổng trị giá xuất khẩu đạt 713.538.198 USD, tăng 48% so với cùng kỳ 2006, bằng 47,5% kế hoạch năm 2007, chiếm tỉ trọng 34,9% so với tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố Hà Nội, chiếm 65,9% so với tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương.
2.1.2. Khu công nghiệp tại thành phố Hải Phòng
Ở miền Bắc, những tín hiệu khả quan cũng đang đến với các KCX, KCN Hải Phòng trong năm 2006. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCX, KCN khá ổn định với vốn thực hiện đạt 2 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ 2005. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu với doanh thu 10 triệu USD, tăng 50% so với tháng 1/2005.
Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có hai khu công nghiệp (KCN) và một khu chế xuất (KCX) đã được thành lập từ rất sớm và gắn với sự ra đời của các công ty liên doanh với nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (KCN Nomura-Hải Phòng; KCN Đình Vũ; KCX Hải Phòng-96, nay là KCN Đồ Sơn Hải Phòng).
- KCN Nomura-Hải Phòng được thành lập ngày 23 tháng 12 năm 1994 có diện tích 153 ha, diện tích đất công nghiệp 123 ha, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ và tương đối hiện đại, hiện tại đã lấp đầy trên 90% đất công nghiệp và đã trở thành một trong những KCN thành công của cả nước.
- KCN Đình Vũ: được thành lập ngày 2 tháng 4 năm 1997, KCN có tổng diện tích 982 ha, trong đó giai đoạn I là 164 ha (diện tích đất công nghiệp 133 ha), vốn đầu tư giai đoạn I: 79,930 triệu USD, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã cơ bản hoàn thành, đã chính thức cho thuê 95 ha, đạt tỷ lệ phủ 64%; đất công nghiệp đã ký hợp đồng giữ đất với các nhà đầu tư để lập hồ sơ dự án xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư khoảng 35 ha; hiện tại, không còn đất sạch để giới thiệu cho các nhà đầu tư. Dự án giai đoạn II của Khu công nghiệp Đình Vũ có diện tích 377 ha, tổng vốn đầu tư 146 triệu USD đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư để triển khai ngay trong năm 2008.
- KCX Hải Phòng 96 nay là KCN Đồ Sơn Hải Phòng, được thành lập ngày 26 tháng 6 năm 1997, có diện tích đất quy hoạch để giao cho Công ty liên doanh là 150 ha, trong đó đất công nghiệp là 97 ha; hiện tại đã cho thuê 30 ha, vốn đầu tư đăng ký: 75 triệu USD.
- KCN Tràng Duệ: giai đoạn I đầu tư có quy mô 150 ha, tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng, đã cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I, hiện đang tiến hành thủ tục điều chỉnh quy mô thành 400 ha theo quy hoạch được duyệt.
- KCN Nam Cầu Kiền phát triển từ Cụm công nghiệp ngành đóng tàu, chủ đầu tư là Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Shinec, giai đoạn I với quy mô 263 ha, tổng mức đầu tư 800 tỷ đồng.
Về kết quả thu hút đầu tư vào các KCN tính đến tháng 6/2007:
- Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Các KCN Thành phố Hải Phòng đã thu hút được 86 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1 tỷ USD; tính cả các dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN thì tổng vốn FDI đăng ký đạt 1,3 tỷ USD. Các dự án FDI chủ yếu tập trung tại KCN Nomura- Hải Phòng, KCN Đồ Sơn- Hải Phòng.
- Đầu tư trong nước: Các KCN của Hải Phòng đã có 17 dự án DDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 6000 tỷ VNĐ; tính cả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN thì tổng vốn đầu tư trong nước đạt 8.000 tỷ VNĐ.
- Gần 100 doanh nghiệp trong KCN sản xuất hàng trăm loại sản phẩm khác nhau như: điện, điện tử, phụ kiện ô tô, cơ khí chính xác, linh kiện rôbốt, bao bì cao cấp, văn phòng phẩm, dụng cụ y tế, sản phẩm hoá dầu, thức ăn gia súc, sản phẩm may mặc, thiết bị tàu thuỷ, đồ gia dụng, ...Những sản phẩm này chủ yếu là xuất khẩu. Kết quả tính luỹ kế đến tháng 6/2007: tổng doanh thu các dự án FDI là 1.731 triệu USD, trong đó doanh thu xuất khẩu là 1.233 triệu USD, chiếm trên 70% doanh thu; tổng doanh thu các dự án DDI là 12.638 tỷ VNĐ; tổng nộp ngân sách trên 40 triệu USD và khoảng 1.500 tỷ VNĐ (riêng 3 năm 2005- 2006- 2007 nộp hơn 33 triệu USD và trên 800 tỷ VNĐ). Các KCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đô thị hoá nông thôn, giải quyết việc làm cho 23.400 lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp phục vụ KCN.
2.1.3. KCN Hưng Yên
Trong 6 năm (2001-2006), tỉnh Hưng Yên chỉ tiếp nhận được 4 nhà đầu tư xây dựng hạ tầng cho 4 KCN, với quy mô diện tích 940 ha đất KCN. Riêng chỉ trong năm 2007, Hưng Yên đã tiếp nhận 9 nhà đầu tư đề nghị được nghiên cứu dự án đầu tư phát triển hạ tầng 10 KCN, với quy mô diện tích sử dụng đất trên 3.000 ha. Nếu như trên bình diện cả nước, năm 2007 đã xuất hiện làn sóng đầu tư FDI thứ ba rất mạnh mẽ, thì ở Hưng Yên đang đặt ra yêu cầu lớn giải phóng mặt bằng, giao đất cho nhà đầu tư hạ tầng các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập.
2.1.4. KCN Hải Dương
Nổi bật nhất trong thu hút đầu tư trong thời gian qua là tỉnh Hải Dương: 4 KCN được thành lập trong 3 năm trở lại đây, trong đó 3 KCN Đại An, Nam Sách và Phúc Điền thành lập năm 2003 và KCN Tân Trường được thành lập năm 2005, đến nay 3 KCN về cơ bản đã lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê; KCN Tân Trường đã hoàn thành cơ cở hạ tầng và đã thu hút được một số dự án đầu tư. Hải Dương là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài cả nước với hơn 800 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài năm 2006.
Về thu hút đầu tư
Tính đến nay có 109 dự án đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1,717 tỷ USD, trong đó có 73 dự án đã triển khai và đi vào hoạt động, còn lại đang thực hiện đầu tư xây dựng nhà xưởng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2008 Ban đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh giấy chứng nhận tăng vốn đầu tư cho các dự án trong và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 205,953 triệu USD và 2.404 tỷ đồng vào KCN. Trong đó cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 18 dự án với tổng số vốn là 180,325 triệu USD, điều chỉnh giấy chứng nhận tăng vốn đầu tư cho 9 dự án với tổng số vốn đăng ký là 25,628 triệu USD. So với chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 đặt ra, về thu hút dự án đầu tư vào các KCN đạt 60% , thu hút vốn đầu tư đạt 59% so với kế hoạch. Nói chung các chỉ tiêu thực hiện về thu hút dự án và vốn đầu tư trong các KCN trong 5 năm qua đều đạt kết quả cao và vượt chỉ tiêu đề ra. Hầu hết các dự án đầu tư vào các KCN đều là các dự án đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực ngành nghề công nghệ cao, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường, chủ yếu sản xuất sản phẩm linh kiện điện tử và một số ngành nghề khác để xuất khẩu thuộc nhiều tập đoàn lớn đến từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan....
Về tình hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp:
Trong KCN 5 năm qua nhìn chung đều tăng trưởng mạnh mẽ, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, giải quyết được việc làm cho một lượng lớn lao động taị địa phương. Các ngành hàng, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu, chỉ có một lượng nhỏ tiêu thu tại thị trường nội địa. Kết quả SXKD của các doanh nghiệp trong KCN từ năm 2005- 2007 đạt được như sau: Về doanh thu năm 2005 đạt 26.252.000 USD, năm 2006 đạt 103.562.000 USD, năm 2007 đạt 200.000.000 USD; Giá trị hàng nhập khẩu: năm 2005 đạt 30.178.544 USD, năm 2006 đạt 95.863.000 USD, năm 2007 đạt 186.000.000 USD; thu hút lao động năm 2005 : 5274 người, năm 2006: 8996 người, năm 2007: 18.711 người; thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước: năm 2005: 202811 USD, năm 2006: 720.574 USD, năm 2007: 2.849.842 USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2008 các doanh nghiệp trong KCN đạt doanh thu khoảng 320 triệu USD (xuất khẩu 221 triệu USD, tiêu thụ nội địa 99 triệu USD); Giá trị hàng nhập khẩu đạt 194 triệu USD; nộp ngân sách cho Nhà nước khoảng 4,4 triệu USD; giải quyết việc làm mới cho khoảng 10.800 lao động.
2.1.5. KCN Vĩnh Phúc
Về đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đến năm 2005 đã hình thành được 10 KCN và 3 cụm công nghiệp
Quy mô các KCN
Tỉnh Vĩnh phúc hiện có các khu công nghiệp đó là KCN Quang Minh I có tổng diện tích 344 ha thuộc huyện Mê Linh đã lấp đầy 100% diện tích; KCN Quang Minh II có diện tích là 266,552 ha thuộc huyện Mê Linh, hiện đã lấp đầy 60,77% diện tích; KCN Kim Hoa, nằm ở huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên có tổng diện tích 117 ha, hiện đã lấp đầy 32,89% diện tích; KCN Bình Xuyên I thuộc huyện Bình Xuyên có diện tích 271 ha, đã lấp đầy 31,93% diện tích; KCN Khai Quang có diện tích 262 ha, tại thành phố Vĩnh Yên, hiện đã lấp đầy 62,66% diện tích; KCN Bá Thiện I có diện tích 327 ha, thuộc huyện Bình Xuyên, hiện đã lấp đầy 13,25%; KCN Chấn Hưng, có diện tích 131 ha, tại huyện Vĩnh Tường hiện đang trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng.
Tình hình hoạt động các KCN
Tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, chủ động phối hợp với các tổ chức như: Jetro (Nhật Bản), Kottra (Hàn Quốc), Phòng Kinh tế văn hoá Đài Bắc,… tổ chức nhiều cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư tại các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,… để vận động các nhà đầu tư vào tỉnh.
Tính đến hết quý I năm 2006, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 419 dự dự án, gồm: 326 dự án DDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 19.163 tỷ đồng và 93 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư 783 triệu USD. Trong đó:
- Trước năm 2001, khi tỉnh Vĩnh Phúc chưa phát triển cácKCN thì mới có 25 dự án đầu tư, gồm 13 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 273,1 triệu USD và 12 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 544,5 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2001-2005: là giai đoạn mà tỉnh Vĩnh Phúc tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển các KCN thì lượng dự án đầu tư tăng nhanh với 385 dự án, gồm 73 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 477,7 triệu USD và 312 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 18.439,4 tỷ đồng. Hầu hết các dự án đều được bố trí vào các KCN, CCN đã quy hoạch.
Tuy đến nay mới có 152 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (54 dự án FDI và 98 dự án DDI). Nhưng các dự án này hàng năm đã đóng góp trên 90% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 70% tổng thu ngân sách của tỉnh và 80% vào giá trị xuất khẩu, đã giải quyết việc làm cho gần 3 vạn lao động trực tiếp làm việc trong các nhà máy và hàng vạn lao động đang thi công trên các công trường xây dựng nhà máy.
2.1.6. KCN tỉnh Hà Tây
Hà Tây nằm gần thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Những năm qua, cùng với cả nước, Hà Tây đã có bước tiến đáng kể trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng và của toàn quốc. Tính đến cuối năm 2007, tỉnh Hà Tây đã có 5 KCN được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa vào quy hoạch phát triển các KCN cả nước, đó là KCN Bắc Phú Cát (nay được Chính phủ cho sáp nhập vào khu công nghệ cao Hoà Lạc); KCN Thạch Thất-Quốc Oai; KCN Phú Nghĩa; KCN Bắc thường Tín; KCN Phụng Hiệp.
Trong những tháng đầu năm 2008, BQL các KCN đã hoàn thành đề án tổng thể điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020 và tham mưu cho UBND tỉnh có tờ trình (tờ trình số 1437/TTr-UBND) đề nghị Chính phủ cho Hà Tây bổ sung thêm 11 KCN và mở rộng 2 KCN cũ, với diện tích quy hoạch mới và mở rộng là 6.693 ha. Hầu hết các KCN này đều có vị trí rất thuận lợi về giao thông, đều nằm cạnh các tuyến giao thông chính nối với thủ đô Hà Nội, vì vậy có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đến nay, mặc dù cơ sở hạ tầng các KCN chưa hoàn thiện, song có nhiều nhà đầu tư đến đăng ký và chờ đợi mặt bằng. Theo thống kê tình hình thu hút và hoạt động của các KCN trên địa bàn như sau:
KCN Bắc Phú Cát (nay được Chính phủ cho sáp nhập vào KCNC Hòa Lạc), cách Thủ đô Hà Nội 27 km theo đường cao tốc Láng Hòa Lạc, quy mô diện tích theo quy hoạch là 1200 ha, trong đó giai đoạn I thực hiện là 306 ha với tổng mức vốn đầu tư 700 tỷ đồng. Mặc dù đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng xong đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu và đăng ký đầu tư, đến nay trong KCN đã có 16 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư là 2.010 tỷ đồng, trong đó có 2 dự án FDI với vốn đăng ký là 63,2 triệu USD.
KCN Thạch Thất-Quốc Oai: cách Thủ đô Hà Nội 20 km theo đường cao tốc Láng Hòa Lạc được thành lập trên cơ sở sáp nhập CCN huyện Quốc Oai và CCN Phùng Xá huyện Thạch Thất có diện tích 155 ha, đến nay đã cơ bản được lấp đầy. Hiện tại KCN này có 48 dự án đăng ký và thực hiện đầu tư với tổng vốn đầu tư là 9.183 tỷ đồng, trong đó có 10 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 448 triệu USD.
KCN Phú Nghĩa: thuộc huyện Chương Mỹ, cách Thủ đô Hà Nội 15 km theo quốc lộ 6, diện tích 170ha. Tuy là KCN mới thành lập, nhưng do có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí và giao thông nên có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư. Đến nay đã có 40 dự án đăng ký đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 1000 tỷ, tỷ lệ lấp đầy trên 50%, trong đó có 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 15 triệu USD. Hiện nay chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng đang tiến hành GPMB phần diện tích mở rộng 80 ha.
* KCN Bắc Thường Tín cách thủ đô Hà Nội 12 km theo đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, có diện tích 421 ha do hai công ty làm chủ đầu tư:
- Công ty TNHH đầu tư và phát triển hạ tầng D.I. A với diện tích 121 ha, đến nay đã có 25 dự án thứ phát đăng ký đầu tư thuê 41 ha đất, với tổng vốn đầu tư là 900 tỷ đồng;
- Công ty HSDC Hàn Quốc là chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng với diện tích 308 ha, hiện đang thực hiện thu hồi đất, GPMB và xây dựng kế hoạch hợp tác, vận động các nhà đầu tư. Dự kiến đến giữa năm 2009 có thể cho các nhà đầu tư thứ phát vào thuê đất.
* KCN Phụng Hiệp nằm cạnh Quốc lộ 1, thuộc địa bàn huyện Thường Tín cách Thủ đô Hà Nội 30 km, có diện tích là 174 ha. Hiện đang trong giai đoạn thu hồi đất và thực hiện GPMB để xây dựng hạ tầng
Như vậy, tính đến hết quý I năm 2008, các KCN Hà Tây đã có 134 dự án đầu tư, trong đó dự án đầu tư thứ phát là 128; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng của 5 KCN là 6 dự án, thu hút một lượng vốn đầu tư là 16.273 tỷ đồng; trong đó có 24 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký là 650 triệu USD chiếm 60% tổng vốn đầu tư đăng ký, chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc…
Diện tích đất cho thuê là 260 ha, chiếm 100% diện tích đất đã được giải phóng mặt bằng. Trong số 134 dự án đầu tư vào KCN có nhiều dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu hút nhiều lao động địa phương như Dự án sản xuất đá Grannit xuất khẩu của Cty Vicostone, Dự án sản xuất ống nước của Công ty cổ phần ống cốt sợi thuỷ tinh phục vụ Dự án cung cấp nước từ Hoà Bình về Hà Nội…
2.1.7. KCN Bắc Ninh
Các KCN của Bắc Ninh bắt đầu được hình thành và phát triển từ năm 1998. Hiện nay tại các KCN trên địa bàn tỉnh đã có 125 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu trong các ngành nghề: cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, điện, điện tử, nông sản thực phẩm, may mặc, đồ gỗ … thu hút khoảng 21.341 lao động.
Quy mô thu hút đầu tư
Nếu như từ năm 1998-2006 có 04 KCN được thành lập và đi vào hoạt động, đó là: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong 1, Đại Đồng - Hoàn Sơn. Từ cuối năm 2006 và đặc biệt năm 2007 tình hình đầu tư hạ tầng KCN vào Bắc Ninh rất khởi sắc. UBND tỉnh đã có văn bản giao các chủ đầu tư các KCN như: Tập đoàn ORIX (Nhật Bản) làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Yên Phong 2; Tập đoàn Foxconn (Hon Hai) làm chủ đầu tư KCN Đại Kim; Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư KCN Thuận Thành 1; Công ty Cổ phần đầu tư Trung Quý - Ninh Thuận và Công ty Khai Sơn chủ đầu tư KCN Thuận Thành 3. Công ty TNHH liên doanh KCN Việt Nam - Singapore chủ đầu tư KCN VSIP Bắc Ninh. Đặc biệt đầu tháng 12/2007 sẽ diễn ra Lễ khởi công KCN VSIP Bắc Ninh với sự chứng kiến của Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và Singapore.
- Từ năm 2001 đến hết tháng 12/2006, các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút được 207 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 926,65 triệu USD. Riêng năm 2006 là năm đánh dấu đột biến về thu hút đầu tư vào các KCN Bắc Ninh. Đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới cho 52 dự án (27 dự án trong nước, 25 dự án nước ngoài) thuê 112,3 ha đất công nghiệp, điều chỉnh tăng vốn cho 35 dự án (17 dự án nước ngoài, 18 dự án trong nước); tổng số vốn đầu tư thu hút được đạt 332,83 triệu USD, chiếm 36% tổng số vốn thu hút được từ năm 2001 đến nay; trong đó dự án có vốn đầu tư nước ngoài đạt 227,59 triệu USD chiếm 68,4%, còn lại là dự án vốn đầu tư trong nước 105,24 triệu USD chiếm 31,6%.
- Hiệu quả thu hút đầu tư:
Chất lượng của các dự án tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2001 thu hút được 25,71 triệu USD của 08 dự án, thuê 23,87 ha đất, đạt bình quân chung 3,06 trUSD/dự án và 1,15 trUSD/ha; Và năm 2005 thu hút được 253,72 trUSD của 47 dự án thuê 135,26 ha đất, đạt bình quân chung 5,41 trUSD/dự án và 1,88 trUSD/ha. Thì năm 2006 thu hút được 332,83 trUSD của 52 dự án, thuê 112,3 ha đất, đạt 6,4 trUSD/dự án và 3 trUSD/ha. So với kế hoạch năm 2006 (40 dự án, tổng vốn đầu tư 200 trUSD) thì tăng 30% số lượng dự án và tăng 66,4% về số vốn đầu tư.
Tình hình thu hút đầu tư tháng 1/2007 cũng rất khả quan. Đã có 12 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đạt 42,7 triệu USD, thuê 15,3 ha đất; trong đó có 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đạt 27,6 triệu USD.
Để đón nhận đầu tư nước ngoài, năm 2007 Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã tham mưu UBND tỉnh quy hoạch xây dựng và mở rộng một số KCN mới như: KCN đô thị VSIP Bắc Ninh 700 ha; KCN Công nghệ cao Bắc Ninh 1.000 ha; KCN đô thị Nam Sơn - Hạp Lĩnh 1.000 ha; KCN đô thị Yên Phong II: 1.200 ha của các chủ đầu tư hạ tầng KCN là các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó có thể nói là tình hình thu hút đầu tư có nhiều triển vọng tốt.
Tình hình hoạt động
Tổng hợp giai đoạn từ năm 2000¸ 2005 có 55 dự án đi vào hoạt động (42 dự án đầu tư trong nước, 13 dự án đầu tư nước ngoài), giá trị SXCN năm 2005 đạt 1.800 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 19,1 tr.USD, nộp ngân sách 51 tỷ đồng. Đến nay đã có 135 dự án đi vào hoạt động, giá trị SXCN 6 tháng đầu năm 2008 đạt 5.049,2 tỷ đồng (chiếm trên 50% giá trị SXCN toàn tỉnh), nộp ngân sách đạt 159,45 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 246 tr.USD. Trong số dự án đi vào hoạt động phải kể đến dự án có vốn đầu nước ngoài chỉ chiếm 38,2% tổng số dự án, 70,35 tổng vốn đăng ký, 40% dự án đi vào hoạt động nhưng đóng góp trên 86% giá trị SXCN và 96% giá trị xuất khẩu.
Các dự án đầu tư nước ngoài có công nghệ kỹ thuật cao, quy mô đầu tư lớn vào các lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông… đã tạo ra hình ảnh mới đối với các KCN Bắc Ninh, tạo sự cân bằng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự phát triển ổn định của các KCN. Theo tốc độ tăng bình quân đến năm 2010 giá trị SXCN chiếm 65¸ 70% giá trị SXCN toàn tỉnh (14.078 tỷ đồng), giá trị xuất khẩu đạt 800¸ 900 tr.USD (chiếm 85¸ 90% toàn tỉnh), các KCN từng bước khẳng định vị trí, vai trò chủ yếu quyết định sự phát triển và tăng trưởng kinh tế công nghiệp của tỉnh.
2.2. Các khu công nghiệp quy mô nhỏ
Bên cạnh các địa phương có sự phát triển mạnh về KCN thì đồng bằng sông Hồng vẫn còn những địa phương gặp khó khăn khi đi theo xu thế chung này. Đó là các địa phương có ít tiềm năng phát triển hay vị trí địa lý không thuận lợi như : Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Nam
a. Thái Bình:
Đến cuối tháng 8/2006, quá trình phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả đáng kể, như:
- Tại KCN Phúc Khánh:
Đối với diện tích đất đã giao cho Công ty Cổ phần hữu hạn Phát triển KCN Đài Tín (Công ty Đài Tín) giai đoạn I là 47 ha, trong đó có 2,7 ha đất xây dựng Trạm xử lý nước thải, Công ty Đài Tín đã xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật; hiện có 12 dự án đã ký hợp đồng thuê đất đầu tư với diện tích đăng ký thuê 27,567 ha chiếm 84% trên tổng số đất giao giai đoạn I.
Đối với diện tích đất do Công ty phát triển hạ tầng (PTHT) quản lý (44,1 ha) đã có 23 dự án được thuê đất thực hiện dự án; tỷ lệ lấp đầy 100%. Hiện có 31 dự án đăng ký đầu tư tại KCN này, với tổng số vốn đăng ký đầu tư là: 968,146 tỷ đồng, trong đó số vốn đã thực hiện 476,45 tỷ đồng. Tổng số lao động đăng ký theo dự án 9.232 người, lao động đã sử dụng 4.363 người.
- Tại KCN Nguyễn Đức Cảnh:
Đến nay có 35 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 30 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 3 dự án đang triển khai xây dựng và 2 dự án đang chuẩn bị thủ tục khởi công xây dựng với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.620,3 tỷ đồng, vốn đã thực hiện 687,118 tỷ đồng, tổng số lao động đăng ký theo dự án 19.606 người, lao động đã sử dụng 8.153 người. Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng đạt 478,312 tỷ đồng và doanh thu đạt 567,915 tỷ đồng.
- Tại KCN Tiền Hải:
Đến nay UBND tỉnh đã có Quyết định giao đất cho 27 dự án triển khai thực hiện. Tổng số diện tích đất công nghiệp cho thuê là 53,23 ha; tổng vốn đăng ký đầu tư 394,843 tỷ đồng; số vốn đã thực hiện 470,368 tỷ đồng. Tổng số lao động đăng ký 6.053 người, số lao động đã sử dụng 3.309 người. Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng đạt 301,778 tỷ đồng; doanh thu đạt 305,869 tỷ đồng.
- Tại KCN Cầu Nghìn:
Ngày 9/5/2006 UBND tỉnh đã có Quyết định số 882/QĐ-UBND về việc chấp thuận cho Công ty cổ phần Tài chính và Phát triển doanh nghiệp thôi làm chủ đầu tư dự án và xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Cầu Nghìn; UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Ban quản lý các KCN làm chủ đầu tư Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và quản lý KCN này. Hiện nay KCN Cầu Nghìn có 2 dự án đầu tư và đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; với tổng vốn đầu tư là 82,807 tỷ đồng; vốn đã thực hiện là 141,000 tỷ đồng; lao động đăng ký là 1.571 người, lao động đã sử dụng là 1.271 người; doanh thu đạt 55,578 tỷ đồng và giá trị sản xuất công nghiệp đạt 54,703 tỷ đồng.
b. Nam Định
Tháng 11 năm 2003 Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định được thành lập và đi vào hoạt động. Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển các KCN, cụm CN bước đầu đã có những kết quả.
Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển KCN, đến nay Nam Định đã có một khu CN quy mô 327 ha đi vào hoạt động, đó là KCN Hòa Xá.
Đến hết năm 2005, KCN Hoà Xá đã có 74 dự án được cấp phép với tổng mức vốn đầu tư đăng ký theo dự án là 2.854 tỷ đồng và 58,4 triệu USD, diện tích đất thương phẩm các dự án đăng ký thuê đạt 200 ha, số lao động sẽ thu hút, theo dự án: trên 2,5 vạn lao động. Hiện có 55 dự án đi vào hoạt động ( trong đó có 3 dự án đầu tư FDI, 1 dự án liên doanh) với tổng mức đầu tư của các dự án vào KCN này là: 1.574 tỷ đồng trên mức vốn đăng ký 2.854 tỷ đồng đạt 55,15% và 21,3 triệu USD/58,4 triệu USD vốn đăng ký đạt 36,5%.
Trong tổng số 74 dự án được cấp phép đã có 55 dự án đi vào sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt: 467,20 tỷ đồng, vượt 26% so với kế hoạch; doanh thu đạt 787,40 tỷ đồng, vượt 57% so với kế hoạch, bước đầu nộp Ngân sách đạt 37,80 tỷ đồng vượt 150% so với kế hoạch và lượng hàng hoá xuất khẩu đạt trên 40 triệu USD. Kết quả trên đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Các dự án đi vào hoạt động đã tạo ra trên 10.000 việc làm cho lực lượng lao động trong và ngoài tỉnh. Tiền lương bình quân chung của người lao động tại KCN Hòa Xá hiện đạt 850-900 đồng/người /tháng. Tuy nhiên, qua khảo sát ở các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, số công nhân có trình độ tay nghề khá còn ít ở tất cả các ngành nghề, số lao động mới được tuyển dụng chưa quen với tác phong và phương pháp quản lý công nghiệp, chưa phù hợp với sức ép về thời gian, nội quy và yêu cầu về kỹ thuật của các doanh nghiệp.
Thành công của việc xây dựng & phát triển KCN Hoà Xá là sự khởi đầu cho sự phát triển các KCN tỉnh Nam Định, có ý nghĩa quan trọng mở ra quá trình phát triển các KCN khác của tỉnh , chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP, tạo sự bứt phá trong kinh tế xã hội của tỉnh.
c. Quảng Ninh
Quảng Ninh hiện có 4 KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập đó là KCN Cái Lân (78 ha), KCN Hải Yên (193 ha) và hai KCN của địa phương đang giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản và đã thu hút đầu tư là KCN Việt Hưng (301ha) và KCN Chạp Khê (60ha). Trong đó, KCN Cái Lân đã cho thuê 33,5 ha, chiếm 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê.
Trong năm 2006, việc thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước vào KCN ở Quảng Ninh có nhiều chuyển biến tích cực: đã thu hút được 5 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 43,5 tỷ đồng và 10,6 triệu USD; đồng thời điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho một dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 1 triệu USD. Tổng vốn đầu tư thu hút vào KCN trong năm 2006 tương đương 229,1 tỷ đồng, bằng 114,2% so với cùng kỳ năm 2005.
Lũy kế đến cuối năm, trên địa bàn các KCN tỉnh Quảng Ninh đã có 11 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 76,1 triệu USD, và 12 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 4.773,6 tỷ đồng.
Sản xuất kinh doanh:
Trong năm, các doanh nghiệp KCN ở Quảng Ninh có sự tăng trưởng cao trong các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào sản xuất kinh doanh trong các KCN đều duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu 100% sản phẩm. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện đầu tư trên 65,8 triệu USD (đạt 86,5% vốn đăng ký) và đạt doanh thu gần 78,5 triệu USD. Các doanh nghiệp trong nước đang trong giai đoạn triển khai xây dựng cơ bản với mức vốn thực hiện 1.904,3 tỷ đồng (đạt gần 40% vốn đăng ký), doanh thu đạt 511 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN năm 2006 ước đạt 31,2 triệu USD (tăng 312% so với năm 2005); nộp ngân sách Nhà nước 76,1 tỷ đồng (tăng 138,06% so với năm 2005).
d. Ninh Bình
Tỉnh Ninh Bình hiện đã được thành lập 2 KCN (Ninh Phúc, Tam Điệp) và 5 cụm công nghiệp. Đến hết 2005, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất cho thuê KCN Ninh Phúc (giai đoạn 1) đạt 50%, CCN Gián Khẩu 60% và CCN Mai Sơn là70%. Hiện nay, Ban quản lý các KCN tỉnh Binh Bình đang xúc tiến đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Các lĩnh vực đầu tư vào các KCN của Ninh Bình chưa được phong phú và chủ yếu là các dự án xây dựng nhà máy sản xuất xi măng. Các dự án này đã có những đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương
e. Hà Nam
Tỉnh Hà Nam đã có quy hoạch định hướng phát triển các KCN đến năm 2010 sẽ xây dựng 5 khu công nghiệp: KCN Châu Sơn nằm ở phía tây nam Thị xã Phủ Lý có diện tích 200 ha; KCN Đồng Văn 410 ha (KCN Đồng Văn I và KCN Đồng Văn II) nằm sát Quốc lộ 1A, cách Hà Nội 40 km, cách cảng Hải Phòng qua đường 38 khoảng 100 km; KCN Hòa Mạc nằm gần cầu Yên Lệnh đi Hưng Yên, Hải Phòng có diện tích 140 ha; KCN Thanh Liêm nằm sát Quốc lộ 1A, cách thị xã Phủ Lý 5 km và cách Hà Nội 55 km có diện tích 210 ha; Cụm công nghiệp Hoàng Đông nằm sát quốc lộ 1A cách Hà Nội 45 km. Các KCN này được quy hoạch và xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, được đặt ở những vị trí thuận lợi để thu hút đầu tư.
Đến nay đã có 3 KCN đang vận hành, xây dựng và thu hút đầu tư: KCN Châu Sơn, KCN Đồng Văn, Cụm công nghiệp Hoàng Đông. Tỉnh đang lập quy hoạch dự án KCN Hoà Mạc và KCN Thanh Liêm. Khi các khu công nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động sẽ hình thành chuỗi đô thị kéo dài từ thị xã Phủ Lý đến Đồng Văn – Duy Tiên.
- KCN Đồng Văn:
KCN Đồng Văn I quy mô 138 ha, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đến nay đã cơ bản được lấp đầy, đã thu hút được 34 nhà đầu tư trong đó có 3 nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1.581,35 tỷ đồng, số lao động thu hút theo dự án 9.710 lao động. Hiện đã có 20 nhà máy đi vào hoạt động của giai đoạn 1, thu hút 3.411 lao động trong đó lao động địa phương là 2.861 lao động. thu nhập bình quân người lao động là 783.000 đồng/ tháng.
KCN Đồng Văn II quy mô 270 ha đang đầu tư cơ sở hạ tầng, đã có 1 nhà đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư và đang triển khai xây dựng, dự kiến đến năm 2010 sẽ được lấp đầy.
- KCN Hoàng Đông:
Với quy mô 100 ha cơ bản đã đầu tư xong hạ tầng, Cụm công nghiệp này chủ yếu thu hút các nhà đầu tư sản xuất – kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sạch, đòi hỏi đội ngũ kỹ sư có trình độ và đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
- KCN Châu Sơn:
KCN này có quy mô 200 ha, đã thu hồi đền bù giải phóng mặt bằng được 72 ha. Hạ tầng kỹ thuật được xây dựng theo hình thức cuốn chiếu, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Đến nay đã có 24 dự án được cấp phép, tổng số vốn đầu tư là 1.185,4 tỷ, diện tích đất xin thuê là 44,51 ha, dự kiến thu hút 4.934 lao động, hiện đã thu hút 2.151 lao động. Đến thời điểm này đã có 12 doanh nghiệp đi vào hoạt động, thu nhập bình quân của người lao động là 850.000 đồng/ tháng, số vốn đã thực hiện là 365,94 tỷ đồng.
Như vậy, từ năm 2003 – 2005 đã có 58 dự án đầu tư vào KCN (chưa kể 2 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN), trong đó có 6 dự án đầu tư nước ngoài. Tổng số vốn đầu tư đăng ký là 2.567,4 tỷ; số vốn đầu tư đã thực hiện 1.113,36 tỷ đồng, số lao động đã thu hút 4.794 lao động, thu nhập bình quân của người lao động là 800.000 đồng/ tháng.
III. Những vấn đề còn tồn tại trong việc thu hút đầu tư và hoạt động của các KCN đồng bằng sông Hồng
Từ việc xem xét thực trạng phát triển chung của công nghiệp toàn vùng cho đến việc nghiên cứu chi tiết các khu công nghiệp ở từng địa phương cụ thể chúng ta không thể không thừa nhận các thành công mà KCN mang lại, tuy nhiên bên cạnh các thành công ấy còn rất nhiều hạn chế và khó khăn cần giải quyết
1. Môi trường thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn
Hiện nay việc phát triển các KCN chưa tạo được một môi trường ưu đãi thật sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư: Diện tích đát phục vụ cho đầu tư còn hạn chế, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém thiếu đồng bộ, tình trạng chồng chéo về quy hoạch hoặc quy hoạch KCN đã lâu nhưng chưa triển khai ở một số địa phương.
Một số KCN có trong Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại các Quyết định số 519/TTg ngày 01/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ) hoặc đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương xây dựng KCN trước năm 2000 nhưng hiện chưa được thành lập, quy hoạch các KCN này chưa được thực hiện. Nguyên nhân là do không có chủ đầu tư hạ tầng KCN hoặc khả năng xây dựng và mở rộng KCN không thuận lợi (do nằm sát đô thị).
Một số KCN có sự chồng lấn, không thống nhất về quy hoạch, chẳng hạn như việc phê duyệt quy hoạch chi tiết và ban hành điều lệ quản lý xây dựng cụm công nghiệp trên diện tích KCN đã được quy hoạch tại một số KCN gây khó khăn cho chủ đầu tư kết cấu hạ tầng KCN trong quá trình thực hiện.
Một số KCN phát triển từ cụm công nghiệp nên có sự chồng chéo trong việc quản lý nguồn vốn nhà nước đã đầu tư và nguồn vốn đầu tư kinh doanh của công ty hạ tầng, gây nhiều khó khăn trong việc thu phí sử dụng hạ tầng của các doanh nghiệp đã đầu tư vào cụm công nghiệp trước khi thành lập KCN và tạo ra những khó khăn cho việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết.
Một số KCN còn chậm trong triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng.
Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng cho các KCN trong vùng Đồng bằng sông Hồng phải kể đến:
- Mức giá đền bù thay đổi theo xu hướng tăng theo từng thời kỳ do vậy chủ đầu tư hạ tầng phải tính toán lại giá thành, người dân được nhận tiền đề bù trước gây khó khăn cho nhà đầu tư hoặc tâm lý của người dân chờ thay đổi tiếp mức giá đền bù nên đã gây ảnh hưởng tới tiến độ giải phóng mặt bằng cũng như tiến độ thực hiện dự án;
- Giá trị đền bù giải phóng mặt bằng giữa các tỉnh, các khu vực thay đổi do đó người dân có sự so bì không thống nhất phương án đền bù;
- Tâm lý mất đất canh tác, dẫn tới người dân không có việc làm hoặc các chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho người mất đất không phù hợp nên không chịu nhận tiền đền bù hoặc chống đối quá trình giải phóng mặt bằng, đặc biệt là ở các vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu;
- Quá trình đô thị hóa nhanh, giá đất ngày càng tăng mạnh làm ảnh hưởng tới tâm lý chờ giá tăng mới nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng;
- Một số doanh nghiệp có diện tích cần giải phóng mặt bằng nhỏ, lẻ được đền bù theo phương thức thỏa thuận với chủ đầu tư, thường giá cao hơn so với qui định nên tác động thiếu tích cực tới quá trình đền bù giải phóng mặt bằng;
- Một bộ phận lợi dụng sự dân chủ đòi tăng giá đền bù vượt khung qui định và đòi hỏi nhiều điều kiện bất hợp lý tác động xấu tới công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Một số KCN do việc quy hoạch và xây dựng khu tái định cư chậm nên cũng ảnh hưởng tới công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
2. Sự quản lí thiếu đồng bộ giữa các địa phương và chưa tuân thủ chặt chẽ quy định thành lập KCN
Một số địa phương chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình thành lập và mở rộng KCN. Việc triển khai mở rộng KCN ở một số địa phương còn chưa tuân thủ theo đúng trình tự thẩm tra dự án theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, quy hoạch chi tiết tại một số KCN được điều chỉnh khá nhiều lần, ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN; đáng chú ý một số KCN điều chỉnh quy hoạch chi tiết ngoài quy định của pháp luật, đặc biệt về diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê.
Các ban quản lí KCN được thành lập chưa thực sự hoàn thành được nhiệm vụ của mình đã gây nên tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp gây nên những tác động nghiêm trọng tới đời sống của người lao động.công tác xây dựng quy hoạch về cơ bản đã đạt kết quả tốt, song vẫn còn một số địa phương muốn xây dựng thêm KCN không thuộc quy hoạch phát triển KCN do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mà không có luận chứng thuyết phục sự cần thiết phải bổ sung quy hoạch.
Nhiều Ban quản lý KCN chưa thực sự thích nghi kịp với hệ thống cơ chế, chính sách mới đã được điều chỉnh. Một số Ban quản lý KCN mới được thành lập còn chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ mới của mình về quản lý nhà nước về đầu tư đối với các KCN.
Mặc dù, hệ thống pháp luật mới đã quy định, nhưng một số BQL còn nhầm lẫn giữa Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư, thẩm quyền cấp phép dự án cơ sở hạ tầng KCN thuộc UBND tỉnh, hoặc một số dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đây nay thuộc thẩm quyền của Ban quản lý KCN... , cơ chế, chính sách về quản lý nhà nước về KCN, KKT theo Luật Đầu tư mới còn nhiều điểm chưa thống nhất và chưa được đầy đủ. Các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực khác còn chưa điều chỉnh kịp theo Luật mới, nhiều quy định trong Nghị định hướng dẫn còn thiếu, gây khó khăn cho các Ban trong quá trình áp dụng (chẳng hạn về quy hoạch chi tiết KCN, về một số nội dung quản lý nhà nước đối với KCN, KKT...).
3. Nguồn nhân lực phục vụ cho KCN còn nhiều hạn chế về năng lực cũng như số lượng
Phát triển các KCN thiếu đồng bộ và chưa gắn với một chiến lược, chương trình đào tạo nhân lực, nhất là đào tạo nghề trình độ cao với một cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu các KCN đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động phù hợp.
Chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN chưa cao. Nguồn nhân lực đầu vào của các KCN chất lượng còn hạn chế, và do nhiều nguyên nhân thường xuyên biến động. Mặt khác các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng chủ yếu là các tỉnh thuần nông do đó lao động tại khu vực này còn mang nhiều đặc tính của lao động nông nghiệp, ý thức kỉ luật chưa cao, mức lương thấp, điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn chưa sớm khắc phục, đời sống tinh thần còn nhiều thiếu thốn, việc đào tạo lại cho công nhân chưa được thực hiện đầy đủ, các ngành công nghiệp trong KCN lại chủ yếu là gia công, lắp ráp, chưa tạo được điều kiện thuận lợi để xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ của nền công nghiệp hiện đại chưa đáp ứng được các yêu cầu về nhân lực của các đơn vị sản xuất nước ngoài
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
I. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư vào các KCN
a. Nâng cao công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển khu công nghiệp đảm bảo bền vững
Xây dựng và điều chỉnh quy hoạch theo hướng mở rộng lĩnh vực đầu tư, gắn chặt quy hoạch ngành và quy hoạch địa phương với quy hoạch vùng, phát huy sức mạnh tổng hợp của KCN. Yêu cầu đầu tiên đối với công tác quy hoạch là phải phù hợp với nhu cầu phát triển và khả năng thực tế của địa phương và cần có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng khu, cụm dựa trên lợi thế của từng nơi, thực hiện sự phân công, hợp tác giữa các địa phương gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Các biện pháp sử dụng để hoạch định chính sách có thể được áp dụng như sau:
Xây dựng KCN, KCX phải gắn với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực. Hoàn thiện và triển khai chính sách phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực xây dựng KCN, KCX bảo đảm tính đồng bộ. Kết quả hoạt động và phát triển trong KCN, KCX không được gây hệ quả tiêu cực cho khu vực về giao thông, môi trường và tệ nạn xã hội, quy hoạch phát triển KCN cần xem xét, điều chỉnh theo hướng xem xét loại bỏ một số KCN đã có trong quy hoạch từ lâu đến nay chưa thành lập, các KCN trong nội đô; bổ sung một số KCN ở các địa phương có khả năng thu hút đầu tư cao, thuận lợi trong giải phóng mặt bằng và có khoảng cách tương đối so với đô thị.
b. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ với phát triển đô thị
Thực hiện đầu tư xây dựng có trọng điểm, sớm hoàn thành đồng bộ và huy động các công trình kết cấu hạ tầng bên trong và ngoài KCN, nâng cao hơn nữa tỷ trọng sử dụng đất công nghiệp trong KCN, đồng thời tập trung vào các vấn đề khẩn trương giải quyết nhà ở cho công nhân.
Hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ hoạt động của các khu công nghiệp.Hệ thống hạ tầng phục vụ KCN cần phải đảm bảo phát triể đồng bộ các hạng mục phục vụ công nghiệp với các hạng mục xã hội, môi trường cụ thể:
- Các địa phương cần tăng cường chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN và các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thiện hạ tầng, trong đó có cả hạng mục tiện nghi, tiện ích công cộng và hạn tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào.
- Trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng cần quan tâm và đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi trong KCN
II. Hoàn thiện cơ chế quản lý KCN của từng địa phương và các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của các KCN
Hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý KCN theo hướng tăng cường cơ chế “một cửa, tại chỗ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn với cơ quan nhà nước ở Trung ương nhằm tăng cường thống nhất giữa quản lý KCN theo quy hoạch, cơ chế, chính sách chung cho KCN. Tiếp tục đổi mới các mặt công tác quản lý Nhà nước về KCN, KCX đặc biệt là công tác quản lý và hỗ trợ triển khai dự án sau cấp phép kết hợp với việc hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến KCN, KCX để tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các doanh nghiệp đầu tư vào trong KCN. Các biện pháp cụ thể được đề xuất :
Một là các Ban quản lý KCN, KKT triển khai áp dụng các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Nghị định hướng dẫn theo các Thông tư, Quyết định và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan. Các Ban quản lý cần xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ mới của mình trong quản lý nhà nước về đầu tư, chủ động thực hiện công tác thẩm tra, đăng ký cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào KCN, KKT và xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN trên cơ sở phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khi cần thiết.
Hai là các cơ quan trung ương bên cạnh việc hướng dẫn các Ban quản lý KCN, KKT triển khai công tác, cần phải nhanh chóng triển khai nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh các văn bản pháp quy hiện hành trên các lĩnh vực lao động, thương mại, tài chính, môi trường, xây dựng... phù hợp với xu hướng phân cấp quản lý theo Luật Đầu tư mới; cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban quản lý KCN, KKT.
Ba là hoàn thiện các văn bản pháp quy về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của KCN, KKT đồng thời triển khai xây dựng bộ máy thanh tra KCN, KKT ở trung ương và địa phương để đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thời gian tới, đặc biệt là thanh tra trong lĩnh vực quy hoạch, môi trường, lao động.
Bốn là tăng cường các chế tài và thống nhất các quy định về lĩnh vực môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2010 tất cả các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung theo Nghị quyết tại Đại hội Đảng X.
Năm là triển khai quy hoạch KCN, KKT một cách chặt chẽ theo quy hoạch KCN, KKT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nghiên cứu, rà soát các cơ chế, chính sách đối với KKT nhằm áp dụng thống nhất các quy định về KKT.
Sáu là sớm nghiên cứu, điều chỉnh quy định về hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, KKT; cơ chế huy động vốn và khuyến khích xây dựng nhà ở cho công nhân, bảo vệ môi trường trong KCN, KKT.
III. Thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư vào các KCN
- Xây dựng Đề án/Chương trình xúc tiến đầu tư vào các KCN, KKT trên cơ sở Chương trình xúc tiến đầu tư có trọng điểm, theo dự án.
- Tiếp tục tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại các quốc gia nhiều tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canađa, Đài Loan, Trung Quốc…
- Xây dựng trang web thành đầu mối kết nối giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các Ban quản lý KCN, KKT các địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư. Xây dựng nội dung xúc tiến đầu tư trên trang web với một hệ thống các thông tin về KCN các doanh nghiệp KCN; các chính sách ưu đãi, thủ tục đầu tư, đầu mối liên hệ tìm hiểu thông tin tại địa phương… phục vụ cho xúc tiến đầu tư.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Nhà nước đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp vận động, xúc tiến đầu tư, chú trọng xúc tiến đầu tư theo tiến độ, theo địa bàn và đối tác cụ thể, chú trọng thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia và của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Xây dựng quỹ xúc tiến đầu tư trên cơ sở ngân sách nhà nước cấp, hỗ trợ kết hợp huy động với đóng góp của các tổ chức và doanh nghiệp.
Nhà nước giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang xây dựng, hoặc đang sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp với sự tham gia tích cực của các bộ ngành địa phương. Cần thành lập cơ quan chuyên môn làm công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp và các khu vực khác.
- Nhà nước cần dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách nhà nước cho công tác vận động và xúc tiến đầu tư, tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp để các nhà đầu tư và người dân được biết, cung cấp miễn phí thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có công thu hút các nhà đầu tư vào trong các khu công nghiệp.
-Tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tại các cơ quan đại diện của nhà nước ta ở một số nước và địa bàn trọng điểm để chủ động vận động, xúc tiến đầu tư đối với từng dự án, từng tập đoàn, từng cá nhân, từng nhà đầu tư có tiềm năng nhất là tập đoàn xuyên quốc gia
IV. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Xây dựng và thực hiện một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo, dạy nghề trình độ cao cung cấp cho các KCN. Việc đào tạo và cung cấp lao động, trước hết căn cứ vào định hướng phát triển các ngành trên các vùng và trong các khu công nghiệp để có phương án bố trí hợp lí và đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian tới, cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Đối với các địa phương, ngay từ giai đoạn đầu khi thành lập dự án xây dựng KCN cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan với chủ đầu tư hạ tầng để nắm cơ cấu ngành nghề trong KCN, từ đó dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCN để chủ động tổ chức các khóa đào tạo lao động cho các doanh nghiệp.
- Hình thành quỹ đào tạo nghề chung cho công tác đào tạo lao động cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong KCN nhằm giảm bớt chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề ở địa phương. Quỹ đào tạo nghề có thể được huy động từ nhiều nguồn, trong đó chú trọng sự đóng góp của những đơn vị được hưởng lợi từ chương trình này.
- Thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại những nơi dự kiến phát triển KCN để trực tiếp đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp và con em những người dân có đất chuyển đổi sang làm KCN, đặc biệt là phải có chiến lược và chương trình đào tạo, dạy nghề thay thế cho lao động, chuyên gia là người nước ngoài trong các KCN; cần phát triển các trường nghề (trung cấp nghề, cao đẳng nghề) ở các địa phương, góp phần đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong KCN về nâng cao chất lượng lao động. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương và đào tạo tay nghề kỹ thuật cho những lao động này, ưu tiên tuyển dụng đối với những lao động nằm trong diện thu hồi đất xây dựng KCN, đảm bảo thu nhập ổn định và cao hơn so với trước đây để người dân tin tưởng hơn vào sự phát triển KCN tại địa phương.
- Thực hiện chương trình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia đối với lao động KCN. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến tổ chức quản lý hành chính khu dân cư ngoài hàng rào KCN; thực hiện xã hội hoá vấn đề cung cấp dịch vụ nhà ở cho người lao động, khuyến khích người dân xây dựng nhà cho thuê theo tiêu chuẩn tối thiểu Nhà nước quy định thống nhất; tổ chức tốt hệ thống cung cấp các dịch vụ phúc lợi công cộng ở khu dân cư, nơi lao động KCN sinh sống (nước, điện, văn hoá, thông tin, giải trí…) không vì mục tiêu lợi nhuận…
Trên đây là các giải pháp được được đề xuất nhằm tăng cường công tác thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN
KẾT LUẬN
Nhìn nhận một cách tổng quát các KCN ở nước ta đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Các KCN đã góp phần đưa đồng bằng sông Hồng trở thành vùng kinh tế mũi nhọn của bắc bộ và đóng góp rất lớn cho kim ngạch xuất khẩu của vùng cũng như cho cả nền kinh tế.
Để đạt được những thành tựu trên các ban quản lí KCN địa phương đã hết sực nỗ lực phát huy vai trò của mình trong việc điều hành hoạt động của các doanh nghiệp. Các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai KCN cũng như các địa phương có các cụm KCN tập trung quy mô lớn đã phối hợp tạo nên sự phát triển cho toàn vùng. Trong quá trình nghiên cứu đề án này em xin nêu ra một số giải pháp tham khảo để khắc phục các vấn đề còn tồn tại ở các KCN toàn vùng.
Trong quá trinh thực hiện đề tài này tôi còn rất nhiều thiếu sót do đó tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý từ thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội tháng 10 năm 2008
Sinh viên thực hiện:
Đỗ Thị Quỳnh Trang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ - TS.Đinh Đào Ánh Thủy
Giáo trình ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ -
TS. Nguyễn Hồng Minh
Giáo trình KINH TẾ ĐẦU TƯ- PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương
Tạp chí Nghiên Cứu Kinh Tế (tháng 2,10/2007)
Tạp chí kinh tế và phát triển ( tháng 2,5/2005)
Thời báo kinh tế Việt Nam (năm 2004 và 2006)
Các website của :
Tổng cục thống kê
Bộ kế hoạch và đầu tư
Vụ quản lý các KCN- KCX
Sở kế hoạch đầu tư các địa phương
Các báo thông tin điện tử
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22439.doc