- Ngoài việc mang lại những lợi ích to lớn cho bản thân doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu cũng mang lại cho xã hội những tác dụng không nhỏ. Xuất khẩu của doanh nghiệp tăng, lợi nhuận kinh doanh tăng, nguồn đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước do đó sẽ tăng theo. Xuất khẩu tăng, số lượng sản phẩm sản xuất lớn kéo theo nhu cầu về nhân công tăng, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước sẽ giảm xuống, đời sống của người dân được cải thiện.
4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa và nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa
4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa
- Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa: đây là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dựa trên doanh thu để có thể đánh giá được kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp mình.
65 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội. Con người là nhân tố quyết định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu vì đội ngũ cán bộ khi nắm chắc được chuyên môn nghiệp vụ xuất khẩu sẽ giúp tiết kiệm được thời gian giao dịch, chi phí kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, tiêu thụ nhanh hàng xuất khẩu tránh ứ đọng vốn
Trình độ công nghệ và sự đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh
Công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng có tác động lớn đến sản phẩm cả về chất lượng, năng suất. Ngoài ra công nghệ còn tác động đến tính độc quyền của sản phẩm trong một thời gian dẫn đến tính cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy công nghệ tác động đến chi phí và giá thành của sản phẩm. Vấn đề đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường, mẫu mã đẹp hơn phù hợp với sở thích của nhiều khách hàng, nhờ đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh do giảm được tỉ lệ phế phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng hiệu quả kinh doanh.
Trình độ tổ chức, quản lý
Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên hệ chặt chẽ với nhau hướng tới cùng mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp tốt, hợp lý tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm hao hụt nguyên vật liệu, giảm phế phẩm. Trình độ quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở việc xây dựng được một cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, có hiệu quả, việc đó giúp doanh nghiệp giảm được chi phí quản lý vì chi phí quản lý chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng chi phí, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ quản lý còn thể hiện ở việc doanh nghiệp biết sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý để kích thích người lao động. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự của doanh nghiệp.
Tiềm lực vô hình
Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thông qua khả năng “bán hàng” gián tiếp của doanh nghiệp. Tiềm lực vô hình không tự nhiên mà có, mà nó cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình của doanh nghiệp. Tiềm lực vô hình hay tài sản vô hình của doanh nghiệp chính là hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa, uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp
Tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc nghiên cứu các nhân tố đó sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra đươc các biện pháp thích hợp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những tác động tích cực giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX
Tổng quan về Công ty Cổ phần Đá ốp lát Cao cấp VINACONEX
Khái quát sự hình thành Công ty Cổ phần Đá ốp lát Cao cấp Vinaconex
Tổng công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Xây Dựng Việt Nam (VINACONEX) được thành lập vào năm 1988 và nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn lớn của ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực đá ốp lát các loại. Tiền thân của Công ty CP Đá ốp lát cao cấp VINACONEX là nhà máy Đá ốp lát cao cấp VINACONEX được thành lập theo Quyết định số 1719 QĐ/VC – TCLĐ ngày 19/12/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty VINACONEX.
Trụ sở chính và nhà máy sản xuất của VICOSTONE được đặt tại Khu công nghiệp Phú Cát, tỉnh Hà Tây, cách Trung tâm Hà Nội khoảng 30 km. Việc xây dựng được khởi công từ năm 2001 trên khu đất có diện tích 30.085 m2.
Tháng 09/2003: Nhà máy Đá ốp lát cao cấp VINACONEX chính thức được khánh thành, đưa 2 dây chuyền sản xuất đá ốp lát cao cấp nhân tạo theo công nghệ được chuyển giao độc quyền từ hãng Breton S.P.A Italia. Hai dây chuyền sản xuất (Terastone và Bretonstone) chuyển giao từ hãng Breton Italy vào năm 2002. Việc lắp đặt được hoàn tất vào năm 2003, vận hành chạy thử từ tháng 9 năm 2003 và sản xuất hàng loạt từ đầu năm 2004.
Ngày 1/09/2004 lô hàng xuất khẩu đầu tiên rời nhà máy sang Úc, đánh dâu thời kì tăng trưởng xuất khẩu liên tục cho đến ngày hôm nay.
Ngày 17/12/2004 Bộ trưởng Bộ xây dựng ký Quyết định số 2015/QĐ – BXD chuyển nhà máy Đá ốp lát cao cấp VINACONEX thành Công ty CP Đá ốp lát cao cấp VINACONEX.
Ngày 02/06/2005, Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 0303000293 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tình Hà Tây(cũ) cấp, vốn điều lệ đăng ký là 30 tỷ đồng.
Ngày 14/03/2007, ĐHCĐ thường niên năm 2007 của Công ty đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng, ngày 12/10/2007, việc phát hành tăng vốn lần 1 của Công ty CP Đá ốp lát cao cấp VINACONEX đã được hoàn tất.
Ngày 05/12/2007, cổ phiếu Công ty CP Đá ốp lát cao cấp VINACONEX đã được chấp nhận niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội theo quyết định số 670/QĐ-TTGDHN của Giám đốc Trung tâm. Ngày 17/12/2007 Công ty CP Đá ốp lát cao cấp chính thức khai trương phiên giao dịch đầu tiên đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Công ty.
Ngày 22/02/2008, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 296/UBCK – GCN tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng. Việc phát hành được hoàn tất vào tháng 06/2008.
Trải qua gần 06 năm xây dựng và phát triển , thương hiệu VICOSTONE (tên giao dịch của Công ty CP Đá ốp lát cao cấp VINACONEX) đã được khẳng định trên thị trường quốc tế, được khách hàng tín nhiệm và trở thành một trong hai công ty lớn nhất ở Châu Á trong lĩnh vực sản xuất đá cao cấp nhân tạo gốc thạch anh với lực lượng lao động tính đến tháng 12/2008 là 461 người.
Thực hiện định hướng chiến lược đã được ĐHĐCĐ thông qua đó là “lấy lĩnh vực SXCN làm nền tảng lâu dài, vật liệu mới cao cấp trong xây dựng là mũi nhọn, kinh doanh khai khoáng và bất động sản là các lĩnh vực hỗ trợ cung cầu và đồn bẩy tài chính phục vụ cho việc phát triển mở rộng lĩnh vực SXCN”, VICOSTONE đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó bao gồm 03 thành viên là:
Công ty liên doanh Style Stone (STYLE STONE J.V.C)
Công ty cổ phần Chế tác đá Việt Nam (STONE VIETNAM J.S.C)
Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản VICO (VICOSTONE)
Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty
Sơ đồ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng Tổ chức - Hành chính
Kế toán trưởng
Phòng Tài chính –Kế hoạch
Phòng Vật tư
Phòng KD – XNK
Phòng Đầu tư
Phòng Kỹ thuật
Phòng Công nghệ - Chất lượng
Phân xưởng Bretonstone
Phân xưởng Terastone
Phân xưởng Nghiền sàng
Kế toán trưởng
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp thường kỳ mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ thông qua chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty, bầu ra HĐQT và BKS là cơ quan thay mặt ĐHĐCĐ quản lý Công ty giữa hai kỳ Đại hội.
Hội đồng quản trị
HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ Công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm hoạch định chính sách cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở những định hướng chiến lược đã được ĐHĐCĐ thông qua.
HĐQT có 05 thành viên, do ĐHĐCĐ bầu hoặc miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của HĐQT là 05 năm, các thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát
BKS do ĐHĐCĐ bầu gồm 03 thành viên, thay mặt ĐHĐCĐ thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của BKS. Nhiệm kỳ của BKS là 05 năm, thành viên BKS có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Giám đốc
Giám đốc là người thực hiện các Nghị quyết của ĐHĐCĐ và HĐQT, chịu trách nhiệm điều hành công việc sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Nhiệm kỳ của Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định, nhưng không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Hiện nay, ông Hồ Xuân Năng là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty
Các Phó giám đốc
Các Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, điều hành các lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc Công ty do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Công ty.
Các phòng chức năng, phân xưởng sản xuất
Cơ cấu tổ chức của Công ty luôn được kiện toàn đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình của Công ty trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, là cơ sở đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ, các phân xưởng sản xuất được quy định rõ ràng; quan hệ phối hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị được củng cố, từ đó đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị nói riêng và của toàn Công ty nói chung.
Hiện tại, Công ty có 07 phòng chức năng và 03 phân xưởng sản xuất, bao gồm:
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Tổ chức - Hành chính là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, hoạch định các chính sách phát triển nguồn nhân lực, cũng như đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Các công tác chủ yếu của phòng bao gồm:
Thực hiện các công tác về tổ chức - lao động - tiền lương;
Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
Thực hiện công tác hành chính - quản trị;
Công tác đối ngoại;
Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng;
Thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
Thực hiện công tác Đảng vụ, thanh tra.
Phòng Tài chính - Kế hoạch
Phòng Tài chính - Kế hoạch là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán nhằm quản lý hiệu quả các nguồn vốn của Công ty. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với mọi hoạt động kinh tế của Công ty theo đúng quy định về kế toán – tài chính của Nhà nước.
Phòng Vật tư
Phòng Vật tư là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý vật tư, thành phẩm. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch vật tư, chủ trì đề xuất phương án mua sắm vật tư, nguyên liệu, phụ tùng đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất.
Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu
Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Thực hiện công tác tìm kiếm, mua và cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế bảo đảm cho công tác sản xuất được liên tục theo đúng kế hoạch.
Phòng Đầu tư
Phòng Đầu tư là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc Công ty trong công tác lập kế hoạch đầu tư, quản lý các dự án đầu tư, hoàn tất thủ tục quyết toán đối với các dự án đầu tư hoàn thành.
Phòng Công nghệ - Chất lượng
Phòng Công nghệ - Chất lượng là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác hoạch định kế hoạch chất lượng, xây dựng và điều phối thực hiện hệ thống quản lý đảm báo chất lượng trong toàn Công ty.
Phòng Công nghệ - Chất lượng chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển mẫu sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu thị trường, xây dựng quy trình và công thức sản xuất, chuyển giao cho đến khi sản xuất đại trà đạt tiêu chuẩn và yêu cầu đề ra đồng thời là đơn vị chủ trì thực hiện hệ thống ISO 9001-2000
Trong tương lai, Bộ phận Công nghệ sẽ được nâng cấp để thành lập Trung tâm nghiên cứu R&D.
Phòng Kỹ thuật
Phòng Kỹ thuật là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình và điều phối, thanh kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc; hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong toàn Công ty; chủ trì chương trình nội địa hoá của Công ty.
Phân xưởng Terastone và Bretonstone
Nhiệm vụ chính của hai phân xưởng này là tổ chức sản xuất ra các sản phẩm đá ốp lát cao cấp nhân tạo theo kế hoạch, mẫu mã, chất lượng, kỹ thuật và tiến độ của các đơn hàng đã được chấp thuận.
Phân xưởng Nghiền sàng
Nhiệm vụ chính của Phân xưởng Nghiền sàng là tổ chức sản xuất cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng theo yêu cầu công nghệ và số lượng cho hai phân xưởng Terastone và Bretonstone.
Các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của công ty
Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng
Khai thác, chế biến các loại khoáng sản
Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa
Thi công xây lắp của công trình dân dụng, công nghiệp, trang trí nội, ngoại thất
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên phụ liệu sản xuất, tiêu dùng.
Đại lý
Buôn bán vật tư thiết bị chậm luân chuyển và thanh xử lý
Xây dựng công trình điện có cấp điện áp đến 35KV
San lấp mặt bằng
Sản xuất và buôn bán bao bì bằng giấy, nhựa PE, mỹ phẩm, xà phòng, các chất tẩy rửa
Sản xuất, gia công các sản phẩm bằng gỗ, các sản phẩm bằng da
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc xuất khẩu, sản xuất sơn, vecni và các chất sơn, quét tương tự, sản xuất mực in và matit
Sản xuất và chế biến hàng nông, lâm, thổ, hải sản.
Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, thuế, kế toán
Tư vấn đào tạo trong lĩnh vực sản xuất
Mua bán máy móc, thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất bao bì
Chuyển giao công nghệ
Đầu tư phát triển nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
Trong thời điểm hiện nay thì Công ty đang tập trung vốn và nguồn lực vào lĩnh vực sản xuất các loại sản phẩm đá nhân tạo để cung cấp cho thị trường trong nước và ngoài nước. Các lĩnh vực khác Công ty chưa chú trọng đến.
Đặc điểm kinh doanh của Công ty
Đặc điểm về sản phẩm
Hiện nay, VICOSTONE là công ty sản xuất đá ốp lát cao cấp nhân tạo duy nhất ở Đông Nam Á và là một trong hai công ty duy nhất và có qui mô lớn nhất Châu Á. Điểm mạnh của VICOSTONE là có những sản phẩm độc đáo về kích thước, chủng loại, màu sắc... và gần gũi, thân thiện với môi trường, được kết tinh từ hơn 40 năm nghiên cứu với bí quyết công nghệ độc đáo. Hiện tại, trên 90% sản phẩm của Công ty được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và có mặt tại trên 30 nước ở năm châu lục. Trong đó có những thị trường lớn như : Úc, Ý, Mỹ và các nước Châu Âu. Hàng năm, mức tăng trưởng của Công ty liên tục đạt trên 40% về doanh số.
Sản phẩm chính của Công ty
VICOSTONE có ba dòng sản phẩm gồm: đá Bretonstone, đá Terastone và đá Hi-tech Stone
Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone
Đá nhân tạo Bretonstone sử dụng cốt liệu đá thạch anh kết dính bằng nhựa Polyester Resin. Với kích thước khổ lớn (3.000 x 1.400 mm), thiết kế bề mặt và màu sắc theo ý muốn và các đặc tính về cơ, lý, hoá ... nổi trội, sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone trở thành một loại nguyên vật liệu lý tưởng cho các công trình xây dựng công cộng, các công trình nhà ở, hay các công trình công nghiệp trang trí.
Trong công nghiệp xây dựng, đá nhân tạo Bretonstone được sử dụng cho lát sàn, ốp tường, cả phía bên trong và phía bên ngoài, mặt tiền, thềm cửa sổ, bậc thang, hệ thống sàn chịu lực
Khả năng ứng dụng lớn nhất của đá Bretonstone trong công nghiệp đồ dùng được thể hiện qua các ứng dụng như: mặt bàn văn phòng, mặt bàn quầy thu ngân, các bề mặt chống axit trong phòng thí nghiệm, bàn bếp, bàn quầy rượu, bàn trang điểm, phòng phẫu thuật của bệnh viện, trang trí phòng tắm
Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone khắc phục được mọi nhược điểm về kỹ thuật và có ưu điểm vượt trội so với các loại vật liệu khác, cụ thể:
Kích thước: Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone có kích thước tấm lớn, được hoàn thiện và cắt thành các kích thước khác nhau theo yêu cầu.
Trọng lượng: Do ưu thế vượt trội của vật liệu nên có thể tạo ra những viên đá có chiều dày 8 mm, thích hợp cho lát sàn hoặc ốp tường, tạo điều kiện giảm nhẹ khối lượng.
Khả năng chịu mài mòn: Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone được tạo ra từ nguyên liệu là các hạt thạch anh, là những vật liệu chịu mài mòn, độ cứng chỉ sau kim cương do đó nó cũng có tính chịu mài mòn cao.
Khả năng chịu tác động cơ học: Nhờ vào quy trình sản xuất tiên tiến và độc đáo cùng với việc sử dụng các thành phần nguyên liệu đặc biệt nên sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone có khả năng chịu tác động cơ học rất cao (va đập, chịu uốn ).
Khả năng chống chịu với các tác nhân hoá học: Được làm bởi tổ hợp vật liệu thạch anh và chất kết dính Pô-ly-me, sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone mang đặc tính của loại vật liệu Compozit, có tính năng chống, chịu ăn mòn của axit và hoá chất, vì vậy chúng được dùng phổ biến để làm bàn bếp, mặt bàn các quán Bar, phòng thí nghiệm , đặc biệt chúng còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, không cho vi khuẩn tồn tại và phát triển trên bề mặt sản phẩm, thích hợp cho việc ốp tường, lát sàn trong các phòng mổ ở các bệnh viện.
Khả năng chống bám bẩn, không hút nước: Được tạo hình bằng cách rung ép vật liệu trong môi trường chân không nên sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone đảm bảo tính đặc chắc tối đa, không có các lỗ khí trong khối vật liệu, do vậy nó có khả năng chống lại mọi quá trình hấp phụ của chất bẩn lên bề mặt.
Sản phẩm đá nhân tạo Terastone
Đá nhân tạo là một loại sản phẩm đá lát mỏng và nhẹ, cốt liệu đá marble và đá granite sử dụng chất kết dính bằng xi măng dưới dạng tấm hoặc viên, cho phép người sử dụng sau khi lát sàn có thể đánh bóng lại bằng máy cầm tay, nâng cao thẩm mỹ.
Sản phẩm Terastone có hai loại kích cỡ:
Kích cỡ sản phẩm dạng tấm: 1530 x 680 mm, độ dày 20, 25 và 30 mm.
Kích cỡ sản phẩm dạng viên: 400 x 400 mm, độ dày 12, 15, 20 và 30 mm; 600 x 600 mm, độ dày 15, 20, 30 mm.
Sản phẩm đá nhân tạo Hi-tech Stone
Với bí quyết độc đáo trong việc cải tiến công nghệ, VICOSTONE đã tạo ra dòng sản phẩm đầu tiên trên thế giới sử dụng chất kết dính bằng xi măng liên kết bền chặt với hạt thạch anh nhỏ mịn, tạo ra loại sản phẩm có độ bền gấp 1,5 lần so với sản phẩm Terastone thông thường và có độ cứng của đá thạch anh (7,8 Moh), đảm bảo bề mặt viên đá không bị trầy xước trong quá trình sử dụng.
Sản phẩm Hi-tech Stone được sản xuất trên cùng dây chuyền với Terastone, tuy nhiên nhờ áp dụng những nghiên cứu khoa học mới nhất trong công thức pha trộn, công nghệ sản xuất và phương pháp xử lý chống bám bẩn, Hi-tech Stone đã khắc phục được những nhược điểm lớn của đá tự nhiên và đá nhân tạo Terastone thông thường, có những đặc tính vượt trội sau đây:
Khả năng chống bám bẩn và không thấm nước cao hơn rất nhiều so với đá tự nhiên và đá nhân tạo Terastone.
Khả năng chịu mài mòn cao do sản phẩm được tạo bởi từ các loại đá tự nhiên silicat, quartz có độ cứng khoảng 6 - 7 Moh.
Độ bền va đập cao hơn các sản phẩm ốp lát làm bằng xi măng theo công nghệ thông thường, sức chịu va đập cao, không bị nứt vỡ.
Độ bền màu: Áp dụng những công nghệ mới với các chất phụ gia đặc biệt, Hi-tech Stone có thể sử dụng cả trong và ngoài trời mà không bị bạc màu, không bị loang màu ở mép tấm đá.
Đặc điểm về thị trường
Sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu tới trên 30 quốc gia ở 5 Châu lục trên thế giới, trong đó có những thị trường lớn như Úc, Mỹ, EU. Kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình 1,3 – 1,5 triệu USD/ thàng. Số lượng các đơn hàng gấp hai lần công suất sản xuất do đó sản phẩm sản xuất ra không đủ để bán, đây cũng chính là cơ sở để Công ty liên doanh với đối tác nước ngoài thành lập Công ty liên doanh để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá nhân tạo cao cấp.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Đá ốp lát Cao cấp Vinaconex
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh
5.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật
Tình hình chính trị ổn định, tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuát kinh doanh của Công ty.
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như trao đổi chuyển giao công nghệ. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ giúp cho các bên mở rộng thị phần và thành lập các công ty liên doanh với quy mô vốn lớn nhằm nâng cao vị thế cũng như hiệu quả kinh doanh đối với từng doanh nghiệp
Với đặc thù sản phẩm của Công ty được chủ yếu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thị hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (đặc biệt là các quy định về xuất nhập khẩu) cần hoàn chỉnh, ổn định và chặt chẽ.
Môi trường kinh doanh và công nghệ
Môi trường Kinh tế
Nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (được nhiều chuyên gia nhận định là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng những năm 1929- 1930) đã có tác động tiêu cực đến thị trường tiêu dùng thế giới, trong đó có thị trường sản phẩm đá nhân tạo cao cấp, phần nào ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu của công ty.
Tỷ lệ lạm phát cao, trong đó 08 tháng đầu năm 2008 tăng tới 21,65%, đã ảnh hưởng đến đời sống người lao động. Giá cả tăng mạnh nửa đầu năm 2008, đặc biệt là giá nguyên vật liệu, giá dầu trên thế giới (mức tăng cao nhất đạt 147,27 USD/thùng vào tháng 7/2008), giá vận tải.. đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và việc thực hiện các dự án đầu tư của Công ty.
Từ quý 2/2008 thị trường chứng khoán suy giảm mạnh và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát hành cổ phiếu và huy động vốn của Công ty.
Sự bất ổn của tỷ giá đồng EUR và USD so với VNĐ có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động SXKD do hoạt động chủ yếu của Công ty là xuất nhập khẩu.
Môi trường công nghệ
Công nghệ mà VICOSTONE đang sử dụng là công nghệ tiên tiến hiện đại nhất trên thế giới. Ở Châu Á chỉ có 2 nước đang sử dụng loại công nghệ này. Và chỉ có 40 nước trên toàn thế giới đang sử dụng công nghệ này để sản xuất đá nhân tạo cao cấp.
Các dòng sản phẩm đá ốp lát nhân tạo của VICOSTONE được sản xuất trên dây truyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, tự động hóa, sử dụng công nghệ vật liệu mới, cung cấp cho người sử dụng những sản phẩm độc đáo, mang nhiều tính năng vượt trội so với đá tự nhiên, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của các nhà thi công công trình, đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế nên đã chinh phục thị trường quốc tế và thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Một số sản phẩm của VICOSTONE là những sản phẩm khó, đòi hỏi trình độ cao nên hiện nay trên thế giới có rất ít nhà máy sản xuất được.
Môi trường xã hội
Thị trường đá ốp lát cao cấp nhân tạo thế giới đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, nguồn cung các sản phẩm đá nhân tạo vẫn thấp hơn cầu trên thị trường thế giới. Trong khi đó, nguồn đá tự nhiên là hữu hạn và chi phí khai thác đá tự nhiên ngày càng tăng cao, vì vậy xu thế tăng cường sử dụng sản phẩm đá ốp lát nhân tạo thay thế cho đá tự nhiên trên thế giới, đặc biệt trong các ứng dụng ốp mặt đứng, lát sàn, bàn bếp, bàn rửa trong buồng tắm là tất yếu. Bời đá nhân tạo có nhiều ưu việt như: tính thẩm mỹ cao, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an toàn đối với các loại thực phẩm, có thể ứng dụng đa dạng vào các công trình xây dựng, sản xuất đồ nội thất, đồ gia dụng
Riêng tại Việt Nam, ngày càng có rất nhiều công trình xây dựng, đặc biệt là các khu đô thị mới, các tòa nhà cao tầng, khu căn hộ cao cấp.. được triển khai. Cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu về sử dụng sản phẩm đá ốp lát cao cấp ngày càng tăng. Có thể nói đây là một thị trường đầy tiềm năng.
Các yếu tố thuộc tiềm lực của Công ty
Tiềm lực tài chính
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu của VICOSTONE chủ yếu được hình thành từ hai nguồn là vốn góp cổ phần và các khoản lợi nhuận giữ lại. Giai đoạn 2005-2007, Công ty đã thông qua 2 lần tăng vốn liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng tính chủ động về tài chính, khiến cho vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đều ở mức cao, cụ thế là 84,8%; 77% cho các năm 2006, 2007. Đến ngày 22/02/2008, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 296/UBCK – GCN tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng. Việc phát hành đang được thực hiện và kết thúc vào tháng 4/2008. Số liệu trên cho thấy VICOSTONE có sự tự chủ lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh, tăng tính chủ động về tài chính, giảm áp lực về chi phí lãi vay.
Vốn huy động
Những năm đầu thành lập Công ty phải dựa rất nhiều vào nguồn vốn huy động này, chủ yếu được hình thành từ các khoản vay ngân hàng, vay dài hạn và vay ngắn hạn. Trong những năm gần đây có một điểm đáng chú ý trong cơ cầu nguồn vốn của VICOSTONE đó là tỷ trọng nợ dài hạn đã giảm đáng kể trong hai năm 2006 và 2007, tương ứng là sự tăng lên về tỷ trọng của nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu. Do vậy, các khoản vay ngân hàng, chi phí lãi vay của Công ty (hàng năm hiện nay là khoảng 30 tỷ đồng) không những giảm đi mà từ năm 2010, Công ty sẽ có thu nhập từ lãi tiền gửi, dự kiến năm 2010 lãi tiền gửi là 6,6 tỷ đồng, năm 2011 là 19 tỷ đồng và những năm tiếp theo số lãi này sẽ tăng lên nữa.
Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường
Giá trị cổ phiếu VICOSTONE được tăng lên không ngừng cùng với sự mở rộng và phát triển của Công ty khi giá trị sổ sách của 1 cổ phiểu VICOSTONE tăng gần 50%. Trong năm 2007 khi công ty tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đã kéo theo thu nhập trên một cổ phiếu tăng lên hơn 224%, chứng tỏ chủ trương đúng đắn của ban lãnh đạo công ty cũng như hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của VICOSTONE.
Tiềm lực con người
Lực lượng lao động có năng suất
Tính đến ngày 29/02/2008 tổng số lao động của Công ty VICOSTONE là 342 người. Là một doanh nghiệp chuyên về sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng nên cơ cấu lao động của Công ty nghiêng về lao động trực tiếp. Trong đó, đội ngũ công nhân kỹ thuật chiếm số lượng lớn, hơn 70%, tiếp theo là nhân lực có trình độ từ đại học và cao đẳng trở lên chiếm 24%, còn lại là lao động có trình độ trung cấp, tương đương trung cấp, lao động do Công ty đào tạo, khoảng 6%.
Chiến lược phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực
Xác định con người là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của Công ty, nên công tác nhân sự được Công ty quan tâm chú trọng, trong đó: Chú trọng xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo liên tục cả về chuyên môn, tay nghề và quản lý thông qua đào tạo liên nghề, kỹ năng, đào tạo luân chuyển, ngoại ngữ và đặc biệt là kỹ năng bán hàng cho đội ngũ kinh doanh.
Tiềm lực vô hình
VICOSTONE là công ty duy nhất tại Việt Nam và là một trong hai nhà máy duy nhất tại châu Á sản xuất các dòng sản phẩm đá ốp lát cao cấp nhân tạo. Hiện tại trên thế giới có khoảng trên 40 nhà máy hoạt động trong cũng lĩnh vực với VICOSTONE với kinh nghiệm hoạt đông 30 – 40 năm. Là một công ty mới thành lập, VICOSTONE sẽ gặp phải sự cạnh tranh với các nhà máy này. Từ khi thành lập đến nay, với chiến lược kinh doanh của mình VICOSTONE đã từng bước nắm bắt, làm chủ công nghệ và chiếm lĩnh thị trường.
Công ty đã khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới. Sản phẩm của Công ty đang được các thị trường khó tính như: Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Úc chấp nhận.
Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của công ty
Dây chuyền công nghệ mà VICOSTONE sử dụng là dây chuyền Bretonestone và Terastone, sản xuất đá Granite cao cấp của nhà máy hiện nay là dây chuyền mà hãng Bretone S.p.a được cấp bằng sáng chế, là một công nghệ độc quyền hiện đại nhất thế giới hiện nay: Công nghệ rung ép trong môi trường chân không Công nghệ không nung. Ngoài việc sử dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới VICOSTONE còn có bí quyết sản xuất riêng, để tạo ra sản phẩm đá ốp lát đa dạng về chủng loại và phong phú về màu sắc. Hiện nay VICOSTONE có hơn 100 loại mẫu đá khác nhau.
II. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Đá ốp lát Cao cấp VINACONEX
1. Thực trạng xuất khẩu đá ốp lát của VICOSTONE giai đoạn từ 2006- 2008
1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của VICOSTONE giai đoạn từ 2006 – 2008
Vào ngày 01/09/2004 lô hàng xuất khẩu đầu tiên của VICOSTONE rời nhà máy sang ÚC, đây là ngày đánh dấu thời kì tăng trưởng xuất khẩu liên tục cho đến ngày hôm nay. Trong 5 năm hoạt động kể từ ngày 01/09/2004 Công ty đã có những nỗ lực, cố gắng trong việc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, điều này được ghi nhận trong bảng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 2004 – 2008 dưới đây:
Bảng1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỪ 2004 -2008
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2004
2005
2006
2007
2008
Kim ngạch XK
Tr. USD
1.75
8.04
12.3
19.36
21.52
Nguồn: Phòng kinh doanh
Biểu đồ 1: BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỪ NĂM 2004 - 2008
Đơn vị tính: Triệu USD
Nguồn: Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu
Từ số liệu bảng kim ngạch và biểu đồ trên ta thấy doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty liên tục tăng mạnh. Doanh thu của Công ty có sự tăng trưởng vượt bậc tương ứng 49,54%, 30,21% và 32,92% trong các năm 2005 – 2008. Ấn tượng hơn là chỉ sau 3 năm từ mức lỗ 7,96 tỷ vào năm 2005 thì Công ty đã có lãi trong năm 2006: 5,62 tỷ; đến năm 2007 thì đạt mức lợi nhuận đột biến: 41,149 tỷ (tăng 631%). Và đến năm 2008 lợi nhuận của Công ty 79,979 tỷ. Có được điều này là ngoài việc Công ty tăng công suất sản xuất thì với sự cải tiến công nghệ, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được nâng cao hơn làm giá thành sản phẩm năm 2007 đã giảm so với giá thành sản phẩm năm 2006 từ 3% đến 10% tùy từng sản phẩm. Không những thế trong năm 2007,2008 Công ty còn hướng tới đối tượng khách hàng mới bên cạnh các khách hàng truyền thống lâu năm. Đặc biệt, VICOSTONE đã mở được thị trường lớn và tiềm năng là Mỹ với mức tiêu thụ lớn, đồng thời tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần tại thị trường Úc, cơ cấu xuất khẩu của Công ty thay đổi theo hướng mở rộng phạm vi địa lý tiêu thụ mà không phụ thuộc vào 1 thị trường như trước đây.
Thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu đá ốp lát cao cấp của VICOSTONE năm 2008
Thị trường của Công ty đã được xuất khẩu tới trên 30 quốc gia ở 5 Châu lục trên thế giới, trong đó có những thị trường lớn như Úc, Mỹ, EU . Kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình 1,3 – 1,5 triệu USD/tháng. Số lượng các đơn hàng gấp hai lần công suất sản xuất do đó sản phẩm sản xuất ra không đủ để bán, đây cũng chính là cơ sở để Công ty liên doanh với đối tác nước ngoài thành lập Công ty liên doanh để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá nhân tạo cao cấp. Dưới đây là bảng biểu và biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty.
Bảng 2: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TỪ 2006 - 2008
Thị Trường
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Châu Úc
75.94%
50.19%
49.00%
Châu Á
10.08%
4.84%
2.00%
Châu Âu
9.1%
21.5%
39.00%
Châu Mỹ
4.07%
23.13%
9.00%
Châu Phi
0.81%
0.40%
1.00%
Tổng
100%
100%
100%
Nguồn: Phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu
Biểu đồ 2: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VICOSTONE NĂM 2006 – 2008
Nhìn vào 3 biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường xuất khẩu của VICOSTONE, ta có thể thấy được cơ cấu thị trường xuất khẩu của VICOSTONE đã thay đổi khá mạnh trong 3 năm trở lại đây. Trong giai đoạn 3 năm từ 2006 – 2008 thị trường Châu Úc vẫn là thị trường chủ yếu nhưng đã có sự sụt giảm điều này là do VICOSTONE đã tìm kiếm, phát triển các khách hàng ở các thị trường lớn như Châu Âu và Châu Mỹ. và kết quả là thị trường Châu Úc chiếm 75% năm 2006 đã giảm xuống còn 50.19% năm 2007 và đến năm 2008 thì chỉ còn chiếm 49% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty. Trong năm 2008 vừa qua do tình hình biến động xấu của kinh tế thế giới, sức tiêu thụ của thị trường có sự giảm sút mạnh, trong đó thị trường Mỹ giảm sút mạnh nhất từ 23.13% năm 2007 xuống còn có 9.00% năm 2008.
III . Đánh giá hoạt động xuất khẩu đá ốp lát trong giai đoạn 2006 – 2008
Kết quả đạt được
Bằng nhiều biện pháp đồng bộ trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, với sự nỗ lực, đoàn kết của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên, trong những năm qua VICOSTONE đã tạo ra được những bước tăng trưởng vượt bậc được thể hiện qua bảng kết quả kinh doanh sau:
Bảng 3: KẾT QUẢ KINH DOANH ĐẠT ĐƯỢC TỪ NĂM 2006 - 2008
Các Chỉ Tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị SXCN & VLXD
Tr. Đồng
257.085
344.404
470.802
Kim ngạch XK
Tr. USD
12.30
16.19
21.52
Tổng doanh thu
Tr. Đồng
203.60
270.43
389.31
Lợi nhuận sau thuế
Tr. Đồng
5.622
41.149
79.979
Nộp ngân sách
Tr. Đồng
3.607
3.533
9.769
Thu nhập bình quân
1000đ
2.51
3.348
5.913
Nguồn: Phòng kinh doanh
Từ bảng số liệu trên có thể thấy được Công ty đang trên con đường phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng mạnh. Doanh thu của Công ty chủ yếu dựa vào công tác xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, khi hoạt động xuất khẩu tăng mạnh dẫn đến tổng doanh thu của Công ty cũng tăng lên một cách mạnh mẽ. Hàng năm Công ty nộp vào ngân sách cũng tăng lên. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng được cải thiện một cách rõ rệt.
Hạn chế
Bên cạnh những thành tích trên Công ty cũng có một số hạn chế sau:
Việc nghiên cứu thị trường còn chưa được thực hiện một cách triệt để, dẫn đến việc mở rộng, phát triển thị trường được tiến hành nhưng chưa đúng với tiềm lực của Công ty.
Công ty vẫn chưa tiến hành các hình thức quảng cáo sản phẩm, quảng cáo hình ảnh của Công ty trên thị trường thế giới. Hiện nay các hình thức xúc tiến bán hàng, quảng cáo của Công ty vẫn còn trong phạm vi hẹp với hình thức tham gia hội chợ triển lãm trong nước, giới thiệu catalog và mẫu sản phẩm. Điều này làm cho hình ảnh Công ty, đặc điểm, công dụng chức năng của sản phẩm chưa đến được với khách hàng có nhu cầu và khách hàng tiềm năng. Làm cho việc tiêu thụ của Công ty trở lên thụ động, chưa chủ động tìm kiếm được khách hàng mới.
Năng lực cạnh tranh của VICOSTONE trên thị trường thế giới còn chưa cao, do đó khi đi vào các thị trường lớn như EU, Mỹ chưa đi sâu vào được thị trường, chưa có tính cạnh tranh cao với các doanh nghiệp nước ngoài.
Nguyên nhân
VICOSTONE chưa thực hiện được việc nghiên cứu và phát triển thị trường một cách triệt để bởi vì VICOSTONE chưa có phòng Marketing riêng, việc nghiên cứu và phát triển thị trường vẫn phụ thuộc vào năng lực của phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu, mà nhân lực của phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu còn hạn chế. Điều này khiến cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường còn chưa được chú trọng.
Hoạt động bán hàng hiện nay của VICOSTONE chỉ chú trọng vào hoạt động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, do đó việc xúc tiến bán hàng và quảng cáo hình ảnh Công ty và sản phẩm sang thị trường nước ngoài phải bỏ ra một chi phí khá cao so với tiềm lực của Công ty.
Năng lực cạnh tranh của VICOSTONE còn hạn chế bởi do VICOSTONE là một doanh nghiệp trẻ trong việc sản xuất chế tạo đá ốp lát cao cấp, cho nên VICOSTONE chưa thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài đã có kinh nghiệm lâu năm.
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX
Mục tiêu và định hướng xuất khẩu của Công ty
Định hướng xuất khẩu của Công ty
Sản phẩm xuất khẩu: đa dạng hóa về mẫu mã, chủng loại sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng trên thế giới và trong nước. Tăng cường bán những sản phẩm đá ốp lát đã qua chế tác.
Thị trường xuất khẩu: Mở rộng, củng cố hệ thống đại lý, phân phối quốc tế, có chính sách bán hàng linh hoạt để mở rộng và phát triển thị trường trên thế giới. Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để tìm kiếm thị trường mới. Thiết lập các hệ thống theo dõi và dự đoán chính xác sự thay đổi của thị trường.
Xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm ngay từ những ngày đầu tiên, đặc biệt là đảm bảo chất lượng sản phẩm về dịch vụ sau bán hàng. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhất là tận dụng những ưu thế của Internet để không ngừng đưa thương hiệu của VICOSTONE vươn ra thị trường thế giới.
Mục tiêu xuất khẩu của Công ty
Trong bối cảnh năm nền kinh tế thế giới năm 2009 tiếp tục suy thoái; thị trường tài chính – tín dụng – tiền tệ chưa thực sự ổn định; lạm phát toàn cầu đang tiếp diễn, giá cả một số nguyên nhiên vật liệu vẫn còn biến động mạnh thì việc đặt ra các chỉ tiêu phù hợp với Công ty là rất quan trọng.
Trên cơ sở phân tích thị trường, đánh giá năng lực nội tại, đồng thời nhắm mục tiêu hướng tới sự tăng trưởng cao và bền vững. VICOSTONE đã xây dựng nhiệm vụ, kế hoạch năm 2009 cho Công ty như sau:
Trong năm 2009, Ban lãnh đạo Công ty sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo phương châm: An toàn – Năng suất và Hiệu quả. Phấn đấu giá trị doanh thu đạt: 550 tỷ đồng, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 45 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu là: 30 triệu USD.
Bảng 4: MỤC TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2009
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
TH
năm 2008
MT
năm 2009
Tăng
trưởng so
với năm
2008 (%)
I
Tổng giá trị SXKD
Tr.đồng
464.802
650.723
40,00
1
Giá trị SX xây lắp
Nt
2
Giá trị SXCN và VLXD
Nt
464.802
650.723
40,00
3
Kim ngạch XNK hàng hóa
Tr. USD
33,66
46,80
39,04
-
Giá trị kim ngạch nhập khẩu
Nt
12,13
16,80
38,50
-
Giá trị kim ngạch xuất khẩu
Nt
21,52
30,00
39,41
II
Tổng doanh thu
Tr.đồng
396.453
535.056
34,96
1
Doanh thu trong nước
Nt
16.713
40.056
139,67
2
Doanh thu XNK hàng hóa
Tr. USD
21,53
30,00
39,34
3
Doanh thu khác
Tr.đồng
17.352
II
Tổng lợi nhuận trước thuế
Tr.đồng
89.977
101.003
14,81
1
Lợi nhuận trong nước
Nt
836
2.003
139,67
2
Lợi nhuận trong kinh doanh XNK
Nt
89.487
99.000
10,63
3
Lợi nhuận kinh doanh khác
Nt
(2.346)
-
(100)
Nguồn: Báo cáo mục tiêu 2009
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước đối với cả 3 loại sản phẩm của Công ty là đá nhân tạo Bretonstone, Terastone và Hi-tech Stone, xuất khẩu vẫn là chủ yếu.
Huy động mọi nguồn lực cũng như điều kiện tốt nhất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đảm báo nhanh chóng các dự án đi vào hoạt động, tăng cường năng lực, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp VICOSTONE để phát huy cao nhất các nguồn lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tiếp tục đẩy mạnh bán hàng vào 3 thị trường lớn của Công ty là Châu Úc, Châu Âu và Châu Mỹ. Phấn đấu đạt mục tiêu mỗi năm doanh thu tăng 25%.
Khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ đá đã qua chế tác để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Chế tác đá Việt Nam.
Biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Cổ phần Đá ốp lát Cao cấp VINACONEX
Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu đá ốp lát của Công ty
Thị trường là một vấn đề sống còn đối với mọi công ty. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, vấn đề tìm kiếm thị trường càng phải được chú trong hơn. Chính vì thế, Công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và chủ động tìm kiếm khách hàng, chủ động xâm nhập, phát triển thị trường mới đồng thời củng cố thị trường truyền thống, duy trì mối quan hệ với các khách hàng quen thuộc. Để công tác nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả, Công ty cần:
Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, có thể một bộ phận nhỏ của phòng kinh doanh phụ trách công việc này. Bộ phận cần thu thập thông tin và xử lý thông tin về thị trường, từ những điều tra nghiên cứu đó đưa ra những dự báo xu hướng biến động của thị trường về cung, cầu, giá cả hàng hóa
Xây dựng hệ thống thu thập thông tin như mạng internet, mạng lưới thu thập thông tin rộng, Công ty cũng có thể thu thập thông tin bằng cách mua từ các tổ chức cung cấp thông tin,
Cần tổ chức cho nhân viên nghiên cứu thị trường học tập, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường. Tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc thực tế để áp dụng các kiến thức được đào tạo, từ đó có được kinh nghiệm trong công tác thị trường.
Cần đầu tư các thiết bị xử lý thông tin hiện đại, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích thông tin.
Trong quá trình nghiên cứu thị trường, cần phân loại thị trường để loại bỏ những thị trường không phù hợp với điều kiện của Công ty. Ngoài ra, công ty cũng phải thực hiện tốt công tác xúc tiến bán hàng, xúc tiến xuất khẩu, điều đó cũng giúp cho việc thu hồi thông tin từ khách hàng của Công ty thông qua việc buôn bán trực tiếp với họ.
Hiện nay Công ty chưa thành lập được phòng Marketing, mọi công việc đều do phòng kinh doanh đảm nhận, do đó hiệu quả của công tác Marketing và hoạt động thiết kế chưa cao. Trong thời gian tới công ty cần thành lập thêm phòng này, cần tuyển thêm nhân viên có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực này, hoặc có thể bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viện đã có trong Công ty bằng cách cử họ đi học các lớp nghiệp vụ hoặc mời chuyên gia về giảng dạy.
Khách hàng hiện tại của Công ty chủ yếu vẫn là những khách hàng truyền thống, công tác tìm kiếm thị trường mới của Công ty hầu như thụ động, bởi vậy hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của số khách hàng này. Những năm vừa qua, Công ty có thêm được một số khách hàng mới nhưng chưa xứng với năng lực sản xuất của Công ty. Công ty đã nhận thức được điều này, nên đang dần tăng cường thêm hoạt động tìm kiếm khách hàng. Trước mắt Công ty đang chú trọng mục tiêu xuất khẩu nhằm xây dựng thương hiệu cho Công ty trên toàn thế giới, và Công ty cũng đang bước đầu xâm nhập thị trường trong nước bằng các sản phẩm đá đã chế tác.
Tổ chức quảng cáo và xúc tiến bán hàng.
Công tác tổ chức quảng cáo và xúc tiến bán hàng là công tác vô cùng quan trọng vừa tăng được hiệu quả tiêu thụ sản phẩm vừa khẳng định được vị thế của Công ty trên thị trường.
Hiện tại công tác này cũng được Công ty chú trọng đến. Hàng năm Công ty đều tham gia vào các hội trợ , triển lãm về sản phẩm vật liệu xây dựng, các hội trợ, triển lãm về hàng hóa xuất nhập khẩu để tăng sự biết đến của khách hàng, mở rộng công tác tiêu thụ, khẳng định thương hiệu cũng như vị thế của mình.
Từ đầu năm đến giờ Công ty cũng đã tham gia vào triển lãm vật liệu xây dựng Vietbuild được tổ chức tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, và hội trợ hàng hóa xuất nhập khẩu EXPO được tổ chức tại triển lãm Giảng Võ. Sau hai hoạt động này Công ty cũng đã ký kết thêm được một số hợp đồng, tuy giá trị của hợp đồng không lớn nhưng cũng sản phẩm của Công ty đã được nhiều người biết đến hơn. Đây là một hoạt động thực sự hiệu quả.
Tuy nhiên Công ty cần tăng cường quảng cáo thông qua các phương tiện như: vô tuyến truyền hình, báo chí và các tạp chí chuyên ngành
Mở rộng và đa dạng hóa mẫu mã hàng xuất khẩu
Hiện nay Công ty đã có trên hàng trăm mẫu sản phẩm nhưng những sản phẩm mới chưa tạo được sự khác biệt lớn so với mẫu cũ, sản phẩm thường có màu sắc tương đối giống nhau và có những sản phẩm do Công ty làm ra chưa xuất phát từ nhu cầu của khách hàng vì vậy có những sản phẩm làm ra chưa tiêu thụ được. Công ty cần đổi mới, phát triển những mẫu sản phẩm có sự độc đáo về màu sắc, chất lượng để đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng.
Công ty cần đưa vào thị trường những sản phẩm đá đã qua chế tác, để khách hàng có nhiều sự lựa chọn.
Tăng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định quy mô sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy việc tăng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một công tác cần được Công ty chú trọng đến.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh, hiện nay nguồn vốn vay của Công ty chiếm một tỷ trọng không nhỏ, vì thế hàng năm Công ty phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để trả lãi vay. Để khắc phục điều nay Công ty có thể tìm biện pháp huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong Công ty, việc này cũng có một tác động tích cực đến hiệu quả lao động của cán bộ công nhân viên khi họ được hưởng thành quả lao động trên chính đồng vốn mà họ bỏ ra, từ đó giảm được chi phí kinh doanh.
Để giữ được uy tín của mình với các tổ chức tín dụng ,tăng niềm tin vào độ an toàn của vốn họ cho vay, Công ty cần xem xét lại hiệu quả sử dụng tài sản, tăng khả năng thanh toán.
Sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí, hư hỏng nguyên vật liệu. Hạn chế các sản phẩm lỗi, hỏng, không đạt tiêu chuản kỹ thuật.
Công ty cũng cần chú trọng tăng cường các mối quan hệ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để khi cần có thể vay vốn một cách thuận lợi nhất.
Điều kiện thực hiện các biện pháp trên
Công ty cần quan hệ tốt hơn với các ngân hàng để có thể vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cần phải có kế hoạch phân bổ chi phí một cách hợp lý cho các hoạt động của Công ty. Từ chi phí nghiên cứu, phát triển thị trường cho đến công tác quảng cáo, xúc tiến sản phẩm.
Các phòng ban phối hợp với nhau chặt chẽ hơn nữa để có thể thống nhất được các phương án hành động cho đồng bộ từ trên xuống dưới để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Một số kiến nghị đối với Nhà Nước
Đổi mới và hoàn thiện hệ thống các chính sách xuất khẩu. Giảm bớt những thủ tục rườm rà không cần thiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác xuất khẩu.
Nhà nước cần hoàn thiện, thống nhất các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho Công ty có cơ sở pháp lý để hoạt động có hiệu quả như: Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các pháp lệnh hợp đồng kinh tế, tạo môi trường pháp lý an toàn cho việc áp dụng các phương pháp thanh toán mới.
Nhà nước cần thành lập quỹ bảo hiểm, quỹ hỗ trợ xuất khẩu chung cho cả nước để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi giá cả thị trường thế giới biến động cũng như khi gặp rủi ro trong việc hợp đồng xuất khẩu.
Giảm bớt thủ tục vay vốn, tạo những mức lãi xuất ưu đãi,tạo điều kiện cho các Công ty tăng cường vốn lưu động và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần Đá ốp lát VINACONEX là một doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đá ốp lát cao cấp trên thị trường thế giới. Tuy vậy Công ty cũng đã đạt được rất nhiều thành tích về hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời gian qua. Công ty Cổ phần Đá ốp lát VINACONEX không ngừng phấn đấu tự hoàn thiện mình và luôn thực hiện tốt các hợp đồng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu, cúp vàng do các tổ chức của Nhà nước, tư nhân có uy tín trao tặng do có những thành tích đáng ghi nhận với một doanh nghiệp xuất khẩu.
Bên cạnh những thành tích đó Công ty do là một doanh nghiệp trẻ cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Những hạn chế này đang dần dần được Công ty khắc phục với các chính sách, chiến lược và sự nỗ lực của tập thế cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
Thông qua việc tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Đá ốp lát Cao cấp VINACONEX, em cũng đã nắm bắt được tình hình kinh doanh của Công ty. Trong bài khóa tốt nghiệp em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đưa Công ty ngày càng phát triển hơn trong tương lai. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, bài khóa không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong các thầy cô giáo giúp đỡ em để sau khi ra trường em sẽ có thêm được kiến thức quý báu, giúp ích em trong công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Hoàng Minh Đường đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn các anh, các chị trong Công ty Cổ phần Đá ốp lát Cao cấp VINACONEX đã giúp đỡ em trong thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 25
Bảng1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỪ 2004 -2008 41
Biểu đồ 1: BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỪ NĂM 2004 – 2008.. 41
Bảng 2: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TỪ 2006 - 2008 43
Biểu đồ 2: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VICOSTONE NĂM 2006 – 2008 43
Bảng 3: KẾT QUẢ KINH DOANH ĐẠT ĐƯỢC TỪ NĂM 2006 - 2008 45
Bảng 4: MỤC TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2009 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS. TS. Đặng Đình Đào (2002), Giáo trình: “Thương mại doanh nghiệp” – NXB Thống Kê.
PGS. TS Nguyễn Xuân Quang (2005), giáo trình: “Marketing thương mại” – NXB Lao Động – Xã Hội.
PGS. TS Hoàng Minh Đường, PGS. TS Nguyễn Thừa Lộc (2006), giáo trình: “Quản trị doanh nghiệp thương mại” (tập 2) – NXB Lao Động – Xã Hội.
PGS. TS. Đặng Đình Đào, GS.TS Hoàng Đức Thân (2003), giáo trình: “Kinh tế thương mại” – NXB Thống Kê.
PGS. Vũ Hữu Tửu (2007), giáo trình : “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương” – NXB Giáo dục.
GS.TS. Võ Thanh Thu , giáo trình: “kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu”- NXB Thống Kê.
Công ty Cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Báo cáo tổng hợp.
Công ty Cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex, Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008.
Công ty Cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex, Bản cáo bạch năm 2006.
Công ty Cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex, Báo cáo kết quả kinh doanh 2006 – 2008.
Công ty Cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex, Báo cáo thành tích xét tặng bằng khen của Bộ Xây Dựng.
Một số trang Web:
Trang web Công ty Cổ phần Đá ốp lát Vinaconex: www.vicostone.com
Trang web sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: www.hastc.org.vn
Trang web của Bộ Công Thương: www.mot.org.vn
Trang web của Tổng Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) www.vinaconex.com
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2012.doc