Đối với thị trường EU, các sản phẩm thủy sản gắn với các thị trường tiêu thụ chính như phục vụ cho các nhà hàng và ngành bán lẻ, phục vụ cho việc thay thế các loại thực phẩm không phải thủy sản của Châu Âu, các nhóm dân cư thiểu số, các tổ chức dịch vụ thực phẩm và tái chế xuất khẩu.
Các sản phẩm thủy sản chế biến được tiêu thụ phổ biến ở EU gồm các mặt hàng tươi, cắt khúc, luộc, tẩm bột, đóng hộp hay hun khói. Thị trường EU được chia thành hai khu vực chính : Các nước Tây Bắc Âu và các nước Địa Trung Hải. Các nước Tây Bắc Âu ưa chuộng các loài nước lạnh (cá trích, các thu, cá minh thái, cá bơn, cá hồi). Khu vực Địa Trung Hải ưa chuộng nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá tuyết. Cá ngừ, cá hồi, cá bơn và tôm là loài thủy sản được ưa chuộng ở khắp Châu Âu.
61 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong thời gian gần đây, Trung Quốc (cả Hồng Kông) đang nổi lên như một thị trường thu hút hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam với kim ngạch tăng từ 291,730 triệu USD năm 2000 đã tăng lên tới 145,573 triệu USD năm 2006 (Trung tâm Tin học- Bộ Thủy sản). Bên cạnh đó, thị trường ASEAN là thị trường truyền thống và rất gần chúng ta về mặt địa lý song giá trị kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN còn khá nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước và có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường ASEAN là 165,681 triệu USD (chiếm 7,02%) đã giảm xuống còn 150,961 triệu USD năm 2006 (chiếm 4,5%).
Tính tới tháng 7/2007, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có nhiều sự thay đổi. Thị trường EU từ vị trí thứ 2 năm 2006 đã vươn lên vị trí thứ 1, đạt 500 triệu USD, chiếm 25,17% thị phần về giá trị (năm 2006 là 21,6%). Thị trường Mỹ trở lại với vị trí thứ 2, chiếm tỷ trọng 19,58% về giá trị (389,06 triệu USD). Thị trường Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ 3, chiếm 18,7% về giá trị , đạt 371,5 triệu USD nguyên nhân là những tháng đầu năm Nhật Bản tiến hành kiểm soát nghiêm ngặt đối với thủy sản Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường ASEAN đạt 103,6 triệu USD, chiếm thị phần 5,21% về giá trị, tăng 33,14% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông tăng 25,04%, đạt 93,24 triệu USD chiếm 4,7%. Điều này cho thấy một sự tăng trưởng khả quan của hàng thủy sản Việt Nam trong thời gian tới (Thống kê của Bộ Thủy sản).
2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU hiện nay
2.2.1.Những nét chung về thị trường thuỷ sản EU
2.2.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của EU hiện nay
Liên minh Châu Âu (EU) hiện nay bao gồm 27 thành viên, là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới và cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khá vững chắc. Mặt khác, thị trường EU được xác định là một thị trường có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm. Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thống nhất mạnh hạng nhất thế giới, có sức mua lớn, ổn định và cũng là một thị trường khó tính về tiêu dùng các mặt hàng nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng.
Trong những năm gần đây, EU là một trong ba thị trường xuất nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới cùng với Nhật Bản và Mỹ. Đặc điểm nổi bật trong hoạt động thương mại thủy sản của các nước EU là kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản chủ yếu được diễn ra trong nội bộ các nước thành viên nội khối (83%). Hiện nay, EU nhập khẩu thủy sản từ trên 180 quốc gia trên thế giới và là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất với sản lượng là 9,7 triệu tấn với giá trị là 23.791 triệu EUR (số liệu năm 2004). Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Italy, Anh là những thị trường nhập khẩu chính, giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm vượt 1 tỷ USD và các nước này cũng chiếm gần 80% giá trị nhập khẩu thủy sản của EU.
Bảng 2.4.Giá trị nhập khẩu thủy sản của EU
Đơn vị: triệu ECU/ EUR
Tên nước
2000
2003
2004
EU-25
22.645
24.182
23.791
EU-15
21.969
23.411
22.918
Ailen
124
109
111
Anh
2.383
2.245
2.284
Áo
179
216
242
Ba Lan
242.770
Bỉ
1.138
1.226
1.243
Bồ Đào Nha
963
1.009
1.017
Đan Mạch
1.942
1.929
1.851
Đức
2.560
2.420
2.246
Hà Lan
1.372
1.587
1.483
Hy Lạp
356
Italy
2.812
3.219
3.146
Luxămbua
77
68
67
Phần Lan
132
162
166
Pháp
3.329
3.427
3.402
Tây Ban Nha
3.831
4.452
4.216
Thụy Điển
771
931
1.053
(Nguồn trích : eurostat)
Bảng 2.5: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU năm 2005
Nước
Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)
Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn)
Bỉ
76,48
23,71
Đức
67,81
20,68
Italia
62,2
19,9
Tây Ban Nha
53,66
19,5
Hà Lan
41,03
10,64
Pháp
38,44
7,65
Anh
38,26
6,1
Ba Lan
13,76
5,76
Bồ Đào Nha
7,35
2,87
Đan Mạch
5,89
1,64
( Nguồn: Trung tâm Tin học Thủy sản ngày 2/7/2007)
Năm 2006, nhập khẩu thủy sản của EU (25 nước) đạt mức kỷ lục 28,2 tỷ EUR (38,9 tỷ USD), tăng 10,7% so với 25,5 tỷ EUR năm 2005. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 15,7 tỷ EUR (21,7 tỷ USD) cho thấy thâm hụt thương mại thủy sản của EU ngày càng lớn. Ba nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong khối EU là Tây Ban Nha với kim ngạch nhập khẩu đạt 4,9 tỷ EUR (6,8 tỷ USD), Pháp (3,9 tỷ EUR), và Italia (3,6 tỷ EUR). Nhập khẩu thủy sản của 3 nước này chiếm tới 45% tổng nhập khẩu vào EU. Bỉ là nước duy nhất có giá trị xuất khẩu cao gấp đôi giá trị nhập khẩu nhờ ngành chế biến và thương mại phát triển. Ba nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho thị trường EU là Na Uy (2,7 tỷ EUR), Trung Quốc (1,1 tỷ EUR) và Aixơlen (1,1 tỷ UR). Ngoài ra, Mỹ, Marốc, Áchentina và Việt Nam cũng là những nhà cung cấp lượng lớn thủy sản cho thị trường EU. Bên cạnh đó, 80% thủy sản được sản xuất tại EU dành cho tiêu thụ nội địa, 20% còn lại được xuất khẩu sang các nước ngoài EU. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất (Nguồn: tháng 8/2007).
2.2.1.2.Hệ thống tiêu thụ và xu hướng tiêu thụ
Hệ thống tiêu thụ
Đối với thị trường EU, các sản phẩm thủy sản gắn với các thị trường tiêu thụ chính như phục vụ cho các nhà hàng và ngành bán lẻ, phục vụ cho việc thay thế các loại thực phẩm không phải thủy sản của Châu Âu, các nhóm dân cư thiểu số, các tổ chức dịch vụ thực phẩm và tái chế xuất khẩu...
Các sản phẩm thủy sản chế biến được tiêu thụ phổ biến ở EU gồm các mặt hàng tươi, cắt khúc, luộc, tẩm bột, đóng hộp hay hun khói. Thị trường EU được chia thành hai khu vực chính : Các nước Tây Bắc Âu và các nước Địa Trung Hải. Các nước Tây Bắc Âu ưa chuộng các loài nước lạnh (cá trích, các thu, cá minh thái, cá bơn, cá hồi). Khu vực Địa Trung Hải ưa chuộng nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá tuyết. Cá ngừ, cá hồi, cá bơn và tôm là loài thủy sản được ưa chuộng ở khắp Châu Âu.
Xu hướng tiêu thụ
Tiêu thụ thủy sản của toàn EU đạt hơn 5 triệu tấn mỗi năm, tiêu thụ đầu người trung bình 21 kg/ người/năm (theo thống kê của nguồn eurostat, năm 2004). Người Châu Âu thích ăn hải sản bởi họ nhận thấy thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao và quan trọng là có chất béo, mức choleston, năng lượng thấp, có chứa chất béo động vật và axit béo omega, hàm lượng protein cao, có nguồn vitamin và khoáng chất có giá trị, rất có lợi cho sức khỏe con người.
Người Châu Âu đánh giá cao sự tiện dụng của hàng thủy sản. Họ mua nhiều các sản phẩm hữu cơ để không gây hại cho môi trường và sức khỏe của bản thân họ. Theo một nghiên cứu về người tiêu dùng EU, 74% người tiêu dùng mua sản phẩm thủy sản vì họ nghĩa đến vấn đề sức khỏe, 58% nghĩ về vấn đề môi trường và 23% do sự ưu thích (Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 8, 2002).
Thủy sản tươi sống là món ăn được ưa thích nhất ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, phần lớn là cá và các loài có vỏ như tôm, cua, sò, hến. Điều này hoàn toàn đối lập ở Áo, nơi mà cá hầu như không đóng vai trò gì trong ẩm thực. Đức và Tây Ban là hai quốc gia tiêu thụ nhiều nhất là các loài có vỏ, ngược lại, Bỉ và Bồ Đào Nha tiêu thụ mạnh cá khô, ướp muối và hun khói.
2.2.1.3. Một số quy định của EU đối với hoạt động nhập khẩu thủy sản
Hiện nay, EU được coi là thị trường có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới. Hàng thủy sản của các nước đang phát triển đưa vào EU phải tuân thủ những quy định sau:
- Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưa hàng thủy sản vào EU phải nằm trong danh sách các nước đươc phép xuất khẩu vào EU. Từng lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp.
- Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế 91/492/EEC và 91/493/ EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật chỉ thị), dư lượng hóa chất ( kim loại nặng, kháng sinh và thuốc trừ sâu), chất độc, độc tố sinh học biến và ký sinh trùng.
- Quy định về giám sát: Quyết định 94/356/EEC yêu cầu nhà sản xuất có hàng thủy sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động sản xuất và chế biến của mình phù hợp với tiêu chuẩn HACCP. Tiêu chuẩn HACCP là điều kiện quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào EU.
Nếu hàng nhập khẩu của bất kỳ quốc gia nào bị một nước thành viên EU phát hiện có vấn đề về chất lượng lập tức sẽ bị đưa lên Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất cả các thành viên khác. Từ đó, EU sẽ có những biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu riêng đối với từng trường hợp vi phạm.
Hiện EU đang thực hiện chính sách “ dư lượng = 0” đối với các chất kháng sinh bị cấm hoàn toàn. EU ngày càng hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng kháng sinh trên cơ sở hiện đại hóa thiết bị kiểm tra. Mỗi khi nâng cấp thiết bị kiểm tra dư lượng kháng sinh ở trong các mặt hàng thủy sản nhập khẩu, EU lại hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng kháng sinh. Điều này đã gây trở ngại đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản vào EU của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. EU đã hai lần hạ ngưỡng phát hiện dư lượng đối với Chloramphenicot: Lần 1 vào năm 1999, từ 1 ppb xuống 0,1 ppb; Lần 2 vào năm 2001, từ 0,1 ppb xuống 0,003ppb ( Nguồn: Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại).
2.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU hiện nay
2.2.2.1.Về kim ngạch xuất khẩu
Từ những năm 1980, sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã xuất hiện tại thị trường EU với một nhãn hiệu chung là Seaprodex. Ngay từ những năm đầu xâm nhập vào thị trường EU, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu chung với những mặt hàng nông sản khác với số lượng ít nhưng đã gây được cảm tình của người tiêu dùng Châu Âu.
Nhận thức được rằng, quá trình tiêu thụ sản phẩm cuối cùng đặc biệt là tiêu thị với giá trị gia tăng thông qua xuất khẩu, là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của các hoạt động nuôi trồng và khai thác, bên cạnh việc giữ vững những thị trường truyền thống, ngành thủy sản Việt Nam đã chủ trương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó EU là một trong những lựa chọn hàng đầu. Trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có những bước phát triển đáng ghi nhận. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu vào thị trường EU nói chung liên tục đạt mức tăng trưởng cao.
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường EU
Đơn vị: Triệu USD
(Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản)
Hiện nay, EU dần trở thành một bạn hàng quen thuộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cùng với xu hướng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ xuất khẩu của toàn ngành thủy sản nói chung, có thể thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 1996-1999 hết sức khả quan với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 54,92 %. Theo số liệu thống kê của EU, kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam đạt 65,0 triệu USD năm 1997, năm 1998 tăng lên 92,5 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Tin học Bộ Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 1999 đạt 89,1 triệu USD đồng thời đây cũng là năm đánh dấu sự thành công của ngành thủy sản Việt Nam tại thị trường EU. Từ tháng 11/1999, Việt Nam được công nhận vào danh sách 1(List A) các nước xuất khẩu thủy sản vào EU, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã chính thức được công nhận về pháp lý để khẳng định được chỗ đứng tại 15 nước của EU.
Trong những năm 2000-2002, hoạt động xuất khẩu thủy sản bị chững lại và có xu hướng giảm sút, sau khi EU tăng cường kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh và hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng các chất này trong sản phẩm. Nhờ những nỗ lực khắc phục của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và nông ngư dân Việt Nam, từ năm 2003 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trở lại. Theo bảng số liệu 2.4, năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 116,7 triệu USD, năm 2004 đạt 231,5 triệu USD, năm 2005 đạt 367,3 triệu USD. Hàng thủy sản hiện nay là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ tư trong số các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU. Khối lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2005 đạt gần 120 nghìn tấn, trị giá 367,3 triệu USD, chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng lên 723, triệu USD với sản lượng đạt 219 nghìn tấn.
Bảng 2.6: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU
Năm
Kim ngạch
(triệu USD)
Tốc độ tăng (%)
Sản lượng (tấn)
Tốc độ tăng (%)
2000
71,8
-19,4
20.290,8
-
2001
90,7
26,32
26.659,1
31,38
2002
73,7
- 18,74
29.612,8
11,08
2003
116,7
58,34
38.186,8
28,95
2004
231,5
98,4
73.459,2
92,36
2005
367,3
58,66
110.911,2
50,98
2006
723.5
97
219.967
98,33
(Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản)
Tính tới tháng 8 năm 2007, xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 175,4 nghìn tấn với kim ngạch 586.8 triệu USD, tăng 24,56% về lượng và 29,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 30,88% về lượng và 25,13% về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản).
2.2.2.2.Về cơ cấu sản phẩm
Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu vào EU là khá đa dạng với nhiều chủng loại. Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là các mặt hàng cá, tôm, bạch tuộc, cá ngừ, đồ hộp. Trong giai đoạn từ 2000-2001, mặt hàng có khối lượng nhập khẩu lớn nhất của EU từ Việt Nam là tôm đông lạnh. Kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh năm 2000 đạt 38,6 triệu USD, năm 2001 đạt 43,6 triệu USD. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam có giảm sút, chỉ còn 15,7 triệu USD (Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 4/2/2004). Trong thời gian đó, một số lô hàng tôm đông lạnh của Việt Nam xuất sang EU bị phát hiện có dư lượng kháng sinh cao quá mức cho phép và bị hủy, gây thiệt hại lớn cho nhà xuất khẩu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến bàn ăn được công bố trong Sách Trắng của EU đối với thực phẩm chế biến nhập khẩu.
Từ năm 2002, thương mại tôm giữa Việt Nam và EU đã có những dấu hiệu phục hồi và có sự gia tăng cả về giá trị và khối lượng tôm xuất sang thị trường này trong năm 2003 – 2004. Năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 5316 tấn tôm sang EU, tăng 28% so với năm 2002 là 4000 tấn (Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản). Năm 2004, tôm Việt Nam đã thâm nhập mạnh hơn vào các thị trường mới tại khu vực EU, khi các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam chuyển hướng từ Bỉ (thị trường truyền thống số một tại khu vực EU) sang các thị trường tiềm năng khác như Anh, Đức, Italy. Hiện nay, Bỉ và Italy vẫn là hai thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam tại EU, chiếm 53% tổng lượng hàng xuất sang EU năm 2005. Việt Nam nằm trong tốp 10 nhà cung cấp tôm hàng đầu của Bỉ với 4% thị phần nhập khẩu. Mặt hàng chính là tôm nước ẩm đông lạnh. Việt Nam đồng thời cũng là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 9 của Anh.
Bên cạnh đó, cá đông lạnh cũng là mặt hàng có mức tăng xuất khẩu sang EU đều và đáng kể. Xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường này đã vượt xa tôm không những về khối lượng và giá trị, vươn lên trên cả Nhật (66 triệu USD năm 2003), chỉ sau Mỹ (141 triệu USD) và chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá của Việt Nam (552 triệu USD). Năm 2004, xuất khẩu cá của Việt Nam sang EU tiếp tục tăng trưởng với giá trị xuất khẩu đạt 231,5 triệu USD, gấp 3 lần so với năm 2003, chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU (nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản). Sản phẩm cá chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường này là cá tra, các basa và cá ngừ.
Tuy cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU có sự thay đổi qua các năm những trong tất cả các sản phẩm mà Việt Nam xuất khẩu sang EU thì mặt hàng cá tươi, cá đông lạnh vẫn chiếm tỷ lệ cao với 517,476 triệu USD (chiếm 71,5%), còn mặt hàng khô vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất với con số 1,451 triệu USD (chỉ chiếm 0,2%) ( Trích: Bảng số liệu 2.6)
Bảng 2.7: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU năm 2006
STT
Sản phẩm
Khối lượng (tấn)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(triệu USD)
Tỷ trọng (%)
1
Tôm đông lạnh
21.265
9,67
154,3
21,33
2
Cá tươi/đông lạnh: Trong đó
- Cá da trơn
- Cá ngừ
179.374
123.212
14.045
81,55
56,01
6,39
517,476
343,427
33,085
71,52
47,46
4,57
3
Mực và Bạch tuộc đông lạnh
18.976
8.63
50,278
6,95
4
Hàng khô
352
0,15
1,451
0,2
(Nguồn: Tạp chí thương mại Thủy sản tháng 2/2007)
2.2.2.3.Về thị trường xuất khẩu
Các thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam trong khối EU được biểu hiện thông qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.4 : Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU
năm 2004
(Nguồn: www.globefish. org/EU legislation)
Trong khối EU, các quốc gia như Bỉ, Italy, Anh, Đức và Hà Lan là những thị trường xuất khẩu chính của hàng thủy sản Việt Nam. Trong đó, Bỉ và Italy là hai thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam tại EU, chiếm 53% tổng lượng hàng xuất sang thị trường này năm 2006. Việt Nam nằm trong 10 tốp nhà cung cấp tôm hàng đầu của Bỉ với 4% thị phần nhập khẩu. Trong những năm qua, thủy sản Việt Nam gần như chỉ xuất hiện với mức độ hết sức khiêm tốn ở một vài nước trên thị trường Đông Âu. Trong vài năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực thâm nhập thị trường các thành viên mới của EU ở khu vực này, đặc biệt là ở Ba Lan và đã có những kết quả bước đầu.
Tới tháng 8/2007, thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 26/27 quốc gia thuộc khối EU, trong đó có 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất từ Việt Nam: Tây Ban Nha là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong khối EU và cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 17,9%. Mặt hàng chính mà Tây Ban Nha nhập đó là cá, bạch tuộc, mực, nghêu, chả cá đông lạnh....; Italy đứng thứ hai, chiếm 14,72% thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang khối này. Đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là Ba Lan chiếm 14,38% (Nguồn: Thống kê Bộ Thủy sản- www.fistenet.gov.vn).
Theo cục Quản lý chất lượng và An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản, hiện Việt Nam có 245 cơ sở chế biến thủy sản đáp ứng được các tiêu chuẩn của EU và được phép xuất khẩu sang thị trường này. Đây sẽ là tín hiệu để đảm bảo cho khả năng cung cấp và xuất khẩu những mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng khi xuất khẩu vào EU trong bối cảnh EU ngày càng có nhiều cuộc kiểm tra đối với các mặt hàng nhập nhập thủy sản Việt Nam đặc biệt là về dư lượng chất kháng sinh có trong sản phẩm.
2.3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, tỷ trọng hàng thuỷ sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu thủy sản của EU đã liên tục tăng cả về sản lượng và giá trị. S ản lượng xuất khẩu liên tục tăng trong nhiều năm trở lại đây, từ mức 20 nghìn tấn năm 2000, lên 73 nghìn tấn năm 2004 và 219 nghìn tấn năm 2006. Trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU cũng lần lượt vượt qua mức trên 100 triệu năm 2003 lên mức 723,5 triệu USD năm 2006. Đến năm 2006, thị trường EU đã trở thành thị trường lớn thứ hai sau Nhật Bản.
Bên cạnh những thành tựu đó, trong những năm qua cũng đánh dấu những kết quả đạt được trong việc vượt qua các rào cản thương mại của hàng thủy sản xuất khẩu trên thị trường EU.
Về mặt thuế quan, do Việt Nam được hưởng chế độ GSP nên hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU cũng có nhiều lợi thế so với các quốc gia khác. Đặc biệt là từ khi được EU cho phép hưởng chế độ thuế quan ưu đãi này, Việt Nam luôn đáp ứng được các điều kiện của EU đối với các quốc gia được hưởng GSP, do đó Việt Nam vẫn luôn nằm trong danh sách các quốc gia được hưởng GSP của EU (khác so với Thái Lan, Trung Quốc,... có năm đã bị EU loại ra khỏi danh sách này).
Về việc đáp ứng các quy định của EU về tiêu chuẩn chất lượng, chất lượng của hàng thủy sản đang ngày càng được củng cố và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng EU. Để đảm bảo được điểu kiện này, Bộ Thủy sản đang tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cấp điều kiện sản xuất, đảm bảo 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong những năm qua, mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tại các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ, các doanh nghiệp đã nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc đáp ứng các tiêu chuẩn này đồi với hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản đã tăng cường việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi khắt khe của thị trường EU.
Về vấn đề bán phá giá hàng thủy sản trên thị trường EU: khác so với thị trường Hoa Kỳ, hàng thủy sản của Việt Nam trên thị tr ường EU gặp rất ít và hầu như là không có vụ kiện bán phá giá nào. Một phần là do nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường EU là rất lớn nên EU thường không dùng biện pháp chống bán phá giá như một biện pháp trả đũa thương mại hay mang tính chính trị như Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU với một mức giá hợp lý và với nhiều chủng loại có lợi thế cạnh tranh khá cao mà đặc biệt là tôm đông lạnh và cá đông lạnh. Ngoài ra, giá cả của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU sau khi đã qua các kênh phân phối thì nhìn chung cao hơn cả ở thị trường Hoa Kỳ. Do vậy, hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam hầu như không gây ảnh hưởng cho ngành sản xuất nội địa của EU nên thường không bị kiện bán phá giá. Đây cũng là một trong những lợi thế của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU cũng bộc lộ một số những hạn chế đòi hỏi ngành thủy sản phải cố gắng hơn nữa để có thể vượt qua nó.
Thứ nhất, tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU tăng trưởng ngày càng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản của Việt Nam vẫn chiếm thị phần nhỏ trên thị trường này, còn cách xa tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu thủy sản hàng năm của EU là rất lớn.
Thứ hai, khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Thị trường EU được coi là thị trường đưa ra những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Hiện nay, một số lô hàng của Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn chưa an toàn (nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn, bị phát hiện có dư lượng hóa chất, kháng sinh...) và chất lượng chưa ổn định. Đã xảy ra trường hợp doanh nghiệp làm giả chất lượng hàng thủy sản. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản, từ tháng 8/2001 đến 3-4/2002, tổng số lô hàng thủy sản Việt nam bị EU cảnh báo phát hiện dư lượng kháng sinh là 52 lô, Chloramphenicol có 49 lô (94%) trong đó thủy sản khai thác tự nhiên bị nhiễm 22 lô (42%), thủy sản nuôi bị nhiễm 30 lô (58%). Trước tình hình đó, Bộ thủy sản đã cùng với các doanh nghiệp cố gắng giải quyết vấn đề này, nhờ vậy sang năm 2003 đã giảm xuống còn 10 lô, nhưng sang năm 2004 và đầu năm 2005 tình hình vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng thủy sản lại trở thành vấn đề nổi cộn, năm 2004 số lô hàng bị phát hiện nhiễm kháng sinh lại tăng lên 24 lô và đến tháng 9/2005 đã là 46 lô. Qua đó thấy rõ được tính bấp bênh trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến VSATTP của các doanh nghiệp cũng như các hộ nuôi trồng thủy sản.
Thứ ba, năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu còn thấp. Tuy hàng thủy sản Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường EU những sức cạnh tranh này rất thấp so với các đồi thủ như: Hà Lan, Nauy, Marốc và các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, có thể thấy điều này qua thị phần của chúng ta nhỏ hơn nhiều so với thị phần của các đối thủ này.
Sức cạnh tranh hàng thủy sản Việt nam tăng nhưng không ổn định, tốc độ tăng còn chậm, phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng tôm và cá, các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, hàng khô, sức cạnh tranh còn yếu. Điểm yếu nhất của sức cạnh tranh hàng thủy sản Việt Nam là khả năng đáp ứng yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao. Mặc dù đã có những nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn còn hiện tượng hàng thủy sản xuất khẩu bị nhiễm dư lượng kháng sinh, đặc biệt là mặt hàng tôm.
2.3.3. Nguyên nhân những mặt hạn chế
Thứ nhất, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam ít có sự liên kết với nhau. Điều này, khiến cho các doanh nghiệp hầu như đơn độc trước sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài trước một thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn tới việc thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, về nhu cầu sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng.
Thứ hai, nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Cạnh tranh mua nguyên liệu, giảm giá bán để tranh khách hàng; lạm dụng hóa chất tăng trọng; vi phạm các quy định ghi nhãn mác sản phẩm, mua tôm nguyên liệu đã bị bơm chính tạp chất. Những điều này đã bị một số đối thủ nước ngoài lợi dụng, gây tác hại tới uy tín và quyền lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp ảnh hưởng không tốt đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa thủy sản xuất khẩu. Đồng thời, điều này còn dẫn tới việc tạo ra cung cầu ảo giữa các vùng sản xuất gây ảnh hưởng rất lớn đến giá cả các mặt hàng.
Thứ ba, công tác nghiên cứu, phân tích xu hướng biến động, dự báo thị trường, tìm hiểu sâu khách hàng còn thiếu và yếu. Chưa thông báo kịp thời những thay đổi môi trường kinh doanh, những quy định pháp luật để doanh nghiệp chủ động đối phó, chưa đủ năng lực để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Điều này, đã và đang tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.
2.4. Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU hiện nay
Tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong việc đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu hàng hóa. Trong những năm gần đây, Bộ thủy sản và các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về nhập khẩu thủy sản thông qua việc kiểm tra chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu đồng thời ban các quy định mới về hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng này cho phù hợp với quy định của EU song vẫn nảy sinh một số vấn đề gây ảnh hưởng không tốt đến việc xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới, đó là:
- Về quy định môi trường của EU đối với việc sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản: Các quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt đã trở thành một trong những rào cản rất khó vượt qua đối với doanh nghiệp Việt Nam. Tính cho đến nay số lượng các doanh nghiệp thủy sản Việt nam áp dụng hệ thống ISO 14000 đang dừng lại ở một con số hết sức hạn chế. Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP từ quy trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm còn ít được các doanh nghiệp xây dựng thành một hệ thống chuẩn mực áp dụng chung.
- Về quy định bao bì hàng hóa của EU: Hiện nay, rất ít doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam có được các thông tin về quy định và tiêu chuẩn bao bì của EU liên quan đến môi trường như quy định về nguyên liệu sử dụng để sản xuất bao bì, độ phân hủy và khả năng tái chế, nhìn chung doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam hiện nay thường cung cấp bao bì hàng hóa theo yêu cầu của nhà nhập khẩu chứ không biết đến tiêu chuẩn về bao bì như thế nào. Do vậy, trong thời gian tới đòi hỏi ngành thủy sản phải kết hợp với các cơ quan có chức năng cần phải quan tâm đến vấn đề này để hàng thủy sản có thể đáp ứng được các điều kiện về bao bì đóng gói khi muốn xuất khẩu sang thị trường EU.
- Vấn đề truy nguyên nguồn gốc sản phẩm: Thực tế chứng minh, Việt Nam rất khó khăn trong việc đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn này bởi thực trạng hiện nay sản xuất và nuôi trồng thủy sản còn mang tính chất manh nhún, hệ thống quy hoạch về hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản yếu kém, thiếu sự liên kết trong sản xuất, các doanh nghiệp chế biến chủ yếu là thu mua nguyên liệu từ các cơ sở sản xuất và nuôi trồng khác nhau... Do vậy, để làm rõ vấn đề xuất xứ sản phẩm, dây chuyền công nghệ sản xuất, sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn nào, thậm chí nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm đó là ở đâu, được nuôi trồng bằng thức ăn gì...gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp để có thể đáp ứng đầy đủ các yều cầu từ phía các nhà nhập khẩu EU.
- Việc đáp ứng các tiêu chuẩn trong kiểm tra chứng nhận: Hiện nay, EU mới chỉ công nhận duy nhất một cơ quan Việt nam là Nafiquaved (Cục quản lý an toàn vệ sinh và thú y thủy sản) là cơ quan có đủ điều kiện để kiêm tra và chứng nhận đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường này. Đây là một trong những vấn đề khó khăn của chúng ta đặc biệt khi muốn tăng cường xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện để xuất khẩu do đó khả năng tiếp cận thị trường này vẫn còn rất hạn chế.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
3.1.Giải pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm
3.1.1. Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, nuôi trồng, cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu
Đây là một trong những vấn đề quan trọng, quyết định đến chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp thủy sản. Thời gian qua, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU vẫn còn hạn chế về chất lượng, sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu là hàng đông lạnh sơ chế. Nguyên nhân chất lượng các sản phẩm vẫn chưa đảm bảo một phần cũng là do công nghệ chế biến của chúng ta quá lạc hậu. Theo thống kê của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì các công nghệ được sử dụng tại Việt Nam lạc hậu khoảng 20-25 năm so với các công nghệ được sử dụng ở các nước tiên tiến. Ngay với một số các quốc gia láng giềng với Việt Nam cũng như một số quốc gia là đối thủ cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU như Thái Lan, Trung Quốc, Indonexia... thì công nghệ chế biến thủy sản của ta cũng vẫn còn thua kém họ. Do vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến giá trị gia tăng, các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu cần tập trung đầu tư mạnh hơn nữa cho việc nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, công nghệ chế biến nhằm đáp ứng yêu cầu cao của thị trường EU. Theo đó, để có thể thu hút nguồn vốn cho đầu tư công nghệ và phát triển cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua: sử dụng vốn tự có và lợi nhuận để lại; vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển và các ngân hàng; cổ phần hóa doanh nghiệp và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn đầu tư; tiến hành liên doanh với nước ngoài để có được công nghệ tiên tiến đồng thời tận dụng được uy tín và kinh nghiệm của đối tác. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản nên mua lại các dây chuyền công nghệ, chuyển giao công nghệ hay mua giấy phép lince của các doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đang hoạt động trên thị trường EU. Điều này sẽ đảm bảo được khả năng sản xuất những sản phẩm hoàn toàn phù hợp với thị trường EU.
Một điều nhận thấy rằng, hiện nay tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản chúng ta vẫn theo cách làm “ lấy công làm lãi” sử dụng các phương tiện thô sơ và lao động gia đình. Cách làm này tưởng như rất hiệu quả và mang lại chi phí nhỏ song thực tế ít có khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng, tính chuyên môn hóa thấp, tốn nhiều thời gian, khó theo dõi được chu trình sống và phát triển của các loài nuôi trồng và ít khả năng đa dạng hóa sản phẩm. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh mà việc hạch toán chi phí nuôi trồng cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu như, hàng thủy sản Việt Nam bị kiện chống bán phá thì lý do hàng thủy sản được sản xuất và nuôi trồng với chi phí rẻ đưa ra là thiếu tính thuyết phục và căn cứ chứng minh bởi hình thức nuôi trồng, khai thác thủy sản chủ yếu sử dụng lao động gia đình nên thường không được hạch toán vào chi phí sản xuất. Do vậy, trong thời gian tới, các cơ sở nuôi trồng và khai thác thủy sản cần đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng những kỹ thuật mới vào nuôi trồng thủy sản giảm thiểu các khâu nuôi trồng không cần thiết để dễ dàng hạch toán chi phí, tiến hành đóng tàu cỡ lớn với những máy móc hiện đại để phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ, nhiều ngày, có khoang chứa lạnh dung tích lớn bảo quản sản phẩm đáp ứng đúng các tiêu chuẩn. Để tiến hành được các hoạt động này, nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho các ngư dân vay vốn mở rộng sản xuất, mua công nghệ, đóng tàu cỡ lớn.
Bên cạnh đó, trong thời gian tới ngành thủy sản cần tăng cường nghiên cứu và hướng dẫn áp dựng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến và dịch vụ thương mại như công nghệ vi sinh, công nghệ khai thác, nuôi trồng cơ khí, hậu cần nghề cá... Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu các bí quyết công nghệ, công nghệ cao từ các nước phát triển, tranh thủ lợi thế các nước đi sau để rút ngắn khoảng cách công nghệ với các nước trong lĩnh vực thủy sản; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu công nghệ hiện có trên thế giới, hỗ trợ đánh giá, xem xét, phân tích công nghệ phù hợp với khả năng tiếp nhận, năng lực tài chính và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.
3.1.2. Kiểm soát chặt chẽ vấn đề dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU
Mối lo ngại và nguy cơ lớn nhất hiện nay đối với hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU là chính sách “ dư lượng bằng không” trong khi chúng ta chưa có đủ năng lực kỹ thuật để kiểm tra phát hiện mức lượng kháng sinh với hàm lượng thấp như vậy. Bên cạnh đó, vấn đề đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản cũng đang trở thành mối đe dọa tới chất lượng sản phẩm xuất khẩu hiện nay.
Để đảm bảo cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của EU đòi hỏi chúng ta trong thời gian tới phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu nuôi trồng, bảo quản và chế biến sản phẩm. Theo đó, nhà nước và các doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng đánh bắt thủy sản cần thực hiện những công việc sau:
- Nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng nguyên liệu vùng nuôi, phối hợp với địa phương xây dựng vùng nuôi an toàn và áp dụng hệ thống ghi mã số nguyên liệu sau thu hoạch để truy nguyên nguồn gốc nguyên liệu.
- Kiểm tra chặt chẽ nguồn thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản. Không sử dụng các loại thức ăn có trộn kháng sinh, chỉ dùng thức ăn của các nhà máy đã được kiểm tra và công nhận.
- Thiết lập chợ đầu mối tiến hành thu mua sản phẩm nuôi trồng để giảm bớt các khâu trung gian, tạo đường đi ngắn nhất cho thủy sản từ nơi nuôi trồng đến nơi chế biến. Đây là cách tốt nhất để xóa bỏ việc sử dụng chất kháng sinh để bảo quản.
- Cần phải tổ chức lại sản xuất theo hướng áp dụng những quy trình nuôi sạch theo tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP... Khi hàng thủy sản xuất khẩu bị phát hiện kém chất lượng, nhiễm dư lượng kháng sinh, hóa chất bị cấm thì chúng ta có thể truy xuất nguồn gốc, tìm ra nguyên nhân từ khâu nào, để có thể loại bỏ kịp thời.
3.1.3. Nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ thuật cho người nuôi trồng và chế biến thủy sản
Hiện nay tồn tại phổ biến tình trạng vừa thừa vừa thiếu về lực lượng lao động của các doanh nghiệp và cơ sở nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản. Lực lượng công nhân kỹ thuật có kiến thức về nuôi trồng thủy sản, thuyền trưởng, máy trưởng giỏi, thuyền viên tay nghề cao, công nhân chế biến giỏi thiếu, trong khi lao động tay nghề thấp, những người học việc có trình độ học vấn hạn chế, thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm ... thì nhiều. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm bởi lao động khi thiếu kiến thức về đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng thì không thể đảm bảo tạo ra được những sản phẩm chất lượng. Vì vậy, để nâng cao trình độ người lao động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản và có một đội ngũ lao động phù hợp với nhu cầu công việc thì nhà nước và các doanh nghiệp cần tiến hành đồng bộ những việc sau:
-Doanh nghiệp cần thường xuyên thu thập thông tin về những tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, liên kết với các trường tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn định kỳ, giúp người lao động luôn thích ứng được với sự thay đổi của công việc.
- Nhà nước hỗ trợ mở các lớp đào tạo chuyên môn cho các cán bộ làm việc từ địa phương đến Trung ương, khuyến khích và tạo điều kiện cho các ngư dân tham gia các lớp học tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Thông qua đó sẽ truyền đạt những kiến thức chuyên môn liên quan đến sản xuất, nuôi trồng, khai thác, chế biến.. cho các đối tượng phù hợp. Đồng thời qua những khóa đào tạo trực tiếp truyền đạt những quy định mới, những yêu cầu mới, những tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường EU, đặc biệt là thông tin liên quan đến vấn đề dư lượng kháng sinh, vấn đề tạp chất trong sản phẩm thủy sản và tầm quan trọng của việc sản xuất những sản phẩm sạch đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản. Qua đó, những thói quen, tập quán cũ trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đảm bảo chất lượng sẽ dần được thay thế bằng những nhận thức cũng như cách làm ăn hiệu quả và đản bảo hơn.
- Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, nuôi trồng cần đầu tư vào cở sở vật chất kỹ thuật liên kết với các trường đại học trong việc đào tạo để từ đó đảm bảo tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao mà không phải tốn nhiều chi phí và thời gian trong việc đào tạo lại.
3.2. Giải pháp về vấn đề tạo vùng nguyên liệu cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu
3.2.1.Chú trọng công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu
Nguyên liệu hiện nay đang là vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp chế biến và sản xuất thủy sản xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp phải tiến hành nhập khẩu nguyên liệu do việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản không đáp ứng được nhu cầu sản xuất gây ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp sản phẩm theo các đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, một hiện tượng khá phổ biến hiện nay đó là các ngư dân tiến hành nuôi trồng một cách ồ ạt, không có quy hoạch, thiếu ổn định thường xuyên thay đổi các vật nuôi, tiến hành nuôi trồng theo sự thay đổi giá cả thị trường mà không quan tâm sự nuôi trồng có phù hợp với điều kiện tự nhiên hay không. Điều này, không chỉ ảnh hưởng tới khả năng cung ứng nguyên liệu cho hàng xuất khẩu mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và môi trường sinh thái. Vì vậy, tập trung quy hoạch các vùng sản xuất để phát triển sản xuất nguyên liệu là điều kiện cơ sở để đẩy mạnh xuất khẩu.
Việc nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quy hoạch, vấn đề nguyên liệu cần phải được giải quyết đồng bộ từ khâu giống, công nghệ nuôi trồng, sản xuất thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường bền vững, khai thác bảo quản sau thu hoạch, từ đó đảm bảo khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu phong phú, ổn định và chất lượng tốt. Quy hoạch các cơ sở nuôi trồng, sản xuất thủy sản nên thực hiện theo từng vùng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng sản xuất và thu mua của các doanh nghiệp chế biến. Đồng thời, phát triển sản xuất nguyên liệu phải được định hướng bằng các chương trình sản phẩm chủ lực như nhóm sản phẩm tôm, cá, nhuyễn thể, thực phẩm chế biến, đồ hộp. Bên cạnh đó cần chú trọng mở rộng nuôi trồng và sản xuất các chủng loại và gia tăng khối lượng những loại hàng hiện nay đang xuất khẩu ít trong khi thị trường EU đang có nhu cầu cao như: cá rô phi, ghẹ xanh...
3.2.2.Tăng cường năng lực sản xuất nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định, chất lượng cao là mục tiêu quan trộng đối với ngành thủy sản nước ta. Nếu không giai quyết được vấn đề này thì sẽ không thể nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản. Trong thời gian qua cho thấy, năng lực sản xuất nguyên liệu của các doanh nghiệp nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của nước ta còn yếu, biểu hiện ở năng suất thấp, nhiều dịch bệnh, thiếu các đội tàu đánh cá xa bờ hiện đại, cơ cấu và chủng loại nuôi trồng còn ít... dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến do vậy làm hạn chế khả năng xuất khẩu. Vì vậy để tăng cường năng lực sản xuất nguyên liệu các doanh nghiệp và cơ sở nuôi trồng, đánh bắt cần thực hiện một số việc sau đây:
- Chủ động đa dạng hóa các mặt hàng nuôi trồng trong đó nhà nước có sự hỗ trợ về giống, kỹ thuật, sản phẩm có chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu trên thị trường.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ nuôi trồng như thiết kế khu đầm nuôi có khoa học, xây dựng hệ thống dẫn nước, tìm hiểu về kỹ thuật nuôi trồng... Có như vậy mới tránh được dịch bệnh cho sản phẩm nuôi và nâng cao năng suất đảm bảo nguồn cung ổn định.
- Phát triển các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi sinh thái, tiến hàng thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường, sinh thái và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh đầu tư cho các đội tàu đánh cá xa bờ nhằm tìm kiếm và đánh bắt những sản phẩm thủy sản có giá trị cao, khai thác được tài nguyên phong phú từ biển và đại dương với nguồn cung lớn.
3.2.3. Nghiên cứu và mở rộng tạo những nguồn nguyên liệu mới
Với điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng của chúng ta chủ yếu là nuôi trồng những sản phẩm truyền thống ít đi sâu vào khai thác, tìm hiểu nuôi trồng các loại giống sản phẩm khác nhau. Do vậy tạo ra một nguồn nguyên liệu thiếu sự đa dạng. Điều này tác động đến khả năng cung ứng lâu dài cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam trong khi chất lượng sản phẩm trên thị trường EU ngày càng đòi hỏi cao mà người nuôi trồng lại mong có giá trị lớn. Vì vậy việc nghiên cứu, mở rộng và đưa vào khai thác giống nuôi trồng mới là rất quan trọng đối với ngành thủy sản hiện nay. Để có được sự bổ sung trong cơ cấu nuôi trồng cũng như cơ cấu xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp cũng như các cơ sở nuôi trồng thủy sản trong việc tạo giống và nhân giống thông qua:
- Đầu tư vào các chương trình nghiên cứu để lại tạo các loại giống mới có nhiều đặc tính ưu việt hơn giống cũ như khả năng kháng bệnh, khả năng thích nghi với môi trường cho năng xuất cao và phù hợp với nhu cầu thị trường
- Thông qua hỗ trợ cho các viện và trung tâm nghiên cứu ở Trung ương đến địa phương tiến hành thử nghiệm và đưa vào nuôi trồng những giống mới, những sản phẩm mới bắt đầu được khai thác để xuất khẩu và hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi trồng; tổng hợp và dự bán nhu cầu giống tại từng thời điểm, từng địa phương để điều phối chung cho sản xuất và cung ứng giống
3.3. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản
3.3.1. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sang EU
Để có thể nắm bắt và có đầy đủ thông tin về thị trường EU, các doanh nghiệp cần chủ động mở các kênh tiếp cận thông tin, thu thập thông tin từ nhiều nguồn, đảm bảo được tính chính xác và độ tin cậy cao. Đồng thời, doanh nghiệp cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách đảm nhiệm việc nghiên cứu thị trường. Đối với các doanh nghiệp lớn khi đã có chỗ đứng trên thị trường cần thiết lập văn phòng đại diện tại EU để có những thông tin mới nhất và đảm bảo nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động xuất khẩu cần tăng cường và tích cực tham gia các hội chợ triển lãm để quảng bá sản phẩm, tiếp cận thông tin thị trường, nhu cầu, đối thủ cạnh tranh và tìm kiếm bạn hàng. Theo đó, các doanh nghiệp nên có sự lựa chọn hội chợ để tham gia, cách tốt nhất vẫn là lựa chọn các hội chợ chuyên ngành giúp cho sản phẩm dễ dàng tiếp cận được với người tiêu dùng đồng thời các thông tin về sản phẩm cũng được chú ý hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia hội chợ cần có sự lựa chọn hàng mẫu trưng bày phù hợp với xu hướng tiêu dùng, lựa chọn các thiết kế gian hàng, catalogue, quà tăng, các tài liệu quảng bá hình ảnh sản phẩm....
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang EU là công việc chính của doanh nghiệp nhưng sự hỗ trợ của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và sản phẩm thủy sản Việt Nam dễ dàng thâm nhập và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU, Nhà nước nên thực hiện một số hoạt động:
- Đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển trên thị trường EU thông qua việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương nhằm tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.
- Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế, hội chợ trong nước, hội thảo chuyên đề thị trường giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp với thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trường EU thông qua hỗ trợ thông tin, tổ chức hội chợ trong và ngoài nước, đơn giản hóa thủ tục khi đưa hàng đi triển lãm quốc tế...
- Mở rộng quan hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại của EU, đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng và tổ chức xúc tiến thương mại ở các thành phố lớn để trao đổi thông tin và giúp đỡ cho các doanh nghiệp trong nước sang tìm kiếm đối tác.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường EU và thông tin phục vụ các doanh nghiệp trong nước thông qua hoạt động của các cơ quan Thương vụ tại EU và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
3.3.2. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp
Thị trường EU là một thị trường rộng lớn với nhiều quốc gia có nhu cầu khác nhau về sản phẩm thủy sản. Việc mỗi một doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một chiến lược tiếp cận riêng là không thực tế bởi gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính, thu thập thông tin, tìm hiểu thị trường, nguồn lực bị dàn trải, đơn thương độc mã trong các tranh chấp thương mại, thiếu khả năng cạnh tranh....Để có thể sự phát triển bền vững, thâm nhập được vào thị trường EU thì các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần hướng tới việc xây dựng một chiến lược chung thâm nhập vào thị trường này. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì các mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang. Từ đó tạo ra mối liên hệ khăng khít giữa các nhà chế biến thủy sản xuất khẩu, giữa nhà cung ứng, nuôi trồng thủy sản với nhau và giữa nhà chế biến và nhà nuôi trồng đặc biệt là mối quan hệ giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu thủy sản trong Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam ( VASEP).
Việc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam ra đời đã góp phần giải quyết những tranh chấp, cạnh tranh trong nội bộ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, thể hiện lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, thông tin, tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp đỡ và đứng ra bảo vệ cho quyền lợi doanh nghiệp trong các tranh chấp....Tuy nhiên trong điều kiện sự cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ thì hoạt động của VASEP cần được phát huy hơn nữa vai trò của mình để đóng góp nhiều hơn trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản. Muốn vậy, VASEP phải thực hiện hiệu quả hơn nữa những nhiệm vụ:
- Hỗ trợ doanh nghiêp xây dựng đăng ký bảo hộ và phát triển thương hiệu gắn với tiêu chuẩn chất lượng và maketing, đảm bảo lợi thế cạnh tranh hàng thủy sản.
- Cải tiến phương thức tham gia hội chợ quốc tế, tập trung nỗ lực các doanh nghiệp để xây dựng các gian hàng quốc gia nhằm tạo ấn tượng tốt về đất nước và các sản phẩm thủy sản cho khách hàng.
- Phản ánh ý kiến của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hội viên về quy hoạch, các chính sách phát triển ngành thủy sản và công tác xuất khẩu thủy sản lên các cơ quan của chính phủ
- Đầu tàu trong việc đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các daonh nghiệp Việt Nam trong tranh chấp thương mại
K ẾT LUẬN
Thị trường EU là một thị trường rộng lớn - một thị trường mở ra những cơ hội cho tất cả các quốc gia đẩy mạnh hoạt động thương mại của mình. Nhưng đồng thời cũng là một thị trường có sự cạnh tranh gay gắt đối với hầu hết các mặt hàng trong đó có mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Sự cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng và việc xuất khẩu sẽ ngày càng giảm sút nếu như chúng ta không có một bước đi chiến lược trước một thị trường lớn.
Qua nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước. Song hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là việc đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, vấn đề về thông tin cho các doanh nghiệp và đặc biệt là sự liên kết của các doanh nghiệp trước một thị trường rộng lớn. Điều này sẽ tác động trực tiếp tới khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới.
Vì vậy, để giải quyết được những vấn đề này, chúng ta cần không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Hướng đi cho vấn đề này là sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước- Hiệp hội- doanh nghiệp - ngư dân nhằm tạo ra một hướng đi thống nhất; sự quy hoạch về nguồn nguyên liệu và đặc biệt là chất lượng các sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Đạt được điều này, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ và phối hợp đồng bộ của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế Quốc tế - NXB Lao động - Xã hội, GS.TS Đỗ Đức Bình và PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Quan hệ Kinh tế quốc tế - NXB Thống kê, GS.TS. Võ Thanh Thu
Thâm nhập thị trường EU (Những điều cần biết) – Hà Nội: NXB Thống kê 2004, Đoàn Thị Hồng Vân
Thị trường xuất - nhập khẩu thủy sản - Hà Nội: NXB Thống kê 2005, Nguyễn Văn Nam
Tổng cục Thống kê. Niêm giám thống kê từ năm 2000-2006
Xuất khẩu sản phẩm thủy sản (Hướng dẫn nghiên cứu và tiếp thị ở các thị trường chính của Châu Âu) – NXB Nông nghiệp 2005, Profound – Nhà Tư vấn phát triển
Diễn đàn Doanh nghiệp
Tạp chí Thương mại thủy sản các năm t ừ 2000-2007
Thời báo Kinh tế Việt Nam
Website:
www.agroviet.gov.vn ( Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
www.eurochambres.be ( Phòng Thương mại EU)
www.euristat.org ( Trang số liệu Thống kê)
www.fistenet.gov.vn (Trung tâm tin học thủy sản)
www.globefish.org/EU legislation (Trang thông tin nghề cá)
www.itpc.hochiminhcity.gov (Trung tâm xúc tiến thương mại Hồ Chí Minh)
www.smenet.com.vn (Trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ)
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0415.doc