Nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn là việc mua bán mà giá cả được xác định theo hợp đồng còn việc giao hàng và thanh toán diễn ra sau một kỳ hạn nhất định.
Nghiệp vụ tự bảo hiểm là sự phối hợp giữa nghiệp vụ mua thật bán thật trên thị trường với nghiệp vụ bán kỳ hạn trên sàn giao dịch theo chiều ngược lại. Sàn giao dịch đóng vai trò như công ty bảo hiểm giúp cho người kinh doanh giảm rủi ro về giá.
Nghiệp vụ mua bán hàng hóa giao ngay là những giao dịch mua bán thật được tiến hành tại sở giao dịch hàng hóa, trong đó giá cả được thống nhất khi kí hợp đồng còn việc thực hiện hợp đồng được thực hiện sau 2 hoặc 3ngày làm việc.
89 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức bán qua sàn giao dịch hàng hóa giá được xác định theo công thức sau:
Gía FOB = Giá niêm yết tại - (50 ÷ 70) / tấn
sàn giao dịch
9. Đặc điểm bên ngoài ảnh hưởng đến xuất khẩu của công ty
a.Tình hình cung cầu cà phê thế giới
Trên thế giới có khoảng hơn 50 quốc gia trồng cây cà phê chủ yếu là 2 nhóm cà phê chè(Arabica) và cà phê vối( Robusta). Braxin được đánh giá là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất, dẫn đầu về cà phê Arabica, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai và đứng đầu về cà phê Robusta. Về cơ cấu chủng loại cà phê tiêu dùng của thế giới thì cà phê Arabica chiếm tới 70- 75% còn cà phê Robusta chỉ khoảng 25- 30% . Vì với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê Arabica doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong xuất khẩu, được thị trường thế giới đánh giá cao.
Cà phê trên thế giới được buôn bán theo hai hình thức là mua bán trực tiếp và mua bán gián tiếp qua các sở giao dịch hàng hóa. Hình thức mua bán gián tiếp thường diễn ra nhộn nhịp và mang tính chất đầu cơ. Hai thị trường nhộn nhịp nhất là thị trường giao dịch London và thị trường giao dịch NewYork
Sau niên vụ 2001- 2002 cà phê rớt giá kỉ lục xuống còn chỉ khoảng 456 USD / tấn, trong những năm qua cà phê liên tục tăng giá
Trong đó giá cà phê Arabica luôn cao hơn hơn giá cà phê Robusta từ 1,5- 2,5 lần ( thị trường kỳ hạn Nybot (NewYork) chuyên về cà phê Arabica thị trường kỳ hạn London( LIEFL) chuyên về cà phê Robusta)
Biểu đồ 2. 2 Gía cà phê tại hai sàn giao dịch lớn trong giai đoạn 2000- 2006
Trên thế giới có 170 nước nhập khẩu mặt hàng cà phê. Lượng cà phê chủ yếu được tiêu tụ tại các nước công nghiệp phát triển trong khi nhu cầu về cà phê ở các nước đang phát triển ngày một tăng. Mỹ , EU, Nhật bản là những thị trường tiêu thụ nhất. Trong đó Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn là đối tác chính. Nhật bản và EU có khối lượng nhập khẩu và tiêu thụ lớn. Mặt khác đây lại là nơi có 3 sàn giao dịch cà phê lớn của thế giới là London, NewYork và Tokyo mà tình hình giá cả ở các thị trường này là tham chiếu quan trọng cho các doanh nghiệp trong xác định gía xuất khẩu của mình. Đối với công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa từ cuối năm 2005 công ty đã là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tham gia vào sàn giao dịch hàng hóa New York
b . Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta
Vì cà phê là một mặt hàng nông sản quan trọng đóng góp lớn vào doanh thu xuất khẩu ( đứng thứ hai chỉ sau gạo) tạo công ăn việc làm ổn định đời sống cho nhân dân nên nhà nước ta luôn có chính sách khuyến khích ngành cà phê phát triển. Trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu giống cà phê, chỉ đạo các trung tâm khuyến nông hướng dẫn bà con nông dân các chăm sóc , thu hái và sơ chế cà phê tuy nhiên trong thời gian qua hiệu quả đem lại vẫn chưa cao.
Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu, nhà nước cũng luôn có chính sách khuyến khích xuất khẩu như việc không thu thuế , đơn giản hóa thủ tục hải quan...
III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY
Thái Hòa là công ty chuyên về xuất khẩu cà phê nhân Arabica và trong thời gian tới tuy có chú trọng hơn các sản phẩm cà phê tiêu dùng , mở rộng thị trường trong nước tuy nhiên hoạt động xuất khẩu cà phê nhân vẫn giữ vai trò trọng tâm trong hoạt động của công ty, mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho công ty
1 .Phân tích doanh thu xuất khẩu
Tình hình xuất khẩu của công ty thời gian qua. Sản lượng xuất khẩu tăng nhanh qua các năm cả về số lượng và giá trị , năm 2006 sản lượng xuất khẩu 75% trong khi đó doanh thu tăng 100%, trong năm 2007 tăng về sản lượng gần 130% và doanh thu xấp xỉ 200% . Điều đó chứng tỏ không những đẩy mạnh được số lượng cà phê xuất khẩu mà còn tăng cả về chất lượng thể hiện ở giá của sản phẩm xuất khẩu tăng mạnh , sự tăng này một phần do giá cà phê trên thị trường thế giới tăng trong những năm gần đây đặc biệt là đối với sản phẩm cà phê Arabica vốn doanh nghiệp có thế mạnh, một phần do công ty đã rất chú trọng đến nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu tiêu chuân chất lượng làm cho sản phẩm xuất khẩu của công ty luôn bán với giá cao so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Mặt khác do doanh nghiệp bắt đầu tham gia sàn giao dịch cà phê lớn là sàn giao dịch cà phê NewYork và sàn giao dịch cà phê London một mặt làm tăng sản lượng xuất khẩu do kí kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu cả giao ngay cũng như các hợp đồng tương lai một mặt góp phần làm giá bán của doanh nghiệp được nâng lên rất nhiều. Đặc biệt qua một thời gian làm quen với nghiệp vụ giao dịch của hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch doanh nghiệp đã chốt giá đúng thời điểm nhờ vậy giá bán được với giá cao.
Biểu đồ 2. 3 : Doanh thu xuất khẩu cà phê Thái Hòa
Bảng 2. 5 :Tình hình sản lượng và doanh thu xuất khẩu cà phê qua các năm
số thứ tự
Năm
Sản lượng (tấn)
Doanh thu(tỷ đồng)
1
2005
20,000
320
2
2006
35,000
640
3
2007
80,000
2000
(Nguồn nội bộ công ty)
Biểu đồ 2. 4 : Sản lượng xuất khẩu qua các năm
Đặc biệt trong năm 2007 con số tăng về sản lượng và kim ngạch là rất ấn tượng do cuối năm 2006 công ty đưa vào hoạt động nhà máy cà phê An Giang với sự trang bị máy móc thiết bị hiện đại chế biến cho sản phẩm cà phê nhân chất lượng cao, công suất hàng năm là 65.000 tấn đã mang lại doanh thu lên tới 100 triệu USD
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Số thứ tự
Năm
Cà phê nhân
Cà phê hòa tan
Và các sản phẩm
Cà phê rang xay
lượng
(tỷ Đ)
%
lượng
(tỷ Đ)
%
lượng
(tỷ Đ)
%
1
2005
288
90
22.4
7
9.6
3
2
2006
556.8
87
51.2
8
32
5
3
2007
1700
85
180
9
120
6
Bảng 2. 6: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng
(Nguồn nội bộ công ty)
Trong thời gian qua cà phê nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty trên 80%). Và tỷ lệ này nhìn chung thay đổi không đáng kể trong những năm qua. Nguyên nhân của tình trạng này là trong thời gian qua công ty chưa quan tâm đến việc đầu tư nhà máy, công nghệ để chế biến cà phê tiêu dùng xuất khẩu mà còn tập trung chú trọng ở xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân. Nhưng trong thời gian tới khi nhà máy chế biến cà phê ở Lâm Đồng đi vào hoạt động với công suất chế biến cà phê hòa tan là 2000 tân/năm hứa hẹn sẽ có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu của công ty.
Biểu đồ 2. 5: Kim ngạch theo cơ cấu mặt hàng
So với quy mô của các nhà máy chế biến hòa tan hiện nay ở nước ta thì với công suất 2.000 tấn/năm của nhà máy sắp đi vào hoạt động này là đứng thứ 2 chỉ sau nhà máy cà phê Biên Hòa ( công suất 3.200 tấn cà phê hòa tan/ năm). Từ đấy có thể thấy trong thời gian tới công ty sẽ góp phần đáng kể vào phát triển sản phẩm cà phê hòa tan cho xuất khẩu cũng như phục vụ nhu cầu trong nước so với giai đoạn trước kia. Và cơ cấu xuất khẩu sẽ thay đổi mạnh mẽ hơn thời gian qua hứa hẹn mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Hiện nay, cơ cấu này còn chưa hợp lý thể hiện rõ qua đồ thị sau
Một thực tế nữa là Cà phê rang xay chủng loại chưa nhiều chỉ tập trung ở việc rang xay cà phê nhân đã qua lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tốt đem rang rang khô và xay để có được cà phê rang xay nguyên chất mà chưa áp dụng công nghệ tẩm ướt để tạo ra nhiều hương vị khác nhau
3. Tình hình xuất khẩu theo thị trường
Hiện nay sản phẩm cà phê của công ty được tiêu thụ tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 4 châu lục. Trong đó các thị trường chính là Mỹ, Nhật và EU , chiếm 70% sản lượng và đóng góp 83% kim ngạch xuất khẩu của Thái Hòa.
số thứ tự
Năm
Châu Âu
Mỹ
Nhật
Khác
tiền
(tỷ đ)
%
Tiền
(tỷ đ)
%
tiền
(tỷ đ)
%
tiền
(tỷ đ)
%
1
2005
86.4
27
64
20
64
16
118.4
37
2
2006
198.4
31
160
25
96
15
185.6
29
3
2007
700
35
640
32
200
10
460
23
( Nguồn nội bộ công ty)
Bảng 2. 7 :Tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường bạn hàng của công ty qua các năm
Các bạn hàng lớn truyền thống của công ty như :ATLANTIC, NOBLE, ECOM, MARUBENI......Rõ ràng cơ cấu thị trường đã có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng của những thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu , đây là những thị trường tiềm năng mà công ty hướng tới tuy nhiên sự phát triển ở các thị trường này cũng dẫn đến những sự sụt giảm ở các thị trường truyền thống ban đầu của công ty xét theo cơ cấu. Nhưng do sản lượng tăng mạnh nên xét về sản lượng và kim ngạch thì các thị trường này vẫn tăng qua các năm thể hiện rõ qua hai đồ thị sau
Biểu đồ 2. 6 Kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường
Biểu đồ 2. 7: Sản lượng xuất khẩu theo thị trường
Đầu tiên phải kể đến sự tăng đều của các thị trường EU và Mỹ cả xét trong tương quan so sánh với các thị trường khác lẫn con số cụ thể. Có được kết quả đó là do trong thời gian qua công ty đã tham gia sở giao dịch hàng hóa tại NewYork thiết lập được quan hệ làm ăn với nhiều nhà nhập khẩu cũng như những nhà rang xay ở thị trường này.
Một điều đáng ghi nhận nữa là tốc độ tăng về kim ngạch luôn cao hơn tốc độ tăng về giá. Như đối với thị trường Mỹ, năm 2006 tăng 118% vế sản lượng nhưng kim ngạch đã tăng 156%, năm 2007 con số này lần lượt là 193% và 300%. Đối với thị trường Châu Âu năm 2006 tốc độ tăng về sản lượng so với năm 2005 100,9% trong khi đó kim ngạch tăng 130%, con số này năm 2007 lần lượt là 158% và 253%. Điều đó chứng tỏ công ty không chỉ tăng trưởng về số lượng xuất khẩu mà còn tăng về chất thể hiện ở giá sản phẩm ngày càng tăng cao. Thống kê cho thấy, giá xuất khẩu trung bình của Thái hòa cao hơn giá xuất khẩu bình quân của cả nước là 3% đối với cà phê nhân Robusta và 10% đối với cà phê nhân Arabica. Về mặt sản lượng năm 2006 so với 2005 tăng 64%, năm 2007 so với 2006 là 52,38% ; về mặt kim ngạch năm 2006 so với 2005 là 87,5% năm 2007 so với năm 2006 là 108,3%. Và một điều dễ nhận thấy là kim ngạch cũng có tốc độ tăng cao hơn so với sản lượng. Điều đó thể hiện một chiến lược phát triển bền vững ở tất cả các thị trường. Các thị trường khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông, Châu Phi có sự giảm sút trong cơ cấu xuất khẩu so với các thị trường khác nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khoảng 30%.
Đối với thị trường Nhật Bản thời gian qua có sự giảm sút. Năm 2006 giảm nhẹ so với 2005 nhưng sang 2007 đã giảm khoảng 5% so với 2005. Nguyên nhân có thể là do trong giai đoạn vừa qua công ty chưa chú trọng đúng mức đến việc giữ vững thị trường vốn đã rất khó tính này. Tuy giảm về tỷ trọng so với các thị trường khác nhưng nhờ tăng về sản lượng xuất khẩu nhanh qua các năm nên về con số tuyệt đối xuất khẩu cũng như kim ngạch vẫn tăng . Hiện nay công ty đã tiến hành giao dịch trên sở giao dịch lớn ở NewYork và London nhưng chưa tham gia giao dịch trên sở giao dịch tại Tokyo trong thời gian tới khi công ty tham gia vào thị trường này thì cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Nhật sẽ ngày một tăng.
4. Theo phương thức xuất khẩu :
Bảng 2. 8: Kim ngạch xuất khẩu theo loại hình giao dịch
số thứ thự
Năm
Sàn giao dịch(%)
Sản lượng
(tấn nhân)
Mua bán trực tiếp(%)
Sản lượng
( tấn nhân)
1
2005
8
1.600
92
18.400
2
2006
15
5.250
85
29.750
3
2007
30
24.000
70
56.000
(Nguồn nội bộ công ty)
Trước thời điểm 2005 công ty xuất khẩu theo phương thức giao dịch trực tiếp. Nghĩa là mua thông tin giá cả từ các hãng cungcấp tin giá cả như Reuteur để xác định giá xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài. Nhưng từ thời điểm 2005 trở đi doanh nghiệp bắt đầu tham gia vào 2 thị trường giao dịch lớn và ngày càng đẩy mạnh giao dịch qua các thị trường nay.
Biểu đồ 2. 8: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu giao dịch
Tham gia sàn giao dịch mang lại rất nhiều lợi ích đó là nâng cao được chất lượng sản phẩm do yêu câu của hàng hóa giao dịch trên sàn được chuẩn hóa rất cao doanh nghiệp buộc phải thực hiện tốt các quy định về chất lượng đó mới đủ điều kiện giao dịch. Về giá , giá bán trên sàn giao dịch cũng cao hơn hẳn với giá bán trực tiếp từ 150- 180 USD / tấn cà phê nhân mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn rõ rệt, vì vậy doanh nghiệp đã rất quan tâm đến hình thức bán này nên đã có sự ra tăng nhanh chóng trong sản lượng xuất khẩu trong thời gian qua. Tăng trưởng mang tính bền vững cả về lượng và chất đối với hình thức giao dịch qua các sàn giao dịch lớn, có thể thấy rõ qua hai biểu đồ sau :
Biểu đồ 2. 9: Sản lượng xuất khẩu theo cơ cấu giao dịch
Năm 2005 là năm đầu tham gia nhưng công ty cũng đã tiếp cận khá thành công với thị trường này đã xuất khẩu được 1.600 tấn tượng đương 8% tổng lượng cà phê xuất khẩu của công ty trong năm. Sang năm thứ hai con số phần trăm tương đối lên tới 15% tăng 7% so với năm trước nhưng do sự tăn nhanh chóng về sản lượng xuất khẩu nên con số tuyệt đối đã gấp hơn 3 lần so với lượng xuất khẩu qua thị trường hàng hóa năm 2005. Trên đà phát triển đó trong năm 2007 sản lượng xuất khẩu qua sàn giao dịch đã lên tới 24.000 tân chiếm tới 30% tổng sản lượng xuất khẩu. Có được những thành tựu đó phải kể đến sự cố gắng vượt bậc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn tổng công ty đã rất nhanh nhạy kịp thời tiếp cận với cái mới. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là nâng cao tỷ trọng của xuất khẩu qua hai sàn giao dịch lớn lên tới 50% sản lượng xuất khẩu của công ty.
5. Những biện pháp đẩy mạn xuất khẩu của công ty trong thời gian qua
a.Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Công ty rất quan tâm đến nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu thông qua
- Xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn
Công ty có một đặc điểm thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê khác trong nước đó là doanh nghiệp đã có vùng nguyên liệu và tiến hành việc sản xuất, sơ chế sản phẩm vì vậy có thể chủ động nguồn nguyên liệu tôt ngay từ đấu. trong thời gian qua công ty đã chú trọng đến việc xậy dựng vùng nguyên liệu ổn định. chất lượng cao như xây dựng mô hình cà phê doanh nghiệp, trang trại cà phê. Tìm mọi biện pháp để không ngừng hạ giá thành trong quá trình sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất (tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh, trồng xen cây ) kết hợp với mô hình cà phê nhân dân.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nguyên liệu thu mua
Cần có sự phân loại sản phẩm cà phê nguyên liệu thu mua tránh tình trạng mua xô bồ. Hiện nay, trên thực tế có một số doanh nghiệp thu mua cà phê nguyên liệu của bà con nông dân không hề có sự phân loại dẫn đến tình trạng người nông dân không quan tâm đến đảm bảo chất lượng cà phê thu hái và hậu quả là chất lượng sản phẩm càng kém. Xây dựng chính sách giá cả trong thu mua sản phẩm với nguyên tắc: chất lượng cao, trả giá cao, chất lượng thấp thì trả giá thấp, thậm chí không thu mua.
- Tuân thủ nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn quản trị chất lượng
như ISO, HACCP... trong sản xuất chế biến và yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo cung ứng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cầu của khách hàng. Tăng cường kiểm tra, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chất lượng sản phẩm với mục đích thỏa mãn những tiêu chuẩn và quy định của hợp đồng xuất khẩu. Kiểm tra chất lượng phải bắt đầu từ khâu chế biến bao gói, điều kiện bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển và kiểm tra sản phẩm. Sản phẩm đủ tiêu chuẩn mới được giao hàng.
- Đa dạng hóa sản phẩm
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các thị trường ngày càng tốt hơn công ty đã đầu tư vào công nghệ chế biến để xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến như cà phê rang xay, cà phê hòa tan và các sản phẩm pha trộn khác bằng việc xây dựng nhà máy cà phê ở Lâm Hà với công suất lên tới 2000 tấn cà phê hòa tan trở thành nhà máy chế biến cà phê hòa tan lớn thứ hai Việt Nam.
-Đầu tư trang thiết bị hiện đại để chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao. Đồng thời tiết kiệm giảm giá thành sản phẩm
Trang bị công nghệ hiện đại, sử dụng đồng bộ công nghệ chế biến ướt, máy móc đánh bóng hạt, phân loại sản phẩm cho năng suất chất lượng cao
- Trong hoạt động cạnh tác Công ty cũng chủ động tìm cách hạ giá thành sản phẩm bằng cách giảm chi phí cho xây dựng cơ bản , giảm chi phí từ việc đầu tư chăm sóc một cách hợp lý nhất
- Việc thu mua qua các trung gian( đại lý thu mua tư nhân ) cũng làm tăng chi phí đáng kể. Việc cử đại diện tại các vùng nguyên liệu để thu mua, không qua trung gian góp phần làm giảm sự chênh lệch giá của người nông dân với giá thu mua của doanh nghiệp
- Giảm các chi phí liên quan đến hoạt động xuất khẩu: chi phí vận chuyển, chi phí bao gói, chi phí cho quản lý, chi phí bảo quản
b.Về hoạt động duy trì và mở rộng thị trường
Trong thời gian qua bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về các thị trường giá cả qua các kênh thông tin của công ty như tại hai thị trường giao dịch lớn và website của các tổ chức hỗ trợ trong nước.
Hàng năm công ty đều có sự tổng kết thống kê doanh số, số lượng đơn đặt hàng của từng khách hàng để theo dõi quan hệ giao dịch.
Trao đổi với các khách hàng qua email, fax để thiết lập quan hệ làm ăn và giữ được mối liên lạc thường xuyên với khách hàng ở Châu Âu và Mỹ. Đối với những thị trường, khách hàng gần doanh nghiệp còn tổ chức những chuyến đi thực tế như đi thực tế Trung Quốc qua đó thiết lập thêm các mối quan hệ làm ăn mới cũng như củng cố mối quan hệ cũ thêm tốt đẹp.
- Xuất bản các ấn phẩm riêng giới thiệu về công ty để gửi cho khách hàng
- Tham gia hội trợ triển lãm trong và ngoài nước để doanh nghiệp khuyếch trương tìm hiểu bạn hàng thông qua những chương trình do vicofa tổ chức hoặc đại diện.
IV. ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG T Y
1. Ưu điểm
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa là một công ty lớn, có nguồn tài chính khá mạnh. Do là doanh nghiệp tiên phong trong việc phát triển cây cà phê chè Arabica công ty đã trở thành nhà xuất khẩu sản phẩm cà phê Arabica lớn nhất Vịêt nam, là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu với giá bán cao
Thứ nhất, Với thuận lợi là mô hình sản xuất khép kín từ khâu trồng chế biến đến xuất khẩu công ty có thể chủ động tạo nguồn nguyên liệu cao ngay từ đầu do kiểm soát được việc được trồng chăm sóc thu hái sản phẩm cà phê kết hợp với việc đầu tư công nghệ chế biến tốt nên chất lượng sản phẩm xuất khẩu luôn đạt chất lượng cao đáp ứng với tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như những đòi hỏi của khách hàng. Công ty gần đây đã áp dụng TCVN 4193-2005 về cà phê nhân xuất khẩu, tiêu chuẩn với những tiêu chí đánh giá chất lượng hòan toàn phù hợp với những tiêu chuẩn của thế giới.
Công ty luôn chú trọng đến vấn đề đầu tư công nghệ chế biến sản phẩm . Sự luôn đi đầu về công nghệ là một nhân tố biến Thái Hòa được xem như nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam trên thị trường thế giới. Công ty luôn chú trong đầu tư cho công nghệ mới với chi phí lớn chiếm tơi 70% tổng chi phí trong tài sản cố định, quan điểm của công ty là “ đông bộ, hiện đại và hiệu quả” Hầu hết các nhà máy của công ty đều được trang bị hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu, áp dụng những công nghệ chế biến tôt nhất đưa ra những sản phẩm cà phê có chất lượng cao để xuất khẩu vì vậy luôn được sự tín nhiệm của bạn hàng giữ được các mối quan hệ làm ăn lâu dài đồng thời tạo uy tín để phát triển các mối quan hệ mới.
Thứ hai, Đội ngũ tham gia nhân viên của công ty tuổi đời hầu hết còn trẻ, năng động có kiến thức chuyên môn vững chắc về xuất khẩu cũng như trình độ ngoại ngữ.Vì vậy có thể nói công ty đã có một đội ngũ nhân lực chất lượng , hơn nữa công ty rất chú trọng đến công tác phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực vì mục tiêu lâu dài, công ty đã cử nhân viên tham gia các chương trình tập huấn, các khóa học đào tạo nghiệp vụ do Vicafa tổ chức như đợt tập huấn để tham gia thị trường giao dịch cà phê, về kinh doanh thương mại điện tử, website, email Điều đó đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu của công ty nói riêng.
Thứ ba, công ty đã rất nhanh chóng thích ứng với phương thức giao dịch kinh doanh mới đó là tham gia thành công vào hai thị trường giao dịch cà phê lớn là thị trường giao dịch London và thị trường giao dịch NewYork nhờ đó đã mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn, mở rộng các mối quan hệ với khách hàng cũng như tạo uy tín tốt với khách hàng.
Thứ tư, Cơ cấu thị trường xuất khẩu đã tập trung vào những thị trường lớn,những thị trường công ty xuất khẩu chủ yếu như Hoa kỳ, Châu Âu đều là những thị trường có sức tiêu thụ sản phẩm cà phê hàng đầu thế giới do đó nguồn cung là khá ổn định. Mặt khác, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng rất cao là một đòi hỏi mà công ty muốn tiêu thụ được sản phẩm vào những thị trường này phải có chất lượng sản phẩm tốt . Như vậy phần nào công ty đã khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường cà phê thế giới.
2. Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, Công ty có vị thế tương đối lớn trong ngành xuất khẩu cà phê là môt trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất Việt Nam. Thị trường là khá rông lớn tuy nhiên chiến lược nghiên cứu thị trường của công ty vẫn chưa được sâu sát. Việc chủ động tìm kiếm khách hàng còn rất hạn chế chủ yếu mang tính thụ động tiếp nhận và thực hiện những đơn đặt hàng từ phía khách hàng . Nguyên nhân của tình trạng đó là
do không có bộ phận phòng ban chuyên về marketing phát triển thị trường mà việc này vẫn còn kiêm nhiệm của bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu điều đó làm giảm hiệu quả của hoạt động nay. Ngoài ra còn một lý do nữa là sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu vẫn là cà phê nhân, nguyên liệu để chế biến cà phê tiêu dùng do vậy do vậy doanh nghiệp đóng vai trò như nhà cung cấp nguyên liệu cho các nhà chế biến ở đây là các nhà rang xay trên thế giới và các nhà đầu cơ cà phê.
Thứ hai, Doanh nghiệp là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được lựa chọn tham gia thử nghiệm vào thị trường mua bán kỳ hạn London và NewYork. Đây là lĩnh vực mới, đòi hỏi cao về hiểu biết nghiệp vụ giao dịch trên thị trường kỳ hạn do những hạn chế nên chưa tận dụng được hết những công cụ về phòng ngừa rủi ro của thị trường này để bảo hiểm cho hoạt động giao dịch của mình. Doanh nghiệp cũng chưa nhận thức đầy đủ được lợi ích của việc tham gia các nghiệp vụ thị trường.
Thứ ba, trong thời gian qua cơ cấu sản phẩm xuất khẩu còn chưa hợp lý, công ty quá chú trọng đến xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân mà chưa quan tâm đến đầu tư cho chế biến để có thể tăng tỷ trọng xuất khẩu cà phê tiêu dùng mang lại lợi nhuận cao hơn. Đối với một số ít sản phẩm cà phê tiêu dùng công ty cũng chưa định vị được sản phẩm của mình một cách rõ ràng vì vậy không tạo nên được thương hiệu cho sản phẩm cà phê tiêu dùng của công ty tại các thị trường xuất khẩu.
Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu tiềm lực về vốn là không lớn hơn nữa việc thiết lập được mối quan với khách hàng hệ tạo đầu ra cho sản phẩm cà phê tiêu dùng là rất hạn chế buộc doanh nghiệp phải chọn giải pháp chủ yếu tập trung vào xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân. Vì vậy đối với sản phẩm cà phê tiêu dùng chưa có sự đầu tư thích đáng.
Thứ tư, hiện nay công ty là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam, có nhiều mối quan hệ làm ăn với đối tác nước ngoài tuy nhiên hệ thống Website để thông tin giới thiệu về công ty về sản phẩm của công ty lại chưa hoạt động điều này gây trở ngại lớn khi các bạn hàng nước ngoài muốn tìm hiểu về thông tin về công ty cũng như thiết lập các đơn hàng qua thông qua hệ thống website này.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY
I . MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
1 . Định hướng chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu
Mặc dù chiến lược phát triển đa ngành nhưng mặt hàng cà phê vẫn là chủ lực đối với công ty.Trong điều kiện nguồn lực có hạn hiện nay thời gian đầu công ty tập
trung xuất khẩu cà phê nhân cho các hãng nhập khẩu. Khi chất lượng được đảm bảo , uy tín được nâng cao tiến hành xuất khẩu trực tiếp với các hãng chế biến. Khi đã có vị thế nhất định trên thị trường với thị phần cao nên đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cà phê đã qua tinh chế, các sản phẩm được pha trộn từ cà phê tới người tiêu dùng cuối cùng.
Công ty sẽ không ngừng đâu tư mở rộng sản xuất và đâu tư thêm công nghệ để tăng sản lượng sản xuất trong những năm sắp tới
Bảng 2. 9 : Khả năng sản xuất của công ty trong thời gian tới
Chỉ tiêu
2007
2010
Số lượng nhà máy chế biến
07
10
Chế biến ướt
200.000
350.000tấn/ năm
Chế biến khô
100.000
300.000tấn/năm
Cà phê tiêu dùng
1.000
5.000 tấn /năm
(nguồn: Định hướng phát triển của công ty Thái Hòa )
II . CÁC GIẢI PHÁP
1. Nhóm giải pháp liên quan đa dạng hóa sản phẩm
Công ty cần có kế hoạch thu mua và dự trữ hợp lý để thiết lập mối quan hệ với các nhà chế biến cà phê. Đảm bảo được hai yếu tố này công ty hoàn toàn có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ với các hãng chế biến. Điều đó giúp cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận giảm sự phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu nước ngòai. Về lâu dài khi uy tín và năng lực kinh doanh tăng lên công ty hoàn toàn có thể tiến hành liên doanh với nước ngoài trong khâu chế biến cà phê để xuất khẩu.
Trong thời gian tới cần đảm bảo tốt chất lượng áp dụng tiêu chuẩn chất lượng 4193:2005 cho toàn bộ sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của công ty qua đó đảm bảo xuất khẩu với giá thành cao.
Đối với sản phẩm cà phê tiêu dung: cà phê hòa tan, và cà phê 3 in 1 của công ty cần có chiến lược định vị thị trường cho sản phẩm một cách rõ rang từ đó xác định thị trường tiêu thụ chủ lực để tập trung. Hiện nay, xu hướng tiêu dùng cà phê càng trở nên phổ biến đặc biêt là ở những nước đang phát triển, cà phê đã trở thành một thức uống hàn ngày không thể thiếu được đối với một bộ phận không ít người trong đó đông đảo là những người trẻ tuổi vì vậy công ty có thể đa dạng hóa sản phẩm cà phê hòa tan của mình theo hướng tạo ra nhiều hương vị khác nhau từ các loại hoa quả, giảm nồng độ cà phê. Bước đầu sẽ hướng vào các thị trường trong khu vực và một số nước khác như Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản
Đưa ra một số sản phẩm mới như cà phê nước với sự kết hợp của nhiều hương vị khác nhau thích hợp cho những nhóm đối tượng khác nhau.
2 Các giải pháp liên quan đến nghiên cứu thông tin , mở rộng thị trường xuất khẩu
Đối với công ty do nguồn lực tài chính còn hạn chế nên sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn( nghiên cứu tài liệu ) để nghiên cứu thị trường. Phương pháp này ít tốn kém phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Mặc dù độ tin cậy của phương pháp này không cao bằng hình thức nghiên cứu tại hiện trường nhưng điều quan trọng là phải xác định tìm kiếm nguồn thông tin thứ cấp thích hợp và xác định rõ các nguồn thông tin cần thiết, có sự tổng hợp sàng lọc.Các thông tin cần thiết như tổng mức cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới , mức tiêu thụ cầu từng thị trường , mức tiêu thụ bình quân đầu người trên các thị trường ...và quan trọng hơn là các thông tin về giá cả trên các thị trường
Các nguồn cung cấp thông tin như :
Nguồn thông tin đại diện hệ thống thương mại Việt Nam tại các nước. Các cơ quan này được chính phủ giao trách nhiệm tìm kiếm thông tin và cung cấp thông tin kịp thời về cho các doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin vô cùng hữu ích, đảm bảo tính trung thực của người cung cấp thông tin.
Nguồn thông tin từ các tổ chức cà phê : hiệp hội cà phê cà cao Việt Nam, tổ chức cà phê thế giới, hiệp hội các nước xuất khẩu cà phê
Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt các thông tin về thị trường giá cả để có những quyết định kịp thời.
Để có được nguồn thông tin về thị trường cà phê thế giới doanh nghiệp có thể truy cập trang thông tin điện tử của BộNN&PTNT(www.agroviet.gov.vn) chuyên trang cà phê của trung tâm cung cấp những thông tin về giá cả cà phê giao trong ngày trên thị trường thế giới và những thị trường lớn như Brazil, Costa Rica, Ấn Độ... đồng thời đưa ra những nhận định , thống kê về sản lượng nhu cầu cà phê tiêu thụ cà phê của từng nước, từng khu vực, tổng quan về thị trường cà phê trong nước và thế giới, thông tin về tìm kiếm cơ hội kinh doanh...
Bên cạnh các website trong nước doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp tham khảo thông tin thị trường tại các website của một số tổ chức cà phê thế giới để đánh giá, nhận định thị trường, đồng thời tìm kiếm cơ hội kinh doanh trực tiếp
cung cấp những thông tin tin cậy về xu hướng nhu cầu tiêu thụ cà phê và những thông tin thống kê chuyên ngành cà phê của Mỹ
cung cấp một số báo cáo hàng quý về công nghiệp cà phê của Mỹ, biểu đồ về tiêu thụ , giá bán lẻ, thị trường nhu cầu xuất nhập khẩu...
trang web của hiệp hội cà phê thế giới: cung cấp dữ liệu xuất
khẩu nhập khẩu, giá cả chỉ tiêu, giá bán lẻ cà phê trên thị trường, cung cấp các số liệu thống kê về xuất nhập khẩu cà phê của các thị trường. www.coffeerearch.org/market cung cấp những thông tin tổng quan đầy đủ nhất về thị trường cà phê thế giới, giá giao dịch, thống kê nhu cầu biến động giá, tình hình xuất nhập khẩu, mối liên hệ thị trường ( với một số website về cà phê của Mỹ và quốc tế.
www.incostarica.net: thị trường Costa Rica
thị trường Ấn Độ
thị trường Jamaica
www. tradesignals.com/nybot/quteboard : thông tin thương mại
- Các nguồn thông tin từ đại sứ quán , các cơ quan đại diện của nước nhập khẩu tại Việt Nam.
- Thu thập thông tin qua việc cử cán bộ ra nước ngoài tìm hiểu điều tra thị trường hay qua các mối quan hệ với các đối tác bên ngoài.
Thực tế hiện nay việc lựa chọn, mở rộng thị trường của công ty còn mang tính thụ động , phản ứng lại với thị trường. Công ty chủ yếu dừng ở việc đáp ứng lại các đơn đặt hàng từ phía khách hàng nước ngoài chưa chủ động trong việc tìm kiếm, lựa chọn thị trường vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải chủ động hơn trong vấn đề tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu.
3. Các giải pháp liên quan đến nâng cao trình độ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cũng như có chương trình bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên xuất nhập khẩu về những nghiệp vụ thị trường hiện nay vì hoạt động này chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro.
Một thực tế nữa là lây nay chúng ta giao hàng cà phê XK có thói quen dùng phương thức FOB trong ký kết hợp đồng XK khi vận chuyển hàng hóa cà phê bằng container. Phương thức này nhà XK phải thanh toán bằng vận đơn đã xếp hàng, trong khi container lại được giao ở trên bờ (CY, CFS), vì vậy nhà XK chỉ được vận chuyển cấp vận đơn chưa xếp hàng, do đó nhà XK không thanh toán được tiền hàng. Điều kiện FOB hiện không còn phù hợp với vận tải container, chỉ còn phù hợp với việc buôn bán hàng rời. Vì vậy, Cần Sử Dụng Điều Kiện FCA (free carrier) thay thế cho điều kiện FOB khi xuất khẩu sẽ đảm bảo lợi ích cho công ty hơn. Đối với hợp đồng mua bán FCA, nhà XK có thể giao hàng cho nhà nhập khẩu ở trên bờ, khi đó người bán cũng giao container cho người chuyên chở trên bờ và khi giao container cho người chuyên chở tại các bãi để container hoặc các trạm giao hàng lẻ, nhà XK đồng thời giao hàng cho người nhập khẩu, nên nhà XK có thể thanh toán bằng vận đơn nhận để xếp. Vì vậy, khi hoàn thành việc giao container cho người chuyên chở tại CY, CFS, nhà XK có thể thanh toán được tiền hàng ở ngân hàng mà không cần chờ đến khi container được xếp lên tàu,không bị ứ đọng vốn.
4. Quản lý tốt những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), giá cà phê trong nước những ngày đầu tháng 3 đã leo lên mức 40.000 đồng/kg - cao nhất trong lịch sử cà phê Việt Nam. Giá xuất khẩu cà phê Robusta loại R2 (FOB) ở mức 2.500 - 2.550 USD/tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Với giá xuất khẩu cao như hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 có thể đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VICOFA, khó khăn lớn nhất đối với các DN xuất khẩu là chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tiền đồng Việt Nam đang khiến các DN càng xuất khẩu nhiều, càng bị thiệt. ( theo báo vietnamnet). Như vậy có thể thấy trong tình hình hiện nay những nguy cơ về rủi ro cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đã không chỉ nằm trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu như vấn đề biến động về giá, về thanh toán , rủi ro xuất phát từ phía đối tác...mà vấn đề biến động về tỷ giá cũng khiến các doanh nghiệp khó khăn điêu đứng; và còn hàng loạt rủi ro khác doanh nghiệp cần nhận diện và đối phó như rủi rovề pháp lý
Vì vậy trong kinh doanh xuất nhập khẩu phải hết sức quan tâm đến vấn đề phòng tránh rủi ro.
- Rủi ro về tỷ giá: là khả năng xảy ra những biến động không lường trước được của tỷ giá hối đoái dẫn đến những bất lợi không lường trước được đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, thị trường tài chính đang có những biến động lớn do tình hình kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng nên việc phòng ngừa hạn chế rủi ro tỷ gía là rất cần thiết.
Rủi ro về tỷ giá hối đoái được xếp vào nhóm các rủi ro thị trường , tức những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp chỉ có thể đưa ra biện pháp để giảm thiểu mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra chứ không thể ngăn cho nó không cho nó xảy ra.
Để quản trị rủi ro tỷ giá có thể sử dụng biện pháp sau:
Thứ nhất là tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá cần có những hiểu biết cơ bản về tỷ gía hối đoái cộng thêm việc theo dõi sát sao diễn biến trên thị trường.
Thứ hai là sử dụng các hợp đồng mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Trong đó, quan trọng là sử dụng các hợp đồng ngoại tệ phái sinh: các hợp đồng điển hình và là công cụ hữu hiệu trong quản trị rủi ro tỷ gía như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng trong đó các bên tham gia thống nhất với nhau mức giá mua bán nhưng việc thực hiện hợp đông sẽ không diễn ra ngay sau khi kí kết mà vào một ngày nhất định trong tương lai.
Ví dụ : một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng mua 100.000 USD thanh toán bằng VND theo tỷ giá USD/VND=16.000 được kí kết vào ngày 1/1, có nghĩa là bên bán cam kết vào ngay 1/4 sẽ giao cho bên mua số tiền 100.000 USD, đổi lại bên mua cam kết sẽ thanh toán cho bên bán theo tỷ giá USD/VND= 16.000 bất chấp tỷ giá thực tế vào lúc đó cao hơn hay thấp hơn
Như vậy, hợp đồng kỳ hạn giống như một hợp đồng mua bán ngoại tệ thông thường nhưng thời điểm thực hiện hợp đồng là một ngày xác định trong tương lai. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn là các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận mua bán ngoại tệ trong tương lai theo một mức giá đã xác định từ trước. Chính đặc điểm này khiến cho hợp đồng kỳ hạn trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hữu hiệu cho doanh nghiệp. Lợi ích ở đây là nhà kinh doanh biết được chi phí cần phải bỏ ra để chủ động kế hoạch kinh doanh.
Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng trong đó bên mua trả cho bên bán một khoản tiền nhất định để được quyền mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai theo tỷ giá thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng quyền chọn.
Có hai loại hợp đồng quyền chọn là quyền chọn bán và quyền chọn mua
Trong hợp đồng quyền chọn bán, bên mua quyền chọn được quyền bán cho bên bán quyền chọn một số lượng ngoại tệ nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai theo một tỷ giá đã thỏa thuận lúc kí hợp đồng. Ngược lại trong quyền chọn mua, bên mua quyền được quyền mua ngoại tệ từ bên bán quyền chọn theo tỷ giá đã thỏa thuận trước vào một ngày trong tương lai. Với đặc điểm như vậy, hợp đồng quyền chọn không chỉ giúp cho việc ngăn ngừa rủi ro tỷ giá vì bên mua quyền chọn được bên bán cam kết sẽ bán hoặc mua theo một tỷ giá cố định mà còn giúp cho bên mua quyền chọn không bỏ lỡ cơ hội kiếm lời nếu tỷ giá biến động khác với dự kiến.
5. Ứng dụng thương mại điện tử phục vụ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
Thương mại điện tử đã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới công ty nên có những ứng dụng phù hợp với khả năng tài chính và tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của mình
Trước tiên phải đảm bảo hoạt động của Website giới thiệu về công ty về sản phẩm để các đối tác nước ngoài có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin khi họ có nhu cầu giao dịch, cũng như kịp thời phản hồi những ý kiến từ phía khách hàng. Đặt đường liên kết đến với Website của các tổ chức về xuất khẩu cà phê khác như của hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam, các website có chuyên trang giới thiệu về cà phê như Agroviet.gov.vn....
6. Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu qua các sàn giao dịch
Xuất khẩu qua sàn giao dịch đã trở nên hình thức giao dịch chính trên thế giới nhưng ở Việt Nam nó còn khá mới mẻ. Vì vậy còn rất nhiều vấn đề cần phải làm để tham gia tốt vào thị trường giao dịch này để khai thác hết những lợi ích của hình thức giao dịch này mang lại.
Vấn đề đầu tiên là phải đào tạo nâng cao kiến thức doanh nghiệp về các nghiệp vụ của các thị trường này. Trong thời gian qua doanh nghiệp đã tham gía vào sàn giao dịch hàng hóa ở NewYork nhưng nhìn chung mới chỉ ứng dụng ở mức độ dựa trên thông tin về giá cả ở các thị trường đó làm căn cứ xác định giá hợp đồng xuất khẩu, và tìm kiếm khách hàng. Thế nhưng những công cụ rủi ro của sàn giao dịch cung cấp cho doanh nghiệp vẫn chưa được doanh nghiệp sử dụng. Vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần làm quen với một số nghiệp vụ bảo hiểm cho hợp đồng giao dịch cho mình như sử dụng hợp đồng kỳ hạn hoặc nghiệp vụ tự bảo hiểm ( hedging)
Giao dịch kỳ hạn( Forward transaction) là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được thực hiện sau một kỳ hạn nhất định, nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc bảo hiểm rủi ro do chênh lệch giá giữa lúc kí hợp đồng với lúc giao hàng. Nghiệp vụ này cũng giống như thực hiện hợp đồng kỳ hạn đối với ngoại tệ như đã trình bày ở trên
Nghiệp vụ tự bảo hiểm( hedging) là một biện pháp kỹ thuật thường được các nhà kinh doanh sử dụng nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính bằng cách lợi dụng giao dịch khống trong sở giao dịch.
Sử dụng hedging như thế nào?
Một doanh nghiệp ký hợp đồng bán 100 tấn cà phê robusta (20 lot) với mức giá 1200 USD/tấn giao trong tháng 10/2006. Sợ giá sẽ biến động theo chiều hướng tăng, doanh nghiệp quyết định đặt mua qua thị trường LIFFE 20 lot với cùng mức giá 1200 USD/tấn tại thời điểm chốt giá bán cà phê thật. Đến thời điểm giao hàng, giá tăng lên 1250 USD/tấn, thì hàng thật của doanh nghiệp bị lỗ 50 USD mỗi tấn. Thế nhưng trên thị trường kỳ hạn, doanh nghiệp lời tương tự là 50 USD/tấn. Như vậy dù giá lên, doanh nghiệp vẫn không bị lỗ hàng, vẫn đảm bảo doanh thu từ hợp đồng xuất khẩu do lãi của hợp đồng này bù cho lỗ của hợp đồng kia.
7. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức hiệp hội ngành nghề
Hiệp hội ngành hàng sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp thành viên. Với ngành cà phê, Hiệp hội cà phê và cà cao Việt Nam sẽ có nhiệm vụ xây dựng ngành cà phê bền vững và giúp đỡ doanh nghiệp vì vậy cần tranh thủ sự giúp đỡ của tổ chức này như tranh thủ sự giúp đỡ về đào tạo nhân lực tập huấn những nghiệp vụ thị trường mới như tham gia sàn giao dịch cà phê hiện nay.
II. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ HIỆP HỘI
1. Đối với các cơ quan nhà nước
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần ưu tiên đầu tư đúng mức cho giống cà phê trong chương trình quốc gia . có kế hoạch cụ thể về việc tuyển chọn , khảo sát thí nghiệm và chuyển giao rộng rãi những giống cà phê có chất lượng tốt, có năng suất cao và phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng cho người trồng cà phê để từng bước cải tạo vườn cây đồng thời hướng dẫn những hộ đơn vị trồng cà phê thực hiện nghiêm túc chất lượng cây trồng, các quy trình kỹ thuật canh tác, nhất là nguồn nước cho vườn cây.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với các địa phương khảo sát quy hoạch quy mô, công nghệ chế biến cho phù hợp với từng vùng từng đơn vị sản xuất cà phê. Nên đầu tư công nghệ chế biến ướt với hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng cà phê nhân. Đồng thời cũng phải xây dựng một số nhà máy lớn ở một số vùng trọng điểm để đảm bảo chế biến cà phê kịp thời và đạt chất lượng cao khi vào chính vụ thu hoạch.
Song song với các vấn đề trên, vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm phải được thực hiện nghiêm túc. Các bộ, ngành, đơn vị chức năng cần xây dựng lại tiêu chuẩn chất lượng cho phù hợp với tiều chuân của thế giới , trước mắt là đưa bộ tiêu chuẩn 4193:2005 vào thực hiện.
Việc hình thành một thị trường giao dịch chuyên về cà phê (sở giao dịch hàng hóa) ở Việt Nam là cần thiết để giúp các doanh nghiệp trong nước làm quen với việc mua bán trên thị trường này. Đồng thời trong tương lai sở giao dịch cà phê của Việt Nam cũng sẽ phải nối mạng với sở giao dịch cà phê của các nước để cung cấp những thông tin, đặc biệt là thông tin về giá cả hàng hóa cho các doanh nghiệp và cả các nhà sản xuất trong nước.
Việc thành lập một sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam mà đầu tiên là về sản phẩm cà phê là cần thiết để bước đầu tạo cơ sở vật chất cần thiết cho các thương nhân làm quen với cách thức mua bán hàng hóa mới trong nền kinh tế thị trường.
Theo thông lệ quốc tế, hàng hóa giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa phải đảm bảo 2 điều kiện: tiêu chuẩn hóa về chất lượng và độ lớn giá trị được giao dịch. Vì vậy với sự thành lập của sở giao dịch cà phê hai yếu tố này sẽ được cải thiện đặc biệt là vấn đề chất lượng đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay.
Việt Nam đã có một số những tiền đề vật chất và pháp lý Luật Thương mại đã cho phép mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn nhưng nhìn chung, sàn giao dịch nông sản giao sau còn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện và thiếu cả sự quan tâm đúng mức của các địa phương, bộ, ngành. Do vậy để khai thác có hiệu quả sàn giao dịch cà phê trước mắt và các loại nông sản khác trong tương lai, Nhà nước cần sớm hòan thiện chính sách quản ly đối với họat động này. Bên cạnh những quy định khung của Luật Thương mại, Chính phủ cần sớm soạn thảo và ban hành các quy định cụ thể liên quan đến điều kiện thành lập và quy chế hoạt động của sở giao dịch hàng hóa; quy chế cụ thể cho hoạt động của người môi giới tại sở giao dịch hàng hóa, quy phạm hóa các tiêu chuẩn của hàng hóa và việc quản lý chất lượng của hàng hóa lưu thông trên thị trường này. Ngoài ra để sở giao dịch hàng hóa hoạt động tốt, cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ các nhà môi giới cũng như các nhân viên giao dịch ở sở giao dịch hàng hóa để những người này có thể hỗ trợ người mua, người bán trong điều kiện sở giao dịch hàng hóa mới được hình thành và đa số những người tham gia mua và bán trên thị trường đặc thù này còn chưa thực sự am hiểu về nó.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu cà phê tiếp cận sàn giao dịch, như mở những lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về thị trường, hỗ trợ cho vay vốn để nộp tiền ký quĩ; tạo điều kiện cho họ sử dụng sàn giao dịch cà phê như một công cụ bảo hiểm giá, phòng ngừa rủi ro khi giá có biến động.
Đối với ngành cà phê Việt Nam:
- Ngành cà phê VN cần có chiến lược hành động chung để giải quyết một loạt những điểm yếu đang tồn tại. Đó là quan tâm nâng cao chất lượng cà phê và đầu tư vào khu vực sản xuất, chế biến cà phê giá trị gia tăng như việc sáng tạo ra các loại cà phê hỗn hợp với cà phê arabica, có giá thành hạ và theo yêu cầu của khách hàng. Nếu chỉ sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm thô, không có nhiều giá trị gia tăng thì sẽ không có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Tiến tới nhà nước nên có chương trình hỗ trợ để thành lập một quỹ dự trữ cà phê. Nhìn từ Brazil, một trong những nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới nhưng hằng năm họ đều có kế hoạch mua cà phê dự trữ để bán ra khi giá cao thì việc có một quỹ dự trữ cà phê đối với VN lúc này là rất cần thiết.
Một giải pháp quan trọng khác để thúc đẩy phát triển ngành, nâng cao chất lượng của sản phẩm cà phê xuất khẩu là đổi mới tổ chức sản xuất trồng cà phê thành lập các hợp tác xã kiểu mới hoàn toàn tự nguyện. Chỉ có đổi mới tổ chức sản xuất, người dân mới có điều kiện tiếp thu đồng đều kỹ thuật mới, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, làm ra sản phẩm có chất lượng cao.
Lâu nay, chúng ta từng nghe nhiều về các thương hiệu cà phê nổi tiếng như Vinacafé, Cà phê Trung Nguyên, Nhiều người cho rằng với những thương hiệu này thì người nước ngoài sẽ biết nhiều về cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, lượng cà phê đã qua chế biến chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời gian qua, sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu của mình ra trường quốc tế là rất đáng khích lệ. Nhưng chỉ làm ở cấp độ các doanh nghiệp như lâu nay khó mà quảng bá được sản phẩm cà phê nổi tiếng của Việt Nam ra thế giới. Vì vậy, để quảng bá cho sản phẩm cà phê Việt Nam thì bên cạnh việc hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tích cực quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm cà phê của mình; Nhà nước cũng cần phải có một chiến lược mang tầm quốc gia để xây dựng một thương hiệu cũng mang tầm cỡ quốc gia là "Cà phê Việt Nam".
Ngoài ra, bên cạnh mục tiêu hướng vào xuất khẩu cũng cần chú trọng hơn nữa đến thị trường trong nước vì nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Việt sẽ tăng lên mạnh mẽ cùng với sự phát triển về kinh tế. Nhiều kết quả điều tra cho rằng, tiêu thụ cà phê nội địa của VN chỉ khoảng 10% sản lượng, trong khi bình quân các nước thành viên ICO lại đạt đến 25,16%. Mỗi năm bình quân một người VN uống 0,5 kg cà phê, trong khi người Bắc Âu là 10 kg, người Tây Âu 5-6 kg.
2. Đối với hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
Vai trò của các hiệp hội là rất quan trọng và rất hữu hiệu trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập. Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam phải là một loại hình liên kết hợp tác mang tính cộng đồng hỗ trợ phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp đồng thời là cầu nối giữa các cơ quan chính quyền với doanh nghiệp. Hiệp hội với những lợi thế trong tổ chức liên kết hợp tác và sự kết nối các hoạt động sẽ giảm được chi phí , tiết kiệm nguồn lực , tạo năng lực nội sinh mới trên nhiều phượng diện : về không gian thời gian, khoảng cách chi phí tốc độ và tính ổn định của các giao dịch trên thị trường...Qua đó, quy mô và không gian kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được mở rộng và có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn lực và thị trường.
Hiệp hội cà phê cà cao với những vai trò đó trong thời gian tới cần tạo điều kiện hơn nữa giúp đỡ các doanh nghiệp trên một số phương diện sau:
- Về hoạt động thu mua nguyên liệu có thể họp hội viên thống nhất khung giá,
. Ban hành cơ chế giá thu mua hạt cà phê theo hướng khuyến khích cà phê chất lượng cao đối với nông dân. giúp các hội viên tiếp cận nguồn vốn vay để đổi mới công nghệ trong giai đoạn hiện nay.
- Giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp cận với những thị trường giao dịch cà phê lớn trên thế giới. Trong đó, những vấn đề hàng đầu là mở những lớp tập huấn đào tạo cho các doanh nghiệp có thể nắm được quy chế hoạt động của các sàn giao dịch này từ đó có thể tham gia thành công vào các sàn này. Trước mắt hỗ trợ Trung tâm giao dịch cà phê Buôn ma Thuột- Đắk lắk, đồng thời tích cực đề xuất và phối hợp với Bộ Nông Nghiệp &PTNT xây dựng đề án “Hợp tác giữa sàn giao dịch cà phê Việt nam với sàn giao dịch cà phê Chicago”
- Hiệp hội cũng nên đóng vai trò như tổ chức trợ giúp pháp lý đối với doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra như tư vấn về các thủ tục giải quyết tranh chấp, hỗ trợ các thủ tục, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.
- Có những kiến nghị kịp thời lên cơ quan nhà nước để giải quyết những khó khăn khúc mắc cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cần đứng ra là vai trò trung gian giúp doanh nghiệp xây dựng các đề án xuất khẩu đối với từng thị trường để có chính sách hỗ trợ phù hợp.
- Mỗi năm tổ chức 1-2 lần sinh hoạt của các nhà xuất khẩu cà phê cả nước nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tìm các giải pháp xử lý tình huống trong các hợp đồng . Đề ra sách lược thống nhất trong kinh doanh nhằm góp phần ổn định giá có lợi chung cho nông dân và doanh nghiệp.
- Tích cực và chủ động phối kết hợp với Bộ NN&PTNT hoàn thành đề án “Nâng cao chất lượng cà phê Việt nam” trình Thủ tướng chính phủ thông qua trong năm 2008. trong đó chú ý giải pháp tài chính để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác chế biến sau thu hoạch, cũng như giải pháp nâng cao sức tiêu dùng nội địa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ấn phẩm 10 năm cà phê Thái Hòa của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái hòa và các số liệu báo cáo của công ty: báo cáo tài chính, báo cáo tình hình phát triển kinh doanh, định hướng trong thời gian tới....
2. Bộ Công Thương- Tạp chí Thương mại
3. Luận văn của các khóa trước
4. Kỷ yếu hộ thảo Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 2003
5. PGS, TS Trần Chí Thành, 2003 “Giáo trình quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu” Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
6.PGS, TS Võ Thanh Thu 2005 , “ Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu” Nhà xuất bản Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Trường Đại học Kinh tế quôc dân- Tạp chí kinh tế phát triển
8.Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội- Tạp chí kinh tế đối ngoại
9.Trường Đại học Thương mại- Tạp chí Khoa học Thương mại
10. Đỗ Hữu Vinh , “Marketing xuất nhập khẩu” Nhà xuất bản Thống kê
11. Website :
www.ICO.com - website của tổ chức cà phê thế giới
www.vicofa.gov.vn - Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam
www.Agroviet.gov.vn - Website chuyên về hàng nông sản củ Việt Nam
Và các báo điện tử khác như Vietnamnet, Vneconomy, Diễn đàn doanh nghiệp, Vov, ....
KẾT LUẬN
Có thể nói hiện nay xuất khẩu mặt hàng cà phê còn nhiều vấn đề cần đặt ra giải quyết đối với các ngành các cấp đặc biệt giữ vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mặt hàng này để nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này cũng như xây dựng được thương hiệu cà phê Việt Nam trên thế giới. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa với tư cách là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam về mặt hàng cà phê càng phải đặt vấn đề này như một nhiệm vụ cấp bách. Trong bài luận văn của mình, em cũng đã nêu lên được một số thực trạng cũng như một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty. Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy rất mong sự góp ý bổ sung của các thầy cô, các anh các chị làm việc trong công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc và các Anh chị tại phòng kinh doanh đã giúp đỡ em tận tình trong thời gian qua.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7936.doc