Đề tài Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng người dân Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng là một di sản văn hóa mang tính bản sắc của dân tộc Việt. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay, mỗi người dân Việt Nam luôn nhớ về ngày giỗ Tổ qua câu ca được truyền tụng: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba Khắp nơi truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non mình ngàn năm Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà. Người Việt Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc; đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương – Việt Trì - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc gác tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam. Đền Hùng ngày càng có vai trò quan trọng và có tác động lớn đến đời sống người dân. Đời sống hiện đại, nhu cầu về tâm linh của người dân càng cao. lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên. Do vậy việc tìm hiểu tác động của Đền Hùng trong đời sống người dân sẽ giúp chúng ta định vị được di sản trong lòng con người và Xã hội đương đại. Hy Cương là nơi gìn giữ tôn tạo và tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng ở Đền Hùng từ hàng nghìn năm nay. Bởi từ trong quá khứ lịch sử Hy Cương đã được các triều đại phong kiến giao cho làm xã trưởng để trông nom Đền Hùng. Vùng đất này chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, nơi được coi là “đất thiêng” trong thời đại Hùng Vương. Vì vậy việc tìm hiểu vai trò của Đền Hùng với người dân trong xã là cần thiết đối với các nhà quản lý văn hóa và khả thi với một khóa luận tốt nghiệp. Đền Hùng ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân. Mỗi vùng đất, mỗi một miền quê, đều lưu giữ những trầm tích văn hóa khác nhau. Ở mỗi địa phương lại có cách tưởng niệm, thờ cúng và lưu giữ truyền thuyết theo tập quán riêng của mình. Do đó tìm hiểu “Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng người dân Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” để thấy được nét đặc sắc của Đền Hùng và ảnh hưởng của Đền Hùng trong đời sống người dân Hy Cương. Đồng thời qua đó khẳng định giá trị văn hóa thiêng liêng của vùng đất Tổ. Tất cả những lý do trên từ phương diện lý luận và thực tiễn khiến chúng tôi hướng đến tìm hiểu đề tài “Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”. Hy vọng rằng khóa luận này sẽ cung cấp thêm thông tin về khu di tích lịch sử Đền Hùng và vị trí của nó trong lòng người dân xã Hy Cương. 2. lịch sử nghiên cứu Đền Hùng là khu di tích lịch sử- văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Vì vậy đã có rất nhiều tác giả có những công trình nghiên cứu về Đền Hùng. Những tác phẩm này bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau sẽ cung cấp cho chúng ta những tư liệu quý báu mà đề tài kế thừa và phát triển. Cuốn “Hùng Vương dựng nước”, tập 1, xuất bản năm 1970 gồm các bài báo cáo và tham luận về niên đại và quá trình diễn biến văn hóa thời kì Hùng Vương. “Hùng Vương dựng nước” tập 2, xuất bản năm1972 của nhiều tác giả nghiên cứu thời đại Hùng Vương từ niên đại, truyền thuyết và giá trị lịch sử của chúng đến trình độ văn minh và chế độ chính trị của buổi bình minh lịch sử nước ta. “Hùng Vương dựng nước” tập 3, xuất bản năm 1973 của các tác giả Phạm Huy Thông, Hoàng Hưng gồm các hình thức viết về thời kỳ Vua Hùng dựng nước và thời An Dương Vương, những di tích lịch sử, con người cổ đại, đời sống vật chất và tinh thần, tổ chức Xã hội thời Hùng Vương “Hùng Vương dựng nước” tập 4, xuất bản năm 1974 của tác giả Nguyễn Khánh Toàn nghiên cứu thời Hùng Vương và thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc. Chứng minh thời kỳ Hùng Vương là có thật. Cuốn sách viết về đất nước, con người thời Hùng Vương: kinh tế, văn hóa, xã hội Cuốn “Thời đại Hùng Vương: Lịch sử- kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội”, xuất bản năm 1973 của tác giả Văn Tâm. Cuốn sách cung cấp những thông tin về các mặt lịch sử, kinh tế trong thời đại Hùng Vương. Cuốn sách “ Đền Hùng di tích và cảnh quan”, xuất bản năm 2000 của tác giả Phạm Bá Khiêm. Cuốn sách này sẽ cung cấp cho người đọc những hiểu biết về Đền Hùng, về thời đại Hùng Vương và cảnh quan vùng đất thiêng Nghĩa Lĩnh. Cuốn sách “Đền Hùng nơi hội tụ văn hóa tâm linh” do Lê Lựu chủ biên xuất bản năm 2005. Đây là một tập sách sưu tầm những bài nghiên cứu và viết về Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng do trung tâm văn hóa doanh nhân sưu tầm, biên soạn của nhiều tác giả. Tập sách thể hiện một tầm suy nghĩ sâu rộng về cội nguồn văn hóa dân tộc từ xa xưa đến hiện đại; phản ánh tâm thức của người Việt Nam dù sống ở trong nước hay ngoài nước đều luôn nhớ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Các bài nghiên cứu thể hiện một tầm suy nghĩ nghiêm túc, khoa học nhằm cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức về nguồn gốc phát sinh, nguồn gốc tâm linh của dân tộc Việt Nam trên vùng đất Tổ. Đồng thời các nhà nghiên cứu còn khẳng định Phú Thọ là cội nguồn, là cái nôi văn hóa vô tận và rực rỡ cho muôn đời. Những công trình đã nghiên cứu: Tác giả Vũ Kim Biên đã đưa ra cuốn sách viết về khu di tích lịch sử Đền Hùng : “Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng”, xuất bản năm 2010. Cuốn sách này tác giả giới thiệu về các di tích lịch sử ở Đền Hùng, những truyền thuyết tiêu biểu, những di chỉ khảo cổ, thơ, các hoành phi câu đối về Đền Hùng. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản nhất về khu di tích Đền Hùng. Cuốn “Đền Hùng di tích lịch sử văn hóa quốc gia” của tác giả Lê Tượng và Phạm Hoàng Oanh, xuất bản năm 2010. Tác phẩm này nhằm giới thiệu cho người đọc những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng và cách thờ tự ở Đền Hùng. Bên cạnh những tác phẩm đó còn có những báo cáo khoa học nghiên cứu về Đền Hùng như: Báo cáo của Phạm thị Ngọc Mai “Đền Hùng nơi hội tụ những giá trị văn hóa thời Hùng Vương” năm 2006,. Trong báo cáo này trình tìm hiểu về vị trí địa lý văn hóa của Đền Hùng, sau đó đi tìm hiểu những giá trị văn hóa thời Hùng Vương và ảnh hưởng của văn hóa Hùng Vương đến việc xây dựng con người ngày nay. Tuy nhiên bài báo cáo của tác giả còn đơn giản, viết chung chung. Chưa nêu bật được những giá trị văn hóa . Công trình dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa: “Đền Hùng- lễ hội tiềm năng du lịch văn hóa cội nguồn” của Nguyễn Thị Bích và Vũ Chí Cường, năm 2007. Bài báo cáo của hai tác giả đã nêu ra được những tiềm năng du lịch tại Đền Hùng. Tuy nhiên, các tác giả chưa phân tích và đánh giá cụ thể những tiềm năng đó, chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể để khai thác tiềm năng du lịch. Những tác phẩm trên, hầu hết giới thiệu về Các di tích trên Đền Hùng, những thông tin về lịch sử, văn hóa, Xã hội của thời kì Hùng Vương . Hoặc viết về tiềm năng du lịch của Đền Hùng. Thực tế thì chưa có tác phẩm nào nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Đền Hùng đến đời sống của người dân tại nơi có Đền Hùng (xã Hy Cương) để thấy được mức độ hiểu biết và vị trí của Đền Hùng trong lòng người dân. Vì vậy rất cần những công trình nghiên cứu một cách thực tế sự ảnh hưởng đó. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về lịch sử, giá trị văn hóa Đền Hùng Khảo sát để thấy được ảnh hưởng của Đền Hùng về mặt kinh tế và tín ngưỡng đối với người dân xã Hy Cương. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đền Hùng Phạm vi: Trong bài nghiên cứu này chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu trong xã Hy Cương 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu văn bản Phương pháp điền dã Phương pháp điều tra Xã hội học Phương pháp thống kê Xã hội học 6. Đóng góp của khóa luận Đề tài được thực hiện sẽ có những đóng góp sau: Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu về Đền Hùng trong mối quan hệ với đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân Xã Hy Cương- việt Trì- Phú Thọ. Chỉ ra được sự ảnh hưởng của Đền Hùng trong đời sống của người dân Hy Cương và vị trí của Đền Hùng trong lòng người dân. Khẳng định giá trị văn hóa của Đền Hùng 7. Bố cục của khóa luận Chương1: Khái quát vùng văn hóa Phú Thọ Chương 2: Đền Hùng trong đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương- Việt Trì- Phú Thọ Chương 3: Đền Hùng trong đời sống tín ngưỡng của người dân Hy Cương- Việt Trì- Phú Thọ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. lịch sử nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Bố cục của khóa luận 6 NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VÙNG VĂN HÓA PHÚ THỌ VÀ KHU DI TÍCH lịch sử ĐỀN HÙNG 7 1.1. Phú Thọ vùng văn hóa đất Tổ 7 1.1.1 Vị trí địa lí 7 1.1.2 Phú Thọ- vùng đất định cư cổ 7 1.1.3 Phú Thọ- vùng đất văn hóa cổ 10 1.2. Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ- trung tâm di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng 12 1.3. Khu di tích lịch sử Đền Hùng 14 1.3.1 Vị trí địa lý 14 1.3.2 lịch sử hình thành của Đền Hùng 16 1.3.3 Quá trình trùng tu 18 1.3.4 Các di tích kiến trúc thờ tự tại Đền Hùng 19 Tiểu kết chương 1 27 CHƯƠNG 2: ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG kinh tế NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG- VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ 28 2. 1. Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương. 28 2.2 . Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm dịch vụ quanh Đền Hùng 30 2.2.1 Những người bán hàng quanh Đền Hùng 30 2.2.2 Những người làm nghề chụp ảnh quanh Đền Hùng 34 2.3 Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm trong Ban quản lý Đền Hùng 35 Tiểu kết chương 2 37 CHƯƠNG 3:ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG- VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ 39 3.1 Các di tích xã Hy Cương 39 3.1.1 Đình Cổ Tích (Đình Hy Cương) 39 3.1.2 . Chùa Am Đường (chùa Tổ) 40 3.2 Khảo sát 41 3.3 Nhận xét 53 3.3.1 Về việc đi lễ Đền Hùng 53 3.3.2 Về hiểu biết các sự tích liên quan đến sự tích Đền Hùng 55 3.3.3 Về việc tham gia lễ hội Đền Hùng 61 Tiểu kết chương 3 63 PHẦN KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng người dân Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập ổn định như vậy chiếm tỉ lệ không nhiều. Sự chuyển biến trong kinh tế đó đã làm thay đổi diện mạo của người dân Hy Cương. Nhiều ngôi nhà cao tầng được mọc lên. Xóm làng trước kia thưa thớt thì nay trở nên đông đúc hơn. Mọi sinh hoạt của người dân đều được nâng lên. Ví dụ trong gia đình Ông Triệu văn Liên, trước đây trong gia đình ông là làm nông nghiệp. Cuộc sống chỉ phụ thuộc vào 5 sào ruộng mà không có thu nhập nào thêm. Vì vậy cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nhà ông vẫn là nhà cấp 4 đã xuống cấp. Hai vợ chồng ông làm ruộng nuôi hai đứa con đi học. Nhưng đến nay cuộc sống gia đình ông được cải thiện đáng kể. Từ khi khu di tích Đền Hùng được phát triển vợ ông đăng kí bán hàng ở trên Đền Hùng. Thu nhập từ việc bán hàng của vợ ông hàng ngày cùng với những sản phẩm nông nghiệp mà nhà ông vẫn duy trì thì cuộc sống trong gia đình có phần ổn định hơn. Hiện nay một đứa con gái của ông đã lấy chồng, còn một cậu con trai thì đang đi xuất khẩu lao động bên Đài Loan. Gia đình ông đã xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang rộng rãi. Đó cũng là một ví dụ điển hình cho sự thay đổi cuộc sống từ khi di tích Đền Hùng được đầu tư phát triển. 2.2.2 Những người làm nghề chụp ảnh quanh Đền Hùng Bên cạnh đội ngũ những người bán hàng quanh khu di tích lịch sử Đền Hùng thì còn đội ngũ những thợ ảnh. Hiện có khoảng 124 thợ ảnh làm việc tại đây dưới sự quản lí của Ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng (năm2009). Con số này là tương đối nhiều. Đội ngũ này góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân khi về Đền Hùng muốn ghi lại những kỷ niệm tại chốn linh thiêng này. Đội ngũ thợ ảnh vào mùa lễ hội cũng tăng lên rất nhiều. Không chỉ người dân ở xã mà còn những người ở những nơi khác về. Thu nhập bình quân của những người thợ ảnh này là 1600.000 đồng /người/năm. Đây cũng là thu nhập chính trong gia đình họ. Cũng giống như những người bán hàng cuộc sống của họ được cải thiện đáng kể. Trong gia đình của họ, có gia đình thì chồng làm nghề chụp ảnh trên Đền Hùng, vợ làm nông nghiệp. Có gia đình chồng làm nghề chụp ảnh, vợ bán hoa quả ở chợ. Cuộc sống của họ cũng khá giả. Trong dịp lễ hội là lúc cao điểm của họ, bởi lượng khách về Đền Hùng là rất đông. Tuy nhiên, Đền Hùng không chỉ thu hút khách vào dịp lễ hội mà hiện nay vào những dịp cuối tuần hay những dịp quan trọng cũng thu hút khách đến. Điều đó tạo ra việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho những người làm dịch vụ quanh Đền Hùng. Bên cạnh những dịch vụ trên thì Đền Hùng còn đem lại cho người dân quanh đây một số những dịch vụ khác kèm theo. Vào những ngày hội, lượng khách về Đền Hùng là rất lớn. Trong khi đó nhiều người muốn ở lại trong mấy ngày hội để thưởng thức các trò chơi, các nghi thức trong ngày giỗ Tổ. Vì thế những nhà nghỉ, nhà trọ được mọc lên rất nhiều để phục vụ khách. Nhiều gia đình cho khách vào trọ qua đêm hoặc cả ngày. Người dân cho thuê với giá từ 20- 50 nghìn đồng/ ngày, tùy thuộc vào mức độ tiện nghi của từng gia đình. Có những gia đình ở gần Đền Hùng thì chuyên cho thuê trọ, nhưng có những gia đình ở xa hơn một chút thì chỉ cho thuê trọ vào những ngày lễ hội. Những ngày lễ hội lượng khách dồn về đây là rất đông, dẫn đến tình trạng “cháy” các khách sạn và nhà nghỉ. Vì vậy đây là cơ hội cho những người dân quanh Đền Hùng làm dịch vụ này. Người dân cho thuê trọ với giá tương đối hợp lí, phù hợp với nhiều đối tượng. Có những gia đình trong mùa lễ hội cho thuê từ 3 đến 7 người. Nhiều gia đình, khách đặt luôn chỗ nghỉ cho năm sau. Đó thường là những thợ ảnh hay nhà báo từ nơi khác đến để lấy tin hoặc chụp ảnh… Đây cũng là nguồn thu lớn đối với người dân quanh khu vực Đền Hùng. Ngoài ra, có dịch vụ khác như xe ôm. Các di tích ở Đền Hùng không nằm gọn trên một khu nên việc đi lại có phần không thuận tiện. Ví dụ như từ cổng Đền chính ra đền Mẫu Âu Cơ cách khoảng gần 2km. Từ cổng đền chính ra Đền Lạc Long Quân cũng cách khoảng hơn 2km. Vì vậy nên có nhiều khách chọn giải pháp là đi xe điện của ban quản lý hoặc thuê xe ôm. Do đó nhiều người dân chuyển sang làm dịch vụ xe ôm. Như vậy có thể thấy rằng Đền Hùng đã kéo theo nhiều dịch vụ xung quanh phát triển. Người dân Hy Cương có thể chuyển sang nhiều hình thức dịch vụ khác nhau như : bán hàng, cho thuê trọ, thợ ảnh, xe ôm… Tất cả những loại hình dịch vụ đó nhằm đáp ứng đầy đủ và tốt nhất nhu cầu của du khách khi về thăm Đền Hùng. Thông qua những dịch vụ đó du khách ở khắp mọi miền của tổ quốc sẽ được biết đến và thưởng thức những hương vị mà chỉ có vùng đất Tổ mới có. Tạo thêm nét độc đáo và hấp dẫn cho vùng đất Tổ. Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm trong Ban quản lý Đền Hùng Hiện nay tại khu di tích lịch sử Đền Hùng có đội ngũ cán bộ đông đảo nhằm phục vụ nhân dân cả nước mỗi khi về thăm Đền Hùng. Khu di tích lịch sử Đền Hùng có 7 phòng ban: Trung tâm du lịch dịch vụ Phòng quản lý du lịch dịch vụ Phòng quản lý rừng Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tài vụ Phòng bảo vệ an ninh trật tự Phòng bảo tàng di tích Tất cả những phòng ban đó gồm khoảng gần 300 người làm công tác phục vụ lễ hội. Mỗi phòng đều có chức năng riêng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách khi về thăm Đền Hùng. Ví dụ phòng bảo vệ an ninh trật tự sẽ làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự cho Đền Hùng. Mỗi dịp lễ hội đến thì nhiệm vụ đó lại càng được tăng cường. Bởi với số lượng khách quá đông gây ra tình trạng nhốn nháo, nhiều tệ nạn. Nếu không được quản lý sẽ gây ra tình trạng lộn xộn, bừa bãi mất đi nét văn hóa của lễ hội cổ truyền. Trung tâm du lịch dịch vụ, trong đó sẽ có những người làm công tác hướng dẫn du lịch. Trung tâm có đội ngũ cán bộ hướng dẫn viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Những người này sẽ hướng dẫn cho khách biết những thông tin về các di tích, các sự tích trên Đền Hùng, giúp khách du lịch hiểu thêm về lịch sử thời đại các Vua Hùng, về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Phòng quản lý dịch vụ sẽ làm công tác quản lý những loại hình dịch vụ, kinh doanh buôn bán ở khu vực Đền Hùng như quản lý những người bán hàng, thợ ảnh, xe điện… Với số lượng phòng ban như vậy đủ cho thấy quy mô của khu di tích là tương đối lớn. Tất cả các phòng ban này sẽ duy trì hoạt động cho khu di tích Đền Hùng. Trong tương lai Đền Hùng sẽ ngày càng được quan tâm hơn nữa thì số lượng người làm công tác phục vụ cũng sẽ tăng theo. Hy Cương là xã có khu di tích Đền Hùng, hàng năm lại được giao cho nhiệm vụ trông nom khu di tích. Như vậy Đền Hùng phát triển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Hy Cương. Ở 4 đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng sẽ có 4 ông Từ trông nom đền. Bốn ông Từ này được các làng mà xưa xây dựng lên các đền cử ra rồi thi. Ai được điểm cao sẽ được làm ông Từ. Năm nào cũng tổ chức thi một lần. Còn hai đền Âu Cơ và Lạc Long Quân do nhà nước xây dựng nên ông từ sẽ được cử ra từ những cán bộ đã nghỉ hưu ở cơ quan Khu di tích Đền Hùng còn có dịch vụ xe điện để trở khách đi tham quan các di tích. Hiện nay có 8 xe điện, mỗi xe có thể trở được 12 khách để phục vụ khách đi tham quan. Xe điện xẽ xuất phát từ bến xe trở khách đi vòng tròn các di tích từ đền Giếng đến cổng đền chính, đến đền Mẫu Âu Cơ, đền Lạc Long Quân, và quay lại bến xe trả khách. Loại hình dịch vụ này sẽ giúp khách du lịch đỡ vất vả trong việc đi lại. Vì khoảng cách giữa các đền khá xa. Loại hình này xuất hiện sẽ tạo ra tính chuyên nghiệp, văn minh trong công tác dịch vụ phục vụ khách du lịch. (xem ảnh 19) Nằm trong trung tâm dịch vụ du lịch còn có đội ngũ những người bán hàng trong các quầy hàng của trung tâm. Mỗi di tích đều có những quầy hàng bán các đồ như: Đồ lưu niệm, các loại sách viết về Đền Hùng, Các loại bánh kẹo đặc sản của vùng đất Tổ như bánh của mài Cổ Tích, chuối khô đất Tổ, bánh cốm… Những quầy hàng này có rất nhiều sản phẩm cho khách lựa chọn, bán đúng giá quy định của Ban quản lý. Do vậy ở các trung tâm này khách sẽ không sợ tình trạng bị chặt chém . Ở mỗi di tích đều có quầy hàng bán, ví dụ như ở đền Lạc Long Quân, Đền Mẫu Âu Cơ, đền Thượng… Các quầy hàng này nhằm cung cấp cho khách những sản phẩm đặc trưng của đất Tổ một cách phổ biến. Bên cạnh đó còn có hệ thống các dịch vụ ăn uống. Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng đã xây dựng một số nhà hàng ăn uống, giải khát có thể phục vụ tới 1000 khách vào cùng một thời điểm. Các nhà hàng đều khang trang, sạch đẹp, các món ăn hấp dẫn đảm bảo vệ sinh. Đây là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách khi tới Đền Hùng. Như vậy khu di tích lịch sử Đền Hùng có khoảng trên 500 người trực tiếp phục vụ, từ những người bán hàng, thợ ảnh đến những cán bộ làm công tác quản lý. Với sự đa dạng các hoạt động dịch vụ sẽ tạo ra cho Hy Cương phát triển nhiều lĩnh vực trong dịch vụ, tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu của một trung tâm du lịch.Trong số này thì có khoảng 70 % cán bộ là người xã Hy Cương. Điều đó chứng tỏ Đền Hùng đã có ảnh hưởng nhất định đến người dân Hy Cương. Nhờ có Khu di tích này mà một bộ phận dân cư trong xã Hy Cương đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang làm dịch vụ. Loại hình dịch vụ này góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã từ một xã thuần nông sang phát triển kinh tế toàn diện. Trong tương lai Đền Hùng sẽ ngày càng được đầu tư hơn nữa để phát triển. Bởi đây là vùng đất Tổ- nơi thờ tổ tiên của dân tộc. Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đồng bào khắp mọi miền tổ quốc luôn hướng về nguồn cội. Đền Hùng càng được quan tâm đâu tư thì người dân Hy Cương càng có cơ hội để phát triển. Là một vùng đất chứa đựng những yếu tố văn hóa đó nên tất yếu Hy Cương sẽ có những biện pháp cụ thể để thúc đẩy kinh tế đi lên. Chú trọng phát triển loại hình dịch vụ sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt của xã đi lên về mọi mặt, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân. Tiểu kết chương 2 Lễ hội Đền Hùng ngày càng thu hút được sự quan tâm đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước. Sự phát triển của khu di tích Đền Hùng đã làm thay đổi diện mạo kinh tế của người dân trong xã Hy Cương. Có nhiều hộ gia đình đã chuyển ra làm dịch vụ buôn bán quanh Đền Hùng và thu nhập của bộ phận dân cư này chủ yếu phụ thuộc vào đó. Sự phát triển của Đền Hùng còn là điều kiện để tạo ra nhiều việc làm cho người dân Hy Cương với nhiều loại hình dịch vụ. Đồng thời phát triển đa dạng các ngành nghề khác như làm các loại bánh, kẹo đặc sản vùng đất Tổ… Đây là sự chuyển biến tất yếu, khi trên địa bàn xã có những di tích lịch sử văn hóa lớn thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người. CHƯƠNG 3: ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG – VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ Các di tích xã Hy Cương Xã Hy Cương là vùng đất thấm đẫm những truyền thuyết cũng như những di tích mà từ xa xưa cha ông ta đã tạo lên. Mỗi di tích đều chứa đựng trong đó những giá trị tâm linh thiêng liêng của dân tộc. 3.1.1 Đình Cổ Tích (Đình Hy Cương) Đình Cổ Tích hay còn gọi là đình Cả. Đình Cổ Tích là lấy tên nôm của làng vì có một thời tên làng là thôn Cổ Tích. Đình Cả bởi đây là tên gọi đình lớn nhất trong xã. Tên thường gọi trong nhân dân là đình Hy Cương thuộc xã Hy Cương – Việt Trì – Phú Thọ. Đình Hy Cương nằm trên gò cao, gọi là gò làng Cả. Đình Hy Cương, theo truyền ngôn để lại được xây dựng từ lâu. Hiện đình không có bia ký, ngọc phả (tư liệu nào) ghi lại chính xác năm xây dựng đình. Qua khảo cứu chỉ thấy trên 2 câu đầu gian giữa đình có ghi : “Mậu ngọ niên kinh thủy, xuân tam nguyệt, hợi nhật, nhâm thìn thượng lương”. Nghĩa là vào giờ nhâm thìn, ngày hợi, tháng 3 (mùa xuân) năm Mậu ngọ dựng câu đầu, thượng lương đình này. Song không rõ năm Mậu ngọ nào. Theo truyền ngôn thì đình này được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng, lí do là sau khi nhà Minh tàn phá khu di tích Đền Hùng, nhân dân đã gom góp làm lại đền Trung, rồi mới làm đình. Lịch sử làng còn ghi lại sau khi giặc Minh tàn phá chỉ còn có ông Hoàng Kim Đái, sau gặp lại ông Đào Đình Xô, ông Triệu Kim Ngũ. Ba anh em, họ đồng cư tương thân tương ái, cùng chiêu dân lập ấp làng Cổ Tích lại đông như trước. Trong thời gian này, miếu trên núi Hùng nơi dân làng thờ tự nhà nước phong kiến giao cho Xã Hy Cương làm xã trưởng tạo lệ. Như vậy, đình Hy Cương có thể được xây dựng sau Đền Hùng. Từ những tư liệu trên, kết hợp với kiến trúc và điêu khắc, đình Hy Cương có thể được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVII. Vì kiến trúc đình còn lưu giữ nguyên cấu trúc ngôi đình cổ, đao mái chưa cong như các ngôi đình thế kỷ XVIII- XIX sau này. Vả lại nghệ thuật chạm khắc đình Hy Cương chủ yếu là xung quanh hình tượng rồng mang phong cách thời Hậu Lê. Vì vậy lịch sử xây dựng đình Hy Cương theo dòng thời gian để tìm niên đại là rất khó khăn. Đình Hy Cương từ khi xây dựng được lợp bằng lá gồi, lá cọ. Sau này đình Hy Cương đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần và có kiến trúc như hiện nay. Đình Hy Cương thờ vua Hùng và Cao Sơn (thần núi) đã có công khai sáng, gây dựng và gìn giữ và bảo vệ đất nước từ buổi sơ khai. Hiện nay đình Hy Cương còn lưu giữ được cuốn ngọc phả viết năm Hồng Đức thứ nhất (1470) do Hàn lâm viện trực học sĩ Nguyễn Cố soạn. Ghi tóm tắt lịch sử hành trạng của các vua Hùng và các tướng lĩnh thời Hùng Vương. Đình Hy Cương là một trong hệ thống di tích gắn liền với các đền trên núi Nghĩa Lĩnh – như một hệ thống tự hành khép kín của việc thờ tự tín ngưỡng truyền thống dân gian trong một làng ở vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ. Vì là một hệ thống liên quan nên thờ tự thành hoàng ở đình cũng là sự tiếp tục của việc thờ ở đền miếu trên núi Hy Cương. Cái khác là ở kiến trúc và vị trí không gian ở trên núi mà nay thần về cư trú không thường xuyên ở giữa đám thần dân. Điều đó nên đình càng có ý nghĩa lịch sử vì đây vẫn là nơi thờ thủy tổ của người Việt, thờ các vua Hùng có công dựng nước. Âm vang thờ tự đó đem lại giá trị đích thực cho ngôi đình Hy Cương. 3.1.2 . Chùa Am Đường (chùa Tổ) Chùa Am Đường không rõ xây dựng vào năm nào. Trước kia chùa Am Đường chỉ là một cái am nhỏ, nơi thờ Tổ sư. Sau khi thực dân Pháp tàn phá ở khu di tích lịch sử Đền Hùng nhân dân không đi được nên họ làm lễ luôn ở nơi này. Sau đó họ rước Phật về thờ. Hiện nay, chùa đã được trùng tu rất khang trang. Trong chùa có đầy đủ các ban thờ phật. Ngoài sân có tượng phật Bồ Tát lớn. Đây là nơi người dân Hy Cương thường đến trong những dịp như ngày rằm hay mồng một, những ngày lễ tết. Trong tâm trí người dân thì chùa Am Đường rất linh thiêng. Do vậy trước khi làm công việc gì, người dân đều đến đây để thắp hương làm lễ cho mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi. Nhận xét: Có thể thấy rằng các di tích trong xã Hy Cương phần lớn đều liên quan đến thời đại các Vua Hùng: khu di tích lịch sử Đền Hùng- nơi thờ các Vua Hùng, đình Cổ Tích- nơi thờ Vua Hùng và thần núi, chùa Am Đường- nơi thờ Phật. Khu di tích lịch sử Đền Hùng với quy mô và giá trị văn hóa của nó đã trở thành di tích trung tâm của xã. Đối với người dân thì Đền Hùng không chỉ là nơi thờ tự mà còn mang nhiều giá trị tâm linh. Nơi đây còn lưu giữ nhiều tín ngưỡng từ thời Hùng Vương, thể hiện một đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Đền Hùng không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong đời sồng người dân Hy Cương mà còn quan trọng đối với nhân dân cả nước. Đền Hùng với giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày quốc giỗ của cả nước. Hàng năm Đền Hùng đã thu hút đông đảo nhân dân trong cả nước về dự. Chính vì vậy mà Đền Hùng là di tích có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Hy Cương. Sự đa dạng về các di tích ở Hy Cương cho thấy đời sống tín ngưỡng giàu bản sắc của những con người vùng đất Tổ. Khảo sát Qua khảo sát một số truyền thuyết cơ bản về truyền thuyết hùng Vương và những hiểu biết về Đền Hùng, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra (gồm có 60 phiếu) với ba đối tượng (học sinh, người già, người trung tuổi) bằng bảng hỏi. Kết quả thu về là 55 phiếu. Qua xử lý số liệu có được kết quả như sau: Câu 1: Bạn đi đền Hùng bao nhiêu lần? a. 1 lần b. 3 lần c. 5 lần d. nhiều hơn 5 lần Đáp án Đối Tượng a b c d Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 0 0 0 0 0 0 20 100 Người già 0 0 0 0 0 0 20 100 Người trung tuổi 0 0 0 0 0 0 20 100 Câu 2: . Bạn đi đền hùng khi nào? a. Tết Nguyên đán b. lễ hội đền Hùng c. đi chơi d. dịp quan trọng Đáp án Đối Tượng a b c d Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 4 20 9 45 5 25 2 10 Người già 15 75 15 75 5 15 2 10 Người trung tuổi 5 15 12 60 1 5 4 20 Câu 3: Theo bạn khu di tích lịch sử dền Hùng gồm những di tích nào? a. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng b. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền giếng c. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền giếng, Lăng tổ, chùa Thiên Quang d. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền giếng, Lăng tổ, chùa Thiên Quang, đền Lạc Long Quân, đền Mẫu Âu Cơ. e. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền giếng, Lăng tổ, đền Lạc Long Quân, đền mẫu Âu Cơ, chùa Tổ, chùa Thiên Quang Đáp án Đối Tượng a b c d e Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 0 0 0 0 1 5 4 20 15 75 Người già 0 0 0 0 2 10 5 25 13 65 Người trung tuổi 0 0 0 0 0 0 3 15 17 85 Câu 4: Theo bạn đền Thượng thờ những ai? a. Vua Hùng b. Trời c. Thần lúa d. Thần núi e. Cột đá thề Đáp án Đối Tượng a b c d e f Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 10 50 3 15 2 10 0 0 3 15 2 10 Người già 5 25 5 25 3 15 7 35 2 10 3 15 Người trung tuổi 13 65 2 10 3 15 2 10 0 0 0 0 Câu 5: Theo bạn đền Trung có sự tích gì? a. Nơi Vua Hùng họp việc nước cùng Lạc hầu, lạc tướng b. Nơi Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dầy c. Nơi thờ Vua Hùng d. Tất cả đáp án trên Đáp án Đối Tượng a b c d Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 11 55 3 15 0 0 6 30 Người già 11 55 6 30 6 30 3 15 Người trung tuổi 9 45 4 20 4 20 3 15 Câu 6: Theo bạn đền Hạ thờ ai? a. Âu Cơ b. Lạc Long Quân c. Vua Hùng d. Thánh Gióng Đáp án Đối tượng a b c d Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 17 85 2 10 1 5 0 0 Người già 18 90 2 10 0 0 0 0 Người trung tuổi 16 80 0 0 4 20 0 0 Câu 7: Theo bạn đền Giếng là nơi thờ ai? a. Tiên Dung b. Tiên Dung, Chử Đồng Tử c. Tiên Dung, Ngọc Hoa d. Sơn Tinh Đáp án Đối tượng a b c d Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 20 100 0 0 0 0 0 0 Người già 20 100 0 0 0 0 0 0 Người trung tuổi 20 100 0 0 0 0 0 0 Câu 8: Bạn thường đi những di tích nào trong những di tích sau đây? a. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng b. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền giếng c. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền giếng, Lăng tổ d. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền giếng, Lăng tổ, chùa Tổ e. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền giếng, Lăng tổ, đền Lạc Long Quân, đền mẫu Âu Cơ, chùa Tổ Đáp án Đối tượng a b c d e Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 0 0 3 15 0 0 13 65 4 20 Người già 0 0 0 0 0 0 0 0 20 100 Người trung tuổi 0 0 0 0 0 0 0 0 20 100 Câu 9: Theo bạn Cột đá thề có sự tích gì? a. Nơi Thục Phán nhớ ơn vua Hùng b. Nơi vua Hùng nhớ ơn Thánh Gióng c. Nơi vua Hùng nhớ ơn Sơn Tinh Đáp án Đối tượng a b c Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 17 85 3 15 0 0 Người già 6 30 8 40 5 25 Người trung tuổi 7 35 6 30 5 25 Câu 10: Theo bạn sự tích Ba ngọn núi thiêng có nhân vật nào? a. Vua Hùng b. Ba anh em con Vua Hùng c. Lạc Long Quân Đáp án Đối tượng a b c Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 3 15 15 75 2 10 Người già 12 60 4 20 4 20 Người trung tuổi 13 65 3 15 4 20 Câu 11: Theo bạn sự tích Bọc trăm trứng có nhân vật nào? a. Lạc Long Quân, Âu Cơ b. Vua Hùng c. Thánh Gióng Đáp án Đối tượng a b c Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 20 100 0 0 0 0 Người già 19 95 1 5 0 0 Người trung tuổi 17 85 2 10 0 0 Câu 12: Theo bạn Lang Liêu là nhân vật trong truyện nào? a. Sự tích Dưa hấu b. Sự tích bánh Chưng, bánh Dầy c. Sự tích Trầu cau d. Sự tích Cây Khế Đáp án Đối tượng a b c d Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 0 0 20 100 0 0 0 0 Người già 6 30 10 50 3 15 0 0 Người trung tuổi 1 5 19 95 0 0 0 0 Câu 13: Theo bạn Thánh Gióng là người giúp Vua Hùng…? a. Đánh giặc Ân b. Trị thủy c. Tìm người tài đánh giặc Đáp án Đối tượng a b c Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 20 100 0 0 0 0 Người già 17 85 3 15 0 0 Người trung tuổi 17 85 3 15 0 0 Câu 14: Truyện Sự tích Dưa hấu có nhân vật nào sau đây? a. Chử Đồng Tử b. Mai An Tiêm c. Công chúa Ngọc Hoa Đáp án Đối tượng a b c Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 0 0 20 100 0 0 Người già 3 15 16 80 1 5 Người trung tuổi 1 5 19 95 0 0 Câu 15: Bạn biết những điệu hát nào sau đây có từ thời Hùng Vương? a. Hát Xoan b. Hát Chèo c. Hát Sẩm d. Hát quan họ Đáp án Đối tượng a b c d Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 16 80 1 5 2 10 1 5 Người già 15 75 15 75 3 15 2 10 Người trung tuổi 12 60 4 20 2 10 2 10 Câu 16: Bạn biết những trò chơi nào có trong dịp lễ hội đền Hùng? a. Đu tiên b. Ném còn c. Múa rối d. Chơi Cờ e. Nấu cơm thi Đáp án Đối tượng a b c d e Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Số lượng (người) Tỉ lệ % Học sinh 1 5 14 70 5 25 14 70 14 70 Người già 18 90 18 90 2 10 18 90 18 90 Người trung tuổi 2 10 3 15 8 40 3 15 7 35 Nhận xét Về việc đi lễ Đền Hùng Kết quả khảo sát ở cả 3 đối tượng (học sinh, người già, người trung tuổi ) cho thấy 100% các đối tượng đã đi Đền Hùng hơn 5 lần. Điều đó nói lên rằng người dân Hy Cương thường xuyên đi Đền Hùng. Đền Hùng có vai trò vô cùng quan trọng với họ bởi đó là nơi thờ các Vua Hùng- tổ tông, cội nguồn của dân tộc. Ngoài việc coi Vua Hùng là người dựng nước, người dân còn coi Ngài như cha đẻ của làng xã của thôn xóm mình. Sự sùng bái các Vua Hùng khiến cho Đền Hùng trở thành một nơi sinh hoạt văn hóa thiêng liêng nhưng rất thân thuộc với người dân nơi đây. Các Vua Hùng không phải là những vị thánh xa vời mà người dân tin vào sự hiện diện của các ngài. Tin vào sự linh thiêng của các ngài như tin vào sự “sống khôn chết thiêng ” của Tổ tông. Vì thế mà các Vua Hùng trở nên gần gũi. Vua Hùng như người cha sẵn sàng nâng đỡ, che chở khi họ gặp những gian truân. Chính niềm tin đó khiến họ thường xuyên đi Đền Hùng để được thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình. Mỗi đối tượng người dân Hy Cương đi Đền Hùng vào những dịp khác nhau. Đối tượng học sinh thường đi Đền Hùng vào lễ hội (45%), vào những dịp khác thì chiếm tỉ lệ ít hơn (10-25%). Đối với người già thì họ thường đi Đền Hùng vào dịp tết Nguyên đán và vào dịp lễ hội (75%). Người trung tuổi thì thường đi Đền Hùng vào ngày tết Nguyên đán (60%). Như vậy mỗi đối tượng thường đi Đền Hùng vào những dịp khác nhau. Học sinh thích đi Đền Hùng nhất là vào những ngày hội. Nguyên nhân là do trong những ngày lễ hội thường có nhiều các trò chơi, trò diễn độc đáo. Ngoài phần lễ thì phần hội cũng là điểm để thu hút đối tượng này. Bởi đặc điểm tâm lí của đối tượng trẻ này thường là thích được vui chơi. Giổ tổ Hùng Vương là quốc giỗ, vì vậy luôn được sự quan tâm của toàn Đảng toàn dân. Chính vì vậy mà giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức rất hoành tráng. Trong ngày hội đó có nhiều những lễ vật được cung tiến từ khắp mọi miền tổ quốc rất độc đáo (chai rượu cao 5,2m, dường kính 1,2m với dung tích hơn 4000 lít…). Đó cũng là lí do thu hút đông đảo đối tượng học sinh đi nhiều trong dịp lễ hội. Ngoài dịp lễ hội đối tượng này cũng đi nhiều vào những dịp khác như ngày tết, đi vào những dịp đi chơi hay những dịp quan trọng (ngày rằm, mồng một…). Điều đó chứng tỏ rằng đối tượng này cũng rất quan tâm đến Đền Hùng. Họ coi Đền Hùng là nơi linh thiêng, là điểm tựa tâm linh. Đối tượng người già thường đi Đền Hùng vào dịp tết và lễ hội. Đây cũng là dịp mà có nhiều người đi Đền Hùng. Đối với người già, những nghi lễ là rất quan trọng. Hùng Vương chính là tổ tiên của dân tộc. Vì vậy, vào những dịp quan trọng này trong tâm thức họ luôn có có ý thức về lòng biết ơn những người đã dựng nên non sông đất nước. Họ thường sắm lễ dâng lên các Vua Hùng để tỏ lòng biết ơn. Người dân Việt Nam nói chung và người dân Hy Cương nói riêng có phong tục thờ cúng tổ tiên và rất coi trọng ngày giỗ Tổ. Những người già đi lễ là để cầu mong cho tổ tiên về phù hộ cho con cháu mình luôn được mạnh khỏe, bình an…. Người già là thế hệ đã trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử. Họ hiểu được những gian truân và công lao của những người đã gây dựng lên đất nước. Thấu hiểu sự gian lao vất vả đó nên họ càng tin tưởng vào tổ tiên, coi đó là chỗ dựa về mặt tâm linh mỗi khi có những biến cố xảy ra. Đối tượng người trung tuổi thì thường đi Đền Hùng vào dịp tết là chủ yếu (60%) , vào những dịp lễ hội và những dịp khác thường đi ít hơn. Lí do vì Hy Cương là xã sở tại nơi có di tích lịch sử Đền Hùng nên đây chính là dịp để người dân buôn bán và làm các dịch vụ. Mỗi dịp lễ hội là cơ hội để họ làm các dịch vụ buôn bán. Người thì có hàng quán, người thì đi bán rong dưới mọi hình thức để kiếm tiền trong mấy ngày hội. Đó là lí do khiến đối tượng này đi Đền Hùng nhiều ( theo nghĩa về tâm linh) vào dịp tết và những dịp khác chứ không phải đi vào dịp lễ hội như những đối tượng khác. Tuy nhiên, trong tâm thức của họ Đền Hùng vẫn là một nơi vô cùng thiêng liêng. Vào những dịp quan trọng họ vẫn đi Đền Hùng, thể hiện đạo lí biết ơn những người đã gây dựng lên cơ đồ của dân tộc. Đền Hùng luôn hiện hữu trong đời sống của họ. 3.3.2 Về hiểu biết các sự tích liên quan đến sự tích Đền Hùng Khi được hỏi khu di tích lịch sử Đền Hùng gồm những di tích nào, mỗi đối tượng đều có mức độ hiểu biết khác nhau. Tuy nhiên cả 3 đối tượng đều chọn khu di tích lịch sử Đền Hùng gồm có: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, lăng Tổ, đền Giếng, đền Lạc Long Quân, đền Mẫu Âu Cơ, chùa Thiên Quang, chùa Am Đường (65- 85%). Trong khi đó theo Ban quản lí khu di tích lịch sử Đền Hùng thì chùa Am Đường không thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng. Như vậy trong tâm thức của người dân Hy Cương thì chùa Am Đường vẫn thuộc khu di tích Đền Hùng. Mỗi khi có dịp đi lễ Đền Hùng thì những người dân nơi đây đều vào chùa Am Đường thắp hương trước sau đó mới lên Đền Hùng. Không biết từ bao giờ tập tục đó đã ăn sâu trong đời sống tín ngưỡng của họ. Có lẽ vì vậy nên họ coi Chùa Am Đường là một di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng. Cả 3 đối tượng đều biết hết các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng. Sự hiểu biết đó chứng tỏ Đền Hùng có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Hy Cương. Sống trên mảnh đất chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa từ xa xưa, người dân Hy Cương ý thức được những giá trị to lớn đó. Họ thường xuyên đi Đền Hùng nên ít nhiều những di tích đó đã trở nên quen thuộc. Về sự hiểu biết về các sự tích trên các đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng. Cả 3 đối tượng đều biết trên các di tích đó thờ ai và có sự tích gì. Tuy nhiên mức độ hiểu biết của các đối tượng chưa thật đầy đủ. Di tích đền Thượng và đền Trung Đối tượng học sinh: có một nửa số học sinh được khảo sát cho rằng đền Thượng là nơi thờ Vua Hùng (50%). Chỉ có 2 % chọn đúng đáp án đó là nơi thờ Vua Hùng, thờ trời, thờ thần lúa, thờ thần núi, cột đá thề. Đối tượng người trung tuổi hầu hết cũng cho rằng đền Thượng là nơi thờ Vua Hùng (65%). Chỉ có 10% chọn đáp án đúng. Đa số các đối tượng cho rằng Đền Hùng là nơi thờ Vua Hùng cũng bởi lí do trên Đền Hùng thì nhân vật được thờ tự chính là các Vua Hùng. Vua Hùng là những người có công dựng nước. Có rất nhiều những truyền thuyết kể về những sinh hoạt, những sự tích xung quanh thời Hùng Vương. Chình vì vậy mà dường như đây là đối tượng được nhớ đến nhiều nhất. Hai chữ Đền Hùng cũng đã phần nào nói lên đối tượng được thờ tự ở đây. Dù có những người ít am hiểu về Đền Hùng thì khi được hỏi Đền Hùng là nơi thờ ai thì họ chắc chắn sẽ trả lời là thờ Vua Hùng. Các đáp án khác chiếm từ 10- 15% cho thấy đối tượng này cũng khá am hiểu về đền Thượng. Mức độ hiểu biết này chứng tỏ họ cũng biết nhiều về những sự tích, truyền thuyết về các đối tượng được thờ tự. Di tích đền Trung: Có 55% học sinh chọn đáp án đền Trung là nơi Vua Hùng họp bàn việc nước cùng các Lạc hầu, Lạc tướng. Có 30% học sinh chọn đáp án đúng đền Trung là nơi Vua Hùng họp bàn việc nước cùng các Lạc hầu, Lạc tướng; nơi Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dày; nơi thờ Vua Hùng. Đa số học sinh chọn đáp án là nơi Vua Hùng họp bàn việc cùng các Lạc hầu, Lạc tướng. Điều này có thể lí giải là do trên đền Trung vẫn còn những hiện vật ngoài sân đó là những hòn đá. Những hòn đá này được bày như những chiếc bàn, ghế để Vua cùng tướng lĩnh ngồi họp. Những hiện vật này khiến cho họ nhớ nhiều hơn. Vì vậy trong quan niệm của họ đền Trung chính là nơi để Vua bàn việc nước. Có 30% chon đáp án đúng, đây cũng chứng tỏ sự hiểu biết của học sinh về đền Trung là tương đối khá. Đối tượng người già: Đối tượng này đa số cho rằng đền Thượng là nơi thờ thần núi (35%). Chỉ có 15% chọn đáp án đúng đó là nơi thờ Vua Hùng, thần núi, thờ trời, thần lúa, cột đá thề. Nhiều người chọn đáp án thờ thần núi là do đây đầu tiên Vua Hùng tiến hành các nghi lễ để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng được tốt tươi, nhân khang vật thịnh . Nơi đây có 3 ngọn núi thiêng, với nhiều sự tích, thế đất đẹp. Trước khi có tín ngưỡng thờ nhân thần thì người Việt đã có tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên như thần núi, thần sông… Chính vì vậy họ nghĩ nơi đây thờ thần núi. Tại di tích đền Trung đa số đối tượng này chọ đáp án là nơi Vua Hùng họp việc nước cùng các Lạc hầu, Lạc tướng (55%). Chỉ có 15% chọn đáp án đúng. Cũng giống như 2 đối tượng trên có lẽ sự hiện diện bàn đá đã tạo nên khung cảnh cho mọi người nhớ đây là nơi họp bàn việc nước của Vua Hùng. Được nhìn thấy những hiện vật đó mọi người sẽ có ý thức nhớ lâu hơn. Tại di tích đền Hạ và đền Giếng Cả 3 đối tượng đều chọn đáp án đền Hạ là nơi thờ Mẫu Âu Cơ (80- 90%) và đền Giếng là nơi thờ hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (100%). Tỉ lệ này cho thấy người dân rất hiểu biết về hai di tích. Các di tích đều có những nhân vật nổi tiếng và gắn với nhiều truyền thuyết được lưu truyền như truyền thuyết về bọc trăm trăm trứng, truyền thuyết Tiên Dung công chúa…Chính sự đậm đặc của các truyền thuyết khiến cho người dân được tiếp xúc và ghi nhớ nhiều hơn. Mẫu Âu Cơ là nhân vât được mọi người rất quan tâm, bởi ngày nay tín ngưỡng thờ Mẫu đang rất thịnh hành. Vì lẽ đó mà mọi người quan tâm và tìm hiểu nhiêu hơn. Các đối tượng cũng có sự lựa chọn khác nhau khi đi các di tích. Nhưng phần lớn họ đều đi tất cả các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng. Đối tượng học sinh thì thường đi các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng , lăng Tổ, chùa Thiên Quang, đền Lạc Long Quân, đền Mẫu Âu Cơ (65%). Hai đối tượng người già và người trung tuổi thì thường đi hết các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng, kể cả chùa Am Đường (100%). Như vậy có thể thấy rằng các di tích được mọi người rất quan tâm. Khi có dịp thì mọi người sẽ đi hết. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của mỗi di tích trong lòng người dân là như nhau. Không có hiện tượng người dân coi trọng di tích này hay di tích khác. Mỗi di tích đều gắn với những sự tích hay truyền thuyết khác nhau. Vì lẽ đó nên mỗi di tích đều chứ đựng những nét văn hóa tâm linh khác nhau. Ví dụ đi đền Giếng để cầu duyên. Đền Trung cầu công danh. Đền Thượng cầu mưa thuận gió hòa…Mỗi di tích có những giá trị khác nhau nên đều được sự quan tâm của mọi người. Trên đền Thượng có nhiều sự tích và truyền thuyết được lưu truyền. Trong đó có sự tích về cột đá thề. Khi được hỏi cột đá thề có sự tích gì, các đối tượng có những sự lựa chọn khác nhau. Có hai đối tượng là người già và 2 đối tượng người trung tuổi không chọn đáp án nào. Họ không nhớ về sự tích cột đá thề. Đối tượng học sinh và người trung tuổi có đáp án đúng chiếm tỉ lệ cao, cột đá thề là sự tích Thục Phán nhớ ơn Vua Hùng đã nhường ngôi (35- 85%). Riêng đối tượng học sinh có sự hiểu biết rất cao (85%). Đối tượng người già trả lời đúng chiếm 30%. Như vậy đây cũng là kết quả rất khả quan. Hiện nay trên đền Thượng có thờ một cột đá cổ. Theo người dân thì đó chính là cột đá cổ năm xưa Thục Phán đã dựng lên để ghi nhớ ơn đức của Vua Hùng. Hiện nay, mỗi khi có dịp lên đền Thượng mọi người đều qua đó để thắp hương. Chính vì có sự hiện diện của cột đá đó mà mọi người nhớ được sự tích. Như vậy có thể thấy rằng, ở bất cứ một di tích nào nếu vẫn còn để lại một dấu vết riêng thì người dân nhớ nhiều hơn. Bởi họ được nhìn thấy cụ thể, người xưa có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”. Mỗi lần đi là một lần được chứng kiến những di tích vẫn tồn tại từ trong quá khứ lịch sử. Sống trên mảnh đất đậm đà yếu tố văn hóa cổ đó, người dân đã quen thuộc với Đền Hùng. Đền Hùng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Sự tích “Ba ngọn núi thiêng” và sự tích “Bọc trăm trứng” là hai sự tích liên quan đến xã Hy Cương. Khi được hỏi sự tích “Ba ngọn núi thiêng” có nhân vật nào thì mức độ hiểu biết của các đối tượng có sự khác nhau. Đối tượng học sinh có mức độ hiểu biết cao nhất (75%), đó là sự tích kể về 3 anh em Quan lang con Vua Hùng đi săn. Hai đối tượng còn lại có câu trả lời đúng chiếm từ 15- 20%. Kết quả này cho thấy người dân Hy Cương đã ít nhiều nhớ được sự tích. Đối tượng học sinh vẫn là đối tượng nhớ nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ đối tượng này rất am hiểu về các sự tích và truyền thuyết tại vùng đất Tổ. Đây là thế hệ trẻ sẽ tiếp bước các thế hệ cha ông trong tương lai. Vì vậy sự hiểu biết về các truyền thuyết, về các di tích tại đây có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Truyền thuyết về thời Hùng Vương cũng những sự tích có được sống mãi cùng dân tộc hay không là nhờ sự giữ gìn, lưu truyền của thế hệ này. Về sự tích “Bọc trăm trứng”, kết quả khảo sát cho thấy các đối tượng đều rất nhớ về sự tích này (85- 100%). Đây là sự tích nói về cuộc gặp gỡ và kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ, rồi sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con trai. Sự tích cũng lí giải về nguồn gốc dân tộc Việt từ đó mà cấu thành lên hai tiếng “đồng bào”. Đây là truyền thuyết rất phổ biến tồn tại trong dân gian. Sự lưu truyền rộng rãi của sự tích này cũng bởi giá trị thiêng liêng của nó. Không chỉ người dân Hy Cương mà bất cứ người dân Việt nào cũng luôn ý thức mình là “con rồng cháu tiên”. Dân tộc Việt được sinh ra trong cùng một mẹ: đó là mẹ Âu Cơ. Chính sự ý thức về nguồn cội đó khiến người dân luôn ghi nhớ sự tích này. Thời đại Vua Hùng còn liên quan đến nhiều những câu truyện về các nhân vật khác nhau. Khi được hỏi về truyện “Sự tích bánh chưng bánh dày”, truyện “Thánh Gióng”, truyện “Sự tích dưa hấu” thì trên 50% các đối tượng trả lời đúng. Đây cũng là những truyền thuyết được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Mỗi nhân vật đều gắn với những sự tích thời Vua Hùng. Lang Liêu là người làm ra bánh chưng bành dày dâng Vua Hùng và được Vua Hùng truyền ngôi. Bánh chưng, bánh dày là những vật phẩm không thể thiếu trong những ngày lễ tết của người dân Việt Nam. Đó cũng là sự kế thừa, sự ghi nhớ đến người có công sáng tạo ra loại bánh này. Loại bánh này đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi gia đình người dân Hy Cương nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Khi nhìn những chiếc bánh chưng không ai không nhớ tới sự tích người làm ra chiếc bánh đó. Đó chính là cội rễ làm nên sức sống lâu bền cho truyền thuyết này. Trong truyện “Thánh Gióng”, “Sự tích dưa hấu ” cũng vậy. Mỗi nhân vật đều có những đặc điểm riêng để người dân lưu truyền. Người dân Việt vốn có tín ngưỡng thờ nhân thần, thờ các vị anh hùng có công với nước. Thánh Gióng là người đã giúp Vua Hùng đánh đuổi giặc Ân. Vì công lao đó mà người dân luôn ghi nhớ và truyền tụng. Đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhân vật Mai An Tiêm cũng là điển hình cho một người luôn có tinh thần lạc quan, thẳng thắn, không ngại khó khăn gian khổ để vươn lên. Chính ý chí đó được người dân noi theo và ghi nhớ. Như vậy với mỗi sự tích hay truyền thuyết đều chứa đựng trong đó những giá trị riêng để người dân luôn ghi nhớ và thờ phụng. Niềm tin đó khiến cho sức sống lâu bền của thời đại Hùng Vương còn vang mãi . 3.3.3 Về việc tham gia lễ hội Đền Hùng Lễ hội Đền Hùng là một sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa thiêng liêng đối với người dân nơi đây. Sống trên vùng đất in đậm những giá trị đó khiến người dân luôn ý thức về một thời đại hào hùng của dân tộc. Mỗi dịp lễ hội là cơ hội để người dân bày tỏ tầm lòng thành kính của mình trước tổ tiên. Việc tham gia lễ hội của người dân cũng được tiến hành theo những cách khác nhau. Trong phần lễ có những người tham gia một cách có tổ chức như trong các đoàn rước kiệu. Tại làng Cổ Tích (xã Hy Cương) có rước bát bửu, rước thần… Còn lại người dân đi nhỏ lẻ, có thể tự sắm lễ để dâng lên các đền để bày tỏ tấm lòng thành kính của có mình. Từ sáng sớm, những đám rước kiệu rực rỡ sắc màu đã khuấy động không khí thành phố Việt Trì, khu di tích đền Hùng và các vùng lân cận. Đám rước kiệu trang trọng của nhân dân xã Hy Cương theo phong tục “con trưởng tạo lệ” hằng năm cùng các đám rước từ các xã lân cận đã thu hút khoảng trên 1.000 người. Xuất phát từ đình thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, kiệu bát cống và kiệu văn rước hạt lúa thần - vật tượng trưng cho sự ấm no và công đức các vua Hùng - được 20 thanh niên ghé vai khiêng lên đến đền Thượng, nơi sẽ diễn ra lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng. (xem ảnh 19) Trong phần hội có những người tham gia vào các trò chơi: chơi cờ, nấu cơm thi, bơi thuyền, ném còn… Những người không tham gia thì đi đến hội để xem và cổ vũ. Tất cả đã tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt của ngày hội. Không khí đó làm nức lòng người dân nơi đây. Họ chờ đón ngày hội để được hòa mình vào những cuộc vui đó. Khi được hỏi về những điệu hát hay những trò chơi về thời Hùng Vương và dịp lễ hội Đền Hùng thì mọi người đều có những hiểu biết cụ thể. Hầu hết các đối tượng đều biết được hát Xoan có nguồn gốc từ thời Hùng Vương (trên 60%). Trong dịp lễ hội Đền Hùng, hát Xoan là phần không thể thiếu nên người dân thấy được vị trí quan trọng của nó. Lễ hội Đền Hùng là nơi tái hiện lại nhiều những sinh hoạt văn hóa từ thời Hùng Vương. Chính vì vậy người dân hiểu được phần nào những trò diễn hay trò chơi ở đó. Đối tượng người già thì biết nhiều hơn về các trò chơi trong dịp lễ hội Đền Hùng: đu tiên, ném còn, chơi cờ, nấu cơm thi (90%). Các đối tượng khác thì chủ yếu chọn múa rối, nấu cơm thi, chơi cờ. Người già biết nhiều các trò chơi hơn bởi có những trò chơi từ xa xưa trong lễ hội Đền Hùng nhưng ngày nay thì không còn tổ chức nữa như trò đu tiên. Vì vậy mà có nhiêu người không biết hoặc ít biết đến trò chơi đó. Như vậy qua khảo sát cho thấy mức độ hiểu biết về các truyền thuyết và các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng cuả người dân Hy Cương là tương đối cao. Đền Hùng nằm trên địa bàn xã Hy Cương nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân Hy Cương. Đặc biệt là đối tượng học sinh có mức độ am hiểu về truyền thuyết và các di tích chiếm tỉ lệ rất cao so với hai đối tượng trên. Nguyên nhân là do các em được giáo dục trong nhà trường. Có rất nhiều những sự tích hay truyền thuyết được đưa vào chương trình dạy học. Từ nhỏ các em đã được đọc những truyện đó nên có những nhân vật đã in đậm trong trí nhớ các em. Do sống trong một môi trường đậm đặc các truyền thuyết , sự tích. Hàng ngày lại được nhìn thấy những di tích nên các em dễ cảm nhận và tiếp thu những giá trị đó. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do các em được người lớn truyền dạy. Mỗi người khi sinh ra đều ít nhiều được nghe ông bà hay cha mẹ kể những câu chuyện về thời xa xưa. Hơn nữa sống trong vùng đất Tổ, nơi ghi dấu rất nhiều những câu chuyện về nhiều các nhân vật khác nhau nên người dân có vốn chuyện rất nhiều. Đó là cơ sở để họ kể, truyền lại cho con cháu niềm tự hào về thời đại hào hùng của tổ tiên. Tiểu kết chương 3 Đền Hùng là khu di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của người dân Hy Cương. Nơi đây còn ghi dấu về một thời đại đầu tiên của dân tộc. Người dân Hy Cương luôn có ý thức để gìn giữ những giá trị thiêng liêng đó. Biết bao truyền thuyết tuyệt vời trong sáng đầy chất hào hùng về thời các Vua Hùng đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác, khắc sâu trong tâm khảm những con người nơi đây. Người dân Hy Cương thường xuyên đi Đền Hùng, hiểu biết khá sâu sắc về Đền Hùng. Điều đó chứng tỏ Đền Hùng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của họ: Đền Hùng là trốn thiêng liêng, nơi thờ tự các Vua Hùng- tổ tiên của dân tộc. Đền Hùng là nơi có không gian yên tĩnh, có nhiều cảnh đẹp với núi non hùng vĩ. Có rất nhiều loại cây quý hiếm có lịch sử nghìn năm tuổi. Nơi đây là địa điểm thích hợp cho người dân đi vãn cảnh, nghỉ ngơi, thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình. Hy Cương có ít các khu vui chơi nên Đền Hùng lại càng được người dân quan tâm nhiều hơn. Từ những đặc điểm đó cho thấy với người dân Hy Cương Đền Hùng là tất cả đời sống tín ngưỡng đối với họ. Đời sống của họ từ bao đời nay đã quen với những sinh hoạt văn hóa trên Đền Hùng. Họ đi Đền Hùng từ khi còn nhỏ, điều đó càng cho thấy Đền Hùng thực sự đã ăn sâu trong tâm thức của họ. KẾT LUẬN Nghiên cứu Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân xã Hy Cương- Việt Trì- Phú Thọ là một đề tài mang tính khoa học và có tính thực tiễn. Đề tài đã chỉ ra cho người đọc thấy được mức độ ảnh hưởng của Đền Hùng trong đời sống của người dân Hy Cương về lĩnh vực kinh tế và đời sống tín ngưỡng. Do tính chất đề tài, chúng tôi đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: đi điền dã (trong những ngày bình thường và trong ngày hội); điều tra xã hội học; thu thập thống kê tài liệu;…. Trong các phương pháp đó chúng tôi triệt để sử dụng điền dã và điều tra thống kê xã hội học. Kết quả nghiên cứu cho thấy Đền Hùng có vai trò quan trọng trong đời sống người dân xã Hy Cương. Sự tồn tại và phát triển của Đền Hùng đã kéo theo sự thay đổi trong đời sống kinh tế của người dân. Nếu như trước đây kinh tế của Xã Hy Cương còn nghèo, chậm phát triển thì, kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp mà kết quả đem lại không cao thì nay kinh tế của người dân đã có nhiều đổi khác. Đền Hùng phát triển đã thu hút đông đảo nhân dân từ khắp mọi miền tổ quốc về thăm. Sự phát triển đó kéo theo nhiều loại hình dịch vụ như hàng quán, xe ôm, chụp ảnh, trông xe… tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi kinh tế từ thuần nông sang làm dịch vụ. Hiệu quả từ việc làm dịch vụ cao hơn hẳn làm nông nghiệp. Xã Hy Cương đang từng ngày thay da đổi thịt, nhiều nhà cao tầng được xây dựng. Đời sống người dân ngày càng văn minh hơn, con cái được đầu tư học hành… Với xu hướng phát triển Đền Hùng- trung tâm du lịch tâm linh thì đời sống người dân sẽ ngày càng được nâng cao hơn. Hiện nay trên địa bàn xã có 147 hộ làm dịch vụ chiếm 64 % trong thành phần kinh tế phi nông nghiệp. Trong tương lai con số này sẽ ngày càng tăng, bởi đây là sự phát triển tất yếu để khai thác thế mạnh của xã. Sự phát triển của Đền Hùng không chỉ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân mà còn làm cho đời sống tín ngưỡng của người dân ngày càng phong phú hơn. Với người dân xã Hy Cương Đền Hùng từ lâu đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của họ. Qua khảo sát cho thấy người dân rất am hiểu về những di tích và lễ hội Đền Hùng. Có 100% số người được khảo sát là đi Đền Hùng trên 5 lần. Họ đi đền Hùng không chỉ trong dịp lễ hội mà còn vào nhiều dịp khác. Điều đó chứng tỏ Đền Hùng có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh của người dân Hy Cương Đặc biệt sự hiểu biết của giới trẻ chiếm tỉ lệ rất cao. Điều đó chứng tỏ rằng, những giá trị văn hóa của vùng đất Tổ luôn được các thế hệ bảo tồn và lưu truyền. Sức sống của Đền Hùng và những truyền thuyết thời Hùng Vương luôn sống trong lòng những người dân nơi đây. Đền Hùng không chỉ đơn thuần là nơi thờ tự các Vua Hùng nữa, mà còn là nơi người dân thường xuyên tới để thỏa mãn nhu cầu của đời sống tâm linh. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, người dân Hy Cương luôn có ý thức về một thời đại hào hùng mà tổ tiên đã gây dựng lên. Các Vua Hùng đã có công gây dựng lên một nền văn hóa phong phú và rực rỡ về vật chất và tinh thần. Các nghi thức, các loại hình trò diễn trong lễ hội Đền Hùng cũng là để tái hiện lại một nền văn hóa rực rỡ đó. Lễ hội Đền Hùng hàng năm là cơ hội để người dân nơi đây nhớ về nguồn cội. Tự hào là vùng đất tổ, người dân nơi đây đã được bồi đắp thêm những kiến thức quý báu về lịch sử hào hùng của dân tộc. Sự hiểu biết đó là nền tảng để gìn giữ những giá trị lịch sử về thời đại xa xưa nhưng vô cùng thiêng liêng của dân tộc. Như vậy có thể thấy rằng Đền Hùng Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người dân Hy Cương. Đền Hùng là niềm tự hào của những thế hệ đang sinh sống và làm việc trên mảnh đất nhiều trầm tích văn hóa này. Mặc dù không thuộc phạm vi của đề tài nhưng chúng tôi muốn đưa ra một số giải pháp để bảo lưu và nâng cao những giá trị văn hóa trong khu di tích Đền Hùng, cũng như giải pháp để người dân Hy Cương có thể phát huy được những thế mạnh của mình trên mảnh đất này. Các công trình kiến trúc phải luôn được quan tâm để trùng tu, bảo tồn trên cơ sở giữ lại những cái cốt lõi lịch sử. Quy hoạch các hàng quán một cách quy củ. Hệ thống giao thông, khu vực gửi xe cần được thiết kế để tránh việc ùn tắc trong những ngày hội. Phải có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng xả rác bừa bãi làm mất đi mỹ quan và sự tôn nghiêm nơi Đền Hùng. Người dân cần phải chú trọng đến tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ. Các hàng quán phải được xây dựng có quy mô khang trang. Thái độ phục vụ tận tình chu đáo, tạo ấn tượng tốt đối với khách. Đối với một hội lớn như Đền Hùng, chương trình ngày hội cần được nhiều cơ quan phối hợp xây dựng chẳng hạn như Sở văn hóa, Tỉnh ủy- Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ văn hóa, viện nghiên cứu văn hóa… Bằng cách này, chúng ta sẽ khai thác triệt để những ý nghĩa to lớn của ngày hội. Có như vậy, cuộc hành hương về đất Tổ của đồng bào cả nước mới thật sự có ý nghĩa. Được về đất Tổ, dâng tấm lòng thành lên mộ Tổ, mỗi người Việt Nam ta càng cảm thấy tự hào về truyền thống tốt đẹp của ông cha mà nghĩ đến trách nhiệm đối với hiện tại. Với những giá trị sâu sắc đó Đền Hùng luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đã phát biểu nhân dịp lên thăm Đền Hùng năm 1974: “ Trên cái nền của thời Hùng Vương dựng nước, chúng ta sẽ xây dựng lên một cuộc đời hoàn toàn mới, một xã hội phồn vinh, văn minh, hiện đại, trong đó có những di sản quý báu nhất từ ngàn xưa được giũ gìn và phát huy” Như vậy có thể thấy rằng, lễ hội Đền Hùng đã trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân xã Hy Cương mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Hướng về cội nguồn đất tổ đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng mang giá trị văn hóa vô cùng độc đáo của dân tộc từ nghìn đời nay và mãi mãi về sau. Về với vùng đất tổ chúng ta biết ơn sâu sắc tổ tiên đã tốn nhiều công sức để mở mang đất nuớc trong buổi đầu dựng nước, thêm tự hào dân tộc là những “con Lạc, cháu Hồng”. Vì thế trong mỗi người dân Việt Nam dù ở đâu chăng nữa họ cũng có một “Hùng Vương” ngự trị trong trái tim họ. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo đó là vấn đề về bảo tồn và khai thác Đền Hùng trong quy hoạch phát triển của xã Hy Cươngvà của thành phố Việt Trì. Hướng nghiên cứu này sẽ là sự thực hiện hóa chiến lược biến di sản thành tài sản, biến tiềm năng thành khả năng, và để để văn hóa thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Kim Biên, Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ xuất bản, 2008. Vũ Kim Biên, Truyền thuyết Hùng Vương thần thoại vùng đất Tổ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất bản, 2010. Vũ Kim Biên, Văn hiến làng xã vùng đất Tổ Hùng Vương, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Hà Nội, 1999 Lê Tượng, Vũ Kim Biên, Những vấn đề lịch sử Vĩnh Phú, Ty Văn hóa và thông tin Vĩnh Phú xuất bản, 1980. Lê Hựu, Đền Hùng nơi hội tụ văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005. Lê Văn Hảo, Hành trình về thời đại Hùng Vương, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1982. Lê Trung Vũ, Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992. Nguyễn Tiến khôi, Thời đại Hùng Vương truyền thuyết và lịch sử, khu di tích lịch sử Đền Hùng xuất bản, 2008 Lưu Thị Phát, Nguyễn Anh Tuấn, Lý lịch di tích đình Cổ Tích, Sở văn hóa thông tin và thể thao Bảo tàng Vĩnh Phú, 1994 Ngô văn Phú sưu tầm và biên soạn, Hùng vương và lễ hội Đền Hùng, Nxb Hội nhà văn, 1996 Đặng Hoài Thu, Một số trò diễn về thời đại Hùng Vương, luận văn Thạc sĩ văn hóa dân gian Nhiều tác giả, Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971. Nhiều tác giả, Hùng Vương dựng nước, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970. Nhiều tác giả, Hùng Vương dựng nước, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972. Nhiều tác giả, Hùng Vương dựng nước, tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973. Nhiều tác giả, Hùng Vương dựng nước, tập 4, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974. Nhiều tác giả, Thời đại Hùng Vương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971. Nhiều tác giả, Lễ hội truyền thống vùng đất Tổ, sở văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ, 2005. www.Baophutho.org.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_tot_nghiep_linh_0953.doc