TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
NỘI DUNG 2
I. Lí LUẬN CHUNG: 2
1. Di sản thừa kế: 2
1.1 Tài sản riêng của người chết 3
1.2. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác 5
1.3. Các quyền về tài sản do người chết để lại 6
1.3.1. Cỏc quyền tài sản là di sản thừa kế 6
1.3.2. Cỏc quyền tài sản khụng là di sản thừa kế 7
1.4. Quyền sử dụng đất cũng là di sản thừa kế 9
2. Ý nghĩa của việc xác định di sản thừa kế 9
2.1. Bảo đảm quyền lợi của người được thừa kế 9
2.2. Bảo đảm quyền lợi của những người khác 10
2.3. Tăng cường tinh thần trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ thừa kế 10
2.4. Bảo đảm cho việc phân chia di sản thừa kế được công bằng và đúng pháp luật 11
3. Nhận xét về những quy định của pháp luật thừa kế hiện hành 12
II. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DI SẢN THỪA Kấ 13
KẾT LUẬN 20
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Di sản thừa kế – một số vấn đề lý luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Di sản thừa kế:
Thừa kế với ý nghĩa là phạm trự kinh tế xuất hiện từ thời kỳ xa xưa của xó hội loài người, theo đó có thể hiểu đó là sự dịch chuyển tài sản thuộc sở hữu của người chết cho những người cũn sống dựa trờn quan hệ huyết thống và theo phong tục tập quỏn của địa phương.
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản là người để lại thừa kế, trước khi chết có quyền để lại tài sản của mỡnh cho những người cũn sống khỏc. Người thừa kế là người được nhận di sản của người chết dịch chuyển cho mỡnh theo ý chớ của họ hoặc theo phỏp luật. Đối tượng của thừa kế là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người chết – tức người để lại thừa kế.
Người để lại thừa kế là cá nhân. Cơ sở để cá nhân để lại thừa kế tài sản là quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân đó. Cá nhân chỉ được quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mỡnh lỳc cũn sống. Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được luật pháp của các quốc gia ghi nhận. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp phỏp và quyền thừa kế của cụng dõn: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác…Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp phỏp và quyền thừa kế của cụng dõn” (Điều 58 Hiến pháp 1992).
Khi một người chết đi, những tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó được truyền lại cho những người thừa kế gọi là di sản. Thừa kế là một trong những quyền quan trọng và có ý nghĩa thực tế trong các quyền của công dân. Điều 631 BLDS 2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mỡnh; để lại tài sản của mỡnh cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Theo quy định tại Điều 634 BLDS thỡ: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ những tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết bao gồm tài sản riêng, phần tài sản trong khối tài sản chung, cũng như các quyền về tài sản mà người đó được cơ quan có thẩm quyền giao khi cũn sống.
Tài sản là khách thể của quyền sở hữu, là đối tượng của phần lớn những quan hệ pháp luật dân sự và có thể trở thành di sản thừa kế. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một vật thể khách quan nào của tự nhiên cũng đều là tài sản và là di sản thừa kế. Vật thể hoặc những những quyền tài sản muốn trở thành di sản thừa kế trước hết phải có những đặc trưng là tài sản được quy định tại Điều 163 BLDS: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ cú giỏ và cỏc quyền tài sản”. Cụ thể:
- Vật có thực: là những vật tồn tại một cách khách quan, là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó của con người về sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng mà con người cú thể chiếm giữ, quản lý chỳng. Như vậy tức là không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất cũng có thể đáp ứng được yêu cầu có thể đưa vào giao lưu dân sự. Vật có thực là tài sản phổ biến, đa dạng và thông dụng nhất trong đời sống xó hội, trong giao lưu dân sự.
- Tiền: Theo kinh tế chớnh trị học thỡ tiền là thước đo giá trị chung, là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hóa và là phương tiện lưu thông trong giao lưu dân sự, với ý nghĩa này tiền được coi là tài sản quý giỏ và về phương diện chớnh trị phỏp lý tiền cũn là tư cách đại diện cho chủ quyền của một quốc gia.
- Giấy tờ có giá: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế phát triển đa dạng, phong phú và rất sôi động, các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, séc, cụng trỏi, tớn phiếu, kỳ phiếu,… được sử dụng tương đối phổ biến. Những loại giấy tờ này thể hiện những khoản tiền nhất định mà chủ thể có được khi xuất trỡnh nú trước một tổ chức có chức năng thanh toán (Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng,…).
- Cỏc quyền tài sản: Điều 181 BLDS 2005 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Đó là quyền đũi nợ, đũi bồi thường thiệt hại; quyền đối với phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp; quyền sử dụng đất; quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 163 BLDS chỉ hoạch định mang tính liệt kê tài sản bao gồm những gỡ, mà khụng quy định thế nào là tài sản. Nhưng tài sản cần phải hiểu chính là những của cải vật chất nằm trong sự chiếm hữu và chi phối của con người, được con người khai thác để mang lại lợi ích. Toàn bộ tài sản của một người chết đi để lại gọi là di sản. Di sản thừa kế bao gồm:
1.1 Tài sản riêng của người chết
Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp phỏp,
tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng, nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.
Đây là loại tài sản chiếm tỷ lệ đáng kể trong khối tài sản mà người chết để lại. Trước khi kết hôn, người vợ hoặc người chồng thường là những công dân hoạt động bỡnh thường trong xó hội, họ học tập, làm việc để tạo lập cuộc sống cho mỡnh. Khi đó giữa họ chưa có sự ràng buộc về mặt pháp lý, bởi vậy tài sản của họ cú trước khi kết hôn phải được coi là tài sản riêng. Tài sản của vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn có thể là những thu nhập do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của mỗi người tạo ra, cũng có thể của vợ hoặc chồng được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân…khụng nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Khoản 2 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đỡnh năm 2000: “ Vợ, chồng cú quyền nhập hoặc khụng nhập tài sản riờng vào khối tài sản chung”. Bao gồm:
Tư liệu sinh hoạt: quần áo, giường tủ, ti vi, tủ lạnh, xe máy, xe đạp, tác phẩm nghệ thuật, đồ trang sức bằng vàng, kim khí quý, đá quý…
Tư liệu sản xuất: Trong những năm gần đây, Nhà nước ta có nhiều chủ trương đổi mới kinh tế nhằm phát huy tác dụng của các thành phần kinh tế tạo cơ sở cho việc đan xen cùng phát triển của cỏc loại hỡnh doanh nghiệp và cỏc loại hỡnh sản xuất kinh doanh khỏc nờn phạm vi tài sản thuộc quyền sở hữu của cụng dõn được mở rộng hơn. “Di sản thừa kế không chỉ là công cụ sản xuất trong những trường hợp được phép lao động nhỏ như trước đây mà cũn bao gồm cả máy móc, thiết bị, kho tàng, nhà xưởng, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, vàng, ngoại tệ, cổ phiếu, trái phiếu với số lượng không hạn chế… Do đó tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của một người sẽ trở thành di sản khi người đó chết”.
- Nhà ở do người đó xây dựng nên hoặc thông qua giao dịch dân sự mà có hoặc được cho riêng, thừa kế riêng… Phần nhà ở mà người có nhà trong thời kỳ cải tạo xó hội chủ nghĩa được Nhà nước để lại cho họ ở và xác định là thuộc sở hữu của người đó.
- Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể, hoặc của các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp.
- Cây cối hoa màu mà người được giao sử dụng đất đó trồng và hưởng hoa lợi trên đất đó.
- Tiền, vàng, bạc, kim khớ quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc tiền mua cụng trỏi, tiền gửi tiết kiệm Ngõn hàng, tiền gửi quỹ tớn dụng…
- Tài liệu, dụng cụ, máy móc của người làm công tác nghiên cứu.
- Tài sản được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng.
- Các thu nhập hợp pháp khác như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng xổ số, tiền có được do đoạt giải của các cuộc thi (văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao…).
1.2. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác
Phần tài sản này cú thể là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng hoặc là sở hữu chung theo phần của nhiều người dựa vào cách thức và căn cứ xác lập nên các hỡnh thức sở hữu chung đó.
+ Tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng:
Trong xó hội hiện đại nam nữ kết hôn trên cơ sở tỡnh yờu chõn chớnh, bỡnh đẳng, tự nguyện. Cuộc sống chung dẫn đến việc vợ chồng phải cùng chung sức, chung ý chớ tạo dựng nờn khối tài sản phục vụ cuộc sống gia đỡnh. Bởi vậy, việc hỡnh thành khối tài sản chung là một tất yếu của thực tế đời sống vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”. (Điều 27 - Luật Hôn nhân và gia đỡnh năm 2000). Theo quy định này, ta thấy có hai căn cứ để xác định khối tài sản chung của vợ chồng:
- Căn cứ pháp lý: căn cứ pháp lý để xác định khối tài sản chung của vợ chồng là sự ra đời và tồn tại của quan hệ vợ chồng. Luật hôn nhân và gia đỡnh quy định: những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong “thời kỳ hôn nhân” được coi là tài sản chung của vợ chồng.
- Căn cứ vào nguồn gốc tài sản: Theo Điều 27 Luật hôn nhân và gia đỡnh 2000 thỡ tài sản chung của vợ chồng gồm: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”. Thời kỳ hụn nhõn là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật.
Như vậy, tất cả các thu nhập mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân cùng với các tài sản mà vợ hoặc chồng đó cú trước đây nhưng đó nhập chung vào khối tài sản đó đều là khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Luật hôn nhân và gia đỡnh 2000 quy định khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thỡ chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Vỡ vậy, khi một bờn chết trước, một nửa khối tài sản chung đó là tài sản của người chết và được chuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của phỏp luật về thừa kế. Ngoài ra, khoản 2 Điều 32 Luật hôn nhân và gia đỡnh 2000 quy định: “Vợ, chồng cú quyền nhập hoặc khụng nhập tài sản riờng vào khối tài sản chung”. Như vậy tài sản của riêng mỡnh thỡ vợ hoặc chồng cú quyền sở hữu nú. Do đó, nếu một bên vợ hoặc chồng chết trước thỡ di sản của người chết là một nửa tài sản chung cộng với tài sản riêng của người ấy.
Ngoài trường hợp tài sản là sở hữu chung hợp nhất của hai vợ chồng, trong trường hợp người con dâu, con rể tham gia lao động chung trong gia đỡnh của bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ gúp phần xõy dựng khối tài sản bằng sức lao động của họ trong gia đỡnh mà họ làm dõu hay ở rể, thỡ khi xỏc định di sản của bố mẹ chồng, hay bố mẹ vợ tũa ỏn phải coi khối tài sản ở gia đỡnh là tài sản thuộc sở hữu chung và người con dâu hay con rể là đồng chủ sở hữu đối với khối tài sản chung đó. Ngoài việc được hưởng công sức đóng góp trong việc duy trỡ cho sự tồn tại và làm tăng tài sản thỡ người con dâu hay con rể đó được hưởng phần tài sản của mỡnh trong khối tài sản chung hiện có với tư cách là một đồng chủ sở hữu. Bởi vậy, nếu người con dâu hay con rể mà cũn ở chung với bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ thỡ khi người con dâu hay con rể chết, khối tài sản trong gia đỡnh bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ được coi là sở hữu chung theo phần – xác định tài sản của họ được bao nhiêu trong khối tài sản của gia đỡnh thỡ đó chính là di sản của người chết.
+ Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung theo phần: Nếu tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hợp nhất, trong khối tài sản đó không thể phân định được phần của mỗi người trong khối tài sản đó là bao nhiêu hay bao gồm những tài sản gỡ thỡ “sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung” (Khoản 1 Điều 216 BLDS 2005)
Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp do nhiều người cùng góp vốn để cùng sản xuất kinh doanh, nên có khối tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người (đồng chủ sở hữu với một khối tài sản nhất định). Vấn đề đặt ra là phải xác định được giới hạn của quyền sở hữu đó do người chết để lại đến đâu để xác định phạm vi tài sản của người đó làm căn cứ xác định di sản thừa kế của họ.
Dựa vào căn cứ xác lập quyền sở hữu chung theo phần nếu xác định được một cách rạch rũi cụng sức đóng góp hay tiền của bỏ ra để tạo nên khối tài sản chung, thỡ quyền sở hữu của một người đối với khối tài sản sẽ tương đương với phần công sức hay phần giá trị mà họ đó bỏ ra. Và phần tài sản thuộc sở hữu của người đó là di sản thừa kế khi họ chết.
1.3. Các quyền về tài sản do người chết để lại
1.3.1. Cỏc quyền tài sản là di sản thừa kế
* Khi cũn sống người để lại di sản thừa kế tham gia vào các giao dịch dân sự như mua bán, cho vay nhưng người mua chưa trả hết tiền hoặc người vay chưa trả hết nợ; người gây thiệt hại theo hợp đồng, ngoài hợp đồng chưa bồi thường được; người đi thuê mượn tài sản chưa trả lại tài sản; những tài sản trong hợp đồng cầm cố, thế chấp chưa chuộc lại… Những người thừa kế có quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản. Có nghĩa là những người thừa kế có quyền hưởng những quyền về tài sản do người chết để lại. Các quyền tài sản này được gọi là tài sản theo quy định tại Điều 163 BLDS. Đó là quyền đũi những mún nợ do người để lại di sản chưa kịp nhận của người mang nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng mua bán, cho vay; quyền đũi lại tài sản cho thuờ, cho mượn, chuộc lại tài sản cầm cố thế chấp, quyền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, ngoài hợp đồng.
* Quyền được nhận tiền bảo hiểm. Khi cũn sống người để lại di sản thừa kế đó ký kết những hợp đồng bảo hiểm thỡ những người thừa kế của họ có quyền yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm đó ký kết và tất nhiờn là khụng vượt quá mức thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
* Quyền nhận tiền công lao động, tiền nhuận bút, tiền hưu trí, tiền trợ cấp, tiền đoạt giải các cuộc thi, tiền chi phí cho việc thực hiện không có ủy quyền… mà người chết chưa kịp nhận.
* Khi tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật công trỡnh khoa học, cỏc đối tượng sở hữu công nghiệp chết thỡ những người thừa kế của tác giả có quyền được hưởng các quyền tài sản liên quan đến các tác phẩm công trỡnh khoa học, đối tượng sở hữu công nghiệp. Khi chủ sở hữu tác phẩm, đối tượng sở hữu công nghiệp, mà sử dụng vào sản xuất kinh doanh thỡ phải trả cho những người thừa kế của tác giả một số tiền nhất định theo quy định của pháp luật. Số tiền này là di sản thừa kế mà người chết để lại.
Cũn cỏc chủ sở hữu tỏc phẩm, đối tượng sở hữu công nghiệp khi chết thỡ tỏc phẩm, đối tượng sở hữu công nghiệp này là di sản thừa kế được chuyển cho người thừa kế. Người thừa kế có quyền sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng cho người khác hoặc định đoạt quyền sở hữu của mỡnh. Người thừa kế tài sản của chủ sở hữu có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật trừ cỏc quyền nhõn thõn thuộc quyền của tỏc giả.
1.3.2. Cỏc quyền tài sản khụng là di sản thừa kế
Tuy nhiên, những quyền tài sản trong tương lai nhưng lại gắn liền với nhân thân người chết thỡ khụng phải là di sản. Đó là: Tiền lương hưu, tiền trợ cấp thương tật, tiền tử tuất, tiền cấp dưỡng. Những quyền tài sản này không phải là di sản thừa kế.
* Tiền lương hưu là tiền bảo hiểm xó hội được Nhà nước trả cho những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức mà người đó hưởng lương từ ngân sách của Nhà nước, hoặc những người đó làm việc trong cỏc doanh nghiệp đóng tiền bảo hiểm xó hội cho người đó theo đúng thời gian và số tiền quy định. Khi người lao động không làm việc nữa (hết tuổi lao động) được Nhà nước trả tiền bảo hiểm xó hội bằng lương hưu cho chính họ, có vậy mới bảo đảm thu nhập ổn định về lâu dài cho cuộc sống của họ đến khi họ chết. Khi người được Nhà nước cho hưởng lương hưu chết, thỡ Nhà nước chấm dứt nghĩa vụ đối với người đó mà không thể chia phần lương này cho những người thừa kế.
* Tiền cấp dưỡng: Có thể nói quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng là hệ quả quy kết ràng buộc của quan hệ vợ chồng hợp pháp phát sinh kể từ khi kết hôn. Đó là một trong những quyền và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân của vợ và chồng. Pháp luật thừa nhận quan hệ bỡnh đẳng giữa vợ và chồng về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau. “khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thỡ bờn kia cú nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mỡnh”. (Điều 60 – Luật Hôn nhân và gia đỡnh 2000).
Hậu quả phỏp lý và con cỏi sau khi ly hụn được quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đỡnh bao gồm nhiều nội dung trong đó có nội dung nuôi dưỡng, giáo dục con cái là nhiệm vụ và quyền hạn của cha mẹ mà không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ tồn tại hay không. Như vậy, trong trường hợp vợ chồng ly hôn, người vợ hoặc người chồng phải cấp dưỡng cho nhau hoặc phải cấp dưỡng nuôi con hàng tháng. Số tiền này chỉ những người này mới được hưởng. Bởi vậy khi người được cấp dưỡng chết thỡ số tiền cấp dưỡng đó là không thể chuyển dịch cho người khác như di sản thừa kế. Thậm chí cả khi người vợ hoặc chồng kết hôn với người khác thỡ vấn đề cấp dưỡng cũng được chấm dứt.
* Những người lao động bị tai nạn xảy ra trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, khi đi công vụ được giao, trên đường đến nơi làm việc hoặc trở về nơi ở và những người mắc bệnh nghề nghiệp… mà không may bị thương tật tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng.
* Ngoài ra, người bị thương phục vụ trong chiến tranh, người bị thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh từ quá trỡnh làm việc ở một nghề nào đó, thỡ hàng thỏng Nhà nước trợ cấp cho họ số tiền nhất định để trợ thêm người đó trong việc chữa bệnh và khắc phục khó khăn về suy giảm sức lao động nói riêng và sức khỏe nói chung.
* Tiền tử tuất: Là tiền trợ cấp cho nhân thân gia đỡnh liệt sỹ, người lao động đang tham gia quan hệ lao động cũng như những người lao động đó chấm dứt quan hệ lao động nhưng đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xó hội mà bị chết. Tựy theo nguyờn nhõn họ bị chết mà họ hưởng chế độ hàng tháng hay chế độ tuất một lần cho nên tiền tử tuất không phải là di sản thừa kế.
* Trong cuộc sống xó hội cú nhiều lĩnh vực mà con người tham gia hoạt động. Cho dù là lĩnh vực nào khi một người có những đóng góp, cống hiến, có những thành tích đáng kể cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước đều được Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng khen. Đó là hỡnh thức biểu hiện quyền nhõn thõn gắn liền với người được tặng thưởng mà đó chết, cho nờn khụng thể là di sản thừa kế.
1.4. Quyền sử dụng đất cũng là di sản thừa kế
Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản đặc biệt. Theo Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định: “đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước… là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước giao cho tổ chức cá nhân sử dụng lâu dài, tổ chức cá nhân có quyền chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật. Như vậy, bản thân đất đai không trở thành di sản thừa kế, vỡ cỏ nhõn khụng cú quyền sở hữu mà chỉ cú quyền sử dụng. Khi khụng cú nhu cầu sử dụng cỏ nhõn được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đó. Quyền sử dụng này là một quyền tài sản đặc biệt của cá nhân, do vậy cá nhân có thể để lại cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật quy định.
Chương III Luật Đất đai quy định các loại đất như: đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm, hàng năm), đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Khi giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, Tũa ỏn phải ỏp dụng cỏc quy định về chuyển quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự.
2. Ý nghĩa của việc xác định di sản thừa kế
2.1. Bảo đảm quyền lợi của người được thừa kế
Có Thể nói quyền thừa kế là quyền năng cụ thể của công dân trong việc để lại di sản và nhận di sản thừa kế. Nó là kết quả tất yếu của những quyền năng trong quyền sở hữu. Vỡ thụng qua việc thừa kế di sản những người thừa kế trở thành chủ sở hữu đối với tài sản. Điều 245 BLDS quy định: “Người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này” (tức Bộ Luật dõn sự).
Song, vấn đề cần quan tâm là người thừa kế có được sở hữu toàn vẹn phần di sản mà người chết để lại hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định di sản thừa kế một cách đầy đủ và chính xác. Khi đó xỏc định được di sản của người để lại di sản là đảm bảo quyền lợi, thành quả lao động và những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ; đảm bảo và tôn trọng được quyền định đoạt di sản của người chết cũng như ý nguyện cuối cựng của họ là tài sản đó được chuyển sang cho những người thừa kế mà họ mong muốn. Đồng thời đáp ứng ngay được nhu cầu chia di sản thừa kế của những người thừa kế. Và nếu như di sản thừa kế chưa xác định được do bị tranh chấp, do ở nhiều nơi chưa xác định được toàn bộ khối di sản, bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp… thỡ vấn đề chia di sản chưa thể đặt ra trong khi những người thừa kế có nhu cầu rất khẩn thiết chẳng hạn như để chữa bệnh cho con, để khắc phục rủi ro do bị tai nạn, thiên tai, lũ lụt…
Nhưng điều quan trọng hơn của việc xác định di sản thừa kế là bảo đảm khả năng tốt nhất cho những người thừa kế được hưởng đúng phần di sản của người quá cố theo sự định đoạt trong di chúc của người này hoặc theo quy định của pháp luật. Vỡ khi núi đến việc xác định di sản là đó hàm chứa yếu tố “đầy đủ và chính xác”. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xác định di sản thiếu chính xác. Có thể xác định không hết khối di sản, xác định thiếu cơ sở pháp lý, nhiều khi cũn xỏc định sang cả tài sản thuộc sở hữu của người khác xảy ra tranh chấp gây không ít khó khăn phức tạp cho những bước tiếp theo sau việc xác định di sản… Dù cho là xuất phát từ nguyên nhân nào cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của người thừa kế.
Việc xác định di sản thừa kế không đúng có thể cũn làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích tinh thần của những người thừa kế dẫn đến sự tranh chấp gây bất hũa cho những quan hệ nằm trong một chuỗi thế hệ liờn tiếp nhau của gia đỡnh. Thụng qua cỏc quan hệ đó gia đỡnh được mô tả như một thực thể biểu hiện được diện mạo của gia đỡnh về lối sống, luõn lý đạo đức. Nếu trong gia đỡnh khụng giữ được hũa thuận về thứ bậc “kớnh trờn, nhường dưới”, không có tỡnh yờu thương đùm bọc, luôn mâu thuẫn, đố kỵ, hằn học và có khi chỉ vỡ một chỳt vật chất mà họ xử sự với nhau như những kẻ bất lương… Thiết nghĩ đó cũng là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến truyền thống đạo đức của gia đỡnh người Việt Nam đó cú từ ngàn xưa; và cũng là sự tổn hại đến cả nền văn hóa Việt Nam mà gia đỡnh khụng bao giờ bị tỏch biệt khỏi một nền văn hóa đó cú từ lõu đời của dân tộc. Trong quan hệ giữa các thành viên của gia đỡnh lối ứng xử theo đạo hiếu, theo tâm, theo nghĩa vẫn được giữ vững và phát huy giữa những người ruột thịt với nhau. Tinh thần này lại cần được giữ vững khi có một người trong gia đỡnh nằm xuống và vấn đề thừa kế được đặt ra.
2.2. Bảo đảm quyền lợi của những người khác
Việc xác định đúng di sản thừa kế không chỉ có ý nghĩa đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế, mà cũn bảo đảm quyền lợi cho những người khác.
Trong thực tế chúng ta thấy rằng, di sản thừa kế của một người trong nhiều trường hợp cũn cú liờn quan đến tài sản của người khác. Vỡ vậy việc xỏc định di sản thừa kế không chính xác hoặc không đầy đủ có thể sẽ xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của người khác.
Ngoài ra việc xác định di sản thừa kế không chính xác hoặc không đầy đủ, thỡ những người thừa kế bị thiệt thũi khụng những khụng được hưởng mà cũn khụng cú điều kiện để thực hiện nghĩa vụ mà người để lại di sản thừa kế phải thực hiện với chủ nợ của người đó.
2.3. Tăng cường tinh thần trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ thừa kế
Nhỡn chung, phỏp luật tỏc động đến hầu hết các quan hệ xó hội để xác định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia. Để các chủ thể tham gia vào quan hệ thừa kế thực hiện tốt hơn về quyền và nghĩa vụ của mỡnh qua cỏc khõu trong một quỏ trỡnh (trỡnh tự) nhất định thỡ việc làm đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu thuận lợi, và là những cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc thực hiện các bước tiếp theo là phải xác định di sản thừa kế. Kể từ thời điểm di sản thừa kế được xác định, mỗi người thừa kế phải có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ dân sự phát sinh trong quan hệ thừa kế. Việc xác định di sản thừa kế cũn tạo nờn tớnh hợp phỏp về quyền đối với di sản của những người cùng được hưởng di sản. Nó được xem như một sự công nhận có tính pháp lý bắt buộc của Nhà nước giành cho các chủ thể trong quan hệ thừa kế. Những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận cử người quản lý di sản (nếu trong di chúc không chỉ định người quản lý di sản); cử người phõn chia di sản, cỏch thức phõn chia di sản…
Việc quản lý di sản không chỉ đơn thuần việc quản lý, trụng coi di sản mà người quản lý di sản phải cú nghĩa vụ sữa chữa, nếu di sản bị hư hỏng mà do họ gây ra và phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại do chính tài sản đó gây ra như cành cây góy, tường nhà bị đổ gây thiệt hại cho người khác… xuất phát từ những nghĩa vụ bắt buộc này mà những người thừa kế ý thức được trách nhiệm của mỡnh đối với những người cùng hưởng di sản, đối với người đó khuất, đối với khối di sản mà họ được hưởng; và có ý thức tốt hơn trong việc chấp hành luật dân sự nói riêng và những quy định của pháp luật nói chung.
2.4. Bảo đảm cho việc phân chia di sản thừa kế được công bằng và đúng pháp luật
Trong hoạt động thực tế của cơ quan xét xử hiện nay các tranh chấp về di sản thừa kế chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các vụ án dân sự. Vỡ vậy việc xỏc định di sản thừa kế là việc làm quan trọng và cần thiết, là căn cứ pháp lý để Tũa ỏn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự.
Chính từ việc xác định các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của một chủ thể để từ đó xác định di sản thừa kế khi một người đó chết, mà Tũa ỏn giải quyết tranh chấp về thừa kế một cỏch cụng bằng, hiệu quả, đúng pháp luật. Nếu như di sản thừa kế được xác định đúng và người được hưởng di sản đó cụ thể, thỡ Tũa ỏn dễ dàng cú khả năng giải quyết đúng nguyện vọng của các đương sự. Đó cũng là cơ sở quan trọng để các cấp Tũa ỏn giải quyết tranh chấp về thừa kế một cỏch thống nhất.
Mục đích cuối cùng của các đương sự trong tranh chấp dân sự về thừa kế là nhằm được hưởng phần di sản do người chết phân định trong di chúc hoặc được hưởng phần di sản theo quy định của pháp luật. Khi quyền lợi đó được pháp luật đảm bảo một cách thỏa đáng sẽ tạo ra một tõm lý yờn tõm, tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều đó cũng có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế xó hội… giữ gỡn và phỏt huy tớnh cộng đồng và tinh thần đoàn kết trong nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu của công cuộc đổi mới là xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, văn minh.
3. Nhận xét về những quy định của pháp luật thừa kế hiện hành
Hiện nay, những quy định của pháp luật về di sản thừa kế đó cú nhiều điểm mới và tiến bộ so với thời kỳ trước đây. Tuy nhiên, thực tế vẫn cũn nhiều vấn đề bất cập cần phải xem xét.
Luật dân sự Việt Nam chưa có một định nghĩa cụ thể về di sản thừa kế (mới chỉ có định nghĩa về di sản). Điều này dẫn đến có rất nhiều cách hiểu về di sản thừa kế. Có ý kiến cho rằng “di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người cũn sống” (Giỏo trỡnh trang 314). Cú ý kiến lại cho rằng di sản thừa kế là tài sản cũn lại mà người chết để lại sau khi đó thanh toỏn cỏc nghĩa vụ tài sản của người chết để lại. Theo em, cách hiểu thứ hai là hợp lí hơn cả. Có một điều nhận thấy ở đây: do không có định nghĩa rừ ràng về di sản thừa kế nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, tất yếu dẫn đến hệ quả khó khăn trong việc giải quyết cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người thừa kế khi có tranh chấp xảy ra. Vậy nên chăng pháp luật nước ta cần có một quy định rừ ràng, cụ thể “thế nào là di sản thừa kế”?
Điều 634 BLDS quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác”. Như vậy, so với pháp lệnh thừa kế (30/08/1990) thỡ BLDS 2005 cú điểm mới khi quy định về di sản thừa kế, phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay là “quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kê”.
Di sản thừa kế được Điều 634 quy định một cách ngắn gọn nhưng có tầm khái quát cao hơn so với pháp lệnh thừa kế 1990 (không dùng phương pháp liệt kê bao gồm những tài sản gỡ như quy định trước đây). Bởi lẽ, quyền tài sản đó quy định trong khái niệm tài sản tại Điều 163 BLDS. Điều này thể hiện trỡnh độ và kỹ thuật lập pháp của nước ta đó đạt đến kết quả nhất định. Tuy vậy, đây là vấn đề phức tạp và có liên quan đến nhiều vấn đề khác trong quan hệ thừa kế mà chỉ được dự liệu trong một điều luật (Điều 634) nên đũi hỏi khi xem xét, nghiên cứu nó phải đặt nó trong mối liên hệ biện chứng với các quy phạm pháp luật khác liên quan trực tiếp đến việc xác định di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế.
Hiện nay, BLDS nước ta chỉ quy định các thành phần của di sản thừa kế, cũn xung quanh vấn đề xác định di sản thỡ chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể. Bởi vậy, việc xác định quyền sở hữu của một người để từ đó xác định di sản của người đó khi chết cũn nhiều vấn đề cần quan tâm.
Theo Điều 634 BLDS thỡ di sản mà người chết để lại bao gồm: “tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người đó trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, di sản mà một người để lại là các tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó khi cũn sống, gồm nhà ở và cỏc quyền tài sản khỏc như quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền tác giả. Như vậy những tài sản phát sinh khi người để lại tài sản chết chưa được quy định trong điều luật này, như tiền bảo hiểm tính mạng của người chết, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản,… Điều 634 quy định thiếu tính khái quỏt, vỡ vậy để áp dụng điều luật này cần phải có văn bản hướng dẫn.
Để xây dựng quy định về di sản có tính khái quát cao, thể hiện đầy đủ các loại tài sản, quyền tài sản của người chết để lại cho người thừa kế hưởng, theo em, khoản 1 Điều 634 BLDS có thể được điều chỉnh lại như sau: “di sản bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, hoa lợi, lợi tức từ di sản và các tài sản khác do pháp luật quy định”.
Trong điều luật trên, tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết gồm các vật, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản khác như quyền sở hữu đất thuộc quyền sở hữu của người chết. Các quyền tài sản chưa yêu cầu như quyền đũi nợ, quyền yờu cầu bồi thường thiệt hại, thậm chí quyền yêu cầu trả tiền cấp dưỡng lương hưu mà cá nhân, tổ chức chưa thực hiện khi người để lại di sản cũn sống. Ngoài ra, cũn một số tài sản khỏc do phap luật quy định như tiền bảo hiểm tính mạng của người để lại thừa kế khi họ tham gia vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đó.
Mặt khỏc, ngoài tài sản hữu hỡnh, di sản thừa kế cũn cú thể bao hàm cỏc tài sản vụ hỡnh. Trong khi đó, sự quy định của pháp luật về thừa kế các tài sản này cũn khỏ chung chung và thiếu sút. Chẳng hạn, nếu di sản thừa kế là nhón hiệu hàng húa thỡ khụng phải ai cũng thừa kế được, mà để có thể duy trỡ và phỏt triển nhón hiệu hàng hóa đó thỡ người hưởng thừa kế nó phải có những điều kiện nhất định. Khi người chết lập di chúc cho người hưởng thừa kế hưởng quyền về nhón hiệu hàng húa nhưng bản thân người được hưởng lại không thể duy trỡ được vỡ khụng cú điều kiện thỡ trong những trường hợp này, chắc chắn những người thừa kế khác có điều kiện duy trỡ được các quyền sở hữu công nghiệp đó sẽ tranh chấp dù di chúc có hiệu lực. Vấn đề xác định ai là người được hưởng và tiếp tục duy trỡ phỏt triển nhón hiệu đó như thế nào vẫn chưa được pháp luật quy định. Vỡ vậy, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thêm các vấn đề này.
Ngoài ra, phỏp luật Việt Nam cho phộp phõn chia di sản thừa kế theo hiện vật. Thực tế, cú rất nhiều hiện vật khụng thể phân chia được hoặc phân chia được thỡ vật đó cũng giảm đi phần nào giá trị, ảnh hưởng đến phần nào lợi ích của người thừa kế.
Có rất nhiều trường hợp, di sản thừa kế không thể phân chia được do các bên không thỏa thuận được với nhau, sự can thiệp của Tũa ỏn lại chưa tới được. Điều này dẫn đến hậu quả di sản thừa kê không được sử dụng, gây lóng phớ.
II. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DI SẢN THỪA KÊ
Các tranh chấp dân sự xảy ra trong đời sống thực tiễn hết sức đa dạng, trong đó các tranh chấp về thừa kế xảy ra ngày một nhiều. Trước đây, do cuộc sống vật chất cũn đơn giản, di sản thừa kế mà người chết để lại chỉ đơn thuần là các vật phẩm tiêu dùng, cao hơn nữa là nhà cửa, đất đai nhưng lúc đó “đất chỉ là nơi ở” nên ít xảy ra tranh chấp giữa những người thừa kế.
Cuộc sống vật chất ngày càng được nâng cao, bên cạnh các tư liệu tiêu dùng, di sản thừa kế cũn bao hàm cả tư liệu sản xuất có giá trị lớn. Hơn nữa, kể từ khi pháp luật của Nhà nước ta ghi nhận đất có giá trị và quyền sử dụng đất được coi là một quyền tài sản của cỏ nhõn thỡ quyền sử dụng đất mà người chết lại đôi khi lại là một di sản có giá trị rất lớn. Khi mỗi một mét vuông đất trị giá hàng chục triệu đồng thỡ tranh chấp xảy ra giữa những người thừa kế khác với người đang quản lý và sử dụng diện tích đất đó là một điều tất yếu.
Xác định chính xác về di sản thừa kế một mặt sẽ bảo đảm được quyền lợi của những người thừa kế (không bỏ sót di sản), mặt khác bảo đảm quyền lợi cho những chủ thể khác (không xác định tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác là di sản thừa kế). Vỡ thế tranh chấp xảy ra trong những trường hợp này thường do các nguyên nhân sau: Sẽ xảy ra tranh chấp giữa người có quyền sở hữu tài sản bị xác định là di sản thừa kế với những người thừa kế do việc xác định di sản sang tài sản của người đó. Tranh chấp do xác định di sản thừa kế bao gồm cả phần tài sản mà người để lại di sản đó tặng cho người khác trước khi chết. Tranh chấp xảy ra do không xác định di sản thừa kế bao gồm cả phần tài sản mà một người được hưởng để lại di sản tạm giao quyền sử dụng.
Để làm rừ hơn vấn đề và thấy được thực trạng giải quyết các vụ việc tranh chấp thừa kế có liên quan đến di sản thừa kế hiện nay, em xin đưa vào một vài vụ việc có thực. Từ đó tỡm hiểu đường lối giải quyết vụ việc của Tũa ỏn:
Vụ việc thứ nhất:
Trong cỏc ngày 21 và ngày 22/07/2009 tại tũa ỏn nhõn dõn thành phố Bắc Ninh xử sở thẩm cụng khai vụ ỏn thụ lớ số 15/2009/TLST – DS ngày 25/02/2009 về tranh chấp thừa kế giữa nguyên đơn: Bà Vũ Thị Ninh, sinh năm 1948, trú tại thôn Hà – xó Việt Tiến – Huyện Việt Yờn – Tỉnh Bắc Giang; Bà Vũ Thị Ấn, sinh năm 1953 trú tại Khu tập thể Học Viện Ngân Hàng – phường Suối Hoa – Thành phố Bắc Ninh; Bà Vũ Thị Dương, sinh năm 1961 trú tại Thôn Đoan Bỡnh – xó Gia Phỳ – Huyện Gia Viễn – Tỉnh Ninh Bỡnh; Bà Vũ Thị Nhâm, sinh năm 1963 trú tại thôn Phú Xuân – xó Kim Chõn – Thành phố Bắc Ninh với bị đơn là ông Vũ Đức Tiến, sinh năm 1949, trú tại khu Thanh Phương – Phường Vũ Ninh – Thành phố Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh.
Xin túm tắt vụ việc như sau:
Sinh thời cụ Vũ Văn Tú và cụ Đoàn Thị An sinh được 5 người con là bà Ninh, bà Ấn, bà Dương, bà Nhâm và ụng Tiến. Cụ An chết năm 1968 không để lại di chúc, sau khi cụ An chết toàn bộ tài sản chung của 2 cụ là nhà và đất có tranh chấp hiện nay do cụ Tú quản lí và chưa chia. Năm 2004 cụ Tú mất có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Tất cả bên nguyên và bên bị đều không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, đều thừa nhận di sản cụ An để lại do cụ Tú quản lí chưa chia. Tháng 11/2008 ông Tiến và gia đỡnh đến ở trên thửa đất đó đó sửa chữa lại nhà cấp 4, xõy dựng thờm 01 nhà lợp prụximăng, 01 công trỡnh phụ, hiện nay do ụng Tiến cựng gia đỡnh quản lý. Cỏc tài sản do bà Ninh, Ấn, Dương, Nhâm xây dựng trên đất bao gồm: phần diện tích lợp prôximăng về phía sau liền nhà cấp 4. Thời điểm cụ An chết đó hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế nhưng căn cứ vào Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 thỡ khụng ỏp dụng thời hiệu khởi kiện quyền thừa kế mà chỉ ỏp dụng quy định của pháp luật về chia tài sản chung. Bên nguyên đề nghị tũa ỏn chia di sản của cỏc cụ để lại bằng hiện vật cũn bị đơn (ông Tiến) không đồng ý chia bằng hiện vật mà chỉ đồng ý trích trả cho các nguyên đơn một phần bằng tiền, là tiền mà các nguyên đơn đó tõn tạo vào khối di sản.
Căn cứ vào các điều 79, 81 đến 89, 92, 213, 217, 221, 231, 232, 236 và điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự. Căn cứ vào các điều 674, 675, 676 BLDS, Tũa ỏn Bắc Ninh đó ra quyết định như sau:
Xác nhận hàng thừa kế thứ nhất có 5 người bao gồm: Bà Vũ Thị Ninh, Vũ Thị Ấn, Vũ Thị Dương, Vũ Thị Nhâm Và ông Vũ Đức Tiến.
Xác nhận khối di sản do cụ Vũ Văn Tú và cụ Đoàn Thị An để lại bao gồm: Thửa đất có diện tích 212,2 m2 ở phường Vũ Ninh – Thành phố Bắc Ninh. Trên thửa đất xây dựng 01 căn nhà cấp bốn, 01 nhà chứa bên trong có ½ giếng khơi, 01 cây trứng gà, sân gạch, cổng và cánh cổng, 01 tường rào ở giữa đất, 01 tường rào giáp với đường ngừ xúm, 01 tường rào giáp với nhà hàng xóm, sau khi tiến hành định giá có giá trị là 427.741.000đ.
Diện tích đất là 212,2m2 chia cho 5 người nên mỗi người được 42,42 m2, ụng Tiến 54,4m2 (hơn 11,98 m2 do đó xõy cụng trỡnh trờn đất) đồng thời được sở hữu các tài sản trên đất được chia bao gồm: 01 nhà cấp bốn mái lợp prôximăng (do ông xây khi ở đó), 01 sân gạch (do ông xây), một công trỡnh phụ (do ụng xõy), 01 tường rào giáp với đường ngừ xúm. ễng Tiến cú nghĩa vụ trớch trả bờn nguyờn: 11,98 m2 x 1.800.000đ/m2 =21.564.000đ là tiền chênh lệch diện tích đất được chia là kỉ phần thừa kế.
Chia cho bà Vũ Thị Ninh, Vũ Thị Ấn, Vũ Thị Dương, Vũ Thị Nhâm được sử dụng phần diện tích cũn lại cú diện tớch 157,7m2 và các tài sản trên đất cũn lại với tổng trị giỏ 62.625.000đ.
Cụng nhận sự tự nguyện thỏa thuận của bà Ninh, Ấn, Dương giao cho bà Nhâm quản lý, sử dụng thửa đất mà 4 bà được chia là 157m2, sở hữu các tài sản trên đất có giá trị 62.625.000đ nhưng có nghĩa vụ trích trả ông Tiến số tiền 14.977.000đ (trong đó giá trị nhà chứa lợp xi măng là 1.424.000đ, công trỡnh phụ là 4.553.000đ, công sửa nhà chính 9.000.000đ) do ông Tiến đó làm trờn phần đất mà bà được hưởng cùng 8.449.000đ tiền chênh lệch giá trị tài sản trên đất là di sản thừa kế cho ông Tiến.
Đối trừ nghĩa vụ phải thanh toán giữa ông Tiến và bà Nhâm thỡ ụng Tiến phải trả cho bà Nhõm 13.115.000đ (cụ thể là ông Tiến phải trả 21.564.000đ tiền chênh lệch S đất mà ông được chia trừ đi 8.449.000đ chênh lệch giá trị tài sản).
Ông Tiến, bà Nhâm có quyền đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
* Nhận xột:
Căn cứ vào tỡnh tiết của vụ tranh chấp cùng với các quy định của pháp luật, em thấy quyết định của tũa ỏn Bắc Ninh về việc xỏc định và phân chia di sản thừa kế cho 5 người là hoàn toàn đúng.
Việc xác định di sản thừa kế trong vụ việc này hoàn toàn có cơ sở vỡ cỏc tài sản này đều là sở hữu hợp pháp của cụ Tú và cụ An, đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng năm 1999, không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản với người khác nên toàn bộ di sản để lại đều được đem chia thừa kế.
Các di sản đem chia được Tũa ỏn nhận định là hiện vật có thể chia được như: đất, di sản trên đất (nhà, công trỡnh phụ,…). Khoản 2 Điều 685 quy định những người thừa kế có quyền yêu câu phân chia di sản bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật có thể thỏa thuận định giá tài sản, nếu không thảo thuận được có thể bán để chia. Nhưng trên thực tế, nguyên đơn đó yờu cầu tũa ỏn thẩm định và định giá tài sản, điều này hoàn toàn hợp lý và khỏch quan.
Việc thỏa thuận giao cho một người quản lý, sử dụng tài sản sau khi chia cũng hoàn toàn hợp phỏp vỡ những người được chia có quyền sở hữu với tài sản đó nên đương nhiên có quyền định đoạt và người được nhận có thể đăng ký quyền sở hữu với tài sản đó.
Vụ việc thứ hai:
Trong các ngày 19, 23 tháng 4 năm 2007 tại trụ sở Tũa ỏn nhõn dõn Quận Đống Đa xét xử sơ thẩm công khai vụ án tranh chấp thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Ngọc Tuấn, sinh năm 1947 và bà Ló Thị Lan, sinh năm 1949, cùng trú tại 117 tổ 7, cụm 1, đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội với bị đơn là anh Lê Trọng Quang, sinh năm 1959, trú tại số 9 tổ 32 ngừ 46A phố Phạm Ngọc Thạch, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội. Do bị đơn hiện đang cải tạo tại đội 17 Phân trại số 1 – Trại giam Thanh Xuân – Cục V26, Thanh Oai – Hà Tây nên chị Lê Thị Loan, sinh năm 1969, trú tại số 8 tổ 17A phường Hoàng Văn Thụ - Hoàng Mai – Hà Nội là người đại diện của bị đơn.
Xin tóm tắt vụ việc như sau:
Chị Nguyễn Thị Thu Hằng là con gỏi ruột của ụng Nguyễn Ngọc Tuấn và bà Ló Thị Lan, chị Hằng khụng cú bố mẹ nuụi. Năm 1994, chị Hằng kết hôn với anh Lê Trọng Quang có giấy chứng nhận kết hôn của UBND phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội. Ngày 07/11/1994 hai anh chị sinh được một người con trai là cháu Lê Trọng Linh. Trước khi kết hôn (1986) anh Quang được bố nuôi là ông Nguyễn Văn Hướng tặng cho một mảnh đất tại số 9 ngừ 46A phố Phạm Ngọc Thạch – Phương Liên – Đống Đa – Hà Nội. Đến năm 1998 anh chị đó đứng tên kê khai mảnh đất tại UBND phường Phương Liên – Đống Đa – Hà Nội. Năm 2002 anh Quang, chị Hằng phá vỡ nhà cũ đi xây dựng nhà mới, hiện trạng nhà xây hai tầng, khung bê tông. Chi Phí xây nhà do anh Quang, chị Hằng bỏ tiền ra và vay nợ của một số người. Vợ chồng anh chung sống hũa thuận đến ngày 05/01/2003 do bị tâm thần phân liệt nên anh Quang đó sỏt hại chị Hằng, chị Hằng chết khụng để lại di chúc. Ngày 05/06/2006, ụng Nguyễn Ngọc Tuấn và bà Ló Thị Lan đưa đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của chị Nguyễn Thị Thu Hằng để lại bao gồm: giá trị quyền sử dụng đất và giá trị xây dựng căn nhà tại số 9, ngừ 46A phố Phạm Ngọc Thạch, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội. Cùng các tài sản khác như: xe máy, xe đạp, tủ lạnh, 3 quạt điện; một số đồ trang sức của chị Hằng, tiền và giấy tờ có giá khác mà ông Tuấn và bà Lan đang quản lý của anh Quang, chị Hằng tổng cộng là 3 triệu đồng; và một số đồ dùng khác của anh Quang, chị Hằng hiện đó cũ hỏng, khụng cũn giỏ trị sử dụng gồm: một bếp ga, một bộ bàn ghế, một chiếc đài…
Tại phiờn tũa sơ thẩm, chị Loan nhất trí với ông Tuấn, bà Lan về nhân thân của chị Hằng, động sản, trang sức của chị Hằng, số tiền mặt là 3.000.000đ hiện ông Tuấn và bà Lan đang quản lý, cựng với việc xõy dựng lại nhà tại số 09, ngừ 46A phố Phạm Ngọc Thạch, phương Liên, Đống Đa, Hà Nội. Nhưng về ngôi nhà số 09 ngừ 46A phố Phạm Ngọc Thạch, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội thỡ chị chỉ nhất trớ chia thừa kế giỏ trị xõy dựng căn nhà, cũn quyền sử dụng đất theo chị đó là tài sản riêng của anh Quang có được trước khi kết hôn với chị Hằng nên chị không nhất trí. Ngoài ra anh Quang và chị Hằng cũn làm giấy cam kết thể hiện nhà là tài sản riờng của anh Quang vào ngày 04/01/2001.
Sau khi nghiên cứu tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tũa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tũa, Hội đồng xét xử nhận định về di sản mà chị Hằng để lại bao gồm: Bất động sản là căn nhà tại số 09 ngừ 46A phố Phạm Ngọc Thạch, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội; Hội đồng xét xử nhận định về nguồn gốc nhà tại số 09 ngừ 46A phố Phạm Ngọc Thạch, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội là do anh Quang được bố nuôi là ông Nguyễn Văn Hướng. Năm 1992, anh Quang đứng tên kê khai nộp thuế đất, năm 1994 anh Quang kết hôn cùng chị Hằng, năm 1998 anh Quang đăng ký nhà ở, đất ở, và có đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ngày 02/08/1998 đứng tên Lê Trọng Quang và vợ là Nguyễn Thị Thu Hằng. Như vậy ý chớ của anh Quang là đó tự nguyện đưa quyền sử dụng đất và sở hữu nhà làm tài sản chung giữa chị Hằng và anh cũng như trên thực tế chị Hằng là người sử dụng sinh sống, đóng góp, tôn tạo căn nhà này từ khi kết hôn cho đến ngày bị anh Quang giết hại. Tại “giấy cam kết” ngày 04/01/2001 có nội dung vợ chồng mâu thuẫn nhau và lập giấy này để phân chia tài sản trước khi tiến tới ly hôn, nhưng thực chất việc chị Hằng ký vào giấy cam kết cũng chỉ nhằm mục đích để anh Quang yờn ổn về tinh thần vỡ lỳc đó anh luôn nghi ngờ có người chiếm đoạt tài sản của mỡnh. Vỡ vậy, Hội đồng xét xử công nhận bất động sản này là tài sản chung của chị Nguyễn Thị Thu Hằng và anh Lê Trọng Quang.
Tổng giá trị xây dựng nhà và giá trị quyền sử dụng đất tại nhà số 09 ngừ 46A Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội được định giá là có giá trị 1.624.276.735đồng; Anh Quang, chị Hằng phải thực hiện nghĩa vụ chung hai vợ chồng là trả nợ cho một số người trị giá 25.000.000đồng từ tài sản chung của vợ chồng:
1.624.276.735đồng – 25.000.000đồng = 1599.276.735 đồng
Di sản của chị Hằng trong khối tài sản với anh Quang là bất động sản trị giá: 1599276735 đồng : 2 = 799638367,5đồng
Tổng giá tài sản là động sản chung của chị Hằng, anh Quang là 7.150.000đồng. Xác định phần di sản của chị Hằng để lại trong khối tài sản chung là ½. Tương đương trị giá 3.575.000đồng. Ngoài ra, chị Hằng cũn cú một số tài sản riờng khỏc trị giỏ 600.000đồng. Tổng cộng di sản là động sản của chị Hằng để lại là 3.575.000đồng + 600.000đồng = 4.175.000đồng.
Tổng di sản của chị Hằng là 799638367,5đồng + 4175000đồng = 803.813.367,5đồng.
Chị Hằng mất không để lại di chúc nên di sản của chị được chia thừa kế theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: ông Tuấn, bà Lan, cháu Linh và anh Quang. Mặc dù anh Quang đó tước đoạt mạng sống của chị Hằng nhưng do anh bị tâm thần phân liệt nên Hội đồng xét xử không tước bỏ hoàn toàn quyền được hưởng thừa kế tài sản của chị Hằng đối với anh Quang mà cho hưởng một phần di sản của chị Hằng để lại là 10.000.000đồng. Di sản cũn lại của chị Hằng được chia đều cho 3 người thừa kế cũn lại, giỏ trị của mỗi phần là: (803813367,5đồng – 10.000.000đồng) : 3 = 234604455đồng
* Nhận xột:
Sau khi nghiên cứu vụ việc và quyết định của Tũa ỏn, em thấy rằng trong vụ án trên vấn đề quan trọng nhất mà Hội đồng xét xử cần xác định là quyền sử dụng đất tại số nhà số 09 ngừ 46A phố Phạm Ngọc Thạch – Phương Liên – Đống Đa – Hà Nội có thuộc di sản của chị Hằng không. Chúng ta đó biết, đất này anh Quang có được trước hôn nhân. Sau đó, khi anh Quang có đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mang tên Lê Trọng Quang và vợ là Nguyễn Thị Thu Hằng. Như vậy, quyền sử dụng đất này đó được sáp nhập thành tài sản chung giữa chị Hằng và anh. Tuy nhiên ngày 04/01/2001, anh chị có lập giấy cam kết phân chia tài sản trong hôn nhân. Điều 122 đó quy định:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vị phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xó hội;
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hỡnh thức giao dịch dõn sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”.
Vậy giấy cam kết mà anh Quang và chị Hằng lập cú hiệu lực phỏp luật hay không? Chúng ta thấy rằng giao dịch giữa anh Quang và chị Hằng là không vi phạm Điểm a,b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 122 BLDS, Vậy giao dịch này có vi phạm điểm c khoản 1 Điều 122 hay không? Trong BLDS có quy định một số trường hợp giao dịch không có sự tự nguyện bị coi là vô hiệu, đó là trường hợp vô hiệu do giả tạo, do nhầm lẫn, do bị lừa dối, bị đe dọa, do xác lập tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mỡnh. Vậy cú thể coi giao dịch của chị Hằng và anh Quang là giao dịch vụ hiệu do giả tạo được hay không? Theo Hội đồng xét xử thỡ việc chị Hằng ký vào giấy cam kết cũng chỉ nhằm mục đích để anh Quang yên ổn về tinh thần vỡ lỳc đó anh luôn nghi ngờ có người chiếm đoạt tài sản của mỡnh nhưng theo em thỡ những căn cứ để xác định vấn đề này là rất khó, chị Hằng đó chết, anh Quang lại khụng thể cung cấp bất kỳ thụng tin nào. Tuy nhiờn tại phiờn tũa này, Hội đồng xét xử đó khụng nhận giấy cam kết của anh Quang và xỏc định trong quyền sử dụng đất đó có một phần là di sản của chị Hằng để lại. Ngoài ra trong phỏn quyết của Tũa ỏn nhõn dõn Quận Đống Đa về phần chia di sản cho anh Quang, em đồng ý việc Tũa ỏn tước quyền hưởng di sản một phần của anh Quang. Nhưng do hiện nay chưa có quy định về giá trị tài sản mà người bị tước quyền hưởng di sản một phần được hưởng nên khi xét xử Tũa ỏn nhõn dõn đó buộc phải “linh động”.
Như vậy, thông qua việc tỡm hiểu hai vụ việc trờn, chỳng ta có thể thấy được phần nào tính đa dạng, phức tạp trong thực tế việc xác định di sản của người chết để lại. Vỡ vậy để có thể giải quyết đúng đắn và hợp lý nhất cỏc tỡnh huống thực tế, đũi hỏi cỏc quy định của pháp luật về di sản thừa kế phải có sự sửa đổi, hoàn thiện; các nhà thực thi pháp luật cần tỡm hiểu và xem xột nhiều khớa cạnh liờn quan đến việc xác định di sản để có được những cách phân chia thỏa đáng nhất.
KẾT LUẬN
Đối với sự đổi mới toàn diện của đất nước, đời sống kinh tế - xó hội càng phỏt triển, đũi hỏi phỏp luật phải cú những quy định phù hợp với cơ sở kinh tế bảo đảm quyền tự do tự nguyện và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở những quy định của Hiến Pháp 1992 và sự đổi thay toàn diện của đất nước, những quy định của BLDS nước ta đó gúp phần làm cho quyền và lợi ớch của cỏ nhõn và cỏc chủ thể khỏc được thực sự tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giỏo trỡnh Luật Dõn Sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB CAND
Bộ Luật Dõn sự 2005
Luật Hôn nhân và gia đỡnh 2000
Luật Đất đai 2003
Bỡnh luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự - NXB Chính Trị Quốc Gia
Quy định pháp luật Thừa kế - NXB Chính Trị Quốc Gia
Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dõn sự Việt Nam – TS. Nguyễn Ngọc Biện – NXB Trẻ Hồ Chớ Minh
Xác định di sản và việc thanh toán, phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam – Luận án thạc sĩ luật học .Trần Thị Huệ
Những quy định chung về quyền thừa kế - Luận án tiến sĩ luật học – Nguyễn Minh Tuấn – Đại học Luật Hà Nội
10. Tạp chớ Luật học số 11/2007
11. Tạp chớ Tũa ỏn nhõn dõn số 16/2006
12. Bản ỏn của Tũa ỏn thành phố Bắc Ninh về vụ việc tranh chấp cú liờn quan đến di sản thừa kế
13. Bản ỏn của Tũa ỏn nhõn dõn Quận Đống Đa vụ việc về tranh chấp có liên quan đến di sản thừa kế
14. Một số Webside và tài liệu cú liờn quan khỏc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LDOCS (19).doc