MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thơ Đường – thành tựu thi ca rực rỡ của văn hóa Trung Hoa đã đi vào Việt Nam từ rất lâu, gây được ảnh hưởng sâu rộng và được nhiều người yêu thích. Trước thế kỉ XX, khi nền Hán học còn phát triển thì người Việt Nam (những người biết chữ Hán) đọc thơ Đường nguyên tác, và đương nhiên tự hiểu được mà không cần bản dịch. Đến những năm đầu thế kỉ XX, nền Hán học của nước ta suy tàn, chữ Hán dần dần được thay thế bằng chữ Quốc ngữ. Khi ấy ta cũng bắt đầu thấy xuất hiện trên báo chí những bản dịch thơ Đường sang Quốc ngữ của những dịch giả nổi tiếng như Tản Đà, Ngô Tất Tố . Những bản dịch này đã đưa thơ Đường đến với nhiều tầng lớp độc giả Việt Nam. Từ đó, dịch thơ Đường đã trở thành một mảng rất quan trọng trong việc tiếp nhận thơ Đường ở nước ta. Bản thân những bản dịch cũng là sự thể hiện cách tiếp nhận của một tầng lớp đặc biệt trong xã hội – tầng lớp trí thức có những hiểu biết nhất định về Hán văn và Đường thi. Trong đó, những bản dịch được đưa vào sách giáo khoa (SGK) để dạy thơ Đường cho HS phổ thông là những bản dịch phổ biến, được nhiều người biết đến, và cũng có thể coi là đại diện cho một cách tiếp nhận mang tính chính thống- cách mà HS được hướng theo.
Ở một khía cạnh khác, dịch văn học, nhất là dịch thơ là công việc gây rất nhiều tranh cãi. Thậm chí có người cho rằng thơ không dịch được (Hồng Thanh Quang)[19]. Quan điểm này có vẻ cực đoan, song không phải không có lý, bởi vì có cố gắng thế nào cũng khó có được một bản dịch trung thành với bài thơ nguyên tác cả về hình thức và nội dung, không thể tạo được một bản sao của bài thơ bằng một ngôn ngữ khác. Ai cũng biết rằng “xưa nay thơ càng hay càng khó dịch. Vì cái hay của nguyên tác đa diện quá, đa dạng quá, sức chứa phong phú quá, người dịch làm sao chuyển tải nổi”[22]. Đối với thơ Đường thì việc dịch lại càng khó khăn hơn nhiều. Bởi đó phần nhiều là những bài thơ “ý tại ngôn ngoại”, tình cảm sâu xa, diễn đạt bằng vài trang lời văn chưa chắc đã hết, nói chi đến việc gói gọn trong vài dòng thơ tiếng Việt. Và do vậy, có những độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác là điều khó tránh khỏi. Với đặc điểm đó, việc dịch thơ Đường có thể coi là một thử thách cho những người có tâm huyết với thơ Đường (và có tài dịch thơ). Ai cũng dồn hết tâm lực và tinh túy của ngòi bút có khi chỉ cốt để có được một bản dịch “để đời” cho một kiệt tác Đường thi. Những bản dịch được chọn đưa vào SGK phổ thông để dạy cho HS có lẽ cũng là những bản dịch “để đời” của các dịch giả. Với mong muốn giúp HS hiểu và cảm nhận phần nào ý nghĩa và cái hay của những bài thơ Đường bất hủ, hẳn là những người biên soạn SGK đã chọn những bản dịch mà họ cho là hay và sát nhất với nguyên tác. Sát đến mức nào là vấn đề sẽ được làm rõ trong niên luận này.
Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn đề tài: Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường (Qua SGK THCS từ 1989-nay). Ở cấp THCS, lần đầu tiên HS HS được tiếp cận với một số bài thơ đại diện cho Đường thi – đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và thế giới. Và do vốn từ Hán Việt còn hạn chế, việc tiếp cận của HS chủ yếu là thông qua các bản dịch thơ. Vì vậy, những bản dịch này có vai trò hết sức quan trọng đối với việc hình thành sự hiểu biết và những cảm nhận đầu tiên của HS về các tác phẩm nổi tiếng của một nền văn học lớn. Độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác càng ít thì sự cảm nhận của HS càng đầy đủ và chính xác hơn. Do đó, cần thiết phải tìm hiểu độ vênh này để: trước hết là có một cái nhìn toàn diện hơn về hướng giảng dạy thơ Đường trong chương trình THCS từ 1989 đến nay; tiếp theo là đánh giá chính xác hơn về vai trò của các bản dịch đối với việc dạy thơ Đường cho HS THCS hiện nay. Mặt khác cũng là để nhìn nhận lại một trong rất nhiều cách tiếp nhận Đường thi ở Việt Nam – cách tiếp nhận của những người làm công tác dịch thuật (qua chương trình SGK PTCS).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Thơ Đường đã được đưa vào SGK THCS từ năm 1989, song đến nay những công trình nghiên cứu về nó chưa phải là nhiều, trong đó khía cạnh mà chúng tôi đang xem xét rất ít được đề cập đến. Do điều kiện khảo sát còn hạn chế, dưới đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu nổi bật có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu.
Trong cuốn Thơ Đường ở trường phổ thông do Hồ Sĩ Hiệp tuyển và biên soạn (Nxb Tổng hợp Khánh Hòa, Khánh Hòa, 1991) chỉ có những bài giới thiệu và phân tích một số bài thơ Đường nổi tiếng và các nhà thơ tiêu biểu.
Cuốn Bình giảng thơ Đường (theo sách giáo khoa Ngữ văn mới) của Nguyễn Thị Bích Hải (Nxb Giáo dục, H., 2003) cũng chỉ trình bày những kiến thức về thơ Đường và việc dạy học thơ Đường trong trường phổ thông, nêu những vấn đề có tính phương pháp trong việc tìm hiểu thơ Đường.
Cuốn Thơ Đường bình giải của Nguyễn Quốc Siêu (Nxb Giáo dục, tái bản lần thứ 5 năm 2005) thì giới thiệu lại và thêm phần bình những bài thơ Đường đã được chọn tuyển trong SGK Văn học 9 (sách chỉnh lí năm 1995) và Văn học 10 (ban KHXH). Trong đó cũng có nói đến một số chỗ chưa chính xác của một vài bản dịch thơ trong SGK, nhưng còn sơ lược, và đa số là chọn lại những bản dịch mà SGK đã chọn.
Chúng tôi cũng đã có điều kiện đọc một khóa luận tốt nghiệp được viết khá công phu là Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam của Mạnh Thị Minh (Tư liệu khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội). Trong khóa luận này, người viết chủ yếu là thống kê lại quá trình thơ Đường được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Văn phổ thông ở Việt Nam, đồng thời đề xuất phương pháp dạy học, giúp HS tìm hiểu thơ Đường.
Ở góc độ dịch thuật, đáng chú ý nhất là một luận án Phó tiến sĩ với đề tài Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam - Nguyễn Tuyết Hạnh[11]. Tuy nghiên cứu trực tiếp về vấn đề dịch thuật Đường thi, nhưng luận án này đi sâu tìm hiểu lịch sử, quá trình dịch thơ Đường ở Việt Nam và việc dịch Đường thi theo hai thủ pháp nghệ thuật chủ yếu là phác diễn và đối lập, không quan tâm đến độ vênh giữa bản dịch thơ và nguyên tác.
Như vậy, những cuốn sách (công trình nghiên cứu) trên đây chỉ đề cập đến thơ Đường trong trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng ở khía cạnh phân tích, bình giảng, hướng dẫn dạy và học chứ chưa đi sâu vào việc đi tìm độ vênh giữa các bản dịch và nguyên tác. Những công trình nghiên cứu trực tiếp về dịch thơ Đường thì lại nghiên cứu ở phạm vi rất rộng (Việt Nam), và ở các góc độ lịch sử, thủ pháp dịch Việc tìm hiểu và lý giải độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác các bài thơ Đường trong SGK THCS chưa được chú trọng nghiên cứu. Vì vậy, ở niên luận này, chúng tôi sẽ thực hiện công việc đó với hi vọng có thêm một đóng góp nhỏ vào việc nghiên cứu thơ Đường trong SGK phổ thông ở nước ta.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài đã nêu, ở niên luận này chúng tôi chỉ tìm hiểu độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác của các tác phẩm thơ Đường nằm trong chương trình SGK môn Văn THCS, từ năm 1989 đến nay. Cụ thể là những bài thơ Đường trong các sách:
- SGK Văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục, 1989.
- SGK Văn học 9, tập 2, Nxb Giáo dục, 1995.
- SGK Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, 2003.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Theo quan điểm nghiên cứu văn học, các bản dịch thơ Đường mà chúng ta sẽ xem xét dưới đây là các tác phẩm văn học dịch, kết quả của công việc dịch văn học – một khâu rất quan trọng trong quá trình tiếp nhận các tác phẩm văn học nước ngoài (ở đây là các bài thơ Đường nguyên tác). Người dịch thực chất là một người tiếp nhận đặc biệt, đã cụ thể hóa và phổ biến cách tiếp nhận của mình qua các bản dịch thơ. Việc tiếp nhận của họ (đọc, hiểu và dịch), nếu xét trong phạm vi hẹp thì là chịu sự chi phối của các yêu cầu dịch văn học. Nhưng xét ở phạm vi rộng và toàn diện hơn thì do các yếu tố của tiếp nhận văn học chi phối (kinh nghiệm, văn cảnh, nhu cầu ) Vì vậy, đối với đề tài này, chúng tôi sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu từ chuyên biệt (dùng trong nghiên cứu, đánh giá văn học dịch) đến các phương pháp riêng ngành của nghiên cứu văn học (ở lĩnh vực tiếp nhận). Cụ thể như sau:
ã Để tìm độ vênh giữa các bản dịch và nguyên tác, chúng tôi dùng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê: hệ thống lại các tác phẩm thơ Đường và những bản dịch đã được chọn đưa vào SGK (dịch giả, các bản dịch )
- Phương pháp phân tích định lượng và định tính: với hình thức thì định lượng, với nội dung thì định tính
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa và so sánh
Khi so sánh để tìm độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác, hay sự khác nhau giữa các bản dịch được chọn, chúng tôi áp dụng các tiêu chuẩn so sánh cụ thể chứ không hoàn toàn căn cứ theo các tiêu chuẩn có tính nguyên tắc khi đánh giá, nghiên cứu văn học dịch là tín, đạt, nhã.
ã Để hiểu và lí giải độ vênh thấy được ở trên, chúng tôi áp dụng các phương pháp ở cấp độ lớn hơn:
- Mỹ học tiếp nhận.
- Xã hội học văn học, Văn hóa học.
5. Cấu trúc niên luận:
Niên luận ngoài Mở đầu và Kết luận ra, Nội dung gồm có 2 chương:
Chương 1: Tình hình dịch thuật Đường thi qua SGK THCS
1.1. Các bản dịch thơ Đường trong SGK THCS
1.2. Độ vênh giữa các bản dịch và nguyên tác thơ Đường trong SGK
Chương 2: Dịch giả và phương thức dịch thuật
2.1. Dịch giả
2.2. Phương thức dịch thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa:
1. Văn 9 , tập 2, Nxb Giáo dục, 1989
2. Văn học 9, tập 2, Nxb Giáo dục, 1995
3. Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, 2003
Sách tham khảo:
4. Khương Hữu Dụng tuyển tập – thơ dịch, Nxb Văn học, H., 2007
5. Tản Đà toàn tập, tập 4, Nxb Văn học, H., 2002
6. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb KHXH.
7. Trương Đăng Dung, Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb KHXH, H., 2004
8. Hoàng Thúy Toàn – Đoàn Tử Huyến (chủ biên), Những người dịch văn học Việt nam, Hội đồng văn học dịch – hội nhà văn Việt Nam, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2002
9. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, H., 2006
10. Nguyễn Quốc Siêu, Thơ Đường bình giải, Nxb Giáo dục, 2005
Luận án
11. Nguyễn Tuyết Hạnh, Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam, Luận án PTS Ngữ văn, LA 04 – 11009, Thư viện Quốc gia Hà Nội
Tạp chí:
12. Lưu Văn Bổng (1999), “Văn học so sánh và nghiên cứu dịch thuật”, Văn học nước ngoài, số 5.
13. Trương Đăng Dung, “Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mĩ”, Tạp chí Văn học số 11/ 1995.
14. Tản Đà, Dịch thơ, Văn học nước ngoài số 2/2005 (in lại)
15. Nguyễn Văn Hiệu, Ý thức văn hoá trong dịch thuật văn chương ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, Nghiên cứu văn học số 1/2007
16. Mai Thị Liên Hương, Tầm đón đợi trong lịch sử tiếp nhận Thơ mới, Nghiên cứu văn học số 9 /2007
17. Hồ Bất Khuất, Thơ – dịch thế nào đây?, Văn học nước ngoài, số 3/1997
18. Trần Khuyến, Dịch là một quá trình sáng tạo, Văn học nước ngoài số 1/ 1997
19. Nguyễn Hồng Oanh, Một số vấn đề lí luận về văn học dịch và dịch văn học, Văn học nước ngoài số 3/ 2005
20. Phan Quý, Có nên dịch thơ nước ngoài ra thơ lục bát?, Văn học nước ngoài số 6/ 1997
21. Thúy Toàn, Đôi lời suy nghĩ về sự nghiệp dịch thuật của nhà thơ trưởng lão Khương Hữu Dụng,Văn học nước ngoài, số 1/ 2007
22. Trần Lê Văn, Suy nghĩ tản mạn về việc dịch thơ, Văn học nước ngoài số 6/ 1997
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường (Qua sách giáo khoa THCS từ 1989-Nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh ấy, trù trừ không muốn đi. Có thể hiểu chủ thể của “trì trù” là chàng trai, mà cũng có thể là con ngựa. Nếu hiểu chủ thể là con ngựa thì ở đây, tác giả đã sử dụng thủ pháp “tá khách hình chủ” rất thành công, nói ngựa không đi là để nói con người tiếc cảnh đẹp không còn thiết giục ngựa đi tiếp. Đối với bản dịch thơ, SGK chú thích: “bản dịch thơ… ở đây lại cho chủ ngữ của “trù trừ” là ngựa”, nhưng chúng tôi thấy không phải như vậy. Cái nhìn “đoái trông ai đó” để rồi dẫn đến “ngậm ngùi tiếc thương” không thể là cái nhìn của con ngựa mà phải là của con người. Hơn nữa, câu thơ dịch cũng không thể hiện được cái nghĩa “trù trừ” của động từ “trì trù”, “ngậm ngùi” chưa hẳn đã là “trù trừ” không đi. Theo chúng tôi, câu thơ dịch đã thể hiện chủ ngữ là chàng trai, và như vậy vẫn không chuyển đạt được tính đa nghĩa của nguyên tác. Nhìn chung, dù bản dịch thơ rất hay và thoát, có phong cách bay bổng tinh tế, nhưng với hình thức lục bát thì nội dung vẫn không chuyển đạt được hoàn toàn mà đã bị “Việt hóa” khá nhiều. Cái thần bay bổng ở đây đậm nét Tản Đà hơn là cái bay bổng từ phong cách “thanh thủy xuất phù dung” của Lý Bạch.
* Thu phố ca – Lý Bạch
Dịch nghĩa:
Lửa lò chiếu sáng trời đất
Những đốm đỏ bay loạn trong làn khói tím
Người thợ (luyện kim) má ửng đỏ trong đêm trăng sáng
Hát khúc ca vang động cả dòng sông lạnh
Bản dịch thơ của N.K.P có hai điểm đáng chú ý là câu 2 và câu 3. Câu 2 dịch: “Khói tím rộn tía hồng lấp lánh”, nghĩa là trong làn khói tím, những tia sáng màu tía, hồng lấp lánh rộn ràng, như vậy chưa hẳn đúng với ý nguyên tác. Trong câu thơ nguyên tác, màu đỏ và màu tím đều chỉ được nhắc đến một lần (chứ không phải vừa tím lại vừa tía như câu thơ dịch), trong đó màu đỏ của những tàn lửa là điểm nhấn của câu thơ. Nó bay loạn lên, nổi bật trong làn khói tím, tạo nên một khung cảnh thật vui mắt và ấm áp. Trong câu thơ dịch thì màu đỏ đã bị trộn lẫn với màu tía, làm nhòa đi hình ảnh những đốm lửa đỏ.
Câu 3 của bản dịch thơ cũng chỉ thể hiện được một cách hiểu của câu thơ nguyên tác đa nghĩa và tương đối khó hiểu. Bản thân từ “noãn lang” cũng phải đặt vào trong bối cảnh sáng tác của bài thơ mới hiểu và dịch được. Ở đây, “noãn” không còn nguyên nghĩa là đỏ mặt vì xấu hổ, “lang” cũng không còn đơn thuần là “chàng” hay “chàng trẻ tuổi”. Muốn giải thích được phải lưu ý đến địa danh Thu Phố: ở đời Đường, nơi đây nổi tiếng là một trung tâm sản xuất đồng và bạc (bằng phương pháp thủ công). Vì thế, trong bài này, “lang” là từ dùng chỉ người thợ luyện kim, “noãn” thể hiện sắc mặt đỏ của người thợ do ánh lửa lò hắt lên. Đa số người vẫn hiểu câu thơ là: Má người thợ ửng đỏ lên trong đêm trăng sáng. Nhưng SGK lại dẫn ra một kiến giải mới của nhà nghiên cứu Quách Mạt Nhược. Ông cho rằng ví câu 3 và câu 4 (nguyên tác) đối nhau rất chỉnh nên tương ứng với động từ “động” ở câu 4 thì “minh” ở câu 3 cùng phải là hình dung từ động từ hóa, nghĩa là làm sáng thêm. Như vậy câu 3 được hiểu là: (Lửa lò hắt lên khiến cho) khuôn mặt người thợ ửng đỏ, (nó phản quang, phát xạ) làm đêm trăng thêm sáng. Dù hiểu theo cách nào thì câu thơ cũng diễn tả rất đẹp hình ảnh người thợ thủ công trong cảnh lao động bình thường, giản dị. Kết hợp với tiếng ca làm khua động dòng sông lạnh (ở câu dưới), hình ảnh người thợ đã trở thành tâm điểm khỏe khoắn, đẹp đẽ trong một bức tranh lao động đầy vui tươi, sảng khoái, một bài ca lao động hùng tráng, vang động lòng người. Vẫn do hạn chế của việc dịch, bản dịch thơ chỉ là một cách tiếp nhận đơn nghĩa, chuyển tải chỉ được một phần cái sắc, cái âm và cái thần của bức tranh – bài ca lao động hiện ra từ ngòi bút thơ Lý Bạch phóng khoáng và mạnh mẽ.
* Tuyệt cú (chùm 4 bài) – Đỗ Phủ
Dịch nghĩa:
Hai con chim oanh vàng hót trong rặng liễu biếc
Một hàng cò trắng bay lên trời xanh
Khung cửa sổ ngậm tuyết đọng hàng ngàn năm trên núi Tây Lĩnh
Trước cửa đậu những chiếc thuyền tới từ Đông Ngô xa vạn dặm
Với ngôn từ giản dị, trong sáng, bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn thể hiện tâm thái vui tươi của tác giả cùng những ước mơ, hi vọng mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Bốn câu thơ, mỗi câu một cảnh riêng biệt nhưng lại được đặt ghép bên nhau, tạo nên một bức tranh có bố cục thống nhất, hài hòa. Khung cảnh thiên nhiên yên bình ấy hiện lên trong cái nhìn của một tâm hồn thanh thản, thư thái. Sự yên bình đó không hẳn là thực, nhưng nó là sự hiện thực hóa bằng văn chương cái mơ ước của một con người nặng lòng với cuộc đời: ước mơ một cuộc sống yên bình cho mình và cho toàn thể nhân dân nói chung khi sống trong cảnh xã hội loạn li.
Bản dịch của Tản Đà:
Hai câu thơ đầu dịch khá sát với nguyên tác, từ cấu trúc cú pháp đến ý nghĩa ngôn từ. Trong đó, ta thấy xuất hiện đầy đủ các tín hiệu tạo thành một bức tranh chỉnh thể như ở nguyên tác: từ chỉ màu sắc (biếc, xanh, vàng, trắng), số từ và lượng từ (hai cái, một hàng), danh từ (chim oanh, rặng liễu, đàn cò, bầu trời), động từ (hót, vút – từ này dịch đúng mà thoát,giàu sức gợi hơn từ “thướng” trong nguyên tác). Tất cả những tín hiệu trên hoàn toàn có thể giúp cho người đọc hình dung được bức tranh mà nguyên tác gợi ra: bức tranh thiên nhiên với màu sắc tươi tắn, đường nét hài hòa, có âm thanh, có sự chuyển động làm nổi bật hơn cái tĩnh tại, thanh bình.
Hai câu sau thì nội dung lại “vênh” khá nhiều so với nguyên tác. Câu 3 dịch như Tản Đà: “Nghìn năm tuyết núi song in sắc” thì chỉ thấy được cái màu tuyết trắng hiện lên qua khung cửa mà thôi, không thấy được cái ý vị nên thơ của cảnh cửa sổ ngậm tuyết. Cả cái sắc, cái hình, cái giá băng của tuyết Tây Lĩnh ngàn năm kia như được ngậm, được thu cả vào trong cái khung cửa sổ nhỏ bé ấy. Nó tạo nên một đường viền cho bức tranh, thể hiện rõ hơn cái nhìn từ vị trí trung tâm của tác giả (từ bên trong nhìn ra cửa sổ, thu vào tầm mắt cả một khung cảnh rộng lớn, bao la). Mặt khác, để mất đi địa danh Tây Lĩnh như bản dịch thì cũng khó có thể hình dung được cái nhìn ấy: Tây Lĩnh, tức Mân Sơn, ở phía tây Thành Đô nơi Đỗ Phủ đang sống, cho nên từ khung cửa sổ ngôi thảo am trông ra Tây Lĩnh, thấy tuyết trắng tích tụ hàng nghìn năm trên đó.
Câu thứ tư, điểm cần lưu ý nhất là từ “rập rình”. Trong nguyên tác chỉ thấy nói “môn bạc”, nghĩa là trước cửa, (những chiếc thuyền tới từ Đông Ngô xa vạn dặm) đang neo đậu, đỗ bến. Đây hoàn toàn là một cảnh tĩnh chứ không có sự “rập rình” nào cả, không có sự đi lại của thuyền bè trên sông. Nếu dịch “rập rình” là đã hoàn toàn phá vỡ quá trình tĩnh hóa của bài thơ: từ lấy động tả tĩnh ở hai câu đầu đến hai câu cuối đã là sự tĩnh lặng tuyệt đối, hoàn toàn không có tiếng động, hoạt động nào. Việc mất đi sự tĩnh tại này ảnh hưởng rất nhiều đến ý nghĩa của hai câu cuối: chỉ còn phần nào cái tĩnh ngàn năm của tuyết mà mất hẳn ý những con thuyền đỗ bến bình yên sau hành trình vạn dặm. Chính cái yên bình đó mới khơi gợi nên ước mơ, hi vọng về một cuộc sống yên bình ở con người vừa trải qua loạn lạc.
Bản dịch của Tương Như:
Việc đảo cấu trúc ngữ pháp khác với nguyên tác ở hai câu đầu: “Liễu xanh hót cặp oanh vàng/ Trời lam trắng điểm một hàng cò bay” khiến ta có cảm tưởng câu thơ chỉ tập trung tô đậm hai đối tượng liễu xanh và trời lam, thiếu đi sự phối hợp hài hòa của nhiều yếu tố như ở nguyên tác. Mặt khác, tuy ý nghĩa của câu thứ hai đúng là đàn cò trắng bay lên thành một hàng, dải trắng ấy tô điểm cho trời xanh, nhưng phải chú ý ở nguyên tác là “bạch lộ”, màu trắng phải là yếu tố đi liền với “cò”, là định ngữ của “cò” (như oanh vàng) chứ không thể tách ra như Tương Như được. Hơn nữa, từ “bay” trong câu đó cũng chỉ một chuyển động đều đều, chỉ cho thấy đàn cò đang bay trên trời, không thấy được hướng của chuyển động (bay lên, vút lên trời xanh). Từ dưới đột ngột bay lên, vút lên – khoảnh khắc ấy phá vỡ sự tĩnh tại để khẳng định một sự im lặng hoàn toàn ở sau đó.
Câu thứ ba dùng từ “lồng” rất hay, dịch khá đạt chữ “hàm” của nguyên tác, nhưng đáng tiếc là đã để mất cái thời gian ngàn năm (thiên thu). Tuyết đọng nghìn năm không tan, đó là sự vĩnh hằng, sự ngưng đọng của thời gian – một sự tĩnh tại tuyệt đối. Như vậy, câu thơ dịch đã để mất đi sự đối sánh, bổ trợ của thời gian ngàn năm với không gian vạn dặm, không thể hiện được sự tĩnh tại một cách trọn vẹn.
Cả hai bản dịch thơ được chọn giới thiệu đều là của những dịch giả nổi tiếng, có phong cách dịch riêng nhiều sáng tạo. Song do nguyên tác giàu tính hàm súc nên cả hai bản dịch đều chuyển đạt nội dung chưa được trọn vẹn. Nếu bổ sung cho nhau, chúng sẽ giúp người đọc cảm nhận đầy đủ, rõ ràng hơn về nguyên tác.
* Giang bạn độc bộ tầm hoa – Đỗ Phủ
Dịch nghĩa:
(Cạnh) nhà cô Hoàng Tứ hoa nở đầy suối
Ngàn đóa, vạn đóa ép trĩu cành xuống
Đàn bướm chốc chốc lại bay đến lượn múa, lưu luyến chẳng muốn rời.
Con chim oanh đáng yêu hót lảnh lót một cách ung dung.
Trước hết, chúng tôi muốn nói qua một chút về vấn đề dị bản của nguyên tác. Trong SGK 1995, câu thứ nhất được phiên âm là: “Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê”. Ở một số tài liệu khác, chữ “khê” được thay bằng chữ “hề” – lối đi. Chữ “khê” nguyên nghĩa là khe, suối nhưng nhiều người cho rằng ở đây cũng có thể hiểu là lối đi trong khuôn viên nhà cô hàng xóm? Là suối hay lối đi thì đây cũng là khung cảnh tươi đẹp gắn với một cái tên có thể thật mà cũng có thể là không thật, nhưng đã trở nên bất hủ cùng với một tuyệt tác Đường thi.
Hai câu thơ cuối của bản dịch, có thể nói người dịch cũng đã rất cố gắng để chuyển tải trọn vẹn từ hình thức đến nội dung. Tuy nhiên, do dịch thiếu từ hí trong “hí điệp” – bướm rong chơi và kiều trong “kiều oanh”- chim oanh xinh đẹp, đáng yêu nên bản dịch thơ đã làm mất đi phần nào sự sinh động của bức tranh thiên nhiên đắm say lòng người.
* Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) – Thôi Hiệu
Dịch nghĩa:
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi
Nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc giữa khoảng không
Hạc vàng một khi đã bay đi không bao giờ trở lại nữa
(Chỉ còn) mây trắng tự ngàn xưa vẫn lững lờ trôi trên tầng không
(Trời trong), cây bên bờ hán Dương soi bóng xuống dòng sông nhìn rõ mồn một
Xa xa, trên bãi Anh Vũ, cỏ thơm mọc tươi xanh mơn mởn
Bóng chiều đã xuống, quê nhà ở nơi đâu?
Trên sông khói sóng mịt mù càng khiến người thêm buồn.
(Câu 6 có bản không chép là “phương thảo” mà là “xuân thảo” – cỏ mùa xuân)
Hoàng Hạc lâu được xếp vào hàng những danh tác của Đường thi, đưa tên tuổi Thôi Hiệu lưu danh thiên cổ. Mượn câu chuyện truyền thuyết người tiên cưỡi hạc vàng bay đi làm cảm hứng, bài thơ bộc lộ những cảm xúc “tích cổ thương kim”, đăng lâu tư hương làm rung động lòng người bao thế hệ.
Bản dịch của Tản Đà được nhiều người đánh giá là bản dịch thành công nhất, hay nhất của Hoàng Hạc lâu tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như trước kia Lý Bạch gác bút trước bài thơ của Thôi Hiệu thì ở Việt Nam, bản dịch của Tản Đà vẫn chưa khiến các dịch giả đi sau “tâm phục khẩu phục”. Như vậy nó cũng chưa phải là một bản dịch sát đúng, lột tả được hết tinh thần của nguyên tác.
Tạm bỏ qua chuyện hình thức lục bát làm nội dung bị “Việt hóa”, ta hãy xem bản dịch của Tản Đà được chọn trong SGK 1989 thể hiện được đến mức độ nào nội dung của nguyên tác.
Trước hết, câu đầu của nguyên tác mang ý khẳng định: người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi rồi, còn trong câu thơ dịch, với hai từ “ai, đâu” đã khiến ý thơ chuyển sang nghi vấn, thể hiện rõ hơn tâm trạng bâng khuâng trước chuyện truyền thuyết xưa. Xét về tính sáng tạo thì câu thơ của Tản Đà giàu sức gợi hơn; nhưng xét về yêu cầu trung thành thì lại là chưa diễn đạt đúng những gì nguyên tác vốn có. Câu 2 Tản Đà dùng từ “trơ” rất hay nhưng vẫn chưa lột tả hết được ý nghĩa của chữ “không” đầy trống trải, quạnh vắng giữa bao la. Câu 3 dịch là “Hạc vàng đi mất từ xưa” cũng chưa thể hiện hết ý “một đi không trở lại” đầy tiếc nuối như ở nguyên tác. Câu thứ tư lại dịch thiếu chữ “không”, làm mất đi cái bao la vô biên của không gian trong thế hợp nhất với cái vĩnh hằng vô tận của thời gian. Mấy ý này còn liên quan đến cả cặp câu 5 và 6. Ở đây xuất hiện sự đối lập giữa cảm nhận về xã hội và tự nhiên. Xã hội thì đã mãi mãi mất đi không còn cảnh thịnh trị (giống như người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi, mang theo một cái gì thiêng liêng, đẹp đẽ). Thiên nhiên thì vẫn còn mây trắng tự ngàn năm, vẫn còn vẻ đẹp vĩnh hằng của cây cỏ. Cho nên con người đứng trên lầu Hoàng Hạc, trông lên khoảng bao la thấy mây trắng của ngàn xưa, thấy cây cỏ đẹp tươi của thiên nhiên trường tồn mà tiếc nuối, suy tư. Ở bản dịch, điều này có phần bị mờ nhạt đi.
Ở hai câu 5 và 6, do hai từ láy “lịch lịch” và “thê thê” quá hàm súc, nhiều ý nghĩa nôi tại nên vài chữ của câu thơ dịch chưa chuyển tải hết được cái quang cảnh vô cùng sáng tươi, đẹp đẽ bên bờ Hán Dương và trên bãi Anh Vũ. Mặt khác, hai chữ “thê thê” trong nguyên tác còn gợi đến một ý ở ngôn ngoại mà bản dịch không thể nào thể hiện được. “Thê thê” (hay “Xuân thảo thê thê” như một số bản khác) gợi đến câu trong bài “Chiêu ẩn sĩ” (Sở từ): “Vương tôn du hề bất quy/ Xuân thảo sinh hề thê thê” (Người đi chưa về, để mặc cỏ xuân mọc tươi tốt rậm dày như thế). Đây chính là ý thể hiện mối liên hệ sâu xa bên trong với ý “tư hương”ở hai câu cuối. Từ cái thế thiên nhiên đối lập với xã hội khiến người suy tư, ‘thê thê” (“xuân thảo thê thê”) gợi ra một phương thức ứng xử nhân sinh với hoàn cảnh ấy: quy hương, về với những giá trị cao đẹp của thiên nhiên vĩnh hằng, xa rời chốn quan trường của một xã hội đã suy vi, mất đi nhiều giá trị. Bản dịch (dù hai câu cuối dịch rất tài hoa) mới chỉ thể hiện được chuyện xúc cảnh sinh tình, đăng lâu tư hương ở bề ngoài mà chưa chuyển đạt được cái ý sâu xa bên trong.
* Phong Kiều dạ bạc - Trương Kế
Dịch nghĩa:
Trăng lặn, quạ kêu, sương giăng đầy trời
Trước cảnh lùm cây phong (đứng im lìm) bên sông, ánh lửa chài (le lói), (ta) buồn rầu không ngủ được
Chùa Hàn Sơn nằm ở ngoài thành Cô Tô
Nửa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách.
Đúng như SGK nhận xét, “K.D đã rất tài hoa và hết sức sáng tạo trong việc dịch hai câu thơ đầu”. Câu thơ dịch rất bay bổng, thoát ý nhưng chúng tôi vẫn muốn lưu ý một chút về câu thứ nhất. Nếu là “trăng tà, chiếc quạ kêu sương” thì không thể hiện rõ được ba mảng ghép tạo thành bức tranh đêm như ở nguyên tác: trăng lặn (sau đám mây), quạ kêu tiếng ai oán, sương lạnh giăng đầy trời. Ba mảng này hợp lại tạo thành một bức tranh thiên nhiên trong đêm mang đầy tính ám thị: màn đêm tối đen (vì thiếu ánh trăng), quạ kêu bi thương, sương mù bao phủ là những hình ảnh ám chỉ thực tại xã hội đen tối, ảm đạm, cuộc sống (của nhân dân) lầm than, bi đát. Thủ pháp lấy sáng tả tối, lấy động tả tĩnh càng tô đậm thêm bức tranh u tối ấy khiến cho người khách tha hương mang nặng nỗi sầu thế sự. Hai câu thơ đầu của bản dịch có thể hiện được thiên nhiên ấy, nỗi sầu ấy nhưng chưa thực sự trọn vẹn.
Với hai câu sau thì đúng là người dịch đã không thành công. Trước hết là việc biến tiếng chuông vốn là chủ thể thành đối tượng (nghe tiếng chuông chùa), làm mất đi sự lan tỏa, âm vang của tiếng chuông trong đêm vắng. Do đó đã làm mất đi hiệu quả của thủ pháp lấy động tả tĩnh, mượn âm thanh để truyền hình ảnh, mô tả sự tĩnh mịch, thanh vắng của màn đêm bao phủ không gian Hàn Sơn – bến Phong Kiều – thành Cô Tô. Câu thơ dịch nói thuyền “đậu bến Cô Tô” là chưa hoàn toàn chính xác, làm mất đi ý nghĩa của nguyên tác. Câu thơ nguyên tác không nhấn mạnh đến con thuyền (đỗ bến Phong Kiều) mà là nhấn mạnh vào tiếng chuông vọng đến từ chùa Hàn Sơn, nhấn mạnh địa danh Cô Tô thành. Đây là địa danh lịch sử nơi Ngô Vương từng xây đài để vui chơi với Tây Thi, sau này dẫn đến họa mất nước. Hiểu đúng chất liệu lịch sử Cô Tô thành này thì mới hiểu rõ được ý nghĩa tiếng chuông chùa, sự gắn kết của hai câu sau với hai câu trước. Ở đây tác giả lấy cổ để nói kim, kết hợp những cảm nhận lịch sử với suy tư thời thế nên mới có nỗi sầu thế sự - trách nhiệm của kẻ sĩ quan tâm đến vận mệnh đất nước. Đáng tiếc là câu thơ dịch đã làm mờ nhạt mất những điều này.
Tiểu kết:
Qua việc so sánh nội dung giữa các bản dịch thơ và nguyên tác ở trên, chúng tôi thấy rằng tuy ý là yếu tố “khả dịch” nhưng đối với những bài thơ tình cảm sâu xa, ngôn ngữ hàm súc thì việc dịch và diễn đạt ý trong vài dòng thơ là rất khó. Nhiều khi chỉ chuyển đạt được ý bề mặt mà không thể hiện được ý sâu xa, chỉ dịch được một nghĩa trong cái đa nghĩa của nguyên tác. Nhìn chung, với những bài thơ tự sự, nội dung hiện thực là chủ yếu thì bản dịch có độ vênh tương đối ít, còn với những bài thơ trữ tình thì nội dung của bản dịch “vênh” khá nhiều so với nguyên tác. Đây không chỉ là đặc điểm của các bản dịch thơ Đường trong SGK THCS mà là đặc điểm chung của việc dịch thơ Đường ở nước ta những năm qua.
CHƯƠNG 2
DỊCH THƠ ĐƯỜNG TRONG SGK
- NHÌN TỪ GÓC ĐỘ MỸ HỌC TIẾP NHẬN
2.1. Dịch giả:
2.1.1. Dịch giả - người đọc đặc biệt:
Trước đây, mĩ học sáng tác khép kín chỉ thừa nhận mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm. Nhưng nay, mĩ học tiếp nhận đã bổ sung thêm vai trò vô cùng quan trọng của người tiếp nhận tác phẩm (tức người đọc). “Không có văn học nếu không có người đọc… văn học có từ mối quan hệ giữa tác phẩm và người tiếp nhận, từ đội ngũ thay đổi không ngừng về mặt lịch sử của những người tiếp nhận cùng thời và người tiếp nhận mai sau”[7, 149]. Đó là nói về văn học với những người đọc nói chung. Đối với những tác phẩm văn học được chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác, cần phải nhấn mạnh đến một đối tượng người đọc đặc biệt: các dịch giả. Với người đọc bình thường, họ có thể cảm nhận tác phẩm theo ý chủ quan của mình, tính đúng sai không ảnh hưởng gì nhiều đến việc tiếp nhận của người khác. Còn người dịch, họ trước hết cũng là người đọc – đọc tác phẩm bằng tri thức và cảm xúc của mình. Đặc biệt đối với những người dịch thơ, để dịch được thì họ phải là những độc giả tri âm, đồng cảm với tác giả, để lòng mình rung động theo nỗi lòng tác giả mà đi sâu vào thế giới của tác phẩm. Nhưng họ cũng đồng thời là người viết, người sáng tạo – tạo ra gương mặt mới cho tác phẩm bằng một ngôn ngữ khác. Việc này tất nhiên không loại trừ tính chủ quan trong cách đọc của người dịch, nhưng nó phải đáp ứng một yêu cầu khách quan: gương mặt mới của tác phẩm ra đời trên cơ sở cách đọc và hiểu ấy phải phản ánh đúng được những gì có trong nguyên tác. Nói cách khác, hoạt động tiếp nhận của dịch giả không chỉ là đọc đơn thuần mà phải đọc với thái độ nghiên cứu khoa học để hiểu nguyên tác một cách đúng đắn và sâu sắc, từ đó tạo cho nguyên tác một diện mạo “mới mà không khác”. Hoạt động sau cùng mang tính sáng tạo đó của dịch giả lại là việc làm khó khăn, phải thống nhất được hai điều mâu thuẫn: vận dụng ngôn ngữ dịch sao cho vừa trung thành với nguyên tác, lại vừa phải sử dụng đúng và hay bản thân ngôn ngữ dịch đó.
Bất kì một người đọc nào, trước thời điểm đọc tác phẩm, họ đã có sẵn một khả năng tiếp nhận, một tầm hiểu biết nhất định về mặt văn học. Gọi theo thuật ngữ chuyên biệt của mĩ học tiếp nhận, đó là “tầm đón đợi” – “hệ quy chiếu có thể trình bày được một cách khách quan mà đối với mỗi tác phẩm ở thời điểm lịch sử xuất hiện của nó, hệ quy chiếu đó sẽ được rút ra từ ba yếu tố cơ bản: kinh nghiệm có trước của công chúng về thể loại của tác phẩm, hình thức và hệ đề tài của tác phẩm trước đó mà nó yêu cầu phải tìm hiểu; và sự đối lập giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thực tế, giữa thế giới tưởng tượng và thực tế hàng ngày”[6, 201- 202]. Hiểu một cách đơn giản hơn, nó là một hệ quy chiếu thuộc về kinh nghiệm văn học của người tiếp nhận, là những kiến thức hiểu biết về văn học (dù sơ lược hay sâu sắc), là nhu cầu, trình độ thưởng thức liên quan đến kinh nghiệm sống, hứng thú, quan điểm và lí tưởng thẩm mĩ của người đọc. Với tư cách một người đọc, việc tiếp nhận và dịch thuật của các dịch giả đương nhiên cũng chịu sự chi phối của các yếu tố trên. Cụ thể đối với việc dịch thơ Đường, những người dịch đương nhiên là phải có một vốn Hán học nhất định nếu không nói là sâu sắc, có sự am hiểu Đường thi nói riêng và văn hoá, văn học Trung Quốc nói chung. Bên cạnh đó, một điều quan trọng là có niềm say mê đọc, dịch Đường thi. Đó không còn là niềm say mê của một người đọc thông thường mà là của một nghệ sĩ. Quá trình đọc thơ Đường của họ gắn với quá trình tái sáng tạo, kết quả là những bản dịch thơ ở một ngôn ngữ khác - tiếng Việt. Nói cách khác, đó là một quá trình mà người dịch phải tự có sự chuyển hoá khéo léo từ một người đọc đến một người viết với lí tưởng thẩm mĩ hoà quyện giữa lí tưởng thẩm mĩ riêng sẵn có của người làm nghệ thuật và lí tưởng mà tác giả đời Đường gửi gắm trong mỗi tác phẩm.
2.1.2. Những người dịch thơ Đường trong SGK THCS
Có thể nói, đội ngũ những người dịch thơ Đường ở nước ta khá đông đảo. Chỉ điểm qua một vài tờ báo những năm 20, 30 của thế kỉ trước cũng đã thấy rất nhiều gương mặt quen thuộc: Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, Phạm Sỹ Vỹ, Á Nam Trần Tuấn Khải, Hoa Bằng, Trúc Khê, Tản Đà… Đó đều là những trí thức “vừa cũ vừa mới”, những nhà cựu học đã bắt đầu hướng theo tân học. Trong một phạm vi nhỏ, chúng tôi chỉ có thể nhắc đến những người làm công việc dịch Đường thi có bản dịch được chọn đưa vào SGK THCS. Thống kê lại các dịch giả và số bản dịch được chọn, ta có bảng sau:
Dịch giả
Số
bản dịch
Dịch giả
Số
bản dịch
Khương Hữu Dụng
5
Hoàng Tạo
1
Tương Như
3
N.T
(Nhượng Tống)
1
Tản Đà
3
Trúc Khê
1
N.K.P
3
Phạm Sĩ Vĩ
1
Trần Trọng San
1
Có thể thấy, các dịch giả trên đây đều là những tên tuổi nổi bật, có vị trí nhất định trong làng dịch thuật Việt Nam. Đa số họ đều là những trí thức có hiểu biết về Hán học, có trình độ văn hóa và năng lực cảm thụ nghệ thuật ở mức độ sâu sắc hơn những người đọc thông thường. Trong mỗi bản dịch Đường thi được chọn đưa vào SGK, họ đều ít nhiều thể hiện được phong cách riêng của mình bên cạnh việc chuyển đạt phong cách tác giả. Để thấy rõ điều này, ta có thể xem xét cụ thể hơn ba trường hợp tiêu biểu, những bậc gạo cội trong việc dịch thuật Đường thi: Tản Đà, Khương Hữu Dụng, Tương Như (Nam Trân). Đây cũng là những dịch giả có số lượng bản dịch được chọn nhiều nhất.
Khương Hữu Dụng, Tương Như và Tản Đà đều được đánh giá là những người dịch thơ Đường có nhiều sáng tạo với nhiều bản dịch thành công. Trong ba dịch giả trên thì Tản Đà là người nổi tiếng với các bản dịch Đường thi sớm nhất. GS Lê Trí Viễn nhận định: “Xưa nay người dịch thơ ấy (thơ Đường) không ít, nhưng trừ Nguyễn Công Trứ phác chơi vài bài, chỉ có một dịch giả đích thực là nhà thơ Tản Đà”[21]. Chúng tôi nhắc lại nhận định này chỉ với ý khẳng định vị trí của Tản Đà – một bậc tiền bối dịch thơ Đường ở Việt Nam. Tản Đà đến với việc dịch Đường thi, một phần là trong hoàn cảnh “cơm áo không đùa với khách thơ”, nhưng cũng là do những phút ngẫu hứng xuất thần của bậc “tài tử đa cùng”. Không phải là người “bỏ công cả một đời” để dịch, nhưng ông cũng phải trăn trở khá nhiều mới có được những bản dịch hay, đạt đến đỉnh cao của thơ dịch ở Việt Nam mà bản dịch Hoàng Hạc lâu là một ví dụ. Trong SGK có 3 bản dịch thơ của Tản Đà dịch 3 tác phẩm: một của Lý Bạch, một của Đỗ Phủ và một của Thôi Hiệu. Theo chúng tôi, đây là sự lựa chọn khá hợp lí của những người biên soạn. Các bản dịch này đều thể hiện được những nét gần gũi giữa phong cách của Tản Đà với phong cách của ba tác giả trên. Chất tài tử phong lưu của con người “Túi thơ đeo khắp ba kì/ Lạ gì sông biển, thiếu gì gió trăng” ấy dễ dàng tìm đến với nét bay bổng, mê đắm nghệ sĩ của Lý Bạch trong Thái liên khúc; nét thanh thoát mênh mang của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu; nét ý vị, hòa nhập cảnh tình của Đỗ Phủ trong Tuyệt cú (“Lưỡng cá hoàng li minh thúy liễu”). Những bản dịch đó của ông có cái gì tinh tế , dễ đưa tác phẩm thấm sâu vào lòng người.
Về Khương Hữu Dụng, “nếu suốt đời ông đã làm thơ như một ám ảnh thì cũng có thể nói suốt đời ông dịch thơ như một ám ảnh”[4, 14]. Nhà thơ, dịch giả Tế Hanh đánh giá: “cùng với Tản Đà, Khương Hữu Dụng là người dịch thơ Đường có nhiều sáng tạo hơn cả”. Tế Hanh đánh giá cao những bản dịch của Khương Hữu Dụng nhưng cũng nhận xét: “ Anh dịch thơ làm thơ, tìm tòi cân nhắc từng chữ. Nhiều khi vì quá tìm tòi nên mất đi cái phần tự nhiên ảnh hưởng đến bài thơ dịch”[21].. Điều này phần nào thể hiện ở những bản dịch thơ của Khương Hữu Dụng được đưa vào SGK mà ta đang xét. Một điều đáng chú ý là tất cả những bản dịch được chọn đều là dịch thơ Đỗ Phủ. 4/5 trong số đó là thơ tự sự, ngôn ngữ chân thực mộc mạc nhưng chất chứa rất nhiều tâm sự, tình cảm. Phải chăng nhiều khi để “mất đi cái phần tự nhiên” nên Khương Hữu Dụng chưa thành công lắm với những bài thơ “phiêu dật” của Lý Bạch? Hay vì cái lối sống thanh bạch, nhiều lo âu cho nước cho đời [21] đã đưa ông đến gần hơn, hòa điệu hơn với những tác phẩm đầy tâm tư của Đỗ Phủ? Chúng tôi xin dẫn ra đây một tư liệu của dịch giả Thúy Toàn: “Theo những người bạn sớm biết ông thì ông bắt đầu dịch thơ Đường từ những năm 30 của thế kỉ trước. Thoạt đầu ông tìm được ở những nhà thơ cổ điển Trung Quốc như Mạnh Hạo Nhiên, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lục Du… là những người bạn tâm tình trong cuộc đời sớm gặp nhiều trắc trở, khó khăn, cô đơn của mình. Ông bắt tay vào việc dịch tác phẩm của họ như làm cái việc đối thoại, giãi bày tâm sự của mình”[21]. Ở đây, với những bản dịch được chọn, chúng tôi thấy hình như ông đối thoại thành công nhất với “người bạn tâm tình” Đỗ Phủ sống cách mình hơn nghìn năm.
Dịch giả còn lại – Tương Như (Nam Trân) – cũng là gương mặt nổi bật trong làng dịch thuật Việt Nam. Đánh giá về sự nghiệp dịch thơ của Tương Như, Phùng Nam Điền viết: “Nam Trân dịch hàng trăm hàng nghìn bài thơ Đường và tạo được một phong cách dịch riêng khó lẫn. Ông có những bản dịch hay về Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Xương Linh, Vương Chi Hoán, Lệnh Hồ Sở… và nhiều nhà thơ khác. Mỗi dịch giả đều có những sở trường, sở đoản ở bài này, tác giả kia cũng là chuyện đương nhiên. Nhưng với Nam Trân – Tương Như quả là người dành cho thơ Đường nhiều tâm huyết nhất trong đội ngũ dịch giả thơ Đường ở Việt Nam về số lượng cũng như chất lượng”[8, 322]. Quả thực, các bản dịch thơ được chọn trong chương trình là minh chứng cho “phong cách dịch riêng”, cho “tâm huyết” của ông.
Thiết nghĩ ba gương mặt tiêu biểu trên cũng đã đủ giúp ta hình dung về những người làm công việc dịch thơ Đường ở nước ta, không chỉ là những dịch giả có bản dịch được chọn đưa vào SGK.
Tiểu kết:
Những người dịch thơ Đường là những người đọc rất đặc biệt, vừa đọc vừa sáng tạo với những nét riêng so với người đọc thông thường về năng lực cảm thụ, trình độ thẩm mĩ, vốn văn hoá (hiểu biết về Hán học và Đường thi)… Họ tiếp nhận Đường thi với năng lực, nhu cầu của người vừa là người đọc, vừa là người nghệ sĩ tái sáng tạo những bài thơ.
2.2. Nhìn từ góc độ mỹ học tiếp nhận:
2.2.1. Các nhân tố khách quan:
a. Bối cảnh văn hoá – xã hội và thời đại:
Dịch thuật là một phương diện đặc biệt của tiếp nhận văn học (trong trường hợp tác phẩm đi từ không gian ngôn ngữ này sang không gian ngôn ngữ khác). Vì vậy, nó cũng không nằm ngoài sự chi phối của các nhân tố khách quan tác động đến hoạt động tiếp nhận, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố văn hoá, xã hội thuộc một bối cảnh lịch sử nhất định. Dưới đây, chúng tôi sẽ xem xét sự tác động của các yếu tố này đến việc dịch thuật Đường thi nói chung và các bài thơ Đường trong SGK (THCS) nói riêng.
Trước hết, cần phải nói rằng, nếu chỉ dựa vào các thông tin trong SGK thì khó có thể thấy được bối cảnh văn hoá - lịch sử mà các bản dịch thơ ra đời. Chúng tôi đã thống kê nguồn gốc các bản dịch thơ Đường trong SGK với kết quả như sau:
SGK Văn 9 (1989): tất cả các bản dịch thơ chỉ nêu tên dịch giả (trong ngoặc đơn), không có thêm thông tin cho biết bản dịch lấy từ đâu.
SGK Văn học 9 (1995) và Ngữ văn 7 (2003):
Bản dịch thơ
Người dịch
Nguồn gốc
Hành lộ nan
NKP
Không có thông tin
Vọng Lư Sơn bộc bố
Tương Như
Thơ Đường, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1987
Tĩnh dạ tứ
Tương Như
Thơ Đường, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1987
Thái liên khúc
Tản Đà
Không có thông tin
Thạch Hào lại
Khương Hữu Dụng
Không có thông tin
Giang bạn độc bộ tầm hoa
NKP
Không có thông tin
Mao ốc vị thu phong sở phá ca*
Khương Hữu Dụng
Thơ Đỗ Phủ, NXB Văn học, Hà Nội, 1962
Thu phố ca
NKP
Không có thông tin
Tuyệt cú (chùm 4 bài)
Tản Đà
Không có thông tin
Tương Như
Không có thông tin
Tuyệt cú (chùm 6 bài)
Khương Hữu Dụng
Không có thông tin
Phong Kiều dạ bạc
K.D
Thơ Đường, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1987
Hồi hương ngẫu thư
Phạm Sĩ Vĩ
Thơ Đường, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1987
Trần Trọng San
Thơ Đường, tập I, Bắc Đẩu, Sài Gòn, 1966
(*: bản dịch ở cả hai sách nhưng chỉ Ngữ văn 7 (2003) có thông tin)
Nhận xét: SGK Ngữ Văn 7 (2003), tất cả các bản dịch đều có thông tin về nguồn gốc rõ ràng. Về người dịch thì đa số các bản dịch của Tương Như (2/3) có thông tin, sau đó là Khương Hữu Dụng (1/3), Phạm Sĩ Vĩ, Trần Trọng San và tác giả K.D. Còn lại các bản dịch của Tản Đà và NKP đều không có thông tin xuất xứ.
Như vậy, SGK THCS không đưa ra đầy đủ thông tin về các bản dịch thơ được chọn. Nhưng ngay cả các thông tin mà SGK cung cấp cũng không có ý nghĩa gì trong việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử - văn hoá mà các bản dịch thơ ra đời. Nguồn mà SGK đưa ra là các tuyển tập thơ Đường (sớm nhất là năm 1962), chúng tôi chắc chắn đây không phải là nơi lần đầu tiên các bản dịch này xuất hiện. Trên thực tế, Tản Đà, Khương Hữu Dụng… đều bắt đầu dịch Đường thi từ những năm 30 của thế kỉ XX, công bố trên các tờ báo, tạp chí lúc bấy giờ. Ví dụ như những bản dịch thơ của Tản Đà (đã được chọn đưa vào SGK THCS): Bản dịch Hoàng Hạc lâu đăng trên báo Ngày nay số 80 (10/10/1937), bản dịch Thái liên khúc đăng trên Ngày nay số 89 (10/12/1937), bản dịch Tuyệt cú đăng trên Ngày nay số 97 (13/2/1938). Hoàn cảnh lịch sử - văn hoá nước ta mấy chục năm đầu thế kỉ XX có nhiều yếu tố tác động không nhỏ đến việc tiếp nhận và dịch thuật Đường thi. Đó mới chính là bối cảnh ra đời các bản dịch thơ Đường trong SGK THCS mà ta đang nghiên cứu.
Mấy thập kỉ đầu thế kỉ XX là thời kì xã hội Việt Nam có những đổi thay quan trọng. Sự đô hộ của thực dân Pháp đã khiến cho một xã hội phương Đông trì trệ lâu đời như nước ta biến đổi nhiều mặt: chính trị, kinh tế, kết cấu xã hội và đặc biệt là văn hoá – văn học. Âm mưu của thực dân Pháp lợi dụng chữ Quốc ngữ để tuyên truyền văn hoá Pháp, áp đặt một ách thống trị văn hoá, cộng với chính cố gắng xã hội hoá chữ Quốc ngữ của các nhà duy tân Việt Nam tạo nên một cuộc biến chuyển lớn lao: sự chuyển đổi vai trò chủ đạo từ văn tự chữ viết khối vuông (Hán, Nôm) sang hệ mẫu tự Latinh (chữ Quốc ngữ). Bước tiến dài trong tiến trình hiện đại hoá văn hoá này, bên cạnh những yếu tố tích cực là cơ bản, đã dẫn đến một nguy cơ khó tránh khỏi: sự đứt gãy của văn hoá đương đại với văn hoá truyền thống. Nhất là khi trong những năm đầu thế kỉ XX có cả một phong trào “bài cựu nghênh tân” quyết liệt. Trong tình hình đó, những giá trị văn hoá Hán học truyền thống cũng khó giữ trọn, nói gì đền văn chương cổ Trung Quốc, đến thơ Đường. Chính cái tình thế của thời buổi giao thời kim cổ đó đặt ra yêu cầu phải bảo tồn nền văn chương truyền thống (chữ Hán và chữ Nôm) và cả sợi dây liên hệ mật thiết với nó là những giá trị tiêu biểu của văn chương cổ Trung Hoa. Về phần mình, chính các nhà cựu nho có vốn tân học, có tâm huyết đã có ý thức dịch những vốn văn hoá truyền thống giàu giá trị để bảo tồn, mặt khác là bắc nhịp cầu nối với thế hệ mới - thế hệ tân học, thế hệ chủ yếu chỉ biết chữ Quốc ngữ. Trong công trình Việt Hán văn khảo khởi in trên Đông Dương tạp chí từ số 167 đến 180, Phan Kế Bính đã biên khảo, dịch thuật một số tác phẩm văn chương cổ Trung Quốc, trong đó có thơ Đường, coi đó như là “những vốn cần được bảo tồn, giới thiệu, và là cơ sở để hiểu văn chương Việt Nam” [15]. Như vậy, các bản dịch thơ Đường ra đời trong giai đoạn này chính là do nhu cầu bảo tồn văn hoá – văn học truyền thống, do yêu cầu thời đại kim cổ giao thời và nhu cầu của một thế hệ độc giả mới. Có một số bản dịch là sưu tầm từ các bản dịch xưa (bản dịch chữ Nôm của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến…), nhưng chủ yếu là do các dịch giả của thời kì này dịch mới và đăng trên các tạp chí.
Đến đây lại cần nói thêm một yếu tố tác động không nhỏ đến việc tiếp nhận, dịch thuật Đường thi trong vài thập kỉ đầu thế kỉ XX, đó là sự phát triển của xuất bản, báo chí. Theo yêu cầu thời đại, các tờ báo Quốc ngữ đã mang những bản dịch thơ Đường bằng Quốc ngữ tiếp cận với đông đảo người đọc thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Thực sự trên các tờ báo của những năm 30 đã có cả một phong trào dịch thơ Đường, tuy không phải là rầm rộ những cũng tồn tại khá lâu dài. Trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934) có Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục dịch và chú giải thơ Đường để “giới thiệu cổ học cho giới tân học” và Phạm Sĩ Vĩ dịch Thiên gia thi. Tản Đà dịch thơ Đường cho Tiểu thuyết thứ bảy (1934), Ngày nay (1937 – 1938). Trên Đông Dương tạp chí (1937) có Á Nam Trần Tuấn Khải. Trên Tri Tân (1941 – 1946) có Hoa Bằng, Tùng Vân, Trúc Khê… Đến sau cách mạng, phong trào này vẫn còn tiếp tục (chủ yếu là trên báo chí miền Nam) với những đại diện như: tờ Văn hóa Nguyệt san (1955) và Bách Khoa (1957) có Á Nam Trần Tuấn Khải, Đông Xuyên, Huyền Mặc, Hoàng Khôi…; Văn hoá ngày nay (1958) có Nhất Linh, Khái Hưng; tạp chí Lành mạnh có Tương Phố, tập san Gió mới có một số bản dịch của Trần Trọng San. Nhìn chung, càng ngày càng vắng bóng những người biết chữ Hán, ham mê dịch thơ Đường nên các bản dịch Đường thi trên báo cũng ngày càng thưa thớt. Dù sao vẫn phải khẳng định sự phát triển của báo chí thời kì này tạo nhiều cơ hội cho việc dịch thuật nói chung và dịch thơ Đường nói riêng. Nhưng cũng cần thấy rằng, một khi đã gắn với báo chí, việc dịch thơ Đường mà ta đang nói đến không phải là một thú chơi nhàn tản, một niềm đam mê, không đơn giản là ý thức văn hoá đáp ứng nhu cầu thời đại. Đó là một công việc đúng nghĩa: dịch thơ bán cho các báo để lấy tiền. Tính “cơm áo” cũng có những tác động nhất định đến việc đọc và dịch thơ Đường. Người dịch không phải là dịch cho riêng mình thưởng thức, nên bị chi phối cả bởi những yêu cầu của độc giả. Như Tản Đà tâm sự: “cái việc dịch thơ để đăng báo, nó làm cho mình cũng phải tuỳ thời như các báo. Dạo này mùa thu nên cũng phải dịch bài về mùa thu” [15]
Từ đầu những năm 40 trở đi, việc dịch thơ Đường đã có một bước phát triển mới là sự xuất hiện của các tuyển tập thơ Đường, tập hợp các bản dịch thơ Đường một cách đầy đủ hơn như: Đường thi (1940, 1942) của Ngô Tất Tố, Đường thi (1944) của Trần Trọng Kim, Thơ Đỗ Phủ (1944) của Nhượng Tống. Sau đó có thêm Thơ Đỗ Phủ (Nxb Văn học, H., 1962) do một số nhà thơ mới và Nam Trân, Khương Hữu Dụng dịch. Những tuyển tập đó chủ yếu đi theo hướng dịch thuật kết hợp với khảo cứu, mục đích như Ngô Tất Tố đã nêu: để cứu “nền Hán học đã tàn, tài liệu của việc khảo cứu đã sắp mai một”, và vì “lúc truyền vào trong nền văn hoá của ta, thơ Đường cũng vẫn chiếm phần ưu thắng”. Ngoài ra còn có một hướng đi khác như Trần Trọng Kim tiếp nối Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục tiếp tục dịch và giới thiệu theo từng thể thơ, dịch nguyên điệu nguyên vần, chú trọng đến “thi pháp” thơ Đường. Đến thời điểm hiện tại, các tập dịch thơ Đường vẫn tiếp tục xuất hiện, chủ yếu do niềm đam mê của bản thân người dịch, hoặc do yêu cầu khắc phục những thiếu sót của các bản dịch trước. Yếu tố tác động của hoàn cảnh khách quan đã thay đổi nhiều so với trước.
Nói tóm lại, các bản dịch thơ Đường thuộc giai đoạn mà chúng tôi đã đề cập đến (trong đó có các bản dịch đã được chọn đưa vào SGK) chủ yếu là kết quả của ý thức văn hoá của một tầng lớp dịch giả trước yêu cầu của văn học trong hoàn cảnh xã hội những thập kỉ đầu XX.
b. Sự gần gũi văn hoá và khoảng cách thời đại:
Việt Nam và Trung Quốc đã có sự giao lưu văn hoá từ lâu đời, trong đó văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng rõ rệt của văn hoá và tư tưởng Trung Quốc. Xét về phương diện dịch thuật, đây là điểm thuận lợi cho các dịch giả Việt Nam khi dịch thơ Đường. Những người dịch thơ Đường mà ta đã nói đến đều là những nhà cựu học, có vốn Hán học sâu sắc. Sự gần gũi, am hiểu văn hoá Trung Quốc mà cụ thể hơn là Đường thi là điều kiện cho họ tiếp cận, hiểu thấu đáo ngôn ngữ thi ca đời Đường, trên cơ sở đó dịch được một cách “tinh xác”, giữ được “vị Đường” trong những bản dịch thơ tiếng Việt. Đó là về phía dịch giả. Về phía công chúng tiếp nhận, người Việt Nam đã có truyền thống yêu thích thơ Đường truyền qua nhiều thế hệ. Trong thời đại mới, phần lớn độc giả không biết chữ Hán nhưng vẫn có niềm yêu thích đối với các kiệt tác Đường thi, vì thế vẫn có sự hào hứng nhất định đối với những bản dịch thơ mang “vị Đường” mà phảng phất hồn Việt. Điều này có tác động tích cực, tạo thêm động lực cho các dịch giả.
Nếu như sự gần gũi về không gian văn hoá tạo điều kiện thuận lợi cho dịch thuật Đường thi thì khoảng cách thời đại lại gây không ít khó khăn cho việc đọc đúng và dịch đúng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho có độ vênh giữa bản dịch thơ và nguyên tác các bài Đường thi nói chung, các bài được chọn trong SGK THCS nói riêng. Khoảng cách thời gian đến cả ngàn năm khiến cho những người Trung Quốc đọc thơ Đường còn khó, việc dịch ra thơ tiếng Việt lại càng khó hơn nhiều. Cho dù là những người có vốn Hán học, am hiểu Đường thi, khoảng cách thời gian đó cũng tạo một khoảng dài ngăn cách, nên họ khó mà hiểu hết tinh thần, ý tưởng của các bài thơ của những thi nhân sống cách mình hơn mười thế kỉ. Ngôn ngữ Đường thi là thứ ngôn ngữ vô cùng hàm súc, sâu xa, tư duy hiện đại không dễ gì hiểu và diễn đạt được chính xác. Thậm chí, tư duy hiện đại nhiều khi đưa người dịch đi theo một hướng suy nghĩ khác, chệch hướng so với nguyên ý của nguyên tác. Vậy nên mới có những chỗ “vênh” do dịch theo tư duy hiện đại như Tương Như trong bản dịch Vọng Lư Sơn bộc bố. “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên” dịch thành “Xa trông dòng thác trước sông này” là bởi tư duy của người hiện đại nghĩ ngay đến một điều lôgic là thác nước đổ xuống dòng sông phía trước”. Hoặc Tản Đà trong bản dịch bài Thái liên nữ dịch không chính xác một chỗ là “Phong phiêu hương duệ không trung cử” (Gió thổi ống tay áo đượm hương thơm bay trong không trung) dịch thành “thơm tho vạt áo gió tung…”. Có lẽ ông đã hiểu theo cách tư duy hiện đại là chỉ có vạt áo mới có thể bay trong gió mà quên mất rằng người Trung Quốc xưa thường mặc áo có ống tay rất rộng.
Cách hiểu hiện đại đã chi phối khá nhiều đến việc dịch Đường thi mà ta đang xét. Một hạn chế nổi bật là các bản dịch được chọn hầu như chỉ thể hiện được một cách hiểu trong khi nguyên tác đa nghĩa, nhiều cách hiểu. Do vậy, các bản dịch thơ dù có tài hoa đến đâu cũng khó có thể chuyển đạt trọn vẹn những gì có trong nguyên tác.
Tiểu kết:
Dịch thuật Đường thi bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các yếu tố thuộc về hoàn cảnh xã hội và thời đại. Do yêu cầu khách quan của văn học trong bối cảnh “điều hoà tân cựu” tác động đến những người làm dịch thuật, các bản dịch thơ tiếng Việt của các bài Đường thi ra đời và được tiếp nhận một cách hứng thú. Chịu cả những tác động tích cực và tiêu cực của hoàn cảnh khách quan đó, các bản dịch thơ dù còn nhiều thiếu sót, có độ vênh so với nguyên tác, chúng vẫn tồn tại qua thời gian, được thừa nhận với những vị trí xứng đáng mà các bản dịch được chọn đưa vào SGK là ví dụ tiêu biểu.
2.2.2. Các nhân tố chủ quan:
Việc dịch thơ Đường một mặt chịu tác động của những nhân tố khách quan như văn cảnh xã hội, mặt khác lại bị quy định một cách trực tiếp bởi những nhân tố chủ quan, thuộc chính những người dịch. Dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ hơn vai trò của một số nhân tố này trong dịch thuật Đường thi.
a. Tầm đón đợi (kinh nghiệm thẩm mĩ):
Khái niệm tầm đón đợi trong tiếp nhận văn học, chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên. Thực chất đối với dịch thơ Đường, tầm đón đợi của dịch giả là sự thể hiện năng lực văn học của họ trong việc phát hiện ra cái thế giới sâu xa diệu vợi, cái “hồn Đường” tinh tế trong những kiệt tác Đường thi và năng lực chuyển tải nó qua những câu thơ tiếng Việt. Năng lực ấy trước hết là cái vốn Hán học, sự am hiểu văn hoá – văn học Trung Quốc đưa các dịch giả gần lại với những bài thơ Đường, tiếp cận và hiểu chúng. Cái năng lực chủ quan này liên quan mật thiết với yếu tố khách quan là sự gần gũi về không gian văn hoá, như đã nói ở trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dịch. Tuy nhiên, bản thân mỗi dịch giả cũng lại có một năng lực khác mà chính nó góp phần tạo nên độ vênh giữa bản dịch thơ và nguyên tác. Đó là năng lực của một người nghệ sĩ, người làm công việc tái sáng tạo những bài Đường thi. Những người dịch thơ Đường như Tản Đà, Ngô Tất Tố… còn có bên trong họ một con người sáng tác với những kinh nghiệm riêng, quan điểm nghệ thuật riêng, và quan trọng nhất là có phong cách riêng. Những phong cách dịch thơ Đường riêng của Tản Đà, Ngô Tất Tố, Khương Hữu Dụng, Tương Như… ta đều đã thấy rõ. Dù phải dựa theo phong cách tác giả như một yêu cầu bắt buộc, trong mỗi bản dịch thơ ít nhiều vẫn phảng phất phong cách riêng của dịch thơ như một điều đương nhiên. Phải lưu ý rằng ở đây là sự tái sáng tạo những bài Đường thi bằng một ngôn ngữ khác với một con mắt nghệ thuật khác của những người sống cách nguyên tác cả mười thế kỉ, vì thế mà bản dịch không thể giống y như nguyên tác. Độ vênh giữa bản dịch thơ và nguyên tác ít hay nhiều lại phụ thuộc năng lực, sự tài hoa và tinh tế của cá nhân mỗi người dịch.
b. Quan niệm dịch thơ của những người dịch thơ Đường:
Là những người dịch thơ, đương nhiên những người dịch thơ Đường có ý thức sâu sắc về công việc của mình với tất cả những khó khăn của nó. Ở phần này chúng tôi muốn giới thiệu lại ý kiến của chính những dịch giả có bản dịch thơ được chọn vào SGK mà ta đang xét, qua đó để hiểu thêm về việc dịch thơ Đường và độ vênh - một điều rất khó tránh.
Từ lúc đọc đến lúc tìm tòi câu chữ để chuyển đạt ý hiểu của mình sau khi đọc, mỗi dịch giả nói chung và dịch thơ Đường nói riêng luôn bị ám ảnh bởi những yêu cầu dịch sát, đúng, hay… Dịch giả Khương Hữu Dụng coi quá trình đọc - dịch chứa đầy những cám dỗ, từ đọc đến hiểu, rồi “người dịch đắm đuối với nguyên bản như người tình vậy”. Và đặc biệt, “dịch thơ Đường rất khó vì ý nghĩa quá hàm súc của mỗi chữ, mỗi câu trong bài thơ. Dịch thoát thì có khi không sát ý, sát nghĩa mà dịch thế nào vừa đạt được sát nghĩa, sát ý nhưng phải hay, phải thoát là không dễ [21]. Đủ thấy việc dịch thơ Đường - thứ thơ tinh tế đa nghĩa - cần nhiều tinh tuý học lực đến thế nào.
Tản Đà - người dịch tài hoa với những phút xuất thần – cũng cho rằng: “…dịch văn vần lại càng khó, vì là số chữ có hạn, điệu luật cố định, như kẻ ra tuồng ở trên chỗ sân khấu, phải theo khu thế mà múa mang… Cho nên trừ phi con nhà nghề, khó có câu thơ dịch nghe được, mà dẫu là nhà nghề thật, cũng còn có nhờ ở sự may” [14] “Con nhà nghề” ở đây chính là nhấn mạnh năng lực cá nhân, kinh nghiệm nghệ thuật.
Có thể thấy nhìn chung là các dịch giả dịch thơ Đường đã có ý thức rất rõ về công việc của mình với những yêu cầu, đòi hỏi của nó. Sự ý thức này một mặt khiến cho họ thêm cố gắng đem tinh thần và tài năng dồn vào mỗi câu chữ sao cho bản dịch của mình sát và hay. Mặt khác, đôi khi chính ý thức này tạo nên một sức ép vô hình ám ảnh các dịch giả, nếu không thoát ra được thì họ sẽ bị chữ nghĩa trói buộc, chạy theo san bằng độ vênh mà không thể cụ thể hoá ý hiểu của mình một cách tự nhiên. Khi đó bản dịch thơ tưởng như sát mà lại chỉ là một bản ráp chữ mất đi tính nghệ thuật, dù ý có sát cũng khó có thể coi là một bản dịch thành công. Và độ vênh vẫn tồn tại khi nhìn ở góc độ này hay góc độ khác.
Tiểu kết:
Mặc dù những yếu tố chủ quan cá nhân chi phối đến việc dịch thơ của những người dịch thơ Đường mà chúng tôi nêu trên đây còn sơ lược, chưa đầy đủ, nhưng qua đó phần nào cũng có thể thấy sự chi phối mạnh mẽ, trực tiếp của chúng trong việc tạo nên độ vênh giữa bản dịch thơ và nguyên tác các bài Đường thi.
Cách đọc - dịch Đường thi của những người dịch thơ Đường thực chất là một cách tiếp nhận đặc biệt bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Tình thế đó tạo nên không ít khó khăn, và độ vênh giữa bản dịch thơ và nguyên tác xuất hiện như một điều tất yếu.
KẾT LUẬN
1. Nhận xét chung:
Qua việc xem xét, đối chiếu các bản dịch thơ và nguyên tác các bài thơ Đường trong chương trình SGK môn Văn THCS, chúng tôi nhận thấy:
Về mặt hình thức, có một số bài bản dịch thơ đã thay đổi thể loại so với nguyên tác, chủ yếu là chuyển sang thể lục bát, và như vậy là làm thay đổi hoàn toàn âm điệu, kết cấu, cách luật của các bài Đường thi nguyên tác. Bên cạnh đó, cũng có những bản dịch tuy không thay đổi thể loại nhưng vẫn không thể đảm bảo được đúng những yếu tố ngữ âm, kết cấu ngữ pháp, tu từ, cách luật như ở nguyên tác. Điều này một phần do trình độ dịch của dịch giả, nhưng chủ yếu và khách quan là do độ vênh về mặt loại hình giữa hai ngôn ngữ quy định nên.
Về mặt nội dung, có độ vênh cũng là điều không tránh khỏi. Có bài “vênh” ít, có bài “vênh” nhiều, một phần do “độ khó”, tính hàm súc của tác phẩm nguyên tác, một phần cũng do cách đọc, cách hiểu và cách dịch của dịch giả, tức là liên quan đến cách tiếp nhận của dịch giả đối với nguyên tác. Trong những bản dịch thơ, ngoài việc thể hiện tinh thần, phong cách của nguyên tác, các dịch giả cũng đã thể hiện được tính sáng tạo và phong cách riêng của mình
Như chúng tôi đã nói ở phần đầu, tạo một bản sao cho một bài thơ bằng ngôn ngữ khác là điều gần như không thể. Cho nên ta chỉ có thể xem xét, đánh giá các bản dịch thơ trên tiêu chí tương tự chứ không thể là tương đồng với nguyên tác. Cũng cần có một cách nhìn nhận, lí giải đúng đắn cho độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác các bài Đường thi. Cần phải đặt chúng trong tính khó khăn thực tế của dịch văn học nói chung và dịch thơ nói riêng. Thiết nghĩ ta cũng nên lưu ý đến ý kiến sau: “…đọc thơ và dịch thơ cổ Trung Quốc như đi trong đêm trăng mà xem phong cảnh, những hình ảnh núi non như ẩn giấu trong một màn sương… Thơ cổ Trung Quốc dùng ngôn ngữ hiện đại là Bạch thoại dịch cũng đã khó thay, huống chi là dùng một ngôn ngữ khác” (Văn Nhất Dạ)[15].
2. Kiến nghị:
Trước hết ta thử nhìn lại một chút về cách giới thiệu các bài thơ Đường trong SGK môn văn THCS. SGK 1989 chỉ giới thiệu các bản dịch thơ, không giới thiệu phần phiên âm, dịch nghĩa, và cũng không nêu cả tiêu đề âm Hán Việt; coi như bản dịch thơ chính là tác phẩm. SGK 1995 giới thiệu cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ (trừ Hành lộ nan, Thạch Hào lại, Mao ốc vị thu phong sở phá ca), lấy tiêu đề tiếng Việt làm chính, tiêu đề Hán Việt là phụ, như vậy cũng là coi bản dịch thơ làm chính. SGK 2003 cũng tương tự, song có thêm phần nghĩa của từng từ Hán Việt có trong bài. Qua đó có thể thấy, trong việc giảng dạy thơ Đường ở chương trình THCS, các bản dịch thơ vẫn rất được coi trọng, chủ yếu dựa vào đó để giúp HS tìm hiểu thơ Đường. Với vốn từ Hán Việt còn ít và tầm tiếp nhận ở độ tuổi HS THCS (trước đây là lớp 9, hiện nay là lớp 7), việc giới thiệu các bản dịch thơ để giúp HS tìm hiểu và cảm nhận thơ Đường là cần thiết. Tuy nhiên, như ta đã thấy ở trên, giữa các bản dịch thơ và nguyên tác Đường thi còn tồn tại những độ vênh nhất định, cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Nếu chỉ căn cứ vào các bản dịch để dạy Đường thi cho HS sẽ dễ khiến HS quan niệm về Đường thi một cách không chính xác. Đã nói giảng dạy Đường thi thì tất nhiên phải dạy cho HS cái đúng là Đường thi, tức là phải căn cứ vào chính phần phiên âm nguyên tác và dịch nghĩa, còn phần dịch thơ chỉ là để tham khảo thêm một cách tiếp cận, đọc – hiểu của những người có trình độ và có hiểu biết sâu sắc về thơ Đường. Để làm được điều này, trước hết cần chuẩn bị cho HS một vốn từ Hán Việt nho nhỏ đủ để hiểu được những bài có ngôn ngữ giản dị trong sáng như Tĩnh dạ tứ, Tuyệt cú,… Và như vậy, nên chăng xếp phần thơ Đường vào chương trình Văn lớp 9 như trước đây thay vì lớp 7 như hiện nay?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa:
Văn 9 , tập 2, Nxb Giáo dục, 1989
Văn học 9, tập 2, Nxb Giáo dục, 1995
Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, 2003
Sách tham khảo:
Khương Hữu Dụng tuyển tập – thơ dịch, Nxb Văn học, H., 2007
Tản Đà toàn tập, tập 4, Nxb Văn học, H., 2002
Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb KHXH.
Trương Đăng Dung, Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb KHXH, H., 2004
Hoàng Thúy Toàn – Đoàn Tử Huyến (chủ biên), Những người dịch văn học Việt nam, Hội đồng văn học dịch – hội nhà văn Việt Nam, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2002
Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, H., 2006
Nguyễn Quốc Siêu, Thơ Đường bình giải, Nxb Giáo dục, 2005
Luận án
Nguyễn Tuyết Hạnh, Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam, Luận án PTS Ngữ văn, LA 04 – 11009, Thư viện Quốc gia Hà Nội
Tạp chí:
Lưu Văn Bổng (1999), “Văn học so sánh và nghiên cứu dịch thuật”, Văn học nước ngoài, số 5.
Trương Đăng Dung, “Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mĩ”, Tạp chí Văn học số 11/ 1995.
Tản Đà, Dịch thơ, Văn học nước ngoài số 2/2005 (in lại)
Nguyễn Văn Hiệu, Ý thức văn hoá trong dịch thuật văn chương ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, Nghiên cứu văn học số 1/2007
Mai Thị Liên Hương, Tầm đón đợi trong lịch sử tiếp nhận Thơ mới, Nghiên cứu văn học số 9 /2007
Hồ Bất Khuất, Thơ – dịch thế nào đây?, Văn học nước ngoài, số 3/1997
Trần Khuyến, Dịch là một quá trình sáng tạo, Văn học nước ngoài số 1/ 1997
Nguyễn Hồng Oanh, Một số vấn đề lí luận về văn học dịch và dịch văn học, Văn học nước ngoài số 3/ 2005
Phan Quý, Có nên dịch thơ nước ngoài ra thơ lục bát?, Văn học nước ngoài số 6/ 1997
Thúy Toàn, Đôi lời suy nghĩ về sự nghiệp dịch thuật của nhà thơ trưởng lão Khương Hữu Dụng,Văn học nước ngoài, số 1/ 2007
Trần Lê Văn, Suy nghĩ tản mạn về việc dịch thơ, Văn học nước ngoài số 6/ 1997
Riêng mục Tạp chí, sửa theo quy cách như thầy ở số thứ tự 12. Các mục khác sửa như thầy ở số thứ tự 6. Thầy gửi em bản quy định của Trường - phần trình bày Tài liệu tham khảo - để em sửa.
PHỤ LỤC
Văn bản phiên âm nguyên tác và các bản dịch nghĩa, dịch thơ của các tác phẩm thơ Đường trong SGK THCS (bài nào được chọn nhiều lần chúng tôi chỉ giới thiệu lại một lần)
Phần phiên âm nguyên tác các bài Hoàng hạc lâu, Hành lộ nan, Thạch hào lại, Mao ốc vị thu phong sở phá ca chúng tôi lấy từ quyển Thơ Đường bình giải của Nguyễn Quốc Siêu (Sđd)
Phần phiên âm nguyên tác bài Song yến li (Đôi én rời nhau) và Tuế án hành (Năm sắp hết) chúng tôi lấy từ Khương Hữu Dụng tuyển tập – thơ dịch (Sđd)
Các bài còn lại đều sao nguyên theo SGK.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- di_tim_do_venh_giua_ban_dich_voi_nguyen_tac_tho_duong_trong_sgk__7351.doc