Đề tài Dịch vụ Bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh NH - Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bảo lãnh, xây dựng tác phong làm việc cho cán bộ nghiệp vụ - Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trình bảo lãnh - Tăng cường ứng dụng Marketing hỗn hợp vào hoạt động BLNH - Đảm bảo từ bảo lãnh của bên thứ 3 để trang trải cho các rủi ro của ngân hàng trong trường hợp phải thanh toán thay bảo lãnh, hạn chế sự gia tăng của dư nợ bảo lãnh kém chất lượng - Tăng cường đào tạo và tổ chức cán bộ, nâng cao trình độ năng lực, tiếp thu được những công nghệ, sản phẩm dịch vụ hiện đại đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Một số giải pháp khác, BIDV nên sử dụng những nghiệp vụ phái sinh như options, future để phòng ngừa rủi ro để phòng chống rủi ro cho một số nghiệp vụ liên quan đến hoạt động bảo lãnh như rủi ro về tỷ giá, rủi ro lãi suất.

ppt28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dịch vụ Bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 1 2 3 4 I. Khái niệm chung về Bảo lãnh ngân hàng II. Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại BIDV IV. Một số giải pháp khắc phục III. Thực trạng bảo lãnh ngân hàng tại BIDV I.1 – Khái niệm về Bảo lãnh ngân hàng Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (ngày 12/12/1997) quy định BLNH là 1 trong những hình thức cấp tín dụng, được thực hiện thông qua cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. Một nghiệp vụ BLNH thường có sự kết hợp giữa 3 hợp đồng độc lập: hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, hợp đồng giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh, hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh. Trong đó: + Bên bảo lãnh: là người phát hành bảo lãnh (là các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác…) + Bên nhận bảo lãnh: là người nhận cam kết bảo lãnh + Bên được bảo lãnh: là người yêu cầu bảo lãnh I.2 – Sự cần thiết của Bảo lãnh ngân hàng Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và tín dụng Bảo lãnh giúp các ngân hàng với uy tín của mình đứng ra đảm bảo cho các bên giao dịch an toàn, thuận lợi, hiệu quả. Các bên tham gia có thể yên tâm hợp tác kinh doanh vì khi xảy ra tranh chấp sẽ có ngân hàng đứng ra dàn xếp, đảm bảo quyền lợi cho các bên. Hạn chế rủi ro Để đối phó với các loại rủi ro của việc không thanh toán trong thương mại quốc tế, người ta đã sử dụng các công cụ kiểm soát như bảo lãnh hối phiếu hay chấp nhận của ngân hàng. Ngoài ra, để đối phó với rủi ro trong việc không thực hiện hợp đồng đã có bảo lãnh thực hiện hợp đồng được phát hành bởi các tổ chức tài chính có uy tín như các ngân hàng, TCTD… I.2 – Chức năng của Bảo lãnh ngân hàng Chức năng đảm bảo pháp lý: Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh. Bằng việc cam kết chi trả bồi thường khi xảy ra các biến cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, các ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra một sự bảo đảm chắc chắn cho người thụ hưởng. Chính sự tin tưởng này đã tạo điều kiện cho hợp đồng được ký kết một cách suôn sẻ thuận lợi Chức năng đôn đốc và thực hiện hợp đồng Do chịu trách nhiệm thực hiện cam kết nên ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát tạo ra một áp lực thực hiện tốt hợp đồng, giảm thiểu vi phạm về phía người được bảo lãnh. Chức năng là công cụ tài trợ Bảo lãnh còn là công cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho người được bảo lãnh. Trong nhiều trường hợp thông qua bảo lãnh, khách hàng không phải xuất quỹ, thu hồi vốn nhanh chóng, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, nộp thuế….Vì vậy dù không trực tiếp cấp vốn, BLNH đã giúp cho khách hàng của ngân hàng được hưởng những thuận lợi về mặt ngân quỹ như khi được vay thực sự. Bảo lãnh độc lập I.3 - Phân loại các hình thức bảo lãnh I.3 - Phân loại các hình thức bảo lãnh Bảo lãnh đồng nghĩa vụ : ngân hàng và người được BL được xem như là đồng nghĩa vụ, tuy nhiên nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên còn nghĩa vụ của ngân hàng chỉ là nghĩa vụ bổ sung Bảo lãnh độc lập : nghĩa vụ của ngân hàng hoàn toàn tách rời nghĩa vụ của khách hàng (trong hợp đồng gốc), việc thực hiện thanh toán chỉ đuợc thực hiện khi những điều kiện điều khoản được quy định trong văn bản bảo lãnh được thỏa mãn. Các loại bảo lãnh tài chính khác Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh trả chậm Bảo lãnh hoàn thanh toán Bảo lãnh thực hiện hợp đồng I.3 - Phân loại các hình thức bảo lãnh I.3 - Phân loại các hình thức bảo lãnh Bảo lãnh thực hiện hợp đồng : nhằm chống lại rủi ro cho người thụ hưởng (bên đặt hàng ) trong trường hợp người cung cấp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng vd giao hàng chậm trễ, giao hàng không đúng chất lượng, số lượng... Bảo lãnh hoàn thanh toán : được sử dụng trong các hợp đồng thương mại mà trong đó người mua hàng đã có hành vi ứng trước tiền hàng cho người bán, NH cam kết sẽ trả lại số tiền ứng trước cho người mua (khi người bán vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng). Bảo lãnh trả chậm : xảy ra trong hợp đồng mua bán thiết bị hàng hoá trả chậm, để bảo vệ mình trước rủi ro không thanh toán của người mua, nguời bán yêu cầu 1 BL trả chậm của NH Bảo lãnh dự thầu : nhằm bù đắp những thiệt hại về thời gian, chi phí của người tổ chức đấu thầu do những vi phạm của bên dự thầu, như rút đơn dự thầu, không ký tiếp hợp đồng sau khi trúng thầu.... Các loại bảo lãnh tài chính khác : bảo lãnh vận đơn, bảo lãnh bảo hành sản phẩm, bảo lãnh phát hành chứng khoán, bảo lãnh về thuế hải quan, thuế môn bài, thuế thu nhập trong thời gian khiếu nại, thuế giá trị gia tăng đầu vào trong lúc chưa tiêu thụ được hàng… I.3 - Phân loại các hình thức bảo lãnh I.3 - Phân loại các hình thức bảo lãnh Bảo lãnh trực tiếp : là BL chỉ có 3 bên tham gia: NHBL, người đuợc BL, người hưởng BL, trong đó NHBL phát hành BL trực tiếp theo yêu cầu của người được BL (không qua trung gian ). Sau khi NHBL bồi hoàn cho người hưởng BL, họ có thể trực tiếp truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh (1) Hợp đồng được ký kết (1) (2) (3b) (3a) (3b) (2) KH yêu cầu phát hành bảo lãnh & cam kết bồi hoàn (3a) NH phát hành bảo lãnh & chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng (3b) NH phát hành có thể chuyển văn bản bảo lãnh cho người thụ hưởng qua NH thông báo I.3 - Phân loại các hình thức bảo lãnh (1) (2) (4b) (4a) (4b) Bảo lãnh gián tiếp : là BL có thêm 1 NH trung gian (NH chỉ thị ), trong đó người được BL yêu cầu NH chỉ thị đề nghị NHBL đưa ra cam kết BL cho người hưởng BL. Sau khi NHBL bồi hoàn cho người hưởng BL, người được BL không trực tiếp bồi hoàn cho NHBL mà chính NH chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho NHBL thông qua 1 cam kết gọi là BL đối ứng, sau đó NH chỉ thị có thể truy đòi bồi hoàn từ người được BL. (3) I.3 - Phân loại các hình thức bảo lãnh Đồng bảo lãnh : là BL được sử dụng trong các hợp đồng lớn để giảm thiểu rủi ro cho các NH, 1 NH đầu mối sẽ phát hành BL với sự tham gia của các NH liên minh. (1) (2) (4b) (4a) (4b) (3) I.3 - Phân loại các hình thức bảo lãnh I.3 - Phân loại các hình thức bảo lãnh Bảo lãnh theo yêu cầu : là loại BL mà điều kiện thanh toán của nó là người hưởng BL chỉ cần xuất trình yêu cầu thanh toán cho NHBL là được thanh toán BL. Yêu cầu thanh toán có thể là 1 trong 2 dạng : . Văn bản yêu cầu thanh toán . Văn bản yêu cầu thanh toán kèm tờ trình về vi phạm hợp đồng của người được BL. Bảo lãnh kèm chứng từ : là loại BL mà điều kiện thanh toán là phải có chứng từ cuả bên thứ 3 (thường là 1 bên độc lập có tư cách chuyên môn để xác nhận) Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài, toà án : là BL mà điều kiện thanh toán ở đây là người hưởng BL phải cung cấp phán quyết của toà án hoặc trọng tài về việc vi phạm nghĩa vụ của người được BL II. DỊCH VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM II.1 Giới thiệu chung Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam) với tên viết tắt là BIDV. BIDV được thành lập từ 26/4/1957, là 1 trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, với 108 chi nhánh cấp 1 và hơn 400 điểm giao dịch trên khắp cả nước. Hiện NH có hơn 13.000 nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển II.2 Các dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại BIDV 1. Bảo lãnh vay vốn (gồm có BL trong nước & BL ngoài nước) 2. Bảo lãnh thanh toán 3. Bảo lãnh dự thầu 4. Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm 5. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 6. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước 7. Bảo lãnh đối ứng 8. Bảo lãnh mua thiết bị trả chậm 9. Bảo lãnh nộp thuế Danh mục dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại BIDV II.3 Đối tượng được bảo lãnh tại BIDV Tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam và có đủ các điều kiện sau: Các đối tượng được bảo lãnh tại BIDV Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với ngân hàng Có đảm bảo hợp pháp cho nghĩa vụ bảo lãnh Có dự án đầu tư hoặc phương án SXKD hiệu quả, khả thi II.4 Hình thức đảm bảo & biểu phí bảo lãnh Là ký quỹ; cầm cố, thế chấp tài sản; bảo lãnh của bên thứ ba hoặc là các biện pháp bảo đảm khác theo quy định. Căn cứ vào tài sản đem thế chấp, cầm cố thì BIDV chỉ chấp nhận bảo lãnh cho khách hàng tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp. (Riêng đối với các tài sản cầm cố là giấy tờ có giá, vàng bạc, đá quý… thì ngân hàng sẽ bảo lãnh tối đa có thể bằng 80% giá trị tài sản cầm cố) ( Nguồn : Báo cáo thường niên 2007, 2008 của BIDV ) Bảng 1: Biểu phí bảo lãnh của BIDV Hình thức đảm bảo Bảo lãnh theo món Bảo lãnh theo hạn mức Bảo lãnh đối ứng II.5 Quy trình bảo lãnh tại BIDV Quy trình bảo lãnh tại BIDV Quy trình bảo lãnh tại BIDV II.5 Quy trình bảo lãnh tại BIDV Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ Quy trình dịch vụ Bảo lãnh theo món tại BIDV (Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh khác không thuộc bảo lãnh theo hạn mức) Hồ sơ bảo lãnh gồm: Giấy đề nghị bảo lãnh, hồ sơ pháp lý về khách hàng, hồ sơ về tình hình SXKD, tình hình tài chính, hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh. (Tuỳ từng loại bảo lãnh mà sẽ có các giấy tờ bổ sung riêng) Bước 2: Quyết định bảo lãnh - Thẩm định hồ sơ : thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh; việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để thực hiện bảo lãnh; tình hình tài chính và năng lực SXKD của khách hàng; đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, thẩm định về tài sản và các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh. - Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng lập tờ trình Trưởng phòng xem xét, ký duyệt và trình Giám đốc hoặc phó giám đốc BIDV trong đó có ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối với các lý do cụ thể. II.5 Quy trình bảo lãnh tại BIDV Bước 3: BIDV phát hành bảo lãnh - Hoàn chỉnh lại hồ sơ ( nếu có yêu cầu ) - Thực hiện các biện pháp đảm bảo: thế chấp, cầm cố, ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ 3 ( trừ bảo lãnh ký quỹ 100% vốn tự có) - Ký hợp đồng bảo lãnh, phát hành thư bảo lãnh - Về thời hạn xem xét phát hành bảo lãnh theo yêu cầu khách hàng (tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của khách hàng) Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Hạch toán số dư bảo lãnh Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh Kiểm tra theo dõi khách hàng Thu phí bảo lãnh Kiểm tra tài sản đảm bảo cho bảo lãnh Đôn đốc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh Gia hạn bảo lãnh Xử lý khi trả nợ thay & xử lý các vướng mắc nếu có II.5 Quy trình bảo lãnh tại BIDV Bước 5: Kết thúc bảo lãnh 1. Tất toán bảo lãnh 2. Giải toả TSĐB bảo lãnh 3. Đánh giá kết quả và rút ra kinh nghiệm 4. Lưu trữ hồ sơ 4.1 Hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ về hoạt động SXKD 2 năm gần nhất (KH chưa có quan hệ vay vốn hoặc khách hàng bảo lãnh lần đầu) 4.2 Tài liệu về SXKD, tài chính quý gần nhất ( bản chính ) ( trừ trường hợp đã có tài liệu này tại hồ sơ tín dụng) 4.3 Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh ( nếu có ) 4.4 Giấy đề nghị bảo lãnh ( bản chính ) 4.5 Tờ trình lãnh đạo về bảo lãnh ( bản chính ) 4.6 Hợp đồng bảo lãnh theo từng loại bảo lãnh 4.7 Thư bảo lãnh, L/C hoặc hối phiếu ( bản photo ) theo loại bảo lãnh phát sinh Và các giấy tờ cần thiết khác... II.6 Tỷ trọng doanh số bảo lãnh tại BIDV Bảng 2: Tỷ trọng doanh số bảo lãnh tại BIDV ( Nguồn : Báo cáo thường niên 2007, 2008 của BIDV ) II.7 Sự tăng trưởng doanh số bảo lãnh tại BIDV Tại thời điểm cuối năm 2008, tổng dư nợ cho vay thông qua phát hành bảo lãnh, L/C của BIDV là 42.613 tỷ đồng, Tương đương tăng 5.782 tỷ đồng (tăng trưởng 16,8%) so với thời điểm cuối năm 2007 36.831 tỷ đồng 2007 2008 (năm) (tỷ đồng) ( Nguồn : Số liệu tổng hợp ) Sự tăng trưởng dư nợ cho vay qua phát hành bảo lãnh & L/C tại BIDV trong năm 2007 & 2008 III. Thực trạng dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Cơ cấu khách hàng chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh Mức phí được qui định theo mức ký quỹ chưa hợp lý Quy mô bảo lãnh chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường hiện nay. Công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường và các chính sách khách hàng còn chưa được quan tâm đúng mức Thực trạng Tỷ trọng thu bảo lãnh trên tổng thu nhập còn nhỏ. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng vẫn từ hoạt động đầu tư hoặc cho vay IV. Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh NH Mở rộng hoạt động bảo lãnh bằng việc phát triển thêm các loại hình bảo lãnh mới & phát triển các dịch vụ hiện có Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh, giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ thông qua website của ngân hàng Tăng cường khai thác và sử dụng thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN ( CIC ) để tiết kiệm thời gian & chi phí Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ, giúp ngân hàng phát hiện ra những dấu hiệu sai phạm để có biện pháp chấn chỉnh và sửa chữa kịp thời. Xây dựng chính sách về phí bảo lãnh và mức ký quỹ phù hợp Giải pháp Giải pháp IV. Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh NH Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bảo lãnh, xây dựng tác phong làm việc cho cán bộ nghiệp vụ Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trình bảo lãnh Tăng cường ứng dụng Marketing hỗn hợp vào hoạt động BLNH Đảm bảo từ bảo lãnh của bên thứ 3 để trang trải cho các rủi ro của ngân hàng trong trường hợp phải thanh toán thay bảo lãnh, hạn chế sự gia tăng của dư nợ bảo lãnh kém chất lượng Tăng cường đào tạo và tổ chức cán bộ, nâng cao trình độ năng lực, tiếp thu được những công nghệ, sản phẩm dịch vụ hiện đại đáp ứng nhu cầu khách hàng. Một số giải pháp khác, BIDV nên sử dụng những nghiệp vụ phái sinh như options, future để phòng ngừa rủi ro để phòng chống rủi ro cho một số nghiệp vụ liên quan đến hoạt động bảo lãnh như rủi ro về tỷ giá, rủi ro lãi suất.. Nguyễn Lê Giang (L) 6. Đinh Trần Hải 2. Phạm Thúy Quỳnh 3. Trần Thị Nhật Lệ 4. Nguyễn Việt Anh 5. Nguyễn Tuấn Cương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptSlide Bao lanh NH STAR.ppt
Tài liệu liên quan