PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 1
3. Mục đích và nhiệm vụ 2
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Bố cục 2
Chương 1: CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC ĐÃ LỢI DỤNG PHẬT GIÁO ĐỂ THỰC
HIỆN DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH TẠI HUẾ TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY
1.4. Diễn biến hoà bình là gì? 4
1.5. Chủ nghĩa đế quốc đã sử dụng lời răn dạy trong Phật giáo như 8
một công cụ lừa kịp tăng ni phật tử tôn giáo.
1.6. Chủ nghĩa đế quốc đá kích động hoạt động tranh giành quyền 11
lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Huế.
Chương 2: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ TÔN
GIÁO VÀ GIẢI PHÁP.
2.1. Quan điểm Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo. 17
2.2.Một số giải pháp chống lại diễn biến hoà bình trong Phật giáo tại 19
Huế trong những năm gần đây.
PHẦN KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3027 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Diễn biến hoà bình thể hiện trong lĩnh vực phật giáo tại Huế trong những năm gần đây và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
-----***-----
BÁO CÁO THỰC TẾ
Đề tài
DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH THỂ HIỆN TRONG LĨNH VỰC PHẬT GIÁO TẠI HUẾ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện : Chung Thị Vân Anh
Lớp : K47-Triết học
Hà Nội, 03 - 2006
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chuyến đi thực tế vừa qua, chúng tôi đã được nghe báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội… của Huế. Tuy vậy, tôn giáo được nhấn mạnh như một “điểm nóng” (trong đó đặc biệt là Phật giáo - một trong 4 tôn giáo lớn tại đây) trong chiến lược diễn biến hoà bình.
Diễn biến hoà bình được khẳng định là một trong 4 nguy cơ, thách thức của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Điều này đã được Đại hội Đại biểu lần thứ VIII và thứ IX khẳng định. Do vậy, đây là vấn đề có tính thực tiễn và thời sự cao.
Vậy diễn biến hoà bình thực chất là gì? Nó biểu hiện trong Phật giáo tại Huế ra sao? Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này? Giải pháp của Huế đối với tồn tại đó ra sao? Đó là lý do tác giả muốn trình bày trong báo cáo thực tế này.
2. Tình hình nghiên cứu
Diễn biến hoà bình không phải là vấn đề mới, tuy vậy đây là một vấn đề có tính thời sự và thực tiễn cao. Bởi vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt những công trình của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An và nhiều nhà quân sự nước ta. Các đề tài trên đã đề cập tương đối đầy đủ về chiến lược diễn biến hoà bình trên mọi phương diện. Trên tạp chí triết học, quân đội, các báo cáo… Cũng phản ánh phong phú diện mạo diễn biến hoà bình. Tuy vậy, tìm hiểu về diễn biến hoà bình trong Phật giáo tại Huế trong những năm gần đây thì chưa thật nhiều.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích: Nhận thức rõ âm mưu và hoạt động của thế lực thù địch sử dụng trong Phật giáo như một công cụ chống phá cách mạng Việt Nam tại Huế.
Nhiệm vụ:- Hiểu được diễn biến hoà bình và biểu hiện của diễn biến hoà bình trong Phật giáo tại Huế.
-Tìm hiểu quan điểm Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và giải pháp của Huế trong vấn đề này.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: diễn biến hoà bình biểu hiện trong Phật giáo tại Huế trong những năm gần đây.
Đối tượng khảo sát: Phật giáo tại Huế.
Phạm vi nghiên cứu: Không phải Phật giáo nói chung mà diễn biến hoà bình trong Phật giáo tại Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp: Duy vật biện chứng - Duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp logíc-lịch sử…
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận báo cáo có phần nội dung và tài liệu tham khảo. Trong đó phần nội dung có 2 chương, 5 tiết.
Chương 1: Chủ nghĩa đế quốc đã lợi dụng Phật giáo để thực hiện diễn biến hoà bình tại Huế trong những năm gần đây
Diễn biến hoà bình là gì?
Chủ nghĩa đế quốc đã sử dụng lời răn dạy trong Phật giáo như một công cụ lừa kịp tăng ni phật tử tôn giáo.
Chủ nghĩa đế quốc đá kích động hoạt động tranh giành quyền lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Huế.
Chương 2: Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo và giải pháp.
2.1. Quan điểm Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo.
2.2.Một số giải pháp chống lại diễn biến hoà bình trong Phật giáo tại Huế trong những năm gần đây.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC DÃ LỢI DỤNG PHẬT GIÁO ĐỂ THỰC HIỆN DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH TẠI HUẾ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.1. DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH LÀ GÌ ?
Hoà cùng lịch sử nhân loại, nước ta đang bước vào một thế kỉ mới - thế kỉ XXI - với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội… Tuy nhiên, lịch sử cũng đặt ra cho chúng ta những nguy cơ, thách thức đòi hỏi chúng ta nỗ lực để vượt qua. Về vấn đề này, Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Trước mắt, nhân dân ta có cả cơ hội và thách thức lớn” [tr1.34 - 35].
Khi bàn về thách thức và nguy cơ của nước ta, có nhiều ý kiến khác nhau nhưng về cơ bản Đại hội IX cũng giống Đại hội VIII thừa nhận 4 nguy cơ: tham nhũng, diễn biến hoà bình, chệch hướng xã hội chủ nghĩa và tụt hậu. Vậy diễn biến hoà bình là một trong 4 nguy cơ, thách thức đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trên tinh thần Đại hội Đảng, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khoá VIII nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã căn cứ vào tình hình tôn giáo cụ thể của tỉnh nhà (Thừa Thiên Huế có 4 tôn giáo lớn: Phật giáo, Thiên chuá giáo, Tin lành và Đạo Cao đài, chiếm 60% dân số cả tỉnh. Ngoài ra Huế còn có một bộ phận lớn dân cư theo tin ngưỡng dân gian) đã xác định diễn biến hoà bình “Như một nguy cơ, một điểm yếu của tỉnh nhà” .[tr12.11 ]
Xét về lịch sử Phật giáo Huế có vị trí và tầm quan trọng đáng kể đối với Phật giáo Việt Nam, nhiều phong trào chấn hưng Phật giáo, nơi đào tạo nhiều tăng tài, cư sĩ qua các thời kỳ. [ 13]
Theo ban tôn giáo tỉnh Thừa Thiên Huế thì Phật giáo có : 350.000 tín đồ, 454 chùa, Tịnh Xá, Tịnh Thất và niêm phật đường. Một học viện Phật giáo với 159 tăng ni sinh, 1 trường trung cấp Phật học với 273 vtăng ni sinh. Số lượng tăng ni: 3 hoà thượng, 41 thượng toạ, 273 đại đức, 9 ni đường, 37 ni sư và 162 sư cô. Có 167 gia đình phật tử sinh hoạt với giáo hội. 14.548 đoàn sinh, 17 huynh trường cấp tấn, 234 cấp tín, 503 cấp tập[6]. Vậy “nói đến Huế là nói đến nền tâm linh Phật giáo, một thời và mãi mãi”, Huế ‘ được mệnh danh là chiếc nôi của Phật giáo”[13]. Như vậy, khi thực hiện diễn biến hoà bình, chủ nghĩa đế quốc không thể không chú ý đến Huế, đến Phật giáo Huế.
Vậy diễn biến hoà bình là gì? Nội dung, bản chất và cách thức… của chủ nghĩa đế quốc tiến hành?
Từ xưa đến nay, chủ nghĩa đế quốc đã áp dụng chính sách hai mặt: Tiến công vũ lực và diễn biến hoà bình trong cuộc đấu tranh với Chủ nghĩa xã hội, hai mặt này được sử dụng xen kẽ nhau, khi thì lấy mặt này làm chính, khi thì lấy mặt kia làm chính. Trên thực tế, các nước đế quốc đã nhiều lần dùng vũ lực để chống lại các nước Xã hội chủ nghĩa: Thời kỳ Liên Xô mới thành lập, các nước đế quốc đã từng can thiệp vũ trang vào Liên Xô; ở Châu Á, các nước đế quốc ủng hộ Tưởng Giới Thạch tấn công vào Việt Nam. Ngoài ra còn có chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam… nhưng cuối ùng các cuộc tấn công vũ trang đều thất bại. Chúng đã thay đổi sách lược, đẩy mạnh chính sách diễn biến hoà bình. Dùng lời nói của chúng là: tiến hành “chiến tranh mới không có khói súng” [1.1] hay là viên đạn được lắp ở nòng súng nhưng chưa bóp cò. Tuy vậy, áp dụng diễn biến hoà bình đối với chúng không có những là từ bỏ vũ lực, vũ lực sẽ là cần thiết một khi cơ hội đến.
Diễn biến hoà bình là gì? Bản chất của nó ra sao?
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về diễn biến hoà bình. Theo ý kiến của các chuyên gia Bộ quốc phòng, Tổng cục II thì khái niệm diễn biến hoà bình là: “Tác động vào bên trong và thực hiện một cuộc vận động chống Xã hội chủ nghĩa trong lòng các nước Xã hội chủ nghĩa để làm sụp đổ xã hội chủ nghĩa từ bên trong. Bằng các biện pháp trên nhiều mặt như tuyên truyền hệ thống tư tưởng tư sản, sử dụng các loại viện trở, bao vậy cô lập kinh tế… Chủ nghĩa đế quốc âm mưu tạo nên tỏng lòng các nước xã hội chủ nghĩa những yếu tố và lực lượng chống chủ nghĩa xã hội, chống các Đảng Cộng sản và công nhân để tiến hành lật đổ chế độ chủ nghĩa xã hội” [tr.60.3]. Theo Ban tư tưởng văn hoá Trung ương “diễn biến hoà bình là chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện dưới một phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và đi đến xoá bỏ chủ nghĩa xã hội” [tr 3.4]. Tóm lại, có thể định nghĩa: Diễn biến hoà bình là phương thức biểu hiện mới của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời đại mới trong đó kẻ thù dùng mỏi thủ đoạn, lợi dụng những mặt yếu của các nước xã hội chủ nghĩa về kinh tế, văn hoá, tôn giáo… để biến các nước xã hội chủ nghĩa từ diễn biến hoà bình đến tự diễn biến hoà bình và khi thời cơ đến thì chủ nghĩa đế quốc có thể kích động bạo loạn tiến hành lật đổ để cuối cùng biến các nước xã hội chủ nghĩa thành thành viên của thế giới tư bản.
Diễn biến hoà bình có các đặc trưng cơ bản sau đây:
-Là chiến lược tiến công quy mô toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và thế lực thù địch do Mỹ khởi xướng chống và tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện không thắng được bằng quân sự.
-Chiến lược được thực hiện thông qua việc sử dụng tổng hợp các phương thức, thủ đoạn hành động chống phá thâm độc tinh vi trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, tôn giáo… kết hợp với răn đe quân sự.
-Là quá trình làm xuất hiện ngay trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa những nhân tố phản cách mạng để rồi chúng tiếp sức hỗ trợ cho nhân tố này trở thành lực lượng chính trị đối lập Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa làm suy yếu, phân liệt và phân hoá Đảng và Nhà nước để cuối cùng chuyển hoá các nước xã hội chủ nghĩa thành các nước tư bản chủ nghĩa.
-Diễn biến hoà bình lợi dụng triệt để những sơ hở, thiếu sót chưa hoàn chỉnh và các sai lầm, lệch lạc trong đường lối, chính sách và trong quản lý xã hội ở các nước chc, lợi dụng những đặc điểm mới của quan hệ quốc tế hiện đại: hợp tác, quốc tế hoá, khu vực hoá… cũng như những mâu thuẫn, xung đột sắc tộc, tôn giáo…
Như vậy bản chất của diễn biến hoà bình là một kiểu chiến lược của chủ nghĩa đế quốc trong đó lực lượng quân sự thường chỉ xuất hiện có tính chất răn đe để hỗ trợ cho lực lượng thủ địch chống lối ở bên trong nổi dậy lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa một cách hoà bình. Đó là phương thức mới biểu hiện cuộc đấu tranh giai cấp trong thời đại mới, điều kiện mới.
Sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ thì Việt Nam là một trọng điểm thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình của Mỹ. Chúng muốn biến Việt Nam thành một “Ba Lan thứ hai” cho nên chúng đã ráo riết thực hiện âm mưu đó trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, chính trị… đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo. Bởi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là một thực thể xã hội xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại. Tôn giáo như Chủ nghĩa Mác nhận định: là một dạng sức mạnh tinh thần có vai trò rất quan trọng, là một loại sức mạnh tinh thần nhưng không thể lấy sức mạnh vật chất ngăn cản được. Tín ngưỡng, tôn giáo là một sự sùng bái mù quáng phi khoa học. Các tín đồ tôn giáo coi giáo lý và những lời răn dạy của các chức sắc tôn giáo là chuẩn mực cho mọi lời nói, hành động của mình. Chủ nghĩa đế quốc nhận thức rõ vai trò của tôn giáo, chúng cho rằng tôn giáo có thể trở thành công cụ của diễn biến hoà bình, có thể tạo ra “liên minh” tôn giáo và chính trị để chống Chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội. Cho nên việc lợi dụng các giáo chức để tiến hành các hoạt động chính trị sẽ mang lại hiệu quả đối với tín đồ tôn giáo và những người chịu ảnh hưởng của tôn giáo mà các thủ đoạn tuyên truyền khác không thể nào sánh được.
Thông qua tôn giáo, chủ nghĩa đế quốc muốn tấn công vào chế độ chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, nhằm làm xuất hiện trong lòng Chủ nghĩa xã hội những nhân tố chống Đảng Cộng sản Việt Nam, chống lại Chủ nghĩa xã hội từ đó hỗ trợ, giúp đỡ các nhân tố này mạnh dần lên, từng bước làm suy giảm tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam làm cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam suy yếu và mất dần bản sắc dân tộc tiến tới tự diễn biến, chuyển hoá một cách hoà bình, hoà nhập vào thế giới tư bản mà không cần đến súng đạn.
1.2. CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC ĐÃ SỬ DỤNG LỜI RĂN DẠY TRONG PHẬT GIÁO NHƯ MỘT CÔNG CỤ LỪA BỊP CÁC TĂNG NI, PHẬT TỬ TÔN GIÁO.
Phật giáo vào nước ta từ rất sớm (TKII sau CN), trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, có lúc Phật giáo đã được coi là Quốc giáo ở nước ta (thời Lý - Trần), vì vậy, Phật giáo chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt. Sở dĩ như vậy là bởi thế giới quan, nhân sinh quan của Phật giáo có nhiều điểm phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người việt, những con người: yêu chuộng hoà bình, từ bi, bác ái, nhân văn cao cả… Hiểu được một cách sâu sắc điều này, Chủ nghĩa đế quốc đã lợi dụng ảnh hưởng của Phật giáo để thực hiện mưu đồ chính trị của mình. Chúng đã biến mục tiêu chính trị trong diễn biến hoà bình thành mục tiêu tôn giáo rồi đưa vào hoạt động tôn giáo, từ đó chuyển sang các tín đồ tôn giáo và hành vi tôn giáo.
Từ trước đến nay, các buổi giảng kinh bao giờ cũng là giờ phút thiêng liêng, tập trung một cách đông đảo tín đồ với một niềm tin đẹp đẽ, sáng trong. Nhưng, giờ đây hình thức của các buổi giảng kinh thiêng liêng ấy đã bị chủ nghĩa đế quốc lồng vào một nội dung phản động, chống lại tổ quốc, chống lại nhân dân. Vậy là nơi thiêng liêng, trong sáng đã bị vẩn đục bởi những mục đích đen tối của kẻ thù.
Tiêu biểu cho lực lượng núp danh, mang mục đích chính trị vào làm hoen bẩn nơi thiêng liêng ấy là: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tuy hoạt động không được sự cho phép của Chính phủ song Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất vẫn không ngừng tuyên truyền những luận điệu chống lại Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Sự kiện đáng chú ý nhất ở Huế là bài tâm thư của tăng sinh tại đây ngày 3/12/2003 gửi hoà thựng Thích Trí Tịnh -Chủ tịch Hội đồng Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam-Tâm thư có 110 chữ ký của tăng sinh tại Huế đại diện cho nhiều huynh đệ tăng sinh khác. Trong lời lẽ của bức tâm thư thì Việt Nam là đất nước “thế đạo nhiễu nhương” gây “tủi cho nghiệp phận của những người Việt Nam con Phật” là đất nước mà “Nhà nước tìm mọi phương cách, áp dụng mọi thủ đoạn tinh vi lẫn thô bạo hòng bức tử” Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống thất gây phẫn uất không phải chỉ “một vài người” mà hàng nghìn người khác, được cả lực lượng nhân danh chính nghĩa thế giới can thiệp, lên tiếng bênh vực [12]
Vậy là bằng những lời lẽ tha thiết mà giả dối, phản động, chúng đã quy kết đất nước này là “ao tù nước đọng”, nơi không nghe được “tiết điêu của yêu thương”[12]… Sự phản động đã qúa rõ ràng và lộ liễu!
Vậy mà, Mạng lưới tuổi trẻ lên đường lại tự tôn vinh lời lẽ phản động của mình bằng ngôn ngữ mỹ miều “dũng mãnh lên tiếng vì chính pháp, vì sự thật bất chấp những bắt bớ, khủng bố sẽ ập đến bên họ lúc nào…”[13] ; rằng họ “vô cùng ngưỡng phục sự can đảm của một thành phần giới trẻ… một lòng vì đạo pháp, một lòng vì dân tộc” [13].
Họ đã lên tiếng vì “chánh pháp”? Ngôn ngữ sao mà bi - trí - dũng làm sao! Họ đã “một lòng vì đạo pháp, một lòng vì dân tộc”. Vậy đạo pháp dạy họ xảo ngôn, dạy họ bôi nhọ đất nước-dân tộc này hay sao?
Không chỉ hoạt động ở Huế, kẻ thù còn sử dụng lời răn dạy Phật giáo để thực hiện mục đích của mình trong cả nước, nhất là những nơi Phật giáo phát triển mạnh như thành phố Hồ Chí Minh…
Trong phá, ngoài tấn công vào, Chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ lúc bấy giờ đưa ra nhiều luận điệu lên án vu khống Việt Nam trắng trợn.
Vậy đây là sự thật, sau những lời phản động núp bóng dưới lời răn dạy ấy?
Để hiểu sự thật trên ta hãy lắng nghe hoà thượng Thích Thanh Sơn - Viện chủ tổ đình Vạn Thọ, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh nói “Lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt Nam đã chỉ ra rằng, đạo pháp và dân tộc là một, đúng với tinh thần Phật dạy: Tất cả là một, một là tất cả, tinh thần và vật chất là một, sắc và tâm là một. Với những người nước ngoài ấy họ đã chưa hiểu Việt Nam, chưa hiểu công việc cảu Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. Đây là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ Việt Nam, vào công việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam” [12]. Trả lời báo “Lao động” (5/11/2003) hoà thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu rõ: “Chủ trương của Nhà nước ta là không can thiệp vào công việc nội bộ của Phật giáo”, “phải nói chế độ Nhà nước ta khác các chế độ trước đây. Chế độ thực dân phong kiến ngày xưa là chia để trị, một tổ chức nhưng họ chia sẻ ra càng nhiều mảng họ càng dễ thống trị. Nhưng chủ trương của Nhà nước ta là tư tưởng đại đoàn kết nên việc thống nhất các tổ chức Phật giáo là hoàn toàn chính đáng và Nhà nước ủng hộ chứ không can thiệp vào công việc nội bộ”.[12]
Còn sự thật về tình hình sinh hoạt và tham gia hoạt động Phật giáo ở nước ta nói chung ở Huế nói riêng: “hiện đang là thời kỳ hưng thịnh nhất của Phật giáo Việt Nam, không những về bề rộng mà cả chiều sâu. Tất cả các chùa chiền đều được tu sửa lại, kể cả các chùa bị bom đạn bắn phá…” “nhân dân bây giờ được tự do tín ngưỡng hơn nhiều so với trước. Nhà nước giúp đỡ Phật giáo mở các trường đào tạo tôn giáo, một yếu tố quyết định sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào”.[12].
Với đợt thực tế vừa, qua chúng tôi thấy tại Huế người dân được sinh hoạt tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong một môi trường thuận lợi; được chính quyền quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ; các chùa chiến được xây dựng ngày một nhiều khang trang và đẹp đẽ… Như vậy,rõ ràng là Đảng và Nhà nước ta có chính sách tôn trọng nhu cầu tôn giao, tín ngưỡng của bộ phận nhân dân và ủng hộ tôn giáo xây dựng đạt mục tiêu sống “tốt đời, đẹp đạo” giữa lòng dân tộc. Sự thật bao giờ cũng mang sức mạnh vật chất bởi vậy nó sức đủ đánh đổ sự giả dối dù luận điệu che dậy sự giả dối tinh vi, xảo quyệt đến mức độ nào.
1.3. CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC ĐÃ KÍCH ĐỘNG HOẠT ĐỘNG TRANH GIÀNH QUYỀN LÃNH ĐẠO GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ.
Năm 1981, Giáo hôị Phật giáo Việt Nam đã được thành lập - được coi là ngôi nhà chung thống nhất Phật giáo Việt Nam - nhưng trong thời gian gần đây, dưới sự kích động hoạt động vủa lực lượng phản động, trong Phật giáo đã diễn ra hoạt động tranh giành quyền lãnh đạo Phật giáo Việt Nam.
Thực chất của hành động này không đơn thuần gây nên mâu thuẫn trong ngôi nhà chung Phật giáo mà bao thế hệ, bao công sức xây dựng, cao hơn thế Chủ nghĩa đế quốc muốn biến Phật giáo nói riêng, tôn giáo nói chung thành công cụ cho mục đích chính trị của chúng bởi đồng nghĩa với việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất giành được quyền lãnh đạo thì cơ quan ngôn luận của chúng sẽ được thông thoáng, tự do hoạt động. Đây là âm mưu, bản chất đích thực của chúng sau hoạt động này. Hoạt động tranh giành quyền lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chỉ diễn ra trong nước mà còn được tiếp tay bởi hàng loạt các hoạt động từ bên ngoài.
Chúng tuyên bố rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất được lập ra bởi nguyện vọng thiết tha của các tăng ni, phật tử quyện chặt với lời dạy của đức phật “sau khi ta diệt độ, các con hãy lấy giáo luật làm thầy” [12], rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay chỉ là do Nhà nước lập ra và được chỉ đạo bởi Nhà nước, nó không đại diện cho các tăng ni, phật tử; nó không phải là tôn giáo, nó là công cụ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để đấu tranh và bảo vệ cho những luận điệu phản động trên ta hãy lắng nghe một bức tâm tư đầy thổn thức của tăng ni sinh Thừa Thiên Huế gửi hoà thượng Thích Trí Tịnh sau khi hoà thượng Thích Trí Tịnh nhân danh chủ tịch hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, viết thư phản đối nghị quyết HTL427 của kẻ thù: “… Kính bạch hoà thượng, đọc xong, chúng con thấy lòng buồn tủi vô hạn. Buồn là buồn vì thế đạo nhiễu nhương. Tủi là tủi cho nghiệp phận của người Việt Nam con phật.
Kính bạch hoà thượng, chúng con không buồn sao được khi một bậc cao tăng, tuổi ngoài 80 đã từng là tổng vụ trưởng tổng vụ tăng vụ tăng sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhưng hoà thựơng lại viết trong thư rằng: “… Tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện cho tăng ni, phật tử Việt Nam trong mối quan hệ đối nội và đối ngoại”. [12].
Bức tâm thư thật xúc động biết bao với những lời nấc lên đầy oan ức, cảm động: “Kính bạch hoà thượng”
Bức tâm thư đã kết nội Nhà nước Việt Nam: “Mặc dù bị Nhà nước tìm mọi phương cách, áp dụng mọi thủ đoạn tinh vi lẫn thô bạo hòng bức tử nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn nghiễm nhiên tồn tại, không phải chỉ tồn tại một cách ẽo uột bởi một bàn tay sắt của Ma Vương và quyến thuộc của Ma Vương, liên tục và ròng rã từ hơn hai thập kỷ vừa qua đã và đang cố sức bóp chết, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang được tiếp tục bởi truyền thống tâm linh 2500 năm của chư phật, của lịch đại tổ sử, của Anh Linh Thánh Tứ Đạo, đang vươn mình đứng dậy đang làm cho năm châu bốn bể giật mình nhìn lại với một niềm cảm thông và kính trọng. Đang được hàng triệu tăng ni, phật tử trong và ngoài nước đang sức lòng hướng vọng như một biểu tượng sinh hoạt Phật giáo lý tưởng. Thậm chí đang được cả cộng đồng quốc tế ủng hộ một cách mạnh mẽ qua hai Nghị quyết của Hạ viện Hoa Kỳ và của Quốc hội Âu châu”, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện là thành viên của mặt trận. Thế thì giáo hội đó, trong ý nghĩa có thực sự là tôn giáo, đại diện cho tăng ni, phật tư Việt Nam hay không?… Đó là công cụ của Đảng Cộng sản Việt Nam” [12].
Cuối cùng bức tâm thư kết tội hoà thượng Thích Trí Tịnh: “Có lẽ cũng vì sự lo lắng về sự lớn mạnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên hoà thượng đã viết thư phản đối việc ủng hộ”, “chúng con không tin rằng, hoà thượng lại không biết được những điều như thế mà ngược lại chúng con tin rằng hoà thượng biết rất rõ… Hoà thượng nói như vậy có nghĩa là hoà thượng đã đang tâm muốn chôn vùi Giáo hội Phật giáo Việt Nam : Hoà thượng đã tự bịt mắt quay lưng lại và muốn bóp chết các vị đồng liêu, đồng đạo của Hoà thượng”, “… Kính bạch Hoà Thượng chỉ có một vài người không hài lòng về tổ chức hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như Hoà thượng nói đâu…” [12].
Không những tích cực phát triển lực lượng trong nước muốn đưa Phật giáo thành quốc đạo, bọn phản động Phật giáo còn thường xuyên liên hệ chặt chẽ với các thế lực lưu vong ở Pháp và Mĩ, tìm cách giúp đỡ về vật chất và tinh thần.
Vậy sự thật là ở đâu? Phải chăng Giáo hội Phật giáo Việt Namthống nhất mới là cơ quan đại diện thật sự cho tăng ni, phật tử còn Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ là cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam?
“Thực tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời tháng 11/1981 là trên cơ sở tự nguyện và là sự kết tinh trí tuệ, nguyện vọng chính đáng của tuyệt đại đa số tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam thuộc 9 tổ, hệ phái Phật giáo trong cả nước Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tự nguyện hoà hợp trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam . Tại đại hội thống nhất các hệ phái, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam , nhiều vị cao tăng thạc đức là lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước đây đã được suy tôn và suy cử vào các chức vụ cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như hoà thượng: Thích Đôn Hậu được suy tôn làm phó pháp chủ hội đồng chứng minh, hoà thượng: Thích Trí Thủ được suy cử làm chủ tịch hội đồng trị sự, hoà thượng Thích Trí Tịnh được suy cử làm phó chủ tịch thường trực hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam …” “Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời tại Hà Nội thống nhất 9 tổ chức hệ phái giáo hội ở Việt Nam trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam , được tổ chức từ ngày 4 đến 7/11/1981 tại thủ đô Hà Nội, hội nghị thành công và kết quả của bốn cuộc vận động thống nhất Phật giáo đã từng diễn ra tại đất nước chúng tôi: Cuộc vận động thống nhất Phật giáo năm 1951, cuộc vận động thống nhất Phật giáo năm 1960, 1964 và cuộc vận động thống nhất 1980”. Như vậy, rõ ràng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện cho tăng ni, phật tử Việt Nam, hợp với nguyện vọng cùa toàn thể tăng ni, phật tử nước và trong đó có cả tăng ni, phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam : “lần đầu tiên trong lịch sử 2000 năm Phật giáo Việt Nam, chúng ta có được một hội nghị gồm đầy đủ đại biểu của các tổ chức, giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước: Bắc Tông, Nam Tổng nhất sỹ và Phật giáo khmer, tăng ni và nam nữ cư sĩ, già và trẻ từ mọi miền trên đất nước đã vận tập về đây, trong hội trường trang nghiêm và rực rỡ này với một quyết tâm sắt đá: Xây dựng hoàn thành ngôi nhà thống nhất Phật giáo Việt Nam” [12].
Sự thống nhất Phật giáo trong ngôi nhà chung ấy đã “không gặp phải các chướng ngại mà còn được nhiều thuận duyên tốt đẹp nhờ sự nhiệt tình quan tâm của Chính phủ, nên công việc hoằng dương chánh pháp làm lợi ích cho chúng sinh là một việc làm mà chúng ta cảm thấy không còn đơn độc”[12]. “Thống nhất Phật giáo là mơ ước đẹp đẽ cao đẹp và thiêng liêng của tăng ni, phật tử Việt Nam bởi ý nguyện đó đã trải qua gần 100năm nay mới thành hiện thực. Đây là sự thống nhất Phật giáo trọn vẹn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam” [12]. Vậy mà chà đạp lên công lao đó, nguyện vọng mơ ước đó lại là những lời tâm thư giả nhân, giả nghĩa. Thật là đáng hổ thẹn “đau lòng biết bao!” Vâng! “Hãy dừng ngay khi còn chưa muộn” hỡi những kẻ lạc đường lầm lối.
Về vấn đề này người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trả lời phóng viên ngày 22/11/2005 như sau: UBND tỉnh Thừa thiên Huế không thừa nhận việc thành lập ban đại diện Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất .Một lần nữa ông kiên quyết khẳng định vai trò duy nhất của giáo hội phật giái Việt Nam[13].
Sự thật thì không phải Mĩ và các nước không biết trên thực tế những năm qua, ở Việt Nam có nhiều ngày lễ lớn của tôn giáo được tổ chức trọng thể thu hút hàng vạn tín đồ tham dự, rồi không chỉ riêng Phật giáo mà một số tổ chức tôn giáo khác cũng đã tiến hành đại hội nhiệm kỳ thành công các sinh hoạt thế giới khác cũng đã tiến hành đại hội nhiệm kỳ thành công các sinh hoạt tôn giáo qui mô lớn với sự phấn khởi tín ngưỡng và đầy biết ơn đối với sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp, các ngành các chức sắc tôn giáo.
Thật ra đặc biệt Mỹ không phải không biết sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam ngày càng được mở rộng phong phú như thế nào, nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân ngày càng được đáp ứng tốt ra sao.
Song đây là một hành động kiếm cớ bôi nhọ hình ảnh một nước Việt Nam mới đã được các tổ chức Liên Hợp Quốc và dư luận thế giới thừa nhận, hoan nghênh để can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Trên thực tế, quốc gia nào cũng có những vấn đề cần được xử lý, ngay tại nước Mĩ cũng có không ít những vấn đề nan giải, vì thế họ hãy giải quyết thoả đáng những việc trong thẩm quyền của nước mình trước khi phản bảo nước khác.
CHƯƠNG 2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ GIẢI PHÁP
2.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có sự đổi mới về nhận thức, bởi vậy cách đánh giá và thái độ ứng xử đối với tôn giáo đã thay đổi. Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị năm 1990 được coi là mốc quan trọng của Đảng ta về vấn đề này. Nghị quyết chỉ rõ: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Nghị quyết đặt vấn đề tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo theo nguyên tắc: “Các giáo hội và tổ chức tôn giáo nào có đường hướng hành đạo gắn với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp và có bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về cả hai mặt đạo, đời thì sẽ được Nhà nước xem xét trong từng trường hợp cụ thể để cho phép hoạt động.
Như vậy, chính sách nhất quan của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của đồng bào, quyền theo và không theo tôn giáo, đoàn kết đồng bào theo và không theo tôn giáo, đoàn kết toàn dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ngày 02/7/1998, Bộ Chính trị ban hành chỉ thị 37-CT/TW, nêu rõ các chủ trương:
-Cần tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 24 trong thời kỳ đổi mới, nhằm làm tốth ơn nữa công tác tôn giáo, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết.
-Tăng cường công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành.
-Xây dựng tổ chức, cơ sở Đảng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo nhiệm vụ kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng ở các địa bàn có nhiều đồng bào theo đạo.
-Kiện toàn bộ phận công tác tôn giáo của các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và các đoàn hể.
-Xây dựng ngân sách cần thiết để vận động chức sắc, xây dựng cốt cán trong các giáo hội.
Đại hội IX tiếp tục khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Văn kiện Đại hội IX của Đảng viết: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quan chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bảo theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo… Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào. Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo” phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá đạo đức của tôn giáo. Từng bước hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo.
Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia” [tr128.19].
Đánh giá về tình hình tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, văn kiện hội nghị lần thứ 7 - BCH TW Đảng khoá IX đã nhận xét: “Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng lãnh đạo, hoạt động theo pháp luật, các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước… phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở các vùng, đồng thời đấu tranh ngăn chặn làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước.
Đồng thời, trong lần này Đảng chỉ rõ: về vấn đề tôn giáo, chúng ta luôn coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật, thực hiện đoàn kết đồng bào theo tôn giáo khác nhau và trong nội bộ từng tôn giáo, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Vì sự đoàn kết của các dân tộc và các tôn giáo, chúng ta nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh, quốc gia…
Nghiên cứu những văn bản, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây về công tác tôn giáo, chúgn ta nhận thấy, những quan điểm đó là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Vì vậy, tỏng hoạt động thực tiễn, chúng ta cần nâng cao ý thức cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
2.2. MỘT VÀI GIẢI PHÁP CHỐNG LẠI DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH TRONG PHẬT GIÁO TẠI HUẾ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Trên cơ sở thực hiện pháp lệnh tôn giáo, quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước chúng ta có một vài giải pháp để chống lại diễn biến hoà bình trong Phật giáo tại Huế trong những năm gần đây như sau:
- Nhận thức rõ mục đích chính trị của diễn biến hoà bình trong Phật giáo. Từ đó tuyên truyền cho giáo dân và quần chúng nhận thức được âm mưu của kẻ thù. Để giúp nhân dân và giáo dân nhận thức rõ mục đích của Chủ nghĩa đế quốc, chúng ta phải sử dụng nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau như: Báo chí, đài phát thanh… đồng thời chúng ta phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhất là những cán bộ cấp đạo Phật, những người trực tiếp tiếp xúc với dân.
- Do chủ nghĩa đế quốc lợi dụng các đài phát thanh, báo chí… để tuyên truyền những luận điệu phản động nên chúng ta phải sử dụng các phương tiện để giải thích cho quần chúng và giáo dân hiểu thực chất của luận điệu ấy để không bị lôi kéo theo.
-Ta phải tăng cường cán bộ (đặc biệt cán bộ hiểu dân, được dân tin, dân trọng) để đoàn kết, bám sát cùng giáo dân hoạt động chống lại hoạt động của kẻ thù. Đặc biệt đối với những cuộc bạo loạn ta phải giải quyết tế nhị, nhẹ nhàng nhưng quyết đoán.
-Tăng cường truyền bá, làm rõ vị trí, vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với giáo dân và quần chúng nhân dân.
Bởi kẻ thù đã đưa ra những luận điệu bảo vệ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất chống lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên việc làm rõ vị trí, vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ giúp cho tăng ni, phật tử và quần chúng không bị kẻ thù lừa bịp.
Để truyền bá vị trí của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể qua ti vi, đài phát thanh, báo chí… có thể đưa vào các câu hỏi tìm hiểu để vận động người tham gia
- Với những đối tượng phản động trong tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo ta phải phân loại: nếu với những đối tượng nhận thức ra vấn đề, từng bước thay đổi ta phải không tránh xa, giúp đỡ tạo điều kiện để họ hoàn lương; với những đối tượng cố tình ta phải có thái độ đúng mực, kiên quyết.
- Lấy quần chúng để thuyết phục quần chúng, sử dụng những người đạo chân chính để tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước.Đây là giải pháp mà khi nói chuyện cùng chúng tôi ông Phan Công Duyên-trưởng ban tôn giáo tỉnh Thừa Thiên Huế- rất nhấn mạnh
-Liên tục thống kế số liệu tôn giáo, tình hình tôn giáo để có giải pháp kịp thời .
PHẦN KẾT LUẬN
Phật giáo cũng như các tôn giáo khác là một hiện tựơng xã hội đã đang và sẽ tồn tại lâu dài cùng sự phát triển của dân tộc ta. Khái cạnh đạo đức của tôn giáo nói chung Phật giáo nói riêng có nhiều điểm tiến bộ phù hợp với đạo đức của người Việt Nam trong đời sống hiện đại, vì vậy chúng ta cần biết phát huy giá trị tích cực đó. Làm sao để giá trị tốt đẹp của tôn giáo vàcủa dân tộc, của nhân loại hoà quyện vào nhau tạo nên nhân cách con người Việt Nam. Điều này dưới tác động mặt trái của kinh tế thị trường ngày nay càng trở nên cấp thiết và ý nghĩa.
Tuy vậy Phật giáo đã và đang bị kẻ thù lợi dụng như một công cụ chống phá sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, là mối nguy hiểm đe doạ với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Vì thế, phát hiện và ngăn chặn âm mưu thâm độc của kẻ thù là hết sức cấp thiết đối với chúng ta. Việc làm đó thiết nghĩ không phải của riêng ai nó đòi hỏi sự hiểu biết, cảnh gác, sáng suốt của tất cả chúng ta. Do tôn giáo là một cơ thể xã hội - một cơ thể xã hội hết sức nhạy cảm - khi lợi dụng tôn giáo kẻ thù đã rất tinh tường về đối tượng, vì thế khi chống lại diễn biến hoà bình trong tôn giáo đòi hỏi chúng ta phải nhận thức sâu sắc, toàn diện nguồn gốc, chức năng, đặc trưng của tôn giáo, âm mưu, biện pháp của kẻ thù… để vạch ra phong phú hành động và chống lại kẻ thù. Mà nhận thức đó không thể tự có, nó đòi hỏi được giáo dục vì thế thiết nghĩ giáo dục tôn giáo trên một diện rộng với mọi đối tượng, mọi vùng miền (nhất là vùng sâu, vùng sa, vùng giáp biên giới), lại càng cần thiết hơn.
Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đưa đất nước ta thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”phấn đấu đưa Huế thành tỉnh trung tâm về mọi mặt của miền trung như Đại hội Đảng bộ Huế khoá VIII thì đây là một việc làm có tính chất mở đường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lưu Đình Á “Hãy cảnh giác cuộc chiến tranh không có khói súng” - Nxb CTQG Hà Nội, 1994.
[2] Cốc Văn Khang “Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội: Bàn về chống diễn biến hoà bình” - Nxb CTQGHN. H: 1994.
[3] Nguyễn Ánh Lân “chiến lược diễn biến hoà bình”- Nxb Tổng cục II, Bộ Quốc Phòng, H:6-1993.
[4] Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Quyết tâm làm thất bại diễn biến hoà bình của thế lực thù địch- Nxb CTQG. H.1994.
[5] Báo An ninh Thủ Đô số 44/1996.
[6] Bài nói chuyện của ông Phan Công Duyên “Về tình hình kinh tế - xã hội của Huế”
[7] Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb CTQG. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương. HN2001.
[8] Tạp chí quốc phòng toàn dân số 4/1993, số 2/1994
[9] Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 8, Nxb CTQG, HN1996.
[10] Văn kiên Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 9- Nxb CTQG Hà Nội .
[11]Văn kiện Đại hộ Đảng bộ Huế khoá VIII -khoá 2005.2010
[12] Trang Web: épong.htm.
[13] Trang Web: goolge.com
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 1
3. Mục đích và nhiệm vụ 2
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Bố cục 2
Chương 1: CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC ĐÃ LỢI DỤNG PHẬT GIÁO ĐỂ THỰC
HIỆN DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH TẠI HUẾ TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY
Diễn biến hoà bình là gì? 4
Chủ nghĩa đế quốc đã sử dụng lời răn dạy trong Phật giáo như 8
một công cụ lừa kịp tăng ni phật tử tôn giáo.
Chủ nghĩa đế quốc đá kích động hoạt động tranh giành quyền 11
lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Huế.
Chương 2: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ TÔN
GIÁO VÀ GIẢI PHÁP.
2.1. Quan điểm Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo. 17
2.2.Một số giải pháp chống lại diễn biến hoà bình trong Phật giáo tại 19
Huế trong những năm gần đây.
PHẦN KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1728.DOC